You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Báo cáo Bài tập lớn


THÔNG TIN QUANG

ĐỀ TÀI 8: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG GHÉP


KÊNH OFDM SỬ DỤNG BƯỚC SÓNG DWDM

GVHD: TS. Trương Cao Dũng


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8
Đỗ Mai Hương 20151896 Nguyễn Văn Nghĩa 20152664
Luyện Văn Thiện 20153581 Nguyễn Quang Thịnh 20153598
Nguyễn Văn Quang 20152972 Dương Thị Thảo 20153430
Phạm Hương Yến 20154454 Ngô Quốc Yên 20154439
Nguyễn Minh Đức 20151041 Nguyễn Trọng Tài 20153267
Tạ Thị Ngọc Mai 20152379 Bùi Thị Ngọc Ánh 20150211

Hà Nội, 05/2019


MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................................2


DANH MỤC HÌNH VẼ ..................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG .............................................................................5
1.1. Tổng quan về hệ thống thông tin quang ................................................................5
1.2. Công nghệ OFDM .................................................................................................7
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của OFDM ................................................................7
1.2.2. Nguyên lý cơ bản của OFDM .........................................................................8
1.2.3. Điều chế tín hiệu sử dụng công nghệ OFDM ...............................................11
1.3. Kỹ thuật DWDM .................................................................................................12
1.3.1. WDM ............................................................................................................12
1.3.2. Kỹ thuật DWDM ..........................................................................................14
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG .........................................................................19
2.1. Transmitter ..........................................................................................................19
2.2. Optical Fiber Link ...............................................................................................20
2.3. Receiver...............................................................................................................21
CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN MÔ PHỎNG .....................................................................22
3.1. Optisystem 14.0...................................................................................................22
3.2. Thực hiện mô phỏng và đánh giá kết quả ...........................................................23
KẾT LUẬN ...................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................29

ĐỀ TÀI 8 2
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1. 1 Hệ thống thông tin quang điển hình ................................................................5


Hình 1. 2 Cấu trúc đơn giản của hệ thống thông tin quang đơn hướng ..........................6
Hình 1. 3 Phổ của tín hiệu FDM (a) và OFDM (b) .........................................................9
Hình 1. 4 Sơ đồ hệ thống OFDM ..................................................................................10
Hình 1. 5 Hệ thống ghép kênh phân chia theo bước sóng DWM .................................13
Hình 1. 6 DWDM - phân chia theo mật độ bước sóng ..................................................14
Hình 1. 7 Lưới bước sóng ..............................................................................................15
Hình 1. 8 Cửa sổ quang 1550nm ...................................................................................16
Hình 1. 9 Bộ khuếch đại quang EDFA ..........................................................................16
Hình 1. 10 Bộ xen/rẽ kênh quang OADM .....................................................................17
Hình 2. 1 Hệ thống OFM DWDM.................................................................................19
Hình 2. 2 OFDM Transmitter ........................................................................................20
Hình 2. 3 OFDM Receiver ............................................................................................21
Hình 3. 1 Phổ RF sau OFDM modulator…………………………………………...........................25
Hình 3. 2 Phổ RF sau khi đưa qua low pass ……………………………………………………………..25
Hình 3. 3 Phổ RF trước OFDM demodulator ở bên thu ……………………………………………26
Hình 3. 4 Sơ đồ chòm sao sau khi điều chế QAM ………………………………………………..….26
Hình 3. 5 Optical Spectrum Analyzer trước MUX (truyền) ……………………………..……….27
Hình 3. 6 Optical Spectrum Analyzer sau DEMUX (thu) ………………………………..……….27
Hình 3. 7 Chòm sao đầu ra với tín hiệu màu đỏ, nhiễu màu xanh ………………………….….28
Hình 3. 8 BER: tỷ số lỗi bit …………………………………………………………………………..…………28

ĐỀ TÀI 8 3
LỜI MỞ ĐẦU

Trong hệ thống thông tin vô tuyến ngày nay cần thiết phải có sóng mang cao tần
để truyền thông tin. Các kỹ thuật điều chế cho phép bố trí dữ liệu trên sóng mang. Các
hệ thống thông tin một tần số hạn chế tốc độ dữ liệu và dung lương. Để giảm nhiễu thì
cần thiết phải tăng công suất máy phát, băng tần rộng hiệu quả sử dụng băng tần thấp.
Chính vì vậy, để truyền tín hiệu số mà vẫn tiết kiệm được băng tần thì ta nên sử dụng
phương pháp OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing). OFDM là kỹ thuật
ghép kênh phân chia theo tần số trực giao, chia toàn bộ băng tần ra thành nhiều sóng
mang nhánh mà các sóng mang này phải trực giao. Và OFDM là một giải pháp dùng để
tránh được nhiễu giữa các sóng mang lân cận ICI (Inter-carrier Interference).

Tốc độ truyền dữ liệu cao đối với OFDM và điều chế sóng mang con sử dụng các
công nghệ điều chế khác nhau như điều chế số theo pha tín hiệu PSK (Phase Shift
Keying) và điều chế biên độ vuông góc QAM (Quadrature Amplitude Modulation) là
rất quan trọng. Ngoài ra, biến đổi IFFT (Inverse Fast Fourier Transform) và FFT (Fast
Fourier Transform) được sử dụng trong bộ điều chế và giải điều chế của OFDM rất hiệu
quả. Hiện có nhiều hạn chế trong thông tin quang như tán sắc mode, tán sắc sắc thể
(Chromatic Dispersion – CD), tán sắc mode phân cực (Polarization Mode Dispersion –
PMD). Do đó, OFDM đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ những nhược điểm này
bằng cách sử dụng các công nghệ điều chế khác nhau. Bên cạnh đó, kỹ thuật CO –
OFDM (Coherent optical OFDM) là một phương pháp quan trọng để tăng tốc độ truyền
dữ liệu và giảm thiểu tán sắc sắc thể CD và tán sắc mode phân cực PMD.

ĐỀ TÀI 8 4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG

1.1. Tổng quan về hệ thống thông tin quang

Ngày nay, song song với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin liên lạc của
con người là không thể thiếu. Cùng với nó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã tạo
ra nhiều các loại dịch vụ viễn thông như: thoại, truyền hình hội nghị, trò chơi trực
tuyến… Đóng góp vào sự phát triển to lớn đó phải kể đến sự ra đời của cáp sợi quang
và kỹ thuật thông tin trên sợi quang.

Thông tin quang là một phương thức dùng ánh sáng để truyền dẫn thông tin. Hệ
thống thông tin quang bao gồm một đầu phát dùng để mã hóa thông tin thành tín hiệu
ánh sáng, kênh truyền dùng để truyền tín hiệu đến đích, đầu thu dùng để tái tạo lại thông
tin từ tín hiệu nhận được. Kênh truyền sử dụng là cáp sợi quang là môi trường mang
thông tin từ từ một điểm đến một điểm khác dưới dạng ánh sáng.

Hình 1. 1 Hệ thống thông tin quang điển hình

Hình 1.1 biểu thị một hệ thống thông tin quang điển hình. Dữ liệu đầu vào (Input
data) là các tín hiệu số được gửi tới mạch phát tín hiệu, sau đó được chuyển đổi tín hiệu
từ điện thành tín hiệu quang và phát vào môi trường truyền tin là sợi quang và gửi tới
đầu thu và được chuyển đổi từ tín hiệu quang thành tín hiệu điện và được khôi phục lại
giống với tín hiệu ban đầu.

ĐỀ TÀI 8 5
Cấu trúc đơn giản của một hệ thống thông tin quang có thể mô tả đơn giản gồm:

- Bộ phát quang E/O: có vai trò chuyển đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang và
phát và sợi quang. Người ta thường gọi khối E/O này là nguồn quang. Hiện nay, linh
kiện điện tử được sử dụng làm nguồn quang là LED và LASER.

- Bộ thu quang O/E: có vai trò chuyển đổi tín hiệu quang thu được thành tín hiệu
điện gốc giống với tín hiệu ở phía phát. Các link kiện điện tử hiện nay thường được sử
dụng để làm chức năng này là PIN và APD và chúng thường được gọi là linh kiện tách
sóng quang.

- Môi trường truyền tin: là cáp sợi quang

Hình 1. 2 Cấu trúc đơn giản của hệ thống thông tin quang đơn hướng

Để thực hiện truyền dẫn giữa 2 điểm, cần phải có 2 sợi quang. Hình 1.2 mô tả
cấu trúc đơn giản của hệ thống thông tin quang đơn hướng. Nếu cự ly truyền thông tin
quá dài thì trên tuyến có thể lắp thêm một hoặc nhiều các bộ lặp tín hiệu.

- Trạm lặp: khi truyền trên sợi quang, công suất của tín hiệu quang bị suy yếu
dần (do có suy hao trên sợi quang). Nếu cự ly truyền thông tin quá dài thì tín hiệu quang
này có thể không đến được đầu thu hoặc đến đầu thu với công suất rất thấp và đầu thu
không nhận dạng được tín hiệu, lúc này ta phải sử dụng các trạm lặp ở trên đường truyền.
Chức năng chính của trạm lặp là thu nhận tín hiệu quang đã bị suy giảm, tái tạo chúng
trở lại thành tín hiệu điện. Sau đó sửa dạng tín hiệu điện này, khuếch đại tín hiệu đã sửa
dạng, chuyển đổi thành tín hiệu đã khuếch đại thành tín hiệu quang. Và cuối cùng đưa
tín hiệu quang này lên đường truyền để truyền tải tiếp tới đầu thu. Như vậy tín hiệu ở
ngõ vào và ngõ ra của trạm lặp đều là tín hiệu quang và trong trạm lặp có cả khối chuyển
đổi quang-điện và điện-quang.

ĐỀ TÀI 8 6
- Các cửa sổ truyền dẫn:

Truyền dẫn sợi quang sử dụng các bước sóng có phổ điện từ gần vùng hồng ngoại,
phía trên vùng ánh sáng nhìn thấy và không thể nhìn thấy được bằng mắt. Các bước
sóng sử dụng trong truyền dẫn quang điển hình là 850nm, 1310nm, 1550nm và 1625nm.
Cả hai loại LASER và LED được sử dụng để làm nguồn phát ánh sáng vào sợi quang.
Laser thường được sử dụng cho các bước sóng 1310nm hoặc 1550nm trong ứng dụng
sợi đơn mode. LED được sử dụng cho bước sóng 850nm hoặc 1310nm trong ứng dụng
sợi đa mode. Dải của các bước sóng là dải mà trong sợi quang nó làm việc tốt nhất. Mỗi
dải được hiểu là một của sổ làm việc. Mỗi cửa sổ là vị trí trung tâm khi bước sóng hoạt
động bình thường.

1.2. Công nghệ OFDM

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của OFDM


Ghép kênh phân chia theo tần số trực giao – OFDM (Orthogonal Frequency
Division Multiplexing) là một trường hợp đặc biệt của truyền dẫn đa sóng mang, tức là
chia nhỏ một luồng dữ liệu tốc độ cao thành nhiều luồng dữ liệu tốc độ thấp hơn được
truyền đồng thời trên cùng một kênh truyền. Trong OFDM, băng thông khả dụng được
chia thành một số lượng lớn các kênh con, mỗi kênh con nhỏ đến nỗi đáp ứng tần số có
thể giả sử như là không đổi trong một kênh con. Luồng thông tin tổng quát được chia
thành những luồng thông tin con, mỗi luồng thông tin quang được truyền trên một kênh
con khác nhau. Những kênh con này trực giao với nhau và dễ dàng khôi phục lại ở đầu
thu. Chính điều quan trọng này làm giảm xuyên nhiễu giữa các symbol (ISI) và làm hệ
thống OFDM hoạt động tốt trong các kênh Fading nhiều tia.

Trong hệ thống FDM (Frequency Division Multiplexing) truyền thống, băng tần
số của tổng tín hiệu được chia thành N kênh tần số con không trùng lặp. Mỗi kênh con
được điều chế với một symbol riêng lẻ và sau đó N kênh con được ghép tần số với nhau.
Điều này giúp tránh việc chồng lấp phổ của những kênh và giới hạn được xuyên nhiễu
giữa các kênh với nhau.

Ý nghĩa của trực giao cho ta biết rằng có một sự quan hệ toán học chính xác giữa
những tần số của sóng mang trong hệ thống. Trong hệ thống ghép kênh phân chia theo

ĐỀ TÀI 8 7
tần số thông thường, nhiều song mang được đặt cách nhau ra một phần để cho tín hiệu
có thể thu được tại đầu thu bằng các bộ lọc và bộ giải điều chế thông thường. Trong
những bộ thu như thế, các khoảng tần bảo vệ được đưa vào giữa những song mang khác
nhau và trong miền tần số sẽ làm cho hiệu suất sử dụng phổ giảm đi.

❖ Ưu điểm:

- Hệ thống OFDM có thể loại bỏ hoàn toàn hiện tượng giao thoa giữa các ký
hiệu(ISI) nếu độ dài chuỗi bảo vệ (guard interval leght) lớn hơn trễ truyền dẫn
lớn nhất của kênh.

- Phù hợp cho việc thiết kế hệ thống truyền dẫn băng rộng, do ảnh hưởng của sự
phân tập về tần số đối với chất lượng của hệ thống được giảm nhiều so với hệ
thống truyền dẫn đơn sóng mang

❖ Nhược điểm:

- Đường bao biên độ của tín hiệu phát không bằng phẳng. Điều này gây ra méo
phi tuyến ở các bộ khuếch đại công suất ở máy phát và máy thu.

- Sử dụng chuỗi bảo vệ tránh được nhiễu phân tập đa đường nhưng làm giảm đi
một phần hiệu suất sử dụng đường truyền, do bản thân chuỗi bảo vệ không
mang thông tin có ích.

- Do yêu cầu về điều kiện trực giao giữa các sóng

1.2.2. Nguyên lý cơ bản của OFDM


Nguyên lý cơ bản của OFDM là chia một luồng dữ liệu tốc độ cao thành các
luồng dữ liệu tốc độ thấp hơn và phát đồng thời trên một số các sóng mang con trực
giao. Vì khoảng thời gian symbol tăng lên cho các sóng mang con song song tốc độ thấp
hơn, cho nên lượng nhiễu gây ra do độ trải trễ đa đường được giảm xuống. Nhiễu xuyên
ký tự ISI được hạn chế hầu như hoàn toàn do việc đưa vào một khoảng thời gian bảo vệ
trong mỗi symbol OFDM. Trong khoảng thời gian bảo vệ, mỗi symbol OFDM được bảo
vệ theo chu kỳ để tránh nhiễu giữa các sóng mang ICI.Giữa kỹ thuật điều chế đa sóng
mang không chồng phổ và kỹ thuật điều chế đa sóng mang chồng phổ có sự khác nhau.
Trong kỹ thuật đa sóng mang chồng phổ, ta có thể tiết kiệm được khoảng 50% băng

ĐỀ TÀI 8 8
thông. Tuy nhiên, trong kỹ thuật đa sóng mang chồng phổ, ta cần triệt xuyên nhiễu giữa
các sóng mang, nghĩa là các sóng này cần trực giao với nhau. Trong OFDM, dữ liệu trên
mỗi sóng mang chồng lên dữ liệu trên các sóng mang lân cận. Sự chồng chập này là
nguyên nhân làm tăng hiệu quả sử dụng phổ trong OFDM. Ta thấy trong một số điều
kiện cụ thể, có thể tăng dung lượng đáng kể cho hệ thống OFDM bằng cách làm thích
nghi tốc độ dữ liệu trên mỗi sóng mang tùy theo tỷ số tín hiệu trên tạp âm SNR của sóng
mang đó.

Hình 1. 3 Phổ của tín hiệu FDM (a) và OFDM (b)
Về bản chất, OFDM là một trường hợp đặc biệt của phương thức phát đa sóng
mang theo nguyên lý chia dòng dữ liệu tốc độ cao thành tốc độ thấp hơn và phát đồng
thời trên một số sóng mang được phân bổ một cách trực giao. Nhờ thực hiện biến đổi
chuỗi dữ liệu từ nối tiếp sang song song nên thời gian symbol tăng lên. Do đó, sự phân
tán theo thời gian gây bởi trải rộng trễ do truyền dẫn đa đường (multipath) giảm xuống.

OFDM khác với FDM ở nhiều điểm. Trong phát thanh thông thường mỗi đài phát
thanh truyền trên một tần số khác nhau, sử dụng hiệu quả FDM để duy trì sự ngăn cách
giữa những đài. Tuy nhiên không có sự kết hợp đồng bộ giữa mỗi trạm với các trạm
khác. Với cách truyền OFDM, những tín hiệu thông tin từ nhiều trạm được kết hợp trong
một dòng dữ liệu ghép kênh đơn. Sau đó dữ liệu này được truyền khi sử dụng khối
OFDM được tạo ra từ gói dày đặc nhiều sóng mang. Tất cả các sóng mang thứ cấp trong
tín hiệu OFDM được đồng bộ thời gian và tần số với nhau, cho phép kiểm soát can nhiễu
giữa những sóng mang. Các sóng mang này chồng lấp nhau trong miền tần số, nhưng

ĐỀ TÀI 8 9
không gây can nhiễu giữa các sóng mang (ICI) do bản chất trực giao của điều chế. Với
FDM những tín hiệu truyền cần có khoảng bảo vệ tần số lớn giữa những kênh để ngăn
ngừa can nhiễu. Điều này làm giảm hiệu quả phổ. Tuy nhiên với OFDM sự đóng gói
trực giao những sóng mang làm giảm đáng kể khoảng bảo vệ cải thiện hiệu quả phổ.

Hình 1. 4 Sơ đồ hệ thống OFDM

Đầu tiên, dữ liệu vào tốc độ cao được chia thành nhiều dòng dữ liệu song song
tốc độ thấp hơn nhờ bộ chuyển đổi nối tiếp/song song (S/P: Serial/Parrallel). Mỗi dòng
dữ liệu song song sau đó được mã hóa sử dụng thuật toán sửa lỗi tiến (FEC) và được
sắp xếp theo một trình tự hỗn hợp. Những symbol hỗn hợp được đưa đến đầu vào của
khối IDFT. Khối này sẽ tính toán các mẫu thời gian tương ứng với các kênh nhánh trong
miền tần số. Sau đó, khoảng bảo vệ được chèn vào để giảm nhiễu xuyên ký tự ISI do
truyền trên các kênh di động vô tuyến đa đường. Sau cùng bộ lọc phía phát định dạng
tín hiệu thời gian liên tục sẽ chuyển đổi lên tần số cao để truyền trên các kênh. Trong
quá trình truyền, trên các kênh sẽ có các nguồn nhiễu gây ảnh hưởng như nhiễu trắng
cộng AWGN...

Ở phía thu, tín hiệu được chuyển xuống tần số thấp và tín hiệu rời rạc đạt được
tại bộ lọc thu. Khoảng bảo vệ được loại bỏ và các mẫu được chuyển từ miền thời gian
sang miền tần số bằng phép biến đổi DFT dùng thuật toán FFT. Sau đó, tùy vào sơ đồ
điều chế được sử dụng, sự dịch chuyểnvề biên độ và pha của các sóng mang nhánh sẽ
được cân bằng bằng bộ cân bằng kênh (Channel Equalization). Các symbol hỗn hợp thu

ĐỀ TÀI 8 10
được sẽ được sắp xếp ngược trở lại và được giải mã. Cuối cùng chúng ta sẽ thu nhận
được dòng dữ liệu nối tiếp ban đầu.

Các sơ đồ điều chế sóng mang đơn chung cho thông tin số bao gồm khoá dịch
biên độ (ASK), khoá dịch tần số (FSK), khoá dịch pha (PSK), điều chế QAM. Kỹ thuật
điều chế đa sóng mang trực giao dựa trên nguyên tắc phân chia luồng dữ liệu có tốc độ
cao R (bit/s) thành k luồng dữ liệu thành phần có tốc độ thấp R/k (bit/s); mỗi luồng dữ
liệu thành phần được trải phổ với các chuỗi ngẫu nhiên PN có tốc độ Rc (bit/s). Sau đó
điều chế với sóng mang thành phần OFDM, truyền trên nhiều sóng mang trực giao.
Phương pháp này cho phép sử dụng hiệu quả băng thông kênh truyền, tăng hệ số trải
phổ, giảm tạp âm giao thoa ký tự ISI nhưng tăng khả năng giao thoa sóng mang. Trong
công nghệ FDM truyền thống, các sóng mang được lọc ra riêng biệt để bảo đảm không
có sự chồng phổ, do đó không có hiện tượng giao thoa ký tự ISI giữa những sóng mang
nhưng phổ lại chưa được sử dụng với hiệu quả cao nhất. Với kỹ thuật OFDM, nếu
khoảng cách sóng mang được chọn sao cho những sóng mang trực giao trong chu kỳ ký
tự thì những tín hiệu được khôi phục mà không giao thoa hay chồng phổ.

1.2.3. Điều chế tín hiệu sử dụng công nghệ OFDM


Tín hiệu điện được điều chế bằng kỹ thuật điều chế OFDM. Một tín hiệu điều
chế đa sóng mang (MultiCarrier Modulation - MCM) tại máy phát là:
+∞ 𝑁
𝑠 (𝑡 ) = ∑ ∑ 𝑐𝑘𝑖 𝑠𝑘 (𝑡 − 𝑖𝑇𝑠 )
𝑖=−∞ 𝑘=1

𝑠𝑘 (𝑡 ) = ∏(𝑡)𝑒 2𝜋𝑗𝑓𝑘 𝑡

1 𝑣ớ𝑖 0 < 𝑡 ≤ 𝑇𝑠
∏(𝑡) = {
0 𝑣ớ𝑖 𝑡 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖

Với 𝑠𝑘 biểu thị sóng mang con

𝑐𝑘 biểu thị thông tin của sóng mang con thứ k

N biểu thị số sóng mang con

𝑓𝑘 thể hiện tần số sóng mang con

ĐỀ TÀI 8 11
∏(𝑡) và 𝑇𝑠 đại diện cho chức năng định hình xung và chu kỳ ký hiệu tương ứng.
Mẫu thứ m của s(t) khi lấy mẫu 𝑇𝑠 / N là:

𝑁
𝑠𝑚 = ∑ 𝑐𝑘 𝑒 𝑗2𝜋𝑓𝑘(𝑚−1)𝑇𝑠/ N
𝑘=1

Có một số tần số của sóng mang con được chọn cho mỗi sóng mang con là trực giao là:

𝑘−1
𝑓𝑘 =
𝑇𝑠

Thay 𝑓𝑘 vào biểu thức của 𝑠𝑚 ở trên, ta được:

𝑁
𝑠𝑚 = ∑ 𝑐𝑘 𝑒 𝑗2𝜋(𝑚−1)(𝑘−1)/ N
𝑘=1

Vậy 𝑠𝑘 là IFT của 𝑐𝑘 . Gọi 𝑐̂𝑘 là biến đổi Fourier của 𝑠̂𝑘 , tín hiệu nhận được là:

1 𝑁
𝑐̂𝑘 = ∑ 𝑠̂𝑘 𝑒 −𝑗2𝜋(𝑚−1)(𝑘−1)/ N
√𝑛 𝑘=1

Từ phương trình biến đổi của 𝑠𝑚 , ta có thể nói tín hiệu OFDM là tổng của rất
nhiều tín hiệu. Do vậy tín hiệu OFDM có tỉ số công suất đỉnh trên công suất trung bình
(PAPR) lớn hơn tín hiệu sóng mang đơn.

𝑚𝑎𝑥{|𝑠(𝑡)|2 }
PAPR = , t∈ [0, 𝑇𝑠 ]
𝐸{|𝑠(𝑡)|2 }

1.3. Kỹ thuật DWDM

1.3.1. WDM
WDM (Wavelength Division Multiplexing) là phương thức ghép kênh quang
theo bước sóng. Thông thường trong tuyến thông tin quang điểm nối điểm, mỗi một sợi
dẫn quang cho một tia laser với một bước sóng ánh sáng truyền qua, tại đầu thu, bộ tách
sóng quang tương ứng sẽ nhận tín hiệu từ sợi này. Mỗi một sóng laser này mang một số
tín hiệu điện với một phổ nhất định. WDM cho phép ta tăng dung lượng kênh mà không
cần tăng tốc độ bit của đường truyền và cũng không dùng thêm sợi dẫn quang.

ĐỀ TÀI 8 12
Về lý thuyết có thể truyền một dung lượng khổng lồ trên một sợi quang từ nhiều
nguồn phát quang làm việc ở những bước sóng cách nhau một khoảng hợp lý. Tại đầu
thu có thể thực hiện thu các tín hiệu quang riêng biệt nhờ quá trình lọc các bước sóng
khác nhau này. Do có mức suy hao thấp ở vùng bước sóng 1.55 𝜇𝑚 nên vùng này được
dụng rộng rãi trong ghép kênh DWM.

Hình 1.5 mô tả nguyên lý cơ bản của quá trình ghép và giải ghép kênh DWM.

Hình 1. 5 Hệ thống ghép kênh phân chia theo bước sóng DWM
Giả sử hệ thống thiết bị phía phát có các nguồn phát quang làm việc ở các bước
sóng khác nhau 𝜆1, 𝜆2, … , 𝜆𝑛. Các tín hiệu quang được phát ra ở các bước sóng khác
nhau này sẽ được ghép vào cùng một sợi quang nhờ một bộ ghép kênh quang (MUX).
Ở đầu thu các bộ tách sóng quang khác nhau sẽ nhận lại các luồng tín hiệu với các cường
sóng riêng rẽ này sau khi qua bộ giải WDM (DEMUX).

Bộ khuếch đại quang trộn Erbium là một bộ khuếch đại được sử dụng để nâng
mức phổ của tín hiệu lên từ vùng 1530 nm tới 1570 nm. Khi nó được bơm bởi một nguồn
laser bên ngoài có bước sóng 980 nm hoặc 1480 nm, độ lợi tín hiệu có thể cao cỡ 30dB
(1000 lần).

Bởi vì EDFA cho phép tín hiệu được tái tạo lại mà không cần chuyển đổi ngược
thành tín hiệu điện, làm cho các hệ thống trở nên nhanh hơn và tin cậy hơn. Khi sử dụng
kết hợp với ghép kênh phân chia theo bước sóng, các hệ thống sợi quang có thể truyền
một lượng lớn thông tin trên khoảng cách xa với độ tin cậy rất cao

ĐỀ TÀI 8 13
1.3.2. Kỹ thuật DWDM
DWDM (Dense-Wave Division Multiplexing) – ghép kênh phân chia theo mật
độ bước sóng, là một kỹ thuật “sắp xếp” dữ liệu vào cùng với nhau từ nhiều nguồn khác
nhau trên một cáp sợi quang với mỗi tín hiệu được truyền tại cùng thời điểm trên bước
sóng ánh sáng riêng biệt. Khi sử dụng DWDM, có đến 160 (về lý thuyết có thể nhiều
hơn) bước sóng khác nhau hay kênh dữ liệu có thể được dồn vào một dòng ánh sáng
được truyền trên một cáp sợi quang. Mỗi kênh mang một tín hiệu TDM. DWDM hứa
hẹn giải quyết vấn đề "fiber exhaust" (cạn kiệt nguồn sáng) và là công nghệ trong tất cả
các mạng cáp quang trong tương lai.

Hình 1. 6 DWDM - phân chia theo mật độ bước sóng

Ưu điểm của công nghệ DWDM:

- Tận dụng được phần lớn băng thông của sợi quang, tạo ra được dung lượng truyền
dẫn lớn. Công nghệ DWDM cho phép sử dụng toàn bộ tài nguyên băng thông rất
lớn của sợi quang (khoảng 25THz) để nâng cao dung lượng truyền dẫn của hệ
thống.
- Khoảng cách truyền dẫn xa bằng cách sử dụng công nghệ khuếch đại quang sợi
EDFA.

ĐỀ TÀI 8 14
- Cho phép truy nhập nhiều loại hình dịch vụ: các bước sóng trong hệ thống
DWDM độc lập nhau, do đó có khả năng truyền nhiều loại hình dịch vụ trên cùng
một cáp sợi quang như: SDH, GE hay ATM…
- Hạn chế được số sợi quang cần sử dụng: hệ thống DWDM ghép nhiều bước sóng
trên một sợi quang nên tiết kiệm được rất nhiều cáp quang, từ đó có thể giảm
được cho phí xây dựng đường dây.
- Khả năng nâng cấp và mở rộng dễ dàng.
- Độ linh hoạt cao, mạng kinh tế và ổn định.

Hệ thống DWDM thực hiện ghép bước sóng danh định khác nhau (tương ứng với
các tín hiệu kênh quang riêng lẻ) thành một chùm sáng và được truyền dẫn trên một sợi,
trong đó mỗi kênh quang mang dịch vụ khác nhau. Cấu trúc cơ bản của hệ thống DWDM
gồm các thành phần chính sau:

- Bên truyền: Laser phát bước sóng ổn định và chính xác


- Trên đường truyền: Sợi quang có suy hao thấp, độ suy hao đều theo các
bước sóng
- Bên nhận: Bộ thu và bộ tách kênh quang
- Các bộ xen rớt kênh (OADM), các kết nối chéo quang, các bộ khuếch đại
quang…

+ Bộ phát (Laser) (ITU Wavelength Grid): Số bước sóng và khoảng cách giữa
các bước sóng có thể thay đổi tuỳ theo thiết kế.

Hình 1. 7 Lưới bước sóng

+ Cửa sổ quang: Trong công nghiệp viễn thông dùng 2 cửa sổ quang: 1310nm
& 1550nm. Cửa sổ 1550nm được chọn trong truyền dẫn trục và DWDM vì có suy hao
nhỏ và cửa sổ quang lớn hơn.

ĐỀ TÀI 8 15
Hình 1. 8 Cửa sổ quang 1550nm

+ Bộ thu quang: Hai loại bộ thu được sử dụng rộng rãi:

- Positive-intrinsic-negative photodiode (PIN)


- Avalanche photodiode (APD)

+ Bộ khuyếch đại quang: Sử dụng bộ khuyếch đại quang EDFA (Erbium Doped Fiber
Amplifier_ Bộ khuếch đại quang được kích thích bằng Erơi).

Hình 1. 9 Bộ khuếch đại quang EDFA

EDFA làm việc ở bước sóng 1550 nm với hệ số khuếch đại cao, công suất ra lớn
và nhiễu thấp. Để cho các EDFA hoạt động trên các hệ thống thông tin quang thì cần có

ĐỀ TÀI 8 16
một nguồn bơm. Các Laser diode bán dẫn công suất cao là các nguồn bơm thực tế để
cung cấp nguồn ánh sáng cho EDFA.

Hệ số khuếch đại của EDFA không bị ảnh hưởng do ảnh hưởng phân cực của ánh
sáng, bởi vì bão hòa xảy ra trong EDFA tồn tại trong một thời gian khá dài, do đó không
tạo ra nhiễu xuyên âm khi truyền tín hiệu tốc độ cao.

+ Bộ xen/rẽ kênh quang OADM:

Hình 1. 10 Bộ xen/rẽ kênh quang OADM

OADM là một thiết bị được sử dụng trong các hệ thống ghép kênh phân chia theo
bước sóng để hạ một kênh bước sóng từ sợi quang xuống, định tuyến tín hiệu sang một
mạng khác hoặc ghép thêm một hay nhiều bước sóng vào luồng tín hiệu quang truyền
đi trên sợi quang.

Các kỹ thuật sử dụng trong OADM hiện tại chủ yếu dựa trên các bộ lọc điện môi
mỏng, các bộ lọc quang âm điều chỉnh được, các bộ dịch pha định tuyến bước sóng
AWG, hoặc sợi cách tử Bragg. Với các bộ lọc điện môi, thiết bị OADM đạt được khoảng
cách giữa các kênh là 100 GHz và lớn hơn còn với khoảng cách kênh là 50 GHz thì bộ
lọc điện môi chưa thể đáp ứng được. Các bộ lọc quang âm mặc dù có ưu điểm là phạm
vi điều chỉnh bước sóng rộng, song lại bị hạn chế bởi các đặc tính không thích hợp của
bộ lọc băng thông. Các bộ dịch pha bước sóng AWG mặc dù có ưu điểm cho hệ thống
mật độ kênh cao, nhưng chúng vẫn có suy hao xen lớn, cũng có các đặc tính về băng

ĐỀ TÀI 8 17
thông chưa thật hoàn hảo. Cách tử Bragg là một triển vọng tốt cho các thiết bị OADM
có khoảng cách kênh là 50 GHz với suy hao thấp, đặc tính phổ lọc tương đối tốt.

ĐỀ TÀI 8 18
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG

Thiết kế hệ thống có ba bộ phát OFDM, liên kết sợi quang và bộ thu OFDM được
thể hiện trong Hình 2.1.

Hình 2. 1 Hệ thống OFM DWDM

Hệ thống sử dụng ghép kênh phân chia theo mật độ bước sóng (DWDM) để đạt
tốc độ dữ liệu cao với bốn kênh cách nhau 50 Ghz và mỗi tín hiệu OFDM có tốc độ dữ
liệu 10 Gbps để đạt tốc độ dữ liệu 40 Gbps. Sử dụng các tham số như trong Bảng 2.1
dưới đây.

Bảng 2. 1 Simulation global parameter


Sequence length 16384
Samples per bit 4
Number of Samples 65536

2.1. Transmitter

Phần đầu tiên của hệ thống được thể hiện trong Hình 2.2 là máy phát OFDM. Tín
hiệu đầu vào được tạo bởi bộ tạo chuỗi bit ngẫu nhiên NRZ pulse generator. Tín hiệu
đầu vào được truyền qua bộ tạo chuỗi QAM 4- và sau đó tín hiệu được điều chế bởi bộ

ĐỀ TÀI 8 19
điều chế OFDM có sóng mang con OFDM 512, FFT point 1024. Tín hiệu đó được truyền
qua bộ điều chế I/Q trực tiếp, có bộ chia công suất quang, bộ kết hợp nguồn và Bộ điều
chế Mach-Zehnder (MZM). Bộ điều chế MachZehnder chuyển đổi dữ liệu RF thành dữ
liệu quang. Và những tín hiệu từ các MZM đang kết hợp và truyền đến liên kết sợi
quang.

Hình 2. 2 OFDM Transmitter

2.2. Optical Fiber Link

Dữ liệu từ máy phát được truyền đi thông qua DWDM. Kỹ thuật này sử dụng sợi
quang (linh kiện quang) để mang nhiều kênh quang độc lập riêng rẽ. Mỗi bước sóng
biểu thị cho một kênh quang trong sợi, sử dụng các bước sóng ánh sáng để truyền dẫn
số liệu song song theo bit hoặc nối tiếp theo ký tự. Có nhiều cách tạo nên một hệ thống
DWDM, chẳng hạn sử dụng bước sóng 1310nm và bước sóng 1550nm hoặc sử dụng
bước sóng 850nm và bước sóng 1310nm.

ĐỀ TÀI 8 20
DWDM ghép bốn tín hiệu OFDM và sau đó được chuyển qua liên kết sợi quang
gồm 240 km sợi đơn chế độ (SMF). Cấu hình SMF được đưa ra trong Bảng 2.2. Độ phân
tán được bù bằng bộ lọc quang. EDFA được sử dụng để bù tổn thất trong liên kết sợi
quang.
Bảng 2. 2 SMF parameter
Attenuation 0.2 dB/km
Dispersion 16 Ps/nm/km
Dispersion Slope 0.08Ps/nm^2/km

2.3. Receiver

Dữ liệu từ liên kết sợi quang được truyền qua máy thu trước khi dữ liệu đó được
phóng tới ghép kênh DE phân chia bước sóng. Hình 2.3 là hệ thống máy thu OFDM.
Máy thu có 4 máy dò ảnh PIN và laser. Ta cung cấp cùng tần số với máy phát để đồng
bộ hóa tần số với máy phát. Và sau đó tín hiệu đi qua bộ giải mã OFDM và tín hiệu kết
quả được truyền qua bộ tạo chuỗi QAM.

Hình 2. 3 OFDM Receiver

ĐỀ TÀI 8 21
CHƯƠNG 3: THỰC HIỆN MÔ PHỎNG

3.1. Optisystem 14.0


Phần mềm Optisystem 14.0 là một phần mềm thiết kế mạng thông tin quang
tương đối toàn diện, được phát triển bởi OptiWave. Nó là một công cụ hữu ích để lập
kế hoạch, mô phỏng, thiết kế, các phần tử của mạng thông tin quang. Optisystem có giao
diện đồ họa thân thiện, khả năng hiển thị trực quan và hỗ trợ thư viện các phần tử. Và
đặc biệt, phần mềm có thể dễ dàng mở rộng do người sử dụng có thể đưa thêm các phần
tử tự định nghĩa vào.

Optisystem cho phép thiết kế tự động hầu hết các loại tuyến thông tin quang ở
lớp vật lý, từ hệ thống đường trục cho đến các mạng LAN, MAN quang. Các ứng dụng
cụ thể bao gồm:

- Thiết kế hệ thống thông tin quang từ mức phần tử đến mức hệ thống ở lớp vật

- Thiết kế mạng TDM/WDM và CATV

- Thiết kế mạng FTTx dựa trên mạng quang thụ động (PON)

- Thiết kế hệ thống ROF (radio over fiber)

- Thiết kế bộ thu, bộ phát, bộ khuếch đại quang

- Thiết kế sơ đồ tán sắc

- Đánh giá BER và penalty của hệ thông với các mô hình bộ thu khác nhau

- Tính toán BER và quĩ công suất tuyến của các hệ thống có sửng dụng khuếch
đại quang…

Optisystem có một thư viện các phần tử phong phú với hàng trăm phần tử được
mô hình hóa để có đáp ứng giống như các thiết bị trong thực tế. Ngoài các phần tử đã
được định nghĩa sẵn, Optisystem còn có:

- Các phần tử Measured components: với các phần tử này, Optisystem cho phép

ĐỀ TÀI 8 22
nhập các tham số được đo từ các thiết bị thực của các nhà cung cấp khác nhau.

- Các phần tử do người sử dụng tự định nghĩa (User-defined Components)

Optisystem có đầy đủ các thiết bị đo quang, đo điện. Cho phép hiển thị tham số,
dạng, chất lượng tín hiệu tại mọi điểm trên hệ thống.

Ngoài ra, Optisystem còn hỗ trợ nhiều các tính năng khác như: Mô phỏng phân
cấp với các hệ thống con (subsystem), ngôn ngữ Scipt, Thiết kế nhiều lớp (multiple
layout), trang báo cáo (report page), Quét tham số và tối ưu hóa (parameter sweeps and
optimizations…

3.2. Thực hiện mô phỏng và đánh giá kết quả

Sơ đồ bộ loop, tổng chiều dài là 240km.

ĐỀ TÀI 8 23
Hình dưới thấy trước khi được truyền đi, phổ RF không bị biến dạng. Đọc phổ
RF lấy từ máy phát có công suất 43 dBm.

Hình 3. 1. Phổ RF sau OFDM modulator

Hình 3. 2. Phổ RF sau khi đưa qua low pass

ĐỀ TÀI 8 24
Sau khi truyền qua sợi quang dài 240km, phổ RF có hình dạng bị méo, đồng
thời công suất giảm xuống còn -8dBm.

Hình 3. 3. Phổ RF trước OFDM demodulator ở bên thu


Chúng ta sử dụng 16 QAM, nên có sơ đồ chòm sao ở bộ phát như sau:

Hình 3. 4. Sơ đồ chòm sao sau khi điều chế QAM

ĐỀ TÀI 8 25
Phổ tín hiệu trước khi vào bộ WDM MUX, có thể thấy nhiễu rất nặng:

Hình 3. 5. Optical Spectrum Analyzer trước MUX (truyền)


Phổ tín hiệu sau DEMUX WDM, ít nhiễu hơn:

Hình 3. 6. Optical Spectrum Analyzer sau DEMUX (thu)

ĐỀ TÀI 8 26
Để bù tán sắc, sử dụng bộ lọc quang và phân tích đầu ra. Hình sau cho thấy sơ đồ
chòm sao và cho thấy máy phân tích BER. Ta có thể thấy, sự biến dạng của tín hiệu là
rất ít và tín hiệu truyền được nhận với tỷ lệ lỗi bit nhỏ, thất thoát tín hiệu ít hơn. Chúng
ta có thể phục hồi tín hiệu gần như ban đầu một cách dễ dàng.

Hình 3. 7. Chòm sao đầu ra với tín hiệu màu đỏ, nhiễu màu xanh

Hình 3. 8. BER: tỷ số lỗi bit

ĐỀ TÀI 8 27
KẾT LUẬN

Trong bài tập lớn này, chúng em đã thiết kế và phân tính hệ thống thông tin quang
ghép kênh OFDM theo bước sóng DWDM bằng việc sử dụng các bộ
Modulator/Demodulator OFDM và Mux/Demux WDM và trạm lặp. Thông qua những
kết quả ở trên, ta có thể thấy hệ thống OFDM DWDM rất đáng tin cậy trong việc giữ
được dạng tín hiệu, loại bỏ nhiễu và làm tăng cao tốc độ truyền kể cả trên những chặng
cáp quang dài.

Đồng thời, thông qua bài tập này, nhóm chúng em có thêm những kiến thức về
kỹ thuật OFDM, hệ thống WDM, DWDM cũng như việc sử dụng phần mềm
OptiSystem. Nhờ sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình của thầy Trương Cao Dũng mà
nhóm 8 có thể hoàn thành bài tập lớn này. Trong quá trình tìm hiểu lý thuyết và mô
phỏng, nhóm em còn có nhiều sai sót, em mong thầy góp ý giúp nhóm em để bài làm có
thể hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

ĐỀ TÀI 8 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://thegioimang.vn/dien-dan/threads/c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-dwdm-
dense-wavelength-division-
multiplex.245/?fbclid=IwAR2uHLCitI2fiW_ktAC0_pwEaeff0QIScTTawjKGjQjpvIK
LdNwmhJFxVhY, truy cập cuối cùng ngày 26/05/2019.

[2] http://luanvan.co/luan-van/he-thong-wdm-va-dwdm-30826/, truy cập cuối cùng


ngày 25/05/2019.

ĐỀ TÀI 8 29

You might also like