You are on page 1of 7

2.

1 Đặc tính tăng ích (đặc tính khuếch đại):

Đặc tính tăng ích biểu thị khả năng khuếch đại của bộ khuếch đại, định nghĩa là
tỷ số giữa công suất ra và công suất vào. Hệ số khuếch đại phụ thuộc vào công suất và
bước sóng bơm.

Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho kết luận rằng hệ số khuếch đại phụ thuộc vào
công suất và bước sóng bơm và nếu đặt bước sóng bơm tại 980nm và 1480nm là cho
hiệu quả cao nhất.

Hình 2.1: Hệ số khuếch đại là một hàm của công suất bơm với 14m chiều dài của sợi Silico
Al-Ge pha tạp Erbium được bơm tại bước sóng 980nm và 1480nm

Theo hình 2.1 hệ số khuếch đại của EDFA có khả năng khuếch đại cao nhất khi
tín hiệu ở bước sóng 1530nm và 1550nm.

Nhận xét:

 Với công suất bơm cao, bước sóng 980nm sẽ cho hệ số khuếch đại cao hơn so
với bước sóng bơm 1480nm, điều này có nghĩa là tại bước sóng 980nm sẽ đạt
được sự nghịch đảo mật độ cao hơn so với bước sóng 1480nm.
 Với công suất bơm cao, hệ số khuếch đại đối với bước sóng 1530nm cao hơn
so với bước sóng 1550nm.

Hệ số khuếch đại phụ thuộc vào chiều dài sợi và phương thức bơm:
Hình 2.2 biểu thị mối quan hệ và chiều dài sợi quang.

Hình 2.2(a): Hệ số khuếch đại tín hiệu tại 1530nm và 1550nm, bước sóng bơm 980nm và
1480nm với công suất bơm là 40 mW và công suất tín hiệu điện là -40dB
Hình 2.2(b): Hệ số khuếch đại tín hiệu tại 1530nm và 1550nm, bước sóng bơm 980nm và
1480nm với công suất bơm là 10 mW và công suất tín hiệu điện là -40dB

Lúc đầu khả năng tăng ích tăng lên khi chiều dài sợi quang tăng, nhưng sau khi
sợi quang dài quá độ dài nhất định, tăng ích sẽ giảm dần, vậy có một độ dài nhất
định để đạt được khả năng khuếch đại tối đa.

Ngoài ra hệ số khuếch đại còn phụ thuộc vào phương thực bơm là cùng chiều
hay ngược chiều với tín hiệu như hình 7.

Hình 2.2: Hệ số khuếch đại phụ thuộc vào chiều dài sợi và phương thức bơm

2.2: Đặc tính tập âm nhiễu

Trong sợi pha tạp Erbium, các photon bức xạ tự phát có pha và hướng ngẫu nhiên.
Một số photon bức xạ tự phát được giữ lại ở các mode của sợi quang, lan truyền dọc
theo lõi sợi và được khuếch đại thành các nguồn tạp âm ảnh hưởng đến tín hiệu
quang. Tạp âm của EDFA chủ yếu có 4 loại:

 Tạp âm tán hạt của tín hiệu quang


 Tạp âm tán hạt bức xạ tự phát bị khuếch đại (ASE)
 Tạp âm phách giữa quang phổ ASE và tín hiệu
 Tạp âm phách giữa các quang phổ ASE.

Trong 4 tạp âm trên có 2 loại tạp âm thứ 3 và thứ 4 có ảnh hưởng lớn nhất, đặc
biệt tạp âm thứ 3 là nhân tố quang trọng quyết định tính năng của EDFA.
Ngoài ra còn có nhiễu bắn có nguồn gốc phát sinh thời gian đến của các photon
tại bộ tách quang không giống nhau và do tốc độ chuển động và số lượng các hạt tải
điện qua tiếp giáp P-N của bộ tách quang thay đổi ngẫu nhiên theo thời gian. Bộ
khuếch đại quang đặt trước diode tách quang nên nó là một trong các nguồn sinh ra
nhiễu bắn.

Nguồn gốc của nhiễu trong các bộ khuếch đại quang:

Gọi Nm(0), Nm(L) là mật độ photon ở ngõ vào và tại ngõ ra của bộ khuếch đại, G
là hệ số khuếch đại chung của bộ khuếch đại.

Hình 2.3: Sự tương tác ánh sáng tại tần số  với một bộ khuếch đại hai mức với hệ số
khuếch đại G tại tần số 

Mật độ photon ở ngõ ra của bộ khuếch đại được cho như sau:

Nm(L) = GNm(0) + nsp(G - 1)

Trong vế phải, thành phần thứ nhất tương ứng với tín hiệu được khuếch đại, còn
thành phần thứ 2 tương ứng với phát xạ tự phát được khuếch đại hay nhiễu ở ngõ ra
của bộ khuếch đại. Ta tính toán công suất nhiễu tại ngõ ra cho mode này và tính số
mode trong dải tần số  để thu được công suất nhiễu ở ngõ ra trong băng thông 
xung quang tần số  khi đó hệ số khuếch đại của bộ khuếch đại là G:

PASE = nsp(G-1)h

Là phương trình cơ bản trong việc tính nhiễu trong hệ thống khuếch đại quang,
nó cũng được dùng nhiều trong phần tính toán thiết kế của đồ án. Một chú ý quan trọng
là biểu thức tính PASE trong phương trình cần nhân thêm một hệ số mt để thu được
tổng công suất nhiễu ASE.
Hình 2.4: Hệ số tạp âm EDFA

Hình 2.4 cho thấy ảnh hưởng của các phương thức bơm khác nhau đối với hệ
số tạp âm, khi sợi quang trồn Erbium tương đối dài thì hệ số tạp âm khi bơm ngược
chiều cao hơn với khi bơm cùng chiều.

Nhiễu tại ngõ ra bộ khuếch đại quang:

Trong các hệ thống thông tin ánh sáng dùng các bộ khuếch đại quang, tín hiệu
quang được biễn đổi sang tín hiệu điện ở cuối đường truyền. Các bộ tách sóng sẽ biến
đổi các photon thành electron, phát xạ tự phát tồn tại trong bộ khuếch đại quang sẽ gây
ra sự gia tăng đối với tín hiệu điện, đó được xem như là nhiễu, nó hoàn toàn ngẫu
nhiên chứ không chứa thông tin. Điện trường tổng cộng ở bộ tách sóng bằng tổng các
trường của ánh sáng phát xạ tự phát và ánh sáng tín hiệu:

Dòng photodiode được tạo ra tại ngõ thu:

Thành phần đầu tiên là cường độ tín hiệu. Các thành phần tiếp theo tương ứng
với nhiễu. Thành phần thứ 2 tương ứng với sản phẩm của điện trường phát xạ tự phát
với bản thân nó và gọi là thành phần nhiễu pha tự phát - tự phát (sp - sp). Thành phần
còn lại là sản phẩm của điện trường tín hiệu và điện trường phát xạ tự phát, được gọi
là thành phần nhiễu pha tín hiệu - tự phát (s - sp). Dấu (*) để chỉ các thành phần phức
bù.

Tính tỷ số nhiễu NF (Noise Figure)

Trong bộ khuếch đại quang, tỷ số nhiễu được đưa ra nhằm đánh giá chất lượng
của bộ khuếch đại quang. Nó được định nghĩa:

Với SRNin, SRNout: Tỷ số tín hiệu trên nghiễu ở đầu vào và đầu ra của bộ khuếch đại.
Qua quá trình tính toán NF được cho như sau:

Ta thấy khi G>>1, công suất đầu vào cao và băng thông quang đủ nhỏ thì NF ~
2nsp. Trong trường hợp lý tưởng, nsp=1 và do đó NF=2(dB). Các bộ khuếch đại quang
pha tạp Erbium có thể đạt được tỷ số nhiễu giới hạn là 3dB.

2.3: Đặc tính công suất ra

Với bộ khuếch đại quang lý tưởng không kể công suất vào cao bao nhiêu, tín
hiệu quang đề được khuếch đại theo tỷ lệ như nhau. Nhưng thực tế không phải như
vậy, khi công suất vào tăng lên, bức xạ bị kích thích tăng nhanh, giảm số hạt chuyển
động ngược lại, quang bức xạ bị kích thích yếu đi, dẫn đến bão hòa tăng ích, công suất
phát có xu hướng ổn định. Bão hòa tăng ích là đặc tính là hệ số khuếch đại giảm khi tín
hiệu vào tăng. Đặc tính bão hòa tăng ích là đặc tính vô cùng quan trọng do công suất
đầu ra của bộ khuếch đại liên quan đến cự ly truyền dẫn và cự ly trạm lặp hoặc làm
tăng số đầu ra trong cấu hình phân phối sợi quang. Hình 3.10 thể hiện mối quan hệ
giữa đầu vào và đầu ra trong EDFA.
Hình 2.5: Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của EDFA

You might also like