You are on page 1of 18

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Trêng ®¹i häc c«ng nghÖ - ®¹i häc quèc gia hµ néi
Khoa: c«ng nghÖ ®iÖn tö-viÔn th«ng



TiÓu luËn M«n häc TH¤NG TIN Sè II


®Ò tµi: ®ång bé trong hÖ thèng ofdm

Gi¶ng viªn : PGS


TS. NguyÔn ViÕt KÝnh
häc viªn : Lª ViÖt Hµ
hoµng v¨n
cêng
Líp : k12-§2
N¨m häc : 2006 - 2007

Hµ néi, n¨m 2006


Mục lục

I. Giới thiệu kỹ thuật OFDM....................................................................................1


I.1. Khái quát về OFDM........................................................................................1
I.1.1. Định nghĩa................................................................................................1
I.1.2. Khái niệm trực giao..................................................................................2
I.2. Ghép kênh OFDM trong mạng vô tuyến........................................................3
I.2.1. Mô hình hệ thống OFDM.........................................................................4
II. Đồng bộ trong OFDM..........................................................................................5
II.1. Đồng bộ ký tự - Symbol synchronization.....................................................5
II.1.1. Lỗi định thời – Timing error...................................................................5
II.1.2. Nhiễu pha sóng mang..............................................................................8
II.2. Đồng bộ tần số lấy mẫu – Sampling Frequency synchronization................8
II.3. Đồng bộ sóng mang – Carrier synchronization...........................................9
II.3.1. lỗi tần số................................................................................................10
II.3.2. Thực hiện ước lượng tần số...................................................................10
II.3.3. Đánh giá lỗi tần số sử dụng thuật toán ước lượng sau DFT..................12
II.3.4. Bám pha sóng mang.............................................................................13
II.3.5.Bám pha sóng mang với dữ liệu trợ giúp...............................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ove Edfors, Magnus Sandell, Jan-Jaap van de Beek, An introduction to


Orthogonal Frequency Division Multiplexing, September 1996

[2] Lê Văn Ninh, Nguyễn Viết Kính, Đồng bộ tần số trong miền số cho OFDM,
tạp chí bưu chính viễn thông, 2006

[3] Nguyễn Văn Đức, Lý thuyết và các ứng dụng của kỹ thuật OFDM, Nhà XB
KHKT, 6/2006

[4] J.J. van de Beek, P. Ödling, S.K. Wilson, P.O. Börjesson, Orthogonal
Frequency-Division Multiplexing (OFDM),Copyright © 2002 by the
International Union of Radio Science (URSI)

[5] OFDM Tutorial, www.wave-report.com

[6] Meik Dörpinghaus, OFDM Receivers for Broadband-Transmission, May 99

[7] John Terry and Juna Heiskala, OFDM Wireless LANs: A Theoretical and
Practical Guide
Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

I. Giới thiệu kỹ thuật OFDM


I.1. Khái quát về OFDM
I.1.1. Định nghĩa
OFDM là viết tắt của Orthogonal Frequency Division Multiplexing có thể
được tạm dịch là Ghép Kênh Phân Chia Theo Tần Số Trực Giao. Kỹ thuật này
được R.W Chang phát minh năm 1966 tại Mỹ.
OFDM phân chia phổ được cấp thành nhiều băng con hẹp, là những sóng
mang dữ liệu tốc độ thấp. Mỗi một sóng mang con-subcarrier có thể được sử dụng
bởi các loại điều chế khác nhau như BPSK, QPSK và QAM.
Một trong những vấn đề rất phức tạp trong truyền thông tin với tốc độ cao
qua một kênh có băng thông rộng là vấn đề chọn lọc tần số của kênh truyền. Một
kênh chọn lọc tần số là một kênh trong đó các thành phần tần số khác nhau của tín
hiệu khi được truyền qua kênh sẽ bị suy giảm và dịch pha với mức độ khác nhau
(cả về biên độ và mức độ phi tuyến) cho nên tín hiệu phía thu bị méo rất nặng và
dẫn đến việc khôi phục tín hiệu trở nên cực kỳ khó khăn. Từ đó, người ta mới có ý
tưởng là chia một kênh có băng thông rộng thành rất nhiều các kênh nhỏ, trong đó
mỗi kênh nhỏ có băng thông rất hẹp và mỗi kênh nhỏ trở thành một kênh phẳng
trên miền tần số, tức là các thành phần tần số khác nhau của tín hiệu được truyền
qua kênh sẽ chịu sự suy giảm và dịch pha gần như nhau, do đó tín hiệu thu sẽ
không bị méo. Các kênh nhỏ này sẽ truyền thông tin đồng thời và song song với
nhau. Tuy nhiên, khi thu hẹp các kênh trên miền tần số thì trên miền thời gian, các
tín hiệu được truyền đi bởi các kênh nhỏ sẽ bị chồng lấn lên nhau. Do đó, các tín
hiệu này yêu cầu phải hoàn toàn trực giao với nhau trên miền tần số, vì nếu chúng
không trực giao với nhau thì chũng sẽ gây nhiễu cho nhau (nhiễu này do phần
năng lượng nằm ngoài băng thông của các kênh nhỏ kế cận nhau gây ra). Do đó,
phải có một phương thức điều chế làm cho tín hiệu sau điều chế ở các kênh con là
trực giao (orthogonal) với nhau.

Hình 1.1: Sự chồng lấn phổ của các sóng mang con
Như vậy việc dùng OFDM là để tránh những khó khăn do hiệu ứng chọn lọc

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 1


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

tần số của một kênh có băng thông rộng gây ra. Bản chất của nó là chuyển từ một
kênh có băng thông rất rộng, chọn lọc tần số, về nhiều kênh con song song nhau,
mỗi kênh có băng thông rất hẹp và do đó nó thể được coi là phẳng trên miền tần
số.
Để làm được việc này, người ta sử dụng phương pháp ghép kênh đa sóng
mang trực giao OFDM. Đây là một dạng đặc biệt của phép ghép kênh đa sóng
mang thông thường FDM. Tuy nhiên, OFDM khác với FDM ở một vài điểm:
Trong kỹ thuật OFDM, một bản tin được truyền đi trên một số N sóng mang
con, thay vì một sóng mang duy nhất như kỹ thuật FDM. Khái niệm sóng mang
con hoàn toàn giống với khái niệm sóng mang mà ta đã đề cập, điểm khác biệt duy
nhất là các sóng mang con này có dải thông nhỏ hơn nhiều so với các sóng mang
sử dụng trong FDM. N sóng mang con này tạo thành một nhóm, ta tạm gọi là tín
hiệu OFDM. Dải phổ của toàn hệ thống sẽ bao gồm rất nhiều các nhóm như vậy,
số sóng mang con trong mỗi nhóm có thể tuỳ biến. Các sóng mang con trong một
nhóm được đồng bộ cả về thời gian và tần số, làm cho việc kiểm soát nhiễu giữa
chúng được thực hiện rất chặt chẽ. Các sóng mang con này có phổ chồng lấn lên
nhau trong miền tần số mà không gây ra ICI do tính trực giao giữa chúng được bảo
đảm. Việc chồng phổ này làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng phổ tần số.
I.1.2. Khái niệm trực giao
Tín hiệu được gọi là trực giao với nhau nếu chúng độc lập với nhau. Trực
giao là một đặc tính cho phép nhiều tín hiệu mang tin được truyền đi trên kênh
truyền thông thường mà không có nhiễu giữa chúng. Mất tính trực giao giữa các
tín hiệu sẽ gây ra sự rối loạn giữa các tín hiệu, làm giảm chất lượng thông tin.
Về mặt toán học, các sóng mang con trong một nhóm gọi là trực giao với
nhau nếu chúng thoả mãn :

T
C i  j
0 si(t)sj(t)dt  0 i  j
Công thức trên được hiểu là tích phân lấy trong chu kỳ một ký tự của 2 sóng
mang con khác nhau thì bằng 0. Điều này có nghĩa là ở máy thu các sóng mang
con không gây nhiễu lên nhau. Nếu các sóng mang con này có dạng hình sin thì
biểu thức toán học để chúng trực giao với nhau sẽ có dạng :

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 2


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

sin(2kf0t) 0  t  T k  1,2,...N
sk (t)  
0
trong đó kf0 chính là tần số của các sóng mang con
N số sóng mang con
T chu kỳ của ký tự
Nf0 sẽ là sóng mang con có tần số lớn nhất trong một ký tự
Trực giao trong miền tần số
Như đã trình bày ở trên, tín hiệu OFDM gồm một nhóm các sóng mang con
dạng hình sin trong miền thời gian. Trong miền tần số các sóng mang con này có
dạng sinc (sin cardinal) hay sin(x)/x. Dạng sinc có một búp chính hẹp, và các búp
phụ có giá trị giảm dần về 2 phía tần số trung tâm của sóng mang con. Mỗi sóng
mang con có một giá trị đỉnh tại tần số trung tâm và bằng 0 cứ sau mỗi khoảng tần
số bằng khoảng cách tần số giữa các sóng mang con (f0). Tính trực giao giữa các
sóng mang thể hiện ở chỗ, tại đỉnh của một sóng mang con bất kỳ trong nhóm thì
các sóng mang con khác bằng 0. Ở phía thu, khi dùng DFT để tách sóng tín hiệu
OFDM thì phổ của nó không còn là liên tục là các mẫu rời rạc. Thời điểm xác định
các mẫu đó được đánh dấu bởi các khuyên tròn (o) trên hình 1.2 Nếu DFT được
đồng bộ thời gian thì tần số mẫu của DFT sẽ tương ứng với đỉnh của các sóng
mang con. Và như vậy thì sự chồng phổ của các sóng mang con không ảnh hưởng
đến máy thu. Giá trị đỉnh của một sóng mang con tương ứng với giá trị 0 của các
sóng mang con khác, tính trực giao giữa các sóng mang được bảo đảm

Hình 1.2: Sự trực giao của các sóng mang con trong hệ thống OFDM

I.2. Ghép kênh OFDM trong mạng vô tuyến


Như trên đây đã trình bày, OFDM (Ghép kênh phân chia theo tần số trực
giao) là trường hợp đặc biệt của truyền dẫn đa sóng mang trong đó luồng dữ liệu

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 3


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

được phát đi trên nhiều sóng mang con - subcarrier tốc độ thấp. Các sóng mang
con được chọn sao cho chúng trực giao với nhau.
Trong các hệ thống ghép kênh phân chia theo tần số thông thường, giữa các
sóng mang khác nhau cần có dải bảo vệ, đồng thời các sóng mang con không được
chồng lên nhau trong trục tần số để đảm bảo cho việc khôi phục được dữ liệu phía
thu.Vì thế, hiệu quả sử dụng phổ thấp.
Trong điều chế OFDM, các sóng mang con được bố trí sao cho các băng tần
của các sóng mang con có thể chồng lên nhau mà vẫn cho phép phía thu thu được
chính xác các tín hiệu. Để làm được việc này, yêu cầu các subcarrier phải trực giao
với nhau, khi đó máy thu hoạt động như một băng giải điều chế, tín hiệu thu sẽ
được lấy tích phân trong khoảng chu kỳ tín hiệu T, sau đó sẽ khôi phục được dữ
liệu gốc.
I.2.1. Mô hình hệ thống OFDM

Một hệ thống OFDM được mô tả như sau [2]:

Hình 3: Sơ đồ hệ thống truyền dẫn OFDM


Máy phát: Một hệ thống truyền dẫn OFDM được mô tả trên hình 3. Dòng dữ liệu
đầu vào{ai} thông qua khối chuyển đổi nối tiếp/ song song, được chia thành N FFT
dòng dữ liệu song song với tốc độ dữ liệu giảm đi N FFT lần. Dòng bít trên mỗi
luồng song song {ai,n} lại được điều chế thành mẫu tín hiệu phức đa mức {d k,n}
(với n là chỉ số sóng mang phụ, k là chỉ số của khe thời gian tương ứng với N bít
song song sau khi qua bộ S/P) để tạo nên chuỗi trong miền tần số có chiều dài
TFFT. Chuỗi này được đưa tới bộ biến đổi Fourier ngược nhanh IFFT hình thành
nên chuỗi trong miền thời gian x {x 0 ,x1 ,...,xN-1 }. Sau khối IFFT, CP có chiều dài
TG được thêm vào cuối của chuỗi ký hiệu s cho ta chuỗi ký hiệu cuối cùng có giá
trị phức và có chiều dài TOFDM = TFFT + TG . Chuỗi ký hiệu này được dùng để điều
chế các sóng mang vuông pha với tốc độ 1/Ts

Máy thu: Tín hiệu OFDM được giải điều chế theo các quá trình ngược với máy
phát trong đó phần CP được loại bỏ khỏi tín hiệu trên miền thời gian, sau đó thực
hiện FFT trên mỗi ký hiệu để chuyển sang miền tần số. Tín hiệu được giải mã
bằng cách kiểm tra độ lệch pha của các subcarrier giữa các ký hiệu OFDM liền kề.

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 4


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

Yêu cầu phải đồng bộ thời gian và đồng bộ tần số tại máy thu... Các tín hiệu sau
đó qua bộ biến đổi song song/nối tiếp để phục hồi lại dữ liệu ban đầu.

II. Đồng bộ trong OFDM


Ngoài hai đặc điểm nổi bật là khả năng chống nhiễu ISI, ICI (InterSymbol
Interference, InterCarier Interference) và nâng cao hiệu suất sử dụng phổ, việc sử
dụng OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing) còn có các ưu điểm là
cho phép thông tin tốc độ cao được truyền song song với tốc độ thấp trên các kênh
băng hẹp. Các kênh con có thể coi là các kênh fading không lựa chọn tần số nên có
thể dùng các bộ cân bằng đơn giản trong suốt quá trình nhận thông tin. Tuy nhiên,
một trong những hạn chế của hệ thống sử dụng OFDM là khả năng dễ bị ảnh
hưởng bởi lỗi do vấn đề đồng bộ, đặc biệt là đồng bộ tần số do làm mất tính trực
giao của các sóng mang con. Trong hệ thống OFDM, người ta thường xét đến ba
loại đồng bộ: đồng bộ ký tự (Symbol synchronization), đồng bộ tần số sóng
mang (Carrier synchronization) và đồng bộ tần số lấy mẫu (Sampling-clock
synchronization).

II.1. Đồng bộ ký tự - Symbol synchronization


Nhiệm vụ của việc đồng bộ ký tự là phải xác định được thời điểm ký tự bắt
đầu. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu rộng rãi. Hiện nay,
với việc sử dụng tiền tố lặp CP (Cyclic Prefix), thực hiện đồng bộ ký tự đã trở nên
dễ dàng hơn nhiều. Hai yếu tố cần được chú ý khi thực hiện đồng bộ ký tự là lỗi
thời gian và nhiễu pha sóng mang.
II.1.1. Lỗi định thời – Timing error
Lỗi định thời gây ra sự sai lệch thời điểm bắt đầu của ký tự thu được. Nó
gây nên độ quay pha của các sóng mang con, sự quay pha này sẽ lớn nhất tại các
vị trí rìa băng. Nếu lỗi định thời đủ nhỏ sao cho đáp ứng xung của kênh vẫn còn
nằm trong độ lớn của thành phần CP trong tín hiệu OFDM thì tính trực giao vẫn
được bảo toàn và sẽ không gây ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống. Trong trường
hợp ngược lại, nếu lỗi thời gian lớn hơn thời khoảng của CP, nhiễu ISI sẽ xảy ra.
Có hai phương pháp chính để thực hiện đồng bộ thời gian. Đó là phương
pháp đồng bộ dựa vào các tín hiệu dẫn đường (pilot) và phương pháp dựa vào tiền
tố lặp CP (Cyclic Prefix).
Đồng bộ thời gian dựa trên tín hiệu pilot: Thuật toán đồng bộ thời gian dựa vào
tín hiệu pilot được giới thiệu lần đầu bởi Warner và Leung năm 1993 [1], dùng cho

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 5


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

các hệ thống thông tin OFDM/FM, tức là các hệ thống sử dụng OFDM được
truyền dưới dạng điều tần FM. Theo đó, phía phát sẽ mã hoá một số kênh con dành
riêng với tần số và biên độ biết trước. Sau này, kỹ thuật được điều chỉnh để có thể
sử dụng cho truyền dẫn tín hiệu OFDM điều chế biên độ.
Thuật toán đồng bộ bao gồm ba giai đoạn [1]: nhận biết công suất (power
detection), “đồng bộ thô” (coarse synchronization) và “đồng bộ tinh” (fine
synchronization).
- Giai đoạn nhận biết công suất cho phép xác định có hay không tín hiệu
OFDM tại đầu vào máy thu, bằng cách đo công suất thu và so sánh với mức
ngưỡng.
- Trong giai đoạn đồng bộ thô (coarse synchronization), tín hiệu sẽ được
đồng bộ bước đầu với độ chính xác là một nửa khoảng thời gian lấy mẫu. Tuy độ
chính xác về đồng bộ trong bước này không cao, nhưng nó sẽ làm đơn giản thuật
toán dò tìm đồng bộ trong bước tiếp theo. Bước “đồng bộ thô” được thực hiện
bằng cách cho tương quan giữa tín hiệu thu được với bản sao của tín hiệu phát (đã
xác định trước) rồi tìm đỉnh tương quan. Để đảm bảo tính chính xác trong việc ước
lượng đỉnh tương quan, một bộ lọc số được sử dụng để cung cấp các giá trị dữ liệu
nội suy. Đồng thời, tần suất ước lượng các điểm tương quan phải gấp khoảng 4 lần
tốc độ tín hiệu
- Bước cuối cùng trong thuật toán là đồng bộ tinh (fine synchronization). Các
kênh con cùng các tín hiệu dẫn đường được cấn bằng với các kênh đã được ước
lượng thông qua chuỗi huấn luyện. Do độ chính xác thời gian đồng bộ đảm bảo
nhỏ hơn 0,5 mẫu tín hiệu nên đáp ứng xung của kênh sẽ nằm trong khoảng thời
gian của CP (vì thời khoảng CP phải lớn hơn thời khoảng đáp ứng xung ít nhất là 1
mẫu).
Đồng bộ thời gian dựa vào tiền tố lặp CP (Cyclic Prefix): Thực chất của
phương pháp đồng bộ thời gian sử dụng tiền tố lặp, là chèn vào các thời điểm ban
đầu của các ký hiệu OFDM thứ N một chuỗi bảo vệ GI (Guard interval). Chuỗi
bảo vệ, là một chuỗi tín hiệu có độ dài TG, lấy ở phía cuối một mẫu tín hiệu OFDM
có độ dài TFFT (hình 2.1) được sao chép lên phần phía trước của mẫu tín hiệu
OFDM này. Trong khoảng thời gian GI này máy thu sẽ không xử lý các tia phản
xạ (của ký hiệu OFDM trước đó) đến trễ hơn khoảng thời gian cho phép, và như
vậy nó có tác dụng chống lại nhiễu xuyên tín hiệu ISI gây ra bởi hiệu ứng phân tập
đa đường. Nguyên tắc này được giải thích như sau:
Để giải mã tín hiệu OFDM, máy thu phải thực hiện FFT với từng ký tự để lấy
ra được biên độ và pha của sóng mang con. Với các hệ thống OFDM có tốc độ lấy
mẫu như nhau cho cả máy phát và thu, thì kích thước FFT phải như nhau cho cả
tín hiệu phát và tín hiệu thu nhằm duy trì được tính trực giao giữa các sóng mang
con. Do chèn thêm dải bảo vệ mỗi ký tự thu được có thời gian lấy mẫu là TG +

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 6


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

TFFT, trong khi máy thu chỉ cần giải mã tín hiệu trong khoảng thời gian TFFT. Do đó
khoảng thời gian TG là thừa. Với một kênh truyền lý tưởng không có trễ truyền
dẫn, máy thu sẽ không gặp phải bất kỳ sự xê dịch nào về mặt thời gian và vẫn lấy
mẫu chính xác mà không cần bất kỳ một khoảng ngăn cách nào giữa các ký tự.
Tuy nhiên, trong thực tế không có kênh truyền nào là lý tưởng, trên mọi kênh
truyền luôn luôn có trễ truyền dẫn. Dải bảo vệ sẽ chuyển đổi các xê dịch về mặt
thời gian này thành sự quay pha của các sóng mang con trong tín hiệu thu được.
Lượng quay pha này tỷ lệ với tần số của sóng mang con. Giả sử lượng thời gian xê
dịch là như nhau với các ký tự khác nhau, khi đó lượng di pha do sự xê dịch thời
gian dễ dàng được loại bỏ bởi bước cân bằng kênh truyền. Trong môi trường đa
đường, dải bảo vệ càng lớn thì ISI càng được loại bỏ nhiều, lỗi do sự xê dịch thời
gian cũng được giải quyết.
Điều kiện quyết định để đảm bảo cho hệ thống OFDM không bị ảnh hưởng
bởi ISI và loại bỏ lỗi xê dịch thời gian là TG ≥ τmax. Trong đó: τmax là trễ truyền dẫn
lớn nhất trong kênh truyền. Tuy nhiên, do chuỗi bảo vệ GI không mang thông tin
có ích nên phổ tín hiệu của hệ thống sẽ bị suy giảm đi một hệ số là [3]:
TFFT

TFFT  TG

Hình 2.1 : Kỹ thuật chèn khoảng thời gian bảo vệ GI.


Dù việc chèn thêm tiền tố lặp CP vào chuỗi ký hiệu OFDM truyền đi có thể
làm cho hiệu suất truyền tin bị giảm đi. Song với những lợi ích to lớn mà kỹ thuật
này mang lại đã làm cho việc sử dụng kỹ thuât này trở nên rất phổ biến mà trong
hệ thống OFDM nào cũng phải sử dụng. Việc nhận dạng khoảng bảo vệ ở phía thu
có thể được phân tích như sau [1]: với N là số sóng mang nhánh. N cũng bằng số
điểm lấy mẫu tương ứng với phần có ích của ký tự OFDM (không kể CP). Khi đó:
Nếu r(m) và r(m+N) tương ứng với các mẫu tín hiệu phát nằm trong thời khoảng
của cùng một ký tự OFDM, chúng phải là bản sao của nhau nên công suất của
d(m) = r(m) - r(m+N) thấp. Mặt khác, r(m) và r(m+N) không tương ứng với các
mẫu tín hiệu phát nằm trong thời khoảng của cùng một ký tự, do d(m) là hiệu của

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 7


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

hai biến ngẫu nhiên không tương quan, nên công suất trung bình của d(m) trong
trường hợp này bằng hai lần công suất trung bình của ký tự OFDM.
Nếu sử dụng một “cửa sổ” trượt có độ rộng đúng bằng khoảng thời gian của
CP (tức là điểm cuối của cửa sổ trùng vào điểm bắt đầu của ký tự OFDM) thì khi
cửa sổ này trùng với thành phần CP của ký tự OFDM sẽ có một cực tiểu về công
suất trung bình của các mẫu d(m) trong cửa sổ này. Do đó, có thể ước lượng được
thời điểm bắt đầu của ký tự OFDM, đồng bộ thời gian được thực hiện.
II.1.2. Nhiễu pha sóng mang
Nhiễu pha sóng mang là hiện tượng xoay pha của các sóng mang do sự
không ổn định của bộ dao động thu hoặc phát. Mô hình, các phân tích, đánh giá về
hiện tượng này được trình bày trong nhiều tài liệu. Theo đó, nhiễu pha sóng mang
được coi như một quá trình Wiener. Các đánh giá phân tích về nhiễu pha sóng
mang được đề cập thêm trong phần đồng bộ tần số sóng mang của tiểu luận này.

II.2. Đồng bộ tần số lấy mẫu – Sampling Frequency synchronization


Tại bên thu, tín hiệu thu liên tục được lấy mẫu theo đồng hồ máy thu. Chênh
lệch về nhịp đồng hồ giữa máy phát và máy thu gây ra xoay pha, suy hao thành
phần tín hiệu có ích, tạo ra nhiễu xuyên kênh ICI. Có hai giải pháp được đưa ra để
xử lý hiện tượng này [7].
Giải pháp thứ nhất, được gọi là phương pháp lấy mẫu đồng bộ -
Synchronized sampling, sử dụng thuật toán điều khiển bộ dao động điều chỉnh bởi
điện áp (voltage-controlled oscillator) (hình dưới).

Hình 2.2: Sơ đồ máy thu sử dụng phương pháp lấy mẫu đồng bộ
Giải pháp thứ hai, lấy mẫu không đồng bộ - Non Synchronized Sampling
thực hiện xử lý số để đạt được đồng bộ tần số lấy mẫu trong khi giữ cố định tần số
lấy mẫu.

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 8


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

Hình 2.3: Sơ đồ máy thu sử dụng phương pháp lấy mẫu không đồng bộ
Việc điều chỉnh xung nhịp tên bộ ADC có thể lọai bỏ hoàn toàn độ lệch tần
số lấy mẫu. Theo đó, đây là cách sửa lỗi tối ưu. Ngày nay, các máy thu được thiết
kế theo xu hướng số hóa, nghĩa là không phải tìm cách điều chỉnh nhịp lấy mẫu.
Cơ sở cho xu thế này là mong muốn đơn giản hóa phần tương tự của máy thu, bởi
thông thường, giá thành chi phí cho các phần tử tương tự, luôn đắt hơn so với các
linh kiện số. Vì thế, khi sử dụng các thạch anh cố định thay cho các bộ dao động
có thể điều khiển được người ta có thể giảm đáng kể số lượng các phần tử tương
tự, như vậy giá thành máy thu giảm đáng kể.
Trong các máy thu lấy mẫu không đồng bộ, có thêm khối chức năng
“rob/stuf” ở phía sau bộ chuyển đổi ADC nhằm giải quyết vấn đề mất đồng bộ
khoảng thời gian lấy mẫu do hiện tượng trôi mẫu tức thời gây ra. Khi sảy ra hiện
tượng này, tùy thuộc vào việc xung nhịp của máy thu nhanh hơn hoặc chậm hơn so
với xung nhịp máy phát, khối “rob/stuf” sẽ thực hiện sao chép lại xung đồng hồ từ
mẫu trước đó hoặc mượn một mẫu từ tín hiệu thu được. Tiến trình này khắc phục
được hiện tượng trôi mẫu tức thời ở máy thu. Do đó, nó thường được dùng để sửa
các lỗi về định thời ký hiệu, đảm bảo việc đồng bộ tần số ở máy thu.

II.3. Đồng bộ sóng mang – Carrier synchronization


Đồng bộ tần số sóng mang là vấn đề quyết định đối với hệ thống thông tin
đa sóng mang. Nếu việc thực hiện đồng bộ không bảo đảm, các chỉ tiêu chất lượng
cũng như các ưu điểm của hệ thống này so với hệ thống thông tin đơn sóng mang
truyền thống bị giảm đi đáng kể. Trong hệ thống OFDM, do tính trực giao của các
sóng mang con đòi hỏi rất chặt chẽ nên việc đồng bộ giữa các sóng mang cũng cần
được hết sức quan tâm để đảm bảo cho việc phục hồi tín hiệu. Có hai nguyên nhân
chính dẫn đễn việc mất đồng bộ sóng mang, đó là: Sự suy giảm biên độ sóng mang
thu (do thời điểm lấy mẫu tại máy thu không nằm đúng vào đỉnh của xung sinc
[sinc (x) = sin x / x]) và nhiễu kênh lân cận ICI....)

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 9


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

Hình 2.4 Suy giảm biên độ do lệch tần số sóng mang


Trong đồng bộ tần số sóng mang, người ta quan tâm đến hai vấn đề chính: lỗi tần
số và thực hiện ước lượng tần số.
II.3.1. lỗi tần số
Lỗi tần số là sự lệch tần số gây ra bởi sai khác giữa hai bộ dao động bên
phát và bên thu, độ dịch tần Doppler và nhiễu pha do kênh không tuyến tính. Hai
ảnh hưởng lỗi tần số gây ra là suy giảm biên độ tín hiệu do tín hiệu (có dạng hàm
sinc) được lấy mẫu không phải tại đỉnh và tạo ra nhiễu xuyên kênh ICI giữa các
kênh nhánh do mất tính trực giao của các sóng mang nhánh. Sự suy giảm tỉ số tín
trên tạp D(dB) đã được Pollet [7] đánh giá và phân tích thông qua biểu thức sau:
2
10 10  N .F  E S
D(dB)    .f 2   
3 ln 10 3 ln 10  W  N0

Trong đó: ΔF là độ lệch tần số


N: số sóng mạng con
W: độ rộng băng tần

Hình 2.5: Suy giảm SRN do lệch tần số (phân tích trên cơ sở nhiễu AWGN)

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 10


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

Theo đánh giá này, để đảm bảo yêu cầu chất lượng của hệ thống, thì độ bất
ổn định trong đồng bộ tần số sóng mang của hệ thống phải thấp hơn 2% [1].
II.3.2. Thực hiện ước lượng tần số
Cũng giống như trong đồng bộ thời gian, có thể chia các giải pháp để ước
lượng tần số thành hai loại: dựa trên sử dụng tín hiệu pilot và sử dụng CP. Vì đồng
bộ tần số là yêu cầu cốt yếu của hệ thống thông tin đa sóng mang nên đây là một
trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu rộng rãi.
Với đồng bộ tần số sử dụng CP, có thể thực hiện thuật toán theo một số
hướng như sau [1]:
+ Tạo ra hàm có đỉnh khi chênh lệch tần số bằng 0;
+ Sử dụng bộ ước lượng ML (Maximun Likehood).
Ngoài ra, để tăng thêm độ chính xác của bộ ước lượng tần số, người ta còn
có thể sử dụng thêm các bộ khoá pha (Phase Lock Loop - PLL).
Một vấn đề cần chú ý là quan hệ giữa đồng bộ tần số và đồng bộ thời gian.
Để giảm ảnh hưởng của mất đồng bộ tần số, có thể giảm số lượng sóng mang
nhánh, tăng khoảng cách giữa hai sóng mang cạnh nhau. Tuy nhiên, giảm số lượng
sóng mang sẽ thu nhỏ thời khoảng ký tự trên mỗi sóng mang làm độ nhạy với sai
lỗi thời gian của hệ thống tăng lên, yêu cầu về đồng bộ thời gian phải chặt chẽ
hơn. Vì vây, cần phải nghiên cứu để dung hoà hai yêu cầu về đồng bộ thời gian và
đồng bộ tần số.
Trong thuật toán đồng bộ tần số dựa vào pilot, một số sóng mang được sử
dụng để truyền dẫn tín hiệu này. Tín hiệu pilot thường được chọn là các chuỗi giả
ngẫu nhiên PN hoặc tín hiệu chip [1]. Bằng cách sử dụng một thuật toán thích hợp,
bên thu sẽ xác định được giá trị xoay pha của tín hiệu gây ra bởi sai lệch tần số.
Tín hiệu dẫn đường được chèn vào nguồn tín hiệu, sau đó được điều chế
thành tín hiệu OFDM thông qua bộ biến đổi IFFT. Tín hiệu dẫn đường là mẫu tín
hiệu được biết trước cả ở phía phát và phía thu và được phát đi cùng nguồn tín
hiệu có ích với nhiều mục đích khác nhau như khôi phục kênh truyền, đồng bộ hệ
thống, trong đó có vai trò đồng bộ tần số.

Hình 2.6: Mô hình chèn mẫu tin dẫn đường vào tín hiệu OFDM

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 11


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

Mẫu tin dẫn đường được chèn cùng với mẫu tin có ích cả ở trong miền tần
số và miền thời gian (hình 2.6). tuy nhiên, khoảng cách giữa hai mẫu tin dẫn
đường liên tiếp nhau phải tuân theo quy luật lấy mẫu cả ở miền tần số và miền thời
gian. Ở miền tần số, sự biến đổi của kênh vô tuyến phụ thuộc vào thời gian trễ
truyền dẫn lớn nhất của kênh τ max. Với rf là tỷ số lấy mẫu ở miền tần số, f S là
khoảng cách liên tiếp giữa hai sóng mang nhánh thì khoảng cách giữa hai mẫu tin
1
dẫn đường ở miền tần số Df phải thỏa mãn điều kiện sau [3]: rf  1
D f . f S . max

Tỷ số lấy mẫu tối thiểu ở miền tần số rf phải bằng 1. Tỷ số này có thể lớn
hơn 1, khi đó số mẫu tin dẫn đường nhiều hơn mức cần thiết và kênh truyền được
lấy mẫu vượt mức (oversampling). Trong trường hợp khoảng cách giữa hai mẫu
tin dẫn đường không thỏa mãn điều kiện lấy mẫu đã nêu ở trên thì kênh truyền
không thể khôi phục đượchoàn toàn thông qua mẫu tin dẫn đường.
Tương tự như ở miền tần số, ở miền thời gian, khoảng cách giữa hai mẫu tin
dẫn đường liên tiếp Dt cũng phải thỏa mãn điều kiện tiêu chuẩn lấy mẫu trên miền
thời gian. Sự biến đổi của hàm truyền vô tuyến ở miền thời gian phụ thuộc vào tần
số Doppler fD max. Theo tiêu chuẩn lấy mẫu ở miền thời gian thì khoảng cách D t
phải thỏa mãn điều kiện sao cho tỷ số lấy mẫu trên miền thời gian rt ≥ 1 như sau:
1
rf  1
2. f D max .Dt  TS  TG 

Việc đồng bộ tần số sóng mang phía thu được thực hiện
thông qua các thuật toán đánh giá kênh truyền và ước lượng tần số. Dưới đây trình
bày một số thuật toán ước lượng tần số và đánh giá kênh truyền
II.3.3. Đánh giá lỗi tần số sử dụng thuật toán ước lượng sau DFT
Cũng như thuật toán miền thời gian, việc ước lượng độ lệch tần số thực hiện
sau xử lý DFT đòi hỏi phải cần tối thiểu ký hiệu lặp lại liền nhau. Phần cấu trúc
mào đầu của hai ký hiệu này có thuộc tính phù hợp với các ký hiệu huấn luyện dài
và ngắn-short and long training symbol, điều này cho phép máy thu thực hiện việc
đánh giá sai số tần số sau quá trình xử lý DFT. Theo phân tích trong Moose [7] thì
đánh giá sai số tần số theo khả năng cực đại - maximum likelihood error estimator
được thực hiện như sau:
Tín hiệu thu được trong khoảng thời gian lặp lại của hai ký hiệu (bỏ qua tạp
âm) được tính
j 2n  k  f  
1  K 
rn   k k X . H .e N
 n = 0, 1,…, 2N-1 (*)
N  k  K 
Trong đó: Xk là các ký hiệu dữ liệu phát đi

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 12


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

Hk là đáp ứng tần số kênh cho sóng mạng phụ thứ k;


K là tổng số các sóng mang phụ
fΔ là sai số tần số đối với khoảng sóng mang phụ.
Tính toán DFT cho ký hiệu thu đầu tiên với sóng mang phụ thứ k là :
N 1  j 2kn
R1,k   rn e N
k = 0, 1,…, N-1
n 0

và DFT cho ký hiệu thứ hai là :


2 N 1  j 2kn N 1  j 2kn
R2,k  r e
n N
n
N
  rn N e
n 0
N
k = 0, 1,…, N-1

Từ phương trình (*) tính cho mẫu n + N ta có:


j 2  n  N  k  f   j 2 . n  k  f  
1  K  1  K  j 2. . f 
rn N   k k X .H .e   k k X .H .e e  e j 2. . f
N N

N  k  K  N k  K 
Vì e j2πk = 1, thế vào biểu thức trên ta được:
j 2. . f
R2,k = R1,k e 

Do các sóng mang con có độ di pha tương ứng với độ lệch tần số, nên có thể tính
toán lỗi tần số thông qua độ di pha này bằng cách sử dụng biến trung gian z:

 R R 
K K

 R1,k R2,k 
*
z  1, k 1,k e j 2. . f 
k  K k  K

z e
j 2. . f 
 R R 
k  K
1,k 1,k
*


2
z  e j 2. . f  R1,k
k  K

do biến z là biến phức nên góc pha được xác định theo lỗi tần số và được ước
lượng như sau:
1
fˆ   z
2
kết quả nhận được tương tự như khi tính toán đối với miền thời gian.
II.3.4. Bám pha sóng mang.
Ước lượng tần số không phải là một thủ tục hoàn hảo, do vậy vẫn tồn tại
những lỗi tần số mà bộ ước lượng không kiểm soát được. Sự suy giảm SNR do ICI
sẽ được khắc phục nếu bộ ước lượng được thiết kế để giảm lỗi tần số xuống dưới
giới hạn yêu cầu. Vấn đề chính của bù lệch tần số là qúa trình quay chòm sao tín

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 13


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

hiệu. Quá trình phân tích của bộ ước lượng lỗi tần sau DFT cũng cho thấy rằng
quay chòm sao tín hiệu đối với các sóng mang con là như nhau. Để thấy rõ hiện
tượng này ta có thể sử dụng matlab để mô phỏng quá trình điều chế QPSK trong
10 ký hiệu OFDM với lỗi tần số là 3kHz. Các đáp ứng lỗi này chỉ tương đương với
khoảng 1% phân đoạn sóng mang con, do đó ảnh hưởng lên SNR là không đáng
kể. Tuy nhiên quá trình mô phỏng cho thấy: chỉ sau đúng 10 ký hiệu, các điểm tín
hiệu của mỗi chòm sao đã vượt quá ra khỏi biên quyết định, do đó không thể thực
hiện giải điều chế chính xác được nữa. Để khắc phục hiện tượng này người ta sử
dụng phương pháp bám pha sóng mang.
II.3.5.Bám pha sóng mang với dữ liệu trợ giúp.
Phương pháp bám pha đơn giản nhất là có sự trợ giúp của dữ liệu. Theo
chuẩn IEEE 802.11a và HiperLAN/2, bốn sóng mang con được xác định trước
trong quá trình truyền dữ liệu. Những sóng mang con đặc biệt này được gọi là
sóng mang con dẫn đường - pilot subcarriers, có nhiệm vụ chính là giúp máy thu
bám được pha sóng mang. Sau qúa trình DFT của ký hiệu thứ n, các sóng mang
dẫn đường Rn,k được cân bằng với tích của đáp ứng tần số kênh H k và ký hiệu dẫn
đường Pn,k
Rn ,k  H k Pn ,k e j 2. . f 

Giả sử ước lượng Ĥ k của đáp ứng tần số kênh đã biết, suy ra giá trị pha gần đúng
là:
 Np
 
 n   Rn ,k Hˆ k Pn ,k  
 k 1 
Nếu giả sử rằng quá trình đánh giá kênh là hoàn toàn chính xác, ta có:
 Np 2

 n   e

j 2. . f 

k 1
Hk 


trong trường hợp này, ta ko cần quan tâm đến khoảng [-π, π) vì dữ liệu dẫn đường
đã biết, do đó sự sai pha sẽ được tự động sửa lỗi.

Kết luận

Công nghệ OFDM ngày nay được ứng dụng rất rộng rãi trong các hệ thống viễn
thông như: Hệ thống truyền hình số DVBT, phát thanh số DAB hay truy cập
Internet băng rộng ADSL... Cùng với những công nghệ truyền tin khác, OFDM
đang chứng tỏ những ưu điểm của mình trong các hệ thống viễn thông trên thực tế
đặc biệt là trong phát thanh, truyền hình số và cả trong thông tin di động. Trong

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 14


Tiểu luận môn học: Đồng bộ trong hệ thống OFDM Lớp K12-Đ2

khuôn khổ tiểu luận này, các vấn đề cơ bản của kỹ thuật đồng bộ trong hệ thống
OFDM đã được đề cập và phân tích trên cơ sở lý thuyết. Với kiến thức còn hạn
chế cũng như khuôn khổ tiểu luận có giới hạn, rất mong muốn có sự góp ý, trao
đổi của Thầy giáo và các bạn.

Lê Việt Hà – Hoàng Văn Cường 15

You might also like