You are on page 1of 50

Lời cam đoan

LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan nội dung của đồ án này không là bản sao chép hoàn toàn
của bất cứ đồ án hoặc công trình nào đã có từ trước. Mọi sự tham khảo sử dụng
trong đồ án đều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong báo cáo và danh mục tài liệu
tham khảo. Nếu vi phạm quy chế của khoa, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

1
Mục lục

MỤC LỤC

2
Các từ viết tắt

3
Các từ viết tắt

CÁC TỪ VIẾT TẮT


3GPP The Third Generation PartnerShip Dự án đối tác thế hệ thứ 3
Project
4G The Fourth Generation Công nghệ truyền thông
không dây thế hệ thứ 4
AWGN Additive White Gaussian Noise Nhiễu Gauss trắng cộng
BER Bit Error Rate Tỉ lệ lỗi bit
BPSK Binary Phase Shift Key Khoá dịch pha nhị phân
CCDF Complementary Cumulative Hàm phân bố tích lũy bù
Distribution Function
CDF Cumulative Distribution Function Hàm phân bố tích lũy
Hàm phân
bố tích lũy
CP Cyclic Prefix Tiền tố lặp
CR Clipping Ratio Tỷ số cắt
DFT Discrete Fourier Transform Biến đổi Fourier rời rạc
DVB-T Digital Video Broadcasting Terrestrial Công nghệ truyền dẫn truyền
hình kĩ thuật số mặt đất
FDM Fast Fourier Transform Biến đổi Fourier nhanh
HDTV High Definition Televison Truyền hình độ nét cao
ICI Inter-Channel Interference Nhiễu xuyên kênh
IDFT Inverse Discrete Fourier Transform Biến đổi Fourier ngược
IFFT Inverse Fast Fourier Transform Biến đổi ngược Fourier nhanh
ISI Inter-Symbol Interference Nhiễu xuyên kí tự
ISI Inter Symbol Interference Nhiễu xuyên kí tự
LTE Long Term Evolution Công nghệ di động thế hệ 4
OFDM Orthogonal Frequency Division Ghép kênh phân chia theo tần
Multiplexing số trực giao
PAPR Peak-to-Average Power Ratio Tỉ số công suất đỉnh trên công
suất trung bình
PSK Phase Shift Key Khóa dịch pha
PTS Partial Transmit Sequence Dãy truyền riêng phần
QAM Quadrature amplitude modulation Điều chế biên độ cầu phương
QPSK Quadrature Phase Shift Key Khóa dịch pha cầu phương
S/P Serial to Parallel converter Chuyển đổi nối tiếp sang song
song
SBC Sub Block Coding Mã hóa khối con
SLM Selected Level Mapping Lược đồ chọn mức
SNR Signal to Noise Ratio Tỉ số tín hiệu trên nhiễu
TDMA Time Divison Multiplexing Access Đa truy cập phân chia theo
thời gian
WiMAX Worldwide Interoperability for Tiêu chuẩn IEEE 802.16 cho

4
Các từ viết tắt

Microwave Access việc kết nối Internet băng


thông rộn

5
Lời mở đầu

6
Lời mở đầu

LỜI MỞ ĐẦU


Việc nghiên cứu kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM)
được biết đến từ những năm 70 của thế kỷ trước, với những ưu điểm chính như: cho
phép truyền dữ liệu tốc độ cao được truyền song song với tốc độ thấp trên các băng
hẹp, khả năng cho hiệu suất phổ cao, khả năng chống lại fading chọn lọc tần số, đơn
giản và hiệu quả trong điều chế và giải điều chế tín hiệu nhờ sử dụng thuật toán
IFFT, FFT.
Bên cạnh những ưu điểm đó, hệ thống OFDM vẫn còn những hạn chế cần được
khắc phục. Hệ quả của việc sử dụng nhiều sóng mang ghép kênh trực giao dẫn đến
tín hiệu OFDM rất nhạy cảm với sự dịch tần số, đồng thời vấn đề đồng bộ tần số và
thời gian trong các hệ thống OFDM phức tạp hơn hệ thống đơn sóng mang. Và
cũng chính việc sử dụng nhiều sóng mang phụ là nguyên nhân tạo ra nhược điểm
lớn nhất của hệ thống OFDM : tạo ra các đỉnh có biên độ lớn khi tín hiệu trên các
sóng mang cộng kết hợp. Tỷ số công suất đỉnh trên công suất trung bình PAPR
được dùng để đánh giá đỉnh tín hiệu trong một chu kỳ ký hiệu OFDM.
Hệ thống OFDM có tỷ số PAPR lớn thì nó làm tăng độ phức tạp bộ chuyển đổi
A/D và D/A, làm giảm hiệu quả của bộ khuyếch đại công suất vì thế việc làm giảm
tỷ số PAPR trong hệ thống OFDM là rất quan trọng.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc làm giảm tỷ số PAPR trong hệ thống
OFDM nên em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các kĩ thuật giảm PAPR trong
truyền dẫn OFDM” cho đồ án chuyên ngành này.
Nội dung đề tài gồm có 4 nội dung chính
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động
Chương 2 : Tổng quan về OFDM
Chương 3 : Các phương pháp giảm PAPR trong OFDM
Chương 4 : Mô phỏng một số phương pháp giảm PAPR

7
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

8
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN DI DỘNG

1.1. Giới thiệu chương

Ra đời đầu tiên vào cuối năm 1940, đến nay thông tin di động đã trải qua nhiều
thế hệ. Mạng di động thế hệ thứ nhất là thế hệ thông tin tương tự sử dụng công nghệ
đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA).Thế hệ thứ 2 sử dụng kỹ thuật số với
công nghệ đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA) và phân chia theo mã
(CDMA). Thế hệ thứ 3 ra đời đánh giá sự nhảy vọt nhanh chóng về cả dung lượng
và ứng dụng so với các thế hệ trước đó và có khả năng cung cấp các dịch vụ đa
phương tiện là thế hệ đang được triển khai ở nhiều nước nước trên Thế Giới.
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách khái quát nhất về hệ thống
thông tin di động, lịch sử phát triển, cấu trúc chung và một số công nghệ di động
được sử dụng từ trước tới nay.
1.2. Lịch sử phát triển

Các dịch vụ di động sơ khai bắt đầu hoạt động vào năm 1960.
Năm 1967 , chiếc điện thoại “di động” đầu tiên được ra đời có tên gọi là Carry
Phone , với khối lượng 4,5kg
Đến năm 1973, Motorola Dyna Tac ra đời , có hình dáng giống điện thoại ngày
nay hơn, tuy nhiên còn cồng kềnh và chưa được phổ biến
Năm 1980, hệ thống điện thoại di động sử dụng kĩ thuật truy cập phân chia
theo tần số được phát triển. Nhưng các hệ thống thông tin tương tự không thể đáp
ứng được nhu cầu ngày càng tăng do có quá nhiều hạn chế :
- Phân bố tần số rất hạn chế.
- Dung lượng thấp.
- Tiếng ồn khó chịu và nhiễu hệ thống xảy ra khi máy di động di chuyển trong

môi trường Fading đa tia


- Không đáp ứng được các dịch vụ mới hấp dẫn đối với khách hàng.
- Không cho phép giảm đáng kể giá thành của các thiết bị di động và cơ sở hạ

tầng.
- Không đảm bảo tính bảo mật của các cuộc gọi.
- Không tương thích giữa các hệ thống khác nhau.

9
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

Năm 1982, hệ thống thông tin di động số sử dụng kỹ thuật đa truy cập phân
chia theo thời gian ( TDMA) ra đời ở Châu Âu có tên là GSM (Global System for
Moblie Communication).
Năm 1985, Công nghệ CDMA bắt đầu phát triển và phiên bản đầu tiên là
CDMA IS_95A. Các mạng CDMA được đưa vào khai thác ở Hàn Quốc ,
HongKong, Argentina, Brasil, Chile,… Để tăng dung lượng của hệ thống thông tin
di động, tần số các hệ thống này đang được chuyển từ vùng 800-900MHz vào vùng
1,8-1,9MHz.
Tháng 5/1986 giải pháp TDMA băng hẹp được lựa chọn cho dịch vụ viễn thông
chung Châu Âu ở băng tần 900MHz.
1.3. Cấu trúc chung của hệ thống thông tin di động

Hình 1.1. Mô hình hệ thống thông tin di động

Các phần tử và chức năng cơ bản của mô hình:


• Trạm di động MS (Mobile station) : MS là thiết bị đầu cuối. MS có thể là thiết bị
đặt trong ôtô hay thiết bị xách tay . MS có chức năng thu, phát và xử lý tín hiệu vô
tuyến, MS còn cung cấp khả năng tương tác với người dùng thông qua loa, micro,
màn hình hiển thị, bàn phím… để quản lý cuộc gọi và thực hiện các tác vụ khác

10
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

• Trạm thu phát gốc BTS (Base station transceiver station) : Một BTS bao gồm
hệ thống thiết bị phát, thu , anten và xử lý tín hiệu vô tuyến , giải mã , mã hóa thông
tin , trao đổi với thiết bị điều khiển trạm gốc BSC
Một số bộ phận quan trọng của BTS là TRAU ( Transcoder/adapter rate unit).
Hệ thống chuyển mã và chuyển đổi tốc độ. Ở đây cũng thực hiện thích ứng tốc độ
trong trường hợp truyền số liệu. TRAU có thể đặt gần hoặc xa trạm BTS
• Bộ điều khiển trạm gốc BSC (Base station controller) : Là thành phần nằm giữa
trung tâm chuyển mạch và trạm thu phát gốc (BTS). BSC có nhiệm vụ quản lý điều
khiển trạm gốc BTS. Thiết bị cung cấp chức năng điều khiển chuyển giao, tần số sử
dụng và điều khiển công suất tín hiệu đối với mỗi người dùng, quản lý tài nguyên
và các tham số vô tuyến...Trong thực tế BSC là tổng đài có khả năng tính toán đáng
kể. Vai trò chủ yếu của nó là quản lý các kênh ở giao diện vô tuyến và chuyển giao.
Một BSC trung bình có thể quản lý tới hàng chục BTS (phụ thuộc vào lưu
lượng của các BTS này). BTS cũng có thể kết hợp chung với BSC vào một trạm
gốc.
• Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ di động MSC (Mobile service switching

center): Ở hệ thống thông tin di động, chức năng chuyển mạch chính được thực
hiện bởi MSC. Nhiệm vụ của MSC là điều phối việc thiết lập cuộc gọi đến các
người sử dụng mạng thông tin di động. MSC liên kết với mạng ngoài gọi là MSC
cổng.
Chức năng của MSC:
- Chuyển mạch cuộc gọi, điều khiển cuộc gọi và ghi nhật ký cuộc gọi
- Giao tiếp với PSTN, ISDN, PSPDN
- Quản lý di động thông qua mạng vô tuyến và các mạng khác
- Quản lý tài nguyên vô tuyến – handover giữa các BSC
- Thông tin tính cước
• Bộ ghi định vị thường trú HLR (Home localtion register): Ngoài mạng MSC,

mạng thông tin di động bao gồm cả các cơ sở dữ liệu. Các thông tin liên quan đến
việc cung cấp các dịch vụ viễn thông được lưu giữ ở HLR. HLR còn chứa thông tin
liên quan đến vị trí hiện thời của thuê bao. Thường HLR là một máy tính đứng riêng
không có khả năng chuyển mạch và có khả năng quản lý hàng trăm thuê bao. Một

11
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

chức năng nhỏ của HLR nhận dạng trung tâm nhận thức AUC, nhiệm vụ của trung
tâm này là quản lý an toàn số liệu của các thuê bao được phép.
• Bộ ghi định vị tạm trú VLR (Visitor location register): VLR là cơ sở dữ liệu thứ

2 trong mạng thông tin di động được nối với một hay nhiều MSC và có nhiệm vụ
lưu giữ tạm thời số liệu thuê bao. Các thuê bao đang nằm trong vùng phục vụ của
MSC tương ứng và đồng thời lưu giữ số liệu về vị trí các thuê bao nói trên ở mức
độ chính xác hơn HLR. Các chức năng của VLR thường được liên kết với các chức
năng MSC.
• MSC Cổng (GMSC): Mạng thông tin di động có thể chứa nhiều MSC, VLR,HLR.
Để thiết lập một cuộc gọi đến của người sử dụng thông tin di động trước hết cuộc
gọi phải được định tuyến đến một tổng đài được gội là GMSC mà không cần biết
thuê bao hiện thời đang ở đâu. Các tồng đài cổng có nhiệm vụ lây thông tin về vị trí
của thuê bao và định tuyến cuộc gọi đên tổng đài đang quản lý thuê bao ở thời điểm
hiện tại ( MSC tạm trú). Để vậy trước hết tổng đài phải dựa trên số thoại danh bạ
của thuê bao để tìm đúng HLR cần thiết và hỏi HLR. Tổng đài cổng có một giao
tiếp với các mạng bên ngoài, thông qua giao diện này nó làm nhiệm vụ cổng để kết
nối các mạng bên ngoài với mạng di động. Ngoài ra tổng đài này cũng có giao diện
số 7 (CCSNo7) để có thể tương tác với các phần tử của mạng thông tin di động. Về
phương diện kinh tế không phải bao giờ tổng đài cũng đứng riêng mà nó thường
được kết hợp với MSC.
• Quản lý thuê bao và trung tâm nhận thức ( AUC): Quản lý thuê bao, bao gồm

các hoạt động quản lý đăng ký thuê bao. Nhiệm vụ đầu tiên là nhập và xóa thuê bao
khỏi mạng. Đăng ký thuê bao cũng có thể là rất phức tạp, bao gồm nhiều dịch vụ và
tính năng bổ xung. Nhà khai thác phải có thể thâm nhập được tất cả hệ thống số nói
trên. Một nhiệm vụ quan trọng của khai thác là tính cước cuộc goi. Cước phí phải
được tính và được gửi đến thuê bao. Quản lý thuê bao ở mạng thông tin di dộng chỉ
liên quan HLR và một số thiết bị OS riêng, chẳng hạn nối HLR với các thiết bị giao
diện người máy qua các trung tâm giao dịch với các thuê bao. Việc quản lý thuê bao
được thực hiện thông qua một khóa nhận dạng bí mật duy nhất cho từng thuê bao.
AUC quản lý các thông tin nhận thức và mật mã liên quan đến từng cá nhân thuê

12
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

bao dựa trên khóa bí mật này. AUC có thể được đặt trong HLR hay MSC hay độc
lập với cả hai. Khóa này cũng được lưu giữ vĩnh cửu và bí mật trong bộ nhớ MS. Ở
GMS bộ nhớ này có dạng SIMCARD có thể rút ra và cắm lại được.
• Quản lý thiết bị di động EIR (Equipment identity register) : Quản lí thiết bị di
động. EIR lưu giữ tất cả các dữ liệu liên quan đến trạm di động MS. EIR được nối
đến MSC thông qua đường báo hiệu để kiểm tra sự được phép của thiết bị. Một thiết
bị không được phép sẽ bị cấm.
• Bộ xử lý số liệu DMH( Data Message Handler): Được sử dụng để thu nhập các

dữ liệu tính cước.


• Các mạng ngoài : Các mạng thông tin này bao gồm mạng điện thoại chuyển mạch

công cộng (PSTN), mạng số liên kết đa dịch vụ (ISDN), mạng di động công cộng
mặt đất (PLMN) và mạng số liệu công cộng chuyển mạch gói (PSPDN).
1.4. Các hệ thống mạng di động

Một số nguyên tắc quan trọng khi thiết kế các hệ thống vô tuyến di động là vấn
đề lựa chọn các hệ thống đa truy cập để có thể sử dụng phổ vô tuyến chung. Đa truy
cập được phân chia làm các phương pháp sau:
- Đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA).
- Đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA).
- Đa truy cập phân chia theo mã ( CDMA).
1.4.1. Hệ thống di động thế hệ thứ nhất (1G)

Hệ thống di động tương tự sử dụng phương thức đa truy cập phân chia theo tần số
FDMA (Frequency-division multiple access) và diều chế tần số FM
Đặc điểm : - Phương thức truy cập chính : FDMA
- Dịch vụ đơn thuần là thoại
- Chất lượng thấp, bảo mật kém

13
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

Hình 1.2. Đa truy cập phân chia theo tần số

Một số hệ thống điển hình :


- NMT: Nordic Mobile Telephone sử dụng băng tần 450Mhz
- TACS: Total Access communication System triển khai tại anh năm 1985
- AMPS: Advanced Mobile Phone System triển khai tại Bắc Mỹ năm 1978 băng
tần 800 MHz
1.4.2. Hệ thống di động thế hệ thứ hai (2G)
1.4.2.1. Giới thiệu

2G (Second-General Wireless Telephone Technology) là mạng di động thế hệ


thứ hai. Đặc điểm khác biệt nổi bật giữa mạng di động thế hệ đầu tiên (1G) và mạng
2G là chuyển đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số. Năm 1991, mạng di động 2G
đầu tiên được triển khai thương mại theo chuẩn GSM ở Phần Lan bởi nhà mạng
Radiolinja.

Tùy vào kỹ thuật đa truy cập tín hiệu 2G được chia làm 2 loại chính là TDMA
(Time Division Multiple Access) và CDMA (Code Division Multiple Access)

Đánh dấu điểm mốc bắt đầu của mạng 2G là sự ra đời của mạng D-AMPS (hay
IS-136) dùng TDMA phổ biến ở Mỹ. Tiếp theo là mạng CdmaOne (hay IS-95) dùng
CDMA phổ biến ở châu Mỹ và một phần của châu Á, rồi mạng GSM dùng TDMA,
ra đời đầu tiên ở Châu Âu và hiện được triển khai rộng khắp thế giới. Sự thành công

14
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

của mạng 2G là do dịch vụ và tiện ích mà nó mạng lại cho người dùng, tiêu biểu là
chất lượng thoại và khả năng di động

1.4.2.2. Đa truy cập phân chia theo thời gian TDMA

Hình 1.3. Đa truy cập phân chia theo thời gian

Đặc điểm :

Các tín hiệu chia thành từng cụm và ghép thành các khung thời gian

Mỗi sóng mang mang một cụm chiếm toàn bộ băng thông

Cần đảm bảo tính đồng bộ nghiêm ngặt

1.4.2.1. Đa truy cập phân chia theo mã CDMA

15
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

Hình 1.4. Đa truy cập phân chia theo code

Đặc điểm : Các User được mã hóa trực giao nhau. Mỗi User được phân biệt
bằng một mã riêng. Cho phép nhiều user phát đồng thời trên toàn bộ băng thông tại
cùng một thời điểm.

1.4.2.2. Ưu Nhược điểm của hệ thống 2G

Ưu điểm : Trong mạng 2G, tín hiệu số được sử dụng để truyền dẫn giữa các
thiết bị. Các dữ liệu số của giọng nói được mã hóa nên có thể nén, ghép kênh hiệu
quả hơn analog nên tiết kiệm được băng tần, đảm bảo tính bảo mật cao. Hiệu quả
quang phổ cao. Khả năng bị nhiễu từ môi trường thấp. Nhờ khả năng số hóa mà các
dịch vụ truyền dữ liệu văn bản như Email, SMS , MMS… được phát triển.

Nhược điểm : Tín hiệu sóng kĩ thuật số yếu từ điện thoại có thể không truyền
đến trạm thu phát sóng, chất lượng cuộc gọi bị giảm đáng kể. Khi khoảng cách tăng
lên, tín hiệu tương tự vẫn có thể giải mã nhưng chất lượng thông tin giảm dần, còn
tín hiệu số sẽ xảy ra lỗi làm sai khác thông tin ở nơi thu so với nơi phát

1.4.3. Hệ thống di động thế hệ thứ ba(3G)

1.4.3.1. Giới thiệu:

16
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

Tiếp nối thế hệ thứ 2, mạng thông tin di động thế hệ thứ ba 3G đã được triển
khai và trở nên phổ biến. Cải tiến nổi bật nhất của mạng 3G so với mạng 2G là khả
năng cung cấp các gói tốc độ cao nhằm triển khai các dịch vụ truyền thông đa
phương tiện. Mạng 3G bao gồm mạng UMTS sử dụng kỹ thuật WCDMA, mạng
CDMA2000 sử dụng kỹ thuật CDMA và mạng TD-SCDMA được phát triển bởi
Trung Quốc. Gần đây công nghệ WiMAX cũng được thu nhận vào họ hàng 3G bên
cạnh các công nghệ nói trên. Tuy nhiên, câu chuyện thành công của mạng 2G rất
khó lặp lại với mạng 3G. Một trong những lý do chính là dịch vụ mà 3G mang lại
không có một bước nhảy rõ rệt so với mạng 2G. Mãi gần đây người ta mới quan
tâm tới việc tích hợp MBMS (Multimedia broadcast and multicast service) và IMS
(IP multimedia subsystem) để cung ứng các dịch vụ đa phương tiện.

1.4.3.2. Công nghệ đa truy cập chia theo mã CDMA2000

CDMA2000, là thế hệ kế tiếp của các chuẩn 2G CDMA và IS-95. Băng tần
1.25Mhz .Các đề xuất của CDMA2000 nằm bên ngoài khuôn khổ GSM tại Mỹ,
Nhật Bản và Hàn Quốc. CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2. Có nhiều công nghệ
truyền thông khác nhau được sử dụng trong CDMA2000 bao gồm 1xRTT,
CDMA2000-1xEV-DO và 1xEV-DV.

1.4.3.3. Công nghệ đa truy cập chia theo mã băng rộng W-CDMA

W-CDMA (Wideband Code Division Multiple Access) nguyên thủy là công


nghệ CDMA2000 . W-CDMA được sử dụng trong hệ thống di dộng của Japanese
FOMA và J-Phone 3G . W-CDMA sử dụng băng tần 5Mhz.
Tiêu chuẩn CDMA2000 W-CDMA
Công nghệ 1X 1XEV-DO 1XEV-DV 3X UMTS FOMA J-Phone
Băng tần (Mhz) 1.25 1.25 3.75 5
Chip Rate (Mchips/s) 1.2288 3.6864 3.84
Tốc độ đỉnh (Mbps) 0.144 2.4 4.8 5-8 2.4 (8 – 10 với HSDPA)
Điều chế QPSK (DL), BPSK (UL)
Mã hóa Mã chập (low rate), Turbo (high rate)
Tần số điều khiển 800 Hz 1500 Hz
Bảng 1.1. Đặc tính tiêu chuẩn 3G

17
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

1.4.4. Hệ thống thông di động SDMA (4G)


1.4.4.1. Giới thiệu

Hình 1.5. Hệ thống 4G


Công nghệ 4G là 1 công nghệ di động tiên tiến cho phép người dùng xem được
video hoặc nghe được âm thanh chất lượng cao thông qua giao tức internet (internet
protocol) end-to-end (từ đầu này sang đầu kia, từ nguồn tới đích). Tốc độ nhanh hơn
mạng 3G hiện tại từ 4 đến 10 lần.

Yêu cầu kỹ thuật của 4G bao gồm cả mạng chuyển mạch gói tin dựa trên địa chỉ
IP và một kênh với băng thông có khả năng mở rộng lên đến 40MHz.

Công nghệ mạng 4G sử dụng bao gồm : UMTS, OFDM, SDR, TD-SCDMA,
MIMO, WiMaX.

1.4.4.2. Công nghệ 4G LTE (Long Term Evolution)

Hệ thống 3GPP LTE , là bước tiếp theo cần hướng tới của hệ thống mạng
không dây 3G dựa trên công nghệ di động GSM/UMTS, và là một trong những
công nghệ tiềm năng nhất cho truyền thông 4G. Liên minh Viễn thông Quốc tế
(ITU) đã định nghĩa truyền thông di động thế hệ thứ 4 là IMT Advanced và chia
thành hai hệ thống dùng cho di động tốc độ cao và di động tốc độ thấp. 3GPP LTE
là hệ thống dùng cho di động tốc độ cao. Ngoài ra, đây còn là công nghệ hệ thống

18
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

tích hợp đầu tiên trên thế giới ứng dụng cả chuẩn 3GPP LTE và các chuẩn dịch vụ
ứng dụng khác, do đó người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện cuộc gọi hoặc truyền
dữ liệu giữa các mạng LTE và các mạng GSM/GPRS hoặc UMTS dựa trên
WCDMA. Kiến trúc mạng mới được thiết kế với mục tiêu cung cấp lưu lượng
chuyển mạch gói với dịch vụ chất lượng cao, độ trễ tối thiểu. Hệ thống sử dụng
băng thông linh hoạt nhờ vào mô hình đa truy cập OFDMA và SC-FDMA. Thêm
vào đó, FDD (Frequency Division Duplexing) và TDD (Time Division Duplexing),
bán song công FDD cho phép các UE có giá thành thấp. Không giống như FDD,
bán song công FDD không yêu cầu phát và thu tại cùng thời điểm. Điều này làm
giảm giá thành cho bộ song công trong UE. Truy cập tuyến lên dựa vào đa truy cập
phân chia theo tần số đơn sóng mang (Single Carrier Frequency Division multiple
Access SC-FDMA) cho phép tăng vùng phủ tuyến lên làm tỷ số công suất đỉnh trên
công suất trung bình thấp (Peak-to-Average Power Ratio PAPR) so với OFDMA.
Thêm vào đó, để cải thiện tốc độ dữ liệu đỉnh, hệ thống LTE sử dụng hai đến bốn
lần hệ số

1.4.4.3. Công nghệ WiMax

Năm 2004, chuẩn WiMax (Worldwide Interoperability for Microwave Access)


đầu tiên 802.16-2004 đã được IEEE chấp nhận . Không giống các chuẩn không dây
khác, WiMax cho phép truyền dữ liệu trên nhiều dải tần, có thể tránh “đụng độ” với
những ứng dụng không dây khác. WiMax cho tốc độ cao một phần nhờ kỹ thuật
OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing) cho phép tăng băng thông
bằng cách chia tách các kênh băng rộng thành nhiều kênh băng hẹp, mỗi kênh dùng
tần số khác nhau để truyền đồng thời các gói dữ liệu.

Tháng 12/2005, IEEE phê chuẩn 802.16e – Mobile WiMax, bổ sung cho
802.16-2004. Mobile WiMax cung cấp khả năng di động bằng cách cho phép
chuyển kênh truyền dữ liệu từ một trạm thu phát này sang một trạm khác khi người
dùng di chuyển giữa 2 trạm. Tương tự phiên bản 802.11n của Wi-Fi, Mobile

19
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

WiMax dùng công nghệ MIMO cho phép phát và thu qua nhiều anten để cải thiện
tốc độ và chất lượng tín hiệu. Mobile WiMax được kỳ vọng cạnh tranh với các công
nghệ di động, Wi-Fi và các công nghệ truy cập Internet như DSL.

Mobile WiMax không cần cơ sở hạ tầng tốn kém như các hệ thống dùng dây và
cung cấp đủ băng thông cho các dịch vụ thoại, dữ liệu và các dịch vụ đa phương
tiện như truyền hình độ nét cao (HDTV).

3GPP LTE 802.16e/Mobile 802.16m/Mobile


RAN1 WiMax R1 WiMax R2
Ghép kênh TDD, FDD TDD TDD, FDD
Băng tần 700MHz – 2,3GHz, 2,5GHz, 2,3GHz, 2,5GHz,
2,6GHz 3,3-3,8GHz 3,3-3,8GHz
Tốc độ tối đa 300Mbps / 70Mbps /70Mbps 300Mbps /100Mbps
(Download/Upload 100Mbps
)
Di động 350km/h 120km/h 350km/h
Phạm vi phủ sóng 5/30/100km 1/5/30km 1/5/30km
Số người dùng 80 50 100
VoIP đồng thời
Bảng 1.2. So sánh các công nghệ 4G

1.4.4.4. Ưu điểm

- Tốc độ rất cao.

- Có công suất cao hơn, nghĩa là có thể hỗ trợ một lượng lớn người dùng tại một
thời điểm bất kỳ. 4G hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao hơn, do vậy các ứng dụng đa
truyền thông như thoại có hình hay các đoạn video sẽ mượt hơn. Một trạm phát 3G
có thể phục vụ cùng lúc khoảng 60 đến 100 người dùng dịch vụ 3G đủ nhanh và
đáng tin cậy. Tuy nhiên một tháp 4G LTE có thể phục vụ tới 300 - 400 người. Đặc
biệt, 4G có khả năng giảm độ trễ xuống ở mức rất thấp, lý tưởng cho các dịch vụ
đòi hỏi đáp ứng theo thời gian thực.

20
Chương 1 : Tổng quan về thông tin di động

- Có hiệu suất sử dụng phổ tần cao hơn 3G, cho phép dung lượng dữ liệu truyền
lớn hơn. Đó là nhờ 4G sử dụng các chương trình mã hóa thông minh hơn. Thêm
nữa, 4G nén được nhiều bit dữ liệu hơn trên phổ tần số so với 3G.

1.5. Kết luận chương

Các hệ thống thông tin di động hiện nay có tần suất phát triển khoảng 10 năm,
cứ 10 năm thì một thế hệ thông tin di động mới xuất hiện. Tuy nhiên các thế hệ sau
này, không có sự cách tân đột phá, mà chỉ phát triển , cải tiến dựa trên hệ thống
trước đó. Sự thay đổi lớn nhất là từ thế hệ 1G sang thế hệ 2G, chuyển từ tín hiệu
tương tự sang tín hiệu số, nhờ đó chúng ta có thể khai thác hiệu quả băng thông,
nhiều dịch vụ mới ra đời.
Chương này đã giới thiệu tổng quan về quá trình phát triển của hệ thống thông tin di
động . Với nhu cầu không ngừng tăng lên của người sử dụng cả về chất lượng và số
lượng, nhu cầu trao đổi thông tin ở trình độ cao và đa dạng sự phát triển ấy là tất
yếu. Hiện nay công nghệ 3G đang được ứng dụng một cách mạnh mẽ ở các nước
trên thế giới với các dịch vụ tiện ích như điện thoại truyền hình, truy cập internet,…

21
Chương 2 : Tổng quan về OFDM

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ OFDM


2.1. Giới thiệu chương
OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing) ghép kênh phân chia
theo tần số trực giao là một trường hợp đặc biệt của phương pháp điều chế đa sóng
mang. Kỹ thuật này cho phép truyền dữ liệu với tốc độ cao, chống nhiễu tốt và giải
quyết được các vấn đề đa đường. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên lý
và phát biểu toán học của kỹ thuật này. Từ đó xây dựng nên bộ điều chế và giải điều
chế cho hệ thống OFDM cũng như dựa trên hai bộ phận chính đó để xây dựng nên
hệ thống thu phát OFDM hoàn chình. Giới thiệu một số ứng dụng của kỹ thuật điều
chế này đang được sử dụng trong các hệ thống số hiện tại. Kết thúc chương là một
số đánh giá về ưu và nhược điểm của kỹ thuật OFDM.
2.2. Nguyên lí cơ bản của OFDM
2.2.1. Giới thiệu về OFDM

Kỹ thuật OFDM bắt nguồn từ kỹ thuật FDM (ghép kênh theo tần số). Kỹ thuật
OFDM do R.W.Chang phát minh năm 1966 ở Mỹ. Sau đó, Weistein và Ebert đã
chứng minh rằng phép điều chế OFDM có thể thực hiện được thông qua các phép
biến đổi Fourier rời rạc ngược (IDFT) và phép giải điều chế OFDM có thể thực hiện
được bằng phép biến đổi Fourier rời rạc (DFT) sau này chuyển sang sử dụng phép
biến đổi nhanh Fourier (FFT) và biến đổi nhanh Fourier ngược (IFFT)
Nguyên lý cơ bản của OFDM là chia một luồng dữ liệu tốc độ cao thành các
luồng dữ liệu tốc độ thấp hơn và phát đồng thời trên một số các sóng mang con trực
giao. Các sóng mang này đi qua bộ biến đổi Fourier trước khi truyền đi.
Từ khi hình thành đến nay, OFDM đã phát triển thành một kỹ thuật phổ biến
trong hệ thống thông tin di động băng rộng , được sử dụng trong các ứng dụng như
truyền hình kỹ thuật số và truyền âm thanh, truy cập internet DSL , mạng không
dây , mạng powerline và 4G ...

2.2.2. Nguyên lí cơ bản

22
Chương 2 : Tổng quan về OFDM

Hình 2.1. Sơ đồ khối của kỹ thuật ODFM

- S/P (Serial to parallel) : chuyển đổi tín hiệu nối tiếp thành song song
- IFFT : biến đổi nhanh Fourier ngược
- P/S (Parallel to serial) : chuyển đổi tín hiệu song song thành nối tiếp
- FFT: biến đổi nhanh Fourier
Tại nơi phát , OFDM phân chia dải tần thành rất nhiều dải tần con với các sóng
mang khác nhau, mỗi sóng mang được điều chế để truyền một dòng dữ liệu tốc độ
thấp. Tập hợp của nhiều dòng dữ liệu này tạo nên luồng tốc độ cao để truyền đi.
Mỗi sóng mang mang một luồng dữ liệu , các sóng mang trực giao với nhau.
Tại nơi thu , tín hiệu được giải điều chế ngược lại, các sóng mang con chứa các
luồng dữ liệu được tách ra thành các tín hiệu song song. Sau đó các tín hiệu song
song được chuyển thành tín hiệu nối tiếp ở ngõ ra

2.2.3. Bộ điều chế OFDM


2.2.3.1. Sơ đồ nguyên lý

23
Chương 2 : Tổng quan về OFDM

Hình 2.2. Bộ điều chế OFDM cơ bản

- S/P : có nhiệm vụ chuyển luồng tín hiệu bit nối tiếp d o,d1,d2… ở đầu vào thành

tín hiệu bit song song so,s1,s2… ở đầu ra. Mỗi tín hiệu s sẽ được điều chế trên 1
sóng mang khác nhau.
- Khối IFFT : Kỹ thuật OFDM sử dụng nhiều sóng mang, mỗi sóng mang là một

sóng sin, nếu số lượng sóng mang lớn thì việc điều chế trở nên phức tạp . Vì vậy
cần dùng phép biến đổi Fourier ngược để vấn đề được đơn giản hơn. Sau khi tín
hiệu được mã hóa và điều chế số ta thu được N luồng tín hiệu X o,X1,… XN-1
tương ứng với N sóng mang con . Tín hiệu x[n] = x o,x1…xn-1 sau khối IFFT được
xác định bởi công thức :

- Một khoảng bảo vệ được chèn vào đó là tiền tố lặp CP. Nhờ đó , hiện tượng
(2.1)
nhiễu xuyên kí tự ISI được hạn chế.
Tín hiệu sau khi điều chế OFDM được chuyển sang tín hiệu analog , đi vào bộ
khuếch đại công suất cao tần. Sau đó được phát đi vào môi trường
2.2.3.2. Các kỹ thuật điều chế trong OFDM

Trong OFDM người ta thường sử dụng BPSK, QPSK, 4QAM, 16QAM,


64QAM… cho việc điều chế tín hiệu.

• Điều chế BPSK

24
Chương 2 : Tổng quan về OFDM

Hình 2.3.a. Đồ thị tín hiệu điều chế BPSK Hình 2.3.b. Giản đồ vecto
BPSK

Tín hiệu băng gốc s(t) là xung NRZ lưỡng cực và sơ đồ điều chế này sử dụng một
trong hai pha lệch nhau 180o.
+ Với các bit 1 : (2.2)
+ Với các bit -1 : (2.3)
• Điều chế QPSK

Hình 2.4.a. Dạng sóng QPSK Hình 2.4.b. Biểu đồ điều chế QPSK

• Điều chế QAM (Quadrature Amplitude Modulation)

25
Chương 2 : Tổng quan về OFDM

Điều chế biên độ cầu phương QAM là phương pháp điều chế kết hợp giữa điều
chế biên độ ASK và điều chế pha PSK. Trong phương pháp này , ta thực hiện
điều chế biên độ nhiều mức 2 sóng mang dịch pha 90o .Tín hiệu tổng của 2 sóng
mang này có dạng vừa điều biên vừa điều pha :
và (2.4)

Hình 2.5. Biểu đồ không gian tín hiệu 16 QAM


2.2.4. Bộ giải điều chế OFDM

Hình 2.6. Bộ giải điều chế

Bộ giải điều chế OFDM thực hiện quá trình ngược lại của bộ điều chế .Tín hiệu
r(t) ở dạng nối tiếp được tách thành các luồng song song, sau đó được loại bỏ
khoảng bảo vệ. Các tín hiệu này tiếp tục đi qua khối FFT để giải điều chế tín hiệu
OFDM , tiếp đến là giải mã và sắp xếp lại . Cuối cùng là giải điều chế tín hiệu và
chuyển đổi song song thành nối tiếp.

2.2.5. Tính trực giao của hai tín hiệu

26
Chương 2 : Tổng quan về OFDM

Hình 2.7.a. Bốn sóng mang trực giao nhau trên miền thời gian.

Hình 2.7.b. So sánh phổ tín hiệu của hai loại điều chế FDM (a) và OFDM (b)

Khái niệm trực giao : các tín hiệu trực giao nếu chúng độc lập tuyến tính với nhau.
Trong OFDM các sóng con có tính trực giao , chúng có thể chồng chập lên nhau
nhưng vẫn có thể tách ra mà không bị nhiễu bởi các sóng mang kế bên
Hai tín hiệu tuần hoàn trực giao với nhau khi tích phân của tích 2 tín hiệu trong
1 chu kì bằng 0.
- Trong miền thời gian liên tục
T

∫ cos(2π n f t).cos(2π m f t) dt = 0
0
0 0 (2.5)

- Trong miền thời gian rời rạc


N −1
2π kn 2π km (2.6)
∑ cos(
k =0 N
).cos(
N
) dt = 0

2.3. Nhiễu trong kỹ thuật OFDM


2.3.1. Fading

27
Chương 2 : Tổng quan về OFDM

Fading được định nghĩa là sự thay đổi cường độ tín hiệu sóng mang cao tần thu
được do sự thay đổi khí quyển và phản xạ đất, nước trong đường truyền sóng.
Các loại Fading :
- Fading phẳng : tín hiệu sóng mang bị thay đổi đều trong một dải tần số
- Fading lựa chọn tần số : làm thay đổi sóng mang phụ thuộc vào tần số
Nếu đường truyền vô tuyến đi qua mặt đất hoặc mặt nước có độ phản xạ cao thì
pha đinh do phản xạ mặt đất là chủ yếu so với pha đinh phản xạ từ tầng đối lưu.
2.3.2. Nhiễu trắng Gauss AWGN

Là loại nhiễu tồn tại trong tất cả các hệ thống truyền dẫn. Các nguồn nhiễu chủ
yếu là nhiễu nhiệt, nhiễu điện từ các bộ khuếch đại bên thu, và nhiễu liên ô. Các loại
nhiễu này có thể gây ra nhiễu liên kí tự ISI, nhiễu liên sóng mang ICI. Nhiễu này
làm giảm tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR, giảm hiệu suất phổ của hệ thống.
2.3.3. Nhiễu xuyên kênh ICI
Nhiễu xuyên kênh gây ra do các thiết bị phát trên các kênh liền nhau. Nhiễu
xuyên kênh thường xảy ra do tín hiệu truyền trên kênh vô tuyến bị dịch tần gây can
nhiễu sang các kênh kề nó. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của hiệu ứng dịch
Doppler, dịch pha và tần số làm mất sự trực giao giữa các sóng mang con. Để loại
bỏ nhiễu xuyên kênh người ta phải có khoảng bảo vệ (guard band) giữa các dải tần.

Hình 2.8. Nhiễu xuyên kênh ICI

2.3.4. Nhiễu xuyên kí tự ISI

28
Chương 2 : Tổng quan về OFDM

Hình 2.9. Nhiễu xuyên ký tự


Nhiễu xuyên ký tự gây ra bởi tín hiệu phản xạ có thời gian trễ khác nhau từ các
hướng khác nhau từ phát đến thu gây ra hiện tượng đa đường.
Ảnh hưởng này sẽ làm biến dạng hoàn toàn mẫu tín hiệu khiến bên thu không
thể khôi phục lại được tín hiệu gốc ban đầu.
Vì vậy trong việc thiết kế bộ lọc phát và nhận, mục đích là tối thiểu hóa ISI để
việc truyền tín hiệu số đến đích có tỉ lệ lỗi thấp nhất có thể. Để hạn chế nhiễu ISI ta
chèn thêm tiền tố CP.
2.4. Đánh giá kỹ thuật OFDM
2.4.1. Ưu điểm
- Việc dùng phép chuyển đổi Fourier và Fourier ngược làm hệ thống sử dụng kỹ
thuật OFDM có cấu trúc đơn giản.
- Phổ tính hiệu giữa các sóng mang chồng chất lên nhau , làm tăng hiệu quả sử
dụng băng thông của hệ thống sử dụng OFDM .Khả năng truyền dữ liệu tốc độ
cao qua kênh truyền fading có tính chọn lọc tần số.

- Hệ thống OFDM có thể loại bỏ hoàn toàn hiện tượng giao thoa giữa các kí hiệu
(ISI) nếu độ dài chuỗi bảo vệ lớn hơn trễ truyền dẫn lớn nhất của kênh.

- Ảnh hưởng của sự phân tập tần số đối với chất lượng của hệ thống giảm nên
phù hợp cho việc thiết kế hệ thống truyền dẫn băng rộng.

29
Chương 2 : Tổng quan về OFDM

2.4.2. Nhược điểm

- Hệ thống OFDM tạo ra tín hiệu trên nhiều sóng mang, dải động của tín hiệu lớn
nên tỉ số công suất đỉnh trên công suất trung bình PAPR lớn, hạn chế hoạt động
của bộ khuếch đại công suất.

- Đường bao biên độ của tín hiệu phát không bằng phẳng gây ra méo phi tuyến ở
các bộ khuếch đại công suất ở máy phát và máy thu.

- Sử dụng chuỗi bảo vệ tránh được nhiễu phân tập đa đường nhưng làm giảm đi
một phần hiệu suất sử dụng đường truyền, do bản thân chuỗi bảo vệ không
mang thông tin có ích. Việc sử dụng chuỗi bảo vệ không mang thông tin có ích
đã làm giảm hiệu suất của đường truyền.

- Do yêu cầu về điều kiện trực giao giữa các sóng mang phụ, hệ thống OFDM rất
nhạy cảm với hiệu ứng Doopler cũng như sự dịch tần (frequency offset) và dịch
thời gian (time offset) do sai số đồng bộ.

2.5. Ứng dụng và hướng phát triển

Ngày nay kỹ thuật OFDM được ứng dụng cho hầu hết các hệ thống thông tin số
như hệ thống phát thanh số DAB (Digital Audio Broadcasting), DRM (Digital
Radio Mondiale) , hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T (Digital Video
Broadcasting for Terrestrial Transmission Mode), DVB-H (Digital Video
Broadcasting for Handheld), mạng internet băng rộng ADSL , các mạng không dây
tốc độ cao như HiperLAN/2 và hệ thống WiMax.
Các hướng phát triển trong tương lai
Kỹ thuật OFDM hiện được đề cử làm phương pháp điều chế sử dụng trong
mạng thông tin thành thị băng rộng Wimax theo tiêu chuẩn IEEE 802.16a và hệ
thống thông tin di động thế hệ thứ tư. Trong hệ thống thông tin di động thế hệ thứ
tư, kỹ thuật
OFDM còn có thể kết hợp với các kỹ thuật khác như kỹ thuật đa anten phát và thu

30
Chương 2 : Tổng quan về OFDM

(MIMO technique) nhằm nâng cao dung lượng kênh vô tuyến và kết hợp với công
nghệ CDMA nhằm phục vụ dịch vụ đa truy cập của mạng. Một vài hướng nghiên
cứu với mục đích thay đổi phép biến đổi FFT trong bộ điều chế OFDM bằng phép
biến đổi Wavelet nhằm cải thiện sự nhạy cảm của hệ thống đối với hiệu ứng dịch
tần do mất đồng bộ gây ra và giảm độ dài tối thiểu của chuỗi bảo vệ trong hệ thống
OFDM. Tuy nhiên khả năng ứng dụng của công nghệ này cần phải được kiểm
chứng cụ thể hơn nữa trong tương lai.
2.6. Kêt luận chương
Trong chương 2 chúng ta đã tìm hiểu được một cách tổng quan nhất về OFDM , tuy
kỹ thuật OFDM mang lại nhiều ưu điểm như chống nhiễu ISI, ICI , hệ thống điều
chế đơn giản nhờ biến đổi Fourier. Ngày nay OFDM đã được áp dụng trong nhiều
công nghệ truyền dẫn và tiếp tục triển khai trong nhiều hệ thống mới đặc biệt là
công nghệ 4G. Tuy nhiên , OFDM cũng có một số nhược điểm cần phải khắc phục,
đặc biệt là tỉ số PAPR ( tỉ số công suất đỉnh trên công suất trung bình) cao. Trong
chương sau chúng ta sẽ tìm hiểu về PAPR và các phương pháp giảm PAPR trong
OFDM

31
Chương 3: Các phương pháp giảm PAPR trong kỹ thuật OFDM

CHƯƠNG 3 : CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢM PAPR TRONG


KỸ THUẬT OFDM

3.1. Giới thiệu chương


Như đã trình bày trong hai chương trước, kỹ thuật OFDM có nhiều lợi thế như
hiệu suất phổ cao, không ảnh hưởng bởi nhiễu xuyên ký tự (ISI) và nhiễu xuyên
kênh (ICI). Nhưng một trong những hạn chế cơ bản của hệ thống OFDM đó là tỉ số
công suất đỉnh trên công suất trung bình PAPR (Peak-to-Average Power Ratio) cao.
Khi tỉ số này cao , việc sử dụng bộ khuếch đại công suất sẽ không đạt hiệu suất cao
vì phải dự trữ công suất để tránh nhiễu phi tuyến. Như vậy giảm PAPR là yêu cầu
quan trọng của hệ thống sử dụng OFDM. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu
chi tiết về PAPR và các phương pháp giảm tỉ số này để nâng cao chất lượng của hệ
thống . Một số phương pháp như : Clipping and Filtering, PTS, SLM …
3.2. Khái niệm PAPR
Định nghĩa:
PAPR được định nghĩa là tỉ số công suất đỉnh tức thời trên công suất đỉnh trung
bình của mỗi ký tự đa sóng mang. Tức là, trong miền thời gian một tín hiệu đa sóng
mang là tổng của các tín hiệu băng hẹp của các sóng mang con. Ở một số thời điểm
giá trị tổng này là lớn, và ở thời điểm khác nó lại nhỏ. Có nghĩa là giá trị đỉnh của
tín hiệu là lớn so với giá trị trung bình. Tỷ số PAPR được biểu diễn thông qua công
thức toán học sau:
(3.1)
Với s(t) là kí tự đa sóng mang trong khoảng thời gian 0<T<Ts. Điều đó có
nghĩa là PAPR đánh giá trên mỗi kí tự OFDM. PAPR biểu diễn dải biên độ của các
mẫu tạo ra bên máy phát tín hiệu OFDM. Nói cách khác, PAPR biểu diễn khoảng
cách đến gốc của ký tự trong không gian tín hiệu
3.3. Hàm phân bố tích lũy bù CCDF
Hàm phân bố tích lũy CDF (Cumulative Distribution Function) của PAPR là
hàm được sử dụng nhiều nhất để đo lường chất lượng của các kỹ thuật giảm PAPR.
CDF là hàm mô tả đầy đủ phân phối xác suất của một biến ngẫu nhiên giá
trị thực X. Với mỗi số thực x, hàm phân phối tích lũy được định nghĩa như sau:

(3.2)

32
Chương 3: Các phương pháp giảm PAPR trong kỹ thuật OFDM

Trong đó vế phải biểu diễn xác suất mà biến ngẫu nhiên X lấy giá trị nhỏ hơn
hay bằng x. Do đó, xác suất X nằm trong khoảng (a, b] là F(b) − F(a) nếu a < b.
Hàm phân bố tích lũy bù CCDF (Complementary Cumulative Distribution
Function) là hàm bù của hàm CDF được sử dụng để thay thế cho CDF đánh giá
PAPR. CCDF của PAPR được định nghĩa là xác suất mà PAPR của một khối dữ
liệu vượt quá một giá trị giới hạn định trước PAPR0.
P (max(um ) ≥ φ ∀m = 0,1,..., N − 1) = P ( PAPR ≥ PAPR0 ) = 1 − (1 − e − PAPR0 ) N

(3.3)
3.4. Các phương pháp giảm PAPR
3.4.1. Phương pháp Clipping and Filtering (Cắt biên độ và lọc)
Đây là phương pháp đơn giản nhất trong các phương pháp giảm PAPR trong
điều chế đa sóng mang
Tín hiệu OFDM bao gồm những sóng mang phụ được điều chế độc lập có biên
độ và pha khác nhau. Những sóng mang phụ này có phổ khác nhau trong miền tần
số và được truyền cùng lúc. Khi những sóng mang phụ được cộng liền mạch với
nhau trong miền thời gian, công suất đỉnh tức thời của tín hiệu OFDM sẽ lớn hơn
rất nhiều so với công suất trung bình. Trong trường hợp xấu nhất, khi N tín hiệu
được cộng cùng pha, công suất đỉnh sẽ lớn hơn N lần so với công suất trung bình
Phương pháp này thực hiện việc giới hạn biên độ ở ngưỡng cho trước, nếu tín
hiệu vượt quá ngưỡng cho trước thì biên độ của nó bị cắt, trong khi pha không đổi.
Giả sử tín hiệu có dạng được điều chế qua sóng mang . Sau khi sử dụng
phương pháp Clipping , chúng ta thu được tín hiệu được xác định bởi biểu thức:
(3.4)
Thông số quan trọng của Clipping là tỉ lệ cắt (Clipping ratio - CR) được tính
bằng tỉ số của mức ngưỡng và năng lượng tín hiệu trung bình trước khi clipping.
(3.5)

33
Chương 3: Các phương pháp giảm PAPR trong kỹ thuật OFDM

Hình 3.1. Minh họa phương pháp Clipping and Filtering


Tuy nhiên phương pháp này kéo theo những hạn chế như làm méo dạng tín hiệu
trong băng, dẫn đến hiệu suất BER giảm và gây ra nguyên nhân bức xạ ngoài băng,
làm giảm hiệu suất sử dụng phổ. Do đó người ta sử dụng thêm các bộ lọc số
(Filtering), có giá thành cao và thiết kế phức tạp, để điều khiển bức xạ ngoài băng.
3.4.2.Dãy truyền riêng phần PTS
PTS (Partial Transmit Sequence) là phương pháp dãy truyền riêng phần.
Phương pháp thực hiện là chia khối dữ liệu ban đầu thành nhiều khối dữ liệu phụ
(SubBlock) khác nhau điều chế trên các sóng mang con riêng. Mỗi sóng mang con
được thêm vào một hệ số pha, sao cho PAPR của tín hiệu là nhỏ nhất để truyền đi.
Cần phải thực hiện phép thử nhiều lần để tìm ra sự kết hợp tối ưu giữa hệ số và các
SubBlock

Hình 3.2. Phương pháp PTS

34
Chương 3: Các phương pháp giảm PAPR trong kỹ thuật OFDM

Dữ liệu nguồn được đưa vào khối chuyển đổi , phân chia để thành nhiều
SubBlock Xm =[X1,X2,…XM ] .Tiếp tục đi qua khối IFFT để chuyển đổi Fourier. Hệ

bm = e jφm φm ∈ [ 0, 2π )
số pha b được tính toán , , ở đây với m=1,2,..,M ghép với
tín hiệu sau khi biến đổi, cuối cùng ta được tín hiệu có hệ số PAPR tối ưu. Tín hiệu
cuối cùng là kết hợp trong miền thời gian của các dãy đã nhân pha có thể biểu thị

M
x '(b) = ∑ bi xi
i =1
qua biểu thức sau:
3.4.3.Phương pháp lược đồ chọn mức SLM
Phương pháp SLM (Selective Level Mapping) tiến hành chia dữ liệu gốc thành
các khối dữ liệu khác nhau, các khối này mang thông tin của dữ liệu gốc, sau đó
chọn khối có PAPR thấp nhất để truyền đi

Hình 3.3. Sơ đồ khối phương pháp SLM


Tín hiệu nguồn được chia thành các khối có chiều dài N , N sóng mang con.
Mỗi tín hiệu con được nhân với m dãy pha khác nhau tạo thành các tín hiệu con
X=[X1,X2….Xm] .
Tín hiệu ở miền thời gian sau khi nhân với dãy pha được biểu diễn như sau :

Khi
(3.6)
Biến đổi tín hiệu X qua miền thời gian IFFT, thu được tín hiệu x=[x 1,x2…xm].
Cuối cùng chọn một xm có giá trị PAPR nhỏ nhất để truyền đi. Để hoạt động
phương pháp SLM cần có m bộ IFFT, có thể áp dụng cho tất cả các loại điều chế và

35
Chương 3: Các phương pháp giảm PAPR trong kỹ thuật OFDM

bất cứ số sóng mang con. Giá trị giảm của PAPR phụ thuộc vào số lượng của dãy
pha và thiết kế của dãy pha.
3.4.4. Một số kỹ thuật khác
3.4.4.1. Cửa sổ đỉnh (Peak Windowing)
Ý tưởng của phương pháp cửa sổ đỉnh đó là nhân đỉnh lớn của tín hiệu với của
sổ không phải hình chữ nhật. Chẳng hạn như là cửa sổ dạng Gauss, Cosin, Keiser và
cửa sổ Hamming. Khi tín hiệu OFDM nhân với các cửa sổ này thì phổ kết quả là
tích chập của phổ OFDM ban đầu với phổ của các cửa sổ.
3.4.4.2. Chia tỉ lệ đường bao (Envelope Scaling)

Hình 3.4. Sơ đồi khối phương pháp chia tỷ lệ đường bao

Ý tưởng của phương pháp này dựa trên cơ sở là tất cả các đường bao của các
sóng mang con là bằng nhau khi ta sử dụng kỹ thuật điều chế PSK. Chia dữ liệu ngõ
vào thành các nhóm sau đó nhân mỗi nhóm với hệ số sẽ làm thay đổi đường bao của
các sóng mang con trong nhóm, hệ số này nằm trong khoảng (0,1]. Thay đổi hệ số
cho từng nhóm sau đó so sánh giá trị PAPR ngõ ra của từng trường hợp, trường hợp
nào cho PAPR nhỏ nhất sẽ được gởi tới hệ thống.
3.4.4.3. Chèn dãy mã giả (Dummy sequence insertion)

36
Chương 3: Các phương pháp giảm PAPR trong kỹ thuật OFDM

Hình 3.5. Phương pháp chèn dãy mã giả


Chuỗi dữ liệu ngõ vào được chia thành B bit song song sau khi đi qua bộ
chuyển đổi nối tiếp song song. Sau đó D bit giả được thêm vào. Dãy giả có thể chọn
từ dãy tương quan hay dãy bù để giảm PAPR. Nếu PAPR thấp hơn giá trị định
trước, nó sẽ được truyền. Phương pháp này chèn D bit không mang thông tin
3.4.4.4. Kỹ thuật ghép xen (Interleaving technique)

Hình 3.6. Kỹ thuật ghép xen


Kỹ thuật ghép xen để giảm PAPR trong OFDM giống với kỹ thuật SLM. Thay
vì sử dụng các dãy pha như trong phương pháp SLM thì với kỹ thuật ghép xen lại
sử dụng các dãy hoán vị đem lại PAPR nhỏ nhất để truyền đi. Có hai loại kỹ thuật
ghép xen đó là ghép xen ngẫu nhiên và ghép xen có chu kỳ.
3.4.4.5. Kỹ thuật Đơn ánh Tone (Tone Injection Technique)
Ý tưởng của phương pháp này là tăng kích thước chòm điểm của tín hiệu. Bằng
cách ánh xạ tương ứng mỗi điểm trong chòm điểm vào một vài điểm tương đương
trong chòm điểm mở rộng mới. Rồi sau đó chọn chòm điểm cho giá trị PAPR nhỏ
nhất để truyền đi. Vì tính chất đơn ánh trong ánh xạ này mà người ta gọi phương
pháp này là đơn ánh tone (Tone Injection).

37
Chương 3: Các phương pháp giảm PAPR trong kỹ thuật OFDM

3.4.4.6. Mở rộng không gian tín hiệu (Active constellation extention)


Mở rộng hoạt động của không gian tín hiệu (ACE) là kỹ thuật giảm PAPR
tương tự như TI. Trong kỹ thuật này, những điểm của không gian tín hiệu nằm bên
ngoài sẽ tự động mở rộng ra xa bên ngoài so với không gian tín hiệu ban đầu do đó
là PAPR của khối dữ liệu được giảm do công suất trung bình tín hiệu tăng lên.
Phương pháp này có thể được áp dụng cho điều chế QAM và PSK.

Hình 3.7. Mở rộng chòm điểm tích cực với điều chế QPSK

Hình 3.8.Mô tả việc mở rộng không gian tín hiệu

đối với phương pháp điều chế 16-QAM.

Hai hình trên mô tả việc mở rộng không gian tín hiệu. Các điểm ở góc được mở
rộng vào vùng bóng râm, các điểm phụ được mở rộng về hướng mũi tên còn các
điểm bên trong thì giữ nguyên
3.4.4.7. Lược đồ mã hóa khối (Block Coding Schemes)

38
Chương 3: Các phương pháp giảm PAPR trong kỹ thuật OFDM

Ý tưởng của phương pháp lược đồ mã hóa khối dựa trên đặc điểm là giá trị
PAPR có thể được giảm bằng cách mã hóa khối dữ liệu thành bộ các từ mã, sau đó
ta chọn các từ mã cho giá trị PAPR tối ưu
3.4.5. Kết luận chương
Chương này đã trình bày xong các vấn đề liên quan đến PAPR trong kỹ thuật
OFDM, từ nguyên nhân đến các phương pháp giảm PAPR. Có nhiều phương giúp
giảm PAPR. Tùy theo các tiêu chí khác nhau mà người dùng xem xét và đưa ra lựa
chọn phương pháp phù hợp. Chương này đề cập đến 3 phương pháp giảm PAPR là
Clipping & Filtering, SLM, PTS với sơ đồ khối và thuật toán và sơ lược một số
phương pháp khác. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, cần phải cân đối
giữa hệ số PAPR, sự méo dạng tín hiệu và sự phức tạp của hệ thống.
Tuy nhiên nội dung lý thuyết vẫn chưa thể làm rõ được nội dung chương, vì vậy
chương sau sẽ trình bày các đồ thị mô phỏng được từ các phương pháp giảm PAPR,
từ đó đưa ra các nhận xét chính xác hơn cho mỗi phương pháp sau khi so sánh
chúng với nhau.

39
Chương 4: Mô phỏng một số phương pháp giảm PAPR

CHƯƠNG 4 : MÔ PHỎNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP


GIẢM PAPR

4.1. Giới thiệu chương


Chương này là phần mô phỏng một số phương pháp giảm giảm PAPR đã được
nói ở chương 3. Cụ thể sẽ mô phỏng hai phương pháp giảm PAPR , phương pháp
cắt Clipping và phương pháp sử dụng lược đồ chọn mức SLM. Phương pháp
Clipping thực hiện đơn giản tuy nhiên có nhược điểm lớn so với SLM , đó là làm
méo dạng tín hiệu khi điều chế, gây lỗi ngay trước khi truyền vào môi trường.
Đồ án này mô phỏng dựa trên phần mềm Matlab version R2009A.
4.2. Phương pháp SLM
4.2.1. Lưu đồ thuật toán

Bắt đầu

Tạo ngẫu nhiên chuỗi dữ liệu nhị phân

Tính PAPR của các dãy và tín hi


Điều chế QPSK

Chọn dãy có PAPR nhỏ nh


Chuyển dữ liệu thành các khối có chiều dài N nhỏ nhất
Chuyển song song ->nối tiếp

Tính CDF cho từng trường


Tạo các dãy pha khác nhau

Nhân mỗi khối dữ liệu với mỗi dãy pha khác nhau Vẽ đồ thị CCDF

4.2.2. Mô phỏng
Kết thúc
Thông số : Thực hiện IFFT
Số symbol mô phỏng là 10000, số lượng sóng mang Ns=64
Số bit của tín hiệu nguồn là 1280000 bit
Phương pháp điều chế : QPSK
Số dãy pha U1=[5 10 20 50] , dãy pha là một chuỗi giá trị [-1,1] ngẫu nhiên [5]

40
Chương 4: Mô phỏng một số phương pháp giảm PAPR

Thực hiện: Mô phỏng tín hiệu gồm 64 sóng mang con áp dụng phương pháp
SLM với các dãy pha U khác nhau ở điều chế 4-PSK. Vẽ đồ thị CCDF của tín hiệu
gốc và tín hiệu sau khi thực hiện SLM. Từ đó đưa ra nhận xét về khả năng giảm
PAPR của phương pháp SLM với các dãy pha U khác nhau.

Hình 4.1. Đồ thị hàm CCDF mô tả PAPR của tín hiệu gốc
và tín hiệu được SLM với các dãy pha khác nhau

41
Chương 4: Mô phỏng một số phương pháp giảm PAPR

Nhận xét : Trên đồ thị là 5 đường tương ứng với giá trị PAPR của tín hiệu gốc
và tín hiệu sau khi thực hiện phương pháp SLM. Khi chưa thực hiện phương pháp
SLM giá trị PAPR cao vượt trội so với tín hiệu đã thực hiện SLM
Cụ thể, tại xác xuất 10-3 giá trị PAPR được xác định như bảng sau :
Lọc tín hiệu có Signal_Power > A để cắt

PAPR[dB]
Giá trị (dB) Giảm được(dB)
Tín hiệu
Gốc 10.41 0
U=5 7.33 3.08
U=10 6.62 3.79
U=20 6.07 4.34
U=50 5.61 4.8
Bảng 4.1. PAPR của tín hiệu gốc và sau khi thực hiện phương pháp SLM

Ta thấy với số lượng dãy pha U càng lớn thì khả năng giảm PAPR càng hiệu quả

Bắt đầu

Tạo ngẫu nhiên chuỗi dữ liệu nhị phân

Điều chế QPSK

Thực hiện IFFT

Tính PAPR của tín hiệu gốc

Tính giá trị đỉnh giới hạn Clipping A

4.3. Phương pháp Clipping


4.3.1. Lưu đồ thuật toán

Sym_clip =

42
Tính PAPR của tín hiệu sau Clipping
Vẽ đồ thị CCDF

Kết thúc
Chương 4: Mô phỏng một số phương pháp giảm PAPR

4.3.2. Mô phỏng
Thông số : Số symbol mô phỏng là 10000, số lượng sóng mang Ns=64
Số bit ở đầu vào : 1280000 bit
Phương pháp điều chế : QPSK

43
Chương 4: Mô phỏng một số phương pháp giảm PAPR

Số dãy pha CR = [1 3 4 6]
Độ dài dãy CP = 13
Thực hiện : Clipping với các mức cắt CR khác nhau, thực hiện mô phỏng tín
hiệu gồm 64 sóng mang con ở điều chế 4-PSK.
(4.1)
Suy ra (4.2)
Trong đó : A là ngưỡng cắt
x là tín hiệu trước khi cắt
CR là tỷ số cắt
(4.3)
Tỷ số cắt CR (Clipping Ratio) để đại diện cho các cấp clipping. Tỷ số cắt CR là
tỷ số giữa công suất lớn nhất giữa tín hiệu đã clipping trên công suất trung bình của
tín hiệu trước khi clipping.
Vậy tín hiệu sau khi cắt là :
(4.4)

Hình 4.2: Đồ thị hàm CCDF với tín hiệu gốc và các mức clipping khác nhau

Nhận xét : Tỷ số CR càng nhỏ thì PAPR càng nhỏ. Tuy nhiên do đây là
phương pháp xén tín hiệu nên mức biến dạng càng lớn khi CR càng nhỏ. Số liệu cụ
thể được cho ở bảng sau, tại xác xuất 10-3 :

44
Chương 4: Mô phỏng một số phương pháp giảm PAPR

PAPR[dB]
Giá trị (dB) Giảm được(dB)
Tín hiệu
Gốc 10.26 0
CR=2 4.36 5.9
CR=3 5.55 4.71
CR=4 6.57 3.69
CR=5 7.40 2.86
Bảng 4.2. PAPR của tín hiệu gốc và tín hiệu sau khi Clipping

4.4. Kết luận chương

Do giới hạn về kiến thức , kinh nghiệm và thời gian nên chúng em chỉ mô phỏng
được 2 trong số nhiều phương pháp giảm PAPR trong hệ thống OFDM. Việc áp
dụng các phương pháp này có tác dụng giảm đáng kể tỷ số PAPR của tín hiệu.
Phương pháp Clipping thực hiện đơn giản, tuy nhiên tín hiệu bị xén gây sai lệch tín
hiệu. Phương pháp SLM tuy không làm méo dạng tín hiệu nhưng phương pháp thực
hiện phức tạp hơn. Vì vậy, cần phải dựa vào điều kiện thực tế để lựa chọn các thông
số và phương pháp một cách hợp lý

45
Kết luận

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI


OFDM là một kỹ thuật mới hiện đại, đã và đang được sử dụng trong nhiều hệ
thống trên thế giới. Việc nguyên cứu, học tập và ứng dụng OFDM đang được quan
tâm , đặc biệt là trong tương lai. Nguyên cứu về OFDM gặp nhiều khó khăn vì nội
dung về OFDM là khá lớn vì thiế trong đồ án này, chúng em đã trình bày một số kĩ
thuật giảm PAPR trong hệ thống OFDM cũng như là các kiến thức cơ bản về thông
tin di động và OFDM. Bên cạnh việc tìm hiểu về lý thuyết, chúng em cũng đã tiếng
hành mô phỏng 2 phương pháp giảm PAPR , cụ thể là lược đồ chọn mức SLM và
phương pháp cắt Clipping để thấy được sự thay đổi của tỷ số PAPR trước và sau khi
thực hiện phương pháp. Đây chỉ là một trong số ít các phương pháp được sử dụng ,
trong tương lai sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp còn lại, giúp cải
thiện khả năng giảm PAPR cho từng phương pháp.

46
Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] PGS-TS. Nguyễn Lê Hùng – “Giáo trình thông tin di động”, Khoa Điện Tử -
Viễn Thông, trường Đại học bách khoa Đà Nẵng.

[2] PGS-TS. Nguyễn Văn Tuấn – “Thông tin viba - vệ tinh”, NXB giáo dục Việt
Nam, 6/2011.
[3] Andrea Goldsmith , “WIRELESS COMMUNICATIONS”, Stanford University
[4] Pankaj Kumar Sharma, “An SLM based PAPR Reduction Method using New
Volterra Predistorter Model in the OFDM System”, IEEE1 Department of E & C
Engg., M.I.T, Moradabad (UP),India
[5] Ramjee Prasad – “OFDM for Wireless Communications Systems”
[6] Zainab Saad Hadi , “Peak-to-Average Power Reduction using Repeated
Frequency Domain Filtering and Clipping in OFDM”, University of Baghdad

47
Phụ Lục

PHỤ LỤC
1. Mô phỏng phương pháp SLM với số lượng dãy pha U khác nhau
clc
clear all
N=10000; % So luong ky tu OFDM
Ns=64; % So song mang (do lon cua bo IFFT va FFT)
M=4; % So muc dieu che tuong ung voi QPSK
t=log2(M); % So bit cho mot ki tu dieu che
Tx = randint(1,N*Ns*t); %tao day bit ngau nhien
Tx1=reshape(Tx,t,length(Tx)/t);%chia day bit thanh cac ky tu,1 ky tu 2bit
Tx2=bi2de((Tx1).','left-msb'); %chuyen cac ky tu thanh thap phan
QPSK=pskmod(Tx2,4).'; %dieu che QPSK
Tx3=reshape(QPSK,Ns,N); %chia thanh N khoi nho
%------------------------------------------
U1=[5 10 20 50]; %so day pha U
PAPR_Orignal = zeros(1,N);%tao ma tran luu gia tri PAPR tin hieu goc
PAPR_SLM = zeros(length(U1),N);%tao ma tran luu gia tri PAPR SLM
for i=1:4
U=U1(i);
X = zeros(U,Ns); %khai bao
for n=1:N
X(1,:) = Tx3(:,n);
Phase_Rot = randint(U,Ns)*2-1;
X(1:U,:)=repmat(X(1,:),U,1).*Phase_Rot; %Nhan moi khoi du lieu voi moi
day pha khac nhau
x = ifft(X,[],2);%Thuc hien IFFT
PAPR_temp = 10*log10(max(abs(x.^2),[],2)./mean(abs(x.^2),2));
PAPR_Orignal(n) = PAPR_temp(1); % PAPR cua tin hieu goc
PAPR_SLM(i,n) = min(PAPR_temp); % Chon day co PAPR nho nhat
end
end
%-------------------------Ve do thi CCDF---------------------------%
% A.Tinh gia tri cdf cho tung truong hop
[cdf1, PAPR1] = ecdf(PAPR_Orignal);
[cdf2, PAPR2] = ecdf(PAPR_SLM(1,:));
[cdf3, PAPR3] = ecdf(PAPR_SLM(2,:));
[cdf4, PAPR4] = ecdf(PAPR_SLM(3,:));
[cdf5, PAPR5] = ecdf(PAPR_SLM(4,:));

48
Phụ Lục

% B.Ve do thi CCDF cho tung truong hop


semilogy(PAPR1,1-cdf1,'-b',PAPR2,1-cdf2,'-r',PAPR3,1-cdf3,'-
g',PAPR4,1-cdf4,'-c',PAPR5,1-cdf5,'-m')
legend('Tin hieu goc','U=5','U=10','U=20','U=50');
title('SLM voi cac U khac nhau')
xlim([0 12]);
xlabel('PAPR0 [dB]');
ylabel('CCDF (Pr[PAPR>PAPR0])');
grid on;

2. Mô phỏng phương pháp Clipping với các mức CR khác nhau


clc
clear all
N=10000; % So luong symbol OFDM
Ns=64; % So song mang va cung la do lon cua bo IFFT va FFT
M=4; % So muc dieu che tuong ung voi QPSK
t=log2(M); % So bit cho mot ky tu de dieu che
Tx = randint(1,N*Ns*t);% Tao chuoi nhi phan ngau nhien
Tx1=reshape(Tx,t,length(Tx)/t);% Chuyen du lieu thanh cac chuoi ky tu
co 2 bit
Tx2=bi2de((Tx1).','left-msb');
QPSK=pskmod(Tx2,4).';% Dieu che 4-PSK
Tx3=reshape(QPSK,Ns,N);
PAPR_Orignal = zeros(1,N);%Tao ma tran luu gia tri PAPR
PAPR_Clipping = zeros(4,N);
CR = [1 3 4 6];% Cac muc clipping CR
%Tao hai ma tran trung gian
Clip_last = zeros(Ns,N);
Clip_temp3 = zeros(Ns,1);
%Thuc hien lan luot voi cac CR
for k=1:4
CR0=CR(k);
% Thuc hien vong lap ap dung clipping va tinh PAPR
for n=1:N
IFFT(:,n)=ifft((Tx3(:,n)),Ns);
% Tinh PAPR cho tin hieu goc
Signal_Power = abs(IFFT(:,n).^2);
Peak = max(Signal_Power);
Mean = mean(Signal_Power);

49
Phụ Lục

PAPR_Orignal(n) = 10*log10(Peak./Mean);
A = CR0*Mean; % Gia tri dinh gioi han clipping
% Thuc hien Clipping tin hieu
Clip_temp1 = IFFT(:,n);
Clip_temp2 = Clip_temp1(Signal_Power>A); %chon cac gia tri>A
Sym_Clip = sqrt(A)*Clip_temp2./abs(Clip_temp2);
Clip_temp1(Signal_Power>A) = Sym_Clip;
% Tin hieu co duoc sau khi clipping
Clip_last(:,n) = Clip_temp1;
% Tinh PAPR cua tin hieu sau khi clipping
Signal_Power1 = abs(Clip_last(:,n).^2);
Peak1 = max(Signal_Power1);
Mean1 = mean(Signal_Power1);
PAPR_Clipping(k,n) = 10*log10(Peak1./Mean1);
end
end

%-------------------------Ve do thi
CCDF---------------------------%

% A.Tinh gia tri cdf cho tung truong hop


[cdf0, PAPR0] = ecdf(PAPR_Orignal);
[cdf1, PAPR1] = ecdf(PAPR_Clipping(1,:));
[cdf2, PAPR2] = ecdf(PAPR_Clipping(2,:));
[cdf3, PAPR3] = ecdf(PAPR_Clipping(3,:));
[cdf4, PAPR4] = ecdf(PAPR_Clipping(4,:));
% B.Ve do thi CCDF cho tung truong hop
figure
semilogy(PAPR0,1-cdf0,'-b',PAPR1,1-cdf1,'-c',PAPR2,1-cdf2,'-
g',PAPR3,1-cdf3,'-r',PAPR4,1-cdf4,'-m')
title ('Clipping voi cac CR khac nhau')
legend('Tin hieu goc ','CR=1','CR=3','CR=4','CR=6')
xlabel('PAPR0 [dB]');
ylabel('CCDF (Pr[PAPR>PAPR0])');
xlim([0 12])
grid on;

50

You might also like