You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

ANTEN VÀ TRUYỀN SÓNG

Đề tài: TÌM HIỂU VỀ ĂNG-TEN NƠ

Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội, tháng 12 năm 2020


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................

DANH MỤC HÌNH VẼ..................................................................................................................

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĂNG-TEN NƠ..........................................................................

1.1 Giới thiệu về ăng-ten nơ.......................................................................................................

1.2 Lịch sử...................................................................................................................................

1.3 Cấu tạo..................................................................................................................................

1.4 Nguyên lý bức xạ..................................................................................................................

1.5 Đặc tính.................................................................................................................................

1.6 Ưu điểm và nhược điểm của ăng-ten nơ...........................................................................

1.6.1 Ưu điểm.........................................................................................................................
1.6.2 Nhược điểm...................................................................................................................
1.7 Ứng dụng của ăng-ten nơ..................................................................................................

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG ĂNG-TEN NƠ VI DẢI.......................................

2.1 Thiết kế................................................................................................................................

2.1.1 Yêu cầu kỹ thuật............................................................................................................


2.1.2 Số liệu thiết kế...............................................................................................................
2.2 Mô phỏng............................................................................................................................

2.3 Kết quả mô phỏng...............................................................................................................

2.4 Nhận xét..............................................................................................................................

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN............................................................................................................

PHỤ LỤC.......................................................................................................................................

1
LỜI NÓI ĐẦU

Với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong đó có các hệ thống
thông tin. Chúng ta được biết đến hệ thống thông tin 5G và tương lai không xa là 6G
hay nhiều công nghệ mới khác đang được con người nghiên cứu và phát triển. Việc
hiểu biết và nắm rõ quá trình truyền sóng của ăng-ten là không thể thiếu đối với một
sinh viên viện Điện tử-Viễn thông. Bởi bất cứ một hệ thống thông tin vô tuyến nào
cũng phải sử dụng đến ăng-ten để thu phát tín hiệu. Do đó, trong rất nhiều loại ăng-ten
phổ biến, vận dụng kiến thức đã học của môn “Anten và truyền sóng” cùng tham khảo
các tài liệu từ nhiều nguồn uy tín, chúng em đã quyết định chọn loại ăng-ten nơ để tìm
hiểu và mô phỏng.

Trong phạm vi bài báo cáo của đề tài này, chúng em tập trung trình bày về lịch sử,
cấu tạo, nguyên lý bức xạ, đặc tính cơ bản cũng như ứng dụng của ăng-ten nơ. Cùng
với đó, thiết kế và mô phỏng một ăng-ten nơ trên phần mềm HFSS. Bài báo cáo gồm 3
chương:

Chương 1: Tổng quan về ăng-ten nơ

Chương 2: Thiết kế và mô phỏng ăng-ten nơ

Chương 3: Kết luận

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Mô hình một ăng-ten nơ đơn giản .................................................................... 4


Hình 1.2 Một ăng-ten nơ với tên gọi ăng-ten râu mèo .................................................... 4
Hình 1.3 Folded dipole ăng-tenna ................................................................................... 5
Hình 1.4 Các dải tần số cơ bản ........................................................................................ 6
Hình 1.5 Cấu tạo ăng-ten nơ truyền thống ...................................................................... 7
Hình 1.6 Ăng-ten nơ dạng khung dây ............................................................................. 7
Hình 1.7 Ăng-ten nơ mở 1 góc 600 .................................................................................. 8
Hình 1.8 Mô hình đường truyền sóng phân cực thẳng .................................................... 9
Hình 1.9 Radiation pattern đa hướng (trong một mặt phẳng) ......................................... 9
2
Hình 1.10 Đồ thị bức xạ của một ăng-ten nơ cơ bản tại fmin và 2 fmin ........................... 10
Hình 1.11 Đồ thị bức xạ của một ăng-ten nơ cơ bản tại 3 fmin và 3.5 fmin ..................... 10
Hình 1.12 Đồ thị bức xạ trong mặt phẳng E và H ......................................................... 11
Hình 1.13 Độ tăng ích theo tần số chuẩn hóa tại broadside .......................................... 11
Hình 1.14 Đồ thị VSWR theo tần số chuẩn hóa ............................................................ 12
Hình 1.15 Ăng-ten nơ hoạt động ở dải tần UHF ........................................................... 13
Hình 1.16 Ăng-ten TV sử dụng 8 ăng-ten nơ ................................................................ 13
Hình 1.17 Ứng dụng của ăng-ten nơ ............................................................................. 14
Hình 2.1 Ăng-ten nơ sử dụng công nghệ vi dải ............................................................. 15
Hình 2.2 Tạo cấu trúc ăng-ten trên HFSS ..................................................................... 16
Hình 2.3 Tiếp điện cho ăng-ten với điện trở tiếp điện 75 Ohm ..................................... 16
Hình 2.4 Đồ thị bức xạ ăng-ten nơ vi dải dạng 3D ở tần số 3.5GHz ............................ 17
Hình 2.5 Đồ thị bức xạ ăng-ten nơ vi dải dạng 2D ở tần số 3.5GHz trong mặt phẳng
Theta ..............................................................................................................................1 7
Hình 2.6 Đồ thị bức xạ ăng-ten nơ vi dải dạng 2D ở tần số 3.5GHz trong mặt phẳng
Phi
.......................................................................................................................................1 7
Hình 2.7 Đồ thị tham số S11 ......................................................................................... 18
Hình 2.8 Đồ thị hệ số tăng ích tại (phi=0, theta=0) theo tần số .................................... 18

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĂNG-TEN NƠ

1.1 Giới thiệu về ăng-ten nơ


Ăng-ten nơ, tiếng anh gọi là Bow-tie antenna, là một ăng-ten kim loại hình chữ “X”
giống như hình một chiếc nơ.

3
Hình 1.1 Mô hình một ăng-ten nơ đơn giản

Như Hình 1.1 , có thể thấy hai cánh của ăng-ten được thiết kế đối xứng về cả hai
phía. Hình dáng bề ngoài giống như một con bướm với đôi cánh mở rộng nên đôi khi
ăng-ten nơ còn được gọi là “ăng-ten cánh bướm”. Khi các phần tử nơ có một thanh
kim loại dùng để đóng ăng-ten thì nó cũng có thể được gọi là “ăng-ten râu mèo như
Hình 1.2

Hình 1.2 Một ăng-ten nơ với tên gọi ăng-ten râu mèo

Ăng-ten nơ là một biến thể từ loại “folded dipole antenna” – một trong những ăng-ten đầu
tiên được phát minh. Do đó nó sẽ kế thừa một số đặc tính, nguyên lý của ăng-ten dipole
nhưng vẫn có những đặc trưng riêng sẽ được trình bày trong phần sau của bản báo cáo.

4
Hình 1.3 Folded dipole ăng-tenna

1.2 Lịch sử
Trong những năm 1880, ngành phát thanh ở Mỹ gặp phải khó khăn trong việc các
kênh truyền bị nhiễu lẫn nhau do cộng ngệ phát sóng chưa được tốt. Lúc ấy, Mỹ có 13

kênh được phẩn bổ cho các chương trình tivi, đánh số từ 1 đến 13. Các kênh truyền
có số liền kề có thể bị nhiễu lẫn nhau do các yếu tố như thời tiết, kỹ thuật,… trong
phạm vi cho phép. Do đó nếu một thành phố phát sóng trên kênh 8 thì các thành phố
giáp ranh không thể phát trên kênh 7 hoặc 9. Điều này gây nên khó khăn trong việc mở
rộng mạng lưới truyền hình trên khắp cả nước.

Để khắc phục điều này, chính phủ Mỹ đã phải phân bổ lại dải tần cho các chương
trình phát sóng trên truyền hình thành 470Mhz đến 890Mhz. Đây là dải tần nằm trong
khoảng tần số có tên gọi là UHF (Ultra high frequency), tức tần số cực cao, thường từ
300Mhz đến 3000 Mhz. Dải tần UHF với đặc điểm có nhiều dao động trong một chu
kỳ do tần số cao, dải tần rộng thể hiện rõ trên Hình 1.4, do đó có thể khắc phục được
hiện tượng nhiễu lẫn nhau giữa các kênh truyền.

5
Hình 1.4 Các dải tần số cơ bản

Đáp ứng nhu cầu thu nhận sóng UHF ăng-ten nơ đã được ra đời, tiên phong là Brow
và Woodward. Bởi lí do ăng-ten nơ có cấu hình đặt theo dạng chữ “X” thay vì các phần
tử đặt theo chiều ngang sẽ giúp thu được dải tần rộng. Kết cấu đơn giản, có thể thay đổi
linh hoạt theo giá trị UHF bởi nguyên tắc “kích thước của một ăng-ten phải bằng bội số
hoặc nhỏ hơn một phần của tần số cần thu”.

Sau năm 2009 thì 90% sóng truyền hình đã chuyển sang băng tuần UHF khiến việc
thu được nhiều kênh truyền hình chở nên dễ dàng hơn. Các kênh có thể đặt ngay cạnh
nhau mà không ảnh hướng đến nhau. Do đó ăng-ten nơ ngày càng được sử dụng phổ
biến hơn.

1.3 Cấu tạo


Ăng ten nơ là một loại ăng ten lưỡng cực và có thể được coi là biến thể của dipole.
Thay vì sử dụng 2 đoạn dây dẫn thẳng thì ăng-ten nơ truyền thống được thiết kế gồm 2
tấm vật dẫn mỏng hình tam giác, được đặt đối đỉnh gần sát nhau và nằm trong cùng một
mặt phẳng (Hình 1.5) và được tiếp điện ở giữa.

6
Hình 1.5 Cấu tạo ăng-ten nơ truyền thống

Một kiểu thiết kế khác thường gặp hơn của ăng-ten nơ là làm bằng dây dẫn tạo
thành khung hình tam giác thay vì dùng cả tấm và được tiếp điện ở giữa như dipole
(Hình 1.6). Loại này thông dụng hơn vì có nhiều lợi ích hơn như chống gió tốt, giảm
trọng lượng, giảm chi phí sản xuất,…

Hình 1.6 Ăng-ten nơ dạng khung dây

1.4 Nguyên lý bức xạ


Vì ăng ten nơ là một biến thể của dipole, nó có nguyên lý bức xạ và dạng bức xạ đa
hướng giống với dipole. Bức xạ của dipole dây mỏng về cơ bản được hình thành bởi sự
chồng chất của bức xạ trực tiếp từ dòng cấp từ nguồn và phản xạ mạnh ở đầu mút. Mối

7
quan hệ độ lớn và pha giữa sóng tới và sóng phản xạ xác định định dạng và hiệu suất trở
kháng của ăng-ten. Do sự kết hợp pha chặt chẽ giữa các thành phần trong dipole dây
mỏng, hiệu suất của nó phụ thuộc vào tần số cao. Bằng cách biến đổi dipole dây mỏng
thành thắt nơ, các thành phần phản xạ ở cạnh và các góc của ăng-ten nơ có sự kết hợp
pha yếu hơn, đóng góp vào bức xạ và dẫn đến băng thông hoạt động rộng hơn.

Ăng-ten nơ hoạt động thường thu nhận tín hiệu từ một góc 60 0, lý tưởng cho việc
nhận tín hiệu từ nguồn khác nhau, giúp ăng-ten có thể thu được tín hiệu trong khoảng
dải tần rộng.

Hình 1.7 Ăng-ten nơ mở 1 góc 600

1.5 Đặc tính


Ăng-ten nơ có băng thông rộng. Do làm việc ở dải tần cao nên hiệu suất truyền
(transmitting efficiency) kém hơn khi ở dải tần số thấp so với ăng-ten loga chu kỳ.

Về phân cực, ăng-ten nơ có phân cực thẳng nên nó chỉ nhận tín hiệu theo hướng
của hình nón hay cánh của con bướm. Do đó nó sẽ không nhận được tín hiệu bên ngoài
mặt phẳng đó (tham khảo mô hình của ăng-ten parabol Hình 1.8).

8
Hình 1.8 Mô hình đường truyền sóng phân cực thẳng

Về đồ thị bức xạ (radiation pattern), ăng-ten nơ có radiation pattern là đa hướng


(omnidircectional) trong một mặt phẳng (Hình 1.9)

Hình 1.9 Radiation pattern đa hướng (trong một mặt phẳng)

Ta xét dải tần hoạt động của một ăng-ten nơ cơ bản (đặc trưng nhất) từ f min đến fmax
với góc mở 600 Trong phạm vi gần fmin thì ăng-ten nơ có đồ thị bức xạ phần lớn là đa
hướng trong mặt phẳng H (Hình 1.12), nếu tần số vượt quá 2f min đồ thị giảm nhanh
chóng (Hình 1.10). Khi tăng tiếp tần số lên đến 3.5fmin thì các chùm ngoài lề đã hình
thành (Hình 1.11).

9
Hình 1.10 Đồ thị bức xạ của một ăng-ten nơ cơ bản tại fmin và 2 fmin

Hình 1.11 Đồ thị bức xạ của một ăng-ten nơ cơ bản tại 3 fmin và 3.5 fmin

fmin 2 fmin

10
3 fmin 3.5 fmin

Hình 1.12 Đồ thị bức xạ trong mặt phẳng E và H

Về độ tăng ích (gain), ăng-ten nơ có độ tăng ích không cao thường từ 1dBi đến
4.5dBi, trung bình khoảng 4dBi. Ta có thể quan sát độ tăng ích của ăng-ten nơ trong
phổ tần được chuẩn hóa để thấy rõ điều này tại broadside (Hình 1.13)

Hình 1.13 Độ tăng ích theo tần số chuẩn hóa tại broadside

Về đặc tính trở kháng, ăng-ten nơ có đặc tính trở kháng khá tốt. Tỉ số điện áp
VSWR không bị suy giảm nhiều khi tần số tăng lên bởi những ưu điểm ở cấu hình của
nó (Hình 1.14). Khi ở tần số cao có xuất hiện các gợn sóng nhưng VSWR vẫn nằm
dưới một giá trị nhất định. VSWR có giảm đi đôi chút là do sử dụng chất nền
(substrate) dày và hiệu suất cao. Điều này được chỉ ra khi thử nghiệm với chất nền
mỏng hơn thì các đỉnh gợn sóng cao hơn. Mô hình được vẽ với trở kháng tham chiếu là
250 ohm.

11
Hình 1.14 Đồ thị VSWR theo tần số chuẩn hóa

1.6 Ưu điểm và nhược điểm của ăng-ten nơ

1.6.1 Ưu điểm

• Thiết kế đơn giản, nhẹ và chi phí thấp


• Dải tần rộng
• Thu được tín hiệu từ nhiều nguồn khác nhau
• Thu được tín hiệu UHF trong khoảng dải tần rộng

1.6.2 Nhược điểm

• Hiệu suất truyền kém trong dải tần số thấp


• Dò và phát hiện tín hiệu RF không tốt bằng ăng-ten dipole hình chóp

1.7 Ứng dụng của ăng-ten nơ


Dải tần hoạt động của ăng-ten nơ là UHF hoạt động tốt ở dải tần 470MHz – 890MHz.

12
Hình 1.15 Ăng-ten nơ hoạt động ở dải tần UHF

Ăng-ten nơ được sử dụng nhiều việc thu nhận sóng ti vi, trạm phát thanh vì khả
năng thu được tín hiệu ở khoảng tần số rộng. Hơn thế nữa nó nhỏ nhẹ, thiết kế đơn
giản và chi phí thấp.

Hình 1.16 Ăng-ten TV sử dụng 8 ăng-ten nơ

Ngoài ra, ăng-ten nơ còn được ứng dụng trong mạng giao tiếp không dây, tối ưu
hóa truyền radar xuyên mặt đất.

13
Hình 1.17 Ứng dụng của ăng-ten nơ

Nhờ vào các ưu điểm như thiết kế đơn giản, ăng-ten nơ ngày càng được sử dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Những nghiên cứu tương lai về ăng-ten nơ sẽ được tiếp
tục nhằm nâng cấp, tối ưu hiệu suất cũng như đơn giản hóa cấu trúc hay kiểm soát
năng lượng bức xạ, nâng cao băng thông.

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ
MÔ PHỎNG ĂNG-TEN NƠ VI DẢI

2.1 Thiết kế

2.1.1 Yêu cầu kỹ thuật

• Dải tần hoạt động: 3.1-3.8GHz


• |S11|< -10 dB

14
2.1.2 Số liệu thiết kế

Hình 2.1 Ăng-ten nơ sử dụng công nghệ vi dải

Kích thước đế (cm) Kích thước ăng-ten (cm)

subX 18 Inner_Width 0.5

subY 18 Outer_Width 6

subH 0.1575 Arm_Length 4.46

Vật liệu: Rogers RO3006 Port_Gap 0.22

2.2 Mô phỏng
Dưới đây minh họa việc mô phỏng trên phần mềm HFSS.

15
Hình 2.2 Tạo cấu trúc ăng-ten trên HFSS

Hình 2.3 Tiếp điện cho ăng-ten với điện trở tiếp điện 75 Ohm

2.3 Kết quả mô phỏng


Các kết quả mô phỏng, thông số được trình bày các hình sau đây:

16
Hình 2.4 Đồ thị bức xạ ăng-ten nơ vi dải dạng 3D ở tần số 3.5GHz

Hình 2.5 Đồ thị bức xạ ăng-ten nơ vi dải dạng 2D ở tần số 3.5GHz trong mặt phẳng
Theta

Hình 2.6 Đồ thị bức xạ ăng-ten nơ vi dải dạng 2D ở tần số 3.5GHz trong mặt phẳng Phi

Ở dải tần này, đồ thị bức xạ không còn ở dạng đa hướng và trường bức xạ mạnh
nhất theo hướng vuông góc với mặt phẳng đế, hệ số tăng ích thu được khá nhỏ (Max
2.5 dB).

17
Hình 2.7 Đồ thị tham số S11

Hệ số S11 đạt cực tiểu -22dB tại tần số 𝑓𝑓 = 3.54 𝐻𝐻𝐻𝐻 thõa mãn các yêu cầu đề
bài, băng thông S11< -10dB chiếm 78,6% dải tần hoạt động (3.1-3.8GHz).

Hình 2.8 Đồ thị hệ số tăng ích tại (phi=0, theta=0) theo tần số

Hệ số tăng ích của ăng-ten nơ nhỏ.

2.4 Nhận xét

Kết quả mô phỏng phù hợp với lý thuyết đã tìm hiểu được cũng như thõa mãn yêu
cầu bài toán đặt ra.

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN

Sau thời gian nỗ lực tìm hiểu, chúng em đã thực hiện mô phỏng thành công ăng-ten
nơ vi dải hoạt động trong dải tần 3.1-3.8 GHz bằng phần mềm HFSS. Vượt qua khuôn
khổ một bài tập lớn, chúng em đã tiếp thu được nhiều kiến thức về loại ăng-ten này

18
đồng thời trau dồi kỹ năng sử dụng phần mềm mô phỏng. Mặc dù đã rất cố gắng, tuy
nhiên do giới hạn về mặt kiến thức cũng như tài liệu liên quan nên báo cáo của chúng
em hẳn còn rất nhiều thiếu sót. Do đó rất mong được sự quan tâm góp ý của thầy.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

19
PHỤ LỤC

Tài liệu tham khảo:


1. http://www.antenna-theory.com/antennas/wideband/bowtie.php
2. https://www.elprocus.com/different-types-of-antennas-with-properties-and thier-
working/
3. http://eng-gate.net/general-engineering/t2724.html
4. https://blog.solidsignal.com/tutorials/what-is-a-bowtie-antenna/
5. https://www.iceeet.com/types-of-antennas/#BowTie_Antennas
6. https://www.researchgate.net/figure/The-HFSS-generated-bow-
tieantenna_fig2_266462197
7. https://www.quora.com/What-is-the-difference-between-a-dipole-antenna-and a-
bow-tie-antenna-Which-one-is-more-suitable-to-use-for-underwater
8. https://www.researchgate.net/publication/222537511_Comparison_of_dipole_b
owtie_spiral_and_log-periodic_IR_antennas
9. Antenna Magus 5.5.0: 9-12-2015, Content Copyright Magus Pty (Ltd)
10. Anten và truyeền só ng – PGS.TS Phan Anh
11. Cá c bà i bá o trên https://www.ieee.org/ Phân công công việc:

Họ và tên MSSV Công việc

Bùi Đăng Huy 20203446

Trương Quang Huy 20180178

Hoàng Thị Thanh 20180130


Huyền

20

You might also like