You are on page 1of 16

lOMoARcP SD| 35 26 752 8

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

ANTEN VÀ TRUYỀN SÓNG


Đề tài: TÌM HIỂU VỀ ĂNG-TEN NƠ
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đoàn Thị Ngọc Hiền
Sinh viên thực hiện:
Ngô Tuấn Thành 20221115P
Nguyễn Anh Quân 20221107P
Phạm Khắc Thuận 20221116P
Nguyễn Minh Tiến 20221120P
Nguyễn Văn Dương 20221086P

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

1
lOMoARcP SD| 35 26 752 8

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ 3

DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................................. 4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĂNG-TEN NƠ ........................................................................ 5

1.1 Giới thiệu về ăng-ten nơ .................................................................................................... 5

1.2 Lịch sử............................................................................................................................... 6

1.3 Cấu tạo .............................................................................................................................. 7

1.4 Nguyên lý bức xạ ............................................................................................................... 8

1.5 Đặc tính ............................................................................................................................. 9

1.6 Ưu điểm và nhược điểm của ăng-ten nơ ......................................................................... 13

1.6.1 Ưu điểm .................................................................................................................... 13


1.6.2 Nhược điểm .............................................................................................................. 13
1.7 Ứng dụng của ăng-ten nơ ............................................................................................. ..13

CHƯƠNG II. KẾT LUẬN........................................................................................................ 15

PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 16

2
lOMoARcP SD| 35 26 752 8

LỜI NÓI ĐẦU

Với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong đó có các hệ thống
thông tin. Chúng ta được biết đến hệ thống thông tin 5G và tương lai không xa là 6G hay
nhiều công nghệ mới khác đang được con người nghiên cứu và phát triển. Việc hiểu
biết và nắm rõ quá trình truyền sóng của ăng-ten là không thể thiếu đối với một sinh viên
ngành kỹ thuật Điện tử-Viễn thông. Bởi bất cứ một hệ thống thông tin vô tuyến nào cũng
phải sử dụng đến ăng-ten để thu phát tín hiệu. Do đó, trong rất nhiều loại ăng-ten phổ
biến, vận dụng kiến thức đã học của môn “Anten và truyền sóng”cùng tham khảo các
tài liệu từ nhiều nguồn uy tín, chúng em đã quyết định chọn loại ăng-ten nơ để tìm hiểu.

Trong phạm vi bài báo cáo của đề tài này, chúng em tập trung trình bày về lịch sử, cấu
tạo, nguyên lý bức xạ, đặc tính cơ bản cũng như ứng dụng của ăng-ten nơ. Bài báo cáo
gồm 2 chương:

- Chương I: Tổng quan về ăng-ten nơ

- Chương II: Kết luận và phụ lục

3
lOMoARcP SD| 35 26 752 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1. Mô hình một ăng-ten nơ đơn giản


Hình 2. Một ăng-ten nơ với tên gọi ăng-ten râu mèo
Hình 3. Folded dipole ăng-tenna
Hình 4. Các dải tần số cơ bản
Hình 5. Cấu tạo ăng-ten nơ truyền thống
Hình 6. Ăng-ten nơ dạng khung dây
Hình 7. Ăng-ten nơ mở 1 góc 600
Hình 8. Mô hình đường truyền sóng phân cực thẳng
Hình 9.Radiation pattern đa hướng (trong một mặt phẳng)
Hình 10. Đồ thị bức xạ của một ăng-ten nơ cơ bản tại fmin và 2 fmin
Hình 11. Đồ thị bức xạ của một ăng-ten nơ cơ bản tại 3 fmin và 3.5 fmin
Hình 12. Đồ thị bức xạ trong mặt phẳng E và H
Hình 13. Độ tăng ích theo tần số chuẩn hóa tại broadside
Hình 14. Đồ thị VSWR theo tần số chuẩn hóa
Hình 15. Ăng-ten nơ hoạt động ở dải tần UHF
Hình 16. Ăng-ten TV sử dụng 8 ăng-ten nơ
Hình 17. Ứng dụng của ăng-ten nơ

4
lOM oAR cP SD| 35 26 7 528

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĂNG-TEN NƠ

1.1. Giới thiệu về ăng-ten nơ


Ăng-ten nơ, tiếng anh gọi là Bow-tie antenna, là một ăng-ten kim loại hình chữ “X”
giống như hình một chiếc nơ.

Hình 1. Mô hình một ăng-ten nơ đơn giản


Như Hình 1, có thể thấy hai cánh của ăng-ten được thiết kế đối xứng về cả hai phía.
Hình dáng bề ngoài giống như một con bướm với đôi cánh mở rộng nên đôi khi ăng-ten
nơ còn được gọi là “ăng-ten cánh bướm”. Khi các phần tử nơ có một thanh kim loại
dùng để đóng ăng-ten thì nó cũng có thể được gọi là “ăng-ten râu mèo như Hình 2.

Hình 2. Một ăng-ten nơ với tên gọi ăng-ten râu mèo

5
lOM oAR cP SD| 35 26 7 528

Ăng-ten nơ là một biến thể từ loại “folded dipole antenna” – một trong những ăng-ten đầu
tiên được phát minh. Do đó nó sẽ kế thừa một số đặc tính, nguyên lý của ăng-tendipole nhưng
vẫn có những đặc trưng riêng sẽ được trình bày trong phần sau của bản báo cáo.

Hình 3. Folded dipole ăng-tenna


1.2. Lịch sử
- Ứng dụng đầu tiên của ăng ten nơ được phát triển trong những năm 1940. Ban đầu, các ăng
ten nơ được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và truyền thông quan trọng.
- Trong những năm 1950 và 1960, ăng ten nơ được sử dụng phổ biến trong viễn thông và truyền
hình vệ tinh. Các ăng ten nơ cho phép truyền tải và nhận sóng điện từ từ các vệ tinh truyền
thông và vệ tinh TV.
- Đến những năm 1970 và 1980, công nghệ ăng ten nơ tiếp tục phát triển và được áp dụng trong
các lĩnh vực khác nhau như viễn thông di động và truyền thông di động.
- Trong thập kỷ gần đây, với sự phát triển của công nghệ không dây và mạng di động, ăng ten
nơ vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kết nối và truyền thông tin.
- Các công nghệ mới như 5G và Internet of Things (IoT) đòi hỏi hiệu suất cao và khả năng kết
nối đa dạng, và ăng ten nơ vẫn được phát triển để đáp ứng các yêu cầu này.

6
lOM oAR cP SD| 35 26 7 528

Hình 4. Các dải tần số cơ bản

Đáp ứng nhu cầu thu nhận sóng UHF ăng-ten nơ đã được ra đời, tiên phong là Brow
và Woodward. Bởi lí do ăng-ten nơ có cấu hình đặt theo dạng chữ “X” thay vì các phần
tử đặt theo chiều ngang sẽ giúp thu được dải tần rộng. Kết cấu đơn giản, có thể thay đổi
linh hoạt theo giá trị UHF bởi nguyên tắc “kích thước của một ăng-ten phải bằng bội số
hoặc nhỏ hơn một phần của tần số cần thu”.

Sau năm 2009 thì 90% sóng truyền hình đã chuyển sang băng tuần UHF khiến việc
thu được nhiều kênh truyền hình chở nên dễ dàng hơn. Các kênh có thể đặt ngay cạnh
nhau mà không ảnh hướng đến nhau. Do đó ăng-ten nơ ngày càng được sử dụng phổ
biến hơn.

1.3. Cấu tạo


Ăng ten nơ là một loại ăng ten lưỡng cực và có thể được coi là biến thể của dipole.
Thay vì sử dụng 2 đoạn dây dẫn thẳng thì ăng-ten nơ truyền thống được thiết kế gồm 2
tấm vật dẫn mỏng hình tam giác, được đặt đối đỉnh gần sát nhau và nằm trong cùng một
mặt phẳng (Hình 5) và được tiếp điện ở giữa.

7
lOMoARcP SD| 35 26 752 8

Hình 5. Cấu tạo ăng-ten nơ truyền thống

Một kiểu thiết kế khác thường gặp hơn của ăng-ten nơ là làm bằng dây dẫn tạo
thành khung hình tam giác thay vì dùng cả tấm và được tiếp điện ở giữa như dipole
(Hình 6). Loại này thông dụng hơn vì có nhiều lợi ích hơn như chống gió tốt, giảm trọng
lượng, giảm chi phí sản xuất,…

Hình 6. Ăng-ten nơ dạng khung dây

1.4. Nguyên lý bức xạ


Vì ăng ten nơ là một biến thể của dipole, nó có nguyên lý bức xạ và dạng bức xạ đa
hướng giống với dipole. Bức xạ của dipole dây mỏng về cơ bản được hình thành bởi sự
chồng chất của bức xạ trực tiếp từ dòng cấp từ nguồn và phản xạ mạnh ở đầu mút. Mối

8
lOMoARcP SD| 35 26 752 8

quan hệ độ lớn và pha giữa sóng tới và sóng phản xạ xác định định dạng và hiệu suất trở
kháng của ăng-ten. Do sự kết hợp pha chặt chẽ giữa các thành phần trong dipole dây
mỏng, hiệu suất của nó phụ thuộc vào tần số cao. Bằng cách biến đổi dipole dây mỏng
thành thắt nơ, các thành phần phản xạ ở cạnh và các góc của ăng-ten nơ có sự kết hợp pha
yếu hơn, đóng góp vào bức xạ và dẫn đến băng thông hoạt động rộng hơn.
Ăng-ten nơ hoạt động thường thu nhận tín hiệu từ một góc 600, lý tưởng cho việc
nhận tín hiệu từ nguồn khác nhau, giúp ăng-ten có thể thu được tín hiệu trong khoảng
dải tần rộng.

Hình 7. Ăng-ten nơ mở 1 góc 600


1.5. Đặc tính
Ăng-ten nơ có băng thông rộng. Do làm việc ở dải tần cao nên hiệu suất truyền
(transmitting efficiency) kém hơn khi ở dải tần số thấp so với ăng-ten loga chu kỳ.
Về phân cực, ăng-ten nơ có phân cực thẳng nên nó chỉ nhận tín hiệu theo hướng của
hình nón hay cánh của con bướm. Do đó nó sẽ không nhận được tín hiệu bên ngoàimặt
phẳng đó (tham khảo mô hình của ăng-ten parabol Hình 8).

Hình 8. Mô hình đường truyền sóng phân cực thẳng

9
lOMoARcP SD| 35 26 752 8

Về đồ thị bức xạ (radiation pattern), ăng-ten nơ có radiation pattern là đa hướng

(omnidircectional) trong một mặt phẳng (Hình 9)

Hình 9. Radiation pattern đa hướng (trong một mặt phẳng)

Ta xét dải tần hoạt động của một ăng-ten nơ cơ bản (đặc trưng nhất) từ fmin đến fmax
với góc mở 600 Trong phạm vi gần fmin thì ăng-ten nơ có đồ thị bức xạ phần lớn là đa
hướng trong mặt phẳng H (Hình 12), nếu tần số vượt quá 2fmin đồ thị giảm nhanh chóng
(Hình 10). Khi tăng tiếp tần số lên đến 3.5fmin thì các chùm ngoài lề đã hình thành (Hình
11).

Hình 10. Đồ thị bức xạ của một ăng-ten nơ cơ bản tại fmin và 2 fmin

10
lOMoARcP SD| 35 26 752 8

Hình 11. Đồ thị bức xạ của một ăng-ten nơ cơ bản tại 3 fmin và 3.5 fmin

fmin 2 fmin

3 fmin 3.5 fmin

Hình 12. Đồ thị bức xạ trong mặt phẳng E và H

11
lOMoARcP SD| 35 26 752 8

Về độ tăng ích (gain), ăng-ten nơ có độ tăng ích không cao thường từ 1dBi đến
4.5dBi, trung bình khoảng 4dBi. Ta có thể quan sát độ tăng ích của ăng-ten nơ trong phổ
tần được chuẩn hóa để thấy rõ điều này tại broadside (Hình 13)

Hình 13. Độ tăng ích theo tần số chuẩn hóa tại broadside

Về đặc tính trở kháng, ăng-ten nơ có đặc tính trở kháng khá tốt. Tỉ số điện áp VSWR
không bị suy giảm nhiều khi tần số tăng lên bởi những ưu điểm ở cấu hình của nó (Hình
14). Khi ở tần số cao có xuất hiện các gợn sóng nhưng VSWR vẫn nằm dưới một giá trị
nhất định. VSWR có giảm đi đôi chút là do sử dụng chất nền (substrate) dày và hiệu suất
cao. Điều này được chỉ ra khi thử nghiệm với chất nền mỏng hơn thì các đỉnh gợn sóng
cao hơn. Mô hình được vẽ với trở kháng tham chiếu là 250 ohm.

Hình 14. Đồ thị VSWR theo tần số chuẩn hóa

12
lOMoARcP SD| 35 26 752 8

1.6. Ưu điểm và nhược điểm của ăng-ten nơ


1.6.1 Ưu điểm
- Thiết kế đơn giản, nhẹ và chi phí thấp
- Dải tần rộng
- Thu được tín hiệu từ nhiều nguồn khác nhau
- Thu được tín hiệu UHF trong khoảng dải tần rộng
1.6.2 Nhược điểm
- Hiệu suất truyền kém trong dải tần số thấp
- Dò và phát hiện tín hiệu RF không tốt bằng ăng-ten dipole hình chóp
1.7 Ứng dụng của ăng-ten nơ
Dải tần hoạt động của ăng-ten nơ là UHF hoạt động tốt ở dải tần 470MHz – 890MHz.

Hình 15. Ăng-ten nơ hoạt động ở dải tần UHF

Ăng-ten nơ được sử dụng nhiều việc thu nhận sóng ti vi, trạm phát thanh vì khả năng thu
được tín hiệu ở khoảng tần số rộng. Hơn thế nữa nó nhỏ nhẹ, thiết kế đơn giản và chi phí
thấp. Nhờ vào các ưu điểm như thiết kế đơn giản, ăng-ten nơ ngày càng được sử dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực. Những nghiên cứu tương lai về ăng-ten nơ sẽ được tiếp tục nhằm nâng
cấp, tối ưu hiệu suất cũng như đơn giản hóa cấu trúc hay kiểm soát năng lượng bức xạ,
nâng cao băng thông.

13
lOM oAR cP SD| 35 26 7 528

Hình 16. Ăng-ten TV sử dụng 8 ăng-ten nơ

Ngoài ra, ăng-ten nơ còn được ứng dụng trong mạng giao tiếp không dây, tối ưu hóa
truyền radar xuyên mặt đất.

Hình 17. Ứng dụng của ăng-ten nơ

14
lOMoARcP SD| 35 26 752 8

CHƯƠNG 2. KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện bài tập lớn môn ăng ten nơ, chúng em đã nghiên cứu và
tìm hiểu về ăng ten nơ cùng các khái niệm và công nghệ liên quan. Chúng em đã xây
dựng một mô hình ăng ten nơ và tiến hành mô phỏng để tìm hiểu hiệu quả hoạt động
của nó. Qua quá trình tìm hiểu, chúng em nhận thấy ăng ten nơ là một phần quan trọng
trong các hệ thống truyền thông không dây, tổng hợp và truyền tải sóng điện từ. Ăng ten
nơ được thiết kế để gia tăng khả năng thu và phát sóng tín hiệu điện từ, đồng thời cũng
cải thiện khả năng kết nối và tín hiệu trong môi trường không dây. Qua việc áp dụng các
kiến thức và công nghệ đã học trong môn học chúng em đã thực hiện các phép đo và mô
phỏng hiệu suất của ăng ten nơ trong môi trường quy định. Điều này là cốt lõi trong việc
thiết lập hệ thống truyền thông không dây ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện, chúng em cũng gặp một số thách thức. Cần phải nghiên cứu sâu hơn về
các yếu tố như hệ số biến dạng, khả năng chống nhiễu, và phản xạ tín hiệu. Đồng thời,
cần có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn để nâng cao hiệu suất của mô hình ăng ten
nơ. Tổng kết lại, việc nghiên cứu về ăng ten nơ đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho
chúng em. Chúng em hiểu rõ hơn về vai trò và ứng dụng của ăng ten nơ trong các hệ
thống truyền thông không dây. Đồng thời, chúng em cũng nhận thức được những thách
thức và tiềm năng phát triển của lĩnh vực này. Chúng em hy vọng rằng các kết quả và
kinh nghiệm thu được từ bài tập lớn này sẽ có ích trong công việc và học tập của chúng
em trong tương lai. Do đó rất mong được sự quan tâm góp ý của cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

15
lOMoARcP SD| 35 26 752 8

PHỤ LỤC

Tài liệu tham khảo:


1. http://www.antenna-theory.com/antennas/wideband/bowtie.php
2. https://www.elprocus.com/different-types-of-antennas-with-properties-andthier-
working/
3. http://eng-gate.net/general-engineering/t2724.html
4. https://blog.solidsignal.com/tutorials/what-is-a-bowtie-antenna/
5. https://www.iceeet.com/types-of-antennas/#BowTie_Antennas
6. https://www.quora.com/What-is-the-difference-between-a-dipole-antenna-anda-bow-
tie-antenna-Which-one-is-more-suitable-to-use-for-underwater
7. https://www.researchgate.net/publication/222537511_Comparison_of_dipole_b
owtie_spiral_and_log-periodic_IR_antennas
8. Antenna Magus 5.5.0: 9-12-2015, Content Copyright Magus Pty (Ltd)
9. Anten và truyền sóng – PGS.TS Phan Anh
10. Các bài báo trên https://www.ieee.org/

Thành viên nhóm và phân công công việc:

STT Họ và tên MSSV Công việc

20221115P Nguyên lý bức xạ; Đặc tính, ưu nhược


1 Ngô Tuấn Thành
điểm, ứng dụng của Anten nơ

Tổng quan, lịch sử và phân loại các


2 Nguyễn Anh Quân 20221107P
Anten nơ

3 Nguyễn Minh Tiến 20221120P Cấu tạo của Anten nơ; Nguyênlý
bức xạ

4 Nguyễn Văn Dương 20221086P


Tổng quan, lịch sử và phân loại các
Anten nơ

5 Phạm Khắc Thuận 20221116P


Đặc tính, ưu nhược điểm, ứng dụngcủa
Anten nơ

16

You might also like