You are on page 1of 52

v TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ- VIỄN THÔNG

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN

THÔNG TIN VỆ TINH

GVHD: TS. Lâm Hồng Thạch

Nhóm thực hiện:

1. Trần Thị Thùy Dung 20172490

2. Nguyễn Thị Ngọc Mai 20172678

3. Hàn Thị Tâm 20172802

i
Hà Nội, 9 tháng 4 năm 2021

MỤC LỤC
Phân công công việc..........................................................................................1

Chương 1. Giới thiệu tổng quan cấu trúc và hệ thống thông tin vệ tinh..........2

1.1 Khái niệm thông tin vệ tinh......................................................................2


1.2 Đặc điểm của thông tin vệ tinh................................................................2
1.3 Tài nguyên tần số.....................................................................................3
1.4 Cấu trúc hệ thống thông tin vệ tinh..........................................................3
Chương 2. Quỹ đạo vệ tinh..............................................................................7

2.1 Quỹ đạo vệ tinh, sự hình thành quỹ đạo của vệ tinh................................7
2.2 Phân loại quỹ đạo vệ tinh.........................................................................7
2.3 Các định luật Kepler và chứng minh........................................................8
2.3.1 Định luật Kepler thứ nhất.................................................................8
2.3.2 Định luật Kepler thứ hai...................................................................8
2.3.3 Định luật Kepler thứ ba....................................................................9
2.4 Tính toán vị trí của vệ tinh trên quỹ đạo phi địa tĩnh.............................10
2.5 Tính toán góc nhìn của vệ tinh phi địa tĩnh (góc ngẩng và góc phương
vị).................................................................................................................10
2.6 Quá trình phóng vệ tinh..........................................................................11
2.7 Thủ tục đăng kí quỹ đạo vệ tinh.............................................................11

ii
2.8 Bài tập ví dụ...........................................................................................11
Chương 3. Phân tích thiết kế tuyến thông tin vệ tinh.....................................14

3.1 Ảnh hưởng của tầng khí quyển tới kênh truyền.....................................14
3.1.1 Ảnh hưởng của tầng đối lưu...........................................................14
3.1.2 Ảnh hưởng của tầng điện ly...........................................................14
3.2 Các tham số cơ bản của tuyến liên lạc thông tin vệ tinh........................15
3.2.1 Các tham số của anten....................................................................15
3.2.2 Sự phân cực của sóng.....................................................................16
3.2.3 Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương..................................17
3.2.4 Mật độ thông lượng công suất........................................................17
3.3 Suy hao trong không gian tự do.............................................................17
3.4 Công suất tín hiệu tín hiệu thu được có tính đến tổn hao hấp thụ và.....18
ảnh hưởng của tầng khí quyển.....................................................................18
3.5 Công suất tạp âm tại đầu vào máy thu...................................................18
3.5.1 Tạp âm trắng...................................................................................18
3.5.2 Tạp âm nhiệt...................................................................................18
3.5.3 Tạp âm từ mặt đất...........................................................................18
3.5.4 Hệ số tạp âm...................................................................................19
3.5.5 Tỷ số công suất sóng mang trên công suất tạp...............................19
3.6 Tính toán dự trữ tuyến có tính đến các tổn hao khác.............................19
3.6.1 Các tổn hao khác............................................................................19
3.6.2 Tính toán cho tuyến lên..................................................................19
3.6.3 Tính toán cho tuyến xuống.............................................................22
3.7 Bài tập ví dụ...........................................................................................23
Chương 4. Nhiễu trong thông tin vệ tinh và các phương pháp xử lý phối hợp
tần số trong thông tin vệ tinh...........................................................................26

4.1. Nhiễu trong thông tin vệ tinh và các phương pháp xử lý......................26
4.1.1. Nhiễu vệ tinh và các phương án xử lý...........................................26
4.1.2. Nhiễu FM......................................................................................27
4.1.3. Crossspole Interference.................................................................27
4.1.4. Nhiễu sóng mang số và spike.......................................................28
iii
4.1.5. Nhiễu xuyên điều chế....................................................................28
4.1.6 Ảnh hưởng nhiễu vệ tinh lân cận...................................................29
4.2 Phối hợp tần số trong thông tin vệ tinh.................................................29
4.2.1 Thủ tục đăng ký vị trí quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh..............................29
4.2.2 Thủ tục phối hợp – CR/C (có phí xử lý hồ sơ)...............................30
4.2.3 Thủ tục thông báo – Notification (có phí xử lý hồ sơ)...................30
4.3 Tính toán can nhiễu, phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh...........................30
4.4 Bài tập ví dụ...........................................................................................33
Chương 5. Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA)...................................36

5.1 Tổng quan...............................................................................................36


5.2 Đa truy nhập phân chia theo mã dung kỹ thuật trải phổ trực tiếp(DS-
CDMA)........................................................................................................36
5.3 Đa truy nhập phân chia theo mã dung kỹ thuật nhảy tần (FH-CDMA). 37
5.4 Ưu nhược điểm của CDMA...................................................................37
Chương 6: Tín hiệu và điều chế tín hiệu trong Thông tin vệ tinh...................38

6.1. Tín hiệu.................................................................................................38


6.2. Điều chế tín hiệu...................................................................................38
6.3. Câu hỏi và bài tập..................................................................................45

iv
Phân công công việc
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Nguyễn Thị Ngọc Mai
cấu trúc và hệ thống thông tin vệ
tinh
Chương 2: Quỹ đạo vệ tinh Hàn Thị Tâm
Chương 3: Đặc điểm của kênh Trần Thị Thùy Dung
truyền và tính toán tuyến thông tin
vệ tinh
Chương 4: Phối hợp tần số trong Trần Thị Thùy Dung
thông tin vệ tinh
Chương 5. Đa truy nhập phân chia Nguyễn Thị Ngọc Mai
theo mã (CDMA)
Chương 6: Tín hiệu và điều chế tín Hàn Thị Tâm
hiệu trong Thông tin vệ tinh

1
Chương 1. Giới thiệu tổng quan cấu trúc và hệ thống thông tin
vệ tinh
1.1 Khái niệm thông tin vệ tinh
Một hệ thống truyển tin sử dụng bộ chuyển tiếp đặt trên vệ tinh nhân tạo của
trái đất được gọi là hệ thống truyền tin vệ tinh (statelite communication
system) mà ta vẫn quen gọi là thông tin vệ tinh. Thuật ngữ vệ tinh nhân tạo
được dùng để phần biệt với các vệ tinh thiên tạo và ở đây gọi tắt là vệ tinh (ký
hiệu là SL – satellite).

1.2 Đặc điểm của thông tin vệ tinh


Thông tin vệ tinh tuy ra đời muộn so với nhiều phương tiện truyền thông khác
nhưng nó được phát triển nhanh chóng nhờ có nhiều ưu điểm lợi thế, đó là:

- Vùng phủ sóng của vệ tinh khá rộng, chỉ cần ba vệ tinh địa tĩnh
có thể phủ sóng toàn cầu.
- Thiết bị phát sóng dùng trong hệ thống truyền tin vệ tinh chỉ cần
công suất bé.
- Việc lắp đặt hoặc di chuyển các thành phần trong hệ thống thông
tin vệ tinh đặt trên mặt đất tương đối nhanh chóng dễ dàng, và
không phụ thuộc vào cấu hình mạng cũng như hệ thống truyền
dẫn.
- Hệ thống thông tin vệ tinh có thể phục vụ nhiều loại dịch vụ khác
nhau: thoại, thăm dò địa chất, định vị toàn cầu, quan sát mục
tiêu, thăm dò dự báo khí tượng, phục vụ các mục đích quốc
phòng,…
- Thông tin vệ tinh rất ổn định

2
- Các thiết bị điện tử đặt trên vệ tinh có thể tận dụng năng lượng
mặt trời để cung cấp điện hầu như cả ngày lẫn đêm.

Bên cạnh những ưu điểm thì thông tin vệ tinh vẫn có một số nhược điểm:

- Kinh phí ban đầu để phóng một vệ tinh quỹ đạo là khá lớn và
công nghệ phòng cũng như việc sản xuất thiết bị không phải
nước nào cũng làm được.
- Bức xạ của sóng vô tuyến thông tin vệ tinh bị tổn hao trong môi
trường truyền sóng, đặc biệt là những vùng mây mù, nhiều mưa.
Nếu muốn dùng anten bé, trọng lượng nhẹ thì tổn hao vào giá
thành sẽ gia tăng.
- Tín hiệu của tuyến lên và tuyến xuống trong hệ thông truyền tin
vệ tinh phải chịu một thời gian trễ đáng kể (0.25s đối với hệ
thống vệ tinh địa tĩnh)

1.3 Tài nguyên tần số


Tần số là một tài nguyên hữu hạn

Băng Dải tần lên Dải tần xuốngC

C 5.925 – 6.425 GHz 3.700 – 4.200 GHz

Ku 14.00 – 14.50 GHz 10.95 – 12.75 GHz

Ka Trên 20 GHz

Tần số càng cao suy hao càng lớn, khó khăn về các giải pháp kỹ thuật cũng
tăng theo.

Chú ý: Tần số uplink lớn hơn tần số downlink vì tần số lớn nên suy hao lớn,
dẫn đến việc khuếch đại công suất lớn. Mà khuếch đại công suất ở trạm mặt
đất thì dễ hơn so với trạm vệ tinh (do dễ cung cấp năng lượng lớn ở trạm mặt
đất dễ hơn là ở trạm vệ tinh)
3
1.4 Cấu trúc hệ thống thông tin vệ tinh
Hệ thống thông tin vệ tinh được chia làm hai phần hệ gồm phần hệ mặt
đất( trạm mặt đất) và phần hệ không gian( vệ tinh)

 Phần hệ không gian:


- Anten thu của vệ tinh thường là anten parabol
- Bộ lọc: nhằm loại bỏ tần số không có ích
- LNA (Low Noise Amplifier): bộ khuếch đại tạp âm nhỏ
nhằm khuếch đại tín hiệu sau khi phải truyền với khoảng
cách dài
- Bộ hạ tần: giảm xuống tần số đường xuống
- Bộ khuếch đại công suất: tăng biên độ tín hiệu để chuẩn bị
đưa tới anten truyền xuống
 Giám sát điều khiển: Thu tín hiệu từ vệ tinh hướng xuống , giám
sát vị trí trước vệ tinh và điểu khiển

4
 Phân hệ mặt đất (Trạm phát)
- Xử lý tín hiệu : Ban đầu là tín hiệu tương tự => số
- Điều chế tín hiệu : điều chế tín hiệu số thành các tín hiệu
sóng mang thông tin có thể truyền đi trong không gian
- Khuếch đại cao tần: Khuếch đại tín hiệu để tăng biên độ
- Lọc : Loại bỏ tần số không cần thiết
- Đưa lên anten phát
 Phân hệ mặt đất (Trạm thu)
- Lọc : Loại bỏ tần số thấp
- LNA : khuếch đại tạp âm thấp
- Giải điều chế : từ các sóng mang thông tin thu được biến
đổi về tín hiệu số ban đầu
- Xử lý tín hiệu băng gốc: Biến đổi tín hiệu số thành tín
hiệu tương tự
 Anten trong thông tin vệ tinh
 Là anten parabol (kim loại) : Có hệ số định hướng cao nhất của
tất cả anten
 Theo lý thuyết anten, hệ số tăng ích của một anten G được biểu
thị bằng biểu thức:

G(θ , φ)=ηλ . D(θ , φ)

Trong đó:

G(θ , φ) là hệ sô tăng ích của anten theo hướng (θ , φ)

η λlà hiệu suất anten;

D(θ , φ) là hệ số định hướng của anten theo (θ , φ).

Góc θ tính trong mặt phẳng đứng và góc φ tính trong mặt phẳng ngang.

 Độ rộng búp sóng θ3 dB

5
λ c
θ3 dB =70( )=¿=70( )(° )
D fD
 Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương
EIRP=PT . G T (W )

Hoặc có thể viết lại dưới dạng như sau


EIRP=PT +G T (dBW )

 Mật độ thông lượng công suất có thứ nguyên.


P T .GT dbW W
ϕ=
4π R 2 ( ) ( )
m2
hay
m2

6
Chương 2. Quỹ đạo vệ tinh
2.1 Quỹ đạo vệ tinh, sự hình thành quỹ đạo của vệ tinh
Quỹ đạo vệ tinh là hành trình trong không gian mà vệ tinh bay hết một vòng
xung quanh trái đất.

2.2 Phân loại quỹ đạo vệ tinh


Có 2 loại quỹ đạo vệ tinh vệ tinh chính: quỹ đạo tròn và quỹ đạo elip

 Quỹ đạo tròn

Hình1: Quỹ đạo vệ tĩnh địa tĩnh


+ Quỹ đạo địa cực: khi mặt phẳng quỹ đạo chứa trục quay trái đất
+ Quỹ đạo nghiêng: Khi mặt phẳng quỹ đạo không chứa trục quay trái
đất và cũng không vuông góc với nó
+ Quỹ đạo xích đạo: khi mặt phẳng quỹ đạo trùng với mặt phẳng xích
đạo của trái đất
+ Quỹ đạo đồng bộ mặt trời

7
 Quỹ đạo Elips: vệ tinh chuyển động xung quanh trái đất, nhận trái đất
làm 1 trong 2 tiêu điểm

Hình 2: Quỹ đạo vệ tinh phi địa tĩnh

2.3 Các định luật Kepler và chứng minh


2.3.1 Định luật Kepler thứ nhất
Tâm của trái đất phải nằm ở một trong hai tiêu điểm của quỹ đạo ellip (F
hoặc F’). điểm xa nhất của quỹ đạo so với tâm trái ñất nằm ở phía tiêu điểm
thứ hai, được gọi là viễn điểm – Apogee, còn ñiểm gần nhất của quỹ đạo
được gọi là cận điểm – Perigee.

Ý nghĩa của định luật: Quỹ đạo nằm trong một mặt phẳng chứa tâm điểm trái
đất, do đó điểm phóng chỉ có thể cho phép đạt được những độ nghiêng quĩ
đạo cao hơn vĩ độ của nó.

8
2.3.2 Định luật Kepler thứ hai
Vệ tinh chuyển động theo quỹ đạo với vận tốc thay đổi sao cho đường nối
giữa tâm trái đất và vệ tinh sẽ quét các diện tích bằng nhau, khi vệ tinh dịch
chuyển trong cùng một thời gian như nhau.

Hình 3: Mô phỏng định luật kepler 2

Ý nghĩa: Tốc độ ở viễn điểm thấp nhất, tốc độ ở cận điểm cao nhất.

2.3.3 Định luật Kepler thứ ba


Bình phương của chu kỳ quay tỉ lệ thuận với luỹ thừa bậc ba của bán của bán
kính trục lớn của quỹ đạo ellip:

T2=ka3 (1)
Với k=4 π 3 / μ
μ=GM =3,98603.1014 m3/s2

G: hằng số hấp dẫn


M: Khối lượng của trái đất

Chu kì nói trên gọi là chu kì Xideric, phụ thuộc vào độ cao quỹ đạo.

9
2.4 Tính toán vị trí của vệ tinh trên quỹ đạo phi địa tĩnh

Hình 4: Vị trí của trái đất và vệ tinh


a là bán trục lớn của ellip
b là bán trục nhỏ của ellip
Độ cao viễn điểm được tính là:
ha=a(1+e) (2)
Độ cao cận điểm được tính là:
hb=a(1-e) (3)
Hệ số ellip e được xác định:
a−b
e= , 0≤ e<1 (4)
a+ b

2.5 Tính toán góc nhìn của vệ tinh phi địa tĩnh (góc ngẩng và góc phương
vị)
a. Góc phương vị

φ góc hợp bởi hình chiếu của vệ tinh trên mặt phẳng nằm ngang và đường

hướng lên cực bắc trái đất:

cos φ=cos l e . cos(L E−L S) (5)


Với: le là vĩ độ của trạm mặt đất
LE là kinh độ của trạm mặt đất
10
LS là kinh độ của vệ tinh

b. Góc ngẩng của vệ tinh phi địa tĩnh

θ là góc hợp bởi đường nối vệ tinh và mặt phẳng nằm ngang:

sinφ
cos θ= (6)
√ 1+¿ ¿ ¿
Với R=6378 km là bán kính trái đất
h=35786 km là chiều cao từ trạm mặt đất tới vệ tinh

c. Khoảng cách từ trạm mặt đất đến vệ tinh:

d=√ (R e +h)2 + R2e −2 Re ( R e + h ) cos l e . cos ⁡(LE −LS ) (7)

2.6 Quá trình phóng vệ tinh


Để phóng vệ tinh lên quỹ đạo địa tĩnh phải qua một quỹ đạo chuyển tiếp GTO
hình ellip.

Tốc độ ban đầu khi vào quỹ đạo này là 9.7 km/s, để đạt được viễn điểm ở độ
cao 36000km. Quỹ đạo này có cận điểm vài trăm km và chu kì quay khoảng
10 giờ 30 phút.

Vệ tinh ở trên đó khoảng 5 ngày để chuẩn bị bay vào quỹ đạo địa tĩnh.

2.7 Thủ tục đăng kí quỹ đạo vệ tinh


Quy trình gồm 3 bước:

+) Đệ trình Bộ hồ sơ Xuất bản trước – API


+) Đệ trình Bộ hồ sơ Yêu cầu phối hợp – CR
+) Đệ trình Bộ hồ sơ Thông báo – N

2.8 Bài tập ví dụ


Bài toán 1: Một vệ tinh địa tĩnh được đặt tại kinh độ 900W, anten trạm mặt đất được
đặt tại vĩ độ 350N và kinh độ 1000W.
a. Tính góc phương vị và góc ngẩng của anten
b. Tính khoảng cách từ trạm mặt đất đến vệ tinh
11
Bài giải:
Góc phương vị: cos φ=cos l e . cos ( LE −LS )
= cos(35).cos(100-90)
= 0.807
 φ=¿360
sinφ
Góc ngẩng của anten: cos θ=
√ 1+¿ ¿ ¿
0.588
= = 0.67
0.882
 θ = 480
a. Khoảng cách từ trạm mặt đất đến vệ tinh
2
d =√ ( R+h ) + R2e −2 Re ( Re + h ) cos l e . cos ⁡(LE −LS )
=√ ( 6378+35786 )2 +63782−2.6378 ( 6378+35768 ) .0 .807
=37210.2 km
Bài toán 2: Tuyến thông tin vệ tinh hướng lên hoạt động ở tần số fup= 14GHz. Trạm
mặt đất tại vị trí có toạ độ 150N, 1060E, Vệ tinh địa tĩnh có toạ độ 1320E.
a. Tính thời gian trễ khi truyền từ trạm mặt đất lên vệ tinh
b. Vĩ độ lớn nhất
c. Tính độ phủ của vệ tinh xuống trái đất
Bài giải:
a. Khoảng cách từ trạm mặt đất tới vệ tinh:
2
d =√ ( R+h ) + R2e −2 Re ( Re + h ) cos l e . cos ⁡(LE −LS )
=√ ( 6378+35786 )2 +63782−2.6378 ( 6378+35768 ) . cos 15. cos ⁡(−26)
= 36766 km

Thời gian trễ:


d 36766
Ttrễ = c = =0.123 ms
3.108
b. Vĩ độ lớn nhất
R 6378
Cos φ = =
R +h 6378+35786
= 0.151

12
 φ=81.30
c. Độ phủ của vệ tinh xuống trái đất
Diện tích bề mặt trái đất là: S=4 π a2
Diện tích chỏm cầu mà vệ tinh phủ sóng lên mặt đất là: S’=2 πa ( a−h' )
h’= cos(φ ).a=cos(81.30).6378=965 km
Phần trăm diện tích phủ sóng của vệ tinh địa tĩnh tới bề mặt Trái Đất là:
'
S ' 2 πa ( a−h ) a−h' 6378−965
= = = =42.43 %
S 4 π a2 2a 2.6378

Bài toán 3: Tính Tmax, Tmin của tín hiệu truyền từ vệ tinh địa tĩnh về trạm mặt đất tại
Hà Nội.
Bài giải:
d= √ ( R+a )2 −R 2=√ (42164+6378)2−421642=41678.8 km
d 41678.8
Tmax = = =0.1389 s
c 3000000
h 35786
Tmin= = =0.1192 s
c 3000000

Bài toán 4: Tính bán kính quỹ đạo của vệ tinh địa tĩnh, với R=6378 km, với
h=35786 km.
Áp dụng định luật kepler thứ 2, ta có: 
2
mMG mV
=
R2 R

MG
 V=
√ R
(8)

Chu kỳ quay của vệ tinh quay quanh trái đất là :


2 πR
T= (9)
V
2
R3  R= 3 T . M . G
Từ (8) và (9)  T=2 π
√ MG √(2π )
Trong đó: 
T là chu kỳ quay của vệ tinh T = 86400(s) 
M là khối lượng của trái đất M = 5,972. 1024 kg

13
 
G là hằng số hấp dẫn G = 6,674.10-20(km3/(kg.s2))
  
Thay vào pt (3), ta được: R ≈42240 (km)
 

Chương 3. Phân tích thiết kế tuyến thông tin vệ tinh


3.1 Ảnh hưởng của tầng khí quyển tới kênh truyền
3.1.1 Ảnh hưởng của tầng đối lưu
Tầng đối lưu ( độ cao chuẩn là 11 km, áp suất: 1013 mBa, nhiệt độ: 15 ℃ , độ
ẩm: 75%, độ cao tăng 100m thì áp suất giảm 12 mBa, nhiệt độ giảm 0.55℃ ).

Sóng vô tuyến truyền trong tầm điện li bị tổn hao và hấp thụ.
14
- Hấp thụ do các hạt nước
- Hấp thụ do các phân tử (chủ yếu là Oxi và hơi nước)
- Suy hao do mưa

Hệ số suy hao do mưa: γ R = k(R0.01) α (dB/km)

Trong đó:

- k và α là các hệ số phụ thuộc vào tần số và sự phân cực


của sóng.
- R0.01 là lượng mưa trung bình.

3.1.2 Ảnh hưởng của tầng điện ly


Ảnh hưởng rõ nét nhất của tầng điện li đối với kênh thông tin vệ tinh là hiệu
ứng Faraday và trễ nhóm. Các phần tử mang điện trong tầm điện li sẽ gây tác
động đến sóng vô tuyến và gây nên hiện tượng quay đối với sóng mang phân
cực thẳng được gọi là hiện tượng quay Faraday và một sự trễ thời gian trên
đường truyền sóng gọi là trễ nhóm.

Giá trị quay Faraday kí hiệu là ϕ , được xác định bởi biểu thức

ϕ=2,36.1 02 Bav N T f 2 rad

trong đó Bav là cường độ từ trường trung bình của quả đất (Wb/m2).

và N T =1 016−1 018 el/ m2 (giá trị các điện tử tích điện/m2) và f là tần số (GHz).

Độ trễ nhóm, ký hiệu là T thường được xác định theo biểu thức:

1,34 N T −7
T= 2
.1 0 s
f

trong đó f tính theo Hz.

3.2 Các tham số cơ bản của tuyến liên lạc thông tin vệ tinh
3.2.1 Các tham số của anten
a. Độ tăng ích của anten

15
Theo lý thuyết anten, độ tăng ích của một anten G được biểu thị bởi biểu
thức:
G ( θ , φ )=η A ⋅ D ( θ , φ )

Trong đó:
- G ( θ , φ ) là độ tăng ích của anten theo góc phương vị ( θ , φ );
- η A là hiệu suất anten
- D ( θ , φ ) là đồ thị phương hướng của anten theo ( θ , φ );
Góc θ tính trong mặt phẳng đứng và góc φ tính trong mặt phẳng ngang.

Với các anten sóng siêu cao, ví dụ anten parabol sử dụng trong thông tin vệ
tinh thì độ tăng ích cực đại Gmaxcủa anten có thể được xác định theo biểu thức:


G max = A eff (3.2)
λ2

trong đó:

 λ bước sóng
:
2
πD
 Aeff : diện tích hiệu dụng của anten ( Aeff =η . , D là đường kính anten)
4

b. Đồ thị phương hướng bức xạ của anten

Đồ thị phương hướng bức xạ của anten biểu thị sự biến đổi độ tăng ích của
anten theo các hướng xem xét. Đồ thị phương hướng bức xạ của anten thường
được biểu thị theo tọa độ cực hoặc tọa độ vuông góc.

16
Hình 3.1. Ví dụ đồ thị phương hướng bức xạ của một anten parabol

a. Trong hệ tọa độ cực

b. Trong hệ tọa độ vuông góc

Biểu thức thường được sử dụng để tính toán độ rộng búp sóng θ3 dB (phụ thuộc
vào định luật chiếu sáng) của một anten parabol là:
λ c
θ3 dB =70( )=70( )(° ) (3.3)
D fD

3.2.2 Sự phân cực của sóng


Sóng điện từ bức xạ từ một anten phát gồm có hai thanh phần điện trường và
từ trừng vuông góc với nhau; chúng cùng vuông góc với phương truyền lan.
Phương của vecto điện trường ⃗E và từ trường ⃗
H có sự biến đổi trong quá trình

truyền lan, hiện tượng được gọi là phân cực sóng.



Hướng lan truyền sóng điện từ: hướng véc tơ Umốp Poyntinh, P (w/m2), với:
  
P  EH

Phân cực có 3 dạng: phân cực elip là trường hợp tổng quát, phân cực trơn là
dạng đặc biệt của elip.

Sóng cực thẳng


Khi hai thành phần Ex, Ey có pha bằng nhau hoặc khác nhau 180o, ta có sóng

17
phân cực thẳng
Sóng phân cực tròn
Khi hai thành phần Ex, Ey có biên độ bằng nhau còn pha thì khác nhau 90 độ
hoặc 270 độ thì ta sẽ nhận được sóng phân cực tròn.
Sóng phân cực dạng elip
Trường hợp hai thành phần điện trường Ex và Ey không có mối liên hệ rằng
buộc nào chúng ta sẽ nhận được sóng phân cực dạng elip.
3.2.3 Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương
Công suất bức xạ với một góc đặt của một anten phát vô hướng được cấp điện
bởi một nguồn tần số vô tuyến, ký hiệu là P T. Đối với hướng bức xạ có độ
tăng ích là GT. Tích số PT. GT là công suất bức xạ đẳng hướng tương đương,
ký hiệu là EIRP (Equivalent Isotropic Radiated Power):

EIRP=PT . G T (W ) 11\* MERGEFORMAT


(3.)

Biểu thức EIRP theo (3.6) cũng có thể được biểu thị dưới dạng đề-xi-
ben:
EIRP=PT +G T (dBW ) 22\* MERGEFORMAT
(3.)

3.2.4 Mật độ thông lượng công suất


Một diện tích hiệu dụng A cách xa anten phát 1 khoảng cách R, đối
diện với góc đầy A ∕ R 2 với anten phát, nó sẽ thu được công suất P R = Aϕ. Đại

P T .GT dbW W
lượng ϕ=
4π R ( ) ( )
2
m2
hay
m2
được gọi là mật độ thông lượng công suất có

thứ nguyên.

3.3 Suy hao trong không gian tự do


Một anten thu có diện tích hiệu dụng của anten là A Reff được đặt cách xa
anten phát một khoảng cách R, sẽ thu được công suất P R là:

18
P PT .GT
R=¿ϕ AReff = 2
A Reff ¿
4πR

Trong đó, ϕ là mật độ thông lượng công suất phát

P T .G T
ϕ=
4 π R2

A Reff là diện tích hiệu dụng của anten thu

GR
A Reff =
4 π λ2

Như vậy, công suất thu được :

P R=(P ¿ ¿T .GT ) ¿ ¿1/ LFS ¿ GR (W )

LFS = (λ/4π*R)2 được gọi là tổn hao trong không gian tự do

3.4 Công suất tín hiệu tín hiệu thu được có tính đến tổn hao hấp thụ và
ảnh hưởng của tầng khí quyển
L = LFS ⋅ L A
Trong đó:
- L là tổn hao tổng cộng
- LFS là tổn hao trong không gian tự do
- L A là tổn hao khí quyển
3.5 Công suất tạp âm tại đầu vào máy thu
3.5.1 Tạp âm trắng
Tạp âm trắng là dạng xuất hiện nhều nhất, có mật độ phổ công suất N0 có mức
đồng đều trong băng tần BN có giá trị : N = N0 *BN (W)

3.5.2 Tạp âm nhiệt


N = k * T *B

Với : k = 1.38*10-23 J/K là hằng số Bolzmann. T là nhiệt độ tạp âm của thiết


bị (K). B là độ rộng băng tần (Hz).

19
3.5.3 Tạp âm từ mặt đất
Nhiệt độ tạp âm Ta là do các nguồn tạp âm không mong muốn từ không gian
và mặt đất xung quanh anten:
2 ππ
1
T a= ∬ G (θ ,φ ) T ch ( θ , φ ) dΩ( K)
4 π 00

3.5.4 Hệ số tạp âm
F = 10 log (1+Te / T0).

Với Te là nhiệt độ tạp âm của thiết bị, T0 là nhiệt độ x

3.5.5 Tỷ số công suất sóng mang trên công suất tạp âm


C 4 πR G
N0
=10lg ( PT . GT ) −20lg ( )
λ
+10 lg
T ( )
−10 lg A p −10lgkB (dBW h z )

Trong đó:

C
- N 0 là tỷ số công suất sóng mang trên công suất tạp âm

- N 0 là mật độ phổ công suất tạp âm (dBWHz−1) và có giá trị

bằng N-10lg(B) tinh về một phía.


- 10 lg A p là đặc trưng cho tổn hao khí quyển dB

3.6 Tính toán dự trữ tuyến có tính đến các tổn hao khác
3.6.1 Các tổn hao khác
- Tổn hao sóng do hấp thụ và ảnh hưởng của tầng khí
quyển.
- Tổn hao bên trong nội bộ thiết bị phát và thiết bj thu.
- Tổn hao do sự không đồng trục của anten phát và anten
thu.
- Tổn hao do phân cực sóng.

3.6.2 Tính toán cho tuyến lên


Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương của trạm mặt đất EIRP:

20
Tx P
EIRP(W) = PT ( W ) ⋅GTX = L .G Tx
Tx

PT là công suất ở đầu vào anten phát trạm mặt đất.

EIRP(dBW) = PTx ( dBW )−LTx ( dB)+GTx (dBi)

Công suất ở đầu vào máy thu trên vệ tinh:

P Rx (dBm) =EIRP(dBm)+G Rx (dBi )−Lp(dB)

Trong đó,

- Lplà tổn hao đường truyền: Lp=LFS + LR

- LFS là suy hao truyền sóng trong không gian tự do

LFS = 92,44 + 20logd (km) +20log f up(GHz)

 f up là tần số hướng lên;


 d là khoảng cách từ trạm mặt đất đến vệ tinh
d= ( R+h)2 + R2e −2 Re ( R e +h ) cos l e . cos ⁡( LE −LS )

Với:
- l evĩ độ của trạm mặt đất
- L E là kinh độ của trạm mặt đất

- LS là kinh độ của vệ tinh

- h=35786 km là chiều cao từ trạm mặt đất tới vệ tinh


- Re =6378 km là bán kính trung bình của Trái Đất

- LR tổn hao do mưa

LR =α R( ⅆBkm ). D (km)
rain

ⅆB
α (
km )
R là hệ số suy hao do mưa trên 1km

Drain (km) là cự ly chịu mưa trong tuyến lên

Xác định Drain (km)


21
D h rain−h antenna
rain=¿ ¿
sin (e)

Với hrain là độ cao của tầng khí quyển bị ảnh hưởng bởi mưa (thường chọn
5km)
h antenna là độ cao anten trạm mặt đất so với mực nước biển

e là góc ngẩng của anten trạm mặt đất


Xác định α R
Có hai cách tính α R :
- Cách 1: Tính theo khuyến nghị ITU-R
- Cách 2: Tra theo biểu đồ (theo báo cáo CCIR)
Đối với phân cực tròn, suy hao do mưa tính cho phân cực đứng và phân cực
αV + α H
ngang, sau đó lấy trung bình hai giá trị: α R = ( ⅆB ∕ km)
2

Tỷ số công suất sóng mang trên công suất tạp âm C/N trên vệ tinh:

C PC P Rx EIRP .G Rx EIRP G Rx
= ¿
N PN PN
=
L p . kTB
= ( )
L p .TB T

Với k = 1.38*10-23 J/K là hằng số Bolzmann. T là nhiệt độ tạp âm tương


đương hệ thống thu vệ tinh(K). B(Hz) là băng thông tương đương của tạp âm

C
( dB ) =EIRP ( dBW )−Lp ( dB ) +228,6−10 log 10 B(Hz)+G Rx (dBi )−10 log 10 T
N

Tỷ số công suất sóng mang trên mật độ công suất tạp âm C/No trên vệ
tinh:

C C EIRP. GRx
=( ). B =
N0 N L p . kT

Tính theo dB, ta có:

C
N 0 (dB) =
EIRP ( dBW )−Lp ( dB )+228,6 + ¿) (dB/K)

Mật độ thông lượng công suất tại vệ tinh Φ ( mw ):


2

22
w EIRP(W )
Φ
( )
m2
=
4 π d2

3.6.3 Tính toán cho tuyến xuống


Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương của vệ tinh EIRP:

EIRP(W) = PTX ( W ) ⋅ GTX = P Rx ( W ) ⋅ GSAT . GTx

EIRP(dBW) = = P Rx ( dBW ) +GSAT (dB)+GTx (dBi )

Trong đó, GSAT là hệ số khuếch đại tổng trên vệ tinh

Công suất thu được tại máy thu trạm mặt đất:

P RxES(dBm)=EIRP( dBm)+ G Rx (dBi)−Lp (dB)−LRx (dB)

Trong đó, suy hao truyền sóng Lp tính tương tự như tuyến lên

Tỷ số công suất sóng mang trên công suất tạp âm C/N:

C PC P RxES EIRP. GRx P Rx ⋅G SAT G Rx


=
N PN
¿
PN
=
L p .kTB
=
L p .TB
( )
T

Với k = 1.38*10-23 J/K là hằng số Bolzmann. T là nhiệt độ tạp âm tương


đương hệ thống thu mặt đất (K). B(Hz) là băng thông tương đương của tạp âm

C
( dB ) =EIRP ( dBW )−Lp ( dB ) +228,6−10 log 10 B(Hz)+G Rx (dBi )−10 log 10 T
N

Tỷ số công suất sóng mang trên mật độ công suất tạp âm C/No tại trạm
thu mặt đất:

C C
=( ). B
N0 N

Tính theo dB, ta có:

C C
(dB)+10 log 10 B( Hz)
N 0 (dB)= N

23
Eb
Tỷ số năng lượng bit trên mật độ công suất tạp âm N tại máy thu trạm
0

mặt đất:

Eb C B C 1+ α
=( )( )= .
N 0 N Rbit N log2 M

Trong đó:

- α là hệ số bộ lọc
- M là mức tín hiệu điều chế

Chuyển sang dB, ta có:

Eb C log 2 M
( dB)=( )( dB)−10 log 10 [ ]
N0 N 1+ α

3.7 Bài tập ví dụ


Bài toán 1: Một anten phát có công suất bức xạ Pbx = 100 W, hệ số tăng ích
của anten GT = 10. Hãy xác định:

a. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương, tính theo W, dBW, dBm

b. Mật độ công suất tại điểm cách anten 10 km.

Giải:

a. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP là:

EIRP=PT . G T =100.10=1000( W ) EIRP(dBW )=10 log 1 000=30 (dBW)


1000
EIRP(dBm)=10 log =60( dBm)
0.001

b. Mật độ công suất tại điểm cách xa anten 10 km là:


P T .G T 100.10
ϕ= 2
=
4π R 4π ¿¿

Bài toán 2: Tính công suất thu tuyến lên trường hợp tổn hao không gian tự do

-
Công suất máy phát trạm mặt đất PT = 100 W (20dBW)

- Đường kính anten D = 4m


24
- Tần số phát tuyến lên f u = 14 GHz
- Hiệu suất của anten vệ tinh η = 0,55 và hiệu suất anten trạm mặt đất η =
0,6
- Độ rộng búp sóng anten thu vệ tinh θ3 dB = 2 °
- Chiều cao của anten so với trạm mặt đất so với mực nước biển là 100m
- Góc ngẩng của anten trạm mặt đất là 55 độ
- Giả thiết sóng truyền phân cực tròn, tuyến lên chịu mưa với lượng mưa
trung bình 54mm/h và bỏ qua các tổn hao khác
a. Độ tăng ích của anten mặt đất
b. Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương của trạm mặt đất
c. Mật độ thông lượng công suất
d. Công suất thu được ở đầu vào máy thu trên vệ tinh

Giải:

a. Độ tăng ích của anten mặt đất:

GT max     D u   206304  53,1 (dB)


2

b. EIRP của trạm mặt đất là:


EIRP(dBW )=PT [dBW ]+G Tmax [dB]=53,1+ 20=73,1(dBW )

c. Mật độ thông lượng công suất là:


P T G Tmax dBW
ϕ= 2
=−89,9( )
4π R m2

d. Tổn hao trong không gian tự do là:


LFS =( λ /4 π∗R)2 =207,4( dB)

Tăng ích của anten thu vệ tinh là:


π ⋅70 2
G R= η
( )
θ3 ⅆB
=6649,64=38,2( dB)

Cự ly thông tin chịu mưa:


D 5−0,1
rain=¿
h rain−h antenna =5,96 km
sin (e)
=¿¿
sin 55

25
Hệ số suy hao do mưa trên 1km: tra biểu đồ cho phân cực đứng và phân cực
ngang tại tần số f = 14GHz, với lượng mưa 54mm/h, ta tính được hệ số suy
hao do mưa đối với sóng phân cực tròn là:
α V + α H 2,7+3,3
α R= = =3 ( ⅆB ∕ km )
2 2

Suy hao do mưa:

LR =α R ( ⅆBkm ). D rain ( km )=3. 5,96=17,88 dB

Công suất thu được ở đầu vào máy thu trên vệ tinh :
P R (dBW )=EIRP−L FS−L R +G R =73,1−207,4−17,88+38,2=−113,98 ( dBW )

26
Chương 4. Nhiễu trong thông tin vệ tinh và các phương pháp
xử lý phối hợp tần số trong thông tin vệ tinh
4.1. Nhiễu trong thông tin vệ tinh và các phương pháp xử lý
4.1.1. Nhiễu vệ tinh và các phương án xử lý
 Nguồn nhiễu:
1. Khách hàng lân cận
2. Vệ tinh lân cận
3. Do chính khác hàng gây ra
4. Khác hàng ở phân cực đối diện
5. Khác
 Các loại nhiễu:
1. Digital
2. Spike
3. Cross pole interference
4. TDMA
5. FM TV
6. Intermodulation.
7. Unknown
 Nguyễn nhân gây ra nhiễu
1. Lỗi con người: 29,41%
2. Thiết bị: 52,94%
3. Vệ tinh lân cận: 15,69%
4. Nguyên nhân khác: 1,96%.

27
4.1.2. Nhiễu FM

 Nguồn nhiễu:
 Nguồn phát thanh sóng FM.
 Nhiễu đến ngõ vào IF của trạmmặt đất.
 Nguyên nhân gây nhiễu:
 Kết nối kém giữa thiết bị baseband và thiết bị cao tần gây ra việc thu
tín hiệu FM đưa vào hệ thống => phát lên vệ tinh.
 Đường truyền giữa thiết bị RF và baseband chất lượng kém.
 Hệ thống tiếp đất không tốt.

4.1.3. Crossspole Interference


 Nguồn nhiễu:
 Nếu độ cách ly phân cực của anten phát < 30dB, thì có khả năng hệ
thống trạm mặt đất có thể phát cả 2 phân cực.
 Khi có nhiễu xảy ra tín hiệu thu được từ vệ tinh sẽ xuất hiện cả 2
cực => gây nhiễu cho khách hàng khác .
 Nguyên nhân gây nhiễu:
 Pointing anten kém.
 Độ cách ly phân cựccủa anten kém.
 Hệ thống anten đang hoạt động bình thường bị tác động của ngoại
lực (bão) gây sai lệch về hướng và phân cực.

28
 Hạn chế nhiễu phân cực:
 Không được phát sóng mang lên vệ tinh mà chưa qua test đăng
nhập. - Luôn làm theo hướng dẫn của NOC để pointing anten.
 Với các hệ thống đang hoạt động cần có biện pháp bảo dưỡng định
kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định

4.1.4. Nhiễu sóng mang số và spike


 Nguyên nhân:
 Khách hàng phát nhầm tần số.
 Truy cậpvệ tinh bấthợp pháp.
 Các trạm tự phát CW không được phép của NOC.
 Lỗi thiết bị
 Phương pháp hạn chế nhiễu:
 Phải được sự chấp thuận của NOC trước khi phát CW.
 Thực hiện test đăng nhập vệ tinh.
 Thực hiện bảo dưỡng thiết bị trạm mặt đất định kỳ.

4.1.5. Nhiễu xuyên điều chế


- Nếu thiết bị HPA (TWTA, SSPA) phát nhiều hơn 1 sóng mang khả
năng gây nhiễu xuyên điều chế có thể xảy ra.
- Lúc này thiết bị sẽ phát các hài xuyên điều chế ở các vị trí tần số khác
nhau.
 Nguyên nhân:
 Mức công suất phát quá cao gây nhiễu xuyên điều chế.
 Tự động tăng công suất U/L mà không được sự chấp thuận của
NOC.
 Hậu quả:
 Giảm chất lượng sóng mang chính (Eb/No).
 Gây dềnh nền nhiễu .

29
 Thiệ tvề công suất cho trạm mặt đất vì phải phát thêm các sóng
mang không có ích.
 Phương án hạn chế:
 Trong tính toán đường truyền đưa ra mức dự báo về công suất phát
của sóng mang trước khi test đăng nhập vệ tinh
 Không tăng công suất phát mà không có sựchấpthuận của NOC.
 Không được phát quá công suất cho phép.
 Khi trạm mặt đất phát thêm sóng mang mới cần tính toán linkbudget
để xem còn đủ công suất của máy phát không.

4.1.6 Ảnh hưởng nhiễu vệ tinh lân cận


Có 02 loại: - Nhiễu Uplink ASI (adjacent satellite interference)

- Nhiễu Downlink ASI

Uplink ASI:

 Giản đồ bức xạ kém (antenna pattern) >> mức của búp phụ lớn
(anten lớn)

 Giản đồ bức xạ kém => Búp sóng mang lớn ( Anten nhỏ)
Downlink ASI:

 Anten thu nhỏ và giản đồ bức xạ kém


 Anten thu pointing không tốt.

4.2 Phối hợp tần số trong thông tin vệ tinh


4.2.1 Thủ tục đăng ký vị trí quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh
Nhằm mục đích có thể đăng ký thành công một vị trí quỹ đạo vệ tinh và
bảo vệ tính hoạt động hợp pháp trong khuôn khổ quy định của mình một
cách không can nhiễu, ITU đã ban hành một quy định quốc tế để có thể
phối hợp sử dụng chung băng tần giữa các vệ tinh đồng thời giảm can
nhiễu giữa các hệ thống.
30
Thủ tục pháp lý của việc này bao gồm 3 bước:
 Thủ tục xuất bản trước (API – Advanced Public Information)
 Thủ tục phối hợp (CR/C – Coordination Request)
 Thủ tục thông báo (Notification)

4.2.2 Thủ tục phối hợp – CR/C (có phí xử lý hồ sơ)


Cung cấp các thông số chi tiết về dự án vệ tinh như: Vị trí quỹ đạo, vùng
phủ sóng, tần số hoạt động, băng thông bộ phát đáp, kiểu sóng mang, công
suất phát, yêu cầu bảo vệ, đặc điểm của trạm mặt đất. (Ngày ITU nhận
được bộ hồ sơ này được tính là ngày ưu tiên của một hồ sơ vệ tinh, ngày
này cũng là ngày hiệu lực của một bộ hồ sơ vệ tinh – 7 năm). Sau khi nộp
bộ hồ sơ này, ITU-R sẽ xuất bản danh sách các mạng vệ tinh bị ảnh hưởng
(theo tiêu chí cung quỹ đạo phối hợp và ∆ T / T ). Quốc gia đăng ký mới sẽ
tiến hành phối hợp tần số vệ tinh với các nước bị ảnh hưởng để đảm bảo
dự án vệ tinh mới đó không gây can nhiễu cho các mạng vệ tinh đăng ký
trước. Quá trình này kéo dài nhiều năm.

4.2.3 Thủ tục thông báo – Notification (có phí xử lý hồ sơ)


Dựa trên kết quả phối hợp, quốc gia đăng ký hồ sơ vệ tinh mới thông báo
với ITU đặc điểm cuối cùng của vệ tinh đó để ITU ghi vào cơ sở dữ liệu
quốc tế (MIFR – Master International Frequency Register), từ đó hệ thống
thông tin vệ tinh mới sẽ được ITU bảo vệ can nhiễu quốc tế.

4.3 Tính toán can nhiễu, phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh
Điều kiện phối hợp vệ tinh bao gồm 2 yếu tố: Cung quỹ đạo
(Coordination Arc) và tỉ số sóng mang trên nhiễu C/I

31
Băng thông Cung quỹ đạo có thể áp dụng
3400 – 10950 MHz ± 80 đối với vị trí quỹ đạo danh
nghĩa của một mạng đề xuất
10,95 – 17,7 GHz ± 70 đối với vị trí quỹ đạo danh
nghĩa của một mạng đề xuất
Cao hơn 17,7 GHz ± 80 đối với vị trí quỹ đạo danh
nghĩa của một mạng đề xuất

Mô hình can nhiễu:

θ ≈ 1,1∗θ g

- θ là góc địa hình giữa hai vệ tinh


- θ g là góc địa tâm giữa hai vệ tinh
- Ví dụ giữa Vinasat-1(132E) và Laosat(128,5E) có:
θ g = 132 - 128,5 = 3,5

32
Tỷ số C/I cho đường lên vệ tinh:

C
EIRP ES wanted + GSAT − ES wanted – ( P ES∫ ¿ ¿ + G ES∫ ¿ (θ)¿ + G SAT − ES ∫ ¿ ¿) - ∆ A ↑ + Y ↑
I ↑=
( ) ' ' '

Trong đó:

- EIRP ES wanted là EIRP trạm mặt đất của vệ tinh mong muốn (dBW

hoặc dBW/Hz)
- GSAT − ES wanted là tăng ích anten vệ tinh hướng về trạm ES mong muốn
(dBi)
- P ES ∫ ¿ ¿ là công suất trạm mặt đất gây nhiễu (dBW hoặc dBW/Hz)
'

- G ES∫ ¿ (θ)¿ là tăng ích anten vệ tinh mong muốn hướng về trạm ES gây
'

nhiễu (dBi)
- ∆ A ↑ là hiệu suy hao không gian tự do giữa hai tuyến: gây nhiễu và
mong muốn (dB)
- Y ↑ là giá trị phân cách phân cực giữa hai tín hiệu nhiễu và mong
muốn (dB)
 Công thức rút gọn C/I đường lên:
C
EIRP ES wanted - EIRP ES∫ ¿ ¿(θ ¿ ¿ + (G SAT − ES wanted - G SAT − ES∫ ¿¿)
I ↑=(
( ) '

C
Hay ( I ) = DEIRP ES + DG SAT wanted

Trong đó:
- EIRP ES wanted là EIRP của trạm ES mong muốn

- EIRP ES∫ ¿ ¿ là EIRP của trạm ES gây nhiễu hướng về vệ tinh mong
'

muốn
- GSAT − ES wanted là tăng ích của anten vệ tinh mong muốn hướng về trạm
ES mong muốn
- GSAT − ES∫ ¿¿ là tăng ích của anten vệ tinh mong muốn hướng về trạm
ES gây nhiễu

(với giả thiết ∆ A ↑ và Y ↑ bằng 0)


33
Tính tỷ số C/I cho đường xuống

( CI ) = EIRP

SAT wanted + Gmax ES wanted – ( PSAT ∫ ¿ ¿ + G ES wanted (θ ) + G SAT ∫ ¿ ¿) - ∆ A ↑ + Y ↑
' '

Trong đó:
- EIRP SAT wanted là EIRP của vệ tinh mong muốn (dBW or dBW/Hz)
- Gmax ES wanted là tăng ích anten trạm ES mong muốn
- PSAT ∫ ¿ ¿ là công suất vệ tinh gây nhiễu (dBW or dBW/Hz)
'

- G ES wanted (θ ) là tăng ích anten trạm ES mong muốn theo hướng về vệ tinh
gây nhiễu (dBi)
- GSAT ∫ ¿ ¿ là tăng ích anten vệ tinh hướng về trạm ES mong muốn (dBi)
'

- ∆ A ↓ là hiệu suy hao không gian tự do giữa 2 tuyến: mong muốn và gây
- nhiễu (dB)
- Y ↓ là độ cách ly phân cực giữa 2 tuyến: mong muốn và gây nhiễu (dB)
Công thức rút gọn tính C/I cho đường xuống

( CI ) = (EIRP

SAT wanted - EIRPSAT ∫ ¿ ¿ + (Gmax ES wanted - G ES wanted (θ))
'

C
Hay ( I ) = DEIRP SAT + DG ES wanted

- EIRPSAT wanted là EIRP của vệ tinh mong muốn (dBW or dBW/Hz)


- EIRPSAT ∫ ¿ ¿ là EIRP của vệ tinh gây nhiễu (dBW or dBW/Hz)
- Gmax ES wanted là tăng ích anten trạm ES mong muốn
- G ES wanted (θ ) là tăng ích anten trạm ES mong muốn theo hướng về vệ tinh
gây nhiễu (dBi)
(với giả thiết ∆ A ↓ và Y ↓ bằng 0)
Tỷ số C/I tổng cộng:

C −1 C −1 C −1
( ) =( ) +( )
I total I ↑ I ↓

Trong đó các tỷ số được tính theo mẫu tự nhiên (không phải dB) (sử dụng
10log ( ) để lấy giá trị tính theo dB)
¿ = -10log ¿ ¿) (dB)

Giá trị C/I ngưỡng:

34
Sóng mang mong Sóng mang nhiễu Tỷ số C/I ngưỡng yêu
muốn cầu (dB)
TV-FM TV-FM hoặc digital C
N req + 14
( )

Digital Digital C
( ) + 12,2
N req

Giá trị C/N yêu cầu điển hình cho sóng mang số là 8 – 10 dB, do đó tỷ số
C/I ngưỡng yêu cầu là 20 – 22 dB (tùy theo yêu cầucủa sóng mang cụ thể,
chỉ số C/I có thể tăng thêm, ví dụ sóng mang lệnh, điều khiển và đo xa
TCC có thể yêu cầu 26 dB)
Tính toán giá trị C/I margin
C C
C/I margin là: M = ( I ) -(I)
tính toán ngưỡng

Nếu M ≥ 0: không có can nhiễu


Nếu M < 0: có can nhiễu xảy ra

4.4 Bài tập ví dụ


Bài toán 1: Tính toán can nhiễu uplink từ LAOSAT-1 vào VINASAT-1

LAOSAT (128,5E)

 f = 6495 MHz
 P = 32,5 dBW
 B = 18MHz
 Đường kính anten trạm mặt đất: 4.6m
 Vị trí: Kinh độ: 102.5316E Vĩ độ: 18.76N

VINASAT-1 (132E)

 f = 6495 MHz
 P = 16,5 dBW
 B = 18MHz
 Đường kính anten trạm mặt đất: 6m.
35
 Vị trí: Kinh độ: 102.0351E Vĩ độ: 3.2689N
 C/I required = 20 dB

Giả thiết trạm mặt đất của LAOSAT-1 được đặt trong vùng service area của
vệ tinh VINASAT-1 => GSAT − ES wanted - GSAT − ES∫ ¿¿ = 0

Bài giải:
- Tăng ích của anten trạm ES Vinasat-1:

6 2
πDf 2 π .6 .6495 . 10
G ES Vinasat
= ( ) (
c
=
3. 108 )
= 166539,8 = 52,2 (dB)

- Tăng ích trạm ES Laosat hướng về vệ tinh Vinasat:

θ=1,1. ( 132−128,5 )=3,85 độ

D
G 1=−1+15 log = 30,7 dB
λ

20 λ
θm = . G −G 1= 0,71 độ
D √ max

Do θm ≤ θ ≤19,95 ta có:

G θ=G ES∫ −Vinasat =min(G1 ,29−25 logθ ¿=min(30,7 ; 14,3)=14,3 (dB)

- EIRP của trạm ES Vinasat:

EIRP ES wanted=P+G ES Vinasat


=¿ 16,5 + 52,2 = 68,7 (dB)

- EIRP của trạm ES Laosat hướng về vệ tinh Vinasat:

EIRP ES∫ ¿ =P +G ¿ = 32,5 + 14,3 = 46,8 (dB)


'
θ

Suy hao không gian tự do giữa hai tuyến:


d Vinasat = (R+h)2 + R2e −2 Re ( R e + h ) cos l e . cos ⁡(LE −LS ) = 36787.1 (km)

LFSvinasat = 92,44 + 20logd (km) +20log f up(GHz) = 200 dB

36
d Laosat = (R+h)2 + R2e −2 Re ( Re + h ) cos l e . cos ⁡(LE −LS ) =36886,7 (km)

LFSLaosat = 92,44 + 20logd (km) +20log f up(GHz) = 200,02 dB

C
 ( I ) = ( EIRP ES wanted - EIRP ES∫ ¿ ¿(θ ¿ ¿ + (GSAT − ES wanted - G SAT − ES∫ ¿¿) - ∆ A ↑ + Y ↑
'

= 68,7 – 46,8 + 0 – (200,02-200) = 21,9 (dB)

Chương 5. Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA)


5.1 Tổng quan
Ở các hệ thống thông tin vệ tinh sử dụng kỹ thuật đa truy nhập theo mã
CDMA thì các trạm của mạng phát liên tục trên cùng băng tần của kênh. Để
có thể nhận dạng được tín hiệu mong muốn, mỗi máy phát và máy thu phải có

37
một chữ ký riêng biệt. Chữ ký đó được biểu thị dưới dạng một dãy số nhị
phân, được gọi là mã. Mã đó được kết hợp với thông thin hữu ích tại mỗi máy
phát.
Tập các mã được sử dụng cần có các tính chất tương quan sau đây:
 Mỗi mã phải dễ dàng phân biệt được với bản sao của nó được dịch
chuyển theo thời gian.
 Mỗi mã phải dễ dàng phân biệt với bất kỳ mã nào được sử dụng trong
mạng.
Có hai kỹ thuật được sử dụng trong đa truy nhập CDMA, đó là:
 Ký thuật trải phổ dãy trực tiếp : DS (Direct Sequence)
 Kỹ thuật trải phổ nhảy tần: HS (Frequency Hopping).

5.2 Đa truy nhập phân chia theo mã dung kỹ thuật trải phổ trực tiếp(DS-
CDMA)

Hình 5.1: mô tả nguyên lý hoạt động của DS-CDMA trong thông tin vệ
tinh
Đoan tin nhị phân m(t) ở đầu vào được mã hóa dưới dạng mã đường dây
NRZ, và tốc độ bit là Rb = 1/Tb được nhân với chuỗi nhị phân c(t) để tạo tín
hiệu đã được mã hóa. Bản than chuỗi nhị phân cũng được mã hóa dưới dạng
mã đường dây NRZ và có tốc độ bit R c =1/Tc lớn hơn nhiều lần so với tốc độ
bit của đoạn tin đầu vào. Các phần tử của chuỗi trải phổ thường được gọi là
“chip” đẻ phân biệt với các bit nhị phân của bản tin đầu vào.
Tín hiệu hỗn hợp sau khi đã mã hóa đó được điều chế với sóng mang có tần
số fc theo phương pháp dịch pha (BPSK) và sau đố khuếch đại công suát để
truyền lên bộ phát đáp vệ tinh

38
5.3 Đa truy nhập phân chia theo mã dung kỹ thuật nhảy tần (FH-
CDMA)

Hình 5.2: mô tả nguyên lý hoạt động của FH-CDMA trong thông tin vệ
tinh
Đoạn tin đầu vào m(t) được mã hóa dưới dạng mã đường dây NRZ, có tốc độ
bit Rb = 1/Tb được đưa vào điều chế với một song mang tần số f c = wc/2π mà
song mang đó tạo ra bởi một bộ tổng hợp tần số (Frequancy synthesizer) điều
khiển bởi một bộ tạo mã hoặc tạo chuỗi nhị phân
Bộ tạo mã này phân phát các chip có tốc độ là R c. nguyên lý điều chế được
thực hiện theo nguyên tắc điều chế khóa dịch pha(BPSK) hoặc cũng có thể
điều chế theo phương pháo khác ví dụ như khóa dịch tần(FSK).
5.4 Ưu nhược điểm của CDMA
 Ưu điểm
- Gia tăng dung lượng sử dụng do chia sẻ cùng dãy tần với nhiều
người dung và sử dụng tài nguyên hiệu quả
- Hạn chế và làm giảm hiệu ứng đa đường
- Bảo mật thông tin tốt hơn
 Nhược điểm
- Cần hệ thống với mạch xử lý phức tạp hơn
- Mạng chỉ cho hiệu suất sử dụng cao khi nhiều người sử dụng
chung tần số

39
Chương 6. Tín hiệu và điều chế tín hiệu trong Thông tin vệ tinh

6.1. Tín hiệu

- Tín hiệu là thông tin cần gửi đi

- Tín hiệu băng tần gốc: là tín hiệu điện( U(t), I(t) biến thiên) phản ánh tín
hiệu cần truyền ( âm thanh, …)

- Tín hiệu tương tự: là tín hiệu liên tục, đồ thị biểu diễn tín hiệu tương tự là
một đường liên tục

- Tín hiệu số: chỉ bao gồm hai mức cao và thấp( trong máy tính là 0 và1), tức
là tín hiệu không liên tục.

6.2. Điều chế tín hiệu

- Điều chế tín hiệu là quá tình biến đổi một hay nhiều thông số của một tín
hiệu tuần hoàn( sóng mang) theo một tín hiệu mang thông tin( tín hiệu cần
điều chế) cần truyền đi xa.

 Điều chế tương tự: là phương pháp điều chế tín hiệu mà việc điều chế
được thực hiện liên tục theo tín hiệu thông tin tương tự. Có 3 phương
pháp điều chế chính:

- Điều biên: Điều chế biến đổi biên độ của tín hiệu gốc, dạng của tín hiệu điều
biên:

40
Hình 6.1: Dạng tín hiệu AM

Gồm các phương pháp:

+ Điều chế hai băng(DSB-Double Side Band)

+ Điều chế đơn băng(SSB-Single Side Band)

+ Điều chế Vestigial sideband (VSB hoặc VSB-AM)

+ Điều chế QAM

- Điều tần FM và điều pha PM:

+ Giữa điều tần và điều pha có mối quan hệ tương quan. Để có tín hiệu điều
tần FM thì tín hiệu tin tức cho qua mạch tích phân rồi sau đó đi qua mạch điều
pha PM. Ngược lại, Để có tín hiệu điều pha PM thì tín hiệu tin tức cho qua
mạch vi phân rồi sau đó đi qua mạch điều tần FM

+ Có nhiều phương pháp điều chế và giải điều chế FM: varicap, PLL,..

41
Hình 6.2: Điều chế FM dùng PLL

Hình 6.3: Giải điều chế FM dùng PLL

Hình 6.4: Các phương pháp điều chế tương tự

 Điều chế số: là phương pháp điều chế tín hiệu mà việc điều chế được
thực hiện theo chuỗi nhị phân đầu vào. Các kiểu điều chế số:

- Điều chế ASK: biên độ biến thiên theo chuỗi tín hiệu số, tín hiệu có
m mức khác nhau

42
+ Dạng sóng của điều chế ASK:

Hình 6.5: Dạng sóng điều chế ASK

+ Sơ đồ khối điều chế ASK:

Hình 6.6: Điều chế ASK

+ Giải điều chế ASK:

Hình 6.7: Sơ đồ giải điều chế ASK

- Điều chế dịch pha PSK: pha của sóng mang hình sin tần số cao sẽ
biến thiên theo mứ logic 0 và 1 của chuỗi số. Gồm có BPSK và
QPSK

+ Dạng sóng của BPSK:


43
Hình 6.8: Dạng sóng PSK

+ Điều chế BPSK:

Hình 6.9: Điều chế PSK

+ Giải điều chế BPSK:

44
Hình 6.10: Giải điều chế BPSK

Qua bộ lọc thông thấp LPF ta được tín hiệu ban đầu

+ Điều chế QPSK: điều chế pha của sóng mang với 4 trạng thái khác nhau,
vuông góc với nhau: 00, 01, 10, 11

Dạng tín hiệu và điều chế:

Hình 6.11: Điều chế BPSK

+ Giải điều chế QPSK:

Hình 6.12: Giải điều chế BPSK

45
- Đièu chế FSK: dùng 2 tần số khác nhau của sóng mang để biểu diễn
bit 0 và 1

+ Dạng tín hiệu và điều chế FSK:

Hình 6.13: Điều chế FSK

+ Phổ của tín hiệu FSK:

Hình 6.14: Phổ của tín hiệu gốc và sau điều chế

- Điều chế QAM: Là sự kết hợp của điều biên và điều pha. Dựa vào
trạng thái để xác định hình dạng tín hiệu ở đầu ra, có các loại:
16QAM, 32QAM,…

+ Sơ đồ khối bộ điều chế M-QAM:

46
Hình 6.15: Điều chế M-QAM

+ Giải điều chế M-QAM

Hình 6.16: Sơ đồ bộ giải điều chế M-QAM

6.3. Câu hỏi và bài tập


* Truyền tín hiệu trên kênh thông tin vệ tinh có những ưu điểm và nhược
điểm gì?

Trả lời:

+ Ưu điểm: Do bán kính phủ của vệ tinh lên trái đất là rất lớn, vì vậy truyền
tín hiệu trong thông tin vệ tinh mang lại vô cùng nhiều ứng dụng thực tế:
truyền hình, internet, điện thoại,…

+ Nhược điểm: tín hiệu truyền ở khoảng cách xa nên dễ mất mát tín hiệu
cũng như bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố nhiễu trên đường truyền như mưa,
fadding,..

* Trong quá trình điều chế QAM, ta nên chọn loại điều chế nào, căn cứ vào
những yếu tố nào để lựa chọn?

Trong điều chế QAM, số mức điều chế càng lớn thì càng cho tín hiệu có tốc
độ bit lớn. Tuy nhiên, số mức lớn cũng kéo theo khả năng chống nhiễu suy
giảm. Chính vì thế, trong quá trình điều chế tín hiệu, tuỳ thuộc vào đặc tính

47
của tín hiệu và nhu cầu sử dụng của người dùng mà lựa chọn mức điều chế
phù hợp.

48

You might also like