You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

TIỂU LUẬN THÔNG TIN DI ĐỘNG


KỸ THUẬT TRẢI PHỔ CDMA TRONG THÔNG TIN DI ĐỘNG

Ngành: CNKT Điện tử - Viễn thông


Mã số: 7510302

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Linh

Lớp : D14-DTVT

Msv : 19810510012

Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Duy Phong

HÀ NỘI - 2023
NHẬN XÉT

(Của giảng viên hướng dẫn)


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Hà Nội, ngày … tháng… năm 20…


GIẢNG VIÊN

TS. Phạm Duy Phong


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN


Môn: Thông tin di động

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Linh


Lớp: DTVT Khoá: Đ14
Ngành đào tạo: CN KT Điện tử - Viễn thông Hệ đào tạo: Chính quy
1. Tên tiểu luận: Kỹ thuật trải phổ CDMA trong thông tin di động

2. Sự cần thiết: Hiện nay, mạng thông tin di động ở Việt Nam đang sử
dụng công nghệ GSM là chủ yếu. Tuy nhiên, trong tương lai mạng thông tin
di động này sẽ không đáp ứng được các nhu cầu về thông tin di động. Bởi vì,
nhu cầu thông tin di động không chỉ là thoại mà còn là truyền dữ liệu, hình
ảnh, âm thanh ... với tốc độ cao, các yêu cầu về chất lượng, bảo mật cũng
được đặt ra. Điều này đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động
phải tìm kiếm một phương thức thông tin mới. Và công nghệ CDMA đã trở
thành mục tiêu hướng tới của lĩnh vực thông tin di động trên toàn thế giới.
Công nghệ CDMA dựa trên nguyên lý trải phổ đã đạt được hiệu quả sử dụng
dải thông lớn hơn so với các công nghệ tương tự hoặc số khác do đó số lượng
thuê bao đa truy nhập lớn hơn nhiều. Nhờ dãn rộng phổ tín hiệu mà có thể
chống lại được các tác động gây nhiễu và bảo mật tín hiệu.

3. Mục tiêu: Tìm hiểu, nghiên cứu về kỹ thuật trải phổ CDMA trong thông
tin di động
4. Nội dung chính của tiểu luận:
Chương 1: Tổng quan
1.1. Giới thiệu
1.2. Các hệ thống thông tin trải phổ
Chương 2: Kỹ thuật trải phổ CDMA trong thông tin di động
2.1 Trải phổ dãy trực tiếp (DS-SS)
2.2 Hoạt động của trải phổ dãy trực tiếp
2.3 Trải phổ nhảy tần (FH-SS)
2.4 Hoạt động của trải phổ nhảy tần
2.5 Trải phổ nhảy thời gian (TH-SS)
2.6 Hoạt động của trải phổ nhảy thời gian
Chương 3: Ứng dụng của kỹ thuật trải phổ
3.1. Thông tin vệ tinh
3.2 Đa truy nhập
Kết luận
Tài liệu tham khảo
5. Kết quả của tiểu luận
- Báo cáo tiểu luận.
- Hiểu rõ về kỹ thuật trải phổ CDMA trong thông tin di động
6. Thời gian làm tiểu luận: Từ 27/04/2023 đến 28/05/2023

Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 202...


NGƯỜI HƯỚNG DẪN SINH VIÊN

TS. Phạm Duy Phong Nguyễn Văn Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...............................................................................2
1.1 Giới thiệu....................................................................................................2
1.2 Các hệ thống thông tin trải phổ...............................................................3
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT TRẢI PHỔ CDMA TRONG THÔNG TIN DI
ĐỘNG...................................................................................................................7
2.1 Trải phổ dãy trực tiếp (DS-SS).................................................................7
2.2 Hoạt động của trải phổ dãy trực tiếp.......................................................9
2.3 Trải phổ nhảy tần (FH-SS)......................................................................11
2.4 Hoạt động của trải phổ nhảy tần............................................................13
2.5 Trải phổ nhảy thời gian (TH-SS)............................................................15
2.6 Hoạt động của trải phổ nhảy thời gian...................................................16
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA KĨ THUẬT TRẢI PHỔ............................18
3.1 Thông tin vệ tinh......................................................................................18
3.2 Đa truy nhập.............................................................................................20
KẾT LUẬN........................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................24
Danh mục chữ viết tắt
STT Viết tắt Tiếng anh

1 GSM Global System for Mobile Communications

2 CDMA Code Division Multiple Access

3 BPSK Binary Phase Shift Keying

4 QPSK Quadrature Phase Shift Keying

5 PCM Pulse-Code Modulation

6 RF Radio Frequency

7 DS Direct Sequence

8 FH Frequency Hopping

9 TH Time Hopping

10 MAI Multiple access interference

11 FSK Frequency Shift Keying

12 THSS Time Hopping Spread Spectrum

13 FDMA Frequency-Division Multiple Access

14 TDMA Time Division Multiple Access

Danh mục hình vẽ


Hình vẽ Tên hình Số trang
Hình 1.1 Sơ đồ khối hệ thống thông tin số trải phổ điển hình 4

Hình 2.1 Sơ đồ trải phổ dãy trực tiếp 8


Hình 2.2 Trải phổ tín hiệu và nén phổ tín hiệu 9
Hình 2.3 Hoạt động của trải phổ dãy trực tiếp 9
Hình 2.4 Sơ đồ thu phát hệ trải phổ nhảy tần 13
Hình 2.5 Trải phổ nhảy thời gian (TH-SS) 15
Hình 2.6 Biểu đồ thời gian cho một hệ thống (TH-SS) 16
Hình 3.1 Các quỹ đạo vệ tinh khác nhau 19

Hình 3.2 Hệ thống thông tin vệ tinh 21


MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, nhu cầu trao đổi thông tin ngày một cao nó
không chỉ nằm trong giới hạn của một quốc gia, mà là trên phạm vi thế giới.
Sự phát triển rất nhanh của công nghệ điện tử, tin học, công nghệ viễn thông
cung cấp ngày càng nhiều các loại hình dịch vụ mới đa dạng, an toàn, chất
lượng cao đáp ứng ngày càng tốt các yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay, mạng thông tin di động ở Việt Nam đang sử dụng công nghệ
GSM là chủ yếu. Tuy nhiên, trong tương lai mạng thông tin di động này sẽ
không đáp ứng được các nhu cầu về thông tin di động. Bởi vì, nhu cầu thông
tin di động không chỉ là thoại mà còn là truyền dữ liệu, hình ảnh, âm thanh ...
với tốc độ cao, các yêu cầu về chất lượng, bảo mật cũng được đặt ra. Điều này
đã thúc đẩy các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động phải tìm kiếm một
phương thức thông tin mới. Và công nghệ CDMA đã trở thành mục tiêu
hướng tới của lĩnh vực thông tin di động trên toàn thế giới.
Công nghệ CDMA dựa trên nguyên lý trải phổ đã đạt được hiệu quả sử
dụng dải thông lớn hơn so với các công nghệ tương tự hoặc số khác do đó số
lượng thuê bao đa truy nhập lớn hơn nhiều. Nhờ dãn rộng phổ tín hiệu mà có
thể chống lại được các tác động gây nhiễu và bảo mật tín hiệu. Các mạng
thông tin di động sử dụng công nghệ CDMA có thể đáp ứng được các nhu cầu
về thông tin di động trong tương lai. Do đó, việc nghiên cứu và triển khai
mạng thông tin di động CDMA là một điều tất yếu. Xuất phát từ những suy
nghĩ như vậy nên em đã chọn đề tài: “ Tìm hiểu về kỹ thuật trải phổ CDMA
trong thông tin di động”.
Nội dung của đề tài là tìm hiểu các kỹ thuật trải phổ CDMA trong
thông tin di động và một số ứng dụng của kỹ thuật trải phổ, nội dung gồm 3
phần chính là:
Chương I Tổng quan
Chương II Kỹ thuật trải phổ CDMA trong thông tin di động
Chương III Ứng dụng của kỹ thuật trải phổ

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu
Thông thường các kỹ thuật điều chế và giải điều chế được thiết kế trong
hệ truyền tin số sao cho hệ hoạt động sử dụng công suất và độ rộng băng tối
thiểu, có xác suất lỗi bit thấp trong môi trường có nhiễu Gauss trắng dừng.
Tuy nhiên các kỹ thuật điều chế này phải kết hợp thêm một số kỹ thuật khác
mới có thể chịu được trong môi trường fading đa đường, chuyển động, hoặc
môi trường có nguồn gây nhiễu cố ý hay không cố ý xen vào. Một kỹ thuật
điều chế khác vốn có đặc tính chịu được môi trường truyền dẫn phức tạp trên
là kỹ thuật điều chế trải phổ.
Kỹ thuật trải phổ dùng độ rộng băng truyền vài bậc lớn hơn độ rộng tín
hiệu truyền, nó không có hiệu suất băng khi chỉ có một người sử dụng, song
lại có hiệu suất khi nhiều người sử dụng cùng một lúc mà vẫn tránh được sự
giao thoa với nhau. Ngoài việc chiếm băng tần rộng, tín hiệu trải phổ còn có
tính chất giống như ồn khi so sánh với dữ liệu thông tin số. Dạng sóng trải
được điều khiển bởi dãy giả ồn (hay là mã giả ồn - PN), đó là dãy nhị phân
biểu hiện như dãy ngẫu nhiên song được xác định bởi máy thu chủ định. Tín
hiệu trải phổ được giải điều chế tại bộ thu khi tương quan chéo với một phiên
bản của sóng mang giả ngẫu nhiên phát tại chỗ. Tương quan chéo với dãy PN
đúng sẽ giải trải tín hiệu, nhận được bản tin băng hẹp trong khi tương quan
chéo với tín hiệu không mong muốn sẽ chỉ cho một lượng nhỏ của ồn băng
rộng tại lối ra máy thu.
Điều chế trải phổ có nhiều ưu điểm trong môi trường radio di động. Nổi
bật là khả năng chống giao thoa đa truy cập vốn có của nó. Vì rằng mỗi người
dùng được phân một mã duy nhất gần như trực giao với mã của người khác
nên bộ thu tách người dùng dựa trên mã mỗi người mặc dù họ dùng chung
phổ trong cùng một thời gian. Không chỉ tách được từ nhiều người dùng khác
nó còn có thể khôi phục được khi bị phá bởi tín hiệu giao thoa băng hẹp. Do
ảnh hưởng của tín hiệu băng hẹp chỉ tác động lên một phần nhỏ tín hiệu trải
phổ nên nó dễ dàng lấy đi bằng bộ lọc khía chữ V mà không làm mất nhiều
2
thông tin. Ngoài ra do dùng chung tần số nên không cần kể hoạch tần số, tất
cả các tế bào đều dùng chung kênh rộng.
Chịu được đa đường là ưu điểm căn bản khác để sử dụng kỹ thuật này
trong thông tin vô tuyến. Do tín hiệu trải phổ có năng lượng phân đều trên
băng rất rộng nên tại mỗi thời điểm chỉ có một phần nhỏ phổ chịu fading. Thể
hiện trong miền thời gian thì khả năng chống nhiễu đa đường là do các phiên
bản trễ có tương quan nhỏ với dãy PN gốc, kết quả biểu hiện như người dùng
không tương quan khác và bị loại. Hệ thống trải phổ không chỉ chịu được đa
đường mà còn sử dụng các thành phần đa đường để cải thiện chất lượng tín
hiệu (bộ thu RAKE, tổ hợp các thông tin nhận được từ một số thành phần đa
đường phân giải được).

1.2 Các hệ thống thông tin trải phổ

Trong các hệ thống thông tin thông thường, dải thông là điều quan tâm
chủ yếu và các hệ thống đều được thiết kế sao cho sử dụng càng ít dải thông
càng tốt. Dải thông cần để phát nguồn tín hiệu tương tự bằng hai lần dải thông
của nguồn trong các hệ thống điều biên hai biên. Nó bằng vài lần dải thông
của nguồn trong các hệ thống điều tần tùy thuộc vào chỉ số điều chế. Đối với
nguồn tín hiệu số, dải thông yêu cầu là cùng bậc với tốc độ bít của nguồn. Dải
thông yêu cầu chính xác phụ thuộc vào loại điều chế (BPSK, QPSK, v.v.).

Trong các hệ thống thông tin trải phổ, dải thông của tín hiệu được mở
rộng, thường bằng vài bậc dải thông trước khi phát. Khi chỉ có một người
dùng trong băng tần SS, hiệu quả dải thông là thấp. Tuy nhiên trong môi
trường đa người dùng, các người dùng có thể chia sẻ cùng một băng tần SS và
hệ thống có thể trở nên hiệu quả dải thông trong khi vẫn duy trì các ưu điểm
của hệ thống trải phổ.

Hình 1.1 là sơ đồ khối chức năng của hệ thống thông tin trải phổ điển
hình đối với cả hai cấu hình mặt đất và vệ tinh. Nguồn có thể là số hay tương
tự. Nếu nguồn là tương tự, đầu tiên nó được số hóa bằng sơ đồ biến đổi tương
tự/số (analog-to-digital A/D) nào đó như là điều chế xung mã (Pulse-Code
3
Modulation – PCM) hay điều chế delta (DM). Bộ nén dữ liệu loại bỏ hoặc
giảm bớt độ dư thông tin trong nguồn số. Sau đó tín hiệu ra được mã hóa bằng
bộ mã hóa sửa sai, đưa thêm độ dư mã hóa vào nhằm mục đích phát hiện và
sửa các sai có thể phát sinh khi truyền qua kênh tần số vô tuyến (Radio
Frequency - RF). Phổ của tín hiệu nhận được trải ra trên dải thông mong
muốn, tiếp sau là bộ điều chế có tác dụng dịch phổ đến dải tần phát được gán.
Sau đó tín hiệu đã điều chế được khuếch đại và gửi qua kênh truyền mặt đất
hoặc vệ tinh. Kênh gây ra một số tác động xấu: nhiễu, tạp âm, suy hao công
suất tín hiệu. Chú ý rằng bộ nén/giải nén dữ liệu và bộ mã sửa sai/ giải mã là
tùy chọn. Chúng dùng để cải thiện chất lượng hệ thống. Vị trí của các chức
năng trải phổ và điều chế có thể đổi lẫn cho nhau. Hai chức năng này thường
được kết hợp và thực hiện như một khối duy nhất. Tại đầu thu, máy thu cố
gắng khôi phục lại tín hiệu gốc bằng cách khử các quá trình sử dụng ở máy
phát; nghĩa là tín hiệu thu được giải điều chế, giải trải phổ, giải mã và giải nén
để nhận được tín hiệu số. Nếu nguồn là tương tự, tín hiệu số được biến đổi
thành tương tự nhờ bộ D/A.

Hình 1.1 Sơ đồ khối hệ thống thông tin số trải phổ điển hình

4
Trong các hệ thống thông thường, các chức năng trải và giải trải phổ
không có trong sơ đồ khối hình 1.1. Đây là khác nhau chức năng duy nhất
giữa hệ thống thông thường và hệ thống SS.

Hệ thống thông tin số được coi là hệ thống SS nếu:

 tín hiệu phát chiếm dải thông lớn hơn nhiều dải thông tối thiểu cần thiết
để truyền tin tức;
 sự mở rộng dải thông được thực hiện nhờ một mã không phụ thuộc vào
dữ liệu.

Có 3 loại hệ thống trải phổ cơ bản: dãy trực tiếp (Direct Sequence –
DS), nhảy tần (Frequency Hopping – FH) và nhảy thời gian (Time Hopping –
TH). Cũng có thể kết hợp các loại này với nhau. Hệ thống DS/SS đạt được
trải phổ nhờ nhân nguồn với tín hiệu giả ngẫu nhiên. Hệ thống FH/SS đạt
được trải phổ bằng cách nhảy tần số sóng mang của nó trên một tập lớn các
tần số. Mẫu nhảy tần là giả ngẫu nhiên. Trong hệ thống TH/SS, khối các bít
dữ liệu được nén và phát đi một cách gián đoạn trong một hoặc nhiều khe thời
gian trong khung gồm một số lớn các khe thời gian. Mẫu nhảy thời gian giả
ngẫu nhiên xác định khe thời gian nào được dùng để truyền trong mỗi khung.

Ban đầu các kĩ thuật SS được dùng trong các hệ thống thông tin quân
sự. Ý tưởng là làm cho tín hiệu phát có dạng giống như tạp âm đối với máy
thu không chủ định, làm cho máy thu này khó phát hiện và lấy ra tin tức. Để
biến đổi tin tức thành tín hiệu giống như tạp âm, ta dùng mã được giả thiết là
ngẫu nhiên để mã hóa tin tức. Ta mong muốn mã này càng ngẫu nhiên càng
tốt. Tuy nhiên, máy thu chủ định phải biết được đó là mã nào để tạo ra một
mã y hệt và đồng bộ với mã phát đi để giải mã tin tức. Do đó mã giả ngẫu
nhiên phải là tất định. Tín hiệu giả ngẫu nhiên được thiết kế để có dải thông
rộng hơn nhiều dải thông của tin tức. Tin tức được biến đổi bởi mã sao cho tín
hiệu nhận được có dải thông xấp xỉ dải thông của tín hiệu ngẫu nhiên. Có thể
xem việc biến đổi như là quá trình mã hóa và được gọi là trải phổ. Ta nói rằng

5
tin tức được trải ra bởi mã giả ngẫu nhiên tại máy phát. Máy thu phải giải trải
tín hiệu tới để đưa dải thông về dải thông ban đầu của tin tức.

Hiện nay các quan tâm chính đến hệ thống SS là trong các ứng dụng đa
truy nhập, ở đó nhiều người dùng cùng chia sẻ dải thông truyền dẫn. Trong hệ
thống DS/SS, tất cả các người dùng chia sẻ cùng một băng tần và phát tín hiệu
của mình một cách đồng thời. Máy thu sử dụng tín hiệu giả ngẫu nhiên chính
xác để khôi phục tín hiệu mong muốn bằng quá trình giải trải. Các tín hiệu
không mong muốn khác sẽ giống như các can nhiễu phổ rộng công suất thấp,
và ảnh hưởng của chúng được lấy trung bình bởi phép giải trải. Trong các hệ
thống FH/SS và TH/SS, mỗi người dùng được gán một mã giả ngẫu nhiên
khác nhau sao cho không có hai máy phát nào sử dụng cùng một tần số hoặc
cùng một khe thời gian đồng thời, nghĩa là các máy phát tránh xung đột với
nhau. Vì thế, FH và TH là loại hệ thống tránh, trong khi DS là loại hệ thống
lấy trung bình.

Sự phát triển của các hệ thống SS có một lịch sử dài. Lưu ý rằng SS đã
phát triển từ các ý tưởng có liên quan trong các hệ thống rada, thông tin mật
và các hệ thống dẫn đường tên lửa. Một điều thú vị là nữ nghệ sỹ Hollywood
Hedy Bamarr là người đồng giải thưởng với George Antheil về phát minh ra
FH trong năm 1942.

6
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT TRẢI PHỔ CDMA TRONG
THÔNG TIN DI ĐỘNG
2.1 Trải phổ dãy trực tiếp (DS-SS)
Trải phổ dãy trực tiếp là cách trải phổ có được bằng cách nhân các
xung dữ liệu băng cơ sở với dãy giả ngẫu nhiên từ bộ phát mã giả ngẫu nhiên
[5]. Ký hiệu dạng sóng của xung PN gọi là chip. Ký hiệu dữ liệu được đồng
bộ là các bit thông tin hay các ký hiệu mã nhị phân được cộng theo modul 2
với chip trước khi điều chế pha. Bộ giải điều chế dịch pha kết hợp hay vi phân
kết hợp (đồng bộ) được dùng trong bộ thu. Tín hiệu trải phổ cho người dùng
đơn có thể biểu diễn:

(2.1)

trong đó m(t) là dãy dữ liệu, p(t) là dãy trải PN, f c là tần số sóng mang, 0 là
góc pha sóng mang tại t=0. Dạng sóng dữ liệu là dãy theo thời gian các xung
chữ nhật không đè lên nhau, mỗi xung chữ nhật có biên độ là +1 hoặc -1. Mỗi
ký hiệu m(t) biểu diễn ký hiệu dữ liệu có chu kỳ T s. Mỗi xung p(t) biểu diễn
một chip cũng có dạng chữ nhật biên độ +1 và -1 có chu kỳ Tc. Việc chuyển
trạng thái của ký hiệu dữ liệu và chip trùng khớp nhau khi tỷ số Tổ chia T c là
một số nguyên. Nếu Wss là độ rộng của Sss(t) và B là độ rộng của
m(t)cos(2zfc), sự trải do p(t) sẽ cho Wss>>B.
Minh hoạ bộ phát thu trên hình 2.1.
Giả sử đồng bộ mã đạt được tại bộ thu, tín hiệu nhận được đi qua bộ lọc
băng rộng và nhân với dãy lặp lại p(t) tại chỗ. Nếu p(t)= ±1, thì p2(t)=1 do đó
phép nhân này cung cấp tín hiệu giải trải s(t):

(2.2)

7
Hình 2.1 Sơ đồ trải phổ dãy trực tiếp
tại lối vào của bộ giải điều chế. Vì s(t) có dạng tín hiệu BPSK giải điều chế
tương ứng sẽ tách ra m(t) cho phổ nhận được của tín hiệu mong muốn và giao
thoa tại lối ra bộ lọc băng rộng.
Khi nhân với dạng sóng trải sẽ cho phổ ở hình 2.2. Độ rộng tín hiệu rút
lại là B trong khi năng lượng giao thoa trải trên độ rộng vượt quá W ss. Bộ lọc
của giải điều chế sẽ lấy đi hầu hết phổ giao thoa không trùng với tín hiệu.
Phép đo khả năng loại trừ giao thoa cho bởi tỷ số W ss/B bằng hệ số xử lý định
nghĩa là:

(2.3)

Hệ có hệ số xử lý lớn hơn sẽ nén giao thoa trong băng lớn hơn.


Đối với kênh đa đường: phép nhân p(t ). p(t−τ ) trong quá trình nén phổ
giữ nguyên độ rộng dải như đối với tín hiệu không có đồng bộ mã giả ngẫu
nhiên. Tín hiệu này góp phần rất nhỏ khi đi qua bộ tích phân (có tác dụng như
lọc thông thấp).

8
Hình 2.2 Trải phổ tín hiệu và nén phổ tín hiệu
Trong hệ đa truy cập: Tương tự như trên pi ( t ) . p j ( t−τ ) với i≠ j cũng giữ
nguyên độ rộng dải nên không có tác dụng nén phổ đối với tín hiệu không
mong muốn. Do vậy hệ thống trải phổ trực tiếp có thể chống được giao thoa
da truy cập (MAI: multiple access interference).
2.2 Hoạt động của trải phổ dãy trực tiếp
Giả sử mỗi người dùng có dãy PN với N chip trong 1 chu kỳ ký hiệu
bản tin T tức là NTc = T. Tín hiệu được truyền bởi người dùng thứ k (với K
người dùng chung phổ) có thể biểu diễn:

Hình 2.3 Hoạt động của trải phổ dãy trực tiếp

(2.4)

9
trong đó pk(t) là dãy PN của người dùng thứ k, m k(t) là dãy dữ liệu của người
dùng thứ k (hình 2.3). Tín hiệu nhận được sẽ là tổng của K tín hiệu được phát
(một mong muốn và K-1 không mong muốn.) Tương quan tín hiệu thu được
với dãy nhận biết riêng sẽ tạo nên biến quyết định. Biến quyết định đối với bit
được truyền thứ i đối với người dùng thứ 1 sẽ là:

(2.5)

Nếu m1,i = -1, thì bit nhận được sẽ lỗi khi Zi(1) >0. Xác suất lỗi được tính
là Pr[Zi(1)|m1,i = -1]. Do tín hiệu nhận được r(t) là tổ hợp tuyến tính các tín
hiệu, phương trình trên có thể viết lại là:

(2.6)
trong đó:
(2.7)

là đáp ứng của bộ thu với tín hiệu mong muốn từ người dùng số 1

(2.8)
là biến ngẫu nhiên Gauss biểu diễn ổn trung bình 0 và variance:
(2.9)

và (2.10)

Biểu diễn giao thoa đa truy cập từ người dùng thứ k. Giả sử Ik là ảnh
hưởng tích lũy của N chip ngẫu nhiên từ giao thoa thứ k trong chu kỳ tích
phân T của 1 bit. Lý thuyết giới hạn trung tâm chứng tỏ rằng tổng các ảnh
hưởng này có xu hướng như phân bố Gauss. Vì có K-1 người dùng như các
nguồn giao thoa phân bố đều, giao thoa đa truy cập tổng cộng sẽ là

10
(2.11)
Có thể xấp xỉ như biến Gauss ngẫu nhiên (coi mỗi I k là độc lập, trên
thực tế không chính xác như vậy). Giả thiết xấp xỉ này sẽ cho một biểu diễn
thuận lợi khi tính xác suất trung bình lỗi bit:

(2.12)

Đối với người dùng đơn K=1, biểu thức này rút thành biểu thức BER
cho điều chế BPSK. Trong trường hợp giới hạn bởi giao thoa ổn nhiệt có thể
bỏ qua Eb/N0 rất là lớn, biểu thức BER có giá trị bằng:

(2.13)

Đây là sàn nhiễu không thể làm nhỏ hơn do nhiễu đa truy cập với giả
thiết là tất cả các nguồn nhiễu có công suất như nhau giống như người mong
muốn tại bộ thu DS-SS. Trên thực tế hiệu ứng xa gần làm khó khăn cho hệ
thống này. Nếu không có sự điều khiển công suất cẩn thận người dùng gần sẽ
có năng lượng thu được nổi trội tại trạm cơ sở làm cho giả thiết phân bố
Gauss không chính xác. Khi có một số lớn người dùng tốc độ lỗi bit chịu ảnh
hưởng của giao thoa đa truy cập.
2.3 Trải phổ nhảy tần (FH-SS)
Nhảy tần (FH) là sự thay đổi tuần hoàn tần số sóng mang. Tín hiệu trải
phổ nhảy tần là một dãy các cụm dữ liệu được điều chế với tần số sóng mang
ngẫu nhiên thay đổi theo thời gian [5]. Tập các tần số sóng mang có thể được
nhảy gọi là tập kênh. Độ rộng của kênh dùng trong mỗi lần nhảy là độ rộng
băng tức thời. Độ rộng phổ mà tín hiệu nhảy tần có thể quét các kênh gọi là
độ rộng nhảy tổng cộng. Qui luật nhảy của bên phát chỉ có bên thu được biết.
11
Trên mỗi kênh các cụm nhỏ dữ liệu được gửi dùng điều chế băng hẹp thông
thường trước khi nhảy lần nữa. Quá trình điều chế sơ cấp dữ liệu để tạo ra tín
hiệu băng hẹp Sn(t) là FSK (hoặc là FSK có số M). Dữ liệu mã hóa dưới dạng
tín hiệu cực NRZ, d(t)=±1

(2.14)

Một bộ tổng hợp tần số được sử dụng để tạo ra tín hiệu S(t) có tần số
thay đổi sau mỗi khoảng thời gian Th

(2.15)

với M(t,Th) là một số ngẫu nhiên trong tập M số 1,2...M. M(t,T h) được tạo ra
nhờ tổng hợp từ mã giả ngẫu nhiên.
Tín hiệu trải phổ nhảy tần Sss(t) được tạo ra khi nhân sε (t) với tín hiệu
băng hẹp sn(t) (quá trình trộn tần). Sss(t) có tần số là:
(2.16)

ω t có thành phần cố định là ω c =ω 0+ ω1 và thành phần biến đổi là

[d (t)+ M (t), T h] ∆ ω.

Vì d(t) = ±1 còn M(t,Th) nhận giá trị từ 1 đến N nên Sss(t) chiếm dải tần

(2.17)

Nếu chỉ có một sóng mang được dùng trong mỗi lần nhảy điều chế
được gọi là điều chế kênh đơn (hình 2.3).

12
Hình 2.4 Sơ đồ thu phát hệ trải phổ nhảy tần
Chu kỳ nhảy là Th. Độ rộng băng tổng cộng và độ rộng băng tức thời ký
hiệu là Wss và B. Hệ số xử lý cho hệ FH là Wss/B.
Nếu các mẫu nhảy tạo ra ở bộ thu đồng bộ với các mẫu tần nhận được,
lối ra của bộ trộn là tín hiệu giải nhảy tần có tần số cố định khác, trước khi
giải điều chế tín hiệu giải nhảy được cấp đến bộ thu thông thường. Trong FH
mỗi khi có tín hiệu không mong muốn chiếm cùng kênh nhảy, ồn và giao thoa
trong cùng kênh được chuyển thành tần số đi vào bộ giải điều chế có thể gây
nên sự tranh chấp.
Nhảy tần được phân thành 2 loại nhanh và chậm. Nhảy tần nhanh xảy
ra khi có nhiều hơn một lần nhảy trong một ký hiệu truyền hay là tốc độ nhảy
lớn hơn hay bằng tốc độ ký hiệu thông tin. Nhảy tần chậm khi một hay nhiều
ký hiệu được truyền trong một lần nhảy. Tốc độ nhảy tần của hệ FH- SS được
xác định bởi sự nhanh nhẹn của bộ tổng hợp thu, loại thông tin truyền, lượng
dư thừa được dùng trong mã kênh và cự ly đến nơi giao thoa gần nhất.
2.4 Hoạt động của trải phổ nhảy tần
Trong hệ FH-SS, một số người dùng nhảy tần sóng mang độc lập khi
dùng điều chế BFSK. Nếu 2 người dùng không đồng thời chiếm 1 kênh, xác
suất lỗi của BFSK là:
13
(2.18)

Tuy nhiên nếu 2 người dùng cùng phát đồng thời trên một kênh, tranh
chấp xảy ra, trường hợp này có thể cho xác suất lỗi là 0,5 và xác suất lỗi toàn
thể có thể tính như sau:
(2.19)

trong đó ph là xác suất tranh chấp, chúng phải được xác định. Nếu có M kênh
nhảy có thể thì có 1/M khả năng nguồn giao thoa đã cho có mặt trong kênh
người dùng mong muốn. Nếu có K-1 nguồn giao thoa, xác suất để ít nhất 1
nguồn có mặt trong kênh mong muốn là:

(2.20)

Thay vào phương trình xác suất lỗi ta có:

(2.21)

Xét trường hợp đặc biệt, Eb/N0 tiến đến vô cùng:

(2.22)

Nó minh họa tốc độ lỗi không thể giảm được do giao thoa đa truy cập.
Phân tích trên đã giả sử rằng tất cả người dùng nhảy tần đồng bộ, gọi là
nhảy tần khe. Điều này không thực tế trong nhiều hệ FH-SS. Thậm chí khi
đồng bộ có thể đạt được giữa các đồng hồ người dùng riêng rẽ, tín hiệu radio
cũng không tới mỗi người đồng bộ do trễ lan truyền khác nhau, xác suất tranh
chấp của hệ không đồng bộ là:

14
(2.23)
trong đó N là số bit trên lần nhảy. So sánh các phương trình ta thấy trong
trường hợp không đồng bộ, xác suất tranh chấp tăng (như ta chờ đợi), do đó
xác suất lỗi cho FH-SS không đồng bộ là:

(2.24)
FH-SS có ưu điểm hơn DS-SS là không nhạy cảm với vấn đề gần xa, vì
các tín hiệu phát không cùng tần số. Mức công suất tương đối của tín hiệu
không tiêu chuẩn như trong DS-SS. Vấn đề xa gần không tránh được tất cả vì
một số giao thoa của tín hiệu mạnh chui vào từ kênh bên cạnh do bộ lọc
không lý tưởng. Để loại trừ sự tranh chấp đôi khi xảy ra cần phải có mã điều
khiển lỗi, ứng dụng mã Read-Solomon mạnh hoặc những mã hiệu chỉnh lỗi
cụm khác sẽ làm hệ hoạt động tốt hơn nhiều, ngay cả đôi khi xảy ra tranh
chấp.
2.5 Trải phổ nhảy thời gian (TH-SS)
THSS_Time Hopping Spread Spectrum. Đó là hệ thống mà bit cần
truyền được chia thành các khối k bit, mỗi khối được phát đi một cách ngẫu
nhiên trong các cụm của các khe thời gian. Khe thời gian được chọn để phát
cho mỗi cụm được định nghĩa bằng chuỗi PN nó có nhiệm vụ xác định mẫu
nhảy khe thời gian

Hình 2.5 Trải phổ nhảy thời gian (TH-SS)


Trong đó: M là số khe thời gian
15
T = Tf / M
2.6 Hoạt động của trải phổ nhảy thời gian
Trong một hệ thống trải phổ nhảy thời gian số liệu được phát thành các
cụm. Mỗi cụm gồm k bit số liệu và thời gian chính xác để phát mỗi cụm được
xác định bởi một chuỗi mã PN. Giả sử thang thời gian được chia thành các T f
giây . Mỗi khung lại được chia tiếp thành J các khe thời gian . Vì thế mỗi khe
thời gian chiếm độ rộng Ts = Tf / J giây. Biểu đồ thời gian được thể hiện như
sau:

Hình 2.6 Biểu đồ thời gian cho một hệ thống (TH-SS)


Trong thời gian mỗi khung một nhóm k bit được phát trong T f giây
nghĩa là trong J khe thời gian. Khe thời gian sẽ được sử dụng để phát được
xác định bởi chuỗi PN . Mỗi bit chỉ chiếm T 0 = Ts / K giây khi phát. Quan hệ
giữa TJ ,Ts ,T0 được mô tả .Giả sử thời gian của một bit số liệu là T, để kịp
truyền dẫn số liệu vào ta cần T f =kT. Nếu các bit số liệu vào là {bi, i là số
nguyên } ta có thể biểu diễn tín hiệu THSS như sau :

(2.25)

16
Trong đó PT là xung chữ nhật đơn vị độ rộng là T 0 giây, ai =[0,1...j −1]
0

là số ngẫu nhiên được xác định bởi js bit của chuỗi PN và J= 2 j với i thể hiện
khung i, ai thể hiện số khe thời gian, 1 là số thứ tự bit trong cụm
Số liệu được truyền ở các cụm k bit mỗi lần với mỗi bit được truyền
trong khoảng T0 = (Tf /J) / k giây. Vì thế tốc độ bit khi phát cụm là 1/ T 0 để
truyền băng tần gốc có độ rộng băng tần là 1/2 T 0 Hz. Vì bản tin có độ rộng là
1/T, độ rộng băng tần được mở rộng bởi một thừa số là (1 / 2T0)(1 / 2Th) =
(kTh,)J / Tf = j khi truyền dẫn băng gốc và 2j khi truyền dẫn băng thông.

17
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA KĨ THUẬT TRẢI PHỔ
3.1 Thông tin vệ tinh

Ý tưởng liên lạc sử dụng vệ tinh được đề xuất bởi Clarke vào năm 1945
và trở thành hiện thực vào những năm cuối 1950 với sự phóng các vệ tinh
Sputnik, Explorer 1 và Score. Từ đó thông tin vệ tinh đã phát triển như 1 hiện
tượng. Phần lớn các vệ tinh thông tin đều thực hiện chức năng phát
(transmitting) đường xuống nhằm trả lời (responding) đường lên, vì thế
chúng được gọi là các bộ phát đáp (transponder). Những tiến bộ của công
nghệ vi điện tử cho phép thực hiện 1 số sử lí tín hiệu (giải điều chế, lọc và
điều chế lại) ngay trên vệ tinh trước khi phát các tín hiệu đường xuống. Việc
sử lí tín hiệu ngay trên vệ tinh có ưu điểm trong mã/giải mã và khử nhiễu.
Ngoài việc dùng như trạm chuyển tiếp trong hệ thống thông tin, các vệ tinh
còn rất quan trọng trong các lĩnh vực khác như là dẫn đường, hệ thống định
vị, chụp ảnh và thám hiểm vũ trụ.

Ưu điểm chính của các hệ thống thông tin vệ tinh là nó có vùng phủ
rộng, rất phù hợp cho thông tin với các địa điểm ở xa. So với các hệ thống
mặt đất, các đường truyền vệ tinh ít bị pha đinh kênh hơn. Tuy nhiên chúng
có tổn hao truyền sóng không gian tự do lớn hơn và độ trễ lớn hơn do độ cao
của vệ tinh. Suy hao do mưa cũng là vấn đề khi tần số công tác cao hơn 8
GHz. Đối với đường truyền vệ tinh, các trạm mặt đất có kích thước an ten
thay đổi tùy thuộc vào hệ thống cụ thể. Các an ten hình đĩa có kích thước
đường kính lớn hơn 10 m, yêu cầu các cấu trúc đỡ lớn, trong khi các an ten
nhỏ hơn với đường kính 3-10 m dễ lắp đặt và bảo dưỡng hơn. Trong 1 vài ứng
dụng đặc biệt và đối với các máy di động phát và thu tín hiệu tốc độ thấp từ
vệ tinh, kích thước an ten thường nhỏ hơn 3 m đường kính thậm chí nhỏ đến
0.3 m. Các an ten như vậy được gọi là đầu cuối khẩu độ rất nhỏ VSAT.

Quĩ đạo của vệ tinh xung quanh trái đất có thể là: (a) xích đạo, nằm trên
mặt phẳng xích đạo; (b) nghiêng, tạo thành 1 góc đối với mặt phẳng xích đạo;
(c) cực, khi góc nghiêng là 90o . Quĩ đạo cũng có thể là elip hoặc tròn. Các quĩ
18
đạo khác nhau được trình bày trên hình 3.1. Đối với quĩ đạo elip (dành cho hệ
thống thông tin chuyên dụng), điểm xa nhất của quĩ đạo so với trái đất được
gọi là điểm cực viễn, còn điểm gần nhất được gọi là điểm cực cận. Trong giai
đoạn cực viễn tốc độ vệ tinh là chậm hơn so với trong giai đoạn cực cận. Đối
với quĩ đạo tròn, tốc độ vs phải sao cho lực hướng tâm bằng với lực hấp dẫn.
Nếu độ cao của vệ tinh là h, thì vận tốc của vệ tinh là

(3.1)

ở đây re = 6378 km là bán kính trái đất, ge = 3.9861352 x105 km3/s2 là hệ số


hấp dẫn, bằng tích của hằng số hấp dẫn và trọng lượng trái đất. Vì tổng
khoảng cách đối với 1 vòng quay đầy đủ là 2π(re + h), nên thời gian cần thiết
để vệ tinh quay hết 1 vòng là:

(3.2)

Hình 3.1 Các quỹ đạo vệ tinh khác nhau

Cả vệ tinh địa tĩnh và trái đất đều quay hết 1 vòng trong cùng thời gian
khoảng 23 giờ 56 phút và 4 giây (1 ngày thiên văn). Sử dụng giá trị này cho

19
T, ta tìm được độ cao của vệ tinh địa tĩnh là h = 35786 km. Các vệ tinh ở độ
cao cỡ hàng trăm dặm được gọi là vệ tinh quĩ đạo thấp (LEO). Để ý rằng thời
gian để sóng vô tuyến đi đến vệ tinh địa tĩnh và quay lại là 2x35786/(3x10 5) =
0.24 s. Độ trễ như vậy trong nói chuyện điện thoại là cảm thấy được và có thể
là khó chịu đối với 1 số người. Do đó, đường truyền vệ tinh địa tĩnh không
hay dùng trong nói chuyện điện thoại. Các vệ tinh LEO có độ trễ ít hơn nhiều
cho nên chúng không gặp vấn đề gì đối với điện thoại. Trên thực tế chúng
được dùng cho các hệ thống vô tuyến tế bào.

Vùng phủ sóng của vệ tinh, thường gọi là "dấu chân", là diện tích bề
mặt trái đất dự định thu tín hiệu từ vệ tinh với cường độ cụ thể nào đó. Nó
phụ thuộc vào độ rộng chùm an ten vệ tinh và vào độ cao. Ta mong muốn giới
hạn vùng phủ sóng sao cho góc ngẩng không quá nhỏ để giảm cự li nhìn
thẳng (line-ofsight). Nếu trạm mặt đất nhìn thấy vệ tinh ở góc ngẩng quá thấp
(gần chân trời), thì cự li là lớn. Do đó ảnh hưởng làm xấu tín hiệu cũng lớn.
Trong trường hợp này, ta không muốn tính đến tất cả các điểm nhìn thấy của
vệ tinh trong vùng phủ sóng và góc ngẩng thực tế thường lớn hơn 10o .

Vệ tinh địa tĩnh nhìn thấy được bởi hơn 1/3 bề mặt trái đất. Do đó phủ
140 sóng toàn cầu (trừ các vùng cực) là có thể chỉ với 3 vệ tinh địa tĩnh trên
xích đạo. Mặt khác vệ tinh LEO chỉ nhìn thấy được bởi 1 điểm trên trái đất
trong 1 phần thời gian. Do đó, để phủ sóng liên tục phải có nhiều vệ tinh trên
quĩ đạo. Mỗi trạm mặt đất phải bám vị trí của vệ tinh di chuyển trên nó rồi
chuyển sang vệ tinh tiếp theo khi vệ tinh này di chuyển đến vùng phủ có chứa
trạm mặt đất. Điều này yêu cầu mạch bám chính xác, tức cần nhiều thiết bị
hơn và đắt hơn đối với các trạm mặt đất. Ưu điểm của các vệ tinh LEO là
chúng có quĩ đạo thấp hơn và rẻ hơn khi phóng lên quĩ đạo. Vì quĩ đạo thấp
hơn tức gần trái đta hơn, nên tổn hao truyền sóng ít hơn và công suất yêu cầu
bởi các vệ tinh LEO cũng ít hơn.

3.2 Đa truy nhập

Mô tả đơn giản của hệ thống thông tin vệ tinh đa truy nhập như hình
20
2.2. Ở đây một vài trạm mặt đất cả lớn cả nhỏ liên lạc với vệ tinh bằng cách
phát và thu các tín hiệu đến và đi từ vệ tinh. Tần số sóng mang đường lên
khác với tần số sóng mang đường xuống. Đối với các hệ thống FDMA, các
người dùng (trạm mặt đất) sử dụng các tần số sóng mang khác nhau (tránh
nhau về tần số). Trong các hệ thống TDMA, các người dùng khác nhau phát
tại các khe thời gian khác nhau, như vậy chúng tránh nhau về thời gian. Sử
dụng quốc tế đầu tiên của hệ thống TDMA là INTELSAT V (hoạt động năm
1980). Đối với các hệ thống CDMA, tất cả các người dùng phát đồng thời và
dùng cùng băng tần nhưng với các mã trải phổ khác nhau. Kĩ thuật dãy trực
tiếp thường được dùng để trải phổ trong hệ thống CDMA.

Hình 3.2 Hệ thống thông tin vệ tinh

Nhiễu là 1 vấn đề khi các vệ tinh láng giềng được cách li không đủ.
Trên đường xuống, trạm mặt đất có thể thu nhiễu từ các vệ tinh khác ngoài vệ
tinh mong muốn. Trên đường lên, vệ tinh thu các tín hiệu từ trạm mặt đất
mong muốn và nhiễu từ các trạm mặt đất khác. Đây là vấn đề lớn nhất là với
các an ten nhỏ có độ rộng chùm lớn. Để giảm bớt vấn đề này, các khoảng bảo
vệ tần số theo không gian được chèn vào giữa các tần số dùng bởi các vệ tinh
lân cận. Trong hệ thống vệ tinh FDMA, các kênh tần số được phân cách bởi

21
các khoảng bảo vệ để giảm nhiễu từ các tần số lân cận. Để ý rằng do điều chế,
tín hiệu có thể không chứa hoàn toàn trong băng tần cấp phép của nó và sự rò
rỉ công suất sang các băng tần lân cận là hoàn toàn có thể. Trong hệ thống vệ
tinh TDMA, các khoảng bảo vệ theo thời gian được dùng để phối hợp các độ
trễ truyền sóng khác nhau, nhất là trong hệ thống LEO. Phần mào đầu liên
quan đến các khoảng bảo vệ (tần số hoặc thời gian) tăng tuyến tính theo số
người dùng. Tuy nhiên trong các hệ thống CDMA, nhiễu được trải trên phổ
tần rộng và không cần khoảng bảo vệ nào để hoạt động tốt. Độ rộng chùm của
an ten mặt đất có thể rộng hơn, do đó an ten là đủ nhỏ để lắp trên xe. Bằng
cách tránh các khoảng bảo vệ, sử dụng phân cực đứng và phân cực ngang, và
gán lại kênh tức thời trong các quãng nghỉ của cuộc đàm thoại, hệ thống vệ
tinh CDMA có thể cung cấp nhiều hơn khoảng 2.5 lần các cuộc đàm thoại so
với hệ thống FDMA hoặc TDMA có cùng dải thông. Tuy nhiên nhược điểm
của hệ thống CDMA là tốc độ bít dữ liệu thấp so với các hệ thống khác (trong
truyền dữ liệu). Ví dụ của hệ thống vệ tinh CDMA là hệ thống OmniTRACS
được phát triển và khai thác bởi hãng Qualcomm. Nó là vệ tinh băng Ku,
cung cấp dịch vụ chu các công ty vận chuyển. Nó hỗ trợ thông tin 2 chiều với
hơn 25000 xe cộ ở Bắc Mĩ, Châu Âu, Mỹ La tinh, Nhật bản.

22
KẾT LUẬN
Sau một khoảng thời gian tìm hiểu bài báo cáo với đề tài “Kỹ thuật trải
phổ CDMA trong thông tin di động” đã được hoàn thành. Qua tìm hiểu,
nghiên cứu và đọc các tài liệu tham khảo bản em đã hiểu rõ thêm về một khâu
rất quan trọng của công nghệ CDMA – công nghệ cốt lõi của thế hệ 3G. Việc
hoàn thành nghiên cứu đề tài này đã giúp chúng em có thêm kiến thức, tạo
nền tảng vững chắc cho công việc của chúng em trong tương lai, tạo tiền đề
cho việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề khác sâu hơn, mới hơn trong tương
lai. Xin cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ thêm về tài liệu tham khảo của bạn bè và
thầy cô! Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế. Bài báo cáo của em chắc
chắn không tránh khỏi những sai sót do khách quan và chủ quan. Em mong
muốn được sự chỉ bảo của thầy, bạn bè để kiến thức của em ngày càng vững
chắc hơn!

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS.Trịnh Anh Vũ (2005), Giáo trình thông tin di động, NXB ĐHQG
[2] Nguyễn Văn Đức (2007), Thông tin di động, NXB Khoa học và kỹ thuật
[3] TS.Nguyễn Phạm Anh Dũng(2004), Giáo trình thông tin di động, NXB
Bưu điện
[4] Global Journal of Computer Science and Technology Network, Web &
Security
[5] Jung–Lang Yu, Department of Electrical Engineering Fu Jen Catholic
University Taipei, Taiwan

24

You might also like