You are on page 1of 19

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA VIỄN THÔNG II

BÁO CÁO
CÁC MẠNG THÔNG TIN
VÔ TUYẾN
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG
HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2014-2019

Đề tài:

Tìm hiểu về Đa truy cập phân chia theo


mã (CDMA: Code Division Multiple
Access)

TP.HCM – 2019
Đề Tài

Tìm hiểu về Đa truy cập phân chia theo


mã (CDMA: Code Division Multiple
Access)

Nhóm: 9
Lớp: D15CQVT02-N
Thành viên: 1, Nguyễn Đăng Hải – N15DCVT104
2, Nguyễn Hữu Minh Hoàng – N15DCVT105
3, Trần Hoàng Long – N15DCVT106

Trang 2
CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

Mục Lục
Lời mở đầu................................................................................................................4

Phần 1: Đa truy nhập (multiple access) là gì ??.......................................................6


1. Đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA: Frequency Division Multiple
Access)...................................................................................................................7
2. Đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA: Time-Division Multiple Access)
................................................................................................................................7
3. Đa truy cập phân chia theo mã (CDMA: Code Division Multiple Access).......8

Phần 2: Đa truy cập phân chia theo mã (CDMA: Code Division Multiple Access) 9
1. Lịch sử phát triển của CDMA............................................................................9
2. Tổng quan về CDMA:......................................................................................10
3, ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CDMA.........................................................15

Phần 3: SO SÁNH CDMA VỚI GSM...................................................................15


1, GSM là gì.........................................................................................................15
2, SO SÁNH CDMA VỚI GSM...............................................................................16

Phần 4: CÁC ỨNG DỤNG CỦA CDMA TRONG CUỘC SỐNG......................16

Phần 5: TƯƠNG LAI CỦA CDMA.......................................................................18

Trang 3
Lời mở đầu

Trong những năm vừa qua, nhu cầu trao đổi thông tin ngày một cao, nó
không chỉ nằm trong giới hạn của một quốc gia, mà là trên phạm vi thế giới. Sự
phát triển rất nhanh của công nghệ điện tử, tin học, công nghệ viễn thông cung cấp
ngày càng nhiều các loại hình dịch vụ mới đa dạng, an toàn, chất lượng cao đáp
ứng ngày càng tốt các yêu cầu của khách hàng.

Trước đây, ở Việt Nam thì công nghê CDMA phát triển rất mạnh gần như
nắm toàn bộ thị trường viễn thông Việt Nam và đã có những bước tiến lớn về các
sản phẩm công nghệ.

Còn hiện nay, công nghệ CDMA chỉ còn ở một số nước nhưng nó vẫn đang
phát triển rất mạnh mẽ. Kèm theo đó là những sản phẩm chất lượng chưa thể thay
thế bằng công nghệ khác.Các mạng thông tin di động sử dụng công nghệ CDMA
có thể đáp ứng được các nhu cầu về thông tin di động trong tương lai. Do đó, việc
nghiên cứu và triển khai mạng thông tin di động CDMA là một điều tất yếu.

Trang 4
CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

Nội dung bài thuyết trình được chia làm 5 phân lớn:

o Phần 1: Đa truy nhập (multiple access) là gì

o Phần 2: Đa truy cập phân chia theo mã (CDMA: Code


Division Multiple Access)

o Phần 3: SO SÁNH CDMA VỚI GSM

o Phần 4: ỨNG DỤNG CỦA CDMA TRONG CUỘC


SỐNG

o Phần 5: TƯƠNG LAI CỦA CDMA

 Trong quá trình làm thuyết trình và báo cáo, nhóm chúng
em đã rất cố gắng nhưng do thời gian hạn chế, trình độ và
kinh nghiệm còn có hạn nên nội dung của bài báo cáo này
chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, em rất mong
nhận được sự phê bình, hướng dẫn và sự giúp đỡ của thầy
và các bạn.

Trang 5
Phần 1: Đa truy nhập (multiple access) là gì ??

- Kỹ thuật cho phép nhiều cặp thu phát cùng chia sẻ một kênh vật lý chung.
cho phép nhiều người dùng di động chia sẻ phổ được phân bổ theo cách hiệu quả
nhất. ... Trong các mạng máy tính và viễn thông, phương thức đa truy cập cho phép
các thiết bị đầu cuối khác nhau kết nối với cùng một phương tiện truyền dẫn đa
điểm để truyền qua nó và chia sẻ công suất của nó

- Đa truy cập là trường hợp các nguồn tin không được sắp đặt lại với nhau và
hoạt động độc lập với nhau
- Sử dụng lặp tần số cho các nguồn phát tại các khoảng cách đủ lớn
trong không gian để chúng không gây nhiễu cho nhau. Phương pháp
này thường được gọi là phương pháp tái sử dụng tần số.

- Khoảng cách cần thiết để các nguồn phát cùng tần số không gây nhiễu cho
nhau được gọi là khoảng cách tái sử dụng tần số

 Đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA: Frequency Division


Multiple Access)
 Đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA: Time-Division Multiple
Access)
 Đa truy cập phân chia theo mã (CDMA: Code Division Multiple
Access)

Trang 6
CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

1. Đa truy cập phân chia theo tần số (FDMA: Frequency Division


Multiple Access)
 Độ rộng băng thông cấp phát cho hệ thống có độ rộng là B, được chia thành
n băng con, mỗi băng con có độ rộng băng là B/n
 Cần đảm bảo khoảng cách đủ lớn giữa từng kênh bị sóng mang chiếm
 Khoảng tần số bảo vệ được gọi là băng bảo vệ. Băng bảo vệ rộng sẽ giảm
hiệu suất sử dụng băng thông

2. Đa truy cập phân chia theo thời gian (TDMA: Time-Division Multiple
Access)
 Mỗi kênh sử dụng toàn bộ băng tần của hệ thống nhưng chỉ trong một phần
nhỏ thời gian
 Dung lượng đạt được lớn hơn FDMA
 Phức tạp trong đồng bộ

Trang 7
3. Đa truy cập phân chia theo mã (CDMA: Code Division Multiple
Access)
 Cho phép nhiều User phát tin đồng thời và sử dụng toàn bộ băng thông của
kênh chung
 Tín hiệu từ mỗi User được mã hóa theo một cách riêng sao cho bộ thu có thể
tách riêng các tín hiệu đó
 Sử dụng kỹ thuật trải phổ

Trang 8
CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

Phần 2: Đa truy cập phân chia theo mã (CDMA: Code Division


Multiple Access)

1. Lịch sử phát triển của CDMA

• Năm 1995, CDMA IS-95A là phiên bản đầu tiên được triển khai thương
mại tại Hồng Kông , tốc độ truyền 14kbit/giây
• Năm 1996 CDMA bắt đầu thống trị trên thị trường Bắc Mỹ.
• Năm 1997, IS - 95B được đưa ra , tốc độ truyền đến 64 kbit/giây , số
thuê bao CDMA trên toàn thế giới vào xấp xỉ 8triệu thuê bao.
• Năm 1998, CDMA 2000 1x hỗ trợ cả thoại và dữ liệu được đưa vào dự
thảo IMT2000 , định nghĩa cho tiêu chuẩn truyền thông thế hệ thứ 3
(3G) , thuê bao CDMA lên đến 24 triệu người trên toàn thế giới.
• Năm 1999, CDMA 2000 1x được công nhận là 3G và chính thức được
công bố. Cuối năm 1999, thế giới đã có hơn 50 triệu thuê bao CDMA.
• Năm 2000, 2 nhà khai thác hàng đầu tại Hàn Quốc là SK Telecom và
LG Telecom triển khai thương mại hệ thống CDMA 2000 1x đầu tiên
trên thế giới. Thế giới có 80 triệu thuê bao CDMA.
• Năm 2001, CDMA 2000 1x EV trở thành một chuẩn của 3G.Chỉ trong 3
tháng, từ tháng 6 đến tháng 9/2002: từ 127 triệu thuê bao, CDMA đã
vượt qua con số 134 triệu thuê bao
• 2002, SFone chính thức cung cấp 1xEV.
• 2007, chuẩn Wimax 4G lần đầu đc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm,
với tốc độ cực khủng! nhận dữ liệu với tốc độ 100 Megabyte/giây khi di
chuyển và tới 1 Gb/giây khi đứng yên.
• 2009, Nga thử nghiệm 4G đến người dung.
• 2010, NTT DoCoMo chính thức ra mắt 4G.

Trang 9
2. Tổng quan về CDMA:

 CDMA là phương thức đa truy nhập mà ở đó mỗi kênh được cung cấp
một cặp tần số và một mã duy nhất. Đây là phương thức đa truy nhập
mới, phương thức này dựa trên nguyên lý trải phổ. Tồn tại ba phương
pháp trải phổ:

 Trải phổ theo chuỗi trực tiếp (DS: Direct Sequency).

 Trải phổ theo nhẩy tần (FH: Frequency Hopping).

 Trải phổ theo nhẩy thời gian. (TH: Time Hopping).

 CDMA là cách thức “liên lạc” bằng cách sử dụng nhiều mã khác nhau
.
 Ý tưởng của CDMA giống như cách thức nói chuyện của con người.
Chỉ những người sử dụng chung 1 ngôn ngữ mới hiểu được nhau .

VD1: “Trạm” 1 và “Trạm” 2 không cùng “mã” với nhau nên


không thể hiểu nhau

Ảnh minh họa

Trang 10
CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

VD2: Ví dụ thể hiện ý tưởng của CDMA


Giả sử có 4 trạm là 1,2,3,4 sử dụng chung 1 kênh truyền . Dữ liệu của các trạm lần
lượt là d1,d2,d3,d4 . Mã của các trạm lần lượt là c1,c2,c3,c4

• Mã của các trạm có tính chất :


• Nếu nhân mã của 1 trạm với mã của 1 trạm khác thì nhận được kết
quả là 0 ( ví dụ : c1.c2 = 0 )
• Nếu nhân mã của 1 trạm với chính nó thì kết quả nhận được là 4 . ( ví
dụ : c1.c1 = 4 )
• Để truyền dữ liệu , các trạm “nhân” dữ liệu của mình với mã, tức là trạm 1
sẽ truyền ( d1.c1 ) và tương tự cho các trạm còn lại
• Dữ liệu trên đường truyền là tổng hợp tất cả các dữ liệu gởi đi của các trạm
• Một trạm nào đó “lắng nghe” 1 trạm khác thì phải biết mã của trạm mà mình
muốn lắng nghe .
• Trạm 1 muốn biết trạm 2 “nói” gì , nó sẽ “nhân” dữ liệu trên đường truyền
với mã của trạm 2.Lúc đó ta có :
( d1.c1 + d2.c2 + d3.c3 + d4.c4 ) . c2 =
= d1.c1.c2 + d2.c2.c2 + d3.c3.c2 + d4.c4.c2
= d1.0 + d2.4 + d3.0 + d4.0
= 4.d2

Trang 11
Như vậy trạm 1 chỉ cần chia kết quả cho 4 thì sẽ biết trạm 2 đã gởi đi dữ liệu

 CHIP
Mỗi trạm được cấp cho 1 mã , mã này được gọi là các chip . Trong ví dụ trên thì
c1,c2,c3,c4 được gọi là các chip.
Tính chất của chuỗi mã ( chuỗi các chip )
 Mỗi chuỗi mã có N thành phần , với N là số trạm có trong mạng
 Nếu nhân 1 số cho 1 chuỗi mã thì mỗi thành phần trong chuỗi mã được nhân
với số đó
2.[+1 -1 +1 -1] = [+2 -2 +2 -2]
 Nếu nhân 1 chuỗi mã với chính nó thì được kết quả là N
[+1 -1 +1 -1].[+1 -1 +1 -1] = [+1 +1 +1 +1] = 4
 Nếu nhân 1 chuỗi mã với 1 chuỗi mã khác thì kết quả là 0
[+1 +1 -1 -1].[+1 +1 +1 +1] = [+1 +1 -1 -1] = 0
 Nếu cộng 2 chuỗi mã thì được 1 chuỗi mã khác
[+1 -1 +1 -1].[+1 +1 +1 +1] = [+2 0 +2 0]
Ta có thể đặt cho 4 trạm trên các mã như sau :
c1=[+1 +1 +1 +1]
c2=[+1 -1 +1 -1]
c3=[+1 +1 -1 -1]
c4=[+1 -1 -1 +1]

Trang 12
CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

 Biểu diễn dữ liệu :


Nếu trạm cần truyền bit 0 thì sẽ được mã hóa thành -1 , bit 1 được mã hóa
thành +1 và nếu không truyền thì sẽ được mã hóa là 0

 Mã hóa và giả mã :
Xét ví dụ trên trong quá trình truyền 1 bit.
Giả sử trạm 1 và 2 truyền bit 0 , trạm 3 không truyền và trạm 4 truyền bit 1.
Mỗi trạm nhân dữ liệu cần truyền với mã của mình và gởi lên đường truyền.
Ta có kết quả như sau :

Trang 13
 Trạm 3 muốn lấy dữ liệu của trạm 2 . Trạm 3 nhân dữ liệu trên đường truyền
: [-1 -1 -3 +1] với mã của trạm 2 [+1 -1 +1 -1]
Ta có : [-1 -1 -3 +1].[+1 -1 +1 -1]
= [-1 +1 -3 -1]
= -4
=> 4.d2 = -4 => d2 = -1 .
Vậy trạm 2 gởi đi bit 0

 Phát sinh chuỗi mã :


Để phát sinh chuỗi mã , ta sử dụng bảng Walsh ( là 1 ma trận có số dòng
bằng số cột )

Trang 14
CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

3, ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CDMA


o Nhược điểm của CDMA:

-Kỹ thuật CDMA hiện nay là 1 hệ thống lỗi thời không dễ dàng và
không bảo đảm người sử dụng

-Thiết bị đầu cuối rất đắt và chưa đc ứng dụng rộng rãi trên thế
giới.Hiện này trên thế giới chỉ có 20% là dùng công nghệ CDMA.

-Đồng bộ phức tạp

-Xử lí tín hiệu phức tạp

o Ưu điểm của CDMA:


-Dung lương cao hơn
-Chống nhiễu tốt
-Bảo mật thông tin tốt
-Quy hoạch mạng đơn giản

Phần 3: SO SÁNH CDMA VỚI GSM

1, GSM là gì
GSM là viết tắt của từ “Global System for Mobiles”.  Chuẩn mạng này sử
dụng công nghệ phổ liên tục nhọn cho phép tách biệt từng khung thời gian cho
mỗi thuê bao , nhờ đó tránh việc bị can thiệp giữa chừng. Đối với mạng GSM,
thông mạng nằm trên thẻ SIM. Và nếu bạn muốn sử dụng một chiếc điện thoại
khác có hỗ trợ GSM, bạn sẽ cần đổi thẻ SIM khác là được.

Trang 15
2, SO SÁNH CDMA VỚI GSM
Như vậy sự khác biệt giữa CDMA và GSM khá dễ nhận thấy:
- CDMA khó thay đổi thông tin thuê bao, trong khi GSM chỉ cần thay SIM để
thay đổi thông tin thuê bao.
- CDMA ít phổ biến hơn trong khi GSM phổ biến khá rộng rãi trên thế giới.
- CDMA đa số không có khe SIM, GSM có khe SIM.
- CDMA có tốc độ truyền và dung lượng truyền lớn hơn so với điện thoại hỗ trợ
chuẩn GSM.
- Mạng 3G CDMA không thể cùng lúc truyền dữ liệu và thực hiện cuộc gọi cùng
lúc. Điều đó có nghĩa bạn sẽ không thể vừa bật 3G vào mạng vừa gọi điện cho bạn
bè được, tuy nhiên với các thiết bị GSM, điều này là có thể.

Phần 4: CÁC ỨNG DỤNG CỦA CDMA TRONG CUỘC


SỐNG

Iphone: iphone lock hầu hết là của các nhà mạng sử dụng kỹ thuật CDMA,
samsung CDMA, iphone CDMA, ………

Trang 16
CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

Trước đây ở Việt Nam có 7 nhà cung cấp dịch vụ điện thoai di động Trong đó,
S-Telecom(S-Fone),EVN-Telecom sử dụng công nghệ CDMA, Mobifone,
Vinaphone, GTel và Vietel sử dụng công nghệ GSM, Hà Nội Telecom (HT
Mobile) chuyển từ công nghệ CDMA sang eGSM.
S-Fone tiến hành nâng cấp mạng CDMA 2000-1X lên công nghệ thế hệ 3
(3G)CDMA 2000-1X EVDO để người khách hàng Việt Nam sớm được tận hưởng
các dịch vụ giá trị gia tăng cao cấp trên nền băng thông rộng

Để đón đầu cho việc nâng cấp công nghệ này, S-Fone đã tung ra thị trường
cùng một lúc 5 mẫu điện thoại di động cao cấp nhất từ trước đến nay, gồm:
Samsung SCH- S380, SCH-V740, LG SB130, SKY IM - 8400 và SKY IMB-
1000.Điểm chung nhất của 5 model này là đều hỗ trợ chuẩn CDMA 2000
1x/EVDO, tích hợp nhiều tính năng cao cấp và độc đáo.
Bản thân CDMA là sự thuận lợi cho sự phát triển lên mạng 3G do không phải
thay đổi lại toàn bộ thiết bị, gây tốn kém và lãng phí như mạng GSM. Vì vậy, khi
có nhu cầu phát triển, EVN Telecom chỉ cần đầu tư một phần vốn không lớn (lắp
đặt các trạm thu phát EVDO) là có thể sẵn sàng cung cấp cho khách hàng sử các
dịch vụ 3G.
EVN Telecom (Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực) đã chính thức đưa vào
khai thác 2 dịch vụ điện thoại mới: Ecom và Ephone tại một số tỉnh thành phố. Cả
2 dịch vụ này đều sử đụng công nghệ tiên tiến CDMA 2000 1X, tần số 450 MHZ
có khả năng cung cấp dịch vụ 3G (EV - DO)

Trang 17
Phần 5: TƯƠNG LAI CỦA CDMA

Hiện nay, có một làn sóng mới mang tên eSIM, tức là SIM sẽ gắn luôn vào
máy, vậy thì nghe sẽ giống như kĩ thuật của các nhà mạng CDMA.

Theo chúng em nghĩ nếu như eSIM thật sự bùng nổ trong tương lai thì các nhà
mạng sử dụng kỹ thuật CDMA thì nó sẽ có lợi hơn, nhưng nó chỉ thật sự bùng nổ
khi mà có nhiều các nhà mạng sử dụng kỹ thuật CDMA trên thế giới, bởi vì khi đó
nó sẽ thuận tiện cho việc chuyển vùng thuê bao quốc tế tạm thời hơn là GSM

Trang 18
CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

Nhóm 9 chúng em cảm ơn thầy đã lắng nghe và hỗ trợ


nhóm em trong quá trình làm báo cáo. Nếu có gì sai xót
thì mong thầy góp ý để chúng em sửa chữa và cố gắng
trong những lần sau

Trang 19

You might also like