You are on page 1of 16

Chương 1. Giới thiệu đơn vị thực tập.

Tổng quan

VNPT là Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông hàng đầu Việt Nam. Kế thừa 65 năm
xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông Việt Nam, VNPT vừa là
nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của nghành Bưu
Chính, viễn thông Việt Nam và vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt đưa Việt Nam
trở thành các nước có tốc độ phát triển Bưu Chính Viễn Thông nhanh nhất thế giới.

Trung tâm Viễn Thông Thủ Đức được thành lập theo Quyết Định số 1421/QĐ-
VNPT-TCCB ngày 26/8/2014 của Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Bưu Chính Việt Nam,
là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Viễn Thông Thành Phố Hồ Chí
Minh, hoạt động dưới hình thức pháp lý và địa điểm kinh doanh của Viễn Thông
TP>HCM. Trung tâm Viễn Thông Thủ Đức có chức năng kinh doanh và phục vụ
chuyên nghành Viễn Thông – Công nghệ thông tin trên địa bàn được phân công
quản lý bao gồm Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Trụ sở chính của trung tâm
Viễn Thông Thủ Đức nằm tại số 18 Đường Công Lý, Phường Trường Thọ, Quận
Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Các dịch vụ cung cấp bao gồm: Điện thoại Hữu Tuyến, Điện Thoại vô tuyến
(Gphone), MegaVNN, FiberVNN, MegaWAN, Metronet, Kệnh Thuê Riêng,
30B+D, MyTV,… . Các dịch vụ iInternet, IPTV, Metronet trên đường truyền cáp
quang sử dụng công nghệ GPON với mô hình cung cấp dịch vụ chủ yếu là FTTH
triple-play.

Cơ cấu tổ chức

Chức năng phòng ban

Phỏng tổng hợp:

Tham mưu quản lý, điều hành công tác: tổ chức bộ máy, cán bộ, đào tạo, lao động,
tiền lương – Chính sách xã hội, chăm sóc sức khỏe, an toàn – bảo hộ lao động.

Tham mưu quản lý, điều hành công tác: hành chính, quản trị, tổng hợp, văn thư lưu
trữ, đối ngoại, bảo vệ, an toàn cơ quan, bảo vệ bí mật và phòng chống cháy nổ.
Xây dựng, triển khai và giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức theo
dõi, quản lý hiệu quả toàn bộ tìa sản, vật tư, công nợ của trung tâm và thực hiện
hạch toán, báo cáo kể toán theo đúng quy định.

Đội ứng cứu thông tin và quản lý BTS:

Tổ chức điều hành xử lý sự cố mạng cáp đồng, cáp quang, vận hành thiết bị nguồn
điện, phụ trợ thuộc khu vực chi nhành quản lý.

Tổ chức quản lý, vận hành, khái thác, bảo dưỡng và sửa chửa cơ sở hạ tầng trạm
BTS VNP.

Tiếp nhận, xử lý sự cố và ứng cứu thông tin cơ sở hạ tầng trạm BTS VNP.

Phòng kỹ thuật điều hành:

Tham mưu quản lý, điều hành công tác, kỹ thuật nghiệp vụ viễn thông, phát triển
mạng viễn thông điều hành, quản lý và kiểm tra kỹ thuật nghiệp vụ mạng viễn
thông, tổ chức quản lý, quản trị cơ sở dữ liệu và mạng mấy tính trong phạm vi toàn
Trung Tâm.

Các đội viện thông:

Tổ chức lắp đặt, cung cấp, sửa chửa dịch vụ viễn thông- công nghệ thông tin địa
bàn đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ.

Nhiệm vụ khi thực tập

Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức cơ quan thực tập

Tiếp xúc, giao lưu với anh/chị công nhân viên đơn vị.

Đọc tài liệu, tìm hiểu kiến thức hệ thống.

Tham quan hệ thống trạm tại trung tâm.

Tìm hiểu thiết bị OLT 7630 ISAM FX-4.


Chương 2. Giới thiệu chung về thiết bị đầu cuối OLT trong mạng GPON

Tìm hiểu mạng GPON

Khái niệm

Mạng truy nhập quang thụ động GPON là kiểu mạng điểm đa điểm. mỗi khách
hàng được kết nối tới mạng thụ động thông qua một bộ chia quang thụ động được
chia sẻ từ nhánh đến người dùng. Tín hiệu đường xuống được phát quảng bá tới các
thuê bao, tín hiệu này được mã hóa để tránh việc xem trộm. Tín hiệu đường lên
được kết hợp bằng việc sử dụng giao thức đa truy nhập phân chia theo thời gian
TDMA, OLT sẻ được dùng để điều khiển các ONU sử dụng các khe thời gian cho
việc truyền dữ liệu đường lên.

Trong mạng PON, OLT là thành phần chức năng chính của hệ thống thường đặt ở
phòng máy chính. ONU/ONT là thiết bị đặt ở phía người dùng. ONU/ONT kết nối
tới OLT bằng các sợi quang và không có các thành phần chủ động ở giữa. Bộ chia
tín hiều (splitter) là thành phần rất quan trọng của hệ thống, một bộ chia sử dụng tối
đa cho 64 khách hàng.

Bộ khuyến nghị G.984 của ITU đưa ra tiêu chuẩn cho mạng PON tốc độ gigabit
(GPON ). Mạng GPON có dung lượng ở mức gigabit cho phép cung cấp các ứng
dụng, video, truy nhập internet tốc độ cao, mutitimemedia, và các dịch vụ băng
thông rộng. Cùng với dung lượng mạng gia tăng, tiêu chuẩn mới này đưa ra khả
năng xử lý IP và Ethenet hiệu quả hơn.

Kiến trúc mạng GPON


Hệ thống GPON bao gồm 3 thành phần chính: OLT, ONT/ONU, ODN (splitter …
). Thiết bị kết cuối quang (Optical Line Terminator = OLT) thường đặt tại phòng
máy. Các thiết bị đầu cuối quang( Optical Network Unit=ONU) đặt tại phía khách
hàng. ONU( Optical Network Unit) thiết bị kết cuối mạng quang cáp quang tích
cực, kết nối với OLT thông qua mạng phân phối quang( ODN ) thường dùng cho
trường hợp kết nối tới buiding hoặc tới các vỉa hè, cabin(FTTB, FTTC, FTTCab)

Mạng phân phối quang (Optical Distribution Network = ODN). ODN gồm có 2
thành phần chính là bộ chia quang (Splitter) và các sợi quang, ngoài ra còn có các
phụ kiện khác như tủ phân phối quang ( ODF), măng xông, tủ ngoài trời.

Bộ chia/ghép quang thụ động (Splittet) dùng để chia/ghép thụ động tín hiệu quang
từ nhà cung cấp dịch vụ đến khách hàng và ngược lại giúp tận dụng hiệu quả sợ
quang vật lý. Splittet thường được đặt tại các điểm phân phối quang (DP) và các
điểm truy nhập quang (AP). Bộ chia/ghép quang sẻ có 2 loại, một loại đặt tại các
trạm viễn thông sử dụng các kiểu tủ Indoor, loại thứ 2 sẻ là loại thiết bị được bọc
kín có thể mở ra được khi cần thiết và đặt tại các điểm măng xông hay tủ phối
quang đặt ngoài trời.

Trong mạng GPON chỉ có 2 loại phần tử là thiết bị tích cực (yêu cầu phải có nguồn
điện) là OLT, ONT/ONU. Các thành phần khác trong mạng ( Splitter, phụ kiện
quang …) đều là thiết bị thụ đông (không yêu cầu phải cấp nguồn) do đó giảm thiểu
được rất nhiều sự cố có thể đối với một phần tử tích cực.

Tiêu chí kỹ thuật


Kỹ thuật truy nhập

Kỹ thuật truy nhập được sử dụng phổ biến trong các hệ thống GPON hiện nay là đa
truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA).

TDMA là kỹ thuật phân chia băng tần truyền dẫn thành những khe thời gian kế tiếp
nhau. Những khe thời gian này có thể được ẩn định trước cho mỗi khách hàng hoặc
có thể phân theo yêu cầu tìu thuộc vào phương thức chuyển giao đang sử dụng.
Hình dưới đây là một ví dụ về việc sử dụng TDMA trên GPON hình cây. Mỗi thuê
bao được phép gửi số liệu đường lên trong khe thời gian riêng biệt. Bộ tách kệnh
sắp xếp số liệu đến theo vị trí khe thời gian của nó hoặc thông tin được gửi trong
bản thân khe thời gian. Số liệu đường xuống được gửi trong những khe thời gian
xác định.

---------------- hình ảnh------------về TDMA

GPON sử dụng kỹ thuật TDMA có ưu điểm rất lớn đó là ONU có thể hoạt động trên
cùng một bước sống, và OLT hoàn toàn có khả năng phân biệt lưu lượng của từng
ONU. OLT củng chỉ cần một bộ thu, điều này sẻ dễ dàng cho việc triển khai và bảo
dưỡng. Ngoài ra, việc sử dụng kỹ thuật này còn có ưu điểm là có thể lắp đặt dễ dàng
thêm các ONU nếu có nhu cầu nâng cấp mạng.

Phương thức đóng gói dữ liệu

GPON định nghĩa hai phương thức đống gói ATM và GEM (GPON Encapsulation
Method). Các ONU và OLT có thể hổ trợ cả T-CONT nền ATM hoặc GEM.

Phương thức đóng gói dữ liệu GPON (GPON Encapsulation Method _GEM) sử
dụng để đống gói dữ liệu qua mạng GPON. GEM cung cấp khả năng thông tin kết
nối định hướng tương tự ATM. GPON cho phép hổ trợ nhiều loại hình dịch vụ
khách hàng khác nhau. Khách hàng ATM được sắp xếp trong suốt vào khung GEM
trên sử dụng thủ tục đóng gói GEM. Các gói dữ liệu bao gồm cả khung Enthernet
cũng được sắp xếp sử dụng thủ tục đóng gói GEM. GEM củng hổ trợ việc phân
mảnh hoặc chia nhỏ các khung lớn thành các phân mảnh nhỏ và ghép lại ở đầu thu
nhằm giảm trễ cho các gói luu lượng thời gian thực. Lưu lượng dữ liệu bao gồm các
khung Enthenet, các gói tin IP, IPTV, VoIP và các loại giúp cho truyền dẫn khung
GEM hiệu quả và đơn giản. GPON sử dụng Gem mang lại hiệu quả trong truyền
dẫn tải tin IP nhờ sử dụng tới 95% băng thông cho phép trên kênh truyền dẫn.

Thông số kỹ thuật

Bước sống hoạt động:

Đường lên: dải bước sóng hoạt động cho đường lên là 1260- 1360 nm ( thường gọi
chung là bước sóng quanh 1310)

Đường xuống: dải bước sóng hoạt động cho đường xuống sử dụng một sợi quang là
1480 -1500 nm. Ngoài ra, khi tín hiệu analog CATV được ghép trên cùng 1 sợi
quang, CATV sẻ đường truyền theo hướng từ xuống ONTs bằng dải bước sóng
quanh 1550 nm.

Tốc độ bít : GPON định nghĩa những dạng tốc độ bit như sau:

Đường lên 155 Mbit/s, đường xuống 1.25 Gbit/s.

Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 1.25 Gbit/s

Đường lên 1.25 Gbit/s up, đường xuống 1.25 Gbit/s

Đường lên 155 Mbit/s up, đường xuống 2.5 Gbit/s

Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 2.5 Gbit/s

Đường lên 1.25 Gbit/s up, đường xuống 2.5 Gbit/s

Phổ biến nhất hiện nay là đường lên 1.25 Gbit/s uo, đường xuống 2.5 Gbit/s.

Khoảng cách logic:

Khoảng cách logic là khoảng cách lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT mà chưa tính
đến các yếu tố gây suy hao công suất quang trên tuyến. Trong mạng GPON, khoảng
cách từ logic lớn nhất 60 km.

Khoảng cách vật lý:

Khoảng cách logic là khoảng cách lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT. Trong mạng
GPON khoảng cách vật lý tối đa là 20 km.

Khoảng cách sợi quang chênh lệch:


Là khoảng cách giữa sợi quang ngắn nhất và xa nhất. Trong mạng GPON khoảng
cách sợi quang chênh lệch là 20 km. Thông số này ảnh hưởng dến kích thước vùng
phủ mạng và cần tương thích với tiêu chuẩn ITU-T Rec G983.1.

Tỉ lệ chia của Splitter:

Đối với nhà khai thác mạng thì tỉ lệ chia càng lớn càng tốt, tuy nhiên tỉ lệ chia lớn
thì đòi hỏi công suất quang phát cao hơn để hổ trợ khoảng cách vật ký lớn hơn. Tỉ lệ
chia 1:64 là tỉ lệ lý tưởng cho lớp vật lý với công nghệ hiện nay. Tuy nhiên trong
các bước phát triển tiếp theo thì tỉ lệ 1:128 có thể được sử dụng.

Thiết bị đầu cuối quang OLT

Khái niệm chung

Thiết bị đầu cuối đường quang OLT là thiết bị phần cứng thiết bị đầu cuối nằm
trong một văn phòng trung tâm của mạng PON. Chức năng cơ bản của nó là kiểm
soát thông tin nổi trong mạng phân phối quang học ODN để đi theo cả hai hướng.
OLT chuyển đổi các tín hiệu tiêu chuẩn được sử dụng bởi dịch vụ cáp quang
FiOS với tần số và khung hình được sử dụng bởi hệ thống PON.

Ngoài ra, nó phối hợp ghép kênh giữa các thiết bị chuyển đổi ONT. Có hai hướng
nổi cho hệ thống OLT. Một là hướng ngược dòng để phân phối các loại dữ liệu và
lưu lượng thoại khác nhau từ người dùng. Khác là hướng xuôi dòng được truyền dữ
liệu, thoại và video từ mạng metro hoặc từ mạng đường dài và gửi nó tới tất cả các
mô đun ONT trên ODN.
Thiết bị OLT được sử dụng tại VNPT Thành Phố Hồ Chí Minh

Hiện tại, tại đơn vị Viễn Thông VNPT Thủ Đức đang sử dụng 2 thiết bị OLT chính
của Hãng NOKIA và Alcatel – lucent, nhưng thiết bị được ưu chuộng nhất vẫn là
của hãng Alcatel – lucent. Nhà sản xuất Alcatel lucent phát triển 2 dòng sản phẩm
của họ ISAM đó là

Dòng 7302 có khả năng cung cấp cho cả mạng cáp đồng và cáp quang

Dòng 7360 chỉ có khả năng cung cấp cho mạng cáp quang nhưng năng lực xử lý và
dung lượng băng thông hệ thống lớn hơn so với dòng 7302.

Em sẻ tìm hiểu về thiết bị chính là OLT của hãng Alcatel-lucent có tên là 7360
ISAM FX-4.
Chương 3. Chức năng của OLT 7360 ISAM FX-4 trong mạng GPON

3.1. Chức năng

Củng giống như các loại OLT thông thường khác trong mạng GPON, OLT 7360
ISAM FX-4 vẫn có những chức năng chính. Vẫn mang tính chất là 1 thiết bị cuối
cáp quang tích cực được lắp đặt tại phía nhà cung cấp dịch vụ.

Thiết bị OLT 7360 ISAM FX-4 được đặt tại trạm gốc của nhà cung cấp dịch vụ.
OLT 7360 ISAM FX-4 được kết nối tới mạng chuyển mạch thông qua các giao diện
được chuẩn hóa. Ở phía phân tán, OLT 7360 ISAM FX-4 đưa ra các giao diện truy
nhập quang tương ứng với các chuẩn GPON như tốc độ bit, quỹ công suất,…

OLT 7360 ISAM FX-4 củng có các khối chức năng tương tự như OLT khác như là
hình dưới đây:

PON core shell ( khối trung tâm)

Khối này gồm hai phần, phần giao diện ODN và chức năng PON TC. Chức năng
của PON TC bao gồm tạo khung, điều khiển truy nhập phương tiện, OAM, DBA và
quản lý ONU. Mỗi PON TC có thể lựa chọn hoạt động theo chế độ ATM, GEM và
Dual.

Cross-connet shell ( khối kết nối chéo)

Cross-connet shell cung cấp đường truyền thông giữa Pon core shell và Service
shell. Các công nghệ sử dụng cho đường này phụ thuộc vào các dịch vụ, kiến thức
bên trong của OLT và các yếu tố khác. OLT cung cấp chức năng kết nối chéo tương
ứng với các chế độ lựa chọn ( ATM, GEM hoặc Dual).

Service shell ( khối dịch vụ)

Phần này hổ trợ chuyển đổi giữa các giao diện dịch vụ và giao diện khung TC của
phần PON.

3.2. Khả năng cung cấp dịch vụ

OLT 7360 ISAM FX-4 có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, như:

Dịch vụ Internet PPPOE

Dịch vụ Internet IPOE

Dịch vụ Voice IP

Dịch vụ MyTV

Dịch vụ VPN layer2 và VPN layer3

7360 ISAM FX-4 có khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng, có thể dễ dàng mở rộng
dung lượng, hỗ trợ nhiều giao diện kết nối mạng và tương thích với nhiều loại thiết
bị hiện có trên mạng Viễn thông.

7360 ISAM FX-4 bao gồm 4 card LT đường dây thuê bao, hệ thống card điều khiển
NT có chức năng kết cuối lưu lượng thuê bao lên đến 480Gbps (gồm 4 cổng 1G và
4 cổng 10G), tích hợp tổng hợp các chức năng điều khiển, dịch vụ của ISAM và
7360 ISAM FX-4 được gọi là SHUB-ServiceHUB. Dòng thiết bị 7360 ISAM FX-4
được quản lý tập trung bởi hệ thống server và chương trình quản lý AMS .
Chương 4. Cấu trúc phần cứng OLT 7360 ISAM FX-4

4.1. Khung tủ GPON

Có kích thước cao 2m20, mặt chân đế 30cm*60cm, có hình dạng như hình:

Chức năng của khung:

Là lắp đặt các subtrack OLT ( modul nguồn, modunl quạt)

Định vị vị trí của tủ GPON trong nhà trạm


Khung có chứa các khe, rãnh tạo đường đi cho dậy quang khi phát triển thuê bao
hay kết nối OLT tới mạng MEN và dây nguồn khi ta thực hiện khéo nguồn cho tủ
GPON

Một khung tủ có thể chứa tối da 3 subtrack ( tương ứng vói 3 OLT)

4.2. Subtrack

Subtrack tương ứng với 1 OLT, là nơi để cấm các loại card của OLT, là nơi chứa
các mạch điện tử tạo ra ma trân chuyển mạch kết nối giữa các card LT với NT và
ngược lại.

Subtrack có ngăn riêng để lặp các modun quạt và có các rãnh để đi dây nhảy quang
kết nối vào card LT và NT.

Hình dưới này biểu diễn 1 subtrack lạo đâng được sử dụng trên địa bàn Viễn Thông
Thủ Đức. Modunle quạt được gắn vào bên cạnh của subtrack.

------------hình chụp-------------

4.3. Modun quạt

Mỗi 1 modun quạt đi kèm với 1 subtrack

Chức năng:

Làm mát cho hệ thống card cắm trên subtrack, đảm bảo cho nhiệt độ trên card ở
điều kiện cho phép.

Modul quạt có hệ thống lưới lọc đến ngăn chặn và ngừa bụi bẩn làm hỏng hệ thống
card, các mạch điện trên pannel phía sau của subtrack
4.4. Các chủng loại card và modunle quang

4.4.1. Card FANT-F

Chức năng của card:

Chuyển mạch 2 lớp

Dung lượng chuyển mạch 480Gbps

Hổ trợ tối đa 40Gbps khi kết nối tới các card LT. ( giới hạn tối đa cho 7360 FX-4 là
40Gbps)

Hổ trợ tối đa 60Gbps khi kết nối tới card FNIO

Synchronisation: SyncE, BIST, GPS, IEE1588

Nhiệt độ khi card làm việc trong một subtrack nằm khoảng 40 đến 60 độ C

4.4.2. Card NGLT-C


Chức năng của card

- Hổ trợ các port GPON


- Hộ trợ tối đa 20 Gbps kết nối tới card NT
- PON dư phòng tuyến chuyển mạch hổ trợ bảo vệ
- Hổ trợ chức năng đo tuyến OTDR
- Khả năng dùng cho splittet 1:64
- Nhiệt độ của card làm việc trong một subrack nằm trong khoảng -40 độ đến
60 độ C

4.4.3. SFP modunle uplink

Chức năng

- Cung cấp để kết nối sợi quang và xử lý tín hiệu quang


- Cung cấp giao diện full-duplex Gbe hoặc 10 GbE
- Được cắm trên các Interfce của NT
- Giao diện với netword thông qua các kết nói với LC
4.4.4. SFP modunle downlink

Chức năng

- Cung cấp để kết nối sợi quang và xử lý tín hiệu quang


- Cung cấp giao diện full-duplex GbE
- Được cắm trực tiếp trên các Inerterface của NGLT-C
- Giao diện với network thông qua kết nối SC

Chương 5. Quy trình lắp đặt thiết bị OLT 7360 ISAM-FX4

5.1. Quy trình lắp khung giá và các thiết bị

5.2. Thi công cấp nguồn cho thiết bị

5.3. Thi công lắp đặt kết nối cáp quang và các card LT

Chương 6. Cấu hình và quản lý bảo dưỡng thiết bị OLT 736 ISAM-FX4

You might also like