You are on page 1of 20

Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Mục Lục
Danh mục hình vẽ và bảng ............................................................................................... 2
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 4
Chương 1: Giới thiệu chung ................................................................................................ 5
1. Giới thiệu sơ lược hệ thống thông tin số: .................................................................. 5
2. Điều chế số: ............................................................................................................... 6
2.1. Tổng quan: .......................................................................................................... 6
2.2. Các loại điều chế: ............................................................................................... 6
2.3. Giải điều chế: ...................................................................................................... 7
Chương 2: Điều Chế ............................................................................................................ 8
1. Điều chế và giải điều chế BPSK (binary phase shift keying): .................................. 8
1.1. Nguyên tắc khóa dịch pha nhị phân: .................................................................. 8
1.2. Qúa trình điều chế và giải điều chế BPSK: ........................................................ 9
1.2.1. Điều chế BPSK: .............................................................................................. 9
1.2.2. Giải điều chế BPSK: ..................................................................................... 10
2. Điều chế QPSK: ...................................................................................................... 11
3. Điều chế 8-PSK: ...................................................................................................... 12
4. Điều chế 16-PSK: .................................................................................................... 15
5. Xác suất lỗi và BER: ............................................................................................... 16
Chương 3: Mô phỏng trên Matlab ..................................................................................... 18
1. Giá trị lỗi bit BER: .................................................................................................. 18
2. Giá trị SER: ............................................................................................................. 18
3. Nhận xét đánh giá: ................................................................................................... 19
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 20

1
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Danh mục hình vẽ và bảng

Hình 1 : Sơ đồ khối hệ thống thông tin số ........................................................................... 5


Hình 2 Mô tả qúa trình điều chế và giải điều chế số ........................................................... 6
Hình 3 Đồ thị thời gian và trạng thái ................................................................................... 9
Hình 4 Sơ đồ khối thực hiện điều chế PSK ......................................................................... 9
Hình 5 Quan hệ pha /thời gian ở đầu ra bộ điều chế BPSK theo tín hiệu vào .................. 10
Hình 6 Phương pháp giải điều chế PSK ............................................................................ 10
Hình 7 Giản đồ QPSK ....................................................................................................... 12
Hình 8 Pha của QPSK ....................................................................................................... 12
Hình 9 Bộ giải điều chế QPSK .......................................................................................... 12
Hình 10 Điều chế 8-PSK ................................................................................................... 13
Hình 11 Bảng sự thật 8-PSK ............................................................................................. 13
Hình 12 Giản đồ 8-PSK .................................................................................................... 14
Hình 13 Giải điều chế 8-PSK ............................................................................................ 15
Hình 14 : Đồ thị pha 16-PSK ............................................................................................ 16
Hình 15 So sánh tỷ số lỗi BER .......................................................................................... 17
Hình 16 Kết quả so sánh BER của các phương pháp điều chế M-PSK khác nhau ........... 18
Hình 17 Kết quả so sánh SER .......................................................................................... 19

Bảng 1 Bảng chân lý của tín hiệu điều chế BPSK ......................................................... 8
Bảng 2 Bảng chân lý ..................................................................................................... 11
Bảng 3 Bảng chân lý 16-PSK ....................................................................................... 15

2
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

LỜI NÓI ĐẦU


Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc kết nối giữa các phương tiện, thiết bị
ngày càng trở nên quan trọng. Trong kỹ thuật thông tin vô tuyến điện, khi muốn
truyền thông tin đi xa người ta phải chuyển tần số của tín hiệu tin tức lên một tần số
cao hơn rất nhiều. Phương pháp để thực hiện chuyển phổ của tín hiệu tin tức lên vùng có
tần số cao hơn đó là điều chế (điều chế biên độ, điều tần, điều pha), bằng cách sử dụng
các mạch trộn tần. Ở phía máy thu phải có một quá trình chuyển đổi ngược lại, quá trình
đó là tách sóng (giải điều chế).
Đó cũng là lý do mà tại sao nhóm em xin được tìm hiểu về vấn đề điều chế và giải điều
chế. Hơn thế, trong một khoảng thời gian cho phép chúng ta không thể nào trao đổi hết
với nhau toàn bộ kiến thức về lĩnh vực này , song hi vọng rằng nó phần nào giúp nhóm
hiểu hơn về các vấn đề xoay quanh bài tiểu luận về điều chế và giải điều chế BPSK,
QPSK, 8-PSK, 16-PSK và vận dụng nó vào các đề tài khác tương tự và mở rộng.
Chúng em cũng xin cảm ơn cô Trần Thu Hà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em để
hoàn thành tốt đề tài này.

3
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

LỜI CẢM ƠN
Khoảng thời gian làm bài tập lớn chính là điều kiện để chúng em kiểm tra và củng cố lại
kiến thức đã thu nhập được đồng thời bổ sung thêm kiến thức mới để có thể hoàn thiện
cơ sở lý thuyết cho môn học
Tuy nhiên vì thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế chắc chắn bài tập lớn này không
tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn thêm của thầy để đề tài thêm
hoàn thiện.
Nhóm em xin trân thành cảm ơn cô.

4
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Chương 1: Giới thiệu chung

1. Giới thiệu sơ lược hệ thống thông tin số:

Hệ thống thông tin là hệ thống được xây dựng nên nhằm mục đích truyền tin tức từ bên
phát đến bên thu. Một hệ thống thông tin tổng quát gồm có 3 khâu chính: nguồn tin, kênh
tin và nhận tin. Nguồn tin là nơi sản sinh ra hay chứa các tin cần truyền đi.Kênh tin là
môi trường truyền lan thông tin , đồng thời cũng sản sinh ra nhiễu phá hủy tin. Nhận tin
là cơ cấu khôi phục lại thông tin ban đầu từ tín hiệu lấy ra ở đầu ra của kênh tin. Hầu hết
các tín hiệu đưa vào hệ thống thông tin số là tín hiệu tương tự.

Ta có sơ đồ khối chức năng của hệ thống thông tin số đầy đủ là:

Hình 1 : Sơ đồ khối hệ thống thông tin số


 Khối mã hóa nguồn: giảm số bít nhị phân yêu cầu để truyền bản tin.Việc này có
thể xem như là loại bỏ các bit dư không cần thiết,giúp cho băng thông truyền đạt
hiệu quả hơn.
 Khối mật mã hóa :làm nhiệm vụ mật mã hóa bải tin gốc nhằm mục đích an
ninh.Nó bao gồm cả sự riêng tư và xác thực
 Khối mã hóa kênh: làm nhiệm vụ đưa thêm các bit dư vào các tín hiệu số theo một
quy luật nào đó, nhằm giúp cho bên thu có thể phát hiện và thậm chí sửa lỗi xảy ra
trên kênh truyền.Việc này chính là mã hóa điều khiển lỗi, về quan điểm tin tức, là
tăng thêm độ dư.
 Giải mã hóa nguồn, giải mật mã và giải mã hóa kênh được thực hiện ở bộ thu, các
quá trình này ngược lại với quá trình mã hóa bên phát.
 Khối ghép kênh có thể giúp cho nhiều tuyến thông tin có thể cùng chia sẻ một
đường truyền vật lý chung như là cáp, đường truyền vô tuyến…Trong thông tin
số, kiểu ghép kênh thường là ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM) sắp xếp
các từ mã PCM nhánh vào trong một khung TDM.Tốc độ ghép kênh sẽ gấp N lần

5
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK
tốc độ bt của tín hiệu PCM nhánh.Khối tách kênh bên thu phân chia dòng bit thu
thành các tín hiệu PCM nhánh.
 Khối điều chế giúp cho dòng tín hiệu số có thể truyền đi qua một phương tiện vật
lý cụ thể theo một tốc độ cho trước, với mức độ méo chấp nhận được, yêu cầu một
băng thông tần số cho phép. Khối điều chế có thể thay đổi dạng xung, dịch chuyển
phổ tần số của tín hiệu đến một băng thông khác phù hợp.
 Khối đa truy cập liên quan đến các kỹ thuật hoặc nguyên tắc nào đó ,cho phép
nhiều cặp thu phát cùng chia sẻ một phương tiện chung .Chia sẻ tài nguyên thông
tin hạn chế của các phương tiện truyền dẫn.
2. Điều chế số:
2.1. Tổng quan:

Điều chế là làm biến đổi một tín hiệu theo một tín hiệu điều khiển khác.Cụ thể là, tín hiệu
bị biến đổi gọi là sóng mang.Tín hiệu điều khiển sóng mang gây ra sự biến đổi gọi là tín
hiệu mang tin.

Điều chế số là quá trình một trong ba thông số biên độ, tần số và pha của sóng mang
được thay đổi theo tín hiệu đưa vào điều chế để thông tin của sóng mang phù hợp với
đường truyền.

Điều chế số làm giảm băng thông nên có hiệu quả sử dụng phổ cao và phù hợp với các hệ
thống đòi hỏi hiệu quả phổ lớn nhờ điều chế nhiều mức.
2.2. Các loại điều chế:

Hình 2 Mô tả qúa trình điều chế và giải điều chế số


Giả sử có 1 sóng mang hình sin: x0(t)=A.cos(  0 t +φ)

A: biên độ sóng mang

 0 =2  . f 0 : tần số góc của sóng mang

f0 : tần số dao động của sóng mang

6
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK
φ: pha của sóng mang

Tùy theo các thông số được sử dụng để mang tin có thể là : biên độ A , tần số f0 , pha
φ hay tổ hợp giữa chúng mà ta có các kiểu điều chế khác nhau :
ASK,FSK,PSK,QAM…

Điều chế khoá dịch biên độ ASK(Ampitude Shift Keying) : sóng điều biên được
tạo ra bằng cách thay đổi biên độ sóng mang theo biên độ tín hiệu băng gốc.
Điều chế khoá dịch tần số FSK(Frequency Shift Keying) : sóng điều tần được tạo
ra bằng cách thay đổi tần số sóng mang theo biên độ tín hiệu băng gốc.
Điều chế khoá dịch pha PSK(Phase Shift Keying) : sóng điều tần được tạo ra bằng
cách thay đổi pha sóng mang theo biên độ tín hiệu băng gốc.

Điều chế vừa kết hợp biên độ và pha hay điều chế cầu phương QAM (Quadrature
Amplitude Modulation).

2.3. Giải điều chế:

Giải điều chế là quá trình ngược lại với quá trình điều chế. Trong quá trình thu được có
một trong các tham số : biên độ, tần số,pha của tín hiệu sóng mang được biến đổi theo tín
hiệu điều chế và tùy theo phương thức điều chế mà ta có được các phương thức giải điều
chế thích hợp để lấy lại thông tin cần thiết.

Điều chế dịch pha PSK( Phase Shilf Keying) là một dạng điều chế pha PM, pha của sóng
mang hình sin tần số cao sẽ biến thiên theo mứclogic 0 và 1 của chuỗi số .

M=2^N là số pha trạng thái khác nhau của sóng mang với N số bit nhị phân.Ta có các
kiểu điều chế M-ary:BPSK, QPSK…..

7
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Chương 2: Điều Chế

1. Điều chế và giải điều chế BPSK (binary phase shift keying):

Giả sử có sóng mang được biểu diễn: x0(t)=A.cos(  0 t +φ) .

Biểu thức tín hiệu gốc :s(t) là tín hiệu nhị phân (0,1) hay là chuỗi NRZ .

Do đó ta có :

Khi s(t)=0: P(t)= Acos  0 t

Khi s(t)=1: P(t)= A.cos(  0 t +1800)

Đối với khóa dịch pha PSK,thông tin chứa trong pha tức thời của sóng mang điều
chế. Thường thì pha này được ấn định và so sánh tương thích với sóng mang của
pha đã biết-PSK kết hợp. Đối với PSK nhị phân ,các trạng thái pha 00 và 1800 sẽ
được sử dụng.

1.1. Nguyên tắc khóa dịch pha nhị phân:

Nguyên tắc: các tín hiệu nhị phân tác dụng lên sóng mang làm thay đổi pha của sóng
mang. Cụ thể là :Bit 1: pha của sóng mang là 0 và bit 0: pha của sóng mang là 1800
Các giá trị này có thể ngược lại nhưng nguyên tắc chung là khi có sự đảo bít thì pha
của sóng mang lệch đi 1800 .

Bảng chân lý của tín hiệu điều chế BPSK:

Nhị phân đầu vào Pha đầu ra


Logic 0 1800
Logic 1 00
Bảng 1 Bảng chân lý của tín hiệu điều chế BPSK
Có thể thấy rõ ràng hơn trong cách biểu diễn trên đồ thị thời gian và trạng thái của tín
hiệu BPSK.

8
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Hình 3 Đồ thị thời gian và trạng thái

1.2. Qúa trình điều chế và giải điều chế BPSK:


1.2.1. Điều chế BPSK:

Với n=2 ,  =  , thì ta có kiểu điều chế 2-PSK hay BPSK


P(t)= cos(  0 t +φ+ s(t) )
2

Hình 4 Sơ đồ khối thực hiện điều chế PSK


Sơ đồ tạo tín hiệu BPSK dạng sin với hai giá trị pha tuỳ thuộc giá trị Data :

Khi Data bit = 1, tín hiệu BPSK cùng pha với sóng mang.
Khi Data bit = 0, tín hiệu BPSK ngược pha (1800) với sóng mang.

9
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Hình 5 Quan hệ pha /thời gian ở đầu ra bộ điều chế BPSK theo tín hiệu vào
1.2.2. Giải điều chế BPSK:

Sơ đồ gồm bộ tái lập sóng mang và bộ nhân.

Hình 6 Phương pháp giải điều chế PSK


Bộ giải điều chế BPSK bao gồm :

Sơ đồ lấy bình phương để chuyển các tín hiệu khác pha về cùng 1 pha.

Vòng giữ pha PLL phát lại nhịp với tần số gấp đôi tần số mang

Bộ dịch pha  để hiệu chỉnh pha.

Bộ chia hai để đưa tần số tín hiệu tái lập về bằng tần số sóng mang.

Bộ nhân tín hiệu thực hiện nhân sóng điều chế BPSK với sóng mang tái lập.

Giả sử tần số sóng mang là fC, C = 2fC, ta có hai trường hợp:

Khi tín hiệu BPSK là +sin(Ct) ứng với Data bit = 1, sóng mang tái lập là sin(Ct),
sơ đồ nhân sẽ cho tín hiệu :
10
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK
sin(Ct) sin( Ct) = sin2(Ct) = ½(1-cos(2 Ct) = ½ - ½cos(2 Ct).

Trong biểu thức trên thành phần thứ hai là xoay chiều, có tần số gấp đôi tần số
sóng mang. Khi sử dụng bộ lọc thông thấp với tần số cắt bằng tần số sóng mang, có
thể khử bỏ thành phần xoay chiều và thế dương của thành phần 1 chiều thứ nhất
được giữ lại sẽ biểu diễn trạng thái “1” của Data bit.

Khi tín hiệu BPSK là -sin(Ct) ứng với Data bit =0, sơ đồ nhân sẽ cho tín hiệu: -
sin(Ct) sin(Ct) = -sin2(Ct) = -½(1-cos(2 Ct) = -½ + ½cos(2 Ct).

Trong biểu thức trên thành phần thứ hai là xoay chiều, có tần số gấp đôi tần số
sóng mang. Khi sử dụng bộ lọc thông thấp với tần số cắt bằng tần số sóng mang, có
thể khử bỏ thành phần xoay chiều và thế âm của thành phần một chiều thứ nhất (-
1/2) được giữ lại sẽ biểu diễn trạng thái “0” của data bit.

2. Điều chế QPSK:

QPSK (Quarature PSK) có 4 mức pha ngõ ra (M = 4) của 1 sóng mang ứng với 2 bit ngõ
vào. 2bit này có 4 trạng thái 00, 01, 10, 11 tương ứng 4 trạng thái pha ngõ ra.
Biểu thức của tín hiệu: 𝑉QPSK (𝑓) = √2𝐴𝑐𝑜𝑠 [𝜔0 𝑡 + 𝜑(𝑡 )]
Giá trị của 𝜑(𝑡 ) tương đương với mỗi ký hiệu 2 bit,gọi 𝑏0 (𝑡 ) và 𝑏𝑒 (𝑡) là bit chẵn và bit
lẻ trong mỗiký hiệu 2 bit:
Ta có bẳng chân lý và giản đồ pha sau:

𝑏0 (𝑡 ) 𝑏𝑒 (𝑡 ) 𝜑 (𝑡 )
1 1 𝜋/4
1 0 3 𝜋/4
0 0 5𝜋/4
0 1 7𝜋/4
Bảng 2 Bảng chân lý

11
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Hình 7 Giản đồ QPSK


Từ giản đồ pha QPSK ta thấy 4 trạng thái pha ngõ ra có cùng biên độ, tín hiệu nhị phân
ngõ vào được điều chế hoàn toàn bằng sóng mang cao tần. Pha của QPSK có dạng:

Hình 8 Pha của QPSK


Sơ đồ bộ giải điều chế QPSK:

Hình 9 Bộ giải điều chế QPSK

3. Điều chế 8-PSK:


8-PSK có 8 trạng thái ngõ ra (𝑀 = 8) . Để mã hóa 8 mức ngõ ra cần nhóm 3 bit
ngõ vào gọi là tribits (23 = 8)
12
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Hình 10 Điều chế 8-PSK


Các bit I và C tới bộ đổi DAC. Với 2 bit vào có 4 mức điện áp ra. Tương tự bộ đổi DAC
của kênh Q và C. Các mức logic kênh I và Q xác định cực tính ngõ ra tín hiệu tương tự
(Logic 1 = +V ; logic 0= -V) . Trong khi các bit kênh C và 𝐶̅ xác định biên độ (Logic 1 =
1.307V ; logic 0= 0.541V)
Như vậy với 2 biên độ, 2 cực tính, có 4 trạng thái ngõ ra
I C output
0 0 -0.541V
0 1 -1.307V
1 0 0.541V
1 1 1.307V

Q 𝐶̅ Output
0 1 -1.307V
0 0 -0.541V
1 1 1.307V
1 0 0.541V

Bảng sự thật:

Hình 11 Bảng sự thật 8-PSK

13
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK
Giản đồ:

Hình 12 Giản đồ 8-PSK

14
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Giải điều chế : là ngược lại của quá trình điều chế

Hình 13 Giải điều chế 8-PSK

4. Điều chế 16-PSK:

Tương tự 8-PSK, mỗi nhóm 4 bit của tín hiệu ngõ vào của bộ điều chế 16-PSK tương ứng
𝑓
với 1 trong 16 trạng thái pha ngõ ra. Tốc độ bit mỗi kênh là 𝑏 cũng bằng băng thông tối
4
thiểu 16-PSK.
Độ sai biệt trạng thái ngõ ra 22.50
Bảng chân lý và đồ thị pha 16-PSK
Bit code Phase Bit code Phase

0000 11.25° 0000 191.25°

0001 33.75° 0001 213.75°

0010 56.25° 0010 236.25°

0011 78.75° 0011 258.75°

0100 101.25° 0100 281.25°

0101 123.75° 0101 303.75°

0110 146.25° 0110 326.25°

0111 168.75° 0111 348.75°

Bảng 3 Bảng chân lý 16-PSK

15
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Hình 14 : Đồ thị pha 16-PSK

5. Xác suất lỗi và BER:

𝑃(𝑒) - bit lỗi tốc độ truyền dự tính về lý thuyết của hệ thống cho trước
BER- bit lỗi tốc độ truyền của hệ thống thực tế
𝐶
𝐶 𝐶ô𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ó𝑛𝑔 𝑚𝑎𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 10𝑙𝑜𝑔 𝑤𝑎𝑡𝑡𝑠 𝐶
0.001
𝑃(𝑒) = = = = (𝑑𝐵𝑚)
𝑁 𝐶ô𝑛𝑔 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑛ℎ𝑖ễ𝑢 𝑛ℎ𝑖ệ𝑡 𝐾𝑇𝐵 𝐾𝑇𝐵
𝐶 𝐶
(𝑑𝐵) = 10𝑙𝑜𝑔 = 𝐶(𝑑𝐵𝑚) − 𝑁(𝑑𝐵𝑚)
𝑁 𝑁

Năng lượng 1 bit tín hiệu : 𝐸𝑏 = 𝐶. 𝑇𝑏 (𝐽/𝑏𝑖𝑡 )


1
𝑇𝑏 − 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 1 𝑏𝑖𝑡 = ; 𝑓𝑏 − 𝑡ố𝑐 độ 𝑏𝑖𝑡
𝑓𝑏

𝐶 𝐶
𝐸𝑏 = Hay 𝐸𝑏(𝑑𝐵𝐽)= 10𝑙𝑜𝑔 = 10𝑙𝑜𝑔𝐶 − 10𝑙𝑜𝑔𝑓𝑏
𝑓𝑏 𝑓𝑏

𝑁
Mật độ công suất nhiễu nhiệt chuẩn hóa trong băng thông 1HZ: 𝑁0 = (𝑊/𝐻𝑧)
𝐵

𝑁0(𝑑𝐵𝑚)= 𝑁(𝑑𝐵𝑚) − 10𝑙𝑜𝑔𝐵

𝐸𝑏
Tỷ số thường dùng để so sánh các kiểu điều chế số với các tốc độ truyền khác nhau
𝑁0
hoắc mã hóa

𝐸𝑏 𝐶/𝑓𝑏 𝐶 𝐵 𝐸𝑏
= = . và (𝑑𝐵 ) = 10𝑙𝑜𝑔𝐸𝑏 − 10𝑙𝑜𝑔𝑁0
𝑁0 𝑁/𝐵 𝑁 𝑓𝑏 𝑁0

𝐸𝑏 𝐶
Nếu băng thông bằng tốc độ bit thì =
𝑁0 𝑁

16
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

𝐸𝑏
Sau đây là hình ảnh so sánh tỷ số của các loại điều chế -PSK
𝑁0

Hình 15 So sánh tỷ số lỗi BER

 BER = SER/log_2(M) với giả thiết có áp dụng mã Gray.

17
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Chương 3: Mô phỏng trên Matlab


Thực hiện mô phỏng các phương pháp điều chế khác nhau gồm BPSK, QPSK, 8- PSK,
16-PSK với SNR biến động trong khoảng 2 db đến 25db.

1. Giá trị lỗi bit BER:

Đường màu cam biểu thị BPSK và QPSK


Đường màu tím biểu thị 8-PSK
Đường màu xanh lá cây biểu thị 16-PSK

Hình 16 Kết quả so sánh BER của các phương pháp điều chế M-PSK khác nhau

2. Giá trị SER:

18
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Hình 17 Kết quả so sánh SER


3. Nhận xét đánh giá:

Qua quá trình mô phỏng và phân tích dữ liệu ta thấy:


o Các phương pháp điều chế khác nhau cho tỉ lệ lỗi bit (BER) khác nhau.
o Phương pháp BPSK cho tỉ lệ lỗi bit nhỏ nhất, phương pháp 16-PSK có tỉ lệ lỗi bit lớn
nhất.
o Khi tặng chiều dài bit dữ liệu vào ở mỗi phương pháp điều chế, ta đều thấy tỉ lệ lỗi bit
(BER) giảm và giảm dần đến một giá trị, như vậy tỉ lệ lỗi bit BER càng chính xác khi
chiều dài bit tăng.
Giải thích: Khi số mức điều chế tăng, thì khoảng cách Hamming giữa các symbol giảm,
dẫn đến tỉ lệ lỗi bit tăng

19
Hệ thống viễn thông_Điều chế -PSK

Tài liệu tham khảo


1. Vi ba số _NXB bưu điện-TS Bùi Thiện Minh
2. Bài giảng kỹ thuật thông tin số
3. Digital_Modulation
4. http://www.mathworks.com
5. http://sinhvienvt.net
6. http://en.wikipedia.org/wiki/Phase-shift_keying

20

You might also like