You are on page 1of 75

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA CÔNG NGHỆ

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THIẾT KẾ ANTEN YAGI


CẢI TIẾN DÙNG CHO WLAN 2.4 GHZ

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:


Huỳnh Minh Thông Ts. Lương Vinh Quốc Danh
MSSV: 1063828

Cần Thơ, Tháng 05 năm 2010


MỤC LỤC


TÓM TẮT ............................................................................................................3


TỪ KHÓA............................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...............................................................................6
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................6
1.2 LNCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................6
1.3 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................6
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT ...............7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................8
2.1 SƠ LƯỢC VỀ ANTEN ..............................................................................8
2.1.1 Khái niệm về anten ................................................................................8
2.1.2 Cấu trúc của các loại anten ....................................................................8
2.1.3 Giới thiệu các anten thông dụng.............................................................9
2.1.3.1 Anten siêu cao tần...............................................................................9
2.1.3.2 Anten Yagi cổ điển .............................................................................9
2.1.3.3 Anten parabol ...................................................................................10
2.1.3.4 Anten mạch vi dải .............................................................................11
2.2 CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA ANTEN .............................................12
2.2.1 Đồ thị bức xạ (Radiation pattern) ......................................................... 12
2.2.1.1 Anten toàn hướng (Omnidirectional) ................................................ 14
2.2.1.2 Anten định hướng (Directional) ........................................................15
2.2.1.3 Búp sóng (lobe) ................................................................................ 15
2.2.2 Khổ trường (Beam width) ....................................................................16
2.2.3 Cường độ bức xạ (Radiation Intensity) ................................................ 17
2.2.4 Độ định hướng (Directivity) ................................................................ 18
2.2.4.1 Định nghĩa ........................................................................................18
2.2.4.2 Công thức gần đúng ..........................................................................19
2.2.5 Độ lợi (Gain) ....................................................................................... 19
2.2.6 Hiệu suất anten (Antenna Efficiency) ..................................................20
2.2.7 Dải thông của anten (FBW – Frequency bandwidth)............................21
2.2.8 Trở kháng vào (Input Impedence) ........................................................21
2.2.8.1 Điện trở bức xạ .................................................................................21
2.2.8.2 Hiệu suất bức xạ và tổn hao của anten .............................................. 22
2.2.9 Công thức chuyển đổi qua lại giữa Return loss S11 và VSWR:............23
2.3 THIẾT KẾ ANTEN YAGI CỔ ĐIỂN ..................................................... 24
2.3.1 Tìm hiểu về anten yagi......................................................................... 24
2.3.2 Tính toán số liệu anten bằng chương trình yagi calculator soft .............24
2.3.3 Chi tiết phối hợp trở kháng ..................................................................25
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ANTEN YAGI CẢI TIẾN ......................................28
3.1 NỘI DUNG ...............................................................................................28
3.1.1 Thiết kế ...............................................................................................28
3.1.1.1 Mô hình thực tế của Anten Dlink-ANT24-1201 ................................ 28

1
3.1.1.2 Anten Yagi cải tiến từ Anten Dlink-ANT24-1201.............................31
3.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế ....................................................32
3.1.1.4 Thiết kế anten Yagi cải tiến bằng phần mềm Ansoft ......................... 33
3.1.2 Tiến hành mô phỏng ............................................................................36
3.1.3 Vấn đề về kết quả mô phỏng ................................................................ 49
3.2 KẾT QUẢ .................................................................................................50
3.2.1 Theo lý thuyết ......................................................................................50
3.2.2 Anten sau khi tối ưu .............................................................................52
3.2.3 Kết quả thực tế cần thay đổi các thông số của mô phỏng ..................... 56
3.2.3.1 Thay đổi độ dày của lớp substrate ..................................................... 56
3.2.3.2 Thay đổi hằng số điện môi ................................................................ 58
3.2.3.3 Thay đổi độ rộng của mặt phẳng đặt port ..........................................60
3.2.3.4 Thay đổi tần số cộng hưởng lên 2.5 Ghz – hằng số FR4 lên 5 ...........60
3.2.4 Kết quả thu được trên anten thực tế......................................................63
3.2.5 Dùng thiết bị đo chuyên dụng .............................................................. 63
3.2.6 Hình ảnh thực tế của Anten Yagi cải tiến .............................................66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHN ................................................................................ 68
KẾT LUẬN ....................................................................................................68
ĐỀ NGHN ........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................71

2
TÓM TẮT


Trong thời đại công nghệ tiên tiến phát triển cùng xu hướng bùng nỗ của kỹ
thuật viễn thông trên thế giới, nhất là các kỹ thuật mới về thiết kế kỹ thuật siêu cao
tần, anten, thông tin vi ba và vệ tinh... Rất quan trọng để chúng ta nghiên cứu, thiết
kế và phát triển các kỹ thuật mới. Một trong những lĩnh vực đó là nghiên cứu công
nghệ viễn thông không dây (wireless systems communication) . Nhằm mục đích
tạo ra anten có chất lượng tốt, thu phát tín hiệu có kích thước nhỏ gọn, phủ sóng
mạnh, đặc tính tốt với mức giá thành rẻ, bền và chất lượng tốt. Anten Yagi cải
tiến là loại anten định hướng đang được ứng dụng và hoàn thiện hơn để đạt được
yêu cầu này. Việc thiết kế Anten Yagi cải tiến hoạt động ở tần số 2.4 GHz dựa
theo sự mô phỏng – thiết kế của phần mềm Ansoft HFSS (version 11.1.1). Sau khi
chúng ta tiến hành mô phỏng bằng phần mềm Ansoft HFSS trên lý thuyết và kiểm
tra thực tế các đặc tính của anten. Đồng thời, thông qua việc đo lường trên mô
hình thực tế để so sánh kết quả với mô phỏng ban đầu, chúng đạt kết quả gần
giống nhau về độ lợi cũng như băng thông.

3
TỪ KHÓA


Ansoft HFSS : phần mềm thiết kế mô phỏng anten Ansoft HFSS.

Directivity : độ định hướng.

Gain antennas : độ lợi anten.

S11 : return loss – tỷ số tổn hao.

VSWR : tỷ số sóng đứng.

4
LỜI MỞ ĐẦU


Anten Yagi là loại anten định hướng rất phổ biến bởi vì chúng dễ thiết kế với
nhiều hình dạng và mô hình khác nhau. Loại anten này thường được sử dụng cho
mô hình điểm - điểm và đôi khi cũng dùng trong mô hình điểm -đa điểm. Trong
đó, anten Yagi-Uda được xây dựng bằng cách hình thành một chuỗi tuyến tính các
anten dipole song song nhau. Mặc khác, Anten Yagi cải tiến là loại anten định
hướng dùng loại mạch in FR4 (mạch in sợi thủy tinh) thay thế loại anten yagi cổ
điển, nhằm mục đích thiết kế cố định, gọn nhẹ và bền hơn.

Đây là bước nghiên cứu cơ bản để làm tiền đề cho những nghiên cứu của các
bạn sinh viên khóa sau. Cấu trúc của đề tài gồm ba chương: chương một tổng quan
sơ lược lịch sử anten, hướng giải quyết vấn đề, phạm vi đề tài; chương hai trình
bày cơ sở lý thuyết anten; chương ba trình bày thiết kế anten gồm nội dung và kết
quả. Cuối cùng là phần kết luận toàn bộ quá trình nghiên cứu, rút ra kết quả nghiên
cứu và hướng đề nghị phát triển của đề tài.

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong lĩnh vực truyền thông không dây đang có xu hướng phát triển nhanh
chóng, đa dạng về kỹ thuật và công nghệ mới. Để đáp ứng được những yêu cầu về
truyền nhận và xử lý thông tin nhanh, chính xác. Do vậy, anten đóng vai trò quan
trọng cho vấn đề này.

Ngày nay, lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật siêu cao tần đã và đang mở ra nhiều
hướng mới, nhằm mục tiêu nghiên cứu về các lĩnh vực tần số cao, mở rộng dải tần
hoạt động ở GHz. Một trong những dãi tần hoạt động đó, tần số 2.4 GHz đang
được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị không dây - thông tin di động, Anten
Yagi cải tiến là một anten phù hợp cho việc cải thiện vấn đề về độ lợi và băng
thông.

Thiết kế Anten Yagi cải tiến hoạt động tốt ở tần số 2.4 GHz. Dựa trên phần
mềm mô phỏng thiết kế anten (Ansoft HFSS version 11.1.1) đưa ra kết quả mô
phỏng và sản phNm thực tế.

1.2 LNCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Anten Yagi-Uda (do 2 người Nhật là Hidetsugu Yagi và Shintaro Uda chế
tạo vào năm 1926) được biết đến như là một anten định hướng cao được sử dụng
trong truyền thông không dây. Các anten định hướng như yagi thường cung cấp
vùng bao phủ ở những vùng khó phủ sóng, băng thông giới hạn và vùng cần định
hướng phủ sóng hơn. Anten Yagi đã được nghiên cứu thành công và đưa vào sử
dụng, các nhà nghiên cứu đã vận dụng kiến thức toán học và sự hỗ trợ của máy
tính (dùng phần mềm thuyết kế anten như Ansoft HFSS, Feko…) để tiến hành mô
phỏng và giải quyết các vấn đề đặt ra.

1.3 PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài này nghiên cứu cơ bản về anten Yagi, giới thiệu cấu trúc chung và
những ưu điểm – khuyết điểm. Nội dung nghiên cứu của đề tài là thiết kế Anten
Yagi cải tiến gồm phần tử phủ sóng bằng mạch in FR4 và phần tử định hướng
bằng nhôm, được phối hợp trở kháng để tạo thành Anten Yagi cải tiến hoạt động

6
tốt ở dải tần 2.4 GHz. Sử dụng phần mềm chuyên dụng Ansoft HFSS để thiết kế
và mô phỏng, sau cùng đưa ra cấu trúc thực tế của anten như mô phỏng và mô
hình thực tế.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT


Đề tài thiết kế Anten Yagi cải tiến dùng cho wifi tần số 2.4 Ghz là nghiên
cứu dựa trên nền tản phát triển của nghiên cứu anten yagi cổ điển (đã được thực
hiện thành công ở niên luận 2 – với đề tài thiết kế anten yagi wifi tần số 2.4 Ghz).
Vì vậy, đây là bước nghiên cứu tiếp theo để tối ưu và hoàn thiện tốt hơn cho
nghiên cứu trước. Để nghiên cứu đạt kết quả tốt, chúng ta cần nắm vững kiến thức
về trường điện từ, anten và truyền sóng, kỹ thuật siêu cao tần, mạng thông tin di
dộng…Và cần tìm hiểu rõ về phần mềm Ansoft HFSS để tiến hành mô phỏng, tối
ưu và thực hiện tốt trong mô hình thực tế.

7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 SƠ LƯỢC VỀ ANTEN


2.1.1 Khái niệm về anten

Anten là thiết bị dùng để bức xạ sóng điện từ ra không gian cũng như thu nhận
tín hiệu sóng điện từ từ không gian bên ngoài. Do vậy, anten phải được phối hợp trở
kháng đúng, có hiệu suất cao và băng thông đủ lớn.

Anten có nhiều cấu trúc khác nhau, có loại đơn giản nhưng cũng có loại rất
phức tạp. Vì thế, chúng ta có thể chia ra làm 2 loai anten: anten vô hướng và anten
toàn hướng. Đối với anten vô hướng là anten có bức xạ công suất trong một góc
đồng nhất 4π . Còn anten toàn hướng là anten mà nó tập trung công suất theo một
hướng nhất định. Vì vậy, nó phụ thuộc vào hệ số định hướng D(θ , φ ) và độ lợi
G(θ , φ ) . Để hiểu rõ về anten chúng ta cần hiểu thêm khái niệm về sóng điện từ và

môi trường truyền sóng.

2.1.2 Cấu trúc của các loại anten

Hình 2.1 cấu trúc các loại anten.

8
Anten có hai loại cấu trúc:

- Theo mục đích sử dụng gồm có: anten thông tin (vệ tinh, viba...), anten
truyền hình, anten phát thanh, anten radar, anten thiên văn...

- Theo băng sóng: anten sóng cực ngắn, anten sóng ngắn, anten sóng trung,
sóng dài…

2.1.3 Giới thiệu các anten thông dụng

2.1.3.1 Anten siêu cao tần

Anten siêu cao tần là loại anten dùng cho sóng có bước sóng nhỏ (khoảng 10
m). Nó được sử dụng trong thiết bị vô tuyến điện siêu cao tần như: vô tuyến truyền
hình, ra đa, điều khiển vô tuyến… Tùy theo yêu cầu cụ thể mà các anten siêu cao
tần có tính phương hướng rộng hay hẹp, có kết cấu nhất định.

Hình 2.2 Anten vệ tinh vinasat 1 – Việt Nam.

2.1.3.2 Anten Yagi cổ điển

Antenna Yagi cổ điển với cấu trúc mảng được phát minh bởi 2 giáo sư người
Nhật là giáo sư Shintaro Uda và giáo sư Hidetsugu Yagi (vào năm 1926-1929). Đây
là loại antenna được cấu tạo bởi nhiều phần tử (đa chấn tử) khác nhau. Mỗi phần tử

9
có phân bố dòng điện riêng. Trường bức xạ của anten là sự kết hợp của các trường
tạo nên chúng.

Thành phần phản xạ (Reflector – là chấn tử có chiều dài lớn hơn chiều dài
cộng hưởng). Thành phần chủ động (Feeder – làm nhiệm vụ thu tín hiệu – chấn tử
có chiều dài sao cho cộng hưởng ở tần số mong muốn). Thành phần hướng xạ
(Director – là chấn tử có chiều dài bé hơn chiều dài cộng hưởng).

Hình 2.3 Anten Yagi cổ điển dùng cho wifi 2.4 Ghz niên luận 2 – Gain 12 dB.

2.1.3.3 Anten parabol

Anten parabol là loại anten có tính định hướng cao, sử dụng ở dãi sóng cực
ngắn như thông tin di dộng và vệ tinh. Nó bao gồm là một anten sơ cấp như một
lưỡng cực đặt tại tiêu cự của một tấm phản xạ dạng parabol. Anten parabol có độ
định hướng cao, băng thông làm việc lớn.

10
Hình 2.4 Anten chảo parabol.

2.1.3.4 Anten mạch vi dải

Anten PCB (mạch in) được gọi là anten mạch vi dải vì nó có kích thước rất
nhỏ. Về cấu tạo mỗi phần tử anten mạch dải gồm các phần chính là phiến kim loại,
lớp đế điện môi, màn chắn (hình 2.5).

Hình 2.5 Anten patch anten vi dải mạch in FR4.

11
2.2 CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA ANTEN
2.2.1 Đồ thị bức xạ (Radiation pattern)

Đồ thị bức xạ được dùng để biểu diễn các đặc tính bức xạ của anten. Là một
biểu thức toán học hoặc một đồ thị trong hệ trục tọa độ trong không gian. Thông
thường biểu diễn trong các các vùng trường xa (far field) trong các đại lượng như
sau: mật độ bức xạ, cường độ bức xạ, cường độ điện trường, hệ số định hướng…

Ví dụ: dạng đồ thị bức xạ các búp sóng (lobes).

Các thông số kèm theo:

- FNBW: Khổ trường First-Null.

- HFBW: khổ trường nữa công suất.

- Minor lobes: các búp sóng phụ.

- Side lobes: các búp sóng cạnh.

- Back lobe: búp sóng phía sau.

Hình 2.6 Búp sóng trong không gian 3D.

12
Hình 2.7 Các búp sóng được vẽ đồ thị vuông góc.

Trong đó:

- Minor lodes: các búp sóng phụ.

- Major lode: búp sóng chính.

- Side lobe: búp sóng cạnh.

- Back lobe: búp sóng phía sau

Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của điện trường hay từ trường dọc theo một bán
kính không đổi gọi là đồ thị biên độ trường. Không gian bao quanh một anten
thường được chia thành ba vùng: vùng cận trường (Reactive Near Field Region),
vùng bức xạ (Radiating Near Field Region), vùng viễn trường (Far Field Region).

Hình 2.8 Biểu diễn vùng cận trường và vùng viễn


trường.

13
Vùng cận trường có ảnh hưởng lớn của năng lượng dao động tạo ra từ anten
mang tính điện kháng, năng lượng sóng tỏa ra được giữ nguyên công suất và không
có năng lượng tiêu tán. Giới hạn của vùng này thể hiện ở công thức (2.1).

3 (2.1)
R1 = 0 .62 D
λ

Với R1 khoảng cách từ bề mặt anten.

D: kích thước lớn nhất (D max) của anten.

λ : là bước sóng tự do.

Đối với lưỡng cực rất ngắn và tương đương với phần tử bức xạ thì giới hạn
ngoài R < λ 2π .

Vùng bức xạ là vùng giữa vùng cận trường và vùng viễn trường. Những cảm
ứng của bức xạ yếu hơn, trường phân bố theo góc là một hàm của khoảng cách từ
2
anten. Đường biên ngoài cùng cho vùng này là: R2 = 2D λ với D > λ , tiêu chuNn

này dựa trên sự sai pha cực đại là π 8 . Vùng trường này có đồ thị trường là một
hàm của khoảng cách bán kính.

2.2.1.1 Anten toàn hướng (Omnidirectional)

Đây là loại anten có đồ thị bức xạ được định hướng theo mặt phẳng X cho
trước và không định hướng theo mặt phẳng Y, với X và Y là hai mặt phẳng vuông
góc với nhau. Đồ thị bức xạ của anten toàn hướng được biểu diễn ở hình 2.9.

Hình 2.9 Đồ thị bức xạ anten toàn hướng Omini – directional.

14
2.2.1.2 Anten định hướng (Directional)

Anten định hướng là loại anten có hiệu suất bức xạ (hoặc thu) sóng điện từ
theo một vài hướng nhất định cao hơn các hướng khác.

Hình 2.10 Đồ thị bức xạ anten Yagi định hướng.

2.2.1.3 Búp sóng (lobe)

Búp sóng của trường bức xạ thường được phân loại như sau: búp sóng chính
(main lobe), búp sóng phụ (minor lobe), búp sóng cạnh (side lobe), búp sóng phía
sau (back lobe). Búp sóng được biểu diễn ở hình 2.11.

Hình 2.11 Ảnh búp sóng 3D (lobe).

15
Búp sóng chính: đây là búp sóng bức xạ chứa đựng phương hướng sự bức xạ
cực đại.

Búp sóng phụ: toàn bộ những búp sóng khác sau búp sóng chính được gọi là
búp sóng phụ. Những búp sóng này đại diện cho những hướng bức xạ không tương
thích. Tầng của búp sóng phụ được miêu tả là tỷ lệ của mật độ công suất thùy, vành
của búp sóng chính. Tỷ lệ này được gọi như tầng của búp sóng bên.

Búp sóng sau: ngược hướng 1800 với búp sóng chính.

Búp sóng bên: đây là những búp sóng phụ kề bên tới búp sóng chính và tách ra
gần nhiều null. Những búp bên nói chung là lớn nhất trong số những búp sóng phụ.

Trong hệ thống không dây, việc xuất hiện nhiều búp sóng phụ là điều không
mong muốn. Do đó, thiết kế anten tốt cần tối giảm các búp sóng phụ.

2.2.2 Khổ trường (Beam width)

Khổ trường nửa công suất (Half – Power Beamwidth) trường tạo bởi hai tia
xuất phát từ nguồn và đi qua các điểm thuộc búp sóng chính mà tại đó cường độ
bức xạ bằng 50 % giá trị của nó. Khổ trường tạo bởi hai tia xuất phát từ nguồn và
tiếp tuyến với búp sóng chính tại nguồn điểm bức xạ được gọi là khổ trường First
Null (First – Null Beamwidth).Thông thường người ta có thể coi xấp xỉ
FNBW ≈ 2 HPBW .

Hình 2.12 Khổ trường (beam width).

16
2.2.3 Cường độ bức xạ (Radiation Intensity)

Cường độ bức xạ của anten theo một hướng cho trước là tỷ số giữa công suất
bức xạ trên một đơn vị góc khối theo hướng đó.

Một steradian (Sr) là một góc khối có đỉnh P tại tâm của một khối cầu bán kính
r và tạo bởi một mặt cầu A có diện tích bằng diện tích của một hình vuông cạnh r.
Một khối cầu kín tương đương với 4π steradians.
S
Ω= (2.2)
r2 Steradians
Chúng ta có diện tích vi cấp dS của một mặt cầu bán kính r (trong hệ tọa độ
cầu) được xác định bởi:

dS = r 2 sin θdθdφ (m2) (2.3)


(sr)
Do đó, dΩ = sin θdθdφ (2.4)

Cường độ bức xạ U:
dPbx (2.5)
U= (W/sr)
dΩ

Cường độ bức xạ U và mật độ công suất bức xạ P (biên độ của vector Poynting
ở viễn trường) liên hệ nhau bởi hệ thức:
dPbx (2.6)
P= (W/m2)
dS
(2.7)
U = r2P
Do mật độ công suất P của sóng ở viễn trường tỷ lệ với 1/r2 (r là khoảng cách
giữa nguồn và điểm khảo sát), cường độ bức xạ U chỉ phụ thuộc vào hướng (θ , φ ) ,
→ →
không phụ thuộc vào r. Biên độ của vector E & Hở miền viễn trường liên hệ với
nhau bởi công thức:

→ → (2.8)
E =η H

17
Do đó, chúng ta có mật độ công suất P là số thực và được xác định theo các
→ →
vector E & H như sau:

→ 2
2 E
1 → 1 (2.9)
P= ηH =
2 2 η

Pbx
P(r,θ ,φ ) = (2.10)
4πr 2

Pbx
U (θ , φ ) = r 2 P = = const (2.11)

2.2.4 Độ định hướng (Directivity)

2.2.4.1 Định nghĩa

Độ định hướng của anten theo một hướng cho trước là tỷ số giữa cường độ bức
xạ theo hướng này và cường độ bức xạ trung bình theo mọi hướng (nếu không đề
cập đến một hướng cụ thể nào thì chúng ta ngầm hiểu là hướng có biên độ bức xạ
cực đại).

Cường độ bức xạ trung bình theo mọi hướng bằng tổng công suất bức xạ của
anten chia cho 4π .

U (θ , φ ) U (θ , φ ) (2.12)
D (θ , φ ) = = 4π
U av Pbx
U
Và Dmax = D0 = 4π max (2.13)
Pbx
Trong đó:

D: là độ định hướng.

D0: là độ định hướng cực đại.

U: là cường độ bức xạ (W/sr).

18
Umax : là cường độ bức xạ cực đại (W/sr).

Pbx: là tổng công suất bức xạ (W).

2.2.4.2 Công thức gần đúng

Thông thường quá trình tính toán D0 rất phức tạp và thường không xác định
được dạng công thức giải tích đầy đủ. Người ta thường sử dụng hai công thức gần
đúng sau để tính D0.

Công thức Kraus:

Ω A = Θ1Θ 2 (2.14)
41000
D0 ≈ 0 0 (2.15)
Θ1 Θ 2
Với Θ10 , Θ 02 : tính theo độ, Θ1 , Θ 2 tính theo radian.

Ω A : góc khối qua đó tất cả công suất của anten được truyền qua. Nếu cường

độ bức xạ U = const và bằng với cường độ bức xạ cực đại Umax với mọi góc trong

góc khối, chúng ta có: Ω A = 4π (2.16)


D0

Theo công thức Kraus Ω A xấp xỉ bằng tích của hai khổ trường nửa công suất
trong hai mặt phẳng vuông góc. Các công thức Kraus được áp dụng đối với anten có
búp sóng chính hẹp và các búp sóng phụ có biên độ không đáng kể.

Công thức Tai và Pereira:


32 ln 2
D0 = (2.17)
Θ 12 + Θ 22
Θ12 + Θ 22 : tính theo radian.

2.2.5 Độ lợi (Gain)

Độ lợi của anten (Gain) là tỷ số giữa cường độ bức xạ U theo một hướng cho
trước và cường độ bức xạ thu được nếu đưa vào anten được bức xạ đúng hướng
(Isotropic).
U (θ , φ )
G (θ , φ ) = 4π
Pin (2.18)

19
Nếu anten không tổn hao, Pin = Pbx, thì G (θ , φ ) = D(θ , φ ) .

Do các tổn hao tồn tại ở các khâu phối hợp trở kháng dây truyền sóng anten,
tổn hao đường truyền và tổn hao trên anten (do điện môi, sai phân cực), công suất
bức xạ của anten luôn nhỏ hơn công suất nhận được từ nguồn (nếu anten không có

các mạch khuếch đại tích cực): Pbx ≤ Pin .

Theo tiêu chuNn của IEEE, quá trình tính toán độ lợi của anten chỉ xét đến các
tổn hao về điện môi và điện dẫn của anten.

Hiệu suất bức xạ e được định nghĩa là:


Pbx (2.19)
e= e ≤1
Pin
⇒ G (θ , φ ) = eD (θ , φ ) (2.20)

2.2.6 Hiệu suất anten (Antenna Efficiency)

Hiệu suất tổng của anten et được sử dụng để đánh giá tổn hao trên anten:

et = e p er et (2.21)

Trong đó:

er: hiệu suất do phản xạ (do không có phối hợp trở kháng anten – dây
truyền sóng).

ep: hiệu suất phân cực anten.


2
er = 1 − Γ (2.22)

Z − Zc : hệ số phản xạ.
Γ = in
Z in + Z c

Zin : trở kháng vào của anten.

Zc : trở kháng đặc tính của dây truyền sóng.

20
Nếu không có tổn hao trong việc phân cực anten, hiệu suất tổng được xác định
bởi:

(
et = e 1 − Γ
2
) (2.23)

2.2.7 Dải thông của anten (FBW – Frequency bandwidth)

Dải thông của anten là khoảng tần số ở đó các đặc tính của anten thỏa mãn các
tiêu chuNn đặt ra.

Đối với anten băng rộng, dải thông của anten được biểu diễn bởi công thức:
f max (2.24)
FBW =
f min
Đối với anten băng hẹp, dải thông FBW của anten được xác định như sau:

f max − f min (2.25)


FBW = 100 %
f0

Thông thường, f 0 = ( f max − f min ) 2 hoặc f 0 = f max f min

2.2.8 Trở kháng vào (Input Impedence)

(2.26)
Z A = R A + jX A
Với RA: điện trở của anten.

XA: cảm kháng (dung kháng) của anten.

Tổng quát điện trở của anten gồm hai phần:

R A = Rr + Rl (2.27)

Rr: Điện trở bức xạ.

Rl: Điện trở tổn hao (loss).

2.2.8.1 Điện trở bức xạ

Nếu I là dòng điện chạy trên anten thì điện trở bức xạ được xác định bởi công
thức: 2 Pbx (Ohm)
Rr = 2
I (2.28)

21
2.2.8.2 Hiệu suất bức xạ và tổn hao của anten

Hiệu suất bức xạ có thể được viết lại như sau:

Rr (2.29)
e=
Rr + Rl

Điện trở dc:

1 l (2.30)
Rdc =
σ A
σ : là độ điện dẫn (S/m).

l: chiều dài dây dẫn (m).

A: tiết diện dây dẫn.

Điện trở bề mặt: ở tần số cao, dòng điện chỉ tập trung chạy ở ngoài vật dẫn.
Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng da (skin effect). Điện trở da RS được xác định
bởi công thức sau:
πfµ (2.31)
RS =
σ

σ : là độ điện dẫn (S/m).


f : là tần số dòng điện (Hz).

µ : là độ từ thNm (H/m).

Nếu một dây dẫn có chiều dài l và chu vi p, điện trở bề mặt nó được tính như
sau:
l
Rhf = RS (2.32)
p

22
2.2.9 Công thức chuyển đổi qua lại giữa Return loss S11 và VSWR:

Tính toán VSWR:

(2.33)

Có Z tải L để nguồn Z 0 có công thức sau:


= (Z L -Z 0) / (Z L + Z 0) (2.34)
Độ lớn của hệ số phản xạ được cho bởi:
(2.35)
= mag( )
Đối với trường hợp Z L là một số thực,
(2.36)
= Abs ((Z L -Z 0) / (Z L + Z 0))
Lưu ý rằng "abs" có nghĩa là "giá trị tuyệt đối" ở đây. VSWR có thể được tính từ
công thức: (2.37)
VSWR = (1 + ) / (1 - )
Bảng tính toán chuyển đổi qua lại Return loss và VSWR như sau:

Hình 2.13 Thông số chuyển đổi qua lại Return loss vs VSWR.

23
2.3 THIẾT KẾ ANTEN YAGI CỔ ĐIỂN
2.3.1 Tìm hiểu về anten yagi

Anten yagi định hướng (directional) có hướng phát sóng rất hẹp, thiết bị thu
sóng cần nằm chính xác trong phạm vi phát sóng hẹp này của anten định hướng mới
có thể thu được sóng phát từ anten. Đồ thị bức xạ tương tự như ánh sáng của đèn
pin, tức khi chúng ta chiếu sáng ở gần thì chùm sáng sẽ rộng còn khi chiếu sáng vật
ở xa thì chùm sóng rất nhỏ, như là một tia sáng.

Độ lợi anten càng cao thì búp sóng càng hẹp, giới hạn khu vực phủ sóng của
anten. Anten định hướng có độ lợi lớn hơn anten đẳng hướng, từ 12dBi hoặc cao
hơn. Việc thay đổi độ lợi chính là tạo ra các anten khác nhau, mục đích là tạo ra các
búp sóng với góc phát khác nhau, góc phát theo chiều dọc (vertical beamwidth) hay
chiều ngang (horizontal beamwidth) càng nhỏ thì búp sóng càng hội tụ và cự ly phát
sẽ xa ... Các loại anten định hướng này thường có góc phát theo chiều ngang khoảng
10 - 120 độ nên có độ lợi lớn hơn như 18 dBi, 21dBi...

Anten định hướng có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, điển hình có các
loại anten: Yagi, Patch, Backfire, Dish... Các loại anten định hướng này rất lý tưởng
cho khoảng cách xa, kết nối không dây điểm-điểm.

2.3.2 Tính toán số liệu anten bằng chương trình yagi calculator soft

Tính toán các thông số cơ bản của anten yagi như độ dài thanh boom, các chấn
tử, các thành phần phản xạ (Reflector), thành phần chủ động (Feeder – làm nhiệm
vụ thu tín hiệu), thành phần hướng xạ (Director)... bằng phần mềm tính toán thông
số kỹ thuật thiết kế anten yagi cổ điển là: Yagi Calculator soft.

Ví dụ: thiết kế anten Yagi cổ điển dùng trong kỹ thuật không dây tần số 2.4
Ghz với độ lợi 12dB, số chấn tử là 12 chấn tử thì đưa vào bảng tính các thông số kỹ
thuật như sau: tần số Frequency in MHz: 2437 MHz, diameter of dipole mm (đường
kính lưỡng cực) chọn 3 mm, dipole gap at feed point mm (hỡ tại điểm lưỡng cực)
chọn 3 mm, number of directors (số chấn tử) chọn 12 chấn tử, cross-section of

24
boom mm (đường kính thanh boom) chọn 10 mm, boom type (kiểu thanh boom)
chọn kiểu vuông hoặc tròn (square section or round section);

Hình 2.14 Đưa các thông số vào phần mềm Yagi để lấ y số liệu.

Construction of directors/reflector (hình dạng cấu trúc của chấn tử) chọn round
(tròn), vuông (square); diameter of element(mm) đường kính phần tử chấn tử là
3mm;Construction of dipole (cấu trúc lưỡng cực) chọn square (vuông), diameter of
element(mm) đường kính lưỡng cực chọn 3 mm. Cho kết quả chọn calculate (enter).
Chương trình sẽ cho kết quả tính toán qua phần mềm Yagi Calculator như hình 2.15.

Sau khi nhận được kết quả mô phỏng tính toán, ta được các thông số cụ thể
để tạo một anten yagi cổ điển dùng cho tần số 2437 MHz và độ lợi tương đương
thực tế là 12 dB.

2.3.3 Chi tiết phối hợp trở kháng

- Sử dụng loại cable RG – 8 (50 Ohm), hoặc RG – 174 . Nhưng nếu chúng ta
không phối hợp trở kháng thì trở kháng của anten lên đến 200 Ohm – 300 Ohm.

25
Muốn cho đúng chuNn của sợi cable RG – 8 (50 Ohm) thì buộc chúng ta phải phối
hợp trở kháng tại capble.

Hình 2.15 Số liệu đã được phần mềm tính toán, đưa ra thông số cụ thể.

Với công thức tính như sau:

15000 × Fv
L(cm) = (2.38)
F

Trong đó :

Fv: Tốc độ đường truyền cáp xoắn đồng trục Fv.

F : tần số (Mhz).

Chiều dài cáp

Hình 2.16 Loạ i cable RG - 58, chiều dài 4mm.

26
- Sử dụng sợi cable RG – 58 với tốc độ đường truyền của sợi cable là: Fv =
0,66. Tần số sóng theo yêu cầu đặt ra cho anten là F = 2.4 Ghz. Ta sẽ được kết quả
chiều dài của sợi cable phối hợp trở kháng 50 Ohm như sau:

15000 × Fv 15000× 0,66


L(cm) = = ≈ 4,06 cm.
F 2437

Hình 2.17 Phối hợp trở kháng 50 Ohm.

Sau khi thiết kế được hình ảnh anten hoàn chỉnh theo yêu cầu về thông số kỹ
thuật và độ lợi anten là 12 dB như hình vẽ:

Hình 2.18 Anten Yagi cổ đ iển – tần số 2.4 Ghz – độ lợi 12 dB.

27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ANTEN YAGI CẢI TIẾN

3.1 NỘI DUNG


3.1.1 Thiết kế

Từ thiết kế của anten Yagi cổ điển, chúng ta phát triển đề tài luận văn thành
anten Yagi cải tiến. Dựa trên mô hình thiết kế của anten Yagi định hướng D-Link
ANT24-1201 với độ lợi 12 dBi, 9 chấn tử định hướng của hãng D-Link. Lấy ý
tưởng anten này làm cơ sở và nền tảng nghiên cứu thiết kế, tiến hành mô phỏng thử
nghiệm trên phần mềm thiết kế anten Ansoft HFSS và thực hiện thiết kế thực tế sản
phNm cho anten Yagi cải tiến. Nhằm mục đích: tạo ra sản phNm anten Yagi cải tiến
với độ lợi gần tương đương với anten Dlink-ANT24-1201, sử dụng tốt với tần số
cộng hưởng 2.4 GHz trong mạng không dây Wifi và giá thành rẻ hơn, sử dụng tốt
trong môi trường indoor và outdoor (trong nhà và ngoài trời).

3.1.1.1 Mô hình thực tế của Anten Dlink-ANT24-1201

- Anten Yagi định hướng D-Link ANT24-1201 độ lợi 12dBi, với 9 chấn tử
định hướng của hãng D-Link. Sử dụng ở trong nhà và ngoài trời, rất phù hợp cho
việc sử dụng tốt cho mạng không dây wifi. Hoạt động tốt trong dải tần số 2.4GHz ~
2.5 Ghz. Có thể phát – thu ở phạm vi từ 100m - 500m.

Hình 3.1 D-Link ANT24-1201 12dBi Directional Yagi Antenna.

28
- Sản phNm được sản xuất tại cty D-Link India Ltd năm 2007, giá thị trường
trên trang website mua bán – rao vặt trực tuyến của Ebay Châu Âu (website:
http://shop.ebay.co.uk/?_from=R40&_trksid=m570&_nkw=dlink+ant24+1201 )
khoảng 71 euro ~ 1.800.000 VNĐ (Một triệu tám trăm ngàn vnđ – chưa bao
gồm thuế GTGT).

- Thông số cụ thể của anten Dlink-ANT24-1201:

Hình 3.2 Thông số kỹ thuậ t anten Dlink-Ant 1201.

Các chi tiết thiết kế của anten Dlink tại trang website:
http://www.digdice.com/Dlink-ANT24-1201-yagi-wifi-antenna/. Hoặc trang
website:http://global.dlink.com.sg/site_pdtpdfs/ANT24-1201/ANT24-201_ds.pdf.

Kích thước chi tiết lý thuyết của anten Dlink-ANT24-1201 như : các lớp
mạch in, các phần tử hướng xạ (Director) tín hiệu, phần tử phản xạ (Reflector) và
thành phần chủ động (Feeder – làm nhiệm vụ thu tín hiệu) và thành phần chấn tử
định hướng.

29
Hình 3.3 Thông số chi tiết thiết kế anten Dlink – Ant24 – 1201.

Mô hình thiết kế của hãng Dlink – Ant24-1201 được cắt 3D như sau:

Hình 3.4 Mô hình thiết kế của hãng Dlink – Ant24 – 1201.

30
3.1.1.2 Anten Yagi cải tiến từ Anten Dlink-ANT24-1201

- Sau khi nghiên cứu và phát triển từ anten yagi cổ điển. Chọn phương pháp
nghiên cứu mô phỏng từ anten Dlink – ANT24 – 1201 của hãng Dlink, chọn lọc và
tối ưu các phần tử hướng xạ (Director) tín hiệu, phần tử phản xạ (Reflector) và
thành phần chủ động (Feeder – làm nhiệm vụ thu tín hiệu)... Xây dựng mô hình
anten yagi cải tiến được mô phỏng trên phần mềm Ansoft HFSS. Như hình vẽ:

Hình 3.5 Anten yagi cải tiến mô phỏng bằng Ansoft HFSS.

- Mô hình sau khi thiết kế thực tế với cấu trúc bên trong như sau:

Hình 3.6 Mô hình thực tế anten yagi cải tiến mặt bên trong.

31
- Hình dạng của anten các phần tử phủ sóng, tín hiệu, phản xạ, phần tử tích cực
và phần tử định hướng được tiến hành mô phỏng trên phần mềm Ansoft HFSS để
tối ưu các phần tử trên nhằm đạt mục đích phối hợp trở kháng 50 Ohm Các phần tử
hướng xạ (Director) tín hiệu, phần tử phản xạ (Reflector) và thành phần chủ động
(Feeder – làm nhiệm vụ thu tín hiệu) là một lớp đồng mỏng nằm trên substrate có
hằng số điện môi là 4.4 (mạch in Kingboard FR4) và độ dày là 1.6 mm. Dùng đầu
nối BNC trở kháng 50 Ohm và dây RG58 để kết nối anten (hoặc SMA/F) với thiết
bị khi sử dụng.

Hình 3.7 Các đầu nố i connector SMA trên thị trường.

3.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế

Việc thiết kế hoàn toàn dựa vào các thông số chi tiết của hãng Dlink. Tuy
nhiên, khi tiến hành mô phỏng và làm thực tế đều không cho kết quả tốt như trong
lý thuyết đưa ra. Hầu hết đều không đạt về tính chính xác về độ lợi cũng như băng
thông. Do vậy, chúng ta cần phải tiến hành thay đổi trong mô phỏng bằng cách thay
đổi các thông số kỹ thuật của anten, kích thước các phần tử hướng xạ (Director) tín
hiệu, phần tử phản xạ (Reflector), thành phần chủ động và thành phần chấn tử định

32
hướng... để được tần số cộng hưởng mong muốn là 2.4Ghz ~ 2.5Ghz sử dụng trong
công nghệ phát –thu sóng wifi không dây.

Tìm hiểu rõ các khái niệm sau : đồ thị bức xạ của anten, độ lợi, độ định hướng,
trở kháng vào, return loss... Trong đó quan trọng nhất là: return loss (S11), độ lợi
(Gain) và tỷ số sóng đứng (VSWR).

Độ định hướng của anten mô tả cường độ bức xạ của anten theo một hướng
nhất định tương ứng với mật độ trung bình. Hay nói cách khác nó cho biết mật độ
công suất bức xạ tương ứng với công suất bức xạ được phân tán một cách đồng
dạng.

Độ lợi anten cũng là yếu tố quyết định của anten. Đơn vị dùng để biểu diễn độ
lợi là dBi (tính theo dB của anten đẳng hướng) hay dBd (độ lợi dB của anten half-
wave dipole). Để chuyển đổi giữa hai đơn vị này ta chỉ cần cộng thêm 2.2 dB để có
được độ lợi dBi.

VSWR xuất hiện khi trở kháng không tương thích giữa các thiết bị trong mạch
RF. VSWR bị gây ra bởi một bộ tạo tín hiệu RF bị phản xạ tại điểm trở kháng
không tương thích trên đường truyền tín hiệu. Nếu trở kháng của các thiết bị đầu
cuối không phối hợp được với nhau thì tổng số tối đa công suất được truyền sẽ
không nhận được bởi anten.

Giải pháp nghiên cứu VSWR đạt kết quả tốt, chúng ta cần đảm bảo về thiết bị
sử dụng là các loại cable, các đầu nối có trở kháng tương thích với nhau và càng gần
nhau càng tốt (tạo phối h ợp trở kháng trong wlan là 50 Ohm trở kháng vào).

3.1.1.4 Thiết kế anten Yagi cải tiến bằng phần mềm Ansoft

Ngày nay có nhiều phần mềm để thiết kế và mô phỏng các cấu trúc của anten
như: Ansoft HFSS, ADS, IE3D,... trong nghiên cứu và thiết kế anten, chúng ta sử
dụng phần mềm Ansoft HFSS để tiến hành khảo sát vẽ mô phỏng anten và đưa ra
giải pháp tối ưu hóa anten sao cho đạt kết quả tốt nhất như mong muốn. Đồng thời

33
do phần mềm Ansoft HFSS là chương trình thiết kế mô phỏng anten trình vẽ 2D và
3D rất trực quang, dễ sử dụng và cho kết quả tốt nhất.

Để sử dụng tốt phần mềm Ansoft , chúng ta cần hiểu rõ các vấn đề như:
boundaries, excitations, mesh operations, analysis và results. Điều kiện boundaries
quy định về giới hạn bức xạ của chất điện môi. Excitations trong HFSS dùng để chỉ
rõ những trường điện từ và nạp điện, những dòng điện hoặc điện thế trên vật thể
hoặc mặt thiết kế. Cách thiết kế đặt port trong mô phỏng rất quan trọng vì port là
nơi để tiếp nhận hay giải phóng tín hiệu. Mesh operation tạo khung lưới lọc trong
mô phỏng với bằng λ /10.

Trong quá trình tiến hành mô phỏng, chúng ta thấy một số thông số không ảnh
hưởng lớn đến kết quả, vì vậy chúng ta cần chọn những thông số quan trọng để thay
đổi cho phù hợp. Để tiết kiệm thời gian và công sức chúng ta nên khảo sát sơ lược
trước bằng cách chọn analysis với bước tần số thưa (0.5GHz hay 1GHz) để thời
gian mô phỏng ngắn.

Sau đây là một số ảnh hưởng khi tiến hành thiết kế cần lưu ý:

Thứ nhất, kích thước tấm mạch in rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tần số
cộng hưởng. Khi kích thước của tấm mạch in tăng chiều dài hoặc chiều rộng thì tần
số cộng hưởng có xu hướng giảm xuống. Kích thước của chấn tử định hướng thì
ảnh hưởng nhiều đến độ lợi của anten.

Thứ hai, độ dày và hằng số điện môi của cần phải biết chính xác vì nó ảnh
hưởng đến tần số cộng hưởng, độ lợi và return loss của anten. Lớp substrate được
miêu tả bởi một hình hộp chữ nhật với độ dày là chiều cao của hình hộp đó. Trong
lớp này chúng ta cần chọn đúng loại nguyên liệu, đúng hằng số điện môi và độ dày
để tiến hành mô phỏng. Tuy nhiên, khi chúng ta tiến hành làm thực tế thì sẽ có sự
sai lệch về hằng số điện môi của tấm mạch in FR4.

Thứ ba, vấn đề về cách đặt port. Port là một mặt mà tín hiệu đi vào và thoát ra
tại đó. Có hai cách đặt port đó là: đặt port “ngang” và đặt port “đứng”. Đặt port
“ngang” được miêu tả là một mặt phẳng vuông góc với tấm patch với kích thước

34
phù hợp với các đường phối hợp trở kháng. Đặt port “đứng” thì chúng ta cần tạo
một hình trụ xuyên qua lớp substrate và chọn mặt tiếp xúc với tấm mạch in làm port
“đứng”.

Chọn lựa phương pháp thiết kế mô phỏng bằng phần mềm Ansoft. Thiết kế
anten Yagi cải tiến được cấu tạo 2 thành phần chính gồm phần tử chấn tử định
hướng bằng chất liệu nhôm và bảng mạch in FR4 (sợi thủ y tinh) hai lớp đồng , độ
dày 1.6 mm. FR4 PCB được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật thiết kế mạch in cho
anten. Lớp mạch in thứ nhất gồm thành phần hướng xạ (Director) tín hiệu, lớp thứ
hai gồm phần tử phản xạ (Reflector) và thành phần chủ động (Feeder – làm nhiệm
vụ thu tín hiệu).

Lớp mạch in thứ nhất gồm phần tử tín hiệu (signal) được tính toán phối hợp
trở kháng 50 Ohm và chọn nguyên liệu là lớp đồng (copper). Chiều dài 8.6 cm,
chiều rộng 5cm, dày 1.6 mm. Substrate là bản mạch in FR4 với các thông số cơ bản
như: hằng số điện môi là 4.4, độ dày là 1.6 mm. Kích thước chi tiết và các đường
phối hợp trở kháng ở hình 3.8:

Hình 3.8 Lớp mặt in thứ nhất

Lớp thứ hai gồm phần tử phản xạ (Reflector) và thành phần chủ động (Feeder
– làm nhiệm vụ thu tín hiệu). Chiều dài mạch in 8.6 cm, rộng 5 cm. Substrate là bản
mạch in FR4 với các thông số cơ bản như: hằng số điện môi là 4.4, độ dày là 1.6
mm. Như hình vẽ 3.9:

35
Hình 3.9 Lớp mạch in thứ hai.

Thành phần chấn tử định hướng có kích thước như sau: thanh boom nhôm dài
15 cm, các thanh chấn tử bằng nhôm có đường kính 2.5 mm ~ 3 mm, mỗi chấn tử
dài 5 cm. Như hình vẽ 3.10:

Hình 3.10 Kích th ước thanh boom, phần tử chấn tử định hướng.

3.1.2 Tiến hành mô phỏng

- Mở trình mô phỏng Ansoft HFSS và chọn File/New để tạo Project mới.

Hình 3.11 Project mới được tạo.

36
- Chọn đơn vị: Modeler/ Units: centimet (cm).

- + Vẽ lớp Substrate: Draw/ Box hay sử dụng trên công cụ

- Tiến hành vẽ tấm mạch in FR4 với các thông số như sau:

Hình 3.12 Vẽ hộp mach_in_1 với các thông số.

Hình 3.13 Vẽ hộp mach_in_2 với các thông số.

- Kết hợp 2 hộp mạch in 1 và mạch in 2 thành khối hoàn chỉnh. Với các
bước như hình vẽ 3.14.

- Chọn chất liệu là FR4 và hằng số điện môi 4.4 như hình 3.15.

- Tiến hành vẽ có kích thước của GND và Signal. Dùng thanh công cụ line để
vẽ các đường lại với các thông số trong bảng vẽ.

- Vẽ theo kích thước chi tiết cho mạch in lớp thứ nhất như hình vẽ 3.16.

37
Hình 3.14 Kết hợp mach_in_1 và mạ ch in 2.

Hình 3.15 chọn chất liệu là FR4 – hằng số đ iện môi 4.4.

Hình 3.16 Thông số chi tiết mặt lớp thứ nhất.

38
Hình 3.17 vẽ line 2D – Signal mặt in lớp thứ nhất.

- Sau khi vẽ line 2D xong. Ta tiến hành nhóm các line này lại
Edit/surface/cover lines các liên kết line lại với nhau.

- Vẽ theo các thông số mặt in lớp thứ hai như sau:

Hình 3.18 Thông số chi tiết mặ t lớp thứ hai.

- Rồi tiến hành cover lines các đường liên kết thành một khối GND như trên.

- Vẽ chi tiết thanh boom nhôm và các chấn tử.

- Sử dụng bảng thanh công cụ thiết kế các thanh boom và các thanh chấn tử

dùng thanh công cụ Box

39
và hình trụ để vẽ 3D như hình 3.20.

Hình 3.19 Vẽ line 2D – GND cho mặt in lớp thứ hai.

Hình 3.20 Thiết kế thanh boom và các chấn tử.

40
Hình 3.21 Thông số chi tiết kích thước thanh boom và các chấn tử.

- Sau khi hoàn thành chọn vật liệu cho thanh boom và các chấn tử là nhôm
(aluminium).

Hình 3.22 Ch ọn vật liệu cho thanh boom và các chấn tử là Aluminium (nhôm).

Vẽ port ta cũng dùng Draw Rectangle trên thanh công cụ và đặt nó nằm
trên mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng chứa anten. Port được đặt ngay tại vị trí
cấp nguồn cho anten từ vị trí mặt Gound plane đi lên .

Hình 3.23 Vẽ port cho anten, chọn port ngang là wave-port.

41
Để quy định cho port, ta chọn HFSS>Excitations>Assign>wave port, cửa sổ
hiện ra như hình 3.24 ta thiết lập các thông số cho port.

Hình 3.24 Thực hiện cách đặ t port – wave port.

Ta tiếp tục chọn next và chọn New line sau đó vẽ mũi tên đi từ gối tọa độ lên
mép trên của port và chọn điện trở ngõ vào là 50 ohm và cuối cùng là chọn Ok để
hoàn thành, ta được kết quả như hình bên dưới.

Hình 3.25 Thiết lập port hoàn ch ỉnh.

+ Để chọn chất liệu vùng bao quanh (Finite conductivity boundary) cho các
phần tử hướng xạ (Director) tín hiệu, phần tử phản xạ (Reflector), thành phần chủ
động, ta làm như sau: ta click chọn phần cần chọn chất liệu và chọn

42
HFSS>Boundaries> Assign> Finite Conductivity, cửa sổ hiện ra ta check vào ô Use
Material và chọn chất liệu là đồng (copper ).

Hình 3.26 Chọn chất liệu cooper (đồng) cho 2 lớp mạ ch in.

Còn thành phầnchất liệu vùng bao quanh (Finite conductivity boundary) cho
thanh boom và các chấn tử thì chọn Use material là aluminium.

Hình 3.27 Chọn chấ t liệu aluminium (nhôm)


vùng bao cho thanh boom và các chất tử.

43
+ Để mô phỏng được anten ta phải tạo trường bức xạ cho anten. Để tạo trường
bức xạ ta phải vẽ một cái hộp bao trùm cả anten. Ta chọn chất liệu cho hộp này là
không khí (vacuum). Kích thướt hộp này có thể chọn như sau: từ mặt phẳng anten
tới bề mặt hộp khoảng λ / 4 đến λ / 2 và chiều dài bằng với chiều dài anten, ta
chọn bằng λ . Sau khi vẽ hộp xong ta click chọn hộp và chọn
HFSS>Boudaries>Assign>Radiation hoặc ta có thể R-click lên biểu tượng hộp và
chọn cho nhanh Boudaries Assign>Radiation.

Hình 3.28 Tạ o vùng bao phủ Radiation cho toàn anten yagi cả i tiến.

+ Bước tiếp theo là ta sẽ chia lưới cho trường bức xạ ( Mesh Operation ). Ta
chọn khối là trường bức xạ (cái hộp vừa vẽ), sau đó chọn HFSS>Mesh
Operations>Assign>On Selection>Length Based, cửa sổ Element Length Based
Refinement, check vào dòng Restrict Length of Elements để hạn chế độ dài của mắt
lưới. Ở khung Maximum Length of Element ta thường chọn bằng 1/10 giá trị của
tần số cộng hưởng mà ta cần thiết kế.

44
Hình 3.29 Tạ o mesh chia lưới cho trường bức xạ

+ Bước tiếp theo là ta thiết lập tần số hoạt động cho anten. Chọn
HFSS>Anaysis Setup>Add Solution Setup. Tại ô Solution Frequency ta chọn tần số
hoạt động của anten là 2.4 GHz.

Hình 3.30 Thiết lập thông số tần số 2.4 Ghz

45
Tiếp theo ta chọn HFSS>Analysis Setup> Add Frequency Sweep, chọn Fast ở
ô Sweep Type. Trong khung Frequency Setup, ô Start là 1.5 GHz và Stop là 3 GHz,
đây tần số đầu và tần số cuối để chương trình sẽ mô phỏng trong khoảng tần số này,
ô Step Size ta chọn là 0.05 GHz và cuối cùng chọn OK.

Hình 3.31 Thiết lập thông số tần số đầu và cuối cho vùng băng thông.

+ Thiết lập Radiation: HFSS>Radiation>Insert Far Field setup> Infinite


Sphere. Ta thiết lập các thông số như hình để hiển thị búp sóng dạng 3D, ta tiếp tục
tạo thêm một Radiation như hình để hiển thị búp sóng dạng 2D.

Hình 3.32 Thiết lập thông số cho mô phỏng plar 3D.

46
Hình 3.33 Thiết lập thông số cho mô phỏng plar 2D.

Sau khi thiết kế xong ta chọn HFSS>Validation chọn test run HFSS để kiểm
tra các thông số, nếu có sẽ báo lỗi, nếu thành công sẽ báo hoàn thành.

Hình 3.34 Thông báo hoàn thành test chương trình mô phỏng.

+ Tiến hành cho chương trình chạy phân tích analyze all để chạy kết quả
mô phỏng. Sau khi hoàn thành, máy tính sẽ thông báo chương trình mô phỏng hoàn
tất và cho kết quả.

47
Hình 3.35 Kết quả thông báo hoàn tất quá trình phân tích.

+ Khi mô phỏng hoàn thành ta tiến hành xem kết quả như sau:

- Để xem S11, VSWR ta vào HFSS>Results>Create Modal Solution Data


Report>Rectangular Plot hoặc click chuột phải lên chỗ Results nằm phía bên trái
giao diện và chọn Create Modal Solution Data Report>Rectangular Plot. Cửa sổ
Report, ở ô Categoty ta lần lượt chọn S parameter (S11), SVWR,... còn ở ô Funtion
ta chọn là dB đối với S11 và mag đối với SVWR. Sau đó nhấn New Report để xem
kết quả.

Hình 3.36 tạo trình xem kết quả của S11,VSWR, Port Z0...

- Để xem đồ thị bức xạ dạng 2D ta chọn HFSS>Create Far Field


Report>Radiation Pattern. Ô Geometry ta chọn 2D ( tên Radiation mà ta đã thiết lập
để xem dạng 2D), tại Catelogy ta chọn Gain, Funtion ta chọn dB. Sau đó ấn New
Report để xem kết quả xem hình 3.27.

- Để xem đồ thị bức xạ dạng 3D ta chọn HFSS>Create Far Field Report>3D


Polar Plot. Ô Geometry ta chọn 3D ( tên Radiation mà ta đã thiết lập để xem dạng

48
3D), tại Catelogy ta chọn Gain, Funtion ta chọn dB. Sau đó ấn New Report để xem
kết quả xem hình 3.28.

Hình 3.37 Xem kết quả mô phỏng Radiation pattern 2D.

Hình 3.38 Xem đồ thị bức xạ polar 3D.

3.1.3 Vấn đề về kết quả mô phỏng

Để một anten có thể hoạt động tốt thì kết quả mô phỏng phải thỏa những yêu
cầu như: return loss thấp < -10 dB;Tỷ số sóng đứng VSWR cũng phải thấp < 2 dB
và độ lợi cao. Ba điều kiện trên đủ để đánh giá hiệu quả của một anten.

Qua nhiều lần đo đạc bằng thiết bị chuyên dùng trên anten thực tế kết quả thu
được gần tương đồng với kết quả mô phỏng. Do có sự sai lệch trong quá trình thi
công và các thông số của chất liệu làm anten đã ảnh hưởng đến kết quả. Quá trình

49
mô phỏng cũng có thể có một số sai sót nhỏ cũng tác động đến kết quả mô phỏng
không hoàn toàn đúng với thực tế.

3.2 KẾT QUẢ

3.2.1 Theo lý thuyết

Kết quả được mô phỏng theo thông số lý thuyết được thiết kế ở mục 3.1 được biểu
diễn dưới đồ thị Return loss (S11) như sau:

Hình 3.39 Tỷ số tổn hao Return loss S11

Đạt tần số cộng hưởng là 2.4 Ghz ( < -10 dB) tốt trong lý thuyết.

Hình 3.40 Tỷ số sóng đứng VSWR

50
Đạt tần số cộng hưởng 2.4 Ghz (>2 dB) chưa đạt yêu cầu.

Hình 3.41 Radiation pattern

Búp sóng anten yagi định hướng còn rộng chưa được tối ưu.

Hình 3.42 Độ lợi 9.53 dB trong không gian 3D polar

Độ lợi anten đạt 9.53 dB, búp sóng anten còn rộng cần tối ưu để đạt độ lợi tối
đa cho anten định hướng.

51
3.2.2 Anten sau khi tối ưu

Thay đổi các thông số trên cả hai mạch in và thay đổi chi tiết các chấn tử sao
cho đạt kết quả tối ưu. Tiến hành như sau:

- Thông số thay đổi các chấn tử và thanh boom.

- Thông số thay đổi mạch in lớp thứ nhất.

- Thông số thay đổi mạch in lớp thứ hai.

Hình 3.43 Chi tiết thay đổi kích thước thanh boom và các chấn tử tố i ưu.

Hình 3.44 Chi tiết thay đổ i mặt in lớp thứ nhất.

52
Hình 3.45 Chi tiết thay đổi mặt in lớp th ứ hai.

Kết quả được tối ưu như sau:

Hình 3.46 Tỷ số tổn hao – return loss S11

53
Hình 3.47 Tỷ số sóng đứng (dB) – VSWR

Hình 3.48 Tỷ số sóng đứng – VSWR (Mag).

54
Hình 3.49 Radiation Pattern 2D polar.

Hình 3.50 Độ lợi không gian 3D polar.

So sánh kết quả tỷ số tổn hao thấp hơn so với thực tế, tỷ số sóng đứng còn
trên mức 2, và búp sóng phụ được cải thiện đáng kể, độ bao phủ búp sóng hẹp hơn
so với lý thuyết, cho nên độ lợi tăng 9.77 dB. Tần số cộng hưởng là 2.4 ~ 2.45 GHz.

55
3.2.3 Kết quả thực tế cần thay đổi các thông số của mô phỏng

3.2.3.1 Thay đổi độ dày của lớp substrate

Khi chúng ta thay đổi độ dày của lớp substrate so với thông số của nguyên liệu
làm anten thì ảnh hưởng đế return loss và không cộng hưởng được ở dải tần mong
muốn. Khi ta tăng độ dày của lớp substrate là 2mm so với thông số độ dày thực tế
(h=1.6 mm) của bản mạch in thì ta được kết quả ở các hình 3.51, hình 3.52 và hình
3.53.

Đồ thị của return loss (S11) theo dB (hình 3.51).

Hình 3.51 Tỷ số tổn hao giả m mạnh return loss S11.

56
Hình 3.52 Tỷ số sóng đứng <1.5, cộng hưởng 2.45 Ghz

Hình 3.53 Độ lợi không gian 3D polar thay đổ i rõ rệt 9.78 dB.

57
3.2.3.2 Thay đổi hằng số điện môi

Việc thay đổi hằng số điện môi cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của anten. Các
ảnh hưởng này được biểu hiện bởi các kết quả mô phỏng (hằng số điện môi 4) so
với kết quả (hằng số điện môi 4.4 của nguyên liệu thực tế).

Ảnh hưởng của việc thay đổi hằng số điện môi làm cho mô phỏng bị lệch tần
số cộng hưởng rất nhiều khi tăng hằng số điện môi thì tần số cộng hưởng giảm
xuống từ 3Ghz ( Khi hằng số điện môi ở 3.5) xuống 2.2 Ghz (khi hằng số điện môi
tăng 4.4 ~ 5.2).

Thay đổi VSWR trên 2 khi hằng số điện môi thay đổi từ 3.5 ~ 4.0. Và VSWR
giảm < 2 khi hằng số điện môi thay đổi từ 4~5. Làm ảnh hưởng đến tỷ số sống đứng,
kéo thôi thay đổi cộng hưởng tần số giảm, gây ảnh hưởng đến chất lượng phát – thu
của anten.

Độ lợi không thay đổi nhiều từ hằng số điện môi, luôn ở mức thay đổi 9.3 dB
~ 9.7 dB.

Hình 3.54 Hằ ng số điện môi ở 3.5 – tần số cộng hưởng ở 3 Ghz.

58
Hình 3.55 Hằng số đ iện môi ở 4.2 – tần số cộng hưởng 2.4 Ghz

Hình 3.56 Hằng số điện môi 4.8 – tần số cộng h ưởng 2.3 Ghz.

59
Hình 3.57 Hằng số đ iện môi 5.0 – tần số cộng hưởng 2.3 Ghz.

3.2.3.3 Thay đổi độ rộng của mặt phẳng đặt port

Để thấy được tầm quan trọng của vấn đề đặt port ta giảm đường kính của hình
chữ nhật. Khi port không được phối hợp trở kháng thì giá trị của return loss sẽ rất
cao (tổn hao nhiều). Tỷ số sóng đứng rất cao không thể dùng cho máy phát.

3.2.3.4 Thay đổi tần số cộng hưởng lên 2.5 Ghz – hằng số FR4 lên 5

- Việc thay đổi tần số cộng hưởng mong muốn và hằng số điện môi trong mô
phỏng là bước thực hiện để giải quyết sự cộng hưởng lệch tần số trong thực tế, cộng
hưởng mạnh ở tần số 2.2 Ghz, độ lợi 12 dB. Do vậy, việc thay đổi các thông số chi
tiết cho anten là quan trọng.

+ Giữ nguyên các chi tiết thông số của mạch in lớp thứ nhất và lớp thứ hai ở
hình 3.44 và 3.45.

+ Thay đổi vị trí các chấn tử và thanh boom.

60
Hình 3.58 Thông số thay đổi thanh boom và chấn tử.

- Kết quả mô phỏng ở tỷ số tổn hao giảm mạnh:

Hình 3.59 Tỷ số tổn hao return loss S11 giảm mạnh ở tần số 2.5 Ghz.

61
Hình 3.60 Tỷ số sóng đứng VSWR ở mức 2 dB

Hình 3.61 Radiation Pattern tần số cộng hưởng 2.5 Ghz.

62
Hình 3.61 Độ lợi đạ t 9.82 dB

3.2.4 Kết quả thu được trên anten thực tế

3.2.5 Dùng thiết bị đo chuyên dụng

Dùng máy đo tần số phân tích phổ E4407B ESA E-Spectrum Analyzer, 100
Hz đến 26.5 GHz để phân tích và xem kết quả cộng hưởng của anten.

Kết quả anten yagi lý thuyết tần số cộng hưởng 2.4 Ghz, độ lợi 9.53 dB theo
mô phỏng. Tuy nhiên, khi tiến hành làm thực tế thì có sự thay đổi dịch tần số cộng
hưởng không mong muốn là 2.2 Ghz đạt độ lợi cao nhất là 12 dB.

Hình 3.62 Tần số cộng hưởng đạt cực đại 12 dB tại 2.2 Ghz.

63
Do vậy, khi tiến hành mô phỏng cần phải thay đổi các thông số kỹ thuật sao
cho tần số cộng hưởng dịch tần số không mong muốn đạt giá trị tốt nhất tại 2.4 Ghz.

Giải pháp là tối ưu hóa toàn bộ thành phần để đạt tần số cộng hưởng 2.4 Ghz
ta thực hiện các bước thay đổi như sau:

+ Thay đổi hằng số điện môi lên 5.0 để cho nó đạt vị trí cộng hưởng 2.3 Ghz.
Sau đó, thay đổi các thông số của anten sao cho cộng hưởng tần số ở vị trí 2.5Ghz,
để khi thiết kế thực tế dịch tần số xuống cộng hưởng tốt nhất ở vị trí 2.4 ~2.45 Ghz.

Hình 3.63 ph ổ của tần số cộng hưởng 2.4 Ghz – đạt 9 dB.

Độ lợi khoảng 9 dB chưa đạt yêu cầu, nguyên nhân là sự phối hợp trở kháng
vào của mạch in với thanh boom chưa khít lại theo thông số chuNn, tức có sự lệch
thước đo trong khi khoan các chấn tử, hoặc do nhiều nguyên nhân trật vài milimet
cũng ảnh hưởng đến độ lợi của anten.

Sau khi thay đổi, điều chỉnh lại các thông số của mạch in và thanh boom. Ta
kiểm tra lại kết quả tối ưu như sau:

64
Hình 3.64 phổ của dãi tần cộng hưởng 2.4Ghz – đạt độ lợi tố i đa 10 dB.

Kết quả được kiểm tra thông qua việc phân tích phổ của tần số cộng hưởng.
Để đạt được độ lợi cao. Ta cần chú ý độ lệch về hằng số điện môi của mạch in FR4,
các thanh boom khi khoang các chấn tử bị lệch và chất liệu cũng ảnh hưởng đến kết
quả tối ưu của anten.

Sau đây là hình ảnh đo trực tiếp từ máy Site Analyzer made in USA, để phân
tích tỷ số tổn hao đường truyền trên dây anten, tỷ số sóng đứng v.v…

Hình 3.65 Máy phân tích Site Analyzer – made in USA.

65
Từ kết quả đo đạc trên máy Site Analyzer – made in USA ta thu được kết
quả trên tỷ số sóng đứng đo được là 1.5 < 2. Như vậy, anten đã đạt được kết quả
gần tốt hơn trong mô phỏng. Được biểu diễn như hình 3.66 như sau:

Hình 3.66 Kết quả anten Yagi cải tiến đo đạ c VSWR – 1.5 trong 2.4 Ghz.

3.2.6 Hình ảnh thực tế của Anten Yagi cải tiến

Hình 3.67 Hình ảnh nhìn từ bên trong

66
Hình 3.68 Hình ảnh thực tế thiết kế khi đo cộng hưởng tần số .

Hình 3.69 Hình ảnh thực tế thiết kế bên ngoài.

67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHN

KẾT LUẬN
Ưu điểm:

Thiết kế thi công với chi phí thấp, độ lợi đạt giá trị cao, tỷ số sóng đứng
VSWR thực tế 1.5 đạt tiêu chuNn và sử dụng tốt ở dãi tần băng thông mong muốn
là 2.4 Ghz ~ 2.5 Ghz. Dùng tốt trong môi trường trong và ngoài trời .

Dễ thiết kế và mô phỏng, thực hiện thi công dễ dàng, thuận tiện cho việc
chọn vật liệu có trên thị trường như nhôm, ống, giá đỡ…Mạch in FR4 chiều dài
8.6 cm x 5 cm (h = 1.66mm, hằng số điện môi 4.4) nhỏ gọn.

Sử dụng búp sóng nhỏ tạo công suất phát cho anten là lớn nhất trên 10 dB.

Nhược điểm:

Mặc dù kết quả giữa mô phỏng và thực tế gần như tương đồng với nhau,
nhưng có sự sai lệch về độ dịch tần số cộng hưởng. Có rất nhiều nguyên nhân:

- Do việc phối hợp trở kháng và do hằng số điện môi thay đổi theo dãi tần
hoạt động, sự kết hợp này nên gây khó khăn cho việc thiết kế và mô phỏng. Trang
website thông tin về mạch in FR4 – 2 mạch đồng – độ dày 1.6 mm tại Công ty
TNHH Gia Xuân nhập khNu từ King Board – Đài Loan–Địa Chỉ: 336 Chợ Lớn,
P.11, Q. 6, Tp.HCM, VN. Email:giaxuan@giaxuan.com.vn.
Website:http://giaxuan.com.vn/read_news.php?WrittenBy=_0974900622_&Item=
Pro&cid=1&itemId=47#Content .

Hình 3.70 Thông tin PCB FR4 – KB 6160/6160C nhập kh(u Đài Loan

68
- Tuy nhiên nhờ máy đo tần số phân tích phổ E4407B ESA E-Spectrum
Analyzer, 100 Hz đến 26.5 GHz tại Bộ môn viễn thông, đã giúp chúng ta giải
quyết được khó khăn do dịch tần và mô phỏng lại hoàn toàn đúng với thực tế hơn.
Và máy Site Analyzer (USA) biết tỷ số song đứng tốt.

- Do đó, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hằng số điện môi của tấm mạch in FR4
có hằng số trên 5 và độ dịch tần số là 100 Mhz ~ 200 Mhz khi thực hiện phối hợp
trở kháng ở dãi tần số cao trên 2Ghz ~ 3Ghz. Do vậy độ dịch tần số cộng hưởng
làm ảnh hưởng đến độ lợi của anten yagi cải tiến khoảng 2~3 dB.

Hình 3.71 Cộng h ưởng ở tần số 2.2 ~ 2.3 Ghz d ịch 2~3 dB

Từ những kết quả thu được giữa mô phỏng và thực tế ta thấy việc thi công
Anten Yagi cải tiến cần độ chính xác cao. Ở vấn đề mô phỏng thì phải nắm rõ các
thông số của chất liệu để có thể mô phỏng được chính xác hơn.

Tóm lại, đã thiết kế thành công và đưa ra được sản phNm thực tế để sử dụng
cho thiết bị thu wi-fi (2.4GHz). Dùng software chuyên dụng để đo đạc thực tế sản
phNm, kết quả đo được sẽ tạo điều kiện cho sản phNm được tối ưu hơn.

ĐỀ NGHN
Do loại mạch in chuyên dùng cho tần số cao như FR4 (mạch sợi thủy tinh)
được nhập khNu từ nước ngoài. Nên phải nghiên cứu thật kỹ các thông số kỹ thuật
để có thể lựa chọn đúng chất liệu, hằng số điện môi, các thông số chi tiết hơn về
tấm mạch in trước khi tiến hành mô phỏng và thực hiện thực tế.

Trong quá trình thực hiện mô phỏng và thực tế luôn gặp rất nhiều sự sai
lệch về độ lợi, băng thông tín hiệu, thay đổi về tần số cộng hưởng, tỷ số tổn hao

69
S11 (return loss) và VSWR tỷ số sóng đứng đều có sự sai lệch gây ảnh hưởng lớn
đến quá trình thực hiện thực tế. Do vậy, cần phải nghiên cứu nguyên vật liệu, mô
phỏng thay thế hằng số điện môi của tấm mạch in FR4 nhằm phối hợp trở kháng
vào 50 Ohm thật chính xác, tần số cộng hưởng đạt đúng 2.4 Ghz và độ lợi theo
như mô phỏng, tối ưu hóa các thành phần chấn tử định hướng để đạt mục tiêu
cộng hưởng dãi tần hoạt động đúng 2.4 Ghz và đạt độ lợi tuyệt đối nhất.

Nghiên cứu tối ưu thêm các chấn tử định hướng nhằm mục đích tăng khả
năng thu - phát của anten lên cao hơn, cả về độ lợi và băng thông tốt nhất. Do đó,
hướng phát triển là tạo mô phỏng trên anten yagi trên toàn mạch in, nhằm cố định
các chấn tử định hướng, tối ưu các chấn tử trong quá trình mô phỏng. Mô hình
thiết kế sẽ gọn nhẹ, dễ làm, ổn định các thanh chấn tử và bền hơn.

70
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] John D. Kraus Ronald J. Marhefka. Antennas for all application. McGraw-
Hill Companies in the North America, 2002.

[2] Ths Đoàn Hoàn Minh & Ths Lương Vinh Quốc Danh. Bài giảng Anten &
truyền sóng. Chương 5 và 6. Cần Thơ, 2004.

[3] Ansoft Coporation. HFSS Full Book. HFSS corporation, 2003.

[4] User’s guide – Exemples, Ansoft Corporation, 2003.

[5] Huỳnh Ngọc Tuấn. Luận văn tốt nghiệp: “Thiết kế patch anten độ lợi cao
dùng cho wlan 2.4 GHz”. Khóa luận K31, 2009.

[6] Lê Hoàng Thân. Luận văn tốt nghiệp: “Thiết kế patch anten 2.4 GHz sử dụng
trong wlan”. Khóa luận K31,2009.

[7] John Drew (VK5DJ). Yagi Calculator book. South Australia 5280, 1998.

71
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép em gởi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý Thầy (Cô)
trong Ban Giám hiệu trường Đại học Cần Thơ. Trong suốt 4 năm học, trường Đại
học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện về vật chất, trang thiết bị giúp em hoàn thành
khóa học của mình trở thành một người công dân có ích cho xã hội.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Công Nghệ cùng toàn thể
quý Thầy (Cô) với sự tâm quyết và tận tụy đã truyền đạt tất cả kiến thức về
chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn làm hành trang giúp chúng em tự tin hơn
khi ra trường phục vụ cho xã hội.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Lương Vinh Quốc
Danh. Trong suốt quá trình làm luận văn, Thầy đã tận tình hướng dẫn, cung cấp
các kiến thức từ lý thuyết căn bản đến kỹ năng thực hành, tạo mọi điều kiện về
trang thiết bị - tài liệu chuyên ngành để em có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên
cứu của mình. Đồng thời, em cũng xin gởi lời cảm ơn đến Thầy Ths. Trần Nhựt
Khải Hoàn, quý Thầy (Cô) phòng thực tập tự do, đã tạo điều kiện tốt về phòng
luận văn – trang bị đầy đủ máy tính (kết nối internet), thiết bị chuyên dụng giúp
em hoàn thành tốt luận văn đúng thời hạn.

Sau cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè tập thể 02 lớp Điện Tử Khóa 32
đã chia sẻ, động viên và khích lệ tinh thần giúp em vượt qua khó khăn, nghiên
cứu và thực hiện thành công luận văn này .

Cần Thơ, tháng 05 năm 2010


Sinh viên thực hiện

Huỳnh Minh Thông


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2010


Giáo viên hướng dẫn

TS. Lương Vinh Quốc Danh


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2010


Giáo viên phản biện

You might also like