You are on page 1of 87

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐÀO XUÂN HIỆP

CÔNG NGHỆ LORA CHO CÁC ỨNG DỤNG IOT

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------

ĐÀO XUÂN HIỆP

CÔNG NGHỆ LORA CHO CÁC ỨNG DỤNG IOT

Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông


Mã số đề tài : KTVT15B-30

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN:


TS. HÀN HUY DŨNG

Hà Nội - 2018
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ..................................................................... 8
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ ............................................................................. 9
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... 11
Chương 1: Các vấn đề chung về IOT, mạng LoRaWAN và thành phố thông minh
........................................................................................................................................ 12
1.1 Giới thiệu về Internet of Things ........................................................................... 12
1.1.1 Khái niệm về Internet of Things ................................................................... 12
1.1.2 Kiến trúc cơ bản của IoT ............................................................................... 13
1.1.3 Ứng dụng ....................................................................................................... 14
1.2 Thành phố thông minh ......................................................................................... 14
1.3 Giới thiệu về LoRa và LoRaWAN ....................................................................... 15
1.3.1 Định nghĩa và đặc điểm ................................................................................ 15
1.3.2 Các ứng dụng của LoRa trong IOT ............................................................... 18
1.3.3 Các dòng sản phẩm của LoRa ....................................................................... 19
1.3.4 Gateway trong mạng LoRaWAN .................................................................. 20
1.3.5 So sánh công nghệ LoRa với các công nghệ truyền dữ liệu khác ................ 22
1.4 Kết luận chương ................................................................................................... 24
Chương 2: Phân tích công nghệ LoRa ....................................................................... 25
2.1 Nguồn gốc và xu hướng ....................................................................................... 25
2.2 Kỹ thuật ................................................................................................................ 25
2.2.1 Bảo mật ......................................................................................................... 26
2.2.2 LoRa trong mô hình OSI ............................................................................... 27
2.2.3 Cấu trúc gói tin .............................................................................................. 30
2.2.4 Băng tần ........................................................................................................ 32
2.2.5 Trải phổ tín hiệu ............................................................................................ 34
2.2.6 Điều chế và tốc độ truyền dữ liệu ................................................................. 37
2.2.7 Độ nhạy LoRa và FSK .................................................................................. 38

1
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

2.2.8 Link Budget ................................................................................................... 40


2.2.9 Mạng tồn tại chung........................................................................................ 41
2.2.10 Ví dụ về Network Planning ......................................................................... 46
2.2.11 Kết luận ....................................................................................................... 49
2.3 Ứng dụng .............................................................................................................. 49
2.4 Kết luận chương ................................................................................................... 50
Chương 3: Ứng dụng thành phố thông minh trên thế giới ...................................... 51
3.1 Các ứng dụng của Lora trong thành phố thông minh .......................................... 51
3.1.1 Dụng cụ đo thông minh minh ....................................................................... 51
3.1.2 Máy dò báo động ........................................................................................... 52
3.1.3 Thùng rác thông minh ................................................................................... 52
3.1.4 Xe đạp thông minh ........................................................................................ 54
3.1.5 Đỗ xe thông minh .......................................................................................... 55
3.1.6 Giám sát thú cưng ......................................................................................... 57
3.1.7 Chiếu sáng thông minh ................................................................................. 58
3.2 Ứng dụng thành phố thông minh ở Hàn Quốc ..................................................... 60
3.2.1 Khu giao thương miễn phí Inchone .............................................................. 60
3.3 Ứng dụng thành phố thông minh ở Châu Âu ....................................................... 61
3.3.1 Smart city ở Hà Lan ...................................................................................... 61
3.3.2 Smart city ở Thuỵ Điển ................................................................................. 61
3.4 Kết luận chương ................................................................................................... 62
Chương 4: Ứng dụng LoRa ở Việt Nam, các dự án đang nghiên cứu và thực hiện
........................................................................................................................................ 63
4.1 Các nghiên cứu và triển khai mạng LoRa ở Việt Nam ........................................ 63
4.2 Băng tần LoRa tại Việt Nam ................................................................................ 63
4.3 Dự án Airmap sử dụng module LoRa M2B ......................................................... 64
4.3.1 Khái quát về dự án ........................................................................................ 64
4.3.2 Tổng quan hệ thống ....................................................................................... 64
4.3.3 Module LoRa M2B ....................................................................................... 67
4.3.4 Kiểm tra truyền nhận bản tin LoRa M2B và Multiconnect .......................... 69
4.3.5 Các thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án Airmap ............................... 79
2
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

4.3.6 Kết quả đạt được ........................................................................................... 80


4.3.7 Đóng góp của tác giả trong dự án Airmap .................................................... 80
4.3.8 Kết luận và hướng phát triển ......................................................................... 80
4.4 Kết luận chương ................................................................................................... 82
Chương 5: Kết luận ...................................................................................................... 83

3
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Internet of Things đang đã và đang phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế
giới, tạo nên những thành phố thông minh, hiện đại, đem lại cuộc sống tiện nghi hơn cho
người dân. Các công nghệ áp dụng trong Internet of Things liên tục được nghiên cứu và
mở rộng. Một công nghệ truyền dữ liệu được sử dụng rất phổ biến trong các ứng dụng
Internet of Things ở các quốc gia trên thế giới là công nghệ LoRa.
Công nghệ LoRa mang các đặc điểm nổi trội nhất là truyền rất xa, tốn ít năng
lượng, dễ bảo trì, thích hợp với mọi ứng dụng “kết nối vạn vật”. Ở Việt Nam, Internet of
Things nói chung và công nghệ LoRa nói riêng còn khá mới mẻ. Vì vậy cần có những
nghiên cứu cụ thể về LoRa làm tiền đề cho sự phát triển công nghệ này ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu về công nghệ LoRa, các ứng dụng của LoRa
trong Internet of Things và việc nghiên cứu công nghệ này ở Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu bao gồm: công nghệ LoRa, các ứng dụng trong thành phố
thông minh, các dự án sử dụng LoRa ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: công nghệ LoRa ở các nước trên thế giới, ứng dụng thành
phố thông minh tại Hà Lan, Hàn Quốc, Thuỵ Điển, … và module LoRa M2B sử dụng
nghiên cứu tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
3. Tóm tắt cô đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
Trong phạm vi luận văn, tác giả đã trình bày các kiến thức cơ bản về Internet of
Things, thành phố thông minh, phân tích chi tiết công nghệ LoRa và ứng dụng LoRa
trong Internet of Things. Tác giả cũng trình bày dự án nghiên cứu của các bạn sinh viên
trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sử dụng công nghệ LoRa vào một dự án thực tế
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính là thông qua kiến thức của bản thân tác giả, tham
khảo các nguồn tài liệu đã xuất bản, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, các diễn
đàn thảo luận liên quan đến nội dung cần nghiên cứu.

4
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đào Xuân Hiệp, học viên lớp cao học KTVT2015B.
Giảng viên hướng dẫn là TS. Hàn Huy Dũng.
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong bản luận văn này là kết
quả tìm kiếm và nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả và dữ liệu được nêu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực và rõ ràng. Mọi thông tin trích dẫn đều được tuân theo luật
sở hữu trí tuệ, liệt kê rõ ràng các tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
với những nội dung được viết trong luận văn này
Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2018
Học viên

Đào Xuân Hiệp

5
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, cùng với việc tìm hiểu tài liệu trên sách
báo, các phương tiện thông tin ở trong và ngoài nước, tìm hiểu về Internet of Things –
Kết nối vạn vật và tài liệu liên quan đến công nghệ truyền dữ liệu không dây LoRa, tôi
đã chọn nghiên cứu đề tài: “Công nghệ LoRa cho các ứng dụng IoT”. Nội dung luận
văn gồm có: Giới thiệu về IOT, LoRa và LoRaWAN, phân tích công nghệ LoRa, các
ứng dụng của LoRa trong thành phố thông minh và các dự án đang nghiên cứu và sử
dụng công nghệ này tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Luận văn đã giới thiệu khái quát về IOT, về LoRa và LoRaWAN, so sánh với các
công nghệ truyền dữ liệu khác để đưa ra được các ưu nhược điểm. Sau đó tác giả đi sâu
vào phân tích các đặc điểm của công nghệ này như: nguồn gốc và xu hướng, kỹ thuật,
triển khai và ứng dụng, giúp người đọc có cái nhìn chi tiết về công nghệ này.
Luận văn cũng trình bày một số ứng dụng của công nghệ LoRa trong thành phố
thông minh, để người đọc thấy được mức độ phổ biến cũng như ích lợi mà công nghệ
này mang lại.
Cuối cùng, tác giả trình bày một dự án về IOT đang được triển khai trên phòng
Lab của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, nơi các bạn sinh viên đang nghiên cứu và
sử dụng công nghệ LoRa, kết quả đạt được và những hướng ứng dụng mới của công
nghệ này.

6
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

ABSTRACT

In this thesis, LoRa wireless technology is investigated as a solution for Internet


of Things. The thesis presents an overview of IoT, LoRa and LoRaWAN, compared to
other data transmission technology in order to show advantages and disadvantages of
LoRa. The author then indicate source, trend, technique, development of this technology,
giving readers an overview and help them begin to grasp this technology. The physical
layer and network layer aspects are introduced including spread spectrum technique link
bugget calculation and topology of LoRaWAN network.
Various applications of LoRa for smart city application is presented to help
readers perceive the popularity and benefits of this technology.
Finally, the author presents one project of IoT which is being developed in
laboratory in Hanoi University of Science and Technology, results obtained and new
applications of LoRa technology.

7
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU


AQI Air Quality Index
BER Bit Error Rate
BW Bandwidth
CR Coding Rate
CRC Cyclic Redundancy Check
IoT Internet of Things
M2M Machine to Machine
MQTT Message Queuing Telemetry Transport
LoRa Long Range Radio
LPWAN Low Power Wide Area NetWork
PM Particulate Matter
R2 Coefficient of determination
SF Spreading Factor
TCP Transmission Control Protocol

8
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ


Hình 1.1: Mô hình thành phố thông minh ...................................................................... 15
Hình 1.2: Mô hình mạng LoRaWAN .............................................................................. 17
Hình 1.3: Ví dụ về ứng dụng của công nghệ LoRa ........................................................ 18
Hình 1.4: Các module LoRa của Semtech ..................................................................... 19
Hình 1.5: Các thiết bị tích hợp công nghệ LoRa ........................................................... 20
Hình 1.6: Mô hình giao tiếp của các thiết bị dùng LoRa với Gateway ......................... 21
Hình 1.7: Một số Gateway sử dụng phổ biến hiện nay .................................................. 22
Hình 2.1: Khóa và Mã hóa trong LoraWAN .................................................................. 27
Hình 2.2: Mô hình OSI ................................................................................................... 28
Hình 2.3: Mô hình LoRaWAN ........................................................................................ 30
Hình 2.4: Cấu trúc một gói tin không dây ..................................................................... 30
Hình 2.5: Cấu trúc gói tin ack ....................................................................................... 31
Hình 2.6: Băng tần LoRa trên thế giới .......................................................................... 32
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa độ nhạy và tốc độ truyền dữ liệu ...................................... 39
Hình 2.8: Tín hiện dải hẹp truyền thống và nhiễu dải rộng .......................................... 42
Hình 2.9: Tín hiệu dải hẹp và nhiễu dải rộng ................................................................ 42
Hình 2.10: Tín hiệu dải rộng và nhiễu dải hẹp .............................................................. 43
Hình 2.11: Ví dụ về nhiễu cụm ....................................................................................... 44
Hình 2.12: Độ nhậy FSK và Lora trong vùng lân cận của tín hiệu nhiễu AM .............. 45
Hình 2.13: Test dải tín hiệu ở Shinjuku, Nhật Bản ........................................................ 46
Hình 3.1: Ứng dụng của dụng cụ đo thông minh. .......................................................... 51
Hình 3.2: Thiết bị phát hiện sự cố và báo động. ............................................................ 52
Hình 3.3: Xe đạp thông minh. ........................................................................................ 54
Hình 3.4: Trường hợp tham khảo hệ thống đỗ xe thông minh. ...................................... 55
Hình 3.5: Mô hình bãi đỗ xe thông minh ....................................................................... 56
Hình 3.6: Trường hợp tham khảo giám sát thú cưng. .................................................... 58
Hình 3.7: Mô hình chiếu sáng thông minh..................................................................... 59
Hình 3.8: Trường hợp tham khảo của dụng cụ đo thông minh...................................... 61
9
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 3.9: Thành phố thông minh ở Stockholm .............................................................. 62


Hình 4.1: Sơ đồ khối hệ thống ....................................................................................... 64
Hình 4.2: Cấu trúc 1 node.............................................................................................. 67
Hình 4.3: Cấu trúc của module M2B ............................................................................. 68
Hình 4.4: Bảng thông số kỹ thuật của module M2B ...................................................... 69
Hình 4.5: Kết quả kiểm tra khoảng cách của LoRa M2B .............................................. 70
Hình 4.6: Kết quả test khoảng cách ngày 15/4/2017 của Lora Multitech ..................... 71
Hình 4.7: Bản đồ kết quả kiểm tra khoảng cách truyền của 2 module LoRa Multitech và
LoRa M2B ...................................................................................................................... 72
Hình 4.8: Khu vực chọn để tính toán số gói tin bị mất .................................................. 73
Hình 4.9: Kết quả về thời gian trễ của tín hiệu từ node về Gateway ............................ 75
Hình 4.10: Kết quả về thời gian trể của tín hiệu từ Gateway lên Server ...................... 76
Hình 4.11: Tỷ lệ nhận được gói tin ack với khoảng cách 5m ........................................ 77
Hình 4.12: Kết quả mạch phần cứng ............................................................................. 80

10
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Mức độ phổ biến các công nghệ dùng trong IOT ......................................... 23
Bảng 1.2: So sánh công nghệ LoRa với các công nghệ truyền dữ liệu khác ................. 24
Bảng 2.1: Băng tần sử dụng LoRa ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ................................ 33
Bảng 2.2: So sánh link Budget giữa Lora và FSK dải hẹp ............................................ 48
Bảng 4.1: Chỉ số AQI ..................................................................................................... 65
Bảng 4.2: Bảng kết thử nghiệm mất gói tin ngày 30/4/2017 ......................................... 74
Bảng 4.3: Kết quả truyền từ 1 node ............................................................................... 78
Bảng 4.4: Kết quả truyền từ nhiều node ........................................................................ 78

11
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Chương 1: Các vấn đề chung về IOT, mạng


LoRaWAN và thành phố thông minh
Internet of Things đang là một xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới, là một
phần không thể thiếu trong nền công nghiệp 4.0. Càng ngày càng có nhiều hơn các thiết
bị kết nối với nhau và kết nối với Internet, giúp con người có thể tạo ra các thành phố
thông minh với khả năng theo dõi, điều khiển tất cả các lĩnh vực như môi trường, năng
lượng, giao thông, tự động hoá, …Trong chương này, tôi sẽ giới thiệu về Internet of
Things, về thành phố thông minh và về mạng LoRaWAN.
1.1 Giới thiệu về Internet of Things
1.1.1 Khái niệm về Internet of Things
Internet of Things hay cụ thể hơn là mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT) là
một liên mạng, trong đó các thiết bị kết nối và thiết bị thông minh được nhúng các bộ
phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng
máy tính giúp cho các thiết bị này có khả năng thu thập và truyền tải dữ liệu.[1]
Năm 2013, tổ chức Global Standards Initiative on Internet of Things (IOT-GSI)
định nghĩa IOT là “hạ tầng cơ sở toàn cầu phục vụ cho xã hội thông tin, hỗ trợ các dịch
vụ chuyên sâu thông qua các vật thể (cả thực và ảo) được kết nối với nhau nhờ vào công
nghệ thông tin và truyền thông hiện hữu được tích hợp”. Hệ thống IOT cho phép vật
được cảm nhận hoặc được điều khiển từ xa thông qua hạ tầng mạng hiện hữu, tạo cơ hội
cho thế giới thực được tích hợp trực tiếp hơn vào hệ thống điện toán, hệ quả là hiệu năng,
độ tin cậy và lợi ích kinh tế được tăng cường bên cạnh việc giảm thiểu sự can dự của con
người.
Chúng ta có thể hiểu 1 cách đơn giản IoT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với
nhau. Việc kết nối có thể qua Wifi, 3G, 4G, Bluetooth… các thiết bị có thể là điện thoại
thông minh, tai nghe, thậm chí cả tivi, tủ lạnh, bóng đn…

12
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

1.1.2 Kiến trúc cơ bản của IoT


Kiến trúc IoT được đại diện cơ bản bởi 4 phần: Vạn vật (Things), trạm kết nối
(Gateways), hạ tầng mạng và điện toán đám mây (Network and Cloud) và các lớp tạo và
cung cấp dịch vụ (Services-creation and Solutions Layers).[2]
• Vạn vật (Things): Ngày nay có hàng tỷ vật dụng đang hiện hữu trên thị trường
gia dụng và công nghệ, ở trong nhà hoặc trên tay của người dùng. Chẳng hạn như
xe hơi, thiết bị cảm biến, thiết bị đeo và điện thoại di động đang được kết nối trực
tiếp thông qua băng tầng mạng không dây và truy cập vào Internet. Giải pháp IoT
giúp các thiết bị thông minh được sàng lọc, kết nối và quản lý dữ liệu một cách
cục bộ, còn các thiết bị chưa thông minh thì có thể kết nối được thông qua các
trạm kết nối.
• Trạm kết nối (Gateways): Một rào cản chính khi triển khai IoT đó là gần 85% các
vật dụng đã không được thiết kế để có thể kết nối với Internet và không thể chia
sẻ dữ liệu với điện toán đám mây. Để khắc phục vấn đề này, các trạm kết nối sẽ
đóng vai trò là một trung gian trực tiếp, cho phép các vật dụng có sẵn này kết nối
với điện toán đám mây một cách bảo mật và dễ dàng quản lý.
• Hạ tầng mạng và điện toán đám mây (Network and Cloud):
- Cơ sở hạ tầng kết nối: Internet là một hệ thống toàn cầu của nhiều mạng IP được
kết nối với nhau và liên kết với hệ thống máy tính. Cơ sở hạ tầng mạng này bao
gồm thiết bị định tuyến, trạm kết nối, thiết bị tổng hợp, thiếp bị lặp và nhiều thiết
bị khác có thể kiểm soát lưu lượng dữ liệu lưu thông và cũng được kết nối đến
mạng lưới viễn thông và cáp - được triển khai bởi các nhà cung cấp dịch vụ.
- Trung tâm dữ liệu/ hạ tầng điện toán đám mây: Các trung tâm dữ liệu và hạ tầng
điện toán đám mây bao gồm một hệ thống lớn các máy chủ, hệ thống lưu trữ và
mạng ảo hóa được kết nối.
• Các lớp tạo và cung cấp dịch vụ (Services-Creation and Solutions Layers): Intel
đã kết hợp những phần mềm quản lý API hàng đầu (Application Progmraming
Interface) là Mashery và Aepona để giúp đưa các sản phẩm và giải pháp IoT ra

13
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

thị trường một cách chóng và tận dụng được hết giá trị của việc phân tích các dữ
liệu từ hệ thống và tài sản đang có sẵn.
1.1.3 Ứng dụng
IoT đang là một xu hướng công nghệ mới và rất phát triển trên thế giới. Dựa trên
các miền ứng dụng, IOT có thể chia thành 5 loại khác nhau: thiết bị đeo thông minh, nhà
thông minh, thành phố thông minh, môi trường thông minh, và doanh nghiệp thông minh.
IoT có ứng dụng vô cùng rộng, có thể kể đến các ứng dụng sau:
• Quản lý chất thải
• Quản lý và lập kế hoạch quản lý đô thị
• Quản lý môi trường
• Phản hồi trong các tình huống khẩn cấp
• Mua sắm thông minh
• Quản lý các thiết bị cá nhân
• Đồng hồ đo thông minh
• Tự động hoá ngôi nhà
1.2 Thành phố thông minh
Thành phố thông minh hay đô thị thông minh như là một hệ thống hữu cơ tổng
thể được kết nối từ nhiều hệ thống thành phần với hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể hành
xử thông minh như con người, gồm mạng viễn thông số (dây thần kinh), hệ thống nhúng
thông minh (não bộ), các cảm biến (giác quan) và phần mềm (tinh thần và nhận thức) để
nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố,
giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thành phố thông minh là sản phẩm của sự phát triển thời đại công nghệ hiện nay
mà ở đó, tất cả mọi thứ của thành phố: đn, phương tiện giao thông, bãi đỗ xe, … đều
được theo dõi, kiểm soát và điều khiển tự động.

14
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 1.1: Mô hình thành phố thông minh


Hình 1.1 là hình ảnh về một thành phố thông minh khi mà tất cả mọi thứ đều trở
nên thông minh như đn đường được quản lý từ xa giúp tiết kiệm năng lượng, các ngôi
nhà thông minh điều khiển tự động hay bằng giọng nói, …
1.3 Giới thiệu về LoRa và LoRaWAN
1.3.1 Định nghĩa và đặc điểm
1.3.1.1 LoRa
LoRa viết tắt của Long Range Ratio công nghệ truyền dữ liệu sử dụng phương
pháp điều chế FSK, GFSK, OOK. Chi phí, tiêu thụ năng lượng thấp, tuổi thọ của các
thiết bị cao, lên đến 10 năm với môi trường hoạt động lý tưởng.[3]
Khoảng cách truyền trong không gian tự do có thể lên đến 16km với môi trường
không có vật cản và tầm nhìn thẳng (Ví dụ: cánh đồng cỏ, bờ đê…). Trong môi trường
đô thị với các tòa nhà cao tầng khi đặt các trạm LoRa ở cách mặt đất từ 1,5-2m thì khoảng
cách truyền nhận được là khoảng 1-2km.
Ứng dụng của LoRa rộng rãi, ch cần có kết nối Internet, bất cứ thiết bị nào yêu
cầu truyền tải, trao đổi dữ liệu, thông tin đều có thể sử dụng công nghệ LoRa được.
1.3.1.2 LoRaWAN
Giao thức LoRaWAN:

15
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

LoRaWAN là chuẩn giao tiếp dựa trên nền tảng công nghệ LoRa và được định
nghĩa và phát triển bởi tổ chức LoRa Alliance.
LoRa Alliance là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập để để nghiên cứu và
định nghĩa các chuẩn giao tiếp LPWAN network dựa trên nền tảng LoRa. Hiện tại, LoRa
Alliance đang phát triển chuẩn giao tiếp LoRaWAN để kết nối hàng triệu thiết bị IoT
trong các ứng dụng Smart City, Smart Meters. .... [4]
LoRaWAN là mạng “diện rộng” (Low Power Wide Area Network) sử dụng năng
lượng thấp trong mạng lưới khu vực, quốc gia hoặc toàn cầu. Nó nhắm tới mục tiêu là
các yêu cầu chính của Internet về truyền thông hai chiều an toàn, các dịch vụ di động và
địa phương hoá. Thông số LoRaWAN cung cấp khả năng tương tác liên tục giữa các thứ
thông minh mà không cần cài đặt phức tạp tại địa phương, mang lại sự tự do, chủ động
cho người dùng, nhà phát triển, doanh nghiệp triển khai IOT.
Kiến trúc mạng LoRaWAN thường được bố trí trong Topo hình sao, trong đó các
cổng nối là cây cầu trong suốt chuyển tiếp các thông điệp giữa các thiết bị đầu cuối và
máy chủ mạng trung tâm trong phần phụ trợ. Cổng kết nối với máy chủ mạng thông qua
kết nối IP tiêu chuẩn trong khi các thiết bị đầu cuối sử dụng giao tiếp không dây một
chiều tới một hoặc nhiều cổng. Tất cả truyền thông điểm cuối nói chung là hai hướng,
nhưng cũng hỗ trợ các hoạt động như nâng cấp phần mềm multicast cho không khí hoặc
các thông điệp phân phối khác để giảm thời gian liên lạc trên không.
Truyền thông giữa các thiết bị đầu cuối và Gateway được trải ra trên các kênh tần
số khác nhau và tốc độ dữ liệu. Việc chọn tỷ lệ dữ liệu là sự cân bằng giữa khoảng truyền
thông và thời lượng thông điệp. Do công nghệ phổ lan rộng, truyền thông với tốc độ dữ
liệu khác nhau không can thiệp lẫn nhau và tạo ra một tập hợp các kênh "ảo" làm tăng
khả năng của Gateway. Tốc độ dữ liệu LoraWAN dao động từ 0.3 kbps đến 50 kbps. Để
tối đa hóa tuổi thọ pin của thiết bị đầu cuối và dung lượng mạng tổng thể, máy chủ mạng
LoraWAN đang quản lý tốc độ dữ liệu và đầu ra RF cho từng thiết bị đầu cuối riêng lẻ
bằng một chương trình ADR.

16
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 1.2: Mô hình mạng LoRaWAN


Hình 1.2 mô tả hoạt động của một hệ thống sử dựng LoraWan. Giao thức
LoraWan sẽ giúp kết nối các thiết bị:
- Device node: là các thiết bị cảm biến, hoặc các thiết bị giám sát được lắp đặt tại
các vị trí làm việc ở xa để lấy và gửi dữ liệu về trung tâm.
- Gateway: là các thiết bị trung tâm sẽ thu thập dữ liệu từ các device node và gửi
lên một server trung tâm để xử lý dữ liệu. Các thiết bị Gateway thường sẽ được
đặt tại một vị trí có nguồn điện cung cấp và có các kết nối internet để có thể gửi
dữ liệu lên server.
LoRaWAN được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực IoT của 1 số quốc gia như:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh... Từ cuối năm 2017, khoảng 500 thị trấn và thành phố
sẽ được bao phủ bởi mạng IoT này, bao gồm Paris, Marseille, Lyon, Lille, Nice, Rennes,
Nantes, Montpellier và Angers. Các mạng LoRaWAN tương tự cũng đang được triển
khai tại một vài nước khác như Tây Ban Nha, Thuỵ sĩ, Belgacom … bởi các nhà mạng
tham gia hiệp hội.

17
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

1.3.2 Các ứng dụng của LoRa trong IOT


Các ứng dụng của LoRa cũng rất đa dạng và phổ biến, được sử dụng trong rất
nhiều lĩnh vực khác nhau như: Điều khiển trong công nghiệp (Industrial Control), đo
lường (Metering), môi trường (Environment), thành phố (Cities), nông nghiệp thông
minh (Smart Agriculture), chuỗi cung ứng và vận chuyển (Supply Chain & Logistics),
chăm sóc sức khoẻ (Healthcare), nhà và các cao ốc (Home & Building).[5]

Hình 1.3: Ví dụ về ứng dụng của công nghệ LoRa


Hình 1.3 là ví dụ của công nghệ LoRa trong các việc theo dõi các phương tiện
giao thông, đn điện, các toà nhà hay nông trại. Tất cả các vật (things) đều có thể trở nên
thông minh (smart) khi có kết nối với Internet và được giám sát bởi con người.

18
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

1.3.3 Các dòng sản phẩm của LoRa


• Các module LoRa của hãng Semtech

Hình 1.4: Các module LoRa của Semtech


Hình 1.4 là hình ảnh các module sử dụng công nghệ LoRa của hãng Semtech, bao
gồm họ chip SX127x như: Liberium LoRa, Multi-Tech mDot, Embit LoRa, …

19
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

• Các thiết bị tích hợp sử dụng LoRa của các hãng

Hình 1.5: Các thiết bị tích hợp công nghệ LoRa


Hình 1.5 là hình ảnh các thiết bị tích hợp công nghệ LoRa bao gồm sản phẩm
thương mại của LoRa Alliance và các kit phát triển của các hãng khác. [6]
1.3.4 Gateway trong mạng LoRaWAN
Một thiết bị rất quan trọng trong mạng LoRaWAN là LoRa Gateway. LoRa
Gateway là thiết bị trung tâm (center node), đóng vai trò thu thập dữ liệu từ kết nối
module LoRa (đóng vai trò sensor node) sau đó giao tiếp với các hệ thống khác (có thể
là Server hay các hệ thống xử lý dữ liệu). Gateway có thể nhận dữ liệu từ bất kỳ một
thiết bị LoRa khác nào, và cũng có thể gửi dữ liệu mà nó nhận được đến các thiết bị
LoRa khác.
LoRa Gateway là một thiết bị trung gian để kết nối các thiết bị thu phát với nhau.
Nó đóng vai trò vừa là bộ thu, vừa là bộ phát.

20
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 1.6: Mô hình giao tiếp của các thiết bị dùng LoRa với Gateway
Hình 1.6 thể hiện mối quan hệ giữa các thiết bị dùng công nghệ LoRa với
Gateway. Để tạo thành một mạng lưới LoRaWAN kết nối các thiết bị với nhau cũng như
kết nối chúng với Internet thì Gateway đóng vai trò quyết định, vừa nhận và phát tín hiệu
đến các thiết bị, vừa đẩy dữ liệu lên server để lưu trữ và xử lý.
Dữ liệu từ module LoRa sẽ gửi lên Gateway và nhận phản hồi từ Gateway.
Gateway với kết nối Internet sẽ đưa những dữ liệu đó lên Server để lưu trữ hoặc chuyển
tiếp dữ liệu đến các thiết bị LoRa khác. Dưới đây là 1 số Gateway phổ biến dùng trong
mạng LoRa. Tu ỳ vào thiết kế, mỗi Gateway có khả năng kết nối từ 10 đến 15 thiết bị
LoRa hoặc nhiều hơn.

21
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 1.7: Một số Gateway sử dụng phổ biến hiện nay


Hình 1.7 là hình ảnh các Gateway thường được sử dụng trong hệ thống
LoRaWAN của các hãng khác nhau như: Multi-Tech Conduit, EP-M2M-LORA, Kerlink
IoT Station, …
1.3.5 So sánh công nghệ LoRa với các công nghệ truyền dữ liệu khác
Ngày nay, chúng ra có rất nhiều các công nghệ truyền nhận không dây được sử
dụng trong IOT. Dựa vào mục đích sử dụng là truyền xa hay truyền gần mà chúng được
chia ra làm 3 mô hình wireless network như sau:
- Cellular network (GSM hoặc LTE network): là mô hình truyền dữ liệu sử dụng
trên điện thoại mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Các mạng cellular có tốc độ
truyền dữ liệu cao nhưng cũng yêu cầu năng lượng tiêu thụ cao
- LAN network (Wifi, Bluetooth, Zigbee hoặc Z-wave): được sử dụng rộng rãi
trong các mạng LAN (Local Area Network hoặc Personal Area Network). Điểm
yếu của các thiết bị này là công suất tiêu thụ vẫn cao cho các thiết bị sử dụng pin.
- LPWAN network (SigFox, LoRa, NB-Fi, RPMA): là mô hình được phát triển
sau 2 mô hình network ở trên để cho phép các thiết bị dùng pin có thể truyền dữ

22
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

liệu với khoảng cách xa mà không tốn nhiều năng lượng. Đây là mô hình sẽ được
ứng dụng rộng rãi trong các ứng dụng IoT trong tương lai.
Bảng 1.1: Mức độ phổ biến các công nghệ dùng trong IOT
Các phương pháp Local Area Network Low Power Wide Area Mạng di động
Phạm vi truyền thông (LPWAN) Truyền thống
ngắn Internet of Things M2M

Độ phổ biến 40% 45% 15%


Ưu điểm Tiêu chuẩn thiết lập Tiêu thụ năng lượng ít Hiện tại đang
tốt Chi phí thấp phủ sóng
Trong tòa nhà Positioning Tốc độ dữ liệu
cao
Nhược điểm Tuổi thọ pin thấp Tốc độ dữ liệu thấp Autonomy
Cần duy trì Emerging standards Total cost of
Chi phí mạng và sự ownership
phụ thuộc

Ví dụ về các công Bluetooth, Zigbee, LoRa GSM, 3G, 4G


nghệ Wifi

Bảng 1.1 thể hiện t lệ sử dụng các công nghệ truyền dữ liệu dùng trong IOT.
Trong đó LoRa đang được sử dụng phổ biến nhất (45%), theo sau đó là mạng khu vực
địa phương (40%) và mạng di động (15%).[7]
Dưới đây là bảng so sánh các công nghệ truyền dữ liệu được sử dụng phổ biến
nhất hiện nay. Nó giải thích vì sao mà công nghệ LoRa hiện tại rất được ưa chuộng và
phổ biến trong lĩnh vực IOT:

23
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Bảng 1.2: So sánh công nghệ LoRa với các công nghệ truyền dữ liệu khác

Từ bảng so sánh trên, ta dễ dàng nhận thấy nhưng ưu điểm của công nghệ LoRa:
công suất tiêu thụ điện rất nhỏ, từ đó kéo dài thời lượng pin cho các thiết bị.
Theo tính toán với viên pin 2000mAh, các công nghệ khác ch có thể hoạt động
từ 50h liên tục trở xuống và 36 ngày ở chế độ chờ thì công nghệ LoRa có thể kéo dài
thời gian sử dụng lên đến 120h liên tục và 10 năm ở chế độ chờ. Đây là một ưu điểm rất
lớn của công nghệ LoRa, giúp chúng ta tạo ra các thiết bị sử dụng ở rất xa nơi có điện,
hoặc các thiết bị sử dụng pin.
1.4 Kết luận chương
Qua chương 1, tôi đã trình bày một cái nhìn khái quát về Internet of Things như
khái niệm, cấu trúc cơ bản của một hệ thống IOT hoàn chnh cũng như các ứng dụng
IOT phổ biến hiện nay. Tôi cũng trình bày chung về thành phố thông minh và công nghệ
rất mới hiện nay là LoRa, mạng lưới LoRaWAN kết nối các thiết bị LoRa với nhau.
Trong chương tiếp theo, tôi sẽ phân tích chi tiết công nghệ LoRa và tại sao nó lại được
sử dụng phổ biến trong lĩnh vực IOT.

24
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Chương 2: Phân tích công nghệ LoRa


LoRa là viết tắt của Long Range Radio được nghiên cứu và phát triển bởi Cycleo
và sau này được mua lại bởi công ty Semtech năm 2012. Với công nghệ này, chúng ta
có thể truyền dữ liệu với khoảng cách lên hàng km mà không cần các mạch khuếch đại
công suất; từ đó giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ khi truyền/nhận dữ liệu. Do đó, LoRa
có thể được áp dụng rộng rãi trong các ứng dụng thu thập dữ liệu như sensor network
trong đó các sensor node có thể gửi giá trị đo đạc về trung tâm cách xa hàng km và có
thể hoạt động với pin trong thời gian dài trước khi cần thay pin.
2.1 Nguồn gốc và xu hướng
Lora là công nghệ được cấp bằng sáng chế (EP2763321 từ 2013 và US7791415
từ năm 2008) được phát triển bởi Cycleo (Grenoble, Pháp) và được Semtech mua lại vào
năm 2012. Lora sử dụng các băng tần vô tuyến dưới Gigahertz miễn phí như 169 Mhz,
433 Mhz, 868 Mhz (Châu Âu) và 915 Mhz (Bắc Mỹ).
2.2 Kỹ thuật
LoRaWAN là một mạng không dây diện rộng được thiết kế để cho phép truyền
thông tầm xa với tốc độ truyền dữ liệu thấp ở các thiết bị (vật kết nối) sử dụng cảm biến
hoạt động bằng pin. Đặc điểm của nó là công suất thấp, tốc độ bit thấp và được thiết kế
để kết nối người dùng với doanh nghiệp, thu thập nhiều dữ liệu. Tốc độ truyền từ 0.3
kb/s đến 50 kb/s trên mỗi kênh truyền.
LoRa sử dụng kỹ thuật điều chế gọi là Chirp Spread Spectrum. Có thể hiểu nôm
na nguyên lý này là dữ liệu sẽ được băm bằng các xung cao tần để tạo ra tín hiệu có dãy
tần số cao hơn tần số của dữ liệu gốc (cái này gọi là chipped); sau đó tín hiệu cao tần này
tiếp tục được mã hoá theo các chuỗi chirp signal (là các tín hiệu hình sin có tần số thay
đổi theo thời gian; có 2 loại chirp signal là up-chirp có tần số tăng theo thời gian và
down-chirp có tần số giảm theo thời gian; và việc mã hoá theo nguyên tắc bit 1 sẽ sử
dụng up-chirp, và bit 0 sẽ sử dụng down-chirp) trước khi truyền ra anten để gửi đi.[8]
Theo Semtech công bố thì nguyên lý này giúp giảm độ phức tạp và độ chính xác
cần thiết của mạch nhận để có thể giải mã và điều chế lại dữ liệu; hơn nữa LoRa không

25
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

cần công suất phát lớn mà vẫn có thể truyền xa vì tín hiệu Lora có thể được nhận ở
khoảng cách xa ngay cả độ mạnh tín hiệu thấp hơn cả nhiễu môi trường xung quanh.
2.2.1 Bảo mật
2.2.1.1 Lý thuyết mã hoá AES
AES (viết tắt của từ tiếng Anh: Advanced Encryption Standard, hay Tiêu chuẩn
mã hóa tiên tiến) là một thuật toán mã hóa khối được chính phủ Hoa kỳ áp dụng làm tiêu
chuẩn mã hóa. Giống như tiêu chuẩn tiền nhiệm DES, AES được kỳ vọng áp dụng trên
phạm vi thế giới và đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng. AES được chấp thuận làm tiêu
chuẩn liên bang bởi Viện tiêu chuẩn và công nghệ quốc gia Hoa kỳ (NIST) sau một quá
trình tiêu chuẩn hóa kéo dài 5 năm.[9]
AES ch làm việc với các khối dữ liệu (đầu vào và đầu ra) 128 bít và khóa có độ
dài 128, 192 hoặc 256 bít trong khi Rijndael có thể làm việc với dữ liệu và khóa có độ
dài bất kỳ là bội số của 32 bít nằm trong khoảng từ 128 tới 256 bít [1]. Các khóa con sử
dụng trong các chu trình được tạo ra bởi quá trình tạo khóa con Rijndael. Mỗi khóa con
cũng là một cột gồm 4 byte. Hầu hết các phép toán trong thuật toán AES đều thực hiện
trong một trường hữu hạn của các byte. Mỗi khối dữ liệu 128 bit đầu vào được chia thành
16 byte (mỗi byte 8 bit),có thể xếp thành 4 cột, mỗi cột 4 phần tử hay là một ma trận 4x4
của các byte,nó được gọi là ma trận trạng thái, hay viết tắt là trạng thái (tiếng Anh: state,
trang thái trong Rijndael có thể có thêm cột). Trong quá trình thực hiện thuật toán các
toán tử tác động để biến đổi ma trận trạng thái này.
2.2.1.2 Mã hoá AES trong LoRaWAN
LoraWAN biết ba khoá bảo mật 128-bit riêng biệt. Khóa ứng dụng AppSkey ch
được biết bởi thiết bị và ứng dụng. Khi một thiết bị tham gia vào mạng, khoá phiên ứng
dụng AppSkey và khoá phiên mạng NwkSkey được tạo ra. Mã NwkSkey được chia sẻ
với mạng, trong khi đó Appkey được giữ bí mật. Các khóa này sẽ được sử dụng trong
suốt thời gian của phiên làm việc. [10]

26
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 2.1: Khóa và Mã hóa trong LoraWAN


Hình 2.1 cho thấy cách mà các khóa này được sử dụng. Các Appkey được sử dụng
để mã hóa đầu cuối (end-to-end) của khung truyền tải. Thuật toán được sử dụng cho điều
này là AES-128, tương tự như thuật toán được sử dụng trong tiêu chuẩn 802.15.4.
LoraWAN có nhiều loại thiết bị đầu cuối khác nhau để đáp ứng các nhu cầu khác
nhau được phản ánh trong nhiều ứng dụng.
Thiết bị đầu cuối định hướng hai chiều (Class A): Thiết bị đầu cuối của lớp A cho
phép truyền thông hai chiều, theo đó mỗi thiết bị truyền dẫn đường lên được theo sau
bởi hai cửa sổ nhận được đường xuống ngắn. Khoảng cách truyền dẫn theo thiết bị đầu
cuối được dựa trên nhu cầu truyền thông của riêng mình với một biến thể nhỏ dựa trên
cơ sở thời gian ngẫu nhiên (ALOHA-loại giao thức). Hoạt động của Class A này là hệ
thống thiết bị đầu cuối thấp nhất cho các ứng dụng mà ch cần truyền thông đường xuống
từ máy chủ ngay sau khi thiết bị đầu cuối gửi một đường truyền lên. Liên lạc đường
xuống từ máy chủ tại bất kỳ thời gian nào khác sẽ phải chờ cho đến khi đường lên kế
tiếp theo kế hoạch.
Thiết bị đầu cuối có định hướng hai chiều với các khe tiếp nhận theo lịch trình
(Lớp B): Ngoài các cửa sổ nhận ngẫu nhiên Class A, các thiết bị lớp B mở các cửa sổ
nhận thêm vào các thời gian theo lịch. Để thiết bị đầu cuối mở cửa sổ nhận vào đúng
thời gian, nó sẽ nhận được Beacon đồng bộ hoá thời gian từ Gateway. Điều này cho phép
máy chủ biết khi thiết bị đầu cuối đang nghe.
Thiết bị đầu cuối có định hướng hai chiều với khe tiếp nhận cực đại (Class C):
Thiết bị cuối của Class C gần như liên tục mở các cửa sổ nhận, ch đóng lại khi truyền.
2.2.2 LoRa trong mô hình OSI
Mô hình OSI

27
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference Model, viết ngắn là OSI
Model hoặc OSI Reference Model) - tạm dịch là Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống
mở - là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết
nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng [11]. Mô
hình này được phát triển thành một phần trong kế hoạch Kết nối các hệ thống mở (Open
Systems Interconnection) do ISO và IUT-T khởi xướng. Nó còn được gọi là Mô hình bảy
tầng của OSI như hình 2.2 dưới đây

Hình 2.2: Mô hình OSI


Các tầng của mô hình OSI:
- Tầng 1: Tầng vật lý (Physical Layer) định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật
lý cho các thiết bị. Trong đó bao gồm bố trí của các chân cắm (pin), các hiệu điện
thế, và các đặc tả về cáp nối (cable).

28
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

- Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data-Link Layer) cung cấp các phương tiện có tính
chức năng và quy trình để truyền dữ liệu giữa các thực thể mạng (truy cập đường
truyền, đưa dữ liệu vào mạng), phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong tầng vật
lý nếu có.
- Tầng 3: Tầng mạng (Network Layer) cung cấp các chức năng và quy trình cho
việc truyền các chuỗi dữ liệu có độ dài đa dạng, từ một nguồn tới một đích, thông
qua một hoặc nhiều mạng, trong khi vẫn duy trì chất lượng dịch vụ (quality of
service) mà tầng giao vận yêu cầu.
- Tầng 4: Tầng giao vận (Transport Layer) cung cấp dịch vụ chuyên dụng chuyển
dữ liệu giữa các người dùng tại đầu cuối, nhờ đó các tầng trên không phải quan
tâm đến việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu đáng tin cậy và hiệu quả.
- Tầng 5: Tầng phiên (Session Layer) kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy
tính. Tầng này thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa
phương và trình ứng dụng ở xa.
- Tầng 6: Tầng trình diễn (Presentation Layer) hoạt động như tầng dữ liệu trên
mạng. lớp này trên máy tính truyền dữ liệu làm nhiệm vụ dịch dữ liệu được gửi
từ tầng Application sang dạng Fomat chung.
- Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application Layer) là tầng gần với người sử dụng nhất.
Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên
mạng thông qua chương trình ứng dụng.

29
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 2.3: Mô hình LoRaWAN


Giao thức LoRa sẽ giúp kết nối, trao đổi dữ liệu với sensor, mã hoá dữ liệu và
truyền lên Network Server như hình 2.3.
LoRa nằm ở lớp vật lý của mô hình OSI. Chức năng chính của nó thực hiện là
điều chế (modulation), biến đổi giữa tín hiệu số (digital data) của thiết bị (sensor) và các
tín hiệu tương ứng được truyền qua kênh truyền (communication channel)
2.2.3 Cấu trúc gói tin
2.2.3.1 Cấu trúc gói tin gửi đi
Một gói tin truyền không dây thường có cấu trúc được mô tả như trong hình 2.4, về cơ
bản thì nó thường gồm có bốn thành phần chính là: preamble, header, payload và CRC.
Preamble Header Payload CRC
Hình 2.4: Cấu trúc một gói tin không dây
a) Preamble
Byte đầu tiên của khung truyền là một dãy bit được sử dụng để xác định mức logic 0
hoặc 1 của gói tin truyền đi. Nếu bit đầu tiên trong địa ch là 1 thì nó được thiết lập một
cách tự động là 10101010 và nếu bit đầu tiên là 0 thì nó được thiết lập là 01010101.
b) Header

30
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Đây là địa ch cấu hình cho bên phát và nhận. Thông qua địa ch ta biết được gói tin có
phải của mình hay không. Địa ch sử dụng ở đây được đánh từ 3 đến 5 bytes.
c) Payload
Đây là nơi chứa dữ liệu của gói tin. Dữ liệu nhỏ nhất là 0 byte và lớn nhất là 32 byte.
Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.
d) Payload CRC.
CRC là viết tắt của Cyclic Redundancy Check là một loại hàm băm, được dùng để sinh
ra giá trị kiểm thử, của một chuỗi bit có chiều dài ngăn và cố định, của các gói tin vận
chuyển qua mạng hay một khối nhỏ của tệp dữ liệu. CRC là cơ chế phát hiện lỗi gói và
được sử dụng rất phổ biến, vì nó rất đơn giản để lắp đặt trong các máy tính sử dụng hệ
cơ số nhị phân, dễ dàng phân tích đúng và rất phù hợp.
2.2.3.2 Cấu trúc gói tin ACK
Cấu trúc gói tin ack trả về từ phía thu được mô tả như trong hình 2.5, cấu trúc của nó
cũng giống như của gói tin gửi đi đó là gồm 4 phần: preamble, header, nội dung ack và
CRC.
Preamble Header ACK CRC

Hình 2.5: Cấu trúc gói tin ack


a) Preamble
Byte đầu tiên của khung truyền là một dãy bit được sử dụng để xác định mức logic 0
hoặc 1 của gói tin truyền đi. Nếu bit đầu tiên trong địa ch là 1 thì nó được thiết lập một
cách tự động là 10101010 và nếu bit đầu tiên là 0 thì nó được thiết lập là 01010101.
b) Header
Đây là địa ch cấu hình cho bên phát và nhận. Thông qua địa ch ta biết được gói tin có
phải của mình hay không. Địa ch sử dụng ở đây được đánh từ 3 đến 5 bytes.
c) ACK
Đây là nơi chứa dữ liệu ACK của gói tin. Dữ liệu nhỏ nhất là 0 byte và lớn nhất là 32
byte. Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng.
d) CRC ACK.

31
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

CRC là viết tắt của Cyclic Redundancy Check là một loại hàm băm, được dùng để sinh
ra giá trị kiểm thử, của một chuỗi bit có chiều dài ngắn và cố định, của các gói tin vận
chuyển qua mạng hay một khối nhỏ của tệp dữ liệu. CRC là cơ chế phát hiện lỗi gói và
được sử dụng rất phổ biến, vì nó rất đơn giản để lắp đặt trong các máy tính sử dụng hệ
cơ số nhị phân, dễ dàng phân tích đúng, và rất phù hợp.
2.2.4 Băng tần
Hiện tại, LoraWAN hoạt động trong dải tần số chưa được sử dụng. Mọi cá nhân,
tổ chức có thể sử dụng dải tần này cho mục đích nghiên cứu, phát triển, thương mại mà
không phải trả phí khai thác. Tương tự như WiFi, sử dụng băng tần ISG 2,4 GHz và
5GHz, bất cứ ai cũng được phép thiết lập bộ định tuyến WiFi và truyền tín hiệu WiFi mà
không cần được cấp phép. LoraWAN sử dụng dải tần số 863-870 MHz và 433 MHz cho
khoảng cách truyền xa.

Hình 2.6: Băng tần LoRa trên thế giới


Hình 2.6 miêu tả chi tiết băng tần truyền nhận của LoRa ở các quốc gia trên thế
giới. Ta có thể thấy sự khác nhau ở các khu vực, các châu lục. Điều này xảy ra là do
tránh việc xung đột băng tần cũng như phụ thuộc vào ứng dụng của LoRa triển khai tại
các khu vực khác nhau mà băng tần có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

32
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Bảng 2.1: Băng tần sử dụng LoRa ở các quốc gia, vùng lãnh thổ
Khu vực Tần số (Mhz)
Bắc Mỹ 315, 915
Châu Âu 433, 868
Nam Phi 433
Đông Á 315, 426
Nam, Tây Á 315, 433
Châu Đại Dương 433, 915

Bảng 2.1 liệt kê các dải tần số LoRa ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Ở Bắc
Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương có xu hướng sử dụng tần số lớn (868, 915 Mhz). Các
vùng còn lại sử dụng tần số nhỏ hơn (315 – 433Mhz)
Ở châu Âu: LoraWAN sử dụng băng tần 868 MHz. Có 3 kênh 125 kHz thường
được sử dụng cho băng tần 868 MHz (868.10, 868.30 và 868.50 MHz). Tất cả các thiết
bị thu phát Lora phải hỗ trợ các kênh này. Chúng tạo thành tập hợp các kênh mà tất cả
thiết bị đều có thể sử dụng để kết nối với mạng.
Tại Hoa Kỳ, LoraWAN hoạt động trong dải tần số 902-928 MHz. Không giống
Châu Âu, các dải tần ở Mỹ quy định Uplink và Downlink. Dải được chia thành 8 dải phụ
có mỗi kênh có đường truyền lên đến 8x125 kHz, kênh Uplink 1x500 kHz và Downlink
1x500 kHz.
Tại Úc sử dụng băng tần 915-928 MHz. Băng tần này có đặc điểm khá giống như
băng tần 902-928 MHz của Mỹ, ch khác là tần số Uplink của nó cao hơn.
Tại Trung Quốc, nước này sử dụng hai băng tần khác nhau: Băng tần 779-787 MHz hoạt
động tương tự như các dải châu Âu, cũng có ba kênh thông thường 125 kHz (779,5,
779,7 và 779,9 MHz). Băng tần 470-510 MHz của Trung Quốc hoạt động tương tự như
các băng tần của Mỹ. Có 96 kênh Uplink và 48 kênh Downlink.
Tại Châu Á, băng tần LoRa được sử dụng theo tiêu chuẩn CN470-510, AS920-
923, AS923-925, cụ thể như bảng 2.2 :

33
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Bảng 2.2: Tần số sử dụng LoRa tại một số nước Châu Á


Tiêu chuẩn Tần số (Mhz) Quốc gia
CN470-510 486.3 – 487.7 Trung Quốc
AS920-923 923.2 – 921.8 Nhật Bản, Malaysia,
Singapore
AS923-925 923.2 – 924.8 Brunei, Campuchia, Hồng
Kông, Indonesia, Lào, Đài
Loan, Thái Lan và Việt
Nam

2.2.5 Trải phổ tín hiệu


2.2.5.1 Lý thuyết trải phổ
Định lý Shannon – Hartley:
Trong lý thuyết thông tin, định lý Shannon – Hartley xác định tốc độ tối đa mà
thông tin có thể truyền được qua kênh truyền có một băng thông xác định. Định lý xác
định công suất kênh Shannon cho một liên kết truy ền thông và xác định tốc độ dữ liệu
tối đa (thông tin) có thể truyền đi trong một băng thông quy định với sự xuất hiện của
nhiễu.[12]
S
C = B*log2 (1+ ) (2.1)
N
Trong đó:
C = dung lượng kênh truyền (bit/s)
B = băng thông kênh truyền (Hz)
S = công suất trung bình tín hiệu truyền đi (Watts)
N = công suất trung bình của nhiễu (Watts)
S/N = t số tín hiệu trên nhiễu (SNR) thể hiện dưới dạng t số công suất tuyến tính
Bằng cách sắp xếp lại phương trình (2.1), chuyển log cơ số 2 sang log cơ số e: ln = log e
chúng ta có thể chuyển sang phương trình sau:
34
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

C S
= 1.433* (2.2)
B N
Đối với các ứng dụng trải phổ, t lệ nhiễu tín hiệu rất nhỏ, vì công suất tín hiệu thường
dưới mức nhiễu sàn. Giả sử t số nhiễu S/N << 1, phương trình (2.2) có thể được viết lại
như sau:
C S N B
 hay  (2.3)
B N S C
Từ phương trình (2.3) có thể thấy rằng để truyền sai lệch thông tin tự do trong một kênh
có t lệ nhiễu tín hiệu cố định, ta ch cần tăng băng thông truyền tín hiệu.
Nguyên tắc trải phổ:
Như đã đề cập ở trên, bằng các tăng băng thông của tín hiệu chúng ta có thể bù
đắp cho sự suy thoái của tỷ số tín hiệu trên nhiễu của một kênh vô tuyến.
Trong các hệ thống DSSS (trải phổ chuỗi trực tiếp) truyền thống, sóng mang thay
đổi theo một chuỗi mã. Quá trình này thường đạt được bằng cách nhân tín hiệu dữ liệu
với một mã lan truyền, được gọi là chuỗi chip. Chuỗi chip xảy ra ở một tốc độ nhanh
hơn nhiều so với tín hiệu dữ liệu và do đó trải rộng băng thông tín hiệu vượt ra ngoài
băng thông gốc chiếm bởi tín hiệu gốc ban đầu. Thuật ngữ chip được sử dụng để phân
biệt các bit ngắn được mã hoá từ các bit dài không được mã hoá của tín hiệu thông tin.
2.2.5.2 Trải phổ LoRa
Việc điều chế Lora nhắm tới những vấn đề liên quan đến hệ thống DSSS để đưa
ra một giải pháp thay thế sao cho giá thành thấp, tiêu thụ ít năng lượng và tuy nhiên vẫn
mạnh mẽ so với các kỹ thuật giao tiếp thông tin trải phổ truyền thống. [13]
Trong điều chế Lora, sự trải phổ được thực hiện nhờ việc tạo ra một tín hiệu chirp
biến đổi liên tục về tần số. Một thế mạnh của việc thực hiện phương pháp trên là offset
thời gian và tần số bên phát và bên nhận là tương đương nhau, giả thiểu đáng kể độ phức
tạp trong thiết kế của khối thu. Băng thông của tín hiệu chirp đó là tương đương với tín
hiệu cần thu.
Dữ liệu cần gửi sẽ được làm vỡ nhiều mảnh tại một tốc độ dữ liệu cao hơn rồi
được điều chế trên tín hiệu chirp.

35
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Mối quan hệ giữa tốc độ bit dữ liệu mong muốn, tốc độ ký hiệu (symbol rate) và
tốc độ phá vỡ (chip rate) cho điều chế Lora có thể được mô tả như sau:
1
Rb = SF  SF bit / sec
2  (2.4)
BW 
 
Trong đó: Rb : tốc độ bit điều chế

SF: yếu tố trải phổ


BW: băng thông (Hz)
Tiếp theo, ra định nghĩa chu kì ký hiện là Ts , được tính theo công thức:

2SF
Ts = sec s (2.5)
BW
Vì thế, tốc độ ký hiệu Rs là nghịch đảo của Ts :
1 BW
Rs = = symbols/ sec (2.6)
Ts 2 SF

Cuối cùng ta có thể định nghĩa tốc độ phá vỡ là Rc dưới dạng:

Rc = Rs 2SF chips / sec (2.7)


Như có thể thấy, công thức trên cung cấp một mô tả rõ ràng là: “mỗi một mảnh được gửi
mỗi giây mỗi Hz của băng thông”
Rc = Rs 2SF chips / sec (2.8)
BW SF
Rc = 2 chips / sec (2.9)
2SF
Điều chế Lora cũng bao gồm một nền tảng hiệu chnh lỗi biến đổi giúp cải thiện được
tính vững chắc của tín hiệu được truyền.
Vì vậy ta có thể định nghĩ tốc độ bit quy định của tín hiệu dữ liệu như sau:
 4 
4 + CR 
Rb = SF  SF  (2.10)
2 
 
BW 

36
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Trong đó SF: nhân tố trải phổ


CR: tốc độ mã hóa (code rate)
BW: băng thông
4
Nếu ta định nghĩa Rate Code là
4 + CR
Thì ta có thể viết lại công thức tốc độ bit là:
RateCode
Rb = SF  bits / sec
2SF  (2.11)
BW 
 
2.2.6 Điều chế và tốc độ truyền dữ liệu
Trong hầu hết các trường hợp, LoraWAN sử dụng phương thức điều chế Lora.
Điều chế Lora dựa trên công nghệ Chirp Spread Spectrum (CSS), làm cho nó hoạt động
tốt với nhiễu kênh, hiệu ứng fading đa đường và hiệu ứng Doppler, dù hoạt động ở mức
năng lượng thấp. [14]
Tốc độ truyền dữ liệu phụ thuộc vào băng thông và hệ số truyền lan (Spreading
Factor). LoraWAN có thể sử dụng các kênh có băng thông từ 125 kHz, 250 kHz hoặc
500 kHz, tùy thuộc vào khu vực. Hệ số lan truyền được chọn bởi thiết bị đầu cuối và ảnh
hưởng đến thời gian cần thiết để truyền khung.
Các đặc tính chính của điều chế LoRa
- Băng thông có thể mở rộng: điều chế LoRa có thể mở rộng cả băng thông lẫn tần
số. Nó có thể sử dụng cả trong dải tần số hẹp và dải tần số rộng. Không giống như
việc điều chế dải hẹp và dải rộng đã có, LoRa có thể dễ dàng điều chnh chọn một
trong hai phương thức trên ch với vài thao tác thay đổi đăng kí cấu hình.
- Đường bao hằng / Năng lượng thấp: Tương tự như FSK, LoRa sử dụng điều chế
đường bao hằng, có nghĩa là cùng một chi phí thấp và giai đoạn PA có công suất
sử dụng năng lượng thấp có thể được sử dụng lại mà không cần thay đổi. Ngoài
ra, nhờ việc xử lý kết hợp của LoRa, công suất đầu ra của máy phát có thể được
giảm so với một liên kết FSK thông thường trong khi duy trì được mức năng
lượng sẵn có tương tự thậm chí hơn.

37
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

- Độ vững chắc cao: Do BT > 1 và bản chất không đồng bộ của nó nên tín hiệu
Lora rất bền với các tín hiệu nhiễu cả trong và ngoài dải. Vì chu kỳ ký hiệu Lora
có thể dài hơn so với cụm thời gian ngắn của hệ thống FHSS, nó cung cấp một hệ
miễn dịch tuyệt vời với những cơ chế nhiễu AM.
- Đa đường dẫn/ chống Fading: Tín hiệu chirp có dải sóng tương đối rộng nên Lora
có thể miễn nhiễm với các hiện tượng đa đường và fading, khiến Lora trở nên lý
tưởng khi sử dụng trong thành phố và vùng ngoại ô, nơi mà chủ yếu xảy ra các
hiện tượng trên.
- Sự kháng lại Doppler: sự dịch chuyển Doppler gây ra sự thay đổi tần số nhỏ trong
xung LoRa. Dịch chuyển Doopler tạo ra một khe tần số nhỏ ở xung của Lora, một
khe không đáng kể trên trục thời gian của tín hiện băng thông cơ sở. Lora là lý
tưởng cho những đường truyền giao tiếp dữ liệu di động như hệ thống không dây
giám sát áp suất lốp xe, hay những máy đọc nhãn nhỏ gọn và thông dụng, hệ thống
giao tiếp cho hạ tầng đường sắt.
- Khả năng dải rộng: Với một năng lượng đầu ra và thông lượng đã được cố định,
năng lượng sẵn có của Lora trội hơn so với phương thức truyền thống FSK. Khi
hoạt động có nhiễu và fading dựa trên sự vững chắc đã được chứng minh, sự cải
thiện về năng lượng sẵn có có thể tăng dải hoạt động của nó lên 4 lần hoặc hơn
thế.
- Dung lượng mạng tăng: Điều chế Lora Semtech dùng các hệ số trải phổ trực giao
giúp nhiều tín hiệu có thể được gửi đi trên cùng một kênh mà không phải giảm
tối thiểu độ nhạy phía thu.
- Ranging / Localization: Tính chất vốn có của Lora là khả năng phân biệt một cách
tuyến tính giữa sai số tần số và sai số thời gian. Phương pháp điều chế Lora là lý
tưởng trong các ứng dụng về radar và vì thế nó rất phù hợp với những ứng dụng
xác định phạm vi và vị trí chẳng hạn như các dịch vụ định vị thời gian thực.
2.2.7 Độ nhạy LoRa và FSK
Nguyên lý của việc tăng băng thông tín hiệu mong muốn để truyền dữ liệu không
lỗi qua khoảng cách xa hơn (sự gia tăng tỷ số tín hiệu trên nhiễu) là một nguyên tắc cơ
38
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

bản của trải phổ tín hiệu và có thể được minh hoạ bằng cách so sánh độ nhạy của LoRa
so với bộ thu phát FSK như minh họa trong hình 2.7 dưới đây:

Hình 2.7: Mối quan hệ giữa độ nhạy và tốc độ truyền dữ liệu


Mức nhiễu tuyệt đối trên lý thuyết ở nhiệt độ phòng giả định từ phương trình 2.1, dung
lượng kênh là 1 bit cho mỗi Hz băng thông (yêu cầu SNR là 0 dB) và có thể được tính
như sau:
Noise Floor = 10*log10 (k * T* B*1000) (dBm) (2.12)
Trong đó:
Noise Floor: công suất nhiễu tương đương (dBm)
−23
K = hằng số Boltzmann
T = 293 độ Kenvin (nhiệt độ phòng)
B = băng thông kênh truyền (Hz)
1000 = hệ số chuyển từ Watts sang mili-Watts
Phương trình có thể viết lại đơn giản như sau:
39
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Noise Floor = −174 +10*log10 (B) (dBm) (2.13)


Trong đó:
−174 =10*log10 (k * T*1000) được định nghĩa ở trên
B = băng thông kênh truyền (Hz)
Mức nhiễu TXVR ch ra xấp x gần đúng mức nhiễu của thiết bị thu FSK và được tính
bằng công thức:

TXVR Noise Floor = −174 +(B*1.5) + DSNR + NF (dBm) (2.14)

Trong đó:
B *1.5 = băng thông kênh lý tưởng cho điều chế GFSK (Hz)
Eb
DSNR = bộ giải điều chế bắt buộc của FSK (~10dB)
N0
NF = nhiễu kiến trúc bộ thu (6 dB)
So sánh nhiễu sàn lý thuyết với các số liệu độ nhạy điển hình thu được từ các bảng dữ
liệu của các thiết bị thu phát FSK thế hệ hiện tại. Có thể thấy rằng ở tốc độ dữ liệu thấp,
sự phân bố độ nhạy xác định từ nhiễu dàn RX lý thuyết do tăng băng thông kênh (lọc)
cần thiết để bù đắp cho các lỗi tần số mong đợi giữa máy phát và máy thu đích.
Eb
T số của LoRa cung cấp thường 10 dB cải thiện hơn cho GFSK và do đó có thể
N0

thấy rằng LoRa cung cấp một sự cải thiện độ nhạy đáng kể so với FSK. Cần lưu ý rằng
nếu con số nhiễu được thêm vào đồ thị tuyệt đối nhiễu sàn, độ nhạy đạt được với điều
chế LoRa là dưới 6 dB của nhiễu sàn tương đối.
2.2.8 Link Budget
Link Budget của một mạng hay hệ thống không dây là sự tính toán về gain và loss
từ bên phát, qua kênh truyền rồi tới bên thu. Gain và loss bao gồm cả gain, loss hệ thống
kết hợp với anten, phối hợp trở kháng, ... cũng như cả loss trên kênh truyền của chính
nó.

40
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Những kỹ thuật kênh biến đổi ngẫu nhiên ví dụ như đa đường dẫn hoặc là fading
Doppler được tính toán bởi việc nhân việc hệ số các giới hạn phụ thuộc vào những yêu
cầu dự liệu trước.
Link Budget của một mạng có thể được tính toán bằng:
PRX (dBm) =PTX (dBm) +GSYSTEM( dB) −LSYSTEM( dB) −I CHANNEL
( dB) −M( dB) (2.15)
Trong đó:
PRX là năng lượng mong muốn nhận được tại phía thu.
PTX năng lượng được phát.
GSYSTEMgain hệ thống.

LSYSTEM loss

ICHANNELloss do kênh truyền


M giới hạn fading
Một hệ thống truyền thông được gọi là link limited khi loss liên kết với kênh
truyền gây ra việc năng lượng thu được ở bên thu thấp hơn mong muốn để đáp ứng được
yêu cầu về SNR của phía thu cho việc giải điều chế chính xác các dữ liệu nhận được.
2.2.9 Mạng tồn tại chung
Tín hiệu FSK băng thông hẹp thông thường lợi dụng khả năng và sự linh hoạt tần
số của chúng để “punch through” tín hiệu trải phổ dải rộng (cái mà thường xuyên bị giới
hạn bởi mật độ phổ năng lượng vì thế sẽ được gửi đi ở một năng lượng thấp hơn so với
tín hiệu băng thông hẹp), được mô tả dưới hình 2.8.
Tuy nhiên những thay đổi gần đây trong thủ tục tính toán của FCC Hoa Kỳ giờ
cho phép những thiết bị trải phổ dải rộng có thể gửi đi ở một mức năng lượng đầu ra cao
hơn đáng kể trong khi vẫn tuân theo những giới hạn về phân bố phổ năng lượng. Tín
hiệu Lora được điều chế dải rộng của băng thông 6dB, 500 kHz có thể truyền lên tới 27
dBm, gần so với 30 dBm – mức cho phép đối với điều chế băng thông hẹp, được mô tả
dưới hình 2.9.

41
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 2.8: Tín hiện dải hẹp truyền thống và nhiễu dải rộng

Hình 2.9: Tín hiệu dải hẹp và nhiễu dải rộng


Với điều chế trải phổ, ảnh hưởng của tín hiệu nhiễu bị giảm thiểu bởi process gain
vốn gắn liền với việc điều chế. Những tín hiệu nhiễu này được trải rộng hơn băng thông
thông tin mong muốn và có thể dễ dàng loại bỏ bằng bộ lọc.
Với điều chế dải hẹp, tín hiệu nhiễu không được trải bởi quá trình giải điều chế.
Có thể thấy ở hình 5, một bộ nhiễu dải rộng sẽ ngăn cản quá trình truyền tin dải hẹp, dẫn
đến khả năng mất gói tin.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của sự điều chế không
giống nhau và những mạng đặt cùng vị trí. Ở châu Âu, 4G-LTE đã được bố trí phổ tần

42
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

số mà bỏ trống dải TV tương tự, mở rộng tới 862 Mhz. Nghiên cứu bởi OFCOM [] và
ECC cho thấy nhiễu lớn có thể được mong đợi. Hơn nữa, cả hai nghiên cứu đều cho thấy
lisence-exempt radios áp dụng cho ứng dụng SmartGrid được đặt cùng vị trí trong vòng
25m của đơn vị di động LTE được kì vọng là có thể cho biết được sự mất gói lớn.
Hơn nữa, những ứng dụng trong tương lại của hệ thống dải rộng, ví dụ như sub-GHz
IEEE tiêu chuẩn 802.11ah (cái mà hỗ trợ những băng thông kênh từ 1 MHz đến 16 MHz)
có thể có một ảnh hưởng lớn tới lisence-exempt phổ.
Những hệ thống điều chế dải rộng cũng là chủ đề của những điều kiện nhiễu tương
tự. Tuy nhiên, một tín hiệu điều chế dải rộng mà cùng vị trí với một tín hiệu điều chế dải
rộng khác với một hệ số trải phổ khác có thể gây nhiễu tới bộ thu. Bởi vì khoảng thời
gian trên không của tín hiệu dải rộng có thể lớn hơn rất nhiều so với tín hiệu dải rộng
băng thông mong muốn nên chúng ta mong muốn rằng nhiều tín hiệu dải hẹp có thể được
gắn liền với điều chế dải rộng và được minh họa dưới hình 2.10.

Hình 2.10: Tín hiệu dải rộng và nhiễu dải hẹp


Ta chú ý rằng 4 tín hiệu dải hẹp là gắn liền với tín hiệu dải rộng. Tuy nhiên thời
gian của những tín hiệu dải hẹp trong miền thời gian của thời gian nhiễu là ngắn đối với
tín hiệu dải rộng.
Bởi vì sự dư thừa kết hợp với điều chế trải phổ dải rộng nên sự điều có tính đàn
hồi với cơ chế nhiễu, xuất hiện như là những xung thời gian ngắn. Một kịch bản ứng
dụng điển hình được minh họa dưới hình 2.11.

43
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 2.11: Ví dụ về nhiễu cụm


Ví dụ, điều chế Lora của Semtech có thể chịu đựng cơ chế nhiễu cụm của một
mức năng lượng bất kì lên tới 30% độ dài symbol với sự suy giảm độ nhạy nhỏ hơn 6
dB.
Một ví dụ của tính vững chắc của Lora khi có sự xuất hiện của nhiễu trải phổ tần
số qua lại, chúng ta có thể xét trường hợp một bộ thu FSK và bộ thu Lora của băng thông
kênh có tính so sánh được đặt cùng vị trí với phương pháp truyền tin EEE tiêu chuẩn
802.15.4g được mô tả như hình 2.12.

44
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 2.12: Độ nhậy FSK và Lora trong vùng lân cận của tín hiệu nhiễu AM
Chúng ta quan sát dưới trường hợp bộ nhiễu kênh đan xen hoặc liền nhau (tương
ứng với tần số 200 Khz và 400 Khz). Lora có thể tăng 15 đến 20 dBm độ miễn dịch với
những nhiễu không mong muốn và khoảng 10 dB cho sự đền bù tần số vượt quá 5 Mhz.
Một ví dụ về hiệu suất tương đối của điều chế Lora so sánh với FSK dải hẹp trong
môi trường đô thị, ta xem như dữ liệu thu được từ Shinjuku, Nhật Bản. Trong ví dụ này,
cả hai giải pháp điều chế Lora của Semtech và điều chế FSK dải hẹp được bố trí sao cho
cùng gửi đi một lượng tin ở một năng lượng đầu ra nhất định 13 dBm. Ta có thể nhìn
thấy ở hình 2.13, dải đạt được của giải pháp Semtech Lora gấp ba lần so với FSK.

45
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 2.13: Test dải tín hiệu ở Shinjuku, Nhật Bản


2.2.10 Ví dụ về Network Planning
2.2.10.1 Capacity
Một trọng những quan niệm sai về việc sử dụng điều chế trải phổ dải rộng cho
rằng phương pháp không hiệu quả so với điều chế dải hẹp. Tuy nhiên, ta xem xét trong
trường hợp hệ thống dải hẹp hoạt động trong một kênh ảo băng thông 125 kHz.
Nếu ta giả sử trường hợp 12 kênh FSK dải hẹp truyền tại một hệ số bit tương đương là
1.2 bit/s thì ta có thể tính toán được dung lượng kênh trên lý thuyết là:

46
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Capacity FSK =12 1.2kb / s =14.4kb / s (2.16)

Bây giờ ta xem xét một phổ tương đương thực hiện như một kênh Lora 125 kHz
đơn và tận dụng những hệ số trải phổ trực giao, dung lượng kênh của kênh lúc này sẽ là:
Capacity Lora =1*(SF12 + SF11 + SF10 + SF9 + SF8 +SF7 +SF 6)
= 1*(293 + 537 + 976 +1757 + 3125 + 5468 +9375)b / s

= 21.531kb / s (2.17)
Vì vậy có thể thấy tổng dung lượng kênh của điều chế Lora là 21.5 kb/s. Dung lượng
kênh tăng gần 50% so với FSK.
2.2.10.2 Link Budget
Giờ chúng ta xem xét Link Budget thu được từ hai phương pháp sử dụng ví dụ ở
trên và giả sử -122 dBm là độ nhạy của bộ thu FSK thông thường để so sánh với Lora.
Với năng lượng đầu ra bên phát cố định, ta quan sát sự chênh lệch link budget - (dB) ở
bảng 2.3 dưới đây:

47
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Bảng 2.3: So sánh link Budget giữa Lora và FSK dải hẹp

Vì vậy ta có thể thấy thậm chí khi truyền đi tại một tốc độ dữ liệu gấp hơn bốn
lần, điều chế Lora vẫn cho một độ nhạy tương ứng so với hệ thống FSK thông thường.
Khi mà tốc độ dữ liệu là tương đương thì sự cải tiến của Lora là từ 7 đến 10 dB. Nếu ta
xem xét kịch bản của dung lượng kênh như trên, có thể thấy với link budget tương đương
Lora thực tế có thể truyền đi gói tin với thời gian bằng ¼ so với thời gian của hệ thống
FSK. Vì thế Lora có thể giao tiếp với số lượng thiết bị gấp bốn lần so với FSK.
2.2.10.3 Tối ưu hoá thông lượng
Trong một mạng không dây, suy hao truyền lan tăng lên với khoảng cách từ bộ
điều phối mạng. Với hệ thống dải hẹp thì có thể sẽ yêu cầu thêm những node để được
đặt trong một đồ hình mạng lưới (với độ phức tạp và dư thừa mạng tăng) hoặc thêm
những bộ repeater cho đồ hình mạng sao để đảm bảo rằng mọi thiết bị đều được bao phủ.
Nhưng đáng tiếc là chi phí cho việc lắp đặt repeater có thể lên đến 100 hay 1000 lần so
với chi phí phần cứng.
Lora có thể tối tiểu hóa chi phí đó bằng việc tận dụng tính chất của những tín hiệu
với những hệ số trải khác nhau sẽ xuất hiện như là nhiễu ở phía thu. Những node mà gần
nhất so với bộ điều phối, nơi mà suy hao đường truyền cho phép truyền tín hiệu tại một
tốc độ cao hơn có thể truyền tại tốc độ cao nhất có thể. Khi suy hao đường truyền tăng
do khoảng cách, thông lượng dữ liệu sẽ được tiết lưu bởi việc tăng hệ số trải giảm băng
thông trải.

48
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

2.2.10.3.1 Mạng chế độ Multi-PHY


Vẫn nói về tốc độ dữ liệu cao, có một chú ý là họ thiết bị thu phát năng lượng
thấp SX127x của Semtech cho phép hoạt động ở nhiều chế độ PHY. Khi điều kiện kênh
cho phép, điều chế FSK ở tốt độ cao hơn cũng có thể được thực hiện. Khi suy han truyền
lan tăng lên, điều chế Lora của băng thông và hệ số trải khác nhau có thể được thực hiện.
Mỗi lần truyền đều đóng góp vào điều kiện của kênh để đảm bảo rằng ngưỡng liên lạc
là đầy đủ. Không giống như FSK, sự truyền dữ liệu của những hệ số trải và băng thông
khác nhau có thể cùng tồn tại. Trong điều kiện mạng linh động Semtech radios có thể dễ
dàng được cấu hình trong không gian.
2.2.11 Kết luận
Điều chế Lora của Semtech là một sự thực hiện lớp PHY đơn giản đem lại một
sự cả thiện đáng kể về link budget so với phương pháp điều chế dải hẹp truyền thống.
Hơn nữa, sự vững chắc tăng lên về tính chọn lọc có được bởi điều chế trải phổ cho phép
truyền ở khoảng cách xa hơn, ngay cả trong những môi trường khó khăn. Điều chế Lora
sử dụng hệ số trải phổ trực giao. Nó cho phép nhiều gói tin của những hệ số trải khác
nhau có thể đồng thời ở trên một kênh, tăng hiệu quả đáng kể về hiệu suất mạng và băng
thông. Họ bộ thu phát chế độ nhiều PHY của Semtech cho phép Lora cùng tồn tại với
những phương pháp triển khai mạng có trước.
2.3 Ứng dụng
Một mạng LoRaWAN có thể được sử dụng để tạo ra một mạng cảm biến không
dây riêng, nhưng đồng thời có thể là một dịch vụ hoặc cơ sở hạ tầng được cung cấp bởi
bên thứ ba, cho phép chủ sở hữu cảm biến triển khai chúng trong mạng này mà không
cần đầu tư Gateway.
LoRaWAN định nghĩa giao thức truyền thông và kiến trúc hệ thống cho mạng
trong khi lớp vật lý LoRA cho phép liên kết truyền thông tầm xa. LoRaWAN cũng chịu
trách nghiệm quản lý tần số truyền, tốc độ dữ liệu, năng lượng của tất cả các thiết bị. Các
thiết bị trong mạng là không đồng bộ và truyền đi khi chúng có sẵn dữ liệu để gửi. Dữ
liệu truyền qua thiết bị đầu cuối được nhận bởi nhiều cổng kết nối, chuyển các gói dữ
liệu tới một máy chủ mạng tập trung. Máy chủ mạng lọc các gói tin trùng lặp, thực hiện
49
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

kiểm tra bảo mật và quản lý mạng. Dữ liệu sau đó được chuyển tới các máy chủ ứng
dụng.
Các nền tảng dựa trên LoRaWAN bao gồm:
- Globalsat: các nhà cung cấp giải pháp LoRaWAN và LoRa Nodes tư nhân cho
nước thải bao gồm Châu Âu, Mỹ, Châu Á và thị trường Nhật Bản.
- ThingsConnected, một nền tảng miễn phí đươc cung cấp bởi UK Digital Catapilt.
- iFrogLab, nhà cung cấp LoRaWAN và LoRa công cộng cho Bắc Mỹ và Đài Loan.
- The Things Network, một nhà cung cấp mạng LoRaWAN miễn phí và mã nguồn
mở được phát triển và hỗ trợ bởi một cộng đồng trên toàn thế giới.
- LORIOT.io, nhà khai thác LoRaWAN công cộng toàn cầu và nền tảng cho các
mạng riêng và công cộng.
- Everynet, cung cấp nền tảng và gateways cho việc sử dụng Lora ở Châu Mỹ,
Châu Âu, Trung Quốc.
2.4 Kết luận chương
Trong chương 2, tôi đã đi sâu phân tích các đặc điểm của công nghệ LoRa như
nguồn gốc và xu hướng, kỹ thuật về bảo mật, về băng tần, trải phổ tín hiệu, điều chế, ...các
ứng dụng của LoRa và triển khai mạng LoRa trong thực tế.
Trong chương tiếp theo, tôi sẽ miêu tả cụ thể các ứng dụng của LoRa trong thành phố
thông minh (Smart City).

50
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Chương 3: Ứng dụng thành phố thông minh trên thế


giới
Theo Dr. Mazlan Abbas, hiện nay có hơn một nửa dân số thế giới sống ở các
thành phố và theo dự đoán đến năm 2050 sẽ là 70% dân số sống tại thành phố.[15] Sự
gia tăng dân số, sự đô thị hóa và nhập cư ngày càng nhiều của người dân vào các thành
phố dẫn tới sự bùng nổ đó. Các thành phố cũng là trung tâm của nền văn minh nhân loại,
cuộc sống, của tri thức tích lũy qua nhiều thế kỷ. Đây là lý do để chúng ta cần tập trung
phát triển thành phố theo hướng hiện đại và thông minh. Một thành phố thông minh là
cơ sở để nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho các cư dân. Đó là nền kinh tế
thông minh, quản lý thông minh, môi trường thông minh, y tế thông minh, giao thông
thông minh, …Các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, các nước châu Âu,… đã và
đang triển khai các ứng dụng giúp thành phố trở nên thông minh hơn, không ch giúp
cuộc sống người dân tốt hơn mà còn góp phần bảo vệ, xây dựng môi trường xanh, sạch
bền vững.
3.1 Các ứng dụng của Lora trong thành phố thông minh
3.1.1 Dụng cụ đo thông minh minh
Dụng cụ đo thông minh giúp giảm sức người bằng cách thu thập dữ liệu số điện,
nước từ xa qua mạng di động. Dụng cụ đo thông minh sẽ giúp giảm chi phí phát sinh từ
việc đọc số đo thủ công và thay thế pin đồng hồ đo, đó là 2 yếu tố tiêu tốn chi phí chính
của việc đo đạc thông thường.

Hình 3.1: Ứng dụng của dụng cụ đo thông minh.

51
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Dụng cụ đo thông minh bao gồm đồng hồ đo thông minh cho nước, khí và điện,
thể hiện ở hình 3.1
3.1.2 Máy dò báo động
An ninh luôn luôn là vấn đề quan trọng trong cuộc sống con người. Thiết bị báo
động và thậm chí dò tìm sẽ giúp thông báo nhanh chóng cho người dùng về sự xâm nhập
nhà được phát hiện. Hệ thống này không ch cung cấp sự bảo vệ thông minh khi có sự
xâm nhập mà còn có khả năng dò tìm và phát hiện nguy cơ cháy nổ như sự tăng nhiệt độ
đột ngột hay khói trong nhà. Thiết bị báo động và phát hiện sẽ sử dụng các sensor trong
các dụng cụ trong những vị trí lý tưởng trong nhà mà luôn luôn liên kết với mạng LPWA,
nó sử dụng lượng dữ liệu thấp và tuổi thọ pin của thiết bị sẽ là vấn đề cực kỳ quan trọng.

Hình 3.2: Thiết bị phát hiện sự cố và báo động.


Hình 3.2 là hình ảnh thiết bị phát hiện sự cố và báo động
3.1.3 Thùng rác thông minh
Thùng rác trong thành phố không được xây dựng theo nhu cầu, và đa số thời gian
lịch trình các xe thu gom đều cố định và không tối ưu để thu gom rác. Thùng rác thông
minh có thể báo hiệu đến đại lý quản lý chất thải khi một thùng rác đầy cần được thu
gom, lộ trình thu gom tốt nhất sẽ được tính toán và gửi đến người thu gom. Dữ liệu thu
thập lịch sử có thể cung cấp các tuyến đường được tối ưu hóa và xác định số lượng thùng
rác cần thu gom. Phí cho dịch vụ này có thể được tính theo phí hàng tháng hoặc số lượng
sensor.
• Tiện tích của hệ thống:

52
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

- Giảm chi phí hoạt động bằng cách tổ chức hợp lý quá trình thu gom chất thải qua
việc sử dụng sensor gắn với công nghệ LoRa.
- Giữ chi phí bảo trì và vận hành ở mức thấp, do mạng không dây, các sensor pin
năng lượng thấp có thể được thay thế trên các thùng rác. Pin có thể có hoạt động
đến 20 năm mà không cần thay thế.
- Giữ thành phố sạch sẽ bằng việc ngăn thùng rác không bị quá đầy.
• Cách thức hoạt động
Sản phẩm của Semtech trong ứng dụng:
Sensor:
• SX1272/3
• SX 1276/7/8/9
Gateway:
• SX 1301

Hình 3.3: Mô hình hệ thống thùng rác thông minh


Hình 3.3 ch ra cách thức hoạt động của hệ thống thu gom rác.

53
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Trong đó:
- Các sensor gắn với công nghệ LoRa được đặt ở các thùng rác.
- Các sensor thông báo dịnh kỳ tỷ lệ đầy của thùng rác.
- Gateway gửi thông tin đến mạng ở đó dữ liệu được phân tích bởi ứng dụng server.
- Ứng dụng server tạo một tuyến đường thu gom rác tối ưu ch ra những thùng rác
cần được thu gom.
- Tuyến đường tối ưu được gửi đến người lái xe qua máy tính hoặc điện thoại di
động nên họ ch cần thu gom những thùng rác đầy.
3.1.4 Xe đạp thông minh
Đối với các công ty cho thuê xe đạp, rất quan trọng để theo dõi xe đạp ở đâu, đặc
biệt nếu nó bị trộm cắp. Một công ty cho thuê xe đạp ở Hà Lan đã gắn một thẻ M2M
Sim trong hệ thống xe đạp, và với cách này công ty cho thuê xe đạp có thể luôn luôn tìm
được xe đạp. M2M SIM được gắn vào xe đạp ở nơi không nhìn thấy, nếu xe đạp không
được trả lại công ty cho thuê thì xe được thông báo vị trí thông qua SIM. Chi phí thuê
xe có thể giảm khi số xe đạp bị ăn cắp giảm đáng kể. Các chiếc xe bị ăn cắp có thể dễ
dàng và nhanh chóng được xác định vị trí bởi cảnh sát qua SIM. Nguồn thu được tính
theo chi phí hàng tháng hoặc bưu phí.

Hình 3.3: Xe đạp thông minh.

54
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 3.4 là hình ảnh của xe đạp thông minh, có thiết bị định vị GPS và luôn gửi
vị trí của xe qua SIM. Sự xuất hiện của xe đạp thông minh này đã làm giảm đáng kể tình
trạng mất xe đạp ở đây.

3.1.5 Đỗ xe thông minh


Đỗ xe là một vấn đề thách thức, đặc biệt ở khu vực thành thị nơi mà 30% tắc
nghẽn giao thông được gây ra do tài xế vòng vo để tìm không gian đỗ xe. Thiết bị đỗ
xe hông minh cung cấp thông tin đỗ xe cho người dân tại thời gian thực để làm việc quản
lý đỗ xe tốt hơn.

Hình 3.4: Trường hợp tham khảo hệ thống đỗ xe thông minh.


Trong dịch vu này, sensor được đặt dưới những chiếc xe hơi sẽ kết nối với server
của bãi đỗ xe qua mạng di động để nhận thông tin bãi đỗ. Các sensor nền tảng LoRa kết
hợp với thẻ cho phép các dụng cụ giám sát bãi đỗ cung cấp cho chính quyền thành phố
một giải pháp toàn diện cho việc mở rộng người trả tiền cho hệ thống đỗ xe. Với một
ứng dụng di động, mọi người có thể nhìn thấy ngay lập tức từ bất cứ đâu các khoảng
trống đỗ xe đang bị chiếm giữ và không thanh toán.
Các tiện ích này còn giúp giảm đội ngũ nhân viên vì những người quản lý bãi đỗ
không cần lái xe hoặc đi bộ một đường đi nhất định. Họ có thể nhìn thấy chỗ nào cần họ
qua một ứng dụng được kết nối đến Cloud. Điều này có nghĩa là cần ít hơn nhân viên
văn phòng để duy trì việc thu phí phát hiện tại, và sử dụng nhân lực tốt hơn sẽ giúp tăng
thu nhập tổng của thành phố.

55
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Ứng dung này được sử dụng để theo dõi việc sử dụng bãi đỗ xe dài hạn ở các khu
vực mật độ phương tiện giao thông cao.
• Cách thức hoạt động.

Hình 3.5: Mô hình bãi đỗ xe thông minh


Các sản phẩm của Semtech trong ứng dụng:
Sensor:
- SX 1272/3
- SX 1276/7/8/9
Gateway:
- SX 1301
Trong đó:
- Thành phố xác định các không gian và thiết bị đo muốn nâng cấp với các sensor
và thiết bị đo (meter) trong khu vực. Dữ liệu được thu thập và chuyển về bên bán.
Các sensor và thiết bị đo sau đó được tiền định hình (pre-configured), liệt kê và
sau đó gửi đến khác hàng để cài đặt.
- Với các sensor và thiết bị đo đã được cài đặt, các dữ liệu thu thập được sau đó
được gửi đến gateway dựa trên LoRa (LoRa based gateway). Dữ liệu được thu
56
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

gom trong trung tâm ứng dụng Cloud và có sẵn với tất cả những người sử dụng
thông qua web.
- Người sử dụng bây giờ có thể sử dụng hệ thống đỗ xe thông minh bằng giao dịch
qua thẻ một cách an toàn và đáng tin cậy, và tăng mức tổng thanh toán cho dịch
vụ đỗ xe. Công nghệ LoRa đảm bảo an toàn và có thể áp dụng với mạng không
di động.
- Dữ liệu thu thập từ các sensor trong khu vực được sử dụng để theo dõi chỗ đỗ xe
đã được sử dụng hay chưa. Nếu đã được sử dụng, thông tin thanh toán sẽ được
kiểm tra. Nếu chưa trả phí, nhân viên quản lý được phái đi ngay lập tức đến tận
nơi để đưa vé.
- Theo thời gian, dữ liệu có thể được phân tích để theo dõi hầu hết không gian được
sử dụng thường xuyên, sử dụng ngoài giờ và những vụ phá rối thường xuyên, do
đó cung cấp vị trí đến lực lượng quản lý bãi đỗ và ban quản lý thành phố.
3.1.6 Giám sát thú cưng
Con người và thú cưng rất thân thiết, tuy nhiên nhiều người lại không may mắn
đối mặt với vấn đề mất hoặc mất cắp thú cưng. Ứng dụng giám sát thú cưng là một ứng
dụng giúp người dùng giám sát hoạt động thú cưng của họ và quan trọng nhất là vị trí
của chúng toàn thời gian. Thiết bị nhỏ nhẹ được đặt xung quanh cổ của thú cưng được
gắn chipset NB-IOT giúp gửi thông tin giám sát đến thiết bị người dùng. Thiết bị NB-
IOT này thu thập và gửi thông tin vị trí qua GPS và dịch vụ vị trí và nó có thể hoạt động
định kỳ hoặc trong thời gian thực dựa theo nhu cầu người dùng.
Người dùng sau đó có thể nhận được thông tin tuyến đường giám sát được tích
hợp với bản đồ. Hơn nữa, thiết bị này được gắn với nhiều dạng chuông báo có thể báo
động cho người dùng khi pin thiết bị đang gần hết.

57
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 3.6: Trường hợp tham khảo giám sát thú cưng.
3.1.7 Chiếu sáng thông minh
Hệ thống chiếu sáng thông minh giúp kiểm soát đn đường giúp giàm tiêu hao
năng lượng lớn nhất của 1 thành phố. Hệ thống chiếu sáng thông minh giúp điều kiển hệ
thống chiếu sáng từ xa, điều chnh lượng thời gian đn được bật để giảm chi phí năng
lượng tới mức thấp nhất mà không ảnh hưởng đến an toàn công cộng. Hệ thống chiếu
sáng thông minh còn giảm đáng kể chi phí bảo dưỡng đn đường và đơn giản hóa việc
quản lý tài sản. Hệ thống còn có thể phân phát kết nối và năng lượng cho các ứng dụng
thành phố thông minh khác. Ví dụ, ở Los Angeles microphone được gắn vào đn đường
ở những nơi giao nhau đông đúc để thu tiếng ồn và ngay lập tức xác định được các trường
hợp xảy ra như va chạm xe hơi.
Nhờ thực hiện giải pháp chiếu sáng thông minh kết hợp với các sensor và gateway
gắn vào cùng với công nghệ Lora và mạng không gian rộng năng lượng thấp dựa vào
giao thức (protocol) LoRaWan, thành phố có thể cắt giảm bớt chi phí năng lượng tốt hơn
mà vẫn giữ an toàn cho người dân.
• Hoạt động:

58
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 3.7: Mô hình chiếu sáng thông minh


Hình 3.8 mô tả cấu trúc hệ thống chiếu sáng đn thông minh trong thành phố
Các sản phẩm của Semtech sử dụng trong ứng dụng:
Các sensor:
• SX1271/3
• SX1276/7/8/9
Gateway:
• SX1301
1. Các sensor gắn với mỗi đn đường có khả năng kiểm soát chức năng của đn.
2. Công nghệ Lora trong sensor kết nối với đn đường thông qua gateway của
Lora.
3. Gateway Lora tập hợp lại dữ liệu từ tất cả đn đường xung quanh khu vực.
4. Các sensor cho các ứng dụng thành phố thông minh khác kết nối đến cùng
gateway.
5. Gateway gửi thông tin đến Cloud, tại đó dữ liệu được xử lý bởi ứng dụng server
(application server).

59
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

6. Application server kiểm soát chiếu sáng.


7. Server gửi thông báo bảo dưỡng khi đn cháy bóng hoặc các vấn đề khác.
3.2 Ứng dụng thành phố thông minh ở Hàn Quốc
3.2.1 Khu giao thương miễn phí Inchone
Sự phát triển này bao gồm Thành phố Thương mại quốc tế Songdo. Nó được xây
dựng trên một bán đảo ở bờ biển của Seoul và nó bao gồm văn phòng, nhà ở, khu mua
sắm, khách sạn và không gian cộng đồng.[16]
Cisco, một công ty công nghệ thông tin lớn của Mỹ, đã được giao nhiệm vụ lắp
đặt cáp sợi quang cho thành phố để kết nối các hệ thống khác nhau giữ Songdo hoạt
động. TelePresence sẽ được lắp đặt trong nhà, văn phòng, bệnh viện và trung tâm mua
sắm để mọi người có thể gọi điện video bất cứ nơi nào họ muốn. Cảm biến được gắn
trên đường phố và trong nhà để giám sát mọi thứ từ nhiệt độ đến trạng thái trên đường
cho phép thành phố để hoạt động hiệu quả và nhanh chóng phản ứng lại các vấn đề phát
sinh. Những cảm biến này cũng theo dõi những thứ như cháy và an toàn trong nhiều tòa
nhà, và kiểm soát mực nước và chất lượng tại Công viên Trung tâm của Songdo. Những
thông tin này có thể được chuyển thành báo động cho người dân biết khi nào một chiếc
xe bus đến bến hoặc thông báo chính quyền khi xuất hiện hành vi phạm tội. Thẻ RFID
trên xe ô tô sẽ đảm bảo việc nới lỏng tắc nghẽn bằng cách quản lý giao thông đường bộ;
đn giao thông sẽ được sử dụng đn LED rất hiệu quả. Điện năng tiêu thụ của ngôi nhà
và các thiết bị điện của họ được theo dõi tự động để nắm rõ hơn về cách thức người dân
sử dụng năng lượng và thích ứng lưới điện để cung cấp cung và cầu kết hợp hiệu quả.
Hơn nữa, khoảng 40% của Songdo sẽ là không gian xanh, bao gồm cả thảm thực vật trên
mái nhà để giúp làm mát thành phố. Bẫy nước mưa và việc tái chế 'nước xám' từ bồn rửa
và máy rửa chén sẽ làm giảm nhu cầu nước sạch. Xe chở rác cũng sẽ là quá khứ với một
hệ thống thu gom chất thải khí nén mà hút ẩm và làm khô rác rồi đưa thẳng đến bãi chứa
thông qua một mạng lưới ống.

60
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 3.8: Trường hợp tham khảo của dụng cụ đo thông minh.
Hình 3.8 khái quát các thiết bị đo thông minh của thành phố thương mại quốc tế
Songdo.
3.3 Ứng dụng thành phố thông minh ở Châu Âu
3.3.1 Smart city ở Hà Lan
Vào 2016, Amsterdam được trao giải thưởng “Giải thưởng Trung tâm sáng tạo
Châu Âu”. Amsterdam đã đặc biệt thành công trong quy hoạch đô thị, với thực tế là mọi
cư dân thành phố đều tiếp cận với điều kiện vệ sinh có thể chấp nhận. Với cộng đồng
khởi nghiệm dày dạn kinh nghiệm, Amsterdam đã thành lập các chương trình nuôi dưỡng
thành công như StarupDelta và Startup Amsterdam. Nỗ lực của thành phố để giữ sự đổi
mới và sử dụng năng lượng tái tạo bao gồm xe tải điện để thu gom rác, cùng với tấm pin
mặt trời nạp năng lượng cho phòng chờ xe bus, bảng dán thông báo và đn. Hàng ngàn
doanh nghiệp và hộ gia đình đã được sửa đổi bằng cách lợp mái bằng năng lượng hiệu
quả, tự động làm mờ các thiết bị ánh sáng, đồng hồ thông minh và đn LED năng lượng
cực thấp.
3.3.2 Smart city ở Thuỵ Điển
Stockholm được vinh danh là Trung tâm xanh của Châu Âu vào 2010 bởi hội
đồng ủy ban Châu Âu. Hơn nữa, Stockholm là thành phố đầu tiên giới thiệu dịch vụ di
động 4G/LTE. Stockholm xếp hạng cao về cư dân (cư dân thành phố tái chế khoảng
100kg chất thải một người), số hóa của chính phủ và tốc độ internet. Mạng lưới giao

61
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

thông công cộng phức tạp bao gồm phà, tàu tốc độ cao, lên đến 2000 xe bus thành phố,
1000 tàu địa phương và xe điện (đa số chúng chạy trên năng lượng sạch). Đa số phương
tiện giao thông sử dụng nhiên liệu từ 2 nhà máy xử lý nước thải sản xuất biodiesel. Thành
phố cung cấp mức giảm thuế cho công ty lắp đặt sensor có chức năng tắt đn khi tòa nhà
không có người. Stockholm còn có 3000 công ty công nghệ sạch mục tiêu giúp thành
phố xanh sạch hơn.

Hình 3.9: Thành phố thông minh ở Stockholm


3.4 Kết luận chương
Trong chương này, tôi đã trình bày các ứng dụng của LoRa trong thành phố thông
minh và giới thiệu về các thành phố thông minh trên thế giới. Các ứng dụng trong thành
phố thông minh rất đa dạng, phong phú, có ý nghĩa thực tiễn cao phục vụ và giúp nâng
cao đời sống người dân, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

62
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Chương 4: Ứng dụng LoRa ở Việt Nam, các dự án


đang nghiên cứu và thực hiện
4.1 Các nghiên cứu và triển khai mạng LoRa ở Việt Nam
Hiện nay, công nghệ LoRa còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Xu hướng IOT ở Việt
Nam đang bắt đầu phát triển và công nghệ được sử dụng phổ biến nhất vẫn là wifi, 3G/4G,
zigbee, …Hiện tại ở nước ta vẫn chưa có một dự án IOT nào sử dụng công nghệ LoRa
được triển khai và đưa vào thực tế. Việc sử dụng băng tần của LoRa cũng chưa được Bộ
Thông Tin và Truyền Thông cấp phép sử dụng. Đây là một công nghệ rất mới ở Việt
Nam và vì vậy việc sử dụng công nghệ này đang ở mức độ nghiên cứu và phát triển tại
các phòng Lab của các trường đại học. Mới đây, tập đoàn công nghệ viễn thông quân
đội Viettel cũng đang quan tâm và phát triển công nghệ này tại Việt Nam.
4.2 Băng tần LoRa tại Việt Nam
Băng tần sử dụng LoRa ở Việt Nam được bộ Thông tin và Truyền thông quy định
qua thông tư: Quy định danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép
sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác ngày 26 tháng 12 năm
2016.[17]
Theo đó, điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị dùng trong mục đích
chung được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện khi thoả mãn các yêu cầu:
- Băng tần 918 – 923 MHz, công suất phát hoặc trường từ tối đa của thiết bị
25mW . Đoạn băng tần từ 918 – 918.4 MHz được sử dụng làm băng tần bảo vệ
hệ thống thông tin vô tuyến điện sử dụng băng tần liền kề. Tổ chức, cá nhân có
liên quan không cài đặt thiết bị hoạt động ở đoạn băng tần này
Theo như yêu cầu trên, ta thấy LoRa được phép sử dụng ở dải tần số từ 918.5
MHz đến 923 MHz vì công suất phát cao nhất là 14dBm (25mW), thoả mãn quy định
trên.

63
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

4.3 Dự án Airmap sử dụng module LoRa M2B


4.3.1 Khái quát về dự án
Nhận biết được xu hướng phát triển của công nghệ, lab SPARC của thầy Hàn Huy
Dũng cũng có các nhóm sinh viên thực hiện nghiên cứu và triển khai dự án IOT sử dụng
công nghệ LoRa. Trong đó có dự án Airmap – bản đồ chất lượng không khí tại Hà Nội
Hà Nội luôn nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới theo
như trang đánh giá ch số ô nhiễm không khí aqicn.org dựa trên các ch số không khí như
nồng độ CO2, SO2, bụi PM2.5, Ozone, NO2. Tuy nhiên số trạm quan trắc không khí tại
Hà Nội rất ít vì vậy đòi hỏi cần có nhiều trạm đo không khí để có thể theo dõi và đánh
giá một cách chính xác mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội
Từ ý tưởng trên nhóm nghiên cứu đã thực hiện dự án Airmap – bản đồ chất lượng
không khí tại Hà Nội, một dự án IOT sử dụng công nghệ truyền nhận LoRa
4.3.2 Tổng quan hệ thống

Hình 4.1: Sơ đồ khối hệ thống


Hình 4.1 miêu tả tổng quát các phần của hệ thống:
Các trạm đo gồm các cảm biến không khí CO2, SO2, bụi PM2.5, PM10 được đo
đạc, xử lý bằng vi điều khiển STM32, sau đó dữ liệu sẽ được truyền bằng công nghệ
LoRa lên một trạm Gateway. Gateway chuyển dữ liệu lên Server để lưu trữ. Server trả

64
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

về API để hiển thị các thông tin về ch số chất lượng không khí (AQI) lên app trên điện
thoại hoặc hiển thị lên website.
4.3.2.1 Chỉ số AQI
Air Quality Index (AQI) là ch số chất lượng không khí, được tính bằng trung
bình cộng của các ch số nồng độ các khí: SO2, NO2, CO, O3, bụi PM2.5 và PM10,
nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, được biểu diễn qua một thang điểm theo 6 mức độ với 6 màu sắc khác nhau từ tốt
(good) đến nguy hiểm (hazardous) theo như bảng 4.1 dưới đây.
Bảng 4.1: Chỉ số AQI

Nhóm điểm Chất lượng Ảnh hưởng sức khỏe Màu cảnh
không khí báo

0-50 Tốt Không ảnh hưởng

51-100 Trung bình Không ảnh hưởng

Nhóm nhạy cảm nên giới hạn thời


101-200 gian bên ngoài
Kém

Nhóm nhạy cảm không nên ra ngoài,


201-300 những người khác nên hạn chế ra
Xấu ngoài

>300 Nguy hại Mọi người nên ở trong nhà

4.3.2.2 Phương pháp tính toán chỉ số AQI


Tại mỗi trạm AQI sẽ được tính cho từng chất theo 2 loại là AQI theo giờ và AQI theo
ngày. Công thức tính AQI theo giờ của chất i:
Cih
AQIih = *100 (4.1)
Shi

65
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Ci h : Nồng độ trung bình của chất i

Sih : Tiêu chuẩn môi trường cho phép của chất I

AQI theo từng loại sẽ có giá trị trung bình cộng các giá trị AQI của các trạm thuộc cùng
một loại. Ví dụ có 4 trạm ven đường thì AQI ven đường giao thông sẽ được tính như
sau:
AQIDO + AQIHB + AQITN + AQIBC
AQIGT = (4.2)
4
So sánh AQI max của tất cả các thông số trong trạm, giá trị AQI nào lớn nhất sẽ là ch
số chất lượng không khí của trạm quan trắc tương ứng trong ngày.
AQIi =Maxi ( AQIi ) (4.3)
Để có thể tính toán ch số AQI chính xác thì bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam đã
đưa ra bảng quy định tiêu chuẩn nồng độ các khí như bảng 4.2
Bảng 4.2 Tiêu chuẩn các nồng độ tại Việt Nam

STT Thông số Trung bình 1giờ Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ
1 CO 40 10 5
2 NO2 0,4 - 0,1
3 SO2 0,5 - 0,3
4 Pb - - 0,005
5 O3 0,2 - 0,06
6 Bụi 0,3 - 0,2

66
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Cấu trúc 1 node:

CO2
UART
sensor

SO2
UART
sensor
STM32
PM2.5 Microcon UART LoRa M2B
sensor troller
PM10
UART
sensor

Temperature
& Huminity ADC

Hình 4.2: Cấu trúc 1 node


Hình 4.2 miêu tả khái quát cấu trúc của 1 node hay 1 trạm đo không khí bao gồm
các thành phần như sau:
− Khối nguồn: sử dụng IC LM7805 và AMS1117 cung cấp điện áp 5V và 3.3V
− Khối cảm biến: sử dụng cảm biến SO2, NO2, nhiệt độ, độ ẩm, bụi PM2.5 và
PM10
− Khối truyền dữ liệu: sử dụng module LoRa M2B
− Khối vi điều khiển: sử dụng STM32F103
4.3.3 Module LoRa M2B
Module LoRa M2B là một sản phẩm của công ty TNHH truyền thông M2B
Tsutsumi được công ty phát triển và thử nghiệm cho các hệ thống ở châu Á và châu Phi,
trong các lĩnh vực về nông nghiệp, chăn nuôi, phòng chống thiên tai bằng việc thu thập

67
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

dữ liệu từ các cảm biến và gửi về server phân tích. Sản phẩm hướng tới sử dụng ở các
vùng núi hay vùng đảo, nơi kết nối 3G, LTE hay Enthernet còn hạn chế.
Hiện tại sản phẩm của công ty đang trong quá trình thử nghiệm và được cung cấp
cho nhóm sinh viên thực hiện dự án Airmap của thầy Hàn Huy Dũng để triển khai một
hệ thống IOT hoàn chnh.

Hình 4.3: Cấu trúc của module M2B


Hình 4.3 mô tả cấu trúc của module M2B bao gồm vi xử lý STM32L151 và chip
điều chế Lora Semtech SX1276 là chip thuộc họ SX12xx đã được miêu tả chi tiết ở
chương 2.

68
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 4.4: Bảng thông số kỹ thuật của module M2B


Hình 4.4 mô tả chi tiết các thông số kỹ thuật của module LoRa M2B. Băng tần
hoạt động là 902 ~ 928Mhz, tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 5469 bps, giao tiếp qua UART,
công suất tối đa 19 dBm ở 915Mhz.
4.3.4 Kiểm tra truyền nhận bản tin LoRa M2B và Multiconnect
4.3.4.1 Kiểm tra khoảng cách truyền nhận module M2B và Multiconnect
4.3.4.1.1 Điều kiện thực nghiệm
- Ngày 15/04/2017, thời tiết test không mưa, nhiều mây. Nhiệt độ 25 độ C, độ ẩm
62%.
- Đối tượng dùng để test: Lora M2B và Multiconnect
4.3.4.1.2 Thiết lập tham số cho các module
a) Lora Multitech
- Tần số phát Lora: 868 Mhz
- Công suất phát của node Lora: 11 dBm
- Tốc độ truyền dữ liệu: 1.76 kpbs

69
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

b) Lora M2B
- Tần số phát 920 Mhz
- Công suất phát của node Lora: 19 dBm
- Tốc độ truyền dữ liệu: 5.47 kbps
4.3.4.1.3 Cách thức tiến hành
Bước 1: Đặt Gateway tại tầng 11 thư viện Tạ Quang Bửu – Đại Học Bách Khoa
Hà Nội.
Bước 2: Đặt Lora trên xe máy và cho xe chạy với vận tốc 20km/h, xung quanh
Hà Nội, theo tuyến đường đã được định trước.
Bước 3: Cho Lora gửi tín hiệu đi với thời gian là 10s một lần, đồng thời ghi lại
các giá trị GPS tại từng thời điểm gửi dữ liệu.
Bước 4: Tín hiệu nếu Gateway thu được sẽ được gửi lên Server để lưu lại.
Bước 5: Lấy tín hiệu thu được trên Server, kiểm tra nó với thời gian lưu giá trị
GPS tại node, lấy các dữ liệu về GPS đó và vẽ lên bán kính tín hiệu.
4.3.4.1.4 Kết quả

Hình 4.5: Kết quả kiểm tra khoảng cách của LoRa M2B

70
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Dựa vào hình 4.5 ta thấy rằng dữ liệu thu được tốt nhất là quanh khu vực Bách
Khoa, tín hiệu xa nhất thu được cách gateway khoảng 9 km. Điều này có thể lý giải bởi
vì độ dài tín hiệu của LoRa M2B truyền đi ngắn, ch có 22 byte và tốc độ truyền cũng
chậm hơn dẫn đến khoảng cách truyền khá xa. Tuy nhiên cũng bởi vì tốc độ truyền chậm
dẫn đến khả năng mất gói tin trở lên cao. Như hình 4.5 ta có thể thấy ở các khu vực
thoáng và ít vật cản như cầu Vĩnh Tuy như phía bến xe Giáp Bát thì thu được kết quả,
còn phía chợ Mơ, Time City thì không có tín hiệu.

Hình 4.6: Kết quả test khoảng cách ngày 15/4/2017 của Lora Multitech
Kết quả test vào ngày 15/4/2017 với Lora Multitech được thể hiện trên hình 4.6
trong đó các điểm đánh dấu xanh là các điểm tại đó thu được tín hiệu Lora. Nhìn vào đó
ta có thể thấy vùng tín hiệu của Lora khá xa tầm 3km. Khu vực phía Xã Đàn thì tín hiệu
kém hơn do phía sau Gateway có một bức tường chắn sóng, tuy nhiên khu vực hồ Đền
Lừ tín hiệu thu được khá kém mà tại đó không bị chắn bởi các tòa nhà cao. Khu vực xa
nhất mà vẫn nhận được tín hiệu là tại chân cầu Vĩnh Tuy (5km). Tín hiệu thu được từ
Lora khá ổn định tại các khu vực xa, không bị chênh lệch quá nhiều.

71
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

So sánh kết quả lần này của LoRa Multitech so với LoRa M2B của dự án Airmap,
ta thấy rằng: khả năng truyền gói tin của LoRa Multitech rất tốt, tốt hơn nhiều so với
LoRa M2B. Các điểm xanh đánh dấu vị trí gói tin truyền được với cùng 1 điều kiện thì
dày đặc hơn so với LoRa M2B. Tuy nhiên khoảng cách xa nhất LoRa Multitech có thể
truyền được là 6km trong khi với LoRa M2B là 9km.
Không dừng lại ở đó, nhóm tiếp tục đi kiểm tra lại vào ngày 30/4/2017 với mong
muốn sẽ thu được kết quả tốt hơn.

Hình 4.7: Bản đồ kết quả kiểm tra khoảng cách truyền của 2 module LoRa Multitech
và LoRa M2B
Kết quả kiểm tra truyền nhận lại của cả 2 module LoRa được thể hiện bằng bản
đồ trên hình 4.7. Bên trái là kết quả của LoRa Multitech, bên phải là của LoRa M2B.
Ta có thể thấy ở lần kiểm tra thứ 2 này LoRa M2B có kết quả tương tự lần 1, tuy nhiên
LoRa Multitech lại có sự cải thiện đáng kể khi vẫn giữ được t lệ mất gói thấp và khoảng
cách truyền nhận xa nhất đã lên tới 9km, tương đương với LoRa M2B.
Với lần đo lại này, ta có thể thấy ưu điểm vượt trội của 1 sản phẩm đã thương mại
hoá như LoRa Multitech và sản phẩm còn đang trong quá trình thử nghiệm như LoRa
M2B.
4.3.4.2 Kiểm tra mất gói bản tin
4.3.4.2.1 Điều kiện thực nghiệm
- Đối tượng dùng để test: Lora M2B
- Thời tiết không mưa, trời nắng
- Địa điểm kiểm tra là trong thành phố Hà Nội
72
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

4.3.4.2.2 Thiết lập tham số


- Tốc độ truyền dữ liệu: 5,47 kbps
- Công suất phát: 19dBm
- Tần số phát: 920 Mhz
4.3.4.2.3 Cách thức tiến hành
Bước 1: Đặt Gateway lại tầng 11 thư viện Tạ Quang Bửu Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Bước 2: Cho node Lora M2B di chuyển trên xe máy với vận tốc 20 km, trong quá trình
đó Lora vẫn liên tục truyền bản tin.
Bước 3: Tiến hành đếm số bản tin nhận được, so sánh với tổng số bản tin gửi đi để tính
tổng số bản tin bị mất.
Bước 4: Để đánh giá số lượng mất gói tin, nhóm lấy kết quả thu được tại hai điểm đó là
tại khu vực Xã Đàn và khu vực hồ Đền Lừ.

Hình 4.8: Khu vực chọn để tính toán số gói tin bị mất
Hình 4.8 là các khu vực nhóm lựa chọn để tính toán gói tin bị mất. Hai khu vực
này được đánh dẩu như trên bản đồ. Lý do mà nhóm chọn ai khu vực này để xử lí kết
quả cho mất gói tin đó là do 2 khu vực này gần với điểm đặt Gateway- Bách Khoa, tuy
nhiên tín hiệu thu được từ hai khu vực này khá ít. Khu vực Xã Đàn thì thì bị chắn bởi 2

73
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

bức tường ngay sau Gateway, còn khu vực hồ Đền Lừ có nhiều chung cư che chắn, chọn
hai điểm này giúp kiểm tra độ mất gói của Lora M2B khi bị cản trở. Riêng tại khu vực
hồ Đền lừ thì nhóm thử nghiệm với hai lần phát.
4.3.4.2.4 Kết quả
Kết quả test mất gói tin được thể hiện trong bảng 4.3:
Bảng 4.3: Bảng kết thử nghiệm mất gói tin ngày 30/4/2017
STT Địa điểm Thời gian Thời gian Tổng số Số gói Số gói
bắt đầu gửi kết thúc gửi gói gửi nhận mất
đi được

1 Đền Lừ 14:58:43 15:44:06 273 137 136


2 Đền Lừ 16:35:00 16:41:24 39 10 29
3 Xã Đàn 16:51:00 16:59:03 50 15 35

Ở lần test đầu tiên, khu vực hồ Đền Lừ thời điểm bắt đầu tính là 14 giờ 58 phút
43, thời gian kết thúc là 15 giờ 44 phút 06. Trong khoảng thời gian đó tổng số gói tin gửi
đi là 273 gói, nhưng ch nhận được tại Gateway có 137 gói tức là đã mất 136 gói. Tiếp
theo vẫn ở khu vực này gửi đi 39 gói tin thì nhận về được 10 gói tin mất đi tới 29 gói tin.
Và cuối cùng là test tại khu vực Xã Đàn, nhóm cho gửi đi tất cả là 50 gói tin nhưng ch
thu về được 15 gói tin, mất tới tận 35 gói tin. Do phải di chuyển nhiều, thực hiện nhiều
bài test nối tiếp nhau nên nhóm không có nhiều thời gian cho việc này và ch có thể test
với số lượng hạn chế.
4.3.4.3 Kiểm tra độ trễ bản tin
4.3.4.3.1 Điều kiện thực nghiệm
- Đối tượng test: Lora M2B
- Thời tiết không mưa, trời nắng.
- Địa điểm test trong thành phố Hà Nội.
4.3.4.3.2 Thiết lập tham số
- Tốc độ truyền dữ liệu: 5,47 kbps
- Công suất phát: 19dBm

74
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

- Tần số phát: 920 Mhz


4.3.4.3.3 Cách thức tiến hành
Bước 1: Đặt Gateway lại tầng 11 thư viện Tạ Quang Bửu Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Bước 2: Cho node Lora M2B di chuyển trên xe máy với vận tốc 20 km, trong quá
trình đó Lora vẫn liên tục truyền bản tin.
Bước 3: Ghi lại thời gian bắt đầu truyền bản tin và gửi thông số này vào bản tin truyền
đi, ghi lại thời gian Gateway nhận được bản tin để so sánh với thời gian gửi bản tin.
Ghi lại thời gian Server nhận được bản tin để so sánh với thời gian nhận được bản tin
tại Gateway.
4.3.4.3.1 Kết quả

Hình 4.9: Kết quả về thời gian trễ của tín hiệu từ node về Gateway
Kết quả về thời gian trễ của tín hiệu truyền từ node về Gateway được mô tả như
trong hình 4.9. Nhìn vào hình chúng ta có thể thấy là thời gian trễ của bản tin lại lúc
Gateway nhận được bản tin thường là 2s và 3s, có những lúc lên đến 4s thậm trí 5s.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do trong quá trình test, node Gateway liên tục di
chuyển thay đổi vị trí (với tốc độ vừa phải không quá nhanh), điều này làm thay đổi
khoảng cách đến Gateway. Bên cạnh đó việc di chuyển cũng làm thay đổi địa hình xung
quanh node, khi đi vào khu vực nhiều vật chắn như các toà nhà cao tầng sẽ có thể cản
trở hoàn toàn tín hiệu, hoặc nếu không thì cũng tăng độ trễ của tín hiệu.
75
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Hình 4.10: Kết quả về thời gian trể của tín hiệu từ Gateway lên Server
Thời gian trễ của tín hiệu khi gửi từ Gateway lên Server được mô tả trong hình
4.10. Nhìn vào hình, ta thấy thời gian này liên tục thay đổi, không đều như thời gian từ
Lora đến Gateway. Nhưng thời gian trễ vẫn chủ yếu xoay quanh hai mốc chính là 1s đến
2s, thi thoảng thì nhảy vọt lên đến 8s, 9s hay thậm trí tận 13s, lớn hơn nhiều so với thời
gian trễ lớn nhất tại Gateway.
Nguyên nhân là do trong quá trình test, vì lí do vị trí đặt Gateway tại tầng 11 không tể
kéo dây, cho nên nhóm đã sử dụng mạng 3G để cấp cho hệ thống. Chính vì việc phải gửi
tín hiệu không dây 3G từ Gateway lên Server dẫn đến tình trạng thời gian trễ chập chờn
và thậm trí nhảy vọt lên như thế.
4.3.4.4 Kiểm tra bản tin ACK
4.3.4.4.1 Điều kiện thực nghiệm
- Trong nhà
- Khoảng cách module Lora đến Gateway là 2m và 5m.
- Tần số phát của Lora 868MHz.
- Công suất phát Lora: 11 dBm.
- Công suất phát Gateway: 26 dBM.

76
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

4.3.4.4.2 Cách thức tiến hành


- Cho module Lora truyền liên tục 5000 bản tin cách nhau 10s.
- Đếm số bản tin Ack mà Module Lora nhận được về.
4.3.4.4.3 Kết quả
Thử nghiệm tiếp theo là với khoảng cách 5m, với khoảng cách này kết quả thu
được đã rất khả quan, khi truyền đi 5000 bản tin thì nhận về được 4801 bản tin.

4%

Tỷ lệ nhận được gói tin


ack
Tỷ lệ không nhận được
gói tin ack

96%

Hình 4.11: Tỷ lệ nhận được gói tin ack với khoảng cách 5m
Hình 4.11 mô tả kết quả test tại vị trí 5m, với màu xanh là nhận được tín hiệu ack,
còn màu cam là không nhận được ack. Tỷ lệ gói tin ack nhận được đã tăng lên 96% thực
sự ấn tượng, với kết quả này thì nhóm sẽ tiếp tục sử dụng giao thức Stop and Wait vào
trong phía bên truyền, để có thể hạn chế nốt các gói tin lỗi.
4.3.4.5 Kiểm tra truyền nhận 1 node tới Gateway
4.3.4.5.1 Điều kiện thực nghiệm
- Trong phòng 618 – Thư viện Tạ Quang Bửu.
- Node đặt cách Gateway: 5 m.
- Node đặt cách mặt đất: 1 m.
- Gateway cách mặt đất: 1 m
- Truyền: 100 bản tin từ node.
- Thời gian mỗi bản tin cách nhau: 5 s.

77
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

4.3.4.5.2 Kết quả


Bảng 4.4: Kết quả truyền từ 1 node
Tổng số gó
góii ttruy
ruy
ruyềền đi Nh
Nhận
ận đượ
đượcc Mất gói Trùn
Trùng
g ggói
ói
1000 998 2 180
Số liệu trong Bảng 4.4 cho thấy với khoảng cách truyền ngắn, trong tầm nhìn
thẳng thì khả năng mất gói giữa node và gateway hầu như không có.
4.3.4.6 Kiểm tra truyền nhận nhiều node tới Gateway
4.3.4.6.1 Điều kiện thực nghiệm
- Trong phòng 618 – Thư viện Tạ Quang Bửu.
- Node đặt cách gateway: 5 m.
- Node đặt cách mặt đất: 1 m.
- Gateway đặt cách mặt đất: 1 m.
- Truyền: 500 bản tin từ node.
- Thời gian mỗi bản tin cách nhau: 11 s.
- Hai node đặt cách nhau: 20 cm.
- Thời gian truyền: Đồng thời.

4.3.4.6.2 Kết quả


Bảng 4.5: Kết quả truyền bản tin từ nhiều node
No
Node
de ID Tổng số gó
góii ttruy
ruy
ruyềền đi Số ggói
ói nhận đượ
đượcc Mất gói
06000832 500 gói 468 gói 32 ggói
ói
060
060007
007
007be
be 500 gói 465 gói 35 ggói
ói
Số liệu trong bảng 4.5 cho thấy khi hai node truyền đi 500 bản tin đồng thời tới
Gateway thì số gói nhận được tương đối cao. Từ đây, có thể nhận thấy rằng Gateway có
thể nhận đồng thời được những bản tin đến cùng một thời điểm, điều này rất cần thiết
đối với Gateway khi kết nối nhiều node với nhau.

78
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

4.3.4.7 Nhận xét và đánh giá


Với những kết quả thu ở trên, công nghệ truyền không dây LoRa là công nghệ
chính để phát triển hệ thống IoT với khả năng truyền xa đạt được là 9 km, khả năng nhận
gói tin đồng thời từ các node gửi đến gateway tương đối cao.
4.3.5 Các thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án Airmap
4.3.5.1 Thuận lợi
Trong quá trình thực hiện dự án Airmap với module LoRa M2B, nhóm đã có được
những thuận lợi nổi bật như được sự tài trợ các thiết bị từ thầy Hàn Huy Dũng cũng như
các thầy cô các phòng Lab khác. Ngoài ra các thành viên của nhóm đều là các bạn sinh
viên trẻ, tài năng, sẵn sàng muốn thử thách bản thân, vượt qua những khó khăn. Nhóm
cũng được gặp gỡ và hỗ trợ từ giáo sư bên Nhật Bản về LoRa M2B. Đây là dự án tâm
huyết và được đầu tư khá lớn từ đầu, là bước tiền đề để dự án phát triển đạt những thành
công nhất định.
4.3.5.2 Khó khăn
Bên cạnh nhưng thuận lợi nhóm có là rất nhiều những khó khăn khi thực hiện dự
án này. Đó là các kiến thức về LoRa còn khá ít do đây là công nghệ chưa được sử dụng
ở Việt Nam, còn các quốc gia sử dụng nhiều công nghệ này thường không công khai các
tài liệu về nó. Đây là một thử thách cho nhóm trong việc triển khai mạng LoRa. Bên
cạnh đó, chất lượng cảm biến đo không đồng đều dẫn đến việc hiệu chnh và xử lý dữ
liệu gặp khó khăn, các cảm biến gây tiêu tốn điện làm thiết bị không đáp ứng việc chạy
bằng pin trong thời gian dài. Các em sinh viên còn bận việc học và thi trên trường nên
nhiều thời gian dự án bị chậm trễ về tiến độ. Và còn rất nhiều những khó khăn khác nữa
mà nhóm phải đối mặt. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực và quyết tâm thực hiện, cũng như sự
giúp đỡ của các thầy cô đặc biệt là thầy phụ trách TS. Hàn Huy Dũng mà nhóm đã từng
bước vượt qua và đến thời điểm này, dự án đã tương đối thành công.

79
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

4.3.6 Kết quả đạt được

Hình 4.12: Kết quả mạch phần cứng


Hình 4.12 là kết quả mạch phần cứng của hệ thống. Ba mạch đã chạy 1 tháng liên
tục, 15 phút truyền dữ liệu một lần và không bị mất gói với khoảng cách truyền là 5m.
4.3.7 Đóng góp của tác giả trong dự án Airmap
Với trách nhiệm nghiên cứu về công nghệ LoRa, tôi là người chịu trách nhiệm
tổng hợp các kiến thức về công nghệ LoRa. Đóng góp quan trọng nhất của tôi là về phần
truyền dữ liệu từ LoRa lên Gateway cũng như các nhiệm vụ đi kiểm tra khoảng cách
truyền nhận thực tế của module LoRa, kiểm tra trễ bản tin, mất gói, truyền nhận đa bản
tin đến gateway từ đó đưa ra các kết quả cụ thể của việc triển khai công nghệ LoRa cho
dự án.
4.3.8 Kết luận và hướng phát triển
Dự án Airmap bước đầu đã thực hiện thành công khi áp dụng được công nghệ khá
mới mẻ là LoRa vào để trở thành một hệ thống IOT khá hoàn chnh. Trong tương lai dự
án có khá nhiều triển vọng để triển khai vào thực thế. Đây cũng là tiền đề để các ứng
dụng IOT khác sử dụng công nghệ truyền nhận LoRa vì các tính năng ưu việt và hiệu
quả tối đa mà nó mang lại.

80
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

81
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

4.4 Kết luận chương


Trong chương này, tôi đã trình bày một cách chi tiết dự án IOT đang nghiên cứu
và phát triển trên lab SPARC sử dụng hai module LoRa khác nhau. tôi cũng trình bày
các bài kiểm tra về khoảng cách truyền nhận, độ mất gói, độ trễ của module LoRa, so
sánh với lý thuyết. Kết quả đạt được của dự án để thời điểm này là khá tốt, là bước tiền
đề để công nghệ LoRa phát triển mạnh hơn ở Việt Nam, giúp có thêm các ứng dụng hữu
ích và xây dựng thành phố thông minh ở Việt Nam.

82
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Chương 5: Kết luận


Qua luận văn này, tôi đã trình bày chi tiết công nghệ truyền dữ liệu không dây
LoRa, một công nghệ được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng IOT, bao gồm các ưu
điểm của LoRa so với các công nghệ truyền dữ liệu khác, tính bảo mật, điều chế, băng
tần sử dụng, ứng dụng trong các ứng dụng IOT cụ thể. Đây là một công nghệ mới ở Việt
Nam, hiện vẫn chưa được sử dụng thương mại. Đặc biệt, luận văn trình bày các dự án
IOT sử dụng công nghệ truyền LoRa của các bạn sinh viên lab SPARC – phòng 618 thư
viện Tạ Quang Bửu do TS. Hàn Huy Dũng hướng dẫn. Các dự án đang được triển khai
và kết quả ban đầu khá khả quan, mở ra triển vọng phát triển công nghệ này nhiều hơn
ở các trường đại học, từ đó mở rộng phát triển bên ngoài thực tế.
Trong tương lai, tôi hi vọng sẽ có nhiều dự án IOT hơn nữa sử dụng công nghệ
LoRa, mang lại nhiều giá trị cho sự phát triển nền công nghiệp 4.0. Tôi cũng mong đợi
rằng luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo quý báu cho các bạn sinh viên, cho các thầy
cô, các doanh nghiệp đang tìm kiếm và muốn sử dụng công nghệ LoRa tiên tiến trong
các dự án của mình.

83
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

Tài liệu tham khảo

[1] T. Chou, Precision: Principles, Practices and Solutions for the Internet of Things.
Crowdstory, 2016.
[2] R. Buyya and A. V. Dastjerdi, Internet of Things: Principles and Paradigms.
Amsterdam: Elsevier, 2016.
[3] LoRa Alliance, A technical overview of LoRa and LoRaWAN. Oregon, 2015.
[4] D. Hanes, G. Salgueiro, P. Grossetete, R. Barton, and J. Henry, “IoT
Fundamentals: Networking Technologies, Protocols, and Use Cases,” Indiana
Cisco Press, 2017.
[5] Semtech, “LoRa Application Cities,” 2018. [Online]. Available:
https://www.semtech.com/technology/lora/lora-applications#cities.
[6] P. C. Duc, Low-Power, Long-Range for IoT. France, 2016.
[7] H. Chaouchi, The Internet of Things: Connecting Objects to the Web. Hoboken:
John Wiley & Sons, 2013.
[8] K. Whitehouse, A. Woo, F. Jiang, J. Polastre, and D. Culler, “Exploiting the
capture effect for collision detection and recovery,” Embed. Networked Sensors,
pp. 45–52, 2005.
[9] J. Daemen and V. Rijmen, “The Design of Rijndael: AES - The Advanced
Encryption Standard,” Berlin Springer Sci. Bus. Media, 2001.
[10] D. R. Stinson, Cryptography: Theory and Practice, Third. Florida, 2005.
[11] D. M. Piscitello, Open Systems Networking: TCP/IP and OSI. Boston: Addison-
Wesley Publishing Company, 1993.
[12] D. Torrieri, Principles of Spread-Spectrum Communication Systems 4th. Berlin:
Springer, 2018.
[13] H. Hur, “Chirp Spread Spectrum-based Indoor Localization,” 2009.
[14] T. Voigt, M. Bor, U. Roedig, and J. Alonso, “Mitigating Inter-network
Interference in LoRa Networks,” 2016.
[15] M. Abbas, “IOT For Smart Living.” .
84
Công nghệ Lora cho các ứng dụng IoT Đào Xuân Hiệp –KTVT2015B

[16] Agentschap NL Ministerie van Economische Zaken, Smart Cities in South Korea.
2014.
[17] “Thongtu-46-2016,” 2016. [Online]. Available:
http://mic.gov.vn/Upload/VanBan/Thong-tu-46-2016-btttt.signed.pdf. [Accessed:
26-Mar-2018].

85

You might also like