You are on page 1of 100

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


-------------------------------------

LÊ XUÂN GIAO

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ


MÔ HÌNH MIMO ÁP DỤNG CHO 4G

Chuyên ngành : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ


Mã số : 60.52.70

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học :TS. NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG

Hà Nội - 2008
MỤC LỤC
Trang
.....................................................................................................................................IV
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU...........................................................I
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ....................................................................................VI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...........................................................................VIII
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................IX
CHƯƠNG I...............................................................................................................XII
TỔNG QUAN VỀ MIMO MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HỆ MIMO
...............................................................................................................................XII
1.1 Tổng quan, khái niệm về MIMO, ưu, nhược điểm của hệ thống MIMO. .XII
1.1.1 Tổng quan, khái niệm về MIMO........................................................XII
1.1.2 Ưu điểm MIMO................................................................................XIV
1.1.3 Nhược điểm MIMO............................................................................XV
1.2 Một số khái niệm cơ bản trong hệ MIMO.................................................XV
1.2.1 Tài nguyên truyền dẫn........................................................................XV
1.2.2 Trực giao căn bản: Thời gian , tần số, mã.........................................XV
1.2.3 Phân tách không gian hay phân cực...................................................XV
1.2.4 Beamforming-Kỹ thụật hướng búp sóng, Beamfomer- tạo búp sóng
.......................................................................................................................XV
1.2.4.1 Beamforming................................................................................XV
1.2.4.2 Beamformer.................................................................................XVI
1.2.5 Khái niệm thiết kế hệ MIMO theo dạng Modul..............................XVII
1.2.6 Kỹ thuật đổ dầy nước và chất tải bit..............................................XVIII
1.2.7 Các khái niệm về phân tập.............................................................XVIII
1.2.7.1 Phân tập đa đường.......................................................................XIX
1.2.7.2 Phân tập vĩ mô.............................................................................XIX
1.2.7.3 Phân tập thời gian.........................................................................XX
1.2.7.4 Phân tập anten thu........................................................................XX
1.2.7.5 Phân tập anten phát.......................................................................XX
CHƯƠNG II...........................................................................................................XXII
NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ LỘ TRÌNH TIẾN TỚI 3G VÀ
4G CỦA MẠNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN TRÊN THẾ GIỚI.....................XXII
2.1 Tổng quan mạng TT vô tuyến hiện tại....................................................XXII
2.2 Nghiên cứu lộ trình tiến tới mạng TT vô tuyến 3G & 4G của mạng thông
tin vô tuyến trên thế giới...............................................................................XXIII
2.2.1 Tổng quan kế hoạch nghiên cứu phát triển E- UTRAN của LTE trong
3GPP.........................................................................................................XXIII
2.2.2 Lộ trình tiến tới mạng TT vô tuyến 3G & 4G của mạng thông tin vô
tuyến trên thế giới.....................................................................................XXIV
2.2.2.1 Các tính năng chung của E – UTRAN....................................XXIV
2.2.2.2 Kiến trúc mô hình E- UTRAN..............................................XXVIII
2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu phát triển E- UTRAN và lộ trình tiến tới 4G.
....................................................................................................................XXX
2.2.3.1Kế hoạch nghiên cứu phát triển E- UTRAN..............................XXX
2.2.3.2 Lộ trình tiến tới 4G..................................................................XXXI
CHƯƠNG III.......................................................................................................XXXII
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ MÔ HÌNH MIMO ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG
TRONG VIỆC XÂY DỰNG MẠNG THÔNG TIN THẾ HỆ 4G................XXXII
3.1 Mô hình MIMO tổng quát....................................................................XXXII
3.2 Các mô hình hệ thống MIMO sử dụng kỹ thuật phân chia giá trị đơn
SVD(Singular Value Decomposition)........................................................XXXV
3.2.1 Mô hình hệ thống SVD MIMO....................................................XXXV
3.2.2 Mô hình hệ thống SVD MIMO tối ưu.................................................XL
3.2.3 Dung lượng kênh SVD MIMO.........................................................XLI
3.3 Các mô hình phân tập thu.......................................................................XLIII
3.3.1 Mô hình phân tập anten thu tổng quát............................................XLIII
3.3.2 Mô hình phân tập anten thu kết hợp chọn lọc.................................XLIV
3.3.3 Mô hình phân tập anten thu kết hợp tỷ lệ cực đại...........................XLVI
3.3.4 Mô hình phân tập anten thu kết hợp thu tỷ lệ cực đại với tách sóng khả
giống cực đại (MRRC- Maximum Ratio Receive Combining).............XLVII
3.4 Các mô hình phân tập phát.....................................................................XLIX
3.4.1 Mô hình phân tập anten phát tổng quát..........................................XLIX
3.4.2 Sơ đồ Alamouti hai anten phát với M anten thu...............................LIII
3.4.3 Mã khối không gian thời gian STBC tổng quát.................................LV
3.4.3.1 Thiết kế STBC.............................................................................LVI
3.4.3.2 Mã Alamouti.............................................................................LVII
3.4.3.3 Các STBC bậc cao.....................................................................LVII
3.4.3.4 Hệ thống phân tập lựa chọn anten thích ứng...............................LX
3.4.3.5 Tiền mã hóa phân tập tuyến tính.................................................LXI
3.5 Các mô hình MIMO ghép kênh không gian..........................................LXIII
3.5.1 D-BLAST (Diagonal-Bell-Labs Layered Space-Time: Mã không gian
thời gian phân lớp phòng thí nghiêm Bell theo đường chéo)..................LXIV
3.5.2 V-BLAST (Vertical-Bell-Labs Layered Space-Time: Mã không gian
thời gian phân lớp phòng thí nghiêm Bell theo chiều đứng)...................LXIV
3.5.3 W-STC (Wrapped STC: Mã không gian thời gian quấn nhau).......LXV
CHƯƠNG IV........................................................................................................LXVI
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MỘT SỐ MÔ HÌNH MIMO KHẢ
DỤNG CHO 4G DỰA TRÊN CÁC KẾT QUẢ MÔ PHỎNG.......................LXVI
4.1 Cấu hình và các tiêu chí thực hiện mô phỏng để đánh giá...................LXVII
4.2 Các mô hình và các giả thiết cho việc đánh giá..................................LXVIII
4.3 Các giá trị hiệu năng đối với LTE sử dụng các sóng mang 5MHz FDDLXX
4.4 Đánh giá LTE trong 3GPP dựa trên mô phỏng động..........................LXXII
4.4.1 Các yêu cầu hiệu năng của LTE....................................................LXXII
4.4.2 Đánh giá hiệu năng LTE................................................................LXXII
4.4.3 Hiệu năng LTE với sóng mang FDD băng thông 20 MHz..........LXXIII
4.5 Đánh giá lợi ích của kỹ thuật MIMO trong WiMAX.........................LXXIV
4.6 Kết luận...............................................................................................LXXVII
CHƯƠNG V....................................................................................................LXXVIII
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO........LXXVIII
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................LXXX
PHỤ LỤC...........................................................................................................LXXXI
TÓM TẮT LUẬN VĂN.......................................................................................XCVI
-I-

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU

3G Third Generation Mobile Hệ thống thông tin di động thế hệ


Communications System ba
3GPP 3rd Generation Partnership Project Đề án của các đối tác thế hệ ba
3GPP2 3rd Generation Partnership Project 2 Đề án thứ 2 của các đối tác thế hệ ba
4G Fourth Generation Mobile Hệ thống thông tin di động thế hệ
Communication System bốn
ACI Adjacent - Chanel Interference Nhiễu kênh liền kề
AMPS Advanced Mobile Phone System Hệ thống điện thoại DĐ tiên tiến
ARQ Automatic Repeat reQuest Yêu cầu phát lặp tự động
AWGN Additive White Gaussian Noise Tạp âm Gauss trắng cộng
BER Bit Error Rate Tỷ số bit lỗi
BLAST Bell Labs Layered Space-time Kiến trúc không gian thời gian
architecture phân lớp của phòng thí nghiệm Bell
BPSK Binary Phase Shift Keying Điều chế khóa dịch pha hai trạng
Modulation thái
CCI Co channel Interference Nhiễu đồng kênh
CSI Channel State Information Thông tin trạng thái kênh
CDF Cumulative Distribution Function Hàm phân bố tích lũy
CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã
D-BLAST Diagonal-Bell-Labs Layered Mã không gian thời gian phân lớp
Space-Time phòng thí nghiêm Bell theo đường
chéo
DOA Direction Of Arrival Tạo búp dựa trên phương tới
E-GPRS Enhanced General Packet Radio Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp cải
Service tiến
E-RAN Evolved Radio Access Network Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
phát triển
E- UTRAN Enhanced Universal Terrestrial Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất
Radio Access Network toàn cầu tăng cường
FEC Forward Error Correction Hiệu chỉnh lỗi trước
FDMA Frequency Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo tần số
Access
GERAN GSM EDGE Radio Access Mạng truy nhập vô tuyến GSM
Network EDGE
GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp
HARQ Hybrid Automatic Repeat reQuest Yêu cầu phát lại tự động lai ghép
HSDPA High Speed Downlink Packet Truy cập gói đường xuống tốc độ
Access cao
HSPA High Speed Packet Access Truy cập gói tốc độ cao
HSUPA High Speed Uplink Packet Access Truy cập gói đường lên tốc độ cao
Inter AS Inter Access System mobility Ký hiệu cho quản lý di động giữa
-II-

MM Management các hệ thống truy nhập


IMS IP Multimedia Subsystem Hệ thống con đa phương tiện IP
IMT International Mobile Thông tin di động quốc tế
Telecommunication
ISI Inter Symbol Interference Nhiễu giữa các ký hiệu
LTE Long Term Evolution Phát triển dài hạn
MIMO Multiple Input Multiple Output Nhiều đầu và nhiều đầu ra
MBMS Multimedia Broadcast Multicast Dịch vụ quảng bá đa phương tiện
Service
ML Maximum Likelihood Khả giống cực đại
MISO Multiple Input Single Output Nhiều đầu vào một đầu ra
MME Mobility Management Entity Thực thể quản lý di động
MMSE Minimum Mean Square Error Sai lỗi bình phương trung bình cực
tiểu
MRC Maximum Ratio Combiner Kết hợp tỉ lệ cực đại
MRRC Maximum Ratio Receive Kết hợp thu tỉ lệ cực đại
Combiner
MS Mobile Station Trạm gốc
NACK Not Acknowledge Không công nhận nhận
OFDM Orthogonal Frequency Division Ghép kênh phân chia theo tần số
Multiplexing trực giao
PCRF Polcy and Charging Rules Chức năng các qui tắc tính cước và
Function chính sách
PSK Phase Shift Keying Điều chế dịch phase
QAM Quadrature Amplitude Modulation Điều chế biên cầu phương
QPSK Quadrature Phase Shift Keying Điều chế khóa dịch pha cầu
Modulation phương
QoS Quality of Service Chất lượng dịch vụ
RX Receiver Máy thu
SAE System Architecture Evolution Phát triển kiến trúc hệ thống
SE Spectrum Efficiency Hiệu suất phổ tần
SER Symbol Error Rate Tỷ lệ lỗi ký hiệu
SIR Signal to Interference Ratio Tỷ số tín hiệu trên nhiễu
SINR Signal to Interference plus Noise Tỷ số tín hiệu trên nhiễu cộng tạp
Ratio âm
SM Spatial Multiplexing Ghép kênh không gian
SNR Signal to Noise Ratio Tỷ số tín hiêu trên tạp âm
SISO Single Input Single Output Một đầu vào một đầu ra
STBC Space Time Block Code Mã khối không gian thời gian
STC Space Time Coding Mã hoá thời gian không gian
SVD Singular Value Decomposition Phân chia giá trị đơn
SSDT Site Selection Diversity Truyền dẫn phân tập lựa chọn trạm
Transmission
-III-

TD-SDMA Time Division-Synchronous Code Đa truy nhập phân chia theo mã


Division Multiple Access đồng bộ - phân chia theo thời gian
TX Transmitter Máy phát
UE User Equipment Thiết bị người sử dụng
ULA Uniform Linear Array Mảng anten tuyến tính đồng nhất
UMTS Universal Mobile Hệ thống thông tin di động toàn
Telecommunications System cầu
URA Uniform Rectangular Array Mảng anten chữ nhật đồng nhất
UPE User Plan Entity Thực thể mặt phẳng người sử dụng
UTRA UMTS Teresstrial Radio Access Truy nhập vô tuyến UMTS
UTRAN UMTS Teresstrial Radio Access Mạng truy nhập vô tuyến UMTS
V-BLAST Vertical-Bell-Labs Layered Space- Mã không gian thời gian phân lớp
Time phòng thí nghiêm Bell theo chiều
đứng
WCDMA Wideband Code Division Multiple Đa truy nhập phân chia theo mã
Access băng rộng
WiMAX Worldwide Interoperability for Khả năng tương hợp toàn cầu đối
Microwave Access với truy nhập vi ba
W-STC Wrapped STC Mã không gian thời gian quấn nhau
ZF Zero Forcing Ép buộc về không
-IV-

KÝ HIỆU

A Biên độ đỉnh của tín hiệu vượt trội


b Các bít thông tin được phát bởi nguồn phát
B Băng thông tổng
BC Băng thông nhất quán
Bd Độ rộng băng tần của số liệu hay thông tin
C Dung lượng
ES Năng lượng ký hiệu
ƒc Tần số trung tâm
h Vector kênh
hnm Độ lợi kênh giữa anten phát thứ n và anten thu thứ m
H Ma trận kênh
Gx+ Ký hiệu cho Gx phát triển hay mở rộng
Nr Số anten thu
Nt Số anten phát
Ni Độ sâu của bộ đan xen trong mạch mã hóa và đan xen
Nb Số búp sẽ phát
Nu Số người sử dụng
N0 Mật độ phổ công suất AWGN (W/Hz)
P Công suất
Prn Xác suất lỗi bít
Paverage Xác suất lỗi trung bình
R1, R2, R3 Tên của các điểm tham khảo trong mô hình E-UTRAN
Rb Tốc độ bit
rc Tỷ lệ mã
Rtb Tốc độ bit tổng của hệ thống
RS Tốc độ ký hiệu
RSource Tốc độ nguồn phát
SE Dung lượng tức thời
Tb Thời gian bit
TC Thời gian nhất quán
T Chu kỳ ký hiệu
Tr{} Vết của ma trận
X Ma trận điều chế không gian thời gian
Y Ma trận Nb×L của các tín hiệu thu
Wx+ Ký hiệu của Wx có thêm hỗ trợ di động giữa các hệ thống
σ Giá trị trung bình quân phương của tín hiệu thu của từng thành
phần Gauss
σ2 Công suất trung bình theo thời gian của tín hiệu thu của từng
thành phần Gauss
β Biến ngẫu nhiên của điện áp đường bao tín hiệu thu
∆f Băng thông sóng mang con của hệ thống OFDM
-V-

η Tạp âm Gauss phức


-VI-

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Trang
Hình 1.1 -Mô hình kênh MIMO với Nt anten phát và Nr anten thu.....................XIV
Hình 1.2 - Mảng tuyến tính đồng dạng có nt phần tử cách nhau.........................XVII
Hình 1.3 -Dẫy truyền dẫn đa anten.......................................................................XVII
Hình 1.4 -Kỹ thuật đổ đầy nước và chất tải bit...................................................XVIII
Hình 1.5 -Bộ điều chế STTD sử dụng mã khối không gian thời gian trực giao (O-
STBC) 2x2...............................................................................................................XXI
Hình 2.1 -Mô hình phát triển của mạng TTDĐ từ 2G trở đi...............................XXIII
Hình 2.2 -Thí dụ về chuyển đổi trạng thái trong kiến trúc E- UTRAN................XXV
Hình 2.3 -Trễ mặt phẳng U..................................................................................XXVI
Hình 2.4 -Kiến trúc mô hình B1 của E-UTRAN cho trường hợp không chuyển
mạng......................................................................................................................XXIX
Hình 2.5 -Kiến trúc mô hình B2 của E-UTRAN trong đó Rh đảm bảo chức năng
chuẩn bị chuyển giao để giảm thời gian ngắt.......................................................XXIX
Hình 2.6 -Kiến trúc mô hình E-UTRAN theo TR 23.822....................................XXX
Hình 2.7 -Kế hoạch nghiên cứu tiêu chuẩn E-UTRAN.......................................XXXI
Hình 2.8 -Lộ trình phát triển 3GPP......................................................................XXXI
Hình 2.9 -Lộ trình phát triển các công nghệ TT di động lên 4G.........................XXXI
Hình 3.1 -Mô hình kênh MIMO với Nt anten phát và Nr anten thu.................XXXIII
Hình 3.2 -Phân chia kênh phađinh phẳng MIMO thành các kênh phađinh phẳng
song song tương đương dưạ trên SVD...........................................................XXXVIII
Hình 3.3 -BER cho các kênh không gian phađinh phẳng điều chế BPSK trong
AWGN.......................................................................................................................XL
Hình 3.4 -Mô hình SVD MIMO tối ưu...................................................................XLI
Hình 3.5 -Mô hình phân tập anten thu kết hợp chọn lọc......................................XLV
Hình 3.6 -Mô hình phân tập anten thu kết hợp tỷ lệ cực đại................................XLVI
Hình 3.7 -MRRC hai nhánh..............................................................................XLVIII
Hình 3.8 -Sơ đồ phân tập hai nhánh phát với một máy thu của Alamouti.................L
Hình 3.9 -Sơ đồ phân tập phát hai nhánh với hai máy thu Alamouti....................LIII
Hình 3.10 -Cấu trúc mã STBC................................................................................LVI
Hình 3.11 -Hệ thống phân tập chọn lọc anten..........................................................LX
Hình 3.12 -Sơ đồ hệ thống SM với ba anten phát và ba anten thu......................LXIII
Hình 3.13 -Thí dụ về cấu trúc các mã không gian thời gian phân lớp dử dụng cho
phép kênh không gian. a) D-BLAST, b) V-BLAST và c)W-STC........................LXV
Hình 3.14 -Tách lớp hai trong số bốn lớp của D-BLAST. B) Mã hóa V-BLAST.
................................................................................................................................LXV
Hình 4.1 -Thông lượng người sử dụng đường xuống trung bình và biên ô phụ thuộc
vào lưu lượng được phục vụ. Truyền sóng thành phố điển hình...........................LXX
Hình 4.2 -Thông lượng người sử dụng đường xuống trung bình và biên ô phụ thuộc
lưu lượng được phục vụ. T ruyền sóng người đi bộ A.........................................LXXI
Hình 4.3 -Thông lượng người sử dụng đường lên trung bình và biên ô phụ thuộc lưu
lượng được phục vụ. Truyền sóng thành phố điển hình.....................................LXXII
-VII-

Hình 4.4 -Thông lượng người sử dụng đường lên trung bình và biên ô phụ thuộc lưu
lượng được phục vụ. Truyền sóng người đi bộ A...............................................LXXII
Hình 4.5 -Thông lượng trung bình người sử dụng phụ thuộc hiệu suất phổ tần đối
với các sóng mang băng thông 5MHz và 20 MHz............................................LXXIV
Hình 4.6 -BER cho AMC QPSK r1/2 trong kênh người đi bộ B sử dụng hai luồng
(ma trận B)...........................................................................................................LXXV
Hình 4.7 -BER cho AMC QPSK r3/4 trong kênh người đi bộ B sử dụng hai luồng
(ma trận B)...........................................................................................................LXXV
Hình 4.8 -BER cho AMC QPSK r1/2 trong kênh người đi bộ B sử dụng hai luồng
(ma trận B) cho các sơ đồ MIMO vòng kín......................................................LXXVI
Hình 4.9 -BER cho AMC QPSK r3/4 trong kênh người đi bộ B sử dụng hai luồng
(ma trận B) cho các sơ đồ MIMO vòng kín......................................................LXXVI
-VIII-

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Trang
Bảng 2.1 -So sánh thông số và hiệu suất sử dụng băng tần giữa E- UTRAN trên
đường xuống và HSDPA......................................................................................XXVI
Bảng 2.2 -So sánh thông số bvà hiệu suất sử dụng băng tần giữa E- UTRAN trên
đường lên và HSDPA...........................................................................................XXVI
.Bảng 3.1 -Mã hóa và chuỗi ký hiệu phát cho sơ đồ phân tạp phát hai anten...........LI
Bảng 3.2 -Định nghĩa các kênh giữa anten phát và anten thu.................................LIII
Bảng 3.3 -Ký hiệu các tín hiệu thu tại hai anten thu...............................................LIII
Bảng 4.1 -Tập các trường hợp tối thiểu mô phỏng WCDMA/HSPA và LTE...LXVII
Bảng 4.2 -Các thông số tham khảo để mô phỏng hệ thống ô vĩ mô.................LXVIII
Bảng 4.3 -Các mô hình và giả thiết cho đánh giá..............................................LXVIII
Bảng 4.4 -Mục tiêu hiệu năng LTE trong TR25.913..........................................LXXII
Bảng 4.5 -Các giả thiết cho các kết quả trên hình 4.5.......................................LXXIV
Bảng 4.6 -Độ lợi MIMO vòng hởi so với MIMO mốc vòng hở đối với AMC trong
kênh người đi bộ B sử dụng hai luồng số liệu (ma trận B)................................LXXV
Bảng 4.7 -Độ lợi MIMO vòng kín so với MIMO mốc vòng hở đối với AMC trong
kênh 4x2 MIMO người đi bộ B sử dụng hai luồng số liệu (ma trận B)..........LXXVII
-IX-

LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gần đây cùng với sự lớn mạnh về nhu cầu sử dụng thông tin vô
tuyến nói chung và thông tin di động nói riêng đã thu hút nhiều sự quan tâm,
nghiên cứu nhằm phát triển hoàn thiện các hệ thống mạng không dây tốc độ cao.
Một trong những thách thức chủ yếu trong lĩnh vực này là : “ Tốc độ xử lý cao
đồng thời tiêu thụ ít điện năng trong các thiết bị di động có như vậy mới giảm kích
thước và tăng thời gian hoạt động của các thiết bị MS trong mạng không dây”. Do
đó thúc đẩy hướng nghiên cứu phải cải tiến kỹ thuật điều chế nhằm tăng hiệu suất
giải mã cũng như chất lượng phổ của hệ thống không dây.
Kỹ thuật MIMO trong mạng vô tuyến gần đây thực sự nổi bật và nó là mô
hình duy nhất về băng rộng đáp ứng được thách thức trên, bởi MIMO đáp ứng
được việc truyền tin trên nhiều kênh khác nhau – việc này sẽ giúp chúng ta biểu
diễn, mô phỏng hệ thống dưới dạng ma trận thu gọn và như vậy sẽ hứa hẹn nhiều kỹ
thuật xử lý tín hiệu mới ra đời.
MIMO (Multiple input Multiple output) một cách tổng quát là hệ thống
nhiều đầu vào nhiều đầu ra. Trong thông tin vô tuyến nó là hệ đa anten phát đa
anten thu và được áp dụng nhằm:
- Tăng dung lượng (capacity) kênh truyền do đó có thể tăng được tốc độ dữ liệu có
nghĩa là tách dòng số liệu từ một thiết bị đầu cuối thành N dòng số liệu riêng biệt
(còn gọi là phân tập phát) có tốc độ thấp hơn (N là số anten phát). Mỗi dòng số liệu
này sẽ được điều chế ( do đó còn có khái niệm là “ Điều chế MIMO”) vào các
Symbol ( tín hiệu) của các kênh truyền. Các dòng số liệu lúc này chỉ bằng 1/N tốc
độ dòng số liệu ban đầu được phát đồng thời, như vậy về mặt lý thuyết , ở một số
điều kiện nhất định dung lượng tăng tuyến tính với min ( N t , N r ) , trong đó N t là số
anten phát, N r là số anten thu hay hiệu suất phổ tần được tăng lên N lần. Các tín
hiệu được phát đồng thời qua kênh vô tuyến trên cùng một phổ tần và được thu bởi
N anten của hệ thống thu. Tóm lại khi tăng số lượng anten sẽ làm tăng hiệu suất
công suất lẫn phổ tần
- Tăng cường khả năng chống phading thậm chí phần nào khai thác được nó.
- Loại bỏ nhiễu (chẳng hạn tạo búp sóng và điều khiển hướng phát xạ không tại cả
máy phát và thu)
- Giảm mức công suất phát trên đường truyền từ anten phát nhờ sẽ giảm điện năng
-X-

tiêu thụ và đơn giản hóa các vấn đề thiết kế bộ khuếch đại công suất.
Tín hiệu từ các anten phát hoàn toàn khác biệt nhau tại vị trí của các anten thu. Khi
truyền qua các kênh không tương quan giữa hệ thống phát và thu, tín hiệu từ mỗi
anten phát tại vị trí thu có sự khác nhau về tham số không gian. Hệ thống máy thu
có thể sử dụng sự khác biệt này để tách các tín hiệu có cùng tần số được phát đồng
thời từ các anten khác nhau.
Khái niệm “phân tập phát/thu” ( như ở trên chính là một trong những dạng của mô
hình MIMO) đều được sử dụng cho các hệ thống 3G như WCDMA, CDMA2000.
Đây cũng là một trong số các lý do tại sao các hệ thống thế hệ 3 như WCDMA lại
cung cấp dung lượng, dịch vụ tốt hơn nhiều so với các hệ thống 2G như GSM và
IS-95
Hiện nay các tiêu chuẩn vô tuyến được phát triển liên tục, vì thế có thể tiên đoán
rằng các chuẩn lớp vật lý tương lai sẽ chứa đựng nhiều tăng cường trong các giải
pháp sử dụng nhiều anten. Một giải pháp được tiếp nhận cho hệ thống nhiều anten
thực tế là cân nhắc giữa ghép kênh phân tập, nhiễu đa người dùng và lập biểu thông
qua các mô hình MIMO, mỗi mô hình này cũng có những ưu nhược điểm nhất định
đòi hỏi phải vừa nghiên cứu lý thuyết vừa có triển khai thực tiễn.
Tại Việt Nam hiện nay việc nghiên cứu lý thuyết để nâng cấp mạng từ 2G lên 3G
đã được định hướng theo một lộ trình đúng đắn. Ứng dụng triển khai hệ thống
WCDMA và CDMA2000 ở một số Công ty Viễn thông di động mang lại hiệu quả
và lợi ích cho khách hàng rất cao, với các ứng dụng truyền thông hữu ích như điện
thoại truyền hình, định vị và tìm kiếm thông tin, truy cập Internet, truyền tải dữ liệu
dung lượng lớn, nghe nhạc và xem video chất lượng cao... cùng nhiều ứng dụng
dịch vụ viễn thông tiên tiến khác chính là mục tiêu và động lực để người ta cung
cấp và sử dụng mạng di động 3G.
Trong tương lai rất gần một số mô hình MIMO đã tích hợp trong WiMax sẽ được
triển khai trên diện rộng toàn quốc. Trên thực tế hiện nay công nghệ MIMO là công
nghệ nền tảng của hệ thống 3G, 4G và các mạng không dây khác (WLAN,
WiMax…). Hiện nay trên thế giới có rất nhiều sản phẩm của nhiều hãng ứng dụng
cho mạng không dây theo chuẩn 802.11a/b/g đã tích hợp MIMO nhằm tăng tốc độ (
có thể lên tới 108Mbps), mở rộng vùng truyền sóng, tăng hiệu suất phổ tần, tạo sự
tin cậy cao…
Trong luận văn này, Tôi nghiên cứu một số mô hình MIMO ( Multiple Input
Multiple Output ) ứng dụng cho 4G. Luận văn tập chung nghiên cứu các mô hình
-XI-

MIMO với các khái niệm cơ bản cũng như việc mô phỏng các mô hình này nhằm
tính toán các thông số như: Giới hạn dung lượng kênh, BER, SNR, xác suất lỗi bit
….Từ đó đưa nhận xét đánh giá hiệu năng của một số mô hình đã đưa ra.
Luận văn đã: Phân tích, đánh giá, hiệu năng một số mô hình MIMO khả dụng
cho 4G dựa trên các kết quả mô phỏng sau đó cũng đưa ra bàn luận các kết quả này.
Nội dung các chương trong luận văn được trình bầy như sau:
Chương I: Tổng quan về MIMO, một số khái niệm cơ bản trong hệ MIMO.
Chương II: Nghiên cứu xu hướng phát triển và lộ trình tiến tới 3G và 4G của
mạng thông tin vô tuyến trên thế giới.
Chương III: Nghiên cứu một số mô hình MIMO được đề xuất áp dụng trong
việc xây dựng mạng thông tin thế hệ 4G.
Chương IV: Phân tích, đánh giá hiệu năng một số mô hình MIMO khả dụng
cho 4G dựa trên kết quả mô phỏng.
Chương V: Kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Để Tôi có được những kết quả như ngày hôm nay cũng như hòan thành nội
dung luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật này, trước hết phải kể đến công lao đào
tạo của tất cả các Thầy, Cô giáo trong mái trường Học viện Công nghệ Bưu chính -
Viễn thông, sự động viên giúp đỡ của tất cả người thân, bạn bè. Đặc biệt là sự quan
tâm, hướng dẫn tận tình của Thầy giáo TS.Nguyễn Phạm Anh Dũng - Người đã gợi
ý cho Tôi hướng nghiên cứu của luận văn, hỗ trợ giúp đỡ Tôi những kiến thức khoa
học bổ ích. Thầy đã đưa ra những nhận xét quý giá và trực tiếp hướng dẫn Tôi
trong qúa trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn tất cả các Thầy, Cô giáo trong Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, đặc biệt là các Thầy, Cô giáo trong khoa Quốc tế và
Đào tạo sau Đại học, các đồng chí Lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp trong Viễn
thông Hải Dương nơi Tôi đang công tác.
Cuối cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè của Tôi, những
người đã động viên, khuyến khích Tôi rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong
qúa trình công tác và học tập.
Với năng lực và thời gian hạn chế Luận văn này không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết. Tôi mong muốn nhận được sự chỉ bảo, góp ý chân thành của các
Thầy Cô giáo cùng các anh chị đồng nghiệp.
-XII-

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ MIMO
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG HỆ MIMO

1.1 Tổng quan, khái niệm về MIMO, ưu, nhược điểm của hệ thống MIMO
1.1.1 Tổng quan, khái niệm về MIMO
Từ những thập niên 90 của thế kỷ trước người ta đã cảnh báo rằng nhu cầu
người dùng mạng vô tuyến sẽ gia tăng rất mạnh trong các thập niên tiếp theo, vấn
đề đặt ra là làm thế nào cải thiện tốc độ số liệu, chất lượng, dung lượng và độ linh
hoạt của hệ thống. Khi tốc độ truyền số liệu của hệ thống mạng vô tuyến được cải
thiện sẽ đồng nghĩa việc thu hút người dùng sử dụng các dịch vụ gia tăng tốc độ
cao trên mạng khác ngoài thoại thông thường như:
- Video conferencing
- Video surveillance
- Streaming video, music
- Interactive gaming
- Mobile IP
- VoIP
Có rất nhiều Viện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm đã tập
chung nghiên cứu rất sâu sắc về MIMO bởi người ta cho rằng: công nghệ MIMO
thực sự là nền tảng của hệ thống 3G, 4G và các mạng không dây khác.
Cũng ngay từ những năm 90, nhóm nghiên cứu gồm Greg Raleigh và VK
Jones đã chỉ ra những đặc tính, ưu điểm của: “truyền sóng vô tuyến đa đường”
(Radio transmission multipath)- đây là một phương thức truyền sóng mà trước đó
người ta thường quan niệm: Khi truyền sóng đa đường sẽ làm suy yếu sóng vô
tuyến tại phía thu. Nhưng thực tế hai Ông đã chứng tỏ rằng: “ Khi tín hiệu vô tuyến
được gửi từ phía phát sẽ phản xạ qua rất nhiều vật thể trong môi trường truyền
sóng tạo thành nhiều đường riêng biệt rồi mới tới được phía thu và ta có thể tận
dụng hiện tượng này làm tăng dung lượng của hệ thống lên nhiều lần”.
Hai Ông còn cho rằng: Nếu ta có thể coi mỗi một kênh là các đường truyền riêng
biệt thì chúng ta có thể định tuyến các đường truyền này và tách chúng ra thành các
“đường truyền ảo” . Một kênh có nhiều đường truyền ảo như trên thì cũng có thể
coi là “một bó các đường truyền ảo”. Để tận dụng bó các đường ảo này trong khi
truyền dữ liệu người ta sử dụng một hệ thống nhiều anten phát và nhiều anten thu
-XIII-

nhằm phân tập anten, hệ thống này gọi là MIMO; MIMO sẽ giải mã được luồng số
liệu tốc độ cao thông qua các anten của nó. Mỗi một anten này sẽ tách luồng số liệu
tốc độ cao thành luồng số liệu có tốc độ thấp hơn. “ Bó các đường truyền ảo” ở trên
sẽ được dùng để truyền các luồng số liệu tốc độ thấp này một cách đồng thời.
Trong các hệ vô tuyến tín hiệu phát được phát ra theo rất nhiều đường như vậy phải
dùng các bộ định tuyến để định tuyến được “ bó các đường truyền ảo” này. Khi nói
đến khái niệm “các đường” thì giữa những đường này phải có “khoảng cách” hay
“khe hở”, như vậy tín hiệu hoàn toàn có thể nhảy từ đường này sang đường kia khi
chúng được truyền đi như vậy tại phía thiết bị thu do đó trong mô hình MIMO phải
sử dụng các thuật toán đặc biệt hoặc các bộ vi xử lý tín hiệu đặc biệt để tách và khôi
phục tín hiệu thu được thành tín hiệu nguyên thủy ban đầu như phía phát.
Vào cuối những năm 1990 một bước tiến sâu hơn và lý thuyết điều chế và mã hóa
đã được Tarokh cùng các tác giả khác và Alamouti thực hiện với các mã không gian
thời gian (cụ thể: Kỹ thuật phân cực đơn giản, hiệu quả sử dụng 2 anten phát được
giới thiệu bời Alamouti và được tổng quát hóa cho trường hợp nhiều anten phát bất
kỳ bởi Tarokh). Cũng đồng thời trong thời gian này, Foschini và Telatar cũng đã
chứng minh một phương pháp tăng dung lượng kênh bằng cách sử dụng hiệu quả
kích thứơc không gian. Một số trong các khái niệm này nhận được thuật ngữ chung
là "phân tập phát" hay "điều chế MIMO". Phân tập phát không hoàn toàn là một
khái niệm mới. Các khái niệm do Witneben và Hiroike đề xuất cũng các tác giả
khác sử dụng phân tập thông qua các giải pháp xử lý hiệu quả tín hiệu. Các bài báo
đầu tiên này thiếu các nét mã hóa của vấn đề thiết kế tín hiệu nhưng thường dễ ràng
thực hiện và vì thế nhận được sự quan tâm của các kỹ sư không phải là các học giả
mã hóa. Các giải pháp phân tập phát hay MISO (Multi-input single-output: nhiều
đầu vào một đầu ra) đảm bảo phân tập và độ lợi hiệu năng nhưng không nhất thiết
là độ lợi phổ. Độ lợi phổ đòi hỏi khai thác chặt chẽ các kênh MIMO và bao hàm cả
sử dụng các kỹ thuật truyền dẫn nhiều anten.
Năm 1998 Phòng thí nghiệm Bell nghiên cứu đưa ra mô hình ghép kênh
không gian (spatial multiplexing) nhằm cải tiến hiệu suất hệ MIMO.
Như vậy ta có thể định nghĩa MIMO trong hệ thống thông tin vô tuyến như
sau: “Nếu một hệ thống thông tin vô tuyến sử dụng nhiều anten ở cả phía phát lẫn
phía thu thì ta gọi nó là một hệ thống MIMO”.
-XIV-

h1.1
TX 1 RX 1
h1,2

TX 2 RX 2

Máy phát Máy thu


h1, Nr

TX Nt RX Nr

Hình 1.1 -Mô hình kênh MIMO với Nt anten phát và Nr anten thu
Hiện nay IEEE (Institute of Electrical and Electronic Engineers) đã đưa
ra các chuẩn 802.11n là chuẩn cho mạng vô tuyến thế hệ sau. Trong chuẩn này tốc
độ truyền số liệu có thẻ lên tới 100Mb/s hoặc hơn nữa – đây là con số mà tại thời
điểm hiện nay chỉ có áp dụng MIMO thì mạng vô tuyến theo chuẩn 802.11a/b/g
mới đạt được. Trong chuẩn này qui định sóng radio sử dụng cho anten để truyền
một dòng dữ liệu –đây là dạng điển hình của anten thông minh thay cho một hệ
anten. Anten thông minh là kỹ thuật anten mảng, nhưng MIMO lại ghép nhiều
mảng anten thành một mảng anten thông minh để truyền đồng thời dòng dữ liệu rát
lớn – đây là yếu tố làm tăng dung lượng mạng vô tuyến. Qui định trong thiết kế của
chuẩn này cũng làm giảm méo tín hiệu và nhiễu thông qua các chuẩn về chuyển
mạnh của hệ đa anten, phân tập lựa chọn, tần số tạo bước sóng và tổ hợp các phân
tập thích ứng (Adaptive diversity combining).
1.1.2 Ưu điểm MIMO
Với tất cả đặc tính kể trên ta có thể kết luận vắn tắt về các ưu điểm của hệ MIMO
như sau:
- Tăng dung lượng (capacity) kênh truyền do đó có thể tăng được tốc độ dữ liệu.
- Tăng cường khả năng chống phading thậm chí phần nào khai thác được nó.
- Loại bỏ nhiễu (chẳng hạn tạo búp sóng và điều khiển hướng phát xạ không tại cả
máy phát và thu)
- Giảm mức công suất phát trên đường truyền từ anten phát nhờ sẽ giảm điện năng
tiêu thụ và đơn giản hóa các vấn đề thiết kế bộ khuếch đại công suất.
-XV-

1.1.3 Nhược điểm MIMO


- Chi phí giá thành cho thiết bị cao hơn (do sử dụng nhiều ăng-ten thu phát, và phải
dùng các bộ vi xử lý đặc biệt chuyên dụng…)
- Giải thuật xử lý tín hiệu phức tạp hơn.
1.2 Một số khái niệm cơ bản trong hệ MIMO
1.2.1 Tài nguyên truyền dẫn
Tài nguyên truyền dẫn đựơc chia thành hai loại: "không gian" và "thời gian".
Trong chiều "không gian", đơn vị rời rạc được coi là "anten", còn trong chiều "thời
gian" đơn vị rời rạc được coi là " chu kỳ ký hiệu" hay "thời gian ký hiệu". Sự khác
biệt căn bản giữa hai kích thước này là kích thước thời gian về căn bản là trực giao
trong khi đó kích thước không gian: các ký hiệu được phát đồng thời từ các anten
đồng kênh gây nhiễu cho nhau
1.2.2 Trực giao căn bản: Thời gian , tần số, mã.
Ngoài khái niệm ghép kênh phân chia theo thời gian, chiều "thời gian" trực
giao căn bản có thể chỉ thị ghép kênh phân chia theo tần số hoặc ghép kênh phân
chia theo mã. Để đảm bảo tính trực giao trong chiều thời gian, cần loại bỏ nhiều
giữa các ký hiệu trong các kênh đa đường. Điều này có nghĩa cần sử dụng cân bằng
hợp lý khi ghép kênh phân chia theo thời gian hoặc khoảng bảo vệ khi ghép kênh
phân chia theo tần số trực giao (OFDM).
1.2.3 Phân tách không gian hay phân cực
Chiều "không gian" có thể chỉ thị các anten hoạt động trong các vùng cách ly
không gian hay trong các phân cực khác nhau. Do môi trường tán xạ địa phương
khác nhau, các anten được đặt đủ cách ly trong không gian sẽ tạo ra các kênh
phađinh hầu như độc lập. Điều kiện "đủ" ở đây phụ thuộc và môi trường. Trong các
ô vĩ mô ở vùng nông thôn, có thể cần cách ly vài bước sóng để các anten không
tương quan với nhau, còn trong môi trường trong nhà chỉ cần một nửa bước sóng là
đủ. Đối với phân cực, tỷ lệ ghép phân cực vuông góc quyết định phân cực có đảm
bảo phân tập hay tạo nên các kênh song song cận trực giao.
1.2.4 Beamforming-Kỹ thụật hướng búp sóng, Beamfomer- tạo búp sóng
1.2.4.1 Beamforming
Là kỹ thuật xử lý tín hiệu vô tuyến sử dụng phương pháp truyền tín hiệu
dạng anten mảng (anten mảng trong beamforming là dùng các phần tử anten đặt sát
nhau, sau đó điều chỉnh pha cấp sóng cho anten để tạo búp sóng hẹp; điều chỉnh pha
các phần tử anten nhằm hướng về máy di động. Do phát hẹp nên không gây nhiễu ở
-XVI-

cự ly xa) để định hướng truyền của tín hiệu nhằm tăng độ lợi angten phát và độ
nhạy phí thu. Nhiễu trong tín hiệu nhận được khi dùng kỹ thuật beamforming sẽ
giảm, bởi vì beamforming lợi dụng nhiễu để chuyển tín hiệu trực tiếp vào các phần
tử anten mảng. Trong khi truyền tín hiệu đi các bộ điều khiển tạo búp sóng sẽ điều
chỉnh pha và biên độ của tín hiệu để lấy mẫu và loại bỏ nhiễu. Đồng thời khi đang
truyền tín hiệu người ta có thể nâng công suất của tín hiệu một cách trực tiếp.
Tại phía thu các tín hiệu đi qua các bộ cảm biến và được tổ hợp lại khả
giống như mẫu ban đầu, đồng thời cũng tại phí thu các bộ tạo búp sóng tại các anten
sẽ điều chỉnh các biên độ của tín hiệu thông qua các trọng số của nó như vậy tín
hiệu nhận được sẽ được khôi phục như mong muốn.
1.2.4.2 Beamformer
Quá trình tạo búp sóng thông thường xây dựng trên cơ sở sử dụng mảng
anten được áp dụng cho các hệ thống TTDĐ thế hệ sau cho cả khái niệm mảng
anten thích ứng và mảng anten cố định. Khi trang bị mảng anten thích ứng, BS có
thể tạo búp đặc biệt cho người sử dụng. Trong trường hợp này nhìn từ phía người sử
dụng các kênh sẽ khác nhau, vì thế không thể sử dụng các kênh chung để ước tính
kênh. Thay vào đó các ký hiệu hoa tiêu riêng được phát trong các kênh riêng đường
xuống sẽ được sử dụng để ước tính kênh cho tách sóng nhất quán.
Các tùy chọn tạo búp và các khái niệm phân tập phát được trình bầy ở trên
khác nhau ở một số điểm quan trọng. Chẳng hạn, tạo búp nhằm hướng búp sóng
trong không gian đến người sử dụng nhờ vậy giảm nhiễu đến các người sử dụng
khác trong ô. Trong trường hợp này phương phát (hay mẫu phát xạ) trùng với
phương thu cực đại và các búp có hướng được tạo ra bởi các dàn anten được hiệu
chỉnh chẳng hạn bằng mảng tuyến tính đồng dạng (Hình 1.2) hoặc mảng tròn đồng
dạng. Kỹ thuật tạo búp thực hiện điều chỉnh pha và biên độ nguồn sóng cáp cho các
phần tử anten mảng để điều chỉnh phương pháp phát/thu của anten mảng. Việc
điều chỉnh này thực hiện bằng cách chọn các trọng số cho từng laọi anten. Có hai
laọi tạo búp cơ bản: Tạo búp dựa trên phương tới (DOA: Direction of Arrival)
hay vật lý và tạo búp eigen hay toán học
-XVII-

Hình 1.2 - Mảng tuyến tính đồng dạng có nt phần tử cách nhau

1.2.5 Khái niệm thiết kế hệ MIMO theo dạng Modul


Giải pháp thiết kế modul là giải pháp trong đó số lượng anten được tăng nhưng gây
ảnh hưởng ít nhất đến các bộ phận khác của hệ thống. Dẫy truyền dẫn
MIMO/MISO bao gồm các phần tử sau (xem hình 1.3):
• Nguồn phát các bit thông tin b với tốc độ nguồn Rsource. Từ nguồn này các bit
thông tin được đưa đến mạch mã hóa và đan xen. Thông thường các mạch
này là bộ lập mã có tỷ lệ mã r c và bộ đan xen có độ sâu N i. Đầu ra là một
luồng (hay một vectơ) của các bit được mã hóa
• Các bit được mã hóa được đưa đến bộ điều chế để ánh xạ M bit vào vectơ
điều chế phức x. Ta ký hiệu số ký hiệu phức được phát đồng thời trong
khoảng thời gian một ký liệu là tốc độ ký hiệu: R s (Rs là số luồng ký hiệu
phát song song).
• Luồng các ký hiệu trên được đưa đến bộ điều chế không gian thời gian, tại
đây chuỗi gồm RsL ký hiệu điều chế được ánh xạ vào ma trận X L×Nb,
trong đó L là độ dài khối của ma trận điều chế (hay mã không gian thời gian)
còn Nb là số búp sẽ phát. Như vậy ma trận X chuẩn bị các ký hiệu để phát
trên khoảng thời gian L

Hình 1.3 -Dẫy truyền dẫn đa anten


-XVIII-

Đầu ra cuả bộ điều chế không gian thời gian được đưa đến bộ tạo búp. Bộ tạo
bpt sẽ tạo ra Nb búp trong số Nt nguồn phát vào không gian (các anten hoặc các
phân cực). Hoạt động của bộ tạo búp được trình bày bằng một ma trận W NbxNt
• Cuối cùng các tín hiệu sẽ được truyền trên các búp sóng này được chuyển lên
tần số vô tuyến và được phát vào không gian
1.2.6 Kỹ thuật đổ dầy nước và chất tải bit
Đổ đầy nước (water filling) là kỹ thuật trong đó công suất của
các kênh không gian được điều chỉnh dựa trên độ lợi của các kênh.
Các kênh có độ lợi cao hơn sẽ được cấp nhiều công suất hơn.
Nhược điểm của phương pháp này là nó làm tăng thêm PAPR (Peak
to Average Power Ratio – Tỷ số công suất đỉnh trên công suất)
trung bìnhtrong OFDM

.
Hình 1.4 -Kỹ thuật đổ đầy nước và chất tải bit
σ = N 0 / 2 là mật độ phổ công suất tạp âm song biên.
2

Chất tải bit (bit loading) là kỹ thuật điều chỉnh tăng số lượng các
ký hiệu cho các kênh có độ lợi cao hơn. Điều này có thể thực hiện
bằng cách tăng tỷ lệ mã và (hoặc) thay đổi sơ đồ điều chế. Để sử
dụng kỹ thuật này ta phải tạo lập một bảng theo dõi độ lợi kênh và
các điều kiện SNR . Nhược điểm của phương pháp này là tăng độ
phức tạp trong máy thu vì máy thu phải giải mã và giải điều chế
trong các kênh khác nhau.
1.2.7 Các khái niệm về phân tập
Trong hệ thống vô tuyến, kỹ thuật phân tập được sử dụng để hạn chế ảnh
hưởng của fading đa đường, tăng độ tin cậy của việc truyền tin mà không phải gia
tăng công suất phát hay băng thông.
Như vậy có thể khẳng định rằng phân tập – là một trong những kỹ thuật quan
trọng được đưa ra áp dụng trong MIMO. Trong quá trình nghiên cứu và triển khai,
-XIX-

hiện nay người ta đưa ra các kỹ thuật phân tập sau đây:
- Phân tập đa đường (chọn lọc tần số)
- Phân tập thời gian sử dụng yêu cầu phát lại tự động ARQ (chọn lọc thời
gian)
- Phân tập thu sử dụng nhiều anten thu (phân tập không gian thu)
- Phân tập phát sử dụng nhiều anten phát (phân tập không gian phát)
- Chuyển giao mềm (phân tập vĩ mô)
1.2.7.1 Phân tập đa đường
Các công nghệ CDMA sử dụng trải phổ, vì là kênh băng rộng nên máy thu
có khả năng phân biệt một số lượng lớn các thành phần đường truyền. Mỗi thành
phần này thể hiện một kênh ngẫu nhiên độc lập và việc kết hợp các thành phần này
theo năng lượng của từng thành phần được đánh trọng số và được lấy trung bình
một các hợp lý sẽ giảm được phađinh tín hiệu so với từng thành phần riêng lẻ. Phân
tập có thể được thực hiện bởi máy thu tuyến tính hay phi tuyến trên cơ sở máy thu
RAKE hay bộ cân bằng. Rõ ràng rằng các môi trường khác nhau có các trải đa
đường khác nhau và số lượng các phần tử khả phân giải đôi khi nhỏ. Chẳng hạn
trong các kênh trong nhà, các phần tử đến trễ chủ yếu trong thời gian một chip và vì
thế chỉ có một hệ số kênh (hay nhánh) là khả phân giải. Trong môi trường này ta
cần sử dụng giải pháp phân tập khác.
1.2.7.2 Phân tập vĩ mô
Phân tập vĩ mô được thực hiện bằng cách sử dụng hiệu quả mạng. Tín hiệu
phát từ MS trên đường lên sẽ đến nhiều BS và vì các hệ số kênh của các BS này là
độc lập vì thế việc kết hợp tín hiệu từ nhiều BS sẽ đảm bảo phân tập. Mặt khác do
băng thông trong mạng cố định bị hạn chế nên không thể kết hợp tín hiệu tối ưu
(liên quan đến các anten phân tập). Tuy vậy ít nhất giải pháp kết hợp kiểu chọn lọc
là có thể thực hiện nếu xét từ quan điểm rẳng chỉ cần thu đúng tín hiệu được phát tại
ít nhất một BS. Trên đường xuống, nhiều bản copy của cùng một tín hiệu được phát
đi từ các nguồn (BS) cách biệt trong không gian cũng sẽ tạo nên các đường truyền
phađinh độc lập tại MS. Tiêu chuẩn bao hàm cả tùy chọn phân tập vĩ mô dựa trên
hồi tiếp với tên gọi là SSDT (Site Selection Diversity Transmission: truyền dẫn
phân tập lựa chọn trạm). SSDT nhằm giảm nhiễu đến các người sử dụng khác trong
hệ thống bằng cách phân bổ công suất tối ưu hơn trong ô. Trong SSDT, các ô (các
BS) được ấn định một nhận dạng tạm thời (ID). MS định kỳ thông báo ID của ô sơ
cấp đến các BS bằng cách sử dụng trường báo hiệu (hồi tiếp) đường lên. Kênh dành
-XX-

riêng này trong các ô khác (được gọi là các ô không phải sơ cấp) bị tắt. ID của ô sơ
cấp này được thông báo từ 1 đến 5 lần trong khung 10ms, tùy thuộc vào khuôn dạng
báo hiệu được chọn.
1.2.7.3 Phân tập thời gian
Các hệ thống thông tin di động thế hệ sau đều hỗ trợ giao thức HARQ
( Hybrid Automatic Repeat Request). Trong các giao thức này. Khi nhận được
không công nhận (NACK) từ phía thu, máy phát phía phát sẽ phát lại hoặc toàn bộ
bản tin bị lỗi kể cả các bit chẵn lẻ hoặc chỉ phát bổ sung thêm các các bit chẵn lẻ.
Phân tập thời gian hay chọn lọc thời gian của kênh có thể được khai thác nếu khung
phát lại đến phía thu sau một khoảng thời gian đủ dài (sau thời gian nhất quán
kênh). Ngoài HARQ, một dạng phân tập thời gian thông thường được sử dụng là
việc kết hợp giữa đan xen và mã hóa kênh hiệu chỉnh lỗi trước (FEC Forward Error
Correction).
1.2.7.4 Phân tập anten thu
Khi nhiều anten thu được sử dụng, ta nói máy thu sử dụng phân tập anten thu
(Rx). Phân tập Rx có thể được sử dụng tại BS để tăng dung lượng đường lên và
vùng phủ sóng. Do giá thành và không gian chiếm, phân tập anten thu không phổ
biến tại máy đầu cuối. Tuy nhiên phân tập Rx là một trong các kỹ thuật phân tập
hiệu suất nhất và thường dược sử dụng khi cần cải thiện hiệu năng cũng như vùng
phủ.
1.2.7.5 Phân tập anten phát
Các phương pháp phân tập anten thu cung cấp phân tập không gian cho các
đầu cuối chỉ có một anten thu và cải thiện hiệu năng cũng như vùng phủ đường
xuống mà không gây phức tạp cho máy đầu cuối. Thông thường các phần tử anten
phát được đặt khá gần nhau. Trong trường hợp này lý lịch trễ gần như giống nhau
đối với mọi phần tử. Các giải pháp phân tập phát (Tx) vòng kín được nghiên cứu
cho chế độ FDD để hỗ trợ hai anten phát. Cả hai giải pháp phân tập vòng kín và
vòng hở đều được nghiên cúu sử dụng trong các chế độ FDD và TDD.
- Phân tập vòng hở. Các khái niệm phân tập vòng hở đầu tiên đã được đề
xuất trong quá trình tiêu chuẩn hóa 3G dựa trên phân tập phát phân chia mã (phân
tập phát trực giao) và phân tập phát chuyển mạch theo thời gian. Phân tập phát
chuyển mạch theo thời gian [TSTD] được áp dụng cho một số kênh chung. Trong
TSTD, tín hiệu phát được chuyển mạch trên hai anten phát theo thời gian. Sau đó
một giải pháp phân tập phát không gian thời gian (STTD) hiệu quả hơn dựa trên mã
-XXI-

khối không gian thời gian do Alamouti phát triển đã được nghiên cứu áp dụng cho
các hệ thống TTDĐ thế hệ sau.
Phương án mã Alamouti được sử dụng trong STTD như sau:

Trong đó cột 1 chứa các ký hiệu được phát đi từ anten 1 còn cột 2 chứa các ký hiệu
được phát đi từ anten 2. Các ký hiệu này là các ký hiệu điều chế QPSK. Sơ đồ phân
tập phát O-STBC được mô tả trên hình 1.5
x1 , − x2*
x1 , x2 O-STBC x2 , x1*

Hình 1.5 -Bộ điều chế STTD sử dụng mã khối không gian thời gian trực giao
(O-STBC) 2x2.
- Chế độ vòng kín. Chế độ vòng hồi tiếp đầu tiên được đề xuất trong 3G
dựa trên phân tập phát chọn lựa (STD), trong đó chỉ một bit được sử dụng để lựa
chọn anten phát phù hợp. Sau đó một số cải thiện đã đựơc đề xuất trong quá trình
tiêu chuẩn hóa 3G.
-XXII-

CHƯƠNG II
NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ LỘ TRÌNH TIẾN TỚI
3G VÀ 4G CỦA MẠNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN TRÊN THẾ
GIỚI

2.1 Tổng quan mạng TT vô tuyến hiện tại.


Trong lịch sử hình thành phát triển mạng TT vô tuyến người ta chia thành
các thế hệ gọi là G (Generation). Chúng ta lần lượt đã trải qua 1G, 2G, 2.5G, đồng
thời đang có xu hướng phát triển lên 3G và 4G.
Vào những năm 40 của thế kỷ 20 mạng thông tin di động ra đời và chỉ áp
dụng cho nghiệp vụ cảnh sát ở băng tần vô tuyến 2MHz. Năm 1948 hãng AT&T
cho ra đời thế hệ mạng điện thoại di động ở băng tần 150MHz với kỹ thuật FM.
Những năm 60 mạng TTDD đã sử dụng lần lượt các băng tần 450MHz và
850MHz với hiệu suất sử dụng phổ tần tăng gấp 4 lần so với trước đó. Có thể nói
quá trình phát triển mạng TT vô tuyến giai đoạn từ những năm 40-60 được xem như
thế hệ 1G. Mạng 1G có các nhược điểm sau:
• Tốc độ truyền số liệu thấp (hệ Analog băng hẹp) hầu như chỉ hỗ trợ giọng
nói, âm thanh.
• Dung lượng hạn chế do sử dụng kỹ thuật FDMA kinh điển
• Dễ ảnh hưởng của tạp âm
• Truyền từ vùng phủ sóng này sang vùng phủ sóng kia dễ có tiếng ồn.
• Mật mã bảo đảm an ninh cho đường truyền rất khó
• Mỗi nước tự đưa ra tiêu chuẩn riêng.
Thế hệ mạng 2G được hình thành những năm 80 với hệ thống điện thoại DD
tiên tiến AMPS (Advanced Mobile Phone System) ra đời với các ưu điểm sau:
• Sử dụng kỹ thuật điều chế số tiên tiến nên hiệu suất sử dụng phổ tần cao hơn.
• Áp dụng kỹ thuật mạng tổ ong Cellular để sử dụng lại tần số trong các cell có
khoảng cách đủ xa.
• Mã hóa số tín hiệu thoại với tốc độ bit thấp do đó cho phép ghép nhiều kênh
thoại hơn vào dòng bit tốc độ chuẩn.
• Giảm tỉ lệ tín hiệu báo hiệu do đó dành tỉ lệ lớn hơn cho tín hiệu người sử
-XXIII-

dụng.
• Hệ thống chống nhiễu kênh chung CCI (Co - Chanel Interference) và nhiễu
kênh liền kề ACI (Adjacent - Chanel Interference) hiệu quả hơn do đó làm
tăng dung lượng hệ thống.
• Tích hợp thêm nhiều dịch vụ mới: Nhận thực, số liệu, mã hóa, kết nối ISDN.
• Điều khiển truy nhập và chuyển giao hoàn hảo hơn. Dung lượng tăng, diện
tích các cell nhỏ đi, báo hiệu dễ dàng điều khiển bằng phương pháp số.
Trong mạng thông tin vô tuyến 2G, người ta đã thay đổi và tích hợp thêm các dịch
vụ tân tiến khác như WAP, GPRS. Dịch vụ GPRS hỗ trợ tốc độ tối đa 144 Kbps dù
tỷ lệ thường gặp chỉ là 56 Kbps, sau đó GPRS được nâng cấp thành E-GPRS ( hay
EDGE - Enhanced Data Rates for GSM Evolution) với khả năng truyền dữ liệu tối
đa 384 Kb/giây và xem như chúng là 2.5G.
Hình 2.1 sau đây mô tả sự phát triển của mạng TTDD từ 2G trở đi

Hình 2.1 -Mô hình phát triển của mạng TTDĐ từ 2G trở đi
Nhìn lại sự phát triển của mạng thông tin di động ta có thể kết luận: Tiến tới mạng
TT vô tuyến 3G & 4G là một xu hướng phát triển tất yếu của khoa học công nghệ
và thời đại.
2.2 Nghiên cứu lộ trình tiến tới mạng TT vô tuyến 3G & 4G của mạng thông
tin vô tuyến trên thế giới.
2.2.1 Tổng quan kế hoạch nghiên cứu phát triển E- UTRAN của LTE trong
3GPP
Lộ trình tiến tới mạng TT vô tuyến 3G và 4G đang được tiến hành nghiên
cứu và thực nghiệm triển khai trong 3GPP là tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm cho
-XXIV-

việc phát triển và hài hoà các tiêu chuẩn được phát hành của UMTS lên 4G UTRA
(WCDMA và TD – SDMA). Quá trình nghiên cứu phát triển UMTS lên 4G
được có hai phần: LTE (Long Term Evolution : Phát triển dài hạn) và SAE
(System Architecture Evolution : Phát triển kiến trúc hệ thống ) cho phần mạng .
Có thể tóm tắt các nhiệm vụ nghiên cứu của LTE và SAE như sau :
1. Về phần vô tuyến (LTE):
• Cải thiện hiệu suất phổ tần, thông lượng người sử dụng, trễ .
• Đơn giản hoá mạng vô tuyến .
• Hỗ trợ hiệu quả các dịch vụ gói như : MBMS (Multimedia Broadcast
Multicast Service - Dịch vụ quảng bá và phát đa hướng đa phương tiện hay còn gọi
là dịch vụ quảng bá đa phương tiện) , IMS (IP Multimedia Subsystem - hệ thống
con đa phương tiện IP)
2. Về phần mạng (SAE):
• Cải thiện trễ, dung lượng và thông lượng
• Đơn giản mạng lõi
• Tối ưu hoá lưu lượng IP và các dịch vụ
• Đơn giản hoá việc hỗ trợ và các chuyển giao đến công nghệ không phải 3GPP.
Kết quả nghiên cứu của LTE là được chuẩn mạng truy nhập vô tuyến với
tên gọi là E- UTRAN (Enhanced Universal Terrestrial Radio Access Network :
Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất toàn cầu tăng cường ).
2.2.2 Lộ trình tiến tới mạng TT vô tuyến 3G & 4G của mạng thông tin vô tuyến
trên thế giới.
Từ các tính năng cơ bản của mạng TT vô tuyến hiện tại 3GPP bổ sung các tính năng
chung về E-UTRAN và đưa ra lộ trình tiến tới mạng TT vô tuyến 3G&4G như sau:
2.2.2.1 Các tính năng chung của E – UTRAN
• Tốc độ số liệu đỉnh .
E- UTRAN sẽ hỗ trợ tốc độ đỉnh tức thời tăng đáng kể. Tốc độ này được
định cơ tuỳ theo kích thước của phổ được ấn định .
E- UTRAN sẽ đảm bảo tốc độ số liệu đỉnh tức thời đường xuống lên đến
100Mbps khi băng thông được cấp phát là 20MHz (5bps/Hz) và tốc độ đỉnh đường
lên 50 Mbps khi băng thông được cấp phát là 20 MHz (2,5bps/Hz). Vì thế băng
thông E- UTRAN sẽ gấp 4 lần băng thông 3G - UMTS.
Lưu ý rằng tốc độ đỉnh có thể phục thuộc vào số lượng anten phát và anten
thu lại UE. Các mục tiêu về tốc độ số liệu đỉnh nói trên được đặc tả trong UE
-XXV-

tham chuẩn gồm: (1) khả năng đường xuống với hai anten tại UE, (2) khả năng
đường lên với một anten tại UE. Trong trường hợp phổ được dùng chung cho cả
đường lên và đường xuống, E- UTRA không phải hỗ trợ tốc độ số liệu đường
xuống và đường nói trên động bộ .
• Trễ mặt phẳng C và mặt phẳng U.
Cần giảm đáng kể trễ mặt phẳng điều khiển (Mặt phẳng C) (Chẳng hạn bao
gồm trễ chuyển đổi từ trạng thái rỗi sang trạng thái trao đổi số liệu không kể trễ tìm
gọi là 100ms), như Hình 2.2

< 50ms
Trạng thái tích
cực (Cell_ ¬ → Trạng thái ngủ
(Cell_ PCH)
DCH))

Trạng thái rỗi

Hình 2.2 -Thí dụ về chuyển đổi trạng thái trong kiến trúc E- UTRAN
E- UTRAN phải có thời gian đổi trạng thái nhỏ hơn 10ms (như trong chế độ
rõi của R6) vào trạng thái tích cực (như trong R6 Cell- DCH). Nó cũng cần đảm
bảo thời gian chuyển đổi nhỏ hơn 50ms trạng thái ngủ (như trong R6 Cell PCH) vào
trạng thái tích cực (như trong R6 Cell _ DCH).
Cần đảm bảo trễ trong mặt phẳng U nhỏ hơn 10ms. Trễ mặt phảng U được
định nghĩa là trễ một chiều giữa một gói tại lớp IP trong EU (hoặc nút biên của
UTRAN ) đến lớp IP trong nút biên của UTRAN (hoặc UE). Nút biên của
UTRAN là nút giao diện UTRAN với mạng lõi. Chuẩn phải đảm bảo trễ mặt
phẳng U của E- UTRAN nhỏ hơn 5ms (hình 2.3) trong điều kiện không tải (nghĩa
là 1 người sử dụng với 1 luồng số liệu) đối với gói nhỏ (chẳng hạn tải tin bằng
không cộng với tiêu đề ). Rõ ràng rằng các chế độ ấn định băng thông của E-
UTRAN có thể ảnh hưởng đáng kể lên trễ.
-XXVI-

Hình 2.3 -Trễ mặt phẳng U


• Thông lượng số liệu .
Thông lượng đường xuống trong E- UTRAN sẽ gấp 3 đến 4 lần thông
lượng đường xuống trong R6 HSDPA tính trung bình trên một MHz. Cần lưu ý
rằng thông lượng HSDPA trong R6 được xét cho trường hợp một anten tại nút B
với tính năng tăng cường và một máy thu trong EU; trong khi đó E- URA sử dụng
cực đại hai anten tại nút B và hai anten tại UE.
• Hiệu suất phổ tần .
E- UTRAN phải đảm bảo tăng đáng kể hiệu suất phổ tần và tăng tốc bit tại
biên ô trong khi vẫn đảm bảo duy trì các vị trí đặt trạm hiện có của UTRAN và
EDGE.
Trong mạng có tải, hiệu suất phổ tần kênh đường xuống của E- UTRAN
phải gấp 3 đến 4 lần R6 HSDPA tính theo bit/s/Hz/trạm. Trong đó giả thiết rằng
R6 HSDPA sử dụng một anten tại nút B và một máy thu, còn E- UTRA sử dụng 2
anten tại nút B và anten tại nút UE.
Hiệu suất phổ tần kênh đường lên trong E- UTRAN phải gấp 3 đến 4 lần R6
HSDPA tính theo bit/s/ Hz/trạm với giả thiết HSUPA sử dụng 2 anten tại nút B và 1
anten tại UE còn E- UTRAN sử dụng 2 anten tại nút B và 2 anten tại nút UE.
Bảng 2.1 và 2.2 cho thấy so sánh thông số tốc độ và hiệu suất sử dụng
giữa E- UTRAN và HSPA và đường lên .
Bảng 2.1 -So sánh thông số và hiệu suất sử dụng băng tần giữa E- UTRAN
trên đường xuống và HSDPA.
HSDPA (R6) LTE Đích LTE đã đạt
Tốc độ đỉnh (Mbps) 14,4 144 100/ đã đạt
Hiệu suất phổ tần (bit/Hz/số) . 0,75 1,84 3-4 lần HSDPA/ đạt 2,5
Thông lượng người sử dụng biên ô 0,006 0,0148 2- 3 lần HSDPA/ đạt 2,5
Bảng 2.2 -So sánh thông số bvà hiệu suất sử dụng băng tần giữa E- UTRAN
trên đường lên và HSDPA.
-XXVII-

HSUPA (R6) LTE Đích LTE /đã đạt


Tốc độ đỉnh (Mbps) 5,7 57 50/ đã đạt
Hiệu suất phổ tần (bit/Hz/số) 0,26 0,67 2- 3 lần HSUPA/ đạt 2,6
Thông lượng người sử dụng biên ô 0,006 0,015 2- 3 lần HSDPA/ đạt 2,5

• Hỗ trợ di động
Hiệu năng E- UTRAN cần được tối ưu hoá cho các người sử dụng di động
tại các tốc độ thấp từ 0 đến 15kmph. Các người di động tại các tốc độ cao từ 15
đến 120kmph cần được đảm bảo hiệu năng cao thoả mãn. Cũng cần hỗ trợ di động
tại các tốc độ từ 120kmph đến 350kmph (Thậm chí đến 500kmph phụ thuộc vào
băng tần được cấp phát).
• Vùng phủ
E- UTRAN phải hỗ trợ linh hoạt các kịch bản phủ sóng khác nhau trong khi
vẫn đảm bảo các mục tiêu đã nêu trong các phần trên với giả thiết sử dụng lại các
đài trạm UTRAN và tần số sóng mang hiện có .
Thông lượng, hiệu suất sử dụng phổ tần và hỗ trợ di động nói trên phải đáp ứng
các ô có bán kính 5km và với giảm nhẹ chất lượng đối với các ô có bán kính 30km.
Như đã nói ở trên E- UTRA phải hoạt động trong các băng thông 1,25 MHz,
2,5MHZ; 5MHz; 15MHz; và 20MHz trên cả đường xuống lẫn đường lên. Cần đảm
bảo làm việc cả chế độ đơn băng lẫn song băng.
• MBMS tăng cường.
MBMS (Multimedia Broadcast Service: Dịch vụ đa phương quảng bá đa
phương tiện) được đưa vào các dịch vụ của E- UTRAN. Các hệ thống E- UTRAN
phải đảm bảo hỗ trợ tăng cường cho MBMS, và đảm bảo các yêu cầu sau : (1) tái sử
dụng các phần tử lớp vật lý: để giảm độ phức tạp đầu cuối, sử dụng các phương pháp
đa truy cập, mã hoá, điều chế cơ bản áp dụng cho đơn phương cho các dịch vụ MSMB
và cũng sử dụng tập chế độ băng thông của UE cho các khai thác đơn phương cho
MBMS, (2) thoại và MBMS : giải pháp E- UTRA cho phép tích hợp đồng thời và
cung cấp hiệu quả thoại dành riêng vào các dịch vụ MBMS cho người sử dụng; (3)
Khai thác MBMS đơn bằng : Phải hỗ trợ phát triển các sóng mang E- UTRA
mang các dịch vụ MBMS trong phổ tần đơn băng.
• Triển khai phổ tần .
Yêu cầu E- UTRA làm việc với các kịch bản triển khai phổ tần sau đây:
-XXVIII-

1. Đồng tồn tại trên cùng vùng hoặc cùng đài trạm với GERAN/ UTRAN
trên các kênh lân cận .
2.Đồng tồn tại trên các kênh lân cận hoặc chồng lấn tại biên giới các nước
3. E- UTRA phải có khả năng hoạt động độc lập (không cần sóng mang khác) .
4. Tất cả các băng tàn đều được cho phép tuan theo phát hành về các nguyên
tắc băng tần độc lập.
• Đồng tồn tại và tương tác với các 3GPP RAT .
E- UTRAN phải hỗ trợ tương tácvới cá hệ thống 3G hiện có và với các hệ
thống không theo chuẩn 3GPP. E- UTRAN phải đảm bảo khả năng đồng tồn tại
giữa các nhà khai thác trong các băng liền kề và trên biên giới.
Sau đây là các yêu cầu cho tương tác mạng :
- Thời gian ngắt để chuyển giao các dịch vụ thời gian thực giữa E- UTRAN
và UTRA/ GERAN không được quá 300ms.
- Thời gian ngắt để chuyển giao các dịch vụ phi thời gian thực giữa E-
UTRAN và UTRAN/GERAN không được quá 500ms.
• Quản lý tài nguyên vô tuyến .
Như đã đề cập ở trên, quản lý tài nguyên vô tuyến đòi hỏi : (1) hỗ trợ tăng
cường QoS cuối đầu cuối ; (2) hỗ trợ hiệu quả truyền các lớp cao; (3) Hỗ trợ chia
sẻ tải và quản lý chính sách trên các công nghệ truy cập vô tuyến (RAT)
2.2.2.2 Kiến trúc mô hình E- UTRAN
Các kiến trúc mô hình được các 3GPP WG (nhóm công tác của 3 GPP) đề xuất
cho kiến trúc E- UTRAN được trên các hình 2.4, 2.5 và 2.6.
-XXIX-

Hình 2.4 -Kiến trúc mô hình B1 của E-UTRAN cho trường hợp không
chuyển mạng

Hình 2.5 -Kiến trúc mô hình B2 của E-UTRAN trong đó Rh đảm bảo chức
năng chuẩn bị chuyển giao để giảm thời gian ngắt
-XXX-

Hình 2.6 -Kiến trúc mô hình E-UTRAN theo TR 23.822

Các đường nối và các vòng tròn không liên tục thể hiện các phần tử và các giao
diện mới của kiến trúc E-UTRAN.
2.2.3 Kế hoạch nghiên cứu phát triển E- UTRAN và lộ trình tiến tới 4G.
2.2.3.1Kế hoạch nghiên cứu phát triển E- UTRAN.
Các vấn đề nghiên cứu được thực hiện trong hai TSG:
1. TSG RAN: Nghiên cứu tiêu chuẩn cho giao diện vô tuyến.
2. TSG SA: Nghiên cứu kiến trúc mạng.
Kế hoạch nghiên cứu phát triển tiêu chuẩn E-UTRAN được thể hiện trên hình 2.7
-XXXI-

Hình 2.7 -Kế hoạch nghiên cứu tiêu chuẩn E-UTRAN

2.2.3.2 Lộ trình tiến tới 4G.


Nghiên cứu phát triển tiêu chuẩn E-UTRAN được tiến hành trong các E-
UTRAN TSG (Technical Specification Group – nhóm đặc tả kỹ thuật), và hình 2.8
cho thấy lộ trình phát triển của 3GPP

Hình 2.8 -Lộ trình phát triển 3GPP.

Hình 2.9 -Lộ trình phát triển các công nghệ TT di động lên 4G
-XXXII-

Trên hình 2.9 là lộ trình phát triển các công nghệ TT di động lên 4G.

Kết luận:
LTE là trong số các con đường tiến tới 4G. LTE sẽ tồn tại trong giai đoạn đầu của
4G, tiếp sau đó sẽ là IMT Adv 4G.

CHƯƠNG III
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ MÔ HÌNH MIMO ĐƯỢC ĐỀ XUẤT ÁP
DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG MẠNG THÔNG TIN THẾ HỆ
4G

3.1 Mô hình MIMO tổng quát


Như đã giới thiệu ở chương I, trong MIMO tại phía phát có thể gửi nhiều
luồng dữ liệu đồng thời thông qua hệ anten phát. Các luồng dữ liệu này được mô
phỏng như là ma trận kênh H với nhiều đường truyền giữa các anten phát phía phát
và anten thu phía thu. Như vậy phía thu thu được tín hiệu dạng vector gọi là vector
tín hiệu. Ta có thể mô phỏng hóa mô hình truyền dẫn gồm mã hóa, đan xen ghép đa
người dùng trong băng tần gốc như sau:
Y = H X
L× N r
w
Ν t × N r L× N b N b × Nt
+ η (3.1)
L× N r

Trong đó
• X là ma trận điều chế không gian thời gian
-XXXIII-

• L là độ dài khối của ma trận điều chế (hay mã không gian thời gian)
• Nb là số búp phát
• Nt là số anten phát
• Nr là số anten thu
• Y là ma trận Nb×L của các tín hiệu thu
• W là ma trận tạo búp Nb×Nt
• H là ma trận kênh trong đó mỗi cột biểu thị một vectơ kênh từ nhiều anten
phát đến một anten thu
• η là tạp âm Gauss phức.
Ma trận điều chế X phát RsL ký hiệu trên Nb búp sóng trong thời gian một
khối các ký hiệu độ dài L. Số luồng R s song song được xác định bởi số ký hiệu phức
được phát trên thời gian một ký hiệu hay bởi tốc độ ký hiệu. Trong bộ điều chế
không gian thời gian với khối có độ dài T, vì thế tất cả R sT các ký hiệu phức được
truyền cùng nhau. Khối tạo búp sẽ chuẩn bị N b búp để phát vào không gian từ n t
anten bằng cách sử dụng ma trận W.
Hình 3.1 cho thấy mô hình kênh MIMO gồm Nt anten phát và Nr anten thu.

Hình 3.1 -Mô hình kênh MIMO với Nt anten phát và Nr anten thu
Ma trận kênh cho mô hình MIMO trên hình 3.1 được biểu diễn như sau
-XXXIV-

 h11 h22  hNt 1 


h h22  hNt 2 
H =
12
(3.2)
     
 
h1N r h2 N r  hNt N r 
Trong đó ta ký hiệu hnm là độ lợi kênh giữa anten phát thứ n và anten thu thứ m.
Giả sử x=[x1, x2,….., xNt]T là các số liệu phát và y=[y1, y2,….., yNr]T là số
T
liệu thu và η = η1 , η2 ,..., ηNr  là tạp âm Gauss trắng phức của Nr máy thu, trong đó
T ký hiệu phép toán chuyển vị. Quan hệ giữa tín hiệu đầu vào kên x và tín hiệu đầu
ra kênh y được xác định như sau:

 y1   h11 h22  hN t 1   x1   η 1 
y  h  x   
  = H =  12
2 h22  hN t 2   2  +  η 2  (3.3)
           
       
y
 Nr   h1Nr h2 Nr  hNt Nr   x Nt  η Nr 
Ta có thể viết lại quan hệ vào ra kênh ma trận N rxNt trong phương trình
(3.3) như sau:
y= Hx +η (3.4)
T
trong đó: x =  x1 , x2 ,..., xNt  (3.5)
T
y =  y1 , y2 ,..., y Nr  (3.6)
T
η =  η1 , η2 ,..., ηNr  (3.7)
Đường bao của truyền đạt kênh r=|h| được phân bố theo Rayleigh:
 −
r
2

 r 2 σ2
fβ (r ) =  2 e , 0≤r ≤∞ (3.8)
σ
0 , r<0
hoặc theo Rice:
-XXXV-

2 2
 −
(r + A )
r 2σ
2
 Ar 
fβ (r ) =  2 e I0  2 ÷, A ≥ 0, r ≥ 0 (3.9)
σ 
σ
0 , r<0
trong đó β là biến ngẫu nhiên của điện áp đường bao tín hiệu thu và r là giá trị của
biến này, σ là giá trị trung bình quân phương của tín hiệu thu của từng thành phần
Gauss, σ2 là công suất trung bình theo thời gian của tín hiệu thu của từng thành
phần Gauss, A là biên độ đỉnh của tín hiệu vượt trội và I 0(.) là hàm Bessel cải tiến
loại một bậc không.
Tạp âm ηi là một quá trình ngẫu nhiên có phân bố Gauss trung bình không
như sau:
2
η

1 2 σn (3.10)
fµ (η) = e
2πσn
trong đó µ là biến ngẫu nhiên tạp âm η là giá trị của biến này, E [ηη ] = σ I N ;
H 2
r

σ 2 = N 0 / 2 với N 0 là mật độ phổ công suất tạp âm. Ta ký hiệu cho quá trình ngẫu

nhiên của ηi như sau: . ηi ~ N (0, σ 2 ) .


Công thức tính trung bình dung lượng kênh như sau:
• Trong chế độ vòng kín trung bình dung lượng kênh tính theo công thức
C CL = E[max E[log 2 ( I + HQH H )]] (3.11)
Q

• Trong chế độ vòng hở trung bình dung lượng kênh tính theo công thức
C OL = max E[log 2 ( I + HQH H )] (3.12)
Q

-Q là ma trận Wirshart được xác định như sau:


 HH H , Nr < Nt 
Q= H 
H H , Nr ≤ Nt 
- H H là ma trận chuyển vị Hermitian
3.2 Các mô hình hệ thống MIMO sử dụng kỹ thuật phân chia giá trị đơn
SVD(Singular Value Decomposition)
3.2.1 Mô hình hệ thống SVD MIMO
Ta xét một hệ thống truyền dẫn vô tuyến bao gồm N t anten phát và Nr anten
thu như trên hình 1.3. Để tiện phân tích ta viết lại phương trình (3.4):
-XXXVI-

y=Hx+η (3.13)
Trong đó η là vectơ AWGN phức với ηi ~ N (0, σ 2 ) và E [ηη ]=σ I N r ; σ 2 = N0 / 2 ,
H 2

N0 là mật độ phổ công suất tạp âm.


H là ma trận kênh Nr×Nt; khi khoảng cách giữa các anten >λ/2 và môi trường
nhiều tán xạ ta có thể coi H có các hàng và các cột độc lập với nhau. Khi này phân
chia giá trị đơn (SVD: Singular Value Decomposition) cho ta:
H=UDVH (3.14)
trong đó Trong đó U và VH là các ma trận nhất phân (unitary) có kích thứơc N r×Nr
và Nt×Nt, VH là chuyển vị Hermitian; đối với các ma trận nhất phân ta có: UUH=INr
và VVH=INt. D là ma trận Nr×Nt gồm
N A = min { N r , N t } (3.15)
Các giá trị đơn không âm được ký hiệu là: λ11 / 2 , λ12/ 2 ,… , λ N trên đường
1/ 2
A

chéo chính của nó, trong đó λi với i=1,2,…, N là các giá trị eigen của ma trận HHH.
Các giá trị eigen của HHH được xác định như sau:
det( HH H − λI ) = 0 (3.16)
hay
det(Q − λI ) = 0 (3.17)
trong đó Q là ma trận Wirshart được xác định như sau:
 HH H , Nr < Nt 
Q= H  (3.18)
H H , Nr ≤ Nt 
Các cột của ma trận U là vectơ eigen của HHH còn các cột của ma trận V là vectơ
eigen của ma trận HHH.
Số các giá trị eigen khác không của ma trận HHH chính bằng hạng của ma trận này.
Nếu Nt=Nr thì D là một ma trận đường chéo. Nếu N t>Nr thì gồm một ma trận đường
chéo Nr×Nr và sau đó là Nt-Nr cột bằng không. Nếu Nt<Nr thì D gồm một ma trận
đường chéo Nt ×Nt và sau đó là Nr-Nt dòng bằng không. Dưới đây ta sẽ minh họa
ma trận dường chéo D cho các trường hợp Nt≠Nr.
Trong trường hợp mà số anten phát lớn hơn số anten thu (N t>Nr), U sẽ là ma
trận Nr× Nr và V sẽ là ma trận Nt× Nt và D sẽ được tạo ra từ ma trận vuông bậc N r
tiếp sau là Nt-Nr cột bằng không như sau:
-XXXVII-

trong trường hợp này ma trận V chỉ có Nr hàng sử dụng được, còn Nt-Nr hàng còn
lại không sử dụng dược. Khi này Nr phần tử đầu của ma trận x được sử dụng và Nt-
Nr phần tử còn lại của nó được đặt vào không. Trường hợp đặc biệt ta có N t anten
phát nhưng chỉ có một anten thu (N r=1). Khi này ma trận U có kích thước 1×1 và
chỉ sử dụng đựơc một hàng của ma trận V.
Trường hợp thứ hai tương ứng với khi số anten thu nhiều hơn số anten phát
(Nt<Nr). Trong trước hợp này vẫn như trước ta có V là ma trận Nt×Nt và U là ma
trận Nr×Nr, nhưng ma trận D là ma trận Nt×Nr được tạo thành từ ma trận đường
chéo Nt×Nt theo sau là Nr-Nt hàng bằng không:

Trường hợp đặc biệt khi chỉ có một anten phát và Nr anten thu.
Thao tác trên được gọi là phân chia giá trị đơn ma trận H. Kết quả phân chia
cho ta các đường chéo khác không với kích thước xác định theo (3.15).
Nếu nhân cả hai vế của phương trình kênh (3.4) với UH ta được:
UHy = ~y = U H ( HVx + η ) = U H UDV H Vx + U H η = Dx + η~ (3.21)
trong đó ~y = U H y ; η~ = U H η
Phương trình này dẫn đến mô hình kênh SVD MIMO sau đây (xem hình 3.2)
Nr
~
y n = λ1 / 2 x n + ∑ u nm
H
ηn (3.22)
m =1

trong đó n=1,2,…, NA. NA xác định theo (3.15)


-XXXVIII-

Các cột của ma trận U mô tả không gian Nt chiều. Trong trường hợp phân hóa phổ,
AWGN có thể được coi rằng trắng theo không gian nếu không có tương quan giữa
các vectơ cột của U và vectơ tạp âm η. Áp dụng định lý trung tâm, ta có:
~
y n = λ1 / 2 x n + η n (3.23)
trong đó ηn là AWGN với phân bố N0(0, σ ) trong máy thu nhưng trong miền không
gian.
Ta cũng có thể coi NA luồng song song được truyền trong các kênh không
gian trực giao (xem hình 3.2). Giống như đối với OFDM, ta cũng có thể sử dụng
mô hình kênh phađinh phẳng song song tương đương để phân tích và mô phỏng
kênh MIMO.

Hình 3.2 -Phân chia kênh phađinh phẳng MIMO thành các kênh phađinh
phẳng song song tương đương dưạ trên SVD
λi được coi là độ lợi kênh và có thể được sử dụng để đánh giá BER tại phía
thu. Nếu ta sử dụng tách sóng nhất quán và coi rằng đã biết λi, thì SNR tại máy thu
được xác định như sau:
2
xi E n λn
SNR = λn = (3.24)
σn
2
σ n2
trong đó i=1,2,…, NA ; NA xác định theo phương trình (3.15); E i là năng lượng ký
hiệu điều chế, λi là giá trị eigen của ma trận H và σi2=N0 là mật độ phổ công suất
tạp âm AWGN.
Nếu cho rằng kênh tĩnh và biên độ tín hiệu không đổi giống như trường hợp
BPSK, thì SNR trên một kênh sẽ là:
-XXXIX-

Eb λ n
SNR = (3.25)
σ n2
trong đó Eb là năng lượng bit và σn2=N0 /2. Xác suất lỗi bit trong trường hợp này
được tính như sau:
 2 Eb λ n 
Prn = Q  (3.26)
N0 
 
trong đó σi2=N0 /2 là phương sai của hàm mật đố xác suất N 0(0, σ ), Eb là năng
lương bit và Pr là xác suất lỗi bit của một kênh không gian.
n

Xác suất lỗi trung bình được tính như sau:


NA
1
Paverage =
NA
∑P
n =1
rn (3.27)

Đối với kênh 4×4 MIMO phađinh phẳng được tạo ra bởi ULA (Uniform
Linear Array dàn đồng dạng tuyến tính) các kết quả mô phỏng nhận được các giá
trị SDV như sau:
λ11 / 2 =1,83514108105847
λ12/ 2 = 0,49193260469410
λ13/ 2 = 0,13044557968295
λ14/ 2 = 0,02833800461830
Sử dụng các độ lợi kênh không gian nói trên cho mô mỏng ta
được các đường cong BER trên hình 3.3 cho từng kênh không gian.
-XL-

Hình 3.3 -BER cho các kênh không gian phađinh phẳng điều chế BPSK
trong AWGN
Ta thấy rằng kênh không gian 1 có độ lợi kênh không gian cao nhất ( λ11 / 2
=1,8) có hiệu năng BER tốt nhất. Trái lại hiệu năng BER của kênh
không gian 4 tồi nhất vì nó có độ lợi kênh thấp nhất ( λ14/ 2 = 0,028).
Cũng như các kênh OFDM, ta cần xét đồng thời với mã hóa
kênh và đan xen. Tại các giá trị SNR thấp, các kênh không gian với
độ lợi kênh thấp có thể bị hỏng do xác suất lỗi cao. Đối với trường
hợp truyền gói, sử dụng cả bốn kênh không gian dẫn đến tỷ lệ lỗi
gói và tổn thất tổng thông lượng sẽ lớn hơn. Trong trường hợp một
hay nhiều kênh không gian tồi, tốt hơn hết là không sử dụng kênh
không gian này.
3.2.2 Mô hình hệ thống SVD MIMO tối ưu
Bản chất của mô hình SVD MIMO tối ưu là tại phía phát người ta chia luồng
ký hiệu thành nhiều luồng con và nhân các luồng con này với các cột của ma trận V
sau đó phát đi trong không gian. Tại phía thu các ký hiệu thu được nhân với ma trận
Uh để tách ra các luồng không gian rồi dùng bộ kết hợp để kết hợp các ký hiệu thu
này. Như vậy từ mô hình SVD tối ưu hay nói khác đi từ công thức y=Hx+η ở
(3.13) nhân hai vế với ma trận UH ta được:
Uhy = Uh(Hx+η)
Giả sử x được nhân trước với ma trận V và đặt
z=Uhy = Uh(HxV+η)
= UhUDVhVx+Uhη
= Dx+ Uhη (3.28)
Vì ma trận D là ma trận được chéo hóa, nên ta có thể phân hóa quan hệ giữa z và x
vào dạng:
zi=λ1/2ixi+ηi (3.29)
trong đó i=1,2,..,NA với NA xác định theo phương trình (3.15).
Biểu thức (3.29) cho phép ta xây dựng hệ thống SVD MIMO tối ưu gồm N N kênh
pha đinh phẳng song song như trên hình 3.4
-XLI-

Hình 3.4 -Mô hình SVD MIMO tối ưu.


Từ hình 3.4 ta thấy tại máy phát SVD MIMO (hình 3.4a)trước hết luồng ký
hiệu số liệu được bộ chia luồng không gian chia thành n t luồng không gian. Sau đó
các luồng này được nhân với các cột của ma trận V để nhận được các ký hiệu phát
vào không gian. Tại máy thu SVD MIMO (hình 3.4b) các tín hiệu thu được nhân
với ma trận Uh để tách ra các luồng không gian. Sau đó các ký hiệu số liệu được kết
hợp bởi bộ kết hợp. Lưu ý rằng khi phân tích SVD ta sẽ được N kênh không gian
song song xác định theo (3.29).
3.2.3 Dung lượng kênh SVD MIMO
Dung lượng kênh quyết định giới hạn hiệu suất phổ tần. Nói chung dung
lượng này phụ thuộc vào các sơ đồ điều chế và mã hóa. Dưới đây ta sẽ xét các biểu
thức dung lượng trong thường hợp máy phát biết trước hoặc không biết trước trạng
thái kênh. Các trường hợp này cũng còn được gọi là "dung lượng vòng kín" và
"dung lượng vòng hở". Dung lượng vòng kín đã được rút ra trong rất nhiều công bố
và các tài liệu lý thuyết thông tin kinh điển, các kết quả tương tự cũng liên quan đến
các kênh Gauss song song (tương quan).
Trong các bài báo của mình, Telatar 1995 và Foschini 1996, đã đưa
ra giới hạn dung lượng cho các hệ thống MIMO. Biểu thức này
được xác định như sau:
   ρ   
C = E log 2 det  I N r + HH h ÷  (3.30)
   Nt   
   ρ h   
C = E log 2 det  I N r + H H ÷  (3.31)
   N t   
-XLII-

Trong đó kỳ vọng E được thực hiện theo phân bố của ma trận kênh ngẫu nhiên H,
P
INr là ma trận đơn vị kích thước N r ; ρ = là tỷ số tín hiệu trên tạp âm, P là
σ i2

tổng công suất phát và σ i = N 0 /2 là mật độ phổ công suất tạp âm.
2

Dung lượng tức thời đựơc xác định phương trình (3.30) như
sau
  γ 
SE = log 2 det i N r + HH H  bps/Hz (3.32)
  Nt 
Ta viết lại HHH dựa trên SVD:
HHH=UDVH(UDVH)
= UD VHVDH UH
= U| D|2 UH (3.33)
Đặt (3.33) vào (3.32) ta được:
  γ    γ 
SE = log 2 det i N r + HH H  = log 2 det UI N r U H + U | D |2 U H 
  Nt    Nt 

   γ     γ 
= log 2 det U  I N r + | D | 2 U H  = log 2 det(U ) det(U H ) det I N r + | D | 2 
   Nt     Nt 

  γ 
= log 2 det  I N r + | D | 2  (3.34)
  Nt 
Vì tích của det(U)det(UH)=1 và D chỉ có NA giá trị egien trên đường
chéo, NA xác định theo phương trình (3.15). Ta có thể biểu diễn
biểu thức trong log2 của (3.34) như sau:
 γ 
det I N r + | D |2 
 Nt 
 γ  γ   γ 
= 1 + λ1 1 + λ2 ...1 + λ N A 
 N t  Nt   Nt 
NA
 γ 
log 2 ∏ 1 + n  (3.35)
n =1  Nt 1 

Lấy log phương trình (3.35) ta được dung lượng tức thời:
-XLIII-

 γ   γ   γ  NA  γ 
SE = log 2 1 + λ1  + log 2  1 + λ 2  + ... + log 2 1 + λ N A  = ∑ log 2 1 + λn  (3.36)
 Nt   Nt   Nt  n =1  Nt 

γ  γ 
Nếu trong (3.36) λ n << 1 thì log 2 1 + λn  tiến tới không và kênh không
Nt  Nt 
gian này sẽ không cho độ lợi dung lượng đáng kể. Vì thế nếu không sử dụng kênh
này, tổng dung lượng cũng hầu như không giảm.
Phương trình được rút ra ở trên cho ta cách đánh giá hiệu năng của các kênh.
γ
Nếu thừa số λn nhỏ hơn một ngưỡng cho trước ta có thể lọai bỏ kênh này. Khi
Nt
này số các luồng không gian được sử dụng nhỏ số kênh khả dụng cực đại, nhưng
thông lượng hiệu dụng vẫn được tăng cường.
Khi sử dụng số đường Q<NA , ta chỉ sử dụng các cột tương ứng với các kênh
không gian có độ lợi mạnh nhất trong các ma trận U và V. NA-Q kênh không gian
không được sử dụng sẽ có xn tương ứng được đặt vào không .
Từ các phân tích trên ta có thể đưa ra các kết luận sau:
1. Dung lượng MIMO tăng tuyến tính với min(Nt;Nr) và ma trận kênh phân
chia thành min(Nt;Nr) kênh song song độc lập
2. Nếu giữ Nr cố định và tăng Nt, thì dung lượng sẽ bào hóa tại một giá trị cố
định
3. Nếu giữ nguyên Nt và tăng Nr, thì dung lượng sẽ tăng theo log cùng với tăng
N r.
3.3 Các mô hình phân tập thu
3.3.1 Mô hình phân tập anten thu tổng quát
Trong kênh phađinh có 1 anten phát và nr anten thu, mô hình kênh như sau:
h= [h1, h2,…, hNr] (3.37)
trong đó hm là độ lợi của đường truyền từ anten phát đến máy thu m, m=1,2,…,N r;
Nr là số lượng anten thu.
Quan hệ giữa tín hiệu vào và tín hiệu ra của hệ thống trong trường hợp này
như sau:
Ym(k)=hm(k)x(k)+ηm(k), m=1,2,…., Nr (3.38)
trong đó k là thời điểm xét, Nr là số anten thu, tạp âm ηm ∼ N0(0, σ ) có phân bố 2
-XLIV-

Gauss trung bình không, phương sai σ 2 =N0 /2 và độc lập với nhau theo từng anten.
Ta cần tách sóng x(1) dựa trên y 1(1), y2(1) …. y Nr (1) . Nếu các anten thu đủ cách xa
nhau, ta có thể coi rằng các độ lợi kênh h m độc lập Rayleigh với nhau và ta nhận
được độ lợi phân tập Nr.
Đối với điều chế BPSK ta được xác suất lỗi như sau:

Q ( 2
2 h SNR ) (3.39)

trong đó SNR=Eb/N0, trong điều kênh kênh phađinh Rayleigh với đội lợi h i có phân
bố đồng nhất độc lập, N0(0, σ 2 )
Nr 2

= ∑ hm
2
h (3.40)
m =1

2
h SNR là tổng tỷ số tín hiệu trên tạp âm SNR thu đối với vectơ kênh cho trước h.
Ta có thể phân tách sóng tổng SNR thu khi cho điều kiện độ lợi kênh thành hai
2 1 2
thành phần sau: h SNR = N r SNR h (3.41)
Nr
Thành phần thứ nhất tương ứng với độ lợi công suất (độ lợi dàn): việc sử
dụng nhiều anten và kết hợp nhất quán, dẫn đến tổng công suất thu hiệu dụng tăng
tuyến tính với Nr: tăng gấp đôi Nr sẽ cho độ lợi công suất 3dB. Thành phần thứ hai
thể hiện độ lợi phân tập: việc lấy trung bình trên tất cả các đường truyền độc lập dẫn
đến dẫn đến xác suất trong đó tổng độ lợi thu nhỏ sẽ giảm. Lưu ý rằng nếu nếu các
độ lợi kênh hm(1) hoàn toàn tương quan với nhau trên tất cả các nhánh thì ta chỉ có
độ lợi công suất mà không có độ lợi phân tập khi tăng N r. Mặt khác ngay cả khi
tất cả hm đều độc lập với nhau thì thành phần thứ hai
Nr 2
1 1
∑h
2
h = m (1) (3.42)
Nr Nr m =1

sẽ hội tụ vào 1 khi Nr lớn (do định luật các số lớn) (giả thiết rằng các độ lợi kênh
được chuẩn hóa đến phương sai bằng 1).
3.3.2 Mô hình phân tập anten thu kết hợp chọn lọc
Trong mô hình này sử dụng bộ kết hợp đơn giản nhất, trong đó bộ kết hợp
chỉ đơn giản ước tính cường độ tín hiệu tức thời trong số N r anten thu sau đó chọn
lựa anten có tín hiệu mạnh nhất. Vì SC loại bỏ năng lượng hữu ích từ các luồng
-XLV-

khác nên mô hình này rõ ràng không thể là tối ưu nhưng do tính đơn giản của nó
nên đó được áp dụng trong trường hợp khi hệ thống cần giảm bớt phần cứng.

Hình 3.5 -Mô hình phân tập anten thu kết hợp chọn lọc
Em
Trong mô hình trên giả sử SNR tức thời của một nhánh là: SNRm = , SNR trung
σ m2

E0
bình của mỗi nhánh là SNR0 = , với Em là năng lượng tức thời trên nhánh m, E 0
σ m2

là năng lượng công suất tín hiệu trung bình trên một nhánh và σ m = N 0 / 2 là mật độ
2

tạp âm song biên trên nhánh m.


Theo công thức tính xác xuất ta có thể xác định xác xuất SNR trên mỗi nhánh nhỏ
hơn hoặc bằng một giá trị SNR Lim cho trước như sau:
P ( SNRm ≤ SNRLim ) = 1 − e − SNR Lim / SNR0 (3.43)
Xác xuất tất cả SNR trong các nhánh cùng nhỏ hơn SNRLim như sau:
− SNRLim / SNR0 N r
PN ( SNRlim ) = P ( SNR1 , SNR 2 ,.., SNR N ≤ SNR Lim ) = [1 − e
r r
] (3.44)

Nếu coi rằng SNRLim là ngưỡng mà dưới nó ta sẽ không chọn được bất kỳ nhánh
nào, thì PN ( SNRLim ) sẽ là xác suất mất thông tin và phương trình xác xuất mất thông
r

tin sẽ giảm đi đáng kể nếu số anten N r tăng.


Từ công thức (3.44) ta có thể xác định xác suất ít nhất có một anten được chọn lựa
như sau:
P (t ≥ SNR m ) = 1 − p N ( SNR m ) (3.45)
r
-XLVI-

Lấy vi phân của (3.44) ta có thể tìm được mật độ xác suất, lấy tích phân mật độ xác
Nr
1
suất ta tính được SNR trung bình SNR N r như sau: SNR N r = SNR0 ∑ (3.46)
m=1 m

từ phương trình (3.46) ta thấy khi khi số anten thu N r tăng lên cũng ít cải thiện
được SNR trung bình.
3.3.3 Mô hình phân tập anten thu kết hợp tỷ lệ cực đại
Mô hình phân tập anten thu kết hợp tỉ lệ cực đại MRC (Maximum Ratio Combiner)
thực hiện kết hợp thông tin từ các nhánh anten khác nhau để đạt được tỷ số tín hiệu
trên tạp âm lớn nhất.
MRC thực hiện đánh trọng số phức Wm =| Wm | e jθ cho từng nhánh anten sau đó

cộng N r nhánh.
Vì các đường truyền từ anten phát đến anten thu độc lập với nhau và độ lợi đường
jψ m
truyền từ anten phát đến anten m là hm = β m e nên ta có thể viết tín hiệu thu sau
kết hợp như sau:
N N
r j (θ +ψ ) r
y ( t ) = x (t ) ∑ W βme + ∑ W ηm (3.47)
m m
m =1 m =1
Từ (3.46) ta xác định SNR với giả thiết ψ = −θ như sau:
2
 Nr 
E
 ∑ W β

s m m
SNR =
m = 1  (3.48)
2
N
r
σ2 ∑ W
m =1 m

Hình 3.6 -Mô hình phân tập anten thu kết hợp tỷ lệ cực đại
-XLVII-

SNR tại (3.48) đạt cực đại khi | Wm | 2 = β m2 / σ 2 , điều này có nghĩa là mỗi nhánh

nhân với chính tỷ số tín hiệu trên tạp âm của chính nó – nói một cách khác các
nhánh có năng lượng tốt hơn sẽ được tăng cường, còn các nhánh có năng lượng thấp
hơn sẽ được cấp trọng số thấp hơn. Khi này ta tính được SNR như sau:
 Nr 
E s  ∑ β m2  N
(3.49)
SNR =  2  = r SNR

m =1
m
σ m =1

Một cách trực giác ta thấy ưu điểm nổi trội của MRC ở chỗ tổng SNR đạt được
bằng cách cộng các SNR của các nhánh với các trọng số tương ứng. Mặc dù MRC
cho phép đạt được SNR cực đại và nói chung hoạt động tốt, nhưng trong nhiều
trường hợp nó không tối ưu vì nó bỏ qua công suất nhiễu mà các thông số thống kê
của nhiễu trong nhiều trường hợp có thể khác nhau giữa các nhánh.
Mô hình kết hợp với độ lợi bằng nhau (EGC: Equal Gain Combiner) cho phép hiệu
chỉnh pha với điều kiện sau: | Wm |= 1 ,ψ = −θ cho tất cả các nhánh. Trong trường
hợp này ta được SNR sau kết hợp như sau:
 Nr 
E s  ∑ β m2 
(3.50)
SNR =  
m =1

N rσ 2
So sánh (3.49) và (3.50) ta thấy khác biệt ở hệ số EGC do không đòi hỏi đánh giá
độ lợi kênh (tính trong số), do đó có thể kết luận rằng EGC là sơ đồ cận tối ưu so
với MRC.
3.3.4 Mô hình phân tập anten thu kết hợp thu tỷ lệ cực đại với tách sóng khả
giống cực đại (MRRC- Maximum Ratio Receive Combining)
Hình 3.7 cho thấy băng tần gốc của sơ đồ MRRC (Maximum ratio receive
combining) hai nhánh.
-XLVIII-

Hình 3.7 -MRRC hai nhánh


Giả sử hệ thống sử dụng phương pháp điều chế với các ký hiệu x 1, x2,…,x λ,
…,xL. Tại một thời điểm k cho trước tín hiệu x1(k) được phát đi từ máy phát. Kênh
truyền dẫn bao gồm chuỗi phát, đường truyền vô tuyến và chuỗi thu. Ảnh hưởng
gây méo của kênh truyền vô tuyến mang tính nhân và bao gồm đáp ứng biên và pha.
Ta lập mô hình ảnh hưởng này ở dạng đáp ứng xung kim (hay độ lợi) giữa anten
phát và anten thu là h1(k) và h2(k) cho đường truyền từ anten phát đến anten thu thứ
nhất và anten phát đến anten thu thư hai tương ứng:
h1 (k) = a1 (k)e jf 1 (k )
h 2 (k) = a 2 (k)e jf 2 (k) (3.51)
Nhiễu và tạp âm cộng với tín hiệu phát máy thu. Tín hiệu băng gốc tổng hợp thu
được như sau:
y1(k)=h1(k)x1(k)+η1(k)
y2(k)=h2(k)x1(k)+η2(k) (3.52)
trong đó η1 và η2 là nhiễu cộng tạp âm phức cho kênh 1 và kênh 2. Để đơn giản ký
hiệu, dưới đây ta sẽ bỏ qua ký hiệu (k).
Giả thiết η1 và η2 có phân bố Gauss, quyết định khả giống cực đại sẽ chọn x i
nếu và chỉ nếu:
d 2 ( y1 , h1 Χ i ) + d 2 ( y 2 , h2 Χ i ) ≤ d 2 ( y1 , h1 Χ k ) + d 2 ( y 2 , h2 Χ k ) ∀i ≠ k (3.53)
trong đó d2(a,b) là khoảng cách Ơclit giữa tín hiệu a và b được tính theo công thức
sau: d2(a,b)=(a-b)(a*-b*) (3.54)
Sơ đồ kết hợp cho MRRC hai nhánh như sau:
~
x1 = h1* y1 + h2* y 2
= h1* (h1 x1 + η1 ) + h2* (h2 x1 + η 2 ) (3.55)
= ( β1 + β 2 ) x1 + h η + h η 2
2 2 * *
1 1 2

Triển khai (3.45) và sử dụng (3.36), (3.37) ta chọn được xi nếu và chỉ nếu:
( β12 + β 22 )) xi 2 − ~x1 xi* − ~x1* xi ≤ ( β12 + β 22 )) xk 2 − ~x1 xk* − ~x1* xk (3.56)
hay:
( β12 + β 22 − 1) xi 2 + d ( ~x1 , xi ) ≤ ( β12 + β 22 − 1)) xk 2 + d ( ~x1 xk ) ∀i ≠ k (3.57)
Đối với các tín hiệu PSK (chùm tín hiệu có năng lượng bằng nhau):
2 2
xi = x k = E s ∀i, k (3.58)
trong đó Es là năng lượng ký hiệu. Vì thế đối với các tín hiệu PSK, quy tắc quyết
định (4.49) có thể đơn giản hóa việc chọn xi nếu và chỉ nếu:
-XLIX-

d (~
x1 , xi ) ≤ d ( ~
x1 , xk ) ∀i ≠ k (3.59)
Khi này bộ kết hợp tỷ lệ cực đại có thể cấu trúc tín hiệu ~x1 (xem hình 3.7) sao cho bộ
tách sóng khả giống cực đại có thể tạo ra ~x1 là ước tính khả giống cực đại của x1.
Từ biểu thức (3.55) và giả thiết công suất phát chia đều cho cả 2 anten phát, ta rút ra
được SNR đầu ra hệ thống RMC
E s ( β 12 + β 22 )
SNR MMRC = = SNR1 + SNR2 (3.60)
σ2
3.4 Các mô hình phân tập phát
3.4.1 Mô hình phân tập anten phát tổng quát
Ta xét trường hợp có N t anten phát và chỉ có một anten thu (kênh MISO).
Đây là trường hợp thường gặp trên đường xuống của hệ thống thông tin di động vì
nó kinh tế hơn sử dụng nhiều anten tại MS. Ta có thể nhận được độ lợi phân tập N t
bằng cách phát cùng một ký hiệu trên N t anten trong khoảng thời gian Nt ký hiệu.
Mỗi lần ta chỉ bật một anten còn các anten khác ngưng phát. Rất nhiều công trình
dành cho lĩnh vực mã hóa kênh không gian thời gian này, ở đây ta chỉ xét đơn giản
nhất và cũng là một trong các mã thời gian không gian đẹp nhất: sơ đồ Alamouti.
Đây cũng là sơ đồ phân tập phát được đề suất cho các tiêu chuẩn thế hệ ba. Sơ đồ
Alamouti được thiết kế cho hai anten phát, tuy nhiên ở mức độ nhất định cũng có
thể tổng quát hóa cho nhiều hơn hai anten.
Với phađinh phẳng, hai anten phát và một anten thu, ta có thể viết kênh thu
đơn như sau:
y(k)=h1(k)x1(k)+h2x2(k)+η(k) (3.61)
trong đó hn là độ lợi kênh từ anten phát n, k là chỉ số biểu thị thời điểm phát. Sơ đồ
Alamouti phát hai ký hiệu phức x 1 và x2 trên hai thời gian ký hiệu trên hai anten 1
và 2 như sau: tại thời điểm k, x1(k)=x1 và x2(k)=x2; tại thời điểm 2, x1(k+1)=- x*2 và

x2(k+1)= x1* . Nếu ta coi rằng kênh không đổi trong thời gian hai ký hiệu, và đặt
h1=h1(k)=h2(k+1), h2=h2(k)=h2(k+1), khi này ta có thể viết ma trận vào dạng sau:
 y (k )  x − x 2*   η (k ) 
 y (k + 1) = [ h1 h2 ]  1 +  (3.62)
   x2 x1*  η (k + 1) 
Ta có thể viết lại phương trình trên vào dạng sau:
 y (k )   h1 h2   x1   η (k ) 
 y (k + 1) *  =  *   +  * (3.63)
  h2 − h1*   x 2  η (k + 1) 
-L-

Ta nhận thấy rằng cột của của ma trận chữ nhật trong phương trình trên
trực giao với nhau. Vì thế nhiệm vụ tách sóng x1 và x2 được chia thành hai nhiệm
vụ vô hướng trực giao.
Sơ đồ Alamouti làm việc cho tất cả các kiểu chùm ký hiệu x 1, x2 khác nhau,
tuy nhiên để đơn giản ở đây ta chỉ xét BPSK với truyền 2 bit trong thời gian hai ký
hiệu. Trong sơ đồ mã lặp ta cần sử dụng 4-PAM để đạt được cùng tốc độ bit. Để đạt
được cùng khoảng cách tối thiểu như các ký hiệu BPSK trong sơ dồ Alamouti, ta
cần tăng 5 lần năng lượng ký hiệu.
Hình 3.8 cho thấy trình bầy băng gốc của sơ đồ Alamouti. Sơ đồ này sử dụng
hai anten phát một anten thu và ba chức năng sau:
• Mã hóa và chuỗi các ký ký hiệu phát tại máy phát
• Sơ đồ kết hợp tại máy thu
• Quy tắc quyết định để tách sóng khả giống cực đại

Hình 3.8 -Sơ đồ phân tập hai nhánh phát với một máy thu của Alamouti
• Mã hóa và chuỗi phát
-LI-

Trong khoảng thời gian cho trước một ký hiệu, hai ký hiệu được truyền đồng
thời từ hai anten phát. Ta ký hiệu tín hiệu phát từ anten một là x 1(k)=x1 và tín hiệu
*
phát từ anten 2 là x2(k)=x2. Trong thời gian ký hiệu tiếp theo, x1(k+1)= -x 2 được
*
phát đi từ anten một và x2(k+1)= x1 được phát đi từ anten 2, trong đó * ký hiệu cho
phức liên hợp. Chuỗi các ký hiệu này được cho trong bảng 3.1.
.Bảng 3.1 -Mã hóa và chuỗi ký hiệu phát cho sơ đồ phân tạp phát hai anten
Anten 1 Anten 2
Thời điểm k x1 x2
Thời điểm k+1 *
-x 2 x1*
Ta ký hiệu h1(k) và h2(k) là đáp ứng kênh cho đường truyền từ anten phát 1
và đường truyền từ anten phát 2 tại thời điểm k. Giả thiết phađinh không đổi trong
thời gian hai ký hiệu, ta có thể viết:
h1 (k ) = h1 (k + 1) = h1 = β 1e jθ1 (3.64a)
h2 (k ) = h2 (k + 1) = h2 = β 2 e jθ 2 (3.64b)
Với T là độ dài ký hiệu và kT là thời gian xét. Khi này ta có thể viết các biểu thức
sau cho các tín hiệu thu:
y1 = y(k)= h1x1+ h2x2 +η1
y2=y(k+1)= -h1 x *2 + h2 x1* + η2 (3.65)
trong đó y1 và y2 ký hiệu cho các tín hiệu thu tại thời điểm k và k+1, η1 và η2 là các
biến ngẫu nhiên phức thể hiện tạp âm có phân bố Gauss Ν(0,1).
Từ (3.63), ta có thể viết lại phương trình (3.65) vào dạng sau:
y = Hx + h (3.66)
T
trong đó y =  y1 y2*  là vectơ thu


h h2 
 1 
H =  (3.67)
h2* − h1* 
 
là ma trận kênh tương đương,
T
x=[x1 x2]T và η = η1 η2*  là vectơ tạp âm có phân bố Gauss Ν(0, σ ), các cột của
 
ma trận H trực giao với nhau.
• Sơ đồ kết hợp:
-LII-

Giả thiết rằng máy thu hoàn toàn biết được trạng thái kênh. Bộ kết hợp (xem
hình 3.7) thực hiện nhân bên trái vecơ tơ thu y với ma trận chuyển vị Hermitian HH
để được:
h * h2  h * h2  h1 h2 
~  1   y1   1    x1 
x = HHy = +
 *    H H
η =     *  + H η
H

h2* − h1   y 2  η~ h2* − h1  h2* − h1*   x 2  η~


    

| h | 2 + | h | 2 0 
 1 2

=  x + H η
H
(3.68)
0 | h1 | + | h2 | 
2 2
η~
 
Sử dụng (3.64a) và (3.64b) cho (3.68), ta được các ước tính của các ký hiệu x 1 và x2
như sau:
~
x1 = ( β1 + β 2 ) x1 + h1*η1 + h2η 2*
2 2
(3.69a); ~
x 2 = ( β 1 + β 2 ) x 2 − h1*η 2* + h2*η1
2 2
(3.69b)
Bộ kết hợp trên hình 3.7 tạo ra hai tín hiệu kết hợp và gửi chúng đến bộ tách
sóng khả giống cực đại.
• Quy tắc quyết định khả giống cực đại
Bộ tách sóng khả giống cực đại sẽ sử dụng quy tắc quyết định theo (3.56)
hay (3.57) để từ hai tín hiệu đầu ra bộ kết hợp chọn ra hai tín hiệu ước tính x 1 và x2:
d (~
x1 , xi ) ≤ d ( ~
x1 , xk ) ∀i ≠ k (3.70a)

d (~
x 2 , xi ) ≤ d ( ~
x2 , xk ) ∀i ≠ k (3.70b)
Các tín hiệu kết hợp trong công thức (3.69) tương đương với tín hiệu kết hợp nhận
được trong sơ đồ MRRC hai nhánh trong (3.55). Điểm khác biệt duy nhất là sự
quay pha của các thành phần tạp âm và điều này không ảnh hưởng lên SNR. Như
vậy bậc phân tập nhận được từ sơ đồ hai nhánh phát Alamouti giống như sơ đồ
phân tập thu MRRC hai nhánh.
• SNR tổng hợp được tính như sau:
Giả sử rằng năng lượng tín hiệu phát chia đều cho hai anten thì ta có:

SNR =
(
E s β1 + β 2
2 2 2
)E β +β
= s 1 2 2
( 2
)
2 2

(
2 β1 + β 2
2 2
)
σ 2

-LIII-

2 
 ∑ β n2 
 n =1 E (3.71)
SNR =   s
σ2 2
trong đó Es là năng lượng ký hiệu phát, σ = N 0 / 2 là mật độ tạp âm song biên trên
2

nhánh, N 0 là mật độ phổ công suất tạp âm một biên.


3.4.2 Sơ đồ Alamouti hai anten phát với M anten thu
Trong trường hợp này ta sử dụng hai anten phát và M anten thu. Để minh
họa ta xét trường hợp hai anten thu (M=2) như thấy trên hình 3.9. Ta xét quá trình
xử lý trong thời gian hai ký hiệu và coi rằng các độ lợi kênh không thay đổi hay đổi
trong thời gian này.

Hình 3.9 -Sơ đồ phân tập phát hai nhánh với hai máy thu Alamouti
Mã hóa và chuỗi phát các ký hiệu thông tin cho trường hợp này cũng giống
như trường hợp chỉ có một máy thu đã xét trong bảng 3.1, bảng 3.2 định nghĩa các
kênh giữa các anten phát và các anten thu. Bảng 3.3 định nghĩa các ký hiệu cho tín
hiệu thu tại hai anten thu.
Bảng 3.2 -Định nghĩa các kênh giữa anten phát và anten thu
Anten thu 1 Anten thu 2
Anten phát 1 h11 h12
Anten phát 2 h21 h22
Bảng 3.3 -Ký hiệu các tín hiệu thu tại hai anten thu
Anten thu 1 Anten thu 2
Thời gian k y1 y3
-LIV-

Thời gian k+1 y2 y4


Biểu thức cho các tín hiệu thu như sau:
y1(k) = y1 = h11x1+ h21x2 +η1 (3.72a)
y2(k+1) = y2 = -h11 x 2 + h21 x1 + η2
* *
(3.72b)
y3(k) = y3 = h12x1+ h22x2 + η3 (3.72c)
y4(k+1) = y4 = -h12 x + h22 x + η4 * *
2 1 (3.72d)
Ta có thể viết lại (3.72) vào dạng ma trận như sau.
Từ phương trình (3.72), đối với hai ký hiệu liên tiếp được thu tai máy thu thứ nhất
tại thời điểm k và k+1 ta có: Y1=H1x + N1 (3.73)
T h h21 
   11 
trong đó Y1 =  y1 *
2
H =
y  , 1   (3.74)
  h21
*
− h11* 
 

là ma trận kênh tương đương, x=[x1 x2]T và Ν 1=[η1 (k ) η1* (k + 1) ]T.


Tương tự đối với hai ký hiệu liên tiếp được thu tại máy thu thứ hai ta có:
Y2=H2x + N2 (3.75)
h h22 
 
T
 12 
trong đó Y2 =  y3 y 4*  , H2 =   (3.76)
  h22
*
− h12 
*

 

là ma trận kênh tương đương, x=[x1 x2]T và Ν 2=[η 2 (k ) η 2* (k + 1) ]T.


Để tính toán ước tính ta nhân các phương trình (3.73) và (3.74) với các ma
trận kênh chuyển vị Hermitian tương ứng:
H 1H Y1 = H 1H H 1 x + H 1H N 1 (3.77)
H 2H Y2 = H 2H H 2 x + H 2H N 2 (3.78)
Sau đó kết hợp hai phương trình (3.77) và (3.78) với nhau ta được:
~ [ ]
x = H 1H Y1 + H 2H Y2 = H 1H H 1 + H 2H H 2 x + H 1H N 1 + H 2H N 2 (3.79)
T
trong đó ~x =  ~x1 x2  ,
~


h * h21  h * h22 
 11   12 
=  ; H2 = 
H H
H 1 
h21
*
− h11  h22
*
− h12 
   
Khai triển (3.79) ta được:
-LV-

~ ( )
x1 = β112 + β 212 + β122 + β 222 x1 + h11* η1 (k ) + h21η1* (k + 1) + h12* η 2 (k ) + h22η 2* ( k + 1) (3.80)
~ ( )
x2 = β112 + β 212 + β122 + β 222 x2 − h11η1* (k ) + h21
*
η1 (k + 1) − h12η 2* ( k ) + h22
*
η 2 (k ) (3.81)
Sau đó các tín hiệu kết hợp này được đưa đến bộ tách sóng khả giống cực
đại, tại đây ước tính cho y1 được chọn dựa trên các tiêu chuẩn quyết định trong các
phương trình dưới đây cho PSK:
Chọn xi nếu và chỉ nếu:
(β 2
11 ) ( )
+ β 212 + β 122 + β 222 − 1 xi + d 2 ( ~x1 , xi ) ≤ β 112 + β 212 + β 122 + β 222 − 1 x k + d 2 ( ~x1 , x k ) (3.82)
2 2

hay: d 2 ( ~x1 , xi ) ≤ d 2 ( ~x1 , x k ) ∀i ≠ k (3.83)


Tương tự đối với x2 sử dung quy tắc quyết định trên để chọn xm nếu và chỉ nếu
(β 2
11 ) ( )
+ β 212 + β 122 + β 222 − 1 xi + d 2 ( ~x 2 , xi ) ≤ β 112 + β 212 + β 122 + β 222 − 1 xk + d 2 ( ~x2 , x k ) (3.84)
2 2

hay : d 2 ( ~x 2 , xi ) ≤ d 2 ( ~x 2 , xk ) ∀i ≠ k (3.85)
SNR trong trường hợp này được tính như sau:

+ β 2 + β 2 + β 2 ) E s ( β 112 + β 212 + β 122 + β 222 ) E s
2
SNR = 2 2 21 2 12 2 22 2
11
=
2

(3.86)
σ ( β 11 + β 21 + β 12 + β 22 ) 2 σ2 2
Điều đáng quan tâm là các tín hiệu kết hợp từ hai anten thu chỉ là cộng đơn
thuần các tín hiệu từ từng anten, nghĩa là sơ đồ kết hợp giống như trường hợp một
anten thu. Tóm lại khi sử dụng sử dụng hai anten phát và M anten thu, ta có thể sử
dụng bộ kết hợp cho từng anten sau đó đơn giản cộng các tín hiệu kết hợp từ tất cả
các anten để nhận được bậc phân tập tương đương với sơ đồ MRRC có 2M nhánh..
3.4.3 Mã khối không gian thời gian STBC tổng quát
Hầu hết các công trình nghiên cứu thông tin vô tuyến chỉ tập trung lên dàn
anten tại một phía của đường truyền vô tuyến: máy thu. Các bài báo của Gerard J.
Foschini và mechael J. Gans đã mở rộng phạm vi nghiên cứu các khả năng thông tin
vô tuyến khi chỉ ra rằng có thể tăng đáng kể dung lượng thông tin cho hệ thống
thông tin vô tuyến trong môi trường phađinh nặng bằng cách sử dụng các dàn anten
tại cả hai phía của đường truyền vô tuyến. Một trong số các phương pháp pháp này
là sử dụng nhiều anten phát và chỉ sử dụng nhiều an ten ở phía thu một các chọn
lựa. Các phương pháp này do Vahid Tarokh, Nambi Seshadri and Robert
Calderbank] đề xuất với tên gọi là các mã không gian thời gian (STC: Space-
Time-Code) đã đạt được sự cải thiện rất lớn so với các mã sửa lỗi trong hệ thống
một anten. Lúc đầu các sơ đồ này dựa trên các mã lưới, nhưng sau này Siavash
Alamouti sử dụng các mã khối đơn giản hơn và sau đó Vahid Tarokh, Hamid
-LVI-

Jaffarkhani và Robert Cakderbank đã phát triển thành các mã khối không gian thời
gian (STBC: Space-Time- Block- Code). STC liên quan đến việc truyền nhiều bản
sao số liệu dư để chống lại phađinh và tạp âm nhiệt. Trong trường hợp STBC, luồng
số liệu phát được mã hóa thành các khối, sau đó các khối này được phân bố cho các
anten đặt cách nhau trong không gian và chéo nhau theo thời gian. Trong trường
hợp này cần phải có nhiều anten phát nhưng không nhất thiết phải có nhiều anten
thu (mặc dù nhiều anten thu sẽ cải thiện hiệu năng). Quá trình nhận được nhiều
bản sao số liệu được gọi là thu phân tập và đã được nghiên cứu nhiều trong các bài
báo trước đây.
Mã STBC thường được trình bầy ở dạng ma trận, trong đó mỗi hàng biểu hiện phát
xạ của một anten tại từng khe thời gian khe thời gian còn mỗi cột biểu hiện phát xạ
của từng anten tại một khe thời gian như cho trên hình 3.10

Hình 3.10 -Cấu trúc mã STBC


3.4.3.1 Thiết kế STBC
Thiết kế STBC dựa trên tiêu chuẩn phân tập của Tarokh và một số tác giả
trong bài báo “on space–time trellis codes” (Bàn về các mã lưới không gian- thời
gian). Có thể chỉ ra rằng các mã STBC trực giao đạt được phân tập cực đại theo tiêu
chuẩn này.
Tiêu chuẩn phân tập
Ta ký hiệu từ mã phát như sau:
x={x1(1), x2(1),…. x N (1) x1(2), x2(2),…., x N (2)…
t t

x1(k), x2(k),…. x N (k)…. x1(L), x2(L),…. x N (L)}


t t
(3.87)
trong đó: nếu coi T là độ dài ký hiệu thì x n(kT) là ký hiệu tại thời điểm kT được
phát đi bởi anten thứ n, Nt là số anten phát của hệ thống và L là độ dài từ mã,
và từ mã thu thu sau giải mã bị lỗi như sau:
-LVII-

ˆ = {Χ
Χ ˆ (1) Χ
ˆ (1) K ˆ
Χ ˆ ˆ ˆ
1 2 Nt (1) Χ1 ( 2) Χ 2 ( 2) K Χ Nt ( 2) K

ˆ (k )Χ
ˆ (k ) K ˆ ˆ ( L) Χ
ˆ ( L) K ˆ
(3.88)
Χ 1 2 Χ Nt ( L ) K Χ 1 2 Χ Nt ( L )}

Nếu ma trận sau:


 ~ x1 (1) − x1 (1) ~x1 ( 2) − x1 (2)  ~ x1 ( L) − x1 ( L) 
 ~ ~
x 2 ( 2) − x 2 (2)  ~ x 2 ( L) − x 2 ( L) 
 x 2 (1) − x 2 (1) (3.89)
     
~ ~ ~ 
 x N t (1) − x Nt (1) x N t ( 2) − x N t ( 2)  x Nt ( L) − x Nt ( L)
có hạng đầy đủ đối với các cặp từ mã x và Χ̂ sẽ cho bậc phân tập cực đại N tNr.
Trái lại, nếu B(x, x̂ ) có hạng cực tiểu b đối với tập các từ mã thì mã không gian
thời gian sẽ cho bậc phân tập bNr.
3.4.3.2 Mã Alamouti
Alamouti phát minh ra mã STBC đơn giản nhất vào năm 1998, mặc dù ông
không sử dụng thuật ngữ “mã không gian thời gian”. Ông thiết kế một hệ thống hai
anten phát và nhận được ma trận sau (xem phần 3.4.2):
 x (1) x1 (2)   x1 − x 2* 
X = = 
1

   (3.90)
*
x (1) x 2 (2)  x 2 x1 
 2   
trong đó * ký hiệu cho liên hợp phức.
Đây là mã STBC rất đặc biệt. Đây là mã STBC trực giao duy nhất đạt được
tỷ lệ 1. Điều này có nghĩa là đây là mã STBC duy nhất đạt được độ lợi phân tập
đầy đủ mà không phải hy sinh tốc độ số liệu. Nói một cách khác, điều này chỉ đúng
đối với các ký hiệu điều chế. Vì hầu hết các biểu đồ chùm tín hiệu sử dụng số lượng
điểm phức tạp, nên tính chất này thường dẫn đến mã Alamouti có ưu điểm đáng kể
so với các STBC bậc cao cho dù các mã này đạt được hiệu năng tỷ lệ lỗi tốt hơn.
Ý nghĩa của đề xuất Alamouti năm 1998 là ở chỗ đây là trình diễn đầu tiên
cho một phương pháp mã hóa cho phép đạt được phân tập hoàn toàn bằng cách xử
lý tuyến tính tại máy thu. Các đề xuất trước đây cho phân tập phát đòi hỏi các sơ đồ
xử lý với độ phức tạp tăng hàm mũ theo số lượng anten phát. Ngoài ra đây cũng là
kỹ thuật phân tập phát vòng hở đầu tiên có khả năng này. Các thế hệ sau cuả khái
niệm Alamouti có ảnh hưởng lớn lên công nghiệp thông tin vô tuyến.
3.4.3.3 Các STBC bậc cao
-LVIII-

Tarokh và các đồng nghiệp đã tìm ra một tập STBC đặc biệt ít phức tạp và
đặt ra tên cho sơ đồ này. Họ cũng chứng minh rằng không mã nào có nhiều hơn hai
anten phát có thể đạt được tỷ lệ giới hạn . Từ đó đến này các mã này đã được cải
tiến nhiều. Tuy nhiên chúng chỉ là các minh chứng cho lý do vì sao tỷ lệ mã không
thể đạt đến 1 và cần phải giải quyết các vấn đề gì để tạo ra các mã STBC tốt. Họ
cũng đã trình diễn sơ đồ mã hóa tuyến tính đơn giản cho các mã của mình trong
điều kiện thông tin trạng thái kênh hoàn hảo.
Sơ đồ mã ba anten phát
Hai mã đơn giản cho 3 anten phát như sau:
 x1 (1) − x1 (2) − x1 (3) − x1 (4) x1* (1) − x1* (2) x1* (3) − x1* (4)
 
Χ 3,1 / 2 =  x 2 (2) x 2 (1) x 2 (4) − x 2 (3) x 2* (2) x 2* (1) x 2* (4) − x 2* (3)  (3.91)
 x3 (3) x3 (4) x3 (1) x3 (2) x3* (3) x3* (4) x3* (1) x3* (2) 


 *
*
x1 (3) 
 x1 (1) − x1 ( 2 ) − x1 ( 3) 
 *
2 
 * x 2 ( 3) 
Χ 3,3 / 4 = x 2 ( 2)
 x 2 (1) x 2 ( 4) −
2
 (3.92)
 * * * * 
( − s 3 (1) − s 3 (1) + s 3 ( 2 ) − s 3 ( 2)) ( s 3 ( 2) + s 3 ( 2) + s 3 (1) − s 3 (1))
 x 3 (3) x 3 ( 3)

 2 2 2 2 

Các mã này đạt được tỷ lệ ½ và tỷ lệ 1/3. Hai ma trận này cho thấy vì sao các
mã cho số anten nhiều hơn hai bị thiệt về tỷ lệ mã: đây là cách duy nhất để đạt được
tính trực giao. Mã X3,3/4 gập phải vấn đề là khi phát mã này, công suất không được
phân đều cho các ký hiệu. Điều này có nghĩa rằng tín hiệu sẽ có đường bao thay đổi
và rằng công suất phát của từng anten phải được thay đổi. Các phiên bản cải tiến
cho phép khắc phục được nhược điểm này cuả mã.
Sơ đồ mã 4 anten phát
Hai mã cho 4 anten là:
 x1 (1) − x1 (2) − x1 (3) − x1 (4) x1* (1) − x1* (2) x1* (3) − x1* ( 4)
 
x (2) x 2 (1) x 2 (4) − x 2 (3) x 2* (2) x 2* (1) x 2* (4) − x 2* (3) 
Χ 4,1 / 2 = 2 (3.93)
 x3 (3) x3 (4) x3 (1) x3 (2) x3* (3) x3* (4) x3* (1) x3* ( 2) 
 
 x 4 (4) x 4 (3) − x 4 (2) x 4 (1) x 4 (4) x 4 (3)
* *
x 4* (2) x 4* (1) 

-LIX-

 x* ( 3) 
 x (1) − x* ( 2 ) − x ( 3) 1 
 1 1 1 2 
 x* ( 3) 
x ( 2) x* (1) x ( 4) − 2 
2 2 2
= 
2
Χ3,3 / 4
 x ( 3)
(3.94)
x ( 3) ( −s (1) − s* (1) + s ( 2 ) − s* ( 2 )) ( s ( 2 ) + s* ( 2 ) + s (1) − s* (1)) 
 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 
 2 2 2 2 
 x ( 3) x ( 3) ( −s (1) − s* (1) + s (1) − s* (1)) ( s (1) + s* (1) + s ( 2 ) − s* ( 2 )) 
 3 −
3 3 3 3 3

3 3 3 3 
 2 2 2 2 

Các mã này đạt được tỷ lệ mã ½ và ¾. X4,3/4 cũng gập các vấn đề về phân bổ công
suất
không đều như X3,3/4. Một phiên bản cải tiến của X4,3/4 là:
 x (1) − x* ( 2 ) − x ( 3) 0 
 1 1 1 
 x ( 2) x* (1) 0 x ( 3) 
Χ 4 ,3 / 4 =  2 2 2
 (3.95)
 x3 (3) 0 x* (1) − x* ( 2) 
3 3
 0 x ( 3) − x ( 2) x (1) 
 4 4 4 
cho phép phân bổ công suất đều giữa các anten trong tất cả các khe thời gian.
Giải mã
Một nét hấp dẫn của các mã trực giao STBC là tại máy thu giải mã khả năng
giống nhất có thể đạt được bằng xử lý tuyến tính. Để xét phương pháp giải mã này,
ta sẽ đưa ra một mô hình thông tin vô tuyến như sau.
Nt
y m (k ) = ∑ hnm Χ n ( k ) + n m ( k ) (3.96)
n =1

Tại thời điểm kT, tín hiệu yn(k) thu được tại anten thu m từ Nt anen phát là:
trong đó hnm là độ lợi đường truyền từ anten phát n đến anten thu m và n m(k) là một
mẫu của tạp âm Gauss trắng cộng (AWGN) tại máy thu m.
Quy tắc tách sóng khả năng giống cực đại là tạo lập các biến quyết định sau:
Nt Nr
Ri = ∑ ∑y m (k )hek ( n ) m d n (k ) (3.97)
n =1 n =1

trong đó δn(k) dấu của xn trong cột thứ k của ma trận mã hóa, εk(p)=q ký hiệu rằng
xp là (cho đến khi có sự khác nhau về dấu) phần tử (k,q) của ma trận mã hóa, đối với
n=1, 2, ...., Nt và khi này quyết định ký hiệu x i của chùm ký hiệu sẽ thỏa mãn
phương trình sau:
  2
− x +  − 1 + ∑ hki
2 2
Χ i = arg Min R i
 x (3.98)
x∈ A  k ,i 
-LX-

với A là bảng chữ cái của chùm tín hiệu. Sơ đồ giải mã tuyến tính đơn giản này
đảm bảo phân tập cực đại.
3.4.3.4 Hệ thống phân tập lựa chọn anten thích ứng
Các hệ thống MIMO có thể đạt được độ lợi dung lượng cao so với các hệ
thống SISO. Tuy nhiên việc sử dụng nhiều anten đòi hỏi nhiều nhiều chuỗi thiết bị
vô tuyến bao gồm các bộ độ lợi, các bộ chuyển đổi từ tương tự vào số, các bộ
trộn… đắt tiền. Để giảm giá thành trong khi vẫn duy trì tốc độ số liệu cao của hệ
thống MIMO, người ta tìm cách giảm chuỗi các thiêt bị vô tuyến tại máy thu (hay
máy phát) và ấn định tối ưu từng chuỗi đến một số lượng anten phát (anten thu) lớn
hơn và thường rẻ tiền hơn. Bằng cách này chỉ các anten tốt nhất được sử dụng.
Trong khi các anten còn lại không được sử dụng nhờ vậy giảm số chuỗi thiết bị vô
tuyến cân thiết.
Hiện nay một số giải thuật đã được phát triển để chọn tập con anten tối ưu
khi cho trước thực hiện kênh. Các giải thuật này nhằm giảm thiểu BER của các máy
thu tuyến tính trong các hệ thống ghép kênh không gian hoặc giảm thiểu tỷ lệ lỗi ký
hiệu khi sử dụng mã hóa khối thời gian không gian trong các hệ thống MIMO. Vấn
đề chính trong các giải thuật này là chúng giả thiết có CSI (Channel state
information: thông tin trạng thái kênh) để được cấu hình anten tối ưu.
Ta khảo sát một hệ thống MIMO như cho trên hình 3.11 có Nt anten phát với
Mr chuỗi vô tuyến và giả thiết rằng số anten thu Nr>Mr.

Hình 3.11 -Hệ thống phân tập chọn lọc anten.


Không mất tính tổng quát, ta cũng giả thiết rằng chọn anten chỉ thực hiện tại
phía thu. Kênh được trình bầy bởi ma trận Nr×Nt H trong đó hmn thể hiện hệ số đáp
ứng xung kim giữa anten phát n và anten thu m (hay độ lợi kênh). Ta cũng coi rằng
kênh pha đinh không đổi trong thời gian nhiều cụm ký hiệu. Tập Mr<Nr được lựa
chọn sử dụng được quyết định bởi giải thuật chọn tại phía thu. Giải thuật này sẽ
-LXI-

Mr 
chọn tập con tối ưu W của tất cả các tập con có thể có   của N r anten thu. Ta
 Nr 
ký hiệu H(W) là ma trận con (Mr×Nr) tương ứng tập con anten thu W, trong đó các
dòng của H tương ứng với các anten thu được chọn. Khi này tín hiệu thu tương ứng

r
sẽ là: y = H (W ) Χ + η (3.99)
nT

}T là vectơ tín hiệu phát Nt×1, y = { y1 , y 2 ,..., y M }


x Nt T
trong đó x={x1, x2,…, r là
vectơ tín hiệu thu Mr×1, η là vectơ tạp âm Mr×1 và r là tổng tỷ số tín hiệu trên tạp
âm độc lập với số anten phát. Các phần tử của η là các biến ngẫu nhiên Gauss tròn
đối xứng có phân bố đồng dạng độc lập: η i ∼ N (0, σ ) .
Để hiểu được kênh ta có thể sử dụng chuỗi huấn luyện. Giải thiết có N s ≥ N t
ký hiệu huấn luyện s(1), s(2),…,s( N s ) được sử dụng để thăm dò kênh. Các tín hiệu
thu tương ứng với chuỗi này là:
r
y(i) = H(W)s(i) + η(i), i = 1, 2,..., N s
NT
(3.100)
ta ký hiệu y={y(1), y(2),….,y(Ns)}T, s={s(1),s(2),….,s(Ns)}T và η={η (1), η(2),
…, η (Ns)}T. Khi này ta có thể viết lại (3.99) như sau:
r
y = H (W ) s + η (3.101)
NT
và ước tính khả giống cực đại ma trận kênh H(W) được xác định như sau:
N T h h −1
Hˆ (W ) = ys ( ss ) (3.102)
r
Để giảm thiểu sai số ước tính kênh, ta sử dụng chuỗi huấn luyện trực giao
sao cho ss = N s .I N . Trong kênh không tương quan với chuỗi huấn luyện trực
H
s

giao, các ước tính kênh hˆi , j (W ) là các biến ngẫu nhiên phân bố Gauss như sau:
r
hˆi , j (W ) ~ N (hi , j (W ), ) (3.103)
N s Nt
3.4.3.5 Tiền mã hóa phân tập tuyến tính
Tiền mã hóa phân tập tuyến tính là một kỹ thuật được sử dụng để cải thiện
tốc độ số liệu hay độ tin cậy kênh dựa trên CSI tại máy phát. Ở đây ta xét trường
-LXII-

hợp đặc biệt của tiền mã hóa tuyến tính với tốc độ số liệu không đổi và bộ tiền mã
hóa tuyến tính tại phía phát và hậu mã hóa tại phía thu được sử dụng chỉ để tăng
thêm độ tin cậy đường truyền.
Khi sử dụng tiền mã hóa tuyến tính ta có thể biểu diễn vector số liệu thu như sau:
y = G ( HWΧ + η ) (3.104)
Trong đó kích thước của các vector tín hiệu phát x và tín hiệu thu y là Lx1, ma trận
hậu mã hóa G là Lx N r , ma trận kênh H là N r x N t , ma trận tiền mã hóa W là N t xL
và ma trận η là N r x1. Trong trường hợp tiền mã hóa phân tập (tương đương với
STBC tỷ lệ 1), L=1, bộ tiền mã hóa cực đại hóa SNR W và bộ hậu mã hóa G là các
1/ 2
vector đơn phải và trái của H tương ứng với giá trị lớn nhất λ
max
.Trong trường
hợp M=1 này, mô hình kênh tương đương sau khi tiền mã hóa và hậu mã hóa đối
với một số ký hiệu số liệu như sau:
1/ 2
y=λ
max
x +η (3.105)
SNR thu được tính như sau:
E
s λ
SNR =
max
(3.106)
σ 2

1/ 2
Với σ 2 là phương sai của tạp âm. Vì giá trị kỳ vọng λ
max
không phải là tất định,
nên ta chỉ có thể xác định biên của SNR như sau:
2
H E E
F s ≤ SNR ≤ H 2 s (3.107)
N F 2
t σ2 σ

Trong đó H là ký hiệu chuẩn Frobenus và được xác định như sau:


F

N N
t r
H = ∑ ∑ h2 (3.108)
F nm
n = 1m = 1

Mặt khác nếu tổng quát hóa biểu thức SNR cho 2x2STBC , thì biểu thức (3.71) sẽ
được viết ở dạng tổng quát như sau:
2
H E
SNR = F s (3.109)
N σ 2
t

So sánh (3.107) và (3.109) ta thấy rằng tiền mã hóa tuyến tính đạt được SNR cao
hơn STBC vòng hở đến tận N t lần. Khi N r = 1 , tiền mã hóa đạt được độ lợi đầy đủ
-LXIII-

bằng10lg N t nghĩa là biên trên của SNR trong biểu thức (3.107) trở thành đẳng thức
tiền mã hóa.
3.5 Các mô hình MIMO ghép kênh không gian
Ghép kênh không gian (SM: Spacial Multiplexing) là một công nghệ sử dụng
tính năng của các hệ thống MIMO để đạt được giới hạn dung lượng lý thuyết trong
thực tế. Ghép kênh không gian sử dụng các anten phát khác nhau để phát đi các tín
hiệu khác nhau. Các tín hiệu này được ghép chung vào kênh không gian và được
đưa đến các anten thu, tại phía thu các tín hiệu được phân kênh. Hình 3.12 cho thấy
sơ đồ của hệ thống SM. Từ hình 3.12 ta thấy trước hết luồng số cần truyền đựơc
chia thành ba luồng độc lập với mỗi luồng có tốc độ giảm 1/3 so với luồng tổng.
Sau điều chế các luồng này được đưa lên ba anten và được thu lại tại ba anten thu.
Sau giải điều chế các luồng này được kết hợp thành luồng tổng.

Hình 3.12 -Sơ đồ hệ thống SM với ba anten phát và ba anten thu


Khác với các mã không gian thời gian sử dụng trong các hệ thống phân tập
được xây dựng trên cơ sở tọa độ, các mã không gian thời gian sử dụng trong các hệ
thống ghép kênh không gian được xây dựng trên cơ sở phân lớp. Mã không gian
thời gian phân lớp đòi hỏi số anten thu phải lớn hơn hoặc bằng số anten phát. Các
tính toán phức tạp chủ yếu xẩy ra ở phía thu vì phải sử dụng tách sóng đa người sử
dụng.
Các mã hóa không gian thời gian phân lớp sử dụng cho ghép kênh không
gian được chia thành ba loại (xem hình 3.13). Các lớp (hay các luồng con) trong
BLAST được phân tách bằng các kỹ thuật được gọi là triệt nhiễu để tách bóc các
-LXIV-

luồng số liệu chồng lấn lên nhau. Tách lớp được thực hiện động, trước hết lớp
(luồng con ký hiệu) có SNR mạnh nhất được tách, sau đó loại bỏ lớp này và thực
hiện tách cho lớp tiếp theo.
3.5.1 D-BLAST (Diagonal-Bell-Labs Layered Space-Time: Mã không gian thời
gian phân lớp phòng thí nghiêm Bell theo đường chéo).
Cấu trúc của mã D-BLAST cho thí dụ 4 anten phát được cho trên hình 3.13a.
Trong thí dụ này mỗi lớp bao gồm 8 ký hiệu đựơc mã hoá kết hợp và được phân bố
theo không gian và thời gian (theo đường chéo như trên hình vẽ).
D-BLAST nhóm các ký hiệu được phát thành các “lớp”, mã hóa các lớp này một
cách độc lập theo thời gian. Sau đó sắp xếp các lớp này một cách tuần hoàn lên các
anten sao cho mỗi lớp được phát theo đường chéo như trên hình 3.13a. Bằng cách
phân bố các ký hiệu như vậy, D-BLAST cho phép truyền các ký hiệu công bằng
giữa các kênh xấu và tốt. Điểm cốt yếu của các kỹ thuật BLAST là việc phân tách
các luồng chồng lấn và giao thoa trong không gian. Cấu trúc phân lớp đường chéo
của D-BLAST được phân tách bằng cách giải mã lần lượt từng lớp. Quá trình giải
mã cho lớp thứ hai trong số bốn lớp được cho trên hình 3.14a. Mỗi lớp được tách
bằng cách đặt các lớp chưa đựơc tách vào không và loại bỏ các lớp đã tách. Trên
hình vẽ 3.14a, lớp bên trái lớp thứ hai đã được tách và vì thế bị loại bỏ (bị trừ) từ tín
hiệu thu, các lớp bên phải chưa được tách nên gây nhiễu và có thể đặt vào không
dựa trên hiểu biết về kênh.
D-BLAST có hai nhược điểm sau: (1) đòi hỏi quá trình giải mã lặp phức tạp
và (2) lãng phí các khe không gian thời gian lúc khởi đầu và kết thúc một khối D-
BLAST.
3.5.2 V-BLAST (Vertical-Bell-Labs Layered Space-Time: Mã không gian thời
gian phân lớp phòng thí nghiêm Bell theo chiều đứng).
Cấu trúc của mã V-BLAST cho thí dụ bốn anten phát được cho trên hình 3.13b.
Trong thí dụ này 6 ký hiệu được mã hóa kết hợp được phân bố trên bốn anten theo
chiều đứng.
V-BLAST cho phép giảm các khiểm khuyết và phức tạp của D-BLAST. Nguyên
lý V-BLAST hơi khác với D-BLAST (hình 3.14b). Trong V-BLAST, mỗi anten
phát đi một luồng ký hiệu độc lập, chẳng hạn các ký hiệu QAM. Nhiều kỹ thuật
khác nhau có thể sử dụng tại máy thu để phân tách các luồng ký hiệu dựa trên máy
thu tuyến tính như: ZF và MMSE. Quá trình tách luồng ký hiệu trong V-BLAST
được thực hiện trên bằng cách kết hợp máy thu tuyến tính với loại bỏ nhiễu lần lượt.
-LXV-

Trước hết các ký hiệu mạnh (có tỷ số SNR cao nhất) được tách bằng cách sử dụng
máy thu ZF (Zero Forcing: Ép buộc về không) hay MMSE (Minimum Mean Square
Error: Sai lỗi trung bình bình phương cực tiểu) . Sau đó các tín hiệu được tách này
bị loại ra khỏi luồng tổng bằng cách lấy luồng tổng này trừ đi nó. Sau đó tín hiệu
thứ hai được tách (khi này chỉ còn N t-2 luồng gây nhiễu) và lại được loại… Nói
chung luồng được tách thứ i chỉ bị nhiễu từ N t-i luồng khác. Vì thế một khối lượng
lớn luồng nhiễu đã bị loại, khi luồng tín hiệu yếu được tách. Sử dụng triệt nhiễu lần
lượt có thứ tự cho phép giảm tỷ lệ lỗi khối khoảng 10 lần so với việc chỉ sử dụng
máy thu tuyến tính (tương đương giảm SNR 4dB). Ngoài việc đơn giản, V-BLAST
còn cho phép đạt được hiệu suất sử dụng phổ tần cao hơn 20 bps/Hz.
3.5.3 W-STC (Wrapped STC: Mã không gian thời gian quấn nhau).
Đối với loại mã này, số liệu thông tin được mã hóa xoắn, sau đó các từ mã
đựơc xử lý như một lớp và đựơc phân bố lên các anten khác nhau như trên hình
3.13c.

Hình 3.13 -Thí dụ về cấu trúc các mã không gian thời gian phân lớp dử
dụng cho phép kênh không gian. a) D-BLAST, b) V-BLAST và c)W-STC.

Hình 3.14 -Tách lớp hai trong số bốn lớp của D-BLAST. B) Mã hóa V-
BLAST.
-LXVI-

CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MỘT SỐ MÔ HÌNH MIMO
KHẢ DỤNG CHO 4G DỰA TRÊN CÁC KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

Hiện nay lý thuyết MIMO sẽ phát triển rất mạnh trong mạng vô tuyến 4G
cùng với việc ra khuyến cáo xây dựng cùng với các mô hình của nó. Việc đánh giá
hiệu năng của các mô hình này thông qua mô phỏng các hệ thống thông tin di
động trên máy tính là một công cụ mạnh để đánh giá hiệu năng hệ thống. Tất nhiên
hiệu năng thực tế phải đựơc đo và đánh giá tại hiện trường cho hệ thống đã triển
khai và các giá trị này thể hiện hiệu năng thực sự của một cấu hình hệ thống cụ thể.
Nhưng mô phỏng bằng máy tính có một số ưu điểm sau:
√ Có thể thực hiện ước tính các khái niệm hệ thống chưa đựơc triển khai hoặc
vẫn còn trong quá trình triển khai như LTE
√ Kiểm soát hoàn toàn môi trường bao gồm các thông số truyền sóng, lưu
lượng, cấu trúc hệ thống, …, và có khả năng theo dõi đầy đủ tất cả các thông
số ảnh hưởng lên kết quả
√ Có thể thực hiện các thí nghiệm được điều khiển tốt để so sánh với các
khái niệm hệ thống tương tự hoặc các bộ phận của các khái niệm trong các
điều kiện lặp lại nhiều lần
Mặc dù có các ưu điểm nói trên, các kết quả mô phỏng không cho được bức
tranh đầy đủ về hiệu năng hệ thống. Không thể lập mô hình cho mọi khía cạnh của
môi trường di động và lập mô hình chính xác cho hành vi của tất cả các phần tử
trong một hệ thống. Tuy nhiên có thể đạt được một bức tranh rất tốt về hiệu năng hệ
thống và bức tranh này thường được sử dụng để tìm ra các giới hạn tiềm năng đối
-LXVII-

với hiệu năng người ta phải đưa ra tiêu chí về cấu hình mô hình, tiêu chí thực hiện
nhằm thực hiện mô phỏng rồi từ đó đánh giá hiệu năng của hệ thống. Chương này,
sẽ trình bầy:
- Cấu hình và các tiêu chí thực hiện mô phỏng để đánh giá.
- Các mô hình và các giả thiết cho việc đánh giá
- Các giá trị hiệu năng đối với LTE sử dụng các sóng mang 5MHz FDD
- Đánh giá LTE trong 3GPP dựa trên mô phỏng động
- Đánh giá lợi ích của kỹ thuật MIMO trong WiMAX

4.1 Cấu hình và các tiêu chí thực hiện mô phỏng để đánh giá
Các đánh giá ban đầu đựợc thực hiện trên mô hình tham chuẩn sau :
• WCDMA R6
• Một anten phát tại nút B
• Hai anten thu tại UE
• Máy thu RAKE
• Băng thông 5MHz
Các kết quả được chuẩn hóa theo bit/s/Hz.
Các đánh giá được thực hiện dựa trên mô phỏng cho các trường hợp đựơc
cho trong bảng 4.1 với các cột sau:
• CF (Carrier Frequency): tần số sóng mang
• ISD (Inter-site Distance): khoảng cách giữa các trạm
• BW (Band Width): băng thông
• PLoss: Penetration Loss: suy hao thâm nhập
• Speed: Tốc độ
Bảng 4.1 -Tập các trường hợp tối thiểu mô phỏng WCDMA/HSPA và LTE
Mô phỏng CF ISD BW PLoss Speed
(Tốc
độ)
Trường hợp (GHz) (m) (MHz) (dB) (km/h)
1 2,0 500 10 20 3
2 2,0 500 10 10 30
3 2,0 1732 10 20 3
-LXVIII-

4 0,9 1000 1.25 10 3

Các thông số tham khảo để mô phỏng hệ thống cho mô hình ô vĩ mô được


cho trong bảng 4.2
Bảng 4.2 -Các thông số tham khảo để mô phỏng hệ thống ô vĩ mô
Thông số Giả thiết
Mô hình tổ ong Lục giác đều , 19 điểm đặt trạm, 3 đoạn ô trên một trạm
Khoảng cách giữa các Xem bảng 17.1
trạmInter-site distance
Tổn hao đường truyền phụ L=I + 37,6log10(R), R [km]
thuộc khoảng cách I=128,1 – 2GHz, I=120,9 - 900MHz hoặc 35,5 cho mô
phỏng tĩnh
Che tối chuẩn log Tương tự như UMTS 30.03, B 1.4.1.4
Dịch chuẩn che tối 8 dB
Khoảng cách tương quan 50 m (xem D.4 trong UMTS 30.03)
của che tối
Tương quan Giữa các ô 0.5
che tối Giữa các đoạn ô 1.0
Tổn hao thâm nhập Xem bảng 7.1
Mẫu phát xạ anten (mặt   θ 
A(θ ) = − min 12
2

 , A m
  θ  
nằm ngang) 3 dB

(Đối với ô 3 đoạn với mẫu anten cố θ 3dB = 70 độ, Am = 20 dB


định)
Tần số sóng mang/Băng Xem bảng 17.1
thông
Mô hình kênh Đô thị điển hình (TU) hoặc mô hình kênh không gian (SCM)
Tốc độ UE cần xét 3km/h, 30km/h, 120km/h, 350km/h (0km/h cho mô phỏng tĩnh)
Tổng công suát máy phát BS 43dBm (20W) – sóng mang 1.25, 5MHz , 46dBm - sóng mang 10MHz
Loại công suất UE 21dBm (125mW), 24dBm (250mW)
Mô hình nhiễu giữa các ô UL: Mô hình tường minh (Tất cả các ô đều bị chiếm bởi các UE),
DL: Mô hình tường minh công suất ô = Ptotal
K/cách tối thiểu giữa UE và BS ≥ 35 m
4.2 Các mô hình và các giả thiết cho việc đánh giá
Phần này luận văn sẽ trình bày các mô hình và các giả thiết đựơc sử dụng để
đánh giá. Tổng kết các mô hình và các giả thiết được phân nhóm theo lưu lượng,
mạng vô tuyến và các mô hình hệ thống được cho trong bảng 4.3
Bảng 4.3 -Các mô hình và giả thiết cho đánh giá
Các mô hình lưu lượng
-LXIX-

Phân bố người sử dụng Đều, trung bình 10 người sử dụng trên một đoạn ô
Tốc độ đầu cuối 0 km/h
Tạo số liệu Tắt bật với thừa số tích cực 5%, 10%, 20%, 40%,
60%, 80%, 100%
Các mô hình mạng vô tuyến
Suy hao theo L=35,5+37,6×log(R), R được đo bằng m
khoảng cách
Phađinh che tối Chuẩn log, lệch chuẩn 8dB
Phađinh đa đường 3GPP đô thị điển hình và người đi bộ A
Sơ đồ ô Lưới lục giác đều, mỗi trạm ba đoan ô, tổng số 57 đoạn ô
Bán kính ô 167m (khoảng cách giữa các ô 500 m)
Các mô hình hệ thống
Ấn định phổ 5MHz cho DLvà 5MHz cho UL (FDD)
Công suất đầu ra trạm gốc và UE 20 W và 125 mW vào anten
Độ lợi anten cực đại 15dBi
Các sơ đồ điều chế và mã hóa QPSK và 16QAM, mã hóa turbo theo
WCDMAR6. Chỉ sử dụng QPSK cho
WCDMA đường lên
Lập biểu Quay vòng theo thời gian
Các đặc tinh cơ sở của WCDMA
Sơ đồ phát Nột luồng trên DL và UL
Máy thu Phân tập anten hai nhánh với máy thu RAKE, kết hợp tỷ lệ
cực đại tất cả các nhánh kênh, hệ số tạp âm 9dB trong UE,
5dB trong nút B
Các đặc tính WCDMA tiên tiến
Sơ đồ phát DL: 2 luồng PARC
UL: một luồng
Máy thu DL: GRAKE với loại nhiễu lần lượt
UL: GRAKE với phân tập thu hai nhánh, chuyển giao mềm
với kết hợp lựa chọn giữa các trạm
Các đặc tính LTE
Sơ đồ truyền dẫn DL: 2 luồng PARC
UL: Luồng đơn
Máy thu DL: MMSE với loại nhiễu lần lượt
UL: MMSE với phân tập tu hai nhánh, chuyển giao mềm
với kết hợp chọn lọc giữa các ô
-LXX-

4.3 Các giá trị hiệu năng đối với LTE sử dụng các sóng mang 5MHz FDD
Hình 4.1 cho thấy thông lượng người sử dụng đường xuống trung bình và 5
phần trăm (biên ô) đường xuống S u phụ thuộc vào thông lượng phục vụ (T) đối với
các điều kiện truyền sóng thành phố. Các kết quả mô phỏng được so sánh với hệ
thống WCDMA. LTE nhận được sự cải thiện thông lượng đáng kể cho cả người sử
dụng trong bình và tại biên ô. Tuy nhiên hệ thống HSPA phát triển cho hiệu năng
gần giống như hệ thống LTE.
Các cải thiện tương đối về thông lượng trung bình và thông lượng biên ô có
thể được đánh giá bằng cách so sánh các thông lượng đạt đựơc bởi các hệ thống
khác nhau tại cùng một tải lưu lượng. Độ lợi thông lượng trung bình vượt quá hệ số
3x có thể đạt đựơc trên dải rộng tải. Thí dụ, tại lưu lượng phục vụ 2Mbps trên đoạn
ô WCDMA cơ sở đạt được thông lượng người sử dụng trung bình khoảng 2,5Mbps
so với 18Mbps đối với LTE. Lưu ý rằng hệ thống HSPA phát triển đạt được
15Mbps tại tải này.

Hình 4.1 -Thông lượng người sử dụng đường xuống trung bình và biên ô
phụ thuộc vào lưu lượng được phục vụ. Truyền sóng thành phố điển hình
Các đường truyền vô tuyến nhanh hơn của cả hệ thống LTE và HSPA tiên
tiến sẽ ảnh hưởng lên thông lượng theo hai cách:
1. Đối với SINR cho trước, cho phép đạt được thông lượng cao hơn
2. Đối với cùng một lưu lượng phục vụ, cho phép giảm mức dộ sử dụng đường
truyển vô tuyến và vì thế nhiễu giảm dẫn đến SINR cao hơn.
Ngoài ra độ lợi thông lượng biên ô vượt quá hệ số 2x cho dải rộng tải như
trên hình 4.1, có thể đánh giá các độ lợi sử dụng phổ tần bằng cách so sánh lưu
lượng được phục vụ đối với một yêu cầu cho trước về thông lượng biên ô.
-LXXI-

Hình 4.2 cho thấy các kết quả tương tự đối với kênh người đi bộ ít phân tán
thời gian hơn. Trong kênh ít tán thời hơn, WCDMA hoạt động tốt hơn, nhất là hệ
thống WCDMA cơ sở không sử dụng các máy thu tiên tiến. Các độ lợi hiệu năng
cao đối với LTE so với WCDMA vẫn đạt đựơc, độ lợi cho thông lượng trung bình
của người sử dụng là 3x còn cho thông lượng người sử dụng biên ô là 2x. Các độ lợi
hiệu suất phổ cũng vượt quá 3x đối với các yêu cầu thông lượng người sử dụng
biên ô lớn hơn 2Mbps.

Hình 4.2 -Thông lượng người sử dụng đường xuống trung bình và biên ô
phụ thuộc lưu lượng được phục vụ. T ruyền sóng người đi bộ A.
Các kết quả tương ứng cho truyền sóng thành phố điển hình được thể hiện trên hình
4.3 và cho truyền sóng người đi bộ A trên hình 4.4.
-LXXII-

Hình 4.3 -Thông lượng người sử dụng đường lên trung bình và biên ô phụ
thuộc lưu lượng được phục vụ. Truyền sóng thành phố điển hình

Hình 4.4 -Thông lượng người sử dụng đường lên trung bình và biên ô phụ
thuộc lưu lượng được phục vụ. Truyền sóng người đi bộ A
4.4 Đánh giá LTE trong 3GPP dựa trên mô phỏng động
4.4.1 Các yêu cầu hiệu năng của LTE
Các tiêu chí hiệu năng LTE đã chấp thuận được cho trong bảng 4.4 Vì kỳ
vọng rằng cả thông lượng trung bình người sử dụng lẫn hiệu suất phổ tần đều hưởng
lợi từ việc tăng 1 lên hai anten phát trên đường xuống, nên tăng mục tiêu thông
lượng người sử dụng biên ô sẽ có thể là chỉ tiêu mới trên đường xuống.
Bảng 4.4 -Mục tiêu hiệu năng LTE trong TR25.913
Tiêu chuẩn đánh Đích đường xuống so với Đích đường lên so với tham
giá hiệu năng tham chuẩn R6 HSDPA chuẩn R6 HSUPA
Thông lượng người 3-4x 2-3x
sử dụng trung bình
(trên một MHz)
Thông lượng người 2-3x 2-3x
sử dụng biên ô (trên
1 MHz, 5 phần trăm)
Hiệu suất phổ tần 3-4x 2-3x
bps/Hz/trạm
Vùng phủ Đáp ứng các yêu cầu trên cho Đáp ứng các yêu cầu trên cho vùng
vùng phủ ô lên đến 5km phủ ô lên đến 5km
4.4.2 Đánh giá hiệu năng LTE
Khi nghiên cứu tính khả thi của 3GPP cho LTE, một số khái niệm kênh vật
lý đường xuống và đừơng lên LTE đã được nghiên cứu và được báo cáo trong
-LXXIII-

TR25.814. Các khái niệm đựơc chọn cũng được đánh giá theo thông lượng người sử
dụng, hiệu suất phổ tần, vùng phủ và các thông số khác.
Các giả thiết và các công nghệ được thiết lập cho đánh giá 3GPP cũng được
báo cáo cùng với các tổng kết về các kết quả (ở phần 4.4.3). Đánh giá LTE được
thực hiện cho 3GPP dựa trên phân bố ngẫu nhiên các người sử dụng trên mô hình
mạng vô tuyến và sau đó các người sử dụng này chuyển dịch theo mô hình di động.
Truyền sóng và phađinh được mô hình hóa các giá trị thống kê đựơc thu thập cho
từng bước mô phỏng của một TTI.
Tất cả các số liệu nhận được trong đánh giá của 3GPP dựa trên LTE sử dụng
các sóng mang băng thông 5MHz, các giá trị này đựơc đặt trong quan hệ với chuẩn
tham khảo R6 như đã nói ở trên. Các kết quả đựơc đánh giá cũng đã trình bày cho
các kích thước ô thay đổi, các phương pháp lập biểu khác nhau (quay vòng và công
bằng tỷ lệ), các mô hình đa kênh và các băng thông khác nhau.
Cũng có thể sử dụng cấu hình 2x2 để đánh giá LTE tạo búp một luồng đường
xuống. Kêt quả cho thấy rằng thông lượng trung bình của người sử dụng đối với tải
lưu lượng cao và thông lượng người sử dụng biên ô đối với tất cả các tải được cải
thiện so với các kết quả cho 2x2 MIMO, tất cả các mục tiêu đều đáp ứng khi sử
dụng cấu hình anten trong bảng 4.2. Các kết quả đánh giá cũng cho thấy cấu hình
tạo búp nhiều luồng 4x2 cũng vượt trội 2x2MIMO và cấu hình tạo búp một luồng
tại tất cả các tải.
Kết luận nghiên cứu tính khả thi, hiệu năng KTE đã đựơc báo cáo và được so
sánh với chuẩn tham khảo WCDMA trong TR25.912 và báo các này kết luận rằng
các tiêu chí được đáp ứng.
4.4.3 Hiệu năng LTE với sóng mang FDD băng thông 20 MHz
Đánh giá được trình bày trong phần 4.2 dựa trên mô phỏng tĩnh và đánh giá
cuả 3GPP dựa trên mô phỏng động đều dựa trên sóng mang băng thông 5MHz.
LTE hỗ trợ dải rộng các băng thông sóng mang lên đến 20 MHz. Băng thông cao
hơn cho các tốc độ số liệu đỉnh các hơn cho các người sử dụng và thông lượng
trung bình người sử dụng cũng cao hơn. Các con số nhận đựơc dựa trên mô phỏng
động cùng với các giả thiết cũng giống như trong đánh giá của 3GPP, ngoại trừ các
thông số được chỉ ra trong bảng 4.5.
Các giá trị hiệu năng trên hình 4.5 cho thấy thông lượng trung bình người sử
dụng đối với sóng mang băng thông 20MHz vào khoảng 4 lần lớn hơn sóng mang
băng thông 5MHz đối với cả các tải lưu lượng cao và thấp. Mặc dù sóng mang
-LXXIV-

băng thông 20MHz tăng tốc độ số liệu bốn lần, hiệu suất phổ tần (Mbps/MHZ) cực
đại hầu như không đổi. Các giá trị cho 4x4 MIMO cho phép tăng hiệu suất phổ tần
hai lần so với 2x2MIMO.
Bảng 4.5 -Các giả thiết cho các kết quả trên hình 4.5
Công suất trạm gốc 40W (20MHz) và 20W (5MHz)
Mô hình truyền sóng Vĩ mô ngoại ô (mô hình kênh không gian)
Khoảng cách giữa các trạm 500m
Lập biểu Công bằng tỷ lệ trong miền thời gian và miền tần số

Hình 4.5 -Thông lượng trung bình người sử dụng phụ thuộc hiệu suất phổ
tần đối với các sóng mang băng thông 5MHz và 20 MHz
4.5 Đánh giá lợi ích của kỹ thuật MIMO trong WiMAX
Trong WiMAX để đảm bảo tốc độ số liệu cao là khả năng ghép kênh không
gian nhiều luồng (hay lớp) số liệu đồng thời trên cùng một tài nguyên thời gian và
tần số. Trong trường hợp MIMO một người sử dụng, các luồng này hướng đến một
máy thu, còn trong trường hợp MIMO nhiều người sử dụng các luồng này hướng
tời nhiều máy thu khác nhau. Hạng cao của kênh MIMO do nhiều anten tạo ra cho
phép máy thu phân tách theo không gian nhiều lớp.
Trong phần này ta sẽ xét hiệu năng mức liên kết của WiMAX cho truyền dẫn
bằng hai luồng để nhấn mạnh các ích lợi của các sơ đồ MIMO vòng hở và vòng kín.
Mặc dù IEEE 802.16e-2005 cho phép truyền dẫn lên đến bốn luồng, nhưng trong
phần này ta chỉ xét trường hợp truyền dẫn hai luồng. Ta cũng chỉ xét các trường hợp
QPSK r1/2 và QPSK r3/4, tuy nhiên các lợi ích cho các trường hợp này cũng đúng
với 16QAM và 64QAM. Các kết quả mức liên kết nhân được ở đây dựa trên máy
thu MMSE MIMO và các giải thuật ước tính kênh thực tế.
-LXXV-

Các kết quả được trình bày ở đây sử dụng sơ đồ mốc là sơ đồ MIMO vòng
hở 2x2 với hai anten phát được sử dụng để ghép kênh không gian cho hai luồng số
liệu. Máy thu trong trường hợp này là máy thu MMSE MIMO với hai anten thu.
Các hình 4.6 và 4.7 cho ta thấy hiệu năng mức liên kết của trường hợp sơ đồ mốc và
các sơ đồ khác với số lượng anten phát thu khác nhau. Các kênh MIMO bậc cao
hơn cho lợi ích cao hơn rõ rệt khi tỷ lệ mã cao, sở dĩ như vậy vì chúng nhậy cảm
hơn đối với phađinh. Xác suất xẩy ra phađinh giảm khi khi tăng số anten và vì thế
lợi ích đối với các sơ đồ truyền dẫn với tỷ lệ mã cao cũng sẽ tăng. Bảng 4.6 cho
thấy độ lợi của các sơ đồ MIMO vòng hở khác nhau so với sơ đồ MIMO mốc 2x2.

Hình 4.6 -BER cho AMC QPSK r1/2 trong kênh người đi bộ B sử dụng hai
luồng (ma trận B).

Hình 4.7 -BER cho AMC QPSK r3/4 trong kênh người đi bộ B sử dụng hai
luồng (ma trận B).
Bảng 4.6 -Độ lợi MIMO vòng hởi so với MIMO mốc vòng hở đối với AMC
trong kênh người đi bộ B sử dụng hai luồng số liệu (ma trận B).
Tỷ lệ mã r=1/2 Tỷ lệ mã r=3/4
Độ lợi (dB) Độ lợi (dB) Độ lợi (dB) Độ lợi (dB)
MIMO BLER=10 -2
BLER=10 -4
BLER=10 -2
BLER=10-4
-LXXVI-

4x2 MIMO 0,75 2,0 0,75 2,5


2x4MIMO 5,0 6,5 5,0 8,0
4x4MIMO 6,0 8,0 6,5 10,0

Các hình 4.8, 4.9 cho thấy các kết quả mức liên kết đối với các kỹ thuật
vòng hở và vòng kín khác nhau cho kênh 4x2 MIMO sử dụng hai luồng số liệu.

Hình 4.8 -BER cho AMC QPSK r1/2 trong kênh người đi bộ B sử dụng hai
luồng (ma trận B) cho các sơ đồ MIMO vòng kín.

Hình 4.9 -BER cho AMC QPSK r3/4 trong kênh người đi bộ B sử dụng hai
luồng (ma trận B) cho các sơ đồ MIMO vòng kín.

Các hình 4.7, 4.8 cho thấy các kỹ thuật vòng kín dựa trên bảng mã và phản hồi
kênh được lượng tử có hiệu năng kém từ 1 đến 2dB so với kỹ thuật SVD cho từng
sóng mang con. Mặc dù đây chỉ là các kỹ thuật cận tối ưu, nhưng chúng cũng cho
-LXXVII-

độ lợi liên kết lớn hơn 5dB so với các kỹ thuật vòng hở. Bảng 4.7 cho thấy độ lợi
liên kết đối với các kỹ thuật MIMO vòng hở khác nhau trong WiMAX cho cấu
hình 4x2MIMO sử dụng hai luồng số liệu.

Bảng 4.7 -Độ lợi MIMO vòng kín so với MIMO mốc vòng hở đối với AMC
trong kênh 4x2 MIMO người đi bộ B sử dụng hai luồng số liệu (ma trận B).
Tỷ lệ mã r=1/2 Tỷ lệ mã r=3/4
Độ lợi (dB) Độ lợi (dB) Độ lợi (dB) Độ lợi (dB)
Kỹ thuật vòng kín BLER=10-2 BLER=10-4 BLER=10-2 BLER=10-4
Phản hồi chọn anten
Phản hồi bảng mã 2,5 3,5 3,0 4,4
Phản hồi kênh lượng tử 3,25 4,5 3,75 5,5
SVD cho từng sóng mang con tối ưu 4,0 5,5 4,5 6,5
4.6 Kết luận
Chương này đã xét các thông số hiệu năng và một số phương pháp mô phỏng
để đánh giá hiệu năng của LTE và WiMAX – đây là hai con đường điển hình và
chúng cũng sẽ là cơ sở, tiền thân của 4G .Mặc dù chỉ sử dụng các mô hình được đơn
giản và bỏ qua các cải thiện của giao thức lớp trên, các kết quả mô phỏng trong
chương này cho thấy tiềm năng cao của các phát triển HSPA, WiMAX và LTE
trong việc cải thiện chất lượng người sử dụng, dung lượng và vùng phủ và nhờ vậy
giảm tổng giá thành kết cấu hạ tầng trong cả kịch bản vùng phủ lẫn kích bản hạn
chế dung lượng. Đồng thời các mô phỏng cũng thể hiện tính có thể áp dụng vào
thực tiễn rất cao của mô hình MIMO áp dụng cho 4G. Như đã viết tại chương II :
Tiến tới mạng TT vô tuyến 3G & 4G là một xu hướng phát triển tất yếu của khoa
học công nghệ và thời đại, tuy nhiên mạng thông tin vô tuyến 4G tới thời điểm này
là chưa một Quốc gia hay tổ chức nào công bố đã hoàn thiện và triển khai thực sự
trên diện rộng, mà chúng chỉ được triển khai dạng thử nghiệm. Hiện nay các mô
hình MIMO đã triển khai cho 3G, xét trên cơ sở lý thuyết cũng như tính thực tiễn ta
có thể nói rằng MIMO sẽ áp dụng cho 4G. Xét tính lịch sử phát triển của LTE và
WiMAX thì: LTE được phát triển từ WCDMA, hơn nữa LTE đưa các thông số của
MIMO sát thực tế nên có tính thực tiễn cao hơn WiMAX. WiMAX do phát triển lên
từ WIFI, hơn nữa khi thiết kế các máy di động cho WiMAX người ta đã hạ bớt đi
một số tiêu chí cho nên WiMAX có tính khả thi kém hơn LTE. Trong phần phụ lục
sẽ trình bày thêm một vài mô phỏng mô hình MIMO tân tiến nhưng chỉ mang tính
lý thyết vì các mô phỏng đã bỏ qua một số tiêu chí thực tiễn để xây dựng lên một lý
thuyết mang tính “trường hợp lý tưởng ”.
-LXXVIII-

CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Kết luận - Những phần việc mà luận văn đã làm:


Trong phần lời nói đầu luận văn: “Nghiên cứu một số mô hình MIMO áp
dụng cho 4G” đã trình bày: Lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Trong phần tổng quan luận văn đã trình bày: Tóm tắt, phân tích, đánh giá các
công trình nghiên cứu đã có của các tác giả liên quan mật thiết đến đề tài luận văn;
luận văn cũng nêu ưu, nhược điểm chính của hệ thống MIMO.
Luận văn nghiên cứu xu hướng phát triển và lộ trình tiến tới 3G và 4G của
mạng thông tin vô tuyến trên thế giới.
Luận văn đã nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu một số mô hình MIMO
được đề xuất áp dụng trong việc xây dựng mạng thông tin thế hệ 4G, trong đó luận
văn trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận, các công thức toán học mô phỏng các mô
hình này, từ đó nhận xét cho một số mô hình này.
Cuối cùng luận văn đã: Phân tích, đánh giá, hiệu năng một số mô hình MIMO
khả dụng cho 4G dựa trên các kết quả mô phỏng sau đó cũng đưa ra bàn luận các
kết quả này.
Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Kỹ thuật ghép kênh phân chia tần số trực giao OFDM(Orthogonal
Frequency Division Multiple) thuộc họ các sơ đồ truyền dẫn có tên gọi là điều chế
đa sóng mang (MC:Multicarrier). Nguyên lý điều chế MC dựa trên việc phân chia
luồng số truyền tốc độ bit cao thành nhiều luồng số có tốc độ bit thấp hơn (đây là
điểm tương đồng với MIMO do đó có thể kết hợp chúng lại thành MIMO – OFDM)
và điều chế mỗi luồng bằng một sóng mang riêng gọi là sóng mang con hay tone.
Các sơ đồ điều chế MC loại bỏ hay giảm thiểu nhiễu giữa các ký hiệu (ISI) bằng
cách làm cho thời gian ký hiệu đủ lớn để trải trễ gây ra do kênh truyền chỉ bằng một
phần không đáng kể (<10%) của chính thời gain ký hiệu.
OFDM là phiên bản hiệu suất phổ cao của điều chế MC, trong đó các sóng
mang con được lựa chọn sao cho chúng trực giao với nhau trong thời gian một ký
-LXXIX-

hiệu vì thế không cần sử dụng các kênh sóng mang con cách xa nhau ( không chồng
lấn) để tránh nhiễu giữa các sóng mang con. Sóng mang con được lựa chọn sao cho
trong thời gian một ký hiệu, nó có một số nguyên lần chu kỳ và được đặt cách nhau
một khoảng ∆f FFT = B / N ( với B là băng thông chuẩn - bằng tốc độ số liệu; N là số
sóng mang con) để đảm bảo rằng tất cả các sóng mang con đều trực giao với nhau
trong thời gian ký hiệu.
Xu thế nghiên cứu khoa học và triển khai thực tiễn hiện nay cho mạng thông
tin vô tuyến thế hệ 4G là kết hợp các MIMO và OFDM/OFDMA thành MIMO-
OFDM/OFDMA. MIMO-OFDM/OFDMA được coi là cơ sở nền tảng cho các hệ
thống truyền thông băng rộng thế hệ mới.
Dựa trên quan điểm kỹ thuật và xu thế nghiên cứu khoa học và triển khai thực tiễn
hiện nay cho mạng thông tin vô tuyến đã nêu ở trên: Vì vậy hướng nghiên cứu tiếp
theo của luận văn là: nghiên cứu một số mô hình MIMO-OFDM/OFDMA và xu
hướng áp dụng của các mô hình này vào mạng thông tin vô tuyến băng rộng như:
WLAN (802.11a/g/n), truyền hình số, WiMAX, 3G LTE, Flash-OFDM được phát
triển bởi Flarion (bây giờ là QUALCOMM) và các hệ thống thông tin di động 4G.
-LXXX-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, “Thông tin di động thế hệ 3”, Giáo trình, Học
viện CN BCVT, 2003.
2. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, “ Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô
tuyến”, Giáo trình, Học viện công nghệ BCVT, 2006.
3. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, “WiMax”, Giáo trình, Học viện CN BCVT,
2008.
4. TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng, “Lộ trình phát triển 3G lên 4G HSPA/LTE ”,
Giáo trình, Học viện CN BCVT, 2008.
5. Andrea Goldsmith,” Wireless communications”, Stanford University, pp. 299-
317, 2003.
6. A.B Gershman and N.D.Sidiropoulos, “Space-time processing for MIMO
communication”, 2005.
7. Robert W. Heath, Jr. and Arogyaswami J. Paulraj,
“Switching Between Diversity and Multiplexing in MIMO Systems”,
IEEE TRANSACTIONS ON COMMUNICATIONS, VOL. 53, NO. 6, 2005.
8. Taiwen Tang , Chan-Byoung Chae , Robert W. Heath, and
Sunghyun Cho “On Achievable Sum Rates of A Multiuser MIMO
Relay Channel”, Samsung Advanced Institute of Technology, 2006.
-LXXXI-

PHỤ LỤC

Như đã trình bày ở chương IV của luận văn, phần phụ lục này sẽ trình bày
thêm một vài mô phỏng mô hình MIMO tân tiến nhưng chỉ mang tính lý thyết vì
các mô phỏng đã bỏ qua một số tiêu chí thực tiễn để xây dựng lên một lý thuyết
mang tính “trường hợp lý tưởng ”.
Sau đây chúng ta xét một số mô hình tiêu biểu và phân tích, đánh giá thông qua
kết quả mô phỏng.
6.1 Phân tích, đánh giá tốc độ tổng của mô hình MIMO đa người dùng sử dụng
hệ thống truyền chuyển tiếp.
6.1.1 Mô hình MIMO đa người dùng với nhiều kênh truyền chuyển tiếp
Xét mô hình MIMO đa người dùng với nhiều kênh truyền chuyển tiếp sau:
Relay Node

User 1

Encode F W
MIMO Link
User 2
DL Signalling

Optimization
Fee dback
User Nu
MIMO BC

Channel Information

Hình 6.1 –Mô hình MIMO đa người dùng sử dụng hệ thống truyền chuyển tiếp

Trên H 6.1 Tại nguồn phát sử dùng nhiều Anten truyền số liệu tới nhiều User
qua hệ chuyển tiếp có nhiều anten. Hệ truyền chuyển tiếp này hoàn toàn tuyến tính
(không giải mã tín hiệu thu trước khi truyền đi) trong toàn bộ quá trình nhận và
truyền tín hiệu tới các User . Trong mô hình này môi trường truyền tín hiệu là tự
nhiên.
Trong sơ đồ này:
-LXXXII-

-Tại các node nguồn có Mb anten truyền.


-Tại các node chuyển tiếp có Mr anten.
-Kí hiệu H1 là ma trận kênh giữa các node nguồn và hệ truyền chuyển tiếp.
-Tín hiệu truyền tại các anten của node nguồn kí hiệu là u ( u là mảng có
kích thước Mb x1)
- Tổng năng lượng ở các node nguồn là Pt được ràng buộc bởi công thức
Pt >> E(||u||2) (6.1) với E là kỳ vọng tiêu chuẩn.
Giả sử rằng hệ thống truyền chuyển tiếp ( còn gọi là hệ các node chuyển tiếp) sử
dụng hết tất cả Mr anten để thu và phát tín hiệu; bộ xử lý tuyến tính tín hiệu ký
hiệu là W có kích thước Mr x Mr dùng để xử lý tín hiệu nhận được tại các node
chuyển tiếp.
- Ký hiệu n1 là nhiễu thu được tại các node chuyển tiếp.
- Nu là số người sử dụng
Giả thiết rằng : Hệ các node chuyển tiếp nhận được tín hiệu từ các node nguồn phát
đi sau đó chuyển tới các User thông qua các anten theo nguyên tắc mỗi anten tại hệ
các node chuyển tiếp chỉ truyền số liệu cho 1 user.
- Ký hiệu vector hi,2 kích thước Mr x1 là độ lợi kênh giữa hệ các node chuyển
tiếp và user thứ i.
- Ký hiệu xi là tín hiệu vô hướng mà user thứ i thu được.
- n2,i là nhiễu vô hướng tại user thứ i.
- n1 là nhiễu vector tại hệ thống các node chuyển tiếp.
Các thành phần của vector nhiễu n1, n2 tuân theo phân bố Gaussian có giá trị trung
bình bằng 0 với các phương sai lần lượt là σ 12 , σ 22 như vậy ta có xi được tính như
sau:
Χ i = hiT, 2 W ( H 1u + n1 ) + n 2,i

= hiT, 2 WW1u + hiT, 2 WW1 ) + n2,i (6.2)


Tín hiệu thu được tại hệ thống các node chuyển tiếp được xử lý bởi ma trận chuyển
tiếp W.
~
- Ký hiệu S = WH 1u + Wn1 (6.3)
- Năng lượng tổng truyền đi tới các user tại hệ các node chuyển tiếp được
E~
2
ràng buộc bởi công thức s ≤ Pr (6.4)
hay Tr{ ( H 1 E (uu H ) H 1H + Iσ 12 )W H } ≤ Pr (6.5)
-LXXXIII-

Với Tr {} – là vết của ma trận.


- Nhiễu năng lượng tại user thứ i ký hiệu là:
ν i = hiT, 2 W H hi*, 2σ 12 + σ 22 (6.6)
Mô hình đa người dùng sử dụng hệ truyền chuyển tiếp này cũng tương tự như
các kênh phát quảng bá của MIMO nhưng có điểm khác biệt giữa chúng là tồn
tại thêm một năng lượng Pr của hệ các node chuyển tiếp có sự ràng buộc cùng
với ma trận W như trong mô hình.
6.1.2 Khảo sát tốc độ tổng đạt được trong mô hình MIMO đa người dùng sử
dụng hệ thống truyền chuyển tiếp.
Như chúng ta đã biết về các kênh phát quảng bá kiểu MIMO sẽ đạt được dung
lượng tổng dung lượng cao nhất khi sử dụng chiến lược loại nhiễu tối ưu của BS
được gọi là: “mã hóa giấy bẩn” (Dirty Paper Coding). Do mô hình MIMO đa người
dùng sử dụng hệ thống truyền chuyển tiếp có sự ràng buộc công suất phát của hệ
truyền chuyển tiếp này nên phải căn cứ vào từng sơ đồ cụ thể mới khảo sát được tốc
độ tổng. Ở đây ta áp dụng cho hai sơ đồ cơ bản là SVD và Water- filling.
- Ký hiệu vector tín hiệu sẽ truyền cho nhiều user là s.
- Ma trận giải mã tuyến tính tại các node nguồn là F.
- Vector tín hiệu đầu vào là độc lập ngãu nhiên với giá trị trung bình bằng 0
và phương sai là đơn vị, tín hiệu thu được sau giải mã tuyến tính F được
ràng buộc như sau:
Tr{FF H } ≤ Pt (6.7)
6.2 Hệ thống truyền chuyển tiếp sử dụng SVD.
Khi sử dụng sơ đồ SVD thực chất là thiết kế ma trận chuyển tiếp dạng eigen-space
rồi dùng các phép biến đổi nhằm tối ưu thuật toán đưa ra, cụ thể như sau:
- Ký hiệu các vector kênh giữa các user và hệ các node chuyển tiếp là ma
trận H 2 = [ h1, 2 ,..., hNu , 2 ]T (6.8)
- Ký hiệu H2 = ∏ H2 (6.9) là một phép hoán vị của ma trận kênh
- Đặt M u = min{M r , M b , N u }
- Các thành phần ( M u + 1) th ,.., M bth trên đường đường chéo đều có giá trị bằng 0.
Ứng dụng lý thuyết sơ đồ SVD ta có: H 2 = G2 Q2 (6.10)
H 1 = U 1 ∑1 V1H (6.11)
Với G2 là ma trận nửa dưới của đường chéo, U1,V1 là ma trận nhất phân.
-LXXXIV-

Các phần tử khác 0 trên đường chéo của ma trận ∑1 sẽ có giá trị giảm dần theo thứ
tự v1 ≥ ... ≥ v min {M b , M r } (6.12)
Cấu trúc một ma trận đường chéo K là: KK = diag{k1 ,..., k M }
H
r
(6.13)
- Ma trận xử lý tuyến tính được xác định như sau: W = Q2H KU 1H (6.14)
- Ký hiệu vector k = [k1 ,..., k M r ]T

như vậy bộ tiền mã hóa FF H = V1ΘV1H (6.15)


với Θ = diag{ p1 ,.., p M ,0,..,0} là năng lượng phát của các node phát.
u

- Ký hiệu p = [ p1 ,.., p M u ]T , các nhiễu thành phần là :


i 2

υ i = ∑ G2 (i, j ) k j σ 12 + σ 22 (6.16)
j =1

d i pi
như vậy SNR ở user thứ i là: η i =
2
- Đặt d i = ν i k i G2 (i, j ) (6.17)
υi
Do đó năng lượng tổng đạt được trong sơ đồ SVD là:
Mu

2∑
R ( p, k ) = 1 log 2 (1 + η i )
i =1

Mu
≥ − 1 log 2 ∏υ i d i−1 pi−1
2 i =1

= Rb ( p, k ) (6.18)
Từ công thức (6.18) ta thấy ngay Rb ( p, k ) là mức năng lượng giới hạn dưới
của năng lượng tổng R ( p, k )
Người ta chứng minh được rằng năng lượng tổng của các node chuyển tiếp được
ràng buộc bởi công thức sau :
Mu
Tr{( H 1 FF H H 1H + Iσ 12 )W H } = ∑ k i (ν i p i + σ 12 ) (6.19)
i =1

và tốc độ tổng cực đại là hàm của p và k như sau:


Mu Mu
max p ,k Rb ( p, k )∑ k i (ν i pi + σ 12 ) ≤ Pr ; ∑p i ≤ Pt ; pi ≥ 0 ; k i ≥ 0 ∀i (6.20)
i =1 i =1

6.3 Hệ thống truyền chuyển tiếp sử dụng Water- filling.


Như ở trên đã nói các user được sắp xếp hoán vị theo phép hoán vị ∏ , người
ta chọn T user đầu tiên với T ≤ M u và M u = min{M r , M b , N u }
-LXXXV-

Điều nay tương đương với việc lấy ra T hàng trong ma trận kênh H 2 ở (6.10),

như vậy tại các node phát các luồng số liệu phát sẽ có năng lượng cỡ Pt T .
Người ta chứng minh được rằng giới hạn dưới của tốc độ tổng trong hệ các node
chuyển tiếp ( hay năng lượng tổng của các luồng số liệu) là:
T

2∑
Rl (k ) = 1 log 2 (1 + η i( l ) ) (6.21)
i =1

Với η i(l ) là giới hạn dưới SNR của user thứ i:


η i(l ) = ci k i (6.22)
trong đó
2
vi G2 (i, i ) Pt / T
ci =
2 Pr σ 12 (6.23)
hi , 2 + σ 22
vi Pt / T + σ 12
Ở (6.23) xảy ra dấu “=” chính là giới hạn dưới của tổng dung lượng của hệ
thống.
và tỉ số SNR của user thứ i là:
2
vi k i G2 (i, i ) Pt / T
ηi =
vi
2
vi k i G2 (i, i ) Pt / T

2 Pr σ 12 (6.24)
hi , 2 + σ 22
vi Pt / T + σ 1
2

6.3.1 Thuật toán tìm kiếm các user có độ lợi kênh là tốt nhất:
Khi số lượng người sử dụng Nu là lớn hay Mu lớn như vậy thời gian phải trả giá
cho việc tìm kiếm, hoán vị các user này cũng phải tăng, do đó việc tính toán c i ở
(6.23) gặp khó khăn hơn vì vậy người ta đưa ra thuật toán sau nhằm sửa lại
(6.23) và việc lựa chọn các user dựa vào giới hạn dưới SNR của các user thứ i
ở (6.22) cũng tối ưu hơn:
+ Ký hiệu u = {1,2,..., N } là tập hợp các
u user, từ đây ta xác định được
thuật toán như sau:
• Khởi tạo:
+ Gán n=1
+ tính
-LXXXVI-

2
hu , 2
r1,u =
2 Pr σ 12
hu , 2 + σ 22
vi Pt / M u + σ 1
2

tìm user thứ si thỏa mãn s1 = arg max r1,u


u∈U

+ Gán S1 = {s1 }
Chừng nào n ≤ M u làm các việc sau:
+ Tăng n lên 1: n = n+1
+ Chiếu các vector kênh còn lại lên tọa độ trực giao ta được ma trận
hình chiếu là

Pn⊥ = I M − H ( S ) H ( H (S ) H (S ) H ) −1 H ( S ) (6.25)
r 2 n −1 2 n −1 2 n −1 2 n−1
trong đó I M là ma trận nhận dạng của các vector kênh có kích thước M r x Mr và kí
r

hiệu H2(Sn-1) là ma trận hàng rút gọn của vector kênh của các user sau n-1 bước lựa
chọn đầu tiên:
H 2 ( S n−1 ) = [hs ,2 ,..., hs ,2 ]T (6.26)
1 n−1
2
+ Gán τ = hT P ⊥
n, u u n
+ Tìm user Sn thỏa mãn:
τ
n, u
s n = arg max
u∈U \ Sn−1 2 Pr σ 12 (6.27)
hu , 2 + σ 22
v n Pt / M u + σ 2
1

+ Gán S n = S n −1 ∪ {s n }

Đây là thuật toán dùng để lựa chọn một nhóm trong số M u người sử dụng có độ
lợi kênh là tốt nhất. Như vây có thể nói thuật toán này nhằm (có ý nghĩa ) tính toán
tốc độ tổng gần dần tới tổng dung lượng kênh của mô hình MIMO.
6.3.2 Tốc độ tổng trong sơ đồ Water- filling khi áp dụng thuật toán tìm kiếm
các user có độ lợi kênh là tốt nhất:
Trong sơ đồ đổ đầy nước và chất tải bit, các node chuyển tiếp sau khi đã lựa
chọn được nhóm các user có độ lợi kênh tốt nhất thông qua thuật toán tìm kiếm các
-LXXXVII-

user có độ lợi kênh tốt nhất ở trên ta xây dựng tiếp một thuật toán cho các node
chuyển tiếp này trong điều kiện công suất phát tại các node chuyển tiếp là như nhau
- Ký hiệu Rl (k ) là hàm cực tiểu hóa lõm của k.
- Giả sử rằng hệ thống có M u luồng số liệu với M b anten phát ta có bài toán tối ưu
hóa xác định năng lượng của các node chuyển tiếp theo vector k như sau:
Mu Mu
min k − 1
2 ∑ log 2 (1 + ci k i )∑ k i (vi Pt / M u + σ 12 ) ≤ Pr
i =1 i =1
(6.28)

- Ký hiệu d i = vi Pt / M u + σ 12
Khi k=0 tại một số luồng, chúng ta muốn chia sẻ phân bố năng lượng cho những
Mu

kênh này như vậy số luồng cần phải có là T = ∑ I {k i > 0}


i =1

với I{ki > 0} là hàm chỉ số


Nhóm các user được lựa chọn từ Mu các user là S = {t1,..,tT} với t i ∈ {1, 2,.., M u } .

Sau khi chọn được S người ta tính ma trận tam giác nửa dưới G 2, H2(S)=G2Q2
thông qua các phép biến đổi ma trận trực giao (Q 2 – là ma trận đơn vị), bài toán tối
ưu hóa sẽ trở thành:
T T
min k − 1
2 ∑ log 2 (1 + ci k i )∑ k i (vi Pt / M u + σ 12 ) ≤ Pr , k i ≥ 0
i =1 i =1
∀i (6.29)

Từ đây ta có được hệ số chuyển tiếp k.


- Giới hạn trên của tốc độ tổng:
Đối với mô hình MIMO đa người dùng có sử dụng hệ thống các node chuyển tiếp
thì dung lượng kênh C1(H1) sẽ nhận được bằng cách giải bài toán tối ưu sau:

max Q log 2 I + 1 2 H 1QH 1H Q ≥ 0 , Tr{Q} ≤ Pt (6.30)


σ1
Bài toán này giải được dựa vào sơ đồ đổ đầy nước và chất tải bit ở trên. Tốc độ
1
tổng có giới hạn trên là C1 H 1 - đây là tốc độ tổng của các luồng số liệu đã đi qua,
2
ma trận ghép kênh tuyến tính W và chuyển tới các user. Thông thường người ta cho
hệ số ½ vì hệ truyền chuyển tiếp có nhận số liều sau đó mới truyền đi tới các user.
Dung lượng kênh thứ hai C2(H2) sẽ nhận được bằng cách giải bài toán tối ưu sau:

max D∈Α log 2 I + 1 2 H 2H DH 2 (6.31)


σ2
-LXXXVIII-

Với Α là tập hợp các ma trận đường chéo D có kích thước Nu x Nu thỏa mãn:
Tr{D} ≤ Pr (6.32)
Để so sánh ta tính toán tốc độ đạt được khi giải mã và truyền đi của hệ các node
chuyển tiếp. Gọi thời gian thực hiện t (0 =< t <=1), tốc độ đạt được sẽ là:
Rdf (t ) = min{tC1 ( H 1 ), (1 − t )C ( H 2 )} (6.33)

Tốc độ lớn nhất sẽ là: Cdf = max Rdf (t )


0≤t ≤1

Người ta chứng minh được rằng:


C1 ( H 1 )C2 ( H 2 )
Cdf = (6.34)
C1 ( H 1 ) + C2 ( H 2 )
Đây cũng là tốc độ lớn nhất đạt được đối với việc giải mã và truyền tín hiệu đi qua
hệ thống truyền chuyển tiếp trong điều kiện thông thường.
6.4 Kết quả mô phỏng:
Như trên ta đã giả sử rằng H 1 là ma trận kênh giữa node nguồn và hệ thống các
node chuyển tiếp, H2 là ma trận kênh giữa hệ thống các node chuyển tiếp và các
user, H1 , H2 có các thành phần nhiễu Gaussian phức có giá trị trung bình là 0 và có
phân bố là độc lập xác định với các phương sai lần lượt là α và 1.
α cho biết mức độ tổn thất đường truyền ở H 1 . Như vậy tỉ số tín hiệu trên nhiễu

αPT Pr
lần lượt là: SNR1 = , SNR2 =
α1 α2
Như vậy ta có được SNR trung bình tại các anten thu; trong bài mô phỏng này ta
cho SNR1 = SNR2 việc đặt SNR1 = SNR2 sẽ đồng nghĩa việc coi tổn thất tại H1 , H2 là
như nhau.
Chúng ta sử dụng thuật toán lựa chọn các user có đường link tốt nhất cho hai sơ đồ
SVD và Water- filling.
Tốc độ tổng đạt được khi sử dụng thuật toán này được mô tả ở hình 6.2
-LXXXIX-

Trên hình 6.2 tốc độ tổng của 2 sơ đồ SVD và Water-filling đều có giá trị
tiến dần tới giới hạn trên – đây là giới hạn mà ta mong muốn đạt được; dung lượng
của 2 mô hình này gần tương đương nhau.
Khi dung lượng của sơ đồ SVD tăng cao hơn Water – filling thì hiệu suất giải mã
cũng như giới hạn trên của nó cũng tăng rõ rệt so với Water – filling.
Trên hình 6.3 đồ thị tốc độ tổng trung bình phụ thuộc vào số user, số user tăng thì
tốc độ tổng tăng theo, khi dùng thuật toán để lựa chọn các user có độ lợi kênh tốt
nhất thì các user này cũng có độ lợi phân tập cao hơn cac user không được lựa chọn.
-XC-

6.5 Phân tích, đánh giá mô hình MIMO sử dụng bộ chuyển đổi kết hợp hai sơ
đồ ghép kênh và phân tập
Trong mô phỏng này người ta dùng phương pháp chuyển mạch giữa ghép kênh
không gian (SM) và phân tập.
Mô phỏng gồm có:
- Một kênh truyền MIMO gồm Mt anten phát và Mr anten thu, tại phía phát có bộ
điều chế không gian thời gian – bộ này dùng để ánh xạ các bit thành các từ mã
không gian thời gian (space – time codeword)
- Ma trận chuyển mạch kênh H có kích thước M r x Mt; cột thứ k của H là các hệ số
phức vô hướng của anten truyền thứ k tới các anten thu.
- Tại phía thu có bộ điều chế không gian thời gian dùng để ước lượng kênh truyền
và sẽ quyết định thu luồng bit nào.
- Bộ điều chế không gian thời gian ánh xạ tuần tự các bit { b(r )} tR=−o1
tới Mt x 1 vector ký hiệu { s(t )} Tt =−o1
- Luồng mã hóa ký tự tại anten thứ k là Sk(t)
- Tốc độ trung bình hay hiệu suất phổ tần là của mã hóa là R/T bits/Hz, với R là số
bit được truyền trong chu kỳ T ký hiệu.
- Giả sử băng thông truyền nhỏ hơn băng thông cố định của hệ thống (độ dài T ký
hiệu trên 1 chu kỳ truyền nhỏ hơn chu kỳ cố định của hệ thống).
- Vector tín hiệu thu sau khi lọc, lấy mẫu là:
y (t ) = Es H s (t ) + v(t ), t = 0,1,.., T − 1 (6.35)
trong đó v(t) là vector có kích thước M r x 1 với các thành phần phức đối xứng, độc

lập có phân bố Gaussian trắng cộng, hàm phân bố Ν (0, ( N 0 / 2) I M r )


- Es là năng lượng trung bình của mỗi ký hiệu; T là độ dài khối.
Chúng ta xem xét và dò tìm theo mã khả giống cực đại (Maximum-likelihood) để
dò tìm được xác xuất những từ mã bị lỗi.
- Khoảng cách cực tiểu quân phương Euclidean ( Squared minimum Euclidean
Distance) là:
-XCI-

T −1
( H ) := min ∑ H ( s ( m ) (t ) − s ( k ) (t ))
2 2
d min
m≠ k t =0

- Điều kiện xác suất lỗi là:


 Es 2 
Pr ( error | H ) ≤ (2 r − 1)Q d min ( H )  ( 6.36)
 2N0 

Bây giờ ta tính khoảng cách cực tiểu quân phương Euclidean ( Squared
minimum Euclidean Distance) cho 2 trường hợp: ghép kênh và phân tập
- Khoảng cách cực tiểu quân phương Euclidean ( Squared minimum Euclidean
Distance) trong sơ đồ ghép kênh:

Trong mô hình này, mỗi chu kỳ ký hiệu rời rạc về thời gian được giải mã bằng

nhiều bộ ghép kênh Mt, ký hiệu phức { sk } kM=o−1 với bộ cân bằng
t 1
M t được sắp
xếp theo cơ chế dạng ngăn xếp (stack) có các thành phần là vector phức s, để đơn
-XCII-

giản hóa ta cho T=1 đối với bộ ghép kênh không gian thời gian; tốc độ bit R luôn
được duy trì, các ký hiệu vô hướng khác xuất phát từ “chòm” sẽ có R/M t bit trong
mỗi ký hiệu.
R 2
- Đặt S sm = 2 Mt là tập hợp “chòm” các điểm với khoảng cách cực tiểu d min,sm
Mt
; nhớ rằng khi ta cố định R thì S SM = S sm = 2R
ở phía thu ta có giải bài toán dò tìm mã khả giống cực đại sau:
sˆ = arg min
2
y − Es Hs
s∈S SM

giải bài toán này ta có được các ký hiệu truyền đi, khi các từ mã bị lỗi thì sˆ ≠ s
Khoảng cách Euclidean quân phương giữa hai từ mã truyền và nhận là:
2
Hs− Hc với s, c là hai mã truyền , s, c ∈ S SM , s ≠ c
Khoảng cách Euclidean cực tiểu quân phương phía thu là:
2
SM ( H ) := min H ( s − c)
2
d min, (6.37)
s ,c∈S SM , s ≠ c

2 2
Ở đây d min,SM không phải là hàm của d min,sm mà là tập hợp “chòm” (trùm) các
khoảng cách Euclidean cực tiểu. Sở dĩ như vậy vì các từ mã được biến đổi tuyến
tính qua ma trận kênh H. Việc tính toán ở (6.37) sẽ phải tính cỡ
S SM ( S SM − 1) / 2
vector như vậy sẽ gặp khó khăn khi tập hợp “chòm “ này rất lớn do đó trong quá
trình nghiên cứu người ta mong muốn tìm ra giới hạn trên và giới hạn dưới khoảng
cách Euclidean cực tiểu này để giảm bớtt sự phức tạp về tính toán của nó.
2
d min, 2
= min s− c
sm
Người ta đa tính được:
Mt s ,c∈S SM , s ≠c
và:
2
d min,
λ 2
min (H ) SM
≤ d min,
2
SM ( H )
Mt
2
d min,
≤ λmin ( H )
2 sm
(6.38)
Mt
-XCIII-

Ta phải giả thiết là M r ≥ M t nếu không thì vế trái của (6.38) sẽ bằng không (0).
Xảy ra dấu “=” bên phải khi tồn tại một vector s-c là tích vô hướng của các vector

tương ứng với giá trị cực đại λ2max ( H )


Xảy ra dấu “=” bên trái khi tồn tại một vector s-c là tích vô hướng của các vector

tương ứng với giá trị cực tiểu λ2min ( H )


Đồng thời xảy ra dấu bằng trong cả 2 bất đẳng thức trên khi và chỉ khi:
λ2max ( H ) = λ2min ( H ) lúc này H là ma trận đơn vị.
- Khoảng cách cực tiểu quân phương Euclidean ( Squared minimum Euclidean
Distance) trong sơ đồ phân tập:

Cũng giống như như mô hình ghép kênh không gian thời gian, mô hình phân
tập có một điểm chung là gửi các luồng dữ liệu từ phía anten phát mục đích giảm
xác suất suy hao tín hiệu ở phía các anten thu do các từ mã lỗi gây ra.
Mô hình mô hình phân tập có hai điểm khác biệt với mô hình ghép kênh đó là:
Điểm khác biệt thứ nhất: Các ký hiệu được ánh xạ tới “chòm” R bits trong mỗi ký
hiệu được thay bằng R/Mt bit cho mỗi ký hiệu.
Điểm khác biệt thứn hai: Luồng các ký hiệu được ánh xạ dạng không gian thời gian
được phát đi trên các anten truyền.
Người ta chứng minh rằng khoảng cách Euclidean cực tiểu là:
1 2
2
d min , MD ( H ) ≤ H d 2
min, md (6.39)
Mt F

Frobenius đưa ra công thức sau:


Mt M r
1 2
d min,md ∑∑ hmk
2
d 2
min , MD (H )
≤ (6.40)
Mt k =1 m=1
-XCIV-

hay:
L
1 2
d min,md ∑ λ k ( H )
2
d , MD ≤
2
min
(H )
(6.41)
Mt k =1

Với L=min (Mt , Mr) và λk là giá trị riêng thứ k của ma trận H.
Nhận xét:
Khoảng cách cực tiểu quân phương Euclidean là một đặc trưng cơ bản của
kênh truyền, trong cả hai sơ đồ ghép kênh và phân tập thì hiệu suất kênh truyền phụ
thuộc không những vào chất lượng đặc tính đường truyền mà còn phụ thuộc các bộ
ghép kênh hay phân tập trong một hệ thống MIMO.
Trong sơ đồ ghép kênh theo mã không gian thời gian (SM) có thể cải thiện
thông lượng hay dung lượng nhưng chất lượng đường truyền cũng giảm đi và ngược
lại trong sơ đồ phân tập sẽ đảm bảo chất lượng đường truyền (cải thiện SNR) thì
dung lượng lại bị hạn chế. Như vậy nảy sinh vấn đề kết hợp cả hai sơ đồ này với bộ
chuyển đổi sẽ làm dung hòa hai yếu tố dung lượng và chất lượng truyền tin.
6.6 Kết quả mô phỏng

Trong mô phỏng này giả sử ta duy trì cố định tốc độ ghép kênh và sử dụng
bộ chuyển đổi giữa ghép kênh và phân tập dựa trên kênh phản hồi của phía thu như
hình 4.7; cho Mt=2, Mr=2 và R=4 bit trên 1 ký hiệu. Bộ giải mã và chuyển đổi gữa

Sơ đồ phân tập với điều chế 16-QAM và sơ đồ ghép kênh không gian thời
gian với điều chế 4-QAM phương thức truyền dạng “chòm”.
-Giả sử rằng ma trận kênh được phân bố dạng Gaussian phức; độ dài 1 khối là 10 ký
hiệu, các khối độc lập nhau.
- Sử dụng mô phỏng Monte Carlo với hiệu suất lỗi bit cho 106 kênh thực
Nhận xét:
-XCV-

- Trên hình 4.8 đường cong phân tập và ghép kênh cắt nhau ở SNR=16 dB.
- Đường cong nhận được khi sử dụng ghép kênh không gian thời gian có đồ thị hiệu
suất nhỏ hơn khi SNR thấp (< 16 dB) nhưng ở SNR cao (>16dB) thì hiệu suất của

phân tập lại thấp hơn. Như vậy khi dùng ghép kênh không gian thời gian sẽ có độ
lợi phân tập phụ thuộc số lượng anten thu, còn khi dùng phân tập thì độ lợi phân tập
phụ thuộc vào cả số lượng anten phát và thu
-XCVI-

Như vậy khi SNR < 16 dB thì dùng ghép kênh không gian thời gian sẽ lợi thế hơn,
và khi SNR > 16 dB thì dùng phân tập có lợi thế hơn.

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong luận văn: “Nghiên cứu một số mô hình MIMO áp dụng cho 4G” đã
trình bày: Lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của đề tài.
Trong phần tổng quan luận văn đã trình bày: Tóm tắt, phân tích, đánh giá các
công trình nghiên cứu đã có của các tác giả liên quan mật thiết đến đề tài luận văn;
luận văn cũng nêu ưu, nhược điểm chính của hệ thống MIMO.
Luận văn nghiên cứu xu hướng phát triển và lộ trình tiến tới 3G và 4G của mạng
thông tin vô tuyến trên thế giới, để từ đó kết luận: “Tiến tới mạng TT vô tuyến 3G
& 4G là một xu hướng phát triển tất yếu của khoa học công nghệ và thời đại”.
Trong luận văn chỉ rõ một trong những con đường tiến tới 4G của mạng thông tin
vô tuyến là LTE với các tiêu chuẩn E-UTRAN theo TR 23.822 trong đề án 3GPP.
Luận văn cũng nêu rõ WiMAX cũng là một con đường tiến tới 4G cùng với LTE.
Luận văn đã nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu một số mô hình MIMO
được đề xuất áp dụng trong việc xây dựng mạng thông tin thế hệ 4G, trong đó luận
văn trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận, các công thức toán học mô phỏng các mô
hình này, từ đó nhận xét cho một số mô hình này.
Cuối cùng luận văn đã: Phân tích, đánh giá, hiệu năng một số mô hình MIMO
khả dụng cho 4G dựa trên các tiêu chuẩn, kết quả mô phỏng mang tính thực tiễn. Từ
đó thấy được tiềm năng cao của các phát triển HSPA và LTE trong việc cải thiện
chất lượng người sử dụng . Sau cùng cũng đưa ra bàn luận các kết quả này.

5 từ khoá là : MIMO, 4G, WiMAX, LTE, HSPA.

You might also like