You are on page 1of 20

Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÀI TẬP LỚN


PHƯƠNG PHÁP GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG
WDM
Giảng viên : Đàm Mỹ Hạnh

Lớp : Kỹ thuật viễn thông 1 – K61

Thành viên : 1. Lại Văn Hoàn


2. Phạm Phúc Lâm

Hà Nội, Năm 2023

1
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, nhu cầu về thông tin phát triển rất mạnh trên
toàn cầu cũng như trong ở phạm vi các quốc gia. Để đáp ứng được yêu cầu đòi
hỏi thông tin ngày càng cao và đa dạng của khách hàng thì vấn đề về mặt băng
thông là vô cùng quan trọng, phải tạo một đường truyền băng thông rộng, tốc độ
cao và hạn chế để xảy ra tắc nghẽn. Để tạo băng thông đủ lớn, một giải pháp đã
được đưa ra là sử dụng truy nhập quang vì chỉ có sợi quang mới đảm bảo tốc độ
vài chục Mbps tới vài Gbps.
Trong các giải pháp cho mạng truy nhập quang thì giải pháp mạng truy
nhập quang thụ động (PON) mang lại hiệu quả rất lớn cho các nhà khai thác
mạng khi cần triển khai một số mạng truy nhập cho một số lượng lớn khách
hàng tập trung, yêu cầu băng thông truy nhập lớn. Có rất nhiều kỹ thuật truyền
dẫn được ứng dụng cho mạng quang thụ động, có thể kể đến như kỹ thuật ATM
(APON), tạo đường truyền băng rộng (BPON), kỹ thuật Ethernet (EPON), hay
kỹ thuật ghép khung mới để tạo đường truyền tốc độ Gigabit (GPON), sử dụng
ghép kênh phân chia theo bước sóng (WDM PON).
Với công nghệ WDM, nhiều kênh quang được truyền đồng thời trên một
sợi, trong đó mỗi kênh quang tương ứng một hệ thống truyền dẫn độc lập tốc độ
cao. Do vậy việc sử dụng kỹ thuật WDM được xem là công nghệ quan trọng và
hiệu quả nhất để mở rộng băng tần truyền dẫn cho từng người dùng đầu cuối
cho các mạng truy nhập. Không chỉ vậy khả năng mở rộng số lượng người dùng
đầu cuối cũng linh hoạt hơn nhiều nhờ chỉ phải thêm số lượng bước sóng sử
dụng. Tuy nhiên, một vấn đề thách thức để triển khai hệ thống WDM-PON đó
là mỗi kênh bước sóng cần một bộ phát sóng độc lập. Như vậy, số lượng nguồn
quang cần thiết cho mạng là rất lớn.

2
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

Các thuật ngữ viết tắt

3
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

MỤC LỤC

1. Cấu trúc của ghép kênh WDM. 5

2. Nguyên lí ghép kênh theo bước sóng WDM. 5

+ Quá trình ghép kênh WDM. 6

+ Quá trình phân kênh WDM. 6

3. Phân loại hệ thống WDM. 8

+ Hệ thống WDM đơn hướng. 8

+ Hệ thống WDM song hướng. 9

+ Ưu nhược điểm của hai hệ thống. 9

+ Các tham số cơ bản của WDM. 10

4. Cấu hình mạng của WDM. 11

+ Cấu trúc mạng ring. 11

+ Cấu trúc mạng Mesh. 12

+ Cấu trúc mạng hình sao đơn. 13

+ Cấu trúc mạng hình sao kép. 13

+ Cấu trúc mạng hình ring hai lớp. 14

+ Cấu trúc mạng Mesh và ring hai lớp. 14

5. Ưu nhược điểm của WDM. 15

Kết luận

Tài liệu tham khảo

4
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

1. Giới thiệu chung về ghép kênh WDM.

+ Định nghĩa WDM

Ghép kênh quang theo bước sóng WDM (Wavelength Division


Multiplexing) là một hệ thống thông tin quang mà ở đó nhiều kênh bước sóng
được ghép lại và truyền chung trên một đường truyền quang. Ở đầu phát, nhiều
tín hiệu quang có bước sóng khác nhau được tổ hợp lại để truyền đi trên một sợi
quang. Ở đầu thu, tín hiệu tổ hợp đó được phân giải ra rồi khôi phục lại tín hiệu
gốc đưa vào các đầu cuối khác nhau.

+ Đặc điểm của WDM

Thực chất có thể hiểu hệ thống WDM như một hệ thống ghép kênh theo tần
số FDM. Điều khác biệt ở đây chỉ là các tần số hoạt động nằm trong vùng bước
sóng ánh sáng. Ý tưởng về hệ thống truyền dẫn đa kênh bước sóng đã được đề
ra khá sớm. Nó xuất phát từ hai loại điểm chính sau đây:

- Vùng phổ của một kênh truyền dẫn được giới hạn bởi tốc độ truyền dẫn. Ví dụ
một kênh truyền dẫn 10 Gbit/s sẽ có vùng phổ cỡ khoảng 10 GHz. Giá trị này
có thể thay đổi tùy theo dạng mã tín hiệu sử dụng, tuy nhiên cũng không thể
vượt xa cách quá một vài lần.

- Băng tần truyền dẫn của quang sợi là rất lớn. Vùng phổ mà ở đó suy hao của
sợi quang vẫn cho phép truyền dẫn cự ly xa có thể lên tới vài chục THz. Ví dụ,
cùng phổ của băng S, C, L là cỡ 15 THz, vùng phổ của băng O cỡ 12 THz.

2. Nguyên lí ghép kênh theo bước sóng WDM.


Nguyên lý hoạt động của hệ thống ghép kênh quang theo bước sóng: Do các
nguồn phát quang có độ rộng phổ khá hẹp, các hệ thống thông tin cáp sợi quang
thường chỉ sử dụng phần rất nhỏ băng tần truyền dẫn của sợi quang. Để tận

5
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

dụng băng thông, người ta tiến hành ghép các luồng ánh sáng có bước sóng
khác nhau và truyền đi trên một sợi quang. Về lý thuyết, có thể truyền một dung
lượng rất lớn trên một sợi quang từ nhiều nguồn phát quang khác nhau hoạt
động ở các bước sóng khác nhau. Ở phía thu có thể thu được các tín hiệu quang
riêng biệt nhờ quá trình lọc các bước sóng khác nhau này. Kỹ thuật ghép kênh
theo bước sóng cho phép tăng dung lượng truyền dẫn quang mà không cần tăng
tốc độ bit đường truyền và cũng không cần tăng thêm số sợi quang. Mô hình
nguyên lý hoạt động của công nghệ ghép kênh quang theo bước sóng:

Mô hình hệ thống WDM

Hình 1.1: Mô hình hệ thống WDM.

Hệ thống thông tin quang WDM về cơ bản bao gồm 3 phần chính: Khối
phát quang, khối thu quang và phần truyền dẫn quang. Ngoài ra còn có các bộ
ghép/tách, các bộ khuếch đại tín hiệu.
Phần phát tín hiệu: Hệ thống WDM sử dụng các nguồn phát quang là các
Laser có độ rộng phổ hẹp, phát ra các bước sóng ổn định, mức công suất đỉnh,

6
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

bước sóng trung tâm, độ rộng phổ, độ rộng dịch tần phải nằm trong giới hạn cho
phép.
Các bộ ghép/tách tín hiệu: Bộ ghép các bước sóng quang OMUX có
nhiệm vụ ghép các bước sóng khác nhau , λ 1 , λ 2,…. λ n từ các nguồn quang khác
nhau thành một luồng ánh sánh chung để truyền qua sợi quang. Bộ ghép kênh
quang này phải có suy hao nhỏ để đảm bảo tín hiệu ở đầu ra của bộ ghép kênh ít
bị suy hao, giữa các kênh phải có khoảng bảo vệ nhất định để tránh nhiễu sang
nhau. Bộ tách tín hiệu quang ODEMUX có nhiệm vụ phân luồng tín hiệu thu
được thành các kênh có bước sóng khác nhau và đi đến đầu thu riêng.
Truyền dẫn tín hiệu: Quá trình truyền tín hiệu trong sợi quang chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố: suy hao, tán sắc hay các hiệu ứng phi tuyến mà mức độ
ảnh hưởng của mỗi yếu tố phụ thuộc vào loại sợi được sử dụng trong hệ thống.
Khuếch đại tín hiệu: Hệ thống WDM chủ yếu sử dụng các bộ khuếch đại
quang là các bộ khuếch đại quang sợi EDFA (Erbium Doped Fiber Amplifier)
hoặc các bộ khuếch đại Ranma. Phần thu tín hiệu: Các hệ thống WDM sử dụng
các bộ tách sóng quang là các bộ PIN (Positive Intrinsic Negative) hoặc Diode
quang thác APD (Avalanche Photo Diode) để biến đổi tín hiệu quang thành tín
hiệu điện, nó phải tương thích với bộ phát cả về bước sóng và đặc tính điều chế.
Khi N kênh tại tốc độ bit, B1 , B2,…. Bn được truyền đồng thời qua sợi có
độ dài L thì B.L = ( B1+ B2+….+ Bn).L. Khi tốc độ bít đồng đều, tức là B1= B2
=….= Bn thì dung lượng của hệ thống sẽ tăng lên với hệ số N.
Dung lượng cực đại của các tuyến WDM phụ thuộc vào khoảng cách cho
phép giữa các kênh. Khoảng cách tối thiểu là khoảng cách mà đảm bảo được
khả năng chống nhiễu xuyên kênh giữa các kênh.
Các kênh tần số của hệ thống WDM đã được chuẩn hóa bởi ITU-T thì
khoảng cách giữa các kênh bước sóng là 100 GHz, hệ thống WDM hiện tại (có
sử dụng bộ khuếch đại quang sợi pha tạp EDFA) hoạt động trong băng C (1530
- 1565) và băng L (1565 - 1625) thì sẽ có 32 kênh bước sóng hoạt động trên mỗi

7
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

băng. Như vậy, nếu giữ nguyên tốc độ bít thì trên mỗi kênh truyền mà sử dụng
công nghệ WDM thì cũng đủ làm tăng băng thông truyền trên một sợi quang
lên 64 lần.

3. Phân loại hệ thống WDM.


+ Hệ thống WDM đơn hướng:
Phương pháp truyền dẫn WDM đơn hướng là: Tất cả các kênh quang trên
cùng một sợi quang được ghép lại thành một luồng tín hiệu và được truyền theo
cùng một hướng. Ở hướng đi, các kênh quang tương ứng với các bước sóng λ 1 ,
λ 2,…. λ n qua bộ ghép kênh được ghép lại với nhau thành một luồng tín hiệu và

truyền dẫn theo một chiều trên một sợi quang đến đầu thu. Ở đầu thu, bộ giải
ghép bước sóng quang tách các tín hiệu có bước sóng khác nhau trong luồng tín
hiệu thu được để đến các đầu thu riêng rẽ. Ở hướng ngược lại, có nguyên lý
truyền giống nguyên lý truyền ở hướng đi nhưng truyền trên một sợi quang
riêng biệt khác.

Hình 1.2: Mô hình hệ thống WDM đơn hướng.

+ Hệ thống WDM song hướng:


Phương pháp truyền dẫn WDM song hướng là: ở hướng đi các kênh
quang tương ứng với các bước sóng λ 1 , λ 2,…. λ n qua bộ ghép/tách kênh được

8
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

ghép lại với nhau thành một luồng tín hiệu truyền dẫn theo một chiều trên một
sợi. Cũng sợi quang đó, ở hướng về các bước sóng λ '1, λ '2,….., λ 'n được truyền
dẫn theo chiều ngược lại. Phương pháp này chỉ cần sử dụng một sợi quang
cũng có thể thiết lập được một hệ thống truyền dẫn cho cả hai chiều đi và chiều
về.

Hình 1.3: Mô hình hệ thống WDM song hướng.

+ Ưu nhược điểm của hai hệ thống:

Hai phương pháp truyền dẫn WDM đơn hướng và song hướng để có
những ưu nhược điểm riêng. Giả sử công nghệ hiện tại cho phép truyền N bước
sóng trên một sợi quang thì có thể so sánh hai phương pháp như sau:
Về dung lượng: Phương pháp truyền hai hướng trên hai sợi có dung
lượng cao gấp đôi so với phương pháp truyền hai hướng trên một sợi, nhưng số
sợi quang cần dùng lại nhiều gấp đôi.
Tiếp theo là khi có sự cố đứt cáp thì hệ thống truyền hai hướng trên hai
sợi không cần cơ chế chuyển mạch bảo vệ tự động vì cả hai đầu liên kết đều có
khả năng nhận biết tức thời sự cố. Bên cạnh đó, khi thiết kế mạng thì hệ thống
song hướng khó thiết kế hơn do phải xét đến các yếu tố xuyên nhiễu do có nhiều
bước sóng truyền trên một sợi quang hơn hệ thống đơn hướng, đảm bảo định

9
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

tuyến và phân bố bước sóng sao cho hai chiều trên sợi quang không sử dụng
chung một bước sóng.
Xét đến bộ khuếch đại trong hệ thống song hướng thường có cấu trúc
phức tạp hơn trong hệ thống đơn hướng. Nhưng do số bước sóng khuếch đại
trong hệ thống song hướng giảm một nửa theo mỗi chiều, nên các bộ khuếch đại
của hệ thống song hướng sẽ cho công suất quang ra lớn hơn so với hệ thống đơn
hướng.

+ Các tham số cơ bản của WDM.

Hệ thống thông tin quang cũng có một số các tham số nhất định để cho
quá trình thu cũng như phát tín hiệu quang được đảm bảo. Thông thường người
ta quan tâm tới các tham số chính như sau:
a) Số lượng kênh bước sóng (N): Là số kênh bước sóng trên một sợi được
sử dụng trong hệ thống WDM.
b) Khoảng cách giữa các kênh bước sóng (Dl): Khoảng cách giữa các
bước sóng trong một sợi quang. Nó đảm bảo không có sự chồng lấn giữa các
bước sóng.
c) Băng thông sử dụng của hệ thống (NxDl): Là tích giữa số lượng kênh
bước sóng và khoảng cách giữa các kênh bước sóng. Băng thông của hệ thống
WDM là không cố định.
d) Tốc độ truyền tin trên mỗi kênh bước sóng (B): là tốc độ để truyền
thông tin trên một sợi, tính bằng Gbit/s.
e) Dung lượng của hệ thống (NxB): Là tích của số lượng kênh bước sóng
và tốc dộ truyền tin trên mỗi kênh, nó cũng được tính theo Gbit/s.
f) Dung lượng truyền dẫn của hệ thống (NxBxL): Là tích giữa số lượng
kênh truyền dẫn với băng thông hệ thống và với khoảng cách đường truyền.
Đơn vị được thường được tính theo Tbit/s-km.

10
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

g) Hiệu suất sử dụng kênh bước sóng (B/Dl): Là hiệu suất sử dụng kênh
đối với toàn hệ thống.
Trong tất cả những tham số trên thì được quan tâm chủ yếu là: Số lượng
kênh, khoảng cách truyền dẫn và dung lượng truyền dẫn của hệ thống.

Ví dụ, một hệ thống WDM hoạt động ở băng C, gồm 32 kênh, với
khoảng cách kênh 100 GHz, tốc độ truyền dẫn mỗi kênh là 10 Gbit/s, khoảng
cách truyền dẫn là 500 km. Ta sẽ có đựợc các tham số của hệ thống như sau:
- N = 32
- ∆λ = 100 GHz = 0,8 nm
- Băng thông sử dụng của hệ thống là 3200 GHz = 25,6 nm.
- Tốc độ truyền tin trên mỗi kênh B = 10 Gbit/s.
- Dung lượng của hệ thống = 32x10 = 320 Gbit/s.
- Dung lượng truyền dẫn của hệ thống = 32x10x500 = 160 Tbit/s.
- Hiệu suất sử dụng kênh bước sóng = 10%.
Các tham số chính của một hệ thống WDM hiện đang được khai thác trên
thế giới:
- Với mạng đường trục DWDM backbone VNPT (2010): Số kênh bước
sóng 8 – 4, tốc độ kênh 10 - 40 Gbit/s, khoảng cách truyền dẫn 1700, dung
lượng truyền dẫn thu được là 0.4 Pb/s-km.
- Mạng liên lục địa SEAMEWE3 (2007): Số kênh bước sóng là 48, tốc độ
kênh là 10 Gbit/s, khoảng cách truyền dẫn la 39.000 km, dung lượng truyền dẫn
thu được là 18,7 Pb/s-km.
- Mạng liên lục địa SEAMEWE4 (2008): Số kênh bước sóng 64, tốc độ
kênh là 10 gbit/s, khoảng cách truyền dẫn 18800 km, dung lượng truyền dẫn là
12 Pb/s-km.

4. Cấu hình mạng của WDM.


11
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

+ Cấu trúc mạng ring.


Các node chỉ liên kết vật lý trực tiếp với hai node gần nhau. Kết nối này
thuận lợi cho việc bảo dưỡng, hiệu năng cao, chi phí thấp, sử dụng phần tử
mạng một cách hiệu quả.

+ Cấu trúc mạng Mesh.

Các node liên kết vật lý trực tiếp với tất cả node gần nó. Cung cấp nhiều khả
năng định tuyến, cấu trúc có độ tin cậy cao nhưng kết cấu phức tạp, thường
được sử dụng trong các mạng đòi hỏi độ tin cậy cao.

+ Cấu trúc mạng hình sao đơn.

12
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

Chọn một node làm trung tâm tín hiệu sẽ được truyền đến các node như hình,
cấu trúc mạng đơn giản, cho phép truyền dung lượng lớn, Node trung tâm phải
có khả năng truyền và xử lí với dung lượng lớn.

+ Cấu trúc mạng hình sao kép.

Tương tự như mang sao đơn nhương ngoài node trung tâm còn có các thiết
bị đầu xa, cấu trúc kép cho phép sử dụng hiệu quả vì mỗi nhánh có thể có nhiều
node con. Cấu trúc này có nhược điểm do sử dụng thiết bị đầu cuối nên tăng chi
phí nắp đặt. Cấu hình phức tạp cũng làm giảm độ tin cậy. Khó phát triển dịch vụ
băng thông rộng.

+ Cấu trúc mạng hình ring hai lớp.

13
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

Ứng dụng cấu trúc mạng ring hai lớp được sử dụng trên thực tế để kết nối
giữa các cấu trúc ring riêng biệt tạo thành một mạng liên kết lớn. Tốc độ giữa
các node trong mạng ring thì cao, ngược lại tốc độ giữa các mạng ring tương đối
chậm.

+ Cấu trúc mạng Mesh và ring hai lớp.

Tương tự như mạng ring hai lớp mạng mesh và mạng ring hai lớp tạo kết
nối giữa mạng nội bộ với các mạng nội bộ khác.

5. Ưu nhược điểm của WDM.

a, Ưu điểm

14
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

Trải qua quá trình nghiên cứu và triển khai, mạng thông tin quang cũng như
mạng quang sử dụng công nghệ WDM đã cho thấy những ưu điểm nổi trội.

- Dung lượng truyền dẫn lớn: Sử dụng công nghệ WDM có nghĩa là trong một
sợi quang có thể ghép rất nhiều kênh quang có bước sóng khác nhau để truyền
đi, mỗi kênh quang lại ứng với một tốc độ bít nào đó. Hiện nay đã thử nghiệm
thành công hệ thống WDM 80 bước sóng với mỗi bước sóng mang tín hiệu
TDM tốc độ 2,5 Gbit/s, tổng dung lượng hệ thống sẽ là 200 Gbit/s. Trong khi đó
với hệ thống TDM tốc độ bít mới chỉ đạt tới STM - 256 (dung lượng 40 Gbit/s).

- Loại bỏ yêu cầu khắt khe cũng như những khó khăn gặp phải với hệ thống
TDM đơn kênh tốc độ cao. Không giống như TDM phải tăng tốc độ số liệu khi
lưu lượng truyền dẫn tăng, WDM chỉ cần mang vài tín hiệu, mỗi tín hiệu tương
ứng với mỗi bước sóng riêng (kênh quang).

- Đáp ứng linh hoạt việc nâng cấp dung lượng hệ thống, kỹ thuật WDM cho
phép tăng dung lượng của mạng hiện có mà không cần phải lắp đặt thêm sợi
quang. Việc nâng cấp dung lượng đơn giản là cắm thêm card mới trong khi hệ
thống vẫn hoạt động.

- Quản lý băng tần và cấu hình mềm dẻo linh hoạt nhờ việc định tuyến và phân
bố bước sóng trong mạng WDM nên có khả năng quản lý hiệu quả băng tần
truyền dẫn và cấu hình lại dịch vụ mạng trong chu kỳ sống của hệ thống.

- Ứng dụng để truyền nhiều chương trình truyền hình chất lượng cao, cự ly dài.

b, Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đạt được hệ thống WDM vẫn còn những nhược
điểm tồn tại:

- Vẫn chưa khai thác hết băng tần hoạt động có thể của sợi quang (mới tận dụng
băng C và băng L).

15
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

- Chi phí cho khai thác bảo dưỡng tăng do có nhiều hệ thống cùng hoạt động.

16
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

Kết luận chung ̣

Truyền dẫn dung lượng cao theo hướng sử dụng công nghệ WDM đang có một
sức hút mạnh đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu thế giới. Đã có
hàng loạt tuyến truyền dẫn đang vận hành và khai thác theo công nghệ này, bởi vì chi
phí đầu tư và tính ổn định của nó có nhiều điểm hơn hẳn so với ghép kênh truyền
thống TDM, nhất là khi mà nhu cầu về dung lượng ngày càng cao như hiện nay.

Khi nâng cấp một hệ thống thông tin quang theo công nghệ WDM, có rất nhiều
vấn đề cần phải xem xét, như nhu cầu về dung lượng, cấu hình hợp lý và cấu hình tối
ưu, các vấn đề liên quan đến các yếu tố hệ thống. Các phần tử cơ bản trong hệ thống
có những đặc trưng riêng về tính chất cũng như độ phù hợp với hệ thống do đó lựa
chọn các phần tử với thông số thích hợp giúp hệ thống hoạt động tốt hơn.

WDM với những ưu điểm của mình đã được ứng dụng trong nhiều hệ thống đặc
biệt là trong các hệ thống truy nhập, trong mạng chuyển mạch quang. Với khả năng
của mình WDM sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng hệ thống mạng
truyền tải quang và có thể xa hơn nữa là mạng chuyển mạch gói.

17
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

Tài liệu tham khảo

1. Bài giảng Học phần mạng truyển tải quang - Th.S. Nguyễn Thị Thu Nga, TSHK.
Nguyễn Thành Nam, Th.S. Cao Hồng Sơn.

2. Kỹ thuật thông tin quang 1 - HVCNBCVT 2009, TS. Lê Quốc Cường, Th.S. Đỗ
Văn Việt Em, Th.S. Phạm Quốc Hợp.

3. Kỹ thuật thông tin quang - KS. Vũ Văn San, PTS. Hoàng Văn Võ, 1997.

4. Kỹ thuật thông tin quang - nguyên lý cơ bản kỹ thuật tiên tiến - NXB Khoa học Kỹ

thuật 1997, TS. Vũ Văn San.

18
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Nhận xét

Lại Văn Hoàn 201403955 Làm word + tìm


tài liệu

Phạm Phúc Lâm 201403999 Làm Powerpoint

19
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh
Phương pháp ghép kênh theo bước sóng WDM

Nhận xét của Giáo Viên Hướng Dẫn

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2023

Giảng viên hướng dẫn

20
Giảng viên: Đàm Mỹ Hạnh

You might also like