You are on page 1of 22

Trung tâm Viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

MỤC LỤC

PHẦN I. VẬN HÀNH KHAI THÁC THIẾT BỊ OTDR – CMA5000A ANRITSU......4


I.1 Nguyên lý hoạt động.............................................................................................4
I.2 Các đặc tính và thông số cơ bản của OTDR..........................................................5
I.2.1 Đồ thị OTDR...............................................................................................5
I.2.2 Dải động:.....................................................................................................5
I.2.3 Độ phân giải:...............................................................................................6
Phụ thuộc vào độ rộng xung ánh sáng và module của máy đo:.................................6
I.2.4 Thời gian đo................................................................................................7
I.2.5 Các sự biến cố trên đồ thị OTDR thường gặp trong thực tế.........................8
I.3 Thực hiện các bài đo cơ bản..................................................................................9
I.3.1 Kiểm tra tổn thất trong sợi quang (Loss Test Set) hay thu công suất Quang
10
I.3.3 Đo OTDR Standard...................................................................................13
I.4 Thực hiện các bài đo OTDR nâng cao.................................................................15
I.4.1 Đo OTDR Fault Locate:............................................................................15
I.4.2 Đo OTDR Contruction:.............................................................................16

Tài liệu học tập máy đo OTDR 1 Nông Xuân Trường


Trung tâm Viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình II.1-1 Sơ đồ khối của một thiết bị OTDR.................................................................3


Hình II.2-1 Các loại mức nhiễu.........................................................................................5
Hình II.2-2 Độ rộng xung ảnh hưởng đến độ phân giải.....................................................5
Hình II.3-1 Khởi động chương trình CMA5000a..............................................................9
Hình II.3-2 Giao diện chương trình LTS...........................................................................9
Hình II.3-3 Thiết lập thông số giữa 2 điểm cần kiểm tra.................................................10
Hình II.3-4 Giao diện chương trình và kết quả đo...........................................................10
Hình II.3-5 Giao diện chương trình kiểm tra điểm lỗi VFL.............................................11
Hình II.3-6 Giao diện chương trình VFL khi chưa thiết lập............................................12
Hình II.3-7 Kết quả kiểm tra...........................................................................................12
Hình II.3-8 Giao diện chương trình đo OTDR Standard.................................................13
Hình II.3-9 Kết quả đo trên sợi quang đi Hữu Nghị........................................................14
Hình II.4-1 Kết quả đo OTDR Fault Locate....................................................................15
Hình II.4-2 Thiết lập thông số cho bài đo........................................................................16
Hình II.4-3 Cấu hình thông tin file kết quả......................................................................17
Hình II.4-4 Cấu hình tên file kết quả...............................................................................17
Hình II.4-5 Thiết lập các thông số cảnh báo ngưỡng.......................................................18
Hình II.4-6 Bắt đầu đo sợi đầu tiên.................................................................................18
Hình II.4-7 Kết quả đo sợi đầu tiên.................................................................................19
Hình II.4-8 Kết quả đo sợi thứ hai...................................................................................19
Hình II.4-9 Sợi cuối cùng được đo..................................................................................20

Tài liệu học tập máy đo OTDR 2 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

PHẦN I. VẬN HÀNH KHAI THÁC THIẾT BỊ OTDR –


CMA5000A ANRITSU

I.1 Nguyên lý hoạt động


Ánh sáng truyền trong sợi quang, khi gặp điểm không đồng nhất của môi trường
( gây bởi connector, điểm hàn nối, uốn cong và các loại lỗi khác) sẽ có một phần dội về
dưới dạng phản xạ hay tán xạ ngược.
Máy đo OTDR xác định biến cố trên sợi quang và thông số suy hao dựa trên mức
năng lượng ánh sáng dội về và thời gian nhận xung phản xạ.
Độ chênh lệch giữa khoảng thời gian lúc phát và tín hiệu phản hồi có liên quan đến tốc
độ truyền ánh sáng trong sợi quang, điều này cho phép máy đo OTDR tính toán chiều dài
sợi quang theo công thức sau:
c *t
d
2* n
Trong đó:
- d: là chiều dài sợi quang.
- t: là thời gian từ khi phát đến khi thu tín hiệu phản hồi.
- n: là chiết suất sợi quang.
- c: là vận tốc ánh sáng truyền trong chân không 3.108 m/s.

Báo cáo thử việc 3 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.1-1 Sơ đồ khối của một thiết bị OTDR

I.2 Các đặc tính và thông số cơ bản của OTDR.

I.2.1 Đồ thị OTDR


- Đồ thị OTDR biểu thị mối quan hệ giữa giá trị suy hao (dB) theo khoảng cách
truyền trên sợi quang (Km).

Báo cáo thử việc 4 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

- Ngoài ra trên đồ thị đo OTDR còn cho phép phát hiện các biến cố trên sợi quang:
là các điểm gây suy hao, phản xạ, điểm kết thúc sợi…

I.2.2 Dải động:


Dải động quang tương ứng với khoảng cách xa nhất của sợi quang mà OTDR có
thể đo được. Dải động càng cao thì phát hiện các sự kiện càng tốt nhưng tỷ số tín
hiệu trên nhiễu SNR càng cao. Dải động của OTDR không có chuẩn thống nhất
nó phụ thuộc vào từng nhà sản xuất.
Dải động của một máy OTDR phụ thuộc vào các yếu tố như độ rộng xung, độ
nhạy đầu vào, công suất đầu ra, và thời gian phân tích tín hiệu. Công suất đầu ra
xung quang càng cao và độ nhạy đầu vào càng tốt, thì sẽ làm tăng dải đo.
Dải động RMS là dải động khi SNR =1.

Báo cáo thử việc 5 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.2-2 Các loại mức nhiễu

I.2.3 Độ phân giải:

Phụ thuộc vào độ rộng xung ánh sáng và module của máy đo:

Hình II.2-3 Độ rộng xung ảnh hưởng đến độ phân giải

- Đối với độ rộng xung 1us các mối nối ở gần nhau không phát hiện được, khi độ
rộng xung là 30ns thì các mối nối ở khoảng cách gần bắt đầu được phát hiện, và

Báo cáo thử việc 6 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

khi độ rộng xung là 10ns thì phép phân tích trở nên rõ ràng. Tuy nhiên do năng
lượng nhỏ nên xung 10ns không truyền được xa.

I.2.4 Thời gian đo


- Là thời gian do người đo thiết lập, máy đo sẽ gửi các xung lặp tính toán trung
bình các kết quả thu.
- Thời gian đo càng ngắn thì khoảng cách đo được càng ngắn và đồ thị thu được
không chính xác, mức nhiễu lớn không nhận biết được đâu là nhiễu, đâu là điểm
suy hao.

- Thời gian đo càng lâu thì nhiễu trên đường dây sẽ dần được triệt tiêu làm tăng tỷ
số tín hiệu trên nhiễu, đồ thị thu được càng rõ nét.

Báo cáo thử việc 7 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

I.2.5 Các sự biến cố trên đồ thị OTDR thường gặp trong thực tế
 Điểm bắt đầu sợi quang nối với máy đo thông qua connector luôn có một tín hiệu
phản xạ rất mạnh, do tại connector đầu tiên ánh sáng đi vào sợi quang có năng
lượng lớn, khi gặp mặt phân cách thay đổi chiết suất sẽ phản xạ trở lại đồng thời
một phần với năng lượng tiếp tục đi vào sợi quang.
Trường hợp này vừa có phản xạ, vừa có suy hao:

 Điểm kết thúc sợi quang:


- Nếu điểm kết thúc sợi quang là đầu SC/UPC, hoặc bị đứt sợi quang mà có
đầu cuối không bị vỡ, bị biến dạng thì điểm nhìn thấy trên đồ thị OTDR
luôn có xung vọt lên sau đó tín hiệu bị rớt xuống đột ngột, kết thúc là tín
hiệu nhiễu:
- Nếu điểm kết thúc sợi quang là đầu SC/APC, hoặc đầu cuối sợi bị vỡ, bị
biến dạng thì trên đồ thị OTDR nhìn thấy không có xung vọt lên mà rớt
xuống đột ngột, sau đó là tín hiệu nhiễu. Trường hợp này không có phản
xạ.
 Các mối hàn cơ học: Trên thực tế ta cũng có thể gặp một số trường hợp xuất hiện
xung vọt bất thường trên đặt tuyến của sợi quang mà không phải là điểm đầu và
điểm cuối của sợi quang.
Trường hợp này là là do các mối hàn cơ học, connector. Ở đây vừa xảy ra hiện
tượng phản xạ vừa có cả suy hao.
 Mối hàn nhiệt và điểm uốn cong:
Mối hàn nhiệt của hai sợi cáp cùng loại và điểm uốn cong là những biến cố khó
xác định, vì nếu chất lượng hàn tốt thì suy hao rất nhỏ <0.1 dB. Trường hợp này
không có phản xạ, mà chỉ bị suy hao:
Báo cáo thử việc 8 Nông Xuân Trường
Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

 Điểm hàn nối của hai sợi cáp khác loại: trên đồ thì OTDR thường nhìn thấy có
xung đi lên. Trong trường hợp này có phản xạ nhưng không có suy hao.

Điểm suy hao do hàn


nối giữa hai sợi cùng
Điểm kết thúc sợi
loai

Điểm suy hao do hàn


nối giữa hai sợi khác
loai

 Tiếng dội (hay hiện tượng bóng ma):


- Là do phản xạ phía sau của đầu cuối sợi quang. Hiện tượng này xảy ra do
xung ánh sáng truyền tới connector cuối cùng và phản xạ lại về phía máy
đo, khi gặp connector thứ (tính từ cuối sợi) nó sẽ phản xạ trở lại connector
cuối. Cuối cùng phản xạ quay trở lại OTDR.
- Khoảng cách giữa 2 đầu connector cuối cùng và khoảng cách giữa
connector cuối cùng với tiếng dội là bằng nhau.
- Cũng tương tự như vậy một số lỗi phản xạ trên sợi quang có thể là tiếng
dội (bóng ma).

I.3 Thực hiện các bài đo cơ bản


 Kiểm tra máy đo OTDR (cấp nguồn, lau chùi các port OTDR/Source, Power
meter, VFL port).
 Khởi động máy đo và chạy chương trình CMA 5000A

Báo cáo thử việc 9 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.3-4 Khởi động chương trình CMA5000a

I.3.1 Kiểm tra tổn thất trong sợi quang (Loss Test Set) hay thu công suất
Quang
 Chuẩn bị:
- 2 đoạn dây quang đầu connector FC-SC.
 Thực hiện:
- Loop 2 đầu sợi dây nhảy quang với nhau.
- Nối 2 đầu FC còn lại của 2 sợi quang vào OTDR/Source port và Power meter port
của máy đo.
- Tại giao diện chính của chương trình vào mục LTS.

Báo cáo thử việc 10 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.3-5 Giao diện chương trình LTS

 Khai báo các thông số của chương trình: đây là các thông số của tuyến cần đo từ
điểm A đến điểm B.

Hình II.3-6 Thiết lập thông số giữa 2 điểm cần kiểm tra

 Thiết lập các thông số của nguồn phát: trong mục Source chọn: 1000Hz/2000Hz.
Ngưỡng lỗi Threshold để: -60.000 dBm.

Báo cáo thử việc 11 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.3-7 Giao diện chương trình và kết quả đo

 Kết quả: tỷ số công suất thu trên công suất phát lớn hơn ngưỡng chứng tỏ suy hao
tuyến sợi quang đạt yêu cầu (P/F Status: Pass)

II.3.2 Bộ định vị lỗi quan sát được ( Visual Fault Locator).


 Mục đích: Kiểm tra sợi quang lỗi/hở như dây nhảy quang, dây nối quang…
 Chuẩn bị:
- Dây nhảy quang hoặc dây nối quang đầu connector loại FC-SC.
 Thực hiện bài đo:
- Cắm dây nhảy quang (dây nối quang ) cần kiểm tra vào cổng VFL trên thiết bị đo
OTDR.
- Trên giao diện chính của phần mềm CMA 5000A, vào mục VFL

Báo cáo thử việc 12 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.3-8 Giao diện chương trình kiểm tra điểm lỗi VFL

- Click vào chương trình Visual Fault Locator, thiết lập Output Mode để chế độ:
On,
Trong mục Timeout để thời gian kiểm tra là 10s.

Hình II.3-9 Giao diện chương trình VFL khi chưa thiết lập

 Kết quả: Trong khoảng thời gian thiết lập 10s thấy: chỉ có trên đầu cuối của sợi
dây nhảy quang có phát sáng, chứng tỏ sợi nhảy quang hoạt động tốt (không bị
hở, hay bị lỗi sợi quang).

Báo cáo thử việc 13 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.3-10 Kết quả kiểm tra

Ngoài ra phép đo này còn cho phép ta tìm sợi quang nhờ ánh sáng hồng
ngoại được truyền trong sợi quang, khi uốn cong sợi quang có ánh sáng
truyền qua ta sẽ nhìn thấy ánh sáng màu tại điểm uốn sợi.

I.3.2 Đo OTDR Standard


 Mục đích: Xác định điểm đứt cáp VTN đi Hữu Nghị.
 Chuẩn bị: Sợi dây nhảy quang đầu connector FC/SC, rack ODF với sợi đi
Hữu Nghị vị trí trên ODF là 131.
 Thực hiện bài đo:
- Nối đầu connector của sợi nhảy quang vào đầu đầu chuyển đổi tại cổng
OTDR/Source trên máy đo.
- Tại giao diện chương trình OTDR chọn mục Standard:

Báo cáo thử việc 14 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.3-11 Giao diện chương trình đo OTDR Standard

- Trên giao diện của chương trình ta thiết lập các thông số:
+  = 1500 nm.
+ khoảng cách chọn lớn 20 km, độ phân giải là thông số không quan trọng
trong bài đo xác định điểm đứt sợi quang nên có thể chọn
medium/fine/coarse.
+ độ rộng xung chọn: 1000ns
+ thời gian kiểm tra: 30 giây.
 Kết quả:
Phát hiện điểm đứt sợi quang tại khoảng vị trí cách ODF là 19,3 km.

Báo cáo thử việc 15 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.3-12 Kết quả đo trên sợi quang đi Hữu Nghị

I.4 Thực hiện các bài đo OTDR nâng cao

I.4.1 Đo OTDR Fault Locate:


 Mục đích: Xác định điểm đứt/điểm cuối của sợi quang một cách tự động.
 Chuẩn bị:
- Dây nhảy quang đầu conector FC-SC
- Sợi quang cần đo kiểm (là sợi 129 trên rack ODF – sợi 9 cap LSN-
VTI đi Trung Quốc ).
 Thực hiện đo:
- Cắm 2 đầu dây nhảy quang sau khi đã vệ sinh hai đầu vào cổng
OTDR/Source và đầu back-to-back kết nối đến sợi quang cần đo
trên ODF.
- Tại giao diện của chương trình đo OTDR chọn Fault Locate
Chương trình sẽ tự động kiểm tra đầu nối giữa dây nhảy và sợi quang
cần đo.

Báo cáo thử việc 16 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.4-13 Kết quả đo OTDR Fault Locate

 Kết quả: Không xác định được điểm đứt/điểm kết thúc sợi quang
Do dây nhảy quang hiện có tại trạm do thời gian sử dụng không đáp ứng
được yêu cầu của bài đo.

I.4.2 Đo OTDR Contruction:


 Mục đích: Đo kiểm độ dài các sợi quang LSN-VTI đi Trung quốc( gồm 8
sợi).
 Chuẩn bị:
- Dây nhảy quang đầu kết nối FC-SC.
- Các sợi cáp cần đo sợi 122, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130 trên
giá ODF.
 Thực hiện bài đo:
- Nối 2 đầu sợi dây nhảy quang (sau khi đã vệ sinh đầu nối sạch sẽ) với cổng
OTDR/Source trên máy đo và đầu back-to-back của sợi quang cần đo trên
giá ODF.
- Tại giao diện của chương trình đo OTDR chọn mục Contruction:
- Quá trình thiết lập máy đo gồm 4 bước:

Báo cáo thử việc 17 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Bước 1: Thiết lập các thông số (khoảng cách, độ phân giải, độ rộng xung…)
và bước sóng. Việc tự cấu hình các thông số sẽ phụ thuộc vào độ dài tuyến cáp
thực tế.
Ta cũng có thể chọn các thông số này một cách tự động: trong mục OTDR
Parameter Selection chọn Auto.
Do chỉ quan tâm đến chiều dài ta có thể bỏ qua việc kiểm tra chất lượng đầu
nối giữa dây nhảy và sợi đo: bỏ dấu tích Enabled trong phần Connection
Quality Check.

Hình II.4-14 Thiết lập thông số cho bài đo

Bước 2: Thông tin lưu trữ (đặt tên 2 site là hai đầu cáp sợi, hướng đo, số lượng
sợi cáp cần đo phục vụ cho lưu trữ kết quả).
Ta cần đo tất cả 8 sợi cáp: trong phần Test Sequence Configuration, mục
Number of Fiber to Test điền 8, và bắt đầu từ sợi thứ nhất chọn 1 trong mục
Fiber Start Number.

Báo cáo thử việc 18 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.4-15 Cấu hình thông tin file kết quả

Bước 3: Cấu hình các trace header (phần này có thể bỏ qua).

Hình II.4-16 Cấu hình tên file kết quả

Bước 4: Cài đặt các thông số cảnh báo ngưỡng:


- Bao gồm: Cảnh báo khoảng cách, cảnh báo về các điểm suy hao trên
đường truyền, cảnh báo khi suy hao đầu cuối sợi quang.
Trong bài đo này ta có thể bỏ qua việc thiết lập các ngưỡng cảnh báo này.

Báo cáo thử việc 19 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.4-17 Thiết lập các thông số cảnh báo ngưỡng

- Hoàn thành việc thiết lập thông số nhấn Finish.

Hình II.4-18 Bắt đầu đo sợi đầu tiên

- Bắt đầu kiểm tra từ sợi thứ nhất cắm sợi nhảy quang vào vị trí sợi đầu tiên.

Báo cáo thử việc 20 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.4-19 Kết quả đo sợi đầu tiên

- Sau khi tự động đo, máy cho kết quả như hình trên: điểm kết thúc sợi
quang xấp xỉ 37,5 km.
- Để đo tiếp sợi 2 nhấn ACCEPT (sau khi nhấn ACCEPT máy tự động lưu
kết quả).
- Ta có kết quả đo như hình dưới:

Hình II.4-20 Kết quả đo sợi thứ hai

Tương tự như vậy ta đo lần lượt các sợi đến sợi 8:

Báo cáo thử việc 21 Nông Xuân Trường


Trung tâm viễn thông khu vực I Tuyến Viễn Thông Lạng Sơn - Cao Bằng

Hình II.4-21 Sợi cuối cùng được đo

- Nhận xét: Bài đo OTDR contruction cho phép kiểm tra nhanh và đơn giản
xác định chất lượng, chiều dài tuyến cáp sợi quang và tự động lưu kết quả.
Tuy nhiên việc lưu kết quả này trở nên kém linh hoạt đo số lượng sợi ít và
yêu cầu đo nhiều lần cho một sợi.

Báo cáo thử việc 22 Nông Xuân Trường

You might also like