You are on page 1of 18

CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL

CHI NHÁNH VIETTEL CẦN THƠ

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO


(lưu hành nội bộ)

- Nội dung đào tạo: Máy hàn, máy đo cáp quang và thiết bị truyền dẫn
- Phụ trách nội dung và đào tạo: Ban Truyền Dẫn- Phòng Kỹ thuật.
- Đối tượng tham gia lớp đào tạo: Nhân viên các Cụm Kỹ thuật

Cần Thơ 01/2010


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo

Phần 1:
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY HÀN VÀ MÁY ĐO QUANG

I. Sơ lược về máy hàn quang


1. Giới thiệu máy hàn quang Fujikura50s
- Hình dáng cấu tạo

- Các phụ kiện phục vụ hàn nối sợi quang.

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 2/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
- Cấu trúc mặt trên của máy hàn

- Các phím chức năng cơ bản trên máy hàn


+ Nút ‘SET’: thực hiện lệnh hàn.
+ Nút ‘RESET’ : đưa máy hàn về hiện trạng ban đầu(lúc chuẩn bị đưa cáp vào
hoặc lúc đưa mối hàn đã hàn xong ra và đưa vào khe nung).
+ Nút HEAT: thực hiện nung ống co nhiệt khi đã đưa vào khe nung.
+ Nút : vào menu thao tác cài đặt trong máy hàn.
+ Nút ARC: thực hiện thêm 1lần phóng hồ quang nhằm cải thiện mối chất lượng
mối hàn chưa đạt yêu cầu
2. Nguyên lý hàn nối sợi quang\
Mục đích hàn nối sợi quang là nối hai sợi quang lại với nhau với suy hao thấp,
phản xạ thấp, độ bền cơ học cao và ổn định lâu dài.

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 3/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
3. Các loại sợi sử dụng trong truyền dẫn quang
- Sợi đơn mode thường G652(Standard single mode ITU-T )
Đặc tính suy hao của sợi đơn mode thường:
λ =1310nm <---> 0.33dB/km
λ =1550nm <---> 0.19dB/km
- Sợi dịch chuyển tán sắc về không G653(DSF ITU-T)
- Sợi dịch chuyển tán sắc không về không G655(NZ-DSF (LEAF)ITU-T) .
4. Tiến trình hàn nối sợi quang
Thiết lặp các chế độ
cho máy hàn
Đưa mối hàn ra hoàn
Chuẩn bị sợi quang thành mối hàn

Thực hiện các sợi tiếp theo


Tuốt lớp áo sợi quang
Thực hiện lại

Làm sạch sợi quang


Gia cố mối hàn bằng ống
co nhiệt
Cắt phẳng sợi quang
Không đạt

Đưa sợi quang vào


máy hàn
Hàn được với
chất lượng
Thực hiện hàn nối
tốt

 Thiết lập các chế độ trong máy hàn.


- Khi thay đổi loại sợi quang cần hàn hay thay đổi loại ống co nhiệt, phải thiết lập
lại các chế độ hàn, chế độ gia nhiệt trong máy hàn
- Khi cần chuyển sang một trong ba kiểu hàn nối: hàn nhanh, hàn tự động, dừng sau
mỗi côngđoạn.
- Nếu không có thay đổi thì không cần điều chỉnh các chế độ trong máy hàn
 Chuẩn bị sợi
- Làm sạch sợi quang bằng gạc hoặc vải mỏng thấm cồn, có thể dùng giấy mịn lao
khoảng 100mm đầu sợi để tránh các hạt bụi lọt vào ống co nhiệt làm ảnh hưởng
tới chất lượng mối hàn.

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 4/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
- Luồn ống co nhiệt bảo vệ mối hàn vào một trong hai sợi cần hàn
 Cắt phẳng sợi quang
- Tuốt lớp vỏ màu bên ngoài sợi quang và lao sạch phần thủy tinh trong suốt của
sợi quang. Sợi quang sau khi tuốt lớp vỏ ngoài và làm sạch phải được cắt phẳng
đầu sợi trước khi hàn
- Việc cắt phẳng được thực hiện bằng dao chuyên dụng
- Khi cắt, phần thừa phải vứt bỏ vào nơi an toàn
 Đưa sợi quang vào máy hàn
- Đặt các sợi quang đã được cắt phẳng vào rãnh chữ V. Đầu các sợi quang phải
nằm giữa đầu rãnh chữ V và trục các điện cực.
 Thực hiện hàn nối
- Sau khi đưa các sợi vào vị trí trong máy hàn. Đóng nắp khoang hàn và bấm nút
lệnh thực hiện hàn nối.
- Máy hàn sẽ giám sát, hiển thị hình ảnh các sợi phóng to
- Máy hàn sẽ kiểm tra độ sạch các sợi và chất lượng các vết cắt. Nếu không đảm
bảo phải tiến hành làm lại đầu sợi. Nếu đảm bảo, máy hàn sẽ thực hiện hàn.
- Máy hàn sẽ thực hiện đồng chỉnh hai sợi tự động sao cho lõi hai sợi thông với
nhau tốt nhất. Sau đó, hồ quang sẽ được phóng để hàn nối hai sợi quang.
- Thời gian hàn khoảng 9~15 giây tùy loại máy hàn
 Kiểm tra mối hàn
- Khi hàn xong, nếu suy hao ước lượng đảm bảo và nhìn mối hàn không có hiện
tượng bất thường thì mối hàn được chấp nhận
- Suy hao cho phép của mối hàn tốt là <=0.03dB
 Gia cố mối hàn bằng ống co nhiệt
- Đưa mối hàn vào trong ống co nhiệt và đưa vào khoang gia nhiệt để nung. Sau khi
nung, ống sẽ co lại bao bọc lấy mối hàn
- Thời gian nung khoảng 30~35 giây, tùy loại máy và chế độ nung. Máy hàn phát
tiếng kêu báo hiệu khi hoàn thành nung.
- Sau khi nung xong để lấy mối hàn ra. Trong thời gian chờ, tiếp tục thực hiện hàn
các sợi khác
II. Sơ lược về máy đo cáp quang OTD
1. Nguyên lý hoạt động
 Nguyên lý ODTR
Dựa vào hiện tượng tán xạ trong sợi quang

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 5/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo

- Khi ánh sáng tới một phần tử trong sợi quang, một phầncủa nó bị tán xạ ra tất cả các
hướng. Phần ánh sáng đi theo hướng ngược lại với tia tới (khoảng 0.0001%) gọi là tán
xạ ngược (back-scattering). Back-scattering ánh sáng yếu đi sau khi bị tán xạ.
- Kết quả đo tán tán xạ ngược cho một hàm số mức tán xạ ngược theo thời gian trễ kể từ
thời điểm T0 .
- Thời gian trễ cho biết khoảng cách từ đầu sợi quang đến điểm xảy ra tán xạ tương ứng
bằng biểu thức d =Δt.c/2.n.
- Mức tán xạ ngược: Δp = P- ΔL - B -ΔL (dB). Trong đó P: là Cống suất ánh sáng tới , ΔL
là suy hao sợi từ điểm đầu đến điểm xảy ra tán xạ tương ứng , B là mức suy giảm tán
xạ ngược so với ánh sáng tới..
- Từ các công thức trên có thể biến đổi kết quả đo tán xạ ngược thành hàm suy hao tương
đối theo khoảng cách trong sợi quang. Đó là nguyên lý OTDR.
2. Sơ lược Cấu tạo và hoạt động của máy đo ODTR
 Sơ đồ cấu tạo

 Hoạt động
- Phát xung ánh sáng vào trong sợi quang. Thu lại tán xạ ngược và phản xạ

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 6/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
- Tính toán vẽ đồ thị hàm suy hao tương đối dọc theo sợi quang
- Thực hiện chu trình trên nhiều lần và lấy giá trị trung bình thống kê.
- Lập bảng sự kiện
Kết quả cho bởi máy đo ODTR là đồ thị suy hao theo khoảng cách dọc theo chiều sợi
quang. Từ đồ thị này ta có thể đưa ra các thông tin sau:
+ Đặc tính suy hao của từng đoạn từng vị trí trên sợi quang
+ Định vị các sự kiện xảy ra trên sợi quang như: điểm cuối cáp, mối hàn, điểm
đấu nhảy….giá trị suy hao và phản xạ tại từng sự kiện.

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 7/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
3. Các tham số trong máy đo
- Bước sóng(Wavelength) : Trong truyền dẫn SDH 2 bước sóng thông dụng nhất là
1310nm và 1550nm. Trong đó, bước sóng 1550nm suy hao thấp hơn bước sóng
1310.
- Độ rộng xung(Pulse width) : Tùy theo khoảng cách mà ta có thể thay đổi độ rộng
xung tương ứng. Khoảng cách ngắn thì độ rộng xung nhỏ, khoảng cách dài thì
chọn độ rộng xung lớn.

- Thời gian đo (Averaging time):Thời gian đo càng dài thì độ chính xác của các sự
kiện sẽ cao hơn.

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 8/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
- Độ phân giãi(Resolution): là độ phân giãi của màn hình hiển thị kết quả sự kiện.

- Khoảng cách (Range) : thùy theo đoạn cáp cần đo mà ta chọn khoảng cách cho
phù hợp. Đối với trường hợp không biết được chiều dài của đoạn cáp thì ta nên
chọn khoảng cách nhỏ nhất sau đó tăng dần lên.
4. Tiến trình đo kiểm cáp quang máy đo ODTR

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 9/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
-
Bậc nguồn máy đo

Chờ máy đo ổn định

Kết nối sợi quang cần đo Thực hiện các sợi tiếp theo

Thiết lập thông số đo

Thực hiện lại


Thực hiện thao tác đo

Kiểm tra kết


quả nhận
Chưa đáp ứng yêu cầu
được
Đáp ứng yêu cầu

Lưu kết quả

Cần đo tiếp Có

Không
Tắt nguồn

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 10/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo

Phần 2
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN THÔNG DỤNG

Hiện nay Truyền dẫn Viettel sử dụng nhiều chủng loại thiết bị của hãng
Huawei (OptiX Metro 100,500,1000,3000…; OptiX OSN 500,2500, 3500. Với giá
cả cạnh tranh, thiết bị hoạt động tốt, chất lượng ngày càng được nâng cao, hỗ trợ kỹ
thuật cho khách hàng tốt thì các thiết bị của hãng Huawei sẽ ngày càng được sử
dụng nhiều hơn về cả số lượng và chủng loại thiết bị. Thiết bị thông dụng và có số
lượng nhiều nhất tại Chi nhánh Viettel Cần Thơ là Optix Metr100 và Metro500.

I. Sơ lược lược về thiết bị truyền dẫn Optix Metro100


1. Cấu trúc mặt trước của thiết bị:
OptiX Metro100 có các loại sau (phân chia theo nguồn): dùng nguồn AC
(100V÷240V )và nguồn DC(-38,4V÷ -72V). Ở đây loại dùng nhiều nhất là Metro100
dùng nguồn DC với điện áp vào: -48V.

Hình 1 :OptiX Metro100 dùng nguồn DC

2. Các giao diện trên mặt thiết bị:


Số Giao diện Chức năng Chú thích

1 Giao diện nguồn Cung cấp nguồn cho thiết bị DC: Ổ 4 chân

2 Giao diện quang Giao diện tín hiệu quang STM1 FC/SC, FC/LC
3 10/100Base-T 10M/100M Ethernet port RJ45
4 Giao diện điện Cấp 8 luồng E1 DB44
Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 11/19
Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo

Kết nối giữa thiết bị máy tính


5 NM-LAN RJ45
dùng để khai báo
6 Arlam (báo cảnh) Đầu vào/ra các báo cảnh RJ45
Dùng để kết nối tới dây ESD
ESD (ElectroStatic
7 (Dây đeo vào cổ tay khi tiếp -
Discharge)
xúc với thiết bị)
8 Công tắc nguồn Bật/tắt nguồn -
9 LCD Hiển thị cấu hình và báo cảnh -
10 Các phím chức năng Dùng để thao tác trên màn hình -
ACO (Audible alarm cut off
11 Nút cắt âm thanh báo cảnh
button)
12 RST (RESET button) Dùng để Reset thiết bị
13 LAMP TEST Kiểm tra đèn LED
Bảng 1 : Các giao diện trên mặt OptiX Metro100
3. Các đèn chỉ thị :
( Các đèn MAJ, MIN : Báo cảnh về thiết bị hoặc luồng )

Indicator
Status (Trạng thái) Ý nghĩa
( Chỉ thị)

Đèn nháy 5 lần /1s Đang nạp phần mềm cho thiết bị
Run ( Thiết bị
Đèn nháy 3 lần /1s Đang xóa phần mềm của thiết bị
đang hoạt
Đèn nháy 1 lần /1s NE bị mất phần mềm, đang đợi nạp
động)
Đèn nháy 1 lần /2s NE hoạt động bình thường
Xuất hiện các báo cảnh nguy hiểm, nghiêm
MAJ (Major
Đèn nhấp nháy trọng : Lỗi phần cứng thiết bị, lỗi luồng
alarm)
(LOS, AIS)
Thiết bị hoặc luồng vẫn hoạt động nhưng
chất lượng xấu (Chưa đến ngưỡng; các
MIN (Minor
Đèn nhấp nháy ngưỡng này do nhà sản xuất đưa ra, dùng hệ
alarm)
điều hành NMS có thể đặt lại các ngưỡng
này)
ACO (Alarm Sáng Âm báo cảnh bị cắt (Do nhấn nút ACO

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 12/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
cutoff) hoặc dùng lệnh trên NMS)
LOS (Loss Of Modul quang mất thu, hoặc mức công suất
Sáng
Signal) quang thu được thấp quá ngưỡng
Tắt Port E1 đó chưa sử dụng ( Chưa khai luồng)
Sáng màu đỏ Port E1 đó không thu được tín hiệu
Major alarms ( nhưng không phải E1_LOS,
Màu đỏ, nháy
có thể E1_AIS, TU_AIS do lỗi tuyến…)
Minor alarms: chất lượng luồng kém do lỗi
E1 Sáng màu vàng bit nhiều, chưa đến mức nghiêm trọng:
( Chỉ thị trạng 10-3bit/s.
thái luồng E1) BIP_EXC alarm: số lỗi BIP vượt quá
Màu vàng, nháy ngưỡng, ngưỡng thường đặt 10-3bit/s. Hãng
ECI đặt báo cảnh này ở mức Major

Màu xanh, sáng liên


Luồng E1 bình thường
tục

Sáng Link Ethernet bình thường


Link
RJ45 (Xanh) Link Ethernet bị đứt quãng, chưa thông,
Tắt
chưa kết nối
ACT Nháy Dữ liệu đang được truyền
(Vàng) Tắt Không có dữ liệu được truyền
Bảng 2 : Các đèn chỉ thị của OptiX Metro100
4. Các đặc điểm kỹ thuật:
- Thông số của thiết bị:
Công suất tiêu thụ
Loại thiết bị Trọng lượng (kg) Kích thước (mm)
(W)
OptiX
Khoảng 15W < 4,5 436(W)x200(D)x42(H)
Metro100

Bảng 3: Các thông số của OptiX Metro100

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 13/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
- Các modul quang dùng cho OptiX Metro100

Tốc độ (Mbps) 155.520


Loại modul I-1 S-1.1 L-1.1
Bước sóng (nm) 1260-1360 1261-1361 1263-1360
Công suất phát -15 ÷ - 8 -15 ÷ -8 -5÷ 0
Tx (dBm)
d(km) 30 30 50
Rx Độ nhạy (dBm) -23 -28 -34
Mức Overload -8 -8 -10
(ngưỡng trên) (dbm)
Dải công suất tốt -20 ÷ -13 -20 ÷ -13 -31 ÷ -15

Bảng 4: Các tham số của modul quang

Ngưỡng trên
(Overload) Độ nhạy thu

5 dbm Dải công suất tốt


3 dbm

5. Ứng dụng của thiết bị:


- Khả năng cung cấp các dịch vụ:
+ Giao diện quang: dung lượng 2port STM1: 155Mbs
+ Luồng E1(2Mbs) : 8 E1
+ Số Port Ethernet (FE): 4 port : 10/100Mbs
- Ứng dụng :
OptiX Metro100 có thể dùng làm thiết bị đầu cuối (TM : Terminal Multiplexer), thiết
bị ADM ( ADD/DROP Multiplexer) hoặc cả TM và ADM. Tuy khả năng cấp luồng E1
bị hạn chế, nhưng đổi lại OptiX Metro100 có 4 port Ethernet, giá rẻ, nhỏ gọn, cài đặt đơn
giản nên được sử dụng nhiều trong mạng truyền dẫn quang của Viettel.

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 14/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
II. Sơ lược về thiết bị truyền dẫn Optix Metro500

1. Cấu trúc phần cứng của thiết bị:


- Optix Metro500 sử dụng nguồn DC(-48V÷ -60V). Ở đây loại dùng nhiều nhất là
Metro500 dùng nguồn DC với điện áp vào: -48V

Hình 1 Cấu trúc phần cứng của thiết bị


2. Các giao diện của thiết bị
: Dây đất
: Giao diện quang: 2port STM1
: Dây tĩnh điện
: Cáp nguồn
: Cáp E1/T1 của mạch ISU
: Khe mở rộng: có thể mở rộng boar Ethernet( FE) hoặc luồng E1
3. Cách đèn hiển thị cảnh báo trên mặt thiết bị:

Đèn Mô tả Hoạt động


ETN Giao diện Ethernet
Tắt: thiết bị chưa bật nguồn
Sáng 0.5s, tắt 0.5s: đang tải phần mềm
RUN Hoạt động của thiết bị
Nháy nhanh: thiết bi đang khởi động
Sáng 1s, tắt 1s: hoạt động bình thường
Cảnh báo mức nghiêm Tắt: hệ thống hoạt động bình thường
CRT
trọng Sáng: có xuất hiện lối nghiêm trọng
MAJ Cảnh báo mức nguy hiểm Tắt: hệ thống hoạt động bình thường

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 15/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
Sáng: có cảnh báo mức nguy hiểm
LOS Tắt: công suất thu quang bình thường
Cảnh báo giao mức quang
Sáng: thu thấp hoặc mất thu quang

4. Các đặc điểm kỹ thuật:


- Thông số của thiết bị:
Loại
Công suất tiêu Trọng lượng
thiết Kích thước(mm)
thụ (W) (kg)
bị
OptiX
Khoảng 35W 4,6 436(W)x293(D)x42(H)
Metro100
Bảng 3: Các thông số của OptiX Metro500
- Các modul quang dùng cho OptiX Metro100

Tốc độ (Mbps) 155.520


Loại modul S-1.1 L-1.1 L1.2
Bước sóng (nm) 1310 1310 1550
Công suất phát -15 ÷ - 8 -5 ÷ 0 -5÷ 0
Tx (dBm)
d(km) 30 60 90
Rx Độ nhạy (dBm) -28 -34 -34
Mức Overload -8 -10 -10
(ngưỡng trên) (dbm)
Dải công suất tốt -25 ÷ -13 -31 ÷ -15 -31 ÷ -15

Bảng 4: Các tham số của modul quang

Ngưỡng trên
(Overload) Độ nhạy thu

5 dbm Dải công suất tốt


3 dbm
Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 16/19
Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo
5. Các bước khai báo thiết bị
OptiX Metro 500 được quản lý bằng ID. Mục đích công việc là cài ID cho thiết bị
theo qui hoạch của người quản trị mạng lưới.
 Chuẩn bị :
- Máy tính cài phần mềm OptiX Nevigator.
- Dây cáp mạng nối chéo nếu cắm trực tiếp máy tính với thiết bị
- Số ID được quản lý và cấp cho thiết bị trạm qua Hệ điều hành truyền dẫn.
 Các bước thực hiện
Bước 1 : Cắm dây mạng vào card mạng máy tính và đầu kia cắm vào cổng
MNG thiết bị.
Bước 2 : Đổi IP máy tính sang dải 192.9.0.0 ; bật nguồn thiết bị và chờ cho nó
khởi động xong.
Bước 3 : Chạy chương trình OptiX Nevigator khai báo :
- Seach thiết bị
- Connect thiết bị
- Chọn Caculator để đổi ID sang mã Hex (AB)
- Gõ lệnh ( :cm set neid:0xAB ; enter)
- Đợi thiết bị Reboot xong thì kiểm tra lại bằng cách connect vào thiết bị sẽ
hiện số ID vừa cài hoặc ( :cm get neid:0xAB ; enter)
- Thấy ID của thiết bị đúng thì hoàn thành việc cài đặt
6. Ứng dụng của thiết bị:
- Khả năng cung cấp các dịch vụ:
+ Giao diện quang: dung lượng 2port STM1: 155Mbs
+ Luồng E1(2Mbs) : 16 E1 và có thể mở rộng thêm 16E1 nhờ vào khe cắm
mở rộng.
+ Số Port Ethernet (FE): 2-4 port : 10/100Mbs tùy theo boad cắm trên khe mở
rộng
- Ứng dụng :
OptiX Metro500 có thể dùng làm thiết bị đầu cuối (TM : Terminal Multiplexer), thiết
bị ADM ( ADD/DROP Multiplexer) hoặc cả TM và ADM. Khả năng cấp 16 luồng E1
và có thể mở rộng thêm 16 E1 hoặc 4 port Ethernet, giá rẻ, nhỏ gọn, cài đặt đơn giản nên
được sử dụng nhiều trong mạng truyền dẫn quang của Viettel.

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 17/19


Ban Truyền dẫn-P.Kỹ thuật Tài liệu đào tạo

Truyền dẫn quang và ƯCTT Trang 18/19

You might also like