You are on page 1of 8

ĐO VẬN TỐC ÁNH SÁNG BẰNG XUNG ÁNH SÁNG PHẢN XẠ CỰC NGẮN

-----ooo-----
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Về kiến thức: Nêu được phương pháp đo và các bước tiến hành thí nghiệm khảo sát vận tốc ánh sáng bằng
xung ánh sáng phản xạ cực ngắn
2. Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, tiến hành đúng trình tự thí nghiệm để thu được số liệu
chính xác.
3. Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan.
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Xung ánh sáng cực ngắn
Điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng, gọi là sóng điện từ. Bản chất của ánh sáng cũng
là sóng điện từ. Vì vậy sóng ánh sáng bao gồm “một chuỗi” các dao động điện trường và từ trường vuông góc nhau
lan truyền trong không gian.
Bằng một cách nào đó, nếu có thể tạo ra sóng ánh sáng nhưng chỉ bao gồm một vài dao động điện-từ lan truyền
trong không gian thì dạng sóng như vậy gọi là xung ánh sáng. Xung ánh sáng càng ngắn thì có càng ít dao động
điện -từ.
Trên thực tế, xung ánh sáng cực ngắn thường được tạo ra bởi đèn led, laser… Các xung ánh sáng cực ngắn
này thường là những chùm tia song song đơn sắc, công suất cao, và ít bị tán xạ bởi môi trường nên thường truyền
thẳng. Vì vậy, thường được ứng dụng trong đo lường, thông tin quang học…
2. Nguyên tắc đo vận tốc ánh sáng bằng xung ánh sáng phản xạ cực ngắn

Hình 5.1: Sơ đồ thí nghiệm đo vận tốc ánh sáng

Xung ánh sáng truyền trong không gian với vận tốc c = 3,108 m/s. Bằng cách đo quãng đường truyền xung
ánh sáng và thời gian truyền xung giữa 2 điểm trong không gian ta có thể xác định được vận tốc ánh sáng.
Trong bài thí nghiệm này, xung ánh sáng sẽ được phản xạ bởi các gương bán mạ T1 và T2 (Gương bán mạ là
một loại gương cho phép tia sáng đi tới được phản xạ lại một phần và truyền qua một phần. Gương bán mạ có thể
được chế tạo bằng cách phủ lên bề mặt tấm thủy tinh một lớp kim loại như nhôm rất mỏng.) và tín hiệu sẽ được
ghi nhận bằng dao động ký điện tử.
Đo quãng đường truyền và thông qua dao động ký điện tử để xác định thời gian truyền của xung ánh sáng, ta
có thể xác định được vận tốc ánh sáng.
Nguyên tắc đo cụ thể như sau:

Trang 35
Dùng một đèn Led trong hộp nguồn (The light velocity measuring instrument) phát ra xung ánh sáng đỏ cực
ngắn (40 kHz).

Có 2 cách đo.
Cách đo thứ nhất (không có gương bán mạ T2)
- Ánh sáng qua bộ tách chùm tia S thành 2 phần:
 Phần ánh sáng phản xạ sẽ đi đến cảm biến quang D, tạo thành một xung trên màn hình oscillocope.
 Phần ánh sáng khúc xạ sẽ hội tụ ở thấu kính L, đi đến gặp gương bán mạ T1, phản xạ ngược về, qua bộ tách
chùm tia S, tạo thành chùm sáng phản xạ đến cảm biến quang D, tạo thành xung thứ 2 trên màn hình oscillocope.
- Đo khoảng cách theo phương ngang giữa 2 xung, ta có được thời gian t.
- Hiệu quang lộ của 2 sóng ánh sáng là 2s. ( hiệu quãng đường 2 sóng ánh sáng đi được)
ệ ã đườ ó á á đ đượ
- Như vậy ta có vận tốc ánh sáng : 𝑣 = ệ ờ ấ ệ
=

Hình 5.2: Minh họa nguyên tắc đo và minh họa hiệu thời gian xuất hiện 2 xung
Cách đo thứ hai (có gương bán mạ T2)
- Ánh sáng truyền khúc xạ qua kính bán mạ, qua cửa sổ F1, tiếp tục qua thấu kính hội tụ L truyền thẳng đến
gương phản xạ lớn T1. Tại T1 xung ánh sáng bị phản xạ ngược lại truyền qua thấu kính L đến kính bán mạ G và
phản xạ đi vào diode tiếp nhận, biến thành xung điện thứ nhất ghi trên màn hình dao động ký điện tử.
- Phần 2 còn lại của xung ánh sáng phản xạ ngược trở lại trên mặt kính bán mạ G, qua cửa sổ F2, đập vào
gương phản xạ nhỏ T2. Tại T2, xung ánh sáng bị phản xạ ngược lại rồi khúc xạ qua kính bán mạ G và đi vào diode
tiếp nhận tạo thành xung điện thứ 2 trên dao động ký điện tử. Xung này có thời gian dịch chuyển ngắn không đáng
kể và không ảnh hưởng đến xung thứ nhất.
Đo khoảng thời gian chênh lệch và khoảng cách chênh lệch giữa 2 xung ánh sáng phản xạ và khúc xạ này thì
ta có thể đo được vận tốc ánh sáng.
Trang 36
3. Dao động ký điện tử ( Oscillocope)

Hình 5.2: Dao động ký điện tử ( Oscillocope)

Hình 5.3: Màn hình hiển thị của Oscillocope


ở chế độ hiển thị thông thường, dao động ký hiện dạng sóng biến đổi theo thời gian.
Trục đứng y là trục điện áp. Trục ngang x là trục thời gian.
Việc tính giá trị điện áp của tín hiệu được thực hiện bằng cách đếm số ô trên màn hình và nhân với volts/div

Hình 5.4: Giả sử volts/div chỉ 1V thì tín hiệu cho bởi hình : Vp= 2,7 ô x 1V = 2,7 V.
Tương tự, khoảng thời gian giữa 2 điểm của tính hiệu cũng được tính bằng cách đếm số ô theo chiều ngang
giữa 2 điểm và nhân với giá trị của time/div.
Trang 37
Hình 5.5: Giả sử time/div chỉ 1ms thì chu kỳ tín hiệu cho bởi hình 5 ô: T = 5 ô x 1ms = 5 ms
1 số phím chức năng khác:

POWER Công tắc chính của máy, khi bật công tắc lên thì đèn led sẽ sáng
INTEN Điều chỉnh độ sáng của điểm hoặc tia
FOCUS Điều chỉnh độ sắc nét của hình
CH1 (X) Đầu vào vertical CH1 là trục X trong chế độ X-Y
CH2 (Y) Đầu vào vertical CH2 là trục Y trong chế độ X-Y
VOLTS/DIV Chọn lựa độ nhạy của trục dọc
TIME/DIV Cung cấp thời gian quét
X-Y Dùng oscilloscope ở chế độ X-Y
POSITION Dùng để chỉnh vị trí của tia theo chiều dọc hay ngang
X10 MAG Phóng đại 10 lần
TRIGGER LEVEL Cho phép hiển thị một ô chia tín hiệu đồng bộ với điểm bắt đầu của dạng sóng (chỉnh sai, hình
bị trôi ngang)
EXT TRIG IN Đầu vào Trigger ngoài, để sử dụng đầu vào này, ta điều chỉnh Source ở vị trí EXT
SOURCE Dùng để chọn tín hiệu nguồn trigger (trong hay ngoài), và tín hiệu đầu vào EXT TRIG IN

II. DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO


1. Dụng cụ đo:
Các dụng cụ thí nghiệm gồm có:

Trang 38
Hình 5.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trong ptn
Trong đó:

Hình 5.7: chú thích 1 số dụng cụ

Hình 5.8: nguồn phát ánh sáng

(1.1) Pulses (Ngõ ra xung): diode truyền xung điện thu được từ đèn LED của máy phát như các tín hiệu
thời gian để đo thời gian trên oscilloscope.
(1.2) Trigger ( Ngõ ra kích hoạt): Các xung kích hoạt Oscilloscope bên ngoài.
(1.3) Ngõ ra 10 MHz
2. Phương pháp đo:
Phát ánh sáng từ nguồn led truyền đến gương bán mạ, ánh sáng phản xạ, quay ngược lại nguồn. Thay đổi
khoảng cách từ ánh sáng đến gương. Đo độ chênh lệch đường đi tia sáng và thời gian, từ đó tính ra vận tốc ánh
sáng trong không khí.
III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM

Trang 39
1. Kiểm tra:
- Kiểm tra xem các dụng cụ thí nghiệm đã được bố trí như hình 5.6 chưa ?
- Kiểm tra xem khoảng cách từ nguồn phát xung ánh sáng đến thấu kính bằng 20 cm chưa?
- Kiểm tra xem có ánh sáng đèn led từ nguồn phát xung ánh sáng qua thấu kính có đến kính bán mạ T1 chưa?
( trên kính bán mạ sẽ nhìn thấy có vệt đỏ có nghĩa là có ánh sáng đèn led từ nguồn phát xung ánh sáng qua thấu
kính có đến kính bán mạ T1)
- Nếu chưa, vui lòng chỉnh lại các dụng cụ thí nghiệm cho phù hợp.
2. Thực hành :
Thiết lập dao động ký
- Nối chốt “Pulse” trên hộp nguồn với kênh CH1 trên dao động ký bằng cáp BNC. Và nối chốt Trigger trên
hộp nguồn với chốt trigger trên dao động ký với chốt bằng cáp BNC.
Thiết lập dao động ký theo đúng bảng sau:
Bảng 1.1: Bảng hướng dẫn thiết lập máy dao động ký
Operating mode Chọn channel 1
Channel 1 DC, 5-100mV/cm

Triggering Ext, AC,


Triggerlevel 0,1 μs/cm
X-magnification 1×
Intensity Cao nhất có thể
Focus Chỉnh sao cho tín hiệu rõ nét nhất

- Đặt gương phản xạ ở khoảng cách lớn nhất theo dự tính và điều chỉnh biên độ xung bằng cách dịch chuyển
thấu kính L trên quang trục cho đến xung có biên độ lớn nhất.
Phương pháp 1

Hình 5.9: Hình vẽ thiết lập hệ quang học đo vận tốc ánh sáng
Phương pháp này ta chỉ sử dụng xung ánh sáng khúc xạ đến kính T1 để tính vận tốc ánh sáng. Vì vậy cửa sổ
T2 sẽ được chắn bởi một màng chắn sáng.
Bằng cách dịch chuyển các vị trí s khác nhau của T1 (so với hộp nguồn) và đo khoảng thời gian của từng vị trí
ta sẽ có được hàm s=f(t). Vẽ đồ thị hàm này và dựa vào đồ thị ta sẽ tính được vận tốc ánh sáng bằng công thức:
𝑠 −𝑠
𝑣=2
𝑡 −𝑡
Thiết lập hệ quang học

Trang 40
Thiết lập hệ quang học như hình 5.8. Với phương pháp này ta chỉ sử dụng xung ánh sáng khúc xạ đến kính T1
để tính vận tốc ánh sáng. Vì vậy không dùng kính bán mạ T2, mà lỗ (1.7) trên nguồn phát ánh sáng sẽ được chắn
bởi một màn chắn sáng (1.8).
Tiến hành đo
- Đặt gương phản xạ T1 trên quang trục và đánh dấu vị trí của nó.
- Điều chỉnh tín hiệu thẳng đứng về tận cùng bên trái bằng nút x-position.
- Dịch chuyển gương phản xạ T1 trên đường đi của xung ánh sáng, đo khoảng thay đổi của vị trí s và ghi vào
bảng số liệu.
- Đọc và ghi lại thời gian dịch chuyển tương ứng trên dao động ký.
- Lặp lại thí nghiệm với vị trí xa hơn của gương phản xạ T1.
- Ghi các số liệu vào bảng số liệu 1.
Phương pháp 2
Trong phương pháp này ta sẽ đặt cố định 2 gương phản xạ T1 và T2. Đo khoảng cách giữa truyền ánh sáng𝑠giữa
2 gương và thời gian t chênh lệch của 2 xung, ta sẽ có được ánh sáng theo công thức:
𝑠
𝑣=2
𝑡
Thiết lập hệ quang học
- Thiết lập hệ quang học như hình 5.8, Với phương pháp này , ta chỉ thay tấm chắn sáng bằng kính phản xạ
T2 và dịch chuyển T1 đồng trục đến khoảng cách lớn hơn 10m so với hộp nguồn.
Tiến hành đo
- Giữ cho gương phản xạ T1 ở trước cửa sổ F1 và điều chỉnh tín hiệu dọc trên dao động ký về tận cùng bên
trái bằng nút x-position.
- Sau đó đặt gương phản xạ T2 trên cửa sổ F2 của hộp nguồn để đảm bảo vị trí của xung làm mốc này không
thay đổi.
- Đặt gương T1 ở khoảng cách ít nhất là 10m và ghi lại quãng đường s này.
- Bằng cách dịch chuyển gương T2 để cửa số F2 để điều chỉnh cho 2 xung này cùng biên độ bằng nhau. Đọc
khoảng thời gian giữa 2 xung này trên dao động ký bằng các đo khoảng cách chênh lệch giữa 2 đỉnh tín hiệu trên
trục hoàng, tương ứng với thang triggerlevel đã chọn trong bảng 1.1. Ghi các giá trị vào bảng số liệu 2.
Chú ý: Khoảng thời gian chênh lệch giữa 2 xung này chỉ có thể đo bằng khoảng cách giữa 2 đỉnh tín hiệu khi
chúng có cùng biên độ và khoảng cách thì lớn hơn là độ rộng của xung.
IV. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

1. Ghi vào bảng số liệu: Vị trí ban đầu của Gương phẳng xo = ……………….. Vị trí của gương phẳng ở các lần
đo x. Tốc độ quét TIME/DIV: ………………………..

Lần Khoảng cách s = x – xo (m) Thời gian t (s)


đo
1

Trang 41
2. Tính sai số tuyệt đối trung bình 𝛥𝑠 và 𝛥𝑡

3. Vẽ đồ thị s = f(t)

4. Từ độ thị, hãy tính hệ số góc của đường thẳng tanα. Từ đó tính vận tốc ánh sáng theo công thức v = 2tanα

b. Tính sai số tương đối εv và sai số tuyệt đối Δv


c. Viết kết quả đo vận tốc ánh sáng:
d. Nhận xét kết quả đo
V. CÂU HỎI CHUẨN BỊ
1. Thế nào gọi là xung ánh sáng?
2. Thế nào là gương bán mạ ?
3. Giả sử time/div chỉ 2ms , chu kỳ tín hiệu được đếm là 6 ô ngang, vậy chu kỳ tín hiệu bằng bao nhiêu?
4. Giả sử time/div chỉ 1ms , nút X10 MAG được bật sang, chu kỳ tín hiệu được đếm là 4 ô ngang, vậy chu kỳ
tín hiệu bằng bao nhiêu?
5. Muốn tìm vận tốc, thường ta có công thức 𝑣 = , tại sao trong cách đo thứ nhất của bài thí nghiệm này𝑣 =
?
6. Trình bày dụng cụ và nguyên tắc đo.

Trang 42

You might also like