You are on page 1of 56

HỌC PHẦN: THÔNG TIN QUANG

Giảng viên: PGS.TS Chu Văn Lanh


Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Thành viên nhóm

STT Họ và tên MSV


1 Trần Tiến Dũng 215714021110006
2 Nguyễn Kim Linh Chi 215714021110007
3 Lê Trà My 215714021110001
4 Lê Thị Phương Ngân 215714021110018
5 Nguyễn Thanh Lam 215714021110031
6 Trương Đức Anh 215714021110025
7 Nguyễn Văn Đàn 215714021110013
8 Đào Danh Huy 215714021110009
CHƯƠNG VIII:
PHÉP ĐO QUANG HỌC
Tài liệu tham khảo
[1] HỒ QUANG QUÝ, ĐINH XUÂN KHOA, NHẬP MÔN THÔNG TIN QUANG SỢI,
NXB ĐHQGHN, 2010.
[2] PHÙNG VĂN VẬN, TRẦN HỒNG QUÂN, HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG, NXB
KHKT HÀ NỘI, 2002.
[3] VŨ VĂN SAN, HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG, NXB BƯU ĐIỆN, 2008
NỘI DUNG CHÍNH
8.1 Yêu cầu của phép đo quang học
8.2 Phép đo công suất
8.3 Phép đo bước song và quang phổ
8.4 Phép đo phân cực của nguồn sáng
8.5 Phép đo hệ số nhiễu và độ khuếch đại của bộ khuếch đại quang
8.6 Phép đo độ mất mát năng lượng trong hệ thống sợi quang
8.7 Phép đo ánh sáng truyền ngược và kiểm tra lỗi trong sợi quang
8.8 Phép đo độ tán sắc sợi quang
8.9 Bài tập ví dụ
8.10 Bài tập vận dụng
8.11 Bài tập trắc nghiệm
Mã QR tóm tắt chương VIII
8.1 Yêu cầu của phép đo quang học
Tất cả các phép đo đều phải thực hiện ở các bước sóng hoặc dải bước sóng cụ thể.
Ví dụ, nếu chúng ta muốn xây dựng hệ thống truyền dẫn thông tin bằng sợi quang, chúng ta
phải tiến hành xác định một số thông tin cơ bản sau :

Băng thông, độ rộng phổ của


các tia laser và tín hiệu quang
Độ khuếch đại quang học; độ tán sắc của sợi quang Bước sóng, công suất
và hệ số nhiễu của bộ và các thiết bị khác; độ suy và tỷ lệ tín hiệu trên
khuếch đại quang sử hao của sợi quang. Các tính nhiễu trong hệ thống
dụng cho các hệ thống chất này cần nghiên cứu cho WDM.
ghép kênh theo bước các ứng dụng tốc độ dữ liệu
sóng (WDM). cao (> 10 Gb/s). Khi truyền
thông tin với tốc độ cao thì
các đặc tính của hệ được yêu
cầu rất nghiêm ngặt.
8.1 Yêu cầu của phép đo quang học

Trước khi tiến hành các kỹ thuật đo lường trong thông tin quang, chúng ta phải có kiến
thức về các tính năng cơ bản của các thành phần trong hệ thống. Từ đó xây dựng và lựa
chọn thiết bị đo phù hợp.

Sự suy hao sợi quang và lỗi trong liên kết sợi quang là mối quan tâm chính trong việc
đảm bảo hiệu suất mong muốn. Có một số thách thức liên quan đến phép đo quang học như
nhiều bước sóng/kênh, mức công suất quang học cao
8.1 Yêu cầu của phép đo quang học

Lợi ích:

Các phép đo quang học chính xác là cần thiết ở các giai đoạn thiết kế, sản xuất, lắp đặt và
bảo trì để đảm bảo hiệu suất mong muốn, tất cả các thành phần và thiết bị liên quan trong
hệ thống thông tin quang phải được xác định và định lượng chính xác.
8.2 Phép đo công suất
Phép đo công suất là phép đo đơn giản, nhưng quan trọng trong thông tin quang, dùng để
xác định công suất đầu ra từ các nguồn quang học, xác định suy hao và hiệu quả của quá trình
truyền tải thông tin trong hệ thống.
Nguyên lý hoạt động:
Máy đo công suất quang có chứa cảm
biến quang giúp chuyển đổi tín hiệu
quang thành tín hiệu điện. Cảm biến
quang được đặc trưng bởi độ nhạy và
độ trễ. Trong hệ thống đo, cảm biến
quang phải được hiệu chuẩn thích hợp
để hiển thị công suất quang của nguồn Hình 8.1. Sơ đồ thiết lập thí nghiệm để đo công suất quang đầu ra
quang được thí nghiệm.
8.2 Phép đo công suất

Thực tế, các cảm biến quang chỉ hoạt động với công suất ánh sáng thấp

Trong trường hợp công suất cần đo lớn, chúng ta cần sử dụng thêm bộ hấp thụ quang để
giảm bớt năng lượng ánh sáng truyền tới cảm biến quang.

Trường hợp ánh sáng cần đo có công suất rất lớn (cỡ W), chúng ta nên sử dụng các cảm biến
nhiệt. Cảm biến nhiệt này chuyển đổi năng lượng quang thành năng lượng nhiệt, và sau đó
chuyển thành các tín hiệu điện.
8.2 Phép đo công suất
Kiểm tra công suất quang của hệ thống cho phép đánh giá hiệu suất làm việc của các
thiết bị, độ mất mát năng lượng tại các điểm nối/ghép, đánh giá năng lượng ánh sáng nằm
trong vùng an toàn của các dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng.

Hình 8.2. Một số máy đo công suất quang học


8.3 Phép đo bước sóng và quang phổ
8.3.1 Phép đo bước sóng
Bước sóng của nguồn sáng được xác định thông qua bước sóng kế (hoạt động dựa trên giao thoa
kế Michelson)

Hình 8.3. Sơ đồ giao thoa kế Michelson sử dụng cho bước sóng kế


8.3 Phép đo bước sóng và quang phổ
8.3.1 Phép đo bước sóng

Tín hiệu quang từ nguồn sáng được chia thành


hai đường - một đường cố định và đường còn lại có
độ dài (quang trình) thay đổi. Cả hai chùm tia sau
khi được phản xạ từ các hệ thống gương sẽ truyền
tới cảm biến quang thông qua bộ tách chùm tia
quang học (beam splitter). Trong trường hợp này, hai
chùm tia sẽ giao thoa với nhau. Khi gương di
chuyển, dòng điện của bộ cảm biến quang sẽ thay Hình 8.3. Sơ đồ giao thoa kế Michelson sử dụng
đổi. Máy đo bước sóng so sánh hình ảnh giao thoa cho bước sóng kế
từ cả hai nguồn sáng (laser tham chiếu và nguồn
khảo sát) để xác định bước sóng.
8.3 Phép đo bước sóng và quang phổ
8.3.2 Phép đo quang phổ
Quang phổ của nguồn sáng bao gồm dãy
bước sóng và cường độ ánh sáng tương
ứng với các bước sóng phát ra từ nguồn
sáng.

Nếu nguồn ánh sáng chỉ phát ra ánh sáng


đơn sắc, ví dụ như laser một bước sóng
thì quang phổ khi này chính là bước sóng
đo được và cường độ tương ứng.

Phổ kế: Các phổ kế sử dụng trong phòng


thí nghiệm được gọi là phổ kế CCD. Phổ
kế hoạt động dựa trên hiện tượng nhiễu xạ Hình 8.4. Quang phổ phát ra từ laser phổ siêu liên tục
ánh sáng
8.3 Phép đo bước sóng và quang phổ
8.3.2 Phép đo quang phổ
Về cơ bản, nó bao gồm bộ lọc quang học có thể điều chỉnh được bước sóng lọc, cách tử nhiễu xạ,
hệ thống gương, cảm biến quang và hệ thống xử lí thông tin.
Các tia sáng từ nguồn cần đo được chuẩn trực với các gương cầu lõm và sau đó được đưa vào cách
tử nhiễu xạ. Chùm tia từ cách tử nhiễu xạ sẽ bao gồm các ánh ánh đơn sắc được sắp xếp theo thứ
tự (với các góc nhiễu xạ khác nhau), sau đó chùm tia này được truyền tới cảm biến quang học.
Cách tử tập trung các tia quang học vào một khe đầu ra.
8.3 Phép đo bước sóng và quang phổ
8.3.2 Phép đo quang phổ
1. Cổng vào của ánh sáng; 2. Khe hẹp; 3. Bộ lọc; 4. Gương trực chuẩn; 5. Cách tử; 6. Gương
phản xạ; 7. Thấu kính hội tụ; 8. CCD; 9. Thiết bị chuyển đổi tín hiệu

Hình 8.5 Nguyên lý hoạt động của phổ kế và mô hình của thiết bị trong thực tế
8.3 Phép đo bước sóng và quang phổ
8.3.2 Phép đo quang phổ
Máy phân tích quang phổ. Máy phân tích quang phổ (OSA) được sử dụng tương tự như phổ kế,
nhưng đưa lại các kết quả chính xác hơn và phân tích sâu hơn. Máy phân tích phổ hoạt động dựa
trên một số nguyên tắc khác nhau, chẳng hạn như hiện tượng giao thoa và hiện tượng nhiễu xạ.

Hình 8.6 Mô hình hoạt động của máy phân thích


quang phổ biến đổi Fourier .
8.3 Phép đo bước sóng và quang phổ
8.3.2 Phép đo quang phổ Ánh sáng laser cần đo được truyền vào thiết bị, sau đó
được chia thành hai chùm riêng biệt bằng bộ tách chùm.
Khi hai chùm tia quay trở lại bộ tách chùm và kết hợp lại,
chúng sẽ giao thoa với nhau.
Hình ảnh giao thoa này sẽ được ghi lại thông qua hệ thống
các cảm biến . Đồng thời, laser tham chiếu với bước sóng
đã xác định từ trước được dùng để hiệu chỉnh kết quả. Khi
bộ dịch chuyển hoạt động để dịch chuyển bộ gương sang
trái hoặc phải, quang trình của các chùm tia sẽ thay đổi,
dẫn tới hệ giao thoa sẽ thay đổi. Sự thay đổi này sẽ được
ghi lại, phân tích và hiển thị kết quả trên màn hình dưới
dạng quang phổ (tức là cường độ và bước sóng của chùm
laser).
8.4 Phép đo phân cực của nguồn sáng
Thông thường có 3 loại ánh sáng phân cực:
- Phân cực tuyến tính (hay là phân cực phẳng): vectơ điện trường chỉ dao động trong một
mặt phẳng xác định, vuông góc với phương truyền ánh sáng.
- Phân cực tròn: Điện trường của ánh sáng gồm hai thành phần tuyến tính vuông góc với
nhau, có biên độ bằng nhau nhưng có độ lệch pha là π/2. Vectơ điện trường thu được quay
theo một vòng tròn xung quanh hướng truyền và tùy thuộc vào hướng quay, được gọi là ánh
sáng phân cực tròn trái hoặc phải.
- Phân cực elip: vectơ điện trường sẽ dao động theo một hình elip. Điều này là kết quả của
sự kết hợp của hai thành phần tuyến tính của vectơ điện trường có biên độ khác nhau
và/hoặc độ lệch pha không phải là π/2. Đây là mô tả tổng quát nhất về ánh sáng phân cực.
Ánh sáng phân cực tròn và tuyến tính có thể được xem như những trường hợp đặc biệt của
ánh sáng phân cực elip.
8.4 Phép đo phân cực của nguồn sáng
Để thay đổi tính chất phân cực của ánh sáng, trong kĩ thuật và các phòng thí nghiệm
thường sử dụng các bộ điều khiển phân cực, được gọi là tấm nửa sóng (half- wave plate)
và tấm “phần bốn” sóng (quarter-wave palte). Trong đó:

- Tấm nửa sóng (half-wave plate): Dùng để điều chỉnh phương dao động của vectơ
điện trường của ánh sáng phân cực phẳng.
- Tấm “phần bốn” sóng (quarter-wave palte): Dùng để thay đổi ánh sáng phân cực
phẳng thành phân cực tròn và ngược lại.
8.4 Phép đo phân cực của nguồn sáng
Tính chất phân cực của ánh sáng được đo
và phân tích bằng cách sử dụng phân cực kế
(polarimeters) hoặc máy phân tích phân cực
(polarization analyzer). Cụ thể, phân cực kế
được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa
trạng thái phân cực của chùm tia tới và chùm
tia đầu ra. Dụng cụ này bao gồm một bộ phận
tạo phân cực, bộ phận cảm biến và các thiết bị
phụ trợ để phân tích kết quả, trong đó bộ phận
tạo phân cực bao gồm các thiết bị cần thiết Hình 8.7 Sơ đồ của máy đo phân cực ánh sáng
(Hình 8.7) để tạo ra chùm tia với trạng thái
phân cực đã xác định.
8.5 Phép đo hệ số nhiễu và độ khuếch đại của bộ khuếch đại
quang
Máy phân tích quang phổ có thể đo độ khuếch đại quang và hệ số nhiễu (NF) của bộ khuếch đại
quang (EDFA). Trong đó, phép đo độ khuếch đại thường được thực hiện trong các điều kiện tín
hiệu lớn (tức là độ bão hòa độ khuếch đại) với nguồn quang kích thích công suất cao. Độ khuếch
đại G có thể được tính bằng cách sử dụng biểu thức sau:

Trong đó:
𝑃 𝑜𝑢𝑡 − 𝑃 𝐴𝑆𝐸 là tổng công suất đầu ra của bộ khuếch đại
𝐺=
𝑃 𝑠𝑖𝑔 là tổng công suất của nhiễu
là công suất tín hiệu đầu vào của EDFA
8.5 Phép đo hệ số nhiễu và độ khuếch đại của bộ khuếch đại
quang
Hệ số nhiễu (NF) là một thông số quan trọng của bộ khuếch đại quang, là thông số được sử
dụng để lo lượng nhiễu được thêm vào tín hiệu khi nó được khuếch đại trong bộ khuếch đại
quang. Hệ số nhiễu NF của bộ khuếch đại có thể được tính bằng cách sử dụng biểu thức:

Trong đó:
là hằng số Planck
𝑃 𝐴𝑆𝐸 1 𝑃 𝑆𝑆𝐸
là tần số của ánh sáng tại đó phép đo được thực hiện
𝑁𝐹 = + −
𝐺 h 𝑣 𝐵0 𝐺 h 𝑣 𝐵0
là băng thông quang học của bộ lọc quang được sử
dụng tại máy thu quang
8.5 Phép đo hệ số nhiễu và độ khuếch đại của bộ khuếch đại
quang
Ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới bộ khuếch đại, sau đó ánh sáng từ bộ khuếch đại truyền
tới máy phân tích quang phổ. Bộ hấp thụ quang được sử dụng cho trường hợp ánh sáng từ
EDFA có công suất quá lớn, có thể phá hủy máy phân tích quang phổ.

Hình 8.8 Mô hình thí nghiệm đo độ khuếch đại và hệ số nhiễu của bộ khuếch đại quang
8.5 Phép đo hệ số nhiễu và độ khuếch đại của bộ khuếch đại
quang
Tính chất khuếch đại của bộ khuếch đại quang phụ thuộc vào bước sóng

Hình 8.9 Phổ khuếch đại và nhiễu của bộ khuếch đại quang EDFA dung cho vùng ánh sáng 1550 nm
8.6 Phép đo độ mất mát năng lượng trong hệ thống sợi quang

8.6.1 Đo phổ mất mát năng lượng sợi quang


Độ suy hao của ánh sáng trong sợi quang phụ thuộc vào nhiều yếu tố như :
 Bước sóng của ánh sáng

 Độ hấp thụ của chất liệu sợi quang

 Cấu trúc hình học và quang học sợi quang

 Tính chất quang học của lõi sợi quang

 Chế độ mode

 Phân cực của ánh sáng


8.6 Phép đo độ mất mát năng lượng trong hệ thống sợi quang

8.6.1 Đo phổ mất mát năng lượng sợi quang


Để đo độ suy hao, phương pháp thường dùng là phương pháp cắt sợi quang
8.6 Phép đo độ mất mát năng lượng trong hệ thống sợi quang

8.6.1 Đo phổ mất mát năng lượng sợi quang


Độ suy hao của sợi quang được tính theo công thức :

1 𝑃2
𝑆h = 10 𝑙𝑜𝑔
∆ 𝐿 𝑃1
8.6 Phép đo độ mất mát năng lượng trong hệ thống sợi quang

8.6.2 Đo mất mát năng lượng do ghép – nối sợi quang


Ghép sợi quang là phổ biến trong hệ thống thông tin quang, do các sợi quang ban đầu có thể
không đủ độ dài để liên kết giữa các điểm trong thực tế. Các sợi quang có thể bị hỏng, cắt hoặc
đập vỡ trong quá trình sử dụng
Việc nối sợi quang được thực hiện qua các dụng cụ chuyên dụng, gọi là ‘bộ nối sợi quang’ hoặc
máy hàn sợi quang
8.6 Phép đo độ mất mát năng lượng trong hệ thống sợi quang

8.6.2 Đo mất mát năng lượng do ghép – nối sợi quang


Đo mất mát năng lượng do kết nối sợi quang được thực hiện theo sơ đồ :
8.6 Phép đo độ mất mát năng lượng trong hệ thống sợi quang

8.6.2 Đo mất mát năng lượng do ghép – nối sợi quang


Độ suy hao của ghép nối sợi quang được xác định theo công thức :

Độ suy hao năng lượng do ghép nối phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tính chất của sợi
quang như vật liệu chế tạo, tính chất mode truyền dẫn ánh sáng là những yếu tố quan trọng.
Hai sợi quang giống nhau thường có độ suy hao ghép nối thấp
8.7 Phép đo ánh sáng truyền ngược và kiểm tra lỗi trong sợi
quang
8.7.1. Phép đo ánh sáng truyền ngược trong sợi quang
Khi tín hiệu (tia laser) lan truyền trong sợi quang, có thể sẽ có một phần công suất bị truyền
ngược trở lại. Nếu suy hao trong sợi quang là rất nhỏ, sự truyền ngược có thể được đánh giá
qua công thức dưới đây (8.7):
(8.7)
trong đó RL là tỉ lệ năng lượng ánh sáng bị truyền ngược trở lại, đợi vị dB; Pin là công suất
ánh sáng truyền vào sợi quang, Pr là công suất ánh sáng bị truyền ngược trở lại.
8.7 Phép đo ánh sáng truyền ngược và kiểm tra lỗi trong sợi
quang
8.7.1. Phép đo ánh sáng truyền ngược trong sợi quang
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng truyền ngược trở lại của ánh sáng, trong đó phản
xạ khi ánh sáng truyền vào 2 môi trường khác nhau (gọi là phản xạ Fresnel) và tán xạ ngược
Rayleigh là các nguyên nhân chính.
- Phản xạ Fresnel. Hiện tượng phản xạ này xảy ra phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, khi
ánh sáng lan truyền qua hai môi trường có chiết suất khác nhau sẽ có một phần ánh sáng bị
phản xạ ngược trở lại.
- Tán xạ ngược Rayleigh. Vật liệu chế tạo sợi quang thường chứa các tạp chất, dẫn tới các
photon ánh sáng sẽ bị lệch đường truyền khi va chạm với các lỗi do tạp chất tạo ra.
8.7 Phép đo ánh sáng truyền ngược và kiểm tra lỗi trong sợi
quang
8.7.2. Kiểm tra lỗi trong sợi quang
Để kiểm tra lỗi cấu trúc dọc theo sợi quang và đo cường độ của ánh sáng phản xạ, chúng ta
có thể sử dụng kỹ thuật “phản xạ quang học trong miền thời gian”, gọi tắt là phản xạ kế.
Đây là dụng cụ dùng phổ biến trong thông tin qua để phát hiện vị trí lỗi của sợi quang trong
một hệ thống phức tạp. Vị trí của lỗi có thể được tính bằng cách sử dụng biểu thức (8.8):
(8.8)
trong đó, t là chênh lệch thời gian giữa các xung phản xạ từ đầu gần và đầu xa của sợi
quang; c là vận tốc ánh sáng; và n1 là chiết suất lõi của sợi.
8.7 Phép đo ánh sáng truyền ngược và kiểm tra lỗi trong sợi
quang
8.7.2. Kiểm tra lỗi trong sợi quang
Nguyên lý làm việc của OTDR là nguồn laser gửi các xung laser (có độ rộng xung là pico
hoặc nano giây) tới hệ thống sợi quang cần kiểm tra
8.7 Phép đo ánh sáng truyền ngược và kiểm tra lỗi trong sợi
quang
8.7.2. Kiểm tra lỗi trong sợi quang
Ngày nay, các hệ thống kiểm tra sợi quang
từ xa (RFTS) đang được triển khai cho phép
xác định các “khuyết tật” trong sợi quang
một cách thuận tiện. Về cơ bản, nó sử dụng
một số đơn vị OTDR được định vị từ xa có
khả năng kết nối trực tiếp với hệ thống điều
khiển trung tâm, như trong Hình 8.16. Do
đó, RFTS có thể được coi là một phần của
hệ thống bảo trì và phát hiện lỗi tích hợp.
8.8 Phép đo độ tán sắc sợi quang
Trong sợi quang, vận tốc truyền của các ánh sáng có bước sóng khác nhau sẽ khác nhau. Sự khác
nhau của vận tốc truyền theo bước sóng gọi là tán sắc vận tốc nhóm của sợi quang (gọi tắt là tán
sắc). Đơn vị thường dùng là ps/nm/km. Tán sắc của sợi quang phụ thuộc vào cấu trúc hình học, vật
liệu chế tạo sợi quang và mode ánh sáng lan truyền.

Có một số phương pháp đo tán sắc của sợi


quang, trong đó phổ biến nhất là sử dụng
giao thoa kế Mach-Zenhder, phương pháp
phân tích độ trễ và phương pháp dịch chuyển
pha.
8.8 Phép đo độ tán sắc sợi quang
Phương pháp phân tích độ trễ. Phương pháp này đo độ trễ chênh lệch giữa các xung laser có
bước sóng khác nhau lan truyền qua sợi quang. Trong đó nguồn sáng phải là laser có thể điều
chỉnh được bước sóng hoặc sử dụng nhiều laser có các bước sóng khác nhau
8.8 Phép đo độ tán sắc sợi quang
- Ưu điểm: dễ sử dụng, và có thể đo được tán sắc của sợi quang với chiều dài lên tới hàng
chục kilo-mét.
- Hạn chế: độ chính xác khá thấp.
8.8 Phép đo độ tán sắc sợi quang
Phương pháp dịch chuyển pha. Trong phương pháp này, một nguồn sáng được biến điệu hình
sin (loại x = Asin (ωt+φ), trong đó φ là pha và ω là tần số biến điệu) truyền tới sợi quang cần
đo tán sắc. Hình (8.20) là sơ đồ đo tán sắc bằng phương pháp dịch chuyển pha.
8.8 Phép đo độ tán sắc sợi quang
Độ trễ tương đối giữa hai tín hiệu được xác định theo công thức (8.9):
(8.9)
Trong đó Δφ là độ lệch pha,
ω là tần số góc biến điệu.
Tán sắc của sợi quang được tính theo công thức (8.10):
(8.10)
Trong đó Δλ là độ dịch chuyển của bước sóng,
L là chiều dài của sợi quang.
8.8 Phép đo độ tán sắc sợi quang
Hình 8.21 mô tả độ trễ của tín hiệu với các bước sóng khác nhau khi truyền qua sợi quang
đơn mode.
8.9 Bài tập ví dụ
1. Hiển thị công suất quang bằng đơn vị mW Máy đo công suất quang đo công suất tín hiệu
quang là +11.2 dBm. Tính giá trị công suất quang theo đơn vị mW?
Hướng dẫn giải:
Chúng ta biết rằng đối với mức công suất tham chiếu 1 mW, công suất tín hiệu quang tính
bằng đơn vị dBm được biểu thị bằng:

Đối với mức công suất +11.2 dBm đã cho, chúng tôi có:
8.9 Bài tập ví dụ
2. Tính công suất quang bằng đơn vị dBµ Một máy đo công suất quang đo công suất tín hiệu
quang là 910 nW. Hãy tính năng lượng công suất quang theo đơn vị dBµ?
Hướng dẫn giải:
Chúng ta biết rằng đối với mức công suất tham chiếu 1 µW, công suất tín hiệu quang tính
bằng đơn vị dBµ được biểu thị bằng:

Đối với mức công suất đã cho là 800 nW hoặc 0.8 µW, chúng ta có:
8.9 Bài tập ví dụ

3. Xác định thông số suy hao sợi quang.

Yêu cầu xác định thông số suy hao Sh (dB/km) của sợi quang dài 2.1 km. Sử dụng cảm
biến quang làm thiết bị đo công suất trong bộ thí nghiệm đo độ suy hao bằng phương pháp
cắt sợi quang. Trước khi cắt sợi, chỉ số của cảm biến quang là 4.3 V thu được đầu ra của sợi
quang. Sau đó, sợi quang được cắt, khi này đầu ra của sợi quang cách nguồn ánh sáng 100
m. Phép đo được lặp lại với cảm biến quang và giá trị thu được là 5.1 V. Độ suy hao của sợi
quang tính bằng dB/km là bao nhiêu?
8.9 Bài tập ví dụ

3. Xác định thông số suy hao sợi quang.


Hướng dẫn giải:
Chúng ta biết rằng độ suy hao của sợi quang trên một đơn vị chiều dài, Sh (dB/km) được
cho bởi:

trong đó, ΔL là độ chênh lệch độ dài sợi = 2.1 km – 100 m = 2 km


Đối với = 5.1 V và = 4.3 V đã cho, chúng ta có:
8.9 Bài tập ví dụ

4. Phát hiện lỗi trong sợi quang

Trong thiết lập thí nghiệm sử dụng máy đo phản xạ quang học miền thời gian (OTDR) để
xác định vị trí lỗi trong sợi quang, chúng ta thu được 2 tín hiệu phản xạ ngược cách nhau
150 ns. Trong đó, tín hiếu thứ nhất là tia phản xạ tại đầu kết nối của sợi quang. Xác định
khoảng cách mà tại đó sự cố đã xảy ra trong chiều dài sợi quang? Biết rằng chiết suất sợi
quang tại bước sóng kháo sát là 1.52.
8.9 Bài tập ví dụ
4. Phát hiện lỗi trong sợi quang
Hướng dẫn giải:
Chúng ta biết rằng khoảng cách từ đầu sợi quang tới vị trí lỗi được xác định theo công thức:

trong đó, c là vận tốc ánh sáng (m/s), t là độ lệch của các tín hiệu, là chiết suất .
với ,
8.10 Bài tập tự luyện
1. Công suất kế hiển thị công suất đầu ra từ nguồn sáng là +4 dBm. Hãy tính công suất đo
được theo đơn vị mW?
Đáp số: 2.5 mW
2. Chứng tỏ rằng 3.6 µW tương đương với 5.56 dBµ, và 312 µW tương đương với - 5.05
dBm.
3. Sử dụng kỹ thuật cắt sợi quang để đo suy hao của sợi quang, công suất đầu ra đo được tại
chiều dài 1.5 km của sợi quang là 51.2 µW ở bước sóng 1100 nm. Khi cắt giảm sợi quang
một đoạn dài 0.5 km thì công suất quang học đo được là 386.4 µW ở cùng bước sóng. Tính
độ suy hao của sợi quang tại bước sóng trên?
Đáp số: 17.5 dB/km
8.10 Bài tập tự luyện
4. Sợi quang có tán sắc vận tốc nhóm là – 20 ps/nm/km tại 1550 nm. Chùm tia laser có bước
sóng là 1550 nm độ rộng phổ là 10 nm và độ rộng của xung laser trong miền thời gian rất
nhỏ. Hãy xác định độ rộng của xung laser trong miền thời gian sau khi truyền trong sợi
quang với khoảng cách 20 km?
Đáp số: 4 ns
5. Một sợi quang có chiều dài là 10 km. Khi 2 chùm tia laser có bước sóng tại 1552 nm và
1555 nm được lan truyền đồng thời trong sợi quang, tại đầu ra của sợi quang thu được 2 tín
hiệu cách nhau 1.2 ns, trong đó tín hiệu thứ nhất tương ứng với bước sóng 1555 nm. Xác
định tán sắc vận tốc nhóm của sợi quang tại vùng bước sóng nói trên?
Đáp số: - 400 ps/nm/km
8.10 Bài tập tự luyện
6. Thiết lập kiểm tra OTDR được sử dụng để tìm lỗi trong sợi quang, thu được 2 tín hiệu
cách nhau 2.1 ns. Hãy xác định chiều dài giữa 2 điểm xuất hiện lỗi của sợi quang tương ứng
với 2 tín hiệu thu được nói trên? Biết chiết suất sợi quang là 1.5.
Đáp số: 0.4 m
7. Một sợi quang có chiều dài 5 m được kết nối với tia laser có công suất 2 W, hệ số kết nối
là 50%. Vì đầu ra của sợi quang có công suất lớn nên phải dùng một bộ hấp thụ 10 dB trước
công suất kế. Giá trị thu được của công suất kế là 50 mW. Hãy xác định suy hao của sợi
quang theo đơn vị dB/m?
Đáp số: 0.6 dB/m
8.10 Bài tập tự luyện
8. Sợi quang thứ nhất có suy hao là 1 dB/m và chiều dài 1.5 m được kết nối với sợi quang thứ 2
có độ suy hao là 0.3 dB và chiều dài 2 m. Nếu tia laser có công suất 100 mW được kết nối với sợi
quang thứ nhất, thì đầu ra của sợi quang thứ 2 là 20 mW. Hãy xác định độ suy hao kết nối của 2
sợi quang trên?
Đáp án: 4.88 dB
9. Công suất kế hiển thị công suất đầu ra từ nguồn sáng là -2 dBm. Hãy tính công suất đo được
theo đơn vị µW?
Đáp số: 630.9 µW
10. Sinh viên dùng phương pháp cắt sợi quang để đo suy hao tại bước sóng 1550 nm. Tia laser
được kết nối với sợi quang, và đầu ra sợi quang có công suất là 1.2 dBm. Sau khi cắt một đoạn
10.5 m, thì công suất đo được là 2.8 dBm. Hãy xác định suy hao của sợi quang theo đơn vị dB/m?
Đáp số: 0.152 dB/m
8.10 Bài tập tự luyện
11. Chuyển đổi mức công suất tín hiệu quang với các giá trị 0.35 mW và 120 µW sang dBm.
Đáp số: -4.5 dBm; -9.2 dBm
12. Một máy đo công suất quang ghi mức công suất quang là 21 dBµ tại đầu ra của một sợi
cáp quang (ngay trước bộ thu quang). Hãy biểu thị nó bằng µW.
Đáp số: 125.9 µW
13. Xác định suy hao của sợi quang tại bước sóng 850 nm với chiều dài ban đầu là 2 km.
Biết rằng, khi ánh sáng truyền qua, sợi quang cung cấp một công suất tại cảm biến quang
tương đương với điện thế 2.5 V. Sau khi cắt một đoạn chiều dài là 1.5 km, điện thế khi này
là 5.1 V.
Đáp số: 2.06 dB/km
8.11 Bài tập trắc nghiệm

Mã QR câu hỏi trắc nghiệm chương VIII


Thank you!
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VINH UNIVERSITY

You might also like