You are on page 1of 51

BÁO CÁO THỰC HÀNH CHUYÊN SÂU

Họ Tên: Mai Văn Chí

Lớp : D16VT08

Mã SV : B16DCVT032

1
Chương 1: Giới thiệu chung về phần mềm Optisystem
I. TỔNG QUAN VỀ OPTISYSTEM
1.1 Các ứng dụng của OPTISYSTEM
Optisystem cho phép thiết kế tự động hầu hết các loại tuyến thông
tin quang ở lớp vật lý, từ hệ thống đường trục cho đến các mạng LAN,
MAN quang. Các ứng dụng cụ thể bao gồm:

 Thiết kế hệ thống thông tin quang từ mức phần tử đến mức hệ


thống ở lớp vật lý
 Thiết kế mạng TDM/WDM và CATV
 Thiết kế mạng FTTx dựa trên mạng quang thụ động (PON)
 Thiết kế hệ thống ROF (radio over fiber)
 Thiết kế bộ thu, bộ phát, bộ khuếch đại quang
 Thiết kế sơ đồ tán sắc
 Đánh giá BER và penalty của hệ thông với các mô hình bộ thu
khác nhau
 Tính toán BER và quĩ công suất tuyến của các hệ thống có sửng
dụng khuếch đại quang.
 …..
1.2 Các đặc điểm chính của Optisystem
Thư viện các phần tử (Component Library)

Optisystem có một thư viện các phần tử phong phú với hàng trăm
phần tử được mô hình hóa để có đáp ứng giống như các thiết bị trong thực
tế. Cụ thế bao gồm:

 Thư viện nguồn quang


 Thư viện các bộ thu quang
 Thư viện sợi quang
 Thư viện các bộ khuếch đại (quang, điện)
 Thư viện các bộ MUX, DEMUX
 Thư viên các bộ lọc (quang, điện)
 Thư viện các phần tử FSO
 Thư viện các phần tử truy nhập

2
 Thư viện các phần tử thụ động (quang, điện)
 Thư viện các phần tử xử lý tín hiệu (quang, điện)
 Thư viện các phần tử mạng quang
 Thư viện các thiết bị đo quang, đo điện
Ngoài các phần tử đã được định nghĩa sẵn, Optisystem còn có:

 Các phần tử Measured components. Với các phần tử này,


Optisystem cho phép nhập các tham số được đo từ các thiết bị thực của các
nhà cung cấp khác nhau.
 Các phần tử do người sử dụng tự định nghĩa (User-defined
Components)
Khả năng kết hợp với các công cụ phần mềm khác của
Optiwave

Optisystem cho phép người dùng sử dụng kết hợp với các công cụ
phần mềm khác của Optiwave như OptiAmplifier, OptiBPM, OptiGrating,
WDM_Phasar và OptiFiber để thiết kế ở mức phần tử.

Các công cụ hiển thị

Optisystem có đầy đủ các thiết bị đo quang, đo điện. Cho phép hiển


thị tham số, dạng, chất lượng tín hiệu tại mọi điểm trên hệ thống.

Thiết bị đo quang:

 Phân tích phổ (Spectrum Analyzer)


 Thiết bị đo công suất (Optical Power Meter)
 Thiết bị đo miền thời gian quang (Optical Time Domain
Visualizer)
 Thiết bị phân tích WDM (WDM Analyzer)
 Thiết bị phân tích phân cực (Polarization Analyzer)
 Thiết bị đo phân cực (Polarization Meter)...
Thiết bị đo điện:

 Oscilloscope
 Thiết bị phân tích phổ RF (RF Spectrum Analyzer)
 Thiết bị phân tích biểu đồ hình mắt (Eye Diagram Analyzer)

3
 Thiết bị phân tích lỗi bit (BER Analyzer)
 Thiết bị đo công suất (Electrical Power Meter)
 Thiết bị phân tích sóng mang điện (Electrical Carrier
Analyzer)...
Mô phỏng phân cấp với các hệ thống con (subsystem)

Để việc mô phỏng được thực hiện một cách linh hoạt và hiệu quả,
Optisystem cung cấp mô hình mô phỏng tại các mức khác nhau, bao gồm
mức hệ thống, mức hệ thống con và mức phần tử.

Ngôn ngữ Scipt mạnh

Người sử dụng có thể nhập các biểu diễn số học của tham số và tạo
ra các tham số toàn cục. Các tham số toàn cục này sẽ được dùng chung cho
tât cả các phần tử và hệ thống con của hệ thống nhờ sử dụng chung ngôn
ngữ VB Script.

Thiết kế nhiều lớp (multiple layout)

Trong một file dự án, Optisystem cho phép tạo ra nhiều thiết kế, nhờ
đó người sử dụng có thể tạo ra và sửa đổi các thiết kế một cách nhanh
chóng và hiệu quả. Mỗi file dự án thiết kế của Optisystem có thể chứa
nhiều phiên bản thiết kế. Mỗi phiên bản được tính toán và thay đổi một
cách độc lập nhưng kết quả tính toán của các phiên bản khác nhau có thể
được kết hợp lại, cho phép so sánh các phiên bản thiết kế một cách dễ
dàng.

Trang báo cáo (report page)

Trang báo cáo của Optisystem cho phép hiển thị tất cả hoặc một
phần các tham số cũng như các kết quả tính toán được của thiết kế tùy theo
yêu cầu của người sử dụng. Các báo cáo tạo ra được tổ chức dưới dạng
text, dạng bảng tinh, đồ thị 2D và 3D. Cũng có thể kết xuất báo cáo dưới
dạng file HTML hoặc dưới dạng các file template đã được định dạng
trước.

Quét tham số và tối ưu hóa (parameter sweeps and


optimizations)

4
Quá trình mô phỏng có thể thực hiện lặp lại một cách tự động với
các giá trị khác nhau của tham số để đưa ra các phương án khác nhau của
thiết kế. Người sử dụng cũng có thể sử dụng phần tối uu hóa của
Optisystem để thay đổi giá trị của một tham số nào đó để đạt được kết quả
tốt nhất, xấu nhât hoặc một giá mục tiêu nào đó của thiết kế.

II. BÀI THỰC HÀNH


Bài 1: Kháo sát và so sánh đặc tính điều biến ngoài và điều biến trực tiếp
của nguồn quang.
1. Mục đích
- Khảo sát và so sánh đặc tính điều biến trong các kỹ thuật điều biến
khác nhau được sử dụng trong bộ phát quang.
2. Yêu cầu
- Xây dựng bộ phát quang laser diote sử dụng kỹ thuật điều biến trực
tiếp và khảo sát đặc tính.
- Xây dựng bộ phát quang laser diode sử dụng kỹ thuật điều biến ngoài
dùng bộ điều chế Mach-Zehnder và khảo sát đặc tính.
3. Nội dung
a. Khảo sát bộ phát quang LD sử dụng điều biến trực tiếp
- Sơ đồ hệ thống
-

OSA
Chuỗi PRBS Bộ tạo xung NRZ
Laser - phương trình tốc độ Bộ thu quang Rx

Máy hiện sóng OTDV


OSA: Máy phân tích phổ quang
OTDV: Máy hiện sóng tín hiệu quang

Mô hình mô phỏng trong phần mềm Optisystem:

5
- Thiết lập các tham số cơ bản cho các khối hoạt động tại tốc độ 2,5 Gbps,
độ dài chuỗi bit (Sequence length): 32 bit, số mẫu trên 1 bit (Samples per bit):
512 mẫu/1 bit.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh các tham số dòng kích thích laser trước khi chạy
mô phỏng.
- Sử dụng các khối phân tích phổ quang (Optical Spectrum Analyzer), máy
hiện sóng tín hiệu quang (Optical Time Domain Visualizer) và tín hiệu điện
(Oscilloscope Visualizer) để quan sát và phân tích tín hiệu.
- Chạy mô phỏng và thu thập kết quả cho phân tích đặc tính điều chế bộ
phát quang trong 2 trường hợp dòng định thiên (bias) nhỏ hơn và lớn hơn
dòng ngưỡng của laser.
+ Trường hợp dòng Bias nhỏ hơn dòng ngưỡng (18 mA và 33.457 mA)
Min BER = 10-6

6
+ Trường hợp dòng Bias lớn hơn dòng ngưỡng (36 mA và 33.457 mA)
Min BER = 10-44

- Có thể sử dụng thêm bộ thu quang (Rx) và khối phân tích mẫu mắt để
quan sát biểu đồ mắt tín hiệu thu được.
- Quan sát các kết quả để phân tích và nhận xét: phổ quang, dạng sóng và
chirp tần của tín hiệu quang điều biến trong miền thời gian, so sánh với dạng
sóng tín hiệu điện kích thích.

7
b. Khảo sát đặc tính bộ phát quang LD sử dụng điều chế ngoài
- Xây dựng bộ phát sử dụng bộ điều chế Mach-Zehnder theo sơ đồ khối
dưới đây:

Chuỗi PRBS Bộ tạo xung NRZ OSA

Laser CW MZM Bộ thu quang Rx

OSA: Máy phân tích phổ quang Máy hiện sóng


OTDV: Máy hiện sóng tín hiệu quang OTDV
MZM: Bộ điều chế Mach-Zehnder

Mô hình mô phỏng trong phần mềm Optisystem:

- Thiết lập các tham số cơ bản cho các khối hoạt động tại tốc độ 2,5 Gbit/s,
độ dài chuỗi bit bằng 32 bit, số mẫu 32 mẫu/mỗi bít.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh các tham số bộ điều chế MZM trước khi chạy mô
phỏng.
- Sử dụng các khối phân tích phổ quang và máy hiện sóng tín hiệu quang
và tín hiệu điện để quan sát và phân tích tín hiệu.

8
- Chạy mô phỏng và thu thập kết quả cho phân tích đặc tính điều chế bộ
phát quang trong 2 trường hợp hệ số đối xứng (symmetry factor) bằng -1 và
0.
* Trường hợp Symmetry factor = 0
- Dạng sóng

- Phổ quang và chirp

9
* Trường hợp Symmetry factor = -1

10
- Dạng sóng:

- Phổ quang và chirp:

11
Quan sát các kết quả để phân tích và nhận xét: phổ quang, dạng sóng và
chirp tần của tín hiệu quang điều biến trong miền thời gian, so sánh với dạng
sóng tín hiệu điện kích thích.
c. Thu thập kết quả và viết báo cáo
Nhận xét
 Dòng định thiên (Bias) sẽ ảnh hưởng tới BER của tín hiệu thu được, như
các hình ảnh mô phỏng phía trên ta có thể thấy khi dòng Bias > dòng ngưỡng
của lazer sẽ thu đc BER = 10-44, và khi dòng Bias < dòng ngưỡng sẽ thu được
BER ≈ 10-6. Như vậy, khi dòng Bias càng lớn thì BER sẽ càng giảm => Hệ
thống tốt lên.
 Hệ số đối xứng của bộ MZD khi thay đổi sẽ ảnh hưởng tới chirp tần của
tín hiệu sau điều chế.
Bài 2:
1. Mục đích:
Khảo sát độ nhạy bộ thu quang sử dụng thành phần diode thu quang khác
nhau.

2. Yêu cầu:
Xây dựng bộ thu quang sử dụng PIN và khảo sát độ nhạy thu.
Xây dựng bộ thu quang sử dụng APD và khảo sát độ nhạy thu.
3. Nội dung:

12
a. Khảo sát độ nhạy bộ thu quang sử dụng PIN
- Xây dựng bộ thu quang sử dụng diode thu quang PIN theo sơ đồ khối
dưới đây:

Chuỗi PRBS Bộ tạo xung NRZ

Laser CW Bộ phân tích BER


MZM Bộ suy hao PD PIN Bộ lọc Bessel thông thấp

PD: Diode thu quang Máy đo công suất quang

Mô hình mô phỏng trong phần mềm Optisystem

- Thiết lập các tham số cơ bản cho các khối trong sơ đồ hoạt động tại các
tốc độ 2,5 Gbit/s và 10 Gbit/s, độ dài chuỗi bit bằng 128 bit, số mẫu 64
mẫu/mỗi bít.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh các tham số suy hao của bộ suy hao trước khi
chạy mô phỏng.
- Sử dụng máy đo công suất quang để đo công suất quang đi vào bộ thu và
khối phân tích BER để quan sát biểu đồ mắt và ước tính BER tín hiệu thu
được.
- Chạy mô phỏng và thu thập kết quả tại các giá trị suy hao quang khác
nhau. (Có thể sử dụng chế độ quét để quét giá trị suy hao)

13
- Các tham số bộ suy hao và tham số hệ thống

- Thực hiện quét các giá trị suy hao khác nhau

- Công suất quang đi vào bộ thu và biểu đồ mắt ước tính BER thu được

14
- Kết quả mô phỏng tại các giá trị suy hao khác nhau và đồ thị đường cong
BER là hàm của công suất thu
- Vẽ đường cong BER là hàm của công suất thu và xác định độ nhạy bộ thu
tại mức BER = 10-10 ở hai tốc độ khác nhau.

15
- Độ nhạy thu tại BER = 10-10 tại tốc độ 2.5 Gbit/s

16
- Độ nhạy thu tại BER = 10-10 tại tốc độ 10 Gbit/s

17
b. Khảo sát độ nhạy bộ thu quang sử dụng APD
- Xây dựng bộ thu quang sử dụng diode thu quang PIN theo sơ đồ khối
dưới đây:

Chuỗi PRBS Bộ tạo xung NRZ

Laser CW Bộ phân tích BER


MZM Bộ suy hao PD APD Bộ lọc Bessel thông thấp

PD: Diode thu quang Máy đo công suất quang

Mô hình mô phỏng trong Optisystem

18
- Thiết lập các tham số cơ bản cho các khối trong sơ đồ hoạt động tại các
tốc độ 2,5 Gbit/s và 10 Gbit/s, độ dài chuỗi bit bằng 128 bit, số mẫu 64
mẫu/mỗi bít.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh các tham số suy hao của bộ suy hao trước khi
chạy mô phỏng.
- Sử dụng máy đo công suất quang để đo công suất quang đi vào bộ thu và
khối phân tích BER để quan sát biểu đồ mắt và ước tính BER tín hiệu thu
được.
- Chạy mô phỏng và thu thập kết quả tại các giá trị suy hao quang khác
nhau. (Có thể sử dụng chế độ quét để quét giá trị suy hao)
- Vẽ đường cong BER là hàm của công suất thu và xác định độ nhạy bộ thu
tại mức BER = 10-10 ở hai tốc độ khác nhau.
- Các tham số bộ suy hao và tham số hệ thống

19
- Thực hiện quét các giá trị suy hao khác nhau

- Công suất quang đi vào bộ thu và biểu đồ mắt ước tính BER thu được

20
- Kết quả mô phỏng tại các giá trị suy hao khác nhau và đồ thị đường cong
BER là hàm của công suất thu
- Vẽ đường cong BER là hàm của công suất thu và xác định độ nhạy bộ thu
tại mức BER = 10-10 ở hai tốc độ khác nhau.

21
- Độ nhạy thu tại BER = 10-10 tại tốc độ 2.5 Gbit/s

22
- Độ nhạy thu tại BER = 10-10 tại tốc độ 10 Gbit/s

Bài 3:
1. Mục đích:
Khảo sát tuyến truyền dẫn sợi quang

2. Yêu cầu:

23
- Xây dựng tuyến truyền dẫn sợi quang sử dụng sợi đơn mode chuẩn và
khảo sát đặc tính.
- Xây dựng tuyến truyền dẫn sợi quang có sử dụng sợi bù tán sắc và khảo
sát đặc tính.
3. Nội dung:
a. Khảo sát tuyến truyền dẫn sợi quang sử dụng sợi đơn mode chuẩn
(SSMF)
- Xây dựng tuyến truyền dẫn sợi quang theo sơ đồ dưới đây:
1 chặng (span)
OSA: Máy phân tích phổ quang

Bộ phát quang Bộ thu quang Bộ phân tích BER


SSMF EDFA

x N lần
OSA
Máy đo công suất quang

Mô hình mô phỏng trong Optisystem

Trong đó tuyến truyền dẫn quang bao gồm N chặng (span) có cấu hình
giống nhau. Mỗi span gồm một đoạn sợi quang đơn mode chuẩn cho truyền

24
dẫn và một bộ EDFA sử dụng để bù suy hao truyền dẫn của sợi trên mỗi
chặng. Do cấu hình mỗi chặng giống nhau nên có thể sử dụng khối điều
khiển vòng lặp (Loop Control) để thay đổi số chặng trên tuyến. Các bộ phát
quang và thu quang có thể sử dụng cấu trúc xây dựng ở các bài trước.

- Thiết lập các tham số phù hợp cho các khối trong sơ đồ, hệ thống hoạt
động tại tốc độ 2,5 Gbit/s, độ dài chuỗi bit bằng 128 bit, số mẫu 64 mẫu/mỗi
bít. Chiều dài sợi quang mỗi chặng là 80 km. Bộ khuyếch đại EDFA có hệ số
nhiễu NF = 5 dB.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh tham số vòng lặp trước khi chạy mô phỏng.
- Sử dụng các máy đo công suất quang, máy hiện sóng tín hiệu quang và
tín hiệu điện để giám sát tín hiệu tại các điểm cần thiết trên hệ thống, khối
phân tích BER để quan sát biểu đồ mắt và ước tính BER tín hiệu thu được,
máy phân tích phổ quang để đo phổ và ước tính tham số OSNR tại điểm cuối
của tuyến truyền dẫn. Tham số OSNR được xác định qua phổ quang đo được
như cho thấy trong hình dưới đây tại độ rộng băng tần quang tham chiếu (độ
phân giải phổ) là 0,1 nm.

- Chạy mô phỏng và thu thập kết quả tại các khoảng cách tuyến truyền dẫn
khác nhau (bằng cách thay đổi số chặng hay số vòng lặp của tuyến).
- Tham số hệ thống và vòng lặp

25
- Kết quả mô phỏng tại các khoảng cách truyền dẫn khác nhau (thay đổi số
vòng lặp).

26
- Vẽ đường cong BER và tham số OSNR là hàm của khoảng cách truyền
dẫn và xác định giới hạn khoảng cách của hệ thống tại mức BER = 10-10.

Giới hạn khoảng cách của hệ thống tại mức BER = 10-10

b. Khảo sát tuyến truyền dẫn sợi quang có sử dụng sợi bù tán sắc (DCF)
- Xây dựng tuyến truyền dẫn sợi quang theo sơ đồ dưới đây:

27
1 chặng (span)
OSA: Máy phân tích phổ quang

Bộ phát quang Bộ thu quang Bộ phân tích BER


SSMF EDFA DCF EDFA

x N lần
OSA
Máy đo công suất quang

Mô hình mô phỏng trong Optisystem

Trong đó tuyến truyền dẫn quang bao gồm N chặng (span) có cấu hình
giống nhau. Mỗi span gồm một đoạn sợi quang đơn mode chuẩn cho truyền
dẫn, một đoạn sợi bù tán sắc và hai bộ EDFA sử dụng để bù suy hao truyền
dẫn của sợi trên mỗi chặng. Do cấu hình mỗi chặng giống nhau nên có thể sử
dụng khối điều khiển vòng lặp (Loop Control) để thay đổi số chặng trên
tuyến. Các bộ phát quang và thu quang có thể sử dụng cấu trúc xây dựng ở
các bài trước.

- Thiết lập các tham số phù hợp cho các khối trong sơ đồ, hệ thống hoạt
động tại các tốc độ 2,5 Gbit/s và 10 Gbit/s, độ dài chuỗi bit bằng 128 bit, số
mẫu 64 mẫu/mỗi bít. Chiều dài sợi SSMF mỗi chặng là 80 km, chiều dài sợi

28
DCF là 20 km cho phép bù hoàn toàn tán sắc trên mỗi chặng. Sợi DCF có hệ
số suy hao cỡ 0,5 dB/km và diện tích hiệu dụng là 20 m2. Bộ khuyếch đại
EDFA có hệ số nhiễu NF = 5 dB.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh tham số vòng lặp trước khi chạy mô phỏng.
- Sử dụng các máy đo công suất quang, máy hiện sóng tín hiệu quang và
tín hiệu điện để giám sát tín hiệu tại các điểm cần thiết trên hệ thống, khối
phân tích BER để quan sát biểu đồ mắt và ước tính BER tín hiệu thu được,
máy phân tích phổ quang để đo phổ và ước tính tham số OSNR tại điểm cuối
của tuyến truyền dẫn.
- Chạy mô phỏng và thu thập kết quả tại các khoảng cách tuyến truyền dẫn
khác nhau (bằng cách thay đổi số chặng hay số vòng lặp của tuyến).
- Tham số hệ thống và vòng lặp

- Kết quả mô phỏng tại các khoảng cách truyền dẫn khác nhau (thay đổi số
vòng lặp)

29
- Đồ thị đường cong BER và tham số OSNR là hàm của khoảng cách
truyền dẫn

30
- Giới hạn của khoảng cách truyền dẫn để đạt BER = 10-10

-
- Vẽ đường cong BER và tham số OSNR là hàm của khoảng cách truyền
dẫn và xác định giới hạn khoảng cách và OSNR của hệ thống tại mức BER =
10-10 ở hai tốc độ khác nhau.
- Đồ thị đường cong BER và tham số OSNR là hàm của khoảng cách
truyền dẫn

31
- Giới hạn của khoảng cách truyền dẫn để đạt BER = 10-10

Nhận xét:

Bài 4:
1. Mục đích:
Khảo sát hệ thống truyền dẫn quang ghép kênh theo bước sóng WDM.

2. Yêu cầu:
- Xây dựng hệ thống truyền dẫn quang WDM và khảo sát hiệu năng của hệ
thống.
3. Nội dung:
a. Khảo sát hiệu năng hệ thống truyền dẫn quang WDM, xác định công suất
phát tối ưu.
- Xây dựng hệ thống truyền dẫn WDM theo sơ đồ dưới đây:
1 chặng (span)
Bộ phát quang 1
Bộ ghép bước sóng 4x1

x N lần

SSMF EDFA DCF EDFA

Bộ phát quang 4

1 Bộ thu quang Bộ phân tích BER


Bộ tách bước sóng 1x4

4 Bộ thu quang Bộ phân tích BER

Mô hình mô phỏng trong Optisystem


32
Trong đó tuyến truyền dẫn sợi quang có cấu hình đã xây dựng trong bài 3
có sử dụng sợi DCF.

- Thiết lập các tham số phù hợp cho các khối trong sơ đồ, lựa chọn một
trong các kiểu hệ thống WDM sau:
+ 4 kênh bước sóng khoảng cách 50 GHz, mỗi kênh có tốc độ 10
Gbits/s

+ 4 kênh bước sóng khoảng cách 100 GHz, mỗi kênh có tốc độ 20
Gbits/s

+ 4 kênh bước sóng khoảng cách 200 GHz, mỗi kênh có tốc độ 40
Gbits/s

Độ dài chuỗi bit bằng 128 bit, số mẫu 64 mẫu/mỗi bít. Sử dụng bộ
ghép bước sóng 4x1 và bộ tách bước sóng 1x4 (WDM Mux 4x1/Demux
1x4), chú ý thiết lập tham số độ rộng băng tần quang bộ ghép/tách cho
phù hợp đảm bảo hiệu năng tốt nhất cho hệ thống. Các kênh bước sóng
hoạt động trong băng tần C.

33
- Thiết lập số vòng lặp N = 10 và hiệu chỉnh tham số công suất phát mỗi
kênh trước khi chạy mô phỏng.
- Sử dụng các máy đo công suất quang, máy hiện sóng tín hiệu quang và
tín hiệu điện để giám sát tín hiệu tại các điểm cần thiết trên hệ thống, khối
phân tích BER để quan sát biểu đồ mắt và ước tính BER tín hiệu thu được,
máy phân tích phổ quang để đo phổ và ước tính tham số OSNR tại điểm
cuối của tuyến truyền dẫn.
- Chạy mô phỏng và thu thập kết quả tại các mức công suất phát khác
nhau.
Min BER theo các mức công suất:

- Vẽ đường cong BER của kênh tồi nhất là hàm của công suất phát và xác
định mức công suất phát tối ưu cho hệ thống.
Đường cong BER của kênh tồi nhất:

34
Mức công suất phát tối ưu của hệ thống: -11.2 dBm
b. Khảo sát hiệu năng hệ thống truyền dẫn quang WDM và xác định
giới hạn khoảng cách truyền dẫn
- Sử dụng cấu hình hệ thống tương tự phần trên, thiết lập công suất tại mức
tối ưu và hiệu chỉnh tham số vòng lặp trước khi chạy mô phỏng.
- Chạy mô phỏng và thu thập kết quả tại các khoảng cách tuyến truyền dẫn
khác nhau (bằng cách thay đổi số chặng hay số vòng lặp của tuyến).
- Vẽ đường cong BER và tham số OSNR của hai kênh tốt nhất và tồi nhất
là hàm của khoảng cách truyền dẫn và xác định giới hạn khoảng cách và
OSNR của hệ thống tại mức BER = 10-10 ở hai tốc độ khác nhau.
- Vẽ đường cong BER và tham số OSNR của hai kênh tốt nhất và tồi nhất:

35
( Màu nâu là Kênh tốt nhất, màu đỏ là kênh tồi nhất )

Giải thích và nhận xét các kết quả thu được trong hai trường hợp khảo sát trên.

36
Chương 2: Dịch vụ HSI

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.Tổng quan dịch vụ HSI
HSI (High Speed Internet) là dịch vụ truy cập internet tốc độ cao cố định,
các lợi ích do internet mang lại cho con người là rất lớn. Thông qua internet
ta có thể lướt web, xem phim, ca nhac, đào tạo trực tuyến, y tế từ xa, camera
IP .....

Các công nghệ sử dụng để truy nhập dịch vụ HSI để bao gồm: ADSL 2+,
VDSL 2, Fast Ethernet (Truy nhập trên cáp quang FTTH), xPON (công nghệ
mạng quang thụ động) , TDM ( Thường được sử dụng cho dịch vụ internet
trực tiếp ).

Tùy theo công nghệ truy nhập mà tốc độ truy nhập có khác nhau, vd: tốc độ
down/up lớn nhất đối với dịch vụ ADSL 2+ là 24M/1M, VDSL 2 là
100M/100M, GPON là 2,5G/1G, và dịch vụ internet trực tiếp dựa trên công
nghệ TDM là 2M/2M.

1.2.Các giao thức chủ yếu được sử dụng trong dịch vụ HSI
HTTP: Hyper Text Transfer Protocol là giao thức thuộc lớp ứng dụng
dùng để trao đổi thông tin giữa máy chủ cung cấp dịch vụ web- web servser
và các máy sử dụng dịch vụ web- web client.

DNS: Domain Name System Là giao thức được sử dụng khi truy cập
internet, nó có nhiệm vụ phân giải địa chỉ URL- www.dantri.com.vn thành
địa chỉ IP-123.30.53.12.

Bộ giao thức TCP/IP: Transmission Coltrol Protocol/Internet Protocol là bộ


giao thức dùng để truyền tải thông tin trong mạng internet.

Bộ giao thức PPP/PPPoE: Được sử dụng để thiết lập kết nối giữa Modem
với mạng internet, kết quả là modem được BRAS cung cấp cho địa chỉ IP
public dùng để truy nhập internet.

1.3.Bộ giao thức PPP/PPPoE

37
PPPoE PPPoE
Client Server

PADI

PADO

PADI
Các bản tin trao đổi
Phiên PPPoE
PADO

PADR

PADS

Configuration Request

Configuration Request Các bản tin trao đổi


Pha thiết lập LCP
Configuration ACK

Các bản tin trao đổi


Phiên PPP Configuration ACK

Challenge

Các bản tin trao đổi


Response Pha xác thực

Success

Configuration Request

Configuration Request

Các bản tin trao đổi


Configuration Nak
Pha mạng IPCP
Cấp phát IP
Configuration Request

Configuration Ack

Termination Request – PPP LCP


Các bản tin trao đổi
Pha kết thúc kết nối
PADT - PPPoE

Phiên PPPoE: Được thiết lập trước dùng để đóng gói số liệu phiên ppp
trong khung ethernet, kết quả là modem và bras biết được địa chỉ MAC của
nhau và ID phiên được thiết lập. Nó bao gồm các bản tin PADI, PADO,
PADR, PADS, PADT.
38
Phiên PPP: Được thiết lập sau phiên PPPoE, bao gồm các pha sau:

 Pha thiết lập: LCP thiết lập, điều chỉnh cấu hình, hủy bỏ liên kết. Kết
thúc bằng các bản tin ACK.
Pha xác thực: Được thực hiện sau pha thiết lập, xác thực username và
password
Pha mạng: Được thực hiện sau pha xác thực, thiết lập, điều chỉnh cấu
hình, hủy bỏ việc truyền số liệu của giao thức lớp mạng IP. Kết thúc
bằng bản tin ACK cung cấp địa chỉ IP cho modem
Pha kết thúc: Được thực hiện khi ngắt kết nối, yêu cầu được đưa ra có
thể từ modem hoặc từ BRAS, các bản tin termination LCP, PADT
RADIUS
Server

Modem DSLAM UPE PE BRAS SR SR


HSI ADSL/ MANE AGG VN 2 Internet
ONU
User HGW

HTTP/TCP…

IP IP

PPP
LCP

PPPoE

Ethernet Ethernet Ethernet Ethernet Ethernet

.1Q QinQ/Stacking VLAN

ATM MPLS/TE MPLS

10 BaseT xDSL GiE GiE GiE 10xGiE GiE

Hình 1: Chống giao thức của dịch vụ HSI

1.4.Các thành phần chính trong mạng cung cấp dịch vụ HSI
Modem: Đóng vai trò cổng kết nối tới internet cho các máy tính thuộc
mạng LAN phía khách hàng, tùy theo cách truy nhập mạng mà có các loại
modem ADSL, FTTH. Thực hiện phiên kết nối PPP/PPPoE tới BRAS, kết
quả nhận được địa chỉ IP public do BRAS cung cấp để vào internet.

IP DSLAM, Switch L2: Đóng vai trò như một thiết bị mạng lớp 2 switch
trên mạng nhằm tập trung lưu lượng, các thuê bao truy cập internet. Với
công nghệ truy nhập xDSL (dịch vụ ADSL, VDSL ) dùng IP DSLAM, với
công nghệ truy nhập Ethernet ( Dịch vụ FTTH- Fiber To The Home) dùng

39
Switch L2 có các cổng truy nhập quang. Các IP DSLAM, Switch L2 kết nối
đến BRAS theo các VLAN thông qua mạng truyền tải MAN E

Mạng truyền tải MAN E: Dựa trên công nghệ EoMPLS, tạo các đường kết
nối lớp 2 VLL(Virtual Leased Line), nối IP DSLAM, Switch L2 tới BRAS.

Bras và Radius Server: Đóng vai trò xác thực username và password của
thuê bao sử dụng dịch vụ internet, tính cước ngoài ra BRAS cung cấp địa chỉ
IP public cho modem và có chức năng định tuyến ra môi trường Internet.

Các bước thiết lập và sử dụng dịch vụ:

Nhà cung cấp dịch vụ khai báo Account thuê bao bao gồm các thông số:
username, password, các tham số về cổng kết nối trên IP DSLAM, L2
Switch, tốc độ truy nhập thông qua Webserver. Sau đó cơ sở dữ liệu xác
thực thuê bao được chuyển đến Server database LDAP
Thiết lập đường truyền vật lý giữa MODEM và IP DSLAM hoặc L2
Switch: cáp đồng hoặc cáp quang.
Cấu hình MODEM, thiết lập phiên kết nối PPP/PPPoE tới BRAS xác
thực, BRAS hỏi RADIUS, RADIUS hỏi LDAP. Nếu xác thực thành
công BRAS cung cấp 01 địa chỉ IP Public cho MODEM.
Sử dụng dịch vụ, các máy tính trong mạng LAN của khách hàng vào được
Internet

II. BÀI THÍ NGHIỆM/THỰC HÀNH


Tên bài: BTH-DV-HSI-01-CONFIG
2.1 Lý thuyết
- Tổng quan về dịch vụ HIS
- Các thành phần chính trong mạng cung cấp dịch vụ HIS
- Mô hình thực hiện
II.1 Mô hình thực hiện, trang thiết bị, dụng cụ

40
IPDSLAM
Máy tính cài Switch cisco
Modem ADSL ZXDSL 8906H
Wireshark C 3750
TP-LINK
PC1

Miền
MAN-E

Máy tính cài


Wireshark
PC2 BRAS
Router cisco
C 7604

Modem FTTH
TP-LINK

Internet

Tài khoản truy nhập internet đã được khai báo trên BRAS:
username=cdit, password=cdit

Modem được bật nguồn và kết nối tới IP DSLAM qua mạng cáp đồng

Máy tính bật sẵn và kết nối tới modem qua cáp CAT5 RJ45

2.3. Nội dung

2.3.1 Các bước thực hiện

- Bước 1: Đặt địa chỉ IP động cho máy tính với địa chỉ 192.168.1.10/24

41
*Một máy khác cùng kết nối vào modem ADSL với máy tính trên được cấu
hình IP là 192.168.1.15/24

- Bước 2: Mở trình duyệt web bất kì gõ địa chỉ http:// 192.168.1.1 sau đó
nhập tài khoản và password để vào cấu hình modem
- Bước 3: Cấu hình giao diện wan của modem để kết nối tới internet với
các thông số kết nối cơ bản như sau:
 Click Interface setup--->Internet, thiết lập các tham số:
 Các tham số mạch ảo PVC thuộc lớp ATM: VPI=0, VCI=33, tham
số này phụ thuộc vào cấu hình DSLAM
 Loại kết nối: PPPoE
 Kiểu đóng gói: PPPoE LLC
 PPPoE: nhập username=cdit và password=cdit
 Lưu cấu hình: Kéo chuột xuống click nút save lưu cấu hình đã khai
báo.
2.3.2. Ghi nhận phân tích kết quả
- Kết quả:
+ PC có thể ping được tới modem ADSL và tới PC trong cùng mạng
LAN

42
+ Máy chủ ping đến modem địa chỉ 192.168.1.1
+ Máy chủ ping đến máy khách cùng kết nối modem ADSL đại chỉ
192.168.1.15

43
Chương 3: Truyền hình IPTV
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về IPTV
IPTV (Internet Protocol TV) - là mạng truyền hình sử dụng
CSHT truyền tải IP. IPTV được định nghĩa là một giao thức triple play
( thực hiện 3 chức năng ): Truyền hình ảnh, tiếng nói, dữ liệu dựa trên IP
để quản lý cung cấp các mức chất lượng dịch vụ, bảo mật, tính tương tác,
tính tin cậy chất lượng cao và theo yêu cầu. Các user có thể thông qua máy
vi tính PC hoặc máy thu hình phổ thông cộng với hộp phối ghép Set top
box (STB) để sử dụng dịch vụ IPTV.

IPTV bao gồm 3 dịch vụ chính là Truyền hình quảng bá - Broadcast


TV (BTV), Truyền hình theo yêu cầu – Video on Demand (VoD) và nhóm
dịch vụ tương tác như truyền thanh (Broadcast Radio), trò chơi trực tuyến
(Game Online), Thông tin (Information), các dịch vụ chia sẻ đa phương
tiện (Media Sharing), dịch vụ lưu trữ (usage data), dịch vụ quảng cáo…

Hiện nay trên mạng có 1 số nhà cung cấp dịch vụ IPTV như
VNPT (MyTV),Viettel (NetTV),FPT (iTV),VTC…

IPTV có thể truyển khai trên mạng viễn thông IP cũng như trên
mạng truyền hình cáp HFC, tuy nhiên trong khuôn khổ bài thực hành này
sẽ tập trung vào tìm hiểu về dịch vụ MyTV do VNPT cung cấp (được triển
khai trên mạng viễn thông IP của VNPT).

1.2.Cấu trúc mạng cung cấp dịch vụ MyTV

44
Hình 1: Cấu trúc tổng quát mạng cung cấp dịch vụ MyTV

Mạng truy nhập:phía người dùng sử dụng các thiết bị nhưModem


(ADSL hoặc FTTx), Set-top-box (STB).

Mạng truyền tải IP: Đối với các kênh truyền hình quảng bá (BTV)
trên mạng này sẽ sửdụng kỹ thuậtđịnh tuyến Multicast để cấp phát nội
dung từ nguồn (source) đến các ngưới dùng IPTV (đích) để việc sử dụng
tài nguyên mạng truyền tải hiệu quả. Đối với dịch vụ VoD thì một kết
nốiĐiểm-Điểm sẽđược thiết lập giữa người sử dụng và nguồn phát nội
dung.

Mạng cung cấp nội dung:Phần mạng này bao gồm chức năng thu
thập nội dung thông tin, lưu trữ và phát cácnội dung nàyđến thuê bao.
Nguồn nội dung được mã hóa trước khi cung cấp tới các người dùng đầu
cuối.

1.3.Cơ chế hoạt động của MyTV


Để dịch vụ MyTV có thể hoạt động cần phải trải qua các bước sau
đây:

 STB nhận được IP chính xác từ DHCP Server trong mạng cung
cấp nội dung.
 Sau khi nhận được địa chỉ IP chính xác STB xác thực thành
công với EPG Server (Electronic Program Guides) trong mạng cung cấp
nội dung. Sau STB xác thực thành công, dịch vụ MyTV được sử dụng
bình thường.
Như vậy để MyTV hoạt động bình thường đảm bảo như sau:

 CPE được cấu hình chính xác để STB thông với DHCP Server
trong mạng cung cấp nội dung và nhận được địa chỉ IP chính xác.
 STB được cấu hình chính xác để có thể xác thực thành công.

45
1.4. Nguyên lý hoạt động các dịch vụ cơ bản của MyTV
Nguyên lý hoạt động của dịch vụ BTV(LiveTV):Dịch vụ LiveTV
hiện tại do VNPT cung cấp sử dụng giao thức IGMPv2 lấy nguồn từ BTV
Server. Flow dịch vụ :

 STB gửi gói tin IGMP Report / Join Group (sau đó luồng
Multicast đổ về STB).
 IGMP Router (Ở đây là DSLAM hoặc L2SW có tính năng
IGMP Snooping) gửi đều đặn gói tin IGMP Query / STB nhận được sẽ trả
lời bằng gói tin IGMP Membership Report.
 STB gửi gói tin IGMP Report / Leave Group.
Dịch vụ VoD hiện tại do VNPT cung cấp sử dụng giao thức RTSP
lấy nguồn từ VoD Server. Flow dịch vụ (STB gửi các gói tin RTSP để
thiết lập phiên kết nối và VoD Server trả lời bằng các gói tin RTSP
REPLY 200 OK) :

 STB gửi gói tin RTSP DESCRIBE.


 Sau khi nhận được phản hồi từ VoD Server, STB gửi gói tin
RTSP SETUP.
 Sau đó, STB gửi gói tin RTSP PLAY khi bắt đầu xem phim
(Có luồng Unicast đổ về STB).
 STB gửi gói tin RTSP PAUSE khi tạm dừng xem phim.
 STB gửi gói tin RTSP TEARDOWN khi kết thúc xem phim.

46
II. THÀNH PHẦN HỆ THỐNG MYTV
2.1.Hệ thống MyTV

Hình 2 : Sơ đồ kết nối hệ thống MyTV

47
2.2.Phân phát dữ liệu VoD

Hình 3 : Phân tán dữ liệu VoD (Unicast)

2.3.Phân phát dữ liệu LiveTV (Muticast)

Hình 4 : Phân tán dữ liệu LiveTV (Muticast)

48
2.4.Mô hình Lab thử nghiệm

Hình 5 : Cấu hình thử nghiệm tại LAB

III.NỘI DUNG
3.1.Các bước thực hiện
Bước 1: Bắt gói tin flow dịch vụ BTV (Thời gian thực hiện 5 phút):

 Laptop bắt đầu bắt gói tin với filter “igmp”


 STB xem 1 kênh LiveTV trong khoảng 5 phút.
 STB chuyển kênh và Laptop ngừng bắt gói tin, lưu lại log.
 Chụp màn hình log bắt được.
Bước 2 : Bắt gói tin flow dịch vụ VoD (Thời gian thực hiện 5 phút):

 Laptop bắt đầu bắt goi tin với filter “rtsp”.


 STB 1 bộ phim VoD.
 Sau khi xem khoảng 2 phút, STB tạm dừng (pause) sau đó tiếp tục
xem.
 STB tiếp tục xem thêm khoảng 2 phút thì dừng. Ngừng bắt gói tin và
lưu lại log.
 Chụp màn hình log bắt được.
32.Ghi nhận phân tích kết quả
3.2.1.Kết quả mong muốn
Bước 1: File log có đầy đủ các gói tin IGMP Report / Join Group, IGMP
Query, IGMP Report / Leave Group theo đúng thư tự như trong cơ sở lý
thuyết.
Bước 2: File log có đầy đủ các gói tin RTSP theo cơ sở lý thuyết.

49
3.2.2.Kết quả thực hiện
Bước 1: Ảnh chụp Wireshark với filter “igmp”.

Phân tích:
+ Địa chỉ nguồn (Địa chỉ STB): 10.41.242.222
+ Địa chỉ đích ( địa chỉ kênh liveTV kênh1): 232.84.1.204
+ Địa chỉ đích ( địa chỉ kênh liveTV kênh 2): 232.84.1.250
+ Giao thức được sử dụng : Internet Prptocol Version 4
+ Dịch vụ live TV trong nhóm dịch vụ MyTV sử dụng giao thức
IGMPv2
Bước 2: Ảnh chụp Wireshark với filter “rtsp”

- PC bắt gói tin với filter “ rtsp” với wireshark


- STB xem một bộ phim VoD
- Sau khi xem khoảng 2 phút, STB tạm dừng sau đó xem tiếp
- STB tiếp tục xem đến khoảng 2 phút thì ngừng bắt gói tin và lưu lại file
log

50
Địa chỉ nguồn (STB) : 10.41.242.222

Địa chỉ đích (VoD): 172.16.30.12

Để xem một bộ phim STB gửi gói “ DESCRIBE RSTB” từ địa chỉ 10.7.141.201
tới địa chỉ 172.16.30.12 để xác nhận với STB, VoD Server sử dụng gói tin “
RTSP 200 OK” gửi tới STB. Sau khi nhận được phản hồi từ VoD Server, STB
gửi gói tin “ RTSP SETUP” để xác nhận lại VoD Server thực hiện gửi gói tin
“RTSP 200 OK”. Sau đó, STB gửu gói tin “RTSP PLAY” khi bắt đầu xem
phim, để xác nhận lại thực hiện gửi gói tin “RTSP 200 OK” tới STB.

Trong khi xem tạm dừng ( pause) trên STB gửi lệnh cho VoD Server lệnh
“RTSP PAUSE” để xác nhận lệnh, VoD thực hiện gửi gói tin “RTSP 200 OK”
tới STB. Khi xem tiếp bộ phim đang xem thì gửi lệnh “ GET PARAMETER”
lên VoD Server, xác nhận với STB, VoD Server tới STB gói tin “RTSP 200
OK”.

Khi kết thúc xem một bộ phim VoD, STB gửi gói tin “RTSP TEARDOWN”
tới VoD Server. Để xác nhận với STB, VoD Server sử dụng gói tin “RTSP 200
OK” gửi tới STB.

51

You might also like