You are on page 1of 2

BÀI THỰC HÀNH

BÀI SỐ 1
Ngành học: Điện tử - Viễn thông
Học phần: Mạng truyền tải quang
Tên bài: Sử dụng phần mềm mô phỏng OptiSystem để thiết kế hệ thống WDM
Số tiết: 4
Hệ đào tạo: Đại học

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1.1 Mục đích:
Giúp sinh viên sử dụng được công cụ mô phỏng Optisystem trong việc thiết kế tuyến thông tin quang WDM.

1.2 Yêu cầu:

- Mỗi sinh viên phải biết cách sử dụng phần mềm OptiSystem để thiết kế hệ thống thông tin quang
WDM (hệ thống không sử dụng khuếch đại quang/hệ thống có sử dụng khuếch đại quang)
- Hệ thống được thiết kế phải đảm bảo chất lượng truyền dẫn, các phần tử trên tuyến được sử dụng
một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu của từng bài toán thiết kế.

2. CHUẨN BỊ
2.1 Lý thuyết:

- Nắm được các lý thuyết khi thiết kế hệ thống thông tin quang WDM.
- Đọc tài liệu:
o Chương I, chương II , bài giảng “Mạng truyền tải quang”
o Khuyến nghị ITU-T G.691, ITU-T G.692
o Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm OpticSystem

2.2 Trang thiết bị, dụng cụ:


- 15 máy tính với cấu hình phù hợp đã được cài đặt phần mềm OpticSystem.

3. NỘI DUNG THỰC HANH


3.1 Hướng dẫn:
- Giới thiệu cách sử dụng phần mềm OpticSystem trong việc thiết kế các tuyến thông tin quang WDM

3.2 Các bước thực hiện


Bước 1: Xây dựng phương án thiết kế hệ thống thông tin quang WDM có sử dụng khuếch đại quang EDFA
với các yêu cầu thiết kế như sau:
- Tốc độ bit: 2.5 Gbit/s
- Cự ly truyền dẫn: 400 km
1
- Số lượng kênh bước sóng: 8 kênh
Một số gợi ý khi thiết kế:
- Loại sợi : Sợi quang đơn mode chuẩn
- Nguồn phát (P.58 Vol 1): - Loại nguồn: Laser.
- Phương thức điều chế: điều chế ngoài
- Bộ thu: Sử dụng PIN kết hợp với bộ lọc thông thấp Bessel

Bước 2: Sử dụng phần mềm Optisystem xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống thông tin quang WDM theo
phương án đã thiết kế.
Lưu ý: các tham số toàn cục (global parameters để mô phỏng) được thiết lập như sau
- Tốc độ bit: 2.5 Gbit/s
- Chiều dài chuỗi: 128 bits
- Số mẫu trong 1 bit: 64

Bước 3: Đưa các thiết bị đo vào mô hình mô phỏng. Các thiết bị đo trên tuyến được đặt tại các vị trí phù hợp
để xác định được chất lượng và dạng tín hiệu tại các điểm cần thiết trên tuyến. Các thiết bị đo cơ bản:
- Thiết bị đo công suất quang
- Thiết bị phân tích phổ quang
- Thiết bị đo BER

Bước 4: Chạy mô phỏng

Bước 5: Hiển thị kết quả mô phỏng bằng các thiết bị đo đặt trên tuyến

Bước 6: Thay đổi các tham số của các phần tử trên tuyến để đạt được BER = 10-12

3.3 Báo cáo kết quả thực hành

- Mô hình mô phỏng
- Các tham số mô phỏng chi tiết
- Kết quả mô phỏng
o Kết quả mô phỏng theo phương án thiết kế ban đầu hệ thống ban đầu
o Sự thay đổi của các tham số thiết kế để đạt được BER = 10-12
- Nhận xét, phân tích kết quả mô phỏng

4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ


- Thực hiện bài thực hành: 7 điểm
- Phân tích kết quả thu được: 3 điểm
- Điểm bài thực hành: 10 điểm

You might also like