You are on page 1of 6

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN Q1.

TỔ CHUYÊN MÔN : TIN HỌC – CÔNG NGHỆ .

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ -HKII


MÔN : CÔNG NGHỆ K.8 - NĂM HỌC : 2023 - 2024 .

BÀI 10: MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN

Câu 1 : Vẽ sơ đồ khối của mạch điện điều khiển? Nêu vai trò của từng bộ
phận trong hệ thống mạch điện điều khiển.
Sơ đồ khối của mạch điện điều khiển bao gồm: nguồn điện, khối điều
khiển, phụ tải điện (tiêu thụ điện ) .
- Nguồn điện : Cung cấp điện cho mạch điện điều khiển
- Khối điều khiển: điều khiển hoạt động của phụ tải theo nhu cầu sử dụng.
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng phụ tải, mạch điện điều khiển có thể sử
dụng cảm biến hoặc không sử dụng cảm biến.
- Phụ tải điện: hoạt động theo tín hiệu chỉ dẫn của khối điều khiển.
Câu 2: Mô đun cảm biến là gì ? Kể tên một số loại cảm biến thông dụng.
- Mô đun cảm biến là thiết bị điện -Một số loại cảm biến thông dụng
tử bao gồm mạch điện tử cùng là:
với cảm biến có chức năng phát Mô đun cảm biến ánh sáng. Mô
hiện và phản hồi một số loại tín đun cảm biến nhiệt độ. Mô đun
hiệu đầu vào từ môi trường : ánh cảm biến độ ẩm. Mô đun cảm
sáng , nhiệt độ , độ ẩm … biến hồng ngoại .
Câu 3: Mô đun cảm biến được phân loại như thế nào?
Mô đun cảm biến được phân loại như sau:
- Phân loại dựa theo tên gọi và chức năng của cảm biến nối vào mạch
điện tử. vd : Mô đun cảm biến ánh sáng. Mô đun cảm biến nhiệt độ
- Phân loại dựa theo dạng tín hiệu phản hồi cho mạch điện điều khiển.

Câu 4: Nêu vai trò của các loại cảm biến sau đây ? Nêu tác dụng của các
loại modul cảm biến trong thực tế
Loại cảm biến Vai trò của cảm biến
Cảm biến hồng đo và phát hiện bức xạ hồng ngoại có trong môi
ngoại trường xung quanh.
Cảm biến độ ẩm. phát hiện và phản hồi về giá trị độ ẩm hoặc mức
nước cho mạch điện điều khiển.
Cảm biến siêu âm đo khoảng cách, chuẩn đoán hình ảnh, đo mức
(khoảng cách) nước,...
Cảm biến nhiệt độ. phát hiện và phản hồi giá trị về nhiệt độ cho mạch
điện điều khiển.
Cảm biến ánh sáng. Tiếp nhận và phản hồi về cường độ ánh sáng cho
mạch điện điều khiển.

Tình huống Mô đun cảm biến

Cửa tự động mở khi có người và Mô đun cảm biến hồng ngoại


đóng khi không có người

Đèn tự động bật khi trời tối và tắt Mô đun cảm biến ánh sáng
khi trời sáng

Quạt tự động bật khi trời nóng và Mô đun cảm biến nhiệt độ
tắt khi trời mát

Hệ thống tưới phun mưa tưới cây Mô đun cảm biến độ ẩm


tự động

BÀI 11: LẮP RÁP MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐƠN GIẢN


(SỬ DỤNG MÔ ĐUN CẢM BIẾN)

Câu 1 : Nêu quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển có lắp mô đun cảm
biến nhiệt độ. Vd : Lò ấp trứng gà tự động
YÊU CẦU : Sử dụng mô đun cảm biến nhiệt độ , điều chỉnh tự động nhiệt
độ đèn halogen 12V- 50 W.
Bước 1 : Kết nối cảm biến nhiệt độ với mạch điện điều khiển (tạo một mô
đun cảm biến ) . Kết nối bóng đèn điện với mạch điện có cảm biến .
Bước 2 : Kết nối Adapter vào cực nguồn mô đun cảm biến.
Bước 3 : Cài nhiệt độ tác động ở mô đun cảm biến.
Bước 4 : Kiểm tra mạch và vận hành

Câu 2: Nêu vai trò của mô đun cảm biến nhiệt độ ở mạch điện điều khiển
của lò ấp trứng gà ?
- Khi nhiệt độ lò ấp trứng thấp hơn 37oC, đèn tự động sáng làm tăng nhiệt
cho lò ấp trứng.
- Khi nhiệt độ lò ấp trứng cao hơn 38,5oC, đèn tự động tắt, ngừng cấp
nhiệt cho lò ấp trứng.
Câu 3 Chức năng của mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến hồng
ngoại hay mô đun cảm biến khí Gas ?
-Mô đun cảm biến có vai trò: phát hiện tín hiệu và phản hồi tín hiệu điện
cho mạch điện điều khiển để mạch điện tử điều khiển tự động hệ thống
chiếu sáng hay cảnh báo .
Câu 4 : Nêu quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển có lắp mô đun cảm
biến ánh sáng . Vd : hệ thống đèn chiếu sáng tự động ngoài sân vườn
YÊU CẦU : Sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng , để điều chỉnh tự động
tắt / mở đèn LED 75W ( Đèn tự động sáng khi trời tối và tự động tắt khi
trời sáng.)
Bước 1 : Kết nối cảm biến ánh sáng vào mạch điện tạo một mô đun cảm
biến. Kết nối bóng đèn điện LED với mô đun cảm biến
Bước 2 : Kết nối Adapter vào cực nguồn mô đun cảm biến
Bước 3 : Cài đặt mức ngưỡng ánh sánh tác động của mô đun cảm biến.
Bước 4 : Kiểm tra mạch và vận hành.
Câu 5: Nêu vai trò của mô đun cảm biến ánh sáng của hệ thống đèn chiếu
sáng tự động ?
Khi ánh sáng chiếu vào cảm biến với cường độ mạnh – đèn tắt . Ngược lại
khi ánh sáng yếu , cảm biến sẽ phát hiện và phản hồi về mạch điện điều
khiển , mạch điện sẽ điều khiển đèn sáng .

BÀI 12: NGÀNH NGHỀ PHỔ BIẾN TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT ĐIỆN.
Câu 1: Nêu các đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong
lĩnh vực kĩ thuật điện.
- Kĩ sư điện: nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo việc thiết kế ,vận hành, bảo trì
và sửa chữa hệ thống điện , động cơ điện và thiết bị điện.
- Kĩ sư điện tử: thực hiện nhiệm vụ thiết kế, bảo trì và sửa chữa linh kiện,
thiết bị điện tử.
- Thợ điện: là người trực tiếp lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện, đường dây
truyền tải điện, máy móc và thiết bị điện trong sản xuất và đời sống.
- Thợ lắp đặt -sửa chữa đường dây điện : lắp đặt -sửa chữa đường dây
điện , cáp điện trên cao và ngầm .

Câu 2: Hãy nêu một số yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật
điện. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực là:
- Nhanh nhẹn , cẩn thận , kiên trì , tập trung
- Có trách nhiệm , yêu nghề , tự học hỏi nâng cao trình độ
- Có sức khỏe tốt , không sợ độ cao vì làm việc trên cao.
- Có chuyên môn tốt . Làm việc có độ chính xác cao. Kỹ năng làm việc theo
nhóm. thích nghi tốt với môi trường và điều kiện làm việc.
Câu 3: Nêu yêu cầu riêng về năng lực của một kĩ sư điện ;
Có tư duy sáng tạo trong thiết kế, tổ chức vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ
thống, thiết bị điện và điện tử.
Câu 4: Nêu yêu cầu riêng về năng lực của một thợ điện.
Đối với thợ điện cần có năng lực: nắm vững kiến thức an toàn lao động,
sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy móc ,thiết bị điện để thực hiện công
việc yêu cầu độ chính xác cao.

LƯU Ý : các em thực hiện phần luyện tập Hình 12.4 trang 86 SGK

CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT CHUẨN BỊ TỐT CHO BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ .

You might also like