You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP


KHOA ĐIỆN

HỌC PHẦN
THỰC HÀNH MÁY ĐiỆN

Ngành : Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử


GIÁO TRÌNH & TÀI LIỆU
GIÁO TRÌNH HỌC TẬP

[1]. Lê Văn Ánh, Vũ Duy Hưng, Vũ Viết Thông, Trần Quốc Đạt
Bài giảng Thực hành Máy Điện, Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật, 2019.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[2]. Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan tử Thụ, Nguyễn văn
Sáu; Máy điện 1, 2; NXBKHKT, Hà nội 2006
[3]. Nguyễn Văn Tuệ; Kỹ thuật quấn dây máy điện; NXB ĐH
Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2009.
[4]. Nguyễn Trọng Thắng, Lý thuyết và bài tập tính toán sửa chữa
máy điện; NXB ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2009
MÔ TẢ VỀ HỌC PHẦN

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn,
sâu về cấu tạo các máy điện. Nhằm củng cố vững trắc các học phần lý
thuyết mà sinh viên đã học, từ đó vận dụngtrong sản xuất. Giúp cho sinh
viên có tay nghề về lắp ráp sửa chữa quấn lại các loai máy điện, sửa chữa
các thiết bị điện, mạch điện máy công nghiệp nhằm phục vụ tốt chuyên
môn sau này, chương trình này nằm trong các học phần chương trình đào
tạo của cơ sở ngành.
.
MỤC TIÊU HỌC PHẦN

- Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã được trang bị trong
học phần Máy điện, Khí cụ điện.
- Kỹ năng: Tổ chức lao động, tác phong nghề nghiệp, các kỹ
năng thực hành thao tác, sửa chữa một số máy điện trong các máy sản
xuất thông dụng trong Công nghiệp, dân dụng..
- Thái độ: Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, chăm
chỉ, cẩn thận.
NỘI DUNG HỌC PHẦN
THỰC HÀNH MÁY ĐIỆN
Thời gian hướng dẫn
Nội dung
(giờ)
Bài 1: Sử dụng một số dụng cụ, thiết bị chính trong việc sữa chữa
máy điện 2
Bài 2: Tính toán và quấn lại cuộn dây chấn lưu đèn huỳnh quang
3
Bài 3: Phương pháp tính toán, chế tạo khuôn máy máy biến áp
2
Bài 4: Tính toán, quấn lại máy biến áp cảm ứng
4
Bài 5: Tính toán, quấn lại máy biến áp tự ngẫu
4
Bài 6: Tính toán, quấn lại động cơ 1pha kiểu tụ dùng làm quạt trần
3.5
Bài 7: Tính toán, quấn lại động cơ 1pha kiểu tụ dùng làm quạt bàn
3.5

Bài 8: Tính toán quấn động cơ 1pha kiểu tụ điện dùng làm máy
bơm nước
NỘI DUNG HỌC PHẦN
THỰC HÀNH MÁY ĐIỆN
Thời gian hướng dẫn
Nội dung
(giờ)
Bài 9: Kiểm tra, tháo lắp và bảo dưỡng động cơ KĐB 3pha.
1.5
Bài 10: Xác định đầu đầu và đầu cuối của bộ dây stator động cơ
xoay chiều 3 pha 1.5
Bài 11: Phương pháp tính toán,chế tạo khuôn quấn dây
4
Bài 12:Tính toán và quấn lại động cơ KĐB xoay chiều 3pha kiểu
đồng tâm 4
Bài 13: Tính toán và quấn lại động cơ KĐB xoay chiều 3pha kiểu
đồng khuôn 4
Bài 14: Tính toán quấn lại động cơ KĐB xoay chiều 3pha kiểu xếp
kép 2 lớp 5
Bài 15: Tính toán và quấn lại động cơ KĐB xoay chiều 3 pha 2 cấp
tốc độ (Y/YY) 5

Bài 16: Tính toán và quấn lại động cơ KĐB xoay chiều 3 pha 2 cấp 5
tốc độ (∆/YY)
BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ DỤNG CỤ THIẾT BỊ
CHÍNH TRONG VIỆC SỬA CHỮA MÁY ĐIỆN

1.1. Mục đích, yêu cầu:

Mục đích: Trang bị và hướng dẫn


sinh viên sử dụng thành thạo các thiết
bị và các dụng cụ đo kiểm tra như
các loại đồng hồ vạn năng, mê gôm
mét, rô nha, pan me v.v.
Yêu cầu:
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm tra như đồng hồ
vạn năng, mê gôm mét, rô nha và pan me.
- Trong quá trình đo và kiểm tra phải đảm bảo an toàn cho
người và thiết bị.
- Thực hiện được một số quy trình kiểm tra thao tác kĩ năng
về sửa chữa máy điện.

8
Dụng cụ và vật tư cho 1 nhóm 3 SV

STT Dụng cụ Đơn vị Số lượng Ghi chú

1 Đồng hồ vạn năng Cái 1

2 Mê gôm mét Cái 1

3 Đèn thử Cái 1

4 Rô nha Cái 1

5 Pan me Cái 1
9
Hình ảnh một số dụng cụ đo

Đồng hồ vạn năng hiển thị số Đồng hồ vạn năng hiển thị kim

10
Mê gôm mét Rônha Panme

11
1.2 Nội dung

1.2.1 Cách sử dụng dụng cụ


1. Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế là một dụng cụ đo lường điện
có nhiều chức năng. Các chức năng cơ bản là ampe kế, vôn kế và ôm
kế. Ngoài ra có một số đồng hồ còn có thể đo được tần số dóng điện,
điện dung tụ điện, kiểm tra bóng bán dẫn (transitor)…

12
1.2 Nội dung

a. Đồng hồ vạn năng hiển thị số ( đồng hồ vạn năng điện tử)

Đồng hồ vạn năng hiển thị số

13
1.2 Nội dung

Chức năng của các nút đk trên đồng hồ vạn năng điện tử

14
1.2 Nội dung

Đồng hồ vạn năng điện tử là một đồng hồ vạn năng sử dụng các linh
kiện điện tử chủ động, và do đó cần có nguồi điện như pin. Đây là loại
thông dụng nhất hiện nay cho những người làm công tác kiểm tra điện và
điện tử. Kết quả của phép đo thường được hiển thị trên một màn tinh thể
lỏng nên đồng hồ còn được gọi là đồng hồ vạn năng điện tử hiện số.

15
1.2 Nội dung

Việc lựa chọn các đơn vị đo, thang đo hay vi chỉnh thường được
tiến hành bằng các nút bấm, hay một công tắc xoay, có nhiều nấc, và việc
cắm dây nối kim đo vào đúng các lỗ. Nhiều vạn năng kế hiện đại có thể
tự động chọn thang đo.

16
1.2 Nội dung

Vạn năng kế điện tử còn có thể có thêm các chức năng sau:
+ Kiểm tra nối mạch: máy kêu "bíp" khi điện trở giữa 2 đầu đo
(gần) bằng 0.
+ Hiển thị số thay cho kim chỉ trên thước.
+ Thêm các bộ khuếch đại điện để đo hiệu điện thế hay cường độ
dòng điện nhỏ khi điện trở lớn.
+ Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện, có ích
khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện.

17
1.2 Nội dung

+ Kiểm tra diode và transistor


+ Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
+ Đo tần số trung bình, khuếch đại âm thanh
+ Dao động kế cho tần số thấp, có ở các vạn năng kế có giao tiếp
với máy tính.
+ Bộ kiểm tra điện thoại.
+ Bộ kiểm tra mạch điện ô-tô.
+ Lưu giữ số liệu đo đạc (ví dụ của hiệu điện thế).

18
1.2 Nội dung

b. Đồng hồ vạn năng tương tự ( đồng hồ vạn năng hiển thị kim)

Đồng hồ vạn năng tương tự


19
1.2 Nội dung

Chức năng của các nút đk trên đồng hồ vạn năng tương tự

Đồng hồ vạn năng hiển thị số

20
1.2 Nội dung

Loại này ra đời trước và dần bị thay thể bởi vạn năng kế điện tử. Bộ
phận chính của nó là một Gavanô kế. Nó thường chỉ thực hiện đo các đại
lượng điện học cơ bản là cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở.
Hiển thị kết quả đo được thực hiện bằng kim chỉ trên một thước hình
cung. Loại này có thể không cần nguồn điện nuôi khi hoạt động trong
chế độ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.

21
1.2 Nội dung

2. Rô nha
Rô nha stator là thiết bị dùng để kiểm tra phát hiện chỗ hư hỏng
của cuộn dây stator của động cơ ba pha và một pha.

22
1.2 Nội dung

Cấu tạo
1. Lõi thép 6. Đèn báo nguồn
2. Cuộn dây 7. Công tắc
3. Dây cắm điện nguồn 8. Khóa K
4. Vỏ hộp 9. Ổ cắm
5. Đồng hồ vol

23
1.2 Nội dung

Nguyên lý làm việc của rô nha trong


Rô nha làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, tương tự
như nguyên lý của máy biến áp hai cuộn dây.
Khi phần mạch từ của đầu đo được áp sát vào mặt trong của
stator, tại rãnh có cuộn dây cần kiểm tra, cho dòng điện xoay chiều qua
cuộn dây của đầu đo chỗ cuộn dây stator của động cơ xuất hiện sức điện
động cảm ứng, sức điện động cảm ứng này tỷ lệ với số vòng dây của
cuộn dây và là đại lượng cần thiết để ta đo được thông qua dây đo kiểm
của đồng hồ vôn mét căn cứ vào số liệu đo được hư hỏng của cuộn dây.

24
1.2 Nội dung

Kiểm tra dây quấn stato của động cơ điện xoay chiều KĐB một
pha bằng rô nha trong
- Bước 1: Tách từng đầu dây của cuộn dây stator hoặc từng đầu
dây của bối dây (đánh số thứ tự cẩn thận từng đầu dây tránh nhầm lẫn
giữa các đầu dây).
- Bước 2: Đặt lõi thép của đầu đo Rô nha vào rãnh Stator có bối
dây cần kiểm tra như hình vẽ.
- Bước 3: Đóng khóa K cấp điện cho cuộn dây Rô nha.

25
1.2 Nội dung

- Bước 4: Đọc trị số trên đồng hồ vôn và ghi kết quả đo được ứng
với từng bối dây, mỗi lần di chuyển đầu đo của Rô nha trên rãnh stator để
kiểm tra từng bối dây ta phải ngắt khóa K, khóa K được đóng lai khi ta
đã định vị xong đầu đo của rônha ở vị trí cần đo kiểm.
+ Nếu vôn mét chỉ số 0 thì cuộn dây bị đứt hoặc chập rất nhiều
vòng.
+ So sánh trị số đo được của từng bối dây, bối nào có trị số nhỏ
thì bối đó chập vòng.

26
1.2 Nội dung

3. Pan me
Panme dùng để đo cơ khí chính xác, tính vạn năng kém (phải chế
tạo từng loại chuyên biệt: panme đo ngoài, panme đo trong, panme đo
sâu) phạm vi đo hẹp (trong khoảng 25 mm). Kích cỡ đa dạng như cỡ: 0-
25, 25-50, 50-75, 75-100, 100-125, 125-150,….

27
1.2 Nội dung

Trước khi đo cần kiểm tra xem Panme có chính xác không bằng
cách:
- Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp
xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo.
- Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước vật
cần đo

28
1.2 Nội dung

- Trường hợp phải lấy Panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm
(cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy Panme ra khỏi vật đo.
- Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa
“mm” của kích thước ở trên thước chính.
- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm
“mm” trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm)

29
1.2 Nội dung

Chú ý:
Trong quá trình sử dụng thước đo Panme hay bất kỳ dụng cụ
công cụ đo nào khác, chúng ta cần chú ý cách thước bảo quản để thước
giữ được độ chính xác khi đo.
+ Không được dùng Panme để đo khi vật đang quay.
+ Không đo các mặt thô, bẩn. Phải lau sạch vật đo trước khi đo.
+ Không vặn trực tiếp ống vặn thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo.
+ Cần hạn chế việc lấy Panme ra khỏi vị trí đo mới đọc kích thước
+ Các mặt đo của Panme cần phải giữ gìn cẩn thận, tránh để gỉ và bị bụi
cát, bụi đá mài hoặc phôi kim loại mài mòn
30
1.2 Nội dung

Cách đọc trị số đo:


+ Khi đo xem vạch "0" của du xích ở vào vị trí nào của thước
chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính
+ Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta
đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng
nhau).
+ Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số "mm" và nửa
"mm". của kích thước ở trên thước chính.
+ Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm
"mm" trên thước.
31
1.2 Nội dung

+ Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác không.
+ Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần
tiếp xúc thì vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo
+ Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước cần
đo.
+ Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm
(cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo.

32
1.2 Nội dung

Cách đọc trị số đo:

33
Tổng kết bài học

Bài 1: Sử dụng một số dụng cụ, thiết bị chính trong việc sữa chữa máy
điện
Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm tra như
1. Đồng hồ vạn năng,
2. Mê gôm mét
3. Rô nha và pan me.

34
Bài tập về nhà

01. Hãy cho biết cách sử dụng đồng vạn năng

02. Cách sử dụng Pan me

03. Nêu các phương pháp sử dụng Rô nha

Hoàn thành báo cáo thực hành bài 1

35
Chuẩn bị tiết sau

Đọc trước tài liệu:

Bài 2: Tính toán và quấn lại cuộn dây chấn lưu đèn huỳnh quang

You might also like