You are on page 1of 11

45

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC

BỘ MÔN: ĐIỆN – CƠ KHÍ

ASSIGNMENT
CHUYÊN NGÀNH

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

MÔN: Thiết Kế Mạch Điện Tử

Đề Tài:
Thiết kế mạch điều khiển động cơ DC sử dụng NE555 và transtor BD139

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Hoàng Văn Trang

NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 1

LỚP : AE19308-AUT104

THÀNH VIÊN NHÓM

Vi Quang Huy MSSV:PH55781

Lục Văn Nghiên MSSV:PH55634

Đỗ Tiến Thành MSSV:PH

Bùi Duy Điền MSSV:PH


MỤC LỤC

Chương 1: Tìm hiểu tổng quan về đề tài

LỜI MỞ ĐẦU

ĐIỆN TỬ CƠ BẢN 2 ASSIGMENT


Khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển rất mạnh mẽ, các công nghệ mới thuộc
các lĩnh vực khác nhau cũng nhờ đó đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và kỹ
thuật xung cũng nằm trong số đó. Hiện nay kỹ thuật xung đang được giang dạy rộng rãi ở
các trường Đại Học, Cao Đẳng trong cả nước, nhằm đáp ứng nhu cầu điều khiển, đo
lường điều chỉnh của dây truyền công nghiệp.

Kỹ thuật xung số là môn học cơ sở của ngành điện, điện tử và có vị trí quan trọng trong
toàn bộ chương trình học của sinh viên và học sinh, nhằm cung cấp các kiến thức liên
quan đến các phương pháp cơ bản để tạo tín hiệu xung và biến đổi dạng tín hiệu xung với
nhiều linh kiện khác nhau. Để giúp sinh viên nắm vững lý thuyết, có các ví dụ, bài tập ứng
dụng và bài tập thiết kế mạch với từng phần. Sau khi hoàn thành môn học sinh viên có thể
tự thiết kế một mạch tạo xung với các thông số yêu cầu cho những mạch ứng dụng cụ thể.
1. Ngày nay khoa học về công nghệ về chất bán dẫn và siêu bán dẫn luôn
biến đổi nhanh chóng, độ tích hợp của chất bán dẫn đạt đến đỉnh cao. Xã
hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng cao
và tinh tế hơn. Là sinh viên chuyên ngành Tự động hoá, sau khi được trau
dồi những kiến thức và nhận được đề tài “Thiết kế mạch điều khiển
động cơ DC sử dụng NE555 và transtor BD139

” chúng em đã thực hiện và tạo ra mạch đếm sử dụng các IC đã học. Đồng thời củng cố
thêm kỹ năng trong thiết kế các mạch điện tử tương tự.

Tuy nhiên với khả năng và có hạn chế về kiến thức, kinh tế, chúng em chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót và những sai lầm. Vì vậy rất mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo
của các thầy cô và sự tham gia đóng góp ý kiến của mọi người để những sản phẩm của
chúng em được hoàn thiện hơn.Trong quá trình làm và hoàn thiện đề tài chúng em chân
thành cảm ơn giảng viên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đề tài
này !

Chúng em xin chân thành cảm ơn !


Nhóm sinh viên thực hiện
Bùi Duy Điền
Lục Văn Nghiên
Vi Quang Huy
Đỗ Tiến Thành

A. PHÂN TÍCH YÊU CẦU VÀ LẬP ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

ĐIỆN TỬ CƠ BẢN 3 ASSIGMENT


I. Tổ chức, quản lý công việc

1. Bả ng phâ n cô ng nhiệm vụ

Người kiểm
STT Công việc Người thực hiện Người hỗ trợ Ghi chú
tra

Phân tích yêu cầu HT


1 Điền Nghiên Huy
Assignment

2 Lập đề cương chi tiết Huy Thành Nghiên HT

Tham khảo, trích dẫn


3 các nguồn tài nguyên
Nghiên Điền Thành HT
phục vụ cho nội dung
Assignment.

Lập bảng vật tư và


7 Nghiên Huy Điền Tốt
lựa chọn thiết bị

ĐIỆN TỬ CƠ BẢN 4 ASSIGMENT


1. Tìm hiểu: động cơ DC sử dụng NE555 và
Transtor BD139

1.Mạch điều khiển động cơ DC sử dụng NE555

Mạch dưới đây là mạch điều khiển động cơ DC đơn giản


sử dụng NE555. Ngoài việc kiểm soát tốc độ động cơ,
hướng quay của động cơ cũng có thể được thay đổi khi sử
dụng mạch này.

Mạch PWM hoạt động dựa trên bộ định thời NE555 .


NE555 được kết nối thành bộ đa hài không ổn định với chu
kỳ làm việc có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi giá
trị biến trở R1. Đầu ra của IC1 được ghép nối với cực B
của Q1 điều khiển động cơ theo tín hiệu PWM có sẵn ở
cực B của nó. Chu kỳ làm việc càng cao, điện áp trung bình
trên động cơ sẽ cao dẫn đến tốc độ động cơ cao hơn và
ngược lại. Để thay đổi hướng động cơ DC sử dụng công
tắc DPDT S1, trên ứng dụng chỉ thay đổi trang thái phân
cực động cơ.
Hình 1: Cách tạo cơ chế điều khiển tốc độ CPU DC bằng IC 555

Sơ đồ mạch:

Hình 2: Mạch điều khiển động cơ DC sử dụng NE555

Ghi chú:

- Mạch có thể được lắp ráp trên PCB hoặc PCB đục lỗ.
- Sử dụng 12VDC để cấp nguồn cho IC.
- Vm là nguồn cung cấp năng lượng cho động cơ và giá trị của nó phụ thuộc vào
định mức điện áp của động cơ. Vceo tối đa cho BD139 là 80V và vì vậy Vm không
được vượt quá 80V.
- BD139 có thể xử lý dòng tối đa là 1,5A vì vậy không sử dụng động cơ tiêu thụ
dòng điện quá 1,5A .
- BD139 nên có tấm tản nhiệt.

2. Tìm hiểu transistor BD139

Hình 3: BD139

Khái Niệm:

BD139 là một transistor NPN phổ biến được sử dụng trong nhiều loại mạch điện
tử, do dòng điện cực góp cao và giá rẻ, nó là một transistor lý tưởng được sử
dụng trong các mạch điện tử giáo dục và cả trong điện tử thương mại. Nó có thể
điều khiển tải tối đa 1.5A, đây là một tính năng rất hữu ích nhờ đó bạn có thể điều
khiển nhiều linh kiện dòng cao như đèn LED công suất cao, relay dòng cao, động
cơ, … Điện áp cực góp – cực phát và cực góp – cực gốc cũng rất cao do đó nó có
thể hoạt động trong mạch điện tử vận hành dưới 80V. Công suất tiêu tán cực góp
là 12,5W do đó nó cũng lý tưởng để sử dụng nó trong các mạch khuếch đại âm
thanh. Điện áp bão hòa của transistor này chỉ là 0,5V.

Tính năng / thông số kỹ thuật:

Loại gói: TO-126

Loại transistor: NPN

Dòng cực góp tối đa (IC): 1.5A

Điện áp cực góp – cực phát tối đa (VCE): 80V

Điện áp cực góp – cực gốc tối đa (VCB): 80V

Điện áp cực phát – cực gốc tối đa (VEBO): 5V

Công suất tiêu tán cực góp tối đa (Pc): 12,5W

Tần số chuyển tiếp tối đa (fT): 190 MHz

Độ lợi dòng điện DC tối thiểu và tối đa (hFE): 25 – 250

Nhiệt độ lưu trữ & hoạt động phải là: -55 đến +150 độ C.

Sơ đồ chân
Hướng BD139 phía trước mặt thì sơ đồ chân theo thứ tự từ trái qua phải lần lượt
là chân E, chân C, chân B
Hình 4: sơ đồ chân BD193
PNP bổ sung:
PNP bổ sung của BD139 là BD140

Thay thế và tương đương

BD230, 2SC5171S, BD349 và BD379

Nơi sử dụng & cách sử dụng


BD139 là một transistor tốt để sử dụng trong các mạch điện tử giáo dục, ví dụ như trong các
mạch tương tự, mạch arduino và các mạch vi điều khiển khác. Transistor này có thể điều khiển
tải lên tới 1500mA, do đó bạn có thể điều khiển nhiều thiết bị điện tử thông qua nó. Nó cũng có
thể được sử dụng trong điện tử thương mại. Khi điều khiển tải trên 200mA, transistor sẽ nóng
lên do đó việc sử dụng bộ tản nhiệt phù hợp là rất cần thiết.

Các ứng dụng


 Bộ khuếch đại âm thanh
 Công tắc tải dưới 1.5A
 Bộ sạc pin
 Nguồn điện
 Điều khiển động cơ
 Cặp Darlington

Cách chạy an toàn trong mạch

Để chạy transistor này một cách an toàn trong mạch, không vận hành transistor ở
điện áp cao hơn 80V, không điều khiển tải quá 1,5A hoặc 1500mA và sử dụng bộ
tản nhiệt phù hợp với transistor. Cũng sử dụng một điện trở cực gốc phù hợp để
cung cấp dòng điện cực gốc cần thiết. Nhiệt độ hoạt động tối thiểu và tối đa của
transistor này là -55 đến +150 độ C do đó không để nó tiếp xúc với nhiệt độ trên
+150 độ C và dưới -55 độ C.

You might also like