You are on page 1of 42

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ

PBL 3: THIẾT KẾ TB ƯD VI ĐIỀU KHIỂN VÀ


CẢM BIẾN

ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH HỆ THỐNG NUÔI THỦY SẢN


THÔNG MINH

Giáo viên hướng dẫn: TS. ĐỖ THẾ CẦN


Sinh viên thực hiện: LÊ CHÍ THẠNH
VÕ VIẾT THANH
Lớp: 20CDT2
Nhóm: 20.04C

Đà Nẵng, ngày 20/02/2023

1
LỜI NÓI ĐẦU

Thiết kế TB ƯD vi điều khiển về cảm biến đề là một trong những đồ án


quan trọng trong việc đào tạo kỹ sư của ngành cơ điện tử về việc nghiên
cứu cấu tạo, nguyên lí làm việc và các phương pháp thiết kế mạch điện.
Đồ án vi điều khiển là sự kết hợp giữa các môn học lý thuyết của kì
trước để đưa vào áp dụng. Lý thuyết tính toán các số liệu được dựa trên
cơ sở môn học như kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật xung số,
điện tử công nghiệp, kỹ thuật vi điều khiển... Đồ án liên môn này rất
quan trọng đối với một sinh viên cơ điện tử, nó giúp sinh viên hiểu về
những kiến thứ cơ bản, đơn giản về đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm
việc của mạch điện và cảm biến.Từ đó có nền tảng cho việc chế tạo,
nghiên cứu sau này.
Trong quá trình làm đồ án có thể xảy ra những thiếu sót, kính
mong các Thầy tận tình hướng dẫn, chỉ bảo một cách hiệu quả nhất giúp
sinh viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được giao.
Sinh viên thực hiện
Lê Chí Thạnh
Võ Viết Thanh

2
MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.............................................................................4


1.Giới thiệu chung................................................................................................4
2. Ý tưởng..............................................................................................................5
3. Ứng dụng...........................................................................................................5
PHẦN II:THIẾT KẾ...............................................................................................6
1.Giới thiệu một số linh kiện chính.....................................................................6
2. Mạch nguyên lí...............................................................................................13
3.Vẽ mạch bằng Altium.....................................................................................22
PHẦN III: GIỚI THIỆU CẢM BIẾN.................................................................26
1.Cảm biến đo khoảng cách HC_SR04.............................................................26
2.Cảm biến đo nhiệt độ LM35...........................................................................27
3.Cảm biến đo Ph...............................................................................................29
PHẦN IV: CHƯƠNG TRÌNH HỆ THỐNG.......................................................30
PHẦN V: GIAO TIẾP MÁY TÍNH.....................................................................35
1.Giao diện..........................................................................................................35
2.Code C#............................................................................................................36
PHẦN VI: MÔ HÌNH THỰC TẾ........................................................................40
1: Mô hình...........................................................................................................40
2: Ý nghĩa và mong muốn của sinh viên về hệ thống có thể ứng dụng cho
thực tế..................................................................................................................41

3
PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.Giới thiệu chung.


Nuôi thủy sản là một hoạt động quan trọng trong nông nghiệp và chế biến thực
phẩm, nó là một ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước. Tuy nhiên việc quản lý hệ
thông nuôi thủy sản vẫn gặp một số vấn đề khó khăn.Vì vậy việc áp dụng khoa học
kỹ thuật vào hệ thống nuôi thủy sản là một phương pháp hữu ích giúp giảm thiểu
rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Hệ thống nuôi thủy sản thông minh cũng có thể giúp cho việc quản lý các bệnh tật
và côn trùng phát sinh trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Nhờ vào các hệ thống
theo dõi sức khỏe của cá và các thông tin phân tích dữ liệu, nhân viên có thể nhanh
chóng phát hiện các vấn đề và tiến hành các biện pháp khắc phục.

Hình 1: Mô hình

4
2. Ý tưởng
Đồ án tập trung nghiên cứu về các cảm biến để đo nhiệt độ, ph,...giám sát mực
nước bằng cảm biến siêu âm và điều khiển. Mô hình này sẽ giúp người nông dân
quan sát được một số thông tin quan trọng để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
3. Ứng dụng
Có thể ứng dụng rộng rãi vào các nông trại nuôi thủy sản để nuôi thủy hải sản 1
cách tối ưu và hiệu quả nhất

Hình 2: Ví dụ

5
PHẦN II:THIẾT KẾ

1.Giới thiệu một số linh kiện chính


a. PIC 16F877A:

Hình 3: PIC16F877A
PIC16F877A là một loại vi điều khiển (microcontroller) thuộc dòng sản phẩm PIC
(Peripheral Interface Controller) của hãng Microchip Technology. PIC16F877A
được thiết kế để thực hiện nhiều chức năng khác nhau, bao gồm việc điều khiển
các thiết bị ngoại vi như đèn LED, cảm biến, màn hình LCD, máy in, máy quét,
động cơ, và nhiều ứng dụng khác. PIC16F877A có kiến trúc RISC (Reduced
Instruction Set Computing), bao gồm 35 thanh ghi (registers) 8-bit, bộ nhớ chương
trình (Program Memory) 14 KB, bộ nhớ dữ liệu (Data Memory) và các tính năng
nâng cao như bộ chuyển đổi AD (Analog-to-Digital Converter), bộ đếm (Timer) và
các giao tiếp ngoại vi như I2C, SPI và USART.

6
b. Max 232:

Hình 4: Max232
MAX232 là một IC (Integrated Circuit) chuyên dùng để biến đổi tín hiệu logic từ
TTL (Transistor-Transistor Logic) sang RS232 (Recommended Standard 232).
RS232 là một giao thức truyền thông chuẩn dành cho các thiết bị truyền thông như
modem, máy tính, máy in, các thiết bị đo đạc, điều khiển... MAX232 được sử dụng
phổ biến trong các ứng dụng điện tử như vi điều khiển, điện tử công suất, đồng hồ
điện tử và các thiết bị truyền thông khác. IC này bao gồm bốn bộ chuyển đổi tín
hiệu, mỗi bộ chuyển đổi tín hiệu bao gồm một đầu vào và một đầu ra.
c. Màn LCD
Màn hình LCD (Liquid Crystal Display) là một loại màn hình hiển thị được sử
dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính, máy tính
xách tay, đồng hồ điện tử, tivi, máy chơi game và các thiết bị điện tử khác. Màn
hình LCD là một loại màn hình hiển thị sử dụng chất lỏng để hiển thị hình ảnh.
LCD được tạo ra bằng cách sử dụng hai lớp kính mỏng chứa một lượng lớn các
phân tử chất lỏng. Các phân tử này có thể được điều khiển bởi một mạch điện để
hiển thị hình ảnh trên màn hình.

7
Hình 5: Màn LCD
d. Relay

Hình 6: Relay

8
Relay là một thiết bị điện tử được sử dụng để kiểm soát hoạt động của các thiết bị
điện, đặc biệt là trong các ứng dụng điện tử công nghiệp và gia đình. Nó hoạt động
bằng cách sử dụng một điện trở và một solenoid để điều khiển chuyển động của
các contactor bên trong relay. Các contactor trong relay có thể được sử dụng để
ngắt hoặc mở một mạch điện khi có tín hiệu kích hoạt từ solenoid. Relay có thể
được sử dụng để kiểm soát một số thiết bị điện như động cơ, đèn, máy lạnh, máy
tính, các thiết bị gia dụng và nhiều thiết bị điện khác.
e. LM7805
LM7805 là một IC (Integrated Circuit) linear voltage regulator, được sử dụng rộng
rãi trong các ứng dụng điện tử để cung cấp nguồn DC ổn định với điện áp đầu ra là
+5VDC. IC này là một trong những loại linh kiện điện tử phổ biến nhất trong các
mạch điện nhỏ và đơn giản.
LM7805 có thể được sử dụng để cung cấp nguồn cho nhiều thiết bị điện tử, như vi
điều khiển, các mạch đèn LED, các mạch âm thanh, và các thiết bị gia dụng khác.
Với sự tiện lợi và độ tin cậy cao, LM7805 được xem là một trong những linh kiện
cơ bản và quan trọng nhất trong các ứng dụng điện tử.

Hình 7: LM7805

9
i. B688
BJT B688 là một loại transistor bipolar PNP (Positive-Negative-Positive) được
sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng điện tử công suất. Nó được thiết kế để có
thể chịu được dòng điện và áp suất lớn, và được sử dụng trong các mạch khuếch
đại và công suất.

Hình 8: B688
g. BJT C1815
BJT C1815 là một transistor NPN thông dụng, được thiết kế để sử dụng trong
các mạch khuếch đại, chuyển đổi và các ứng dụng điều khiển khác.
Đặc điểm chính của BJT C1815: Với những đặc tính trên, BJT C1815 có thể
được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau trong các mạch điện tử, đặc biệt
là trong các mạch khuếch đại tín hiệu âm thanh, các mạch điều khiển và các
mạch chuyển đổi tín hiệu.
 Loại transistor: NPN
 Điện áp cực đại giữa cực nguồn và cực thu là 50V
 Dòng điện tối đa giữa cực thu và cực nguồn là 150mA Có hệ số khuếch đại
DC (hFE) tương đối cao, trong khoảng từ 70 đến 700.
 Có thể làm việc ở nhiệt độ cao, tối đa lên đến 150 độ C.

10
Hình 9: C1815
h. Thạch anh

Hình 10: Thạch anh


Thạch anh 4MH là một loại thạch anh được sử dụng rộng rãi trong các mạch
điện tử để tạo tín hiệu xung, đồng bộ hóa và các tín hiệu xung xuyên suốt (clock
signal) cho hệ thống. "4MH" thể hiện cho tần số dao động của thạch anh, tức là
4 megahertz (MHz). Thạch anh 4MH thường được sử dụng trong các ứng dụng
điện tử như vi mạch, chip nhớ, cảm biến và các thiết bị điện tử khác. Thạch anh
4MH có độ chính xác và độ ổn định cao, do đó nó được sử dụng để tạo ra tín
hiệu xung chính xác để đảm bảo hoạt động ổn định và chính xác của các mạch
điện tử.

11
k. Mốt số linh kiện khác
Diode: là một thành phần điện tử hai cực, với hai đầu dương và âm. Diode cho
phép dòng điện chảy qua nó chỉ theo một hướng, gọi là hướng dẫn. Diode được
sử dụng rộng rãi trong các mạch điện tử để điều chỉnh dòng điện, biến đổi tín
hiệu và chuyển đổi điện năng.

Tụ điện: Tụ điện (capacitor) là một thành phần điện tử cơ bản trong các mạch
điện tử. Tụ điện có khả năng lưu trữ năng lượng điện trong một điện trường và
giải phóng nó khi được kết nối với một mạch điện khác. Tụ điện được sử dụng
rộng rãi trong các mạch điện tử để lọc nhiễu, lưu trữ năng lượng, điều chỉnh độ
chính xác của tín hiệu và cung cấp các hệ số thời gian.
Điện trở: là một loại thành phần điện tử có khả năng giới hạn dòng điện đi qua
nó. Điện trở thường được sử dụng để giảm mức độ điện áp hoặc điều chỉnh
dòng điện trong các mạch điện tử.

12
2. Mạch nguyên lí
a. Mạch nguồn

Hình 11: Mạch nguyên lí của mạch nguồn

Bộ chuyển đổi DC 12V về 5V bao gồm:


1. Bộ điều khiển IC LM7805:Đây là linh kiện quan trọng nhất trong mạch, nó quản
lý quá trình chuyển đổi điện áp từ 12V về 5V
2. Điện trở và điện trở công suất: Điện trở được sử dụng để giảm điện áp đầu vào
của bộ điều khiển IC, giúp bảo vệ linh kiện khỏi quá tải và nhiễu điện từ.
Trở công suất (hay còn gọi là trở chịu tải) được sử dụng trong mạch nguồn để giảm
điện áp và tăng dòng điện để cung cấp cho các linh kiện điện tử hoạt động tốt hơn.
Nói chung, trở công suất được chọn sao cho có khả năng chịu được dòng điện lớn
và có độ mất công suất thấp để giảm thiểu sự tiêu hao năng lượng và nhiệt độ tăng
cao.
3. Tụ điện: Tụ điện được sử dụng để lọc nhiễu và ổn định điện áp đầu ra của mạch.
Tụ điện càng lớn, khả năng lọc nhiễu và ổn định điện áp càng tốt.
4. B688 trong mạch nguồn có tác dụng chuyển đổi điện áp và khuếch đại
dòng/điện áp để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả của mạch.

13
b. PIC16F877A

Hình 12: Mạch PIC


Thạch anh được sử dụng để tạo một nguồn xung có tần số cố định. Điều này cho
phép bộ điều khiển có thể xử lý và thực hiện các chức năng của nó theo một chu kỳ
xung đồng nhất, từ đó đảm bảo hoạt động đáng tin cậy của bộ điều khiển.

14
c. Mạch Reset

Hình 13: Mạch reset


d. Mạch nạp cho Pic

15
Hình 14: Mạch nạp

e. Mạch động cơ

Hình 15: Mạch động cơ

16
Mạch động cơ sử dụng Relay:
Ở đây Relay được coi như công tắc đóng mở nhờ vào BJT C1815 hoạt động như
khóa điện tử. Đó là chế độ khuếch đại và chế độ ngưng dẫn.
Diode có chức năng bảo vệ mạch là do khi relay ngắt mạch, dòng điện sẽ dư và
tạo ra điện trường ngược hướng so với hướng dòng khi Relay kết nối mạch, gây ra
hiện tượng dao động điện từ do dòng ngược tác động lên mạch điện, ảnh hưởng
đến sự ổn định và tuổi thọ của các linh kiện trong mạch.

i. Mạch Test

Hình 16: Mạch test

17
g. Màn LCD

Hình 16: Mạch LCD

Sử dụng biến trở 10k để thay đổi độ sáng nền của LCD

18
h. Mạch giao tiếp

Hình 17: Mạch giao tiếp

Mạch giao tiếp sử dụng MAX232 là một mạch chuyển đổi tín hiệu từ cổng nối
tiếp của máy tính thành tín hiệu RS232.

19
k. Các cổng I_O

Hình 18: Đầu vào

Hình 19: Các cổng

20
l. Mạch nút nhấn

Hình 20: Nút nhấn

21
3.Vẽ mạch bằng Altium

Hình 20: Mạch tổng hợp

22
Hình 21: Mạch sau khi đi dây và phủ Mass

23
Hình 22: 3D

24
Hình 23: Mạch in

25
PHẦN III: GIỚI THIỆU CẢM BIẾN

Các cảm biến được sử dụng trong đồ án này: cảm biến đo khoảng cách HC_SR04,
cảm biến nhiệt độ LM35, cảm biến đo Ph.
1. Cảm biến đo khoảng cách HC_SR04

Hình 24: Cảm biến HC_SR04


Cảm biến siêu âm SR04 sử dụng nguyên lý phản xạ sóng siêu âm. Cảm biến gồm 2
module.1 module phát ra sóng siêu âm và 1 module thu sóng siêu âm phản xạ
về. Đầu tiên cảm biến sẽ phát ra 1 sóng siêu âm với tần số 40khz. Nếu có chướng
ngại vật trên đường đi, sóng siêu âm sẽ phản xạ lại và tác động lên module nhận
sóng. Bằng cách đo thời gian từ lúc phát đến lúc nhận sóng ta sẽ tính được khoảng
cách từ cảm biến đến chướng ngại vật.

Khoảng cách = (thời gian * vận tốc âm thanh (340 m/s) / 2

26
Hình 25: Nguyên lí truyền sóng

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CẢM BIẾN SIÊU ÂM HC-SR04


 Điện áp: 5V DC
 Dòng hoạt động: < 2mA
 Mức cao: 5V
 Mức thấp: 0V
 Góc tối đa: 15 độ
 Khoảng cách: 2cm – 450cm (4.5m)
 Độ chính xác: 3mm

2. Cảm biến đo nhiệt độ LM35

27
Hình 26: Cảm biến nhiệt độ

LM35 là một cảm biến nhiệt độ tương tự, điện áp ở đầu ra của cảm biến tỷ lệ với
nhiệt độ tức thời và có thể dễ dàng được xử lý để có được giá trị nhiệt độ bằng oC.

Thông số kỹ thuật của cảm biến LM35

 Hiệu chuẩn trực tiếp theo oC


 Điện áp hoạt động: 4-30VDC
 Dòng điện tiêu thụ: khoảng 60uA
 Nhiệt độ thay đổi tuyến tính: 10mV/°C
 Khoảng nhiệt độ đo được: -55°C đến 150°C
 Điện áp thay đổi tuyến tính theo nhiệt độ: 10mV/°C
 Trở kháng ngõ ra nhỏ, 0,2Ω với dòng tải 1mA
 Kích thước: 4.3 × 4.3mm

28
3.Cảm biến đo Ph

Hình 27: Cảm biến Ph

Mô_đun này sử dụng cảm biến pH BNC để đo độ pH của dung dịch, và nó có thể
được kết nối với vi điều khiển.
Một số tính năng của mô_đun pH:
Nguồn cấp là 5v
Khoảng đo độ pH từ 0 đến 14
Được sử dụng trong phòng thì nghiệm là chủ yếu.

29
PHẦN IV: CHƯƠNG TRÌNH HỆ THỐNG

Code CCS:
#include <16F877A.h>
#fuses NOWDT, HS, NOPROTECT, NOLVP, NOBROWNOUT
#device ADC = 10
#use delay(clock = 4000000)
#use rs232(baud=9600,parity=N,xmit=PIN_C6,rcv=PIN_C7)
#define LCD_ENABLE_PIN PIN_C4
#define LCD_RS_PIN PIN_D2
#define LCD_RW_PIN PIN_D3
#define LCD_DATA4 PIN_D4
#define LCD_DATA5 PIN_D5
#define LCD_DATA6 PIN_D6
#define LCD_DATA7 PIN_D7
#include <lcd.c>
#define trig PIN_E0
#define echo PIN_E1
#include<string.h>
int pumb1, pumb2;
float distance,time;
void Init_ADC()
{
setup_adc_ports(AN0_AN1_AN3);
delay_us(100);
30
}
float PH_value()
{
setup_adc(ADC_CLOCK_DIV_32);
set_adc_channel(1);
delay_us(100);
float PH_value = 0;
PH_value = read_adc();
PH_value = 7+(2,5-(PH_value*5/1023))*0.167;
return PH_value;

}
float Read_Temp()
{
set_adc_channel(0);
delay_us(100);
float TempValue = 0;
TempValue = read_adc();
TempValue = TempValue/2.048;
return TempValue;
}
void DC()
{
if(!input(PIN_B1)){
output_high(PIN_C2);
pumb1 = 1;
31
delay_ms(100);}
else{
output_low(PIN_C2);
pumb1 = 0;
delay_ms(100);
}
}

void main()
{
setup_timer_1(T1_INTERNAL | T1_DIV_BY_1);
set_tris_b(0xFF);
port_b_pullups(1);
set_tris_a(0xFF);
set_tris_e(0b00000010);
set_tris_c(0x00);
set_tris_d(0x00);
output_low(PIN_C2);
output_low(PIN_C3);
lcd_init();
lcd_gotoxy(1,1);
lcd_putc(" Hello ");
lcd_gotoxy(1,2);
lcd_putc("V.THANH-C.THANH");
delay_ms(500);
lcd_putc('\f');
32
lcd_gotoxy(1,1);
lcd_putc("HE THONG THUY SAN ");
lcd_gotoxy(1,2);
lcd_putc(" 20CDT2 ");
while(true)
{
DC();
Init_ADC();
output_high(trig);
delay_us(10);
output_low(trig);
while(input(echo)!=1);
set_timer1(0);
while(input(echo)!=0);
time=get_timer1();
distance=time*0.017;
if(distance>10)
{
output_high(PIN_C3);
pumb2 = 1;
delay_ms(100);
}
else
{
output_low(PIN_C3);

33
pumb2 = 0;
delay_ms(100);
}
lcd_init();
lcd_gotoxy(1,1);
lcd_putc("D :");
lcd_gotoxy(4,1);
printf(LCD_PUTC,"%.1lf cm",distance);
lcd_gotoxy(8,2);
lcd_putc("T:");
printf(LCD_PUTC,"%.0lf",Read_Temp());
lcd_putc(223);
lcd_putc("C");

lcd_gotoxy(1,2);
lcd_putc("PH:");
lcd_gotoxy(4,2);
printf(lcd_putc,"%.1lf",PH_value());
delay_ms(1000);

printf("%.1lf cm" "%.0lf C" "%.1lf #" "%d@" "%d&", distance, Read_Temp(),
PH_value(), pumb1, pumb2);
delay_ms(100);
}
}

34
PHẦN V: GIAO TIẾP MÁY TÍNH

1.Giao diện

Hình 28: Giao diện


Mô tả:
1. Thanh NAME PORT : Thanh này với các lựa chọn để thực hiện chọn cổng Com
phù hợp
2. Khung hiển thị dữ liệu: Khung này được sử dụng để hiển thị thông tin về mực
nước, thông số và dữ liệu liên quan đến việc nuôi thủy sản thông minh. Hiển thị
các thông tin khác nhau, ví dụ như: nhiệt độ, độ pH, ...
3. Các nút hiển thị: Cho phép người dùng biết trạng thái hoạt động của động cơ
bơm nước và động cơ tạo oxi.
. 4. Các biểu đồ: Biểu đồ có thể được sử dụng để hiển thị sự thay đổi nhiệt độ và
mực nước của các thông số trong thời gian, giúp người dùng dễ dàng theo dõi tình
trạng của hệ thống nuôi thủy sản thông minh.

2.Code C#
using System;

35
using System.Collections.Generic;
using System.ComponentModel;
using System.Data;
using System.Drawing;
using System.Linq;
using System.Text;
using System.Threading.Tasks;
using System.Windows.Forms;
using System.IO.Ports;
using System.Data.OleDb;

namespace giaotiepmaytinh
{
public partial class Form1 : Form
{
#region From
public Form1()
{
InitializeComponent();
}
private void Form1_Load(object sender, EventArgs e)
{

cbxTenCom.DataSource = SerialPort.GetPortNames();
if (cbxTenCom.Items.Count > 0)
{
cbxTenCom.SelectedIndex = 0;
}

}
private void Form1_KeyDown(object sender, KeyEventArgs e)
{
}
#endregion
private void UART_DataReceived(object sender,
System.IO.Ports.SerialDataReceivedEventArgs e)
{

36
}
private void btnConnect_Click(object sender, EventArgs e)
{
if (UART.IsOpen == false)
{
UART.Open();
btnConnect.Text = "DISCONNECT";
}
else
{
MessageBox.Show("CỔNG COM ĐANG MỞ");
}

timer1.Start();
timer2.Start();
}

private void timer1_Tick(object sender, EventArgs e)


{
lb_Clock.Text = DateTime.Now.ToString();
}

private void btn_Reset_Click(object sender, EventArgs e)


{

}
private void radioButton1_CheckedChanged(object sender, EventArgs e)
{

private void radioButton2_CheckedChanged(object sender, EventArgs e)


{
}
private void timer2_Tick(object sender, EventArgs e)
{
string distance = UART.ReadTo(" cm");
distance = distance.Replace("cm", "");
if (distance != "") lb_distance.Text = distance;

37
string temp = UART.ReadTo("C");
temp = temp.Replace("C", "");
if (temp != "") lb_temp.Text = temp;

string ph = UART.ReadTo("#");
ph = ph.Replace("#", "");
if (ph != "") lb_ph.Text = ph;

string pumb1 = UART.ReadTo("@");


pumb1 = pumb1.Replace("@", "");
if (pumb1 != "") lb_pumb1.Text = pumb1;
bool motorState = pumb1.Trim() == "1"; // Biến đổi giá trị 0/1 thành
true/false
Invoke(new Action(() =>
{
radioButton1.Checked = motorState; // Hiển thị trạng thái động cơ trên
radio button
radioButton2.Checked = !motorState;
}));

string pumb2 = UART.ReadTo("&");


if (pumb2 != "") lb_pumb2.Text = pumb2;
bool motorState1 = pumb2.Trim() == "1"; // Biến đổi giá trị 0/1 thành
true/false
Invoke(new Action(() =>
{
radioButton3.Checked = motorState1; // Hiển thị trạng thái động cơ trên
radio button
radioButton4.Checked = !motorState1;
}));
]

chart1.Series["DISTANCE"].Points.Add(float.Parse(distance), 0, 0);
chart1.Series["TEMP"].Points.Add(float.Parse(temp), 0, 0);

private void cbxTenCom_SelectedIndexChanged(object sender, EventArgs e)


{
]

38
}

private void label7_Click(object sender, EventArgs e)


{

}
}
}

PHẦN VI: MÔ HÌNH THỰC TẾ

39
1: Mô hình

Hình 29: Mô hình thực tế

40
2: Ý nghĩa và mong muốn của sinh viên về hệ thống có thể ứng dụng cho thực
tế.
Với mong muốn ứng dụng các hệ thống thông mình vào nông nghiệp để muốn
người nông dân đỡ vất vã, lại có năng suất cao. Nhóm sinh viên chúng em đã làm
ra hệ thống có thể ứng dụng cho thực tế mô hình nuôi thủy sản thông minh trong
lĩnh vực thủy sản. Với sự phát triển của công nghệ IoT và các cảm biến thông
minh, hệ thống nuôi thủy sản có thể được giám sát và điều khiển một cách tự động,
tăng năng suất, giảm chi phí và rủi ro. Mặc dù hệ thống còn nhiều sai sót và chưa
được tối ưa nhất có thể, nhưng nhóm em vẫn mong muốn có thể sớm phát triển và
ứng dụng vào thực tế, và sau đây là một mong muốn mà nhóm chúng em vào
tương lai:
1. Giúp nông dân theo dõi và quản lý dịch bệnh, nước và thức ăn một cách chính
xác và hiệu quả hơn.
2. Tăng năng suất của mô hình nuôi thủy sản thông minh bằng cách sử dụng dữ
liệu để tối ưu hóa quá trình nuôi và giảm thiểu tỷ lệ chết và bệnh tật.
3. Giảm chi phí bằng cách tự động hóa các quy trình nuôi thủy sản, giảm thiểu sự
phụ thuộc vào lao động và tối đa hóa hiệu suất lao động.
4. Tăng tính cạnh tranh của mô hình nuôi thủy sản thông minh trên thị trường bằng
cách cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất. Với
những lợi ích và tiềm năng của hệ thống nuôi thủy sản thông minh.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://project.haophuong.com/giai-phap/trang-trai-thong-minh-cho-trai-
giong-thuy-san/
2. https://thuysanvietnam.com.vn/ung-dung-iot-trong-nuoi-tom/
3. https://www.google.com/search?q=c%E1%BA%A3m+bi%E1%BA
%BFn+si%C3%AAu+%C3%A2m+hc-
sr04&sxsrf=APwXEdcTQQpQxX6hun1tYHncTa3BWiDIeg:168355847316
7&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=2ahUKEwicuYGGgOb-
AhUBB4gKHYg9BRgQ_AUoAXoECAEQAw&biw=1536&bih=656&dpr=
1.25#imgrc=ehtBwgaDrK6Q9M

42

You might also like