You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN TỬ
---------------------------------------

BÁO CÁO TL, BTL, ĐA/DA THUỘC HỌC PHẦN NHẬP MÔN VỀ KỸ THUẬT
MÁY TÍNH

THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN NHÁY LED

CBHD: Th.S Phạm Văn Chiến


Nhóm 14: Tiên Phong
Sinh viên:
Nguyễn Tiến Đạt MSV: 2021600684
Nguyến Ngọc Tuấn Minh MSV: 2021603331
Đỗ Minh Tâm MSV: 2021601744

Lớp : KTMT1 Khóa: 16

Hà Nam - 2021
2
MỤC LỤC
PHẦN I: TỔNG QUAN BỘ ĐIỀU KHIỂN LED………………………… 2
1.1 Mở đầu – Lý do trọn đề tài…………………………………………… 2
1.2 Giới thiệu Bộ điều khiển nháy LED………………………………….. 2
1.2.1. Lịch sử phát triển Bộ điều khiển nháy LED……………………… 2
1.2.2. Giới thiệu về Bộ điều khiển nháy LED…………………………… 3
1.2.3. Giới thiệu về thiết bị tương tự…………………………………….. 4
1.3. Nội dung nghiên cứu đề tài…………………………………………... 6
1.3.1. Yêu cầu thiết bị……………………………………………………. 6
1.3.2. Sơ đồ khối và chức năng các khối…………………………………. 6
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………... 8
2.1. Đặc điểm linh kiện…………………………………………………… 8
2.1.1. Bảng linh kiện……………………………………………………... 8
2.1.2. Giới thiệu KIT Arduino Mega 2560……………………………….. 8
2.1.3. Giới thiệu LED……………………………………………………... 8
2.2. Thiết kế phần cứng…………………………………………………….. 9
2.3. Chương trình điều khiển……………………………………………….. 9
2.4. Kết quả mô phỏng………………………………………………………10
PHẦN 3: KẾT LUẬN…………………………………………………………12
PHỤ LỤC……………………………………………………………………...13

1
PHẦN 1. TỔNG QUAN BỘ ĐIỀU KHIỂN NHÁY LED
1.1 Mở đầu – Lý do lựa chọn đề tài
Ngành điện tử càng phát triển, kéo theo những sản phẩm điện tử ngày càng phổ biến.
Với sự phát triển mạnh mẽ của vi điều khiển, chỉ cần một động tác nhỏ cũng đủ để
làm cho các thiết bị được điều khiển một cách nhanh chóng.

Đèn LED có nhiều ưu thế trong đời sống hiện đại, có tính phổ biến cao, giá thành lại
rẻ, hợp túi tiền của sinh viên. Xuất phát từ ý tưởng có một sản phẩm điện tử nhỏ và
đẹp có thể làm đồ trang trí hoặc làm quà tặng tinh thần đặc biệt ý nghĩa, cùng với
những kiến thức đã được học trong môn nhập môn kỹ thuật máy tính chúng em nảy
ra và đi đến quyết định “thiết kế mạch điều khiển nháy LED hình trái tim”.

Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng em đã rất cố gắng thực hiện với vốn kiến
thức còn hạn hẹp, cũng như những yếu tố khách quan khác mà không tránh khỏi
nhiều sai sót. Chúng em mong nhận được ý kiến góp ý từ thầy cô cũng như các bạn.

Cuối cùng chúng em xin gửi lời cảm ơn tới Th.S Phạm Văn Chiến đã giúp đỡ chúng
em hoàn thành bài tập lớn này. Hơn nữa thầy còn chỉ dẫn chúng em nhiều kiến thức
trong cuốc sống như: kĩ năng mềm, cách học hiệu quả, kĩ năng làm việc nhóm và sử
dụng một số phần mềm cơ bản.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1.2 Giới thiệu bộ điều khiển nháy led

1.2.1 Lịch sử phát triển và ứng dụng của bộ điều khiển nháy led:

Đèn LED là đèn điện được sử dụng trong các thiết bị chiếu sáng, tạo ra ánh sáng
bằng cách sử dụng một hoặc nhiều diode phát quang ra đời từ những năm 60 của
thế kỷ XX và đến nay đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội. Với nhiều cái “nhất” và “siêu” như: tuổi thọ cao nhất, có lợi cho sức khỏe

2
nhất, siêu sáng, siêu tiết kiệm điện… đèn LED đã mang lại lợi ích vô cùng to lớn
cho nhân loại. Sau đây là những ứng dụng chứng tỏ được ưu thế vượt trội của nó.

Trong giao thông, công nghệ LED tỏ ra vượt trội trong việc thỏa mãn tiêu chí tiết
kiệm điện năng, mỹ quan, dễ điều khiển và bảo vệ môi trường.

Đèn LED còn có mặt rất nhiều trong các biển quảng cáo. Các bảng hiệu quảng cáo
đã có sự phát triển với sự đa dạng về chủng loại cũng như phong cách. Nổi bật
trong số đó là sự xuất hiện của đèn LED được các nhà quảng cáo rất “trọng dụng”.
Đi khắp các con phố, chỗ nào chúng ta cũng có thể bắt gặp đèn LED trên biển
quảng cáo.

Đèn LED còn được dùng để trang trí nội thất vì nó có vẻ đẹp huyền bí và hiện đại,
thích hợp với các thiết bị nội thất như bàn, ghế, giường, bồn tắm… Ánh sáng nhiều
màu của đèn LED được thiết kế phù hợp với tâm trạng, cảm giác của chủ nhân căn
phòng và mục đích sử dụng.

Không chỉ có vậy, đèn LED còn phát triển trong công nghệ chế tạo thiết bị nghe
nhìn. Màn hình máy tính và ti vi công nghệ LED có ưu điểm vượt trội so với các
cấp màu sắc tươi sáng, chất lượng cao, hình ảnh cực kỳ sắc nét mà không chiếm
không gian. TV đèn nền LED cũng có chất lượng phát sáng cao bởi vì chúng sử
dụng một đi-ốt phát sáng để tạo ra những hình ảnh siêu sáng.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm được nghiên cứu phát triển dựa trên
đèn LED như: đèn led cao áp treo trần, đèn led thânh âm trần PHLM10L, đèn LED
panel,…

1.2.2. Giới thiệu về mạch điều khiển nháy led hình trái tim:

➢ Cấu tạo: Bo Kid mạch chủ gồm các khối cơ bản:

- Khối CPU chip vi xử lý.

3
- Khối tạo xung: tụ gốm, thạch anh.

- Khối nguồn ổn định 5V: IC ổn áp, tụ hóa, tụ gốm, jump cắm, điện trở, led đỏ
(báo nguồn).

- Khối hiển thị: gồm nhiều led đỏ sẽ nháy theo hiệu ứng cài sẵn khi nhận được
lệnh từ khối nguồn và khối điều khiển.

Hình 1: Mạch điều khiển nháy led hình trái tim

1.2.3. Giới thiệu về thiết bị tương tự

➢ Mạch đèn LED cho bàn phím máy tính: là những giải đèn LED bên dưới các
phím bấm của các laptop từ phân khúc tầm trung cho đến cao cấp giúp cho
người dùng có thể sử dụng được máy tính ngay cả trong bóng tối. Đặc biệt là
các dòng gaming dành cho các game thủ. Đèn LED máy tính có rất nhiều loại

4
như: đèn bàn phím một màu, đèn bàn phím có thể đổi màu SRGB,… Ngoài ra
còn có tác dụng làm đẹp, trang trí.

➢ Mạch đèn LED hình mặt trăng: thường được trang trí trong phòng ngủ và có
thể dùng làm đèn ngủ, ngoài ra đèn LED hình mặt trăng cũng có thể dùng làm
quà tặng lưu niệm rất ý nghĩa. Với thiết kế đơn giản, nhỏ gọn và rất đẹp mắt
nên đèn LED mặt trăng hiện nay rất được ưa thích.

Hình 2: Đèn LED hình mặt trăng


5
1.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài

1.3.1 Yêu cầu thiết bị

- Hệ thống bao gồm 19 đèn LED sắp xếp thành hình trái tim và nhấp nháy theo
5 hiệu ứng lần lượt là: nháy xếp trái tim, nháy 4 phần, nhấp nháy, nháy đều,
hiệu ứng chạy vòng.

- Sử dụng bộ điều khiển Arduino Mega2560.

- 19 đầu ra điều khiển led cho 19 led khác nhau.

- Điều khiển 5 hiệu ứng nháy led.

- Thực hiện mô phỏng trên phần mềm Proteus, nạp code trên phần mềm
Arduino.

1.3.2 Sơ đồ khối và chức năng các khối

Khối điều khiển

Khối nguồn Khối LED hiển thị

6
• Khối nguồn: khi nhận được điện áp khối nguồn sẽ cung cấp cho toàn mạch bao
gồm khối điều khiển và khối LED hiển thị.

• Khối điều khiển: sẽ nhận được code vào IC chính, làm cho IC hoạt động, điều
khiển hoạt động các IC khác và các LED.

• Khối LED hiển thị: được sắp xếp théo một trình tự phù hợp (hình trái tim) hiển
thị nhận tín hiệu trực tiếp từ khối điều khiển để các LED nháy theo đúng hiệu ứng
được lập trình.

7
PHẦN 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm linh kiện

2.1.1 Bảng linh kiện

Bảng 2.1 Bảng linh kiện sử dụng cho mạch điện

Stt Tên linh kiện Đặc điểm Số lượng Ghi chú

1 Kit Arduino Mega2560 8MHz, 5V 1


2 Điện trở 10K 5

2.1.2 Giới thiệu KIT Arduino Mega2560

KIT Arduino Mega2560 khác với tất cả các vi xử lý trước giờ vì không sử dụng FTDI
chip điều khiển chuyển tín hiệu từ USB để xử lý. Thay vào đó, nó sử dụng
ATmega16U2 lập trình như là một công cụ chuyển đổi tín hiệu từ USB. Ngoài ra,
KIT Arduino Mega2560 cơ bản vẫn giống KIT Arduino Uno R3, chỉ khác số lượng
chân và nhiều tính năng mạnh mẽ hơn, nên các bạn vẫn có thể lập trình cho con vi
điều khiển này bằng chương trình lập trình cho Arduino Uno R3.

2.1.3 Giới thiệu LED

LED ( viết tắt của Light Emitting Diode hay điốt phát quang) là các điốt có
khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt, LED
được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n. Đèn led
có tuổi thọ và hiệu suất lớn hơn nhiều lần đèn sợi đốt và hiệu quả hơn so với hầu
hết các loại đèn huỳnh quang. Chi phí ban đầu để mua đèn led thường cao hơn loại
sợi đốt hay huỳnh quang, tuy nhiên xét về mức độ tiết kiệm điện năng và tuổi thọ
thì chúng được đánh giá tiết kiệm chi phí hơn.

8
2.2 Thiết kế phần cứng

Giải thích :

+ Mua 40 led đỏ(xanh,vàng....tùy sở thích từng người) ,mua 40 con điện trở 220
Om gắn vào chân led.
+ Chip AT89C51, 1 đế cắm chip 89C51, 1 thạch anh 12MHZ, 2 tụ gốm 33pF,1 tụ
hóa 10uF,1 nút bấm rest, 2 điện trở 10K, 1 IC ổn áp LM 7805, 2 tụ gốm 104, bạn
có thể lắp thêm 2 tụ hóa 2 bên
2.3 Chương trình trình điều khiển
- Những thứ dùng trong thư viện để lập trình và chương trình điểu
khiển là:
+ LED-RED : được làm từ các thành phần hóa học như nhôm, gali, a-xen.
Hoạt động tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp, không sử dụng thủy ngân như các loại
bóng huỳnh quang thông thường.

9
+ RES : là một linh kiện điện tử thụ động gồm 2 tiếp điểm kết nối, thường
được dùng để hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch, điều chỉnh mức độ tín
hiệu, dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor,
tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong rất nhiều ứng dụng khác.
+ SIMULINO MEGA : là một bo mạch vi xử lý được dùng để lập trình
tương tác với các thiết bị phần cứng như cảm biến, động cơ, đèn hoặc các thiết bị
khác.
2.4Kết quả mô phỏng

10
 Hoạt động của mạch điện đã đạt yêu cầu so với yêu cầu đề ra

11
PHẦN 3. KẾT LUẬN
Thông qua đề tài: “Thiết kế mạch điều khiển nháyLED” sinh viên đã rút ra được
nhiều bài học rất bổ ích, học tập được tinh thần làm việc ….

Đề tài đồng hồ điện tử điều khiển đèn LED tuy không phài là một đề tài mới và cũng
không phải là một đề tài lớn nhưng khá thông dụng và tiện ích trong cuộc sống hàng ngày
của chúng ta. Thông qua đề tài lần này em đã học được rất nhiều kiến thức bổ ích, và cũng
đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm có giá trị. Đồng thời có thể tự tạo một món quà ý nghĩa
dành cho người thân và bạn bè

Kết quả đạt được: Tìm hiểu được nguyên lý làm việc của bộ kit Arduino Mega 2560,
Biết mô phỏng trên phần mềm Proteus, Thiết kế được mạch nháy LED

12
PHỤ LỤC
Phần Code Arduino Bộ Điều khiển nháy LED
int led;
void setup(){
for(led=2;led<=19;led++)
pinMode(led,OUTPUT);
}
void loop(){
for(int i=2;i<=21;i++){
for(led=21;led>=i+1;led--){
digitalWrite(led, HIGH);
delay(2);
digitalWrite(led, LOW);
delay(2);
}
digitalWrite(i, HIGH);
}
for(int a=1;a<=5;a++){
for(int i=2,j=7,k=12,h=17;i<7,j<12,k<17,h<22;i++,j++,k++,h++){
digitalWrite(i,HIGH);
digitalWrite(j,HIGH);
digitalWrite(k,HIGH);
digitalWrite(h,HIGH);
delay(10);
}
for(int i=2,j=7,k=12,h=17;i<7,j<12,k<17,h<22;i++,j++,k++,h++){

13
digitalWrite(i,LOW);
digitalWrite(j,LOW);
digitalWrite(k,LOW);
digitalWrite(h,LOW);
}
}
for(int i=1; i<=3;i++){
for(led=2;led<=19;led++)
digitalWrite(led,HIGH);
delay(30);
for(led=2;led<=19;led++)
digitalWrite(led,LOW);
delay(30);
}
for(int a=1;a<=2;a++){
digitalWrite(2, HIGH);
delay(10);
for(int i=3, j=19;i<=10,j>=12;i++,j--){
digitalWrite(i, HIGH);
digitalWrite(j, HIGH);
digitalWrite(11, HIGH);
delay(5);
}
for(int i=10, j=12;i>=3,j<=19;i--,j++){
digitalWrite(i, LOW);
digitalWrite(j, LOW);

14
digitalWrite(11,LOW);
delay(5);
}
digitalWrite(2,LOW);
delay(10);
}
for(int a=1;a<=3;a++){
digitalWrite(2,HIGH);
delay(10);
for(int i=3, j=19;i<=10,j>=12;i++,j--){
digitalWrite(i,HIGH);
digitalWrite(j,HIGH);
digitalWrite(11, HIGH);
delay(5);
digitalWrite(i,LOW);
digitalWrite(j,LOW);
delay(5);
}
for(int i=10, j=12;i>=3,j<=19;i--,j++){
digitalWrite(i,HIGH);
digitalWrite(j,HIGH);
delay(5);
digitalWrite(i,LOW);
digitalWrite(j,LOW);
digitalWrite(11,LOW);
delay(5);

15
}
digitalWrite(2,LOW);
delay(10);
}
for(int i=1;i<=3;i++);{
for(led=2;led<18;led++){
digitalWrite(led,HIGH);
digitalWrite(led+1,HIGH);
digitalWrite(led+2,HIGH);
delay(5);
digitalWrite(led,LOW);
digitalWrite(led+1,LOW);
digitalWrite(led+2,LOW);
delay(5);
}
}
}

16

You might also like