You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


----------

ĐỀ TÀI 13: TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI MÀN HÌNH

GVHD: Thầy Nguyễn Minh Châu


Cô Nguyễn Thị Minh Hương
Nhóm: 13 Lớp: DT02
Thành viên nhóm: MSSV
1. Nguyễn Thị Huyền 1711580
2. Nguyễn Đình Huy 1711506
Người nộp: Nguyễn Thị Huyền

1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................2


I. MÀN HÌNH CRT (Cathode Ray Tube).......................................................3
1. Cấu tạo...........................................................................................................3
2. Nguyên lý hoạt động.....................................................................................4
3. Ưu nhược điểm và ứng dụng.......................................................................6
II. MÀN HÌNH LED (Light Emting Diode).....................................................7
1. Cấu tạo...........................................................................................................7
2. Nguyên lý hoạt động.....................................................................................9
3. Ưu nhược điểm và ứng dụng.....................................................................12
III. MÀN HÌNH LCD ( Liquid-Crystal Display).............................................13
1. Cấu tạo........................................................................................................13
2. Nguyên lý hoạt động...................................................................................16
3. Ưu nhược điểm và ứng dụng.....................................................................17
III. MÀN HÌNH PLASMA................................................................................18
1. Cấu tạo.........................................................................................................18
2. Nguyên lý hoạt động...................................................................................20
3. Ưu - nhược điểm và ứng dụng...................................................................21
V. KẾT LUẬN....................................................................................................22

2
LỜI NÓI ĐẦU
Thế kỷ 21 đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các nghành công nghệ, đặc
biệt là ngành công nghệ điện, điện tử. Các thiết bị điện tử như TV, máy tính, điện
thoại thì được thay đổi, cải tiến từng ngày. Và để làm nên điều đó chúng ta không
thể không nhắc đến ngành công nghệ màn hình. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều
công nghệ màn hình khác nhau. Kể như màn hình CRT, màn hình LED, màn hình
LCD, màn hình Plasma…

Các loại màn hình kể trên thì đều có cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng
khác nhau. Vậy để tìm hiểu chi tiết hơn, ở đây chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về các
loại công nghệ màn hình này.

Đề tài nghiên cứu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và ứng dụng
thực tiễn của từng loại màn hình. Từ đó đưa ra nhận xét, so sánh trực quan và định
hướng ứng dụng giữa các loại màn hình.

Do điều khiện thời gian và tài liệu không cho phép, bài nghiên cứu có thể
không được chi tiết và chuyên sâu, mong thầy(cô) và các bạn cùng xem xét và góp
ý để bài luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

3
I. MÀN HÌNH CRT (Cathode Ray Tube)

CRT là công nghệ màn hình lâu đời nhất, được thương mại hóa vào năm 1992.

Tính đến thời điểm hiện nay, CRT được xem là công nghệ lỗi thời dù đã có rất
nhiều cải tiến. Nó vẫn rất cồng kềnh so với những công nghệ màn hình sau này như
LCD và plasma.

1. Cấu tạo

1) Súng điện tử 5) Kết nối anot

2) Chùm electron 6) Mặt nạ

3) Cuộn dây tập trung 7) Lớp phốt pho

4) Cuộn dây làm lệch 8) Cận cảnh phần trong của màn hình

Màn hình CRT về bản chất là một hệ thống đèn điện tử chân không. Trong đó

4
nó sử dụng một (màn hình đen trắng) hoặc ba (màn hình màu) súng điện tử (bắn tia
âm cực) và một màn phốt pho.

Để hiển thị được hình ảnh, các súng điện tử sẽ bắn tia âm cực (chùm hạt
electron) vào màn phosphor để kích thích chúng phát sáng.

2. Nguyên lý hoạt động

 Súng điện tử (electron gun):

Khi hai phiến kim loại được nối với nguồn có hiệu điện thế cao, tấm tiếp xúc
với cực âm gọi là Catot và tia nó phát ra là tia âm cực (chùm electron). Tia âm cực
bị cực dương anot hút lại, tia này đi qua lỗ và tiếp tục truyền cho đến tận phía cuối
của đầu còn lại. Khi tia đó va chạm với một bề mặt được mạ một lớp phốt pho sẽ
phát ra ánh sáng huỳnh quang.

5
 Cuộn dây làm lệch (steering magnets):

Các hạt electron là vật thể mang điện di chuyển như miếng nam châm nhỏ, nó
cũng có thể tương tác với từ trường bên ngoài. Các hạt electron bị từ trường làm
chệch hướng đi. Và khi từ trường đảo ngược lại, thì chùm electron lại bị làm chệch
đi theo hướng ngược lại. Trong màn hình CRT có 2 cuộn dây làm lệch, một cuộn
dây thứ nhất sẽ bẻ cong chùm electron theo phương ngang, cuộn dây thứ hai sẽ bẻ
cong chùm electron theo phương dọc, các hạt electron di chuyển theo đường thẳng
từ lỗ của anot tăng tốc đến trung tâm của màn hình tới nơi chúng không còn bị bẻ
cong nữa chúng sẽ tạo ra các điểm sáng.

 Màn hình:

Màn hình có thể là được mạ một lớp huỳnh quang đặc biệt . Lớp huỳnh quang
này hấp thụ năng lượng và phát ra ánh sáng khi các hạt electron đập vào màn hình.
Khi có một vài hạt đập ngược trở lại, giống như quả bóng tennis đập vào tường rồi
văng ngược trở lại, chúng cần phải thu lại và quay về catot. Những hạt electron như
vậy gọi là hạt electron thứ cấp, nếu không quay trở lại catot, chúng sẽ tạo ra những
đám điện tích trên màn hình. Để tránh trường hợp này, người ta sử dụng một lớp
than chì trong ống tia điện tử.

3. Ưu nhược điểm và ứng dụng


a. Ưu điểm:
 CRT là loại màn hình có giá rẻ hơn so với những loại màn hình khác.
 Màn CRT có thể hoạt động ở mọi độ phân giả, hình dạng, tỉ lệ kích thước
mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
 Tạo ra màu sắc đẹp và góc nhìn tốt duy trì được độ sáng và có tuổi thọ bền.
b. Nhược điểm:
 Độ phân giải thấp.

6
 Nặng và dày hơn các loại màn hình LCD, LED hay plasma cùng kích
thước.
 Tivi, máy tính sử dụng màn hình CRT tiêu thụ rất nhiều điện.
c. Ứng dụng:

Màn CRT cho chất lượng màu sắc cực kỳ trung thực, độ tương phản tốt, nên
nó hay được dùng trong dân kỹ thuật, thiết kế.hay được dùng trong dân kỹ thuật,
thiết kế.

Màn hình CRT chủ yếu được sử dụng trong sản xuất tivi, máy tính, máy đo…

II. MÀN HÌNH LED (Light Emting Diode)


Màn hình LED trên thực tế giống một chiếc tivi lớn nhưng cấu tạo và nguyên
lý hoạt động của màn hình LED thì không giống như TV bởi hệ thống đèn LED
được làm từ các module LED riêng biệt thành màn hình LED có kích thước và hình
dạng khác nhau cho ra những màn hình với kích thước đa dạng và phong phú.
1. Cấu tạo
a. Cấu tạo màn hình LED

7
 Màn hình LED sử dụng các điốt phát quang điện làm đèn nền.
 Màn hình LED được cấu tạo từ rất nhiều điểm ảnh, các điểm ảnh được sắp
xếp theo ma trận điểm ảnh. Không chỉ vậy mỗi điểm ảnh được cấu tạo từ
công nghệ bóng LED SMD gồm 3 màu cơ bản 1R1G1B: R - đỏ, G - xanh
lá cây, B - xanh dương. Từ 3 màu cơ bản này sẽ cho ra số màu hiển thị là
trên 16,7 triệu màu. Việc sắp xếp các điểm ảnh có tác dụng điều chỉnh
chính xác độ sáng của từng điểm ảnh trên màn hình, cùng với tỉ lệ của 3
màu cơ bản giúp màn hình LED cho ra nhiều màu sắc sinh động, sự tương
phản sẽ đạt mức độ tối ưu, loại bỏ được hiện tượng chênh lệch màu tại các
góc của màn hình.
 Một chiếc màn hình LED cấu tạo từ rất nhiều linh kiện lắp ráp lại với nhau
bao gồm:
- Module LED

8
- Card thu Card phát
- Bộ xử lý hình ảnh của màn hình
- Cabinet
- Bộ nguồn
Đây là những bộ phận chủ đạo của một chiếc màn hình LED , tùy theo yêu cầu
sử dụng và kích thước mà có thêm một số linh kiện nữa vào sao cho phù hợp.
b. Cấu trúc module của màn hình LED

Màn hình LED được ghép thành nhờ khả năng lắp nối tiếp các module màn
hình LED lại với nhau được gọi là bức từng màn hình LED hay được gọi là những
cabin màn hình LED với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau.

Các module màn hình riêng lẻ có thể được liên kết liền mạch để tạo thành các kích
thước và hình dạng không giới hạn, phổ biến cho các sự kiện đặc biệt trong nhà và
ngoài trời cần màn hình lớn hoặc tỷ lệ hay hình dạng tùy chỉnh.

Module LED là bảng mạch điện tử LED, sử dụng công nghệ công nghệ
Surface-mount (SMT) cho phép gắn trực tiếp các chip LED lên bo mạch PCB mà
không cần đến hai chân nhỏ như công nghệ DIP đời cũ. Module LED có thể hoạt

9
động độc lập hoặc liên kết với nhau để tạo thành những màn hình LED kích cỡ lớn.
Module tác động rất lớn đến chất lượng hình ảnh của màn hình LED.

Để thuận tiện cho sử dụng, thông thường nhà sản xuất sẽ phân loại module
theo môi trường hoạt động (module LED trong nhà và module LED ngoài trời).

2. Nguyên lý hoạt động


 Thông tin được chuyển tiếp đến các module LED bằng các bộ điều khiển
được kết nối với máy tính điều khiển. Bộ xử lý video trong PC nhận tín
hiệu video từ các nguồn khác nhau - tín hiệu TV tiêu chuẩn, tín hiệu từ
VCR, đầu DVD, máy quay video, máy tính khác, v.v.

10
 Các video clip được chuẩn bị trước có thể được ghi lại trên ổ cứng của máy
tính điều khiển và có thể được hiển thị theo lịch yêu cầu.

Khi đủ số lượng video được cài đặt, việc kết nối tất cả các màn hình LED
này vào một mạng với trung tâm điều khiển hợp nhất đã xuất hiện. Các
màn hình LED đứng riêng biệt được điều khiển bởi một máy tính trung tâm
thông qua bất kỳ kênh nào có sẵn modem, modem radio, cáp quang, v.v.

 Có 2 loại hiển thị trên màn hình LED

- Màn hình hiển thị văn bản có thể hiển thị các ký tự, chữ cái. Màn hình
này được điều khiển bởi máy tính không chỉ có thể hiển thị văn bản tại

11
chỗ một cách đồng bộ và sinh động mà còn có thể hiển thị flash hai chiều,
ba chiều.

- Màn hình hiển thị hình ảnh có thể hiển thị thông tin về hình ảnh, video,
chương trình TV, chương trình VCD và phát sóng trực tiếp.

12
3. Ưu nhược điểm và ứng dụng
a. Ưu điểm
 Màu sắc sống động, chân thực
 Tuổi thọ màn hình LED rất cao
 Dễ dàng cài đặt và sử dụng
 Thân thiện với môi trường
 Nhiệt lượng phát sinh thấp
 Tiết kiệm năng lượng
 Phù hợp với nhiều thiết kế khác nhau
b. Nhược điểm
 Chi phí ban đầu cao
 Ô nhiễm ánh sáng
c. Ứng dụng

Màn hình LED là một trong những sản phẩm LED được ứng dụng nhiều nhất
trong đời sống và nhiều lĩnh vực quảng cáo, truyền thông hiện nay

 Màn hình led quảng cáo

Sự ra đời của công nghệ LED, đặc biệt là màn hình LED đã tạo nên một bước
ngoặt lớn trong ngành truyền thông quảng cáo. Nó tạo nên một hình thức quảng cáo
mới hiệu quả rất cao so với những tấm biển bạt, poster hay banner… ngày trước.

 Màn hình LED trình chiếu

- Màn hình LED hội trường, phòng họp.


- Màn hình LED sân khấu tiệc cưới.
- Màn hình LED sân vận động.

13
- Màn hình LED rạp chiếu phim.

 Màn hình LED trang trí

- Màn hình LED trang trí sân khấu.


- Màn hình LED trang trí quán bar, karaoke.

III. MÀN HÌNH LCD ( Liquid-Crystal Display)

LCD là loại màn hình phổ biến nhất hiện nay, xuất hiện trên nhiều sản
phẩm điện tử như TV mỏng, máy tính cho đến điện thoại di động.

1. Cấu tạo

Có hai kiểu cấu tạo màn hình tinh thể lỏng chính, khác nhau ở thiết kế
nguồn sáng.

 Trong kiểu thứ nhất, ánh sáng được phát ra từ một đèn nền, có vô số


phương phân cực như các ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng này được cho lọt
qua lớp kính lọc phân cực thứ nhất, trở thành ánh sáng phân cực phẳng chỉ
có phương thẳng đứng. Ánh sáng phân cực phẳng này được tiếp tục cho
truyền qua tấm thủy tinh và lớp điện cực trong suốt để đến lớp tinh thể
lỏng. Sau đó, chúng tiếp tục đi tới kính lọc phân cực thứ hai; có phương
phân cực vuông góc với kính lọc thứ nhất, rồi đi tới mắt người quan sát.
Kiểu màn hình này thường áp dụng cho màn hình màu ở máy tính hay TV.
Để tạo ra màu sắc, lớp ngoài cùng, trước khi ánh sáng đi ra đến mắt người,
có kính lọc màu.
 Ở loại màn hình tinh thể lỏng thứ hai, chúng sử dụng ánh sáng tự nhiên đi
vào từ mặt trên và có gương phản xạ nằm sau, dội ánh sáng này lại cho
người xem. Đây là cấu tạo thường gặp ở các loại màn hình tinh thể lỏng

14
đen trắng trong các thiết bị bỏ túi. Do không cần nguồn sáng nên chúng tiết
kiệm năng lượng.

Chính vì cấu tạo của màn hình LCD như vậy nên chúng được chia ra thành hai
loại là LCD ma trận chủ động và LCD ma trận thụ động.

 LCD ma trận thụ động

LCD ma trận thụ động (dual scan twisted nematic, DSTN LCD) có đặc điểm
là đáp ứng tín hiệu khá chậm (300ms) và dễ xuất hiện các điểm sáng xung quanh
điểm bị kích hoạt khiến cho hình có thể bị nhòe. Các công nghệ
được Toshiba và Sharp đưa ra là HPD (hybrid passive display), cuối năm 1990,
bằng cách thay đổi công thức vật liệu tinh thể lỏng để rút ngắn thời gian chuyển đổi
trạng thái của phân tử, cho phép màn hình đạt thời gian đáp ứng 150ms và độ tương
phản 50:1. Sharp và Hitachi cũng đi theo một hướng khác, cải tiến giải thuật phân
tích tín hiệu đầu vào nhằm khắc phục các hạn chế của DSTN LCD, tuy nhiên
hướng này về cơ bản chưa đạt được kết quả đáng chú ý.

 LCD ma trận chủ động

LCD ma trận chủ động thay thế lưới điện cực điều khiển bằng loại ma
trận transistor phiến mỏng (thin film transistor, TFT LCD) có thời gian đáp ứng
nhanh và chất lượng hình ảnh. Các điểm ảnh được điều khiển độc lập bởi một
transistor và được đánh dấu địa chỉ phân biệt, khiến trạng thái của từng điểm ảnh có
thể điều khiển độc lập.

 LCD ma trận chủ động có nhiều lớp nhưng được chia làm hai phần
chính:
- Phần tạo ánh sáng nền: có chức năng tạo ra nguồn ánh sáng trắng chiếu từ
phía sau (Backlight) chiếu qua tấm LCD để soi sáng hình ảnh màu.

15
- Tấm LCD là nơi mà các điểm màu được điều khiển để cho ánh sáng
xuyên qua nhiều hay ít, từ đó tái tạo lại ánh sáng của hình ảnh lúc ban đầu.
 Tấm LCD là nơi tạo lên hình ảnh màu chúng được cấu tạo từ các lớp
như sau:
- Màng phân cực phía trên.
- Tấm CF: Đây là tấm điện cực chung.
- Lớp LC (Lyquied Crystal): Lớp tinh thể lỏng.
- Tấm TFT (Thin Film Transistor): Các Transistor màng mỏng.
- Màng phân cực phía dưới.
 Phần tạo ánh sáng nền, bao gồm các lớp:
- Lăng kính: đây là lớp tăng cường độ ánh sáng lên 1,5 đến 1,8 lần.
- Lớp khuếch tán ánh sáng: lớp này tập trung ánh sáng thu được từ sau lớp
dẫn sáng.
- Tấm dẫn sáng: truyền ánh sáng từ một phía ra khắp màn hình.
- Lớp phản xạ: phản xạ toàn bộ ánh sáng về phía trước.
- Đèn cao áp: tạo ánh sáng nền cho màn hình.

2. Nguyên lý hoạt động

LCD là một loại vật chất phản xạ ánh sáng khi điện thế thay đổi. Nó hoạt động
dựa trên nguyên tắc ánh sáng nền, bao gồm một lớp chất lỏng nằm giữa 2 lớp kiếng
phân cực ánh sáng. Bình thường, khi không có điện áp, các tinh thể này được xếp
thẳng hàng giữa hai lớp cho phép ánh sáng truyền qua theo hình xoắn ốc.

Khi có điện áp cấp vào, lớp canh chỉnh sẽ tạo một vùng điện tích, canh chỉnh lại
các tinh thể lỏng đó. Nó không cho phép ánh sáng đi qua để hiển thị lên hình ảnh
tại vị trí điểm ảnh đó. Các điểm ảnh trong màn hình LCD rất nhỏ ở 1 trong 2 chế
độ: Cho phép ánh sáng đi qua hoặc không. Điểm ảnh bao gồm 3 yếu tố màu như
đỏ, xanh lá, xanh dương.
16
a. Hoạt động bật tắt cơ bản

Nếu điện cực của một điểm ảnh con không được áp một điện thế, thì phần tinh
thể lỏng ở nơi ấy không bị tác động gì cả, ánh sáng sau khi truyền qua chỗ ấy vẫn
giữ nguyên phương phân cực, và cuối cùng bị chặn lại hoàn toàn bởi kính lọc phân
cực thứ hai. Điểm ảnh con này lúc đó bị tắt và đối với mắt đây là một điểm tối.

Để bật một điểm ảnh con, cần đặt một điện thế vào điện cực của nó, làm thay
đổi sự định hướng của các phân tử tinh thể lỏng ở nơi ấy; kết quả là ánh sáng sau
khi truyền qua phần tinh thể lỏng ở chỗ điểm ảnh con này sẽ bị xoay phương phân
cực đi, có thể lọt qua lớp kính lọc phân cực thứ hai, tạo ra một điểm màu trên tấm
kính trước.

b. Hiển thị màu sắc và sự chuyển động

Hình ảnh hiện ra trên tấm kính trước là do sự cảm nhận tổng thể tất cả các
điểm ảnh, ở đấy mỗi điểm ảnh mang một màu sắc và độ sáng nhất định, được quy
định, theo quy tắc phối màu phát xạ, bởi mức độ sánh của ba điểm ảnh con của nó
(tỉ lệ của 3 mà đỏ, lục và lam) tức được quy định bởi việc bật/tắt các điểm ảnh con
ấy.

Để làm điều này, cùng một lúc các điện thế thích hợp sẽ được đặt vào các
điểm ảnh con nằm trên cùng một hàng, đồng thời phần mềm trong máy tính sẽ ra
lệnh áp điện thế vào những cột có các điểm ảnh con cần bật.

Ở mỗi thời điểm, các điểm ảnh ở một trạng thái bật/tắt nhất định - ứng với một
ảnh trên màn hình. Việc thay đổi trạng thái bật/tắt của các điểm ảnh tạo ra một hình
ảnh chuyển động. Điều này được thực hiện bằng cách áp điện thế cho từng hàng từ
hàng này đến hàng kế tiếp (gọi là sự quét dọc) và áp điện thế cho từng cột từ cột
này đến cột kế tiếp (sự quét ngang). Thông tin của một ảnh động từ máy tính được

17
chuyển thành các tín hiệu quét dọc và quét ngang và tái tạo lại hình ảnh đó trên
màn hình.

3. Ưu nhược điểm và ứng dụng

a. Ưu điểm

 Độ phân giải màn hình tối ưu: Mỗi một kích thước của màn hình LCD sẽ
tương ứng với một độ phân giải nhất định, nhờ đó mà màn hình LCD có
hình ảnh hiển thị rõ nét, không có tình trạng nhòe hay bị vỡ.
 Vùng hiển thị đúng với kích thước: Với màn hình LCD vùng làm việc sẽ
hiển thị đúng với kích thước của màn hình. Ví dụ màn hình LCD 24 inch
thì sẽ có vùng hiển thị bằng đúng 24 inch.
 Nhìn rõ nội dung dù ở vị trí nào: Màn hình được trang bị góc nhìn 160 độ
theo chiều dọc, ngang nên dù đứng ở tư thế nào vẫn nhìn thấy được nội
dụng hiển thị, nhất là khi cần trình chiếu nội dung ở phòng diện tích lớn.
 Màu sắc đẹp và rõ nét: Nhờ tỷ lệ tương phản màn hình đạt 1000:1 nên
mang đến màu sắc đẹp và rõ nét.
 Tiêu thụ ít điện năng: Màn hình LCD khi sử dụng tiêu tốn ít điện năng so
với công nghệ CRT cũ.
b. Nhược điểm
 Màn hình LCD tốn kém hơn so với TV Plasma.
 LCD cho có một phạm vi màu tốt nhưng đôi khi không cho chất lượng hiển
thị sâu sắc về người da đen như là một màn hình Plasma và không tạo ra độ
sáng như của màn hình LED.
 LCD có kích thước rất mỏng nhưng hơi cồng kềnh so với LED.
 LCD được xem là đáng tin cậy nhất nhưng chúng có thể bị ảnh hưởng bởi
các điểm ảnh bị mắc kẹt và các điểm ảnh bị dữ lại. Một số điểm ảnh bị mắc
kẹt có thể khiến hình ảnh xuất hiện bị mờ.
18
c. Ứng dụng

Không khó để tìm thấy màn hình LCD trong cuộc sống hàng ngày.

 Màn hình tivi, điện thoại, máy tính… và các thiết bị có khả năng hiển
thị hầu hết đều được làm từ LCD.
 Trong lĩnh vực quảng cáo, màn hình LCD được sử dụng để trình chiếu
chuyên dụng.
IV. MÀN HÌNH PLASMA
1. Cấu tạo
 Hai tấm kính có bề dày khoảng 3 mm (mặt trước và sau) đặt song song,
cách nhau khoảng 100 µm chứa khí hiếm (thường là hỗn hợp Xe-Ne hay
Xe-Ne-He) có khả năng phát ra photon cực tím UV. Để tăng khả năng chịu
nhiệt v à biến dạng, trong quá trình sản xuất các tấm kính được nung đến
6000C, gần đến nhiệt độ nóng chảy của thủy tinh. Ở giữa hai tấm kính l à
các điểm ảnh, mỗi điểm ảnh có ba ô phóng điện độc lập.
 Các ô phóng điện được ngăn cách nhau bằng các th ành điện môi được
đặt trên tấm thủy tinh có các điện cực địa chỉ. Các th ành này có độ cao 100
– 200 µm, bề dày khoảng 50 µm. Trước kia thường dùng cấu trúc thành
song song nhưng xu hướng hiện nay là khép kín ô phóng điện về cả hai
hướng để tăng khả năng hấp thụ photon UV. Có nhiều cấu trúc th ành khác
nhau đã được đưa ra như cấu trúc WAFFLE, cấu trúc DelTA, chữ thập…
 Một lớp phosphor được phủ bên trong mỗi ô phóng điện có nhiệm vụ biến
đổi photon UV phát xạ từ Xe thành ánh sáng khả kiến có màu là một trong
ba màu cơ bản : đỏ, xanh lam và xanh lục. Lớp phosphor này phải có hiệu
suất lượng tử cao, hệ số phản xạ thấp đối với photon UV và cao đối với ánh
sáng khả kiến. Các lớp phosphor này có bề dày khoảng 20 – 30 µm. Các
vật liệu phosphor được sử dụng thường là :

19
+ BaMgAl10O: Eu2+ (BAM) cho màu xanh dương
+ Zn2SiO4: Mn2+ cho màu xanh lục
+ (YGd)BO3:Eu3+ và Y2O3: Eu3+ cho màu đỏ.

 Hệ thống các điện cực được sắp xếp đều đặn trên mỗi tấm kính và được
bao bọc bằng một lớp điện môi có bề dày khoảng 20 – 40 μm. + Các điện
cực nằm sát tấm kính phía mặt sau ở đáy mỗi ô phóng điện đ ược gọi là
điện cực địa chỉ. Điện cực địa chỉ đ ược làm bằng kim loại, có bề rộng
khoảng 80 µm + Các điện cực nằm sát tấm kính phía tr ước được gọi là
điện cực hiển thị hay điện cực duy trì. Các điện cực hiển thị được làm bằng
vật liệu dẫn điện trong suốt ITO ( Indium- Tin - Oxid ) cho phép ánh sáng
tạo ra từ các điểm ảnh có thể đi xuy ên qua và phát ra ngoài. Tuy nhiên vì
dòng đỉnh trong AC PDP là rất cao, độ dẫn của ITO không đủ do đó các
điện cực phụ nhỏ bằng kim loại có bề rộng nhỏ h ơn (còn được gọi là điện
cực bus) được áp vào đỉnh mỗi điện cực ITO. Cu có độ dẫn điện tốt nhưng
khả năng kết dính với oxid kém n ên thường sử dụng điện cực bus là
Cr/Cu/Cr, điện cực này cũng cho phép ánh sáng truyền qua.

 Một lớp MgO có bề dày khoảng 500 nm được phủ lên lớp điện môi của
tấm kính có các điện cực hiển thị để bảo vệ lớp điện môi khỏi hiện t ượng
phún xạ vì MgO khá bền với hiện tượng phún xạ, đồng thời cung cấp một l
ượng lớn electon phát xạ thứ cấp dưới sự tác động của các ion l àm giảm
điện thế đánh thủng.
 Hỗn hợp khí hiếm được sử dụng thường là Xe – Ne. Hệ số phát xạ thứ cấp
của MgO dưới tác dụng của ion Ne rất lớn v ì vậy Ne đóng vai trò chủ yếu
trong việc giảm điện thế đánh thủng của ô phóng điện và được dùng như
một khí đệm. Còn Cấu trúc của mỗi ô phóng điện plasma Xe đóng vai trò
20
chính là phát xạ tia tử ngoại. Khi tăng nồng độ Xe th ì khả năng phát xạ
photon UV tăng, tuy nhi ên điện thế đánh thủng cũng tăng theo. Vì vậy
nồng độ Xe chỉ vào khoảng 3-10%.

2. Nguyên lý hoạt động


a. Quá trình phát sáng của một ô phóng điện

Trong điều kiện bình thường các nguyên tử khí trong một ô phóng điện ở trạng
thái trung hòa. Tổng điện tích dương và âm của nguyên tử bằng nhau. Khi điện thế
đặt vào các điện cực của một ô đạt đến điện thế đánh thủng, xảy ra hiện tượng
phóng điện. Trong hỗn hợp khí xảy ra quá trình kích thích và ion hóa các nguyên t
ử khí trở thành các nguyên tử kích thích và ion => tạo thành plasma. Đồng thời
cũng xảy ra quá trình tái hợp điện tử làm giảm nồng độ các hạt mang điện và phát
ra photon.

Do quá trình phóng điện chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn nên sau một
thời gian, plasma sẽ không còn. Để duy trì plasma và quá trình phát xạ photon UV,
một điện thế duy trì được sử dụng để quá trình phóng điện tiếp tục xảy ra.

Lớp phosphor trong ô phóng điện sẽ hấp thụ các photon UV được phát ra,
chuyển lên trạng thái kích thích và phát ra ánh sáng nhìn thấy khi trở về trạng thái
ban đầu.

b. Màu của một điểm ảnh

Ba ô phóng điện của một pixel phát sáng độc lập và cùng lúc. Bằng cách thay
đổi cường độ dòng điện chạy qua các ô phóng điện khác nhau trong một điểm ảnh,
người ta thay đổi được cường độ ánh sáng của các màu. Do vậy sự tổng hợp của ba
màu cơ bản với cường độ khác nhau sẽ tạo ra bất kì màu nào mong muốn.

21
Các điểm ảnh phát sáng liên tiếp nhau với tốc độ rất nhanh tạo cảm giác màn
hình phát sáng liên tục và tạo ra hình ảnh.

c. Điều khiển quá trình phóng điện của một ô.

Có hai loại màn hình plasma xoay chiều là ACC và ACM có cấu tạo tương đối
giống nhau và chỉ khác nhau ở cách bố trí các điện cực.

 Cấu trúc ACC: Mỗi ô phóng điện được xác định bằng ba điện cực: hai điện
cực song song nằm ở tấm kính phía tr ước và một điện cực vuông góc nằm
ở tấm kính phía sau.
 Cấu trúc ACM: Trên mỗi tấm kính là một dãy các điện cực song song cách
đều. Các dãy điện cực ở hai tấm kính được đặt vuông góc nhau. Sự phóng
điện xảy ra tại nơi giao nhau của điện cực hàng và cột, do đó mỗi ô phóng
điện sẽ được xác định bằng hai điện cực.
3. Ưu - nhược điểm và ứng dụng
a. Ưu điểm
 Chế tạo màng hình có kích thước lớn nhưng rất mỏng.
 Tiết kiệm điện năng: 0,39 watt/inch vuông.
 Góc nhìn rất rộng, đạt khoảng 1700.
 Cho hình ảnh đẹp, sắc nét, hiển thị tông màu đen tốt hơn LCD.
 Không bị nhiễu từ như màn hình CRT.
 Thời gian đáp ứng tốt hơn LCD.
b. Nhược điểm
 Tương đối nặng so với LCD.
 Không có nhiểu kích cỡ, nhất là các màn hình kích cỡ nhỏ (dưới 32 inch).
 Tuổi thọ trung bình khoảng 3000 giờ tương đương khoảng 10 năm sử
dụng.

22
 Độ phân giải thấp hơn màn hình LCD.
c. Ứng dụng

Cũng như LCD, Plasma là công nghệ màn hình rất phổ biến hiện nay. Màn
hình Plasma chủ yếu được dùng để sản xuất HDTV.

V. KẾT LUẬN

Với những ưu điểm của các loại màn hình mà ngày nay nó được ứng dụng rất
rộng rãi trong cuộc sống với nhiều mục đích khác nhau.

23

You might also like