You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ


***

BÀI TẬP LỚN


NHẬP MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

Đề bài: Tìm hiểu và phân tích về hệ thống PCS 7 của hãng


Siemens

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Nhóm: 19

Thành viên: Nguyễn Công Trường


Trần Mạnh Trường
Ninh Thị Vân
Lớp: K65AT/Khoa CHKT-TĐH
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... 3


I. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PCS7 ................................................................... 4
1. Điều khiển phân tán khác gì so với SCADA ..................................................... 4
2. Tổng quan về hệ thống PCS7 ....................................................................... 5
3. Những tiện ích, đặc tính của hệ thống điều khiển PCS7 .................................. 6
4. Ứng dụng hệ thống PCS7 ............................................................................ 7
II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ........................................................................... 7
1. Trạm quản lý .............................................................................................. 7
2. Trạm kỹ thuật( (Engineering System - ES) .................................................... 7
3. Trạm vận hành(Operating System – OS) ....................................................... 8
4. Trạm điều khiển(Control System)................................................................. 9
5. Các thiết bị trường .................................................................................... 10
III. PHẦN MỀM HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH PCS7 ..................... 11
Phần mềm SIMATIC ...................................................................................... 11
1. Chức năng thiết lập cấu hình phần cứng ...................................................... 12
2. Chức năng thiết lập truyền thông ................................................................ 13
3. Chức năng thiết lập cấu hình mạng ............................................................. 14
4. Chức năng thiết lập chương trình điều khiển .................................................. 15
IV. HỆ THỐNG TẠO VÀ SÀNG LỌC NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO ... 16
1. Mô tả hoạt động hệ thống .......................................................................... 16
2. Mô phỏng hệ thống ................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 19

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hệ thống PCS7 trong công nghiệp………………………………………….5
Hình 2.1 Trạm vận hành trong PCS7…………………………………………………9
Hình 2.2 Trạm điều khiển trung tâm S7-400…………………………………………9
Hình 2.3.1 Dòng các thiết bị đo ……………………………………………………...10
Hình 2.3.2 Thiết bị đo SENTRON…………………………………………………...10
Hình 2.3.3 Biến tần…………………………………………………………………..10
Hình 2.3.4 Động cơ Siemens………………………………………………………...11
Hình 3.1.1 Thiết lập tập tin mới trong PCS 7………………………………………...12
Hình 3.1.2 Chức năng thiết lập phần cứng…………………………………………...13
Hình 3.2.1 Giao diện lựa chọn thiết bị truyền thông………………………………...13
Hình 3.2.2 Chức năng thiết bị truyền thông………………………………………….14
Hình 4.2.1 Vận chuyển hòm ươm giống lên giá ươm……………………………….17
Hình 4.2.2 Đèn và còi báo khi giá ươm đầy………………………………………….17
Hình 4.2.3 Đưa cây ra khỏi giá……………………………………………………….18
Hình 4.2.4 Dây chuyền phân loại bầu ươm dựa vào chiều cao cây giống……………18

3
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ, các yêu cầu ngày càng cao trong sản xuất từ chất lượng, giá thành,
sự đồng đều của sản phẩm, tăng cường năng lực sản xuất dẫn đến việc ứng dụng công
nghệ tự động hoá vào trong sản xuất ngày càng rộng rãi và phổ biến. Trong thời đại
khoa học phát triển như ngày nay, có nhiều các hệ điều khiển tự động mang tính chất
điều khiển quá trình sản xuất. Trong số đó một hệ thống khá phổ biến và đáp ứng được
đầy đủ tính năng của một hệ điều khiển quá trình đó là hệ thống điều khiển quá trình
PCS7 của hãng Siemens.
Với bài báo này, nhóm em sẽ giới thiệu tổng quan về hệ thống PCS 7. Trình bày ưu
điểm nổi bật của hệ thống này so với phương pháp điều khiển, giám sát của hệ SCADA
truyền thống của Siemens.
I. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PCS7
1. Điều khiển phân tán khác gì so với SCADA
Simatic PCS7 là môt hệ điều khiển quá trình hiện đại. Hệ tự động hóa quá trình là một
hệ thống điều khiển gồm nhiều cụm điều khiển và được lắp đặt phân tán và trải khắp
cơ sở sản suất. PCS7 là một hệ thống DCS hoạt động trên nền PLC tiêu biểu. Vậy
giữa DCS và SCADA có gì khác biệt:

Điều khiển phân tán SCADA

- Cấu trúc phân tán, là tập hợp thống nhất - Cấu trúc tập chung, thường là sự kết
của nhiều thiết bị. hợp của PLC và HMI.
- Được tối ưu hóa để thực hiện nhiều quá - Nhắm đến thực hiện thao tác điều
trình phức tạp. khiển đơn giản.
- Phù hợp với các logic điều khiển tự - Thời gian phản hồi nhanh, phù hợp với
động(100-500ms) điều khiển chuyển động hơn(10ms)
- Thích hợp cho các cơ sở quy mô lớn - Thích hợp với quy mô sản xuất nhỏ.
- Các công cụ mở rộng có thể giải quyết - Không nhất thiết phải sử dụng lập
các vấn đề chuyên biệt. trình hướng đối tượng.
- Có thể áp dụng các chức năng dự phòng - Các công cụ mở rộng hạn chế
hay an toàn

4
- Ít được áp dụng các chức năng an toàn
hay dự phòng

2. Tổng quan về hệ thống PCS7

Hình 1.1: Hệ thống PCS7 trong công nghiệp


Hiện nay các doanh nghiệp ngày càng nâng cao tính cạnh tranh và nâng cao năng lực
sản xuất đồng thời vừa đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn cũng như là rút ngắn được
thời gian đưa ra thị trường. Các yếu tố thời gian sản xuất , hiệu xuất sản xuất là những
yếu tố quan trọng, tiên quyết. Để đáp ứng được những yêu cầu này Siemens đã đưa vào
sản phẩm PCS7 bao gồm các tính năng, các công cụ để có thể hiện thực hóa các yêu
cầu này.
Hệ thống PCS 7 đã được nghiên cứu và phát triển mạnh trong các nhà máy và hệ thống
lớn ở nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Tập đoàn Siemens (Đức) với
mảng tự động hóa công nghiệp đã nghiên cứu phát triển và mở rộng PCS7 trên phạm vi
toàn cầu từ đầu những năm 2000.
Hệ thống PCS 7 là hệ tự động hóa quá trình bao gồm hệ thống đa dạng các thiết bị phần
cứng chuẩn, các giao thức truyền thông tin cậy và phần mềm tương thích nhằm đảm
bảo sự tự động hóa toàn diện hầu hết các quy trình công nghệ, phù hợp cho tất cả các
cấp độ phân cấp của tự động hóa công nghiệp - từ cấp quản lý doanh nghiệp đến cấp
điều khiển, mọi lúc mọi nơi xuống cấp hiện trường. Điều này cho phép tích hợp, tự động
hóa tùy chỉnh trong tất cả các lĩnh vực của quy trình và ngành công nghiệp hỗn hợp.

5
PCS7 là một hệ thống nhất với kết hợp các thành phần với nhau , từ phần mềm đặc thù
và phần cứng đến từ chính hãng Siemens, do đó luôn đảm bảo được sự đồng nhất trong
toàn bộ hệ thống. Một hệ thống PCS 7 có thể được thiết kế để điều khiển tối đa lên tới
120.000 ngõ vào/ra.
Hệ thống PCS7 có tính năng mở, kết cấu mềm dẻo, với khả năng thay đổi, thiết lập cấu
hình một cách dễ dàng, dễ dàng mở rộng hệ thống, khả năng kết nối rộng, đơn giản.
PCS7 với khả năng đồng bộ cao, khả năng dự phòng ở tất cả các cấp đã tạo nên tính
thuận tiện, dễ dàng trong hoạt động và an toàn cao.
Một hệ thống điều khiển quá trình PCS7 bao gồm :
- Trạm quản lý: Quản lý chung cho toàn nhà máy
- Trạm kỹ thuật (ES): Dùng để thiết lập cấu hình cho hệ thống và là nơi đưa ra các
giải pháp điều khiển quá trình công nghệ.
- Trạm vận hành (OS): Giám sát sự quá trình hoạt động và đưa ra các tác động
điều chỉnh cần thiết. (ES/OS có thể được tổ hợp trên cùng máy tính)
- Trạm điều khiển: Là các PLC trực tiếp tham gia điều khiển quá trình, chứa các
phần mềm do trạm ES đưa xuống.
- Các thiết bị trường: Đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với quá trình công nghệ,
nó có nhiệm vụ đo đạc và lấy các thông số trạng thái hoạt động của các máy móc
và chất lượng sản phẩm và đưa về bộ điều khiển để quản lý và điều chỉnh quá
trình.
- Đường mạng: Là mạng Ethernet công nghiệp và Profibus. Có nhiệm vụ truyền
dẫn và bảo mật thông tin giữa các thành phần trong mạng.
3. Những tiện ích, đặc tính của hệ thống điều khiển PCS7
Những tiện ích của SIMATIC PCS 7:
Tự động hóa toàn bộ dây chuyền sản xuất dựa trên các sản phẩm của SIMATIC;
Quá trình quản lý hệ thống là phân tán
- Tất cả các thành phần được mô đun hóa và có tính linh hoạt cao;
- Thiết kế giao diện hệ thống có thể được chạy ở Windows NT 4
Hệ thống PCS7 mang lại một số lợi ích như sau:
- Các thành phần được kết hợp với nhau, làm việc trên cùng một ý tưởng về hệ
thống và thích hợp cho sử dụng với toàn bộ sản phẩm SIMATIC S7;

6
- SIMATIC PCS 7 được sự hỗ trợ tốt nhất để có thể cung cấp những giải pháp về
hệ thống, cũng như những giải pháp cần thiết cho các quá trình tự động hóa;
- Các hệ thống như một Hệ thống kỹ thuật trung tâm quản lý và ghi chép các quá
trình đo lường, luôn trong chế độ trực tuyến;
- Các sản phẩm SIMATIC không chỉ được sử dụng trong từng công đoạn sản xuất
mà còn được sử dụng đồng bộ trong cả hệ thống;
- Sự an toàn và sự thực hiện cao của một hệ thống điều khiển;
- Tính modul và những khả năng kết hợp tất cả thành phần được lựa chọn;
- Công nghệ và những sản phẩm được phân phối rộng rãi;
- Giá thành kỹ thuật, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp;
- Hệ thống giao diện, phần cứng và phần mềm mở, điều này làm cho người sử
dụng dễ dàng hơn trong việc phát triển hệ thống;
4. Ứng dụng hệ thống PCS7
PCS7 được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt thích hợp với
chiều ngành công nghiệp chế biến như: Dược phẩm, hóa chất khai khoáng, giấy, bia về
đồ uống, thủy tinh, dầu khí, xi măng, xử lý nước và nước thải,…

II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG


1. Trạm quản lý
Trạm quản lý là cấp điều khiển cao nhất của một hệ điều khiển quá trình. Trạm quản lý
có chức năng thu thập và quản lý thông tin từ mức khu vực và quản lý toàn bộ hệ thống
tự động hoá. Trạm quản lý thu thập các báo cáo từ các trạm kỹ thuật và có thể đưa thông
tin xuống trạm kỹ thuật nhằm mục đích thay đổi quá trình sản xuất.
2. Trạm kỹ thuật( (Engineering System - ES)
Trạm kỹ thuật (ES) là bộ phận quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống điều khiển gồm
các máy tính PC công nghiệp với cấu hình cứng đủ mạnh với các phần mềm như:
Standard software for Engineering, Engineering for F/FH system, Import/ Export
assistant SIMATIC PDM, SIMATIC Manager… . Chức năng của một trạm kỹ thuật
(ES) là để thiết lập cấu hình cho toàn bộ hệ thống và là nơi đưa ra các giải pháp điều
khiển quá trình công nghệ từ cấu hình hệ thống, đặt các tham số, lập trình hệ thống…
Từ trạm kỹ thuật, người lập trình có thể bảo trì, thay đổi cài đặt và lập trình cho các
trạm PLC trong nhà máy hoặc có thể xử lý các lỗi tại cấp I/O. Trạm kỹ thuật bao gồm
các công cụ được tích hợp chặt chẽ với nhau để thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống.

7
Trạm kỹ thuật của PCS7 (ES) bao gồm các công cụ phần cứng và phần mềm được sử
dụng nhằm mục đích:
- Thiết lập cấu hình phần cứng cho trạm, và quản lý các thiết bị trường;
- Thiết lập mạng;
- Thiết lập cho các hệ thống hoạt động theo quá trình liên tục;
- Giám sát, điều chỉnh quá trình hoạt động của hệ thống;
- Nâng cấp hệ thống.
Các phần tử trạm của kỹ thuật:
- STEP 7 cùng SIMATIC MANAGER là trung tâm điều hành của ES
- WinCC dùng để xây dựng giao diện vận hành
- DOCPRO: lưu trữ và quản lý dữ liệu của Project
- Các ngôn ngữ lập trình PLC: STL, FBD, LAD
- CFC : lập trình PLC bằng đồ họa.
- SFC công cụ lập trình đồ họa.
- Kết nối các phần cứng và mạng bằng các công cụ đồ họa.
- …
3. Trạm vận hành(Operating System – OS)
Hệ thống PCS7 cung cấp nhiều và linh hoạt các trạm vận hành cho phép người dùng có
thể vận hành và giám sát. Giao diện vận hành được xây dựng dựa trên phần mềm
SIMATIC WinCC. Hệ thống có thể mở rộng từ một hệ vài người dùng đến hệ thống
nhiều người dùng. PCS7 cũng cung cấp khả năng dự phòng các trạm vận hành.
Chức năng chính của trạm vận hành (OS) là giám sát quá trình hoạt động và đưa ra các
thao tác điều khiển cần thiết trong mỗi trường hợp . Mỗi trạm vận hành thường được
đặt ở từng công đoạn cụ thể trong dây truyền sản xuất, mỗi trạm thực hiện vận hành
điều khiển một công đoạn nào đó. Các trạm vận hành được kết nối với nhau bằng Bus
IE của nhà máy hoặc thông qua bộ xử lý truyền thông hặc qua card LAN đơn giản.
Trạm vận hành được cấu thành bởi các máy tính công nghiệp với hệ điều hành Window.
Bên cạnh đó để phục vụ một số các yêu cầu về giả lập, yêu cầu về thiết kế nhà máy thì
Siemens có đưa ra một số hệ thống, chương trình phụ trợ, ví dụ như: SIMIT để thiết lập
mô hình giả lập.

8
Cấu hình hệ thống online: có thể thay đổi các thông số online mà không cần can thiệp
vào quá trình vận hành. Việc thay đổi này tiến hành dễ dàng bằng phần mềm

Hình 2.1 Trạm vận hành trong PCS7


4. Trạm điều khiển(Control System)
Là các PLC trực tiếp tham gia điều khiển quá trình, phần mềm điều khiển được đưa từ
trạm ES xuống. Việc thiết lập các thông số điều khiển, cài đặt cấu hình điều khiển được
thực hiện bởi trạm ES.
Các PLC điều khiển quá trình có tích hợp khả năng truyền thông với cấp điều khiển
giám sát là các trạm ES, OS, Server. PLC thực hiện các thao tác điều khiển xuống cấp
trường thông qua PROFIBUS DP với các I/O vào ra phân tán và PROFIBUS PA

Hình 2.2 Trạm điều khiển trung tâm S7-400


Trạm điều khiển trung tâm trong một hệ PCS7 thường là các trạm SIMATIC S7-400.
Trạm S7-400 là dong PLC mạnh nhất của hok SIMATIC do Siemens sản xuất, có khả
năng vượt trội cả về phần cứng và phần mềm, cung cấp chức năng cơ bản cho hệ thống
điều khiển quá trình, khả năng cấu hình, truyền thông và kết nối. Tốc độ xử lý nhanh,
tập lệnh mạnh và hoàn chỉnh đáp ứng nhiệm vụ phức tạp.

9
Trạm điều khiển trung tâm có kết cấu mở với khả năng lập trình thông qua họ phần
mềm SIMATIC Manager. Trạm thực hiện đưa lệnh điều khiển xuống cấp trường và thu
thập thông tin truyền tải tới cấp điều khiển giám sát. Trạm điều khiển trung tâm được
cấu hình là các PLC S7-400 được tích hợp với khả năng dự phòng tự động, phổ biến là
các trạm S7-400H.
5. Các thiết bị trường
Đây là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với quá trình công nghệ, nó có nhiệm vụ trực tiếp thực
hiện các quy trình công nghệ, đo đạc, lấy các thông số trạng thái hoạt động của các máy
móc, chất lượng sản phẩm và đưa về bộ điều khiển để quản lý và thực hiện điều chỉnh
quá trình.
Các thiết bị trường thường là các cơ cấu chấp hành như: van, động cơ, các bộ điều khiển
chấp hành và các cảm biến nhiệt độ, áp suất, lưu lượng…
Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, ngày càng có nhiều các hệ thống tự
động điều khiển quá trình ra đời góp phần nâng cao sản xuất và tạo nên một sự thống
nhất cao trong toàn bộ hệ thống điều khiển. Đi liền với sự ra đời của các hệ thống điều
khiển quá trình đó là sự phát triển của các thiết bị đo, cảm biến, các bộ khởi động,…
gắn liền với từng quy trình công nghệ cụ thể, đó là các thiết bị trường mà nổi lên hiện
nay đó là các thiết bị trường thông minh.

2.3.1 Dòng các thiết bị đo 2.3.2 Thiết bị đo SENTRON

10
2.3.3 Biến tần

2.3.4 Động cơ Siemens


Các thiết bị trường thông minh hiện nay đang phát triển rất nhanh và phân bố rộng rãi
với sự tham gia của nhiều hãng sản xuất danh tiếng như: Siemens, Endress Hauser,
Danfoss hay Omron …
Sự khác biệt của các thiết bị giữa các hãng là không quá lớn, tuy nhiên các hãng Siemens
là một trong những hãng có các thiết bị trường khá phổ biến hiện nay đó là do sự đa
dạng, phong phú về chủng loại và khá dễ dàng trong quá trình sử dụng và khai thác.
Các thiết bị trường thông minh ngoài chức năng tính toán, đo đạc, đưa ra các thao tác
điều khiển chúng còn có khả năng kết nối truyền thông, truyền các giá trị đo, trao đổi
thông tin với các thiết bị điều khiển cấp cao hơn.
Các thiết bị trường thông minh đều được chế tạo với các module đầu ra chuẩn để thống
nhất, thuận tiện trong quá trình liên kết, kết nối với các hệ thống điều khiển.

III. PHẦN MỀM HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH PCS7


Phần mềm SIMATIC
PCS7 được biết đến rộng rãi từ năm 2003, tính năng của PCS7 ngày nay ngày càng
được mở rộng và năng cấp theo từng phiên bản, vẫn đang phát triển và hoàn thiện.
Phần mềm Simatic Manager là hệ điều hành đang được sử dụng rộng rãi cho PLC do
Siemens sản xuất. Đây là trung tâm của trạm ES, từ phiên bản 5.2 Siemens đã thêm
phần lập trình cho hệ PCS7 (gọi tắt là Simatic PCS7). Với cấu trúc mở, hệ điều hành
cho phép người sử dụng dễ dàng nâng cấp hoặc thu gọn phù hợp với quy mô của hệ
thống, với nhu cầu cũng như sẵn sàng đáp ứng các cải tiến trong tương lai. Đây là một
phần mềm tích hợp tổng hợp dành cho các hệ thống tự động từ việc lập trình, kết nối
truyền thông đến theo dõi quá trình hoạt động và lưu trữ dữ liệu. Có thể thấy xu hướng

11
phát triển của Simatic PCS7 là hướng đến việc tăng cường sự chuẩn hóa và tăng tính
kết giữa các thiết bị cũng như các khâu trong thực hiện dự án, các sản phẩm phần cứng.
Sau đây là một số chức năng chính của SIMATIC PCS7:
1. Chức năng thiết lập cấu hình phần cứng
Phần này dùng để thiết lập, lưu trữ tập tin thiết lập cho cấu hình phần cứng CPU, các
modun và mạng Profibus đơn giản mà các trạm kỹ thuật đếu phải có, nó được tích hợp
sẵn trong SIMATIC Manager. SIMATIC Manager cho phép được thiết lập tập tin mới
hoặc mở tập tin có sẵn, nó cung cấp hệ thống thư viện các trạm PLC từ đơn giản cho
đến nâng cao để phục vụ cho việc thiết lập các thành phần chả PCS7.
a. Tạo một Project mới trong Simatic Manager

Hình 3.1.1Thiết lập tập tin mới trong PCS 7


b. Thiết lập phần cứng
Cơ bản gồm:
- Một máy tính lập trình cài đặt phần mềm Simatic Manager
- Một tủ PCS7
- Các thiết bị trường

12
Hình 3.1.2Chức năng thiết lập phần cứng
2. Chức năng thiết lập truyền thông
Các thiết bị lập trình kết nối với PLC thông qua mạng Ethernet, Profibus hay MPI. Để
kết nối được ta phải sử dụng module truyền thông. Ở các thiết bị lập trình chuyên dụng
thì đã được tích hợp sẵn còn khi sử dụng máy tính thì phải cài đặt và thiết lập truyền
thông cho thiết bị. Có thể cài đặt và lựa chọn thiết bị phù hợp với thực tế ở trong cửa
sổ chức năng. Các thông số phải được cài đặt hợp lý.
Có thể thực hiện việc cài đặt truyền thông trong cửa sổ “Set PG/PC interface”

13
Hình 3.2.1Giao diện lựa chọn thiết bị truyền thông

Hình 3.2.2Chức năng thiết bị truyền thông


3. Chức năng thiết lập cấu hình mạng
Phần mềm SIMATIC PCS7 cung cấp cho chúng ta chức năng thiết lập cấu hình mạng,
từ cấp thấp nhất là cấp hiện trường (bao gồm DP, PA, AS-I) cho đến cấp cao nhất là kết
nối mạng LAN toàn bộ hệ thống các máy tính điều hành.
Cụ thể là:
- Cấp hiện trường:
+ Profibus – PA: PA là mạng Profibus ứng dụng trong các môi trường đặc biệt có
yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn chống cháy, nổ hoặc trong các điều kiện khắc
nghiệt như nhiệt độ và áp suất cao. Do đó các thiết bị cảm biến được chế tạo đặc
biệt chuyên dụng và khoảng cách từ cảm biến tới PLC là lớn
+ Profibus DP hay AS – I
- Cấp các trạm phân tán – DP : Cấp mạng phân tán được thiết lập trên ba dạng
chính, đó là:+ Profibus – FMS (cấp điều khiển);
+ Profibus – DP;
+ Profibus – PA (cấp hiện trường)
- Cấp điều hành – Ethernet công nghiệp: Mạng Ethernet công nghiệp có thể được
thiết lập với một module truyền thông (Ethernet), hoặc nhiều module truyền
thông. Khi sử dụng một module có thể kết nối tối đa 06 trạm CPU độc lập.
Cấp Ethernet trên PCS7 trong phòng thí nghiệm được thiết lập bởi các thiết bị sau:
- Module truyền thông CP1613;

14
- Module truyền thông CP CP443-1;
- Module Ethernet công nghiệp ITP80;
- Cáp điện truyền thông RJ45

4. Chức năng thiết lập chương trình điều khiển


SIMATIC PCS 7 Cung cấp rất đa dạng các ngôn ngữ để thực hiện chương trình điều
khiển, có thể chia làm hai nhóm chính, đó là: nhóm các ngôn ngữ cơ bản như: LAD,
FBD và nhóm các ngôn ngữ chuyên biệt như: GRAPH, HIGRAPH, CFC, SCL,
DOCPRO, SFC, TH…v.v
- Ngôn ngữ Technological hierarchy (TH):
Với ngôn ngữ này thì các phần trong chương trình của hệ thống được sắp xếp tuần tự
theo nhóm, khối phù hợp với thứ tự sắp xếp các phần tử trong hệ thống. Do dó có thể
quan sát tỉ mỉ từ chi tiết đến tổng thể quá trình.
- Ngôn ngữ Continuous Function Chart (CFC):
Các khối hàm chức năng được hình ảnh hoá và chứa các hàm liên tục theo tiêu chuẩn
IEC 1131. Trong chương trình người sử dụng sau khi xác định khối hàm cần dùng có
thể gọi ra và sắp xếp, đặt thông số yêu cầu và liên kết các hàm. Trong CFC người sử
dụng có thể dùng để kiểm tra hệ thống hoặc đặt thêm hàm.
- Ngôn ngữ Sequential Function Chart (SFC):
Ngôn ngữ này dùng để thiết lập cả một nhóm các quá trình. Thao tác điều khiển được
hình ảnh hóa và hiển thị một cách đơn giản . SFC cũng cho phép kiểm tra chương trình
hoặc tạo ra các khối hàm mới một cách dễ dàng và trực quan.
- Ngôn ngữ Graph:
Graph cung cấp các khối chức năng để thiết kế các mạch điều khiển trình tự, bao gồm
các trạng thái, các chuyển tiếp và các điều kiện. Trên nên Graph có thể thực hiện được
nhiều chức năng như: truy cập trực tiếp tới chương trình điều khiển, thực hiện việc mô
phỏng chương trình đã viết, thực hiện giám sát chương trình đang thực thi trên các trạm
PLC được kết nối, thực hiện cài đặt và giám sát các thông tin (bao gồm thông tin về cấu
hình, thông tin chương trình, thông tin về mạng…v.v) của các trạm PLC nối tới máy
tính.

15
IV. HỆ THỐNG TẠO VÀ SÀNG LỌC NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO
(Ngày nay các công ty thực phẩm, dược phẩm hay bất kì công ty sản xuất nào đều đã
và đang từng bước làm chủ nguyên liệu sản xuất đầu vào. Đơn cử như một công ty
chuyên sản xuất vitamin e từ thiên nhiên, thay vì nhập nguồn nguyên liệu thô là đậu
nành thì giờ họ đang từng bước xây dựng một nguồn cung nguyên liệu sạch, an toàn do
chính bản thân họ nghiên cứu và thiết kế. Áp dụng hệ thống PCS7 vào dây chuyền của
mình (gồm nhiều công đoạn như: đưa nguyên liệu thô đầu vào - ép nguyên liệu thô –
lọc nguyên liệu – chưng cất nguyên liệu – cô đặc nguyên liệu- dây chuyền đóng gói,
phân loại sản phẩm, mỗi 1 phần này sẽ đc 1 khu vực nhà máy đảm nhận, tất cả nhà máy
sẽ gộp lại thành 1 khu công nghiệp ))
Ở đây nhóm em xin lấy 1 phần nhỏ của dây truyền trên để ứng dụng pcs7 – tạo và sàng
lọc nguồn nguyên liệu đầu vào ( ươm giống cây, phân loại giống cây theo chu kỳ phát
triển để chọn ra những cá thể mang nhiều ưu thế lai cần thiết nhất đem trồng làm giống
và thu hoạch )

1. Mô tả hoạt động hệ thống


Nói một cách tối giản nhất về dây truyền này, nó sẽ gồm 2 dây chuyền nhỏ nối tiếp
nhau, thứ nhất sẽ là dây chuyền mang hòm ươm giống lên giá ươm ở trong môi
trường nghiên cứu đạt chuẩn tuyệt đối. Và dây chuyền nhỏ thứ hai sẽ phân loại kích
thước mầm giống sau một khoảng thời gian nhất định.
Đối với dây truyền thứ nhất: sẽ bao gồm 2 cảm biến, cánh tay robot, tụ điện, băng
truyền, hệ thống giá xếp.
Hoạt động: Xếp hộp ươm lên giá khi bầu ươm di chuyển tới đầu băng chuyền sẽ gặp
cảm biến ở đầu băng chuyền, khi có hộp đến thì cảm biến nhận được tín hiệu sườn
dương, qua đó điều khiển 2 băng tải chạy, hòm ươm sau khi đến gần cánh tay robot sẽ
gặp cảm biến thứ hai, cảm biến hai nhận tín hiệu và qua đó sẽ điều khiển băng tải
dừng lại và đưa giá ra đỡ hộp lên và đưa đến giá lưu trữ và sau đó cánh tay robot về vị
trí cũ thì băng tải lại chạy, nó sẽ tiếp diễn đến khi đầy giá, còi báo đầy sẽ reo. quá trình
lấy hộp xuống thì ngược lại ở trên. Cánh tay robot sẽ lấy bầu ươm từ kho đặt vào băng
chuyền di chuyển đến công đoạn tiếp theo.

Đối với dây chuyền nhỏ thứ hai: gồm 3 cảm biến, 4 băng truyền gồm 3 băng truyền ứng
với 3 cảm biến và 1 băng truyền đưa bầu ươm vào, 3 pit-tông

16
Hoạt động: đối với dây chuyền phân loại mầm cây thì ở trên băng tải sẽ có 3 cảm biến
được lắp đặt tương đương với 3 tiêu chuẩn chiều cao mầm cây mà ta mong muốn, cạnh
mỗi cảm biến sẽ có 1 pit-tông . Bầu cây được đưa vào băng chuyền khi mầm cây chạm
vào cảm biến nào thì ngay lập tức pittong tương đương với cảm biến đó sẽ làm nhiệm
vụ của mình đẩy mầm cây cần phân loại ra khỏi băng truyền, sang băng chuyền mới để
đến công đoạn khác. Những mầm cây không đạt chuẩn về độ lớn sẽ tiếp tục đi dọc theo
băng chuyền.
2. Mô phỏng hệ thống
Hệ thống được mô phỏng trên phần mềm Factory IO và Tia Portal
Dây chuyền mang hòm ươm giống lên giá ươm

Hình 4.2.1Vận chuyển hòm ươm giống lên giá ươm

Hình 4.2.2 Đèn và còi báo khi giá ươm đầy

17
Hình 4.2.3Đưa cây ra khỏi giá
Phân loại kích thước mầm giống

Hình 4.2.4Dây chuyền phân loại bầu ươm dựa vào chiều cao cây giống

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.siemens.com/global/en.html
www.siemens.com/answers
www.siemens.com.vn
plcvietnam.com.vn
http://www.dientuvietnam.net

19

You might also like