You are on page 1of 51

Bùi Trung Tín

Nguyễn Chung Hiếu


Phạm Quốc Tuyền

THIẾT KẾ MÔ HÌNH TỦ ATS

Chương I: TỔNG QUAN


1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay ngành công nghiệp là một trong những ngành chiếm vị trí quan
trọng của nền kinh tế nước ta. Các xí nghiệp lớn nhỏ đều sử dụng nguồn năng
lượng điện chủ yếu để vận hành máy móc và các thiết bị phục vụ cho nhu cầu
sản xuất và kinh doanh, do đó điện là nguồn năng lượng tất yếu của nền kinh tế
nước ta. Vậy nên việc mất điện luôn là vấn nhức nhói cho các doanh nghiệp bởi
ảnh hưởng đến dây truyền sản xuất làm chậm tiến độ, ảnh hưởng đến doanh thu
của các công ty. Để nguồn cung cấp luôn ổn định, chúng tôi dùng hệ thống
chuyển đổi nguồn ATS để đảm bảo nguồn điện luôn ổn định. Một trong những
biện pháp để nâng cao độ tin cậy của cung cấp điện là đặt các nguồn dự trữ
trong hệ thống điện , để đưa các nguồn dự trữ vào làm vệc nhanh chóng và an
toàn ,người ta thường sử dụng các thiết bị tự động đóng cắt hay còn gọi là bộ đổi
nguồn tự dộng ATS( Automatic Tranfer Switches),giúp chuyển tải nguồn điện
sang nguồn điện dự phòng ở máy phát khi có sự cố như :mất pha ,quá áp, mất
trung tính, mất điện. Hiện nay có nhiều công ty sản xuất tủ chuyển nguồn như:

HÌNH 1 Mô hình tủ MTS 100A


Tủ MTS 3P-5 dây 380-400VAC (Hình 1) với các thành phần ATS, MCB,
đèn báo pha, nguồn lưới, nguồn dự phòng, phụ tải. Vỏ tủ điện dày 1.2 ly, sơn
tĩnh điện, 2 lớp cửa, cấp bảo vệ IP43, kích thước 400W:600H:200D mm,
dày1.2mm, với 2 nhánh MCCB50A, đóng căt phụ tải vầ một bộ chuyển đổi
nguồn lưới và nguồn dự phòng máy phát. Tủ MTS được ứng dụng trong công
nghiệp nhà xưởng, trạm thông tin, hệ thống server, tủ MTS có giá khoảng
16.600.000 đồng. Tuy nhiên, tủ MTS vẫn còn nhiều hạn chế như: vẫn phải điều
khiển bằng tay để chuyển nguồn điện khi nguồn điện gặp sự cố, gây nguy hiểm
và làm ngắt quãng quá trình cung cấp điện.

HÌNH 2.Mô hình tủ ATS 100A


Tủ ATS 100A điện áp 380V ở (Hình 2) là tủ chuyển nguồn tự động 3 hoặc
4 cực với thương hiệu Osung, LS, Huynhdai và 1 số khác .Với các bộ phận
Conctactor hoặc bộ chuyển nguồn ATS .được trang bị ATS controller lập trình
tùy biến bằng bo mạch, role logic. Tủ có kích thước 400W:600H:200D mm,
thép sơn tĩnh điện, màu ghi. Tủ ATS có chức năng tự động chuyển nguồn khi
mất hoặc lỗi tại nguồn chính. Hiện giá bán tủ ATS khoảng 22.800.000 đồng.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về đặc tính kỹ thuật và cơ chế vận hành của
ATS, cũng như tạo ra một mô hình học tập cho các bạn sinh viên ngành Kỹ
Thuật Điện, nhóm chúng tôi muốn thiết kế mô hình tủ ATS điều khiển bằng
PLC. 5

1.2 Mục tiêu


Mục tiêu tổng quát: Thiết kế và thi công tủ điện chuyển đổi nguồn ATS
điều khiển bằng PLC
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu về PLC
- Tìm hiểu các khí cụ điện
- Cách đấu dây và vận hành của tủ ATS
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của tủ ATS
- Viết chương trình điều khiển tủ ATS cho PLC
- Thiết kế tủ ATS điều khiển bằng PLC
Tổ chức luận văn

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về hệ thống ATS

HÌNH 3.Hệ thống ATS

Tổng quan về công dụng của hệ thống ATS:


Vấn đề đảm bảo tính liên tục trong một hệ thống cung cấp điện là một nhu cầu
cần thiết cho sinh hoạt, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp... Một trong các
phương pháp sử dụng để đảm bảo tính năng nói trên trong việc cung cấp điện là
sử dụng hệ thống chuyển mạch tự động ATS. ATS là hệ thống điều khiển dùng
chuyển đổi phụ tải, đang được cung cấp từ lưới điện chính sang nguồn dự phòng
dùng máy phát điện, khi lưới điện chính xảy ra các sự cố (mất điện, mất pha,
điện áp nguồn giảm quá thấp hay tăng quá cao,...). Khi lưới điện hoạt động ổn
định bình thường trở lại, hệ thống ATS sẽ chuyển đổi phụ tải vận hành với lưới
điện chính và sau đó dừng máy phát điện dự phòng. Việc chuyển đổi phụ tải từ
nguồn điện lưới chính sang nguồn máy phát dự phòng (hay ngược lại) hoạt động
theo chế độ tự động (nếu chọn trạng thái hoạt động AUTO cho hệ thống ATS)
hoặc điều khiển bằng tay (nếu hệ thống ATS vận hành ở chế độ HANDY hay
MANUAL).

Phân loại ATS


1. ATS lưới – lưới:
ATS lưới – lưới hoạt động rất đơn giản, Khi chất lượng nguồn chính không đạt
lúc đó bộ so sánh thu tín hiệu sự cố so sánh các thông số đó với các thông số của
lưới điện dự phòng, nếu lưới điện dự phòng đủ tiêu chuẩn, thì hệ thống ATS sẽ
chuyển phụ tải sang nguồn dự phòng. Khi lưới điện chính phục hồi trở lại ATS
tiến hành kiểm tra chất lượng nguồn điện chính nếu đạt tiêu chuẩn, thì hệ thống
ATS sẽ chuyển phụ tải trở lại nguồn chính.

2. ATS lưới – máy phát:


Một trong những nhược điểm lớn nhất của ATS lưới – lưới là khi xảy ra sự cố
của hệ thống, sự cố trạm biến áp trung gian, hoặc mất điện áp nguồn lúc đó
nguồn dự phòng cũng vô dụng. Do vậy để đảm bảo việc cung cấp điện cho các
phụ tải quan trọng, ta thường sử dụng nguồn dự phòng là máy phát thay cho lưới
điện, tương ứng với nó ta có loại ATS lưới – máy phát.

Hệ thống ATS lưới – máy phát hoạt động phực tạp hơn ATS lưới – lưới, khi
nguồn chính có chất lượng không đạt yêu cầu hay gặp sự cố như: mất điện, mất
pha,... Lúc này hệ thống ATS sẽ phát tín hiệu khởi động máy phát sau 5s để
tránh dao động của lưới điện chính, sau khi khởi động máy phát hệ thống ATS sẽ
tiến hành kiểm tra nguồn điện của máy phát. Khi nguồn điện của máy phát đạt
tiêu chuẩn hệ thống ATS sẽ chuyển phụ tải sang ngồn dự phòng, khi lưới điện
chính phục hồi trở lại ATS tiến hành kiểm tra chất lượng nguồn điện chính nếu
đạt tiêu chuẩn, thì hệ thống ATS sẽ chuyển phụ tải trở lại nguồn chính.

Tổng quan về PLC


HÌNH 4.Mô hình PLC

Tổng quan về PLC:

Khái niệm PLC:


PLC (viết tắt của Programmable Logic Controller ) là thiết bị cho phép lập trình
thực hiện các thuật toán điều khiển logic. Bộ lập trình PLC nhận tác động các sự
kiện bên ngoài thông qua ngõ vào (input) và thực hiện hoạt động thông qua ngõ
ra (output ). PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và
đầu vào, dựa theo logic chương trình ngõ ra tương ứng sẽ thay đổi. Ngôn ngữ
lập trình PLC phổ biến hiện nay là Ladder, Step Ladder. Tuy nhiên, mỗi hãng sẽ
có ngôn ngữ lập trình riêng. Các hãng sản xuất PLC phổ biến hiện nay gồm:
Siemens, Misubishi,...

PLC được thiết kế để hoạt động trong môi trường công nghiệp khắc nhiệt và
cung cấp khả năng kiểm soát chính xác và đáng tin cậy đối với các quy trình
phức tạp. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc tự động hóa các hệ
thống công nghiệp, nâng cao năng suất và đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Cấu tạo của PLC:


Một bộ PLC điển hình đều bao gồm một số thành phần chính như sau:
- Bộ nhận xử lý trung tâm (CPU ): là bộ vi xử lý điều khiển tất cả các hoạt
động của PLC như thực hiện chương trình, xử lý đầu vào/ đầu ra và giao
tiếp với các theites bị bên ngoài.
- Bộ nhớ (RAM/ ROM ): dùng để lưu trữ chương trình và dữ liệu. Hầu hết
các PLC đề phải sử dụng pin để cấp bộ nhớ, nhưng các PLC đời mới
không cần pin để lưu trữ chương trình và dự liệu.
- Tín hiệu đầu vào (input ): sự thông minh của hệ thống điều khiển phụ
thuộc chủ yếu vào khả năng của PLC để đọc các dữ liệu khác nhau từ các
cảm biến (công tắc hành trình, cảm biến quang điện, cảm biến sợi quang,
cảm biến từ trường, cảm biến áp suất,... ) cũng như bởi các thiết bị nhập
bằng tay (nút nhấn, bàn phím và công tắc,... ). Tín hiệu đầu vào PLC có
thể là tín hiệu số hoặc tín hiệu tương tự, các tín hiệu này được giao tiếp
với PLC thông qua các mô-đum đầu vào khác nhau DI (Digital Input )
hoặc AI ( Analog Input ).
- Tín hiệu đầu ra (output): một hệ thống điều khiển sẽ không có ý nghĩ thiết
thực nếu nó không thể giao tiếp với các thiết bị bên ngoài, các thiết bị bên
ngoài thông thường như động cơ, van, rơle, đèn báo, chuông điện,... Các
thiết bị bên ngoài được kết nối với các cổng đầu ra cảu mô-đun đầu ra.
Các mô-đun đầu ra này có thể là DO ( đầu ra kỹ thuật số) hoặc AO ( đầu
ra tương tự ), đầu ra relay hoặc đầu ra transistor/ Triac.
- Mô-đun khác: có nhiều mô-đun với các chức năng đặc biết giúp PLC giao
tiếp với các thiết bị ngoại vi: mô-đun Enthernet, mô-đun CC-link, mô-đun
RS232/485, mô-đun vị trí, ....

Nguyên lý hoạt động của PLC


- Các tín hiệu từ các thiết bị bên ngoài (cảm biến, tiếp điểm,...) đầu tiên
được đưa đến CPU thông qua mô-đun đầu vào. Sau khi nhận được tín
hiệu đầu vào, CPU sẽ xử lý và gửi các tín hiệu điều khiển thông qua mô-
đun đầu ra đến các thiết bị điều khiển bên ngoài theo một chương trình đã
được lập trính trước. Một chu trình bao gồm đọc tín hiệu đầu vào, thực
hiện chương trình, giao tiếp nội bộ, kiểm tra lỗi, gửi cập nhật cho tín hiệu
đầu ra, thì được gọi là một chu kỳ quét (Scan Cycle) sẽ diễn ra liên tục.
Thông thường, quá trình quét diễn ra trong thời gian rất ngắn (từ 1ms đến
100ms). Thời gian thực hiện cho quá trình quét này phụ thuộc vào tốc độ
xử lý lệnh cảu PLC, độ dài ngắn của chương trình, tốc độ truyền thông
giữa PLC và các thiết bị ngoại vi.
Ưu và nhược điểm của PLC
- Ưu điểm: Bộ lập trình PLC cung cấp một số lợi thế trong tự động hóa
công nghiệp. Cung cấp khả năng kiểm soát tốc độ cao và đáng tin cây đối
với các quy trình phức tạp, cho phép tăng năng suất và hiệu quả. PLC có
thể lập trình được và có thể dễ dàng cấu hình lại để thích ứng với các yêu
cầu thay đổi. Chúng được cung cấp tính linh hoạt về khả năng kết nối với
các thiết bị và hệ thống khác, cho phép tích hợp liền mạch trong một hệ
sinh thái tự động hóa lớn hơn.
- Nhược điểm: Tuy nhiên, PLC cũng có những hạn chế nhất định. Chúng
có thể tốn kém để thực hiện, đặc biệt là đối với các ứng dụng quy mô nhỏ.
Ngoài ra, độ phức tạp của chương trình có thể là một thách thức đối với
người dùng thiếu kinh nghiệm, đòi hỏi kiến thức và đào tạo chuyên môn
khá cao.

Giới thiệu PLC LOGO 230RC SIEMENS

Bộ LOGO 230RC SIEMENS trong tủ điện ATS cung cấp các giải pháp kĩ thuật
lắp đặt, giảm thiểu tối đa các yêu cầu về không gian, đơn giản hóa hệ thống và
bố trí bảng điều khiển.
Thông số kĩ thuật :

Model: Siemens “6ED1052-1FB00-0BA6″, LOGO Siemens “6ED1052-1FB00-


0BA8″
Nguồn cấp có 2 loại là:
- Class 1: dưới 24 V với mức điện áp 12 V DC, 24 V DC, 24 V AC.
- Class 2: trên 24 V với mức điện áp từ 115…240 V AC/DC.
Đối với bộ lập trình PLC LOGO 230RC thì sử dụng nguồn cấp
115~240VAC/DC
LOGO 230RC có hiển thị: 4 ngõ ra relay 10A, 8 ngõ vào.

- Có hai chân cấp nguồn 220VAC.


- 8 ngõ vào tín hiệu
- 4 ngõ ra điều khiển kiểu relay, tiếp điểm 10A.
- Khe cắm cáp để kết nối, lập trình với máy tính.
- Phím lập trình
- Màn hình hiển thị kiểu LCD

Với kích thước nhỏ gọn, tối ưu, lắp đặt kiểu DIN-rail giúp dễ dàng lập trình
logic trên phím bấm thông qua màn hình hiển thị LCD hoặc sử dụng một cáp kết
nối với máy tính để lập trình.

Sơ đồ cách đấu nối :

HÌNH 5.Sơ đồ đấu nối dây LOGO 230RC


HÌNH 6.Mô hình LOGO 230RC

HÌNH 7.Kích thước của LOGO 230RC


UPS- bộ lưu điện

Khái niệm bộ lưu điện:


UPS “Uninterruptible Power Supply”, là “bộ lưu điện”. UPS được hiểu là hệ
thống nguồn cung cấp liên tục hay là bộ lưu trữ điện dự phòng cung cấp điện
năng trong một thời gian tương ứng với công suất thiết nhằm duy trì hoạt động
của mọi thiết bị điện khi điện lưới gặp sự cố từ đó tăng độ ổn định cung cấp điện
cho hệ thống.

HÌNH 8.Mô hình tủ ATS

Thông số kĩ thuật
Main
- Bộ chỉnh lưu chuyển mạch
- Công tắc chuyển đổi
- Hệ thống công tắc bảo vệ
- Bộ biến đổi
- Bộ phận sạc
Ắc quy
1 số UPS được trang bị thêm như:
- Các nút điều khiển và nút tín hiệu
- Các hệ thống cổng kết nối mạng
- Cổng kết nối tải thiết bị
- Các cổng kết nối đầu vào
- Màn hình có chức năng hiển thị các thông số
Nguyên lý hoạt dộng
Dựa vào việc biến đổi điện 1 chiều sang xoay chiều phù hợp với các thiết bị.Với
chức năng chính alf nguồn điện dự phòng, một số UPS có thêm chức năng tự
động điều chỉnh điện áp (AVR), chống xung, lọc nhiễu, chống sết lan truyền.
Phân loại
- UPS online: Hoạt động chuyển đổi kép AC sang DC và ngược lại, do đó
đảm bảo tính ổn đinh điện áp và tần số. Giúp cho cấc thiết bị được cung
cấp điện bởi UPS hầu như cách ly hoàn toàn với lưới điện, tạo ra nguồn
điện sạch, chống nhiễu với điện áp hoàn toàn là hình SIN.

- UPS offline: kết nối nguồn điện lưới trực tiếp phụ tải, Mất điện, tải sẽ
chuyển mạch cấp điện từ ắc quy qua bộ inverter. Thường cho các thiết bị
đơn giản, công suất nhỏ, ít nhạy cảm lưới điện, đòi hỏi độ tin cậy thấp. Đa
số các UPS ngày nay đều có Software kèm theo giao tiếp với máy tính
qua cổng COM hoặc USB, cho phép kiểm soát các trạng thái hoạt động
của UPS (Điện áp vào/ra, tải tiêu thụ…). Ngoài ra người ta còn có thể lập
thời khoá biểu tự động. Có các loại UPS như bộ lưu điện cửa cuốn, trong
hệ thống quản lý bãi xe tự động,.. Ưu điểm chính là gọn nhẹ, dễ vận hành
sửa chữa.

- UPS offline line Interactive: Bảo vệ tức thời khi nguồn điện bị gián đoạn
đột ngột, cung cấp từ battery hoặc flywheel. Hoạt động trong thười gian
ngắn nhưng đủ khởi động nguồn phụ hoặc bảo vệ các thiết bị điện

Giới thiệu bộ lưu điện UPS SANTAK OFFLINE TG500

HÌNH 9.Mô hình bộ lưu điện hãng Santak

Thông số kĩ thuật:
UPS SANTAK TWINGUARD OFFLINE 500VA – MODEL TG500
Công suất: 500VA / 300W
Nguồn vào:+ Điện áp 220VAC (165 – 265VAC)
Tần số 50Hz (46 – 54Hz)
Kết nối lấy điện ngõ vào: Dây điện có phích cắm chuẩn NEMA
Nguồn ra: + Điện áp 220V +/- 10% (chế độ acquy)
Tần số 50Hz +/- 1Hz (chế độ acquy)
Lấy điện ngõ ra: 2 ổ chuẩn NEMA
Dạng sóng: Step-wave
Thời gian lưu điện: Tối đa 12 phút cho 01 bộ máy tính màn hình 15″
Kích thước: (Rộng 80mm x Sâu 176.5mm x Cao 230mm)
Trọng lượng : 3.2 Kg

Contactor

HÌNH 10.Khí cục điện khởi động từ


Khái niệm khởi động từ:
Một trong những khí cụ điện không thể thiếu trong mô hình tủ ATS đó là
contactor (khởi động từ ).Đây là khí cụ điện hạ áp đặc biệt rất quan trọng trong
các hệ thống và tủ điện công nghiệp .Nó có nhiệm vụ thường xuyên đóng cắt các
mạch điện liên tục

Cấu tạo của khởi động từ


Có 3 bộ phận chính bao gồm : Nam châm điện, hệ thống tiếp điểm,hệ thống dập
hồ quang

Nam châm điện có các thành phần là 1 lõi sắt, 1 lò xo để đẩy lõi nắp dịch
chuyển về vị trí ban đầu ,cuộn dây để tạo ra lực hút nam châm. Chức năng của
nam châm là để tạo ra từ trường

Hệ thống tiếp điểm gồm có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ :
Tiếp điểm chính ở đây là thường hở ,nó sẽ đóng lại khi ta cấp nguồn vào mạch ở
khởi động từ trong tủ điện làm mạch hút lại ,đây là tiếp điểm đáp ứng cho dòng
điện lớn đi qua
Tiếp điểm phụ có 2 trạng thái là thường đóng và thường mở ,Tiếp điểm có khả
năng cho dòng điện đi qua nhỏ hơn 5A
Hệ thống dập hồ quang có nhiêm vụ quang trọng vì với việc chuyển mạch liên
tục, hồ quang sẽ xuất hiện làm cho các tiếp điểm bị cháy, mòn dần

Nguyên lý hoạt động :

HÌNH 11.Cấu tạo bên trong của khởi động từ

Ta cấp nguồn vào mạch điện có điện áp đúng với định mức của khởi động từ ,
dòng điện sẽ đi đến 2 đầu cuộn dây quấn cố dịnh trên lõi từ ,từ đó từ trường sinh
ra, lúc này lực từ xuất hiện hút lõi di chuyển và hình thành mạch từ kín.Lúc này
khởi động từ đã hoạt động, tiếp điểm chính đóng lại. Tiếp điểm phụ thay đổi,
thường đóng mở ra , thường mở đóng lại và duy trì trạng thái .
Ngắt dòng, khởi động từ ngắt điện. Lò xó nén làm cho phần lõi quay về trạng
thái ban đầu, các tiếp điểm chính và phụ quay về lại xác lập

Ưu và nhược điểm của khởi động từ :


Ưu điểm
- An toàn cho người vận hành khi đặt chế độ đóng cắt từ xa ,có lớp vỏ ngăn
chặn hồ quang phóng thích ra ngoài
- Ổn định, bền bỉ, ít sự cố.Phù hợp lắp đặt các thiết bị phức tạp, công suất
lớn.
- Thiết kế gọn nhẹ chắc chắn, tận dụng lắp đặt ở các vị trí không gian hẹp
- Giá cả phải chăng, dễ tìm mua ở các trang mạng
- Thời gian đóng cắt nhanh chóng, tiếp kiệm điện hiệu quả
- Các tiếp điểm chính, phụ chịu được sự ăn mòn cao,chống mài mòn tốt
Nhược điểm
- Tuổi thọ của khởi động từ dựa ào số lần đóng cắt chính nó, một khi đã hư
thì phải thay bằng cái khác chứ không sửa được.
Nhưng với các ưu điểm vượt trội nên vì thế khởi động từ là khí cụ điện không
thể thiếu, được sử dụng rộng rãi ở các tủ điện công nghiệp phục vụ nhà máy,
xưởng và khu công nghiệp.

Ứng dụng của khởi động từ


Tùy vào người thi công lắp đặt ta sẽ lựa chọn khỏi dộng từ có công dụng phù
hợp với hoạt động và nhu cầu sản xuất của mình
Trong ngành cộng nghiệp và dân dụng
- Dùng để điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng, thông qua PLC hoặc rơ le
cài đặt thời gian dể chỉnh chế độ sáng theo ngày giờ.
- Dùng dể khở động motor sao tam giác,rất quan trọng vị thay đổi chế độ
vận hành, giúp ổn định và giảm tối đa dòng khởi dộng
- Điều khiển động cơ,cấp nguồn motor để khởi động trực tiếp và kết hiwjp
với role nhiệt để bảo vệ motor khi làm việc quá tải
- Điều khiển tụ bù được sử dụng rộng rãi vì nó là thiết bị để đóng ngắt tụ bù
theo từng cấp để phù hợp với tải làm việc

Giới thiệu Contactor 3P 100A MITSUBISHI S-T100 AC200V


Mã sản phẩm: S-T100
AC220V
Số cực: 3P
Dòng định mức: 100A
Công suất: 55kW
Tiếp điểm phụ: 2NO-2NC
Cuộn hút: 200-240VAC
Điện áp hoạt động: 690VAC
Điện áp thử nghiệm xung
(Uimp): 6kV
Độ bền cơ học: 10 triệu lần
đóng cắt
Tiêu chuẩn: IEC/EN 60947-4-1
Tương thích rơ le nhiệt: TH-
T100

Hình 12.Mô hình khí cụ điện Contactor


Xuất xứ: Mitsubishi Nhật Bản

Role (Protective Relays, Protection Relays)


HÌNH 13.Mô hình role bảo vệ điện áp
Là thiết bị điện tử đựa vào hoạt động của cuộn dây điện từ tác động lên các bộ
phận truyền động để phát hiện các điều kiện hoat động bất thường như quá
dòng, quá áp, công suất ngược, tần số cao hoặc thấp
Nguyên lý hoạt động
Các Rơ le bảo vệ cơ điện hoạt động bằng một trong hai nguyên lý là dùng lực từ
để hút, hoặc là cảm ứng từ. Khi dòng điện chạy qua rơ le, nó sẽ chạy qua cuộn
dây bên trong và tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút tác động lên một đòn
bẩy bên trong làm đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi
trạng thái của rơ le. Số tiếp điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều, tùy vào
thiết kế.
Rơ le thường có 2 mạch hoạt động độc lập. Một mạch điều khiển cuộn dây của
relay ở trạng thái ON hay OFF. Một mạch kiểm soát dòng điện dựa vào trạng
thái ON hay OFF của relay.
Dòng chạy qua cuộn dây để điều khiển relay ON hay OFF thường vào khoảng
30mA với điện áp 12V hoặc có thể lên tới 100mA. Hầu hết các con chip đều
không thể cung cấp dòng này. Lúc này ta cần có một BJT để khuếch đại dòng
nhỏ ở ngõ ra IC thành dòng lớn hơn phục vụ cho relay.
Cấu tạo của role
HÌNH 14.Mô hình role bảo vệ điện áp
Phân loại
Relay bảo vệ theo cấu tạo :
Relay bảo vệ điện cơ: Hút lõi thép, Cuộn dây dịch chuyển, Cảm ứng, Động cơ,
Cơ khí, Nhiệt
Relay bảo vệ tĩnh: Độ nhạy cao hơn so với các rơle sử dụng cơ điện, vì nguồn
cấp cho các tiếp điểm đầu ra được lấy từ một nguồn cung cấp riêng biệt, không
phải từ các mạch tín hiệu.
Relay bảo vệ kỹ thuật số: Rơ le kỹ thuật số có thể mô phỏng chức năng của
nhiều loại rơle điện cơ rời rạc trong một thiết bị, đơn giản hóa thiết kế và bảo trì
thiết bị bảo vệ. Mỗi rơle kỹ thuật số có thể tự kiểm tra để xác nhận sự sẵn sàng
và cảnh báo của nó có tốt không nếu một lỗi hoặc sự cố được phát hiện. Rơle số
cũng có thể cung cấp các chức năng SCADA giám sát và thu thập dữ liệu các
tiếp điểm đầu vào, đo lường, phân tích dạng sóng.
Relay bảo vệ số (Numerical): Sự phân biệt giữa rơle kỹ thuật số (Digital
Protection Relay) và rơ le số (Numerical Protection Relay) dựa trên các đặc
điểm kỹ thuật chi tiết, và hiếm khi vượt ngoài chức năng bảo vệ.
Phân loại role thông qua chức năng, ứng dụng :
Rơ le bảo vệ quá dòng: Rơ le quá dòng kỹ thuật số là một loại rơle bảo vệ tác
động khi dòng tải vượt quá một giá trị tác động
Rơ le bảo vệ khoảng cách: Một trong các dạng bảo vệ phổ biến nhất trên hệ
thống truyền tải điện cao áp là rơle bảo vệ khoảng cách (Distance Protection
Relay)
Rơ le bảo vệ so lệch dòng điện: Một dạng rơ le bảo vệ phổ biến cho các thiết bị
như máy biến áp, máy phát, thanh cái và đường dây là sai lệch dòng điện
Rơ le định hướng: Một rơle định hướng sử dụng một nguồn phân cực bổ sung
của điện áp hoặc dòng điện để xác định hướng của một sự cố (lỗi)
Rơ le kiểm tra tính đồng bộ: Rơ le kiểm tra đồng bộ dùng để hòa lưới khi tần
số và pha của hai nguồn bằng nhau trong một mức độ nào đó.
Giới thiệu Role bảo vệ điện áp Munhean
Giới thiệu Relay bảo vệ quá áp thấp áp MUNHEAN
Thông số kĩ thuật:

- Nguồn cung cấp : 220VAC


- Cài đặt điện áp : 78%-98%V With
UNDER VOLT / 102%-122% A With
OVER VOLT
- Cài đặt thời gian: 0,1-10S
- Thương hiệu: Munhean-Taiwan

HÌNH 15.Mô hình Relay bảo


vệ qua áp

Giới thiệu Relay nhiệt LS MT-95 (80-100A)


Role nhiệt LS là thiết bị điện hỗ trợ dùng bảo vệ
động cơ và mạch điện tránh khỏi sự cố quá tải, vói
cấu tạo với lưỡng kim nhiệt ở 3 cực. Khi phát hiện
xảy ra sự cố sẽ tự động ngắt mạch điện để bảo vệ tải,
quá trình để thực hiện cần thời gian từ vài giây cho
đến vài phút tác động. Ngoài ra, rơ le nhiệt không tự
ngắt khi có hiện tượng ngắn mạch.
Rơ le có xuất xứ ở Hàn Quốc và được sử dụng phổ
biến ở Việt Nam với chất lượng và giá cả cạnh tranh

Hình 16.Mô hình role


nhiệt

MCB
HÌNH 17.Mô hình MCB 3P
Định nghĩa
Miniature Circuit Breaker là loại thiết bị điện thuộc nhóm CB, thiết bị chuyển
mạch loại tép, thường có dòng cắt định mức và dòng cắt ngắn mạch thấp
(125A/10kA).Có chức năng bảo vệ hệ thống nói chung và các thiết bị điện (tải)
nói riêng trong các trường hợp ngắn mạch, quá tải.

MCB là một trong số những loại CB thông dụng trên thị trường. Nếu bạn muốn
tìm hiểu về các thiết bị CB khác vui lòng tham khảo bài viết sau: Phân loại CB
(MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, MPCB, ACB, VCB)

Cấu tạo
Có 5 bộ phận chính như sau: tiếp điểm, cơ cấu truyền động đóng cắt MCB, móc
bảo vệ, hộp dập hồ quang và vỏ.

- Tiếp điểm: MCB thường có cấu tạo 3 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp
điểm phụ, hồ quang) hoặc 2 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang)
- Cơ cấu truyền động đóng – cắt MCB: có 2 cách truyền động đóng – cắt
MCB (bằng tay và bằng cơ điện). Bằng tay với các MCB có dòng điện
định mức không lớn. Bằng cơ điện với MCB có dòng điện lớn hơn.
- Móc bảo vệ: Có 2 loại móc bảo vệ: móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle
nhiệt. Móc bảo vệ có tác dụng để bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và
ngắn mạch.
- Hộp dập hồ quang: Có 2 kiểu thiết bị dập hồ quang là: hồ quang kiểu nửa
kín và hồ quang kiểu hở. Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của MCB và
có lỗ thoát khí. Kiểu hở được dùng với điện áp lớn 1000V.
- Vỏ: MCB có lớp vỏ bằng nhựa giúp bảo vệ và cố định các bộ phận bên
trong thiết bị.
Phân loại :
MCB được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo, hình dạng,
kích thước, dòng ngắn mạch, số pha. Có các loại sau: MCB 1PHA, MCB 2P,
MCP 3P…

Nguyên lý làm việc :


Trạng thái bình thường sau khi đóng điện, MCB (Aptomat) được giữ ở trạng thái
đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật
Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng
4 không hút. Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm
điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo
1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị
ngắt.

Ứng dụng của MCB:


Được sử dụng phổ biến ở các công trình công nghiệp lẫn công trình dân dụng.
MCB được lắp đặt ở gia đình, công trình lớn: khách sạn, nhà hàng và các căn hộ
chung cư…giúp bảo vệ an toàn cho người sử dụng.

Giới thiệu MCB Schneider A9N18469 100A 15kA 3P

HÌNH 18.Mô hình MCB Schneider


Thông số kĩ thuật :
Thương hiệu: Schneider
Xuất xứ :Trung Quốc
Thời gian bảo hành 1 năm
Dòng điện: 100A
Dòng cắt :15kA
Số cực: 3P
Điện áp ngõ vào: 3 Pha

Các linh kiện có trong tủ ATS


Thanh trung tính

HÌNH 19.Thanh trung tính trong tủ điện

Hay còn gọi cầu đấu dây điện là linh kiện trong tủ được làm bằng đồng hoặc
nhôm dẫn điện tốt được sử dụng để dấu dây tiếp đất. Ta đựa vào số cực để lựa
trọn phù hợp với kích thươc tủ, hộp kĩ thuật bởi rất đa dạng về số cực 4P, 6P,
12P, 18P, 22P, 24P, 30P,…
HÌNH 20.Vị trí lắp đặt thanh trung tính trong tủ
Đèn báo pha

HÌNH 21.Đèn báo pha của tủ điện


Là linh kiện không thể thiếu khi lắp đặt ở trước mặt tủ điện, được thiết kế dạng
led, tiêu chuẩn Châu Âu đủ màu sắc để đáp ứng báo hiệu cho điện áp, ON, OFF
cho biến tần và động cơ
Thông số kỹ thuật Đèn báo pha
Dòng tiêu thụ: Nhỏ hơn 18mA.
Tuổi thọ:Trên 100.000 giờ sáng liên tục.
Nhiệt độ hoạt động: -25~70 độ C.
Tiêu chuẩn kín nước: IP65 chống nước và chống bụi.

HÌNH 22.Lắp đặt đèn báo trước mặt tủ

Trên thị trường có các loại đèn báo pha, tủ điện phi 22,25 màu sắc xanh, đỏ,
vàng, trắng với điện áp 24VAC, 24VDC, 110VAC, 110VDC, 220VDC,
220VAC.
Máng nhựa gen
Hình 23.Máng nhựa đi dây điện

Máng nhựa đi dây điện, Máng nhựa lắp tủ điện, được dùng phổ biến trong các
thiết bị tủ điện là máng dẫn dùng cho việc lắp đặt dây và cáp điện trong tủ điện
điều khiển, tủ điện phân phối, tủ điện tổng MSB.

Nút nhấn
Là loại khi cụ dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện, máy móc hoặc một số
loại quá trình trong điều khiển, đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút
nhấn. Khi ấn nút cần dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.

Hình 24.Nút nhấn


Cấu tạo của nút nhấn
Nút gồm hệ thống lò xo, các tiếp điểm thường đóng thường mở và vỏ bảo vệ.
Khi tác động, các tiếp điểm sẽ chuyển đổi trạng thái, khi mất tác động sẽ trở về
trạng thái ban đầu
Các loại nút nhấn phổ biến
Nút nhấn giữ thường được sử dụng như công tắc nguồn, công tắc chức năng
trong các hệ thống tủ điện điều khiển trong công nghiệp
Nút nhấn thả được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn khi nhấn, ta nhận biest
được nhấn sẽ do các bộ vi xử lý hoặc mạch điện tử đảm nhiệm

Nguyên lý hoạt động


Nút nhấn có ba phần gồm bộ truyền động, các tiếp điểm cố định và các rãnh. Bộ
truyền động sẽ đi qua toàn bộ công tắc và vào một xy lanh mỏng ở phía dưới.
Bên trong là một tiếp điểm động và lò xo. Khi nhấn nút, nó chạm vào các tiếp
điểm tĩnh làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Trong một số trường hợp, người
dùng cần giữ nút hoặc nhấn liên tục để thiết bị hoạt động. Với các nút nhấn
khác, chốt sẽ giữ nút bật cho đến khi người dùng nhấn nút lần nữa.

Ứng dụng
Là khí cụ điện được sử dụng trong tủ điện công nghiệp, duy trì trạng thái và đảo
trjang thái sau mỗi lần tác động, rất tiện lợi mà không cần phải qua các hệ thống
mạch tự giữ. Tiết kiệm được dây dẫn trong mạch điều khiển, đóng cắt nhanh, tiết
kiệm diện tích

Màn hình
Hình 25.Đồng hồ do Vôn và Ampe

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH


Thi công phần cứng
.

Hình 26.Sơ đồ mạch động lực của tủ điện

Chọn tủ điện với kích thước như sau: 600*800*300(mm)

HÌNH 27.Mô hình tủ điện


Để thực hiện đấu nối tủ điện ATS ,ta cần bố trí định hình các thiết bị hợp lý phù
hợp với kích thước tủ từ đó ta đặt tủ điện về và dập các vị trí cần gắn thiết bị
sau: nút nhấn ,màn hình,đèn báo.
HÌNH 28.Đo kích thước mô hình tủ
Ta cần chuẩn bị các khí cụ điện sau : đèn báo, nút nhấn màn hình

HÌNH 29.Phân bố vị trí các thiết bị lên mặt tủ .


Đầu tiên ta cần đo kích thước của các nút nhấn,đèn báo, màn hình để gắn ở
trước mặt tủ sao cho phù hợp diện tích mặt tủ điện.Sau đó ta đánh dấu các vị trí
đó và chuẩn bị máy lọng ,máy khoang cầm tay để khoét tròn các vị trí trên cho
chính xác và có tính thẩm mỹ cao (đảm bảo khoảng cách thiết bị bằng nhau )

Ở các vị trí được đánh dấu bằng bút chì, đánh dấu tâm vị trí rồi bắt đầu khoét
tròn lỗ trên bề mặt tủ
HÌNH 30.Các vị trí đã được đánh dấu
Sau khi các vị trí được khoét, ta tiến hành lắp các thiết bị vào các lỗ như hình
bên dưới:

HÌNH 31.Lắp các thiết bị vào tủ


HÌNH 32.Mặt tủ ATS sau khi gắn các thiết bị
Ý nghĩa khi gắn các khí cụ điện trên:
Đèn báo pha dùng để theo dõi được các pha của nguồn điện xem pha nào còn
điện và pha nào mất điện. Đồng thời biết được nguồn điện mình đang sử dụng là
nguồn điện từ lưới điện hay từ máy phát điện.
Đồng hồ Vôn kế dùng để đonguồn điện của lưới điện và nguồn điện của máy
phát. Đồng hồ Ampe kế dùng để do dòng điện của lưới điện và dòng điện của
máy phát điện.
Công tắc dùng để điều khiển tủ điện hoạt động theo thế độ mình muốn như
Automatic hay Manual.
Tiếp theo ta gắn các thanh nẹp vào trong tủ để đi dây cho tủ điện, bố trí thanh
nẹp cần tính thẩm mỹ cao.Khi dán keo thanh nẹp vào tủ cần 1 lượng keo nhất
định, tránh tràn keo dư ra ngoài làm xấu bề mặt tủ.
HÌNH 33.Gắn thanh nẹp vào tủ

HÌNH 34.Vị trí lắp thanh nẹp


Thanh nẹp dùng để đi dây điện gọn lại và che đi dây điện cho tủ nhìn thẩm mỹ
hơn.
HÌNH 35.Gắn các khí cụ điện vào trong tủ
Sau khi lắp xog mặt tủ, ta chuẩn bị các khí cụ điện bên trong tủ điện và lắp ghép
chúng theo sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển.

HÌNH 36.Chuẩn bị các khí cụ điện


Ta cũng sắp xếp bố trí các khí cụ điện để lắp vào tủ điện, đếm số lượng từng
con MCB, Contactor, role bảo vệ, logo siemens,domino… rồi lắp đặt theo ý
mình.
Việc lắp con MCB vào tủ điện để đóng cắt nguồn điện, bảo vệ quá tải ngắn
mạch .Có bồn dập hồ quang an toàn cho người vận hành
Với Contactor dùng để điều khiển đóng cắt nguồn điện có dòng điện nhỏ 22-
300A,khi có tín hiệu PLC Logo của điện lưới hoặc máy phát truyền tới thì tín
hiều đó sẽ tác động vào Contactor để nó hút hoặc mở
Với Role điện áp trong tủ giúp bảo vệ điện áp với chức năng chuyển tín hiệu
điều khiển và khuếch đại công suất mạch, thường nằm giữa các thiết bị điều
khiển có công suất nhỏ với các thiết bị điều khiển có công suất lớn.Đặc biệt,
role trung gian có khá nhiều cặp tiếp điểm thường đống và mở nên được chia tín
hiệu từ 1 role chính đến các thiết bị khác trong mạch điều khiển .
Role nhiệt được đi cặp với contactor ,khi quá tải dòng điện tăng gây nhiệt lượng
tăng lên,lúc này role hoạt động đẩy tiếp điểm lên ngắt ra làm hở mạch điều
khiển để tủ ngừng hoạt đông ,không làm cho các khí cụ bị hư hại an toàn cho tủ
Nguồn tổ ong biến dòng xoay chiều thành 1 chiều và biến đổi điện áp thông qua
chế độ dao động xung được tạo ra bằng 1 mạch điện tử vói 1 biến áp xung .

HÌNH 37.Sắp xếp các khí cụ điện


Với các khí cụ điện cần bố trí bên trong tủ điện, bề mặt tủ làm bằng tấm nhôm
nên ta bắn ốc vít trực tiếp từng vị trí cho tiện lợi về việc đi dây điện kết nối.
Sau khi chuẩn bị xong, ta sắp xếp nẹp thành khung để định hình gán trong tủ
điện
HÌNH 38.Sắp xếp nẹp cho hợp lý việc đi dây
MCB dùng để đóng cắt nguồn điện từ lưới điện hay từ máy phát.
RơLe trung gian dùng để cấp thêm tiếp điểm phụ cho mạch điều khiển
Contactor có chức năng dùng để đóng cắt nguồn điện khi có tín hiệu từ mạch
điều khiển làm cuộn coi hút lại cung cấp nguồn điện cho tải.
Role nhiệt có chức năng bảo vệ tải khỏi quá dòng và quá nhiệt.
Lưu ý : khi ta đi dây điện trong các thanh nẹp, ta nên cắt các vùng ngã ba như
hình bên dưới để không bị rối hoặc xấu đường dây đi diện
HÌNH 39.Vị trí cắt ở thanh nẹp
Sau đó ta bắn vít bảng mạch động lực vào trong tủ điện
Sau khi hoàn tất các bước trên, ta bắt đầu tiến hành đi dây điện cho phần mạch
điều khiển với các nút nhấn, đèn báo, màn hình

HÌNH 40.Đi dây điện cho các đèn báo, nút nhấn
HÌNH 41.Dây xoắn bao dây điện
Dây xoắn ruột gà được dùng để làm gọn và cố định nhiều dây điện lại với nhau
Để đi dây đẹp, thẩm mỹ ta nên bọc thêm dây xoắn hoặc dây rút cho đẹp tủ điện
Sau khi đi dây xong phần tủ điện, ta sẽ đi dây cho phần mạch động lực
Lưu ý với mạch tủ động lực dây 3 pha để gắn với khởi động từ, CB có tiết điện
lớn hơn là với dây dùng trong mạch điều khiển .

Để bắt nối dây điện với các khí cụ điện, ta dùng đầu cos cho thuận tiện.Ta nên
ước tính chiều dài dây và đặt dấu kí hiệu để kết nối với dầu thiết bị này với thiết
bị khác .
HÌNH 42.Mạch động lực của tủ điện ATS

HÌNH 43.Dây tiếp địa


Dây tiếp địa có chức năng đưa dòng điện rò xuống đất nhằm đảm bảo an toàn
cho người vận hành không bị điện giật khi có dòng rò.
Với các loại tủ công nghiệp không riêng tủ ATS phải có dây tiếp địa cho tủ tránh
trường hợp bị rò điện,an toàn cho người vận hành .
Viết chương trình nạp vào thiết bị LOGO 230RC

Hình 44.Lưu đồ thuật toán


Nguyên lý hoạt động :
Lưới điện hoạt động bình thường(tức là I1=1, Q1=1) thì tín hiệu và contactor
của máy phát không được hoạt động(I2=0,Q2=0) .Khi có sự cố lưới điện ,tín
hiệu điện lưới ngắt ra(I1=0),sau 5 giây contactor ngắt ra(Q1=0) tủ ATS bắt đầu
hoạt động bằng cách đề máy phát 3 lần bằng xung đồng bộ(Q3=1), mỗi lần đề 3s
và nghĩ 6s,nếu sau 3 lần không đề được máy phát thì tín hiệu role cấm đề máy
phát được bật (Q4=1).Khi đề thành công máy phát, tín hiệu được bật(I2=1)
contactor của máy phát đóng lại (Q2=1)và theo quy tắc khóa chéo Contactor của
lưới điện phải cắt ra . Khi có tín hiệu điện lưới trở lại để đảm bảo lưới điện ổn
định tránh quá trình sụt áp thì sau khoảng thời gian trễ là 5s contactor của máy
phát ngắt ra và contactor của điện lưới đóng lại

Vào LOGO!Soft Comfort


Chọn New > Function block diagram(FBD)

HÌNH 45.Bắt đầu viết chương trình nạp vào PLC

Đầu tiên ta sẽ tạo các ngõ vào và ra


HÌNH 46.Tạo ngõ vào và ngõ ra
Chọn I/0 names

HÌNH 47.Đặt tên ứng với các ngõ


Ta đặt tên gọi như sau :
- I1, I2 lần lượt là tín hiệu của lưới điện và máy phát
- Q1, Q2 lần lượt là tín hiệu contactor của điện lưới và của máy phát
- Q3 là tín hiệu đề máy phát
- Q4 là tín hiệu máy phát không đề được

HÌNH 48.Hoàn thành bước đặt tên


Bắt dầu viết chương trình
- Trong mục Instructions ta lần lượt kéo các khối vừa mới đặt ở trên vào để
viết chương trình

HÌNH 49.Tạo khối để nạp chương trình


Điều kiện để Q1 đóng là phải có tín hiệu từ I1, với khóa chéo thì khi Q2 có điện
thì Q1 không có điện và ngược lại.
- Ta đặt khối AND vào liên kết giữa I1,Q1 và Q2 như hình bên dưới:

HÌNH 50.Gắn khối AND

Đảm bảo lưới điện ổn định tránh quá trình sụt áp , sau khi điện lưới có điện trở
lại sau 1 thời gian trễ thì Q1 mới được đóng và ngược lại
Trường hợp mất điện nguồn lưới để tránh sụt áp ta phải có 1 thời gian trễ để ngắt
Q1, với trường hợp này ta dùng khối timer ON/OFF delay
- Ta vào mục Timer lấy khối ON/OFF delay và cài đặt thời gian delay 5s
như hình bên dưới :

HÌNH 51.Cài đặt thời gian cho Delay


HÌNH 52.Gắn khối Delay vào mạch

Tương tự Q1, Q2 đóng cắt với điều kiện sau :


- Tín hiệu máy phát có điện hoặc Q1 tắt theo khóa chéo
Khí máy phát có điện thì sau 1 thời gian Q2 sẽ đóng hoặc không có điện sau 1
thời gian sẽ ngắt ra, ta sẽ lấy khối AND và Timer ON/OFF liên kết với nhau
thực hiện quá trình này

HÌNH 53.Gắn khối Delay cho Q2


Liên kết xong ta sẽ được như hình bên đưới
HÌNH 54.Kết nối giữa các phần tử I1,I2,Q1,Q2

Với role đề máy phát (Q3) ta sẽ cài đặt đề 3 lần, mỗi lần đề 3s và nghĩ sẽ là 6s.
Để thực hiện quá trình này ta sẽ dùng xung đồng bộ (Asynchronous Pluse
Generator)
- Cài đặt thông số đề 3s và nghĩ 6s như hình bên dưới:

HÌNH 55.Thiết lập thời gian cho xung đồng bộ


Ta gắn khối xung liên kết với mạch
HÌNH 56.Gắn khối xung đồng bộ vào mạch

Quá trình đề cần có nhiều điều kiện :


- Không có Tín hiệu từ điện lưới
- Không có tín hiệu từ máy phát
- Tín hiệu cấm đề máy phát (không bật)

HÌNH 57.Nối các phần tử cho Q3

Điều kiện để đề Q3 gồm có :


- Bộ đếm xung đồng bộ hoạt động
- Không có tín hiệu từ máy phát điện
- Khi đếm hết thời gian đề 3 lần thì Q3 không được đề nữa
HÌNH 58.Liên kết với khối AND VÀ khối đếm
Ta chọn khối Up/Down Counter để đếm số lần đề và cài đặt như hình dưới:

HÌNH 59.Cài đặt thời gian cho khối Countẻ

Điều kiện đếm xung đồng bộ


Điều kiện reset bộ đếm là khi có điện lưới trở lại
HÌNH 60.Kết nối Q4 với mạch chính
Role đề máy phát (Q4) có điện khi bộ đếm đã đếm được 4 lần (tức là 3 lần đề)

HÌNH 61.Hoàn thành viết chương trình cho PLC


Chạy mô phỏng chương trình của LOGO 230RC
Trường hợp 1:
Khi mất điện lưới mà đề 3 lần máy phát không chạy thì tín hiệu Q4(role) được
bật đèn sáng lên

HÌNH 62.Mô phỏng trường hợp 1

Trường hợp 2 :
Mất điện lưới đề máy phát lần 1 hoạt động có điện thì sau 1 thời gian trễ là 5s thì
ngõ ra Q2 (tín hiệu máy phát) sẽ sáng đèn và sẽ cắt quá trình đề ra.
HÌNH 63.Mô phỏng kết quả trường hợp 2

Trường hợp 3
Khi điện lưới có điện trở lại sau 1 thời gian Q2 sẽ tắt, sau thời gian trễ Q1 sẽ có
điện

HÌNH 64.Mô phỏng kết quả trường hợp 3


Trường hợp khi máy phát mất điện, Q3 mới được đề

Hình 65.Tín hiệu Q3 có tín hiệu


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ -NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
Mô tả chất lượng vận hành tủ ATS....
Kết quả đạt được :
Tủ ATS dùng PLC Logo Siemen 230RC đã đáp ứng được các nhu cầu đề ra:
giúp cho sinh viên thực tập biết cách đấu nối tủ điện, biết công dụng và cách vận
hành tủ điện, biết được khái niệm và nguyên lý hoạt động của PLC 230RC.Vừa
hợp túi tiền của sinh viên vì giá thành các linh kiện khí cụ điện khá rẻ
Nhận xét
Tủ ATS của chúng tôi đáp ứng được các tiêu chí đã được đề ra ở phần mục tiêu
như sau:
- Có tính tin cậy cao: PLC logo là thiết bị điều khiển đáng tin cậy và được
sử dụng rộng rãi khi đi chung với tủ ATS, giúp đảm bảo độ tin cậy của hệ
thống điện trong nhà máy
- Kiểm soát và điều khiển giám sát từ xa hiệu quả: tủ ATS liên kết với các
hệ thống điều khiển tự động khác,giao tiếp và tích hợp với các thiết bị
giúp tối ưu hoạt động.Ngoài ra PLC đóng vai trò giám sát, lập trình thông
qua giao diện hoặc internet để thực hiện các chức năng giám sát theo dõi
báo cáo trạng thái của nguồn điện. Điều này giúp cho các nhân viên bảo
trì trong xí nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong quản lý điều
khiển hệ thống điện.
- Đảm bảo khả năng cung cấp điện liên tục và tăng tính an toàn cho thiết bị
hệ thống: đảm bảo xí nghiệp nhà máy không bị gián đoạn cung cấp điện.
Khi nguồn chính gặp sự cố,tủ ATS tự động chuyển nguồn dự phòng nhanh
chóng liền mạch mà không gây ra tổn hại tiêu cực nào cho thiết bị. Giảm
thiểu thời gian gián đoạn hoạt động của nhà máy, đảm bảo diễn ra ổn dịnh
an toàn tránh các vấn đề quá tải, ngắn mạch.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: thay vì phải thủ công thực hiện chuyển
đổi nguồn sự cố thì tủ ATS tự động làm việc này. Giúp tiết kiệm thời gian
và công sức của nhân viên,tập trung công việc khác quan trong hơn trong
xưởng nhà máy.
- Độ linh hoạt và mở rộng: với 230rc có khả năng mở rộng và tích hợp các
thành phần linh kiện khác cho phép mở rộng và tùy chỉnh tủ ATS theo nhu
cầu đáp ứng của xưởng công nghiệp.
Tuy vậy vẫn còn vài mặt khuyết điểm của tủ mà chúng tôi nhìn thấy được
về các mặt hạn chế như sau :
Hạn chế
- Về khả năng chịu tải : tủ ATS có giới hạn chịu tải và có thể gặp tình trạng
quá tải nếu hệ thống xưởng nhà máy có quá nhiều thiết điện kết nối hoạt
động cùng lúc
- Về độ tin cậy: tủ ATS phụ thuộc vào các thành phần bên trong như cơ cấu
chuyển mạch và thiết bị điện như PLC 230RC giới hạn số điểm kết nối
dầu vào và ra (I/0), ngoài ra 230RC chỉ dành thiết kế cho các ứng dụng
điều khiển nhỏ, đơn giản không đòi hỏi xử lý cao nên có thể gặp khó khăn
khi gặp tình huống phức tạp và khó khăn
- Về tương thích: trong các linh kiện điện từ tủ ATS sử dụng Logo có thể
không tương thích với 1 số thiết bị khác, vì vậy việc khả năng viết chương
trình và mở rộng thêm các chức năng sẽ vô cùng hạn chế
Với những hạn chế trên chúng tôi có những phương án khắc phục như sau:
Khắc phục
- Về khả năng chịu tải: thay các thiết bị điện như CB, Contactor, Role,...
qua các thiết bị có dòng lớn hơn nhằm cải thệt tình trạng quá tải của tủ
điện.
- Về độ tin cậy: ta có thể thay thế PLC 230RC bằng một con PLC có thể
năng xử lý cao hơn, hỗ trợ nhiều kết nối I/O và các chức năng mở rộng.
- Về tương thích: ta cần kiểm tra các thiết bị xem có tương thích với PLC
Logo không, nếu không tương thích ta cần thấy thế các khí cụ điện trong
tủ ATS hoặc PLC logo cho phù hợp với tủ ATS.
CHƯƠNG 5:TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG 6 :TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like