You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN


Thiết kế hệ thống SCADA trạm 110kV
Lý Nhân
Lê Viết Thịnh
thinh.lv174242@sis.hust.edu.vn

Ngành Kỹ thuật Điện


Chuyên ngành Hệ Thống Điện

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Tuấn Ninh


Chữ ký của GVHD
Bộ môn: Kỹ thuật đo và Tin học công nghiệp
Viện: Điện

HÀ NỘI, 6/2021

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SCADA CHO TRẠM ĐIỆN


VÀ TRẠM BIẾN ÁP 110KV LÝ NHÂN...........................................................5
1.1 Giới thiệu chung về hệ thống SCADA..............................................5
1.2 Tổng quan hệ thống SCADA cho trạm biến áp.................................6
1.2.1 Hệ thống SCADA trong hệ thống điện Việt Nam.......................6
1.2.2 Hệ thống SCADA cho trạm biến áp 110kV................................6
1.2.3 Cấu trúc hệ thống SCADA cho trạm biến áp..............................7
1.3 Một vài nét về trạm biến áp 110kV Lý Nhân-Hà Nam....................10
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG SCADA CHO TRẠM BIẾN ÁP
110KV LÝ NHÂN.............................................................................................12
2.1 Sơ đồ nhất thứ trạm biến áp 110KV................................................13
2.2 Danh mục các điểm đo lường điều khiển bảo vệ.............................14
2.3 Tính toán số lượng card cần thiết và giao thức truyền thông đối với
hệ RTU đã được học...........................................................................................14
2.4 Xác định giao thức truyền thông đối với hệ thống RTU..................14
2.4.1 Xu thế phát triển hệ điều khiển từ xa........................................14
2.4.2 Yêu cầu của RTU.....................................................................14
2.4.3 Ứng dụng của RTU trong việc tự động hóa trạm......................15
2.4.4 Giao thức tuyền tin...................................................................15
2.4.5 Kết nối các thiết bị khác...........................................................15
2.4.6 Kết nối thiết bị-truyền thông.....................................................15
2.4.7 Giao thức truyền thông đối với hệ thống RTU trong trạm biến
áp 110kV Lý Nhân......................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................17
PHỤ LỤC...........................................................................................................16

2
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình hệ thống SCADA............................................................5
Hình 1.2 Trung tâm điều khiển xa................................................................7
Hình 1.3 Cấu hình 1 cho hệ thống tự động hóa trạm biến áp........................8
Hình 1.4 Cấu hình 2 cho hệ thống tự động hóa trạm biến áp......................10
Hình 1.5 Thiết bị nhất thứ (máy biến áp, máy cắt, dao cách ly ,..)..............11
Hình 2.1 Sơ đồ nhất thứ trạm biến áp 110kV Lý Nhân – Hà nam..............13
Hình 2.2 Kết nối thiết bị-truyền thông........................................................15
Hình 2.3 Giao thức truyền thông đối với hệ thống RTU trong TBA Lý Nhân
............................................................................................................................ 16

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SCADA CHO TRẠM ĐIỆN
VÀ TRẠM BIẾN ÁP 110KV LÝ NHÂN

1.1 Giới thiệu chung về hệ thống SCADA


SCADA là viết tắt của Supervisory Control And Data Acquisition- hệ thống
điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu. SCADA là một công cụ tự động hóa
trong nhiều lĩnh vực, dùng kỹ thuật vi xử lý – PLC/RTU (Programmaple Logic
Controller/ Remote Terminal Unit), để trợ giúp việc điều hành kỹ thuật ở các cấp
trực điều hành các hệ thống tự động công nghiệp cũng như hệ thống điện. Hệ
thống này cung cấp cho người vận hành những thông tin quan trọng của đối
tượng cần quan tâm và cho phép thực hiện các lệnh điều khiển cần thiết về phía
đối tượng để đảm bảo cho hệ thống hoạt động an toàn và có hiệu quả.
Cấu trúc một hệ SCADA có các thành phần cơ bản sau:
 Trạm điều khiển giám sát trung tâm: là một hay nhiều máy chủ
trung tâm (central host computer server).
 Trạm thu thập dữ liệu trung gian: Là các khối thiết bị vào ra đầu
cuối từ xa RTU (Remote Terminal Units) hoặc là các khối điều khiển
logic khả trình PLC (Programmable Logic Controllers) có chức
năng thu thập dữ liệu từ các thiết bị chấp hành (cảm biến cấp trường,
các bộ điều khiển đóng cắt và các van chấp hành…) và truyền dữ
liệu về hệ thống SCADA trung tâm.
 Hệ thống truyền thông: bao gồm các mạng truyền thông công
nghiệp, các thiết bị viễn thông và các thiết bị chuyển đổi dồn kênh có
chức năng truyền dữ liệu cấp trường đến các khối điều khiển và máy
chủ.
 Giao diện người - máy HMI (Human - Machine Interface): Là các
thiết bị hiển thị quá trình xử lí dữ liệu để người vận hành điều khiển
các quá trình hoạt động của hệ thống.

Hình 1.1 Mô hình hệ thống SCADA

5
Người vận hành có thể nhận biết và điều khiển hoạt động các thiết bị
thông qua máy tính và mạng truyền thông. SCADA thường được dùng để chỉ tất
cả các hệ thống máy tính được thiết kế để thực hiện các chức năng sau:
 Thu thập dữ liệu từ các thiết thiết bị công nghiệp hoặc các cảm biến.
 Xử lý và thực hiện các phép tính trên các dữ liệu thu thập được.
 Hiển thị các dữ liệu thu thập được và kết quả đã xử lý.
 Nhận các lệnh từ người điều hành và gửi các lệnh đó đến các thiết bị của
nhà máy.
 Xử lý các lệnh điều khiển tự động hoặc bằng tay một cách kịp thời và
chính xác.
1.2 Tổng quan hệ thống SCADA cho trạm biến áp
1.2.1 Hệ thống SCADA trong hệ thống điện Việt Nam
Năm 1994, đồng bộ với dự án siêu cao áp 500kV Bắc - Nam, dự án
SCADA giai đoạn 1 của Trung Tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia (A0) đã
được lắp đặt và đưa vào vận hành. Năm 1997, dự án này bước vào giai đoạn 2
với yêu cầu tích hợp thu thập dữ liệu và giám sát điều khiển/quản lý hệ thống
năng lượng - SCADA/EMS. Đây là những bước phát triển tất yếu của ngành điện
Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác điều độ hệ thống điện.
Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, hệ thống SCADA
cũng ngày càng tin cậy và ổn định hơn và gia tăng mục đích sử dụng, đặc biệt
trong các ứng dụng EMS, làm cơ sở để tiến tới vận hành hệ thống điện tự động
hoàn toàn. Do yêu cầu về quản lí và vận hành thiết bị của Tập đoàn điện lực Việt
Nam (EVN), các trạm 220kV và 500kV cũ vẫn sẽ kết nối về hệ thống SCADA
của A0 hoặc nâng cấp lên hệ thống điều khiển tích hợp trạm như các trạm 220kV
và 500kV mới được đầu tư xây dựng. Còn các trạm 110kV đều phải trang bị các
bộ thu thập dữ liệu (RTU/PLC) kết nối về hệ thống SCADA của Trung tâm điều
độ từng miền. Hệ thống SCADA trong hệ thống điện Việt Nam được phân cấp
quản lí như sau:
 Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia (A0): Quản lý hệ thống
SCADA (kiểm soát, điều khiển, thu thập và quản lý số liệu)/EMS (hệ
thống quản lý năng lượng) cho các trạm điện 500KV, 220KV, các nhà
máy điện có công suất trên 30MW.
 Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền (Ax): Có nhiệm vụ quản lý, vận
hành hệ thống SCADA/EMS cho các trạm điện 110KV, các nhà máy
điện có công suất dưới 30MW.
1.2.2 Hệ thống SCADA cho trạm biến áp 110kV
Trước đây, hệ thống điều khiển và giám sát trong trạm biến áp 110kV gồm
2 phần:
 Các ngăn lộ cao thế 110kV do các công ty lưới điện cao thế vận
hành, giám sát đồng thời truyền số liệu về hệ thống SCADA của
Trung tâm điều độ miền.

6
 Các ngăn lộ trung thế 35kV, 22kV, 10kV do công ty điện lực các
tỉnh quản lý, vận hành.
Từ năm 2018, EVN đã thực hiện bàn giao quản lý vận hành lưới điện
110kV từ Công ty Lưới điện Cao thế miền (Bắc, Trung, Nam) về các công ty
điện lực tỉnh trực thuộc trực tiếp. Việc bàn giao lưới điện 110 kV về các công ty
điện lực tỉnh sẽ tạo được sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý, vận hành lưới
điện từ cao thế đến trung thế, giảm thiểu thời gian ngừng cấp điện, xử lý sự cố;
quy mô quản lý vận hành phù hợp với phân cấp của EVN. Đồng thời, các công ty
điện lực tỉnh phải cải tạo, xây mới các trạm biến áp 110KV theo tiêu chí trạm
không người trực, thực hiện thu thập, giám sát, điều khiển, vận hành các trạm
biến áp 110kV từ Trung tâm điều khiển xa của tỉnh.
Như vậy, tại các TBA 110kV sẽ không còn nhân viên vận hành trực tiếp,
lực lượng này sẽ được công ty điện lực sử dụng, bố trí vào công tác khác. Ngoài
ra, việc toàn bộ các thiết bị được điều khiển từ xa qua hệ thống mạng viễn thông
dùng riêng và hệ thống các nhà mạng cung cấp sẽ đảm bảo vận hành an toàn
tuyệt đối cho thiết bị và con người.

Hình 1.2 Trung tâm điều khiển xa

1.2.3 Cấu trúc hệ thống SCADA cho trạm biến áp


Theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hệ thống SCADA cho
trạm biến áp gồm 2 cấu hình theo sơ đồ dưới đây:
 Cấu hình 1:

7
Hình 1.3 Cấu hình 1 cho hệ thống tự động hóa trạm biến áp

Cấu hình gồm 4 phân cấp:

 BAY DEVICES
Bao gồm các thiết bị trường, các cơ cấu chấp hành:
 Máy cắt (CB): Thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện ở cấp điện áp
cao (>1000V) trong mọi chế độ vận hành: Chế độ vận hành không
tải, chế độ tải định mức, chế độ sự cố, trong đó chế độ đóng cắt
dòng điện ngắn mạch là nặng nề nhất
 Dao cách ly (DS): Dùng để đóng cắt mạch điện hoặc mạch điện
cao áp không có dòng điện hoặc dòng điện nhỏ hơn dòng định mức
nhiều lần và tạo nên khoảng cách cách điện an toàn, có thể nhìn
thấy được.
 Dao tiếp địa (ES): Có tác dụng giải phóng các điện áp dư trên
mạng điện mà đã ngắt ra khỏi nguồn điện nhằm đảm bảo an toàn
khi kiểm tra sửa chữa.
 Hệ thống chống sét: Có tác dụng bảo vệ đường dây, các thiết bị
động lực khác khi có hiện tượng quá điện áp hệ thống hoặc quá
điện áp khí quyển sinh ra.
 Thanh cái: Là nơi tập trung chuyển suất điện áp từ hệ thống nhà
máy phát lên lưới điện đến các hộ tiêu thụ
 Máy biến áp: thiết bị điện từ đứng yên, làm việc trên nguyên tắc
cảm ứng điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều từ giá
trị cao đến giá trị thấp và ngược lại với tần số không thay đổi. Công
suất của máy biến áp được tính toán sao cho đáp ứng được công
suất tối đa của tải.
 Biến điện áp (TU) và biến dòng điện (TI): Là thiết bị được sử dụng
để biến đổi dòng và điện áp cao sang giá trị thống nhất hoặc an
toàn để đo đếm với tổn thất nội bộ rất thấp.
 BAY CONTROLLER:
Bao gồm các thiết bị như là:

8
 Rơ le bảo vệ: có thể ra tác động điều khiển trực tiếp khi thiết bị gặp
sự cố. Các rơle này hoàn toàn có thể tính toán và tác động theo
thông số chỉnh định trước mà không cần liên lạc với hệ thống cấp
trên.
 Các thiết bị đo lường thu thập số liệu, thông số của các thiết bị
chấp hành như cảm biến, đồng hồ đo thông minh, bộ chuyển đổi tín
hiệu đo lường (Transducer, Transmiter).
Với vai trò là một thành phần của hệ thống SCADA, các thiết bị
này đều có khả năng truyền tín hiệu ở cự ly gần thông qua hệ thống
truyền thông hiện trường.
 MASTER CONTROLLER:
Bao gồm các thiết bị như:
 Communication Processor NIM (Communication Processor
Network Interface Module): Thành phần chính là các thiết bị
đầu cuối RTU (Remote Terminal Unit), hoặc bộ điều khiển
logic khả trình PLC (Programable Logic Controller). Các
thiết bị này đặt tại nhà máy điện hoặc trạm điện phục vụ
việc thu thập và truyền dữ liệu về hệ thống SCADA
trung tâm của Trung tâm điều độ hệ thống điện hoặc
Trung tâm điều khiển.
 GPS: Thiết bị định vị GPS có chức năng hỗ trợ đồng bộ
thời gian các thiết bị trong hệ thống SCADA.
 HOST COMPUTER:
Bao gồm hệ thống các máy chủ, màn hình giao diện HMI (Human-
Machine Interface), các máy trạm vận hành và các máy tính văn phòng
dùng để khai thác thông tin từ máy chủ thông qua hệ thống mạng LAN
văn phòng.
Theo cấu hình 1, do các thiết bị nhị thứ- IEDs thuộc thế hệ cũ, không
có khả năng giao tiếp được trực tiếp với máy tính nên phải cần thêm Bay
Master Controller (bao gồm thành phần chính là RTU/PLC) nhằm kết nối
các thiết bị đó với hệ thống máy tính vận hành cũng như các server.
Vì vậy, cấu hình 1 được EVN áp dụng xây dựng hệ thống SCADA cho
các trạm biến áp được xây dựng từ lâu, đã và đang vận hành với thiết bị nhị
thứ IED thuộc thế hệ cũ.

 Cấu hình 2:

9
Hình 1.4 Cấu hình 2 cho hệ thống tự động hóa trạm biến áp

Cấu hình 2 gồm 3 phân cấp:


 BAY DEVICES:
Gồm các thiết bị, cơ cấu chấp hành trong trạm: Máy cắt, dao cách ly…
(như cấu hình 1)
 BAY CONTROLLER:
Cũng bao gồm các thiết bị nhị thứ-IDEs như là Rơ le bảo vệ, các thiết
bị đo lường…nhưng thuộc thế hệ mới. Các thiết bị này được trang bị các
chuẩn giao tiếp, truyền thông như là IEC 61850, IEC 60870-5-103,
Modbus TCP… có thể giao tiếp trực tiếp với hệ thống máy tính vận hành
cũng như các server. Các thiết bị này nhận tín hiệu từ các thiết bị đo, lưu
trữ tạm và truyền trực tiếp về trung tâm điều khiển đồng thời và nhận lệnh
trực tiếp từ trung tâm điều khiển để ra lệnh cho các thiết bị chấp hành.
 HOST COMPUTER:
Bao gồm hệ thống các máy chủ, màn hình giao diện HMI (Human-
Machine Interface), các máy trạm vận hành và các máy tính văn phòng
(như cấu hình 1).
Theo cấu hình 2, các thiết bị nhị thứ - IDEs thuộc thế hệ mới, được
trang bị các chuẩn giao tiếp, truyền thông như là IEC 61850, IEC 60870-5-
103, Modbus TCP… có thể giao tiếp trực tiếp với hệ thống máy tính vận
hành cũng như các server. Vì vậy, cấu hình 2 được EVN áp dụng cho các
trạm biến áp hay nhà máy điện mới xây dựng, hoặc trong dự án sắp được
triển khai xây dựng trong tương lai.
1.3 Một vài nét về trạm biến áp 110kV Lý Nhân-Hà Nam
Tháng 7/2019, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã đầu tư Dự án nâng công
suất máy biến áp T1 trạm biến áp 110kV Lý Nhân từ 25MVA lên 40MVA, nâng
tổng công suất đặt của toàn trạm từ 65MVA lên 80MVA. Thực hiện chỉ đạo của
Tổng công ty Điện lực miền Bắc về việc giao nhiệm vụ cho Công ty Điện lực Hà
Nam chủ trì nghiệm thu đóng điện nâng công suất máy biến áp T1 trạm biến áp
110kV Lý Nhân (E24.2). Công ty Điện lực Hà Nam đã phối hợp với Ban Quản lý
Dự án lưới điện thuộc NPC và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đảm bảo

10
tiến độ, chất lượng và an toàn trong thi công. Ngày 20/7/2019, tại TBA 110kV
Lý Nhân các đơn vị thi công đã tiến hành lắp đặt, đóng điện đưa vào vận hành
máy biến áp T1 40MVA-115/38,5/23kV. Đến 22h35’ ngày 21 tháng 7 năm 2019
đóng điện xung kích và đến 23h22’ cùng ngày đóng điện mang tải thành công,
hoàn thành việc nâng công suất MBA T1 TBA 110kV Lý Nhân. Việc nâng công
suất chống quá tải máy biến áp đã góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội khu vực. Một số
hình ảnh về trạm biến áp 110kV Lý Nhân-Hà Nam:

Hình 1.5 Thiết bị nhất thứ (máy biến áp, máy cắt, dao cách ly ,..)

11
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG SCADA CHO TRẠM BIẾN ÁP
110KV LÝ NHÂN

Hệ thống SCADA của trạm biến áp Lý Nhân bao gồm ba đường truyền
trong đó một đường truyền về Trung tâm Điều độ miền Bắc (A1), hai đường
truyền về Trung tâm điều khiển xa.
Để có thể lên phương án hoàn thiện hệ thống SCADA cho trạm cần phải có:
 Sơ đồ nhất thứ của trạm.
 Danh mục các điểm đo lường điều khiển của trạm.

12
2.1 Sơ đồ nhất thứ trạm biến áp 110KV

Hình 2.6 Sơ đồ nhất thứ trạm biến áp 110kV Lý Nhân – Hà nam

13
2.2 Danh mục các điểm đo lường điều khiển bảo vệ
Danh mục các điểm đo lường điều khiển bảo vệ xem trong Phụ lục.
2.3 Tính toán số lượng card cần thiết và giao thức truyền thông đối với hệ
RTU đã được học
 Tính toán số lượng card BI (Binary Input):
Theo PHỤ LỤC, ta có:
 Số lượng tín hiệu SSI bao gồm TSS-1 bit và TSD-2bit:

Dự phòng 20%:


 Số card BI cần dùng:  Cần 38 card BI
 Tính toán số lượng card BO (Binary Output):
Theo PHỤ LỤC, ta có:
Số lượng tín hiệu SSO:

Dự phòng 20%:
Số card BO cần dùng:  Cần 7 card BO
 Tính toán số lượng card AI (Analog Input):
Theo PHỤ LỤC, ta có:
Số lượng tín hiệu: 310
Dự phòng 20%:
Số card BO cần dùng:  Cần 47 card AI
2.4 Xác định giao thức truyền thông đối với hệ thống RTU
2.4.1 Xu thế phát triển hệ điều khiển từ xa
 Các đáp ứng đặc tính kỹ thuật của hệ điều khiển từ xa:
o Giao thức truyền tin chuẩn 101, 104, 61850, v.v
o Truyền thông đa phương tiện tiên tiến
o Chuẩn hóa phần cứng và phần mềm
o Sử dụng công nghệ IT
2.4.2 Yêu cầu của RTU
 Mở rộng linh hoạt phần cứng
 Nâng cao khả năng truyền thông
 Đa dạng truyền thông với IEDs
 Tích hợp HMI cho các trạm giám sát
 Tích hợp chức năng PLC trong lập trình
 Các công cụ cho kỹ sư với kết nối số liệu
14
 Tối ưu hóa các chức năng
 Thuận tiện cho việc bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra
 Hỗ trợ chức năng an toàn và bảo mật (redundant solutions)
2.4.3 Ứng dụng của RTU trong việc tự động hóa trạm
 Tích hợp HMI
 Kết nối với Relay bảo vệ và điều khiển
o IEC 61850-8-1
o IEC 60870-5-103
 Kết nối với các thiết bị đo lường: IEC 62056-21 (IEC 61107)
 Kết nối với các thiết bị tự động hóa khác: MODBUS
2.4.4 Giao thức tuyền tin
Các giao thức tiêu chuẩn:
 IEC 60870-5-101
 IEC 60870-5-104
 DNP 3.0, dựa trên TCP/IP
 Modbus
 Indactic 33/35
 RP570/71
2.4.5 Kết nối các thiết bị khác
Các giao thức tiêu chuẩn:
 IEC 60870-5-101
 IEC 60870-5-103
 IEC 60870-5-104
 IEC61850-8-1
 DNP 3.0
 Modbus RTU và ASCII
 Counter Interface IEC 62056-21 (IEC 61107 trước đó)
 Counter Interface IEC 60870-5-102

15
2.4.6 Kết nối thiết bị-truyền thông

Hình 2.7 Kết nối thiết bị-truyền thông

2.4.7 Giao thức truyền thông đối với hệ thống RTU trong trạm biến
áp 110kV Lý Nhân
 Các tín hiệu Alarm (cảnh báo), Trip (bảo vệ), các trạng thái đóng cắt
của CB, DS..., các tín hiệu điều khiển của các ngăn lộ trung thế
35kV, 22kV và đường dây 100kV được truyền nhận với hệ thống
RTU 560 thông qua giao thức IEC 60870-5-103.
 Với mỗi tủ vận hành của các ngăn lộ trung thế và đường dây 110kV
sẽ lắp thêm 1 tranducer để thủ thập các tín hiệu đo lường U, I, P, Q,
F của từng ngăn lộ gửi về hệ thống điều khiển giám sát thông qua hệ
thống RTU 560 sử dụng giao thức Modbus.
 Tất cả các dữ liệu sau khi được thu thập về hệ thống điều khiển giám
sát mới sẽ được truyền về Trung tâm điều khiển xa tỉnh Nghệ An
thông qua Gateway sử dụng giao thức Modbus, đầu ra của gateway
đưa đến TTĐKX dựa trên giao thức IEC 60870-5-104.
 Tín hiệu từ RTU560 được truyền đến trung tâm điều độ miền Bắc
(A1) sử dụng giao thức IEC 60870-5-101.
 Hình 2.3 biểu diễn giao thức truyền thông trong hệ thống RTU trạm
biến áp 110kV Lý Nhân

16
Hình 2.8 Giao thức truyền thông đối với hệ thống RTU trong TBA Lý Nhân

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Quy định yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA do
Bộ Công thương ban hành.
[2] Hoàng Minh Sơn, Mạng truyền thông công nghiệp, NXB Khoa học và
ơ Kỹ thuật, 2006.
[3] Khái niệm liên quan đến hệ thống SCADA trên Internet

18
PHỤ LỤC

171 Đường dây 110kV số 1

172 Đường dây 110kV số 2

173 Đường dây 110kV số 3

331 Ngăn lộ tổng 35kV T1

332 Ngăn lộ tổng 35kV T2

431 Ngăn lộ tổng 22kV T1

432 Ngăn lộ tổng 22kV T2


C11 Thanh cái 110kV số 1

C12 Thanh cái 110kV số 2

312 Ngăn lộ liên lạc 35kV


C31 Thanh cái 35kV số 1

C32 Thanh cái 35kV số 2

C41 Thanh cái 22kV số 1

C42 Thanh cái 22kV số 2


371 Xuất tuyến 35kV

372 Xuất tuyến 35kV

373 Xuất tuyến 35kV

374 Xuất tuyến 35kV


112 Ngăn phân đoạn

T2 Máy biến áp T1
T1 Máy biến áp T1

131 Ngăn lộ 131

132 Ngăn lộ 132


Loại
STT Tên tín hiệu Tổng Hiển thị
tín hiệu

COMMON
1 Điện áp dây - (Uab, Ubc, Uca) 21 KV 1 1 1 3 3 3 3 3 3
2 Điện áp pha - (Ua, Ub, Uc) 21 KV 1 1 1 3 3 3 3 3 3
3 3Uo ( cấp điên áp 6-10-15-35kV) 12 KV 3 3 3 3
4 Dòng điện pha Ia 25 A 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
5 Dòng điện pha Ib 25 A 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
6 Dòng điện pha Ic 25 A 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
7 Dòng điện pha In 0 A
8 Dòng điện sự cố pha Ia 25 A 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
9 Dòng điện sự cố pha Ib 25 A 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
10 Dòng điện sự cố pha Ic 25 A 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
11 Dòng điện sự cố pha In 0 A
12 Tần số f 21 f 1 1 1 3 3 3 3 3 3
Đo
13 Cos (fi) 25 Cos (fi) 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
lường
14 Công suất tác dụng +/- P 25 MW 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
15 Công suất phản kháng +/- Q 25 MX 1 1 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
16 Chỉ thị nhiệt độ dầu MBA 2 C
o
1 1
17 Chỉ thị nhiệt độ cuộn dây 1 MBA 2 C
o
1 1
18 Chỉ thị nhiệt độ cuộn dây 2 MBA 2 C
o
1 1
19 Chỉ thị nhiệt độ cuộn dây 3 MBA 2 C
o
1 1
20 Chỉ thị vị trí nâng phân áp MBA 2 TPI 1 1

TỔNG TÍN HIỆU ĐO LƯỜNG 310 TỔNG MỖI NGĂN LỘ 0 12 12 12 9 9 9 23 9 23 9 9 9 12 12 9 9 9 9 9 9 9 12 12 9 9 9 9 9 9

Tín 1 Máy cắt không sẵn sàng 21 CB NOT READY 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1


hiệu 2 MCCB DCL thanh cái cắt 7 MCCB BUSBAR ISOLATOR OFF 1 1 1 2 1 1
input
(1bit) 3 MCCB DCL ĐZ cắt 3 MCCB LINE ISOLATOR OFF 1 1 1
4 Áp lực khí SF6 máy cắt cảnh báo 6 CB ALARM (SF6 LOW PRESSURE) 1 1 1 1 1 1
CB ALARM (SF6 LOCK OUT
5 Áp lực khí SF6 máy cắt khóa 6 PRESSURE)
1 1 1 1 1 1

59 TRIP (OVER VOLTAGE


6 Bảo vệ quá điện áp tác động 7 PROTECTION)
1 1 1 1 1 1 1

27 ALARM (UNDER VOLTAGE


7 Bảo vệ kém áp cảnh báo 7 PROTECTION)
1 1 1 1 1 1 1

8 Bảo vệ so lệch dọc cấp 1 tác động 3 F87-1 TRIP 1 1 1


9 Bảo vệ so lệch dọc cấp 2 tác động 3 F87-2 TRIP 1 1 1
10 Bảo vệ khoảng cách vùng 1 tác động 3 F21-Z1 TRIP 1 1 1
11 Bảo vệ khoảng cách vùng 2 tác động 3 F21-Z2 TRIP 1 1 1
12 Bảo vệ khoảng cách vùng 3 tác động 3 F21-Z3 TRIP 1 1 1

16
13 Bảo vệ khoảng cách vùng 4 tác động 3 F21-Z4 TRIP 1 1 1
Bảo vệ quá dòng điện có hướng pha
14 3 F67P-1 TRIP (Main) 1 1 1
cấp 1 ( chính )
Bảo vệ quá dòng điện có hướng pha
15 3 F67P-2 TRIP (Main) 1 1 1
cấp 2 ( Chính )

171 Đường dây 110kV số 1

172 Đường dây 110kV số 2

173 Đường dây 110kV số 3

331 Ngăn lộ tổng 35kV T1

332 Ngăn lộ tổng 35kV T2

431 Ngăn lộ tổng 22kV T1

432 Ngăn lộ tổng 22kV T2


C11 Thanh cái 110kV số 1

C12 Thanh cái 110kV số 2

312 Ngăn lộ liên lạc 35kV


C31 Thanh cái 35kV số 1

C32 Thanh cái 35kV số 2

C41 Thanh cái 22kV số 1

C42 Thanh cái 22kV số 2


371 Xuất tuyến 35kV

372 Xuất tuyến 35kV

373 Xuất tuyến 35kV

374 Xuất tuyến 35kV


112 Ngăn phân đoạn

Máy biến áp T1

Máy biến áp T1
131 Ngăn lộ 131

132 Ngăn lộ 132


Loại
STT Tên tín hiệu Tổng Hiển thị
tín hiệu

T1

T2
Tín Bảo vệ quá dòng điện có hướng pha
hiệu
16 3 F67P-1 TRIP (Backup) 1 1 1
cấp 1 (dự phòng)
input
Bảo vệ quá dòng điện có hướng pha
(1bit) 17 3 F67P-2 TRIP (Backup) 1 1 1
cấp 2 (dự phòng)
Bảo vệ quá dòng điện có hướng chạm
18 3 67N-1 TRIP (Main) 1 1 1
đất cấp 1 (Chính)
Bảo vệ quá dòng điện có hướng chạm
19 3 F67N-2 TRIP (Main) 1 1 1
đất cấp 1 (chính) tác động
Bảo vệ quá dòng điện có hướng chạm
20 3 F67N-1 TRIP (Backup) 1 1 1
đất cấp 2 (Chính) tác động
Bảo vệ quá dòng điện có hướng chạm
21 3 F67N-2 TRIP (Backup) 1 1 1
đất cấp 1(dự phòng ) tác động
Bảo vệ quá dòng điện có hướng chạm
22 21 F50P-1 TRIP 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
đất cấp 2 (dự phòng) tác động
23 Bảo vệ quá dòng pha cấp 1 tác động 21 FF50P-2 TRIP 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
24 Bảo vệ quá dòng pha cấp 2 tác động 21 F50N-1 TRIP 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Bảo vệ quá dòng chạm đất cấp 1 tác
25 18 F5ON-2 TRIP 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
động
Bảo vệ quá dòng chạm đất cấp 2 tác
26 17 F51P TRIP 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
động
Bảo vệ quá dòng pha (đặc tính phụ
27 8 F51N TRIP 1 1 1 1 1 1 1 1
thuộc) tác động
Bảo vệ quá dòng chạm đất (đặc tính
28 2 F50REFI TRIP 1 1
phụ thuộc) tác động
Bảo vệ chạm đất hạn chế phía cao áp
29 2 F50REF2 TRIP 1 1
tác đông
Bảo vệ chạm đất hạn chế phía hạ áp
30 2 F51GNS TRIP 1 1
tác động
Bảo vệ quá dòng trung tính Bảo vệ so
31 2 F87T-1 TRIP 1 1
lệch cấp 1 tác động
32 Bảo vệ so lệch cấp 2 tác động 2 F87T-2 TRIP 1 1
33 Bảo vệ so lệch thanh cái 1 tác động 1 F87B1 TRIP 1
34 Bảo vệ so lệch thanh cái 2 tác động 1 87B2 TRIP 1
35 Bảo vệ so lệch thanh cái ON / OFF 1 F87B ON/OFF 1
36 Bảo vệ hư hỏng máy cắt 21 F50BF TRIP 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
37 Bảo vệ tần số tác động 16 F81 TRIP 4 4 4 4
38 Rơ le LOCKOUT tác động 6 TRIP 86 (86-1, 86-2) 1 1 1 1 1 1
39 Rơ le tự động điều áp ON/OFF 2 F90 ON/OFF 1 1
40 Tự động đóng lại ON/OFF 12 F79 ON/OFF 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
41 Tự động đóng lại thành công 12 F79 Successful 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
42 Kiểm tra đồng bộ 4 F25 1 1 1 1

17
43 Bảo vệ quá tải cảnh báo 2 F49 ALARM 1 1
44 Quạt làm mát ở chế độ tại chỗ/ từ xa 2 FAN ON LOCAL/REMOTE 1 1
45 Quạt mát ở chế độ tự động /bằng tay 2 FAN ON AUTO/MANUAL 1 1
46 Quạt làm mát nhóm 1 đang hoạt động 2 FAN GROUP I RUNNING 1 1
47 Quạt làm mát nhóm 2 đang hoạt động 2 FAN GROUP 2 RUNNING 1 1
48 Quạt làm mát nhóm 1 lỗi 2 FAN GROUP 1 FAULT 1 1

171 Đường dây 110kV số 1

172 Đường dây 110kV số 2

173 Đường dây 110kV số 3

331 Ngăn lộ tổng 35kV T1

332 Ngăn lộ tổng 35kV T2

431 Ngăn lộ tổng 22kV T1

432 Ngăn lộ tổng 22kV T2


C11 Thanh cái 110kV số 1

C12 Thanh cái 110kV số 2

312 Ngăn lộ liên lạc 35kV


C31 Thanh cái 35kV số 1

C32 Thanh cái 35kV số 2

C41 Thanh cái 22kV số 1

C42 Thanh cái 22kV số 2


371 Xuất tuyến 35kV

372 Xuất tuyến 35kV

373 Xuất tuyến 35kV

374 Xuất tuyến 35kV


112 Ngăn phân đoạn

Máy biến áp T1
Máy biến áp T1

131 Ngăn lộ 131

132 Ngăn lộ 132


Loại
STT Tên tín hiệu Tổng Hiển thị
tín hiệu

T1

T2
49 Quạt làm mát nhóm 2 lỗi 2 FAN GROUP 2 FAULT 1 1
50 OLTC ở chế độ tại chỗ / từ xa 2 OLTC LOCAL/REMOTE 1 1
51 OLTC hư hỏng 0 OLTC FAULT
52 OLTC đang làm việc 2 OLTC INPROGRESS 1 1
53 Rơle ga cảnh báo 2 96-1 ALARM 1 1
54 Role ga tác động 2 96-2 TRIP 1 1
55 Mức dầu cao MBA cảnh báo 2 33-1 ALARM 1 1
56 Mức dầu thấp MBA tác động 2 33-2 TRIP 1 1
57 Nhiệt độ dầu MBA cảnh báo 2 26O-1 ALARM 1 1
58 Nhiệt độ dầu MBA tác động 2 26O-2 TRIP 1 1
Tín 59 Nhiệt động cuộn dây cao áp cảnh báo 2 26W-1HV ALARM 1 1
hiệu
input 60 Nhiệt động cuộn dây cao áp tác động 2 26W-2HV TRIP 1 1
(1bit) Nhiệt động cuộn dây trung áp cảnh
61 2 26W-1MW ALRM 1 1
báo
Nhiệt động cuộn dây trung áp tác
62 2 26W-2MV TRIP 1 1
động
63 Rơ le áp suất đột biến MBA tác động 2 63R TRIP 1 1
Rơ le áp lực thùng dầu chính MBA
64 2 63 TRIP 1 1
tác động
65 Rơ le áp lực OLTC tác động 2 63 OLTC TRIP 1 1
66 Rơ le dòng dầu tác động 2 96-OLTC TRIP 1 1
67 Hệ thống báo cháy MBA cảnh báo 2 TRANSFORMER FIRE ALARM 1 1
1 1 1 1 1
TỔNG TÍN HIỆU INPUT (1BIT) 335 TỔNG MỖI NGĂN LỘ 2 27 27 27 15 7 35 7 35 7 7 6 6 9 9 9 9 7 7 7 6 6 8
0 0 0 0 0
1 Máy cắt đóng/mở 21 CB CLOSE/OPEN 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
2 Dao cách ly đóng/mở 12 DS CLOSE/OPEN 2 2 2 2 2 2
3 Dao tiếp địa đóng/mở 34 ES CLOSE/OPEN 3 3 3 2 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
Tín 4 Máy cắt ở chế độ test/service 15 CB TEST/SERVICE 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
hiệu
output TỔNG TÍN HIỆU INPUT (2BIT) 82 TỔNG MỖI NGĂN LỘ 0 6 6 6 5 0 5 0 5 3 3 1 1 3 3 3 3 3 3 3 1 1 3 3 3 3 3 3
1 bit 1 Giải trừ role khóa 86 6 RESET LOCKOUT F86 1 1 1 1 1 1
Đóng máy cất liên tạc với hòa đồng CB COUPLER CLOSE
2 1 1
bộ MANUAL/SYN
TỔNG TÍN HIỆU OUTPUT (1BIT) 7 TỔNG MỖI NGĂN LỘ 0 1 1 1 2 0 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tín 1 Đóng mở máy cắt 21 OPEN/CLOSE 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
hiệu 2 Đóng mở dao cách ly 12 OPEN/CLOSE 2 2 2 2 2 2
output
2 bit 3 Tăng giảm nấc MBA 2 LOWER/RAISE 1 1
Khởi động/dừmg quạt làm mát nhóm
2 START/STOP FAN GROUP1 1 1
4 1
5 Khởi động/dimg quạt làm mát nhóm 2 START/STOP FAN GROUP 2 1 1
2

18
Đóng máy cất liên tạc với hòa đồng CB COUPLER CLOSE
1 1
6 bộ MANUAL/SYN
TỔNG TÍN HIỆU OUTPUT (2BIT) 40 TỔNG MỖI NGĂN LỘ 0 3 3 3 4 3 3 3 3 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1 1 0 0 1 1 1 1 1 1

19

You might also like