You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

DUY MẠNH TÂN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT


VÀ ĐIỀU KHIỂN XA CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT
TRÊN LƯỚI TRUNG ÁP THUỘC CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện


Mã số : 60 52 02 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ VĂN DƯỠNG

Phản biện 1: GS.TS. LÊ KIM HÙNG

Phản biện 2: PGS.TS. VÕ NGỌC ĐIỀU

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ Kỹ thuật, chuyên ngành kỹ thuật điện họp tại Trường Đại học Bách
khoa Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học
Bách khoa.

- Thư viện Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN.
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lưới điện phân phối của cả nước nói chung và của tỉnh Khánh
Hòa nói riêng ngày càng trở nên phức tạp do số lượng phụ tải và
công suất phụ tải ngày càng tăng, số xuất tuyến và các các trạm biến
áp ngày càng nhiều, phạm vi cấp điện ngày càng mở rộng... Do đó
công tác vận hành lưới phân phối sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn
nếu như không có sự hỗ trợ của hệ thống giám sát và điều khiển
từ xa.
Bên cạnh đó, nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa đã có những bước
chuyển biến đáng kể. Cụ thể là các khu du lịch, khu dịch vụ, khu
công nghiệp khu dân cư... đã và đang phát triển với tốc độ nhanh. Do
vậy, bên cạnh việc phải đáp ứng nhu cầu về công suất ngày càng
tăng thì chất lượng điện năng là vấn đề cần được đặc biệt chú trọng.
Chính vì vậy mà việc ứng dụng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa
nhằm nâng cao chất lượng điện năng, chất lượng cung cấp điện trở
thành nhu cầu cấp thiết.
Đứng trước thực tế đó, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa
(KHPC) đã hợp tác với các nhà thầu cung cấp giải pháp phần mềm
Trung tâm Survalent và các trang thiết bị hiện đại đồng bộ giữa
Trung tâm điều khiển (TTĐK) KHPC với các trạm biến áp 110kV để
triển khai việc điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu (Supervisory
Control And Data Acquisition – SCADA) các trạm Biến áp 110kV
và đã nhận được những thành quả nhất định.
Tuy nhiên đối với các thiết bị đóng cắt trên lưới trung thế như
Recloser, LBS (Load Break Switch) thì vẫn chưa có giải pháp thu
thập tín hiệu SCADA để đưa về TTĐK-KHPC. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới để thu thập dữ liệu từ xa các
2

thiết bị này về TTĐK-KHPC là cấp thiết để rút ngắn thời gian thao
tác cũng như thời gian xử lý sự cố trên lưới trung áp, nâng cao độ tin
cậy cung cấp điện, đồng thời giúp cho công tác quản lý vận hành
lưới điện cũng như khả năng khai thác các tiện ích của hệ thống
SCADA trên lưới điện ngày một tốt hơn, tạo điều kiện để tăng năng
suất lao động.
Với những lý do nêu trên thì việc nghiên cứu xây dựng hệ thống
giám sát và điều khiển xa các thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp
thuộc KHPC là thực sự rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển từ xa các thiết bị
đóng cắt thuộc lưới điện trung áp Khánh Hòa nhằm mục đích:
- Rút ngắn thời gian thao tác thiết bị, thời gian xử lý sự cố, nâng
cao độ tin cậy cung cấp điện.
- Nâng cao năng suất lao động.
- Tự làm chủ được công nghệ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu và xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển xa
các thiết bị đóng cắt thuộc lưới điện trung áp Khánh Hòa trên nền
tảng phần mềm Survalent.
- Nghiên cứu và sử dụng phần mềm FTUMan để cấu hình giao
thức IEC60870-5-104 cho RTU (Remote Terminal Unit) LBS
Jinkwang và phần mềm WSOS để cấu hình giao thức IEC60870-5-
104 cho RTU Recloser Nulec.
- Nghiên cứu ứng dụng giải pháp truyền thông tin 3G sử dụng
APN riêng.
- Nghiên cứu khả năng kết nối SCADA của các thiết bị Recloser
Nulec và LBS Jinkwang.
3

4. Phương pháp nghiên cứu


Để giải quyết các mục tiêu nêu trên, luận văn đưa ra phương
pháp nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu, phân tích các tài liệu, sách báo viết về phần mềm
Survalent.
- Nghiên cứu, phân tích các tài liệu, sách báo viết về RTU của
các thiết bị Recloser Nulec và LBS Jinkwang, phần mềm FTU Man,
phần mềm WSOS.
- Nghiên cứu, phân tích các tài liệu, sách báo viết về giải pháp
truyền thông tin 3G sử dụng APN riêng .
- Áp dụng các lý thuyết đã nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu
và mô phỏng giao diện hệ thống giám sát và điều khiển xa các thiết
bị đóng cắt trên lưới điện trung áp thuộc KHPC.
5. Bố cục
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : Tổng quan về hệ thống giám sát, điều khiển lưới
điện thuộc Điện lực Khánh Hòa.
CHƯƠNG 2 : Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để thực hiện
việc giám sát và điều khiển các thiết bị đóng cắt từ xa.
CHƯƠNG 3 : Đánh giá hiện trạng độ tin cậy, thiết bị đóng cắt
trên lưới điện trung áp Khánh Hòa và giải pháp nâng cao độ tin cậy
bằng giám sát, điều khiển xa.
CHƯƠNG 4: Xây dựng hệ thống giám sát, điều khiển xa các
thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung áp thuộc Điện lực Khánh Hòa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT,


ĐIỀU KHIỂN LƯỚI ĐIỆN THUỘC ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA

1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN


LỰC KHÁNH HÒA
1.1.1. Lịch sử hình thành, lĩnh vực kinh doanh và cơ cấu tổ chức
a. Lịch sử
b.Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty
c. Cơ cấu tổ chức
1.1.2. Quản lý vận hành
1.1.2.1. Nguồn điện
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 01 TBA 220/110/22kV
Nha Trang 375 MVA. Ngoài ra, lưới điện 110kV tỉnh Khánh Hòa
còn được cấp điện từ các đường dây 110kV từ các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, lưới điện Khánh Hòa còn được cấp điện từ các
nguồn thủy điện Ea Krong Rou, Sông Giang và nguồn nhiệt điện từ
nhà máy nhiệt điện bã mía tại Ninh Hòa, nhà máy nhiệt điện bã mía
tại Cam Ranh.
1.1.2.2. Lưới điện
a. Lưới điện 110kV
Công ty đang quản lý hệ thống lưới điện 110kV với tổng chiều
dài tổng cộng là 345,43km và 11 TBA với tổng công suất 502MVA
cùng 02 TBA của khách hàng có tổng công suất 66MVA.
b. Lưới điện trung, hạ áp
Hệ thống lưới điện trung hạ áp hiện được giao cho 08 điện lực
quản lý, gồm 102 xuất tuyến trung thế, công suất trung bình khoảng
300 MW, sản lượng trung bình ngày trên 6 triệu kWh, tổng số khách
hàng sử dụng điện trên 346.000 khách hàng.
5

1.2. TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN THUỘC


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA
Mô hình hệ thống SCADA tại KHPC trên nền tảng phần mềm
Survalent được mô tả như Hình 1.3.

Hình 1.3. Mô hình hệ thống SCADA tại KHPC trên nền tảng
phần mềm Survalent
1.2.1. Các khối chức năng
a) Máy chủ SCADA Server Main
b) Máy chủ SCADA Server Backup
c) Máy chủ HIS server
d) Máy tính Operator WorkStation
e) Máy tính Engineering
1.2.2. Các giao thức được sử dụng để kết nối SCADA trên lưới
điện KHPC
a) Giao thức IEC60870-5-101
b) Giao thức IEC60870-5-104
c) Giao thức Modbus Serial/TCP
d) Giao thức IEC61850
6

1.3. HIỆN TRẠNG CÁC TRẠM BIẾN ÁP 110KV KHÔNG


NGƯỜI TRỰC VÀ CÁC THIẾT BỊ ĐƯỢC ĐIỀU KHIỂN XA
Hiện tại, các trạm biến áp 110kV không người trực tại KHPC
gồm có E. Bình Tân, E Nam Cam Ranh, E Ninh Thủy và E Bán Đảo,
chiếm 4/11 trạm 110kV do KHPC quản lý.
Trên lưới điện KHPC có 79 LBS, 30 Recloser có khả năng kết
nối SCADA, chiếm 109/233 thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp.
1.4. KẾT LUẬN
Hệ thống lưới điện trung áp KHPC được giao cho 08 điện lực
quản lý, gồm 102 xuất tuyến trung thế, 3353 km đường dây, 3885
trạm biến áp phân phối, có 79 LBS và 30 Recloser có khả năng kết
nối SCADA, chiếm 109/233 thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp, công
suất trung bình vào khoảng 300 MW, sản lượng trung bình ngày
khoảng 6 triệu kWh, tổng số khách hàng sử dụng điện trên 346 000
khách hàng.
Hệ thống điều khiển xa tại Trung tâm điều khiển KHPC về cơ sở
hạ tầng cơ bản đáp ứng được việc kết nối điều khiển xa các trạm biến
áp 110kV, góp phần rút ngắn thời gian thao tác cũng như thời gian
xử lý sự cố trên lưới 110kV, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, tuy
nhiên hệ thống vẫn chưa giám sát, điều khiển xa được các thiết bị
đóng cắt trên lưới điện trung áp, do đó không khai thác được hết
chức năng của hệ thống SCADA tại TTĐK, độ tin cậy cung cấp điện
vẫn chưa đạt đến mức tương ứng với năng lực, hiện trạng thiết bị
trên lưới điện.
Do vậy, tác giả đề xuất tiến hành nghiên cứu giải pháp phần
mềm Survalent, giải pháp cấu hình giao thức IEC 60870-5-104 cho
RTU các Recloser Nulec, LBS Jinkwang hiện có trên lưới điện
Khánh Hòa, giải pháp kỹ thuật truyền thông tin cho hệ thống giám
7

sát, điều khiển xa và thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng, khả
năng kết nối của các thiết bị, để từ đó tạo căn cứ triển khai xây dựng
hệ thống giám sát, điều khiển xa cho các thiết bị đóng cắt trên lưới
trung áp Điện lực Khánh Hòa.

CHƯƠNG 2 - NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT


ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN
CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT TỪ XA

2.1. TỔNG QUAN


2.2. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHẦN MỀM SURVALENT
2.1.1. Tổng quan
- Phần mềm bao gồm các phần mềm con :
+ ADMS Manager : có chức năng thu thập dữ liệu.
+ STC Explorer : có chức năng cấu hình cơ sở dữ liệu
+ SmartVU : Có chức năng xây dựng và hiển thị giao diện HMI.
2.1.2. Trình bày lý thuyết và giải pháp cấu hình cơ sở dữ liệu qua
STC Explorer
2.1.2.1. Giới thiệu những thành phần cơ bản để xây dựng cơ sở dữ liệu
2.1.2.2. Các bước tạo biến cơ bản
2.1.2.3. Chức năng bảo mật (Security Function)
2.1.3. Lý thuyết và giải pháp về xây dựng HMI bằng SmartVU
2.1.3.1. Giới thiệu SmartVU

Hình 2.20. Giao diện Smart VU


8

2.1.3.2. Tạo các phần tử chính của Map


1) Giới thiệu thanh công cụ (Editor toolbars)
2) Tạo Color
2.1) Tạo màu cố định (solid color)
2.2) Tạo màu nhấp nháy (Cyclic color)
2.3) Tạo màu cho các đường điện áp
3) Tạo biểu tượng (Symbols)
4) Tạo PMacro
2.1.3.3. Vẽ Map
1) Tổng quan
Sau khi tạo xong tất cả các symbol và PMacro, ta có thể bắt đầu
vẽ Map bằng cách thêm các thành phần và đường dây, sau đó kết nối
lại với nhau để được Map hoàn chỉnh.
2) Thêm các thành phần vào Map
2.1) Tạo một Layer
2.2) Tạo một View
2.3) Vẽ đường dây
2.4) Thêm thiết bị
3) Liên kết các phần tử với Database
2.3. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẤU HÌNH GIAO THỨC IEC
60870-5-104 CHO RTU CÁC RECLOSER NULEC, LBS
JINKWANG HIỆN CÓ TRÊN LƯỚI ĐIỆN KHÁNH HÒA
2.2.1. Recloser Nulec
2.2.1.1. Sơ lược về Recloser Nulec
Recloser Nulec do hãng Schneider sản xuất, hiện có 30 Recloser
được lắp đặt trên lưới trung áp KHPC.
Recloser Nulec sử dụng tủ điều khiển ADVC tích hợp RTU để
truyền tín hiệu SCADA theo giao thức IEC 60870-5-104.
9

2.2.1.2. Phần mềm WSOS cấu hình giao thức IEC 60870-5-104
cho tủ điều khiển ADVC
Phần mềm WSOS là phần mềm giám sát tín hiệu, cấu hình các
thông số cho tủ điều khiển ADVC, bao gồm các thông số đo lường,
cảnh báo, bảo vệ, đường truyền, giao thức kết nối SCADA…

Hình 2.24. Giao diện phần mềm WSOS


2.2.2. LBS Jinkwang
2.2.2.1. Sơ lược về LBS Jinkwang
LBS Jinkwang có xuất xứ Hàn Quốc, hiện có 79 LBS được lắp
đặt trên lưới trung áp KHPC.
LBS Jinkwang sử dụng tủ điều khiển FTU-P200 tích hợp RTU
để truyền tín hiệu SCADA theo giao thức IEC 60870-5-104.
2.2.2.2. Phần mềm FTU Man cấu hình giao thức IEC 60870-5-104
cho tủ điều khiển FTU-P200
Phần mềm FTUMan là phần mềm giám sát tín hiệu, cấu hình các
thông số cho tủ điều khiển FTU-P200, bao gồm các thông số đo
lường, cảnh báo, đường truyền, giao thức kết nối SCADA…

Hình 2.27. Giao diện phần mềm FTU Man


10

2.4. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRUYỀN


THÔNG TIN CHO HỆ THỐNG GIÁM SÁT, ĐIỀU KHIỂN XA
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu các kênh truyền thông, tác giả nhận
thấy có thể sử dụng các hệ thống truyền tin sau để thực hiện việc
giám sát, điều khiển xa :
2.3.1. Hệ thống thông tin sóng vô tuyến
2.3.2. Hệ thống thông tin sóng vi ba
2.3.3. Hệ thống thông tin tải ba
2.3.4. Hệ thống cáp quang điện lực
2.3.5. Hệ thống leased – line thuê bao riêng
2.3.6. Hệ thống Internet ADSL/IP
2.3.7. Hệ thống di động 2G, GPRS, 3G
2.3.7.1. Mô hình thu thập công tơ qua 2G
2.3.7.2. Mô hình điều khiển và thu thập dữ liệu các thiết bị đóng
cắt qua 3G/GPRS
2.3.8. Hệ thống di động 3G có sử dụng APN (điểm truy cập)
riêng
2.3.8.1. Mô hình giải pháp

Hình 2.33. Mô hình thu thập dữ liệu qua 3G sử dụng APN riêng
11

2.3.8.2. Đánh giá


2.5. KẾT LUẬN
Chương này trình bày về giải pháp phần mềm Survalent, cụ thể
là tính năng xây dựng cơ sở dữ liệu tại TTĐK để đồng bộ với dữ liệu
của các thiết bị đóng cắt trên lưới qua các Station, Commline, RTU
trong phần mềm STC Explorer; khả năng tạo các kiểu màu, biểu
tượng, Pmacro, vẽ sơ đồ, từ đó xây dựng giao diện HMI tương ứng
với thiết bị bằng phần mềm SmartVU kết nối vào cơ sở dữ liệu STC
Explorer; khả năng cấu hình các biến trạng thái, đo lường, điều khiển
qua giao thức IEC 60870-5-104 cho các thiết bị Recloser Nulec và
LBS Jinkwang bằng các phần mềm WSOS, FTUMan.
Bên cạnh đó thực hiện việc đánh giá và phân tích ưu nhược về
các giải pháp kỹ thuật truyền thông tin cho hệ thống giám sát, điều
khiển xa mà ưu việt nhất là giải pháp 3G sử dụng APN riêng.
Những cơ sở trên cho thấy rằng việc xây dựng hệ thống giám
sát, điều khiển xa cho các thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp KHPC
trên lý thuyết là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên còn phải xem xét cụ thể
hiện trạng lưới điện trung áp Khánh Hòa như thế nào, số lượng thiết
bị ra làm sao, có ứng dụng được các giải pháp trên hay không. Vấn
đề này sẽ tiếp tục nghiên cứu ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐỘ TIN CẬY,


THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT TRÊN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP
KHÁNH HÒA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY
BẰNG GIÁM SÁT, ĐIỀU KHIỂN XA

3.1. HIỆN TRẠNG


3.1.1. Chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện SAIDI
SAIDI là chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện
phân phối, SAIDI được tính bằng tổng thời gian mất điện kéo dài của
12

các khách hàng sử dụng điện chia cho tổng số khách hàng sử dụng
điện theo công thức sau:
n
Ti K i
i 1 (3.1)
SAIDI
K
Dùng công thức 3.1 để tính chỉ số SAIDI năm 2016 cho KHPC :
n
Ti K i
i 1 414914256
SAIDI 1223,378( phút)
K 339155
Để tính được SAIDI ở năm áp dụng hệ thống giám sát, điều
khiển xa, ta sẽ giả thiết số lần thao tác, sự cố và số khách hàng ở năm
ứng dụng hệ thống là giống như năm 2016.
Tổng SAIDI giảm (phút) : 155,8 + 48,3 = 204,1 phút
204,1
Tổng SAIDI giảm (%) = = 16.68 %
1223,378
Qua đó cho thấy khi áp dụng hệ thống giám sát điều khiển xa
các thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung áp sẽ giúp chỉ số SAIDI
giảm xuống so với khi không áp dụng hệ thống do thời gian thao tác
đóng cắt thiết bị sẽ giảm xuống đáng kể.
3.1.2. Các thiết bị có khả năng kết nối SCADA nhưng chưa được
kết nối
Sau khi tiến hành khảo sát, đã tổng hợp được 109 thiết bị có khả
năng kết nối SCADA trên lưới trung áp Điện lực Khánh Hòa.
109 thiết bị này đều có khả năng kết nối SCADA qua giao thức
IEC 60870-5-104, ta có thể dùng phần mềm WSOS và FTU Man để
cấu hình tín hiệu SCADA, phù hợp với yêu cầu vận hành từ xa.
Nếu phân loại theo chủng loại thiết bị thì có 30 Recloser Nulec
và 79 LBS Jinkwang.
Nếu phân loại theo chức năng vai trò trên lưới điện thì có 35
13

thiết bị đóng vai trò là thiết bị liên lạc, thường xuyên ở vị trí mở hoặc
dùng để đóng cắt tụ bù và 74 thiết bị đóng vai trò phân đoạn trục
chính, nhánh rẽ thường xuyên ở vị trí đóng, đảm bảo cấp điện liên
tục cho phụ tải.
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY BẰNG
GIÁM SÁT, ĐIỀU KHIỂN XA
Trên cơ sở nghiên cứu các phần mềm và các loại kênh truyền
thông tin được trình bày ở chương 2, tác giả đề xuất giải pháp nâng
cao độ tin cậy bằng cách xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển
xa các thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp thuộc Công ty cổ phần điện
lực Khánh Hòa như sau:
3.2.1. Tại TTĐK-KHPC
Thực hiện cấu hình cơ sở dữ liệu và HMI tại các máy tính
Server, Engineering, Operator và Remote Console tại TTĐK để
giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu từ các thiết bị LBS/Recloser.
3.2.2. Tại vị trí thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung áp
Tại các vị trí thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung áp, đề xuất
thực hiện các công việc kiểm tra, thử nghiệm các giao thức IEC
60870-5-104 trên thiết bị ; cấu hình RTU tại tủ thiết bị; phối hợp thí
nghiệm hiệu chỉnh.
3.2.3. Xây dựng kênh truyền kết nối từ thiết bị đóng cắt đến
TTĐK
Căn cứ những nội dung đã nghiên cứu và phân tích ở chương 2
về đường truyền, tác giả đề xuất thiết lập đường truyền di động 3G
có sử dụng APN riêng để kết nối từ TTĐK đến các thiết bị đóng cắt
trên lưới trung thế (Recloser, LBS).
Kết hợp với giải pháp 3G sử dụng APN riêng, ta có thể sử dụng
kết hợp thêm giải pháp VPN như hình 4.53 để tăng tính bảo mật,
14

chống xâm nhập từ nội bộ nhà mạng.


VPN Site to Site

3G/4G Router Firewall Standby


3G/4G Router

3G/4G Router Router


Vinaphone/

VLAN10

VLAN11
Viettel/
Mobifone
3G/4G Network

VLAN13

VLAN12
Internet Hệ thống SCADA
3G/4G Router
Router
KHPC

Failover

State
SWITCH 01
3G/4G Router
3G/4G Router Firewall Active

Nhà mạng cung cấp SIM 3G/4G


KHPC

Hình 3.1. Mô hình giải pháp VPN


Các công việc xây dựng kênh truyền tại TTĐK và tại vị trí các
thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung áp được thực hiện như sau :
a) Tại TTĐK-KHPC
Lắp đặt và cấu hình Router, Firewall và Switch kết nối đường
truyền từ nhà cung cấp dịch vụ đến KHPC.
b) Tại vị trí thiết bị đóng cắt trên lưới điện trung áp
Lắp đặt và cấu hình thiết bị Router 3G (có gắn SIM 3G) chuẩn
công nghiệp.
3.3. KẾT LUẬN
Sau khi thu thập các số liệu về công tác thực hiện trên lưới điện,
số vụ sự cố, tổng thời gian khách hàng mất điện lâu dài và tổng số
khách hàng của KHPC, thực hiện tính chỉ số độ tin cậy SAIDI năm
2016 của KHPC với kết quả là 1223,378 phút, chỉ số này còn có thể
giảm được xuống nữa nếu áp dụng hệ thống giám sát, điều khiển xa
cho thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp do thời gian thao tác đóng cắt
thiết bị được rút ngắn.
Bên cạnh đó, qua quá trình khảo sát các thiết bị trên lưới cho
thấy cụ thể hiện trạng thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp Điện lực
15

Khánh Hòa, có tổng số 109/233 thiết bị Recloser, LBS đáp ứng được
các yêu cầu về phần mềm lẫn phần cứng, có thể kết nối SCADA đến
TTĐK. Nếu thực hiện kết nối cho các thiết bị này có thể giảm được
chỉ số SAIDI đáng kể.
Từ các cơ sở thực tế trên, tác giả đề xuất giải pháp cụ thể bao
gồm các công việc thiết kế, phân tích, lắp đặt, cấu hình, kiểm tra thiết
bị được thực hiện tại TTĐK và tại các vị trí thiết bị đóng cắt trên lưới
trung áp để kết nối từ thiết bị đến TTĐK, lập bảng dữ liệu đáp ứng
được nhu cầu vận hành và các quy định của ngành điện, đặt nền tảng
cho cho việc triển khai thực tế. Phần chi tiết triển khai về việc xây
dựng cơ sở dữ liệu, giao diện giám sát, điều khiển và xây dựng tập
tin giao thức IEC 60870-5-104 cho các thiết bị Recloser Nulec, LBS
Jinkwang sẽ được tác giả đề cập ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4 - XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT,


ĐIỀU KHIỂN XA CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT TRÊN
LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP THUỘC ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA

4.1. XÂY DỰNG HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN PHẦN MỀM


SURVALENT
Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu ở chương II, ta xây dựng cơ
sở dữ liệu các Recloser, LBS của từng Điện lực bằng phần mềm STC
Explorer theo các bước sau :
Bước 1 : Tạo các Zone và Zone Group tương ứng với các Điện
lực trực thuộc.
Bước 2 : Tạo các Station tương ứng với các Điện lực trực thuộc.
Bước 3 : Tạo các Station tương ứng với các chủng loại thiết bị
đóng cắt Recloser, LBS.
Bước 4 : Tạo các Station tương ứng với từng thiết bị Recloser,
16

LBS.
Bước 5 : Tạo các biến Commline Status và RTU Status tương
ứng trong từng Station thiết bị Recloser, LBS.
Bước 6 : Tạo Commline và RTU cho từng thiết bị Recloser,
LBS.
Bước 7 : Tạo các biến Status và Analog cho các thiết bị
Recloser, LBS trong các Station tương ứng.
Cơ sở dữ liệu các Điện lực được Các biến dữ liệu của
xây dựng dưới dạng cây thư mục Recloser

Hình 4.15. Tạo các biến Status cho Recloser


4.2. MÔ PHỎNG GIAO DIỆN HMI TRÊN PHẦN MỀM
SURVALENT
Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu ở chương II, cụ thể ở phần 2
thuộc mục 2.1.3.2, dùng phần mềm SmartVU ta xây dựng thư viện
Color cho trạng thái thiết bị, thư viện Symbol cho các thiết bị, đèn
cảnh báo, khóa điều khiển, nút nhấn và thư viện PMacro tương ứng
với các Symbol thiết bị, đèn cảnh báo, khóa điều khiển, nút nhấn,
biến đo lường...
Sau đó ta vẽ đường dây lưới điện trung áp của KHPC, thêm các
PMacro và Symbol thiết bị vào sơ đồ để được sơ đồ đường dây và
thiết bị hoàn chỉnh như hình 4.34.
17

Hình 4.34. Giao diện sơ đồ hệ thống điện trung áp KHPC


Sử dụng thư viện Color, Symbol và PMacro, ta xây dựng giao
diện Recloser, LBS kết nối với cơ sở dữ liệu.
4.3. XÂY DỰNG TẬP TIN CƠ SỞ DỮ LIỆU THEO GIAO
THỨC IEC 60870-5-104 CHO RECLOSER NULEC VÀ LBS
JINKWANG
4.3.1. Xây dựng tập tin cơ sở dữ liệu theo giao thức IEC 60870-5-
104 cho tủ điều khiển ADVC
a) Cấu hình trên WSOS
Mở phần mềm WSOS, vào mục IEC 60870-5-101/104 Data
Configuration để cấu hình các thông số cơ bản cho giao thức IEC
60870-5-104 trên RTU Recloser Nulec.
b) Cấu hình trên Tool Configurale Protocol
Vào Menu Customize, chọn Configurale Protocol để mở Tool
cấu hình giao thức IEC 60870-5-104.
Vào Tab Binary Singles để cấu hình các tín hiệu trạng thái 1 bit,
vào Tab Binary Doubles để cấu hình các tín hiệu trạng thái 2 bit, Tab
Measured Values để cấu hình các tín hiệu đo lường, Tab Single
Commands để cấu hình các tín hiệu điều khiển 1 bit, Tab Double
Commands để cấu hình các tín hiệu điều khiển 2 bit.
18

4.3.2. Xây dựng tập tin cơ sở dữ liệu theo giao thức IEC 60870-5-
104 cho tủ điều khiển FTU-P200
a) Cấu hình trên FTU Man
Mở phần mềm FTUMan, vào mục COMMUNICATION để cấu
hình lựa chọn giao thức IEC 60870-5-104 trên RTU LBS Jinkwang.
Tiếp tục vào mục IEC PARAMETER để cấu hình địa chỉ các tín
hiệu cơ bản cho giao thức 60870-5-104.
b) Cấu hình trên Tool IEC 60870 Index Configuration
Vào Menu Tool, chọn IEC 60870 Index Configuration để mở
Tool cấu hình giao thức IEC 60870-5-104.
Vào Tab MSP để cấu hình các tín hiệu trạng thái 1 bit, vào Tab
MDP để cấu hình các tín hiệu trạng thái 2 bit, Tab MME để cấu hình
các tín hiệu đo lường, Tab CSC để cấu hình các tín hiệu điều khiển 1
bit, Tab CDC để cấu hình các tín hiệu điều khiển 2 bit.
4.4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG GIÁM SÁT, ĐIỀU
KHIỂN XA CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT TRÊN LƯỚI ĐIỆN
TRUNG ÁP
Hệ thống giám sát, điều khiển xa các thiết bị đóng cắt trên lưới
điện trung áp có các chức năng như sau :
 Thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu trạng thái: trạng thái đóng cắt các Recloser/LBS, các
cảnh báo của các bảo vệ...
+ Dữ liệu đo lường: Công suất , điện áp, dòng điện v.v...
+ Truy xuất sự kiện/sự cố trên thiết bị.
 Giám sát: Dữ liệu thu thập từ các thiết bị về TTĐK sẽ được
máy tính xử lý:
+ Hiển thị trên sơ đồ một sợi .
+ Hiển thị trên giao diện HMI của thiết bị như hình 4.54.
19
Khu vực thông số Trạng thái
đo lường thiết bị Khu vực các đèn
bảo vệ và sự cố
Khu
vực
các
nút
chức
năng

Khu vực các Trạng thái điều khiển Khu vực thông số
đèn cảnh báo từ xa và chức năng dòng sự cố
đóng lặp lại
Hình 4.54. Mô tả các vùng chức năng trên giao diện HMI Recloser
+ Đối với dữ liệu trạng thái LBS, Recloser, các cảnh báo v.v...
khi phát hiện ra có sự thay đổi trạng thái, hệ thống SCADA sẽ phát
cảnh báo bằng âm thanh và dòng thông báo để lôi kéo sự chú ý của
người vận hành.
+ Đối với dữ liệu giá trị đo lường, dữ liệu nhận được sẽ được
kiểm tra so sánh với các ngưỡng dưới và ngưỡng trên (đã được định
trước), nếu giá trị đo được bị vượt ngưỡng thì hệ thống sẽ phát cảnh
báo cho người vận hành.
 Điều khiển: Lệnh điều khiển từ TTĐK - KHPC thông qua hệ
thống kênh truyền gửi đến thiết bị qua các khối RTU, cụ thể là:
+ Lệnh đóng cắt LBS/Recloser.
+ Kích hoạt lệnh đóng lặp lại.
+ Reset thiết bị sau sự cố.
20

4.5. HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG


Qua các tính năng được trình bày ở mục 4.4, khi ứng dụng vào
thực tế hệ thống sẽ giải quyết được các vấn đề như sau :
+ Giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu của các Recloser/LBS
có khả năng kết nối SCADA hiện đang có trên lưới phân phối KHPC
+ Giúp Điều độ viên điều hành lưới điện trên sơ đồ trực quan,
theo dõi được các thông số vận hành, tình trạng làm việc của thiết bị
và các cảnh báo theo thời gian thực.
+ Khi chuyển đổi phương thức vận hành do sự cố hoặc công tác,
việc thao tác từ Trung tâm điều khiển làm giảm thời gian thao tác
thiết bị, giảm thời gian mất điện của khách hàng, góp phần nâng cao
độ tin cậy cung cấp điện.
+ Khai thác triệt để việc theo dõi tình hình phụ tải theo thời gian
thực tại các điểm nút trên lưới nhằm chuyển đổi nhanh chóng
phương thức vận hành phù hợp, giảm tổn thất điện năng trên lưới
điện phân phối.
+ Nâng cao năng suất lao động.
+ Đội ngũ kỹ sư làm chủ hoàn toàn công nghệ, hệ thống hoàn
toàn có khả năng mở rộng đáp ứng các nhu cầu phát sinh mới trong
tương lai.
+ Phát triển hệ thống DAS/DMS (Distribution Automated
System / Distribution Management System), tự động hóa lưới điện
trong tương lai.
+ Xây dựng cái nhìn tổng quan và trực quan về hệ thống SCADA/
DMS lưới điện phân phối, từ đó đưa ra mức chi phí đầu tư hợp lý.
4.6. KẾT LUẬN
Sau quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu như đã trình bày trong
chương 3 và sử dụng các nghiên cứu về phần mềm Survalent từ
21

chương 2, tác giả đã tập trung xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tại TTĐK
đồng bộ với cơ sở dữ liệu của thiết bị, phân vùng quản lý thiết bị cho
các Điện lực chi nhánh bằng phần mềm STC Explorer và xây dựng
giao diện mô phỏng hệ thống giám sát, điều khiển xa cho các thiết bị
đóng cắt Recloser, LBS thuộc lưới điện trung áp KHPC bằng phần
mềm SmartVU.
Đồng thời tác giả cũng đã xây dựng các tập tin cơ sở dữ liệu
SCADA theo giao thức IEC 60870-5-104 cho các Recloser Nulec và
LBS Jinkwang bằng phần mềm WSOS và FTUMan, sẵn sàng cho
việc ứng dụng vào thực tế.
Nhờ vào các chức năng giám sát, thu thập dữ liệu, điều khiển từ
xa của hệ thống, khi ứng dụng vào thực tế sẽ mang lại nhiều hiệu quả
như rút ngắn thời gian thao tác thiết bị, giúp các Điều độ viên điều
hành lưới điện trên sơ đồ trực quan, theo dõi được các thông số vận
hành, tình trạng làm việc của thiết bị và các cảnh báo theo thời gian
thực, tăng tính chủ động trong việc chuyển phương thức vận hành
lưới điện, góp phần làm giảm tổn thất điện năng, nâng cao năng suất
lao động, khai thác hiệu quả các chức năng của hệ thống SCADA tại
TTĐK, chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện SAIDI lúc này cũng sẽ đạt
đến mức tương ứng với năng lực, hiện trạng thiết bị trên lưới điện.
22

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Hệ thống điều khiển xa tại Trung tâm điều khiển KHPC về cơ sở
hạ tầng cơ bản đáp ứng được việc kết nối điều khiển xa các trạm biến
áp 110kV, góp phần rút ngắn thời gian thao tác cũng như thời gian
xử lý sự cố trên lưới 110kV, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, tuy
nhiên hệ thống vẫn chưa giám sát, điều khiển xa được các thiết bị
đóng cắt trên lưới điện trung áp, do đó không khai thác được hết
chức năng của hệ thống SCADA tại TTĐK, độ tin cậy cung cấp điện
vẫn chưa đạt đến mức tương ứng với năng lực, hiện trạng thiết bị
trên lưới điện.
Vì vậy, để khai thác hết chức năng của hệ thống SCADA và
nâng cao độ tin cậy, tác giả đã triển khai nghiên cứu về giải pháp
phần mềm Survalent, cụ thể là tính năng xây dựng cơ sở dữ liệu tại
TTĐK để đồng bộ với dữ liệu của các thiết bị đóng cắt trên lưới điện
trung áp bằng phần mềm STC Explorer, khả năng xây dựng giao
diện HMI tương ứng với thiết bị bằng phần mềm SmartVU kết nối
vào cơ sở dữ liệu STC Explorer và khả năng cấu hình IEC 60870-5-
104 cho các thiết bị Recloser Nulec, LBS Jinkwang bằng các phần
mềm WSOS, FTUMan, bên cạnh đó đánh giá và phân tích ưu nhược
về các giải pháp kỹ thuật truyền thông tin cho hệ thống giám sát,
điều khiển xa mà ưu việt nhất là giải pháp 3G sử dụng APN riêng.
Từ những cơ sở lý thuyết này cho thấy việc xây dựng hệ thống
giám sát, điều khiển xa cho các thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp
Điện lực Khánh Hòa trên lý thuyết là hoàn toàn khả thi.
Đồng thời qua quá trình khảo sát các thiết bị trên lưới tác giả
nhận thấy cụ thể hiện trạng thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp Điện
lực Khánh Hòa, có tổng số 109/233 thiết bị Recloser, LBS đáp ứng
được các yêu cầu về phần mềm lẫn phần cứng, có thể kết nối
23

SCADA đến TTĐK. Nếu thực hiện kết nối cho các thiết bị này có
thể giảm được chỉ số SAIDI đáng kể nhờ vào việc rút ngắn thời gian
trong thao tác.
Căn cứ vào hiện trạng thực tế của KHPC, tác giả đề xuất giải
pháp cụ thể bao gồm các công việc thiết kế, phân tích, lắp đặt, cấu
hình, kiểm tra thiết bị được thực hiện tại TTĐK và tại các vị trí thiết
bị đóng cắt trên lưới trung áp để kết nối từ thiết bị đến TTĐK, lập
bảng dữ liệu đáp ứng được nhu cầu vận hành và các quy định của
ngành điện, đặt nền tảng cho cho việc triển khai thực tế.
Từ các cơ sở lý thuyết và thực tế nêu trên, tác giả đã tập trung
xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tại TTĐK đồng bộ với cơ sở dữ liệu của
thiết bị và xây dựng giao diện mô phỏng hệ thống giám sát, điều
khiển xa cho toàn bộ thiết bị đóng cắt Recloser, LBS có khả năng kết
nối SCADA thuộc lưới điện trung áp KHPC trên nền tảng phần mềm
Survalent. Đồng thời tác giả cũng đã xây dựng các tập tin cơ sở dữ
liệu SCADA theo giao thức IEC 60870-5-104 cho các Recloser
Nulec và LBS Jinkwang bằng phần mềm WSOS và FTUMan, sẵn
sàng cho việc ứng dụng vào thực tế.
Kết quả này tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện kết nối
SCADA cho 109 thiết bị đóng cắt trên lưới trung áp Điện lực Khánh
Hòa và hoàn toàn có thể được ứng dụng vào hệ thống giám sát, điều
khiển xa thực tế của KHPC.
Nhờ vào các chức năng giám sát, thu thập dữ liệu và điều khiển
từ xa của hệ thống, khi ứng dụng vào thực tế sẽ mang lại nhiều hiệu
quả như :
- Giúp Điều độ viên điều hành lưới điện trên sơ đồ trực quan,
theo dõi được các thông số vận hành, tình trạng làm việc của thiết bị
và các cảnh báo theo thời gian thực.
24

- Tăng tính chủ động trong việc chuyển phương thức vận hành lưới
điện, khi chuyển đổi phương thức vận hành do sự cố hoặc công tác, việc
thao tác từ TTĐK làm giảm thời gian thao tác thiết bị, giảm thời gian
mất điện của khách hàng, góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện,
chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện SAIDI lúc này cũng sẽ đạt đến mức
tương ứng với năng lực, hiện trạng thiết bị trên lưới điện.
- Khai thác triệt để việc theo dõi tình hình phụ tải theo thời gian
thực tại các điểm nút trên lưới nhằm chuyển đổi nhanh chóng
phương thức vận hành phù hợp, giảm tổn thất điện năng trên lưới
điện phân phối.
- Khai thác hiệu quả năng lực của hệ thống SCADA tại TTĐK.
- Nâng cao năng suất lao động.
- Đội ngũ kỹ sư làm chủ hoàn toàn công nghệ, hệ thống hoàn
toàn có khả năng mở rộng đáp ứng các nhu cầu phát sinh mới trong
tương lai.
- Kết quả có thể áp dụng được cho các Đơn vị Điện lực bạn nếu
có sử dụng phần mềm Survalent và các Recloser Nulec, LBS
Jinkwang.
Với những kết quả đạt được sau khi thực hiện nghiên, tác giả kiến
nghị KHPC triển khai mua sắm, lắp đặt các thiết bị truyền thông 3G
APN, áp dụng hệ thống giám sát và điều khiển xa các thiết bị đóng
cắt trên lưới điện trung áp vào thực tế, góp phần nâng cao độ tin cậy
cung cấp điện, nâng cao năng suất lao động và hiện đại hóa lưới điện.
Bên cạnh đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo về hệ thống
DAS cho lưới phân phối Điện lực Khánh Hòa để nâng cao các chỉ số
độ tin cậy. Ngoài ra, có thể mở thêm hướng nghiên cứu các chức
năng DMS của Survalent như dự báo phụ tải, phục vụ cho thị trường
điện, là xu thế tất yếu trong tương lai gần.

You might also like