You are on page 1of 15

Hệ thống cấp phôi và gia công tự động

A.Tổng quan
1.Đặt vấn đề- Lý do chọn đề tài
Trên con đường tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề phát triển
khoa học kỹ thuật cao là mấu chốt hàng đầu. Với xu hướng giảm tối thiểu sức người
xuống và tăng năng suất lao động đòi hỏi phải có nhiều trang thiết bị, nhiều dây chuyền
tự động hóa, lấy sức máy móc thay thế sức người... Nhiệm vụ cơ điện tử là xây dựng các
bài toán, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và ứng dụng máy móc, hệ thống máy móc tự động,
hiện đại vào sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực của đời sống xã hội như y tế, giao
thông vận tải, nông nghiệp thông minh, giúp việc...tăng năng suất, tăng chất lượng, giải
phóng con người khỏi các công việc nhàm chán, nguy hiểm...
Hiện nay quá trình tự động hóa trong công nghiệp là hết sức quan trọng đối với sự
phát triển của một quốc gia. Với các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…thì tự
động hóa không còn xa lạ và đã trở nên quen thuộc. Ở các nước này máy móc hầu như đã
thay thế lao động chân tay, số lượng công nhân trong nhà máy đã giảm hẳn và thay vào
đó là những lao động chuyên môn, những kỹ sư có tay nghề, điều khiển giám sát trực tiếp
quá trình sản xuất thông qua máy tính.
Ở nước ta do yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên ngày càng xuất hiện
nhiều những dây truyền sản xuất mới có mức độ tự động hoá cao với hệ truyền động hiện
đại. Việc xuất hiện các hệ truyền động hiện đại đã thúc đẩy sự phát triển, nghiên cứu, đào
tạo ngành cơ điện tử ở nước ta tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm tạo ra những hệ
thống cơ điện tử hiện đại, phát triển thay thế cho sự lạc hậu của con người.
Nhằm nâng cao kiến thức đã học và kết hợp vào thực tế thì chúng em chọn đề tài
“ Máy cấp phôi và gia công tự động điều khiển bằng PLC”.
2.Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiêm cứu tài liệu: Tham khảo tài liệu, đề tài báo cáo khoa học có sẵn
( Thư viện,internet ,…).
-Phương pháp kế thừa: Kế thừa các đồ án, đề tài nghiên cứu khoa học của các hệ thống
cấp phôi, gia cộng tự động đã hoàn thiện. Từ đó định hình và phát triển hệ thống cấp phôi
và gia công tự dộng cho riêng mình.
-Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Sử dụng các phần mền mô phỏng để thửu
nghiệm chương trình điều khiển trước khi chế tạo bộ điều khiển thực. Tiến hành thực
nghiệm , thử nghiệm nhiều lần để đánh giá và cải tiến mô hình.

3.Mục tiêu nghiên cứu:


-Mục đích: Ứng dụng các khiến thức đã học và thực hành vào trong thực tế, tìm tòi học
hỏi để hoàn thiện và nâng cao kiến thức cho bản thân.
-Mục tiêu :
- Hoàn thiện hệ thống từ cấp phôi tự động đến gia công để tạo ra sản phẩn hoàn
thiện điều khiển bằng PLC
- Hoạt động ổn định và đầy đủ các chức năng của hệ thống cấp phôi và gia công
công tự động.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cưu các thiết bị cơ bản của hệ thống tự động bao gồm: Cơ cấu chấp hành,
các thiết bị điều khiển,…
- Nghiên cứu hệ thống và cách lập trình cho PLC.
- Hệ thống xi lanh khí nén, bàn trượt vit-me, động cơ servo, máy gia công.
- Quá trình gia công khoan
5. Dự kiến kết quả:
- Mô hình chạy được theo đúng yêu cầu đặt ra.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu từ đề tài này sẽ giúp chúng em có nhiều kinh nghiệm để tiếp tục
những đồ án tiếp theo và xa hơn nữa là sau khi tốt nghiệp có thể tham gia nghiên cứu chế
tạo hoàn chỉnh thiết bị điều khiển hệ thống tự động hóa trên các thiết bị lớn hơn hiên đại
hơn, đáp ứng được yêu cầu trên thị trường với giá thành hợp lý, chất lượng đảm bảo, phù
hợp với điều kiện sống tại Việt Nam.
B. Nội dung và thiết kế hệ thống
I.Trạm cấp phôi:
-Nhiệm vụ:
- Phôi(lưu trữ trong ống) được đẩy ra bởi xi lanh khí nén.
- Phôi được xi lanh đưa lên bàn trượt vic-me.
a. Phôi:
- Là dạng phôi rời có hình trụ.
- Kích thước phôi L=38cm, D=28cm.

Hình 1: Bản thiết kế phôi

b. Ống cung cấp phôi


-Phôi được thiết kế với L=38cm, D=28cm. Nên phần ống cấp phôi được thiết kế với
đường kính hình tròn tương tự(D=28cm+0,2cm) như vậy để có thể đặt vừa phôi.
Hình 2: Bản thiết kế ống cấp phôi
Hình 3: Ống cấp phôi thực tế
c. Bộ phận đẩy phôi.
1.Xi lanh khí nén
-Xi lanh khí nén AIRTAC SDA40(Hãng sản xuất: AIRTAC -Đài Loan):là loại xi lanh
compact có đường kính phi 40mm.

Hình 4: Xi lanh AIRTAC SDA40

-Đặc điểm thông số:

- Kích tước cổng: Ren M5x 0.8


- Áp suất: 0.1~1MPa.
- Nhiệt độ: -20~ 70 độ C.
- Hành trình xilanh: 200mm.
- Thời gian dẫn động:1,2s.
- Tải trọng đáp ứng:F=60N=6(kg).
2.Tay đẩy phôi:
Nguyên lý chế tạo: Khi đẩy phôi ra phải giữ cho phôi còn lại trong ống cấp phôi nên
phần cơ cấu phải cao bằng phần phôi đã được thiết kế để đảm bảo không bị đẩy nhầm
phôi.Phần đầu tay đẩy phôi được thiết kế cong theo phôi để có thể ôm trọn phôi tránh
việc bị đẩy nhầm.
Hình 5: Bản thiết kế tay đẩy phôi(D=28cm)

d.Thiết kế trạm cấp phôi:

Hình 6: Cơ cấu đẩy phôi


Hình 7: Trạm cấp phôi tự động

II. Cơ cấu bàn trượt vit-me


Nhiệm vụ: Đưa phôi theo bàn trượt vic-me đến vị trí B(Sử dụng động cơ servo).

1.Động cơ servo: Động cơ servo là một động cơ cơ vòng kín sử dụng phản hồi vị trí để
điều khiển chuyển động và vị trí cuối cùng của nó. Đầu vào cho điều khiển của nó là tín
hiệu (tương tự hoặc kỹ thuật số) đại diện cho vị trí được chỉ huy cho trục đầu ra.

Hình 8: Động cơ servo


2.Trục vit-me
-Trục vit-me: là bộ truyền động được cấu tạo gồm một rãnh xoắn ốc cho các viên bi
trong ổ bi, vòng bi chạy bên trong, ổ bi hoạt động dựa trên nguyên lý biến đổi chuyển
động quay sang chuyển động tịnh tiến.
-Nguyên lý hoạt động:
- Khi trục vitme đai ốc quay, các viên bi bị đổi hướng trong ống lệch hướng và đi
vào ống hồi bi.
- Tại đó, các viên bi cho phép di chuyển liên tục đến phía cuối của đai ốc, sau đó ra
khỏi ống hồi bi và đi vào các ranh giữa các đai ốc và vit-me, Nhờ cấu tạo đặt biệt
mà cơ cấu trục vit-me đai ốc đem lại những chuyển động trơn tru, chính xác khi
lặc lại liên tục quá trình chuyển động này.

Hình 9: Trục vit-me


3. Cơ cấu bàn trượt vit-me:
Đây là bàn trượt có kết hợp của động cơ servo và trục vit-me:
- Việc sử dụng vit-me truyền động và động cơ servo giúp các chuyển động tịnh
tiến theo bàn trượt được chính xác(vị trí và khoảng cánh).
- Động cơ servo giúp bàn trượt vitme có thể dễ dàng điều chỉnh hành trình(vận tốc,
vị trí, gia tốc).
- Các sản phẩm được gá lắp trên bàn và di chuyển nhanh chóng.
- Thanh trượt vít me có thể làm việc với độ chính xác cao.
Hinh 10: Cơ cấu bàn trượt vit-me

III.Cánh tay robot khí nén gắp phôi và sản phẩm

Nhiệm vụ:

- Khi bàn trượt vit-me đưa phôi đến vị trí B, cánh tay kẹp lấy phôi đưa đến vị trí bàn
kẹp phôi để cố định chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
- Sau khi gia công xong đồng thời thực hiện nhiệm vụ lấy phôi ra đưa vào kho chứa.

1.Bộ kẹp khí nén


Hình 11: Nguyên lý hoạt động của máy gắp góc 2 ngón khí nén
Nguyên lý hoạt động:
- Bộ kẹp được kết nối với hệ thống cung cấp khí nén. Khi khí nén được đưa vào xi
lanh, nó cung cấp năng lượng cho cần piston. Cần piston được nối với các ngón
tay nắm. Khi áp suất không khí di chuyển piston lên và xuống, các ngón tay mở
hoặc đóng theo phương song song hoặc góc cạnh.
- Nguyên tắc hoạt động của bộ kẹp góc 2 ngón khí nén. Đây là một thiết kế hình trụ
đôi. Do đó, khi khí nén được kết nối với xi lanh phía sau (Hình 2 trên cùng), nó sẽ
đẩy piston về phía trước, làm mở các ngón tay của bộ kẹp khí nén. Khi khí nén
được kết nối với xi lanh phía trước (Hình 2 Dưới cùng), nó sẽ đẩy piston về phía
sau, làm đóng các ngón tay của bộ kẹp khí nén.
2.Cánh tay robot:

Hình 12: Cánh tay robot đưa phôi từ bàn trượt vít me lên đồ gá.
Hình 13: Cánh tay robot đưa sản phẩm ra nơi chứa.

VI. Trạm gia công


-Nhiệm vụ: Phôi(Tại vị trí B) được cố định, mui khoan dịch chuyển từ trên xuống và
khoan ( trong 3s)
-Nguyên lý hoạt động:
 Khi phôi đã cố định đúng vị trí, cảm biến báo tín hiệu về hệ thống đưa mũi khoan
đúng vị trí yêu cầu.
 Cơ cấu tịnh tiến của mũi khoan được sử dụng bằng pittông khí nén. Vận tốc đi
xuống này được khống chế bằng van tiết lưu. Chuyển động quay của mũi khoan
được tạo ra nhờ dẫn động bằng động cơ. Động cơ chuyển động với một vận tốc cố
định.
-Trạm gia công:

Hình 14: Tram gia công khoan.


V. Hệ thống điều khiển
1.Bộ điều khiển PLC s7-1200.
-Các thành phần của PLC S7-1200 bao gồm:

 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau giống
như điều khiển AC, RELAY hoặc DC phạm vi rộng.
 2 mạch tương tự và số mở rộng ngõ vào/ra trực tiếp trên CPU làm giảm chi phí
sản phẩm.
 13 module tín hiệu số và tương tự khác nhau bao gồm (module SM và SB).
 2 module giao tiếp RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP.
 Bổ sung 4 cổng Ethernet.
 Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24 VDC.

Hình 15: Cấu tạo của bộ điều khiển Siemens CPU S7-1200
 Kích thước: 110 x 100 x 75
 Bộ nhớ người dùng:
 Bộ nhớ làm việc: 50Kb
 Bộ nhớl ưu trữ: 2Mb
 Bộ nhớ Retentive: 2Kb
 Ngõ vào ra số: 14 In/10 Out
 Ngõ vào ra tương tự: 2 in
 Vùng nhớ Truy suất bit (M): 4096Byte .
 Module tín hiệu mở rộng: 8
 Board tín hiệu/truyền thông:1
 Module truyền thông: 3
 Bộ đếm tốc độ cao:
 1 Pha 3 x 100KHZ/3 x 30KHZ
 2 Pha 3 x 80KHZ/3 x 20KHZ
 Ngõ ra xuất xung tốc độ cao: 2
 Truyền thông: Ethernet .
 Thời gian thực khi mất nguồn nuôi: 10 ngày.
 Thực thi lệnh nhị phân: 0.1 micro giây/lệnh.
Giao tiếp

Hình 16: Cấu hình giao tiếp của PLC S7-1200


S7-1200 hỗ trợ kết nối Profibus và kết nối PTP (point to point).

-Giao tiếp PROFINET với:

 Các thiết bị lập trình.


 Thiết bị HMI.
 Các bộ điều khiển SIMATIC khác.
-Hỗ trợ các giao thức kết nối:

 TCP/IP
 SIO-on-TCP
 Giao tiếp với S7

2. Cảm biến

3. Lập chương trình cho hệ thống PLC S7-1200

C.Nghiệm thu mô hình hệ thống:

-Mô hình thực tế của hệ thống máy cấp phôi và gia công tự động.

D. Tài liệu tham khảo

You might also like