You are on page 1of 9

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN THIẾT BỊ ĐIỆN CHO HỆ THỐNG

2.1 Lựa chọn PLC


PLC ( Programmable Logic Controller ) là thiết bị cho phép lập trình, thực hiện
các thuật toán điều khiển logic. Bộ lập trình PLC nhận tác động các sự kiện bên
ngoài thông qua ngõ vào (input) và thực hiện hoạt động thông qua ngõ ra (output).
PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có
sự thay đổi bất kỳ từ ngõ vào, dựa theo logic chương trình ngõ ra tương ứng sẽ
thay đổi.
Các bộ phận chính:
- Bộ nhớ chương trình: RAM, ROM,
- Bộ xử lý trung tâm CPU.
- Module input/output.
Ưu điểm:
- Thời gian chuẩn bị hoạt động ngắn: Thiết kế kiểu mô-đun cho phép thích
nghi nhanh với mọi chức năng điều khiển. Ngoài ra còn dễ dàng được sử
dụng lại cho các ứng dụng khác
- Độ tin cậy cao: Các linh kiện điện tử có tuổi thọ dài hơn các thiết cơ điện.
Độ tin cậy của PLC ngày càng tăng, bảo dưỡng định kỳ thường không cần
thiết còn mạnh rơle hay contactor thì việc bảo dưỡng định kỳ là cần thiết.
- Dễ dàng thay đổi chương trình: Việc thay đổi chương trình điều khiển được
tiến hành đơn giản. Để thay đổi chương trình và các quy tắc điều khiển đang
được sử dụng, người vận hành chỉ cần thay đổi các tập lệnh mà gần như
không cần phải mắc nối lại dây (có thể vẫn phải nối lại nếu cần thiết). Nhờ
đó hệ thống rất linh hoạt và hiệu quả.
- Khả năng tái tạo: Nếu dùng nhiều PLC với quy cách kỹ thuật giống nhau thì
chi phí lao động sẽ giảm thấp hơn nhiều so với bộ điều khiển role, đó là do
giảm được công lao động lắp ráp.
- Tiết kiệm không gian: PLC đòi hỏi ít không gian hơn so với bộ điều khiển
rơle tương đương.
- Có nhiều chức năng: PLC có ưu điểm chính là có thể sử dụng cùng một
thiết bị điều khiển cơ bản cho nhiều hệ thống điều khiển. Người ta thường
dùng PLC cho các quá trình tự động vì thuận tiện trong tính toán, thay đổi
chương trình và thay đổi các thông số .
Nhưng đi kèm với những ưu điểm đó, nó vẫn còn nhược điểm là nó yêu cầu người
sử dụng phải có kiến thức về lập trình PLC: Để thiết bị PLC đáp ứng tốt nhất
trong điều khiển.
Nguyên lý hoạt động:
+ Bộ lập trình PLC tuân theo một nguyên tắc hoạt động cụ thể để thực hiện
các nhiệm vụ của chúng một cách hiệu quả. Các mô-đun đầu vào của PLC
nhận tín hiệu từ các cảm biến và các thiết bị đầu vào khác, chẳng hạn như
công tắc và nút bấm. Các tín hiệu này sau đó được xử lý bởi CPU của PLC,
thực thi logic điều khiển do người dùng lập trình. Logic điều khiển xác định
hành vi của PLC và xác định cách nó sẽ phản hồi với các dữ liệu đầu vào
khác nhau.
+ Sau khi logic điều khiển được thực thi, các mô-đun đầu ra của PLC sẽ kích
hoạt hoặc hủy kích hoạt các thiết bị đầu ra khác nhau, chẳng hạn như động
cơ, van và đèn báo. PLC hoạt động trong một vòng lặp liên tục được gọi là
chu kỳ quét, trong đó chúng liên tục đọc các dữ liệu hoặc dấu hiệu đầu vào,
thực thi logic điều khiển và cho ra kết quả bao gồm các hành động tương
ứng.
Đi cùng với sự phát triển của PLC, đã nhiều hãng đã đón đầu trong ngành sản xuất
PLC như:
- Siemens - Đức, Nổi tiếng với các dòng sản phẩm PLC: S7-1200, S7-300,
S7-1500, S7-400.
- Delta - Đài Loan, Các dòng sản phẩm PLC Delta được biết đến như: DVP-
EX2, DVP-EC3, DVP-14-SS2.
- Mitsubishi - Nhật bản: Các dòng sản phẩm PLC Mitsubishi được biết đến
đầu đời như: FX Series “FX3G, FX3U, FX3S, FX3GE,…
Tên máy
Siemens Delta Mitsubishi
Ưu,nhược S7-1200 DVP-SX2 FX3U
điểm
- Độ bền và hoạt - Giá thành khá - Kích thước,
động với độ tin tương xứng. trọng lượng nhỏ
cậy rất cao nên - Phù hợp với các gọn.
thuận tiện cho cấu hình thấp. - Cấu tạo đơn
việc sử dụng giản, độ bền,độ
trong những chính xác cao.
máy móc hoạt - tính linh hoạt
động liên tục và sự ổn định
24/7 cao hơn.
- Tích hợp đồng
Ưu điểm hồ thời gian
thực.
- Tốc độ xử lý
cực nhanh
- Dễ dàng lắp
đặt và sử dụng.
- Được làm từ
vật liệu cao cấp
và an toàn
người sử dụng.
- Giá thành cao - Kém bền không - Giới hạn về
- CPU tích hợp được sử dụng khả năng mở
ít IN/OUT rộng rãi rộng
- Phần mềm lập - Đôi khi trong
Nhược điểm trình tương đối quá trình lập
nặng nên máy trình sẽ gặp một
tính có cấu hình số trường hợp đơ
cao. hay treo máy
- Hạn chế về tính
năng mạng
-Hạn chế về khả
năng mở rộng
Hình 2.1. Ba sản phẩm nổi trội của Siemens, Delta, Mitsubishi
Mỗi hãng đều đã có chỗ đứng trên thị trường, và khi đặt sản phẩm của họ lên bàn
cân thì đều có những ưu nhược điểm nhất định, nếu dựa trên mục đích cũng như
nhu cầu của người dung, có thể thấy FX3U có phần nổi trội hơn so với 2 đối thủ
còn lại, với những lượi thế đó FX3U sẽ được chọn làm công nghệ cho đề tài này
2.2 Lựa chọn các thiết bị bên ngoài
2.2.1 Xilanh 1,2
- Sử dụng Xilanh khí nén 2 chiều: hoạt động dựa trên nguyên lí chuyển động thẳng
của piston. Khi khí nén được cung cấp cho Xilanh, piston sẽ di chuyển theo một
hướng nhất định. Khi khí nén được xả ra, piston sẽ di chuyển theo hướng ngược
lại. Xilanh tác dụng hai chiều có thể di chuyển theo cả hai hướng, lên và xuống.
Ngoài ra, xi lanh khí nén cũng có thể hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau,
kể cả môi trường có nhiệt độ cao hoặc thấp.
- Chọn module Xilanh MAL 16x50, thông số kỹ thuật:
+ Đường kính trong piston: 16 mm.
+ Chiều dài hành trình: 50 mm.
+ Áp suất hoạt động: 0.1~1 MPa.
+ Port size: 1/8"
+ Vận tốc: 50~800 mm/s.
+ Lưu chất: Khí
+ Nhiệt độ hoạt động cho phép: 0~700C.
2.2.2 Cảm biến vật 1, 2
- Sử dụng cảm biến quang: Bộ phận phát sáng sẽ phát ánh sáng dưới dạng tần số,
từ đó bộ phận thu sáng sẽ tiếp nhận ánh sáng đó và phân loại chuyển đến bộ phận
xử lý tín hiệu điện. Ở đây tín hiệu sẽ được chuyển đổi theo tỉ lệ tranzito thành hai
chế độ ON/OFF. Và tín hiệu được dùng nhất là NPN, PNP
- chọn cảm biến quang IFM OGH581, thông số kỹ thuật:
+ Điện áp cung cấp [V]: 10 - 30 DC
+ Ngõ ra: PNP
+ Tần số chuyển mạch DC [Hz] 1000
+ Phạm vi phát hiện [mm]: 15 – 200
+ Nhiệt độ hoạt động: -25 - 60 độ C
+ Vật liệu: Kẽm diecast, PEI
+ Kết nối: 1 x M12
2.2.3 Cảm biến màu
- Khi ánh sáng chiếu lên vật thể, các màu sắc trong ánh sáng sẽ được phản xạ hoặc
hấp thụ bởi vật thể đó. Cảm biến ánh sáng sẽ nhận được phản xạ từ vật thể và sử
dụng bộ phận thu ánh sáng để đo lường mức độ phản xạ. Điều này thường được
thực hiện bằng cách so sánh mức độ ánh sáng nhận được từ vật thể với một mức độ
ánh sáng tham chiếu đã được xác định trước đó. Dựa trên sự khác biệt giữa các
mức độ ánh sáng này, cảm biến màu có thể xác định màu sắc của vật thể đó.
- Chọn cảm biến màu TCS230, thông số kỹ thuật:
+ Điện áp hoạt động: 3-5VDC
+ Dòng: 20mA
+ Kích thước Module: 31x24mm
+ Ngõ ra: 3 tần số xung tương ứng 3 màu đỏ, xanh dương, xanh lá
2.2.4 Băng tải
- Băng tải quay kéo con lăn chủ động thông qua bộ truyền đai, khi đó Puli căng đai
cũng được kéo quay theo cùng tốc độ với Puli truyền động thông qua chuyển động
của đai vải. Hành trình của đai vai sẽ kéo theo sản phẩm, thùng sản phẩm để tiến
hành phân loại theo mục tiêu đặt ra.
- Trong hệ thống phân loại sản phẩm theo màu sắc có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm
và thùng chứa để phân loại. Do yêu cầu là loại sản phẩm và thùng ở dạng rời rạc
nên ta chọn phương án dùng băng tải đai
- Chọn động cơ cho băng tải là động cơ 12V/24V-50W, thống số kỹ thuật:
+ MODEL: GN001
+ Điện áp: 12V/24V
+ Công suất: 50W
+ Dòng tải: 5A/2.7A
+ Hiệu suất: 78%
+ Số vòng quay: 2 mức tốc độ có thể lắp đặt đó là 40Rpm và 80Rpm

2.2.5 Contactor
- Khi cấp nguồn trong mạch điện điều khiển bằng với giá trị điện áp định mức của
Contactor vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định trước đó thì
lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín (lúc này lực từ
sẽ lớn hơn phản lực của lò xo). Contactor bắt đầu trạng thái hoạt động.
- Nhờ bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ làm cho
tiếp điểm chính đóng lại và tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (khi thường đóng
sẽ mở ra và khi thường hở sẽ đóng lại), trạng thái này sẽ được duy trì. Khi nguồn
điện ngưng cấp cho cuộn dây thì contactor ở trạng thái nghỉ và các tiếp điểm lại trở
về trạng thái ban đầu.
- Thông số kỹ thuật contactor:
+ Nguồn cấp: 24V AC
+ Dòng định mức: 32A
+ Tiếp điểm phụ: 1 NO
2.2.6 ADC ( Analog to Digital Converter )
- Để thực hiện việc chuyển đổi một tín hiệu analog thực tế (như nhiệt độ, độ ẩm,
âm thanh,...) thành tín hiệu số, thì tín hiệu analog thực tế này phải được chuyển đổi
thành dạng điện áp. Bộ ADC sau đó sẽ đọc các giá trị điện áp này và chuyển đổi
thành tín hiệu số tương ứng.
- Thông số kỹ thuật ADC:
+ Mô đun thu thập dữ liệu ADC 16 bit kép AD7705
+ Model: AD7705
+ Bộ nguồn DC 3,3V hoặc 5,0V
+ Giao tiếp MCU: SPI
+ Chip ADC chính: TM7705
+ 0,003% phi tuyến tính
+ Tốc độ cập nhật 500Hz
+ Điện áp tham chiếu ngoài LM285-2.5

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

3.1. Xây dựng cấu trúc chung của hệ thống:

Cảm biến Cảm biến


Start/stop
vật 1,2 màu

ADC

Nguồn 24v
PLC

contactor Van điện tử

220v Băng tải Xilanh1,2

Hình 3.1. Sơ đồ khối của hệ thống.


3.2. Xây dựng chương trình điều khiển:

START

Y0=1, X0=1

S
X1=1, X2=0 Y0=0

Y1=1, Y2=0

S
X1=0, X2=1 Y0=0

Y1=0, Y2=1

END

Hình 3.2.Lưu đồ thuật toán của hệ thống


Trong đó:
- Băng tải-y0
- Xi lanh 1-y1
- Xi lanh 2-y2
- Cảm biến màu-x0
- Cảm biến vật 1-x1
- Cảm biến vật 2- x2

You might also like