You are on page 1of 14

1.

Căn cứ để phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư


bản lưu động:
A.Tốc độ chu chuyển của tư bản bất biến và tư bản khả biến trên thị trường

B.Phương thức chuyển giá trị của các bộ phận tư bản sang sản phẩm mới

C.Vai trò của các bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị cho nhà tư bản

D.Vai trò của tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản

2.Giá trị thặng dư là:


A.Một phần của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị hàng hóa sức lao động

B.Toàn bộ phần giá trị mới do người công nhân tạo ra trong sản xuất

C.Toàn bộ giá trị cũ và mới do người công nhân tạo ra trong sản xuất

D.Phần lao động được nhà tư bản trả công cho người công nhân làm thuê

3.Mục đích trực tiếp của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là:
A.Sản xuất ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội tư bản

B.Mở rộng phạm vi thống trị quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

C.Làm cho người lao động ngày càng phụ thuộc vào nhà tư bản

D.Tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản

4.Ngày lao động của người công nhân được chia thành hai
phần bao gồm:
A.Thời gian lao động giản đơn và thời gian lao động phức tạp

B.Thời gian lao động cụ thể và thời gian lao động trừu tượng

C.Thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư
D.Thời gian lao động tư nhân và thời gian lao động xã hội

5. Tư bản bất biến là giá trị những tư liệu sản xuất mà:

A.Giá tri sử dụng của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm

B.Giá trị của nó không thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất

C.Giá trị của nó được tăng lên về lượng trong quá trình sản xuất

D.Giá trị của nó sẽ giảm đi về số lượng trong quá trình sản xuất

6. Tư bản khả biến là:


A.Giá trị tư liệu sản xuất, giá trị của nó được tăng lên trong quá trình sản xuất

B.Giá trị tư liệu sản xuất, giá trị của nó không thay đổi trong quá trình sản xuất

C.Giá trị sức lao động, giá trị của nó không thay đổi trong quá trình sản xuất

D.Giá trị sức lao động, giá trị của nó được tăng lên trong quá trình sản xuất

7.Nguồn gốc của tích lũy tư bản là:


A.Giá trị lao động A.Giá trị trao đổi

C.Giá trị sử dụng D.Giá trị thặng dư

8. Động cơ chủ yếu của tích lũy tư bản là:


A.Qui luật giá trị thặng dư B.Qui luật cung - cầu

C.Qui luật giá cả sản xuất D.Qui luật lợi nhuận

9.Nguồn gốc của tích tụ tư bản là:


A.Giá trị hàng hóa B.Giá trị trao đổi có sẵn

C.Giá trị thặng dư D.Vốn của tư bản xã hội

10.Nguồn gốc của tập trung tư bản là:


A.Tư bản công nghiệp trong xã hội B.Tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội

C.Tư bản thương nghiệp trong xã hội D.Tư bản kinh doanh tiền tệ TBCN

11.Tích tập tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ:


A.Có nguồn gốc trực tiếp giống nhau B.Có vai trò quan trọng như nhau

C.Đều làm tăng qui mô tư bản cá biệt D.Đều làm tăng qui mô tư bản xã hội

12. Để quá trình tuần hoàn diễn ra liên tục tư bản phải tồn
tại đồng thời ở cả ba
hình thái đó là:

A.Tư bản lưu bản thông; tư bản sản xuất; tư bản hàng hóa

B.Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất; tư bản cho vay

C.Tư bản trao đổi; tư bản hàng hóa; tư bản tiền tệ

D.Tư bản tiền tệ; tư bản sản xuất; tư bản hàng hóa

13.Tỷ suất lợi nhuận phản ánh:


A.Mức doanh lợi của tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh

B.Trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê

C.Lượng giá trị thặng dư tư bản thu được trong một thời gian

D.Tính chất hợp lý của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa

14. Về lượng tỷ suất lợi nhuận (P’) luôn luôn:


A.Nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư B.Lớn hơn tỷ suất giá trị thặng dư

C.Bằng tỷ suất giá trị thặng dư D.Nhỏ hơn giá trị thặng dư tư bản

15.Mục đích của cạnh tranh trong nội bộ ngành là tìm kiếm:
A.Lợi nhuận kinh doanh B.Lợi nhuận bình quân

C.Lợi nhuận siêu ngạch D.Giá trị siêu ngạch

16.Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình


thành:
A.Giá cả sản xuất B.Giá trị thị trường

C.Lợi nhuận bình quân D.Chi phí sản xuất

17.Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là hình thành:
A.Giá cả sản xuất B.Giá cả thị trường

C.Lợi nhuận bình quân D.Chi phí sản xuất

18.Tư bản cố định là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình
sản xuất:
A.Giá trị của nó được chuyển hết một lần vào sản phẩm mới

B.Giá trị sử dụng của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới

C.Giá trị trao đổi của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới

D.Giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới

19. Tư bản lưu động là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá
trình sản xuất:
A.Giá trị của nó được chuyển hết một lần vào sản phẩm mới

B.Giá trị sử dụng của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới

C.Giá trị trao đổi của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới

D.Giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm mới

20. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (K) bao gồm:
A. v và m ( k=v+m) B. c và m (k= c+m)

C. c và v (k= c+v ) D. G và m (k= G+m)

21. Về mặt lượng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (K):
A. Bằng giá trị hàng hóa B. Lớn hơn giá trị hàng hóa

C. Nhỏ hơn giá trị thặng dư D. Nhỏ hơn giá trị hàng hóa

22.Bản chất của lợi nhuận là:


A.Số tiền lãi của tư bản đầu tư

B.Năng lực kinh doanh của nhà tư bản

C.Hình thức biến tướng của giá trị thặng dư

D.Chênh lệch giữa giá trị và giá cả hàng hóa

23.Điền từ đã cho ở các phương án sau vào chỗ trống cho trọn
câu và đúng
nghĩa:

Giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động xã hội được gọi là giá trị

thặng dư ...(1); giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời

gian lao động cần thiết được gọi là giá trị thặng dư ...(2).

A.(1) tương đối; (2) tuyệt đối B.(1) tuyệt đối; (2) tương đối

C.(1) siêu ngạch; (2) tuyệt đối D.(1) tương đối; (2) siêu ngạch

24. Điền từ đã cho ở các phương án sau vào chỗ trống cho trọn
câu và đúng
nghĩa:

Giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt cao hơn năng suất
lao động xã hội được gọi là giá trị thặng dư ...(1); giá trị thặng dư thu được do tăng
năng suất lao động xã hội được gọi là giá trị thặng dư ...(2).

A.(1) tương đối; (2) siêu ngạch B.(1) tuyệt đối; (2) tương đối

C.(1) siêu ngạch; (2) tương đối D.(1) tuyệt đối; (2) siêu ngạch

25.Điền từ đã cho ở các phương án sau vào chỗ trống cho trọn
câu và đúngnghĩa:
Giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt cao hơn năng suất lao
động xã hội gọi là giá trị thặng dư ...(1); giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao
động vượt quá thời gian lao động cần thiết gọi là giá trị thặng dư ...(2).

A.(1) tương đối; (2) siêu ngạch B.(1) tuyệt đối; (2) tương đối

C.(1) tuyệt đối; (2) siêu ngạch D.(1) siêu ngạch; (2) tuyệt đối

26. Điền từ đã cho ở các phương án sau vào chỗ trống cho trọn
câu và đúng
nghĩa:

Giá trị thặng dư thu được do tăng cường độ lao động hoặc kéo dài ngày lao động

được gọi là giá trị thặng dư ...(1); giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao

động cá biệt cao hơn năng suất lao động xã hội được gọi là giá trị thặng dư ...(2).

A.(1) tuyệt đối; (2) siêu ngạch B.(1) tương đối; (2) siêu ngạch

C.(1) tuyệt đối; (2) tương đối D.(1) siêu ngạch; (2) tương đối

28.Ba giai đoạn vận động của quá trình tuần hoàn của tư bản
công nghiệp:
A.Sản xuất – lưu thông – sản xuất B.Lưu thông – trao đổi – sản xuất

C.Lưu thông – trao đổi – lưu thông D.Lưu thông – sản xuất – lưu thông

29. Thời gian chu chuyển của tư bản gồm:


A.Thời gian sản xuất + thời gian dự trữ sản xuất

B.Thời gian sản xuất + thời gian lưu thông

C.Thời gian lưu thông + thời gian dự trữ sản xuất

D.Thời gian sản xuất + thời gian vận chuyển

30.Thời gian sản xuất không bao gồm:


A.Thời gian lao động sản xuất

B.Thời gian dự trữ sản xuất

C.Thời gian gián đoạn lao động

D.Thời gian tiêu thụ hàng hóa

31.Sản xuất tự cung tự cấp là sản xuất để:


A.Trao đổi thông qua mua và bán

B. Bán cho người tiêu dùng

C. Cho người khác tiêu dùng

D.Cho người sản xuất tiêu dùng

32.Kinh tế hàng hóa phát triển qua các giai đoạn:


A. Kinh tế hàng hóa giản đơn, kinh tế thị trường hiện đại

B. Kinh tế thị trường hỗn hợp, kinh tế thị trường tự do

C. Kinh tế hàng hóa giản đơn, kinh tế thị trường tự do

D. Kinh tế hàng hóa giản đơn, kinh tế thị trường

33.Giá trị sử dụng của hàng hóa:


A. Tính hữu ích cho người sản xuất
B. Tính hữu ích cho người mua

C. Cho cả người sản xuất và người mua

D.Tính hữu ích cho người phân phối

34. Quy luật giá trị có tác dụng:


A. Điều tiết ngân sách nhà nước và thuế

B. Điều chỉnh việc phân hoá giàu nghèo

C. Điều chỉnh việc ô nhiễm môi trường

D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

35.Yếu tố cơ bản làm giá trị của 1 đơn vị sản phẩm giảm:
A. Thay đổi cách thức quản lý

B. Thay đổi công cụ lao động

C. Tăng thời gian của người lao động

D. Nâng cao trình độ người lao động

36.Thước đo lượng giá trị của hàng hóa là:


A. Thời gian lao động thặng dư xã hội để sản xuất ra hàng hóa

B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa

C. Mức hao phí lao động xã hội trung bình để sản xuất ra hàng hóa

D. Mức hao phí lao động tư nhân cần thiết để sản xuất ra hàng hóa

37. Lượng giá trị hàng hoá được đo bằng:


A. Thời gian lao động từng ngành sản xuất tổng lượng hàng hóa trên thị trường.

B. Thời gian lao động của những người cung cấp đại bộ phận lượng hàng hóa trên thị
trường
C. Thời gian lao động của từng người để làm ra hàng hóa của họ trên thị trường

D. Thời gian lao động của những người cung cấp một phần lượng hàng hóa trên thị
trường

38. Lao động là:


A. Khả năng của lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất

B. Hoạt động có mục đích của con người để tạo ra của cải cho họ

C. Thể lực, trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động

D. Thể chất, tình thần của con người được sử dụng trong quá trình lao động

39.Lao động sản xuất hàng hoá có tính 2 mặt:


A. Lao động giản đơn và lao động phức tạp

B. Lao động tư nhân và lao động xã hội

C. Lao động quá khứ và lao động sống

D. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng

40. Lao động cụ thể là:


A. Lao động chân tay, lao động giản đơn của một nghề nhất định

B. Lao động giản đơn và lao động sống của một nghề nhất định

C. Lao động giống nhau giữa các loại lao động nghề nghiệp nhất định

D. Lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của một nghề nhất định

41. Lao động phức tạp là:


A. Lao động trải qua huấn luyện, đào tạo, lao động thành thạo

B. Lao động xã hội cần thiết đã huấn luyện, đào tạo, thành thạo

C. Lao động trừu tượng đã huấn luyện, đào tạo, thành thạo
D. Lao động trí óc đã trải qua huấn luyện, đào tạo, thành thạo

42. Yếu tố nào được xác định là thực thể của giá trị hàng hóa?
A. Lao động cụ thể

B. Lao động phức tạp

C. Lao động giản đơn

D. Lao động trừu tượng

43. Chọn đáp án sai


A. Giá trị mới của sản phẩm : v + m

B. Giá trị của sản phẩm mới: v + m

C. Giá trị của sức lao động : v

D. Giá trị của tư liệu sản xuất: c

44. Tăng năng suất lao động do:


A. Thay đổi cách thức lao động

B. Tăng thời gian lao động

C. Bỏ sức lao động nhiều hơn trước

C. Nâng cao trình độ của người lao động

45.Khi năng suất lao động tăng, số lượng sản phẩm sản xuất ra
trong 1 đơn vị thời gian:
A. Không đổi

B. Tăng

C. Giảm

D. Trung bình
46.Khi năng suất lao động tăng:
A. Giá trị tạo ra trong một đơn vị sản phẩm không đổi

B. Giá trị tạo ra với một đơn vị thời gian giảm

C. Giá trị tạo ra với một đơn vị thời gian tăng

D. Giá trị tạo ra với một đơn vị thời gian không đổi

47. Cường độ lao động là:


A. Mức dộ khẩn trương nặng nhọc của lao động trong sản xuất

B. Hiệu quả của lao động tăng lên trong một đơn vị thời gian

C. Hiệu suất của người lao động tăng lên trong quá trình sản xuất

C. Mức độ tiêu hao thời gian lao động giảm để tạo ra một sản phẩm.

48. Khi cường độ lao động tăng:


A. Mức hao phí lao động trong một đơn vị thời gian giảm

B. Mức hao phí lao động trong một đơn vị thời gian không đổi

C. Mức hao phí lao động trong một đơn vị thời gian tăng lên

D. Mức hao phí lao động trong một ngày làm việc không đổi

49. Nguồn gốc ra đời của tiền:


A. Do mua bán, trao đổi quốc tế ngày càng mở rộng

B. Do nhà nước phát hành trong một thời kỳ nhất định

C. Do nhu cầu mua bán trong một thời kỳ nhất định

D. Do nhu cầu của sản xuất và trao đổi hàng hóa

50. Bản chất của tiền:


A. Là vàng thoi, bạc nén

B. Tiền giấy và đô la Mỹ

C. Là kim loại quý hiếm

D. Là hàng hóa đặc biệt

51. Chức năng thước đo giá trị của tiền:


A. Phương tiện mua các loại hàng hóa khác

B. Đo lường giá trị của các hàng hóa khác

C. Nộp thuế vào quỹ ngân sách cho nhà nước

D. Trả nợ, thanh toán giá trị các hàng hóa khác

52. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc
tính điều chỉnh các cân đối lớn của nền kinh tế theo yêu cầu của:
A.Chính quyền nhà nước

B. Các doanh nghiệp

C.Yêu cầu của nhân dân

D. Các qui luật kinh tế

53. Quy luật lưu thông tiền tệ


A. Xác định lượng tiền cần thiết trong lưu thông

B. Xác định lượng tiền làm chức năng mua bán chịu.

C. Xác định lượng tiền làm chức năng cất trữ

D. Xác định lượng tiền cần thiết trong thanh toán

54. Khi tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền
dùng để:
A. Dự trữ giá trị hàng hóa

B. Trả nợ, nộp thuế

C. Phương tiện mua hàng

D. Đo lường giá trị các hàng hóa

55.Trao đổi hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được
hiểu là:

A. Giá cả của từng hàng hóa luôn luôn bằng giá trị của nó

B. Giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị

C. Tổng giá cả của từng loại hàng hóa lớn hơn tổng giá trị

D. Tổng giá cả của từng loại hàng hóa nhỏ hơn tổng giá trị

56. Giá cả của hàng hóa được quyết định bởi:


A. Tình trạng độc quyền

B. Sức mua của tiền

C. Cung, cầu hàng hóa

D. Giá trị hàng hóa

57. Sự tác động của cung và cầu làm cho:


A. Giá cả lớn hơn giá trị hàng hóa

B. Giá cả nhỏ hơn giá trị hàng hóa

C. Giá cả vận động xoay quanh giá trị

D. Giá trị vận động xoay quanh giá trị

58. Lựa chọn phương án SAI về quan hệ giữa giá cả và giá trị:
A. Giá trị là cơ sở của giá cả, là yếu tố quyết định của giá cả
B. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị

C. Giá cả còn chịu ảnh hưởng của cung – cầu, giá trị của tiền

D. Giá cả luôn vận động tách rời và lớn hơn giá trị hàng hóa

59. Trách nhiệm của người tiêu dùng:


A. Cung cấp hàng hóa, dịch vụ không tổn hại đến sức khỏe

B. Tạo điều kiện đối với sự phát triển bền vững của xã hội

C. Kết nối thông tin trong quan hệ mua bán trên thị trường

D. Làm tăng giá trị hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng

60. Trách nhiệm của người sản xuất:


A. Cung cấp hàng hóa, dịch vụ không tổn hại đến sức khỏe

B. Làm thỏa mãn nhu cầu của xã hội hiện tại và tương lai

C. Kết nối thông tin trong quan hệ mua bán trên thị trường

D. Làm tăng giá trị hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng

You might also like