You are on page 1of 7

Câu hỏi trắc nghiệm chương 1-2

KTCT MÁC-LÊNIN
nhóm 2
Câu 1: Hệ thống lý luận kinh tế chính trị bước đầu nghiên cứu nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa là:
A. Chủ nghĩa trọng nông
B. Chủ nghĩa trong thương
C. Kinh tế chính trị châu Âu
D. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Câu 2: Học thuyết nào là cơ sở khoa học luận chứng về vai tròn lịch sử của
phương. Thức sản xuất tư bản chủ nghĩa?
A. Học thuyết giá trị
B. Học thuyết tích luỹ
C. Học thuyết lợi nhuận
D. Học thuyết giá trị thặng dư
Câu 3:Kinh tế chính trị Mác-Lênin có các chức năng là:
A. Tư tưởng, nhận thức
B. Giáo dục, kinh tế, chính trị
C. Tư tưởng, nhận thức, thực tiễn, phương pháp luận
D. Thực tiễn, xã hội, thương mại
Câu 4: Mong muốn xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp., hướng tới giải phóng con
người, xoá bỏ dần những áp bức, bất công giữ người với người là chức năng
nào của kinh tế chính trị Mác-Lênin?
A. Chức năng nhận thức
B. Chắc năng tư tưởng
C. Chức năng thực tiễn
D. Chức năng phương pháp luận
Câu 5: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lê-nin là:
A. Quan hệ sản xuất trao đổi và tiêu dùng.
B. Các quan hệ của sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các
quan hệ đó hình thành và phát triển.
C.Các quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi mà các quan hệ này được đặt
trong sự liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và
kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất nhất định.
D. Quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
Câu 6: Kinh tế chính trị cổ điển xác định đối tượng nghiên cứu trong:
A. Dịch vụ B. Lưu thông
C. Nông nghiệp D. Nền sản xuất
Câu 7: Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lê-nin:
A. Phát hiện ra các quy luật chi phối sự vận động của các phương thức sản
xuất.
B. Giải quyết các vấn đề trong sản xuất.
C. Phát hiện ra các quy luật chi phối quan hệ giữa người với người trong sản
xuất và trao đổi.
D. Làm cân bằng các lợi ích kinh tế.
Câu 8: Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong kinh tế chính trị Mác Lê-nin?
A. Thống kê
B. Phân tích tổng hợp
C. Trừu tượng hóa khoa học
D. Logic kết hợp với lịch sử
Câu 9: Quy luật kinh tế là:
A. Quy luật khách quan tồn tại trong mọi phương thức sản xuất.
B. Quy luật chủ quan tồn tại trong mọi phương thức sản xuất.
C. Những mối liên hệ phản ánh bản chất, chủ quan, lặp đi lặp lại của các
hiện tượng và quá trình kinh tế trong nền sản xuất xã hội tương ứng với
những trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội ấy.
D. Những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các
hiện tượng và quá trình kinh tế trong nền sản xuất xã hội tương ứng với
những trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội ấy.
Câu 10: Sản xuất hàng hoá ra đời, tồn tại trong điều kiện:
A. Xã hội xuất hiện giai cấp.
B. Phân công lao động chung và chế độ sỡ hữu khác nhau về TLSX.
C. Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế
của các chủ thể sản xuất.
D. Phân công lao động và sự tách biệt tuyệt đối về mặt kinh tế của các
chủ thể sản xuất.
Câu 11: Sản xuất hàng hoá là gì ?
A. Là sản xuất ra sản phẩm có ích cho con người.
B. Là sản xuất ra sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của người sản xuất.
C. Là sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi hoặc mua bán.
D. Là sản xuất ra sản phậm có giá trị cao.
Câu 12: Trong quá trình phát triển của xã hội loài người tồn tại bao nhiêu kiểu
sản xuất?
A. Môt
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 13: Hàng hóa có mấy thuộc tính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14: Các thuộc tính của hàng hóa có những mối quan hệ nào?
A. Thống nhất – Mâu thuẫn
B. Thống nhất – Đấu tranh
C. Mâu thuẫn – Tác động
D. Mâu thuẫn – Đấu tranh
Câu 15: Tại sao giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại trao đổi
được với nhau, với những tỉ lệ nhất định?
A. Vì có chung giá trị sử dụng
B. Vì có chung giá trị hàng hóa
C. Vì đều là sản phẩm của lao động
D. Vì đều có tính có ích
Câu 16: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa?
A. Năng suất lao động
B. Cường độ lao động
C. Mức độ phức tạp của lao động
D. Cả 3 ý trên
Câu 17: Mối quan hệ giữa cường độ lao động với tổng lượng giá trị của hàng
hoá?
A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ nghịch
C. Không phụ thuộc vào nhau
D. Không có ý nào đúng
Câu 18: Trong nền kinh tế hàng hóa, sự phát triển các chức năng của tiền tệ
phản ánh sự phát triển của:
A. Sản xuất và lưu thông hàng hóa
B. Lượng hàng hóa được sản xuất
C. Lượng vàng được dự trữ
D. Lượng ngoại tệ do nhà nước nắm giữ
Câu 19: A dùng tiền trả cho B khi mua quần áo của B. Chức năng nào của tiền
tệ được thể hiện trong tình huống?
A. Phương tiện lưu thông
B. Phương tiện cất trữ
C. Thước đo giá trị
D. Phương tiện thanh toán
Câu 20: Vợ chồng ông B có 500 triệu đồng nên đã quyết định đổi toàn bộ số
tiền ra đô la để cất giữ phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức
năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện?
A. Phương tiện thanh toán
B. Thước đo giá trị
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện lưu thông
Câu 21: Trong lịch sử có bao nhiêu hình thái đo lường giá trị?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 22: Theo tiến trình lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa,
hình thái giá trị nào được cho là “mầm mống sơ khai” của tiền?
A. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
B. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
C. Hình thái chung của giá trị
D. Cả 3 phương án trên
Câu 23: Chọn phương án đúng nhất về dịch vụ
A. Dịch vụ là hàng hóa có thể cất trữ
B. Giá trị của dịch vụ cũng là lao động xã hội tạo ra dịch vụ
C. Giá trị sử dụng của dịch vụ là phục vụ trực tiếp người cung ứng dịch vụ
D. Dịch vụ là loại hàng hóa hữu hình
Câu 24: Năm 2015, cầu thủ bóng đá Son Seung Min gia nhập đội bóng đang
chơi tại giải Ngoại hạng Anh là Tottenham với mức phí 22 triệu bảng Anh (30
triệu Euro) kèm theo bản hợp đồng 5 năm, tùy thuộc vào việc cho phép giải
phóng và giấy phép quốc tế. Sau khi đặt bút ký, anh đã trở thành cầu thủ châu Á
đắt giá nhất trong lịch sử bóng đá . Như vậy , mối quan hệ giữa cầu thủ bóng đá
với câu lạc bộ là mối quan hệ nào trong những mối quan hệ dưới đây ?
A. Quan hệ trao đổi trong quyền sử dụng đất
B. Quan hệ trao đổi thương hiệu ( danh tiếng )
C. Quan hệ trao đổi , mua bán chứng khoán
D. Không phải mối quan hệ nào cả
Câu 25: Chứng khoán ( cổ phiếu , trái phiếu ) , chứng quyền và một số giấy tờ
có giá ( ngân phiếu , thương phiếu ) được C.Mác gọi là gì
A. Tư bản giả
B. Tư bản tham gia quá trình sản xuất , trao đổi
C. Hàng hóa đặc biệt
D. Cả 3 phương án trên
Câu 26: Ưu thế của kinh tế thị trường?
A. Thúc đẩy lực lượng sản xuất, thúc đẩy chủ thể sáng tạo, đổi mới kĩ thuật.
B. Không thể khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên, không thể tái
tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
C. Khắc phục được phân hoá sâu sắc trong xã hội.
D. Cả a và c
Câu 27: Khuyết tật của kinh tế thị trường?
A. Tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên suy thoái
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội phân hoá sâu sắc trong xã hội.
B. Bị ảnh hưởng bởi các quuy luật môi trường.
C. Tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể kinh tế.
D. Cả A và C.
Câu 28: Căn cứ vào đối tượng trao đổi, mua bán cụ thể, có các loại thị trường
nào?
A. Thị trường tư liệu tiêu dung và thị trường tư liệu sản xuất.
B. Thị trường hang hoá và thị trường dịch vụ
C. Thị trường trong và ngoài nước
D. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn
hảo.

Câu 29: Chọn câu trả lời đúng. Quy luật giá trị có nội dung gì?
A. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí laođộng xã
hội cần thiết, lưu thông hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc ngang giá
B. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết
C. Lưu thông hàng hóa phải dựa trên nguyên tắc ngang giá
D. Lưu thông hàng hóa phải dựa trên cung – cầu và dựa trên nguyên tắc
ngang giá
Câu 30 : Quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung ( bên bán ) và cầu ( bên
mua ) hàng hóa trên thị trường là quy luật nào ?
A. Quy luật lưu thông tiền tệ
B. Quy luật cung-cầu
C. Quy luật cạnh tranh
D. Quy luật giá trị
Câu 31: Hãy chỉ ra tác động tiêu cực của quy luật cạnh tranh
A. Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
B. Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
C. Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến môi trường xung quanh
D. Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt trong việc phân bố các nguồn
lực
Câu 32: Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu :
A. Phải có tiền mặt để phục vụ nhu cầu trao đổi , mua bán hàng hóa
B. Lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên yêu cầu của lưu thông hàng hóa và
dịch vụ
C. Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ nghịch với tổng số giá cả hàng
hóa được đưa ra thị trường
D. Không có yêu cầu nào cả
Câu 33: Theo nghĩa hẹp, thị trường là gì?
A. Là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán giữa các chủ thể kinh tế với
nhau.
B. Là hành vi trao đổi giữa các chủ thể với nhau.
C. Là hành vi mua bán trao đổi giữa các chủ thể kinh tế với nhau.
D. Là nơi để người bán thống nhất về mức giá.
Câu 34: Theo nghĩa rộng, thị trường là?
A. Là những thoả thuận của các nhà sản xuất
B. Là tổng hoà các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hang hoá
trong xã hội, được hình thành trong những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã
hội nhất định.
C. Là tổng hoà các mối quan hệ liên quan đến sản xuất hang hoá trong xã
hội.
D. Là tổng hoà các mối quan hệ trong xã hội.
Câu 35: Thị trường có bao nhiêu vai trò?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn

You might also like