You are on page 1of 17

VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY

UNIVERSITY OF ECONOMICS AND BUSINESS

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Mã học phần 211_INE 3104 2

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Tiến Minh


Th.S Trần Thu Thủy
Họ tên sinh viên : Bùi Thị Thúy Như
Mã SV : 19051180

HÀ NỘI 2021
ĐỀ BÀI
Câu 1: Trình bày tổng quan thương mại điện tử ( bối cảnh trên thế giới
và Việt Nam )
Câu 2 : Trình bày khái niệm Website và vai trò của Website đối với
doanh nghiệp
MỤC LỤC
1. Tổng quan về thương mại điện tử......................................................................1

1.1 Tình hình thương mại điện tử trên thế giới..................................................1

1.2 Tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam:...............................................4

1.3 Tình hình thương mại điện tử trong mùa dịch Covid 19...........................7

2. Khái niệm website và vai trò của website đối với doanh nghiệp.....................8

2.1 Khái niệm Website..........................................................................................8

2.2 Vai trò của website đối với doanh nghiệp.....................................................8

2.2.1. Xây dựng, quảng bá sản phẩm, thương hiệu như "trụ sở" trực tuyến.......9

2.2.2. Website giúp thu hút khách hàng mới thông qua các công cụ tìm kiếm.10

2.2.3. Hiển thị các đánh giá tốt nhất về sản phẩm.............................................10

2.2.4. Phân tích tâm lý hành vi khách hàng:.....................................................11

2.2.6. Nhận phản hồi từ khách hàng và xử lý vấn đề trực tiếp..........................12

2.2.7. Độc lập và chủ động trong quản lý.........................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................13


1. Tổng quan về thương mại điện tử 

Thương mại điện tử (TMĐT) hay còn gọi là E-Commerce; E-Comm hay EC
là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ
trợ của Internet và các mạng máy tính để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi,
thanh toán trực tuyến. TMĐT dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử,
quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến,
trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho và các hệ thống tự
động thu thập dữ liệu. 
Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là
lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội
cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới. Mô hình kinh doanh
Thương mại điện tử được xem như một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế quốc gia.

1.1 Tình hình thương mại điện tử trên thế giới 

Thương mại điện tử đang là ngành có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Theo báo
cáo chỉ số TMĐT Việt Nam (EBI) 2017, tổng giá trị giao dịch Thương mại điện tử
trong năm 2016 trên thế giới đã vượt 1000 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức
17% mỗi năm. Bên cạnh đó Thương mại trên nền tảng thiết bị di động đang dần
phát triển mạnh mẽ đạt được trên 20% doanh thu Thương mại điện tử. Trong đó,
nổi bật nhất là sự phát triển vượt trội của TMĐT B2C. Theo thống kê của
eMarketer – Công ty Nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ công bố vào tháng 8/2016,
doanh thu TMĐT B2C toàn cầu năm 2016 ước đạt 1.915 tỷ USD với mức tăng
trưởng 23,7% so với năm 2015, chiếm 8,7% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu. 

1
    Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 vừa được Cục Thương mại
điện tử và Kinh tế số công bố. Nếu năm 2020, doanh thu thương mại điện tử B2C
toàn cầu đạt 4.280 USD thì năm 2021 và mức doanh thu sẽ đạt năm 2024 là 6.388
tỷ USD.
Doanh thu TMĐT B2C toàn cầu từ 2014 - 2024 (tỷ USD)

 Nguồn: https://www.statista.com

2
 Trung Quốc đóng góp 53,7% trong tổng doanh thu tương đương 2.297 tỷ
USD năm 2020, ước tính doanh thu TMĐT Trung Quốc đạt 3.565 tỷ USD
vào năm 2024. 
 Thương mại điện tử Hoa Kỳ đạt 794 tỷ USD, tương đương 18,6% trong năm
2020. năm 2021 tăng lên 843 tỷ USD. Ước tính năm 2024, con số này đạt
1.024 tỷ USD.
 Chỉ đứng sau Trung Quốc và Hoa Kỳ, Đông Nam Á là khu vực rất có triển
vọng về TMĐT. Cụ thể, năm 2019 là 38 tỷ USD. Năm 2020, doanh thu
thương mại điện tử B2C Đông Nam Á đạt 62 tỷ USD, chiếm 1,45% doanh
thu toàn cầu. Dự báo đến năm 2025, doanh thu thương mại điện tử sẽ cán
mốc 172 tỷ USD.

3
1.2 Tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam: 

Việt Nam hiện có một trong những thị trường thương mại điện tử B2C phát triển
nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm trong 5 năm gần
đây là 32,3%, 

 Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 19%
tổng doanh thu khu vực Đông Nam Á. Ước tính đến năm 2025, thương mại
điện tử Việt Nam đạt 29 tỷ USD trong tổng số 172 tỷ USD doanh thu toàn
ĐNA.
 Mặc dù việc thanh toán vẫn chủ yếu bằng tiền mặt, tuy nhiên Việt Nam ghi
nhận tỷ lệ giao dịch TMĐT thanh toán qua ví điện tử tăng từ 14% năm 2019
lên 22% năm 2020. Tương ứng với tỷ lệ thanh toán COD giảm từ 86% năm
2019 xuống 78% năm 2020. 
 Số lượng người mua sắm trên sàn thương mại điện tử  theo đó cũng tăng
mạnh từ 52% lên 74% vào năm 2020.

4
Theo Báo cáo thị trường thương mại điện tử Việt Nam, Quy mô thị trường TMĐT
ước tính đạt 16 tỉ USD vào năm 2021. TMĐT B2C vẫn là phân khúc thống trị tại
Việt Nam, bao gồm chủ yếu là các trang web thương mại điện tử và chợ điện tử.
Dự kiến sẽ duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ đạt khoảng 12 tỉ USD vào năm 2021

5
Nguồn: The Business Times.     
Các website thương mại điện tử B2B, bao gồm chủ yếu là các dịch vụ du lịch trực
tuyến, giải trí trực tuyến (vé xem phim, vé sự kiện), trò chơi trực tuyến, Thể thao
điện tử và các dịch vụ giáo dục trực tuyến... . Một số website hoạt động theo mô
hình này mà bạn có thể tham khảo là: Hotdeal, Cungmua, Tiki, Foody, Lazada …
Tại Việt Nam, mô hình B2B vẫn còn khá mới mẻ, khiến các website thương mại
điện tử B2B vẫn còn phát triển ở quy mô nhỏ, lẻ, chưa phát huy hết được các ưu

6
điểm cũng như tiềm năng của nó. Những điểm khiến website B2B vẫn còn gặp trở
ngại khi phát triển là truyền thông còn chưa mạnh, giao diện website và các cơ sở
hạ tầng còn yếu
Hình: Bảng xếp hạng Top 10 các doanh nghiệp thương mại điện tử tại Việt Nam
Quý 1/2020

Nguồn: Iprice.vn
Theo số liệu trên cho thấy Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về
lượng truy cập website, đạt trung bình 38 triệu lượt/tháng. Theo sau lần lượt là
Thegioididong, Sendo, Lazada và Tiki với 24.5 triệu lượt/tháng. 

1.3 Tình hình thương mại điện tử trong mùa dịch Covid 19 

Theo cuộc khảo sát vừa được Infocus Mekong Research công bố, mua sắm trực
tuyến, dịch vụ giao hàng, lắp ráp ôtô, thực phẩm đóng hộp… là các ngành nghề
được cho là hưởng lợi trong năm 2020 từ ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài ra,
sản phẩm chăm sóc nhà cửa cũng có cơ hội tăng trưởng khi người tiêu dùng dành
nhiều thời gian ở nhà hơn ở nơi công cộng.

7
Dịch bệnh Covid-19 đã tạo cú huých mạnh tới phát triển thương mại điện tử toàn
cầu cũng như khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo kinh tế internet khu vực Đông
Nam Á năm 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, số lượng người truy
cập internet tăng mạnh từ 250 triệu (2015) lên mốc 400 triệu (2020)

Nghiên cứu của Nielsen cho thấy, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu
mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử tăng mạnh. Năm ngoái, 70% người
Việt Nam có quyền truy cập Internet và 53% người dùng ví điện tử thực hiện thanh
toán khi mua hàng trực tuyến, tăng 28% so với năm 2019. Theo Amazon Việt Nam,
người bán hàng Việt Nam đã vượt doanh số 1 triệu USD vào năm 2020 trên
Amazon, tăng gấp ba lần so với năm 2019

8
Những mặt hàng dịch vụ được nhiều người tiêu dùng mua sắm trực tuyến mới lựa
chọn nhiều nhất là giáo dục (55%); các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe trên các sàn
TMĐT, tiếp đó là thực phẩm, dịch vụ cho vay, video và dịch vụ giao thức ăn…
Trong 3 tháng đầu năm, ứng dụng học, họp trực tuyến qua Zoom tăng 67% để thích
ứng với những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Theo báo cáo của hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho thấy trong khi nhiều
doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản khi dịch bệnh bùng phát thì các sàn
thương mại điện tử ngày càng phát triển. Nhìn chung, đại dịch COVID-19 có tác
động hỗn hợp đối với thương mại điện tử.

2. Khái niệm website và vai trò của website đối với doanh nghiệp. 

2.1 Khái niệm Website

Website là một tập hợp các trang web (webpages) bao gồm văn bản, hình ảnh,
video, flash v.v... thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền
phụ (subdomain). Trang web được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (web
server) có thể truy cập thông qua Internet. 

2.2 Vai trò của website đối với doanh nghiệp

Trong bối cảnh Covid 19 hiện nay, cả nước có gần 79,7 nghìn doanh nghiệp (DN)
tạm ngừng kinh doanh. Những DN có thể bám trụ là những DN đã chuyển đổi hình
thức kinh doanh phù hợp, cụ thể là đưa việc kinh doanh lên kênh trực tuyến để tiếp
cận người tiêu dùng. Bên cạnh tài khoản mạng xã hội hay gian hàng thương mại
điện tử, website đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện sự hiện diện
của DN trên mạng Internet. Website là một văn phòng hay một cửa hàng trên mạng
Internet – nơi giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ do
doanh nghiệp cung cấp…, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng, đối
tác trên Internet. 

9
Thương mại điện tử B2C

2.2.1. Xây dựng, quảng bá sản phẩm, thương hiệu như "trụ sở" trực tuyến

Theo báo cáo Việt Nam Digital 2021, đến tháng 1/2021, số lượng người sử dụng
Internet ở Việt Nam đạt 68,72 triệu người, chiếm 70,3% tổng dân số. Điều này cho
thấy xu hướng tất yếu của việc người tiêu dùng tìm kiếm thông tin trên Internet.

Website hoạt động giống như một trụ sở trực tuyến của DN: người tiêu dùng có thể
tham chiếu để biết được thông tin liên hệ và dịch vụ được cung cấp như: sản phẩm,

10
dịch vụ, các khuyến mãi, tin tức, tài liệu hướng dẫn, ... Chúng góp phần tạo ra dấu
ấn cho khách hàng đối với nhà cung cấp và những dịch vụ của họ. Có thể nói
website là một yếu tố không thể thiếu trong việc xây dựng thương hiệu trên thị
trường số

2.2.2. Website giúp thu hút khách hàng mới thông qua các công cụ tìm kiếm

Theo nghiên cứu của Gravity Digital, hơn 94% người tiêu dùng có xu hướng tìm
hiểu website sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng. Và 75% trong số đó thừa
nhận họ đánh giá uy tín của một DN dựa trên chính website của DN đó. Nếu không
có website hoặc website thiếu chuyên nghiệp, DN của bạn có thể đánh mất đi một
phần tín nhiệm không nhỏ từ người mua hàng.
Một website được thiết kế tốt với những phương pháp Online Marketing như SEO,
Google Adwords, banner quảng cáo, … sẽ thu hút được một lượng khách hàng tiềm
năng đến với doanh nghiệp.

2.2.3. Hiển thị các đánh giá tốt nhất về sản phẩm

Bạn có thể chọn một vị trí nổi bật trên website để hiển thị những đánh giá tốt nhất
về sản phẩm từ khách hàng. Ngoài ra, nếu sản phẩm của bạn được xuất hiện trên
các trang báo hay tạp chí, bạn cũng hoàn toàn có thể đưa những hình ảnh đó lên
website của mình. Yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng (đặc biệt
với các sản phẩm có giá trị cao) thường đến từ các các đánh giá, trải nghiệm của
các khách hàng đã mua, dùng sản phẩm trước đó. Các đánh giá này có giá trị thôi
thúc rất lớn đến quyết định mua hàng. 

2.2.4. Phân tích tâm lý hành vi khách hàng: 

Website sẽ giúp bạn phân tích, tìm hiểu về tâm lý hành vi của khách hàng thông
qua các thủ thuật theo dõi và sử dụng các công cụ như Google Analytics. Từ đó,

11
bạn có thể biết được khách hàng có hứng thú với dịch vụ nào, sản phẩm nào đang
hot, màu sắc nào sẽ gây được ấn tượng tốt, câu nói nào giúp họ hài lòng…
2.2.5. Tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả cao: 
Nếu bạn thuê nhân sự hoặc địa điểm để đạt được những giá trị trên thì sẽ như thế
nào? Đội ngũ chăm sóc khách hàng, tư vấn thông tin, phân tích hành vi khách hàng,
… sẽ tốn bao nhiêu trong ngân sách của bạn? Tuy nhiên, nếu bạn có 1 website đủ
tốt, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhưng thu được hiệu quả cao. 

2.2.6. Nhận phản hồi từ khách hàng và xử lý vấn đề trực tiếp

Website giúp những yêu cầu, thắc mắc của khách hàng đến thẳng DN, từ đó có thể
đưa ra những phương án, biện pháp xử lý nhanh chóng và tăng sự hài lòng của
khách hàng. Theo khảo sát của Digital Health của Ireland năm 2020, 73% DN cho
rằng việc có website giúp gia tăng doanh số bán hàng trực tiếp. Website còn giúp
gia tăng khả năng khách hàng mua những sản phẩm khác ngoài sản phẩm muốn
mua ban đầu.

2.2.7. Độc lập và chủ động trong quản lý

12
Khác với mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử, website riêng không giới hạn
khối lượng thông tin hay cách thức thể hiện mà bạn muốn đăng tải, minh bạch và rõ
ràng. Website là công cụ giúp bày bán hàng nghìn sản phẩm mà không hề lo chi phí
thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, phí tuyển nhân sự, đặt banner quảng cáo thu hút
khách hàng. Hơn thế nữa, website có thể mở cửa 24/7 trong bất kể tình huống nào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhĩ Anh . (21/07/2021). “Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam
tăng trưởng 18%” VnEconomy, Tạp chí điện tử của Hội Khoa học
Kinh tế Việt Nam, website https://vneconomy.vn/doanh-thu-thuong-
mai-dien-tu-viet-nam-tang-truong-18.htm
2. Compiled by VietnamCredit (Monday 10, 05 2021) “ Overview of
vietnam’s e-commerce market in 2021” website:

13
https://vietnamcredit.com.vn/news/overview-of-vietnams-e
commerce-market-in-2021_14374
3. Minh Ngoc Nguyen (May 11, 2021) “E-commerce in Vietnam -
statistics & facts” https://www.statista.com/topics/5321/e-commerce-
in-vietnam/#dossierKeyfigures
4. “E-commerce market value in Vietnam 2014-2020” Published
by Minh Ngoc Nguyen (Apr 15, 2021) https://www.statista.com/
5. Michael Keenan Global “Ecommerce Explained: Stats and Trends to
Watch in 2021” by Industry Insights and Trends;  May 13, 2021;
https://www.shopify.com/enterprise/global-ecommerce-statistics
6. TS. Nguyễn Đình Luận - Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Bài
đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ I tháng 7 “Tổng quan về thương mại
điện tử ở Việt Nam” (19/08/2015)
7. [Infographic] “Những Con Số Ấn Tượng Của Thương Mại Điện Tử
Giai Đoạn 2020-2025”; BoxMe Ecommerce Fulfillment truy cập ngày
20/10/2021;
8. Nguyễn Thị Thuỳ Dương (16/09/2021) “Vai trò của website đối với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa” theo Thông tin
và Truyền thông

14

You might also like