You are on page 1of 6

Tự do hóa tài chính

1. Khái niệm tự do hóa tài chính


Theo IMF: Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ
sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm
cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường.
Tự do hóa tài chính cũng đồng nghĩa với việc mở rộng cạnh tranh trong các
hoạt động tài chính mang tính chất trung gian, điều này đồng nghĩa với việc chấm
dứt sự phân biệt đối xử về pháp lí giữa những loại hình hoạt động khác nhau.
Bản chất của việc tự do hoá tài chính là nhằm mục đích đưa hoạt động tài chính
vận hành theo cơ chế vốn có của thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ
Chính phủ sang thị trường, mục tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà
nước và thị trường trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế – xã hội.
Phạm vi ảnh hưởng:
- Tự do hóa tài chính trong nước: Tự do hóa tài chính trong nước là cho phép các
tổ chức tài chính trong nước tự do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc
thị trường, các thị trường tài chính trong nước được khuyến khích phát triển, các
công cụ chính sách tiền tệ được điều hành theo tín hiệu thị trường.
- Tự do hóa tài chính với nước ngoài: Loại bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong
quản lý ngoại hối. Bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch
vốn.
2. Nội dung của tự do hóa tài chính
2.1. Tự do hóa lãi suất
Tự do hóa lãi suất là một bộ phận cơ bản của tự do hóa tài chính, tức là lãi suất
được tự do biến động để phản ứng theo các lực lượng cung – cầu vốn trên thị
trường, loại bỏ những áp đặt mang tính hành chính lên sự hình thành của lãi suất.
Biểu hiện: Tự do hóa lãi suất là hạt nhân của quá trình tự do hóa tài chính. Tự
do hóa lãi suất thể hiện bằng việc cho phép các ngân hàng thương mại, các tổ chức
tín dụng được tự do quyết định.
2.2. Tự do hóa tỷ giá
Tự do hoá tỷ giá hối đoái là để cho diễn biến tỷ giá hối đoái trên thị trường biến
động dưới tác động của quan hệ cung cầu là chủ yếu, cơ quan quản lí Nhà nước
tránh sự can thiệp trực tiếp và thái quá.
Biểu hiện: Tự do hóa tỷ giá được thể hiện ở một số khía cạnh: bỏ việc ấn định
tỷ giá, các biện pháp quản lý hành chính về ngoại tệ được loại bỏ và các công cụ
mang tính thị trường được sử dụng, tỷ giá được xác định dựa trên cơ sở cung cầu
ngoại tệ.
2.3. Tự do hóa giao dịch vốn
Tự do hóa giao dịch vốn là sự dỡ bỏ các quy định hạn chế dòng vốn, nhưng
không loại bỏ các biện pháp hạn chế tạm thời trong những hoàn cảnh đặc biệt khi
mà việc duy trì các biện pháp thận trọng là cần thiết để bảo đảm ổn định hệ thống
tài chính và an ninh quốc gia.
Biểu hiện:
- Cho phép người không cư trú sở hữu các tài sản tài chính trong nước ở cả dạng
giấy tờ nợ hoặc cổ phiếu.
- Cho phép người cư trú nắm giữ tài sản tài chính nước ngoài.
- Cho phép cả người cư trú và người không cư trú được tự do nắm giữ và trao đổi
các tài sản tài chính trên thị trường nội địa. Đây là mức độ cao nhất của tự do hóa
các giao dịch vốn, đồng thời cũng là mức độ cao nhất của tự do hóa tài chính.
2.4. Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
khác trên thị trường tài chính
Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác
trên thị trường tài chính nghĩa là xóa bỏ sự can thiệp trực tiếp của chính phủ vào
quá trình hoạt động của các tổ chức này, để các tổ chức này hoạt động theo quy
luật thị trường.
Biểu hiện:
- Loại bỏ kiểm soát lãi suất.
- Giảm dự trữ bắt buộc.
- Giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước đối với các quyết định cho vay của các
ngân hàng, xóa bỏ tín dụng chỉ định đối với các ngân hàng thương mại.
- Tư nhân hóa các ngân hàng quốc doanh.
- Sự mở rộng hơn giữa các định chế tài chính trong nước và gia nhập của các tổ
chức tài chính nước ngoài tăng lên.
3. Bản chất và lộ trình tự do hóa tài chính
3.1. Bản chất của tự do hóa tài chính
Bản chất của tự do hóa tài chính: hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn có
của thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường,
mục tiêu là nhận thức được sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường
trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế-xã hội.
Kết quả của tự do hóa tài chính thường được thể hiện bằng tỷ số giữa tiền mở
rộng (tiền mặt và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại) trên thu nhập
quốc dân.
3.2. Lộ trình tự do hóa tài chính
Bước 1: Cải tiến và hiện đại hóa ngân hàng, đây là điều kiện cần thiết để phát
triển cơ sở hạ tầng trên thị trường tài chính
Bước 2: Tự do hóa hoàn toàn lãi suất và thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có
sự quản lý của nhà nước.
Bước 3: Tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãn lai, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế
phân bổ quota và những rào cản khác trong giao dịch vãng lai.
Bước 4: Từng bước tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai.
4. Nhân tố tác động đến quá tình tự do hóa tài chính
Chủ quan: Các quốc gia điều hành kinh tế đã tác động đến quá trình tự do hóa
tài chính.
Mọi quốc gia đều muốn phát triển kinh tế của họ, do đố họ muốn tham gia vào
thị trường chung để có nhiều cơ hội phát triển như là: kêu gọi vốn, tiếp thu kỹ thuật
khoa học.
Khách quan: Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế tác động đến quá trình tự do hóa
tài chính.
Toàn cầu hóa yêu cầu các quốc gia phải có mối liên hệ với nhau về kinh tế thế
tạo ra thị trường chung, nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau, và cũng do toàn càu hóa
mang lại nhiều lợi ích cho các nước.
5. Nguyên tắc và điều kiện cần thiết của tự do hóa tài chính
5.1. Nguyên tắc của tự do hóa tài chính
Nguyên tắc 1: Tự do hóa tài chính được thực hiện tốt nhất trong bối cảnh kinh
tế vĩ mô lành mạnh
Nguyên tắc 2: Tự do hóa tài chính phải gắn bỏ chặt chẽ với việc thiết lập một
cơ sở hạ tầng thể chế có thể giảm thiểu rủi ro bất ổn tài chính.
Nguyên tắc 3: Để có tốc độ tự do hóa tài chính thích hợp, tại từng thời điểm,
cần phải xem xét lại những điều kiện tài chính và sự lành mạnh của các định chế
tài chính cũng như thời gian cần thiết để tái cơ cấu các định chế này (nếu cần).
5.2. Điều kiện cần thiết để thực hiện tự do hóa tài chính
- Môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh, thông tin rõ ràng, minh bạch.
- Cơ chế thị trường được vận hành tốt.
- Khuôn khổ pháp lý đồng bộ, đầy đủ, triệt để chống tham nh0ng và lãng phí.
- Thực hiên đúng lô trình tự do hóa kinh tế.
- Giám sát ngân hàng, giảm thiểu tình trạng nợ xấu và các giao dịch kinh tế có hiệu
quả và
nghiêm ngặt hơn.
- Không có khoản cho vay mang tính chất chính trị và lạm dụng hê thống tài chính.
- Giải quyết khó khăn tài khóa để giảm bớt tình trạng thất nghiệp
6. Ưu điểm và khuyết điểm của tự do hóa tài chính.
Ưu điểm:
- Làm tăng áp lực cạnh tranh
- Làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được cung cấp (do dự độc quyền
bị loại bỏ)
- Tạo cơ hội cho việc chuyển gia công nghệ và giảm thiểu những rủi ro có hệ thống
- Thu hút được lượng vốn đầu tư rất lớn và tiếp nhận nền tảng công nghệ hiện đại
từ các nước công nghiệp phát triển.
Ảnh hưởng tích cực đến sự tăng truởng kinh tế:
- Tǎng cuòng quy mô và cải thiện sự phân bổ nguồn lực tài chính.
- Tạo điều kiện cho các công ty trong nước tiếp cận thị trường tài chính toàn cầu.
- Cải thiện hệ thống quản lý công ty, tăng cường năng lực cạnh tranh.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính trong nước (giảm chi phí,
tiếp cận nhiều công cụ tài chính mới, áp dụng công nghệ thông tin).
Tự do hóa tài chính trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ giúp cho người dân trong
nước tự do lựa chọn các dịch vụ bảo hiểm từ người cung cấp tốt nhất, hạn chế sự
bất cân xứng thông tin giữa người mua và người bán.
Tạo điều kiện để thiết lập một chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn, phù
họp vớinhững điều kiện trong một nền kinh tế mở, trên cơ sở đó thực hiện phân
phối nguồn lực một cách có hiệu quả trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế trong nước
và thế giới

Nhược điểm:
Tự do hóa tài chính có thể làm tăng thêm khả năng gây ra khủng hoảng tài
chính nên tự do hóa được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tự hoặc thiếu
đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô ở cấp độ quốc gia và quốc tế.
Tự do hóa tài chính có thể làm mất quyền điều tiết thị trường tài chính của
chính phủ gây phương hại đến lợi ích của quốc gia như là:
- Tài chính được coi là công cụ quản lý đặc biệt cần được chính phủ nắm giữ để
thực hiện những mục tiêu quan trọng. Việc mở cửa thị trường tài chính khi không
được chuẩn bị kỹ lưỡng có thể sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực: tạo cơ hội cho
các tổ chức nước ngoài thao túng thị trường vị mục đích lợi nhuận; dẫn đến nhiều
hiện tượng tiêu cực như lừa đảo, phá sản, đổ vỡ,... gây thiệt hại đến với lợi ích của
người dân.
- Gây suy yếu đồng tiền trong nước.
- Gây khó khăn cho các cơ quan quản lý tài chính trong việc duy trì ổn định giá trị
bản tệ và ngăn chặn nguy cơ đào thoát của dòng vốn đầu tư.
Các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài luôn có ưu thế nổi trội
hơn so với tổ chức trong nước về trình độ công nghệ.
Tự do kiểm soát vốn: Ảnh hưởng đến tổng nợ quốc gia, đặc biệt là các luồng
vốn trong lĩnh vực tài chính làm ảnh hưởng đến chính sách tài khóa, chính sách
tiền tệ của chính phủ trong việc đảm bảo tình hình kinh tế vĩ mô.

You might also like