You are on page 1of 2

Để đánh giá mức độ phát triển kinh tế thị trường, các nhà nghiên cứu về cơ bản sử dụng hai

nhóm yếu tố chủ yếu, đó là chỉ số tự do kinh tế (Economic Freedom - EF) và mức độ can thiệp
của chính phủ.

Hiện nay, để đo lường mức độ tự do thị trường hiện đại, chỉ số EF là thước đo được sử dụng
rộng rãi(1). Về nguyên tắc, bộ chỉ số này được xây dựng trên cơ sở: Tự do kinh tế là quyền cơ
bản của mỗi con người trong việc kiểm soát sức lao động và tài sản của mình. Trong một xã hội
tự do về kinh tế, các cá nhân được tự do làm việc, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư theo bất kỳ
cách nào họ muốn. Trong xã hội tự do về kinh tế, chính phủ cho phép lao động, vốn và hàng
hóa di chuyển tự do và không ép buộc hoặc hạn chế quyền tự do vượt quá mức cần thiết để
bảo vệ và duy trì quyền tự do(2). Điều này cũng bao gồm các hành động can thiệp nhằm bảo vệ
tính tự do kinh tế, ví dụ như các quy chuẩn chất lượng được ban hành, giải quyết vấn đề bất đối
xứng, cung cấp các loại hàng hóa công...
Chỉ số EF do Quỹ Di sản (Heritage Foundation) công bố và Chỉ số EF của thế giới và của Bắc Mỹ
do Viện Fraser (The Fraser Institute) công bố và đo lường. Các chỉ số này bao gồm các mục như
bảo đảm quyền tài sản, gánh nặng các quy định và độ mở của thị trường tài chính, cùng nhiều
mục khác(3). Chỉ số này đo lường căn cứ trên 4 trụ cột lớn với 12 tiêu chí quan trọng:
1- Pháp quyền (Rule of Law): Bảo vệ con người và tài sản của họ có được một cách hợp pháp là
yếu tố trung tâm. Đây là chức năng quan trọng nhất của Nhà nước, bao gồm các tiêu chí: Quyền
sở hữu; hiệu quả tư pháp; chính phủ liêm chính.

2- Quy mô của chính phủ: Khi chi tiêu của chính phủ, thuế và quy mô của các doanh nghiệp do
chính phủ kiểm soát tăng lên, việc ra quyết định của chính phủ thay thế cho sự lựa chọn của cá
nhân và tự do kinh tế bị giảm đi. Ngược lại, nếu các thất bại không được can thiệp đúng lúc, sự
tự do trong thị trường chịu những thiệt hại đáng kể. Quy mô của chính phủ gồm các tiêu chí:
Gánh nặng thuế; chi tiêu chính phủ; “Sức khỏe” tài khóa.

3- Hiệu quả của các quy định: Các chính phủ không chỉ sử dụng các công cụ để hạn chế quyền
trao đổi quốc tế, họ còn có thể phát triển các quy định hạn chế quyền trao đổi, nhận tín dụng,
thuê hoặc tự do điều hành doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trụ cột này gồm các tiêu chí: Quyền
tự do kinh doanh; tự do lao động; tự do tiền tệ.
4- Thị trường mở: Quyền tự do trao đổi - theo nghĩa rộng nhất của nó, mua, bán, lập hợp
đồng,... là điều cần thiết đối với tự do kinh tế, điều này bị giảm bớt khi quyền tự do trao đổi
không bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân ở các quốc gia khác. Trụ cột thị trường mở gồm
các tiêu chí: Tự do thương mại; tự do đầu tư; tự do tài chính.
Chỉ số EF coi mọi tiêu chí thành phần đều quan trọng như nhau trong việc đạt được những lợi
ích tích cực của tự do kinh tế. Mỗi quyền tự do đều có trọng số như nhau trong việc xác định
điểm số của quốc gia.
Một trong những câu hỏi quan trọng khác cần giải quyết nhằm xác định tiêu chí trong xây dựng
kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập quốc tế là: Quy mô và phạm vi tác động của
chính phủ tới nền kinh tế thị trường thế nào là tối ưu?.
Các nhà kinh tế học và các nhà hoạch định chính sách đồng ý về việc tồn tại các thất bại của thị
trường mà tự nó không thể giải quyết và các can thiệp của chính phủ là cần thiết. Có nhiều thất
bại của thị trường khác nhau đã được thảo luận qua hàng thập niên như bất đối xứng thông tin,
hàng hóa công, các hiện tượng ngoại ứng,... Một trong những thất bại đó là sự bất bình đẳng
trong tiếp cận nguồn lực. Cụ thể là khoảng cách tài chính (người giàu dễ tiếp cận tài chính hơn)
và hiệu ứng tràn (spillovers) hoặc hiệu ứng ngoại tác (externalities) của nó tới sự phát triển bền
vững nền kinh tế(4). Do đó, những can thiệp và thiết kế chính sách phù hợp của chính phủ có
thể là tác nhân quan trọng để giải quyết vấn đề tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và việc làm đều
đặn.
Thực tế, các chính phủ trên khắp thế giới đã áp dụng một loạt các chính sách để khuyến khích
hoạt động kinh doanh và có tác động tích cực đến sự tự do kinh tế. Các quốc gia đã phát triển
với hệ thống kinh tế thị trường tự do mạnh mẽ và tuyên bố mạnh mẽ về thị trường tự do đều
đã áp dụng các chính sách can thiệp của chính phủ như chính sách bảo hộ liên quan đến thuế
hoặc phi thuế quan trong giai đoạn đầu của sự phát triển(5); chính sách của chính phủ giúp loại
bỏ lo lắng của người lao động trong sản xuất thông qua xây dựng hệ thống y tế tốt hơn, hệ
thống giáo dục được cải thiện cũng sẽ tạo thêm nguồn lao động chất lượng và giúp doanh
nghiệp có thông tin để phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn(6). Bằng chứng thực tế là các quốc gia
Bắc Âu, mặc dù đánh thuế cao và bảo đảm phúc lợi lớn của nhà nước nhưng không làm suy
giảm động lực phát triển kinh tế thị trường.

You might also like