You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC

BÀI TẬP NHÓM


PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỂU QUẢ

Đề tài:
VẤN ĐỀ VỀ KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM Ở
SINH VIÊN

NHÓM: 4
MÃ LỚP HỌC PHẦN: EDUC280103
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Tuấn Kiệt

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023


1

MỤC LỤC

THÀNH VIÊN NHÓM 4 ......................................................................................... 2

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3

PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 4

1. Một số khái niệm ..............................................................................................4

1.1. Nhóm ...........................................................................................................4

1.2. Làm việc nhóm ............................................................................................4

1.3. Kĩ năng làm việc nhóm ...............................................................................4

2. Thực trạng và nguyên nhân về kĩ năng làm việc nhóm ở sinh viên ............5

2.1. Nhận thức và thái độ của một số sinh viên .................................................5

2.2. Hiệu quả làm việc nhóm không cao ............................................................6

2.3. Hiện tượng một thành viên làm, thành quả hưởng chung ...........................8

3. Những phương pháp định hướng khi kĩ năng làm việc nhóm ở sinh viên .9

3.1. Hiểu được tầm quan trọng, vai trò của làm việc nhóm ...............................9

3.2. Định hướng, lập kế hoạch làm việc nhóm ..................................................9

3.3. Giải quyết mâu thuẫn, xung đột khi làm việc nhóm .................................10

3.4. Cải thiện bản thân trong nhóm làm việc ................................................... 11

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 14


2

THÀNH VIÊN NHÓM 4


Mức độ
STT Họ và tên Mã số sinh viên
đóng góp
1 Phạm Anh Hải Trí 48.01.401.171 95%
2 Châu Triệu Vỹ 48.01.704.027 100%
3 Nguyễn Thị Thanh Hiền 48.01.603.008 100%
4 Trần Thị Hằng 48.01.603.006 95%
5 Trịnh Thị Ánh Tuyết 48.01.754.179 95%
6 Mã Hoài Ly 48.01.603.012 90%
7 Trương Quang Huy 48.01.104.056 90%
8 Đỗ Thị Vân Anh 48.01.617.008 90%
9 Nguyễn Thị Lan Thanh 48.01.603.023 90%
3

PHẦN MỞ ĐẦU

Làm việc nhóm là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến trong
hoạt động dạy và học bởi sự nổi trội về ưu điểm, nổi bật trong việc giúp sinh viên làm
quen với việc tiếp cận tình huống, giải quyết vấn đề, phát triển giá trị cá nhân và kĩ năng
sống, bồi dưỡng tình cảm và các phẩm chất nhân cách. Với xu hướng hội nhập quốc tế
hiện nay thì kĩ năng làm việc nhóm là một yếu tố không thể thiếu ở mỗi người. Vì tính
chất quan trọng của kĩ năng, hiện tại các trường và tổ chức giáo dục đang hướng đến
học sinh, sinh viên thực hành những kĩ năng cơ bản trong việc xây dựng và hoạt động
nhóm nhằm để mọi người có thể bước đầu tiếp cận và thuần thục được các thao tác làm
việc nhóm hiệu quả, từ đó tăng năng suất làm việc cho cả một tập thể nhóm.

Việc áp dụng mô hình làm việc nhóm hiện nay đang được phổ biến rộng rãi trong
các trường đại học ở nước ta. Chắc chắn trong công việc nhóm sẽ không tránh khỏi
những hạn chế, khuyết điểm của từng cá nhân hoặc của cả nhóm làm ảnh hưởng đến
những người khác. Có một số sinh viên làm việc nhóm tích cực và hiệu quả, từ đó cho
rằng làm việc nhóm hỗ trợ rất nhiều. Còn một số khác lại làm việc nhóm chưa có hiệu
quả dẫn đến bị trì trệ và không đạt kết quả cao nên cảm thấy không phát triển được kĩ
năng này.

Bài tiểu luận về đề tài vấn đề làm việc nhóm sẽ làm rõ hơn những thực trạng,
nguyên nhân gây ra khó khăn trong quá trình làm việc nhóm của sinh viên và đưa ra
những giải pháp, định hướng phù hợp để giải quyết vấn đề này để giúp sinh viên tránh
được những sai lầm trong hoạt động nhóm và cho cả nhóm cùng nhau phát triển theo
hướng tích cực. Trong bài tiểu luận còn nhiều sai sót , mong quý thầy/cô bỏ qua và góp
ý để chúng em hoàn thiện bài tiểu luận này, chúng em xin chân thành cảm ơn.
4

PHẦN NỘI DUNG

1. Một số khái niệm

1.1. Nhóm
Theo từ điển Tiếng Việt, nhóm được định nghĩa theo hai khái niệm: “Tập hợp
gồm một số ít người hoặc sự vật được hình thành theo những nguyên tắc nhất định” và
“Tụ tập nhau lại để cùng làm một việc gì”. (Viện ngôn ngữ học, 2003)
Theo Tâm lý học xã hội, “nhóm là tập hợp những cá nhân thoả mãn bốn yếu tố:
có từ hai thành viên trở lên; có thời gian làm việc chung với nhau nhất định; cùng chia
sẻ hay thực hiện chung một nhiệm vụ hay một kế hoạch để đạt đến các mục tiêu mà cả
nhóm kỳ vọng; hoạt động theo những nguyên tắc chung của nhóm”. (Trần Hiệp, 1996)
Như vậy, nhóm là tập hợp nhiều người cùng thực hiện chung một công việc, một
kế hoạch, một dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra có ích cho cá nhân và cả
nhóm.
Nhóm làm việc là một tập hợp những người cùng nhau hợp tác, hành động nhằm
đạt được mục tiêu chung, mà mục tiêu này không thể đạt được bởi một cá nhân riêng lẻ
mà phải có sự đoàn kết đến từ cả nhóm.
1.2. Làm việc nhóm
Làm việc nhóm là việc nhóm người cùng hợp tác, hỗ trợ nhau trong một công
việc nào đó (dự án, kế hoạch, phong trào, …) có vai trò và trách nhiệm rõ ràng, với
những nguyên tắc chung nhất định để cùng nhau phát triển bản thân và đạt được những
mục đích chung, sự thành công về công việc đó của cả nhóm.
1.3. Kĩ năng làm việc nhóm
Kĩ năng làm việc nhóm là một trong những kĩ năng (KN) thiết yếu mà ai cũng
cần phải có trong môi trường công việc nói riêng, nhất là đối với những con người trẻ.
Đây là kĩ năng vận dụng những kiến thức về làm việc nhóm và hợp tác để mỗi cá nhân
có thể thực hiện một cách hiệu quả. Kĩ năng này giúp cho mọi người tìm hiểu được
những cách thức hoạt động nhóm hiệu quả, hiểu được sự cần thiết của việc hợp tác và
hỗ trợ nhau trong công việc, từ đó tăng sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm,
thúc đẩy năng suất và chất lượng của công việc chung, đạt được thành quả xứng đáng
với công sức của nhóm.
5

Kĩ năng làm việc nhóm có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Nó giúp cho các
thành viên cải thiện kĩ năng giao tiếp và rèn luyện tính kỷ luật của mỗi con người, đây
là những phẩm chất vô cùng quan trọng để hỗ trợ sự phát triển bản thân. Bên cạnh đó,
đây là kĩ năng giúp cho bản thân mỗi người lĩnh hội được kĩ năng giải quyết vấn đề, tư
duy sáng tạo trong công việc và trong cuộc sống.
Nhìn thấy được tầm quan trọng của kĩ năng này, ngày nay hầu hết các trường đại
học và rất nhiều trường trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông) có những
phương pháp tổ chức dạy học hợp tác theo mô hình nhóm học tập. Điều này sẽ giúp học
sinh, sinh viên nâng cao tầm quan trọng của kĩ năng làm việc nhóm. Việc này giúp học
sinh, sinh viên có khả năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, phát triển kĩ năng sống
và giá trị của bản thân, bồi dưỡng phẩm chất và nhân cách của mỗi con người. Trong
hoạt động dạy và học, học sinh, sinh viên thường được tổ chức làm việc nhóm để cùng
thực hiện những bài tập, yêu cầu được giáo viên, giảng viên đề ra.

2. Thực trạng và nguyên nhân về kĩ năng làm việc nhóm ở sinh viên

2.1. Nhận thức và thái độ của một số sinh viên


Hiện nay ở đa số học phần, các giảng viên đều áp dụng phương pháp hoạt động
nhóm trong học tập nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp ở mỗi nhóm. Nên việc sinh viên
nhận thức được vai trò quan trọng của kĩ năng này chính là nền tảng để làm việc nhóm
một cách hiệu quả.

10%
Ít khi 50%
38%
53%
Bình thường 30%
50%
37%
Thường xuyên 20%
12%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Học tập Câu lạc bộ Hoạt động khác

Hình 1. Mức độ thường xuyên làm việc nhóm (Nguyễn Thị Thúy; Vũ Huyền Linh;
Nguyễn Tiến Mạnh; nnk., 2020)
Ở biểu đồ khảo sát ở Hình 1, trong môi trường học tập, có gần 37% sinh viên
thường xuyên làm việc nhóm, 53% sinh viên thông thường thực hiện các hoạt động làm
6

việc nhóm. Tuy nhiên, chỉ có 10% sinh viên ít khi và hầu như không bao giờ tham gia
hoạt động nhóm trong học tập.
Vậy nên, “việc nhận thức của phần lớn sinh viên về kĩ năng làm việc nhóm vẫn
chưa được chú trọng, khi tiến hành làm việc nhóm, sinh viên hầu như chưa có thái độ
và hành vi tự giác, tích cực, chủ động”. (Nguyễn Thị Thúy, Vũ Huyền Linh; Nguyễn
Tiến Mạnh, nnk., 2020)
2.2. Hiệu quả làm việc nhóm không cao
Quá trình làm việc nhóm cần kết hợp rất nhiều kĩ năng mới đạt được hiệu quả
cao.
Bảng 1. Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kĩ năng của sinh viên Trường
Đại học Hồng Đức (Phan Như Đại, 2020)
Mức độ thực hiện kĩ năng (%)
TT Các kĩ năng Thành Tương đối Chưa Không
thạo thành thạo thành thạo thành thạo
1 Lập kế hoạch hoạt động nhóm 10 40 36 14
2 Xây dựng nội quy hoạt động nhóm 7 30 42 21
3 Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lí 15 54 29 2
4 Thảo luận, trao đổi 20 60 17 3
5 Nghiên cứu tài liệu 17 50 25 8
6 Chia sẻ trách nhiệm 14 32 49 5
7 Lắng nghe một cách chủ động, tích cực 17 37 40 6
8 Chia sẻ thông tin 18 50 30 2
9 Giải quyết xung đột 3 25 52 20
Tự kiểm tra, đánh giá hoạt động của
10 5 38 42 15
nhóm

Trong bảng 1, mức độ thực hiện các kĩ năng, “Xây dựng nội quy hoạt động nhóm”
và “Giải quyết xung đột” là hai kĩ năng mà sinh viên trường Đại học Hồng Đức không
thành thạo nhất trong số các kĩ năng trên.
Thực tế cho thấy, hai kĩ năng này là hai kĩ năng quan trọng nhất trong các công
việc nhóm. Ở mỗi nhóm sinh viên, kĩ năng xử lí xung đột còn ở mức độ thấp. Trong các
nhóm thường xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên với nhau trong khi bàn luận về một
vấn đề, nhưng phần lớn chúng chưa được giải quyết một cách thoả đáng và triệt để. Còn
đối với kĩ năng xây dựng nội quy hoạt động nhóm, thông thường sau khi thành lập nhóm,
các thành viên và nhóm trưởng thường bàn về cách triển khai bài nhóm, ít có ai để ý đến
việc thành lập những nội quy nhóm để giữ cho nhóm có nề nếp kỷ luật trong hoạt động
nhóm, tránh tình trạng các thành viên không có sự trách nhiệm khi cùng làm việc nhóm.
7

Tình trạng chung ở các nhóm đại học là đa số nhóm không có các quy định rõ ràng để
các thành viên thực hiện (như là thời gian, trách nhiệm, …) nên sự hiệu quả và nghiêm
túc trong công việc nhóm còn hạn chế. Ví dụ điển hình là một số cá nhân đi muộn giờ
họp nhóm mà không xin phép, hay vài thành viên kém sôi nổi trong nhóm không đóng
góp ý kiến. (Phan Như Đại, 2020)
Bảng 2. Các nguyên nhân làm việc nhóm kém hiệu quả (Phan Thị Hồng Hà, 2017)
Tần Tỷ lệ Thứ
Nguyên nhân
số (%) bậc
Không hợp tác, không có tinh thần trách nhiệm khi làm việc
192 76,8 1
nhóm
Các thành viên bị phân tâm (do nói chuyện, ăn uống, sử dụng
160 64,0 2
điện thoại…), mất tập trung khi làm việc nhóm
Thành viên trong nhóm lười biếng, không hoàn thành nhiệm vụ
159 63,6 3
được phân công
Bất đồng ý kiến, không thống nhất ý kiến chung 153 61,2 4
Không phân công công việc rõ ràng trong nhóm 132 52,8 5
Không đặt ra nguyên tắc khi làm việc nhóm 129 51,6 6
Không đúng giờ khi làm việc nhóm 121 48,4 7
Cái tôi quá lớn (bảo thủ, không lắng nghe nhau) 115 46,0 8
Thụ động, thiếu tự giác khi làm việc nhóm 66 26,4 9
Không đoàn kết, chia bè phái trong nhóm 48 19,2 10
Đùn đẩy công việc, phân bì, tỵ nạnh nhau 34 13,6 11
Không biết cách tìm kiếm thông tin, tài liệu để hoàn thành nhiệm
23 9,2 12
vụ được phân công
Nhóm trưởng làm việc theo phong cách áp đặt ý kiến 21 8,4 13
Bảng 2 đã chỉ ra các nguyên nhân làm việc nhóm kém hiệu quả. Nguyên nhân
được đồng tình nhiều nhất là không hợp tác, không có tinh thần trách nhiệm khi làm
việc nhóm. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất trong các nhóm làm việc
chung nhau. Việc không có tinh thần trách nhiệm dẫn đến sản phẩm chung của cả nhóm
có nhiều lổ hỏng và làm cho nó bị kém chất lượng đi. Bên cạnh đó, không ít sinh viên
thường cho rằng việc các thành viên không tập trung khi làm việc nhóm và một vài
thành phần trong nhóm lười biếng, không hoàn thành nhiệm vụ được phân công cũng là
nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến các hoạt động nhóm. Ngoài ra cũng có nguyên nhân là
do “bất đồng ý kiến, không thống nhất ý kiến chung” cũng được số đông sinh viên đồng
tình. Và cũng còn nhiều lí do khác khiến cho những công việc nhóm bị kém hiệu quả.
Nguyên nhân khác dẫn đến việc hoạt động nhóm không đạt yêu cầu là do sinh
viên chưa có hoặc chưa thuần thục những kĩ năng bổ trợ cho kĩ năng làm việc nhóm.
8

Trích từ tạp chí Giáo dục “Thực trạng kĩ năng học tập theo nhóm của sinh viên trường
Đại học Hồng Đức hiện nay” của Phan Như Đại (2020), các kĩ năng cần có để hình
thành và phát triển kĩ năng làm việc nhóm đã được liệt kê, bao gồm: Lập kế hoạch hoạt
động nhóm; Xây dựng nội quy hoạt động nhóm; Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lí;
Thảo luận, trao đổi; Nghiên cứu tài liệu; Chia sẻ trách nhiệm; Lắng nghe một cách chủ
động, tích cực; Chia sẻ thông tin; Giải quyết xung đột; Tự kiểm tra, đánh giá hoạt động
của nhóm.
2.3. Hiện tượng một thành viên làm, thành quả hưởng chung
Việc thiếu kĩ năng hợp tác với mọi người, cộng thêm sự thiếu trách nhiệm, thiếu
chủ động,… dẫn tới tình huống một người phải làm công việc cho cả nhóm. Kết quả là
đến khi được điểm tốt, khen thưởng thì nghiễm nhiên coi đó là việc của cả nhóm. Thực
tế cho thấy, các thành viên phần lớn chỉ chú trọng đến kết quả là việc tạo ra sản phẩm,
thành quả mà lại quên đi quá trình hợp tác nhóm để tạo ra kết quả. Hạn chế lớn nhất
trong việc nhóm là hầu hết các sinh viên đều thiếu những kĩ năng hình thành và phát
triển kĩ năng làm việc nhóm.
Bảng 3. Mức độ thực hiện KN tổng kết, đánh giá kết quả làm việc nhóm (Trương Thị
Hoa, 2016)
STT KN tổng kết, đánh giá kết quả làm việc nhóm ĐTB TB
1 Tổng kết toàn bộ quá trình làm việc nhóm của các thành viên 2.35 1
2 Trao đổi, rút kinh nghiệm với các thành viên khác sau khi kết thúc nhiệm vụ 2.19 3
Đánh giá mức độ tham gia nhiệm vụ của các thành viên và so sánh với kết
3 2.15 4
quả đạt được
4 Điều chỉnh và sửa đổi thiếu sót sau khi kết thúc quá trình làm việc nhóm 2.20 2
Tổng 2.22
Theo khảo sát ở bảng 3, mức độ thực hiện kĩ năng tổng kết, đánh giá kết quả làm
việc nhóm của SV thường không thực hiện hoạt động này, họ làm việc xong thì giải tán
ngay. (Trương Thị Hoa, 2016)
Ở các hoạt động trong nhóm, hiển nhiên các thành viên sẽ có những ưu và khuyết
điểm riêng. Nhưng trong quá trình hợp tác, có một số người lấy việc đó mà muốn phụ
thuộc vào năng lực của người khác để được giảm khối lượng công việc của bản thân,
chờ người khác thực hiện rồi ghi tên mình vào danh sách nhóm và luôn có thái độ đùn
đẩy trách nhiệm nhờ người khác làm giúp.
Bên cạnh đó, “tình trạng người trưởng nhóm tổ chức không hiệu quả, phân công
việc không hợp lý, vì vậy, mỗi người một ý và chẳng ai chịu nghe ai, dẫn đến hiện tượng
9

chỉ có một hoặc hai người làm chính, các thành viên còn lại chỉ gửi tài liệu rồi coi như
xong nhiệm vụ”. (Trần Thị Thùy, 2018)
Ngoài ra, còn có nguyên nhân “do sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công
việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của
mình”. (Trần Thị Thùy, 2018)

3. Những phương pháp định hướng khi kĩ năng làm việc nhóm ở sinh viên

Từ những thực trạng, nguyên nhân đã đề cập ở trên, chúng ta cần phải nhận thức
và đưa ra hướng giải quyết phù hợp để giúp đỡ cho những người khó khăn trong công
việc làm nhóm và tăng năng suất làm việc cho cả nhóm. Thông thường, chúng ta sẽ chọn
hướng giải quyết những khó khăn từ thực trạng – nguyên nhân của sự vật, sự việc. Sau
đây là một số cách để sinh viên làm việc nhóm có hiệu quả hơn.
3.1. Hiểu được tầm quan trọng, vai trò của làm việc nhóm
Khi con người hiểu rõ sự quan trọng của một việc nào đó thì người đấy sẽ cảm
thấy thật sứ hứng thú trong công việc này. Cũng giống như việc làm việc nhóm, nếu mà
không tìm hiểu kĩ ý nghĩa của làm việc nhóm thì chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái
trống rỗng, mất phương hướng và sinh ra chán nản, mất tinh thần.
Vì vậy mỗi người chúng ta cần phải đi tìm vai trò của việc làm việc nhóm, có thể
thông qua những câu hỏi sau: “Làm việc nhóm là gì? Tại sao mình phải làm việc nhóm?
Các hoạt động nhóm giúp bản thân phát triển như thế nào? Làm việc nhóm có giúp mình
học thêm được điều gì không? Ai là người cần đóng góp vào việc nhóm?” Trước khi
làm một công việc nào đó, ai cũng nên khám phá những vai trò, ý nghĩa của việc mình
chuẩn bị làm. Và khi đã có nhóm, chúng ta cũng nên tự hỏi bản thân rằng: Với công việc
này mình sẽ có những trọng tâm nào? Chúng ta cần phải có những mục tiêu gì để phát
triển công việc này? Chúng ta nên phát triển công việc này như thế nào? Từ những câu
hỏi ấy, bản thân mỗi người sẽ đi tìm và cùng nhau thảo luận, đặt mục tiêu cho công việc
nhóm này.
3.2. Định hướng, lập kế hoạch làm việc nhóm
Định hướng, lập kế hoạch là kĩ năng rất quan trọng trong mọi hoạt động nhóm.
Việc cả nhóm lập kế hoạch sẽ giúp cho mỗi thành viên trong nhóm có thể dễ dàng xác
định được hướng đi, tiến độ làm việc của nhóm.
10

Những công việc cần làm để xác định đúng định hướng làm việc nhóm bao gồm:
“Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể, thống nhất có đặt ra mục tiêu cần đạt được và những yêu
cầu, quy định mà quá trình làm việc nhóm cần tuân theo” và “kiểm tra, đánh giá kết quả
quá trình làm việc nhóm theo tiến độ trên các thành viên”.
Ngoài ra, sinh viên cần trang bị cho bản thân những kĩ năng định hướng trong
các hoạt động nhóm. Nhóm kĩ năng định hướng bao gồm: Xác định được đúng mục tiêu
làm việc nhóm; Lựa chọn được phương pháp làm việc nhóm giữa các thành viên trong
nhóm; Tìm kiếm được thông tin phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ; Phân chia nhiệm
vụ cho các thành viên trong nhóm một cách hợp lí. (Trương Thị Hoa, 2016)
3.3. Giải quyết mâu thuẫn, xung đột khi làm việc nhóm
Đây là kĩ năng không chỉ cần thiết trong khi làm việc nhóm mà còn ngoài xã hội.
Mâu thuẫn luôn tồn tại trong cuộc sống của mỗi người, mặc dù nó cũng có một số ưu
điểm nhưng nếu nó ở trạng thái quá mức thì sẽ có những tác động tiêu cực ảnh hưởng
đến cả công việc và mối quan hệ của các thành viên trong nhóm. Và không ai có thể
tránh khỏi các mâu thuẫn được, vì thế mỗi chúng ta cần phải có những phương pháp để
giải quyết xung đột, mâu thuẫn. Trình tự các bước để giải quyết vấn đề là: xác định vấn
đề, chọn ra giải pháp, thực hiện giải pháp, theo dõi đánh giá.
Đầu tiên, nhóm trưởng và các thành viên cần xác định vấn đề từ phía có mâu
thuẫn. Chúng ta cứ tự đặt câu hỏi “Mâu thuẫn ở đây là gì? Nguyên nhân xảy ra mâu
thuẫn là gì?” và lắng nghe những chia sẻ, cảm nhận của các thành viên khác, đặc biệt là
từ các bên đang có sự mâu thuẫn và khuyến khích mọi người tôn trọng ý kiến lẫn nhau.
Tiếp theo, cả nhóm cùng chọn những giải pháp phù hợp từ vấn đề. Đặt ra những
giả thuyết, giải pháp khác nhau và phân tích, lấy ý kiến của cả nhóm rồi đưa ra các giải
pháp. Mỗi người nên tập trung vào vấn đề đang bàn luận để giải quyết thay vì cứ tranh
cãi, đổ lỗi cho nhau. Và cần phải chọn ra những giải pháp khả thi nhất để cải thiện quá
trình làm việc nhóm rồi thống nhất với nhau để đưa ra kết luận.
Sau đó, các thành viên sẽ cùng nhau phối hợp và thực hiện giải pháp mà đã phân
tích. Lúc này nhóm trưởng sẽ điều phối và khuyến khích, động viên các thành viên nhóm
giữ ở thế trung lập khi có tranh cãi, xung đột xảy ra, tránh xảy ra thêm những mâu thuẫn
không đáng có.
Cuối cùng, nhóm trưởng sẽ quan sát, theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện giải
quyết mâu thuẫn. Người lãnh đạo cần nhạy bén hơn, quan sát kĩ về thái độ, hành vi của
11

những thành viên để cân bằng môi quan hệ giữa các bên và cải thiện chất lượng, tiến độ
làm việc trong nhóm.
3.4. Cải thiện bản thân trong nhóm làm việc
Bảng 4. Tổng hợp một số việc nên làm để cải thiện bản thân trong làm việc nhóm
Đối với bản thân Đối với những người khác
Có sự chủ động, nói lên điều mình nghĩ Hãy khoan dung, vui vẻ, thông cảm
Có thái độ cởi mở, tư duy tích cực Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo, cầu toàn
Luôn sẵn sàng giúp đỡ, lắng nghe người Hãy cố gắng hiểu và tìm ra những mặt tốt
khác của các thành viên
Luôn trau dồi để rèn luyện bản thân tốt Khi có thành viên phạm lỗi, hãy phê phán
hơn, có tinh thần cầu thị hành vi nhưng không phê phán con người
Bỏ qua cái tôi để hướng đến cái chung

Điều kiện tiên quyết trong làm việc nhóm đó chính là sự ý thức tự giác từ mỗi cá
nhân. Làm việc nhóm không thể có hiệu quả nếu mỗi cá nhân chỉ biết thụ động, chờ đợi
để “hưởng thụ thành quả”. Dựa vào bảng 4, mỗi sinh viên cần phải thực hiện một số
hành động để bản thân có thể đi lên trong các hoạt động nhóm.

Sinh viên phải biết xem xét một vấn đề, ý kiến của thành viên nhóm đưa ra theo
nhiều khía cạnh khách quan, không sử dụng cách nhìn “phiến diện” để kết luận vấn đề,
ý kiến mà thành viên nhóm đưa ra. Không những thế phải “công tư phân minh”, rõ ràng
trong quá trình làm việc nhóm, tránh ảnh hưởng “hiệu ứng đám đông” để làm việc nhóm
thiếu sự dứt khoát và có kết luận đúng đắn. Ngoài ra, tránh phản ứng quá nhanh trong
việc tiếp cận ý kiến, xử lí vấn đề trong quá trình làm việc nhóm gặp phải, từ ngay thoạt
đầu làm việc nhóm hãy dành thời gian tìm hiểu nhóm sau đó đề ra cách ứng xử phù hợp
cho từng thành viên nói riêng và toàn thể nhóm nói chung. Việc tìm hiểu trước các thành
viên và hiểu rõ khả năng, kĩ năng và kinh nghiệm của từng người cũng giúp tránh được
việc phân chia công việc cho người không có chuyên môn về lĩnh vực, kĩ năng công
việc được bàn giao và tận dụng hiệu quả các khả năng, kĩ năng, lợi thế mà nhóm có sẵn
từ các thành viên, giúp nhóm có hiệu suất làm việc cao nhất.
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số thành viên còn quan điểm “người nhỏ tuổi phải
lắng nghe người lớn tuổi hơn”. Đối với trường hợp này, bạn phải khéo léo làm việc, hợp
tác và giải quyết vấn đề một cách hợp lí dựa trên sự tôn trọng ý kiến của đối phương.
Trong quá trình làm việc nhóm không nên lập tức bác bỏ hay phủ định ý kiến, quan điểm
12

mà thành viên trong nhóm đưa ra, phải lắng nghe và phân tích để làm rõ vấn đề, luận
điểm đã được thành viên nhóm thảo luận,góp ý. Khi làm việc nhóm, chỉ nên tập trung
vào thảo luận những chủ đề nhóm đưa ra, tránh tranh luận các quan điểm về tôn giáo,
tín ngưỡng.
13

PHẦN KẾT LUẬN

Làm việc nhóm là hoạt động vô cùng phổ biến trong xã hội, đặc biệt là trong môi
trường giảng đường. Làm việc nhóm là một công việc có thể nói vô cùng khó bởi vì
chúng ta phải làm việc với những con người khác nhau về tính cách, phong cách làm
việc, trình độ. Vì thế, kĩ năng làm việc nhóm thật sự rất cần thiết đối với mỗi người
chúng ta. Đây là kĩ năng có thể giúp sinh viên hình thành cách làm việc hiệu quả, nhằm
phát triển các kĩ năng mềm cần thiết để hoà nhập và đạt được những thành tựu, sản phẩm
trong suốt quá trình học tập, làm việc sau này.
Đối với sinh viên, muốn thành thạo kĩ năng làm việc nhóm cần phải khắc phục
và giải quyết nhiều vấn đề. Từ những thực trạng đáng quan ngại ấy, chúng ta nên có
những phương hướng giải quyết vấn đề này. Hi vọng với định hướng này, các bạn sinh
viên giải quyết phần nào những khó khăn diễn ra trong quá trình làm việc nhóm. Không
những thế, những giải pháp ấy còn góp phần giúp sinh viên ngày càng thành thạo hơn
cho mình kĩ năng làm việc nhóm, tăng sức cạnh tranh trong quá trình học tập và làm
việc, đáp ứng được nhu cầu hội nhập của xã hội hiện nay.
14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Thúy; Vũ Huyền Linh; Nguyễn Tiến Mạnh; nnk. (2020). Kỹ năng làm việc
nhóm của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trong thời đại công
nghệ 4.0. Khoa học và công nghê QUI, 56, 57-59.
Phan Như Đại. (2020). Thực trạng kĩ năng học tập theo nhóm của sinh viên trường Đại
học Hồng Đức hiện nay. Tạp chí Giáo dục, Đặc biệt (2), 244-248.
Phan Thị Hồng Hà. (2017). Thực trạng nguyên nhân làm việc nhóm kém hiệu quả của
sinh viên năm nhất trường Đại học Đồng Nai. Tạp chí khoa học - Đại học Đồng
Nai, 06, 12-18.
Trần Hiệp. (1996). Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận. Hà Nội: Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội.
Trần Thị Thùy. (2018). Một số biện pháp nhằm tổ chức hiệu quả hoạt động làm việc
nhóm của sinh viên. Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển, 3, 3-8.
Trương Thị Hoa. (2016). Thực trạng kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên. Khoa học
giáo dục, 133, 77-80.
Viện ngôn ngữ học. (2003). Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng.

You might also like