You are on page 1of 39

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

1
MỤC LỤC

1. GIỚI THIỆU 6
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 7
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 8
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU BÁO CÁO CUỐI KỲ 8
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM
HỌC VI NGHIÊN
PHẦN PHƯƠNGCỨU PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 8
6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
6.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam: 9
6.2 Các nghiên cứu nước ngoài CHỦ ĐỀ: 9
MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
7. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 14
7.1 Các khái niệm chung:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRONG 14
7.1.1 Khái niệm về khởi sựTHỜI ĐẠI DỊCH COVID 19
kinh doanh: 14
7.1.2 Khái niệm tinh thần khởi nghiệp: 15
7.1.3 Chương trình đào tạo về khởi nghiệp: 15
7.1.4 Ảnh hưởng của gia đình, bạn bè: 16
7.1.5 Kiến thức và kinh nghiệm cá nhân: GVHD: ThS. Võ Hồng Tâm 16
7.2 Lý thuyết nghiên cứu Lớp học phần: RMD3001-3 16
7.2.1 Lý thuyết hành vi dự định (TPB) Sinh viên thực hiện: Nhóm 6 16
7.2.2 Xu hướng hành vi là một hàm của ba nhân tố Trần Hoài Anh Thư 17
7.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu Nguyễn Huỳnh Hoài Thương 18
Nguyễn Ngọc Phương Thanh
7.3.1 Giả thuyết nghiên cứu: 18
Nguyễn Kim Ngọc
7.3.2 Mô hình nghiên cứu 22
Nguyễn Thị Mỹ Phượng
8. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 23
9. THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 25
9.1 Thu thập dữ liệu 25
9.2 Xử lí dữ liệu 25
9.2.1 Thống kê mô tả Đà Nẵng, ngày 08 tháng 01 năm 2022 25
9.2.2 Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí thông qua hệ số tin cậy Crobach’s Alpha 26
2
9.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 28
9.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội 31
10. BÌNH LUẬN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
11. KẾT LUẬN 33
12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Các biến quan sát được đo bằng thang đo Likert 1-5 23
Bảng 2: Thống kê tỉ lệ giới tính sinh viên 25
Bảng 3: Thống kê tỉ lệ ý định khởi nghiệp của sinh viên 26
Bảng 4: Bảng hệ số Cronbach’s Alpha 26
Bảng 5: Kết quả phân tích EFA lần 1 28
Bảng 6: Kết quả phân tích EFA lần 2 29
Bảng 7: Kết quả của mô hình phân tích hồi quy của mô hình các yếu tố tác động đến ý đinh
khởi nghiệp 31

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) (Nguồn: (Ajzen, 1991) 18


Hình 2: Mô hình nghiên cứu 23

3
GIỚI THIỆU THÔNG TIN
Ngày gửi bài: Ngày 08 – Tháng 1 – Năm 2022
Trần Hoài Anh Thư, Nguyễn Ngọc Phương Thanh, Nguyễn Huỳnh Hoài
Tên tác giả:
Thương, Nguyễn Kim Ngọc, Nguyễn Thị Mỹ Phượng
Học hàm/học vị: Cử nhân
Tổ chức tác giả
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
công tác:
Thông tin liên 1) MSV: 171601102
lạc: Trần Hoài Anh 2) Lớp: 43K01.CT2.01
Thư 3) Email: thutrann151@gmail.com
4) SĐT: 0838863434
1) MSV: 181122016120
Nguyễn Ngọc 2) Lớp: 44K16
Phương Thanh 3) Email: nnpt4112@gmail.com
4) SĐT: 0946898609
1) MSV: 171301302104
Nguyễn Huỳnh 2) Lớp: 43K02_CT2.1
Hoài Thương 3) Email: saranguyen261@gmail.com
4) SĐT: 0898227370
1) MSV 191121104141
Nguyễn Thị Mỹ 2) Lớp 45K04.1
Phượng 3) Email: myphuongnt010723@gmail.com
4) SĐt : 0337880093
Nguyễn Kim 1) MSV: 191121505131
4
2) Lớp: 45K05
Ngọc 3) Email:ngocnguyen.24082001@gmail.com
4) SĐT: 0395231603
Lĩnh vực nghiên
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm
cứu chuyên sâu
cuối khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Kinh tế Đà Nẵng
của tác giả:
Một số yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối
Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Tên bài viết:
trong thời đại dịch Covid 19

Ngôn ngữ: Tiếng Việt


Bài viết này nhằm giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
Giới thiệu bài nghiệp của sinh viên năm cuối khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Kinh
viết: tế Đà Nẵng. Đồng thời, cung cấp bằng chứng thực nghiệm bằng cách khảo
sát nhận định tình hình để có thể đưa ra các kiến nghị đề xuất phù hợp.
Chúng tôi xin cam kết tất cả các nội dung dưới đây hoàn toàn thực hiện
Lời cam kết: một cách công khai và tự chủ. Tất cả các trích dẫn và nguồn được ghi lại
một cách hợp lý và được tác giả, cơ sở nguồn thông tin cho phép.

5
1. GIỚI THIỆU
Thời đại cách mạng 4.0 đang đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp lan rộng trong phạm vi
toàn cầu. Khởi nghiệp giúp đổi mới sự sáng tạo đang là xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và
tinh thần khởi nghiệp của các sinh viên đóng góp một phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội,
giải quyết các vấn đề việc làm mà bản thân họ đang gặp phải, đặc biệt là trong thời điểm đại
dịch Covid - 19 xảy ra khiến nhiều doanh nghiệp sụp đổ, làm tăng nguy cơ thất nghiệp nhiều
hơn cho các sinh viên mới ra trường. “Vì thế thúc đẩy tinh thần doanh nhân và ý định khởi
nghiệp là việc làm cấp bách hiện nay nhằm giảm áp lực việc làm cho xã hội” (Phan Anh Tú &
Giang Thị Cẩm Tiên, 2015). Nghiên cứu về khởi nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm
không chỉ các nhà nghiên cứu trong nước, những nhà nghiên trên thế giới mà kể cả sinh viên,
giảng viên đang công tác trong các trường Đại học cũng quan tâm, tuy nhiên chưa có nhiều tác
giả nghiên cứu những tác động nào có thể xảy ra đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên trong
thời điểm dịch Covid -19. Vì thế, bài nghiên cứu này của chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu
những tác động có thể ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong thời điểm dịch
Covid -19.

6
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã khiến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí là phá sản. Nhiều nhà máy sản xuất phải tạm
ngừng hoạt động, doanh nghiệp không tiếp cận được với khách hàng, gặp nhiều khó khăn trong
vận tải hàng hóa và chuỗi cung ứng khi bị gián đoạn làm doanh thu giảm mạnh. Khó khăn liên
tiếp làm cho nguồn lực dự trữ của doanh nghiệp bị bào mòn, dần cạn kiệt.
Theo số liệu thống kê trong Quý III năm 2021, số doanh nghiệp mới thành lập đạt 85,5
nghìn, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2020; vốn đăng ký đạt 1.195,8 nghìn tỷ đồng, giảm
16,3%; tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 2.873 nghìn tỷ đồng, giảm 20,2%. Số
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 9 tháng năm 2021 tăng 16,7% so với cùng kỳ
năm trước; doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng 17,4%; doanh nghiệp
hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%.
Qua đó có thể kết luận, dịch covid đã làm các doanh nghiệp mới thành lập giảm mạnh;
doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ
tục giải thể và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng đã gây áp lực giải quyết việc làm cho
thị trường lao động, đồng thời làm tăng nguy cơ thất thu ngân sách Nhà nước trong thời gian
tới và điều đặc biệt hơn cả là ảnh hưởng không ít đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Nhiều nghiên cứu về các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên đang là chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu khoa học trên thế giới và Việt Nam. Điều này đã cho thấy được, ý định khởi nghiệp của
sinh viên đang nóng lên toàn cầu trong đại dịch covid này. Có thể nói, ý định khởi nghiệp sinh
viên năm cuối của khối khoa quản trị kinh doanh Trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Đà Nẵng
nói riêng và toàn cầu nói chung đang chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dịch covid như việc tìm kiếm
việc làm khó khăn kèm theo việc làm trái ngành nghề cũng tăng lên, liên kết giữa các doanh
nghiệp giảm đi…Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu các sinh viên mới ra trường lựa chọn thời
điểm dịch bệnh này khởi nghiệp có đúng đắn không? Hay những ảnh hưởng trên của dịch
Covid - 19 có làm lung lung lay tinh thần khởi nghiệp của sinh viên hay không? Để gạt bỏ đi
những thắc mắc cũng như những vấn đề đặt ra đó, nhóm 6 chúng tôi quyết định chọn chủ đề

7
“Một số yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối khoa Quản trị kinh
doanh trường Trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Đà Nẵng trong thời đại dịch covid 19”.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
● Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối khoa
Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trong thời đại dịch
Covid-19.
● Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm
cuối khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trong thời đại
dịch Covid-19.,
● So sánh sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên trước và trong thời đại Covid-
19.
● Đề xuất giải pháp nhằm củng cố và gia tăng tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
● Ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào trong thời
đại dịch Covid - 19?
● Mức độ tác động của các yếu tố ấy đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối như
thế nào?
● Có hay không sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên trước và trong thời đại
dịch Covid-19?
● Làm cách nào để củng cố và gia tăng tinh thần khởi nghiệp của sinh viên?
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
● Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần khởi nghiệp của sinh viên
năm cuối khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
● Đối tượng khảo sát: sinh viên năm cuối khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh
tế - Đại học Đà Nẵng.
● Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu giới hạn trong khoa Quản trị kinh doanh trường Đại
học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
● Thời gian thực hiện: Tháng 10/2021 - Tháng 11/2021

8
6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6.1 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Một nghiên cứu của (Nguyễn Phương Mai và cộng sự., 2018), nghiên cứu về “ Các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn
Hà Nội dựa trên lý thuyết hành vi dự định của (Ajzen, 1991)”. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng “các yếu tố sự hỗ trợ từ chương trình đào tạo, ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, thái độ cá
nhân, tính cách cá nhân có tác động cùng chiều với ý định khởi nghiệp, trong đó thái độ cá
nhân có ảnh hưởng tương đối lớn”. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố như “kiến
thức và kinh nghiệm, nhận thức kiểm soát hành vi lại có tác động ngược chiều đến ý định khởi
nghiệp”.
Một bài nghiên cứu khác của Phạm Cao Tố, Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Văn Khả, Lê
Thanh Tiệp, Nguyễn Đức Thuận (2016), nghiên cứu này xem xét về Các yếu tố ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên năm 2, năm 3 vùng Đông Nam Bộ. Kết quả của nghiên cứu
này thì “xác định được 4 nhóm nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên vùng Đông Nam Bộ bao gồm sự đam mê và sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực, kinh
nghiệm làm việc, giáo dục và nền tảng gia đình, thái độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để khởi
nghiệp”. Hơn thế nữa là đưa ra các ý kiến giải pháp như “về giáo dục ở Trường thì cần xây
dựng nội dung chương trình đào tạo cần có đủ cả kiến thức, kỹ năng và thái độ, về phía gia
đình cần tạo điều kiện và ủng hộ về mặt tinh thần, nguồn vốn để khuyến khích các bạn sinh
viên tự khởi nghiệp”.
Ngoài ra bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha
(2016), thực hiện nghiên cứu về những “nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên trường đại học Trà Vinh” dựa trên các lý thuyết hành vi dự định của (Ajzen, 1991)thì cho
thấy rằng sự tự tin về tính khả quan là yếu tố rất quan trọng để thực hiện ý định khởi nghiệp
của sinh viên, ngoài ra có mối quan hệ tích cực giữa 4 biến độc lập có tác động đến sự tự tin đi
đến hình thành ý định khởi nghiệp. Tuy nhiên thì “nghiên cứu chưa đưa ra mối quan hệ giữa
các yếu tố tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp”.

9
6.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Salwah Che Mat, Siti Mistima Maat, Norhatta Mohd (2015).
“Identifying factors that Affecting the Entrepreneurial Intention among Engineering
Technology Students”. (Mat và cộng sự, 2015) Nghiên cứu này xem xét về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật. Theo kết quả của quá trình nghiên
cứu thì thấy đươc “nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, bao gồm: nhận thức kiểm soát
hành vi, nhu cầu thành đạt, chuẩn chủ quan, hỗ trợ khởi nghiệp”
Nghiên cứu của Christian Luthje và Nikolaus Franke (2004). (Engle và cộng sự.,
2010) .Nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại Canada. Kết quả nghiên cứu
cho rằng “việc tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên bởi 2 tác nhân chính: yếu tố bên
trong (đặc điểm cá nhân), và yếu tố bên ngoài (môi trường giáo dục, tài chính, thị trường)”.
Nghiên cứu này nhấn mạnh các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài sẽ tác động nhiều đến ý
định khởi nghiệp, đặc biệt là yếu tố môi trường giáo dục.
Và một số kết quả từ các bài nghiên cứu khác:

10
Các yếu
tố
nghiên
cứu Tác giả
Nguyễn Phạm Phạm THS. Châu Nguyễn Nguyễn Nguyễn Lê Thị Đỗ Thị Phan Võ Nguyễn Salwah Christia
Phương Văn Cao Tố Hoàng Thị Thanh Quốc Trang Trang Hoa Anh Văn Văn Che n
Mai Thanh Nguyễn Thế Ngọc Hùng Nghi Anh Đài, Liên Tú, Hiền, Định, Mat, Luthje,
Lưu Ngọc Vinh Thùy Nguyễn Lê Thị Nguyễ Nguyễn Giang Lê Lê Thị Siti Nikola
Thị Mai THS ThS. Thị Diệu n Thị Thị Hoàng Mai Mistim us
Minh Nguyễ Phạm Huỳnh Kim Hiền Hương Phương Cẩm Vân Hương, a Maat, Franke
Ngọc n Văn Thùy Lê Pha Mai Võ Giang Anh Tiên Trang Cao Norhatt
STT Trần Khả Dung Thiên Ngọc Phùng Thị Sen a Mohd
Hoàng Lê Trúc Thanh Trang
Dũng Thanh Linh
Tiệp Đỗ
Nguyễ Hoàng
n Đức Phương
Thuận Nhi
Nguyễ
n Thị
Hải
Yến
1 Giáo x x x x x x x   x x x x x   x

11
dục và
khởi
nghiệp

trường
đại học
Kiến
thức và
kinh
nghiệm
2 cá nhân x x x x     x     x   x      
Ảnh
hưởng
của gia
3 đình x x       x     x x          
Thái độ
4 cá nhân x   x x     x x x   x x x    
Nhận
thức
kiểm
soát
5 hành vi x     x x     x     x x x x  
6 Tính x x     x         x   x x    
cách cá

12
nhân
Nguồn
7 vốn     x       x     x x x x   x
Sự đam

kinh
8 doanh     x     x x                
Nhu
cầu
thành
9 đạt     x x             x     x  
10 Rủi ro         x       x            
Môi
trường
khởi
11 nghiệp         x                   x
Chuẩn
chủ
12 quan       x x   x x     x -x x x  
Nhận
thức xã
13 hội                 x            
14 Hỗ trợ                           x  
khởi

13
nghiệp
Đặc
điểm cá
15 nhân                             x
Sự tự
tin về
tính
16 khả thi                         x    
(Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu)

14
Nhận xét: Nhìn chung thì các nghiên cứu trên đã làm rõ được các yếu tố tác động đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên. Ngoài ra, thì các yếu tố như sở thích, sự tự tin, giới tính, những
quy chuẩn chủ quan cũng có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Mặc dù
kết quả từ các nghiên cứu ở trên có thể giải thích được những sự khác biệt về mức độ sẵn sàng
kinh doanh, nhưng vẫn còn nhiều điểm khác biệt khác còn lại vẫn chưa được giải thích đầy đủ.
Nguyên nhân có thể là do mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và tùy theo đặc điểm cá
nhân, đặc điểm gia đình, yếu tố ngữ cảnh, cũng như địa bàn nghiên cứu, tình hình kinh tế xã
hội hoặc là do chưa liên kết được giữa các yếu tố đó lại với nhau. Và đặc biệt, các nghiên cứu
trên chỉ nghiên cứu trong tình hình kinh tế xã hội ổn định, không nghiên cứu cụ thể vào một
tình hình biến động nào, cho nên các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp trong thời kỳ dịch
covid - 19 xảy ra như bây giờ sẽ có nhiều khác biệt.
7. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
7.1 Các khái niệm chung
7.1.1 Khái niệm về khởi sự kinh doanh
“Khởi nghiệp (tiếng Anh: startup) là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai
đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ
các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp”. (Wikipedia, 2021)
Theo Nguyễn Thị Thu Thủy (2015), “Khởi sự kinh doanh là một việc cá nhân (một
mình hoặc cùng người khác) tận dụng cơ hội kinh doanh mới”
“Trong từ điển Webster Dictionary, người khởi sự kinh doanh được định nghĩa là người
tổ chức hoặc quản trị các doanh nghiệp, đặc biệt các công việc kinh doanh có nhiều rủi ro và sự
không chắc chắn”. Theo Barbara Bird (1988) định nghĩa “người khởi sự kinh doanh là người
bắt đầu (hoặc tạo dựng) một công việc kinh doanh mới, là một thái độ làm việc đề cao tính độc
lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp
hiện tại”. Macmillan & Katz (1992) cho rằng “người khởi sự kinh doanh là người kiếm tiền
bằng cách bắt đầu hoặc quản trị công việc kinh doanh có tính rủi ro. Người khởi sự kinh doanh
là người tạo dựng doanh nghiệp mới và phát triển kinh doanh, họ năng động trong các hoạt
động kinh tế, quản trị các thay đổi về kỹ thuật và tổ chức trong doanh nghiệp, tạo dựng văn hóa
đổi mới và học tập trong doanh nghiệp”.
15
7.1.2 Khái niệm tinh thần khởi nghiệp
Theo Howard Stevenson, “Tinh thần khởi nghiệp là sự dấn thân theo đuổi các cơ hội
mới vượt quá các nguồn lực bị kiểm soát” hay còn “được hiểu là sự chủ động lập nghiệp trong
điều kiện không chắc chắn, nhưng lại có hoài bão vượt lên số phận, tinh thần đổi mới và sáng
tạo và sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong kinh doanh”. (Talent, 2021)
“Tinh thần khởi nghiệp (entrepreneurship) còn được gọi là tinh thần doanh nhân khởi
nghiệp hay tinh thần kinh doanh. Theo một số nhà nghiên cứu thì những doanh nhân có tinh
thần khởi nghiệp thật sự phải là những con người mà bản thân họ có hoài bão vượt lên số phận,
chấp nhận mạo hiểm với tinh thần sáng tạo và đổi mới; đồng thời sẵn sàng nhận lấy rủi ro,
dũng cảm gánh chịu những tai họa nghiêm trọng về vật chất và tinh thần khi làm ăn thua lỗ”,
theo Võ Duy Khương (2021).
Theo Hoàng Hiền (2021), “Tinh thần khởi nghiệp được biểu đạt ở nhiều mức độ khác
nhau, có thể là mức độ cá nhân, mức độ tổ chức,... biến các ý tưởng của một cá nhân hay tổ
chức nào đó trở thành sáng kiến thực tế, giải phóng sức mạnh sáng tạo đó trở thành nguồn vốn
nhân lực ở góc độ cá nhân. Ở góc độ tổ chức, nó trở thành động lực chính trong việc tăng
trưởng và tồn tại của doanh nghiệp”
Tóm lại: Qua tổng quan các khái niệm về khởi sự kinh doanh cũng như tinh thần khởi
nghiệp ở trên, có thể rút ra kết luận: Khái niệm về khởi sự kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
thay đổi theo thời gian để phù hợp với sự thay đổi của những phương thức khởi nghiệp cũng
như là môi trường kinh doanh, tuy nhiên vẫn giữ được đặc điểm chung đó là người khởi sự
kinh doanh là người dám đương đầu và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, phát triển những ý
tưởng, sáng tạo mới để đem lại sự thành công cho bản thân.
7.1.3 Chương trình đào tạo về khởi nghiệp
Theo Turker & Selcuk (2009), “Các chương trình đào tạo hoặc khóa học ngắn hạn về
khởi nghiệp đã được công nhận là một yếu tố quyết định cho ý định khởi kinh doanh. Các
nghiên cứu trước đây cho đã chỉ ra rằng giáo dục khởi nghiệp là một phương pháp hữu hiệu để
trang bị cho người học những kiến thức cần thiết về khởi nghiệp”. “Giáo dục về khởi nghiệp
cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên” theo Peterman & Kennedy (2003).
Để trụ bền vững trong giới kinh doanh ngày nay, trường đại học đóng một vai trò quan trọng
16
trong việc thúc đẩy ý định khởi nghiệp. Theo Turker & Selcuk (2009), “Người ta tin rằng với
kiến thức, giáo dục và nguồn cảm hứng cho khởi nghiệp, khả năng lựa chọn sự nghiệp khởi
nghiệp có thể tăng lên trong giới trẻ”. Theo Birdthistle (2008), “kiến thức về khởi nghiệp tiếp
thu được từ một khóa học về khởi nghiệp chuẩn sẽ nâng cao ý định khởi nghiệp của cá nhân”.
Ngoài ra theo Engle và cộng sự (2010), “các kỹ năng khởi nghiệp đặc biệt được giảng dạy
trong các trường học và thông qua các chương trình giáo dục dành cho người trưởng thành đặc
biệt của các giáo viên quen thuộc với hoạt động khởi nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến khả
năng của một người tham gia vào việc khởi nghiệp”.
7.1.4 Ảnh hưởng của gia đình, bạn bè
Theo Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), “Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp,
quyết định của sinh viên thường bị chi phối bởi các chủ thể trong xã hội khi họ coi hành động
hay ý kiến của gia đình, bạn bè đó là những chuẩn mực xã hội mà một cá nhân tuân thủ theo.
Đối với hoạt động khởi nghiệp, những nhóm ảnh hưởng có thể là tác nhân ngăn trở hoặc thúc
đẩy quyết tâm khởi nghiệp của cá nhân. Với ảnh hưởng của truyền thống Nho giáo trong xã hội
như tại Việt Nam với đặc điểm về văn hóa tập thể, các cá nhân thường xem xét ý kiến của
người xung quanh trước khi hành động”. Do vậy, ảnh hưởng từ gia đình có thể là một yếu tố
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
7.1.5 Kiến thức và kinh nghiệm cá nhân
Birdthistle (2008) đồng ý rằng “với kinh nghiệm cuộc sống cá nhân và học hỏi về lập
nghiệp, cho phép họ dần dần chuyển ý định khởi nghiệp thành hoạt động khởi nghiệp một cách
thực tế”. “Những sinh viên có kinh nghiệm về kinh doanh tự tích lũy trong quá trình học tập sẽ
có lợi thế cao hơn và ý định khởi nghiệp rõ ràng hơn những người chưa có kinh nghiệm” theo
Devonish và cộng sự (2010).
7.2 Lý thuyết nghiên cứu
7.2.1 Lý thuyết hành vi dự định (TPB)
Theo “Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991) , được phát triển từ lý thuyết hành
động hợp lý( Ajzen and Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc
giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử

17
bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ
lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi”.

Hình 1: Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) (Nguồn: (Ajzen, 1991)


7.2.2 Xu hướng hành vi là một hàm của ba nhân tố
Thái độ của cá nhân đối với hành vi (Attitude Toward Behavior): “thể hiện mức độ đánh
giá cảm giác tiêu cực hay tích cực của các nhân về vấn đề khởi nghiệp. Cảm giác này bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố tâm lý và các tình huống đang hiện hữu. Ví dụ, một sinh viên có thể có
thái độ tích cực đối với việc khởi nghiệp vì ba mẹ sinh viên đó là doanh nhân”.
Chuẩn chủ quan (Subjective Norm): “còn được hiểu là ý kiến của mọi người xung
quanh. Chuẩn chủ quan đo lường các áp lực của xã hội mà một cá nhân tự cảm nhận được tác
động đến quyết định thực hiện hành vi hay không. Ví dụ, ba mẹ từng gặp những vấn đề tiêu
cực với ý định kinh doanh có thể tạo áp lực, gây khó khăn cho con cái trong ý định khởi nghiệp
của con cái họ”.
Nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi (Perceived Behavior Control): “phản ánh cảm
nhận của cá nhân về độ khó dễ trong việc thực hiện hành vi. Yếu tố kiểm soát hành vi được
nhìn nhận bao gồm hai thành phần: yếu tố bên trong (đề cập đến sự tự tin của cá nhân để thực
hiện hành vi) và yếu tố bên ngoài (đề cập đến nguồn lực như tài chính, thời gian, môi trường...)
(Ajzen, 1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực

18
hiện hành vi , và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình , thì
kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi” .
7.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu
7.3.1 Giả thuyết nghiên cứu
Qua nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, thực tiễn tại trường Đại học Kinh tế -
Đại học Đà Nẵng, nhóm tác giả đã đưa ra được các giả thuyết nghiên cứu sau đây:
“Giáo dục và khởi nghiệp ở trường đại học” là nhân tố quan trọng phải kể đến khi
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Môi trường giáo dục
khởi nghiệp ở trường đại học liên quan đến các chương trình, bài học, các hoạt động ngoại
khóa, nơi đây sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, thái độ quan trọng để theo đuổi sự
nghiệp khởi nghiệp kinh doanh, xây dựng tinh thần doanh nhân, thúc đẩy bản thân sinh viên
chấp nhận đối mặt với những khó khăn trong kinh doanh ở tương lai. “Giáo dục và khởi nghiệp
ở trường đại học” sẽ là phương pháp hiệu quả nhất trong việc truyền cảm hứng và động lực cho
sinh viên có ý định khởi nghiệp. Theo nghiên cứu (Hiền & Trang, 2021), “giáo dục khởi
nghiệp” là nhân tố tác động mạnh thứ hai trong mô hình nghiên cứu của họ và có ảnh hưởng
tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, họ cho rằng “sinh viên càng nhận được nhiều sự
giáo dục về khởi nghiệp tại trường đại học thì ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng sẽ tăng
lên”. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, Cao Thị Sen (Nguyễn Văn
Định và các cộng sự, 2021), “môi trường giáo dục” là nhân tố có mức ảnh hưởng mạnh thứ ba
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong mô hình nghiên cứu của họ. Họ cho rằng “đây là
nhân tố quan trọng trong hình thành nên tư duy lập nghiệp và khơi dậy lòng ham muốn kinh
doanh ngay khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, mở rộng các mối quan hệ, học hỏi kinh
nghiệm”. Và các bài nghiên cứu khác trong và ngoài nước cũng đã chỉ ra “giáo dục và khởi
nghiệp ở trường đại học” là yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp và được sử dụng nhiều để
nghiên cứu, vì thế “giáo dục và khởi nghiệp ở trường đại học” sẽ là yếu tố quan trọng cần được
quan tâm, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid - 19 bùng phát sẽ có nhiều thay đổi trong
phong cách dạy và học của cả giảng viên và sinh viên, do đó nhóm sẽ tiếp tục sử dụng để
nghiên cứu. Từ đó, ta có giả thuyết H1 như sau:

19
● Giả thuyết H1: Giáo dục và khởi nghiệp ở trường đại học có mối quan hệ thuận chiều
với ý định khởi nghiệp của sinh viên
Về “kiến thức và kinh nghiệm cá nhân trong khởi nghiệp được hiểu là những trải
nghiệm trong việc làm của sinh viên (làm bán thời gian, hợp đồng...) có liên quan đến kinh
doanh, để bổ sung thêm kinh nghiệm và còn là trải nghiệm với các vị trí quản lý mà sinh viên
từng đảm nhiệm (chẳng hạn quản lý cấp lớp, cấp đoàn thể trong nhà trường, câu lạc bộ...)”.
Những sinh viên có kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình học tập sẽ có lợi thế và có ý định
khởi nghiệp rõ ràng hơn những người chưa có kinh nghiệm. “Kiến thức và kinh nghiệm” theo
quan điểm của các nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận về các kinh nghiệm có liên quan. Tuy
nhiên theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh Ngọc, Trần Hoàng
Dũng (Nguyễn Phương Mai và các cộng sự, 2018), “Kiến thức và kinh nghiệm” của sinh viên
nữ là yếu tố ảnh hưởng ngược chiều đến ý định khởi nghiệp của họ. Họ cho rằng “mặc dù mức
độ ảnh hưởng này là tương đối nhỏ nhưng cũng đã chỉ ra vấn đề của sinh viên nữ đó là càng
thực hành nhiều hơn về kinh doanh và khởi nghiệp, sinh viên nữ càng giảm ý định khởi
nghiệp”. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Võ Văn Hiền, Lê Hoàng Vân Trang (Hiền & Trang,
2020), đây là yếu tố tác động mạnh thứ ba theo mô hình nghiên cứu của họ và có ảnh hưởng
tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Để làm rõ hơn các tác động của yếu tố này ở
các sinh viên năm cuối khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng,
nhóm quyết định thêm yếu tố này vào mô hình nghiên cứu. Vì thế, ta có giả thuyết H2 như sau:
● Giả thuyết H2: Kiến thức và kinh nghiệm cá nhân có tác động tích cực đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên
Yếu tố “Ảnh hưởng của gia đình trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, quyết định của
sinh viên thường bị chi phối bởi các chủ thể trong xã hội khi họ coi hành động hay ý kiến của
gia đình, bạn bè đó là những chuẩn mực xã hội mà một cá nhân tuân thủ theo. Đối với hoạt
động khởi nghiệp, gia đình có thể là tác nhân ngăn cản hoặc thúc đẩy quyết tâm khởi nghiệp
của cá nhân. Với ảnh hưởng của truyền thống với đặc điểm về văn hóa tập thể, họ sẽ thường
xem xét ý kiến của người xung quanh trước khi hành động”. Trong nghiên cứu của Phạm Văn
Thanh (Phạm Văn Thanh, 2020) khẳng định nhân tố này có tác động đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên và chủ yếu là do yếu tố tác động là gia đình có hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên
20
trong nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh Ngọc, Trần Hoàng Dũng (Nguyễn
Phương Mai và các cộng sự, 2018), thì đây là yếu tố tác động ở mức thấp đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên nữ. Do vậy, “Ảnh hưởng từ gia đình” sẽ là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối khi họ đứng trước một cánh cửa mới của
cuộc đời và cũng là quyết định khó khăn khi tình hình dịch bệnh Covid - 19 xảy ra khiến nhiều
gia đình lo ngại cho công việc sau này của con họ. Để tìm hiểu, làm rõ hơn về nhân tố này ở
sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng từ các ý kiến trên, chúng ta có
giả thuyết H3 như sau:
● Giả thuyết H3: Ảnh hưởng của gia đình mối quan hệ thuận chiều với ý định khởi nghiệp
của sinh viên
“Thái độ cá nhân” thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của
một cá nhân về những dự định mà anh ta có thể thực hiện. Khi sinh viên có thái độ hứng thú
với việc khởi nghiệp kinh doanh và khi họ nhận thấy cơ hội đến sẽ tiến hành khởi nghiệp.
Ngoài ra còn biểu thị thái độ đối với ý định kinh doanh của họ như dám chấp nhận rủi ro, làm
việc độc lập. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, Cao Thị Sen (2021)
( Nguyễn Văn Định và các cộng sự, 2021), đây là yếu tố có mức tác động mạnh thứ hai trong
mô hình nghiên cứu của họ, họ cho rằng “những kiến thức, kỹ năng được học kết hợp với kiến
thức khởi nghiệp và thái độ tích cực với việc thành lập doanh nghiệp sẽ là hành trang nâng cao
ngọn lửa khởi nghiệp của sinh viên”. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai,
Lưu Thị Minh Ngọc, Trần Hoàng Dũng (Nguyễn Phương Mai và các cộng sự, 2018), “thái độ
cá nhân” là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ trong mô hình
nghiên cứu của họ, họ cho thấy rằng “sinh viên nữ có thái độ đúng đắn về khởi nghiệp, từ đó
tạo ra thái độ và động lực tích cực với hoạt động khởi nghiệp”. Vì thế đây là một yếu tố quan
trọng được các nhà nghiên cứu khẳng định là có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên và nhóm quyết định sẽ thêm vào để nghiên cứu làm rõ hơn trong nghiên cứu này. Giả
thuyết H4 được xây dựng như sau:
● Giả thuyết H4: Thái độ cá nhân có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên

21
Theo Ajzen (Ajzen, 1991), “nhận thức và kiểm soát hành vi đề cập đến nhận thức của cá
nhân về mức độ dễ dàng hay khó khăn; có bị kiểm soát, hạn chế hay không khi thực hiện hành
vi. Nhận thức và kiểm soát hành vi có thể được đánh giá qua cảm nhận của cá nhân về khả
năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp khi khởi nghiệp, khả năng thành công khi kinh doanh,
những kiến thức, kinh nghiệm cá nhân hay khả năng tiếp cận thông tin để làm cho việc khởi
nghiệp trở nên khả thi”. Nó là cảm nhận của bản thân họ về việc họ có khả năng kiểm soát hành
vi hay không, có động lực thúc đẩy sự tự tin để khởi nghiệp hay không, điều này đã được
khẳng định là có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở bài nghiên cứu của
Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, Cao Thị Sen (2021) (Định và các cộng sự, 2021). Họ
khẳng định “yếu tố nhận thức và kiểm soát hành vi phản ánh sự tự tin của sinh viên khi quyết
định khởi nghiệp kinh doanh, kỷ luật và quyết tâm là những yếu tố đảm bảo để các doanh nhân
đi theo và phát triển”. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh
Ngọc, Trần Hoàng Dũng (Nguyễn Phương Mai và các cộng sự , 2018), “nhận thức và kiểm
soát hành vi” có tác động ngược chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ. Họ cho rằng
“khi sinh viên nữ có nhận thức kiểm soát hành vi phù hợp thì họ lại khó có thể đưa đến ý định
khởi nghiệp do nhận thấy khó khăn trong khởi nghiệp cũng như khó tiếp cận các nguồn lực
thực hiện dự án”. Để làm rõ hơn và nhằm kiểm chứng điều này ở sinh viên năm cuối Đại học
Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, nhóm quyết định sẽ đưa yếu tố này vào mô hình để nghiên cứu. Từ
đó, ta có giả thuyết H5 như sau:
● Giả thuyết H5: Nhận thức và kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên
“Chuẩn chủ quan thể hiện sự phản đối hay ủng hộ của những người quan trọng nhất đối
với một cá nhân (người thân, bạn bè) với việc khởi nghiệp kinh doanh; hay nhận thức về sự ảnh
hưởng từ phía cộng đồng xã hội được định nghĩa là nhận thức về áp lực xã hội đến việc thực
hiện hoặc không thực hiện hành vi” (Ajzen, 1991). (Định và các cộng sự, 2021) Đó là những
ảnh hưởng của những người quan trọng và gần gũi có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực lên cá
nhân có ý định khởi nghiệp, từ đó dẫn đến họ sẽ quyết định thực hiện hoặc không thực hiện ý
định khởi nghiệp này. Theo nghiên cứu của Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Phương Trang (Hiền &
Trang, 2021), “chuẩn chủ quan đã được khẳng định là có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi
22
nghiệp của sinh viên, khẳng định nếu sinh viên có sự ủng hộ đến từ gia đình, bạn bè và những
người quan trọng khác thì ý định khởi nghiệp sẽ tăng lên”. Vì thế nhóm kỳ vọng giả thuyết H6
như sau:
● Giả thuyết H6: Chuẩn chủ quan có mối quan hệ thuận chiều đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên
7.3.2 Mô hình nghiên cứu
Dựa trên các cơ sở lý thuyết, các bài tạp chí tiêu biểu và bài nghiên cứu liên quan, trên
cơ sở chọn lọc và kế thừa những yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần khởi nghiệp của sinh viên,
chúng tôi sử dụng các biến là các thành phần trong những nghiên cứu thực nghiệm của các tác
giả như Nguyễn Phương Mai, Phạm Văn Thanh, ThS Hoàng Thế Vinh, ThS Huỳnh Lê Thiên
Trúc,... Từ các bài nghiên cứu tham khảo trên cùng phương diện là đều phân tích tinh thần khởi
nghiệp của sinh viên, cho nên nó là cơ sở lý thuyết hết sức vững chắc giúp cho bài nghiên cứu
của chúng tôi vận dụng được mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu tinh thần khởi nghiệp
của sinh viên năm cuối Khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
Đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19, nghiên cứu về điều này là một điều thực sự cần thiết.
Như vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất được hình thành từ những biến được giải thích như trên
gồm 6 biến, lần lượt là: (1) Giáo dục và khởi nghiệp ở trường đại học, (2) Kiến thức và kinh
nghiệm cá nhân, (3) Ảnh hưởng của gia đình, (4) Thái độ cá nhân, (5) Nhận thức kiểm soát
hành vi, (6) Chuẩn chủ quan
Và có mô hình nghiên cứu như sau:

23
Hình 2: Mô hình nghiên cứu
Trong đó ý định khởi nghiệp là biến phụ thuộc, các biến giáo dục và khởi nghiệp ở
trường đại học, kiến thức và kinh nghiệm cá nhân, ảnh hưởng của gia đình, thái độ cá nhân,
nhận thức và kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan là biến độc lập.
8. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Từ mô hình nghiên cứu đã nêu và theo khuyến nghị về biến quan sát của các nghiên cứu
trước “(Nguyễn Quốc Nghị), (Lê Thị Diệu Hiền), (Mai Võ Ngọc Thanh)”, 24 biến quan sát đã
được thiết lập. Đo lường 6 nhân tố (các biến quan sát được đo lường bằng thang đo likert 1-5,
như sau:
Bảng 1: Các biến quan sát được đo bằng thang đo Likert 1-5
Nhân tố Mã hóa Biến quan sát
Giáo dục EEU 1 Chương trình có giảng dạy về khởi nghiệp
và khởi EEU 2 Nhà trường có tài liệu về khởi nghiệp trên thư viện
nghiệp ở EEU 3 Nhà trường thường tổ chức những hoạt động định hướng khởi

24
trường nghiệp cho sinh viên (các buổi tọa đàm, hội thảo, các cuộc thi khởi
đại nghiệp)
học(EEU) EEU 4 Nhà trường phát triển kỹ năng khởi nghiệp của bạn

Kiến thức KE 1 Bạn có những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp


và kinh KE 2 Lượng kiến thức được tích lũy đủ tốt giúp bạn tự tin hơn khi quyết
nghiệm định khởi nghiệp
cá nhân KE 3 Kinh nghiệm giúp bạn học được cách điềm tĩnh và xử lý tình huống
(KE) KE 4 Tìm hiểu kinh nghiệm và học hỏi kiến thức từ các start-up đã có
giúp bạn học được cách dự đoán và xử lý rủi ro.

Ảnh FI1 Nghề nghiệp của ba mẹ bạn có liên quan tới kinh doanh
hưởng FI2 Nền kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến tinh thần khởi nghiệp của
của gia bạn
đình(FI) FI3 Sự ủng hộ của gia đình ảnh hưởng lớn đến tinh thần khởi nghiệp
FI4 Gia đình đưa ra định hướng nghề nghiệp cho bạn

Thái độ PA 1 Nếu bạn có cơ hội và nguồn lực, bạn sẽ khởi sự kinh doanh
cá nhân PA 2 Bạn không ngại rủi ro trong kinh doanh
(PA) PA 3 Bạn đã suy nghĩ nghiêm túc trong việc bắt đầu kinh doanh sau khi
tốt nghiệp
PA4 Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là khởi sự kinh doanh riêng

Nhận PBC 1 Bạn biết làm thế nào để phát triển một dự án khởi nghiệp 
thức và PBC 2 Bạn biết từng khía cạnh nhỏ có ích cần thiết để bắt đầu một doanh
kiểm soát nghiệp. 
hành vi PBC 3 Bắt đầu khởi nghiệp và duy trì hoạt động kinh doanh có lẽ sẽ dễ
(PBC) dàng đối với bạn

25
PBC 4 Nếu bạn nỗ lực hết mình cho khởi nghiệp, bạn chắc chắn sẽ thành
công

Chuẩn SS 1 Nếu bạn quyết định khởi nghiệp, các thành viên trong gia đình sẽ
chủ Quan ủng hộ bạn
(SS) SS 2 Nếu bạn quyết định khởi nghiệp, bạn bè sẽ ủng hộ bạn
SS 3 Người thân trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp
của bạn
SS 4 Nghề nghiệp của ba mẹ và người thân trong gia đình có ảnh hưởng
đến quyết định khởi nghiệp của bạn

Nhằm xác định mức độ tác động các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghề nghiệp của
sinh viên quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế. Việc phân tích được thực hiện từng
bước.
● Bước 1: Thống kê mô tả
● Bước 2: Kiểm tra độ tin cậy của các chỉ tiêu thông qua hệ số tin cậy Crobach's Alpha
● Bước 3: Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định học nghề của học sinh
● Bước 4: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến “ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học
Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng”
9. THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
9.1 Thu thập dữ liệu
“Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trong phân tích nhân tố khám
phá, kích cỡ mẫu cần thu thập được ít nhất đạt 4 đến 5 lần số biến quan sát. Trong khi đó, Hair
& các cộng sự (2010) đề nghị duy trì tỉ lệ mẫu thu thập: biến quan sát ở mức 5:1. Tuy vậy, kích
thước mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu thì độ tin cậy của dữ liệu thu thập càng cao, vì nó sẽ
giúp giảm bớt đi những sai lệch trong việc chọn mẫu.”

26
Theo như dữ liệu thu thập được có 24 biến quan sát, do đó kích cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 120
sinh viên. Để tăng độ tin chúng ta sẽ tăng kích cỡ mẫu lên 250 quan sát. Sau đó chúng tôi tiến
hành khảo sát theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện đối với sinh viên thuộc chuyên
ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng và kết quả thu được 242
phiếu(đạt tỷ lệ hồi đáp 95%) phù hợp với yêu cầu về kích cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là
120, gấp 5 lần tổng số biến quan sát “Heath và Corney, 1973”.
9.2 Xử lí dữ liệu
9.2.1 Thống kê mô tả
Trong 242 mẫu khảo sát được chọn thì theo thống kê có 134 sinh viên nữ chiếm 55,4%,
107 sinh viên nam chiếm 44,2%, còn lại 1 sinh viên thuộc nhóm giới tính khác chỉ chiếm 0,4%.
Điều này cho thấy được sinh viên nữ có xu hướng khởi nghiệp cao.
Bảng 2: Thống kê tỉ lệ giới tính sinh viên
Giới tính Số lượng sinh viên (N) Tỷ lệ (%)

Nữ 134 55,4%

Nam 107 44,2%

Khác 1 0,4%

Kết quả thu thập được trình bày trong bảng 2 cho biết: Kết quả sinh viên đồng ý thực
hiện dự án khởi nghiệp với mức độ từ 60% trở lên (190 sinh viên) với tỷ lệ 78% trên tổng
100% là một tỷ lệ khá cao, cho thấy được cần phải có những nổ lực hỗ trợ để sinh viên có thể
thực hiện được ước mơ khởi nghiệp của bản thân.
Bảng 3: Thống kê tỉ lệ ý định khởi nghiệp của sinh viên
Ý định khởi nghiệp của Số lượng sinh viên (N) Tỷ lệ (%)
sinh viên
0% 29 12%
40% 23 10%

27
60% 46 19%
>60% 144 59%

9.2.2 Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí thông qua hệ số tin cậy Crobach’s Alpha
“Hair & các cộng sự (2010) cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha tổng hợp nên vượt mức
0,7, tuy nhiên từ mức 0,6 trở lên thì thang đo này đã đủ điều kiện; đồng thời, theo Nunnally
(1978), hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) của mỗi biến phải
lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì biến đó mới đạt yêu cầu.”
Bảng 4: Bảng hệ số Cronbach’s Alpha
Biến quan sát Hệ số tương quan biến-tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại
biến
Giáo dục và khởi nghiệp ở trường đại học - Cronbach’s Alpha =0.885
EEU 1 0.803 0.831
EEU 2 0.744 0.854
EEU 3 0.696 0.871
EEU 4 0.756 0.850
Kiến thức và kinh nghiệm cá nhân - Cronbach’s Alpha = 0.880
KE 1 0.713 0.859
KE 2 0.770 0.835
KE 3 0.785 0.831
KE 4 0.702 0.861
Ảnh hưởng của gia đình - Cronbach’s Alpha =0.831
FI1 0.650 0.801
FI2 0.687 0.777
FI3 0.638 0.799
FI4 0.693 0.772
Thái độ cá nhân - Cronbach’s Alpha =0.821
PA 1 0.636 0.779
28
PA 2 0.580 0.809
PA 3 0.666 0.765
PA4 0.708 0.748
Nhận thức và kiểm soát hành vi - Cronbach’s Alpha = 0.897
PBC 1 0.790 0.861
PBC 2 0.831 0.847
PBC 3 0.768 0.871
PBC 4 0.708 0.890
Chuẩn chủ Quan - Cronbach’s Alpha = 0.879
SS 1 0.738 0.846
SS 2 0.746 0.844
SS 3 0.754 0.840
SS 4 0.738 0.851

Kết luận: Với các hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần lượt ở bảng 3, ta thấy các hệ số
tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo
đều lớn hơn 0.3. Mô hình phù hợp chúng ta tiến hành chạy EFA
9.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
“Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trị số KMO (Kaiser-Meyer-
Olkin) có độ lớn nằm giữa 0,5 và 1 là một trong những điều kiện để việc phân tích nhân tố
được đánh giá là thích hợp. Ngoài ra, kết quả của kiểm định Barlett (Bartlett's Test of
Sphericity) phải có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett's Test <0,05), tức là các biến đo lường có
tương quan với nhau”.
Kết quả cho thấy chỉ số KMO = 0,756, “tức là 0,5<KMO<1 và có giá trị Sig = 0.000 < 0.05.
Vậy mô hình nghiên cứu phù hopwf với nhân tố lhams phá EFA.
Phương pháp trích hệ số trong bài là phương pháp Principle Components cùng với phép
xoay được lựa chọn là phép xoay Varimax với Eigenvalues lớn hơn 1.
Bảng 5: Kết quả phân tích EFA lần 1

29
Nhân tố
1 2 3 4
KE3 .717
EEU4 .715
EEU1 .709
KE1 .684
KE2 .681 .523
KE4 .679
EEU3 .670
EEU2 .659
FI1 .775
SS4 .710
FI2 .710
FI4 .674
FI3 .587
SS3 .558
PA1 .724
SS2 .704
PA3 .623
PA4 .620
SS1 .602
PBC3 .743
PBC2 .683
PBC1 .635
PA2 .615
PBC4 .572
Eigenvalues 11,936 1,628 1,317 1,250
% Phương sai trích 49,732 56,514 62,003 67,213
30
Kết quả lần EFA đầu tiên: KMO = 0.928 > 0.5, sig Bartlett’s Test = 0.000 < 0.05, như
vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp. Có 6 nhân tố được trích với tiêu chí
eigenvalue lớn hơn 1 với tổng phương sai tích lũy là 67.213%. Tác giả mong muốn chọn ra các
biến quan sát chất lượng nên sẽ sử dụng ngưỡng hệ số tải là 0.5 thay vì chọn hệ số tải tương
ứng theo cỡ mẫu. So sánh ngưỡng này với kết quả ở ma trận xoay, có một biến xấu là KE2 cần
xem xét loại bỏ:
Biến KE2 tải lên ở cả hai nhân tố là Component 1 và Component 4 với hệ số tải lần lượt là
0.684 và 0.523, mức chênh lệch hệ số tải bằng 0.684 – 0.523 = 0.161 < 0.2.
Tác giả sử dụng phương thức loại một lượt các biến xấu trong một lần phân tích EFA.
Từ 24 biến quan sát ở lần phân tích EFA thứ nhất, loại bỏ KE2 và đưa 23 biến quan sát còn lại
vào phân tích EFA lần thứ hai.
Bảng 6: Kết quả phân tích EFA lần 2

Nhân tố
1 2 3 4
EEU1 .752
EEU4 .746
EEU3 .730
EEU2 .705
KE3 .684
KE4 .660
KE1 .655
FI1 .763
FI2 .731
SS4 .702
FI4 .666
FI3 .612

31
SS3 .574
PA1 .744
PA3 .673
PA4 .666
SS2 .645
SS1 .550
PBC3 .787
PBC2 .744
PBC1 .670
PBC4 .574
PA2 .552
Eigenvalues 11,440 1,604 1,265 1,137
% Phương sai trích 49,740 56,716 62,214 67,156
Bảng 7

Hệ số KMO = 0.925 > 0.5, sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05, như vậy phân tích nhân tố
là phù hợp.
Có 4 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1, như vậy 4 nhân tố này
tóm tắt thông tin của 23 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất. Tổng phương sai mà 4
nhân tố này trích được là 67.156% > 50%, như vậy, 4 nhân tố được trích giải thích được
67.156% biến thiên dữ liệu của 23 biến quan sát tham gia vào EFA
Kết quả ma trận xoay cho thấy, 23 biến quan sát được phân thành 4 nhân tố, tất cả các
biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và không còn các biến xấu.
Như vậy, phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập được thực hiện hai lần. Lần
thứ nhất, 24 biến quan sát được đưa vào phân tích, có 1 biến quan sát không đạt điều kiện là
KE2 được loại bỏ để thực hiện phân tích lại. Lần phân tích thứ hai (lần cuối cùng), 23 biến
quan sát hội tụ và phân biệt thành 4 nhân tố.

32
9.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Từ kết quả phân tích EFA, mỗi nhóm thành phần sẽ được tạo 1 biến đại diện để phân
tích hồi quy đa biến, với biến phụ thuộc là “ý định khởi nghiệp”, 6 biến độc lập lần lượt là
“Giáo dục và khởi nghiệp ở trường đại học”, “Kiến thức và kinh nghiệm cá nhân”, “Ảnh
hưởng của gia đình”, “Thái độ cá nhân”, “Nhận thức và kiểm soát hành vi”, “Chuẩn chủ
Quan”, sau đó tiến hành hồi quy đa biến.
Bảng 7: Kết quả của mô hình phân tích hồi quy của mô hình các yếu tố tác động đến ý đinh
khởi nghiệp
Biến độc lập Giá trị chưa Giá trị đã Giá trị t Mức ý VIF
chuẩn hóa chuẩn hóa nghĩa
B Beta
(Constant) 3.522 13.433 .000
EEU1 .088 .121 1.274 .204 1.916
KE1 -.068 -.103 -1.154 .250 1.716
FI1 -.033 -.061 -.779 .437 1.292
PA1 .117 .152 1.777 .077 1.564
PBC1 -.066 -.093 -.975 .331 1.938
SS1 -.038 -.052 -.511 .610 2.198
Giá trị R 0,189
a

Giá trị R2 0,36


Giá trị R2 hiệu 0,08
chỉnh
Giá trị F 1,276
(trong Anova)
Mức ý nghĩa 0,270b
(trong Anova)

33
Đầu tiên, chúng ta kiểm định mức độ giải thích của mô hình với hệ số R2 hiệu chỉnh là
0,002, “tức là 0,8%” sự biến thiên của ý định khởi nghiệp có thể được giải thích bởi các biến
độc lập có trong mô hình, còn 98,2% có thể do ảnh hưởng của những biến khác ngoài mô hình
và do sai số ngẫu nhiên.
Tiếp theo ta xét giá trị F để kiểm định mức độ phù hợp mô hình, giá trị F là 1,276 với
mức ý nghĩa 0,27. Như vậy, chứng tỏ mô hình lý thuyết chưa phù hợp với thực tế, các biến độc
lập không có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc trong mô hình.
Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy các giá trị Sig của các biến EEU1 “Chương trình
có giảng dạy về khởi nghiệp”, KE1 “Bạn có những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp”, FI1
“Nghề nghiệp của ba mẹ bạn có liên quan tới kinh doanh”, PA1 “Nếu bạn có cơ hội và nguồn
lực, bạn sẽ khởi sự kinh doanh”, PBC1 “Bạn biết làm thế nào để phát triển một dự án khởi
nghiệp”, SS1 “Nếu bạn quyết định khởi nghiệp, các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ bạn”
đều > 5 và các hệ số phóng đại phương sai < 10.Vậy hoàn toàn không xảy ra hiện tượng đa
cộng tuyến ở mô hình này.
10. BÌNH LUẬN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua kết quả phân tích hồi quy ta được phương trình hồi quy tuyến tính bội chuẩn hóa:
Y = 0.121*EEU1 – 0.103*KE1 – 0.061*FI1 + 0.152*PA1 – 0.093*PBC1 – 0.052*SS1
Trong đó: Y: ý định khởi nghiệp
Mô hình cho thấy có 2 biến độc lập EEU1 “Chương trình có giảng dạy về khởi nghiệp”,
PA1 “Nếu bạn có cơ hội và nguồn lực, bạn sẽ khởi sự kinh doanh” tác động thuận chiều đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên; có 4 biến độc lập KE1 “Bạn có những kiến thức cơ bản về khởi
nghiệp”, FI1 “Nghề nghiệp của ba mẹ bạn có liên quan tới kinh doanh”, PBC1 “Bạn biết làm
thế nào để phát triển một dự án khởi nghiệp”, SS1 “Nếu bạn quyết định khởi nghiệp, các thành
viên trong gia đình sẽ ủng hộ bạn” tác động nghịch chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
ở độ tin cậy 95%.
Ý nghĩa của phương trình hồi quy tuyến tính
Phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy nếu giữ nguyên các biến độc lập còn lại không
đổi thì khi lượng đánh giá về “giáo dục và khởi nghiệp ở trường đại học” tăng lên 1 thì ý định
khởi nghiệp của sinh viên tăng trung bình lên 0,121 lượng.
34
Tương tự, khi lượng đánh giá về “thái độ cá nhân” tăng lên 1 lượng thì ý định khởi
nghiệp của sinh viên tăng trung bình lên 0,152 lượng. Khi lượng đánh giá về “kinh nghiệm cá
nhân” tăng lên 1 lượng thì ý định khởi nghiệp của sinh viên trung bình giảm xuống 0,103
lượng. Khi lượng đánh giá về “ảnh hưởng gia đình” tăng lên 1 lượng thì ý định khởi nghiệp của
sinh viên trung bình giảm xuống 0.061 lượng. Khi lượng đánh giá về “nhận thức và kiểm soát
hành vi” tăng lên 1 lượng thì ý định khởi nghiệp của sinh viên trung bình giảm xuống 0.093
lượng. Khi lượng đánh giá về “chuẩn chủ quan” tăng lên 1 lượng thì ý định khởi nghiệp của
sinh viên trung bình giảm xuống 0.052 lượng.
11. KẾT LUẬN
Từ kết quả, nghiên cứu đã xác định và đã có những đánh giá nhất định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố có tác động đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối ngành Quản
trị kinh doanh Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Về Ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối ngành Quản trị kinh doanh Đại học Kinh
tế Đà Nẵng, nghiên cứu chỉ ra rằng phần trăm sinh viên có mong muốn và nhu cầu khởi nghiệp
với tỉ lệ khá cao, 88% trên tổng số 100%. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Đà
Nẵng trong tương lai gần nói chung, và Việt Nam nói riêng; mặc dù ở trong giai đoạn khó khăn
dịch Covid-19 vẫn giữ được tinh thần của nguồn nhân lực trẻ, luôn muốn học hỏi và phát triển.
Như vậy, trong thời gian tới các nhà quản trị cần phải có những nỗ lực kịp thời và phù hợp để
có thể hỗ trợ cho nguồn nhân lực trẻ này có thể thực hiện hóa kế hoạch khởi nghiệp của bản
thân.
Về các nhân tố ảnh hưởng tới Ý định khởi nghiệp của sinh viên năm cuối Đại học Kinh
tế Đà Nẵng, bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng: hai nhân tố có tác động mạnh đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên là: “Giáo dục và khởi nghiệp ở trường đại học” và “Thái độ cá nhân”.
Nhóm các nhân tố có ít tác động đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên gồm có: “Kiến thức và
kinh nghiệm cá nhân”, “Nhận thức và kiểm soát hành vi”, “Ảnh hưởng của gia đình” và
“chuẩn chủ quan” Vì vậy, hiểu được yếu tố nào là quan trọng đối với việc Ý định khởi nghiệp
của sinh viên, cần có những hành động, phương hướng kịp thời để phát triển lý tưởng của sinh
viên.

35
Bài nghiên cứu đã rút ra được một số kết luận nhất định, nhưng bên cạnh đó không thể
tránh khỏi một vài hạn chế. Chẳng hạn như, bài nghiên cứu bị hạn chế về thời gian và nguồn
lực kinh phí để khảo sát, cho nên kết quả nghiên cứu chỉ có thể dừng lại ở phạm vi nhỏ là sinh
viên năm cuối của khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Bài nghiên cứu
chưa có sự so sánh chẳng hạn như sự khác biệt tinh thần khởi nghiệp giữa sinh viên năm cuối
và sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba. Hoặc sự so sánh giữa sinh viên khoa Quản trị Kinh
doanh với những khoa khác. Bài nghiên cứu ở phạm vi trường Đại học, chưa có sự so sánh tinh
thần khởi nghiệp với các bậc giáo dục khác như phạm vi Cao đẳng hay Trung cấp. Ngoài ra,
bài nghiên cứu dựa trên mẫu số tự nhiên về giới tính, nên chưa có kết quả rõ ràng và so sánh cụ
thể về Ý định khởi nghiệp giữa sinh viên Nam và sinh viên Nữ.
Từ các kết luận đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một vài giải pháp, hàm ý quản trị như sau:
Có được kết quả, hiểu được tinh thần khởi nghiệp ở sinh viên có tỉ lệ cao, nhà trường cần phải
có những hoạt động nhằm có thể phát huy và duy trì được tinh thần khởi nghiệp. Chẳng hạn
như, nhà trường nên bổ sung các môn học phần liên quan đến khởi nghiệp, để sinh viên có cái
nhìn rõ hơn về tinh thần khởi nghiệp. Nhà trường có thể mời các diễn giả, các chủ doanh
nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ thành công trên địa bàn về trường chia sẻ kiến thức khởi nghiệp
tại các buổi tọa đàm, để sinh viên có thể được truyền cảm hứng, cũng như lắng nghe, học hỏi từ
những câu chuyện người thật việc thật.
Bên cạnh đó, ngoài môi trường giáo dục nhà trường, sinh viên cũng tự phải chủ động
hơn trong việc luôn học hỏi, tìm tòi chẳng hạn như việc tìm kiếm các cuộc thi về khởi nghiệp
trên địa bàn. Trong quá trình tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, sinh viên sẽ có cơ hội được cọ
xát, trải nghiệm thử triển khai mô hình kinh doanh của mình, hiểu được cách vận hành doanh
nghiệp như thế nào, những rào cản khó khăn gì nếu triển khai dự án từ ý tưởng ra thực thế. Đặc
biệt, sinh viên có thể tìm kiếm được cơ hội đầu tư từ các nhà đầu tư tiềm năng và mở rộng được
networking của mình.
Để đóng góp cho bài nghiên cứu có thể phát triển hơn nữa, nhóm nhận thấy rằng có thể
mở rộng phạm vi và thời gian nghiên cứu để có một kết quả tốt hơn. Mở rộng phạm vi nghiên
cứu từ duy nhất sinh viên năm cuối, ra nghiên cứu thêm sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba.
Mở rộng so sánh giữa khoa Quản trị Kinh doanh với các khoa khác như Marketing, Ngân hàng,
36
Du lịch... Mở rộng phạm vi không chỉ nghiên cứu ở trường Đại học, mà ở cả các trường Cao
đẳng và Trung cấp. Từ đó, các nhà quản trị có thể biết được môi trường, miếng bánh thị trường
nào là tiềm năng, để có thể có những định hướng và giải pháp phù hợp có thể phát huy, duy trì
và quản lý hiệu quả.

37
12. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ajzen and Fishbein. (1975). Theory of Reasoned Action - TRA.
https://books.google.com.vn/books?
hl=vi&lr=&id=9BQWCgAAQBAJ&oi=fnd&pg=PA95&dq=Theory+of+Reasoned+Acti
on+-
+TRA.&ots=eeL34luSb4&sig=kw3JXBMc9Zo_rBenmaKQEteLsac&redir_esc=y#v=one
page&q=Theory of Reasoned Action - TRA.&f=false
Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human
Decision Processes, 50(2), 179–211. https://doi.org/10.1016/0749-5978(91)90020-T
BARBARA BIRD. (1988). Implementing Entrepreneurial Ideas; The Case for Intention.
Định, N. V., Thị, L., Hương, M., & Sen, C. T. (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý đị nh
kh ở i nghi ệ p c ủa sinh viên Trường Đạ i h ọ c Nam C ần Thơ Factors affecting
entrepreneurship intentions of Nam Can Tho university students. 17(2), 165–181.
https://doi.org/10.46223/HCMCOUJS.T
Engle, R. L., Dimitriadi, N., Gavidia, J. V., Schlaegel, C., Delanoe, S., Alvarado, I., He,
X., Buame, S., & Wolff, B. (2010). Entrepreneurial intent. International Journal of
Entrepreneuria lBehavior&Research,16(1),35–57.
https://doi.org/10.1108/13552551011020063
Hiền, V. V., & Trang, L. H. V. (2021). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên trường đại học Tiền Giang. Tạp Chí Khoa Học Đại Học Mở
Thành Phố Hồ Chí Minh - Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh, 16(2), 170–192.
https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.econ.vi.16.2.578.2021
Hoàng Hiền. (2021). Tinh thần khởi nghiệp là gì? Khơi dậy ngọn lửa khát vọng start up.
https://timviec365.vn/blog/tinh-than-khoi-nghiep-la-gi-new4823.html
Macmillan, I. C., & Katz, J. A. (1992). Idiosyncratic milieus of entrepreneurial research:
The need for comprehensive theories. Journal of Business Venturing, 7(1), 1–8.
https://doi.org/10.1016/0883-9026(92)90031-L
Mat, S. C., Maat, S. M., & Mohd, N. (2015). Identifying Factors that Affecting the
Entrepreneurial Intention among Engineering Technology Students. Procedia - Social and

38
Behavioral Sciences, 211(September), 1016–1022.
https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2015.11.135
Nguyễn Phương Mai, Lưu Thị Minh Ngọc, & Trần Hoàng Dũng. (2018). Các Yếu Tố
Ảnh Hưởng Đến Ý Định Khởi Nghiệp Của Nữ Sinh Viên Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Trên Địa Bàn Hà Nội. Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ - Đại Học Đà Nẵng, 49, 120–
128.
Phạm Văn Thanh. (2020). MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG
NAI. 25–35.
Phan Anh Tú, & Giang Thị Cẩm Tiên. (2015). 14-Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định khởi sự doanh nghiệp trường hợp sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
trường đại học Cần Thơ. Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ, 38, 59–66.
Talent. (2021). Tinh thần khởi nghiệp là gì? https://talent.vn/tinh-than-khoi-nghiep-dan-
than
Võ Duy Khương. (2021). Tinh thần khởi nghiệp – Động lực phát triển xã hội.
https://dnes.vn/khong-phan-loai/tinh-than-khoi-nghiep-dong-luc-phat-trien-xa-hoi/
Wikipedia. (2021). Khởi nghiệp là gì? https://vi.wikipedia.org/wiki/Khởi_nghiệp

39

You might also like