You are on page 1of 57

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2020

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CSR


(TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP )
LÊN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
THUỘC LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
TẠI VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực: Kinh tế


MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4
1.6. Kết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ
TÀI NGHIÊN CỨU 7
2.1. Tổng quan nghiên cứu 7
2.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp đến hiệu quả tài chính 7
2.2. Cơ sở lý thuyết 10
2.2.1. Sự ra đời và phát triển của trách nhiệm xã hội 10
2.2.2. Các học thuyết về trách nhiễm xã hội 16
2.2.3. Các phương pháp đo lường CSR 16
2.2.4. Hiệu quả tài chính và các biện pháp đo lường hiệu quả tài chính 18
2.2.5. Xu hướng hiện nay trong hoạt động của hiệu quả tài chính 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Mô hình nghiên cứu 23
3.1.1. Biến độc lập 23
3.1.2. Biến phụ thuộc 25
3.1.3. Biến kiểm soát 27
3.2. Câu hỏi nghiên cứu 29
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu 29
3.4. Phương pháp xử lí dữ liệu 30
3.4.1. Phương pháp sử dụng mô hình hồi quy 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
4.1. Thống kê mô tả các biến số 33
4.2. Kiểm định các giả thuyết 34
4.2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 34
4.2.2. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi 35
4.2.3. Kiểm định quan hệ giữa hiệu quả tài chính và CSR 35
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYẾN NGHỊ
VÀ ĐỀ XUẤT. 39
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 39
5.2. Khuyến nghị 40
5.3. Hạn chế của đề tài 42
5.4. Định hướng các nghiên cứu tiếp theo 43
TỔNG KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VIẾT TẮT

CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


FP Hiệu quả tài chính
GR Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế
LEV Đòn bẩy tài chính
SIZE Quy mô doanh nghiệp
TNXH Trách nhiệm xã hội
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Các tiêu chí đánh giá Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến số
Bảng 4.2: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến với biến độc lập
Bảng 4.3: Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi
Bảng 4.4: Tóm tắt mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc
Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy với các biến phụ thuộc

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Các giả thuyết nghiên cứu

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 2.1: Mô hình kim tự tháp CSR bởi Carroll (1991)
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.


Bước vào thế kỷ 19, nền kinh tế thế giới có những bước chuyển mình mạnh mẽ
nhờ sự xuất hiện của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai. Việc ứng dụng kỹ
thuật, máy móc trong các nhà máy làm tăng năng suất lao động cùng với sự phát triển
của các ngành công nghiệp mới làm thay đổi toàn diện hình thái kinh tế-xã hội. Kế
thừa những thành tựu phát triển của nhân loại, bước vào kỷ nguyên mới với sự bùng
nổ của xu hướng toàn cầu hóa, các khu vực mậu dịch tự do càng tạo điều kiện cho các
nước phát triển mạnh mẽ kinh tế. Các hoạt động giao thương, xuất khẩu hàng hóa diễn
ra sôi nổi, môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh hơn. Các start-up mọc lên
ngày càng nhiều. Hệ lụy tất yếu của quá trình phát triển ấy không chỉ là sự tàn phá về
môi trường sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm không khí,... mà
còn ảnh hưởng không hề nhỏ đến đời sống và sức khỏe con người. Bên cạnh đó, nền
kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
2008. Hậu quả của cuộc khủng hoảng này đã làm giảm niềm tin của người tiêu dùng
đối với các doanh nghiệp. Do đó vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng hình ảnh, uy
tín và hạn chế khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp? Trong khi đó, trải qua
nhiều thập kỷ đến nay, các doanh nghiệp luôn cho thấy sự thiếu trách nhiệm xã hội
(Adeleke, 2014) trước thực trạng các vấn đề về môi trường xã hội ngày một đi xuống.
Điều này đã khiến cho xã hội đặt ra câu hỏi đâu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối
với môi trường, xã hội và người tiêu dùng? Từ đây, thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội”
dần được biết đến và là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
doanh nghiệp.
Trên thế giới, khái niệm Trách nhiệm xã hội dù được thể hiện dưới nhiều hình
thức diễn đạt có ngôn từ khác nhau, song nội hàm phản ánh của CSR về cơ bản đều
hướng đến bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với
pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của công đồng xã
hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ủy ban Châu Âu (EC) đã hình thành chiến
lược Châu Âu 2020 với cam kết thúc đẩy CSR của các doanh nghiệp trong khu vực.
Trước áp lực từ xã hội, hầu hết các công ty lớn đã chủ động coi CSR như một chiến
lược quan trọng của công ty. Rất nhiều chương trình đã được thực hiện như tiết kiệm
2
năng lượng, giảm khí thải carbon, sử dụng vật liệu tái sinh, năng lượng mặt trời, cải
thiện nguồn nước sinh hoạt, xóa mù chữ, xây dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ nạn
nhân thiên tai, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công
bằng, đào tạo và phát triển nhân viên... Có thể kể đến một số tên tuổi đi đầu trong các
hoạt động này như Google, Intel, Unilever, Coca-Cola, GE, Nokia, HSBC, Levi
Strauss, GlaxoSmithKline, Bayer, Toyota, Sony, UTC, Samsung, Gap, BP, Exxon
Mobil… Hiện nay, hầu hết các công ty đa quốc gia này đều đã xây dựng được chiến
lược về CSR và tuyên truyền đến tất cả các nhân viên trên toàn thế giới. Lợi ích đạt
được qua những hoạt động CSR cụ thể đã được ghi nhận. CSR trở thành lợi thế cạnh
tranh và có tiềm năng tạo ra đổi mới cao. CSR không chỉ cải thiện hình ảnh công ty
trong mắt công chúng và người dân địa phương mà còn giúp công ty tạo niềm tin từ
các bên liên quan, thực hiện các thủ tục đầu tư thuận lợi hơn, tăng năng suất lao động
và doanh thu bán hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu từ đó tạo ra những ảnh hưởng
tích cực lên hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Có thể nói rằng CSR đã có chỗ đứng khá vững chắc trong nhận thức của giới
doanh nghiệp ở các nước phát triển và có xu thế phát triển ngày càng lớn mạnh trên
toàn thế giới. Ở Việt Nam, khái niệm “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” đã được
truyền bá vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư nước
ngoài. Tuy nhiên khái niệm CSR vẫn còn rất mới mẻ, mới chỉ tập trung chủ yếu ở các
ngành đặc thù xuất khẩu do yêu cầu từ khách đặt hàng nước ngoài cao. Bên cạnh
những rào cản và thách thức đối với việc thực hiện CSR ở nước ta, nhiều doanh nghiệp
lớn đã nhận thức được rằng CSR đã trở thành một trong những yêu cầu không thể
thiếu đối với doanh nghiệp. Bởi lẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
nếu doanh nghiệp không tuân thủ CSR thì không thể tiếp cận được với thị trường thế
giới. Từ năm 2005, nước ta đã có giải thưởng "CSR hướng tới sự phát triển bền vững"
được tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng các hiệp hội Da giày, Dệt may tổ chức
nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác CSR trong bối cảnh hội nhập.
Năm 2018, SHB được Asian Money vinh danh là “Ngân hàng trách nhiệm xã hội tốt
nhất Việt Nam” với những đóng góp cho lĩnh vực y tế-giáo dục, người nghèo và trẻ
em.
3
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành chủ đề nghiên cứu được nhiều
học giả trên thế giới quan tâm trong nhiều năm qua, đặc biệt là các vấn đề CSR của
ngân hàng. Bởi sự thiếu trách nhiệm xã hội của ngân hàng có thể gây ra những hệ lụy
nghiêm trọng, dài lâu cho nền kinh tế và xã hội cũng như sự phát triển bền vững của
quốc gia. Hiện nay, đa số các nghiên cứu về tác động của CSR đến kết quả tài chính
của ngân hàng chủ yếu được đặt trong bối cảnh tại các quốc gia phát triển mà chưa có
nhiều nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển, nơi ngân hàng là đầu tàu, mũi nhọn
dẫn dắt các ngành trong nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu
kiểm định mối quan hệ này còn đưa ra nhiều kết luận gây tranh cãi do sự đa dạng trong
phương pháp nghiên cứu, các biến số và bối cảnh nghiên cứu (một số nghiên cứu đưa
ra kết quả thuận chiều, số khác đưa ra không thuận chiều và đôi khi là không có quan
hệ).
Ở Việt Nam, ngành ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính và
sự ổn định kinh tế quốc dân. Các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng luôn phải đối
mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tổ chức
tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trường. Trong năm 2018, rất
nhiều ngân hàng ghi nhận kết quả kinh doanh 2018 tăng trên 50%, như VIB ghi nhận
lợi nhuận trước thuế tăng hơn 95%, TPBank 87%, MBB 68%,.. so với 2017; tăng
trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng 2018 ở mức 14%. Bởi vậy, các vấn đề về CSR
của ngân hàng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ khi ngân hàng được coi là trái tim,
huyết mạch của nền kinh tế, nơi chi phối, dẫn dắt các ngành trong nền kinh tế phát
triển. Tuy nhiên, trong các ngân hàng Việt Nam còn thiếu sự xuất hiện của những cam
kết về thực hiện CSR mặc dù những cam kết này là bắt buộc và phổ biến tại các nước
phát triển. Thêm vào đó, các công bố nghiên cứu kiểm định về tác động của CSR đến
hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam còn rất hạn chế. Bởi vậy,
tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội lên
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam”. Kết
quả của nghiên cứu này sẽ giúp các nhà nghiên cứu, hoạch định, các giám đốc điều
hành ngân hàng biết được liệu áp dụng trách nhiệm xã hội có giúp ngân hàng tạo được
lợi thế cạnh tranh hay không, để từ đó thực thi CSR trong quá trình xây dựng, hoạch
định hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
4
Nghiên cứu giúp đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài
chính., những ảnh hưởng của CSR lên hiệu quả tài chính của các NHTM tại Việt Nam
nhằm đưa ra các giải pháp giúp thúc đẩy thực hiện CSR theo các thông lệ quốc tế.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về CSR giúp cho ngân hàng sẽ có các chính sách tốt,
nâng cao hình ảnh thương hiệu, duy trì và thu hút được nguồn lao động chất lượng cao,
giảm chi phí, tăng doanh thu, củng cố niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng và xã hội
trước mục tiêu phát triển bền vững.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(i) Cơ sở khoa học và thực tiễn tác động CSR đến hiệu quả tài chính của NHTM?
(ii) Thực trạng CSR tại một số NHTM Việt Nam và ảnh hưởng của thực hành CSR tới
một số hiệu quả tài chính của NHTM Việt Nam như thế nào?
(iii) Làm thế nào để tăng cường thực hiện CSR trong các NHTM Việt Nam theo các
thông lệ quốc tế?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của
các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam; tác động của trách nhiệm xã
hội đến hiệu quả tài chính của các NHTM.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội đối với các NHTM
Việt Nam được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng kết quả khảo sát điều tra về các nội dung
thực hiện TNXHDN và kết quả tài chính của các NHTM tại Việt Nam năm 2018.
- Phạm vi nội dung: Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, tác giả xin đề cập
đến trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân
hàng tại Việt Nam. Đây là vấn đề về tương đối rộng, do thời gian không cho phép, việc
thu thập dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn cũng như khả năng còn tồn tại nhiều hạn chế,
tác giả chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu nội dung cơ bản của CSR: trách nhiệm với
đối với môi trường và trách nhiệm đối với cộng đồng.
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.5.1. Về mặt lý luận
5
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSR; Các mô hình sử dụng để nghiên cứu trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp và Ngân hàng
- Cung cấp một bằng chứng thực tiễn về mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính
cho cơ sở lý luận về CSR.
- Đề xuất khung phân tích, đánh giá việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh
nghiệp lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam.
1.5.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về vai trò của việc thực
hiện trách nhiệm xã hội đối với kết quả tài chính của các ngân hàng tại Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định, các giám đốc điều
hành ngân hàng trong quá trình xây dựng, hoạch định và thực thi chiến lược và trách
nhiệm xã hội, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ngành ngân hàng.
1.6. Kết cấu đề tài
Thông qua số liệu đo lường trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính từ báo cáo
tài chính của các doanh nghiệp, rút ra những kết luận về ảnh hưởng của CSR lên hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả và bền vững hơn.
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có
kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị, đề xuất.
6
7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan nghiên cứu


2.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của trách nhiễm xã hội doanh
nghiệp đến hiệu quả tài chính
Với việc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và
được các nhà quản trị trên thế giới quan tâm, các nhà khoa học cũng trở nên hứng thú
với việc nghiên cứu những tác động của nó đến hiệu quả tài chính của một doanh
nghiệp. Margolis and Walsh (2003) thống kê trong giai đoạn 1971-2001, đã có khoảng
122 công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR và hoạt động tài chính doanh
nghiệp. Tuy nhiên, không có một kết luận thống nhất được đưa ra từ các nghiên cứu
trên.
Stanwick (1998) đã sử dụng Bảng khảo sát về danh tiếng doanh nghiệp
(Fortune Corporate Reputation Survey) để nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR và các
biến hiệu quả tài chính như lợi nhuận bán hàng và quy mô trong năm 1987 và 1992.
Tương tự với Stanwick là nghiên cứu của Preston và O’Bannan (1997) khi 2 người
cũng sử dụng Bảng điều tra danh tiếng (Fortune Reputation Survey) đối với 67 doanh
nghiệp lớn ở Mĩ từ năm 1982-1992 và chỉ ra sự tác động tích cực của CSR lên 3 khía
cạnh hoạt động tài chính: lợi nhuận tài sản (return on assets) , lợi nhuận vốn chủ sở
hữu (return on equity), lợi nhuận đầu tư (return on investments).
Các nghiên cứu chỉ ra rằng một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội cao sẽ ít
có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về lao động, khách hàng sẽ có xu hướng lựa
chọn các sản phẩm của doanh nghiệp đó. Ngoài ra nó giúp cải thiện vị thế của doanh
nghiệp đối với ngân hàng, nhà đầu tư, chính quyền địa phương và đem lại các lợi ích
về kinh tế như thúc đẩy chính quyền địa phương tạo ra các lợi thế cạnh tranh như giảm
thuế, nới lỏng các quy định, dẫn đến việc giảm chi phí cho doanh nghiệp.(Moussavi &
Evans, 1986). (Spicer, 1978) cho rằng các ngân hàng và các nhà đầu tư có xem xét
yếu tố xã hội trong quyết định đầu tư của mình. Do đó CSR giúp cải thiện việc tiếp cận
với nguồn vốn của doanh nghiệp.
Soloman & Hansen (1985) chỉ ra rằng khi các nhân viên được thỏa mãn các nhu
cầu của mình và điều kiện làm việc được cải thiện tất yếu sẽ dẫn đến việc tăng năng
8
suất lao động và giảm tỉ lệ mắc lỗi trong công việc. Hơn nữa, nó còn giúp khuyến
khích, động viên, thu hút và giữ lực lượng lao động ở lại với doanh nghiệp (Turban &
Greening, 1997).
Maignan (2001) chỉ ra rằng người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các sản
phẩm của những công ty có trách nhiệm với xã hội. CSR là yếu tố cốt lõi để xây dựng
danh tiếng cho công ty và sự tin tưởng của các bên liên quan. Báo cáo của Reputation
Institute chỉ ra rằng chỉ 17% khách hàng sẵn sàng giới thiệu công ty có CSR kém so
với con số 73% dành cho các công ty thực hiện tốt CSR.
Bên cạnh các nghiên cứu trên, có rất nhiên các nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác
động tích cực của CSR đối với hiệu quả tài chính. Chúng ta có thể kể đến Chen &
Wang (2011); Kasim (2012); Lee, Faff, & Langfield-Smith (2009); Muise ( 2009);
Mustafa, Othman, & Perumal (2012); Weshah, Dahiyat, Awwad, & Hajjat (2012),
Clarkson (1995); Waddock và Graves (1997), Deegan và Gordon (1996), Ngwakwe
(2009), Kimbro và Melendy (2010), Mishra và Suar (2010), Kartika Dewi và
Monalisa (2016).
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra sự tác động tích cực của CSR đối với
hiệu quả tài chính nhưng cũng có những nghiên cứu lại chỉ ra mối quan hệ ngược lại.
Các nghiên cứu cho rằng các hoạt động dành cho CSR như làm từ thiện, bảo vệ môi
trường, phát triển con người và cộng đồng, nâng cao phúc lợi cho người lao động... đặt
doanh nghiệp vào thế bất lợi so với các doanh nghiệp khác (McGuire, Sundgren,&
Schneeweis, 1988), dẫn đến việc gia tăng chi phí mà không có được lợi ích bù đắp
tương ứng (Moore, 2001). Theo nghiên cứu của Barnett và Salomon (2006)
,Henderson (2001), CSR làm phát sinh gánh nặng quản trị cho các doanh nghiệp bởi
họ sẽ gặp nhiều áp lực hơn vì phải cùng lúc hoàn thành nhiều mục tiêu: vừa phải thực
hiện tốt CSR vừa phải tối đa hóa lợi nhuận, bên cạnh đó làm phát sinh nhu cầu cho hệ
thống kế toán, kiểm toán, kiểm soát mới nếu có thêm CSR. Mối quan hệ ngược chiều
giữa CSR và CFP còn được thể hiện thông qua Lý thuyết đánh đổi (Preston,
O’Bannon, 1977), các nghiên cứu của Waddock and Graves (1997), Preston and
O’Bannon (1997) and Simpson and Kohers (2002) , (Aupperle và cộng sự., 1985).
Theo những quan điểm gần đây, nguồn tài nguyên dành cho các hoạt động xã hội nên
được chuyển hướng sử dụng cho việc cải thiện hiệu quả kinh doanh hoặc trả cho các
cổ đông (Perrini et al. 2011, p. 69). Họ cho rằng các doanh nghiệp không có trách
9
nhiệm phải giải quyết những vấn đề xã hội mà đó là trách nhiệm của nhà nước và các
bên thứ ba.
Bên cạnh những nghiên cứu trên, vẫn còn một số nghiên cứu không chỉ ra được
mối quan hệ nào giữa CSR và hiệu quả tài chính. Perkins Cheung và Wilson Mak
(2010) nghiên cứu 57 ngân hàng trong khu vực Châu Âu và Bắc Mĩ sử dụng dữ liệu
trên Bloomberg trong giai đoạn 2006-2009 và chỉ ra rằng không có mối quan hệ nào
giữa CSR và ROA, ROE. Maryam Mangantar (2019) cũng có cùng quan điểm khi
nghiên cứu các ngân hàng tại Indonesia thông qua các bản báo cáo tài chính doanh
nghiệp hàng năm trong giai đoạn 2012-2016. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng
hoạt động của ngân hàng không liên quan trực tiếp đến các vấn đề môi trường nên các
ảnh hưởng của CSR lên lợi ích của các bên liên quan rất hạn chế. Ngoài ra, chúng ta có
thể nhắc đến các nghiên cứu của Alexander & Buchholz (1978); Aupperle, Carroll, &
Hatfield (1985); Cochran & Wood (1984); Ullman (1985), Brine, Brown & Hackett
(2007) ;Becchetti, Giacomo,& Pinnacchio (2008); Lech (2013); Chih,& Chen (2010).
Việt Nam cũng không phải ngoại lệ đối với xu hướng toàn cầu của CSR khi mà
Chính phủ và các doanh nghiệp ngày càng chú ý đến CSR với mục đích phát triển bền
vững. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu rằng có phải tất cả các doanh nghiệp Việt Nam
đều áp dụng CSR và việc áp dụng này có thực sự đem lại hiệu quả đối với các doanh
nghiệp như các nghiên cứu trên thế giới hay không. Để tìm ra câu trả lời, rất nhiều
những nghiên cứu đã được tiến hành lên các công ty tại Việt Nam và đưa ra bằng
chứng rằng trách nhiệm xã hội đã nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Châu
Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh, 2013), tăng sự tin tưởng của khách hàng
(Nguyễn Thị Anh Bình và Phạm Long, 2015), ảnh hưởng thói quen mua sắm của
người tiêu dùng (Nguyễn Phương Mai, 2015). Ngoài ra, cũng có một vài nghiên cứu
cho thấy sự ảnh hưởng của CSR lên hiệu quả tài chính như nghiên cứu của Hồ Ngọc
Thảo Trang và Liafisu Sina Yekini (2014), Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2015),
Nguyen Xuan Hung và Trinh Hiep Thien (2016), Tạ Thị Thuý Hằng (2017), Hồ Thị
Vân Anh (2018). Tuy nhiên, những nghiên cứu này có kết quả giới hạn vì mẫu nghiên
cứu nhỏ, quan sát hạn chế và thời gian nghiên cứu . Bên cạnh đó, mặc dù các nghiên
cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính nhưng việc
nghiên cứu tại tất cả các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam khiến
cho nghiên cứu bị loãng và khó áp dụng với từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể vì với
10
mỗi một ngành các doanh nghiệp có cách áp dụng CSR khác nhau. Vì vậy, chúng tôi
làm nghiên cứu “Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội lên hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam ” với mong muốn sẽ chỉ ra được
mối quan hệ giữa CSR và FP cũng như một vài đề xuất để các ngân hàng có thể áp
dụng để nâng cao hiệu quả tài chính của mình.
2.2. Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Sự ra đời và phát triển của trách nhiệm xã hội
Theo Chaffee (2017), nguồn gốc của thành phần xã hội trong hành vi của doanh
nghiệp có thể được bắt nguồn từ Luật La Mã cổ đại, có thể nhìn thấy qua sự xuất hiện
của một số thực thể như nhà tị nạn, nhà cho người già, người nghèo, bệnh viện, trại trẻ
mồ côi. Khái niệm này của các tập đoàn như những doanh nghiệp xã hội được thực
hiện với luật Anh trong suốt thời kì Trung Cổ ở các tổ chức học thuật, đô thị và tôn
giáo. Sau đó, nó mở rộng sang thế kỉ 16, 17 cùng với sự ảnh hưởng của vương quốc
Anh, coi các tập đoàn như một phương tiện để phát triển xã hội (Chaffee 2017). Vào
những thế kỉ tiếp theo, với sự mở rộng của Đế quốc Anh và việc chinh phục những
vùng đất mới, vương quốc Anh đã áp luật doanh nghiệp của mình cho các thuộc địa
Mỹ nơi mà các tập đoàn đóng vai trò ở một mức độ nhất định như là một chức năng xã
hội (Chaffee 2017).
Trong suốt thế kỉ 18, 19, triết lý tôn giáo của Kito giáo và cách tiếp cận bối
cảnh xã hội được xem như là một phản ứng đối với sự thất bại về mặt đạo đức của xã
hội, điều này có thể thấy rõ về sự nghèo đói của dân số nói chung ở Đế quốc Anh và
một số vùng ở châu Âu (Harrison, 1966). Cách tiếp cận tôn giáo này đã nhường chỗ
cho cải cách xã hội và cho tổ chức từ thiện , nơi nhận thấy một loạt các vấn đề xã hội
xoay quanh nghèo đói và thiếu hiểu biết cũng như là bóc lột sức lao động của phụ nữ
và trẻ em (Carroll 2008, Harrison 1966). Nguồn gốc tôn giáo của lương tâm xã hội của
người Victoria đã mang đến cho những người từ thiện Victoria một sự nhận thức cao
cả về chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa nhân văn và vào cuối những năm 1800, những
nỗ lực từ thiện tập trung vào tầng lớp lao động và việc tạo ra các chương trình phúc lợi
với các ví dụ có thể thấy trong thực tế ở cả châu Âu và Hoa Kì (Carroll 2008; Harrison
1996). Một ví dụ rõ ràng là sự thành lập của Hiệp hội Thanh niên Cơ đốc (YMCA),
một phong trào bắt đầu ở Luân Đôn năm 1844 với mục tiêu áp dụng các giá trị Kito
11
giáo vào các hoạt động kinh doanh thời đó và khái niệm này đã nhanh chóng lan sang
Hoa Kì.
Cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, việc tạo ra các chế độ phúc lợi
theo cách tiếp cận gia trưởng nhằm bảo vệ và giữ chân nhân viên, thậm chí một số
công ty còn tìm cách cải thiện cuộc sống của họ (Carroll 2008, Heald 1970). Theo
Heald (1970), có những ví dụ phản ánh rõ ràng sự nhạy cảm xã hội của các doanh
nhân, chẳng hạn như trường hợp của Macy ở Hoa Kì, vào năm 1875 đã đóng góp quỹ
cho một trại trẻ mồ côi và tới năm 1887, việc quyên góp từ thiện đã trở thành một
khoản Chi phí được ghi trong sổ sách kế toán của họ; trường hợp của Công ty xe hơi
Pullman đã tạo ra một cộng đồng công nghiệp kiểu mẫu vào năm 1893 với mục đích
cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân viên.
Cũng trong thời kì này, mức độ đô thị hoá và công nghiệp hoá ngày càng tăng
được đánh dấu bằng việc sản xuất quy mô lớn. Điều này đã mang đến những mối bận
tâm mới cho thị trường lao động như là những thử thách mới cho nông dân, những
doanh nghiệp nhỏ trong việc bắt kịp với nền kinh tế phụ thuộc mới, việc thành lập các
công đoàn tìm kiếm điều kiện làm việc tốt hơn và tầng lớp lưu trung lo lắng về việc
mất giá trị tôn giáo và gia đình trong xã hội công nghiệp mới (Heald 1970). Để đối phó
với những thử thách mới này và với mục đích tìm kiếm sự hài hoà giữa ngành công
nghiệp và lực lượng lao động, một số lãnh đạo doanh nghiệp đã tạo ra các tổ chức để
thúc đẩy các giá trị và cải thiện điều kiện làm việc như trường hợp của Liên đoàn dân
sự Chicago, một tổ chức được thành lập với mục đích thúc đẩy điều kiện làm việc tốt
hơn và là nơi mà giá trị tôn giáo được hợp nhất với các mục tiêu kinh tế với tinh thần
tự hào nhân dân.
Mãi đến đầu những năm 1950, khái niệm xác định cụ thể những trách nhiệm đó
lần đầu được đề cập trong tài liệu và có thể được hiểu là sự khởi đầu của cấu trúc hiện
đại xác định Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế, trong suốt những
năm 1950 và 1960, những nghiên cứu học thuật và trọng tâm lý thuyết của CSR tập
trung vào mức độ xã hội của phân tích (Lee 2008), cung cấp cho nó những ý nghĩa
thực tiễn.
Khoảng thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và những năm 1950 có thể xem
là thời điểm thích ứng và thay đổi thái độ đối với việc thảo luận về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, nhưng cũng là thời điểm có ít hoạt động của công ty ngoài các hoạt
12
động từ thiện (Carroll 2008). Có lẽ, ví dụ đáng chú ý nhất về việc thay đổi thái độ đối
với hành vi của doanh nghiệp đến từ Bowen (1953), người mà tin rằng các tập đoàn
lớn thời đó tập trung quyền lực rất lớn và hành vi của họ có tác động hữu hình đến xã
hội và do đó, những quyết định của họ cần phải bao gồm những cân nhắc về sự ảnh
hưởng của chúng đối với xã hội. Với niềm tin của mình, Bowen (1953) đã đưa ra ý
tưởng xác định một bộ nguyên tắc cụ thể để các tập đoàn thực hiện trách nhiệm xã hội
của họ. Theo ông ấy, quyết định và hành vi của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến các
bên liên quan, nhân viên và khách hàng. Ông đã định nghĩa trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là “nghĩa vụ của doanh nhân để theo đuổi các chính sách, ra các quyết
định hoặc thực hiện chuỗi các hoạt động được xã hội mong đợi xét về mục tiêu và giá
trị”. Tác giả Howard R. Bowen với tác phẩm “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân”
trong những năm 1950 được coi là tiên phong trong cách tiếp cận trách nhiệm xã hội.
Trong suốt những năm 1960, cũng có một bối cảnh xã hội mới được dánh dấu
bởi một nền văn hoá phản kháng đang phát triển chủ yếu xoay quanh các quyền dân sự
và các cuộc biểu tình phản chiến. Những cuộc biểu tình này gây áp lực lên các công ty
nhưng tập trung mạnh vào những người có liên kết trực tiếp với chiến . Một ví dụ là
trường hợp của công ty hoá chất Dow đã sản xuất ra chất độc màu da cam được Hoa
Kì sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và kết quả là phải đối mặt với những cuộc biểu
tình và cáo buộc liên tục (Waterhouse 2017).
Những năm 1970: CSR và sự quản lý.
Phong trào chống chiến tranh, tổng thể bối cảnh xã hội và ý thức xã hội ngày
càng tăng trong suốt những năm cuối 1960 đã khiến mức độ tự tin trong kinh doanh để
đáp ứng nhu cầu và mong muốn của công chúng ngày càng thấp (Waterhouse 2017).
Trên thực tế, mức độ tin tưởng thấp trong kinh doanh đã đạt đến một điểm nghiêm
trọng khi vào năm 1969, một sự cố tràn dầu lớn ở bờ biền Santa Barbara, California đã
dẫn đến các cuộc biểu tình lớn trên khắp Hoa Kì và cuối cùng dẫn đến sự ra đời của
Ngày Trái đất được tổ chức đầu tiên năm 1970. Trong suốt ngày Trái đất đầu tiên, 20
triệu người trên khắp Hoa Kì tham gia biểu tình yêu cầu một môi trường xanh sạch và
bền vững và chống lại ô nhiễm phần lớn gây ra bởi các doanh nghiệp. Sự kiện ngày
Trái đất đầu tiên đã ảnh hưởng lớn đến chính trị của Hoa Kì đến mức nó đóng vai trò
thúc đẩy việc thành lập Cơ quan bảo vệ Môi trường (EPA) vào cuối năm 1970 và được
13
chuyển thành một khuôn khổ quy định mới mà sau này sẽ ảnh hưởng đến hành vi của
các công ty và tạo thêm trách nhiệm cho các tập đoàn.
Những năm 1970 chứng kiến sự ra đời của một số công ty nổi tiếng nhất hiện
nay về trách nhiệm xã hội tiêu biểu như The Body Shop thành lập năm 1976 ở Anh và
Ben & Jerry năm 1978 tại Mỹ. Dù vì để đáp ứng những kì vọng xã hội, khung pháp lý
mới hay do là những chiến lược phát triển đầu tiên, đây là 2 ví dụ đáng chú ý về các
công ty bắt đầu chính thức hoá và tích hợp các chính sách giải quyết các vấn đề xã hội
thời đó. Vì vậy, những năm 1970 bước vào kỷ nguyên của “Quản lý trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp”. Điều này có nghĩa là thuật ngữ Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ngày càng trở nên phổ biến dẫn đến việc sử dụng nó trong nhiều bối cảnh khác
nhau đến mức ý nghĩa của nó trở nên không rõ ràng. Việc sử dụng bừa bãi thuật ngữ
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong những năm 1970 đã tạo ra một sự không chắc
chắn về định nghĩa của nó. Điều này kéo dài tới tận năm 1979 khi Carroll đề xuất định
nghĩa thống nhất đầu tiên về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: “Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp bao gồm các kỳ vọng về kinh tế, pháp lý, đạo đức mà xã hội có
tại các thời điểm nhất .” (Carroll 1979).
Thập kỷ 80 của thế kỉ 20: Sự vận hành của CSR
Năm 1980, Thomas M. Jones được cho là tác giả đầu tiên coi CSR là một quá
trình ra quyết định có ảnh hưởng đến hành vi của công ty. Sự đóng góp của Jones đã
dẫn đến một sự tranh luận mới xung quanh CSR, tập trung vào hoạt động của nó nhiều
hơn là khái niệm. Điều này chuyển thành việc tạo ra các khuôn khổ, mô hình và
phương pháp mới nhằm đánh giá CSR từ góc độ hoạt động. Có lẽ, cách tốt nhất để
hiểu cách tiếp cận hoạt động đối với CSR trong những năm 1980 là bằng cách ghi nhớ
rằng trong thời gian này luôn có những mối quan tâm xã hội mới. Đáng chú ý, những
mối quan tâm này có thể được quan sát trong một loạt các sự kiện phản ánh cách tiếp
cận của cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển bền vững và ở một mức độ nhất định,
đối với hành vi của công ty. Những sự kiện liên quan bao gồm: việc thành lập Uỷ ban
Tổng cục Môi trường Châu Âu (1981), Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới do
Thủ tướng Na Uy Gro Harlem Brundtland lãnh đạo (1983), sự công bố bản báo cáo
“Our Common Future” bởi Uỷ ban Brundtland đã cung cấp một khái niệm về sự phát
triển bền vững (1987), Liên Hợp Quốc thông qua Nghị định Montreal (1897) và việc
thành lập Hội đồng Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) (1988). Dù những sự
14
kiện này không liên quan trực tiếp đến CSR, chúng phản ánh sự tiến bộ về mặt nhận
thức của cộng đồng quốc tế với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững và gián
tiếp với hành vi của doanh nghiệp. Trên thực tế, theo Carroll (2008), mối quan tâm và
kỳ vọng có liên quan nhất đối với hành vi của công ty trong những năm 1980 xoay
quanh “ô nhiễm môi trường, phân biệt đối xử trong công việc, lạm dụng người tiêu
dùng, sức khoẻ và an toàn của nhân viên, chất lượng điều kiện làm việc, suy thoái của
cuộc sống đô thị và thực tiễn nghi vấn lạm dụng của các tập đoàn đa quốc gia. ”
Thập kỷ 90 của thế kỉ 20: Toàn cầu hoá và CSR
Trong suốt những năm 1990, những sự kiện quốc tế đáng chú ý như sự thành
lập của Cơ quan Môi trường châu Âu (1990), Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc
về môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Janeiro, thông qua Chương trình nghị sự
21 và Công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) (1992) đã ảnh
hưởng đến quan điểm của quốc tế về trách nhiệm xã hội và cách tiếp cận với phát triển
bền vững. Việc thành lập các cơ quan quốc tế và thông qua các thoả thuận quốc tế thể
hiện những nỗ lực quốc tế nhằm thiết lập các tiêu chuẩn cao hơn liên quan đến các vấn
đề về biến đổi khí hậu và gián tiếp tới các hành vi của doanh nghiệp. Nhiều tập đoàn
đa quốc gia hiểu rằng việc có trách nhiệm với xã hội có tiềm năng trở thành con đường
an toàn để cân bằng các thách thức và cơ hội của quá trình toàn cầu hoá mà họ đang
trải qua và kết quả là việc thể chế hoá CSR trở nên mạnh mẽ hơn. Ví dụ đáng chú ý
nhất về việc thể chế hoá CSR là sự thành lập vào năm 1992 của hiệp hội Doanh nghiệp
với Trách nhiệm xã hội (BSR), ban đầu bao gồm 51 công ty với tầm nhìn trở thành 1
lực lượng cho sự thay đổi tích cực của xã hội – một lực lượng sẽ bảo tồn và khôi phục
tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phẩm giá và sự công bằng xã hội.
Cũng vào năm 1991, Carroll đã trình bày Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp với mục đích cung cấp một cách tiếp cận hữu ích tới CSR cho các giám đốc
điều hành cần cân bằng các cam kết của họ với các cổ đông, với các bên liên quan. Với
kim tự tháp CSR, Carroll cho rằng bất kì công ty nào cũng có 4 trách nhiệm chính:
1. Trách nhiệm kinh tế là nền tảng cho các cấp độ khác của kim tự tháp
2. Trách nhiệm pháp lý của công ty
3. Trách nhiệm đạo đức hình thành nên hành vi của doanh nghiệp
4. Trách nhiệm từ thiện với mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của xã hội.
15

Hình 2.1: Mô hình kim tự tháp CSR bởi Carroll (1991)

Những năm 2000 của thế kỉ 21: Sự công nhận và áp dụng CSR
Xu hướng ngày càng tăng đối với CSR được thúc đẩy bởi một vài yếu tố quan
trọng (Lunt 2001, Lantos 2002). Vấn đề đạo đức xã hội nhận được sự quan tâm ngày
càng lớn của công chúng và do đó áp lực thị trường ngày càng tăng từ khách hàng,
nhân viên và các bên liên quan. Điều đó chứng tỏ mức độ quan trọng của hành vi đạo
đức và xã hội của doanh nghiệp – điều mà công chức rất quan tâm và chú ý. Thật vậy,
quy định về tiêu chuẩn và thủ tục kinh doanh đang buộc tất cả các tổ chức ở mọi quy
mô phải tuân thủ. Những tiêu chuẩn bao gồm các điều khoản về hành vi đạo đức, quy
định về an toàn, sức khoẻ; mức lương tối thiểu; giờ làm việc. (Davies, 2003). Hơn nữa,
sự ra đời kỷ nguyên mới của công nghệ hiện đại như internet và đa phương tiện đã
cung cấp một cách để người tiêu dùng và các bên liên quan quan sát được hoạt động
của doanh nghiệp. Điều này sẽ bắt buộc các tổ chức phải nhận thức được về đạo đức
xã hội. Hơn nữa, các tổ chức được coi là có trách nhiệm xã hội có thể củng cố thương
hiệu và nâng cao hiệu suất hoạt động của họ. Do đó, cam kết của các doanh nghiệp đối
với CSR sẽ làm cho họ hoạt động hiệu quả hơn và có lợi thế cạnh tranh.
2.2.2. Các học thuyết về trách nhiệm xã hội.
Lý thuyết các bên liên quan lần đầu được đưa ra bởi Freeman (1984) khi ông định
nghĩa các bên liên quan là một tổ chức hay một cá nhân có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng
16
bởi kết quả thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Các bên liên quan bao gồm người
lao động, khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư,... Theo quan điểm này, các nhà quản trị
không nên chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi ích của các cổ đông hay chủ của doanh
nghiệp mà cần tham gia các hoạt động CSR mà các bên liên quan phi tài chính cho rằng
quan trọng, nếu không họ sẽ ngừng ủng hộ doanh nghiệp.
Lý thuyết quản lý (Waddock, Graves, 1997) chỉ ra rằng mối quan hệ tốt với nhân
viên sẽ giúp làm cải thiện tinh thần nhân viên, nâng cao năng suất lao động và sự thỏa
mãn. Quan hệ cộng đồng sẽ tạo động lực cho chính quyền địa phương tạo ra các lợi thế
cạnh tranh tốt cho doanh nghiệp như giảm thuế, nới lỏng các quy định, từ đó giúp làm
giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tài chính. Hơn thế nữa, nhận thức của khách hàng về
chất lượng sản phẩm, nhận thức về các vấn đề môi trường của doanh nghiệp dần trở thành
cơ sở cho sự cạnh tranh như nó sẽ giúp tăng doanh thu, giảm chi phí.
2.2.3. Các phương pháp đo lường CSR
Các nhà nghiên cứu đã đo lường CSR theo nhiều cách khác nhau bao gồm việc
sử dụng khảo sát câu hỏi, phân tích nội dung thông tin CSR được tiết lộ trong các báo
cáo của công ty, phương pháp chi tiêu, xếp hạng đơn chiều và đa chiều dựa trên một số
chỉ số trách nhiệm xã hội có thể quan sát được. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh
và điểm yếu riêng. Sự đa dạng của các biện pháp đo lường CSR đã góp phần lớn vào
những phát hiện mâu thuẫn về bản chất của mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài
chính (Soana, 2011).
2.2.3.1. Phương pháp khảo sát câu hỏi
Các câu hỏi đưa ra có thể được trả lời bởi các bên liên quan hoặc giám đốc điều
hành của công ty dựa trên nhận thức của họ về việc công ty thực hiện các trách nhiệm
xã hội của mình như thế nào. Ví dụ, trong nghiên cứu của Chen & Wang (2011), họ đã
khảo sát các nhà quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp ở Quảng Đông, Trung Quốc.
Mustafa và cộng sự (2012) lại hướng các câu hỏi của họ đến các quản lý hàng đầu của
các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Malaysia. Phương pháp này có thể mang
đến câu trả lời, ý kiến và thông tin từ nhiều người, tuy nhiên nó mang tính chủ quan
khá lớn khi chỉ phản ánh được quan điểm và nhận thức của người trả lời.
2.2.3.2. Phương pháp chi tiêu
CSR có thể được đo bởi mức độ chi tiêu như các quỹ ủng hộ và đóng góp từ
thiện của công ty hướng đến cải thiện phúc lợi xã hội và môi trường của các bên liên
quan (Soana, 2011). Các chi tiêu xã hội tự nguyện như ủng hộ, chi cho quảng cáo, chi
17
cho việc huấn luyện có thể giúp củng cố hình ảnh của công ty, làm giảm bớt áp lực xã
hội lên công ty và nâng cao hiệu suất cạnh tranh dẫn tới sự gia tăng về lợi nhuận và lợi
ích của các cổ đông (Weshah và cộng sự 2012).

2.2.3.3. Phương pháp phân tích nội dung thông tin CSR được tiết lộ trong
các ấn phẩm của công ty.
Các nhà nghiên cứu đánh giá và đo lường CSR thông qua phân tích nội dung
tiết lộ từ các ấn phẩm của công ty liên quan đến các vấn đề xã hội và môi trường. Quá
trình này bao gồm việc đếm những từ, cụm từ, mệnh đề hoặc câu trong các ấn phẩm
mà liên quan đến chủ đề xã hội hoặc môi trường và sử dụng các giá trị nhị phân để
định lượng chúng (Ganescu, 2012). Giả sử rằng những công bố xã hội trong các ấn
phẩm công ty là một uỷ quyền tốt cho CSR, nhiều nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
này để đánh gía mối quan hệ giữa CSR và doanh nghiệp. Rahmawati và Dianita
(2011), Uadiale và Fagbemi (2012) đã sử dụng thông tin phân tích từ các tiết lộ của
doanh nghiệp để đánh giá mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính. Tuy nhiên,
người ta cho rằng không có nghiên cứu nào chứng thực được tính hợp lệ của các nội
dung phân tích trong các ấn phẩm của công ty (Soana, 2011). Vì vậy, phương pháp
phân tích nội dung thiếu cơ sở lý thuyết và chỉ cung cấp những giá trị thực tế hạn chế.
2.2.3.4. Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu đơn chiều
Các chỉ tiêu đơn chiều chỉ tập trung vào một khía cạnh thực hiện trách nhiệm xã
hội như môi trường hoặc từ thiện ở cộng đồng địa phương. Do biện pháp CSR đơn
chiều bị giới hạn bởi sự thiếu tính toàn diện nên Caroll (1979) đã tán thành các khía
cạnh kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện của CSR. Để khắc phục được sự tập trung
hạn hẹp của phương pháp này, các nhà nghiên cứu đã kết hợp các biện pháp với nhau.
Ví dụ, Busch & Hoffmann (2011) đã đo lường CSR như là cường độ cacbon mà chúng
liên quan tới doanh số của công ty, và kết hợp với khảo sát câu hỏi và chỉ số đánh giá
bền vững.
2.2.3.5. Phương pháp xếp hạng đạo đức đa chiều
Sau những hạn chế mà các phép đo CSR đặt ra cho nghiên cứu thực nghiệm,
các cơ quan chuyên môn trong 3 thập kỷ trở lại đây đã đưa ra các mô hình phát minh
để định lượng các khía cạnh khác nhau của CSR (Saeidu và cộng sự, 2014). Các cơ
quan này thường xuyên thu thập dữ liệu liên quan đến nhóm các bên liên quan khác
18
nhau. Điểm số từ dữ liệu sau đó được tổng hợp bằng cách sử dụng số học hoặc số bình
quân gia quyền để xác định xếp hạng đạo đức chung cho từng tổ chức quan tâm.
Những cơ quan này tạo ra cơ sở dữ liệu về xếp hạng đạo đức mà các nhà nghiên cứu
đã sử dụng theo thời gian để nghiên cứu CSR. Với những ưu điểm như toàn diện, đa
chiều, khách quan,… hiện nay, các nhà nghiên cứu ưu tiên sử dụng xếp hạng đạo đức
đa chiều trong việc đo lường CSR cho mục đích nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên,
phương pháp này vẫn vướng phải hạn chế do thiếu sự xếp hạng về tầm quan trọng của
các yếu tố CSR (Chen và Delmas, 2011). Theo Chen và Delmas, việc gán trọng số
bằng nhau cho các yếu tố CSR là không hợp lệ vì các yếu tố đó là động và có xu
hướng thay đổi theo thời gian.
2.2.4. Hiệu quả tài chính và các biện pháp đo lường hiệu quả tài chính.
Hiệu quả tài chính (FP), không giống như CSR, đưa ra thử thách trong nghiên
cứu trong cả hai giới hạn về khái niệm và đo lường. Mô hình quản lý kinh doanh đòi
hỏi doanh nghiệp đem về lợi nhuận và tăng giá trị công ty (Friedman, 1970;
Jensen,2010). Các nhà nghiên cứu thực nghiệm nhất trí trong việc xem lợi nhuận hoặc
tạo ra giá trị từ hai quan điểm: quan điểm kế toán và quan điểm thị trường, mỗi quan
điểm này đưa ra những thử thách của riêng nó (Goss & Roberts, 2011; Wu & Shen,
2013). Mặc dù số lượng các nghiên cứu về CSR vẫn chưa đầy đủ, nhưng các nghiên
cứu về hiệu quả dựa trên biện pháp kế toán đã nhận được sự quan tâm đáng kể hơn,
trong khi nghiên cứu hiệu quả dựa trên thị trường vẫn chưa được xác định (Becchetti
và cộng sự. 2012; Ghoul và cộng sự. 2011).
2.2.4.1. Các biện pháp kế toán về hiệu quả tài chính
Xác định lợi nhuận tuân theo các quy tắc kế toán chặt chẽ chung được chấp nhận bởi
nguyên tắc kế toán (GAAP), chuẩn mực kế toán, các siêu quốc gia khác và quy định
thẩm quyền. Các quy tắc và chính sách kế toán phù hợp được lựa chọn dựa trên các
mục tiêu và quyết định quản lý. Các biện pháp kế toán về hiệu quả tài chính tăng sinh
trong các tài liệu gần đây, chúng bao gồm tỉ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
(Becchetti và cộng sự 2013; Ghoul và cộng sự 2011), tăng trưởng EPS và lợi nhuận từ
vốn chủ sở hữu / tài sản / doanh số (Becchetti và cộng sự. 2013; Chen & Wang, 2011;
Servaes & Tamayo, 2013; Wu & Shen, 2013) và tăng trưởng tài sản (Wu & Shen). Các
biện pháp khác được tìm thấy trong tài liệu gần đây bao gồm doanh thu và tăng trưởng
doanh thu (Amold & Valentine, 2012), thu nhập ròng / lãi ngoài từ khoản nợ xấu (Wu
19
& Shen, 2013), khoản vay điều khoản hợp đồng (Goss & Roberts, 2011), giá trị
thương hiệu (Torres và cộng sự. 2012), chi phí phải trả tỷ lệ thu nhập (Soana, 2011) và
lỗi dự báo tuyệt đối về EPS (Becchetti và cộng sự. 2013). Vì chỉ số kế toán tuân theo
các quy tắc kế toán chặt chẽ, được xác thực bởi kiểm toán viên độc lập bên ngoài, và
được bao gồm trong báo cáo tài chính được công bố, chúng được kỳ vọng có chất
lượng cao và chịu sự thao túng tối thiểu (Jiao, 2010). Tuy nhiên, vì các chỉ số kế toán
đã đôi phần lạc hậu, dựa trên quy ước và sự lựa chọn của công ty, họ có thể thiên vị và
mở ra sự thao túng (Gregory et al. 2014). Điều này được tiêu biểu bởi các vụ bê bối
của các công ty đã được ghi lại trong lịch sử gần đây, đặc trưng cho sự thao túng của
các nhà quản lý doanh nghiệp thường thông đồng ngầm với kiểm toán viên của họ.
2.2.4.2. Các biện pháp dựa trên thị trường về hiệu quả tài chính
Các biện pháp thực hiện dựa trên thị trường tập trung ít hơn vào số hoặc quy tắc
kế toán; vì vậy họ ít bị ảnh hưởng bởi sự chủ quan, thao túng hoặc cơ hội của người
quản lý (Hajiha & Sarfaraz, 2013). Các biện pháp dựa trên thị trường được xác định
bởi bên ngoài và đánh giá độc lập về hiệu suất của công ty, phản ánh nhận thức của
nhà đầu tư và kỳ vọng về hiệu suất trong tương lai của công ty (Gregory và cộng sự.
2014). Điều ấy cũng không phải không có giới hạn. Bởi vì các biện pháp dựa trên thị
trường sử dụng các thông số thị trường vốn chẳng hạn như giá bảo mật để đánh giá
hiệu quả tài chính, trọng tâm của doanh nghiệp chỉ tập trung vào tài chính các bên liên
quan, trong khi các bên liên quan phi tài chính cũng bị ảnh hưởng bởi hành vi xã hội
doanh nghiệp và hành vi sai trái bị bỏ qua (McWilliams và cộng sự. 2006). Các biện
pháp tập trung vào thị trường cũng có thể không phản ánh đánh giá của nhà đầu tư về
giá trị thực của thông tin bất cân xứng (Dhaliwal và cộng sự. 2014). Ngược lại, các
biện pháp dựa trên thị trường cung cấp cơ hội để xem xét điểm chuẩn thay thế và sắp
xếp các kết quả từ hiệu suất quá trình đánh giá để đảm bảo một kết luận cân bằng và
khách quan hơn (Ghoul và cộng sự. 2011). Các biện pháp dựa trên thị trường có thể
được phân thành hai loại: (1) biện pháp dựa trên giá trị cổ phiếu và (2) các biện pháp
dựa trên chi phí vốn. Mỗi biện pháp có thể liên quan riêng đến CSR để kiểm tra khả
năng liên kết, chia sẻ dựa trên giá trị của hiệu quả kinh doanh.
2.2.4.3. Các biện pháp dựa trên giá trị cổ phiếu về hiệu quả tài chính
Giá trị cổ phiếu được sử dụng rộng rãi để đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp
(Tafti và cộng sự. 2012). Các biện pháp phổ biến nhất được dựa trên giá cổ phiếu bao
20
gồm: (1) giá cổ phiếu (Baird và cộng sự. 2012). (2) hệ số giá trên tỷ lệ một cổ phiếu
(tỷ số P/E) (Soana. 2011). (3) Tỷ lệ MTB (Deng và cộng sự 2013; Soana, 2011) và (4)
tỉ số giữa giá thị trường và giá trị thay thế một tài sản hữu hình - hệ số q của Tobin
(Tobin's q) (Busch & Hoffmann, 2011; Inoue & Lee, 2011; Jo & Harjoto, 2011; Kang
và cộng sự; Lioui & Sharma, 2012: Phục vụ & Tamayo, 2013). Trong số này, việc sử
dụng Tobin's q là nổi bật hơn. Lợi nhuận thị trường cũng đã được các nhà nghiên cứu
sử dụng để đo lường hiệu quả tài chính trong các tài liệu hiện nay. Điều này liên quan
đến việc tính toán vượt quá hoặc bất thường của lợi nhuận thị trường (Becchetti và
cộng sự. 2012; Deng và cộng sự. 2013). Chỉ có số ít đã sử dụng sự biến động của lợi
nhuận thị trường (Deng và cộng sự.) hoặc phương pháp định giá tài sản được thông
qua trong mô hình thực nghiệm của họ (Becchetti và cộng sự. 2012). Việc sử dụng
biến động và phương pháp định giá tài sản tiếp cận nghiên cứu mối quan hệ hiệu quả
tài chính đối với CSR là một lĩnh vực xứng đáng được khai thác rộng rãi bởi các nhà
nghiên cứu.
2.2.5. Xu hướng hiện nay trong hiệu quả của hoạt động tài chính
Quan sát từ các tài liệu gần đây cho thấy rằng hiệu quả tài chính là các
hoạt động khác nhau, mặc dù vẫn dựa trên kế toán và kích thước thị trường. Trong hầu
hết các nghiên cứu, các định nghĩa truyền thống về FP như ROE, ROA, tăng trưởng
doanh số, lợi nhuận thị trường và hệ số q của Tobin không được sử dụng. Trong một
số nghiên cứu, hiệu quả tài chính được vận hành theo cách thức độc đáo như thu nhập
ròng, doanh thu ngoài lãi và nợ xấu (Wu & Shen, 2013), điều khoản hợp đồng cho vay
(Goss & Roberts, 2011), giá trị thương hiệu (Torres và cộng sự. 2012), tỷ lệ chi phí
trên thu nhập (Soana, 2011), lỗi dự báo tuyệt đối về EPS (Becchetti và cộng sự. 2013),
chi phí của vốn chủ sở hữu (Ghoul và cộng sự. 2011), sự biến động của lợi nhuận thị
trường và điều chỉnh rủi ro hiệu quả thị trường (Baird và cộng sự. 2012). Trong một
vài nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hiệu quả tài chính từ quan điểm kỳ
vọng thị trường. Điều này phù hợp với yêu cầu của Becchetti và cộng sự. (2012) và
Ghoul và cộng sự. (2011) rằng các tài liệu tài chính bị thiếu nghiên cứu về mối quan
hệ CSR-FP từ quan điểm của các nhà đầu tư. (Deng và cộng sự. 2013) Sử dụng mô
hình ba yếu tố Fama-French và mô hình bốn yếu tố Carhart để khẳng định hiệu quả xã
hội đã được kết hợp trong lợi nhuận chứng khoán. Becchetti và cộng sự cũng đã thử
phản ứng của thị trường đối với hoạt động ra vào của doanh nghiệp. Chỉ số xã hội
21
Domino 400 của KLD sử dụng mô hình ba yếu tố Fama-French cũng tìm thấy tác động
đáng kể của việc công bố CSR trên tích lũy lợi nhuận bất thường. Tương tự, Ghoul và
cộng sự, người đã thử nghiệm chi phí vốn chủ sở hữu trên các thành phần CSR khác
nhau, thấy rằng một số các yếu tố CSR được kết hợp với chi phí vốn cổ phần thấp hơn,
ngụ ý mối quan hệ tích cực giữa CSR-FP.

Trong nỗ lực làm phong phú thêm sự hiểu biết về tác động của CSR đối với FP
từ quan điểm thị trường, FP đã được thử nghiệm trong nhiều nghiên cứu dựa trên các
biện pháp thị trường khác nhau. Từ 30 nghiên cứu được xem xét, thấy rằng hệ số q của
Tobin đã được sử dụng bởi sáu nhà nghiên cứu (Busch & Hoffmann, 2011; Inoue &
Lee, 2011; Jo & Harjoto, 2011; Lioui & Sharma, 2012; Moura-Leite và cộng sự. 2014;
Servaes & Tamayo, 2013), chia sẻ giá trị của ba nhà nghiên cứu (Becchetti và cộng sự
2013; Baird và cộng sự 2012; Tafti, Hosseini, & Emami. 2012; Gregory và cộng sự.
2014), lợi nhuận vượt mức trong chín nghiên cứu (Becchetti và cộng sự 2012; Deng và
cộng sự. 2013), và cuối cùng, chi phí vốn trong bốn nghiên cứu (Cajias và cộng sự.
2014; Ghoul và cộng sự. 2011; Gregory và cộng sự. 2014; Hajiha & Sarfaraz, 2013).
Trong đó hệ số q của Tobin và lợi nhuận vượt mức là phổ biến hơn, giá trị chia sẻ và
chi phí vốn là kém phổ biến trong các biện pháp về FP. Trong các nghiên cứu CSR, sử
dụng các biện pháp FP không dựa trên động lực thị trường dẫn đến mô hình sai và
thiết kế bị lỗi (McWilliams và cộng sự. 2006). Một cách tiếp cận toàn diện hơn sẽ là
kiểm tra chi phí vốn dựa trên thị trường mỗi yếu tố CSR, kết quả sẽ phản ánh kỳ vọng
của các bên liên quan (Becchetti và cộng sự 2012; Ghoul và cộng sự (2011).
22

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của Chương 3 là phân tích mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài
chính bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích hồi quy đa biến để đánh giá các
ảnh hưởng.
3.1. Mô hình nghiên cứu.
3.1.1 Biến độc lập.
3.1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một biến độc lập.
Vào năm 1987, Ủy Ban Môi trường và Phát triển Thế giới định nghĩa mục tiêu
phát triển bền vững là “ sự phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng
đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của chính họ”. Thông qua các hoạt
động và mối quan hệ của mình, doanh nghiệp có những đóng góp tích cực và tiêu cực đến
việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Từ đó, các phương pháp đánh giá trách
nhiệm xã hội được nghiên cứu và phát triển nhằm đánh giá việc thực hiện mục tiêu này.
Trong rất nhiều nghiên trước đây, danh tiếng của doanh nghiệp được sử dụng như
là một tiêu chí nhằm đo lường CSR. Chúng ta có thể kể đến các nghiên cứu của McGuire
(1988); Fombrun & Shanley (1990). Danh tiếng doanh nghiệp được dựa trên xếp hạng
Danh tiếng Doanh nghiệp của tạp chí Fortune công bố thường niên . Trong các nghiên cứu
gần đây hơn, các tác giả không chỉ dựa vào 1 chỉ tiêu để đo lường CSR mà còn dựa vào
các khía cạnh khác nhau của việc áp dụng trách nhiệm trong doanh nghiệp để đánh giá.
Chỉ số KLD, được phát triển vào năm 1991 bởi Kinder, Lynderberg và Domini, đánh giá
doanh nghiệp trên 7 khía cạnh liên quan đến CSR.
Trong thời gian gần đây, Bộ tiêu chuẩn GRI về đánh giá Trách nhiệm xã hội được
sử dụng ngày càng rộng rãi trong các nghiên cứu: Tạ Thị Thúy Hằng & Trần Văn Thuận
(2018), Dilvin Taşkın (2015). Đây là một bản báo cáo công khai các tác động của doanh
nghiệp tới môi trường, nền kinh tế và tới xã hội, giúp cho các cá nhân bên trong và ngoài
doanh nghiệp đưa ra các quyết định về việc đóng góp của tổ chức đến mục tiêu phát triển
bền vững. Đây là một chuẩn mực chung được chấp nhận trên toàn cầu tạo ra ngôn ngữ
chung cho những bên liên quan và tổ chức mà thông tin qua đó, được công bố và đánh
giá.
Bộ chuẩn mực GRI bao gồm 3 phần: 3 chuẩn mực toàn cầu, 33 chuẩn mực liên
quan đến các nội dung cụ thể và được chia làm 3 nhóm: Kinh tế, xã hội, môi trường. Các
23
tổ chức chỉ lựa chọn và sử dụng các chuẩn mực có liên quan đến các lĩnh vực trọng yếu.
Đây cũng là phương pháp đo lường CSR được nhiều nghiên cứu sử dụng để phân tích mối
quan hệ với hiệu quả tài chính .
Nghiên cứu đánh giá TNXH bằng việc dựa vào các tiêu chí đánh giá Báo cáo
TNXH trong hướng dẫn đánh giá của Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI). Dựa vào bảng
tuân thủ GRI Standards năm 2019, nghiên cứu này tập trung vào 2 khía cạnh chủ yếu:
ảnh hưởng đến môi trường và ảnh hưởng xã hội. Trong đó, ảnh hưởng tới môi trường
được chia thành hai chỉ tiêu nhỏ là Năng lượng và Tuân thủ môi trường. Trong khi đó,
ảnh hưởng xã hội được chia thành năm chỉ tiêu: Việc làm, Quan hệ nhân viên, An toàn
và Sức khỏe nghề nghiệp, Giáo dục và đào tạo, Sự đa dạng và cơ hội bình đẳng, và
Cộng đồng địa phương.

GRI THÔNG TIN CÔNG BỐ


STANDARDS

GRI 300: CÔNG BỐ THÔNG TIN THEO TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
( 10 điểm)
GRI 302: NĂNG LƯỢNG

302-1: Tiêu thụ năng lượng trong tổ chức

302-4: Giảm thiểu tiêu hao năng lượng

GRI 307: TUÂN THỦ VỀ MÔI TRƯỜNG

307-1: Không tuân thủ pháp luật và các quy định về môi trường

GRI 400: CÔNG BỐ THÔNG TIN TIÊU CHUẨN XÃ HỘI ( 20 điểm)


401: VIỆC LÀM

401-1: Số lượng nhân viên thuê mới và tỷ lệ thôi việc

401-2: Phúc lợi cung cấp cho các nhân viên toàn thời gian không dành cho
nhân viên tạm thời hoặc bán thời gian

GRI 402: QUAN HỆ VỚI NHÂN VIÊN

402-1: Thời gian thông báo tối thiểu cho nhân viên về sự thay đổi của tổ
24
chức

GRI 403: AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

403-1: Đại diện của người lao động trong các liên ủy ban an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp chính thức giữa ban lãnh đạo và người lao động

403-4: Các chủ đề về sức khỏe và an toàn được đề cập với người lao động
trong thỏa thuận chính thức với công đoàn

GRI 404: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

404-1: Số giờ đào tạo trung bình mỗi năm cho mỗi nhân viên

404-2: Các chương trình nâng cao kỹ năng cho nhân viên và chương trình
hỗ trợ chuyển tiếp

GRI 405: SỰ ĐA DẠNG VÀ CƠ HỘI BÌNH ĐẲNG

405-1: Sự đa dạng của cấp quản lý và nhân viên

405-2: Tỷ lệ lương cơ bản và thù lao của phụ nữ so với nam giới

GRI 413: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

413-1: Những hoạt động có sự tham gia của cộng đồng địa phương, đánh
giá tác động và các chương trình phát triển

Bảng 3.1: Các tiêu chí đánh giá Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Tổng điểm CSR cho ngân hàng thứ i được tính bằng tổng điểm các tiêu chí trên. Điểm
tối đa cho mỗi ngân hàng là 30 điểm.
Score CSR = i=1nScore ( Ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng xã hội)
Trong đó:
Score môi trường = i=1nScore (Năng lượng, tuân thủ môi trường).

3.1.2. Biến phụ thuộc.


25
Các chỉ số Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE) là các biến đo lường hiệu quả tài chính được sử dụng nhiều nhất
trong các nghiên cứu trước đây: Brine (2007), Fauzi (2009), Chih (2010), Uadiale &
Fegbemi (2012), Arshad (2012), Lech (2013), Cornett (2014),...
ROA là một chỉ số đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp,
và đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các cổ phiếu tốt. Trước tiên, chỉ số này
đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả tài sản của một doanh nghiệp trước khi giúp nhà
quản lý đưa ra quyết định đầu tư của mình. ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản
càng lớn. ROA càng cao cho biết công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên số tiền
đầu tư ít hơn. Chỉ số ROA đối với các công ty cổ phần lại càng sự khác biệt bởi nó phụ
thuộc vào các ngành kinh doanh. Theo tiêu chuẩn chung của quốc tế, một doanh
nghiệp được đánh giá là đủ năng lực tài chính khi chỉ số ROA lớn hơn 7.5%.
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
ROA = x 100
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

ROE đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Về mặt lý
thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có
ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Và tất yếu những cổ phiếu có chỉ số
ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn. Một trong những tiêu chí đánh giá công ty có
đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thì chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15%.
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
ROE = x 100
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

Bên cạnh đó, một số chỉ số tài chính cũng được sử dụng trong các nghiên cứu
như chỉ số Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tsoutsoura (2004), Brine (2007),
Ghelli (2013),.. Chỉ số này đánh giá lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng
doanh thu của công ty. ROS càng lớn thì lợi nhuận của công ty càng lớn. Tuy nhiên
ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty thì nên đánh
dựa trên mặt bằng trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt
hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp.
Hệ số q của Tobin cũng là một chỉ số được sử dụng trong nhiều nghiên cứu:
Ghelli (2013), Singh (2014), Inoue & Lee (2011), Choi (2010), Saleh (2008),... Ý
tưởng của Tobin là nếu giá trị thị trường (được đo lường trên thị trường chứng khoán)
của một doanh nghiệp cao hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp đó thì đấy là tín hiệu
26
thị trường cho rằng doanh nghiệp này có triển vọng phát triển. Nếu q lớn hơn 1, công
ty sẽ đẩy mạnh tăng trưởng để đầu tư và ngược lại, nếu q nhỏ hơn 1 thì công ty sẽ bán
bớt cổ phần hoặc giảm đầu tư xuống thấp hơn mức khấu hao để giá trị sổ sách tự động
giảm dần. Và như vậy, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các công ty có q lớn hơn 1 để đưa
vào danh mục đầu tư. Đây là phương pháp để xem xét hiệu quả đầu tư dựa trên sự
phản chiếu của lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai cũng như lợi nhuận hiện tại. Lý
thuyết q của Tobin nhấn mạnh rằng, các quyết định đầu tư không chỉ phụ thuộc vào
các chính sách kinh tế hiện hành mà còn phụ thuộc vào kỳ vọng chính sách trong
tương lai.
Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp đo lường tỷ suất lợi nhuận trên tài
sản bình quân (ROAA), tỷ suất trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA) như các biến
phụ thuộc.
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
ROAA = x 100%
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế


ROEA = x 100%
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

3.1.3. Biến kiểm soát


Các tác giả nghiên cứu tích hợp biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu của
mình như: quy mô doanh nghiệp (Saeidi, 2015), rủi ro ( Jo & Harjoto, 2011), tốc độ
tăng trưởng (Chen & Wang, 2011), ngành nghề kinh doanh (Deng, 2013),... Tuy nhiên,
các biến quy mô, rủi ro và ngành nghề được sử dụng nhiều nhất.
Nghiên cứu này sử dụng 3 biến kiểm soát gồm quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy
tài chính và tốc độ tăng trưởng lãi thuần:
3.1.3.1. Quy mô doanh nghiệp
Dựa vào các nghiên cứu trong quá khứ, quy mô của doanh nghiệp được chứng
minh đóng vai trò trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Trotman
& Bradley, 1981). Những doanh nghiệp lớn thường sẽ thu hút được sự chú ý của công
chúng tốt hơn, và có thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng danh tiếng (Fombrun &
Shanley, 1990), có cơ hội tiếp cận với các nguồn tài nguyên và nguồn vốn dễ dàng
hơn.
Ngoài ra, Nagib Salem Bayoud (2012, 1990) cho rằng các doanh nghiệp có quy
mô lớn thường kiếm được lợi nhuận lớn hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Tuy
27
nhiên các doanh nghiệp quá lớn hoặc quá nhỏ thường gặp phải các vấn đề về quản trị,
do đó làm giảm hiệu quả tài chính ( Admassie & Matambalya, 2002).
Để đo lường quy mô, thông thường có 3 cách tiếp cận: tổng tài sản, số lượng
nhân viên và doanh thu hàng năm. Trong nghiên cứu này, quy mô được đo bằng
logarithm tự nhiên của tổng tài sản.
3.1.3.2. Đòn bẩy tài chính (LEV)
Hệ số đòn bẩy tài chính là một công cụ hữu ích cho các nhà đầu từ và người
quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp cần vay một lượng vốn lớn để đầu tư nhà xưởng, công nghệ, thiết bị, và trả
lương cho công nhân. Đối với các nhà đầu tư, việc họ có dám đầu tư hay không còn
phụ thuộc xem mức nợ của tổ chức có bền vững hay không. Để đánh giá điều này, các
hệ số đòn bẩy tài chính là yếu tố nên được xem xét. Một hệ số đòn bẩy thấp hay cao có
thể được tính toán bằng cách sử dụng phép đo đòn bẩy. Các hệ số đòn bẩy tài chính
bao gồm:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ
Tỷ lệ nợ trên tài sản =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả


Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu =
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay =
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦

Trong nghiên cứu này sử dụng chỉ số Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu làm một
biến kiểm soát. Đây là một trong những hệ số đòn bẩy tài chính được sử dụng thông
dụng nhất, phản ánh tỷ lệ nợ và nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt
động kinh doanh của mình. Nếu chỉ số này lớn hơn 1 có nghĩa doanh nghiệp đang đi
vay nhiều hơn nguồn vốn mình có, có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và biến động lãi
suất.
Hệ số đòn bẩy tài chính được sử dụng trong một số nghiên cứu về trách nhiệm
xã hội và hiệu quả tài chính như: Nguyễn Thị Minh Huệ & Đặng Tùng Lâm (2017);
Tạ Thị Thúy Hằng, Trần Văn Thuận & Nguyễn Thị Thu Hằng (2019),...
3.1.3.3. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cho biết mức độ lợi nhuận của năm sau
so với năm trước, là tiêu chí đánh giá doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn hay kém hơn
so với năm trước đo.
28
𝐿𝑁 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑛ă𝑚 𝑡− 𝐿𝑁 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑛ă𝑚 (𝑡−1)
Tốc độ tăng trưởng = x 100
𝐿𝑁 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑛ă𝑚 𝑡−1

3.2. Câu hỏi nghiên cứu


Các câu hỏi nghiên cứu được tổng kết qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Các giả thiết nghiên cứu

Từ đó ta có các giả thiết cần được kiểm tra:


Giả thiết 1:
H0: Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số ROAA của các ngân hàng
được nghiên cứu.
H1: Trách nhiệm xã hội không có tác động đến chỉ số ROAA của các ngân hàng được
nghiên cứu.
Giả thiết 2:
H0: Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số ROEA của các ngân hàng
được nghiên cứu.
H2: Trách nhiệm xã hội không có tác động đến chỉ số ROEA của các ngân hàng được
nghiên cứu.
3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
29
Các dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được thu thập từ Báo cáo thường niên
của 25 ngân hàng được niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm 2018. Các thông tin
được thu thập bao gồm các thông tin về ảnh hưởng đến môi trường, các hoạt động xã
hội cũng như chính sách nhân sự của các ngân hàng được công bố. Từ đó, đây là cơ sở
để tính toán điểm CSR của từng ngân hàng. Bên cạnh đó, các thông tin được công bố
trên Báo cáo tài chính đã được kiểm toán như: nợ, nguồn vốn, lợi nhuận,... được sử
dụng để tính các chỉ tiêu tài chính và các biến kiểm soát.
3.4. Phương pháp xử lí dữ liệu
3.4.1. Phương pháp sử dụng mô hình hồi quy
Sau khi tính điểm trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính cho từng ngân hàng,
chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để nghiên cứu mối quan hệ CSR-CFP. Theo
Field (2009, p120), mô hình hồi quy đa biến sử dụng phù hợp trong trường hợp nghiên
cứu bao gồm việc xác định kết hợp tuyến tính với các biến dự đoán có tương quan
mạnh với biến phụ thuộc.
Thông thường mô hình hồi quy có dạng: Y =1 + 2X2+ 3X3+.... +nXn + i
Trong đó:
Y : biến phụ thuộc
X: biến độc lập
1: Hệ số chặn
2,..,n: Hệ số góc, phản ánh tác động của biến X1, X2 ,..,Xn tới biến Y
i : Sai số ngẫu nhiên
3.4.2. Định nghĩa các biến
Frankfort-Nachmias (2008) đã phân loại đặc điểm của các biến trong nghiên
cứu định lượng thành: phân tích, đo lường và tính chất có quan hệ với nhau.
Theo như nghiên cứu trên, tính chất phân tích của các biến thể hiện vai trò của
mỗi biến trong việc giải thích mô hình nghiên cứu, bao gồm biến độc lập, biến phụ
thuộc và biến kiểm soát. Biến kiểm soát là biến số có quan hệ với biến phụ thuộc, mà
ảnh hưởng của nó cần được loại bỏ. Tác dụng của nó nhằm củng cố mối quan hệ của
biến phụ thuộc và biến độc lập.
Tính chất đo lường được thể hiện ở việc số liệu được đo lường một cách ngẫu
nhiên hay liên tục. Điều này vô cùng quan trọng khi nghiên cứu định tính sử dụng
30
công cụ thống kê để xử lý dữ liệu của nghiên cứu. Cuối cùng, tính chất quan hệ giữa
các biến thể hiện mối quan hệ giữa các biến có thể tích cực hay tiêu cực và mức độ ảnh
hưởng.

3.4.3. Mô hình phân tích ảnh hưởng của CSR lên hiệu quả tài chính
Mô hình hồi quy được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả
tài chính của các ngân hàng được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
ROAAi= 1+ 2CSRi + 3Sizei + 4LEVi+ 5GRi+i
ROEAi= 1+ 2CSRi + 3Sizei + 4LEVi+ 5GRi+i
Trong đó:
1: Hệ số chặn
2,...,5: Hệ số góc của các biến độc lập và kiểm soát tương ứng.
CSRi: Tổng điểm trách nhiệm xã hội
Sizei: Quy mô của doanh nghiệp
LEVi: Hệ số đòn bẩy tài chính
GRi: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế.
31
32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thống kê mô tả các biến số


Kết quả thống kê mô tả các biến số được phân tích bởi phần mềm SPSS:

N Max Min Mean Std.Deviation Skew- ness Kurtosis

CSR 25 26 4 11.96 7.64161 0.788 -0.682

ROAA 25 2.87 0.04 0.8276 0.76739 1.256 0.961

ROEA 25 27.73 0.83 10.8164 8.5692 0.539 -0.996

SIZE 25 34.81 30.65 32.7472 1.13316 0.124 -0.656

LEV 25 29.7 4.93 14.0256 5.51493 0.829 1.63

GR 25 217.48 -31.4 44.8276 66.2109 1.058 0.923

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến số.


Theo kết quả được phân tích ở trên, giá trị CSR của các ngân hàng dao động từ
4-26 điểm trên thang 30 điểm, với giá trị trung bình của 25 ngân hàng đạt 11.96/30
điểm. Điều này chứng tỏ việc áp dụng CSR vẫn khá thấp và chưa phổ biến trong các
ngân hàng tại Việt Nam.
Chỉ số ROAA của các ngân hàng có giá trị thấp nhất là 0.04% và cao nhất đạt
2.87%. Đây là những con số thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
chưa hiệu quả. Các ngân hàng cần đưa ra các biện pháp để cải thiện hơn hiệu quả sử
dụng tài sản của mình.
Với chỉ số ROEA, có mức dao động lớn trong khoảng từ 0.83% - 27.73% với
giá trị trung bình đạt 10.8164%. Con số này cho thấy có những ngân hàng đã đạt được
mức hiệu quả sử dụng vốn rất cao. Đối với những ngân hàng đạt mức thấp cần phải
đưa ra các biện pháp nâng cao chỉ số này để cải thiện năng lực cạnh tranh và năng lực
tài chính của mình. Xét chung toàn ngành, chỉ số ROEA đạt 10.8164% chưa đạt đến
chuẩn quốc tế nhưng đây cũng là một con số khá tốt.
33
Quy mô của các ngân hàng tại Việt Nam không có sự chênh lệch quá nhiều, dao
động từ 30.65-34.81 nhưng có sự chênh lệch rất lớn giữa tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
trước thuế. Có ngân hàng đạt mức tăng trưởng hơn 217% nhưng cũng có ngân hàng lại
đạt mức tăng trưởng âm -31.4%. Điều này đòi hỏi các ngân hàng top dưới bên cạnh
những chính sách ưu đãi, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc
khách hàng để thu hút khách hàng, thì cũng cần phải có các hoạt động quảng bá
thương hiệu, nâng cao uy tín để cải thiện lợi thế cạnh tranh. Xét chung toàn ngành ,
mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trung bình khá cao hơn 44%, chứng tỏ ngân
hàng là một ngành hết sức tiềm năng.
Chỉ số LEV càng thấp thì chứng tỏ ngân hàng hoạt động các hiệu quả. Tất cả
các ngân hàng trong nghiên cứu đều có nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu, mức trung
bình đạt 14.0256. Chỉ số này cho biết tỉ lệ đi vay của doanh nghiệp gấp hơn 14 vốn
chủ sở hữu, khiến các ngân hàng có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ và biến động lãi
suất.

4.2. Kiểm định các giả thuyết


4.2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Trong mô hình hồi quy, hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc
lập trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số. Ví dụ có hai
biến độc lập A và B, khi A tăng thì B tăng, A giảm thì B giảm…. thì đó là một dấu
hiệu của đa cộng tuyến. Hiện tượng đa cộng tuyến vi phạm giả định của mô hình hồi
qui tuyến tính cổ điển là các biến độc lập không có mối quan hệ tuyến tính với nhau.
Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, VIF (Variance Inflation Factor) được sử
dụng để phát hiện hiện tượng này. Giá trị tối đa của VIF là 10, nếu giá trị của VIF lớn
hơn 10 sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Dưới đây là bảng kết quả VIF được chạy
bởi phần mềm SPSS:

Các biến số Biến phụ thuộc ROAA Biến phụ thuộc ROEA

VIF VIF

CSR 2.073 2.073

SIZE 2.624 2.624


34
LEV 1.375 1.375

GR 1.072 1.072

Bảng 4.2. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến với biến độc lập
Qua bảng trên, ta thấy các giá trị VIF của các biến đều nhỏ hơn 4, do đó không
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4.2.2. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Một trong những giả định khi thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến là giả định
phương sai không thay đổi. Nếu xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi, kết quả của
phương trình hồi quy không chính xác, từ đó khiến người nghiên cứu đánh giá nhầm
chất lượng của phương trình hồi quy tuyến tính.
Ta có giả thiết:
H0: Không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
H1: Xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
Thực hiện phân tích tương quan hạng Spearman để kiểm định giả thiết. Nếu Sig
(2-tailed) < = 0.05 thì H0 bị bác bỏ, H1 được chấp nhận.
Kết quả của kiểm định được trình bày dưới bảng sau:

SIZE LEV GR

Sig (2-tailed) 0.855 0.64 0.211

Bảng 4.3. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Như vậy, tất cả các giá trị Sig trong tương quan hạng giữa ABSRES và các biến
độc lập đều lớn hơn 0.05, do đó phương sai phần dư là đồng nhất, giả định không đổi
không bị vi phạm.
4.2.3. Kiểm định mối quan hệ giữa Hiệu quả tài chính và CSR.
Ta có giả thiết đã được thiết lập:
Giả thiết 1:
H0: Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số ROAA của các ngân
hàng được nghiên cứu.
35
H1: Trách nhiệm xã hội không có tác động đến chỉ số ROAA của các ngân hàng
được nghiên cứu.
Giả thiết 2:
H0: Trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số ROEA của các ngân
hàng được nghiên cứu.
H2: Trách nhiệm xã hội không có tác động đến chỉ số ROEA của các ngân hàng
được nghiên cứu.
Bằng phương pháp phân tích hồi quy đa biến, chúng ta có các kết quả sau:

ROAA ROEA

R2 0.636 0.587

R2 hiệu chỉnh 0.564 0.504

Durbin - Watson 1.610 1.539

F kiểm định 8.748 7.095

Sig 0.000b 0.001b

Bảng 4.4: Tóm tắt mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc
Qua bảng trên ta thấy, sự thay đổi của ROAA có thể được giải thích bởi 56.4%
sự thay đổi của các biến độc lập. Tương tự, sự thay đổi của ROEA được giải thích bởi
50.4% sự thay đổi của biến độc lập. Giá trị Sig của 2 kiểm định đều nhỏ hơn 0.05
chứng tỏ mô hình hồi quy được xây dựng phù hợp với tổng thể.

ROAA ROEA

Std. Coeff () Sig Std Error Coeff () Sig


Error

Const 4.554 0.001 -183.428 54.222 0.003

CSR 0.019 -0.202 0.311 0.018 0.232 0.938

SIZE 0.148 0.918 0.000 6.237 1.761 0.002


36
LEV 0.022 -0.813 0.000 -0.881 0.262 0.003

GR 0.002 0.311 0.038 0.047 0.019 0.023

Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy với các biến phụ thuộc
Hai giá trị Sig trong 2 kiểm định đều có giá trị lớn hơn 0.05, do đó ta có thể kết
luận CSR không có ảnh hưởng đến ROAA và ROEA của các ngân hàng được nghiên
cứu.
37
38
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC
KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu


Kết quả nghiên cứu trên đã không chỉ ra được mối liên hệ nào giữa CSR và hiệu
quả tài chính của các ngân hàng, trùng với kết quả của một số nghiên cứu trước đây
như nghiên cứu của Perkins Cheung và Wilson Mak (2010), Maryam Mangantar
(2019), Alexander & Buchholz (1978); Aupperle, Carroll, & Hatfield (1985); Cochran
& Wood (1984); Ullman (1985), Brine, Brown & Hackett (2007) ;Becchetti,
Giacomo,& Pinnacchio (2008); Lech (2013); Chih,& Chen (2010).
Điều này có thể được lý giải bởi các hoạt động CSR được thực hiện tại thời
điểm nghiên cứu của các ngân hàng không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các
đối tượng được nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể giải thích kết quả bằng
việc chỉ ra rằng tuy việc áp dụng và thực hiện nhiều chương trình vì cộng đồng và xã
hội như các chương trình tình nguyện, các chính sách với người lao động,.. việc thực
hiện báo cáo trách nhiệm xã hội của các ngân hàng còn nhiều hạn chế. Nhiều ngân
hàng mới chỉ bước đầu tiếp cận quá trình báo cáo này, được thể hiện qua việc nội dung
báo cáo chưa sâu rộng, không có nhiều tiêu chí được báo cáo hoặc không thực hiện
báo cáo. Có rất ít ngân hàng áp dụng được mẫu báo cáo TNXH do Báo cáo sáng kiến
toàn cầu đề ra và thực hiện báo cáo một cách bài bản, đầy đủ các tiêu chí như ngân
hàng BIDV, HD Bank, Sacombank,…
Một nguyên nhân khác có thể do Báo cáo TNXH mới ở trong giai đoạn đầu
phát triển ở Việt Nam. Việc áp dụng TNXH cần một khoảng thời gian và quá trình lâu
dài chứ không phải là sự thay đổi nhanh chóng (Lin, 2010). Trong giai đoạn này, có
khoảng cách nhất định giữa những tiêu chí trong báo cáo và việc thực tế thực hiện
chúng. Thực tế cho thấy việc áp dụng CSR vẫn chưa thật sự phổ biến, chưa được các
doanh nghiệp quan tâm đúng mức và áp dụng nó như một chiến lược kinh doanh để
gây dựng thương hiệu và có lợi thế trong cạnh tranh. CSR xâm nhập vào Việt Nam
thông qua các hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài như Honda, Unilever,
Western Union,…. Từ đó đến nay, Chính phủ vẫn luôn khuyến khích các doanh
nghiệp phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm xã hội, coi đó là mục tiêu phấn đấu văn hóa
39
kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh, từ đó đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, những rào cản và thách thức
cho các doanh nghiệp Việt áp dụng CSR bao gồm: nhận thức về khái niệm CSR còn
hạn chế; năng suất bị ảnh hưởng khi đồng thời phải thực hiện nhiều quy tắc ứng xử;
thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR, đặc biệt là đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ; sự nhầm lẫn giữa các quy định của Bộ Luật Lao động và
các quy định CSR; những quy định trong nước ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy
tắc ứng xử.
Chúng ta có thể thấy rõ rằng, sự hiểu biết của nhiều ngân hàng về các khái niệm
CSR chưa đầy đủ. Nhiều đơn vị chỉ quan niệm đó là các hoạt động tình nguyện, từ
thiện vì cộng đồng mà không hiểu được rằng nó phải được thực hiện trực tiếp trong
toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn thế nữa, tính pháp lý của việc đánh
giá CSR ở nước ta còn gặp nhiều hạn chế. Trên thực tế, mặc dù đã có nhiều bộ quy tắc
ứng xử COC, và các tiêu chuẩn chế định khác như GRI, WRAP, ISO 14000,… tuy
nhiên lại không phải là thoả thuận giữa các chính phủ hay quy định của các công ước
quốc tế, mà thường vẫn chỉ là ràng buộc do chính các doanh nghiệp tự đặt ra, vì thế
còn thiếu tính pháp định quốc gia và càng thiếu tính pháp định thông lệ quốc tế.
Tổng hợp 42 nghiên cứu từ năm 2003 đến 2012, Wang & các cộng sự (2015)
chỉ ra rằng mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính sẽ mạnh mẽ hơn cho các
doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế phát triển hơn là những nền kinh tế đang phát
triển. Chúng ta có thể thấy, CSR sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn ở các nước phát triển có
hệ thống thể chế hoàn thiện, có chế thị trường hiệu quả.
5.2. Khuyến nghị
5.2.1. Kiến nghị thúc đẩy thực hiện CSR
Tuy kết quả nghiên cứu trên đã không chỉ ra được mối liên hệ nào giữa CSR và
hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp
vẫn nên nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội hướng tới mục đích lâu dài là sự phát triển
bền vững của lĩnh vực ngân hàng nói riêng và toàn thể môi trường nền kinh tế nói
chung.
Kiến nghị Ngân hàng nhà nước
Yêu cầu các ngân hàng thương mại xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn
CSR, áp dụng chế độ báo cáo về CSR và có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động CSR
40
trong chiến lươc phát triển. Hướng tới vai trò cầm lái trong chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh. Phối hợp với tổ chức nước ngoài để tổ chức những hội thảo, diễn đàn,
cuộc điều tra, khảo sát nhằm tăng cường nhận thức về CSR tại các ngân hàng thương
mại.
Kiến nghị Chính phủ
Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam nhằm tạo sở sở pháp lý
vững chắc cho các vấn đề CSR. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế dựa trên kinh nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế, có điều
chỉnh theo điều kiện trong nước, bối cảnh ngành và điều kiện của các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Khi các chỉ tiêu đánh giá CSR được áp dụng, vai trò khuyến
khích doanh nghiệp thực hiện CSR sẽ được phát huy.
Hoàn thiện bộ máy, cơ chế hoạt động của công tác thanh tra kiểm tra về thực
hiện CSR. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh và
trách nhiệm xã hội ở Việt Nam. Triển khai đưa CSR vào chương trình giáo dục của
các trường đại học.
Kiến nghị các Bộ Ban ngành
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phát huy vai trò của mình trong mỗi hoạt động
cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Bộ có chức năng là cầu nối trung gian giữa
các ngân hàng thương mại các doanh nghiệp, tổ chức về những nội dung xung quanh
vấn đề môi trường. Trong quá trình thực hiện chức năng triển khai đánh giá môi
trường, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên
và Môi trường cần tham gia vào việc hỗ trợ, hướng dẫn và tư vấn cho các ngân hàng.
Ngoài ra, cũng nên sớm đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các thanh
tra của Bộ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Từng bước xây dựng CSR như một tiêu chí để lựa
chọn nhà đầu tư vào Việt Nam. Chủ trương tăng cường hợp tác với các quốc gia đã
thực hiện tốt CSR và ứng dụng kinh nghiệm thực hiện CSR trong lĩnh vực ngân hàng
Việt Nam.
5.2.2. Kiến nghị đề xuất tăng hiệu quả tài chính
Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước
41
Điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng linh hoạt phù hợp với biến
động thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động chính sách tiền tệ thông qua các
công cụ điều tiết như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu, tái cấp vốn, lãi suất.
Thực hiện tốt công tác xây dựng và ban hành các quy chế quản lý và hoạt động
phù hợp với chuẩn mực quốc tế: hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả và an
toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, quản trị rủi ro, quản trị tài sản Nợ - tài sản
Có, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán và báo cáo tài chính. Xây dựng triển
khai các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại.
Kiến nghị Chính phủ
Chính phủ phải đảm bảo điều tiết môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định.
Đây là điều kiện tiên quyết để hoạt động kinh doanh của ngân hàng được ổn định và
hiệu quả. Việc điều hành, giám sát nền kinh tế có hiệu quả nhằm duy trì mức tăng
trưởng ổn định của nền kinh tế sẽ giúp hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng nói
riêng và các chủ thể kinh tế nói chung có môi trường phát triền ổn định và bền vững.
Thường xuyên quan tâm, giám sát và theo dõi sự phát triển của các ngành nghề
trong xã hội. Đánh giá, phân tích và dự báo rủi ro trong thị trường tài chính nhằm đưa
ra chính sách, phương hướng hoạt động phù hợp cho ngành ngân hàng, định hướng
cho Ngân hàng Nhà nước có những chính sách hoạt động cụ thể nhằm phát triển phù
hợp với cơ chế thị trường.
Có những chính sách phù hợp để hỗ trợ các Ngân hàng thương mại vượt qua gia
đoạn khó khăn như các chính sách nhằm ổn định và làm khởi sắc thị trường chứng
khoán, các gói giải pháp nhằm kích thích, cải thiện và phá băng thị trường bất động
sản, giải quyết hàng tổn kho, thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện
miễn/giảm các loại thuế cho các ngân hàng sau tái cơ cấu giúp ngân hàng thuộc diện
tái cơ cấu giảm thiếu chi phí hoạt động, giảm thiểu gánh nặng về thuế, ổn định hoạt
động kinh doanh.
5.3. Hạn chế của đề tài
Bên cạnh những kết luận và nhận xét, nghiên cứu cũng gặp phải một số những
khó khăn và hạn chế.
Thứ nhất, kế hoạch là chọn ngẫu nhiên mẫu nhưng điều này không đạt được do
khung lấy mẫu không hoàn chỉnh.
42
Thứ hai, còn có hạn chế về số lượng ngân hàng nghiên cứu do không có thông
tin dữ liệu đầy đủ về tài chính và trách nhiệm xã hội của một số ngân hàng. Kích thước
mẫu với 25 ngân hàng trong tổng số 57 ngân hàng tại Việt Nam cũng ảnh hưởng đến
kết quả của nghiên cứu.
Thứ ba, do sự hạn chế về các báo cáo nên nghiên cứu chỉ được tiến hành dựa
trên thông tin mới nhất và đầy đủ nhất của năm 2018.
Thứ tư, cách đánh giá trách nhiệm xã hội tuy dựa vào dữ liệu trên báo cáo
thường niên của các ngân hàng nhưng vẫn chứa đựng ý kiến chủ quan của người thực
hiện nghiên cứu.
Thứ năm, nghiên cứu bị giới hạn ở hai chỉ số hiệu quả tài chính ROAA và
ROAE, và ba biến kiểm soát (quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng
trưởng lãi)
5.4. Định hướng các nghiên cứu tiếp theo
Từ việc rút ra một số hạn chế trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số định hướng
cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội lên hiệu
quả tài chính của 25 công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam 2018. Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu
với quy mô mẫu lớn hơn, áp dụng phương pháp theo chiều dọc bằng việc sử dụng dữ
liệu một giai đoạn kinh doanh. Điều này có thể làm tăng độ tin cậy cho các kết quả
phân tích.
Thứ hai, nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nghiên cứu tiếp theo có thể so
sánh chéo giữa các lĩnh vực khác nhau trong thị trường kinh tế Việt Nam; hay so sánh
với các nghiên cứu khác trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và các nước trong khu vực
Đông Nam Á. Các nghiên cứu tiếp theo cũng có thể so sánh với nghiên cứu của các
nước phát triển và các nước đang phát triển khác có đặc điểm thị trường tương đương
Việt Nam để hiểu rõ được bản chất và mức độ thực hành trách nhiệm xã hội cũng như
những ảnh hưởng của nó lên hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Thứ ba, nghiên cứu thu thập dữ liệu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chủ
yếu từ phân tích báo cáo thường niên. Các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng thêm
các báo cáo công khai khác như báo cáo trách nhiệm xã hội, báo cáo bền vững,… để
43
dữ liệu thu được khách quan và đầy đủ hơn trong điều tra mức độ thực hành trách
nhiệm xã hội và ảnh hưởng của nó lên hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Thứ tư, nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi trách nhiệm xã hội để đo lường mức
độ thực hành trách nhiệm xã hội. Bảng câu hỏi mới chỉ dừng lại ở hai khía cạnh môi
trường và xã hội. Để tăng độ tin cậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng sang các
khía cạnh như sản phẩm và người lao động, sử dụng các kỹ thuật khác trong quá trình
thu thập các hoạt động trách nhiệm xã hội bằng phân tích nội dung hạn như đếm chữ,
đếm câu, đếm đoạn...
Cuối cùng, nghiên cứu bị giới hạn ở hai chỉ số hiệu quả tài chính ROAA và
ROEA, và ba biến kiểm soát (quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng
trưởng lãi). Các nghiên cứu tiếp theo có thể đưa thêm các biến kiểm soát khác (quản trị
công ty, quyền con người, thực hành lao động, công bằng trong hoạt động, khách
hàng, các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô,...) và sử dụng thêm các chỉ số hiệu quả tài
chính (hệ số q của Tobin - TBQ, thu nhập trên mỗi cổ phần - EPS, lợi nhuận cổ phiếu -
SR, lợi nhuận ròng biên - NPM) để phân tích mức độ ảnh hưởng của trách nhiệm xã
hội lên hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
44
45
TỔNG KẾT
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp lên hiệu
quả tài chính của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam ” đã không
chỉ ra được mối quan hệ nào giữa CSR bao gồm “trách nhiệm với môi trường”, “trách
nhiệm với xã hội” và hiệu quả tài chính được đo lường thông qua các chỉ số ROAA,
ROEA trùng với kết quả của một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Perkins
Cheung và Wilson Mak (2010), Maryam Mangantar (2019), Alexander & Buchholz
(1978); Aupperle, Carroll, & Hatfield (1985); Cochran & Wood (1984); Ullman
(1985), Brine, Brown & Hackett (2007) ;Becchetti, Giacomo,& Pinnacchio (2008);
Lech (2013); Chih,& Chen (2010). Từ thông tin thực tế và kết quả nghiên cứu, các
ngân hàng nên nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội hướng tới mục đích lâu dài là sự
phát triển bền vững của lĩnh vực ngân hàng nói riêng và toàn thể môi trường nền kinh
tế nói chung. Bên cạnh đó, Nhà nước, Chính phủ và các bộ Ban ngành cần quan tâm
hơn đến việc áp dụng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát huy vai trò của
mình trong việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về CSR cũng như tạo điều kiện
để các ngân hàng ngày càng nâng cao trách nhiệm xã hội.
Tóm lại, mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính vẫn là một chủ đề gây
nhiều tranh cãi. Các kết quả không nhất quán của các nghiên cứu như vậy tạo thành cơ
hội để khám phá thêm về chủ đề này trong các bối cảnh, phạm vi và lĩnh vực khác
nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Châu Thị Lệ Duyên & Nguyễn Minh Cảnh (2013). ‘Phân tích những nhân tố thúc
đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
thành phố Cần Thơ’. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Đại học Cần Thơ.
25 (2013).

2. Hồ Thị Vân Anh (2018). ‘Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Bằng chứng từ
công ty niêm yết Việt Nam’. Luận án tiến sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh.

3. Trần Anh Phương (2009). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận
dụng ở Việt Nam hiện nay. Trang web Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Tài liệu Tiếng Anh

1. Accounting 4 Sustainability. (2015). A4S aims. Retrieved from

http://www.accountingforsustainability.org/en/about-us/overview.html
2. Abbott, W. F., & Monsen, R. J. (1979). On the measurement of corporate social
responsibility: Self-reported disclosures as a method of measuring corporate social
involvement. Academy of Management Journal, 22(3), 501-515.

3. Adeleke, C. J. (2014). Corporate social responsibility in the Nigerian banking sector


(Doctoral dissertation).

4. Adeyanju, O. D. (2012). An assessment of the impact of corporate social


responsibility on Nigerian society: The examples of banking and communication
industries. Universal Journal of Marketing and Business Research, 1(1), 17-43.

5. Akanbi, P. A. & Ofoegbu, O. E. (2012). Impact of corporate social responsibility on


bank performance in Nigeria. Journal of US-China Public Administration, 9(4),374-
383.

Retrieved from: http://www.davidpublishing.org


6. Ararat, M. (2008). A Development Perspective for Corporate Social Responsibility:
Case of Turkey. Corporate Governance: The International Journal of Business in
Society, 8(3), 271- 285.

7. Arshad, R., Mansor, S. M., & Othman, R. (2012). Market orientation, firm
performance and the mediating effect of corporate social responsibility. Journal of
Applied Business Research, 28(5), 851.

8. Barnett, M. L., & Salomon, R. M. (2006). Beyond dichotomy: The curvilinear


relationship between social responsibility and financial performance. Strategic
Management Journal, 27(11), 1101-1122.

9. Becchetti, L., Ciciretti, R. (2009). Corporate social responsibility and stock market
performance. Applied Financial Economics, 19(16), 1283-1293.
10. Becchetti, L., Ciciretti, R., & Giovannelli, A. (2013). Corporate social
responsibility and earnings forecasting unbiasedness. Journal of Banking and Finance,
37

11. Berman, S. L., Wicks, A. C., & Jones, T. M. (1999). Does stakeholder orientation
matter? The relationship between stakeholder management models and firm financial
performance. Academy of Management Journal, 42(5), 488-506.

12. Bettis, R. A. (1983). Modern financial theory, corporate strategy and public policy:
Three conundrums. Academy of Management Review, 8(3), 406-415.

13. Bona, A. K. (2012). The impact of corporate governance on corporate financial


performance (Doctoral dissertation).

14. Brine, M., Brown, R. & Hackett, G. (2007). Corporate social responsibility and
financial performance in the Australian context, Economic Round-up, 3(4), 47-58.

15. Carroll, A. B. (1979). A three-dimensional model of corporate performance.


Academy of Management Review, 4(4), 497-505.

16. Chen, C. & Delmas, M. (2011). Measuring corporate social performance: An


efficiency perspective. Production and Operations Management, 20(6), 789-904.

17. Chen, H., & Wang, X. (2011). Corporate social responsibility and corporate
financial performance in China: An empirical research from Chinese firms. Corporate
Governance, 11(4), 361-370.

18. Chih, H., Chih, H. & Chen, T. (2010). On the determinants of corporate social
responsibility: International evidence on the finance industry. Journal of Business
Ethics, 93,115-135.

19. Choi. J., Kwak, Y., & Choe, C. (2010). Corporate social responsibility and
corporate financial performance: Evidence from Korea. Australian Journal of
Management, 35, 291-311.

20. Collins, J. (2013). Maharishi Vedic Science for a sustainable society.(Unpublished


M.A.thesis).Maharishi University of Management, Fairfield, Iowa.
21. Cornett, M. M., Erhemjamts, O., & Tehranian, H. (2014). Corporate Social
Responsibility and its Impact on Financial Performance: Investigation of US
Commercial Banks. Waltham Journal, 1, 1-53.

22. Dawkins, C. E. & Fraas, J. W. (2013). An exploratory analysis of corporate social


responsibility and disclosure. Business Society, 52(2), 245-281.

23. Deng, X., Kang, J., & Low, B. S. (2013). Corporate social responsibility and
stakeholder value maximization: Evidence from mergers. Journal of Financial
Economics, 110, 87-109.

24. Doh. J., Howton, S., Howton S., & Siegel, D. (2010). Does the market respond to
an endorsement of social responsibility? The role of institutions, information, and
legitimacy. Journal of Management, 36(6), 1461-1485.

25. Fauzi, H. (2009). Corporate social and financial performance: Empirical evidence
from American companies. Globsyn Management Journal. 3(1), 2534.

26. Flammer, C. (2013). Does corporate social responsibility lead to superior financial
performance? A regression discontinuity approach, MIT Sloan School of Management
Working Paper Series.

27. Freeman, R. E. (1984). Strategic management: A stakeholder perspective. Boston:


Pitman

28. Friedman, M. (1970). The social responsibility of business is to increase its profits.
The New York Times Magazine, 122-126.

29. Global Reporting Initiative. G4 Sustainability Reporting Guideliness: Reporting


Principles and Standard Disclosures.

30. Harrison, J. S., & Freeman, R. E. (1999). Stakeholders, social responsibility, and
performance: Empirical evidence and theoretical perspectives. Academy of
management Journal, 42(5), 479-485.

31. Henderson, D. (2001). The case against corporate social responsibility. A Journal
of Public Policy and Ideas, 17(2), 28.
32. Inoue, Y., & Lee, S. (2011). Effects of different dimensions of corporate social
responsibility on corporate financial performance in tourism-related industries.
Tourism Management, 32(4), 790-804.

33. Lech, A. (2013). Corporate social responsibility and financial performance:


theoretical and empirical aspects. Comparative Economic Research, 16(3), 49-62.

34. Lee, S., & Park, S. (2010). Financial impacts of socially responsible activities on
airline companies. Journal of Hospitality and Tourism Research, 34(2), 185-203.

35. Margolis, J. D., Elfenbein, H. A., & Walsh, J. P. (2007). Does it pay to be good? A
meta-analysis and redirection of research on the relationship between corporate social
and financial performance.

36. Margolis, J. D., & Walsh, J. P. (2003). Misery loves companies: Rethinking social
initiatives by business. Administrative science quarterly, 48(2), 268-305.

37. McGuire, J., Schneeweis, T., & Hill, J. (1986). An analysis of alternative measures
of strategic performance. Advances in strategic management, 4(2).

38. Moore, G. (2001). Corporate social and financial performance: an investigation in


the UK supermarket industry. Journal of Business Ethics, 34(3-4), 299-315.

39. Palmer, H. J. (2012). Corporate Social Responsibility and Financial Performance:


Does it pay to be Good?

40. Roberts, R. W. (1992). Determinants of corporate social responsibility disclosure:


An application of stakeholder theory. Accounting, Organizations and Society, 17(6),
595-612.

41. Saleh, M., Zulkifli, N., & Muhamad, R. (2008). An empirical examination of the
relationship between corporate social responsibility disclosure and financial
performance in an emerging market. International Journal of Productivity and
Performance Management,59(3), 229-254.

42. Siegel, D. S. (2009). Green management matters only if it yields more green: An
economic/strategic perspective. Academy of Management Perspectives, 23(3), 5-16.

43. Soloman, R., & Hansen, K. (1985).It's good business. New York: Atheneum.
44. Spicer, B. H. (1978). Investors, corporate social performance and information
disclosure: An empirical study. Accounting Review, 94-111.

45. Ta Thi Thuy Hang, Tran Van Thuan, Nguyen Thi Thu Hang (2019). Impact of
Corporate Social Responsibility Disclosures on the Financial Performance of company
listed on Vietnam Stock market.

46. Ullmann, A. (1985). Data in search of a theory: A critical examination of the


relationships among social performance, social disclosure, and economic performance.
Academy of Management Review, 10, 540-577.

47. Waddock, S., & Rasche, A. (2012).Building the responsible enterprise: Where
vision and values add value. Stanford: CA: Stanford University Press.

48. Wang, H., & Choi, J. (2013). A new look at the corporate social financial
performance relationship: The moderating roles of temporal and interdomain
consistency in corporate social performance. Journal of Management, 39(2), 416-441.

49. Wang, W., Lu, W., Kweh, Q. L., & Lai, H. (2014). Does corporate social
responsibility influence corporate performance of the U.S. telecommunication
industry? Telecommunications Policy, 38, 580-591.

50. Wood, D. J. (2010). Measuring corporate social performance: A review.


International Journal of Management Reviews, 12, 50-84.

51. Yang, F., Lin, C. & Chang, Y. (2010). The linkage between corporate social
performance and corporate financial performance. African Journal of Business
Management, 4(4), 406-413.

You might also like