You are on page 1of 116

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI

GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC: KINH TẾ VĨ MÔ1
NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: LIÊN THÔNG CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-CĐCG ngày … tháng.... năm……
của Trường cao đẳng Cơ Giới

Quảng Ngãi, năm 2022


(Lưu hành nội bộ)
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Vài nét về xuất xứ giáo trình:
Giáo trình này được viết theo Kế hoạch Biên soạn, chỉnh biên giáo trình năm 2022
của Trường Cao đẳng Cơ Giới về việc triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo
Luật Giáo dục nghề nghiệp để làm tài liệu dạy trình độ Liên thông Cao đẳng.
Quá trình biên soạn:
Trên cơ sở tham khảo các giáo trình, tài liệu về Kinh tế vĩ mô, kết hợp với các kiến
thức, kinh nghiệm thực tế phù hợp với ngành nghề, giáo trình này được biên soạn có sự
tham gia góp ý kiến đóng góp quý báu của các giáo viên trong Khoa Kinh tế.
Mối quan hệ của tài liệu với chương trình, môn học/môđun:
Căn cứ vào chương trình đào tạo nghề Kế toán doanh nghiệp cung cấp cho người
học những kiến thức cơ bản về Kinh tế vĩ mô, từ đó có thể hỗ trợ cho người học vận
dụng vào công tác thực tiễn của doanh nghiệp.
Với mục tiêu trang bị giúp cho sinh viên vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế
học nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng để phân tích các vấn đề cụ thể như: Tổng cầu,
tổng cung, các chính sách kinh tế vĩ mô, tổng sản phẩm quốc dân, thị trường lao động,
thị trường tiền tệ, lạm phát thất nghiệp…; sử dụng một số phương pháp phân tích tối ưu,
phân tích cân bằng để đánh giá tình hình kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô và ứng dụng
nguyên lý kinh tế để so sánh và phân tích tác động của các chính sách vĩ mô đối với nền
kinh tế, đồng thời đáp ứng được chương trình khung của Bộ Lao động – Thương Binh
và Xã hội, phục vụ nhu cầu về giáo trình giảng dạy học tập và nghiên cứu của học sinh
học nghề Kế toán, Khoa Kinh tế Trường Cao đẳng Cơ Giới biên soạn Giáo trình Kinh
tế vĩ mô (Dùng cho trình độ Liên thông Cao đẳng)
Cuốn sách gồm 6 chương:
Chương I Khái quát kinh tế học và kinh tế học vĩ mô
Chương II Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân
Chương III Tổng cầu và chính sách tài khoá
Chương IV Tiền tệ và chính sách tiền tệ
Chương V Tổng cung và chu kỳ kinh doanh
Chương IV Thất nghiệp và lạm phát
Sau mỗi chương đều có bài tập cũng cố kiến thức cho người học.
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước và tham
khảo nhiều tài liệu liên quan có giá trị. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh
khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô
giáo và các bạn học sinh, sinh viên cùng đông đảo bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Quảng Ngãi, ngày tháng năm 2022
Tham gia biên soạn
Lê Thị Hạnh Chủ biên
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 3
THÔNG TIN CHUNG . 7
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
1. Khái niệm về kinh tế học và những đặc trưng của kinh tế học 13
1.1. Khái niệm về kinh tế học 13
1.2. Những đặc trưng của kinh tế học 15
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học 16
3. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp 16
3.1. Ba chức năng cơ bản của một nền kinh tế 16
3.2. Tổ chức kinh tế của nền kinh tế hỗn hợp 17
4. Một số khái niệm liên quan cơ bản 19
4.1. Yếu tố sản xuất 19
4.2. Giới hạn khả năng sản xuất 19
4.3. Chi phí cơ hội 20
4.4. Một số khái niệm khác 21
5. Hệ thống kinh tế vĩ mô 24
5.1. Tổng cung (AS) 24
5.2. Tổng cầu (AD) 25
5.3. Cân bằng tổng cung, tổng cầu 26
6. Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô 27
6.1. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô 27
6.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu 29
Câu hỏi ôn tập – bài tập 31
CHƯƠNG II
TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN
1. Tổng sản phẩm quốc dân, thước đo thành tựu của nền kinh tế 35
1.1. Các khái niệm cơ bản 35
1.2. Biến danh nghĩa và biến thực tế 36
1.3. Mỗi quan hệ giữa GDP và GNP 36
2. Các phương pháp xác định GDP 37
2.1. Vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô 37
2.2. Ba phương pháp xác định GDP 38
3. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản 40
3.1. Trong nền kinh tế giản đơn 41
3.2. Trong nền kinh tế đóng 42
3.3. Trong nền kinh tế mở 42
Câu hỏi ôn tập – bài tập 44
CHƯƠNG III
TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế 47
1.1. Tổng cầu trong nền kinh tế 47
1.2. Cách xây dựng hàm tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế 53
2. Chính sách tài khoá 56
2.1. Khái niệm 56
2.2. Cách thức và tác động của chính sách tài khoá 56
2.3. Vấn đề thâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ 60
Câu hỏi ôn tập – bài tập 63
CHƯƠNG IV
TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Chức năng của tiền tệ 68
1.1. Định nghĩa 68
1.2. Chức năng của tiền tệ 69
1.3. Các loại tiền tệ 70
2. Thị trường tiền tệ 71
2.1. Cầu tiền 71
2.2. Cung tiền 74
2.3. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ 76
2.4. Ngân hàng trung ương và vai trò kiểm soát tiền tệ 77
3. Mô hình IS – LM 80
3.1. Đường IS 80
3.2. Đường LM 81
3.3. Sự kết hợp của đường IS – LM 82
4. Sự kết hợp của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ 83
4.1. Chính sách tiền tệ 83
4.2. Sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ 84
Câu hỏi ôn tập – bài tập 86
CHƯƠNG V
TỔNG CUNG VÀ CHU KỲ KINH DOANH
1. Thị trường lao động 92
1.1. Cầu lao động 92
1.2. Cung lao động 93
1.3. Sự cân bằng của thị trường lao động 94
2. Tổng cung và các mô hình tổng cung 95
2.1. Tổng cung 95
2.2. Các mô hình tổng cung 96
2.3. Quá trình điều chỉnh của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn 99
3. Chu kỳ kinh doanh 100
3.1. Định nghĩa 100
3.2. Cơ chế của chu kỳ kinh doanh 100
Câu hỏi ôn tập – bài tập 102
CHƯƠNG VI
THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT
1. Thất nghiệp 106
1.1. Khái niệm 106
1.2. Phân loại thất nghiệp 106
1.3. Phân tích thị trường lao động 108
2. Lạm phát 109
2.1. Khái niệm 109
2.2. Phân loại lạm phát 111
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 111
3.1. Đường Phillips 111
3.2. Trường hợp lạm phát do cầu kéo 112
3.3. Trường hợp lạm phát do chi phí đẩy 112
3.4. Trường hợp lạm phát dự kiến 113
Câu hỏi ôn tập – bài tập 114
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: KINH TẾ VĨ MÔ
Mã môn học: MH 15
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành 12 giờ;
Kiểm tra: 3 giờ)
Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí:
Môn học kinh tế vĩ mô nằm trong nhóm kiến thức cơ sở, được bố trí trước khi học
các môn chuyên môn
- Tính chất:
Môn học kinh tế vĩ mô cung cấp những kiến thức làm cơ sở cho học sinh nhận
thức và phát triển kỹ năng học các môn chuyên môn của nghề.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học:
+ Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lĩnh vựa kinh tế vĩ mô
+ Xét về kinh tế - xã hội thì môn học này giúp cho người học biết được lý do tồn
tại của doanh nghiệp, mục đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức:
A1. Vận dụng các kiến thức cơ bản về kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô nói
riêng để phân tích các vấn đề cụ thể: Tổng cầu, tổng cung, các chính sách kinh tế vĩ mô,
tổng sản phẩm quốc dân, thị trường lao động, thị trường tiền tệ, lạm phát thất nghiệp...
- Về kỹ năng:
B1. Sử dụng một số phương pháp phân tích tối ưu, phân tích cân bằng để đánh giá
tình kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô.
B2. Ứng dụng nguyên lý kinh tế để so sánh và phân tích tác động của các chính
sách vĩ mô đối với nền kinh tế.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
C1. Có phẩm chất đạo đức, kỷ luật tốt, đoàn kết thân ái với mọi người,có ý thức
tự rèn luyện để nâng cao trình độ.
1. Chương trình khung nghề Kế toán doanh nghiệp
Thời gian đào tạo (giờ)
Mã Số Trong đó
MH, Tên môn học, mô đun tín Tổng
MĐ chỉ số Lý Thực Kiểm
thuyết hành tra
I Các môn học chung/đại cương 6 180 63 107 10
MH 01 Chính trị 1 45 26 16 3
MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1
MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 1 27 2
MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 1 30 15 14 1
MH 05 Tin học 1 30 0 19 1
MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 1 30 12 16 2
II Các môn học, mô đun đào tạo 35 720 320 362 18
chuyên môn ngành, nghề
MH 7 Anh văn chuyên ngành 3 60 40 16 4
MH 8 Tài chính doanh nghiệp 3 45 30 12 3
MĐ 9 Kế toán doanh nghiệp 2 30 25 5 0
MĐ 10 Thực hành kế toán trong doanh 85 0 80 5
3
nghiệp thương mại
MH 11 Kế toán quản trị 3 60 30 26 4
MH 12 Kiểm toán 2 30 15 13 2
MĐ 13 Thực tập nghề 3 95 0 95 0
MH 14 Toán kinh tế 4 75 49 22 4
MH 15 Kinh tế vĩ mô 3 45 30 12 3
MH 16 Kinh tế phát triển 2 45 25 17 3
MH 17 Quản lý ngân sách 2 45 25 17 3
MH 18 Kế toán thương mại dịch vụ 3 60 26 30 4
MH 19 Quản trị văn phòng 2 45 25 17 3
Tổng cộng 41 900 383 459 38
2. Chương trình chi tiết môn học:
Thời gian (giờ)
Số
Tên chương mục Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra
I Khái quát kinh tế học và kinh tế học vĩ 10 8 2 -

Khái niệm về kinh tế học và những đặc
trưng của kinh tế học
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn
học
Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp
Một số khái niệm liên quan cơ bản
Hệ thống kinh tế vĩ mô
Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô
II Tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân 7 4 2 1
Tổng sản phẩm quốc dân, thước đo thành
tựu của nền kinh tế
Các phương pháp xác định GDP
Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản
III Tổng cầu và chính sách tài khoá 7 5 2 -
Tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền
kinh tế
Chính sách tài khoá
IV Tiền tệ và chính sách tiền tệ 9 6 2 1
Chức năng của tiền tệ
Thị trường tiền tệ
Mô hình IS – LM
Sự kết hợp của chính sách tài khoá và chính
sách tiền tệ
V Tổng cung và chu kỳ kinh doanh 5 3 2
Thị trường lao động
Tổng cung và các mô hình tổng cung
Chu kỳ kinh doanh
VI Thất nghiệp và lạm phát 7 4 2 1
Thất nghiệp
Lạm phát
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Cộng 45 30 12 3
3. Điều kiện thực hiện môn học:
3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn
3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ....
3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, biểu đồ, bài giảng điện tử..
3.4. Các điều kiện khác: Người học đã học được bố trí trước khi học các môn chuyên
môn.
4. Nội dung và phương pháp đánh giá:
4.1. Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức.
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
4.2. Phương pháp:
Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau:
4.2.1. Cách đánh giá
- Áp dụng quy chế đào tạo Liên thông Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo
Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội.
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như
sau:
Điểm đánh giá Trọng số
+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40%
+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc môn học 60%

4.2.2. Phương pháp đánh giá


Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm
đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra
Thường xuyên Vấn đáp Tự luận/ A1, B1, C1 Sau 5 giờ
1
Trắc nghiệm
Định kỳ Viết Tự luận/ A1, B1, B2, C1 Sau 16 giờ
3
Trắc nghiệm
Kết thúc môn Viết Tự luận/ A1, B1, B2, C1 Sau 45 giờ
1
học Trắc nghiệm
4.2.3. Cách tính điểm.
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học
nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ
số thập phân.
5. Hướng dẫn thực hiện môn học.
5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Liên thông Cao đẳng nghề Kế toán
doanh nghiệp
5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học
5.2.1. Đối với người dạy
* Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm trình chiếu, thuyết
trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm….
* Thực hành:
- Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra.
- Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, bài tập... Giáo viên hướng dẫn, phân tích
và sửa sai tại chỗ cho nguời học.
- Sử dụng giáo án điện tử, sơ đồ kinh tế để minh họa các bài tập ứng dụng
* Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra.
* Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong
nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận,
trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm.
5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được
cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài
liệu...)
- Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả
- Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số giờ
tích hợp phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau.
- Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc
theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề
thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1
hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện
tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm.
- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
- Tham dự thi kết thúc môn học.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
6. Danh mục tài liệu tham khảo:
- Câu hỏi – Bài tập – Trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô - Nhà xuất bản thống kê 2012
- PGS.TS Nguyễn Ái Đoàn Giáo trình Kinh tế học vĩ mô 2007, NXB Bách Khoa
Hà Nội
- Giáo trình Kinh tế học Vi mô – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân năm 2013
- Bài tập Kinh tế vi mô – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân năm 2013
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Mã chương: MH 15 - 01
Giới thiệu:
Chương này cung cấp những kiến thức cơ bản về một số khái niệm, quy luật, công
cụ phân tích quan trọng của kinh tế học hiện đại, nhằm giúp cho sinh viên có được kiến
thức ban đầu về môn học như: Kinh tế học là gì? các đặc trưng, đối tượng nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu của kinh tế học, sự khác biệt giữa kinh tế vĩ mô và kinh tế vi
mô, sự khác biệt trong phương pháp nghiên cứu của kinh tế học với các khoa học kinh
tế khác. Cách thức tổ chức của một nền kinh tế hỗn hợp, các chức năng cơ bản của một
nền kinh tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế như sản xuất cái gì?; sản xuất như
thế nào?; sản xuất cho ai?
Các tác nhân trong nền kinh tế hỗn hợp, vai trò của các tác nhân trong nền kinh tế
và sự ảnh hưởng qua lại giữa chúng trong nền kinh tế hỗn hợp. Trong chương này cũng
nhằm trang bị cho sinh viên một số khái niệm cơ bản của kinh tế học như “các yếu tố
sản xuất”, “giới hạn khả năng sản xuất”, “chi phí cơ hội”. Một số quy luật kinh tế như
“quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng”; “quy luật thu nhập có xu hướng giảm
dần”;...Trang bị cho sinh viên phương pháp phân tích cung – cầu hạt nhân của phân tích
kinh tế. Việc xác định giá cả, sản lượng thông qua cung, cầu; xác định mức sản lượng
và giá cả cân bằng; các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu, sự thay đổi điểm cân bằng khi
cung, cầu thay đổi.
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
- Nhận biết được các kiến thức cơ bản về kinh tế học nói chung và kinh tế vĩ mô
nói riêng
- Mô tả một cách khái quát các hoạt động của các tác nhân trong nền kinh tế
- Thu thập được các kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, cơ chế vận hành của
một nền kinh tế
Phương pháp giảng dạy và học tập chương I:
- Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các
đại lượng.
- Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học
Điều kiện thực hiện bài học:
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết chuyên môn
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
Kiểm tra và đánh giá bài học:
- Nội dung:
+ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
+ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Trong quá trình học tập, người học cần:
* Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
* Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
* Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
* Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
+ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (Hình thức: Vấn đáp)
+ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: Không có
+ Kiểm tra định kỳ thực hành: Không có
Nội dung chính:
1. Khái niệm về kinh tế học và những đặc trưng của kinh tế học
1.1. Khái niệm về kinh tế học
1.1.1. Kinh tế học
Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách chọn lựa của nền kinh tế
trong việc sử dụng nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất các loại sản phẩm nhằm
thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người. Kinh tế học là môn học nghiên cứu
xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng
hoá cần thiết và phân phối cho các thành viên trong xã hội.
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất
và tiêu thụ hàng hoá. Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu việc lựa chọn cách sử
dụng hợp lý nhất các nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn cao
nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.
Kinh tế học là môn khoa học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ. Từ đó đến nay kinh tế
học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, do đó cũng đã xuất hiện khá nhiều các định
nghĩa về kinh tế học. Sau đây xin trình bày 3 khái niệm về kinh tế học được nhiều nhà
kinh tế hiện nay sử dụng.
Kinh tế học có quan hệ chặt chẽ với nhiều môn khoa học khác như triết học, kinh
tế chính trị học, sử học, xã hội học... và đặc biệt có liên quan chặt chẽ với toán học và
thống kê học. Kinh tế học được chia làm 2 phân ngành lớn là kinh tế học vi mô và kinh
tế học vĩ mô
1.1.2. Kinh tế học vi mô
Kinh tế học vi mô nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế bằng cách tách biệt
từng bộ phận của nền kinh tế nghiên cứu hành vi ứng xử của các cá nhân về các hàng
hóa cụ thể trên từng loại thị trường trong mối quan hệ với các tác nhân gây ra bởi hoàn
cảnh chung.
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng lớn của toàn bộ nền
kinh tế như tăng trưởng kinh tế, sự biến động của giá cả (lạm phát), việc làm của cả
quốc gia (thất nghiệp), cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái...
Ví dụ: Nền kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 5,03 %, lạm phát 6,81%, cán
cân thương mại cân bằng... Đây là tín hiệu phản ánh nền kinh tế của Việt Nam đang trên
đà phát triển...”
1.1.3. Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế như một thể
thống nhất. Nghiên cứu sự tương tác giữa các cấu khối chung trong nền kinh tế có thể
điều khiển được.
Kinh tế vi mô nghiên cứu sự hoạt động của các các tế bào kinh tế trong nền kinh tế
là các doanh nghiệp, hộ gia đình, nghiên cứu những yếu tố quyết định giá cả, số lượng
sản phẩm... trong các thị trường riêng lẻ.
Ví dụ: Trên thị trường Hà Nội, vào dịp tết Nguyên đán 2020, hàng thuỷ sản được
tiêu thụ mạnh, do đó giá có thể tăng nhẹ.
Tuỳ theo cách thức sử dụng, kinh tế học được chia thành hai dạng kinh tế học là
kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học thực chứng là để trả lời
câu hỏi: Là bao nhiêu? Là gì? Như thế nào?; còn kinh tế học chuẩn tắc là để trả lời câu
hỏi: Nên làm cái gì?, Làm như thế nào?... Mỗi vấn đề kinh tế cụ thể đều thường được
tiến hành từ kinh tế học thực chứng rồi chuyển sang kinh tế học chuẩn tắc.
Kinh tế học thực chứng là việc mô tả và phân tích sự kiện, những mối quan hệ
trong nền kinh tế.
Ví dụ: Hiện nay, tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu? nếu tăng trưởng kinh tế là 8% thì tỷ
lệ lạm phát sẽ thay đổi thế nào?
1.1.4. Kinh tế học thực chứng
Kinh tế học thực chứng nghiên cứu những lý giải khoa học về cách vận hành của
nền kinh tế một cách khách quan, có số liệu cụ thể hoặc có sự suy lý logic từ những vấn
đề cụ thể. Kinh tế học thực chứng là việc mô tả và phân tích sự kiện, những mối quan
hệ trong nền kinh tế.
Ví dụ: Hiện nay, tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu? Nếu tăng trưởng kinh tế là 8% thì tỷ
lệ lạm phát sẽ thay đổi thế nào?
1.1.5. Kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học chuẩn tắc nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị dựa trên những nhận
định mang tính chất cá nhân, thường mang tính chủ quan. Kinh tế học chuẩn tắc đề cập
đến cách thức, đạo lý được giải quyết bằng sự lựa chọn.
Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát đến mức nào thì có thể chấp nhận được? Có nên tăng tỷ lệ
lãi suất ngân hàng không?...
1.1.6. Mối quan hệ
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế ở những góc độ
khác nhau, tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ không thể tách rời. Kinh tế vi mô
nghiên cứu những tế bào, những bộ phận, còn kinh tế vĩ mô nghiên cứu tổng thể nền
kinh tế, được cấu thành từ những tế bào, những bộ phận ấy.
Trong thực tiễn kết quả kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô,
kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, của các tế bào kinh
tế. Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện cho kinh tế vi mô phát
triển.
1.2. Những đặc trưng của kinh tế học
Kinh tế học nghiên cứu sự khan hiếm các nguồn lực một cách tương đối với nhu
cầu kinh tế xã hội. Đây là đặc trưng kinh tế cơ bản gắn liền với tiền đề nghiên cứu và
phát triển của môn kinh tế học. Không thể sản xuất một loại hàng hoá nào đó để thoả
mãn đầy đủ mọi nhu cầu của con người được.
Vì nhu cầu thì đa dạng, còn nguồn lực thì hữu hạn do đó cần phải cân đối, lựa
chọn. Tính hợp lý của kinh tế học được thể hiện ở chỗ, khi phân tích hoặc lý giải một sự
kiện kinh tế nào đó, cần phải dựa trên các giả thiết hợp lý nhất định và diễn biến của sự
kiện kinh tế này.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính chất hợp lý chỉ có tính chất tương đối vì nó phụ
thuộc vào điều kiện môi trường của sự kiện kinh tế.
Ví dụ: Muốn phân tích hành vi người tiêu dùng muốn mua thứ gì? Số lượng là bao
nhiêu?, thì kinh tế học giả định họ tìm cách mua được nhiều hàng hoá dịch vụ nhất
trong số thu nhập hạn chế của mình.
Hoặc để phân tích xem doanh nghiệp sẽ sản xuất cái gì? Bao nhiêu? Bằng cách
nào? Có thể giả định rằng doanh nghiệp sẽ tìm cách tối đa hoá lợi nhuận trong giới hạn
nguồn lực của doanh nghiệp.
Kinh tế học là một bộ môn nghiên cứu mặt lượng. Với đặc trưng này kinh tế học
thể hiện kết quả nghiên cứu kinh tế bằng các con số có tầm quan trọng đặc biệt. Khi
phân tích kết quả của các hoạt động chỉ nhận định nó tăng lên hay giảm đi thì chưa đủ
mà phải thấy được sự biến đổi của nó như thế nào là bao nhiêu?
Ví dụ: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp A năm 2020 là khả quan, chưa đủ,
chưa thấy được điều gì. Mà khả quan như thế nào? Phải được lượng hoá thông qua các
chi tiêu kinh tế: Doanh thu tăng 20% so với năm 2019 với mức tăng 400 tỷ đồng; lợi
nhuận tăng 22% so với năm 2019, mức tăng tăng là 150 tỷ đồng... Tính toàn diện và
tính tổng hợp.
Đặc trưng này của kinh tế học là khi xem xét các hoạt động và sự kiện kinh tế phải
đặt nó trong mối liên hệ với các hoạt động, sự kiện kinh tế khác trên phương diện của
một nền kinh tế thậm chí có những sự kiện phải đạt trong mối quan hệ quốc tế.
Ví dụ: “Trong giai đoạn 2015- 2020 nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trương cao
ổn định”. Để có cơ sở của nhận định này nhà nghiên cứu phải có số liệu lý giải, chứng
minh điều đó là tốc độ tăng trường bình quân hàng năm của Việt Nam là 7%, lạm phát
từ 6-8 %/năm... và tốc độ tăng trưởng của các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu của kinh tế học chỉ xác định được ở mức trung bình. Vì các
kết quả này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới chỉ tiêu kinh tế
nghiên cứu, trong đó có rất nhiều yếu tố chỉ có thể xác định được xu hướng ảnh hưởng
mà không thể xác định được mức độ ảnh hưởng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học
2.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu
của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế học vĩ mô cung
cấp những kiến thức và công cụ phân tích kinh tế giúp mỗi quốc gia lựa chọn những vấn
đề kinh tế xã hội cơ bản như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu
hàng hoá và tư bản, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập giữa các thành viên
trong xã hội.
Trong khi phân tích các hiện tượng và mối quan hệ kinh tế quốc dân, kinh tế học
vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp, do Walras Léon
(1834 – 1910) phát triển từ năm 1874. Ngoài ra kinh tế học vĩ mô cũng sử dụng những
phương pháp nghiên cứu phổ biến như tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô
hình hóa kinh tế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học
Có thể khái quát phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế học thông qua 4 giai
đoạn như sau:
- Khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế các nhà kinh tế thường dùng phương pháp
quan sát. Vì các hiện tượng kinh tế hết sức phức tạp, thường xuyên biến động, chịu ảnh
hưởng của rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Các quan hệ kinh tế rất vô hình,
mà chung ta chỉ có thể suy đoán thông qua các biểu hiện bên ngoài thị trường của nó.
Ví dụ: Muốn nghiên cứu về lạm phát của thời kỳ nào đó, thì phải quan sát sự thay
đổi giá cả của tất các hàng hoá đang được giao dịch trên thị trường của thời kỳ đó.
- Thu thập các số liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
Ví dụ: Muốn biết lạm phát hiện nay là bao nhiêu, đã phải là nguy cơ chưa thì cần
phải có số liệu, căn cứ ban đầu để phân tích. Số liệu để tiến hành nghiên cứu lạm phát là
số liệu về nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái, mức giá cả chung của các hàng hoá và
dịch vụ trong nền kinh tế...
- Tiến hành phân tích với các phương pháp phân tích thích hợp. Mỗi một sự kiện
kinh tế, mỗi một chỉ tiêu kinh tế sẽ có cách phân tích khác nhau, có thể dùng phương
pháp phân tích này hay phương pháp phân tích khác, hoặc kết hợp của một số phương
pháp phân tích.
- Kinh tế học ngoài những phương pháp của các khoa học kinh tế nói chung, thì
kinh tế học sử dụng các phương pháp pháp phân tích đặc thù. Đó là những phương pháp
trừu tượng hoá, bóc tách các nhân tố không định nghiên cứu (cố định các nhân tố này)
để xem xét các mối quan hệ kinh tế giữa các biến số cơ bản liên quan trực tiếp tới sự
kiện nghiên cứu. Ví dụ như là phương pháp thông kê, mô hình toán, kinh tế lượng,
phương pháp cân bằng tổng thể và cân bằng bộ phận...
Rút ra các kết luận đối chiếu với thực tế, phát hiện ra điểm bất hợp lý, đề ra các
giả thiết mới rồi lại kiểm nghiệm bằng thực tế. Quá trình này lặp đi lắp lại tới khi nào
kết quả rút ra sát thực với thực tế, khi đó quá trình nghiên cứu mới kết thúc.
3. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp
3.1. Ba chức năng cơ bản của một nền kinh tế
Tất cả các nền kinh tế quốc dân, trong mọi giai đoạn phát triển đều phải thực hiện
ba chức năng cơ bản sau: Sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ nào? Số lượng bao
nhiêu? Sản xuất cho ai?
Cơ sở của chức năng này là sự khan hiếm các nguồn lực so với nhu cầu của xã hội.
Nhiệm vụ chủ yếu mà của bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần phải giải quyết là giảm đến
mức tối thiểu sự lãng phí trong việc sản xuất ra những sản phẩm không cần thiết, và
tăng cường đến mức tối đa những sản phẩm cần thiết.
Các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra như thế nào. Việc giải quyết đúng đắn
vấn đề này thông thường đồng nghĩa với việc sử dụng số lượng đầu vào ít nhất để sản
xuất ra số lượng sản phẩm đầu ra nhất định. Hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra cho
ai? Hay sản phẩm quốc dân được phân phối thế nào cho các thành viên trong xã hội.
Ba vấn đề nêu trên là những chức năng năng mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải
thực hiện, bất kể hình thức hay trình độ phát triển của nó như thế nào. Tất cả các chức
năng này đều mạng tính lựa chọn, vì các nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm đều khan
hiếm. Cơ sở cho sự lựa chọn này là:
- Tồn tại các cách sử dụng khác nhau các nguồn lực trong việc sản xuất ra các sản
phẩm khác nhau.
Ví dụ: Sản xuất sản phẩm dệt may cần đầu vào là (lao động ngành dệt may, máy
may, vải, sợi...); còn sản xuất ô tô cần (lao động ngành cơ khí chế tạo, thép...)
Tồn tại các phương pháp khác nhau để sản xuất ra sản phẩm cụ thể.Ví dụ cũng là
may mặc nhưng phương pháp thủ công khác với tự động hoá.
- Tồn tại các phương pháp khác nhau để phân phối hàng hoá và thu nhập cho các
thành viên trong xã hội.
Ví dụ: Tham gia sản xuất ra sản phẩm, người lao động nhận được tiền công tiền
lương; doanh nghiệp nhận được lợi nhuận, Nhà nước thu được các khoản thuế. Các
thành viên trong xã hội nhân được bao nhiêu là do cơ chế phân phối ở mỗi thời kỳ, mỗi
quốc gia.
3.2. Tổ chức kinh tế của nền kinh tế hỗn hợp
Những cách thức để giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản trên trong một nước cụ thể
sẽ tuỳ thuộc vào lịch sử, hệ tư tưởng, và chính sách kinh tế cuả Quốc gia này. Các hệ
thống kinh tế khác nhau có những cách tổ chức kinh tế khác nhau để thực hiện ba chức
năng cơ bản của nền kinh tế.
Lịch sử phát triển của loài người cho thấy có các kiểu tổ chức sau:
- Nền kinh tế tập quán truyền thống: Kiểu tổ chức này tồn tại dưới thời công xã
nguyên thuỷ. Trong xã hội này, các vấn đề kinh tế cơ bản là sản xuất cái gì? Sản xuất
như thế nào? Phân phối cho ai? được quyết định theo tập quán truyền thống từ thế hệ
trước sang thế hệ sau. Tự cung, tự cấp; cần cái gì thì sản xuất cái đó bằng tư liệu sản
xuất của chính mình, không cần trao đổi.
- Nền kinh tế chỉ huy (kế hoạch hoá tập trung) là nền kinh tế giải quyết ba vấn đề
kinh tế cơ bản đều do Nhà nước quyết định, cân đối. Việc sản xuất cái gì? Sản xuất như
thế nào? Phân phối cho ai đều được thực hiện theo kế hoạch tập trung thống nhất của
Nhà nước.
- Nền kinh tế thị trường: Trong nền kinh tế ba chức năng cơ bản là sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? được thực hiện thông qua cơ chế thị trường, do
thị trường quyết định.
Trong đó các cá nhân người tiêu dùng, và các doanh nghiệp tác động qua lại lẫn
nhau trên thị trường để xác định một hệ thống giá cả, thị trường, lợi nhuận, thu nhập...
- Nền kinh tế hỗn hợp: Các hệ thống kinh tế hiện nay, không mang những hình
thức kinh tế thuần tuý như thị trường, chi huy hay tự nhiên, mà là sự kết hợp các nhân tố
của các loại hình kinh tế. Và điều đó gọi là nền kinh tế hỗn hợp. Trong nền kinh tế hỗn
hợp các thể chế công cộng và tư nhân đều có vai trò kiểm soát kinh tế.
Thông qua bàn tay “vô hình” của thị trường và bàn tay “hữu hình” của Nhà nước.
Các nhà kinh tế chia các tác nhân trong nền kinh tế hỗn hợp thành 4 nhóm, nhằm giải
thích hành vi và phương thức thực hiện các chức năng chủ yếu của từng nhóm. Các
nhóm này tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một hệ thống kinh tế hỗn hợp. Trong nền
kinh tế hỗn hợp, cơ chế thị trường sẽ xác định giá cả và sản lượng trong nhiều lĩnh vực
còn Chính phủ sẽ điều tiết thị trường thông qua thuế, chi tiêu của Chính phủ, luật pháp...
Mô hình kinh tế hỗn hợp của từng nước có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ
can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế, và đối với thị trường. Người tiêu dùng cuối
cùng là tất cả các cá nhân và hộ gia đình, họ mua hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn
những nhu cầu tiêu dùng của họ.
Ví dụ: Mua lương thực, thực phẩm để ăn, mua quần áo để mặc... Người tiêu dùng
cuối cùng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định sản xuất cái gì trong nền kinh tế vì
họ mua và tiêu dùng phần lớn các sản phẩm của nền kinh tế. Hành vi mua của người
tiêu dùng bị thúc đẩy bởi một số yếu tố chung nào đó, và người ta có thế dự đoán với
mức độ tin cậy nhất định. Yếu tố cơ bản trong yếu tố chung đó là người tiêu dùng muốn
thoả mãn tối đa nhu cầu của họ với thu nhập hạn chế.
Các doanh nghiệp là người sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho xã hội,
mục đích của họ khi thức hiện ba chức năng cơ bản sản xuất cái gì? Sản xuất như thế
nào? Sản xuất cho ai? là thu được lợi nhuận cao nhất trong giới hạn nguồn lực của
mình. Trong nền kinh tế hỗn hợp Chính phủ đồng thời vừa là người sản xuất và vừa là
người tiêu dùng nhiều hàng hoá dịch vụ. Chính phủ tiêu dùng phục vụ vai trò quản lý
điều hành của Chính phủ.
Chính phủ là người sản xuất cũng giống như doanh nghiệp tư nhân, nhưng nó
phức tạp hơn nhiều bởi vai trò quản lý kinh tế của Chính phủ và có thể phác hoạ thông
qua 3 chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng hiệu quả.
Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả, sản xuất
phát triển thì Nhà nước phải đưa ra các đạo luật như là chống độc quyền, chống ép giá,
thuế... Để hạn chế tác động từ bên ngoài thì Chính phủ, càn phải đặt ra các luật lệ ngăn
chặn các tác động tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, huỷ hoại tài nguyên...
- Chức năng công bằng.
Trong nền kinh tế thị trường hàng hoá được phân phối cho người có nhiều tiền
mua nhất chứ không phải cho người có nhu cầu lớn nhất. Do vậy, để bảo đảm sự công
bằng trong xã hội, thì Chính phủ phải đưa ra các chính sách phân phối lại thu nhập. Ví
dụ như hệ thống thuế thu nhập, bảo hiểm, trợ cấp...
- Chức năng ổn định: Chính phủ còn phải thực hiện chức năng kinh tế vĩ mô là
duy trì sự ổn định kinh tế. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản cho thấy có thời kỳ
tăng trưởng thì lạm phát tăng vọt, trong thời kỳ suy thoái nặng nề thì thất nghiệp lại cao
dẫn đến những sự thăng trầm của chu kỳ kinh tế. Chính phủ có thể sử dụng các chính
sách, công cụ của mình để tác động đến sản lượng và việc làm, làm giảm bớt các giao
động của chu kỳ kinh doanh.
Các cá nhân, các doanh nghiệp, Chính phủ nước ngoài tác động đến các hoạt động
kinh tế diễn ra ở một nước thông qua việc mua bán hàng hoá và dịch vụ, vay mượn,
viện trợ và đầu tư nước ngoài. Trong một số nước có nền kinh tế khá mở thì người nước
ngoài có vai trò khá quan trọng.
4. Một số khái niệm liên quan cơ bản
4.1. Yếu tố sản xuất
Yếu tố sản xuất là đầu vào của quá trình sản xuất và được phân chia thành 3 nhóm:
- Đất đai và tài nguyên thiên nhiên bao gồm toàn bộ đất dùng cho canh tác, xây
dựng nhà ở, đường sá... các loại nhiên liệu, khoảng sản, cây cối...
- Lao động là năng lực của con người được sử dụng theo một mức độ nhất định
trong quá trình sản xuất. Người ta đo lường lao động bằng thời gian của lao động được
sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Tư bản là máy móc, đường sá, nhà xưởng... được sản xuất ra rồi được sử dụng để
sản xuất ra các hàng hoá khác. Việc tích luỹ các hàng hoá tư bản trong nền kinh tế có
một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của sản xuất.
4.2. Giới hạn khả năng sản xuất
Khi xem xét một nền kinh tế với số lượng các yếu tố sản xuất và trình độ công
nghệ cho trước. Khi quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? nền kinh tế phải
lựa chọn xem các yếu tố hạn chế này được phân phối như thế nào giữa rất nhiều các
hàng hoá khác nhau được sản xuất ra. Để đơn giản, giả sử rằng toàn bộ nguồn lực của
nền kinh tế chỉ tập trung vào sản xuất 2 loại hàng hoá là thức ăn và quần áo.
Để sử dụng hết nguồn lực của nền kinh tế, thì có thể có các cách lựa chọn tổ hợp
thức ăn và quần áo trong bảng 1.1 sau đây để sản xuất.
Bảng 1.1 Những khả năng sản xuất thay thế khác nhau
Khả năng Lương thực (tấn) Quần áo(nghìn bộ)
A 0 7,5
B 1 7,0
C 2 6,0
D 3 4,5
E 4 2,5
F 5 0
Biểu diễn những khả năng này trên đồ thị và nối những điểm này lại ta được
đường giới hạn khả năng sản xuất.
Quần áo

8- A
B
7-
C N*
6-

5- D
4- M*
3- E
2-

1-
F
0-
1 2 3 4 5 6 Lương thực
Hình 1: Đường giới hạn khả năng sản xuất
Phương án lựa chọn A là phương án toàn bộ nguồn lực chỉ sản xuất quần án, tại
đây số lượng quần áo được sản xuất ra là nhiều nhất, còn thực phẩm bằng 0. Tại phương
án F toàn bộ nguồn lực chỉ tập trung sản xuất lương thực và thực phẩm bằng 5 là nhiều
nhất còn quần áo bằng không. Dọc theo đường cong từ phương án A đến phương án F
thì quần áo giảm đi và lương thực tăng lên.
Phương án sản xuất A, B, C, D, E, F là những phương án có hiệu quả vì sử dụng
hết nguồn lực, và tại đó muốn tăng một đơn vị sản phẩm đầu ra là quần áo thì phải cắt
giảm đi những đơn vị sản phẩm đầu ra là lương thực. Phương án M là phương án sản
xuất không có hiệu quả vì chưa sử dụng hết nguồn lực và tại M muốn tăng quần áo thì
không cần phải cắt giảm lương thực vì còn nguồn lực. Phương án N là phương án không
thể đạt được của nền kinh tế vì xã hội không đủ nguồn lực.
Vậy đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường biểu diễn tập hợp tất cả các
phương án sản xuất có hiệu quả; phương án sản xuất có hiệu quả là phương án mà tại đó
muốn tăng một đơn vị sản phẩm đâu ra nào đó thì buộc phải các giảm đi những đơn vị
sản phẩm đầu ra khác.
Trong một khoảng thời gian nhất định, mỗi một nền kinh tế có một đường giới hạn
khả năng sản xuất. Khi các yếu tố sản xuất thay đổi thì đường giới hạn khả năng sản
xuất cũng thay đổi theo. Nếu nguồn lực được mở rộng thì đường giới hạn khả năng sản
xuất dịch chuyển sang bên phải, khi nguồn lực sản xuất bị thu hẹp lại thì đường giới hạn
khả năng sản xuất sẽ dịch chuyển về phía bên trái.
4.3. Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội của một quyết định là giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ bị bỏ qua khi
chúng ta lựa chọn quyết định đó và bỏ qua quyết định khác trong điều kiện khan hiếm
các yếu tố thực hiện quyết định. Khái niệm chi phí cơ hội cho thấy rằng các chi phí tính
bằng tiền thực tế bỏ ra không phải luôn là một số phản ảnh chính xác các chi phí thực
tế.
Ví dụ:
Ta có 100.000 đồng, với số tiền này chúng ta có thể mua được 1 cái áo hoặc cái
quần, hoặc đi chơi với bạn bè…Trong những cơ hội này, khi chúng ta quyết định làm
một việc gì đó, tức là bỏ qua cơ hội làm các việc khác và các khả năng bị mất đi đó
được gọi là chi phí cơ hội của quyết định được bạn lựa chọn.
Hoặc chi phí cơ hội của việc đi học bao gồm cả chi phí thực tế bạn phải bỏ ra cộng
với chi phí cơ hội của thời gian dành cho việc nghiên cứu và đi học. Bởi vì nếu dành
thời gian đó cho việc nghiên cứu và đi học bạn có thể làm việc gì đó tạo ra một khoản
thu nhập nhất định. Như vậy, chi phí cơ hội cho việc đi học bằng chi phí thực tế cho
việc đi học cộng với khoản thu nhập có thể tạo ra trong thời gian đó nếu không dành
thời gian cho việc đi học.
4.4. Một số khái niệm khác
4.4.1. Quy luật thu nhập giảm dần
Quy luật này nói lên mối quan hệ giữa một đầu vào của quá trình sản xuất với một
đầu ra của sản xuất do đầu vào đó tạo ra. Quy luật này cho thấy, số lượng đầu ra có thể
ngày càng giảm khi liên tiếp bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi
với điều kiện số lượng đầu vào khác giữ cố định.
4.4.2. Quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng
Quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng nói lên rằng để có thêm một số lượng
bằng nhau về một mặt hàng, xã hội phải hy sinh ngày càng nhiều số lượng mặt hàng
khác. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất lại là
đường cong lồi.
Quy luật này chỉ tồn tại khi tỷ lệ sử dụng đất vào của hai hàng hóa này khác nhau.
Nếu tỷ lệ như nhau thì đường giới hạn khả năng sản xuất trở thành đường thẳng và quy
luật này không còn đúng nữa.
4.4.3. Định luật Okun
a. Sản lượng tiềm năng YP
Sản lượng tiềm năng YP là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được tương ứng với
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải mà nền kinh tế chấp nhận được.
Sản lượng tiềm năng YP được xem là thước đo để đánh giá tình trạng nền kinh tế
của mỗi quốc gia tại mỗi thời điểm. Trong thực tế, sản lượng thực tế luôn biến động
xoay quanh sản lượng tiềm năng là cho tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát biến động tạo
ra chu kỳ kinh doanh.
Sản lượng
thực tế
YP

Sản lượng
tiềm năng
&. So sánh sản lượng thực tế với sản lượng tiềm năng để nhận xét nền kinh tế.
Ut > U n
Nền kinh tế suy thoái
Y <YP l < l vừa phải

Ut < U n
Nền kinh tế lạm phát
Y/YP Y >YP
l > l vừa phải

Ut = U n
Nền kinh tế ổn định
Y = YP
l = l vừa phải

b. Định luật Okun


Định luật Okun thể hiện mối tương quan giữa sản lượng thực tế (Y) và sản lượng
tiềm năng (YP) với tỷ lệ thất nghiệp thực tế (Ut) với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un).
- Khi mức sản lượng thực tế Y thấp hơn mức sản lượng tiềm năng YPlà 2% thì tỷ
lệ thất nghiệp thực tế Ut tăng thêm 1% so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Un.
Y < YP : 2% Yp − Y 1
Ut = Un + * * 100
Ut > Un : 1% Yp 2

∆U (%): Mức thay đổi hay lượng


Nhận xét: thay đổi đổi của thất nghiệp
+ Nếu ∆U > 0 → Ut > Un
+ Nếu ∆U < 0 → Ut < Un
+ Nếu ∆U = 0 → Ut = Un
- Khi tốc độ tăng của sản lượng thực tế y (%) nhanh hơn tốc độ tăng của sản lượng
tiềm năng YP (%) là 2,5% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế Ut (%) giảm bớt 1% với tỷ lệ thất
nghiệp trước đó Ut-1
1
y(%) > p (%) : 2,5% Ut = Ut-1 - ( y – p)
2,5
Ut (%) < Ut-1 (%) : 1%
Ut = Ut-1 – 0,4( y – p)

Yt −Yt−1
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế y (%) = * 100
Yt−1
Trong đó :
+ Y: tổng sản lượng quốc gia thực tế
+ t -1: năm gốc
+ t: năm giới hạn
Nhận xét:
+ Nếu y (%) > 0: Nền kinh tế tăng trưởng
+ Nếu y (%) < 0: Nền kinh tế suy giảm
- Tốc độ tăng trưởng của sản lượng tiềm năng p (%):
YtP − Yt−1
P
p(%) = * 100
Yt−1
P
Nhận xét:
+ p (%) luôn luôn dương.
Ví dụ 1:
Năm 2020 có Y = 3.840 ; YP = 4.000 ; Un = 5,5%
1. Tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2006.
2. Mục tiêu Chính phủ đặt ra là đến năm 2021 giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp 0,8% so
với năm 2020. Hỏi mức sản lượng thực tế năm 2021 phải đạt là bao nhiêu nếu biết YP
năm 2021 là 4.120
Ví dụ 2:
Mức dân dụng của 1 nền kinh tế năm 2020 là 91,2%, sản lượng tiềm năng theo dự
báo tăng 3%/năm trong thời kỳ 2020 – 2025. Mục tiêu Chính phủ đặt ra là đến năm
2025 nền kinh tế đạt mức dân dụng 94,6%. Hỏi tốc độ tăng hàng năm của sản lượng
thực tế để đạt được mục tiêu trên.
4.4.4. Chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh là hiện tượng sản lượng thực tế dao động lên xuống theo thời
gian xoay quanh sản lượng tiềm năng:
- Nếu sản xuất bị thu hẹp đến mức sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng
thì nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng có thể dẫn đến khủng hoả.
- Nếu sản xuất mở rộng đến mức sản lượng thực tế lớn hơn sản lượng tiềm năng
thì thường xảy ra lạm phát cao.

Sản lượng 2 chu kỳ

Đỉnh
Y0
Đỉnh

Suy thoái
Đáy kinh tế
Mở rộng
Thu hẹp sản xuất

Năm
Hình 1.2. Chu kỳ kinh doanh
5. Hệ thống kinh tế vĩ mô
5.1. Tổng cung (AS)
5.1.1. Khái niệm
Tổng cung là tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các hãng kinh doanh sẽ sản
xuất và bán ra trong từng thời kỳ tương ứng với mức giá cả chung và khả năng sản xuất.
5.1.2. Mức sản lượng tiềm năng
Đó là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra trong điều kiện toàn
dụng nhân công, mà không gây nên lạm phát. Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc
sử dụng các yếu tố sản xuất đặc biệt là yếu tố lao động.
5.1.3. Đường tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn.
Đường tổng cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng sản xuất ra và
mức giá cả chung. Cần phân biệt giữa đường tổng cung dài hạn và ngắn hạn. Đường
tổng cung dài hạn (ASLR) là liên hệ giữa sản lượng và mức giá trong thời gian đủ dài để
giá cả và các yếu tố đầu vào khác hoàn toàn linh hoạt. Đường tổng cung ngắn hạn
(ASSR) là quan hệ giữa sản lượng và giá cả chung với giả thiết là giá cả các yếu tố đầu
vào cố định chưa thay đổi. Đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng còn đường
tổng cung ngắn hạn là đường có độ dốc dương.

P P
ASLR ASSR, ASSR
ASSR’’

0 0
QP = Y * Q = GNP QP = Y * Q = GNP

Hình 2.1: Đường tổng cung dài hạn Hình 2.2: Đường tổng cung ngắn hạn
- Đường tổng cung trong dài hạn:
Đường tổng cung trong dài hạn là đường song song với trục tung và cắt trục hoành
tại mức sản lượng tiềm năng. Vì trong dài hạn khi giá cả điều chỉnh đủ mạnh để mọi thị
trường, không chỉ thị trường tài chính, thị trường hàng hoá mà cả thị trường các yếu tố
sản xuất đều ở trạng thái cân bằng. Cân bằng thị trường các yếu tố sản xuất có nghĩa là
mọi nguồn lực được sử dụng đầy đủ và hiệu quả, nên sản lượng không tăng nữa. Khi đó
cung về hàng hoá và dịch vụ chỉ phụ thuộc vào cung các yếu tố sản xuất như tư bản, tài
nguyên thiên nhiên, lao động và trình độ công nghệ của nền kinh tế. Mà không phụ
thuộc vào giá cả (giá tăng nhưng tổng cung không đổi và bằng sản lượng tiềm năng Y*)
Đường tổng cung dài hạn biểu thị mức sản lượng tạo ra khi các nguồn lực được sử
dụng hết đầy đủ và được gọi là sản lượng tiềm năng. Do đó bất kỳ yếu tố sản xuất nào
thay đổi sẽ làm sản lượng tiềm năng thay đổi và làm dịch chuyển đường tổng cung dài
hạn.
- Đường tổng cung trong ngắn hạn:
Về mặt ngắn hạn, đường tổng cung ban đầu tương đối nằm ngang, khi vượt qua
mức sản lượng tiềm năng thì đường tổng cung sẽ dốc ngược lên. Điều này nói nên rằng
khi ở dưới mức sản lượng tiềm năng một sự thay đổi nhỏ về giá cả đầu ra sẽ khuyến
khích các doanh nghiệp tăng nhanh mức sản lượng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên.
Sở dĩ các doanh nghiệp hành động như vậy vì trong khoảng thời gian ngắn hạn, đứng
trước các đầu vào cố định họ có thể huy động đầu vào lao động còn dư để tăng sản
lượng. Còn vượt qua mức sản lượng tiềm năng các yếu tố sản xuất đã được sử dụng hết,
sản lượng không tăng mà chỉ có giá tăng. (Hình 2.2)
Sự dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn được gọi là cú sốc cung. Những nhân
tố làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn cũng sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung
ngắn hạn. Bên cạnh các nhân tố đó thì đường tổng cung ngắn hạn còn dịch chuyển khi
giá cảc các yếu tố đầu vào thay đổi. Nếu mức giá đầu vào tăng thì làm tăng chi phí sản
xuất làm cho ASSR dịch chuyển sang trái sang ASSR’ trên hình 2.2 (thu hẹp khả năng sản
xuất). Nếu mức giá đầu vào giảm làm cho chi phí sản xuất giảm làm cho khả năng sản
xuất mở rộng ra đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải ASSR’’ (hình 2.2)
5.2. Tổng cầu (AD)
5.2.1. Khái niệm
Tổng cầu là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế sẵn
sàng và có khả năng mua ứng với từng mức giá cả chung, thu nhập và các biến số khác
không đổi. Tổng cầu bao gồm chi tiêu của hộ gia đình, chi tiêu của doanh nghiệp, chi
tiêu của Chính phủ và xuất khẩu ròng, và có rất nhiều biến số quyết định đến mức sản
lượng mà các tác nhân trong nền kinh tế sử dụng. Khi các nhân tố này thay đổi thì sẽ
làm cho tổng cầu thay đổi.
5.2.2. Đường tổng cầu
Đường tổng cầu là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng sản phẩm và mức giá
cả chung mà các tác nhân trong nền kinh tế chi tiêu. Với trục tung biểu thị mức giá cả
chung, trục hoành biểu thị mức sản lượng thì đường tổng cầu dốc xuống (có độ dốc âm)
P
P

P1 A
P2 B AD’’
AD
AD

AD
0
0
Y1 Y2 Y
Y
Hình 2.3: Đồ thị tổng cầu Hình 2.4: Mô hình dịch chuyển của
đường cầu
Đường cầu có độ dốc âm, điều này có nghĩa khi mức giá cả chung giảm đi thì tổng
cầu tăng và ngược lại. Trên hình 2.3 cho thấy nếu mức giá là P1 thì Lượng tổng cầu là
Y1, khi mức giá giảm xuống P2 thì tổng cầu là Y2 (Y1 > Y2). Tổng cầu sẽ di chuyển từ
điểm A đến điểm B trên đường tổng cầu.
Khi các nhân tố ảnh hưởng tới các thành phần chi tiêu của tổng cầu như thay đổi
trong tiêu dùng cá nhân, đầu tư của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ, xuất nhập
khẩu hàng hoá và dịch vụ thì sẽ làm cho đường tổng cầu dịch chuyển. Nếu làm cho tổng
cầu tăng thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải. Nếu làm cho tổng cầu giảm thì
đường tổng cầu dịch chuyển sang bên trái. Trên hình 2.4 cho thấy nếu tổng cầu tăng làm
cho đường tổng cầu dịch chuyển tới AD’’, làm cho đường tổng cầu giảm thì AD sẽ dịch
chuyển sang AD’
5.3. Cân bằng tổng cung, tổng cầu
Nếu ghép 2 mặt cung và cầu của nền kinh tế lại với nhau bằng cách đưa 2 đồ thị
AD và AS vào cùng một hệ trục, hai đường cung và cầu cắt nhau tại E, là điểm cân
bằng của nền kinh tế. Tại điểm cân bằng, tổng cung bằng tổng cầu đồng thời xác định
mức giá cân bằng P0 và sản lượng cân bằng Q0.
Sự dịch chuyển của đường tổng cung và tổng cầu:
- Sự dịch chuyển tòan bộ đuờng AS hoặc AD biểu thị những thay đổi của tổng
cung hoặc tổng cầu, phụ thuộc vào tác động của những biến số khác.
- Sự dịch chuyển của đường tổng cầu chủ yếu tùy thuộc vào tác động của các biến
chính sách, chỉ tiêu chính phủ, lãi suất.
- Sự dịch chuyển của đường tổng cung phụ thuộc vào các tác động của lao động,
tài nguyên, kỹ thuật và các chi phí đầu vào khác.

AS

E
P0
AD

Q0 Q
Ví dụ:
+ Giá dầu trên thế giới tăng mạnh  Dich chuyển AS sang trái và làm di chuyển
AD
+ Giảm đáng kể chi tiêu cho quốc phòng  Dịch chuyển AD sang trái và di
chuyển đường AS
+ Vụ mùa bội thu  Dịch chuyển AS sang phải và di chuyển AD
+ Tăng thuế sử dụng đất đai  Tăng chi phí sản xuất, tổng cung giảm.
+ Giảm thuế thu nhập  Tăng thu nhập sau thuế, tăng khả năng thanh toán, tăng
tiêu dùng do đó tăng tổng cầu
+ Giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm  Giảm lãi suất tiền gửi dẫn đến giảm lãi suất
cho vay, tăng đầu tư do đó tăng tổng cầu.
6. Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô
6.1. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô
* Thành tựu kinh tế vĩ mô của một đất nước thường được đánh dấu theo 3 dấu hiệu
chủ yếu:
- Sự ổn định kinh tế: Kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề cấp bách như
lạm phát, suy thoái, thất nghiệp trong thời kỳ ngắn hạn.
- Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi giải quyết những vấn đề dài hạn hơn như chính sách
tiết kiệm, chính sách đầu tư, chính sách công nghệ, chính sách đào tạo…
- Công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội vừa là vấn đề kinh tế.
* Để có thể đạt được sự ổn định, tăng trưởng và công bằng, các chính sách kinh tế
vĩ mô phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
- Sản lượng: Tốc độ tăng trưởng cao, vững chắc và sản lượng thực tế cao tương
ứng với mức sản lượng tiềm năng.
- Việc làm: Tạo được nhiều việc làm tốt và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.
- Ổn định giá cả: Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự
do.
- Kinh tế đối ngoại: Ổn định tỷ giá hối đối và cân bằng cán cân thanh toán.
- Phân phối: Công bằng
Mục tiêu kinh tế vĩ mô rất quan trọng vì đó là cơ sở định hướng phát triển của một
nền kinh tế. Đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Trên cơ cở các mục tiêu mà
các Chính phủ đưa ra các chính sách vĩ mô phù hợp.
Ta biết rằng nhược điểm lớn nhất của nền kinh tế thị trường là tự động tạo ra các
chu kì kinh doanh, sản lượng thực tế dao động lên xuống xung quanh trục sản lượng
tiền năng, nền kinh tế luôn có xu hướng không ổn định.
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo ba dấu hiệu
chủ yếu: Ổn đinh, tăng trưởng và công bằng xã hội. Trong đó ổn định kinh tế là một
mục tiêu quan trọng hàng đầu của một nền kinh tế. ổn định kinh tế vĩ mô là kiểm soát
được giá cả, tỷ giá, lãi suất… Bằng việc duy trì và cải thiện các cân đối lớn của nền kinh
tế phù hợp với cơ chế thị trường, đặc biệt là cân đối tiền- hàng, cán cân thanh toán quốc
tế, cân đối giữa thu - chi ngân sách Nhà nước, cân đối vốn đầu tư, cân đối cung cầu một
số mặt hàng thiết yếu nhất để từ đó làm giảm bớt những dao động của chu kì kinh
doanh, giải quyết tốt những vấn đề cấp bách: Tránh lạm phát cao và thất nghiệp nhiều.
Ổn định kinh tế-một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng vì:
- Ổn định kinh tế vĩ mô là một điều kiện cơ bản của sự phát triển xã hội, đặc biệt là
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Ổn định kinh tế vĩ mô là một chức năng quan trọng của nhà nước trong vai trò
quản lý nên kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước sẽ trực tiếp can
thiệp vào việc điều hành sản xuất kinh doanh, mà làm tốt chức năng định hướng cho sự
phát triển xã hội (bao gồm cả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch) đẩy mạnh việc xây dựng
và hoàn thiện hệ thống thể chế, ổn định kinh tế vĩ mô, quản lý tốt kinh tế nhà nước, đảm
bảo việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
- Trong thực trạng của kinh tế vĩ mô hiện nay, bên cạnh những kết quả tích cực đã
xuất hiện một số hạn chế, bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ.
Năm 2019 với mục tiêu tổng quát (tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát
thấp hơn, tăng trưởng cao hơn, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thực
hiện 3 khâu đột khá chiến lược...) đã đi qua một phần ba thời gian. Tiến độ thực hiện
các mục tiêu đến nay ra sao và đặt ra vấn đề gì?
* Ổn định nền kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô theo nghĩa rộng, bao gồm nhiều nội dung. Với nghĩa hẹp hơn và với
nguồn thông tin tháng, người viết đề cập đến nội dung của hai cân đối kinh tế chủ yếu là
xuất, nhập khẩu và thu chi ngân sách.
Về xuất khẩu, sau khi liên tục xuất siêu từ tháng 6/2019 đến tháng 2/2020, từ
tháng 3 đã chuyển sang nhập siêu với quy mô không nhỏ (tháng 3 gần 550 triệu USD,
bằng 5% kim ngạch xuất khẩu, tháng 4 gần 1 tỷ USD, bằng 10,3%); tính chung 4 tháng
nhập siêu 722 triệu USD, bằng 1,8% xuất khẩu.
Nguyên nhân tổng quát là so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu tăng trở lại (2
tháng 3 và 4 tăng 12,8%, thấp xa so với 22% của 2 tháng đầu năm), trong khi nhập khẩu
tăng cao lên (tương ứng tăng 21,9% so với 14,1%). Tính chung 4 tháng, nhập khẩu tăng
cao hơn xuất khẩu.
Tình hình này được nhìn nhận ở hai góc độ khác nhau. ở góc độ thứ nhất – có tính
chất tích cực – thì từ tháng 6/2019 đến tháng 2/2020 liên tục xuất siêu có nguyên nhân
quan trọng là do nhu cầu nhập khẩu giảm bởi đầu tư, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng
bị co lại, nay do nhu cầu nhập khẩu tăng lên chứng tỏ nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh
doanh, tiêu dùng có dấu hiệu thoát dần khỏi trì trệ để phục hồi.
Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, nhập khẩu một số nguyên vật liệu
cho sản xuất hàng xuất khẩu tăng cao hơn tốc độ chung, như sản phẩm hoá chất, bông
các loại, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may da giày, sắt thép
các loại, chất dẻo nguyên liệu... hoặc tuy còn giảm nhưng đã giảm ít hơn, như xăng dầu.
Ở góc độ thứ hai theo ý nghĩa tiêu cực – thì việc nhập siêu trở lại sẽ tác động tiêu cực
đến cán cân thanh toán tổng thể, dự trữ ngoại hối, tỷ giá.
Việc kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng không khuyến khích và cần kiềm chế
nếu không tăng cường sẽ gia tăng trở lại.
Về thu, chi ngân sách, với tiến độ thực hiện so với dự toán cả năm còn thấp và
thực hiện của tổng thu thấp hơn của tổng chi cả về tỷ lệ so với dự toán năm, cả về tốc độ
tăng so với cùng kỳ năm trước, sẽ làm cho việc cân đối ngân sách tiếp tục khó khăn.
Trong khi yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, thực
hiện các mục tiêu tái cơ cấu, 3 đột phá chiến lược đòi hỏi cắt giảm, giãn hoãn thu, tăng
chi lớn.
* Kiềm chế lạm phát
CPI tháng 3 giảm (0,19%), tháng 4 tăng không đáng kể (0,02%), nên tính chung 4
tháng tăng thuộc loại thấp so với cùng kỳ trong nhiều năm qua. Kết quả này được xét
trên hai mặt.
Về mặt tích cực, đó là niềm vui cho người tiêu dùng, đặc biệt là người có thu nhập
thấp, những người bị thất nghiệp, thiếu việc làm, bởi tỷ trọng tiêu dùng lương thực –
thực phẩm trong tổng chi tiêu dùng rất cao, trong khi giá lương thực năm trước đã giảm
sâu (giảm 5,66%) 4 tháng đầu năm nay tiếp tục giảm (giảm 0,93%); giá thực phẩm năm
trước tăng thấp (0,95%), năm nay tháng 3 giảm (0,95%), tháng 4 giảm sâu (1,24%).
Đây là tín hiệu khả quan để cả năm thực hiện được mục tiêu đã đề ra, tạo tiền đề
để các nhà quản lý, điều hành vĩ mô có thể yên tâm hơn trong việc thực hiện giải pháp
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, hỗ trợ thị trường, thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao
hơn và các mục tiêu khác mà Quốc hội đã phê duyệt.
Xét ở mặt khác, lạm phát thấp không phải do nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng
suất lao động, mà chủ yếu do tổng cầu (bao gồm cả đầu tư và cả tiêu dùng) giảm. Đồng
thời các giải pháp kiềm chế lạm phát đã có hiệu ứng phụ là tăng trưởng tín dụng thấp,
sản xuất kinh doanh có tỷ trọng vốn vay ngân hàng lớn sẽ thiếu vốn hoạt động; lại gặp
lúc người dân “thắt lưng buộc bụng”, nên đầu tư và tiêu dùng đều bị co lại, tồn kho
tăng, kéo dài, lan rộng trên nhiều ngành, lĩnh vực.
Kết quả là sản xuất kinh doanh đứng trước nguy cơ trì trệ, so với cùng kỳ năm
trước số doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản thì tăng, số doanh nghiệp đăng ký mới
thì giảm. Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã cảnh báo, coi chừng
“quá tay” trong kiềm chế lạm phát.
* Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng GDP quý 1/2020 cao hơn cùng kỳ năm trước (4,89% so với 4,75%),
nhưng chủ yếu do tăng trưởng nhóm ngành dịch vụ cao hơn cùng kỳ, còn 2 nhóm ngành
sản xuất sản phẩm vật chất (kinh tế thực) lại thấp hơn cùng kỳ.
Bước sang tháng 4, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao hơn, nên tính chung 4
tháng tăng 5%, cao hơn của 3 tháng (4,9%). Đáng chú ý, tốc độ tăng 4 tháng năm nay
vẫn thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (5% so với 5,9%) và việc thấp này diễn
ra ở 3 ngành chi tiết là công nghiệp khai khoáng (2,1% so với 3%), công nghiệp chế
biến (5,5% so với 6%), sản xuất và phân phối điện (9% so với 12,9%); riêng cung cấp
nước, xử lý nước thải, rác thải tăng bằng cùng kỳ (8,8%). Tốc độ tăng tồn kho đến 1/4 là
13,1%, đã thấp hơn các thời điểm trước.
Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách thực hiện 4 tháng mới bằng 25,7% kế hoạch cả
năm và giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn trung ương quản lý đạt thấp hơn
(23,2%) và giảm sâu hơn (giảm 17%).
Riêng vốn FDI đăng ký đạt trên 8,2 tỷ USD, tăng 17%, trong đó đăng ký mới đạt
gần 4,9 tỷ USD, tăng 14,6%, vốn bổ sung đạt gần 3,35 tỷ USD; vốn thực hiện đạt 3,8 tỷ
USD, tăng 3,9%.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu tố tăng
giá tiêu dùng) tăng 4,6%, cao hơn tốc độ tăng 4,5% của quý 1. Tăng trưởng kinh tế vẫn
còn gặp khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra, cần phải có các biện pháp tháo gỡ kịp thời.
6.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu
6.2.1. Chính sách tài khoá
Chính sách tài khoá nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ nhằm
hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách tài khoá
có hai công cụ chủ yếu đó là chi tiêu của Chính phủ và thuế.
Chi tiêu của Chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu công cộng, do đó nó
tác động trực tiếp đến tổng cầu và sản lượng. Thuế làm giảm các khoản thu nhập, do đó
làm giảm chi tiêu của khu vực tư nhân, từ đó cũng tác động đến tổng cầu và sản lượng.
Thuế cũng có thể tác động đến đầu tư và sản lượng về mặt dài hạn.
Trong ngắn hạn 1 đến 2 năm chính sách tài khoá có tác động đến sản lượng thực tế
và lạm phát phù hợp với các mục tiêu ổn định nền kinh tế. Về mặt dài hạn chính sách tài
khoá có thể có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế giúp cho sự tăng trưởng và phát triển
lâu dài.
6.2.2. Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ chủ yếu nhằm tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế
vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách tiền tệ có hai công cụ chủ yếu
là kiểm soát mức cung tiền và kiểm soát lãi suất. Khi ngân hàng Trung ương thay đổi
lượng cung tiền thì lãi suất sẽ tăng hoặc giảm tác động đến đâù tư tư nhân, do vậy ảnh
hưởng đến tổng cầu và sản lượng. Chính sách tiền tệ có tác động lớn đến tổng sản phẩm
quốc dân về mặt ngắn hạn, song do tác động đến đầu tư nên nó cũng có ảnh hưởng lớn
đến GNP trong dài hạn.
6.2.3. Chính sách kinh tế đối ngoại
Chính sách kinh tế đối ngoại trong các nước có thị trường mở nhằm ổn định tỷ giá
hối đoái, và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận được. Chính
sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân bằng, các quy định về
hàng rào thuế quan, bảo hộ mậu dịch và cả những biện pháp tài chính tiền tệ khác, có
tác động vào hoạt động xuất nhập khẩu.
6.2.4. Chính sách thu nhập
Chính sách thu nhập gồm các biện pháp mà Chính phủ sử dụng nhằm tác động
trực tiếp đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát. Chính sách này sử dụng nhiều công
cụ, từ những công cụ có tính chất cứng rắn như ấn định mức tiền công và giá cả đến
những công cụ mềm dẻo như là những hướng dẫn, kích thích bằng thuế thu nhập.
7. Thực hành
Kỹ năng 1: Vận dụng kiến thức đã học để đánh giá ưu nhược điểm của các mô
hình kinh tế.
Kỹ năng 2: Đánh giá sự tác động của các chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế.
CÂU HỎI ÔN TÂP – BÀI TẬP
1. Câu hỏi ôn tập.
Câu 1: Trình bày 3 vấn đề cơ bản của một nền kinh tế
Câu 2: Trình bày các khái niệm cơ bản về kinh tế học
Câu 3: Trình bày các khái niệm về tổng cung, tổng cầu, sản lượng cân bằng
Câu 4: Vận dụng kiến thức đã học để đánh giá ưu nhược điểm của các mô hình
kinh tế.
Câu 5: Đánh giá sự tác động của các chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế.
2. Bài tập
Anh (chị) hãy chọn câu trả lời đúng nhất và khoang tròn:
Câu 1: Tình trạng khó khăn hiện nay trong việc thỏa mãn nhu cầu của cải vật chất
cho xã hội, chứng tỏ rằng:
a. Có sự giới hạn của cải để đạt được mục đích là thỏa mãn những nhu cầu có giới
hạn của xã hội
b. Do nguồn tài nguyên khan hiếm không thể thỏa mãn toàn bộ nhu cầu của xã hội
c. Có sự lựa chọn không quan trọng trong kinh tế học
d. Không có câu nào đúng
Câu 2: Định nghĩa truyền thống của kinh tế học là:
a. Vấn đề hiệu quả rất được quan tâm
b. Tiêu thụ là vấn đề đầu tiên của hoạt động kinh tế
c. Những nhu cầu không thể thỏa mãn đầy đủ
d. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 3: Câu nào sau đây không thể hiện tính chất quan trọng của lý thuyết kinh tế:
a. Lý thuyết kinh tế giải thích một số vấn đề
b. Lý thuyết kinh tế thiết lập mối quan hệ nhân quả
c. Lý thuyết kinh tế chỉ giải quyết với một dữ kiện đã cho
d. Lý thuyết kinh tế áp dụng với tất cả các điều kiện
Câu 4: Mục tiêu kinh tế vĩ mô ở các nước hiện nay bao gồm:
a. Với nguồn tài nguyên có giới hạn tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả để thỏa
mãn cao nhất nhu cầu của xã hội
b. Hạn chế bởi sự dao động của chu kỳ kinh tế
c. Tăng trưởng kinh tế để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội
d. Các câu trên đều đúng
Câu 5: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:
a. Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
b. Cao nhất của một quốc gia mà không đưa nền kinh tế vào tình trạng lạm phát
cao
c. Cao nhất của một quốc gia đạt được
d. Câu (a) và (b) đúng
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng:
a. Lạm phát là tình trạng mà mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên cao trong
một khoảng thời gian nào đó
b. Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động có đăng ký tìm
việc nhưng chưa có việc làm hoặc chờ được gọi đi làm việc
c. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng thực cao nhất mà một quốc gia đạt được
d. Tổng cầu dịch chuyển là do chịu tác động của các nhân tố ngoài mức giá chung
trong nền kinh tế
Câu 7: Mục tiêu ổn đinh của nền kinh tế vĩ mô là điều chỉnh tỷ lệ lạm phát và thất
nghiệp ở mức thấp nhất.
a. Đúng
b. Sai
Câu 8: Nếu sản lượng vượt mức sản lượng tiềm năng thì:
a. Thất nghiệp thức tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên
b. Lạm phát thực tế cao hơn lạm phát vừa phải
c. a, b đều đúng
d. a, b đều sai
Câu 9: Chính sách ổn định hóa nền kinh tế nhằm:
a. Kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái.
b. Giảm thất nghiệp.
c. Giảm dao động của GDP thực duy trì cán cân thương mại cân bằng.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 10: “Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao” , câu nói nay thuộc:
a. Kinh tế vĩ mô
b. Kinh tế vi mô
c. Kinh tế thực chứng
d. Cả a và c đúng
Câu 11: “Chỉ số giá hàng tiêu dùng ở Việt Nam tăng khoảng 20% mỗi năm trong
giai đoạn 2015 – 2020” , câu nói này thuộc:
a. Kinh tế vi mô và thực chứng
b. Kinh tế vĩ mô và thực chứng
c. Kinh tế vi mô và chuẩn tắc
d. Kinh tế vĩ mô và chuẩn tắc
Câu 12: Phát biểu nào sau đây thuộc kinh tế vĩ mô
a. Lương tối thiểu ở doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp
trong nước chênh lệch nhau 3 lần.
b. Cần tăng thuế nhiều hơn để tăng thu ngân sách
c. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng
d. Không câu nào đúng
CHƯƠNG II
TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN
Mã chương: MH 15 – 02
Giới thiệu:
Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu các chỉ tiêu kết quả quan trọng của nền
kinh tế quốc dân như tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm
quốc dân ròng, thu nhập quốc dân, thu nhập quốc dân có thể sử dụng. Nghiên cứu các
chỉ tiêu kết quả này và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có liên quan khác như lạm phát, chỉ số
giá tiêu dùng tạo thành xương sống của hệ thống hạch toán thu nhập quốc dân (viết tắt
là SNA) được tất cả các nước có nền kinh tế định hướng theo thị trường vận dụng.
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
- Trình bày nội dung ý nghĩa tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội
- Giải thích được các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản
- Sử dụng một số phương pháp tính toán tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân
- Phân biệt tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Phương pháp giảng dạy và học tập chương II:
- Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các
đại lượng.
- Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học
Điều kiện thực hiện bài học:
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết chuyên môn
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
Kiểm tra và đánh giá bài học:
- Nội dung:
+ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
+ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Trong quá trình học tập, người học cần:
* Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
* Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
* Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
* Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
+ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (Hình thức: Vấn đáp)
+ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra (Hình thức: Viết)
+ Kiểm tra định kỳ thực hành: Không có
Nội dung chính:
1. Tổng sản phẩm quốc dân, thước đo thành tựu của nền kinh tế
Hoạt động kinh tế biến động từ năm này qua năm khác. Nhìn chung, sản lượng
hàng hoá và dịch vụ liên tục tăng lên theo thời gian. Do có sự gia tăng của lực lượng lao
động, tư bản và tiến bộ công nghệ, nền kinh tế ngày càng có thể sản xuất nhiều hơn. Sự
tăng trưởng này cho phép mọi người hưởng thụ mức sống cao hơn. Trung bình trong 50
năm qua, sản lượng của nền kinh tế Mỹ tính bằng GDP thực tế tăng trưởng khoảng 3
phần trăm mỗi năm.
Tuy nhiên, trong một số năm, sự tăng trưởng bình thường này đã không xảy ra.
Các doanh nghiệp không bán được hết hàng hoá và dịch vụ và quyết định cắt giảm mức
sản xuất. Nhiều công nhân bị sa thải, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và nhiều nhà máy bị bỏ
không. Khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá và dịch vụ ít hơn, GDP thực tế và các đại
lượng phản ánh thu nhập khác giảm đi.
Những thời kỳ thu nhập giảm trong khi thất nghiệp tăng cao được gọi là suy thoái
nếu tình hình không nghiêm trọng, và được gọi là khủng hoảng nếu vấn đề thực sự
nghiêm trọng.
Điều gì đã gây ra biến động của hoạt động kinh tế trong ngắn hạn? Các chính sách
công cộng có thể làm gì để ngăn chặn các thời kỳ thu nhập giảm và thất nghiệp tăng
cao? Khi kinh tế suy giảm hoặc suy thoái xảy ra, các nhà hoạch định chính sách có thể
làm gì để giảm bớt độ dài và mức độ trầm trọng của chúng? Đây là những câu hỏi mà
chúng ta xem xét trong chương này và hai chương tiếp theo.
Các biến số mà chúng ta nghiên cứu trong các chương tiếp theo phần lớn là các
biến số mà chúng ta đã biết. Đó là GDP, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái và mức
giá…
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Tổng sản phẩm quốc dân là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ bằng các
yếu tố sản xuất của mình.
GNP chỉ tính kết quả hoạt động kinh tế do công dân của một nước tiến hành trong
một năm (kể cả hoạt động kinh tế của công dân nước đó tiền hành sản xuất ở nước ngoài).
1.1.2. Khái niệm tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phảm quốc nội là tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường
là một năm).
GDP là kết quả của toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trong phạm vi lãnh thổ quốc
gia mà không bao gồm các kết quả của các hoạt động kinh tế của công ty, DN của công dân
nước sở tại sản xuất ở nước ngoài.
1.2. Biến danh nghĩa và biến thực tế
- Biến danh nghĩa đo lường sản lượng theo giá hiện hành.
- Biến thực tế đo lường sản lượng theo giá cố định ở kỳ trước được lấy làm gốc.
GDPN: GDP danh nghĩa; GDPR: GDP thực tế
GNPN: GNP danh nghĩa; GNPR: GNP thực tế
Giữa GNPR và GNPN hay GDPR và GDPN có mối quan hệ với nhau thông qua chỉ
số giá cả.
GNPN GDPN
IP = * 100 hay IP = * 100
GNPR GDPR
Trong đó:
IP: Chỉ số giá (%) có thể xác định theo chỉ số hàng tiêu dùng (ICP) hoặc chỉ
số điều chỉnh lạm phát (Id)
Chú ý: Muốn so sánh mức độ sản xuất giữa các năm hoặc để tính toán tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế → chỉ tiêu thực
Ví dụ:
Năm 2015 2020 2021
Chỉ tiêu
GNPN 6.000 8.500 9.650
Id % theo GNP 100 130 139
Yêu cầu:
a. Tính tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021
b. Tính tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đến năm 2021
1.3. Mỗi quan hệ giữa GDP và GNP
- GNP = GDP + thu nhập từ yếu tố chuyển vào – thu nhập từ yếu tố chuyển ra
GNP = GDP + Thu nhập yếu tố ròng nước ngoài
GNP = GDP + NFFI
Nhận xét:
+ Nếu NFFI > 0  GNP > GDP: ở các nước phát triển
+ Nếu NFFI < 0  GNP < GDP: ở các nước đang phát triển
&. Tính GNP từ GDP danh nghĩa
- Theo giá thị trường (GNPmp) là giá mà người mua phải trả để sử dụng sản phẩm,
dịch vụ.
- Theo giá yếu tố sản xuất (GNPfc) là chi phí của các yếu tố sản xuất đã sử dụng để
tạo ra sản phẩm và dịch vụ.
Theo giá thị trường: GNPmp = GDPmp + NFFI
Theo giá yếu tố sản xuất: GNPfc = GDPfc + NFFI
hoặc GNPfc = GNPmp – Ti
&. Tính các chỉ tiêu khác
- Sản phẩm quốc dân ròng (NNP):
NNPmp = GNPmp – De ( Khấu hao)
NNPfc = GNPfc – De
Hoặc NNPfc = NNPmp – Ti
- Thu nhập quốc dân (NI):
NI = NNP – Ti (Thuế gián thu)
= NNPfc
- Thu nhập cá nhân (PI):
PI = NI – Pr (nộp và giữ lại) + Tr
- Thu nhập khả dụng (DI hoặc Yd):
Yd= PI – thuế, phí, lệ phí
&. Ý nghia của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vi mô
- Là những thước đo tốt nhất về thành tựu của một đất nước.
- Các nhà kinh tế sử dụng GNP và GDP để so sánh quy mô sản xuất của các nước
khác nhau trên thế giới sau khi tính chuyển số liệu về đồng USD.
- Tính tốc độ tăng trưởng GDP hay GNP thực tế để phân tích những biến đổi và
sản lượng của một đất nước trong thời gian khác nhau.
- Phân tích sự thay đổi của mức sống dân cư thông qua chỉ tiêu GDP và GNP bình
quân đầu người. Từ đó đánh giá một nước giải quyết vấn đề dân số trong mối quan hệ
với năng suất như thế nào.
- GNP bình quân đầu người là một thước đo tốt hơn xét theo khía cạnh số lượng
hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân một nước có thể mua được. Do đó, các nước
thường dùng chỉ tiêu này để phân tích.
- GDP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ
sản xuất ra tính bình quân cho một người dân. Do đó các tổ chức kinh tế thế giới thường
dùng chỉ tiêu này để phân tích.
Từ chỉ tiêu GNP và GDP, các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra các phân tích
về tiêu dùng, đầu tư, ngân sách, lượng tiền, xuất nhập khẩu, giá cả, tỷ giá hối đoái... Từ
đó lập ra các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và kế hoạch ngân sách, tiền tệ ngắn
hạn.
2. Các phương pháp xác định GDP
2.1. Vòng chu chuyển kinh tế vĩ mô
- Các hộ gia đình là người sở hữu các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như
lao động, vốn, đất đai… Họ sẽ cung cấp các yếu tố đầu vào sản xuất cho các doanh
nghiệp.
- Các doanh nghiệp tổ chức tiến hành sản xuất từ các yếu tố đầu vào do các hộ gia
đình cung cấp, tạo ra hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của các hộ
gia đình.
Chỉ tiêu hàng hóa và dịch vụ

Hàng hóa và dịch vụ

Hộ gia đình
Hãng kinh doanh

Dịch vụ các yếu tố sản xuất

Thu nhập từ các yếu tố sản xuất

Hình 2.1: Sơ đồ (dòng) luân chuyển kinh tế vĩ mô


- Dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô bao gồm:
+ Dòng bên trong: Sự luân chuyển các nguồn lực thật: hàng hóa và dịch vụ từ các
hàng kinh doanh sang các hộ gia đình và dịch vụ các yếu tố sản xuất từ hộ gia đình sang
các hàng kinh doanh.
+ Dòng bên ngoài: Các giao dịch thanh toán bằng tiền, đó là các hang kinh doanh
trả tiền cho các dịch vụ yếu tố sản xuất tạo nên thu nhập của hộ gia đình. Các hộ gia
đình thanh toán các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ do các hàng kinh doanh cung
cấp.
- Cách tính giá trị khối lượng sản phẩm trong một nền kinh tế:
+ Theo cung trên: Chúng ta có thể tính tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra trong nền kinh tế.
+ Theo cung dưới: Chúng ta có thể tính được mức thu nhập từ các yếu tố sản xuất
2.2. Ba phương pháp xác định GDP
2.2.1. Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm
a. Tiêu dùng của các hộ gia đình (C)
Tiêu dùng của các hộ gia đình bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
của các hộ gia đình mua được trên thị trường để chi dùng trong đời sống hằng ngày của
họ.
Tiết kiệm (S) là phần còn lại sau khi tiêu dùng.
DI = C + S
b. Đầu tư (I)
Đầu tư là giá trị của các hàng hóa đầu tư mà các hãng kinh doanh mua sắm để tái
sản xuất mở rộng. Hàng hóa đầu tư bao gồm:
- Trang thiết bị: Tài sản cố định của các doanh nghiệp, nhà ở, văn phòng mới xây
dựng
- Chênh lệch hàng hóa tồn kho của các hàng kinh doanh
 I = Giá trị hàng tư bản mới + Chênh lệch hàng hóa tồn kho
* Xét đầu tư theo nguồn vốn:
- Khấu hao (De): Còn được gọi là đầu tư thay thế là lượng tiền dùng để bù đắp hao
mòn hữu hình của tài sản cố định
- Đầu tư ròng (IN): Còn được gọi là đầu tư mở rộng vì nó có tác động mở rộng quy
mô sản xuất và làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. Đầu tư ròng có nguồn từ lợi
nhuận giữ lại hoặc đi vay.
 I = Khấu hao + Đầu tư ròng
I= De + IN
c. Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (G)
Chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ bao gồm hai khoản chi lớn:
- Chi mua hàng hóa, dịch vụ của Chính phủ. Các khoản chi G luôn đòi hỏi các
khoản chi đối lưu trở lại.
G = Tiêu dùng của chính phủ + Đầu tư của Chính phủ
G= CG + IG
- Chi chuyển nhượng (chi không mua hàng hóa, dịch vụ) (Tr): Không đòi hỏi hàng
hóa, dịch vụ đối lưu trở lại: Trợ cấp hàng hóa, bù lỗ doanh nghiệp Nhà nước...
d. Xuất và nhập khẩu (X và M)
- Hàng xuất khẩu (X) là những hàng hóa được sản xuất ra trong nước nhưng được
bán cho người tiêu dùng nước ngoài  Luồng tiền vào.
- Hàng nhập khẩu (M) là hàng hóa được sản xuất ra ở nước ngoài nhưng được
nhập khẩu để phục vụ tiêu dùng trong nước  Luồng tiền ra.
 Công thức chung để tính tổng sản phẩm quốc nội:
GDP = C + I + G + X – M
GDP = C + I + G + NX (Xuất khẩu ròng)
2.2.2. Phương pháp xác định GDP theo luồng chi phí
- Tiền lương (w): Thu nhập nhận được từ việc cung cấp sức lao động.
- Tiền thuê ( R): Thu nhập nhận được từ việc cho thuế các loại tài sản.
- Tiền lãi (i) : Thu nhập nhận được từ việc cho vay vốn.
- Lợi nhuận (Pr): Thu nhập còn lại sau khi lấy doanh thu trừ tổng chi phí.
Pr = TR – TC
- Thuế gián thu (Te)
- Hao mòn tài sản cố định ( De)
 Công thức chung để tính tổng sản phẩm quốc nội:
GDP = w + i + R + Pr + Te + De
2.2.3. Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng
Các doanh nghiệp luôn có mối quan hệ giao dịch với nhau. Do đó, trong giá trị sản
lượng của doanh nghiệp luôn có phần tính trùng. Để tránh hiện tượng này, trong quá
trình tính sản lượng quốc gia, người ta sử dụng khái niệm giá trị giá tăng.
Giá trị gia tăng là lượng gia tăng trong giá trị của hàng hóa do kết quả của quá
trình sản xuất.
Giá trị gia tăng là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng của một doanh nghiệp
với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác mà đã được dùng
hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó.
Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp là số đo phần đóng góp của doanh nghiệp đó
vào tổng sản lượng của nền kinh tế. Tổng giá trị gia tăng của mọi đơn vị sản xuất và
dịch vụ trong vòng một năm là tổng sản phẩm quốc nội GDP.
 Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ là tổng giá trị gia tăng
Ví dụ: Có các số liệu trên lãnh thổ 1 quốc gia như sau :
- Đầu tư ròng: 60 - Tiền lương: 620
- Tiền thuê: 70 - Nhập khẩu: 300
- Tiền lãi: 80 - Tiêu dùng của hộ gia đình: 550
- Chi tiêu của CP về hh và dvu: 320 - Thuế TNDN: 50
- Xuất khẩu: 400 - Trợ cấp thất nghiệp: 25
- Thuế TTĐB: 20 - Lợi nhuận doanh nghiệp giữ lại: 55
- Lợi tức cổ phẩn: 33 - Lợi tức chủ doanh nghiệp: 32
- Thuế XNK: 40 - Thuế TNCN: 35
- Thuế GTGT: 30 - Thu nhập yếu tố từ nước ngoài: 100
- Thanh toán cho người nước ngoài về tài sản và các yếu tố sản xuất khác: 140
Giả sử trên lãnh thổ quốc gia có 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
với bẳng số liệu sau :
Chỉ tiêu Công Nông Dịch
nghiệp nghiệp vụ
Chi phí trung gian 100 140 60
Khấu hao tài sản cố định 70 30 40
Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ 570 540 360
Yêu cầu:
Tính GDPmp bằng 3 phương pháp trên.
3. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản
Các chỉ tiêu GDP, GNP, NNP, Y, Yd, cũng như các phương pháp xác định chỉ tiêu
đó là tinh thần chủ yếu của hệ thống tài khoản quốc gia sử dụng rộng rãi trong các nước
có nền kinh tế thị trường. Hệ thống tài khoản quốc gia giúp cho các cơ quan quản lý
Nhà nước theo dõi và thống kê một cách chính xác các hoạt động kinh tế diễn ra trong
một thời kỳ của mỗi nền kinh tế.
Trên cơ sở những số liệu được tính toán, ghi chép của tài khoản quốc giá nhờ đó
có thể phân tích mối quan hệ ràng buộc giữa các tác nhân trong nền kinh tế, tìm ra
những vấn đề nằm đằng sau các con số. Trên cơ sở nguyên lý tính toán của GDP và
GNP chúng ta tập trung vào các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô sau:
3.1. Trong nền kinh tế giản đơn
Giả sử ta xem xét nền kinh tế giản đơn chỉ bao gồm hai tác nhân kinh tế: Các hộ
gia đình và các hàng kinh doanh. Trong sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô (Hình
2.1), chúng ta giả định rằng thu nhập của các hộ gia đình được đem chi tiêu hết vào việc
mua hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, do vậy chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ ở cung
trên bằng thu nhập ở cung dưới.
Trong thực tế thì các hộ gia đình thường không tiêu dùng hết thu nhập của mình.
Họ dành một phần thu nhập dưới dạng tiết kiệm (S). Tiết kiệm là phần còn lại của thu
nhập sau khi tiêu dùng. Trong nền kinh tế giản đơn, không có sự tham gia của Chính
phủ, không có thuế và trợ cấp nên:
Yd ≡ Y và S ≡ Y – C
Hay Y ≡ C + S (1)
Vậy ở cung dưới của dòng luân chuyển, tiết kiệm tách ra khỏi luồng thu nhập.
Tương tự ở cung trên, cung hàng hoá và dịch vụ cuối cùng không chỉ bao gồm hàng tiêu
dùng của các hộ gia đình. Các hãng kinh doanh cũng mua một lượng hàng (I).
Như vậy, có sự bổ sung thêm ở cung trên.
Ta có: Y ≡ C +I (**) (2)
Từ (1) và (2) ta có: S≡I

Chỉ tiêu hàng hóa và dịch vụ Đầu tư


Hàng hóa và dịch vụ

Hộ gia đình
Hãng kinh doanh

Dịch vụ các yếu tố sản xuất


Ngân hàng
Thu nhập từ các yếu tố sản xuất

Tiết kiệm

Hình 2.2: Tiết kiệm và đầu tư trong dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô
Hình 2.2 mô tả một cách khái quát, tiết kiệm làm thế nào chuyển thành đầu tư
trong một nền kinh tế thị trường. Trong hình 3.2 cho thấy các thể chế tài chính ngân
hàng phát triển trong nền kinh tế thị trường thu hút toàn bộ tiết kiệm cho các hãng vay
để đầu tư mở rộng sản xuất.
3.2. Trong nền kinh tế đóng
Nền kinh tế đóng là nền kinh tế có sự tham gia của chính phủ. Chính phủ là một
tác nhân kinh tế và là người tiêu dùng lớn nhất. Hàng năm Chính phủ các nước phải chi
tiêu những khoản tiền rất lớn vào việc xây dựng đường xá, trường học, bệnh viện, quốc
phòng an ninh, y tế, giáo dục, trả lương cho bộ máy quản lý của Nhà nước. Các chi tiêu
này cũng chỉ được tính cho các giao dịch lần đầu tiên trong nền kinh tế. Chi tiêu về
hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ (G)
Không phải mọi khoản chi tiêu của ngân sách Nhà nước đều được tính vào GDP.
Những khoản thanh toán, chuyển nhượng ký hiệu là TR bao gồm bảo hiểm xã hội, trợ
cấp thất nghiêp, bảo hiểm y tế... đây là các khoản phân phối lại không ứng với một hàng
hoá và dịch vụ mới được sản xuất ra của nền kinh tế, do đó không được tính vào GDP.
Nếu nền kinh tế là nền kinh tế khép kín có sự tham gia của Chính phủ thì:
GDP = C + I + G
3.3. Trong nền kinh tế mở
Chúng ta nghiên cứu nền kinh tế mở, tính tới yếu tố Chính phủ và khu vực nước
ngoài. Ta hãy mở rộng sơ đồ dòng luân chuyển ở trên có tính tới cả khu vực Chính phủ
và người nước ngoài (xuất – nhập khẩu).
Theo hình 2.3, ở cung dưới, ngoài tiết kiệm (S) thì thuế và nhập khẩu (M) cũng là
những rò rỉ. Thực vậy, một phần thu nhập của dân cư phải làm nghĩa vụ với nhà nước
dưới dạng thuế thu nhập (TA).
Mặt khác, Nhà nước cũng tiến hành trợ cấp cho các gia đình có khó khăn (Tr).
Nếu sử dụng khái niệm thuế ròng (T) là hệ số giữa thuế thu nhập và trợ cấp, ta có:
T = TA – TR (3)
Thuế ròng là một loại rò rỉ ở cung dưới. Một phần khác của thu nhập dùng để mua
hàng tiêu dùng nhập khẩu, tạo nên thu nhập của dân cư nước ngoài, không đóng góp
vào tổng sản phẩm quốc dân. Như vậy, tổng số rò rỉ ở cung dưới là:
S + T + M ( 4)
Ở cung dưới, Chính phủ cũng chi tiêu một phần hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
Mặt khác, hàng xuất khẩu được sản xuất ra trong nền kinh tế nhưng không để tiêu dùng
trong nước. Do vậy, tổng số bổ sung mới vào luồng sản phẩm bằng:
I + G + X (5)
Tổng số rò rỉ ở cung dưới phải bằng tổng các bổ sung them vào cung trên để đảm
bảo cho tổng hàng hóa ở cung trên bằng tổng thu nhập ở cung dưới và các tài khoản
quốc gia là cân bằng. Do vậy, ta có:
S + T + M = I + G + X (6)
Chuyển vế các số hạng tương ứng, thu được:
(T – G) = (I – S) + ( X – M) (7)
Đồng nhất thức (7) là đồng nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực hay
các tác nhân trong nền kinh tế. Vế trái là khu vực Chính phủ, vế phải là khu vực tư nhân
(hãng kinh doanh và hộ gia đình) và khu vực nước ngoài.
Đồng nhất thức này cho thấy trạng thái của mỗi khu vực có ảnh hưởng đến các
khu vực còn lại của đất nước như thế nào.
Xuất khẩu

Chỉ tiêu hàng hóa và dịch vụ


Đầu

Hàng hóa và dịch vụ Chi tiêu

Hộ gia đình
Hãng kinh doanh

Dịch vụ các yếu tố sảnxuất


Ngân
Thu nhập từ các yếu tố sảnxuất hàng
Chính phủ

Tiết kiệm

Thuế
Nhập khẩu Nước
ngoài
Hình 2.3: Chính phủ và người nước ngoài trong dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô.
4. Thực hành
Kỹ năng 1: Xác định tổng sản phẩm quốc dân theo các phương pháp đã học
Kỹ năng 2: Trình bày nội dung ý nghĩa tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm
quốc nội
CÂU HỎI ÔN TẬP – BÀI TẬP
1. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hãy trình bày nội dung và ý nghĩa của GNP và GDP?
Câu 2: Phương pháp xác định GDP?
Câu 3: Sự khác nhau giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế?
Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả của nền kinh tế
Câu 5: Trình bày mức sản lượng cân bằng, cách xác định mức sản lượng cân
bằng.
Câu 6: Hàm tiêu dùng, hàm tiết kiệm, hãy biểu diễn trên đồ thị, điều gì quyết
định độ dốc của nó.
Câu 7: Trình bày mối quan hệ giữa tiết kiệm và tiêu dùng.
Câu 8: Phân tích tác động của chính sách tài khoá đến vấn đề thâm hụt ngân sách.
Câu 9: Phân tích tác động của chính sách tài khoá tới vấn đề tháo lui đầu tư.
Câu 10: Phân tích thâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân
sách.
2. Bài tập
Câu 1:
Năm 2020 có Y = 4.800 ; YP = 4.580 ; Un = 5%
1. Tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế năm 2020
2. Mục tiêu Chính phủ đặt ra là đến năm 2021 tăng tỷ lệ thất nghiệp 1,4% so với
năm 2020. Hỏi mức sản lượng thực tế năm 2021 phải đạt là bao nhiêu nếu biết YP năm
2021 là 4.809
Câu 2:
Có các số liệu trên lãnh thổ 1 quốc gia như sau :
- Đầu tư ròng: 50 - Tiền lương: 680
- Tiền thuê: 60 - Nhập khẩu: 300
- Tiền lãi: 80 - Thuế TNDN: 50
- Xuất khẩu: 500 - Trợ cấp thất nghiệp: 25
- Thuế TTĐB: 10 - Lợi nhuận DN giữ lại: 55
- Lợi tức cổ phẩn: 30 - Lợi tức chủ DN: 35
- Thuế XNK: 40 - Thuế TNCN: 35
- Thuế GTGT: 30 - Thu nhập yếu tố từ nước ngoài: 200
- Tiêu dùng của hộ gia đình: 500
- Chi tiêu của CP về hàng hóa và dịch vụ: 320
- Thanh toán cho người nước ngoài về tài sản và các yếu tố sản xuất khác: 340
Giả sử trên lãnh thổ quốc gia có 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
với bẳng số liệu sau:
Chỉ tiêu Công Nông Dịch
nghiệp nghiệp vụ
Chi phí trung gian 100 140 60
Khấu hao tài sản cố định 60 25 30
Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ 585 540 360
Yêu cầu:
a. Tính GDPmp bằng 3 phương pháp trên.
b. Tính DI?
Câu 3:
Cho biết những tài khoản quốc dân dưới đây của nền kinh tế giản đơn (đơn vị tính:
tỷ đồng Việt Nam)
- Khấu hao tài sản cố định: 350
- Tiền lương tiền công: 5.000
- Lãi suất do công ty trả: 500
- Tiền thuê tài sản cố định: 50
- Lợi nhuận công ty: 450
- Tổng đầu tư tư nhân: 750
- Chi tiêu cá nhân: 5.600
Yêu cầu: Bạn hãy chỉ ra các cách có thể tính tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
trên cơ sở số liệu trên.
CHƯƠNG III
TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Mã chương: MH 15 – 03
Giới thiệu:
Chương này sẽ nghiên cứu sâu hơn một bước về tổng cầu của nền kinh tế: Sự hình
thành tổng cầu, những nhân tố tác động đến tổng cầu, các mô hình tổng cầu từ giản đơn
đến phức tạp, cuối cùng là vận dụng lý thuyết tổng cầu và thực thi chính sách tài khoá
để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đã đặt ra.
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế
- Trình bày được các chính sách vĩ mô của Chính phủ
- Phân tích vai trò và tác động của chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế
Phương pháp giảng dạy và học tập chương III:
- Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các
đại lượng.
- Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học
Điều kiện thực hiện bài học:
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết chuyên môn
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
Kiểm tra và đánh giá bài học:
- Nội dung:
+ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
+ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Trong quá trình học tập, người học cần:
* Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
* Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
* Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
* Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
+ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (Hình thức: Vấn đáp)
+ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: Không có
+ Kiểm tra định kỳ thực hành: Không có
Nội dung chính:
1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế
1.1. Tổng cầu trong nền kinh tế
1.1.1. Hàm tiêu dùng (C)
Tiêu dùng của hộ gia đình phụ thuộc nhiều yếu tố như thu nhập, của cải hay tài
sản, tập quán sinh hoạt… Trong đó thu nhập đóng vai trò quan trọng.
Trong điều kiện các yếu tố không đổi, hàm tiêu dùng có dạng:
C = f(Yd)  là đường thẳng: C = C0 + CmYd
Trong đó:
+ C0: Tiêu dùng tự định
+ Yd: Thu nhập khả dụng
Yd = Y – De – Ti – Pr nộp và không chia + Tr – Td
Theo giả định: Nền kinh tế đóng cửa, không có Chính phủ (Ti, Td, Tr = 0), không
có khấu hao và không có lợi nhuận không chia (De = 0 và Pr nộp và không chia = 0)
 Yd = Y
+ Cm: Tiêu dùng biên
∆C
Cm (hay MPC) = (0 < Cm< 1)
∆Yd
Ý nghĩa: Cm là hệ số phản ảnh mức tăng (hoặc giảm) của tiêu dùng khi thu nhập
khả dụng tăng (hoặc) giảm một đơn vị.
Thu nhập khả dụng được sử dụng cho mục đích tiêu dùng và tiết kiệm :
Yd = C + S
∆ Yd = ∆ C + ∆ S
1.1.2. Hàm số tiết kiệm (S)
Hàm số tiết kiệm (S) phản ảnh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm dự kiến vào mức
thu nhập khả dụng.
S = S0 + SmYd
Trong đó:
+ S0 : Tiết kiệm tự định ( - C)
+ Sm : Tiết kiệm biên
∆S
Sm (hay MPS) = (0 < Sm< 1)
∆Yd
Ý nghĩa: Sm là hệ số phản ảnh mức tăng (hoặc giảm) của tiết kiệm khi thu nhập
khả dụng tăng (hoặc) giảm một đơn vị.
+ Mối quan hệ : Yd = Y – T hay Yd = C + S
C m + Sm = 1
C0 + S0 = 0

C,S
C

S
C0
450

Y
S0

Ví dụ:
Yd = 0 ; 100 ; 150 ; 300 ; 450 ; 600
C = 120 ; 240 ; 360 ; 480 ; 600
Yêu cầu:
a. Thiết lập C và S.
b. Nêu ý nghĩa kinh tế của hệ số Cm và Sm đã được xác định trong hàm số C và S.
1.1.3. Hàm đầu tư (I)
&. Xét hàm đầu tư theo biến số sản lượng quốc gia Y
I = I0 + ImY
Trong đó:
+ I0 : Đầu tư tự định
+ Im: Đầu tư biên theo sản lượng quốc gia Y
∆I
Im (hay MPI) = (0 < Im< 1)
∆Y
Ý nghĩa: Im là hệ số phản ảnh mức tăng (hay giảm) của đầu tư khi sản lượng quốc
gia tăng (hoặc giảm) 1 đơn vị.
I

I = I0 + ImY

0
Y
Hàm số đầu tư theo sản lượng quốc gia
&. Xét hàm đầu tư theo biến số lãi suất i.
I = I 0 + Ir m r
Trong đó:
+ I0: Đầu tư tự định.
+ Irm: Đầu tư biên theo lãi suất.
∆I
Ir m = (Cm< 0)
∆r
Ý nghĩa: Irm là hệ số phản ánh mức tăng (hay giảm) của đầu tư khi lãi suất giảm
(hoặc tăng) 1 đơn vị.

I = I0 + IrmY
0

Hàm số đầu tư theo lãi suất i

Ví dụ: I0 = 300; Im = 0,15 ; I rm= - 25


Yêu cầu:
a. Xác định hàm số đầu tư theo sản lượng quốc gia
b. Xác định hàm số đầu tư theo lãi suất
c. Nêu ý nghĩa kinh tế của hai hệ số Im = 0,15 và I rm= - 25
1.1.4. Thu chi của Chính phủ và cán cân ngân sách
a. Thuế
Tổng số thuế (Tx) : Tx = f (Y)
Thuế ròng : T = Tx – Tr ( Tr = f (Y) = hằng số.
T = T0 + TmY
Trong đó:
+ T0: Thuế ròng tự định.
+ Tm : Thuế ròng biên.
∆𝑇
Tm (hay MPT) = (0 < Tm< 1)
∆𝑌
Ý nghĩa: Tm là hệ số phản ảnh mức tăng (hoặc giảm) thuế ròng khi sản lượng quốc
gia tăng (hoặc giảm) 1 đơn vị.
I

T = T0 + TmY

0
Y
Hàm số thuế ròng theo sản lượng
&. Ảnh hưởng của thuế đối với tiêu dùng
+ Khi chưa có thuế (T = 0):
Yd = Y – T = Y – 0 = Y
C = C0 + CmYd C = C0 + CmY
+ Khi có Chính phủ ( T ≠0):
Yd = Y – T
C = C0 + CmYd C = C0 + Cm (Y – T)
C = C0 + CmY - CmT
 Thuế ảnh hưởng đến tiêu dùng.
b. Chi tiêu của Chính phủ.
- Chi tiêu của Chính phủ bao gồm :
+ Chi thường xuyên của Chính phủ bao gồm chi tiền lương, văn phòng phẩm,…
trong các ngành hàng chính, giáo dục, y tế, văn hóa, quốc phòng.
Kí hiệu: CG.
+ Chi đầu tư của Chính phủ là khoản chi của Chính phủ mang tích chất đầu tư như
đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hàng công cộng cho xã hội như đường xá, công viên…
Kí hiệu: IG
 G = CG + IG
- Hàm chi tiêu của Chính phủ :
+ G = f(Y) = G0 = hằng số
+ Tr = f(Y) = Tr0 = hằng số
G

G = G0

0
Y
Hàm chi tiêu của Chính phủ

&. Cán cân ngân sách (B)


Cán cân ngân sách phản ánh trạng thái thăng bằng giữa thu và chi ngân sách.
B = Tx – ( Tr + G )
B = Tx – Tr - G
B=T-G
&. Nhận xét :
- Nếu B < 0: Ngân sách Chính phủ thâm hụt hay bội chi.
- Nếu B > 0: Ngân sách Chính phủ thặng dư hay bội thu
- Nếu B = 0: Ngân sách Chính phủ cân bằng hay cân bằng ngân sách.
Ví dụ:
T0 = 80 ; G0 = 530 ; MPT (Tm) = 0,15
Yêu cầu:
a. Xác định hai hàm số T,G và nêu ý nghĩa 2 hệ số Tm = 0,15 trong hàm số T.
b. Nhận xét trạng thái cân bằng của ngân sách biết Y = 3.000
1.1.5. Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
a. Hàm xuất khẩu
- Xuất khẩu là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở trong nước và được bán
ra nước ngoài.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu :
+ Thu nhập của quốc gia nhập khẩu
+ Tỷ giá hối đoái
+ Chính sách ngoại thương
+ Thị hiểu của người nước ngoài đối với hàng hóa và dịch vụ sx trong nước….
- Hàm số xuất khẩu (X): Phản ảnh lượng cầu dự kiến của người nước ngoài đối với
hàng hóa, dịch vụ trong nước tức là phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài. Đây
là yếu tố khách quan, do vậy hàm số xuất khẩu xét theo sản lượng quốc gia là 1 hàm
hằng số.
X = f (Y) = X0 = const
G

X = X0

0
Y
Hàm số xuất khẩu và sản lượng quốc gia
b. Hàm nhập khẩu
- Nhập khẩu là lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài và được
tiêu dùng ở trong nước.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu:
+ Thu nhập quốc gia
+ Thuế nhập khẩu
+ Chính sách ngoại thương
+ Thị hiếu của người trong nước đối với hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước
ngoài….
- Hàm số nhập khẩu (M) phản ánh lượng cầu dự kiến của người trong nước đối
với hàng hóa, dịch vụ nước ngoài tức là phụ thuộc vào thu nhập của người trong nước.
Đây là yếu tố chủ quan được chi phối bởi mức tổng sản lượng quốc gia.
M = f(Y)
M = M0 + MmY
Trong đó :
+ M0 : Nhu cầu nhập khẩu tự định.
∆M
+ Mm (MPM) = (0 < Mm< 1)
∆Y
Ý nghĩa: Mm là hệ số phản ảnh mức tăng (hoặc giảm) của nhập khẩu khi sản lượng
quốc giá tăng (hoặc giảm) 1 đơn vị.
I

M= M0 + MmY

0
Hàm số nhập khẩu và sản lượng quốc gia Y
c. Cán cân thương mại (Cán cân ngoại thương) (NX)
Cán cân thương mại phản ảnh tình trạng thăng bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu
được thể hiện thông qua giá trị xuất khẩu ròng.
NX = X – M
Nhận xét :
- Nếu NX > 0: Cán cân thương mại thặng dư hay xuất siêu
- Nếu NX < 0: Cán cân thương mại thâm hụt hay nhập siêu
- Nếu NX = 0: Cán cân thương mại cân bằng hay cân bằng ngoại thương
Ví dụ:
X0 = 100 ; M0 = 70 ; MPM (Mm) = 0,11
Yêu cầu:
a. Xác định 2 hàm số X và M và nêu ý nghĩa kinh tế của hệ số Mm = 0,11 trong
hàm M
b. Nhận xét tình trạng cán cân thương mại, biết Y = 3.000
1.2. Cách xây dựng hàm tổng cầu và xác định sản lượng cân bằng của nền kinh
tế
1.2.1. Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn
Đây là nền kinh tế khép kín và chưa có sự tham gia của Chính phủ, bao gồm hai
tác nhân kinh tế: Hộ gia đình và các hãng kinh doanh (các doanh nghiệp).
Tổng cầu là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các
doanh nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ.
AD = C + I
1.2.2. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ
Khi tham gia vào nền kinh tế, Chính phủ cũng mua sắm hàng hóa và dịch vụ để
đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu. Để trang trải cho các khoản chi tiêu đó, Chính phủ phải
thu thuế. Vì chi tiêu của Chính phủ chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng cầu và vì thuế ảnh
hưởng đến quyết định chi tiêu của hộ gia đình nên Chính phủ có tác động lớn đến tổng
cầu và thu nhập.
AD = C + I + G
1.2.3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở
Trong mô hình tổng cầu nền kinh tế mở, chúng ta mở rộng đến khu vực ngoại
thương tức là khu vực xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
AD = C + I + G + X – M
Hàm số tổng cầu được xác định có dạng tổng quát:
AD = AD0 + ADmY
Trong đó:
+ AD0: Tổng cầu tự định.
+ ADm: Tổng cầu biên (0 < ADm< 1 )

AD

AD = C + I + G + X – M

AD0

Y
Hàm số tổng cầu trong nền kinh tế mở

Trong ngắn hạn, khuynh hướng tiêu dùng biên không thay đổi nên tiêu dùng tự
định tăng (hoặc giảm) làm cho đường cầu lên (hoặc xuống).
1.2.4. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia
a. Xác định sản lượng cân bằng gia theo phương pháp địa số
Tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ là tổng của tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của Chính
phủ và người nước ngoài cho hàng hóa và dvụ được sản xuất trong nước.
AD = C + I + G + X – M
Tổng cung về hàng hóa và dịch vụ nội địa là tổng sản phẩm quốc nội.
AS = Y
Thị trường hàng hóa và dịch vụ sẽ cân bằng khi tổng cung bằng tổng cầu.
AD = AS
Y=C+I+G+X–M
b. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia theo phương pháp đồ thị.
Tại điểm cân bằng, sản lượng cung ứng và tổng cầu phải bằng nhau. Do đó trên đồ
thị, nếu trục tung biểu diễn tổng cầu, trục hoành biểu diễn sản lượng, điểm sản lượng
cân bằng tương ứng với giao điểm giữa đường tổng cầu AD và đường 450.

AD

AD
=

AD0

Ycb Y
1.2.5. Mô hình số nhân k trong nền kinh tế mở
a. Khái niệm
Số nhân k là hệ số phản ảnh lượng thay đổi của sản lượng cân bằng quốc gia (∆Y)
khi tổng cầu thay đổi trong phần chi tiêu tự định 1 lượng ∆ AD bằng 1 đơn vị.
Trong đó:
+ ∆Y: Mức thay đổi của sản lượng quốc gia.
+ ∆AD: Mức thay đổi của tổng cầu (∆ AD > 0 ; ∆ AD < 0)
∆AD = ∆ C + ∆ I + ∆ G + ∆ X - ∆ M
∆Y
∆Y = k * ∆ AD  k=
∆AD
b. Công thức
1 10
k= = >1
1−0,75( 1−0,2)− 0,2+0,1 3
Ví dụ:
C0 = 280; I0 = 170; T0 = 100; G0 = 810; X0 = 420; M0 = 60;
Sm = 0,3; Tm = 0,2 ; Im = 0, 14 ; Mm = 0,1 ; YP = 4.000
Yêu cầu:
a. Xác định hàm số C, S, I, T, G, X, M và AD qua đó cho biết khuynh hướng chi
tiêu biên trong toàn bộ nền kinh tế.
b. Xác định sản lượng cân bằng, tính Yd, C, S tại điểm cân bằng.
c. Nhận xét ngân sách Chính phủ và cán cân thương mại quốc tế.
d. Nếu Chính phủ tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ thêm 50. Hãy xác định
sản lượng cân bằng mới lúc này. Minh họa bằng đồ thị.
2. Chính sách tài khoá
2.1. Khái niệm
Chính sách tài khóa là việc Chính phủ sử dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để
điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế, khi sản lượng thực tế của nền kinh tế ở quá
xa bên phải hoặc bên trái mức sản lượng tiềm năng, thì lúc đó cần tác động của chính
sách tài khoá hoặc tiền tệ để đưa nền kinh tế lại gần với mức sản lượng tiềm năng.
Theo cách tiếp cận của Keynes, thì vai trò trung tâm của Chính phủ là chính sách
tài khoá. Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá với các công cụ khác nhau ứng với
từng điều kiện cụ thể của nền kinh tế.
Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp. Các hãng tư
nhân không muốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng không muốn chi tiêu cho tiêu dùng.
Tổng cầu ở mức rất thấp. Lúc này để mở rộng tổng cầu Chính phủ phải tăng chi tiêu
hoặc giảm thuế để tăng mức chi tiêu của nền kinh tế. Trong mô hình số nhân đầy đủ,
việc Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế sẽ khiến sản lượng thực tế tăng lên và mức
việc làm đầy đủ có thể khôi phục.
Ngược lại, khi nền kinh tế đang ở trạng thái phát đạt quá mức, tăng trưởng cao,
lạm phát tăng lên, Chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế và nhờ đó tổng cầu sẽ
giảm sản lượng thực tế cũng giảm theo và lạm phát giảm.
Tuy nhiên, trên thực tế chính sách tài khoá không đủ sức mạnh như vậy nhất là
trong điều kiện nền kinh tế hiện nay
* Mục tiêu:
- Hạn chế mức độ dao động của chu kỳ kinh doanh (giảm bớt tình trạng lạm phát,
suy thoái nền kinh tế).
- Ổn định nền kinh tế:
+ Duy trì sản lượng thực tế ở mức sản lượng tiềm năng.
+ Duy trì thất nghiệp thực tế ở mức thất nghiệp tự nhiên.
+ Duy trì lạm phát ở mức lạm phát vừa phải.
2.2. Cách thức và tác động của chính sách tài khoá
2.2.1. Thuế
- Thuế↑ → tiêu dùng ↓ → tổng cầu ↓ → tổng sản lượng quốc gia ↓
- Thuế↓ → tiêu dùng ↑ → tổng cầu ↓ → tổng sản lượng quốc gia ↑
TX → ∆TX→ ∆ AD = ∆ C = - Cm∆TX
∆ Yd = - ∆TX
∆ C = Cm∆ Yd
= Cm (- ∆TX)
= - Cm ∆TX
2.2.2. Chi ngân sách
- Chi ngân sách (G, Tr) ↑ → tổng cầu ↑ → sản lượng quốc gia ↑
- Chi ngân sách (G, Tr) ↓ → tổng cầu ↓ → sản lượng quốc gia ↓
- G → ∆ G → ∆ AD = ∆ G
- Tr → ∆ Tr → ∆ AD = ∆ C = Cm∆ Tr
∆ Yd = ∆ Tr
∆ C = Cm∆ Yd
= Cm∆ Tr
Nếu Chính phủ muốn thông qua chính sách tài khóa để tăng tổng cầu thì phải giảm
thuế và tăng chi ngân sách. Và ngược lại.
2.2.3. Nguyên tắc hoạch định chính sách tài khoá
a. Khi nền kinh tế suy thoái (Y < YP)
Chính phủ thực hiện chính sách mở rộng tài khóa: hoặc giảm thuế hoặc tăng chi
ngân sách hoặc sử dụng cả 2 biện pháp trên → tổng cầu ↑→ tổng sản lượng quốc gia ↑.

AD Y
P AD
1
AD
2

∆AD

∆Y
Y Y Y
Ví dụ :
1 2
Y1 = 6.000 ; YP = 6.320 ; k = 4 ; MPS (Sm) = 0,2
1. Nếu Chính phủ giảm thuế 75. Hãy nhận xét tác động của chính sách thuế này
đối với nền kinh tế (sản lượng và mức thất nghiệp).
2. Thay cho chính sách thuế nếu Chính phủ tăng chi ngân sách 65, trong đó tăng
chi tiêu đầu tư 40, tăng trợ cấp thất nghiệp thêm 25. Hãy nhận xét tác động của chính
sách thuế này đối với nền kinh tế (sản lượng và mức thất nghiệp).
b. Khi nền kinh tế lạm phát (Y > YP)
Chính phủ thực hiện chính sách thắc chặt tài khóa: hoặc tăng thuế hoặc giảm chi
ngân sách hoặc sử dụng cả 2 biện pháp trên → tổng cầu ↓→ tổng sản lượng quốc gia ↓.
∆ AD = - Cm∆ T + ∆ G
AD
AD YP 1
AD
∆AD 2

∆Y

Y1 Y2 Y

2.3.4. Định lượng chính sách tài khóa


− ∆AD
- Riêng T → ∆T =
Cm

- Riêng G → ∆G = ∆AD
Yp−Y
- Hỗn hợp T và G : - Cm∆T + ∆G = ∆AD với ∆AD =
k
Ví dụ: Trở lại ví dụ trên
1. Tìm chính sách thuế cần thiết để sản lượng bằng sản lượng tiềm năng.
2. Hãy tìm chính sách chi ngân sách cần thiết để Ut = Un.
3. Tìm chính sách tài khóa cần thiết để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế.
2.3.5. Phân tích ảnh hưởng của các kế hoạch ngân sách đối với nền kinh tế
Giả định:
Thuế không ảnh hưởng đến đầu tư.
Ngân sách kỳ trước đã cân bằng thu chi (T = G).
a. Kế hoạch thặng dư ngân sách: ∆T >∆ G
T → ∆T
→ ∆ AD = - Cm∆T + ∆G
G → ∆G
Nhận xét:
Y1 Y2 > Y1
− Nếu ∆ AD > 0 → ∆Y > 0
− Nếu ∆ AD < 0 → ∆Y < 0 Y1 Y2 < Y1 (*)
− Nếu ∆ AD = 0 → ∆Y = 0 Y1 Y2 = Y1
AD
AD1

AD2

Y2/YP Y1 Y

Muốn đánh giá kế hoạch thặng dư ngân sách tốt hay không cần so sánh Y2 là mức
sản lượng đạt được sau khi thực hiện ngân sách với YP.
b. Kế hoạch thâm hụt ngân sách: ∆T <∆ G
T → ∆T
→ ∆ AD = - Cm∆T + ∆G
G → ∆G
Nhận xét:
Y1 Y2 > Y1
∆ AD > 0 → ∆Y > 0

AD YP
YP AD2

AD1

Y1 Y1 Y2 Y2 Y

Nếu YP = Y1 sang trái  Kế hoạch không tốt làm cho nền kinh tế lạm phát nhiều
hơn
Nếu YP = Y2 sang phải  Nền kinh tế tốt hơn
Muốn đánh giá kế hoạch ngân sách cần dựa vào mối tương quan giữa Y2 và YP.
c. Kế hoạch cân bằng ngân sách: ∆T =∆ G
T → ∆T
→ ∆ AD = - Cm∆T + ∆G
G → ∆G
= - Cm∆T + ∆T
= (1 – Cm)* ∆T > 0
∆ AD > 0 → ∆Y > 0  Y2 > Y1
Muốn đánh giá kế hoạch ngân sách cần dựa vào mối tương quan giữa Y2 và YP.
Ví dụ: Anh (chị) hãy giải thích các nhận định sau :
a. Khi nền kinh tế suy thoái hay lạm phát để chủ động ổn định nền kinh tế thì
Chính phủ cần thực hiện kế hoạch ngân sách như thế nào ?
b. Bình luận câu sau đây :
- Chính phủ tăng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ thêm 100 bằng cách đánh thuế tăng
thêm 100, sản lượng cân bằng sẽ giảm xuống.
- Chính phủ giảm chi mua hàng hóa và dịch vụ 1 lượng bằng lượng giảm của thuế,
sản lượng cân bằng không đổi.
&. Trong thực tế, tác động của chính sách tài khoá có nhiều hạn chế do những lý
do sau:
- Khó tính toán chính xác lượng tăng giảm chi tiêu và thuế, trước hết phải xác định
được số nhân chi tiêu và số nhân thuế trong thực tế. Đã có nhiều mô hình lượng hoá
được đưa ra để ước tính số nhân, nhưng chúng lại cho những kết qủa rất khác nhau.
- Chính sách tài khoá trong thực tế có sự chậm chễ khá lớn. Điều này do thời gian
thu thập thông tìn và xử lý, phân tích và ra quyết định. Khi có quyết định đòi hỏi phải có
thời gian, phổ biến triển khai và tổ chức thực hiện.
Sự chậm chễ này phụ thuộc vào yếu tố chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy. Vì vậy
quyết định đưa ra không đúng lúc có thể làm rối loạn thêm nền kinh tế, thay vì ổn định.
- Chính sách tài khoá thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây
dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, trợ cấp xã hội. Thực tế một số dự án công cộng
thực hiện thành công, nhiều dự án do kém hiệu quả, gây lãng phí, giảm lòng tin của
nhân dân với chính quyền.
2.3. Vấn đề thâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ
2.3.1 Ngân sách của chính phủ
Trong quản lý và điều hành đất nước, các chính phủ phải chi tiêu, đảm bảo cho sự
vận hành trôi chảy về kinh tế, xã hội của đất nước. Chi tiêu của chính phủ bao gồm
nhiều khoản chi như lương bộ máy quản lý, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng…
Nguồn thu cho ngân sách của chính phủ chủ yếu từ thuế. Hàng năm chính phủ
phải xây dựng kế hoạch chi tiêu cho một năm tài khoá nào đó (kế hoạch ngân sách). Kế
hoạch này thông qua cơ quan lập pháp (quốc hội), khi được phê chuẩn, chính phủ thực
thi chi tiêu theo đúng kế hoạch đó.
2.3.2. Chính sách tài khoá cùng chiều và chính sách tài khoá ngược chiều
Nếu chính phủ thiết lập một chính sách thu chi ngân sách sao cho tại mức sản
lượng tiềm năng thì mức sản lượng cân bằng.
B = - G + t.Y hay G = t.Y
Như vậy:
- Nếu Qa < Qp: Ngân sách của chính phủ thâm hụt
- Nếu Qa > Qp: Ngân sách của chính phủ thặng dư
- Nếu Qa = Qp: Ngân sách của chính phủ cân bằng
Nếu mục tiêu của chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng dù sản lượng có
thể thay đổi thế nào cũng được thì chính sách đó gọi là chính sách tài khoá cùng chiều.
Lúc đó, khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt. Chính phủ giảm chi tiêu hoặc
giảm thuế hoặc sử dụng cả hai. Đổi lại chi tiêu của nền kinh tế sẽ giảm đi, sản lượng
cũng giảm theo, suy thoái sẽ tăng lên. Ngược lại mục tiêu của chính phủ là giữ cho nền
kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ thì chính phủ phải
thực hiện chính sách tài khoá ngược chiều với chu kỳ kinh doanh. Lúc đó khi nền kinh
tế suy thoái, chính phủ cần tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, hoặc cả hai nhằm giữ cho chi
tiêu ở mức cao, sản lượng tăng lên đến sản lượng tiềm năng. Đổi lại ngân sách chính
phủ thâm hụt. Thâm hụt đó gọi là thâm hụt cơ cấu, do chính sách chủ quan của chính
phủ.
Khi bàn về thâm hụt ngân sách, các nhà kinh tế phân biệt ba khái niệm thâm hụt
ngân sách.
- Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt quá số thu
thực tế trong năm tài khoá.
- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh
tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
- Thâm hụt ngân sách chu kỳ: Đó là thâm hụt ngân sách bị động do chu kỳ kinh
doanh (Thâm hụt chu kỳ bằng thâm hụt thực tế trừ đi thâm hụt cơ cấu)
2.3.3. Thâm hụt ngân sách và vấn đề thoái lui đầu tư
Chính phủ thực thi chính sách tài khoá, chủ động gây lên thâm hụt cơ cấu và kéo
theo hiện tượng thoái lui đầu tư.
- Cơ chế: Khi chính phủ tăng chi tiêu (G), giảm thuế (T), GNP sẽ tăng lên theo số
nhân chi tiêu, nhu cầu tiền tăng lên. Với mức cung tiền (MS) cố định, lãi suất (r) sẽ tăng
lên và đầu tư (I) sẽ giảm. Vì vậy tác động tích cực của chính sách tài khoá sẽ giảm, tác
động tương tự cũng sẽ xảy ra với tiêu dùng (C) và xuất khẩu (X).
- Quy mô thoái lui đầu tư trong ngắn hạn là nhỏ, song về dài hạn về quy mô này có
thể lớn. Nghiên cứu thâm hụt ngân sách và thoái lui đầu tư đưa đến kết luận: Cần có sự
phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.
2.3.4. Các giải pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách
Khi thâm hụt lớn, giải pháp cơ bản là “Tăng thu giảm chi”. Tuy vậy, vấn đề phái
tính toán tăng thu giảm chi như thế nào để ít ảnh hưởng nhất đến tăng trưởng kinh tế.
Khi các biện pháp tăng thu giảm chi không giải quyết được toàn bộ thâm hụt, các
chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ cho thâm hụt.
+ Vay nợ trong nước (vay dân)
+ Vay nợ nước ngoài
+ Sử dụng dự trữ ngoại tệ
+ Vay ngân hàng trung ương (phát hành tiền)
3. Thực hành
Kỹ năng 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế
Kỹ năng 2: Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế mở, vẽ đồ thị minh họa
CÂU HỎI ÔN TẬP – BÀI TẬP
I. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm tổng cầu và các khái niệm ảnh hưởng tới tổng cầu
Câu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế
Câu 3: Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế mở, vẽ đồ thị minh họa
Câu 4: Phân tích chính sách tài khóa
Câu 5: Trình bày vấn đề thâm hụt ngân sách và các biện pháp tài trợ của chính
phủ.
II. Bài tập
1. Bài tập trắc nghiệm
Anh (chị) hãy chọn câu trả lời đúng nhất và khoang tròn:
Câu 1: Khi có sự thay đổi trong các khoản thuế hoặc chi chuyển nhượng, tiêu
dùng sẽ:
a. Thay đổi bằng với mức thay đổi của thuế hoặc chi chuyển nhượng
b. Thay đổi lớn hơn mức thay đổi của thuế hoặc chi chuyển nhượng
c. Thay đổi nhỏ hơn mức thay đổi của thuế hoặc chi chuyển nhượng
d. Các câu trên đều sai
Câu 2: Điểm khác nhau giữa số nhân của thuế và số nhân trợ cấp là:
a. Số nhân của thuế luôn luôn nhỏ hơn số nhân của trợ cấp
b. Số nhân của thuế thì âm, số nhân của trợ cấp thì dương
c. Số nhân của thuế thì dương, số nhân của trợ cấp thì âm
d. Không có câu nào đúng
Câu 3: Nếu khuynh hướng tiêu dùng biên là 0,75 ; đầu tư biên theo sản lượng là 0,
thuế biên là 0,2. Số nhân của nền kinh tế sẽ là:
a. k = 4 b. k = 2.5
c. k = 5 d. k = 2
Câu 4: Nếu xu hướng tiết kiệm biên là 0,2 ; thuế biên là 0,1 ; đầu tư biên là 0,08.
Số nhân chi tiêu của nền kinh tế sẽ là:
a. k = 4 b. k = 5
c. k = 6 d. Tất cả đều sai
Câu 5: Nếu chi chuyển nhượng gia tăng 8 tỷ và xu hướng tiết kiệm biên là 0,3
a. Tiêu dùng sẽ tăng thêm 5,6 tỷ
b. Tiêu dùng sẽ tăng ít hơn 5,6 tỷ
c. Tổng cầu tăng thêm 8 tỷ
d. Tổng cầu tăng thêm ít hơn 8 tỷ
Câu 6: Nếu số nhân chi tiêu của chính phủ là 3, số nhân của thuế (trong trường
hợp đơn giản) sẽ là:
a. 2 b. Thiếu thông tin để xác định
c. 3 d. 2,5
Câu 7: Giả sử thuế biên ròng và đầu tư biên là 0, nếu thuế và chi tiêu của chính
phủ cả hai đều gia tăng 8 tỷ. Mức sản lượng sẽ:
a. Giảm xuống b. Tăng lên
c. Không đổi d. Cả ba đều sai
Câu 8: Độ dốc của đường X – M âm, bởi vì:
a. Giá trị hàng hóa nhập khẩu giảm xuống khi sản lượng tăng lên
b. Giá trị hàng hóa xuất khẩu giảm xuống khi sản lượng gia tăng
c. Xuất khẩu là hằng số trong khi nhập khẩu giảm xuống khi sản lượng tăng
d. Xuất khẩu là hằng số trong khi nhập khẩu gia tăng khi sản lượng tăng
Câu 9: Đường S – I (với hàm đầu tư theo sản lượng) có độ dốc dương vì:
a. Tiết kiệm tăng nhanh hơn đầu tư tăng
b. Tiết kiệm và đầu tư tăng như nhau
c. Tiết kiệm gia tăng với tỉ lệ nhỏ hơn sự gia tăng của đầu tư
d. Không có câu nào đúng
Câu 10: Xuất phát từ điểm cân bằng, gia tăng xuất khẩu sẽ:
a. Dẫn đến cân bằng thương mại
b. Tạo ra tiết kiệm để đầu tư trong nước
c. Tạo ra đầu tư để thực hiện tiết kiệm
d. Dẫn đến sự cân bằng sản lượng
Câu 11: Giả sử MPT = 0 ; MPI = 0 ; MPC = 0,6 ; MPM = 0,1 ; Co = 35 ; Io =
105; To = 0 ; G = 140 ; X = 40 ; Mo = 35. Mức sản lượng cân bằng:
a. Y = 570 b. Y = 900
c. Y = 710 d. Gần bằng 360
Câu 12: Nếu cán cân thương mại thặng dư, khi đó:
a. Giá trị hàng hóa nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu
b. Giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
c. Giá trị hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu thay đổi
d. Giá trị hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu bằng nhau và thay đổi như nhau
Câu 13: Hàm số nhập khẩu phụ thuộc tham số sau :
a. Sản lượng quốc gia
b. Tỷ giá hối đoái
c. Lãi suất
d. a và b đúng
Câu 14: Giả sử Mo = 6 ; MPM = 0,1 ; MPS = 0,2 ; MPT = 0,1 và mức sản lượng
là 450. Vậy giá trị hàng hóa nhập tại mức sản lượng trên sẽ là:
a. M = 45 b. M = 51
c. M = 39 d. Không có câu nào đúng.
Câu 15: Trong nền kinh tế mở, điều kiện cân bằng sẽ là :
a. I + T + G = S + I + M
b. S – T = I + G + X – M
c. M – X = I – G – S – T
d. S + T + M = I + G + X
Câu 16: Giả sử MPC = 0,55 ; MPI = 0,14 ; MPT = 0,2 ; MPM = 0,08 số nhân của
nền kinh tế mở sẽ là:
a. k = 1,5 b. k = 2
c. k = 2,5 d. k = 3
Dùng thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 17 đến câu 22
Giả sử: MPC = 0,55 ; MPT = 0,2 ; MPI = 0,14 ; MPM = 0,08 ; Co = 38 ; To = 20 ;
Io = 100 ; G = 120 ; X = 40 ; Mo = 38 ; Yp = 600 ; Un = 5%.
Câu 17: Mức sản lượng cân bằng:
a. M = 350 b. M = 498
c. M = 450 d. M = 600
Câu 18: Tình trạng ngân sách tại điểm cân bằng:
a. Cân bằng b. Thiếu thông tin để kết luận
c. Thâm hụt d. Thặng dư
Câu 19: Tình trạng cán cân thương mại:
a. Thâm hụt 37,8 b. Thặng dư 37,8
c. Cân bằng d. Không câu nào đúng.
Câu 20: Tỷ lệ thất nghiệp tại mức sản lượng cân bằng :
a. U = 8,33% b. U = 13,55
c. U = 8,5% d. Không câu nào đúng.
2. Bài tập tự luận.
Câu 1: Cho các số liệu sau:
Co = 124 Io = 70
To = 100 Mo = 140
Go = 1060 Xo= 550
MPS = 0,2 MPI = 0,12
MPT = 0,2 MPM = 0,09
Yp = 4.580
Yêu cầu:
a. Xây dựng các hàm số C, S, I, T, G, X, M. Cho biết ý nghĩa hệ số MPS, MPM.
b. Tính Y, Yd, C, S.
c. Nhận xét tình trạng thất nghiệp, các cân ngân sách, cán cân thương mại.
d. NHTW bán trái phiếu kho bạc làm đầu tư thay đổi 38, tiết kiệm thay đổi 28.
Nhận xét tác động của chính sách này đối với nều kinh tế (sản lượng quốc gia, mức
nhân dụng).
e. Từ câu b, muốn Y = Yp thì chính phủ sử dụng chính sách thuế như thế nào?
f. Thay câu e, muốn Y = Yp thì xuất nhập khẩu thay đổi như thế nào?
Câu 2:
Có các số liệu kinh tế:
Tiêu dùng tự định: C0 = 110 (đề chẵn)
C 0 = 60 (đề lẻ)
Đầu tư tự định: I0 = 90
Thuế ròng tự định: T 0 = 80
Nhập khẩu tự định: M0 = 120
Chi mua hàng hóa và dịch vụ của CP: G = 1089
Xuất khẩu: X = 535
Tiết kiệm biên: MPS = 0,25
Đầu tư biên: MPI = 0,2
Thuế biên: MPT = 0,2
Nhập khẩu biên: MPM = 0,1
Sản lượng tiềm năng: Y P = 5600
Yêu cầu:
a. Xây dựng các hàm số C, I, S, T, G, X, M và nêu ý nghĩa kinh tế của hệ số MPS
= 0,25
b. Xác định sản lượng cân bằng. Tính mức thu nhập khả dụng tại điểm cân bằng
sản lượng.
c. Nhận xét tình trạng thất nghiệp, cán cân ngân sách và cán cân ngoại thương.
d. Chính phủ tăng chi về hàng hóa dịch vụ 30, đồng thời giảm thuế 40.
e. Chính sách tài chính trên tác động đối với sản lượng và mức nhân dụng ra sao?
f. NHTW cần hoạch định chính sách tiền tệ phối hợp như thế nào? Tại sao? Trong
trường hợp này NHTW nên sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc như thế nào?
CHƯƠNG IV
TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Mã chương: MH 15 – 04
Giới thiệu:
Với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã ra đời một loại
hàng hoá đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung, đó là tiền tệ. Trong lịch sử phát
triển sản xuất và trao đổi hàng hoá, thì đã có nhiều hàng hoá được sử dụng đóng vai trò
của tiền như là vỏ sò, ốc, gia xúc, đồng, sắt, vàng, bạc... Bản thân chúng có giá trị hoặc
không có giá trị.
Việc ra đời của tiền giấy đã đánh dấu một sự thay đổi to lớn trong quá trình phát
triển sản xuất của xã hội loài người, tiền giấy dễ cất giữ và có khối lượng giá trị danh
nghĩa đã được xác định chắc chắn. Nhu cầu trao đổi phát triển cần có những loại tiền
mới không chỉ có tiền giấy mà còn có thể là séc, thẻ tín dùng, tiền điện tử... Để quản lý
được nền kinh tế, thì các Chính phủ có thể dùng chính sách tiền tệ, thông qua kiểm soát
lượng tiền danh nghĩa cung ứng ra thị trường của ngân hàng Trung ương (mức cung
tiền), và có thể kiểm soát lãi suất (giá của tiền) để điều tiết tổng cầu và sản lượng của
nền kinh tế.
Chương 4 “Tiền tệ và chính sách tiền tệ” trình bày nhằm giúp cho người học hiểu
biết về tiền, các chức năng của tiền, các loại tiền; Cách thức mà ngân hàng Trung ương
phát hành tiền, hoạt động của hệ thống ngân hàng và vai trò của ngân hàng thương mại
trong việc tạo ra tiền ngân hàng; vai trò kiểm soát tiền của ngân hàng Trung ương; Nhu
cầu về tiền quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán, thị trường tài
chính; mối quan hệ giữa tiền tệ, lãi suất và tổng cầu. Và trong chương này cũng đề cập
đến chính sách tiền tệ và mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, sự
kết hợp giữa hai chính sách này trong nền kinh tế.
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
-Trình bày được vai trò của Chính phủ trong việc kiểm soát tiền tệ;
- Giải thích được lượng tiền cơ sở và lượng cung tiền, hệ số nhân chi tiêu
trong nền kinh tế;
-Xác định được vị trí và vai trò của Chính phủ trong việc kiểm soát tiền
- Phân biệt ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại;
- Phân tích vai trò và tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế
Phương pháp giảng dạy và học tập chương IV:
- Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các
đại lượng.
- Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học
Điều kiện thực hiện bài học:
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết chuyên môn
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
Kiểm tra và đánh giá bài học:
- Nội dung:
+ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
+ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Trong quá trình học tập, người học cần:
* Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
* Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
* Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
* Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
+ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (Hình thức: Vấn đáp)
+ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra (Hình thức: Viết)
+ Kiểm tra định kỳ thực hành: Không có
Nội dung chính:
1. Chức năng của tiền tệ
1.1. Định nghĩa
Với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã ra đời một loại
hàng hoá đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung, đó là tiền tệ. Trong lịch sử phát
triển sản xuất và trao đổi hàng hoá, thì đã có nhiều hàng hoá được sử dụng đóng vai trò
của tiền như là vỏ sò, ốc, gia xúc, đồng, sắt, vàng, bạc... Bản thân chúng có giá trị hoặc
không có giá trị.
Việc ra đời của tiền giấy đã đánh dấu một sự thay đổi to lớn trong quá trình phát
triển sản xuất của xã hội loài người, tiền giấy dễ cất giữ và có khối lượng giá trị danh
nghĩa đã được xác định chắc chắn. Nhu cầu trao đổi phát triển cần có những loại tiền
mới không chỉ có tiền giấy mà còn có thể là séc, thẻ tín dùng, tiền điện tử...
Ngày nay tiền được coi là mọi thứ được xã hội chấp nhận dùng làm phương tiện
thanh toán và trao đổi. Bản thân chúng có thể có hoặc không có giá trị riêng. Để quản lý
được nền kinh tế, thì các Chính phủ có thể dùng chính sách tiền tệ, thông qua kiểm soát
lượng tiền danh nghĩa cung ứng ra thị trường của ngân hàng Trung ương (mức cung
tiền), và có thể kiểm soát lãi suất (giá của tiền) để điều tiết tổng cầu và sản lượng của
nền kinh tế.
* Các hình thái của tiền tệ:
- Hóa tệ:
+ Hóa tệ không phải bằng kim loại
+ Hóa tệ bằng kim loại
Đặc điểm: Có giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền bằng giá trị kim loại đúc thành tiền.
- Tín tệ (tiền quy ước):
+ Tiền kim loại: có giá trị nhỏ, làm bằng kim loại rẻ tiền. Đặc điểm : giá trị ghi trên
bề mặt nhỏ hơn giá trị kim loại đúc thành tiền.
+ Tiền giấy :
Tiền giấy khả hoán là tiền có thể chuyển đổi thành vàng hay bạc vào bất cứ lúc nào,
với số lượng được ghi trên đồng tiền giấy đó, tại những nơi mà Chính phủ quy định.
Tiền giấy bất khả hoán: Sau thập niên 1930, xuất hiện tiền giấy bất khả hoán (tiền
giấy ngày nay) là loại tiền giấy không thể chuyển đổi thành vàng, bạc hay các kim loại
khác nhưng do nhà nước bắt buộc lưu hành trong xã hội.
- Bút tệ (tiền qua ngân hàng): phát sinh do quá trình ghi chép của kế toán ngân hàng.
1.2. Chức năng của tiền tệ
Tiền tệ có ba chức năng cơ bản là phương tiện thanh toán, chức năng dự trữ giá trị,
chức năng làm đơn vị thanh toán.
a. Tiền là phương tiện thanh toán
Tiền được dùng trong giao dịch, mua bán hàng hoá và dịch vụ. Vậy tiền cho phép
trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hoá trực tiếp. Nó tạo điều kiện thuận lợi đặc
biệt cho quá trình lưu thông hàng hoá, nó như là dầu bôi trơn của mọi hoạt động kinh tế,
thúc đẩy quá trình phân công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản xuất. Dòng lưu
thông tiền tệ trở thành hệ thống huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế thị trường.
Là một phương tiện trao đổi, tiền tệ được sử dụng như một vật môi giới trung gian
trong việc trao đổi các hàng hoá, dịch vụ. Đây là chức năng đầu tiên của tiền tệ, nó phản
ánh lý do tại sao tiền tệ lại xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá .
Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp, người ta phải tiến hành đồng thời hai dịch vụ
bán và mua với một người khác. Điều đó là đơn giản trong trường hợp chỉ có ít người
tham gia trao đổi, nhưng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các chi phí để tìm kiếm
như vậy quá cao. Vì vậy người ta cần sử dụng tiền làm môi giới trong quá trình này, tức
là người ta trước hết sẽ đổi hàng hoá của mình lấy tiền sau đó dùng tiền mua thứ hàng
hoá mình cần. Rõ ràng việc thực hiện lần lượt các giao dịch bán và mua với hai người sẽ
dễ dàng hơn nhiều so với việc thưc hiện đồng thời hai giao dịch đối với cùng một người.
Để thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tiền phải có những tiêu chuẩn nhất
định:
- Được chấp nhận rộng rãi: nó phải được con người chấp nhận rộng rãi trong lưu
thông, bởi vì chỉ khi mọi người cùng chấp nhận nó thì người có hàng hoá mới đồng ý
đổi hàng hóa của mình lấy tiền;
- Dễ nhận biết: con người phải nhận biết nó dễ dàng;
- Có thể chia nhỏ được: để tạo thuận lợi cho việc đổi chác giữa các hàng hoá có
giá trị khác nhau;
- Dễ vận chuyển: tiền tệ phải đủ gọn nhẹ để dễ dàng trong việc trao đổi hàng hoá ở
khoảng cách xa;
- Không bị hư hỏng một cách nhanh chóng;
- Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng để số lượng của nó đủ dùng trong trao
đổi;
- Có tính đồng nhất: các đồng tiền có cùng mệnh giá phải có sức mua ngang nhau.
b. Chức năng dự trữ giá trị
Tiền hôm nay có thể tiêu dùng giá trị của nó trong tương lai. Vì thế nó tạo khả
năng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập trong hiện tại, nhưng có thể để
dành một phần kết quả đạt được cho tiêu dùng ngày mai. Vậy tiền là một loại tài sản tài
chính, mà nhờ nó có thể mở rộng hoạt động tín dụng, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung nguồn vốn để mở rộng sản xuất.
c. Chức năng làm đơn vị thanh toán
Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị được dùng để đo lượng giá trị các hàng
hoá và dịch vụ khác nhau. Nó cần thiết cho mọi nền kinh tế, thông qua đơn vị đo người
ta có thể đo lường tính toán các chi phí đầu vào, kết quả đầu ra. So sánh đối chiếu giữa
đầu ra và đầu vào, xác định được kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh. Tiền
còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ sản xuất, lưu thông,
tiêu dùng của toàn bộ nền kinh tế.
1.3. Các loại tiền tệ
Với chức năng là phương tiện thanh toán và dự trữ giá trị, tiền là một loại tài sản
tài chính. Trong thực tế chúng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền
giấy, tiền kim loại, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, các gấy tờ có giá... Không phải
mọi loại tiền trên đều có khả năng chuyển đổi dễ dàng. Khả năng chuyển đổi được xác
định bởi tính dễ dàng chuyển đổi từ một tài sản tài chính trở thành một phương tiện có
khả năng sẵn sàng được sử dụng cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ.
Theo khả năng chuyển đổi của tiền thì có thể phân loại tiền như sau:
- Tiền mặt (M0): Tiền mặt lưu hành với sự đa dạng về giá trị danh nghĩa, tuy
không sinh lời nhưng có khả năng sẵn sàng thanh toán cao nhất.
- Tiền cơ sở (M1): Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn được gọi là tiền
cơ sở M1 loại tiền này khả năng thanh toán cũng rất cao, mức độ sẵn sàng thanh toán
chỉ kém hơn tiền mặt. Loại tiền này được nhiều nước coi là tiền giao dịch. Một trong
những đại lượng đo mức cung tiền chủ yếu của một quốc gia
- Tiền cơ sở (M2): Gồm tiền M1 và tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn. Tuy mức độ
chuyển đổi có kém hơn M1 nhưng đây cũng là loại tiền có khả năng chuyển đổi sang
tiền mặt tương đối cao do vậy loại tiền này cũng được coi là loại tiền có khả năng thanh
toán. Có nhiều quốc gia phát triển coi M2 là đại lượng đo mức cung tiền chủ yếu.
Ngày này, sự phát triển lớn mạnh của hệ thống tài chính đã ra đời nhiều loại tài
sản tài chính khác, và các tài sản tài chính khác ngày càng trở nên quan trọng (cổ phiếu,
trái phiếu, tín phiếu kho bạc, sổ tiết kiệm, quyền sở hữu, các giấy xác nhận quyền sở
hữu tài sản hữu hình, các giấy xác nhận thanh toán ngân hàng... thậm chí đến các tài sản
hữu hình chúng đều có khả năng thanh toán nhất định.
Vì vậy theo khả năng chuyển đổi chúng ta có thể ký hiệu là M3, M4... Mức cung
tiền (MS) là một khái niệm quan trọng được xác định bởi khối lượng tiền (có thể là M 1
hoặc M2...) bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán cao nhất nhằm thoả mãn nhu
cầu trao đổi và giao dịch thường xuyên của mọi hoạt động trong nền kinh tế. Trên giác
độ nền kinh tế vĩ mô người ta quan tâm nhiều hơn đến M1 và M2, đồng thời cũng theo
dõi chặt chẽ động thái của các thành phần tiền khác. Tuỳ mỗi thời kỳ, mỗi một giai
đoạn, mỗi nước chọn khối lượng tiền tệ là M1 hoặc M2 để đo mức cung tiền.
2. Thị trường tiền tệ
2.1. Cầu tiền
2.1.1. Khái niệm
Cầu tiền là khối lượng tiền cần để chi tiêu thường xuyên đều đặn cho nhu cầu cá
nhân và doanh nghiệp... gọi là mức cầu về tiền giao dịch. Khi giá cả thay đổi mức cầu
về tiền danh nghĩa cung tăng, để bảo đảm được giao dịch các loại hàng hoá và dịch vụ
đã dự định trong nền kinh tế.
Vậy thực chất của mức cầu tiền tệ là cầu về cán cân tiền tệ thực tế. Mức cầu cán
cân tiền tệ thực tế gọi tắt là mức cầu về tiền (MD) phụ thuộc chủ yếu vào hai nhân tố.
Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng cung tăng do đó cầu tiền cũng tăng.
Mức cầu về tiền phụ thuộc vào 2 nhân tố: Lãi suất và thu nhập thực tế
- Lãi suất: Chi phí để giữ tài sản dưới dạng tiền là thu nhập từ lãi suất mà các tài
sản có thể tạo ra nếu như để chúng dưới dạng tài sản tài chính khác (trái phiếu).
Lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Trong các điều kiện khác nhau
không thay đổi thì, khi lãi suất giảm người dân muốn để nhiều tài sản dưới dạng tiền
hơn và ít ở dạng trái phiếu hơn. Lãi suất và cầu tiền có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Lãi
suất là chi phí cơ hội của việc gửi tiền. Lãi suất giảm  mức cầu tiền tăng
- Thu nhập thực tế: Thu nhập tăng  tiêu dùng tăng  cầu tiền tăng
Ta có thể biểu diễn hàm cầu tiền như sau:
MD = k * Y – h * i
Trong đó:
+ MD: Mức cầu về tiền
+ Y: Thu nhập
+ i: Lãi suất
+ k: Hệ số nhạy cảm giữa cầu tiền với thu nhập
+ h: Hệ số nhạy cảm giữa cầu tiền với lãi suất.
+ Dấu (-) Phản ánh quan hệ tỷ lệ nghịch giữa cầu tiền với lãi suất.
* Phản ánh quan hệ tỷ lệ thuận giữa cầu
i

i0

MD1
MD0

M0 M1 M
Hình 4.1: Hàm cầu về tiền
Nếu biểu diễn hàm cầu tiền trên đồ thị với trục tung là lãi suất, trục hoành là lượng
tiền, thì đường cầu tiền có độ dốc âm (dốc xuống). Ứng với mức thu nhập là Y0, đường
cầu tiền là đường MD0, khi thu nhập tăng từ Y0 lên tới Y1 thì đường cầu tiền sẽ dịch
chuyển từ MD0 lên tới MD1. Cùng mức lãi suất i0 lượng tiền đã tăng từ M0 lên M1.
Khi tính mức cầu tiền người ta còn tính tới nhu cầu dự phòng. đó là những khoản
chi tiêu cần thiết nhưng chưa có khả năng dự tính trước nên cần phải giữ một lượng tiền
nào đó để dự phòng. Khi dự tính mức cầu dự phòng người ta thường so sánh giữa thiệt
hại của việc không sắn tiền với khoản lãi mất đi do giữ tiền lại cho nhu cầu này
2.1.2. Mức cầu về tài sản tài chính khác
Mức cầu về tài sản tài chính khác là mức cầu các loại tài sản tài chính có sinh lời
dưới dạng (chứng khoán). Các loại chứng khoán tuy sinh lời nhưng chịu nhiều rủi ro,
giá cả của chúng được quyết định trên thị trường chứng khoán, khó dự báo trước và
chịu nhiều tác động. Giữ tiền không tạo ra thu nhập nhưng không bị rủi ro trừ lạm phát.
Nhiều người chủ động giảm rủi ro bằng cách đa dạng hoá các loại tài sản vừa để
tài sản ở dạng tiền và vừa để tài sản dưới dạng chứng khoán. Trong thực tế có sự chuyển
hoá mức cầu từ trái phiếu sang tiền hoặc ngược lại. Khi nghiên cứu thị trường thì không
thể không tính tới quan hệ qua lại này.
2.1.3. Quan hệ giữa mức cầu về tiền và mức cầu trái phiếu
Để đơn giản cho quá trình phân tích chúng ta chia toàn bộ tài sản thành hai loại
tiền và trái phiếu. Mỗi người đều tự quyết định lựa chọn sự phối hợp tài sản của mình
theo hai loại trên (được gọi là quyết định tài sản) sao cho có thu nhập an toàn nhất....
Ta có thể biểu hiện sự phân phối bằng đẳng thức
Wn
MD + DBB = [*]
Trong đó: P

+ MD: Mức cầu tiền thực tế


+ DBB: Giá trị thực tế của các loại trái phiếu
+ Wn: Tổng tài sản tài chính danh nghĩa
+ P: Chỉ số giá
Tổng các tài sản tài chính trong nền kinh tế có thể đo lường được từ những loại tài
sản cụ thể đã được cung ứng như: mức cung tiền, số lượng và giá trị trái phiếu đã đưa ra
thị trường... và được biểu diễn bằng đẳng thức.
Wn
MS + SBB = [**]
P
Trong đó:
+ MS: Mức cung tiền thực tế
Wn
+ : Tổng các giá trị tài sản tài chính thực tế đã cung ứng ra thị trường.
P
+ SBB: Giá trị thực tế của cung các loại trái phiếu ra thị trường
Từ [*] và [**] ta có:
MS + SB = MD + DB
MD – MS = SB - DBB
(MD –MS) – (SB –DB)B = 0
Giả sử thị trường tiền tệ là cân bằng thì MD – MS = 0, khi đó SBB – DBB = 0
nghĩa là thị trường trái phiếu cũng cân bằng.
Tóm lại: Khi thị trường tiền tệ cân bằng thì thị trường thị trường chứng khoán
cũng cân bằng, hơn thế nữa thị trường tài chính cũng cân bằng.
Hàm cầu về tiền: LP = k * Y – h * i
Trong đó:
+ LP: Mức cầu về tiền thực tế
+ Y: Thu nhập
+ i: Lãi suất
+ k, h: Các hệ số phản ảnh độ nhạy cảm với mức cầu tiền đối với thu nhập
và lãi suất
Khi tính mức cầu về tiền người ta còn chú ý đến nhu cầu dự phòng.

M2 M1
i0

MD1
MD2

Y2 Y1 Y
Hình 4.2: Đường cầu về tiền

2.1.4. Mức cầu tài sản


- Mức cầu về tài sản là mức cầu các loại tài sản tài chính có sinh lợi dưới dạng trái
phiếu.
- Trong thực tế có sự chuyển hoá mức cầu từ trái phiếu sang tiền hoặc ngược lại.
2.2. Cung tiền
Mức cung tiền, hay còn gọi là cung ứng tiền tệ hoặc cung tiền, là một khái niệm
kinh tế vĩ mô, để chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu
mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản... của các cá nhân (hộ gia đinh) và doanh nghiệp (không
kể các tổ chức tín dụng). Mức cung tiền là tổng số tiền có khả năng thanh toán. Nó bao
gồm tiền mặt đang lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng
thương mại. Như vậy, mức cung tiền lớn hơn nhiều so với lượng tiền cơ sở, bởi hoạt
động tạo ra tiền ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại.
Mức cung tiền trước hết được quyết định quy mô của lượng tiền cơ sở và sau đó là
khả năng tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thương mại nhờ số nhân tiền tệ
- M0: Tổng lượng tiền mặt.
M0 còn được gọi là tiền cơ sở hoặc tiền hẹp (ở Anh)
- M1: Tổng lượng tiền mặt (M0) + Tiền mà các ngân hàng thương mại gửi tại ngân
hàng trung ương.
M1 còn được gọi là tiền có mãnh lực
- M2 = M1 + Chuẩn tệ (tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn)
- M3 = M2 + Tất cả các khoản tiết kiệm khác gửi tại các tổ chức tín dụng
- M4 = M0 + Tiền trong tài khoản các loại (ở Anh).
Tính thanh khoản theo nghĩa rộng = M3 + Các trái phiếu và các khoản đầu tư tín
thác.
Trước đây, chỉ số M3 có vai trò rất lớn trong hoạt động tài chính Hoa Kỳ, chiếm
khoảng 45% nợ. Tuy nhiên gần đây, vai trò của M3 đã giảm và do những khó khăn
trong việc xác định chính xác của chỉ số do tính đa dạng và phức tạp ngày càng gia tăng
của nền kinh tế. Cục dự trữ liên bang Mỹ FED cũng đã ngừng cung cấp các con số M3.
MS = U + D
MS = kM * H
Trong đó:
+ H: Tiền cơ sở được ngân hàng Trung ương phát hành
+ kM: Số nhân của tiền
+ MS: Mức cung tiền
+ U: Tiền mặt lưu hành
+ D: Tiền gửi ở các ngân hàng thương mại
* Số nhân tiền (KM)
Số nhân của tiền là tỷ lệ khuyếch đại lượng tiền cơ sở thông qua hoạt động của hệ
thống ngân hàng thương mại và sự kiểm soát tiền tệ của ngân hàng Trung ương:
MS
m*k =
H
Nếu tỷ lệ dự trữ ở ngân hàng thương mại bằng tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng
Trung ương và mọi giao dịch trong nền kinh tế đều thông qua ngân hàng thì số ngân
tiền 1
m*k =
rb
Nhưng trong thực tế, một phần tiền được được công chúng giữ lại dưới dạng tiền
mặt (không gửi vào ngân hàng). Và tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng thương mại (ra)
có thể lớn hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Mức cung tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi không
kỳ hạn.
MS = U + D
Gọi tỷ lệ giữ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi sẽ là s = U/D, và tỷ lệ dự trữ
thực tế ra bằng Ra/D
Trong đó:
+ Ra: Tỷ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng thương mại
+ D: Tiền gửi
H = U + Ra

Từ công thức [*] cho thấy số nhân tiền mm phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ thực tế của
ngân hàng thương mại và phụ thuộc vào tỷ lệ giữa tiền mặt lưu hành và tiền gửi (s). Tỷ
lệ dự trữ thực tế ra càng nhỏ thì số nhân tiền càng lớn.
Tỷ lệ dự trữ thực tế ra phụ thuộc vào các nhân tố sau:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng Trung ương quy định
- Tính ổn định của các nguồn tiền mặt vào ra của các ngân hàng thương mại.
- Sự thiệt hại do phải trả lãi suất nếu phải vay tiền khi thiếu hụt dự trữ.
Tỷ lệ giữa tiền mặt so với tiền gửi (s) càng nhỏ, số nhân tiền càng lớn.
Tỷ lệ (s) phụ thuộc vào:
- Thói quen thanh toán của dân chúng
- Tốc độ tăng của tiêu dùng
- Phụ thuộc vào khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt của các ngân hàng thương
mại.
Trong trường hợp (s) rất nhỏ hoặc bằng không và r * a = r * b thì m * M= 1/rb
Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến trạng thái hoạt động của nền kinh tế. Vì
tiền có chức năng là trao đổi nên khi hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn thì
cũng cần thiết phải tăng lượng cung tiền và ngược lại. Mối quan hệ này được xác định
trong phương trình trao đổi về lượng của tiền tệ.
M * V = P * Q = GNPn [**]
Trong đó:
+ M: Mức cung tiền (chẳng hạn M1)
+ V: Tốc độ lưu thông tiền tệ
+ P: Mức giá trung bình
+ Q: Sản lượng thực tế
Có thể viết lại [**] theo phương trình dưới đây:
P∗Q
M=
V

Giả sử tốc độ lưu thông tiền tệ (V) tương đối ổn định thì mức cung tiền (M) cần
phải được điều chỉnh theo GNPn. Sự thay đổi của mức cung tiền có tác động trực tiếp
tới lãi suất thị trường tiền tệ và qua lãi suất tác động đến tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập
khẩu. Do vậy, việc kiểm soát mức cung tiền (M) được coi là một chính sách tiền tệ quan
trọng đặc biệt trong quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Muốn kiểm soát được (M), ta có
MS = H * mM thì phải có khả năng tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số nhân tiền tệ
(mM). Vai trò này được ngân hàng Trung ương đảm nhận.
2.3. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ

r
SM

E
rcb

DM

M Khối tiền tệ

Tại điểm E: Thị trường tiền tệ cân bằng với mức lãi suất cân bằng.
Lãi suất cân bằng sẽ thay đổi khi có sự thay đổi của:
+ Lượng cung tiền.
+ Thu nhập.
+ Tích chất cạnh tranh của các NH trung gian.
+ Mức giá
Trường hợp 1: SM↑ → SM dịch chuyển sang phải → rcb ↓
Trường hợp 2: SM↓ → SM dịch chuyển sang trái → rcb ↑
Trường hợp 3: DM↑ → DM dịch chuyển sang phải → rcb ↑
Trường hợp 4: DM↓ → DM dịch chuyển sang trái → rcb ↓
Khi lãi suất cân bằng thay đổi sẽ gây tác động đến đầu tư và tiêu dùng qua đó ảnh
hưởng đến tổng cầu và tổng sản lượng quốc gia.
r↑→I↓ S ↑→ C↓ → Tổng cầu ↓ → Tổng sản lượng quốc gia ↓

r cb thay đổi
S ↓→ C↑ → Tổng cầu ↑→ Tổng sản lượng quốc gia ↑
r↓→I↑

Thị trường tiền tệ cân bằng ↔ SM = DM


M = D 0 + Dr M r
M−D0
r=
DrM

Ví dụ:
Hàm cung tiền SM = M = 2.400
Hàm cầu tiền DM = 3.100 – 100r
1. Xác định lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ.
2. Nếu NHTW thực hiện chích sách tiền tệ thông qua công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
làm cung tiền giảm 150. Hãy xác định lãi suất cân bằng mới. Vẽ đồ thị minh họa.
3. Biết I = 400 – 30r; Y1 = 6.000 ; YP = 5.730 ; k = 3
Hãy nhận xét tác động cụ thể của chính sách tiền tệ trên (giảm cung tiền và làm
cho lãi suất tăng từ 7 %  8,5%). Sản lượng và mức thất nghiệp (hoặc mức dân dụng).
2.4. Ngân hàng trung ương và vai trò kiểm soát tiền tệ
2.4.1. Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương có các chức năng cơ bản sau:
a. Ngân hàng của các ngân hàng thương mại
Ngân hàng Trung ương giữ các khoản dự trữ cho các ngân hàng thương mại, thực
hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống các ngân hàng thương mại và hoạt động như là
một “ người cho vay của phương sách cuối cùng” đối với ngân hàng thương mại trong
trường hợp khẩn cấp như là rơi vào tình trạng không còn khả năng thanh toán.
b. Ngân hàng của Chính phủ
Ngân hàng Trung ương giữ các tài khoản cho Chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay
đối với kho bạc Nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khoá của Chính phủ bằng việc mua tín
phiếu của Chính phủ. Kiểm soát mức cung tiền để thực thi chính sách tiền tệ nhằm ổn
định và phát triển nền kinh tế. Hỗ trợ giám sát và điều tiết hoạt động của thị trường tài
chính.Và tiến hành thực thi chính sách tiền tệ
Ngân hàng Trung ương điều chỉnh mức cung tiền và các tỷ lệ lãi suất bằng nhiều
công cụ khác nhau nhằm tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số nhân tiền (mM).
Ngoài ra ngân hàng Trung ương có thể trực tiếp kiểm soát có lựa chọn một số khoản tín
dụng và một một số biện pháp khác.
c. Nghiệp vụ thị trường mở
Thị trường mở là thị trường tiền tệ của ngân hàng Trung ương được sử dụng để
mua bán trái phiếu kho bạc của Nhà nước. Muốn tăng lượng cung tiền, ngân hàng Trung
ương sẽ mua trái phiếu ở thị trường mở. Kết quả là đã đưa thêm vào thị trường một
lượng tiền cơ sở bằng cách tăng dự trữ ở các ngân hàng thương mại.
Điều đó dẫn đến tăng khả năng cho vay và nhận gửi nhờ số nhân tiền tệ. Kết quả là
cung tiền tăng gấp bội so với tiền mua trái phiếu của ngân hàng Trung ương. Để có kết
quả ngược lại, ngân hàng Trung ương sẽ bán trái phiếu kho bác Nhà nước trên thị
trường mở.
d. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp, số nhân tiền sẽ lớn, là điều kiện thuận lợi để mở rộng
tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền. Ngân hàng Trung ương đã khống chế một cách
gián tiếp nhưng mạnh mẽ đến mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả
cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay, nhưng điều này cũng sẽ gây khó
khăn cho hoạt động của thị trường tài chính
e. Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của ngân hàng Trung ương cho các ngân
hàng thương mại vay tiền để bảo đảm có đầy đủ hoặc tăng thêm dự trữ của các ngân
hàng thương mại. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho
vay thuận lợi sẽ là tín hiệu khuyến khích các ngân hàng thương mại vay tiền để tăng dự
trữ và mở rộng hoạt động cho vay, mức cung tiền sẽ tăng lên. Khi hoạt động của thị
trường mở chưa phát triển thì công cụ này sẽ rất hữu ích và quan trọng.
2.4.2. Vai trò kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương.
a. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (dbb)
Tỷ lệ dự trử bắt buộc dbb là mức dự trữ tối thiểu do NHTW quy định.
m+1
dbb ↑ kM = ↓
m+d

d ↑ → lượng tiền cho vay của các NHTG ↓ → tiềm mặt H ↓

→ M = kM * H ↓
𝒎+𝟏
dbb ↓ kM = ↑
𝒎+𝒅

d ↓→ lượng tiền cho vay của các NHTG ↑→ tiềm mặt H ↑

→ M = kM * H ↑

Kết luận:
+ NHTW muốn tăng cung tiền tệ thì phải giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
+ NHTW muốn giảm cung tiền tệ thì phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
- Lãi suất chiết khấu (rck)
Lãi suất chiết khấu (rck) là mức lãi suất mà các NHTG phải trả khi vay tiền của
NHTW để đảm bào có đầy đủ hoặc tăng thêm dự trữ.
rck↑ hạn chế lượng tiền vay của các NHTG → lượng tiền cho vay của
các NHTG ↓→ H ↓
buộc các NHTG phải tự nguyện tăng →M↓
tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đảm bảo an → d↑→ kM↓
toàn trong thanh toán
rck↓ tăng lượng tiền vay của các NHTG → lượng tiền cho vay của
các NHTG ↑→ H ↑
các NHTG giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc →M↑
trong thanh toán → d↓→ kM↑

Kết luận:
Nếu NHTW muốn tăng (hoặc) giảm cung tiền tệ thì phải giảm (hoặc tăng) lãi suất
chiết khấu.
- Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua (bán) chứng khoán của Chính phủ (trái
phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc…) do NHTW thực hiện.
+ NHTW mua vào chứng khoán Chính phủ (∆ H > 0) → bơm tiền vào trong lưu
thông → cung tiền ↑ (∆ M = kM * ∆H > 0)
+ NHTW bán ra chứng khoán Chính phủ (∆ H < 0) → thu hút tiền từ vào lưu thông
về → cung tiền ↓ (∆ M = kM * ∆H < 0)
Kết luận:
Nếu NHTW muồn tăng (giảm) cung tiền thì phải mua vào (bán ra) chứng khoán
Chính phủ.
b. Nguyên tắc hoạch định chính sách tiền tệ
- Nền kinh tế suy thoái (Y < YP)
Chính phủ thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ bằng các biện pháp:
+ Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
+ Giảm lãi suất chiết khấu
+ Mua vào chứng khoán của Chính phủ
→ Cung tiền tệ ↑→ r ↓→ I ↑→ AD ↑→ Y ↑ (mức thất nghiệp giảm hay mức dân
dụng tăng)

r
YP
r SM1 SM2 AD
AD2
∆M > 0
AD1
∆AD = ∆ I >0
r1
∆r < 0 ∆r < 0
r2
DM ∆I > 0

Khối tiền I 1 I2 I Y1 Y2 Y
- Nền kinh tế lạm phát (Y >YP)
Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặc tiền tệ bằng các biện pháp:
+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
+ Tăng lãi suất chiết khấu.
+ Bán ra chứng khoán của Chính phủ.
→ cung tiền tệ ↓ → r ↑ → I ↓→ AD ↓ → Y ↓ (mức thất nghiệp tăng hay mức dân
dụng giảm).
c. Định lượng chính sách tiền tệ
∆ Y = YP – Y
∆Y
∆ AD = ∆ I = (1)
k
∆I
∆r= (2)
Irm
∆ M = Drm∆r (3)
Từ (1), (2), (3) công thức định lượng chính sách tiền tệ:
Drm
∆M= * ∆Y
k∗ Irm
Ví dụ:
Trở lại ví dụ trên tìm chính sách tiền tệ cần thiết để YP = Y nếu NHTW muốn sử
dụng nghiệp vụ thị trường mở. Hãy xác định chứng khoán của Chính phủ mà NHTW
cần mua vào hay bán ra.
3. Mô hình IS – LM
3.1. Đường IS
3.1.1. Khái niệm
Đường IS là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị
trường hàng hóa và dịch vụ cân bằng.
3.1.2. Cách dựng đường IS
AD
AD1
E1

E0 AD0

Y0 Y1 Y
r

E0
r0

E1
r1
IS

Y0 Y1 Y

Đường IS dốc xuống do lãi suất tăng, tổng cầu suy giảm, thu nhập giảm. Độc dốc
của đường IS phụ thuộc vào độ nhạy cảm của đầu tư với lãi suất của tổng cầu.
+ Độ nhạy cảm cao: Khi lãi suất tăng, đầu tư giảm mạnh nên tổng cầu và sản
lượng cân bằng giảm mạnh  IS thoải
+ Độ nhạy cảm thấp: Khi lãi suất giảm, đầu tư tăng lên nên tổng cầu và sản lượng
cân bằng tăng  IS dốc nhiều.
Ý nghĩa của đường IS:
Đường IS phản ánh tình trạng cân bằng của thị trường hàng hóa và dịch vụ. Mọi
điểm nằm ngoài đường IS đều phản ánh tình trạng không cân bằng của thị trường.
3.2. Đường LM
3.2.1. Khái niệm.
Đường LM là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó
thị trường tiền tệ cân bằng với mức cung tiền tệ thực không đổi.
3.2.2. Cách dựng đường LM
r SM r

E1 E1 LM
r1

E0 DM1
r0 E0

DM2

M0 M Y0 Y1 Y

Đường LM có độ dốc nghiêng đi lên vì khi thu nhập tăng, lãi suất tăng để giảm bớt
cầu tiền nhằm duy trì sự cân bằng của thị trường tiền tệ khi cung tiền không đổi. Độ dốc
của đường LM phụ thuộc độ nhạy cảm của cầu tiền đói với sự thay đổi của sản lượng và
thu nhập.
+ Độ nhạy cảm cao: Khi sản lượng tăng, cầu tiền tăng mạnh nên lãi suất cân bằng
tăng mạnh  LM dốc nhiều.
+ Độ nhạy cảm thấp: Cầu tiền tăng ít khi sản lượng tăng sẽ làm lãi suất cân bằng
tăng ít  LM thoải hơn.
Ý nghĩa của đường LM:
Đường LM phản ánh tình trạng cân bằng của thị trường tiền tệ. Mọi điểm nằm
ngoài đường LM đều phản ánh tình trạng không cân bằng của thị trường này.
3.3. Sự kết hợp của đường IS – LM
Đường IS thể hiện thị trường hàng hóa cân bằng AS = AD
Đường LM thể hiện thị trường tiền tệ cân bằng SM = DM
Tác động qua lại giữa hai thị trường ấn định lãi suất và sản lượng cân bằng đồng
thời cho cả hai thị trường.
Tại điểm E:
- r0: Lãi suất cân bằng của thị trường tiền tệ.
- Y0: Sản lượng cân bằng của thị trường hàng hóa và dịch vụ.
Tại bất cứ một điểm nào khác, thì ít nhất một trong hai thị trường sẽ không cân
bằng. Khi đó, các lực lượng trên thị trường sẽ vận động để đưa nền kinh tế hướng về
mức cân bằng chung, tức là điểm E.
r

LM
r1 A B

E
r0

r2 IS

Y1 Y0 Y2 Y
Nếu nền kinh tế đang ở điểm A (r1, Y1) thì cả hai thị trường đều không cân bằng:
- Thị trường hàng hóa và dvụ: Tổng cầu lớn hơn tổng cung nên sản lượng sẽ tăng.
- Thị trường tiền tệ: Lãi suất thực tế cao hơn lãi suất cân bằng nên cung tiền vượt
quá, do đó lãi suất sẽ giảm.
Tác động cộng hưởng của cả hai thị trường sẽ làm cho nền kinh tế có su hướng
dịch chuyển đang ở điểm A về điểm E cho đến khi nào cả hai thị trường đều cân bằng
với mức sản lượng Y0 và lãi suất r0.
Khi có các yếu tố tác động dẫn đến sự dịch chuyển của IS hoặc LM, hoặc cả hai
đường IS và LM thì điểm cân bằng sẽ thay đổi. Nên lúc đó, sản lượng cân bằng và lãi
suất cân bằng sẽ thay đổi.
4. Sự kết hợp của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ
4.1. Chính sách tiền tệ
4.1.1. Chính sách tài khóa
r
LM1

E2
r2
E1 E’
r1
IS2

IS1

Y1 Y2 Y’

Giả sử ban đầu nền kinh tế cân bằng ở E1 (Y1, r1) , Chính phủ tăng chi tiêu, làm
dịch chuyển IS1 sang đến IS2. Ở các mức lãi suất, sản lượng cân bằng đều tăng lên, vì
chi tiêu của Chính phủ tăng làm dịch chuyển AD lên trên.
Ở lãi suất r1 , sản lượng tăng lên Y’ và do đó cầu tuền tăng lên, với mức cung tiền
không đổi, lãi suất tăng lên. Do vậy, hạn chế đầu tư, hạn chế tổng cầu và sản lượng cân
bằng ở mới ở lãi suất r2 là Y2.
Như vậy, tác động của chích sách tài khóa mở rộng là sản lượng Y tăng, đồng thời
lãi suất cũng tăng.
4.1.2. Chính sách tiền tệ

r LM1

LM2
E1
r1
E2
r2
r’ E’
IS1

Y1 Y2 Y

Giả sử ban đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm E1 (Y1, r1), NHTW tăng cung tiền tệ
một lượng ∆M , làm cho đường LM1 dịch chuyển sang phải đến LM2.
Cung tiền tăng do đó lãi suất phải giảm, khi sản lượng chưa thay đổi r sẽ giảm
đáng kể từ r1 đến r’.
Lãi suất thấp làm tăng đầu tư, tăng AD, tăng sản lượng và tăng cầu tiền. Cầu tiền
tăng do vậy lãi suất sẽ tăng đến r2. Nền kinh tế tại lập trạng thái cân bằng tại điểm E2
(Y2, r2). Như vậy, tác động của chích sách mở rông tiền tệ làm Y tăng đồng thời lãi suất
r giảm.
4.2. Sự phối hợp giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ
Nguyên tắc thực hiện:
* Khi Y < YP: Áp dụng đồng thời chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền
tệ mở rộng.
* Khi Y > YP: Áp dụng chính sách tài kháo thu hẹp và chính sách tiền tiện thu hẹp.
Áp dụng chính sách mở rộng tiền tệ và tài khóa mở rộng (thu hẹp) sẽ làm cho
đường IS1 và LM1 dịch chuyển sang phải (sang trái). Kết quả làm Y tăng (giảm) còn lãi
suất r sẽ tăng, giảm hay không đổi tùy trường hợp.
Đồ thị:
Chính sách tiền tệ mở rộng và tài khóa mở rộng.

YP
r LM1

LM2

r2 E1 E2
r1
IS2

IS1

Y1 Y2 Y
* Khi Y1 = YP để khuyến khích gia tăng đầu tư, áp dụng chính sách mở rộng tiền
tệ và chính sách thu hệp tài khóa. Kết quả Y không đổi, lãi suất r giảm sẽ khuyến khích
gia tăng đầu tư, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.
Đồ thị:
Chính sách mở rộng tiền tệ và thu hẹp tài khóa

r YP LM1

E1 LM2
r1

E2
r2
IS1

IS2

Y1 Y

5. Thực hành.
Kỹ năng 1: Vận dụng chính sách tiền tệ thu hẹp và mở rộng trong việc điều chỉnh
nền kinh tế quốc dân
Kỹ năng 2: Xác định hệ số nhân tiền và khả năng tạo tiền của ngân hàng thương
mại.
CÂU HỎI ÔN TẬP – BÀI TẬP
1. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Tiền là gì? Trình bày các cách phân loại và chức năng của tiền tệ
Câu 2: Mức cầu tiền? Mức cung tiền? Phân tích sự cân bằng trên thị trường tiền tệ
Câu 3: Phân tích mô hình IS – LM? Phân tích sự kết hợp của chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ
Câu 4: Vận dụng phân chính sách tiền tệ thu hẹp và mở rộng trong việc điều chỉnh
nền kinh tế quốc dân hiện nay
Câu 5: Xác định hệ số nhân tiền và khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.
2. Bài tập
Anh (chị) hãy khoang vào câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Số nhân tiền tệ được định nghĩa là:
a. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong lượng cầu tiền khi thay đổi một đơn vị tiền
mạnh.
b. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.
c. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị trong tổng
cầu.
d. Hệ số phản ánh sự thay đổi trong mức cung tiền khi thay đổi một đơn vị tiền
mạnh.
Câu 2: Trong điều kiện lý tưởng số nhân tiền tệ bằng:
a. Một chia cho xu hướng tiết kiệm biên.
b. Một chia cho xu hướng tiêu dùng biên.
c. Một chia cho tỉ lệ cho vay.
d. Một chia cho tỉ lệ dự trữ.
Câu 3: Giả sử dự trữ bắt buộc là 10%, dự trữ tùy ý là 10%, tỷ lệ tiền mặt ngoài
ngân hàng so với tiền ký thác ở ngân hàng là 60%. Số nhân tiền tệ trong trường hợp này
sẽ là:
a. KM = 3 b. KM = 4
c. KM = 2 d. KM = 5
Câu 4: Số nhân tiền tệ có mối quan hệ:
a. Tỉ lệ thuận với tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
b. Tỉ lệ nghịch với tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
c. Tỉ lệ thuận với cơ số tiền.
d. Tỉ lệ nghịch với lãi suất.
Câu 5: Chính phủ có thể giảm bớt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng
cách:
a. Bán chứng khoán của chính phủ trên thị trường chứng khoán.
b. Tăng lãi suất chiết khấu.
c. Tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
d. Các câu trên đều đúng.
Câu 6: Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất:
a. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người gửi tiền.
b. Ngân hàng trung gian áp dụng đối với người vay tiền.
c. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng trung gian.
d. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với công chúng.
Câu 7: Giả sử tiền cung ứng cho nền kinh tế là 1400, tiền cơ sở là 700, tỷ lệ tiền
mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác là 80%, dự trữ tùy ý là 5%, vậy dự trữ bắt buộc
sẽ là:
a. 10% b. 5%
c. 3% d. 2%
Câu 8: Nếu ngân hàng trung ương mua 100 tỷ đồng chứng khoán và giảm tỷ lệ
dự trữ bắt buộc thì:
a. Lượng tiền mạnh tăng 100 tỷ đồng. b. Lượng cung tiền giảm.
c. Lượng cung tiền tăng. d. Câu a và c đúng.
Câu 9: Hàm số cầu về tiền phụ thuộc vào:
a. Lãi suất và sản lượng b. Chỉ có sản lượng
c. Chỉ có lãi suất d. Nhu cầu thanh toán
Câu 10: Nếu lãi suất tăng lên sẽ dẫn đến giá chứng khoán trên thị trường:
a. Giảm xuống b. Không đủ thông tin để kết luận
c. Không thay đổi d. Tăng lên.
Thông tin sau đây dùng để trả lời cho các câu hỏi từ 11 đến 17:
C = 100 + 0,8Yd
I = 240 + 0,16Y – 80r
X = 210
M = 50 + 0,2 Y
G = 500
LM = 800 + 0,5Y – 100r
T = 50 + 0,2Y
H = 700
Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so v ới tiền ký gửi là 80%.
Tỷ lệ dự trữ chung là 10%.
Câu 11: Phương trình của đường IS có dạng:
a. Y = 2400 – 200r b. Y = 2400 + 200r
c. Y = 2400 + 320r d. Y = 2400 - 320r
Câu 12: Số nhân tiền tệ:
a. kM = 1,5 b. kM = 2,0
c. kM = 3,0 d. kM = 4,0
Câu 13: Phương trình của đường LM:
a. r = 6 – 0,005Y b. r = 6 + 0,005Y
c. r = - 6 + 0,005Y d. r = - 6 – 0,005Y
Câu 14: Lãi suất và sản lượng cân bằng chung:
a. Y = 1.800; r = 4 b. Y = 1.800; r = 5
c. Y = 3.600; r = 3 d. Y = 1.800; r = 3
Câu 15: Giả sử chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ là 80. Vậy phương
trình
của đường IS mới là:
a. Y = 2.600 – 200r b. Y = 2.080 – 200r
c. Y = 2.480 – 200r d. Y = 1.880 – 200r
Câu 16: Nếu ngân hàng trung ương tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế là
100. Vậy phương trình đường LM mới:
a. r = - 5 + 0,005Y b. r = - 7 + 0,005Y
c. r = - 8 + 0,005Y d. Các câu trên đều sai.
Câu 17: Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng mới:
a. Y = 1.800; r = 2 b. Y = 2.000; r = 3
c. Y = 2.600; r = 4 d. Y = 3.000; r = 5
Câu 18: Đường IS cho biết:
a. Mọi điểm thuộc đường IS được xác định trong điều kiện thị trường sản phẩm
cân bằng.
b. Lãi suất được xác định trong điều kiện thị trường tiền tệ cân bằng.
c. Sản lượng càng tăng lãi suất càng giảm.
d. a, b, c đều đúng.
Câu 19: Đường LM mô tả tình trạng:
a. Lãi suất và sản lượng phụ thuộc lẫn nhau.
b. Thị trường và tiền tệ luôn cân bằng.
c. a, b đều đúng.
d. a, b đều sai.
Câu 20: Trong mô hình IS – LM, chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng
và chính sách tiền tệ thu hẹp. Lúc này:
a. Sản lượng chắc chắn sẽ tăng.
b. Lãi suất chắc chắn sẽ tăng.
c. a, b đều đúng.
d. a, b đều sai.
Câu 21: Trong mô hình IS – LM, nếu sản lượng thấp hơn sản lượng tiềm năng thì
chính phủ nên áp dụng:
a. Chính sách tài khóa mở rộng.
b. Chính sách tiền tệ mở rộng.
c. Chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ mở rộng.
d. a, b, c đều đúng.
Sử dụng những thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi 22 – 28
Cho các hàm số:
Hàm tiêu dùng: C = 200 + 0,75Yd
Hàm xuất khẩu : X = 350
Hàm đầu tư : I = 100 + 0,2Y – 10r
Hàm nhập khẩu: M = 200 + 0,05Y
Chi tiêu chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ: G = 580
Sản lượng tiềm năng: Yp = 3.800
Hàm thuế ròng: T = 40 + 0.2Y
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Un = 5%
Hàm số cầu tiền tệ: LM = 200 + 0,2Y – 20r
Tỷ lệ dự trữ: d = 20%
Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền giữ: c = 60%
Lượng tiền mạnh: H = 325
Câu 22: Phương trình của đường IS có dạng:
a. Y = 1000 – 20r b. Y = 4000 – 80r
c. Y = 4000 – 40r d. Y = 4000 + 20r
Câu 23: Số nhân tiền tệ KM là:
a. 1,5 b. 2
c. 3 d. 4
Câu 24: Phương trình của đường LM có dạng:
a. r = -20 + 0,01Y b. r = -22,5 + 0,005Y
c. r = -22,5 + 0,01Y d. r = 22,5 + 0,01Y
Câu 25: Lãi suất và sản lượng cân bằng chung:
a. Y = 4900 r = 12% b. Y = 3600 r = 13%
c. Y = 3500 r = 12,5% d. Y = 3500 r = 11,5%
Câu 26: Tỷ lệ thất nghiệp thực tế:
a. 3,94% b. 8,94%
c. 6,94% d. 8,1%
Câu 27: Cán cân thương mại:
a. Thặng dư 25 b. Thâm hụt 25
c. Cân bằng d. Thặng dư 20
Câu 28: Ngân sách:
a. Bội thu 200 b. Bội chi 160
c. Bội thu 160 d. Bội chi 200
Câu 29: Tác động lấn át đầu tư của chính sách tài khóa là:
a. Tăng chi tiêu chính phủ làm giảm lãi suất dẫn tới tăng đầu tư.
b. Giảm chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất dẫn tới giảm đầu tư.
c. Tăng chi tiêu chính phủ làm tăng lãi suất dẫn tới giảm đầu tư.
d. Giảm chi tiêu chính phủ làm giảm lãi suất dẫn tới tăng đầu tư.
Câu 30: Nếu đầu tư ít nhạy cảm với lãi suất, cầu tiền nhạy cảm với lãi suất thì:
a. IS lài, LM lài b. IS dốc, LM lài
c. IS dốc, LM dốc d. IS lài, LM dốc
Câu 31: Biết phương trình đường IS là Y = 600 – 30r, thị trường hàng hóa sẽ thiếu
hụt khi:
a. Y = 300 và r = 10% b. Y = 240 và r = 12%
c. Y = 250 và r = 10% d. Y = 400 và r = 10%
Câu 32: Khi cầu tiền hoàn toàn không co dãn theo lãi suất, thì tăng chi đầu tư sẽ
làm:
a. Sản lượng không đổi, lãi suất tăng b. Sản lượng không đổi, lãi suất giảm
c. Sản lượng giảm, lãi suất giảm d. Sản lượng tăng, lãi suất tăng
CHƯƠNG V
TỔNG CUNG VÀ CHU KỲ KINH DOANH
Mã chương: MH 15 – 05
Giới thiệu:
Các chương trước chúng ta đã nghiên cứu mặt cầu, các nhân tố tác động đến tổng
cầu của nền kinh tế với các mô hình tổng cầu khác nhau. Nghiên cứu tổng cầu với các
giả định là giá cả không thay đổi và nền kinh tế có dư thừa nguồn lực, do vậy sản lượng
cân bằng là do tổng cầu quyết định. Trong chương này, sẽ nghiên cứu về tổng cung của
nền kinh tế. Sự thay đổi của giá cả làm trọng tâm của các phân tích kinh tế vĩ mô. Phân
tích tổng cung bắt đầu từ phân tích thị trường lao động. Trong thời gian ngắn hạn, yếu
tố đầu vào vốn, công nghệ chưa thay đổi, chỉ có yếu tố đầu vào lao động thay đổi. Trong
thời gian ngắn hạn, sản lượng lớn nhất, khi nền kinh tế toàn dụng nhân công “không có
thất nghiệp”. Khi giá cả, tiền công thay đổi thì tổng cung sẽ thay đổi theo.
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
- Trình bày được tổng cung và chu kỳ kinh doanh
- Trình bày cung cầu lao động và sự cân bằng của thị trường lao động
- Xác định được các mô hình tổng cung trong nền kinh tế
- Ứng dụng để phân tích quá trình tự điều chỉnh nền kinh tế trong ngắn hạn và dài
hạn
Phương pháp giảng dạy và học tập chương V:
- Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các
đại lượng.
- Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học
Điều kiện thực hiện bài học:
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết chuyên môn
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
Kiểm tra và đánh giá bài học:
- Nội dung:
+ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
+ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Trong quá trình học tập, người học cần:
* Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
* Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
* Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
* Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
+ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (Hình thức: Vấn đáp)
+ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: Không có
+ Kiểm tra định kỳ thực hành: Không có
Nội dung chính:
1. Thị trường lao động
1.1. Cầu lao động
Đường cầu lao động ( Dn) cho biết hãng kinh doanh cần bao nhiêu lao động tương
ứng với mỗi mức tiền công thực tế trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Wthực tế

Dn

Lao động, việc làm


+ Tiền công thực tế biểu thị khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà tiền công dnah
nghĩa có thể mua được, tương ứng với mức giá đã cho. Tiền công danh nghĩa được xác
định như sau:
Wn
Wr =
P
Trong đó:
Wr: Tiền công thực tế
Wn: Tiền công dnah nghĩa.
P: Mức giá chung.
+ Đường cầu lao động có độ dốc âm vì lao động phải kết hợp với tư liệu sản xuất
để tạo thành sản phẩm. Với một lượng tài sản cố định đã cho, theo quy luật thu nhập
(năng suất) giảm dần, khi các doanh nghiệp thuê thêm lao động thì sản phẩm cận biên
của lao động sẽ giảm dần đi. Vì vậy, cầu lao động của các doanh nghiệp chỉ tăng thêm
khi tiền công thực tế giảm xuống để bù vào việc sản phẩm cận biên giảm đi do thêm
thêm đơn vị lao động cuối cùng. Đường cầu về lao động có độ dốc âm, hàm ý rằng khi
tiền công thực tế giảm, cầu về lao động có xu hướng tăng lên.
- Khi lượng cầu lao động thay đổi do sự thay đổi tiền công thực tế, ta có sự di
chuyển trên đường cầu.
- Khi số lượng tài sản cố định của các doanh nghiệp thay đổi, đường cầu lao động
sẽ dịch chuyển sang trái hoặc sang phải.
1.2. Cung lao động
Khái niệm cung về lao động là số lượng lao động mà nền kinh tế có thể cung ứng,
tương ứng với từng mức lương thực tế
Đường cung về lao động là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng lao động ứng
với từng mức lương thực tế trên trục toạ độ, trục tung là mức tiền công tiền lương thực
tế, trục hoành là số lượng lao động. Đường cung về lao động có độ dốc dương, hàm ý
rằng khi tiền công thực tế tăng lên, có nhiều người sẵn sàng cung ứng sức lao động của
mình. Thị trường lao động sẽ đạt cân bằng tại mức tiền công thực tế W0.
Ở mức tiền công này số lượng người mà các hãng kinh doanh cần đúng bằng với
sống lượng lao động mà xã hội cung cấp. Như vậy, khi thị trường lao động đạt cân
bằng, mọi người mong muốn làm việc tại mức tiền công cân bằng thì đều có việc làm.
Vị trí cân bằng này tương ứng với trạng thái toàn dụng nhân công. Tuy nhiên, ngay khi
thị trường lao động đạt cân bằng vẫn có một số lao động bị thất nghiệp, đây là đội ngũ
thất nghiệp tự nguyện vì họ không chấp nhận đi làm với mức tiền công, tiền lương hiện
thời (với điều kiện lao động hiện thời). Tỷ lệ thất nghiệp tương ứng với trạng thái thị
trường lao động cân bằng gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. các yếu tố này
quyết định vị trí, độ dốc của các đường tổng cung, tổng cầu. Về phía cung, giá cả phụ
thuộc nhiều vào tiền công, đặc biệt là trong thời gian ngắn hạn. Vì ở các nước có nền
kinh tế thị trường phát triển, tiền công chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm.
Tiền công lại phụ thuộc vào trạng thái của thị trường lao động, tức là tình trạng
thất nghiệp và số việc làm của nền kinh tế. Giá cả còn phụ thuộc vào giá trị của tài sản
cố định, tuy nhiên trong thời gian ngắn hạn việc thay đổi tiền công tiền lương là yếu tố
chủ yếu quyết định sự thay đổi của giá cả sản phẩm đầu ra của nền kinh tế. Tiền công
trong thị trường lao động thay đổi như thế nào? Các nhà kinh tế cũng có những quan
điểm khác nhau.
Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng tiền công danh nghĩa và giá cả hoàn toàn linh
hoạt, dẫn đến tiền công thực tến sẽ tự điều chỉnh để giữ cho thị trường lao động luôn
cân bằng. Nên nền kinh tế luôn ở trạng thái toàn dụng nhân công, không có thất nghiệp
không tự nguyện. Trái lại, các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes cho rằng giá cả
và tiền công danh nghĩa không hoàn toàn linh hoạt, thậm trí trong trường hợp cực đoan
chung không thay đổi. Tiền công thực tế do vậy cung không thay đổi, thị trường lao
động luôn trong tình trạng có thất nghiệp.
Đường cung về lao động (Sn) có xu hướng dốc lên, hàm ý rằng khi tiền công thực
tế tăng lên, có nhiều người sẵn sàng cung ứng sức lao động của mình, tương ứng với
mức tiền công đó.
Wthực tế
Sn

Lao động, việc làm


1.3. Sự cân bằng của thị trường lao động

Wthực tế
Sn

W0

Dn

N0 Lao động, việc làm

Thị trường lao động sẽ cân bằng tại mức lương thực tế W0. Ở mức tiền công đó, số
lao động mà các doanh nghiệp muốn thuê bằng số lao động mà các hộ gia đình muốn
cung cấp. Khi thị trường lao động cân bằng thì mọi người muốn làm việc tại mức lương
cân bằng đó đều có việc làm.
Vị trí cân bằng này tương ứng với trạng thái toàn dụng nhân công. Tuy nhiên,
ngay khi thị trường lao động cân bằng vẫn có một số lao động thất nghiệp, số lao động
thất nghiệp này gọi là lao động thất nghiệp tự nguyện.
Cung và cầu về lao động phụ thuộc vào tiền công tiền lương thức tế chứ không
phụ thuộc vào tiền công tiền lương danh nghĩa. Đường cầu về lao động có độ dốc âm.
Có nghĩa là khi tiền công tiền lương thực tế tăng thì cầu về lao động sẽ giảm xuống, khi
tiền công tiền lương thực tế tăng thì cầu về lao động có xu hướng tăng lên.
Các hãng kinh doanh đã có một mức tài sản xác định, do vậy cũng sẽ cần một
lượng lao động nhất định để có thể sản xuất ra sản phẩm bán ra trên thị trường hàng
hoá. Với một lượng tài sản cố định đã có, theo quy luật thu nhập giảm dần, khi các hãng
thuê thêm lao động, sản phẩm cận biên của lao động giảm đi. Do vậy, cầu về lao động
chỉ tăng thêm chừng nào tiền công, tiền lương thực tế trả cho người lao động còn cao
hơn sản phẩm cân biên của lao động. Khi tiền lương, tiền công thực tế bằng với sản
phẩm cận biên thì lao động không thể tăng nữa. Đây là lý do vì sao đường cầu về lao
động lại có độ dốc âm.
Khi tiền công tiền lương thực tế thay đổi thì lượng cầu về lao động thay đổi theo
“lượng cầu về lao động di chuyển trên đường cầu về lao động khi tiền công tiền lương
thực tế thay đổi”. Khi số lượng tài sản cố định của doanh nghiệp thay đổi thì đường cầu
lao động sẽ dịch chuyển sang phải hoặc sang trái. Thị trường lao động sẽ cân bằng tại
mức tiền công thực tế Wo. Ở mức tiền công cân bằng đó, số lao động mà các doanh
nghiệp muốn thuê bằng bằng số lao động mà các hộ gia đình muốn cung cấp. Vị trí cân
bằng này tương ứng với trạng thái toàn dụng nhân công. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng,
ngay khi thị trường lao động cân bằng vẫn có một số lao động bị thất nghiệp, đó là số
lao động thất nghiệp tự nguyện.
- Tỷ lệ thất nghiệp tương ứng với trạng thái cân bằng của thị trường lao động gọi
là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
- Giá cả phụ thuộc nhiều vào tiền công, đặc biệt là trong ngắn hạn.
- Tiền công lại phụ thuộc vào trạng thái của thị trường lao động, tức là tình trạng
thất nghiệp và việc làm của nền kinh tế.
- Giá cả còn phụ thuộc vào quy mô của tài sản cố định. Số lượng tài sản cố định
tăng lên sẽ làm tăng sản lượng tiềm năng, giảm giá cả của sản phẩm.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự thay đổi của tiền công (việc làm - thất nghiệp) là
yếu tố chủ yếu quyết định sự thay đổi giá cả. Các nhà kinh tế học cổ điển và kinh tế học
trường phái Keynes có những quan điểm ngược nhau về sự thay đổi tiền công trong thị
trường lao động:
- Các nhà kinh tế học cổ điển: Tiền công danh nghĩa và giá cả hoàn toàn linh hoạt.
Tiền công thực tế điều chỉnh để giữ cho thị trường lao động luôn cân bằng. Nền kinh tế
luôn ở mức toàn dụng nhân công, không có thất nghiệp không tự nguyện.
- Các nhà kinh tế học theo trưởng phái Keynes: Giá cả và tiền công danh nghĩa là
không linh hoạt, thậm chí trong trường hợp cực đoan, chúng không thay đổi. Tiền công
thực tế, do vậy, cũng không thay đổi, thị trường lao động luôn trong tình trạng có thất
nghiệp.
Do quan niệm khác nhau về sự vận động của giá cả và tiền công như vậy, các nhà
kinh tế học cổ điển và Keynes có những quan điểm khác nhau về hình dáng và đường
tổng cung.
2. Tổng cung và các mô hình tổng cung
2.1. Tổng cung
2.1.1. Khái niệm
Tổng cung (AS) là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các tác nhân trong nền
kinh tế sẽ được sản xuất và bán ra tương ứng với mỗi mức giá, khả năng sản xuấ, chi
phí sản xuất đã chi trước trong một khoảng thời gian nhất định.
2.1.2. Các yếu tố quyết định tổng cung
- Sản lượng tiềm năng:
+ Các nguồn lưc khan hiếm sẵn có như vốn, lao động, đất đai…
+ Công nghệ và hiệu quả công nghệ.
- Chi phí sản xuất:
+ Tiền lượng.
+ Chi phí đầu vào khác.
+ Giá nhập khẩu.
2.2. Các mô hình tổng cung
2.2.1. Hai trường hợp đặc biệt của đường tổng cung.
a. Trường phái cố điển
Theo trường phái cổ điển, giá cả và tiền công luôn thay đổi để giữ cho thị trường
lao động luôn cân bằng. Do đó, đường tổng cung là một đường thẳng đứng cắt trục
hoành tại mức sản lượng tiềm năng.

P AS P

AS
P*

0 0
*
Y Y Y

Hai trường hợp đặc biệt của đường tổng cung


Giá cả sẽ điều chỉnh linh hoạt sao cho số lượng hàng hóa sản xuất ra đúng bằng số
lượng mà mọi người mong muốn mua vào. Tiền công cũng linh hoạt điều chỉnh cho đến
khi nào tất cả mọi người muốn làm việc tại mức tiền công đó đều có việc làm và các
hang kinh doanh sử dụng đúng số lượng nhân công mà họ muốn thuê.
Khi tiền công điều chỉnh linh hoạt thì thị trường lao động luôn luôn ở trạng thái
cân bằng, không có thất nghiệp. Nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công. Một khi
toàn bộ lao động sử dụng hết, thì không thể gia tăng sản lượng trên mức hiện có, vì thế
mà đường tổng cung sẽ cắt trục hoành ở điểm sản lượng tiềm năng.
Do nhân công đã được sử dụng hết, các hang cạnh tranh để giành nhân công đảy
tiền lượng và giá lên cao đáp ứng nhu cầu đang tăng. Vì thế, đường cung rất dốc và sẽ
thẳng đứng ở mức sản lượng tiềm năng.
b. Trường phải Keynes
Đường tổng cung trong trường phái Keynes là đường nằm ngang. Đường này có
ngụ ý, các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng mọi khối lượng sản phẩm cần thiết ở mức
giá đã cho (P*).
Đường tổng cung Keynes được xây dựng dựa trên giả thuyết là các thị trường,
trong đó đặc biệt là thị trường lao động không phải lúc nào cũng cân bằng, nền kinh tế
luôn có tình trạng thất nghiệp. Do luôn có thất nghiệp nên doanh nghiệp muốn thuê
thêm bao nhiêu nhân công để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà không cần tăng
thêm tiền lương (tiền lương cố định), do đó giá cả cũng không thay tăng.
2.2.2. Đường tổng cung thực tế ngắn hạn
a. Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm hay giữa sản lượng và lao động
Mối quan hệ trên được thể hiện qua hàm sản xuất có dạng giản đơn sau:
Y = f (N…)
Trong đó:
+ Y: Sản lượng thực tế
+ N: Lao động sử dụng vào sản xuất

Y = f(N,…)
Y0

∆Y

N0 N
Theo hàm số trên, sản lượng sẽ tăng khi lượng lao động tham gia vào quá trình sản
xuất tăng lên, song tốc độ tăng giảm dần. Tốc độ giảm hay độ dốc của hàm sản xuất phụ
∆Y
thuộc vào sản phẩm cận biên của lao động (MPN = )
∆N
b. Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công
Đường Phillips đơn giản mô tả mối quan hệ giữa tiền công và thất nghiệp có dạng
sau :
W = W-1( 1 – 𝜀U) (1)
Trong đó:
+ W: Tiền công
+ W-1: Tiền công của thời kỳ trước
+ 𝜀: Hệ số phản ảnh độ nhạy cảm giữa tiền công và thất nghiệp
+ U: Tỷ lệ thất nghiệp
N
U=1- (1.1)
N∗
Trong đó:
+ N: Lao động được sử dụng vào sản xuất
+ N*: Lao động ở mức toàn dụng
Mặt khác, giữa tiền công và sản lượng cũng có mối quan hệ. Mối quan hệ này
được thể hiện rõ nếu thay N và N* bằng những đẳng thức sau:
N = aY
N* = a Y* (1.2)
Trong đó, a là số đơn vị lao động được sử dụng để sản xuất 1 đơn vị sản lượng.
Y
Do đó, ta có: W = W-1 [1+ ε ( ∗) – 1] (2)
Y
Qua đẳng thức trên ta thấy, nếu sản lượng thực tế càng cao thì tiền công cũng càng
cao.
c. Mối quan hệ giữa tiền công và giá cả
Các doanh nghiệp sẽ định giá cả cho sản phẩm của họ sao cho có thể bù đắp được
chi phí và có lãi. Theo cách định giá giản đơn, giá cả của sản phẩm sẽ bằng chi phí cộng
thêm phần lợi nhuận tính trên chi phí, do đó, ta có:
P = aW * (1 + f) (3)
Trong đó:
+ P: Giá cả
+ aW: Chi phí tiền lương
+ f: Tỷ suất lợi nhuận (lợi nhuận/ chi phí)
Thay (2) vào (3), ta có:
Y
P = a (1 + f) * W-1 * [1 + 𝜀 ( -1)] (4)
Y∗
Biểu thức (4) cho thấy mối quan hệ giữa giá cả, tiền lượng và sản lượng.
2.2.3. Đường tổng cung
Nếu đặt P-1 = a(1+ f)W-1 và 𝛾 = 𝜀/Y* thay vào biểu thức (4) ta có :
P = P-1[ 1 + 𝛾 (Y – Y*) ] (5)
Biểu thức (5) là biểu thức đường tổng cung giản đơn của một nền kinh tế mà giá
cả không hoàn toàn linh hoạt. Giá cả tăng cùng với sản lượng. Giá còn phản ảnh sự điều
chỉnh diễn ra trong thị trường lao động. Đường tổng cung AS có 3 tích chất sau:
AS’
P AS

AS’’

P-1

Y* Y
- Độ dốc của đường AS phụ thuộc vào hệ số 𝛾.
- Vị trí của đường AS phụ thuộc vào mức giá tiêu biểu thời kỳ trước. Nó đi qua
sản lượng tiềm năng tại mức giá P = P-1.
- Đường AS dịch chuyển theo thời gian, phụ thuộc vào sản lượng.
2.3. Quá trình điều chỉnh của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn
2.3.1. Điều chỉnh trong ngắn hạn.

P
AS
E’

P
E0
P0
AD’

AD

Y0 Y’ Y
Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng toàn dụng nhân công ở điểm E0. Giả
sử cầu đột ngột tăng lên, đường AD dịch chuyển lên AD’ với mức giá ban đầu P0 = P-1,
cán cân tiền tệ thực tế tăng lên. Nhu cầu tăng, các hang sẽ tăng thêm sản lượng một cách
tương ứng cho đến khi đạt sản lượng E’. Trạng thái cân bằng ngắn hạn được thiết lập.
Tại E’, cả hai sản lượng và giá cả đều tăng. Việc giá cả và sản lượng tăng lên mức nào là
phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cung.
2.3.2. Điều chỉnh trung hạn
AS’
P
AS
E’’
E’
AD’

AD

Q’’ Q’ Q
Ở trạng thái cân bằng E’, do sản lượng tăng, giá cả tiếp tục tăng. Đường AS dịch
chuyển đến AS’ phản ánh mức việc làm cao hơn. Trạng thái cân bằng trung hạn được
thiết lập ở mức E’’. So sánh E’ với E’’: Sản lượng đã giảm đi, giá cả đã tăng lên.
2.3.3. Điều chỉnh dài hạn
Trong chừng mực mà sản lượng còn vượt quá sản lượng tiềm năng, đường tổng
cung tiếp tục dịch chuyển lên phiá trên và sang bên trái. Kết quả sản lượng tiếp tục giảm
đi và giảm đến mức sản lượng toàn dụng nhân công. Nền kinh tế đạt mức cân bằng dài
hạn ở E’’
Tại mức E’’, giá cả đã điều chỉnh kịp với sự tăng lên của lượng tiền danh nghĩa,
cán cân tiền tệ thực tế (MS/P) và lãi suất trở lại mức ban đầu, tổng cầu và sản lượng
cũng trở lại mức ban đầu.
3. Chu kỳ kinh doanh
3.1. Định nghĩa
Chu kỳ kinh doanh là mô hình mở rộng, thu hẹp và phục hồi trong nền kinh tế. Nói
chung, chu kỳ kinh doanh được đo và theo dõi bằng GDP và tỷ lệ thất nghiệp - GDP
tăng và thất nghiệp giảm trong giai đoạn mở rộng, và ngược lại trong thời kỳ suy thoái.
Dù bắt đầu ở đâu trong chu kỳ, nền kinh tế thường trải qua bốn giai đoạn mở rộng, đỉnh
cao, thu hẹp và xuống đáy.
Các lý thuyết nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh, thường phân chia các nhân tố gây
ra chu kỳ kinh doanh làm hai loại, đó là các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế và các
nhân tố bên trong hệ thống kinh tế
Các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế như là chính trị, thời tiết, dân số, chiến
tranh... gây nên những cú sốc ban đầu. Những cú sốc này sau đó truyền vào nền kinh tế.
Các yếu tố bên trong vốn chứa đứng những yếu tố gây ra chu kỳ kinh doanh, phản ứng
lại khuyếch đại thành những chu kỳ kinh doanh lặp đi lặp lại.
Một trong những cơ chế gây ra chu kỳ kinh doanh là tác động qua lại giữa số nhân
của Kyenes và nhân tố gia tốc. Nhân tố gia tốc là một lý thuyết nói về các nguyên nhân
quyết định đầu tư ròng đây là nguyên nhân chủ yếu chi phối các chu kỳ kinh doanh.
Đầu tư ròng tăng khi sản lượng tăng (tăng theo mô hình số nhân), thu nhập tăng, đầu
tăng lại làm cho sản lượng tăng. Ngược lại đầu tư ròng giảm thì làm cho sản lượng giảm
(giảm theo mô hình số nhân), sản lượng giảm thì đầu tư ròng giảm.
Với việc phân tích chu kỳ kinh doanh một cách giản đơn như trên, cần được bổ
sung thêm bằng những đặc trưng kinh tế khác nhau của nền kinh tế hiện đại như thị
trường tài chính, lạm phát... thì các phân tích mới trở nên hoàn chỉnh hơn. Khi nghiên
cứu chu kỳ kinh doanh có một ứng dụng thực tế quan trọng là, việc đề ra các chính sách
ổn định kinh tế, chống lại những dao động không mong muốn của nền kinh tế. Nhiều
nước đang phát triển đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc phát triển và tăng
trưởng kinh tế, giảm nhẹ và loại trừ dần biên độ dao động của chu kỳ kinh doanh.
3.2. Cơ chế của chu kỳ kinh doanh
Chuyển động của nền kinh tế thông qua các chu kỳ kinh doanh cũng thể hiện
những mối quan hệ kinh tế nhất định. Trong khi tăng trưởng sẽ tăng và giảm theo chu
kỳ, có một đường xu hướng dài hạn cho sự tăng trưởng, khi tăng trưởng kinh tế nằm
trên đường xu hướng này, tỷ lệ thất nghiệp thường giảm.
Định luật Okun đã thể hiện mối quan hệ này, rằng cứ 1% GDP trên đường xu
hướng tương đương thất nghiệp giảm 0,5%. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
không rõ ràng, nhưng lạm phát có xu hướng giảm trong suy thoái và sau đó tăng trong
các giai đoạn phục hồi. Trong khi chu kỳ kinh doanh là một khái niệm tương đối đơn
giản, đã có nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế về những yếu tố ảnh hưởng đến
thời gian và mức độ của các phần riêng lẻ trong chu kỳ, và liệu chính phủ có thể (hoặc
nên) có tác động nhất định đến quá trình này.
Chằng hạn, học thuyết kinh tế Keynesians, cho rằng chính phủ có thể giảm thiểu
các tác động của suy thoái kinh tế (và rút ngắn thời gian của chúng) bằng cách cắt giảm
thuế và tăng chi tiêu, đồng thời ngăn nền kinh tế phát triển "quá nóng" bằng cách tăng
thuế và cắt giảm chi tiêu trong các giai đoạn mở rộng. Trong khi đó, nhiều nhà kinh tế
theo chủ nghĩa tiền tệ không đồng ý về quan điểm chu kỳ kinh doanh và cho rằng những
thay đổi trong nền kinh tế là những biến động bất thường (không theo chu kỳ) . Trong
nhiều trường hợp, họ tin rằng sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh là kết quả của
hiện tượng tiền tệ và lạm phát tích cực do chính phủ tạo ra không có hiệu quả tốt nhất
và gây những bất ổn tồi tệ nhất.
Có rất nhiều lý thuyết khác về chu kỳ kinh doanh cũng như các nguyên nhân, ảnh
hưởng của nó. Các nhà lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực sự thì tin rằng đó là những cú
sốc bên ngoài như đột phá và tiến bộ công nghệ điều khiển những chu kỳ này, và rằng
các vấn đề như năng suất dư thừa quá mức có thể dẫn đến suy thoái. Các nhà lý thuyết
khác lại cho rằng đầu cơ quá mức hoặc mức độ dư thừa vốn của ngân hàng có thể tác
động đến các chu kỳ kinh doanh.
4. Thực hành
Kỹ năng 1: Phân tích sự cân bằng của thị trường lao động
Kỹ năng 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung và quá trình tự điều
chỉnh nền kinh tế.
CÂU HỎI ÔN TẬP – BÀI TẬP
1. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Tổng cung là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung?
Câu 2: Cung cầu lao động và các nhân tố ảnh hưởng tới cung cầu lao động?
Câu 3: Tại sao đường cung của trường phái cổ điển lại thẳng đứng?
Câu 4: Tại sao đường cung của trường phái Kyenes là đường nằm ngang?
Câu 5: Hãy mô tả đường tổng cung trong thực tế ngắn hạn?
Câu 6: Hãy mô tả quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế?
Câu 7: Chu kỳ kinh doanh, những nhân tố chủ yếu quyết định tới chu kinh kinh
doanh của nền kinh tế?
2. Bài tập
Câu 1: Tiền lương thực tế của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào
a. Tiền lương danh nghĩa
b. Lợi nhuận của doanh nghiệp
c. Thuế thu nhập
d. Mức giá
Câu 2: Khi giá cả tăng lên, tiền lương thực tế có xu hướng
a. Tăng và đường cầu về lao dộng dịch chuyển sang trái
b. Giảm và đường cầu về lao động dịch chuyển sang phải
c. Tăng và đường cung về lao động dịch chuyển sang trái
d. Giảm và đường cung về lao động dịch chuyển sang phải
e. Giảm và cầu về lao động tăng.
Câu 3: Yếu tố nào sau đây sẽ làm đường cầu về lao động dịch chuyển sang trái
a. Năng suất về lao động tăng
b. Năng suất lao động giảm
c. Giá cả giảm
d. Giá cả tăng
e. Quy mô lực lượng lao động tăng
Câu 4: Những sự kiện nào dưới đây không thể xảy ra trong thời kỳ suy thoái
a. Đầu tư vào hàng lâu bền
b. Giá cả sản phẩm giảm
c. Thu về thuế giảm
d. Lợi nhuận công ty giảm
e. Chi tiêu cho trợ cấp thất nghiệp giảm
Câu 5: Những khoản chi tiêu nào dưới đây đặc trưng cho chu kỳ kinh doanh
a. Chi tiêu cho đầu từ ròng, đặc biệt là chi tiêu cho hàng tồn kho
b. Chi tiêu cho đầu tư ròng, đặc biệt là chi tiêu cho hàng lâu bền
c. Chi tiêu cho tiêu dùng
d. Chi tiêu của Chính phủ ở các cấp
e. Không có loại nào ở trên
Câu 6: Thành phần nào của tổng chi tiêu thay đổi nhiều hơn trong một chu kỳ
kinh doanh
a. Chi tiêu cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ
b. Chi tiêu của doanh nghiệp về tiền công và tiền thưởng
c. Chi tiêu của doanh nghiệp về hàng tư bản
d. Chi tiêu của Chính phủ Trung ương
Câu 7: Những tình huống nào trong các tình huống sau đây thường xẩy ra trong
thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh:
a. Số thu về thuế giảm
b. Lợi nhuận công ty giảm
c. Giá cổ phần giảm
d. Đầu tư của doanh nghiệp giảm
e. Tất cả các tình huống nêu trên
Câu 8: Yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến sản lượng thực tế của
nền kinh tế trong dài hạn
a. Cung về các yếu tố sản xuất
b. Cung về tiền
c. Quy mô của khu vực Chính phủ
d. Quy mô của thương mại quốc tế
e. Mức tổng cầu của nền kinh tế
Câu 9: Đường tổng cung (AS) dịch chuyển do:
a. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi.
b. Chính phủ tăng hay giảm các khoản đầu tư cuả chính phủ.
c. Thu nhập quốc dân thay đổi.
d. Năng lực sản xuất của quốc gia như: vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật thay
đổi về số lượng.
Câu 10: Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển diễn ra trong thời gian:
a. Tức thời b. Ngắn hạn
c. Dài hạn d. Không câu nào đúng
Câu 11: Đường tổng cầu AD dịch chuyển là do:
a. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi.
b. Năng lực sản xuất của quốc gia thay đổi
c. Các nhân tố tác động đến C, I ,G , X, M thay đổi
d. Các câu trên đều sai
Câu 12: Đường SAS dịch chuyển sang trái là do:
a. Đầu tư tăng lên b. Chi tiêu của chính phủ tăng lên
c. Chi phí sản xuất tăng lên d. Cung tiền tệ tăng
Câu 13: Đường SAS dịch chuyển sang phải khi:
a. Thuế đối với các yếu tố sản xuất giảm
b. Giảm thuế thu nhập cá nhân
c. Tăng chi tiêu cho quốc phòng
d. Giá các yếu tố sản xuất tăng lên
Câu 14: Đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải khi:
a. Chính phủ tăng chi cho giáo dục và quốc phòng
b. Chính phủ giảm thuế thu nhập
c. Chi tiêu của các hộ gia đình tăng lên nhờ những dự kiến tốt đẹp về tương lai
d. Các trường hợp trên đều đúng
Câu 15: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đối với tổng cầu:
a. Khối lượng tiền
b. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
c. Lãi suất
d. Chính sách tài khóa của chính phủ
Câu 16: Trường hợp nào sau đây chỉ có ảnh hưởng đối với tổng cung ngắn hạn
(không có ảnh hưởng đối với tổng cung dài hạn):
a. Tiền lương danh nghĩa tăng
b. Nguồn nhân lực tăng
c. Công nghệ được đổi mới
d. Thay đổi chính sách thuế của chính phủ
Câu 17: Khi nền kinh tế hoạt động ở mức toàn dụng, những chính sách kích thích
tổng cầu sẽ có tác dụng dài hạn:
a. Làm tăng lãi suất và sản lượng
b. Làm tăng sản lượng thực, mức giá không đổi
c. Làm tăng mức giá và lãi suất, sản lượng không đổi
d. Các câu trên đều sai
CHƯƠNG VI
THẤT NGHIỆP VÀ LÀM PHÁT
Mã chương: MH 15 – 06
Giới thiệu:
Trong nền kinh tế thị trường vấn đề lạm phát và thất nghiệp, là hai thước đo tình
hình ổn định của nền kinh tế vĩ mô, và được toàn bộ xã hội đặc biệt quan tâm.
Thất nghiệp và lạm phát là những vấn đề xã hội lớn được rất nhiều các nhà kinh tế
học quan tâm, và nó được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội
của mỗi một quốc gia. Lạm phát và thất nghiệp đều là các biến số kinh tế vĩ mô quan
trọng, tuy nhiên chúng là những vấn đề riêng biệt, nhưng lại có mối quan hệ qua lại
đánh đổi lẫn nhau trong ngắn hạn sẽ được chúng ta nghiên cứu trong chương VI này.
Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:
- Trình bày được nguồn gốc và nguyên nhân gây ra thất nghiệp và lạm phát
- Phân tích các yếu tố dẫn đến thất nghiệp và lạm phát
- Trình bày mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát
Phương pháp giảng dạy và học tập chương VI:
- Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các
đại lượng.
- Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học
Điều kiện thực hiện bài học:
- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết chuyên môn
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
Kiểm tra và đánh giá bài học:
- Nội dung:
+ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
+ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
+ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Trong quá trình học tập, người học cần:
* Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
* Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
* Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
* Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
+ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (Hình thức: Vấn đáp)
+ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra (Hình thức: Viết)
+ Kiểm tra định kỳ thực hành: Không có
Nội dung chính:
1. Thất nghiệp
1.1. Khái niệm
a. Thất nghiệp
- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và
quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp.
- Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có
việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
- Người có việc là những người đang làm cho các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội…
- Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc nhưng mong muốn và đang
tìm kiếm việc làm.
b. Tỷ lệ thất nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp là % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng
lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của
một quốc gia.
1.2. Phân loại thất nghiệp
a. Phân theo loại hình thất nghiệp
- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi - nghề)
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn…)
- Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, ngành hàng, nghề nghiệp)
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc…
b. Phân loại theo lý do thất nghiệp
- Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp,
không hợp nghề, hợp vùng…
- Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh…
- Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc
làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công
tác…)
- Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm
việc, nhưng chưa tìm được việc làm.
* Nếu ta coi thất nghiệp như một bể chứa những người không có việc làm, khi
dòng vào lớn hơn dòng ra thì quy mô thất nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại. Quy mô thất
nghiệp giảm xuống.
* Quy mô thất nghiệp còn gắn với khoảng thời gian thất nghiệp trung bình.
* Khi dòng vào cân bằng với dòng ra, tỷ lệ thất nghiệp không đổi.
* Thời gian thất nghiệp trung bình rút ngắn thì cường độ (quy mô) của dòng vận
chuyển thất nghiệp tăng lên, thị trường lao động biến động mạnh, việc tìm kiếm, sắp
xếp việc làm trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
* Hoạt động của thị trường lao động yếu kém, thì thời gian thất nghiệp sẽ tăng và
tỷ lệ thất nghiệp cũng gia tăng.
* Khi dòng vào lớn hơn dòng ra, số người thất nghiệp và thời gian thất nghiệp đều
kéo dài, xã hội sẽ có đông đảo người thất nghiệp dài hạn.
* Thất nghiệp cao và dài hạn thường xảy ra trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng.
Tuy nhiên thất nghiệp dài hạn cũng có thể xảy ra ngay cả khi xã hội có nhiều công ăn
việc làm do sự thiếu hoàn hảo của việc tổ chức thị trường lao động (đào tạo, môi giới,
chính sách tuyển dụng, tiền lương…)
c. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời:
+ Một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt
hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn, gần nhà hơn…),
+ Những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc
chờ đợi đi làm…
- Thất nghiệp cơ cấu
+ Xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động (giữa các ngành
nghề, khu vực…).
+ Gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các
thị trường lao động (tổ chức đào tạo lại, môi giới…).
+ Sự biến động này mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển
sang thất nghiệp dài hạn.
- Thất nghiệp do thiếu cầu
+ Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự
suy giảm tổng cầu.
+ Còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu
kỳ, kinh doanh.
+ Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn
lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết
cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và
cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động.
Tóm lại:
- Thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phận riêng biệt
của thị trường lao động.
- Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống, toàn bộ thị trường lao
động xã hội bị mất cân bằng .
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển do các yếu tố xã hội, chính trị tác động.
1.3. Phân tích thị trường lao động
Cách phân tích về thất nghiệp đưa ra một khái niệm mới là thất nghiệp tự nhiên và
nhấn mạnh một phân loại mới là thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
- Thất nghiệp tự nguyện chỉ những người “tự nguyện” không muốn làm việc, do
việc làm và mức lương tương ứng chưa hoà hợp với mong muốn của mình. là cơ sở để
xây dựng hai đường cung:
+ Một đường cung lao động nói chung chỉ ra quy mô của lực lượng lao động xã
hội tương ứng với các mức lương của thị trường lao động;
+ Một đường cung chỉ ra bộ phận lao động chấp nhận việc làm với mức các mức
lương tương ứng của thị trường lao động.
+ Khoảng cách giữa hai đường cung biểu thị con số thất nghiệp tự nguyện
* Thất nghiệp tự nhiên và nhân tố ảnh hưởng
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên:
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng
- Tại mức đó, số người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tồng số thất nghiệp tự nguyện,
còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp khi đạt được sự toàn dụng nhân công .
- Tổng số người làm việc được xác định khi có quy định mức lương tối thiểu cao
hơn mức lương cân bằng.
-Tiền lương được ổn định bởi sự cân bằng của thị trường lao động, tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp mà ở mức đó không có sự gia tăng lạm
phát .
- Mức thất nghiệp thực tế có thể cao hơn, bằng hoặc thấp hơn mức thất nghiệp tự
nhiên. Khi nền kinh tế có sự suy giảm tổng cầu, hoạt động của các doanh nghiệp đình
đốn, mức cầu về lao động giảm xuống (đường lao động dịch chuyển sang trái.
- Số người thất nghiệp thực tế bằng số thất nghiệp tự nhiên cộng với số thất nghiệp
do thiếu cầu hoặc bằng tổng số thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện. Lý thuyết
trên gợi ý rằng những biện pháp khác nhau) để giải quyết nạn thất nghiệp, đặc biệt coi
trọng biện pháp kiểm soát tổng cầu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên
- Khoảng thời gian thất nghiệp, nó phụ thuộc vào:
+ Cách thức tổ chức thị trường lao động.
+ Cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, ngành
nghề…)
+ Cơ cấu các loại việc làm và khả năng có sẵn việc.
- Tần số thất nghiệp là số lần trung bình 1 người lao động bị thất nghiệp trong một
thời kỳ nhất định. Nó phụ thuộc vào:
+ Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp.
+ Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động.
+ Hạ thấp tỷ lệ tăng dân số và ổn định kinh tế là hướng đi quan trọng giữ cho tần
số thất nghiệp ở mức thấp.
* Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
Đối với thất nghiệp tự nhiên:
- Cần phải có thêm nhiều việc làm đa dạng hơn và có mức tiền công tốt hơn:
Chính sách khuyến khích đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
- Phải đổi mới, hoàn thiện thị trường lao động để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng cả
yêu cầu của doanh nghiệp và người lao động: Tăng cường và hoàn thiện các chương
trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt trung tâm tư vấn, ngày hội việc làm…
* Đối với thất nghiệp chu kkỳ
- Các chính sách mở rộng tài chính và tiền tệ nhằm tăng tổng mức cầu sẽ dẫn đến
việc phục hồi về kinh tế, giảm thất nghiệp loại này.
2. Lạm phát
2.1. Khái niệm
- Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian
- Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm
phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hoá cấu thành tổng
sản phẩm quốc dân. Nó chính là GNP danh nghĩa/GNP thực tế.
- Trong thực tế thường được thay thế bằng một trong hai loại chỉ số giá thông
dụng khác: Chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán buôn (còn gọi là chỉ số giá cả sản
xuất).
- Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch
vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội.
Công thức tính có thể viết như sau:
Ip = ∑ip * d
Trong đó:
+ Ip: Chỉ số giá cả của cả giỏ hàng
+ ip: Chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhóm hàng trong giỏ
+ d: Tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhóm hàng trong giỏ
(với ∑d = 1). Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội.
- Chỉ số giá bán buôn (giá cả sản xuất) phản ánh sự biến động giá cả của đầu vào,
thực chất là biến động giá cả chi phí sản xuất.
- Hiện nay ở Việt Nam, chỉ số được dùng để biểu hiện lạm phát là chỉ số giá tiêu
dùng (được tính hàng tháng, quý, năm).
- Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và
sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát.
Ip
gp = ( - 1 ) * 100
Ip−1

Trong đó:
+ gp: Tỷ lệ lạm phát (%)
+ Ip: Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu
+ Ip-1: Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó
&. Quy mô lạm phát
- Lạm phát vừa phải, còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%
một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền
kinh tế.
- Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số
trong một năm. Loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng
kinh tế nghiêm trọng.
- Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm
phát phi mã.
Nhiều nhà kinh tế dựa vào 3 loại lạm phát trên kết hợp với độ dài thời gian lạm
phát để chia lạm phát thành ba loại:
- Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50% một
năm.
- Lạm phát nghiêm trọng kéo dài trên 3 năm, với tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm.
- Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm.
&. Tác hại của lạm phát
- Khi giá cả các loại hàng hoá tăng với tốc độ đều nhau thì loại lạm phát này
thường được gọi là lạm phát thuần tuý.
- Trong thực tế các cuộc lạm phát thông thường đều có hai đặc điểm đáng quan
tâm sau đây:
+ Tốc độ tăng giá cả thường không đồng đều giữa các loại hàng.
+ Tốc độ tăng giá và tăng lương cũng xảy ra không đồng thời.
- Hai đặc điểm trên đây dẫn đến sự thay đổi tương đối về giá cả. Tác hại chủ yếu
của lạm phát không phải ở chỗ giá cả tăng lên mà ở chỗ giá cả tương đối đã thay đổi.
Những tác hại đó là:
- Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn
và các giai tầng trong xã hội, đặc biệt đối với những ai giữ nhiều tài sản có giá trị danh
nghĩa cố định và những người làm công ăn lương.
- Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế.
- Sự phản ứng mạnh mẽ của tầng lớp dân cư (hậu quả tâm lý xã hội)
2.2. Phân loại lạm phát
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là giá cả hàng hoá tăng liên tục nên người ta
thương căn cứ vào chỉ số giá cả hàng hoá tăng để làm căn cứ phân thành 3 loại lạm
phát:
2.2.1. Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số)
Biểu hiện chỉ số giá cả tăng chậm trong khoảng 10% trở lại. Do đó, đồng tiền mất
giá không nhiều, không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Ở hầu hết các nước trên
thế giới áp dụng và xem đó là chất xúc tác cho nền kinh tế phát triển.
2.2.2. Lạm phát phi mã
Giá cả hàng hoá bắt đầu tăng vởi tỷ lệ 2 hoặc 3 con số. Khi lạm phát này xuất hiện
thì bắt đầu gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội.
2.2.3. Siêu lạm phát
Xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa lạm phát phi mã.
Nếu trong điều kiện của lạm phát phi mã vẫn có một số trường hợp nền kinh tế
vẫn phát triển tốt như Brazil, thì một khi siêu lạm phát xảy ra thì chắt chắc nó sẽ gây
ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của quốc gia
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
3.1. Đường Phillips
3.1.1. Đường Phillips ngắn hạn
Trong ngắn hạn, nếu lạm phát do cầu thì khi giảm lạm phát, sản lượng thực giám
do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên, được mô tả bằng đường cong Phillips trong ngắn
hạn.

Tỷ lệ lạm phát
Đường cong
l%
Phillips ngắn hạn

l1

l2

U1 U2 Tỷ lệ thất
nghiệp U %

Nếu lạm phát do cung gây ra thì không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất
nghiệp.
3.1.2. Đường Phillips dài hạn
Trong dài hạn, đường cong Phillips là đường thẳng đứng. Khi người ta có thể điều
chỉnh các yếu tố hoàn toàn theo lạm phát. Nền kinh tế sẽ quay về tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên, bất kể tỷ lệ lạm phát như thế nào, tức là không có sự đánh đổi giữa lạm phát và
thất nghiệp trong dài hạn.

l%
Đường cong Phillips
dài hạn

B
l2% C

A
l1%

U2 U*N U%

3.2. Trường hợp lạm phát do cầu kéo


Xuất phát từ sự gia tăng của tổng cầu, làm cho tốc độ tăng của tổng cầu vượt tốc
độ tăng của tổng cung.
Nguyên nhân làm gia tăng của tổng cầu:
+ Dân cư tăng chi tiêu.
+ Doang nghiệp tăng đầu tư.
+ Chính phủ tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ.
+ Người nước ngoài tăng mua hàng hóa và dịch vụ trong nước,..
 Làm cho tốc độ tăng cung tiền > tốc độ tăng sản lượng quốc gia  AD dịch
chuyển sang phải : Pcb↑ ; Ycb↑.

P AS
YP

P2
P1 AD2

AD1

Y1 Y2 Y

3.3. Trường hợp lạm phát do chi phí đẩy


Xảy ra khi chi phí sản xuất tăng đẩy đường tổng cung AS dịch chuyển sang trái,
làm sản lượng giảm và mức giá chung tăng: nền kinh tế vừa suy thoái vừa lạm phát.
Nguyên nhân làm chi phí sản xuất tăng:
+ Tiền lương tăng ( nhưng năng suất lao động không tăng).
+ Điều kiện khai thác các yếu tố sản xuất khan hiếm và tốn kém.
+ Thuế tăng.
+ Thiên tai, chiến tranh.
+ Do khủng hoảng một số yếu tố, làm giá vật tư tăng lên

P
AS2
AS1

P2
P1 AD

Y2 Y1 Y

3.4. Trường hợp lạm phát dự kiến


Nếu giá cả hàng hóa cứ tăng đều với một tỷ lệ nhất định trong thời gian dài, nền kinh
tế không có những thay đổi lớn nào về cung cầu hàng hóa, người ta đi đến chổ trông chờ tỷ
lệ đó, nó sẽ được hạch toán vào tất cả các hợp đồng của nền kinh tế. Đó là sức ỳ của nền
kinh tế, tạo ra lạm phát ỳ.
Lạm phát ỳ là lạm phát tăng với tỷ lệ không đổi hàng năm trong thời gian dài.
5. Thực hành
- Kỹ năng 1: Xác định các nguyên nhân chính gây ra thất nghiệp?
- Kỹ năng 2: Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp?
CÂU HỎI ÔN TẬP – BÀI TẬP
1. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trình bày khái niệm, phân loại thất nghiệp?
Câu 2: Xác định các nguyên nhân chính gây ra thất nghiệp?
Câu 3: Trình bày khái niệm, phân loại lạm phát?
Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Câu 5: Phân tích các trường hợp lạm phát do cầu kéo, chi phí đẩy và lạm phát dự
kiến?
2. Bài tập
Anh (chị) hãy chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Trong một nền kinh tế, khi giá các yếu tố sản xuất tăng lên sẽ dẫn đến tình
trạng:
a. Lạm phát do cầu kéo
b. Lạm phát do phát hành tiền
c. Lạm phát do cung (do chi phí đẩy )
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 2: Trong một nền kinh tế, khi có sự đầu tư và chi tiêu quá mức của tư nhân,
của chính phủ hoặc xuất khẩu tăng mạnh sẽ dẫn đến tình trạng:
a. Lạm phát do phát hành tiền.
b. Lạm phát do giá yếu tố sản xuất tăng lên.
c. Lạm phát do cầu kéo.
d. Lạm phát do chi phí đẩy.
Câu 3: Mức giá chung trong nền kinh tế là:
a. Chỉ số giá b. Tỷ lệ lạm phát
c. a, b đều đúng d. a, b đều sai
Câu 4:. Theo công thức của Fisher : MV = PY → P = MV/Y (trong đó P là mức
giá chung, M là khối lượng tiền phát hành, V là tốc độ lưu thông tiền tệ, Y là khối lượng
hàng hóa và dịch vụ ), M tăng bao nhiêu thì P tăng tương ứng bấy nhiêu.
a. Đúng. b. Sai.
Câu 5: Theo thuyết số lượng tiền tệ thì:
a. Mức giá tăng nhiều hơn so với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực
không đổi.
b. Mức giá tăng cùng một tỷ lệ với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng
thực không đổi.
c. Mức giá tăng ít hơn so với tỷ lệ tăng của lượng cung tiền tệ, sản lượng thực
không đổi.
d. Mức giá không tăng, cho dù lượng cung tiền tệ tăng, sản lượng thực không đổi.
Câu 6: Các nhà kinh tế học cho rằng:
a. Có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
b. Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
c. Có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn, không có sự đánh
đổi trong dài hạn.
d. Các câu trên đều đúng.
Câu 7: Lạm phát xuất hiện có thể do các nguyên nhân:
a. Tăng cung tiền
b. Tăng chi tiêu của chính phủ
c. Tăng lương và giá các yếu tố sản xuất
d. Các câu trên đều đúng
Câu 8: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân của lạm phát cao:
a. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tiền giấy
b. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng nợ vay nước ngoài
c. Ngân sách chính phủ bội chi và được tài trợ bằng phát hành tín phiếu kho bạc
d. Ngân sách chính phủ bội chi bất luận nó được tài trợ thế nào
Câu 9: Nếu tỷ lệ lạm phát tăng 8%, lãi suất danh nghĩa tăng 6% thì lãi suất thực:
a. Tăng 14% b. Tăng 2%
c. Giảm 2% d. Tăng 14%
Câu 10: Khi tỷ lệ lạm phát thực hiện thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán thì:
a. Người đi vay được lợi b. Người cho vay được lợi
c. Người cho vay bị thiệt d. Các câu trên đều sai
Câu 11: Hiện tượng lạm phát xảy ra khi:
a. Tỷ lệ lạm phát thực hiện thấp hơn tỷ lệ lạm phát dự đoán
b. Tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn Tỷ lệ lạm phát năm trước
c. Chỉ số giá năm nay nhỏ hơn chỉ số giá năm trước
d. Các câu trên đều sai
Câu 12: Chỉ số giá năm 2020 là 140 có nghĩa là:
a. Tỷ lệ lạm phát năm 2020 là 40%
b. Giá hàng hóa năm 2020 tăng 40% so với năm 2019
c. Giá hàng hóa năm 2020 tăng 40% so với năm gốc
d. Các câu trên đều sai
Câu 13: Lãi suất thị trường có xu hướng:
a. Tăng khi tỷ lệ lạm phát tăng, giảm khi tỷ lệ lạm phát giảm
b. Tăng khi tỷ lệ lạm phát giảm, giảm khi tỷ lệ lạm phát tăng
c. a, b đều đúng
d. a, b đều sai
Câu 14:. Theo hiệu ứng Fisher:
a. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa cũng tăng 1%
b. Tỷ lệ lạm phát tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa giảm 1%
c. a, b đều đúng
d. a, b đều sai

You might also like