You are on page 1of 89

17-Feb-22

GIỚI THIỆU MÔN HỌC


KINH TẾ VĨ MÔ

THÔNG TIN CHUNG

• Tên môn học: Kinh tế vĩ mô

• Mã môn học: 832106 Số tín chỉ: 03 (45 tiết)

• Bộ môn: Tài chính – Ngân hàng

• Khoa: Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Sài Gòn

• GV phụ trách: ThS. Hồ Ngọc Thủy

• Email: hongocthuy@sgu.edu.vn
2

MỤC TIÊU MÔN HỌC

➢ Sinh viên nắm được các kiến thức tổng quát về kinh tế vĩ
mô.
➢ Sinh viên hiểu các nguyên lý vận hành nền kinh tế
➢ Cung cấp những công cụ căn bản về phân tích chính sách
kinh tế vĩ mô
➢ Phân tích và giải thích các các tình huống trong thực tiễn

1
17-Feb-22

NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1. Khái quát về kinh tế học vĩ mô

Chương 2. Đo lường sản lượng quốc gia

Chương 3. Tổng cầu và chính sách tài khóa

Chương 4. Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Chương 5. Sự phối hợp chính sách tài khóa và tiề tệ (IS-LM)

Chương 6. Lạm phát và thất nghiệp

Chương 7. Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở


4

TÀI LIỆU THAM KHẢO


➢ Giáo trình chính:
➢[1]. Lê bảo Lâm, Nguyễn Như Ý (2019), Giáo trình Kinh tế vĩ mô ,
Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thống kê.
➢[2]. Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ, Lâm Mạnh
Hà (2019), Tóm tắt lý thuyết - Bài tập - Trắc nghiệm Kinh tế vĩ
mô, Nhà xuất bản Thống kê.
➢N.Gregory Mankiw, Kinh tế học vĩ mô, 6th ed, Cengage Learning Asia
Pte LTD, Singapore.
5

Sinh viên cần làm quen với trang web với rất nhiều thông tin và vấn
đề kinh tế vĩ mô sau đây:
● Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn ;
● Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam: www.mpi.gov.vn;
● Bộ Tài chính Việt Nam: www.mof.gov.vn;
● Quỹ Tiền tệ Quốc tế: www.imf.org;
● Tổng cục thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn
● Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Học liệu mở FETP OCW
(www.fetp.edu.vn), môn Macroeconomics qua các năm.
● Theo dõi tin tức kinh tế và tài chính, đặc biệt là các tin tức và sự kiện liên
quan đến nền kinh tế vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế
giới.

2
17-Feb-22

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

➢ Lý thuyết, bài tập: 45 tiết (30/15)

➢ Tự học: 90 tiết

HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ

• 10% chuyên cần


• 20% Bài tập nhóm
• 20% Kiểm tra giữa kỳ
• 50% Thi cuối kỳ

CÁCH THỨC LÀM BÀI TẬP NHÓM


• CHIA SV THÀNH CÁC NHÓM (TÙY SỐ LƯỢNG SV)
• MỖI NHÓM PHỤ TRÁCH BÀI TẬP VÀ CHUẨN BỊ CÁC NỘI DUNG THẢO LUẬN ĐƯỢC GIAO
• NỘP BÀI DƯỚI DẠNG FILE WORD VÀ TRÌNH BÀY NỘI DUNG THẢO LUẬN BẰNG POWER
POINT + SỬA BÀI TẬP TRÊN BẢNG
• TRÌNH BÀY BÀI TRONG TUẦN HỌC CHƯƠNG LIÊN QUAN
• CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM SẼ CHO ĐIỂM THÀNH VIÊN CỦA NHÓM MÌNH THEO TỶ
LỆ ĐÓNG GÓP CỦA TV TRONG NHÓM
• GV CHẤM ĐIỂM BÀI LÀM VÀ TRÌNH BÀY
• ĐIỂM CỦA CÁC TV LÀ ĐIỂM BQ CỦA 3 ĐIỂM TRÊN
• SV trả lời câu hỏi được cộng 0,25 đ, lên bảng sửa bài tập được cộng 0,5 đ (điểm cộng vào
bài kiểm tra giữa kỳ hoặc bài tập nhóm)

3
17-Feb-22

YÊU CẦU

10

Chương 1 - 6T
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Kinh tế vĩ mô - 842105
11

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN


CỨU CỦA KINH TẾ HỌC
1.1.1. Khái niệm

Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu cách sử dụng
nguồn tài nguyên khan hiếm như thế nào để sản xuất ra hàng
hoá và dịch vụ nhằm thõa mãn cao nhất nhu cầu cho các thành
viên trong xã hội.

12

4
17-Feb-22

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ HỌC

• 1.1.2. Đặc trưng của kinh tế học

Là một môn khoa học nghiên cứu về mặt lượng: phản ánh các kết
quả nghiên cứu bằng những con số.

Tính hợp lý: dựa trên các giả thiết hợp lý

Tính toàn diện và tổng hợp: nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể

Tính tương đối: Các kết quả nghiên cứu kinh tế chỉ xác định được ở
mức
13
độ tương đối

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN


CỨU CỦA KINH TẾ HỌC
• 1.1.3. Phương pháp luận nghiên cứu kinh tế

Sử dụng phương pháp lập luận

Quan sát thực tế, xây dựng lý thuyết rồi tiếp tục quan sát, điều
chỉnh lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu: xây dựng mô hình kinh tế, suy diễn logic
và hình học, PP cân bằng bộ phận, cân bằng tổng thể….

14

1.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


kinh tế học vĩ mô
• 1.2.1 Khái niệm về Kinh tế vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của Kinh tế học,


nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ
yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế
quốc dân.

Nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn
đề kinh tế và xã hội cơ bản như tăng trưởng kinh tế, lạm
phát, thất nghiệp, cán cân thanh toán, sự phân phối nguồn
lực và thu nhập cho các thành viên trong xã hội.
15
842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô

5
17-Feb-22

1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu KTVM

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước các vấn đề kinh tế xã
hội cơ bản như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp…

Cung cấp những kiến thức và công cụ phân tích kinh tế

Giải thích nguyên nhân nền kinh tế đạt được những thành công hay
thất bại và những chính sách có thể nâng cao sự thành công của
nền kinh tế.
16
842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô

1.2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu KTVM

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu


• Phương pháp cân bằng tổng thể:
• Các phương pháp phổ biến như phân tích thống kê,
mô hình hóa kinh tế, kinh tế lượng…

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 17

1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ

1.3.1. Tổng cầu

•Khái niệm tổng cầu – AD

AD là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các tác


nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng trong một thời kỳ nhất
định tương ứng với mức giá chung, khi các biến số khác
không đổi.

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 18

6
17-Feb-22

1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ

1.3.1. Tổng cầu


•Đường tổng cầu – Đường AD biểu thị mối quan hệ giữa tổng sản lượng
và mức giá chung khi các biến số khác không đổi.

19
842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô

1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ

1.3.1. Tổng cung

•Khái niệm tổng cung – AS

AS của một nền kinh tế là tổng mức sản lượng mà các DN


trong nước sẵn sàng và có khả năng sản xuất và cung ứng
trong một thời kỳ nhất định tương ứng với mức giá cả,
khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho.

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 20

1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ

1.3.1. Tổng cung

•Đường tổng cung – AS

•Đường AS là đường mô tả mối quan hệ giữa tổng sản phẩm với mức giá
chung đã cho khi mọi biến số khác được giữ nguyên

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 21

7
17-Feb-22

1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ

AS ngắn hạn AS dài hạn

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 22

1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ


1.3.2. Biểu diễn tổng cung, tổng cầu trên đồ thị
• Điểm cân bằng cung cầu là
điểm cắt nhau giữa hai đường
AS và AD trên cùng một hệ trục
tọa độ. Tại đó, toàn bộ nhu cầu
của nền kinh tế được các hãng
kinh doanh đáp ứng đầy đủ.

23
842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô

1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ


1.3.2. Biểu diễn tổng cung, tổng cầu trên đồ thị

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 24

8
17-Feb-22

1.3. HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ


1.3.3.Dịch chuyển đường tổng cầu, tổng cung

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 25

1.4. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ TRONG KINH TẾ VĨ MÔ


1.4.1. Mục tiêu kinh tế vĩ mô
1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2) Ổn định chu kỳ kinh doanh
3) Tạo được nhiều việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp

4) Kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải

5) Ổn định tỷ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán

26
842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô

1.4. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ TRONG KINH TẾ VĨ MÔ

1.4.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô


1)Chính sách tài khóa

●Thay đổi chi tiêu chính phủ và thuế


○Thúc đẩy tăng trưởng dài hạn

○Làm trơn chu kỳ kinh doanh

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 27

9
17-Feb-22

CS tài khoá (CS tài chính – CS ngân sách)

Thuế gián thu


THUẾ (Ti: indirect tax): VAT, thuế xuất
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt,...

Thuế trực thu


THU NGÂN SÁCH (Td: direct tax): thuế thu nhập DN
và thuế thu nhập cá nhân

28 PHÍ, LỆ PHÍ
32 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

- chi trả lương


- chi cho đầu tư xây
CHI CỦA CP dựng của chính phủ
VỀ HH-DV - chi quốc phòng

CHI NGÂN SÁCH

- BHXH, BHYT
CHI CHUYỂN - Trợ cấp thất nghiệp, trợ
cấp hưu trí
NHƯỢNG
- Bù lỗ cho XNQD
29

33 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

1.4. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ TRONG KINH TẾ VĨ MÔ

1.4.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô

2) Chính sách tiền tệ

●NHTW điều chỉnh cung tiền và lãi suất


○Kiểm soát lạm phát

○Làm trơn chu kỳ kinh doanh

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 30

10
17-Feb-22

1.4. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ TRONG KINH TẾ VĨ MÔ

1.4.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô

3) Chính sách thu nhập


●Điều chỉnh giá cả và mức tiền lương
○Kiểm soát giá cả trong nền kinh tế

○Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 31

1.4. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ TRONG KINH TẾ VĨ MÔ


1.4.2. Các chính sách kinh tế vĩ mô

4) Chính sách ngoại thương


● Tác động đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán
thông qua:
○Chính sách ổn định tỷ giá hối đoái

○Chính sách xuất và nhập khẩu

○Thuế quan, quota….

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 32

1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN SỐ KTVM CƠ BẢN


1.5.1 Tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng trưởng kinh tế
GDPti GDPti-1

g= GDPti-1
x 100

g (%) : tốc độ tăng trưởng kinh tế


GDPt: Tổng sản phẩm quốc nội
theo thời kỳ gốc và theo thời kỳ cần tính
33

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô

11
17-Feb-22

1.5.2 Chu kỳ kinh doanh


Giai đoạn tiến triển
Đỉnh
Chênh lệch GDP thực so với
xu hướng của năm (%)

Đáy Giai đoạn sa sút

34 Năm
25 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

1.5.2 Chu kỳ kinh doanh (tt)


• Giai đoạn đáy: tỉ lệ thất nghiệp cao nhất, sản lượng thấp nhất, Giá thấp
nhất
• Giai đoạn tiến triển: tỉ lệ thất nghiệp giảm, sản lượng tăng, Giá tăng
• Giai đoạn đỉnh: tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất, sản lượng cao nhất, Giá cao
nhất
• Giai đoạn sa sút: tỉ lệ thất nghiệp tăng, sản lượng giảm, Giá giảm

35

26 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN SỐ KTVM CƠ


BẢN

1.5.3. Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp


•Quy luật OKUN:

Nếu GDP thực tế giảm đi 2% so với GDP tiềm năng thì tỷ


lệ thất nghiệp tăng lên 1%. Chẳng hạn, nếu GDP bắt đầu tại
100% mức tiềm năng của nó và giảm xuống còn 98% mức
tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 1%.

•Như vậy, muốn cho tỷ lệ thất nghiệp không tăng thì GDP phải tăng nhanh
bằng GDP tiềm năng
842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 36

12
17-Feb-22

1.5.3 Định luật Okun


• Khi sản lượng thực tế (Yt) nhỏ hơn sản lượng tiềm năng 2%, tỉ lệ thất nghiệp
tăng 1% so với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.
• YP: sản lượng tiềm năng
• Yt: sản lượng thực tế
• x: tỷ lệ % sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng

Yp - Yt
→ x= x 100
37 Yp
16 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

Sản lượng tiềm năng (Yp)


Sản lượng tiềm năng (Potential output) là mức sản lượng đạt được
khi nền kinh tế tồn tại một mức thất nghiệp bằng với “thất nghiệp tự
nhiên”
Thất nghiệp tự nhiên (Natural unemployment)
có thể hiểu một cách đơn giản là bao gồm hai thành
phần: thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.

38

15 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

un: Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên


ut : Tỉ lệ thất nghiệp thực tế
Δu: Tỉ lệ thất nghiệp tăng thêm
Yp-Yt
→ ΔU = x/2= x 50
Yp
→ut = un +Δu
Yp - Y t
→ u t = un + x 50
Yp
39

17 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

13
17-Feb-22

Ví dụ:

Tìm tỉ lệ thất nghiệp thực tế (ut) biết rằng:


sản lượng tiềm năng (Yp) là 1000, sản lượng thực
tế (Yt): 900, tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (un): 4%

40

18 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN SỐ KTVM CƠ


BẢN
1.5.4. Tăng trưởng và lạm phát
•Thời kỳ kinh tế thịnh vượng (tăng trưởng cao) thì lạm phát thương có
xu hướng tăng lên và ngược lại.

41
842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô

2.3.2 Lạm phát – Giảm phát

Lạm phát (Inflation)là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng
liên tục trong một thời gian nhất định.
Giảm phát (Deflation)là tình trạng mức giá chung
của nền kinh tế giảm xuống liên tục trong một thời gian nhất định

Tỷ lệ lạm phát (rate of inflation)phản ánh tỷ lệ thay đổi (tăng thêm


hay giảm bớt) của giá cả ở một thời điểm nào đó so với thời điểm
trước.
If = (csố giá i - csố giá i-1/csố giá i-1) * 100
VD: Tỷ lệ lạm phát năm 2005 bằng 10% có nghĩa là giá trung bình năm 2005
tăng thêm 10% so với năm 2004
42

10 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

14
17-Feb-22

Chỉ số giá

Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh mức giá trung bình ở một thời
điểm nào đó bằng bao nhiêu phần trăm so với thời điểm trước
hay so với thời điểm gốc
◦Chỉ số giá tiêu dùng (CPI-Consumer Price Index)
◦CPI = (Giá của giỏ hàng năm hiện tại/Giá của giỏ hàng năm
gốc)*100 = (Pi*Qo/Po*Qo)*100
◦Chỉ số giá sản xuất (PPI-Producer Price Index)
◦Chỉ số giá toàn bộ (overall price index)
VD: Chỉ số giá năm 2000 so với năm trước bằng 99,4% có nghĩa là
giá trung bình của các loại hàng hoá và dịch vụ ở năm 2000 bằng
99,4% so với năm 1999.
43

10 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN SỐ KTVM


CƠ BẢN
1.5.5. Lạm phát và thất nghiệp

44
842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô

1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN SỐ KTVM


CƠ BẢN
1.5.5. Lạm phát và thất nghiệp

842105/832106 - Khái quát về kinh tế học vĩ mô 45

15
17-Feb-22

HẾT CHƯƠNG 1

46

Câu hỏi: Những nhận định sau thuộc kinh tế vi mô hay vĩ mô;
thực chứng hay chuẩn tắc?Giải thích
• a/ Cán bộ công chức viên chức không được hút thuốc trong cơ quan làm việc.
• b/ Bia Heineiken được nhập khẩu từ nước Pháp có giá cao hơn bia Heineiken
sản xuất tại Việt Nam..
• c/ Công ty ABC quyết định giảm lao động vì quy định về mức lương tối thiểu
mới.
• d/ Vì giá cả quá cao nên Lan quyết định tiết kiệm nhiều hơn
• e/ Giá điện thoại mới là quá cao.
• f/ Việc giảm thuế thu nhập cá nhân sẽ làm người lao động làm việc nhiều hơn.
• g/Chính phủ khuyến cáo người dân "Đã uống rượu bia thì không được lái xe".
47

• h/Chính phủ cần giải quyết vấn đề kẹt xe trên địa bàn TPHCM.
• e/ Chính phủ đề ra các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp

2/ Những nhận định sau thuộc kinh tế học thực


chứng hay kinh tế học chuẩn tắc?Giải thích
• a/ Chính phủ khuyến cáo người dân "Đã uống rượu bia thì không
được lái xe".
• b/ Các trường tiểu học quy định học sinh phải đeo phù hiệu khi đến
lớp.
• c/ Chính phủ cần giải quyết vấn đề kẹt xe trên địa bàn TPHCM.
• d/ Giá điện thoại mới là quá cao.
• e/ Việc giảm thuế thu nhập cá nhân sẽ làm người lao động làm việc
nhiều hơn.

48

16
17-Feb-22

Chương 2 – 9T

ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA


(TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN)

49

2.1 TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN

2.1.1 Tổng quan về các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia
(SNA)
•Nhóm chỉ tiêu tính theo lãnh thổ:
• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
• Sản phẩm quốc nội ròng (NDP)
•Nhóm chỉ tiêu tính theo quyền sở hữu:
• Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
• Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
• Thu nhập quốc dân (NI)
• Thu nhập cá nhân (PI)
• Thu nhập khả dụng (Yd)
50 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

2.1.2. TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI - GDP

GDP (Gross Domestic Product) → đo lường kết quả hoạt động


của nền kinh tế → giá trị của tất cả các SP và DV cuối cùng được
sản xuất ra trên phạm vi một lãnh thổ trong một thời kỳ.

51 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

17
17-Feb-22

2.1.2 TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI - GDP


• VD: Một công ty lắp ráp máy tính mua ổ cứng $100, mainboard $200, màn hình $150,
phụ kiện khác $50 về lắp ráp và bán máy tính tới tay người tiêu dùng với giá $600.

• Sản phẩm trung gian là các bộ phận kể trên,

• sản phẩm cuối cùng là chiếc máy tính hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng

52 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

2.1.3 TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN - GNP

• GNP (Gross National Product) giá trị của tất cả các


SP và DV cuối cùng thuộc quyền sở hữu của công dân
một nước được sản xuất trong một thời kỳ.

53 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

CÂU HỎI

Điểm giống nhau và khác nhau giữa GDP và GNP?

54 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

18
17-Feb-22

2.1.4. Ý nghĩa của các chỉ tiêu

Tiêu dùng hộ gia đình (C: Consumption) → tiêu dùng hàng hoá
và dịch vụ cuối cùng trong khu vực tư nhân.
Tiết kiệm (S: Saving) là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng.
S quốc gia = S cá nhân + S chính phủ
Đầu tư (của doanh nghiệp) (I: Investment) các khoản tiền mà
các nhà doanh nghiệp chi ra để mua: - tài sản tư bản mới : máy
móc, thiết bị, nhà xưởng.
- giá trị hàng tồn kho

55 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

2.1.4. Ý nghĩa của các chỉ tiêu

Đầu tư ròng (In) (đầu tư mở rộng): mở rộng quy mô sản xuất,


tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế, từ 3 nguồn:
+ vay tiền tiết kiệm từ các hộ gia đình,
+ lấy từ hàng hoá tồn kho.
+ lợi nhuận không chia cho các cổ đông,
I = De + In
Khấu hao (De: Depreciation) là khoản tiền dùng để bù đắp giá
trị hao mòn của tài sản cố định

56 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

2.1.4. Ý nghĩa của các chỉ tiêu

Chi tiêu của chính phủ (G: Government spending) → + trả lương
cho những người làm việc (bộ đội, công an, GV, CB-CNV)
+ chi đầu tư
+ chi quốc phòng
Chi chuyển nhượng(Tr:Transfer payments)
Thuế (Tx: Taxes)
Thuế ròng (Net taxes – TN)
T = Thuế – Chi chuyển nhượng
T = Tx - Tr
57 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

19
17-Feb-22

2.1.4. Ý nghĩa của các chỉ tiêu

o Xuất khẩu (X: Exports) là lượng tiền thu được do bán hàng và
dịch vụ ra nước ngoài
o Nhập khẩu (M: Import) là lượng tiền dùng để mua hàng hoá
và dịch vụ từ nước ngoài
o Xuất khẩu ròng (NX: Net Exports) (Cán cân thương mại)

oNX = X - M

58 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

2.1.4. Ý nghĩa của các chỉ tiêu

Thu nhập khả dụng (YD:Disposable Income) là khoản thu nhập mà người
tiêu dùng có toàn quyền sử dụng
Tiền lương (W: Wage) là lượng thu nhập nhận được do cung cấp sức lao
động
Tiền thuê (R: Rental) → khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai, nhà
cửa và các loại tài sản khác.
Tiền lãi (i: interest) là thu nhập nhận được do cho vay, tính theo một mức
lãi suất (interest rate) nhất định
Doanh lợi (Lợi nhuận- Pr: Profit) là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi
chi phí sản xuất.

59

CÂU HỎI

Hãy xếp các giao dịch sau đây vào một trong 4 thành tố của chi tiêu?
1. Honda VN bán chiếc xe Wave cho một nữ sinh
2. Honda VN bán chiếc xe Dream cho Sở Công An HN
3. Honda VN bán chiếc xe Dream cho một sinh viên ở Phillipins
4. Honda VN bán chiếc ô tô Civic cho Petro VN
5. Honda VN chuyển chiếc xe Dream mới sản xuất vào hàng tồn kho
6. Honda VN lấy chiếc xe Dream trong kho ra bán cho người tiêu dùng
60
842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

20
17-Feb-22

2.2 Phương pháp tính GDP danh nghĩa

2.2.1 Sơ đồ chu chuyển kinh tế


→ mô tả luồng hàng hoá, dịch vụ và luồng tiền tệ di chuyển
giữa các chủ thể kinh tế vĩ mô gồm:
●Hộ gia đình (H:Household),
●Doanh nghiệp (F: Firm),
●Chính phủ (G: Government),
●Nước ngoài (ROW: the rest of the world)

61 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

2.2.1 Sơ đồ chu chuyển kinh tế

Nền Kinh tế giản đơn:


→ có H và F
Nền Kinh tế có chính phủ:
→ có H, F và G
Nền Kinh tế có chính phủ, mở cửa
→ có H, F , G và ROW
62 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

2.2 Phương pháp tính GDP danh nghĩa

CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP


CẬN TÍNH GDP

THÔNG QUA LUỒNG THÔNG QUA


HÀNG HÓA LUỒNG TIỀN

PP
PP PP
SẢN
THU CHI
XUẤT
NHẬP TIÊU
(GTGT)
63 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

21
17-Feb-22

2.2 Phương pháp tính GDP danh nghĩa


2.2.2 Phương pháp luồng sản phẩm

Ví dụ 1: Năm 2010

HH Xe hơi Bánh mì

P $50.000 $10

Q 100 650.000
Tính GDP năm 2010 ?

64 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

GDP bình quân đầu người


GDP
GDP bình quân đầu người =
Dân số
Tốc đô tăng trưởng kinh tế (growth rate of GDP)

GDPti – GDPti-1
g= x 100
GDPti-1
tốc độ tăng trưởng
65 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

GDP danh nghĩa và GDP thực


GDP danh nghĩa (Nominal GDP) → GDP tính theo giá hiện hành
trên thị trường
GDP thực (Real GDP) → GDP tính theo giá của năm gốc (năm cố
định)
GDP danh nghĩa
GDP deflator =
GDP thực
(Chỉ số giảm phát GDP-chỉ số khử lạm
phát - Chỉ số điều chỉnh GDP)
66 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

22
17-Feb-22

Ví dụ

2013 2014 2015 2016

GDP 176 tỷ usd = 184 tỷ usd = 4.192.900 tỷ 4.502.700 tỷ


3.584.262 tỷ 3.937.856 tỷ đồng đồng = 216,6 tỷ
đồng đồng usd

GDP bình quân 1900 usd = 158 2028 usd = 169 2109 usd 2215 usd
đầu người usd/người/tháng usd/người/tháng

Tốc độ tăng 5.42% 5.98% 6.68% 6.21%


trưởng kinh tế

Nguồn: Tổng cục thống kê

44 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ 67

CÂU HỎI
2010 2011
Pxe hơi $50.000 $60.000
Pbánh mì $10 $20
Qxe hơi 100 150
Qbánh mì 650.000 600.000
Tính GDP thực và GDP danh nghĩa năm 2010 và 2011.
Tính tốc độ tăng trưởng năm 2011 ?

68 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

2.2. Phương pháp tính GDP


2.2.3 Phương pháp luồng tiền tệ

2.2.3.1 Theo phương pháp chi tiêu


2.2.3.2 Theo phương pháp thu nhập
2.2.3.3 Theo phương pháp giá trị gia tăng

69 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

23
17-Feb-22

2.2. Phương pháp tính GDP


2.2.3.1 Theo phương pháp chi tiêu

GDPmp = C +I +G +X –M
NX
Đầu tư
Chi tiêu của hộ gia Chi tiêu hàng hoá, DV của
đình chính phủ

70 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

60 Xuất khẩu ròng

2.2. Phương pháp tính GDP


2.2.3.2 Theo phương pháp thu nhập

GDPmp= De + W + R + i + Pr + Ti

Khấu hao
Tiền lãi
Lợi nhuận
Lương Tiền thuê
Thuế gián thu

71 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

61

2.2. Phương pháp tính GDP


2.2.3.3. Theo phương pháp giá trị gia tăng (Value added)

GDPmp = Σ VAi
= IVA + AVA + SVA
IVA: GTGT của khu vực CN
AVA: GTGT của khu vực nông nghiệp
SVA: GTGT của khu vực dịch vụ
GTGT = giá trị sản lượng – CP trung gian
72 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

62

24
17-Feb-22

2.3 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tổng sản phẩm, thu nhập quốc dân và thu
nhập khả dụng
2.3.1. Tính GDP và GNP
GNP: Gross National Product: Tổng SP quốc dân
GNP = GDP+ TN từ yếu tố XK (FP nhận) – TN từ yếu tố nhập khẩu
(FP trả)
GNP = GDP + NFP
= GDP + NIA = GDP + NIR
FP: Factor payments
NFP: Net factor payments (NIA:Net Income from Abroad-
NIR: Net Income return): Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài.
73 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

62

2.3 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu


Mối quan hệ giữa GDP fc và GDPmp

• GDP fc: → GDP tính theo giá ytsx (factor costs)


• GDPmp: → GDP tính theo giá thị trường (market price)

• GDPmp = GDPfc + Thuế gián thu

74 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

62

2.3 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu


2.3.2. Chỉ tiêu tổng sản phẩm (gộp/Gross) – Chỉ tiêu sản
phẩm ròng (Net)
khác nhau: Khấu hao (De)
NNP = GNP – De
Sản phẩm quốc dân ròng

NDP = GDP - De
Sản phẩm quốc nội ròng
842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia
842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia
75

62

25
17-Feb-22

2.3 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu


•Chỉ tiêu danh nghĩa và chỉ tiêu thực
→ khác nhau: chỉ số giá
Chỉ tiêu danh nghĩa
Chỉ tiêu thực =
Chỉ số giá
GNP DN
GNPthực =
Chỉ số giá

GDP DN
GDPthực =
Chỉ số giá
76 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

62

2.3 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu

Chỉ tiêu quốc nội (Domestic) và Chỉ tiêu quốc dân (National)

→ khác nhau: NIA (NFP, NIR)

GNP = GDP+ NIA


GNP = GDP + Thu nhập từ yếu tố XK – Thu nhập từ yếu tố NK

77 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

62

2.3 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu


2.3.3. Thu nhập quốc dân (Y) và thu nhập khả dụng (Yd)

Thu nhập quốc dân (NI: National Income) → mức thu nhập ròng
mà công dân một nước tạo ra

NI = NNPmp - Ti

= NNPfc

78 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

62

26
17-Feb-22

2.3 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu


2.3.3. Thu nhập quốc dân (Y) và thu nhập khả dụng (Yd)

Thu nhập cá nhân (PI: personal Income)

→ phần thu nhập quốc gia được chia cho các cá nhân trong nền kinh
tế
PI = NI – Prkc, nộp + Tr
Tr: chi chuyển nhượng
Prkc, nộp: phần doanh lợi không chia và phải nộp cho chính phủ

79 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

62

2.3 Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu


2.3.3. Thu nhập quốc dân (Y) và thu nhập khả dụng (Yd)

Thu nhập khả dụng: (DI hoặc Yd: Disposable Income):

→ thu nhập cuối cùng mà dân chúng có toàn quyền sử dụng theo ý
thích cá nhân
Yd = PI – Thuế cá nhân

80 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

62

CÂU HỎI
Một nông dân trồng lúa mì và bán cho nhà máy xay xát với giá
100 usd. Nhà máy xay lúa mì thành bột và bán cho tiệm làm bánh
với giá 150 usd. Tiệm bánh chế biến bột thành bánh mì và bán cho
người tiêu dùng với giá 180 usd. Người tiêu dùng ăn bánh mì.
a.GDP của nền kinh tế là bao nhiêu?Giải thích.
b.Giá trị gia tăng được định nghĩa là giá trị đầu ra của nhà sản xuất trừ
đi giá trị hàng hoá trung gian mà nhà sản xuât mua để làm thành
phẩm đầu ra. Giả sử không có hàng hoá trung gian nào khác ngoài
những hàng hoá được mô tả ở trên, tính vía trị gia tăng cho từng
nhà sản xuất.
c.Tổng giá trị gia tăng của ba nhà sản xuất trong nền kinh tế này là
bao nhiêu?So với GDP của nền kinh tế thì như thế nào?Ví dụ này có
đề xuất một cách nào để tính GDP không?
81

27
17-Feb-22

Câu hỏi thảo luận (về nhà)

Tìm một bài báo cáo gần đây nhất về chỉ số GDP của
Việt Nam năm 2021 (1 trang A4). Sau đó thảo luận về
những thay đổi của GDP danh nghĩa và GDP thực (1
trang A4)

82

35 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

Chương 3 – 6T
TỔNG CẦU VÀ CHÍNH
SÁCH TÀI KHÓA

83 842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

Mục tiêu
Sau khi học xong chương 3, SV phải hiểu được :
- Các khái niệm tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư, đầu tư
doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ và các hệ số biên tương
ứng (tiêu dùng biên, tiết kiệm biên, đầu tư biên…).
- Phân biệt thuế và thuế ròng.
- Biết các phương pháp xác định sản lượng cân bằng và sự điều
chỉnh sản lượng thực trở về sản lượng cân bằng.
- Hiểu mô hình số nhân và ứng dụng mô hình số nhân trong
việc xác định sự thay đổi của sản lượng khi tổng cầu thay đổi.

84
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

28
17-Feb-22

NỘI DUNG
3.1 Tổng cầu và các yếu tố của tổng cầu
3.1.1. Các yếu tố của tổng cầu
3.1.1.1 Tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình
3.1.1.2 Đầu tư trong khu vực tư nhân
3.1.1.3 Ngân sách chính phủ
3.1.1.4 Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại
3.1.2 Tổng cầu
3.1.2.1 Tổng cầu trong mô hình giản đơn
3.1.2.2 Tổng cầu trong nền kinh tế đóng có Chính phủ
3.1.2.3 Tổng cầu trong nền kinh tế mở

85
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

NỘI DUNG
3.2 Sản lượng cân bằng
3.2.1 Phương pháp xác định sản lượng cân bằng
3.2.2 Những dao động của tổng chi tiêu
3.3 Chính sách tài khóa
3.3.1. Chính sách tài khóa trong lý thuyết
3.3.2. Chính sách tài khóa trong thực tế
3.3.3. Chính sách tài khóa
3.3.4. Thâm hụt ngân sách
3.3.5. Tài trợ thâm hụt ngân sách
86

842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

3.1 TỔNG CẦU


3.1.1 Các yếu tố của tổng cầu
3.1.1.1 Tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình
Hàm tiêu dùng: C: Consumption
→ C = C0 + Cm .YD

Tiêu dùng tự định: mức


tiêu dùng khi YD =0
Khuynh hướng tiêu dùng biên
(Marginal propensity to
consume): phần tăng thêm của
tiêu dùng khi YD tăng 1 đv
→ Cm = ΔC/ Δ YD (0<Cm<1)
87
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

29
17-Feb-22

Hàm tiết kiệm

→ S = YD - C
→ S = f (YD) = -C0 + (1-Cm)YD
→ S = -C0 + Sm . YD (0<Sm<1)

Khuynh hướng tiết kiệm biên: (Marginal


propensity to save): phần tăng thêm của S khi YD
→ Sm = Δ S/ Δ YD
tăng 1 đơn vị

→ Cm + Sm = 1
88
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

* Mối quan hệ giữa hàm số C và S

S=0 450 C
C,S Điểm vừa đủ
(Điểm trung hoà )

YD
89

842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

APC và APS:
o APC: Average Propensity to Consume: khuynh hướng tiêu
dùng trung bình
→ APC = C/YD
o APS: Average Propensity to Save: khuynh hướng tiết
kiệm trung bình
→ APS = S/YD
→ APC + APS = 1
90
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

30
17-Feb-22

VÍ DỤ

Nếu Yd của một hộ gia đình là 200 triệu đồng. Hộ gia đình
này tiêu dùng hết 150 triệu đồng,còn 50 triệu đồng gửi tiết
kiệm. Như vậy :
APC = 150/200=75% : Chiếm tỷ trọng 75%
APS=50/200=25%:Chiếm tỷ trọng 25%
=>Trung bình 1 đồng thu nhập khả dụng có được hộ gia đình
chi tiêu dùng 0,75 và tiết kiệm 0,25 đồng.

91
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

3.1.1.2. Đầu tư trong khu vực tư nhân


Hàm đầu tư:
I = I0 + Im. Y

Đầu tư tự định (Marginal propensity to invest)


Khuynh hướng đầu tư biên: phần tăng thêm
I của đầu tư khi sản lượng tăng 1 ĐV

92

Y
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

3.1.1.3. Chi tiêu chính phủ


G → G = f(Y)
→ G = G0

Y
93
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

31
17-Feb-22

Hàm thuế

T = T0 + Tm.Y
Thuế tự định Thuế suất biên

Tm = ΔT/ΔY
94 842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

Ngân sách Chính phủ

Tình trạng ngân sách: chênh lệch giữa tổng chi tiêu và tổng thu
nhập của khu vực công.

B=T-G
Thu ngân sách > Chi ngân sách:→Ngân sách thặng dư
Thu ngân sách < Chi ngân sách:→Ngân sách thâm hụt
Thu ngân sách = Chi ngân sách:→Ngân sách cân bằng

95 842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

3.1.1.4. Xuất nhập khẩu


→ X = X0
→ M = M0 +Mm . Y

Nhập khẩu tự Marginal Propensity to


định Import (khuynh hướng
nhập khẩu biên): phần
→ Mm = ΔM/ΔY tăng thêm của NK khi thu
(0<Mm<1) nhập tăng 1 đv
96 842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

32
17-Feb-22

Cán cân thương mại


(Trade balance)

Cán cân thương mại = XK – NK


hay NX = X - M
XK > NK: → cán cân TM thặng dư
NK > XK: → cán cân TM thâm hụt
XK = NK: → cán cân TM cân bằng

97
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

3.1.2 TỔNG CẦU (TỔNG CHI TIÊU)


AE = AD
(Tổng chi tiêu: Aggregate Expenditure- Tổng cầu: Aggreate
Demand))
4.1.2.1 Kinh tế đóng cửa, không có Chính phủ
→ H, F: AD = C+ I
4.1.2.2 Kinh tế đóng cửa, có Chính phủ
→ H, F, G: AD = C + I + G
4.1.2.3 Kinh tế mở cửa, có Chính phủ
→ H, F, G, ROW: AD = C + I + G + NX
98
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

→ AD = C + I +G +X-M
→ AD = C0 + I0+ G0- Cm.T0+X0-M0 +[Cm.(1-Tm) +Im - Mm ]. Y

AD = AD0 + ADmY
Chi tiêu tự định Chi tiêu ứng dụ
Với, AD0= C0 + I0+ G0- Cm.T0+X0-M0
ADm = Cm(1-Tm) + Im – Mm

khuynh hướng chi tiêu biên


99 842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

33
17-Feb-22

AD
AD

Chi tiêu
ứng dụ

AD0
Chi tiêu tự định
100
0 Y

Ví dụ:

C= 150 + 0,8YD G = 224


I =50 + 0,1Y T= 40+0,1Y
X= 200 M =40+0,12Y
Tính (xây dựng hàm) tổng cầu AD của nền kinh tế?

101 842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

3.2 SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG


3.2.1 Phương pháp xác định sản lượng cân bằng
Sản lượng cân bằng đạt được khi: Tổng thu nhập (Y)
bằng tổng chi tiêu (AD) của nền kinh tế
Y = AD
Y = AD0 + ADmY
1
→Y = AD0
1- ADm
102
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

34
17-Feb-22

AD 450 AD
* Y < AD: DN đánh giá
Cân bằng kinh tế thấp nhu cầu của thị
trường → thiếu hụt tồn
kho ngoài dự kiến → DN
sẽ phải tăng sản lượng
Y2 AD2 sản xuất

AD1
Y1 Y
Y <AD ADt = Yt Y >AD
* Y > AD: DN đánh giá quá nhu cầu của thị trường → tăng tồn kho ngoài dự
kiến
103
→ DN sẽ phải giảm sản lượng sản xuất
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

Ví dụ:

C = 0,75YD+60 TN = 0,4Y
I = 600 G = 3260
X = 2000 M = 0,25Y
YP = 7600 un = 5%
Xác định sản lượng cân bằng, tỷ lệ thất nghiệp thực
tế?

104
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

Xác định sản lượng cân bằng bằng phương pháp rò rỉ & bơm vào
Trong nền kinh tế mở

-Những khoản bơm vào: Là những


khoản được đưa vào dòng chu
chuyển kinh tế.
-Những khoản rò rỉ : là những
khoản đi chệch ra khỏi dòng chu
chuyển kinh tế.
-Điều kiện sản lượng cân bằng là :
KHOẢN BƠM VÀO = KHOẢN RÒ
RỈ.
105 842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

35
17-Feb-22

Ví dụ:
Kết quả khảo sát cho các hàm:
C = 200 + 0,8Yd I = 100 + 0,1Y
G = 294 T = 30 + 0,2Y
X = 300 M = 50 + 0,15Y
Hãy xác định sản lượng cân bằng bằng phương
pháp rò rỉ & bơm vào.

106
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

3.2.2 Các phương trình kinh tế vĩ mô cơ bản

3.2.2.1 Phương trình tiết kiệm và đầu tư

CHÍNH PHỦ CÓ CAN THIỆP


Y =C+I+G
S = I : Điều kiện cân bằng sản lượng quốc gia
“Tại điểm cân bằng tiết kiệm đưa hết vào đầu tư”

107 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

62

2.4 Các phương trình kinh tế vĩ mô cơ bản

2.4.2 Phương trình tiết kiệm, đầu tư và mối quan hệ với các
dòng vốn quốc tế

NỀN KINH TẾ MỞ
Y = C + I + G + NX
S = I : Điều kiện cân bằng sản lượng quốc gia
“Tại điểm cân bằng tiết kiệm đưa hết vào đâu tư”

108 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

62

36
17-Feb-22

2.4 Các phương trình kinh tế vĩ mô cơ bản


2.4.3 Phương trình mô tả mối quan hệ giữa các khu vực trong
nền kinh tế
DÒNG HÀNG HÓA
NX = X - M
DÒNG VỐN RA RÒNG
Dòng vốn ra ròng = Mua tài sản nước ngoài của cư dân
trong nước – Mua tài sản trong nước của người nước
ngoài

NX = NCO
109 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

62

CÂU HỎI

Vì nền kinh tế là một tổng thể nên tiết kiệm phải bằng
với đầu tư ( chứng minh phương trình S=I?). Có cơ chế
nào nằm sau đồng nhất thức này?

110 842105/842106- Đo lường sản lượng quốc gia

3.2.2 NHỮNG DAO ĐỘNG CỦA TỔNG CHI TIÊU


3.2.2.1. Sự thay đổi của chi tiêu tự định (C0, I0, G0, T0, X0,M0)
AD
450 AD2

AD1

Khi AD0 ↑ → cầu hàng hoá - dịch vụ↑ →


sản lượng ↑ → thu nhập ↑→ chi tiêu ↑→
cầu hàng hoá – dịch vụ ↑→ ….

Y1 Y
Y2
111
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

37
17-Feb-22

3.2.2.2 Số nhân

• Số nhân chi tiêu tự định (số nhân) → mức thay đổi


trong sản lượng khi chi tiêu tự định thay đổi 1 đơn vị

112
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

Số nhân chi tiêu chính phủ (kG )

→ mức thay đổi trong sản lượng khi chi tiêu chính
phủ thay đổi 1 đơn vị

113 842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

Số nhân thuế
→ mức thay đổi trong sản lượng khi thuế thay đổi
1 đơn vị

Số nhân chi chuyển nhượng


→ mức thay đổi trong sản lượng khi chi chuyển nhượng
thay đổi 1 đơn vị

114
r
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

38
17-Feb-22

Số nhân cân bằng ngân sách

115
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

Nghịch lý của tiết kiệm (paradox of saving):


AD0
450
AD
S ↑→ C0 ↓→ C ↓ → cầu hàng
AD1 hoá – dịch vụ ↓ → Y ↓ (sản
lượng và thu nhập ↓)
Thu nhập giảm do mong muốn
gia tăng tiết kiệm của mọi
người → Nghịch lý tiết kiệm.

Y
Y2 Y1
116
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

Ví dụ
C = 520 + 0.5Yd ; T = 400 + 0.1 Y ;
M = 200 + 0.21Y ; I = 100 + 0.2 Y ;
G = 200 ; X = 700
a. Tìm hàm tổng cầu?
b. Sản lượng cân bằng?
c. Vẽ đồ thị hàm tổng cầu?

117
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

39
17-Feb-22

3.3. Chính sách tài khoá - Chính sách tài chính -


Chính sách ngân sách - (Fiscal Policy)

o Mục tiêu: giảm dao động của chu kỳ kinh doanh, duy trì
nền KT ở mức sản lượng tiềm năng
o Công cụ: thuế (T), chi của chính phủ (G), trợ cấp (Tr)
o Chính sách tài khoá mở rộng (Expansion Fiscal Policy):
G↑, T↓
o Chính sách tài khoá thu hẹp (Contraction Fiscal Policy):
G ↓, T ↑

118
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

NGÂN SÁCH CHÍNH PHỦ


NGÂN SÁCH
CHÍNH PHỦ

NSCP là một bảng liệt và nguồn thu để thực


kê một cách hệ thống hiện các khoản chi đó:
các khoản chi tiêu của
T
Chính phủ G

Các yếu tố ảnh hưởng thu ngân sách: Thu nhập GDP bình
quân đầu người; hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế; tiềm năng
đất nước về tài nguyên thiên nhiên; Mức độ trang trãi các
119
khoản chi phí của nhà nước; tổ chức bộ máy thu nộp ; trình
độ hiêu biết của người dân, .... 842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

THÂM HỤT NSCP (Buget Deficit)


Thâm hụt ngân sách CP là phần chênh lệch giữa chi tiêu ngân
sách và nguồn thu ngân sách của CP. Thâm hụt ngân sách phản
ánh cán cân ngân sách.
B=T-G
(Thâm hụt = Thu– Chi)

Có 3 trường hợp xảy ra:


1. T<G=>B < 0 : NS thâm hụt
2. G=T=>B = 0 : Cân bằng NS
3. T>G=>B > 0 : NS thặng dư
120

40
17-Feb-22

NSCP VÀ TỔNG CẦU

Nhận xét:
-Chính phủ có thể thay đổi B bằng cách thay đổi T và G.
-T và G thay đổi => Tổng cầu AD thay đổi.
-AD thay đổi =>Sản lượng cân bằng Y thay đổi theo.
-Khi chính phủ thay đổi B=>CP có thể chọn lựa 1 trong 3 biện
pháp : Tác động của G, T và Tr.

121
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

Cơ chế tác động


CS Tài khoá mở rộng (khi Y t < Yp):

o G↑→ AD ↑→ Y ↑
o T↓→ YD↑→ C↑→ AD ↑→ Y ↑
CS Tài khoá thu hẹp (khi Yt > Yp):

o G ↓ → AD ↓ → Y ↓
o T↑→ YD↓→C↓→AD ↓ →Y↓
122
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

BIỆN PHÁP CHÍNH PHỦ THAY ĐỔI B


TÁC ĐỘNG CHI TÁC ĐỘNG THU NGÂN SÁCH
TIÊU (G) TÁC ĐỘNG (Tr)
(T)

1.Định tính: 1.Định tính :Nếu chính phủ 1.Định tính: Nếu chính phủ
T không đổi, Nếu G thay đổi tăng T, Tr giữ nguyên=> tăng Tr, T giữ nguyên=>
=> ❖T↑→Yd↓→C↓→AD↓→Y↓ ❖Tr↑→T↓→Yd↑→ C↑→
❖ G↑→ AD↑→ Y↑ ❖T↓→Yd↑→C↑→AD↑→Y↑ AD↑→Y↑.
❖G↓ →AD↓ →Y↓ 2.Định lượng: Khi CP thay đổi ❖Tr ↓→ T↑→ Yd↓→ C↓→
2.Định lượng: nguồn thu ΔT=>AD thay đỗi AD↓→ Y↓.
Khi CP thay đổi chi tiêu ΔAD.=>sản lượng cân bằng 2.Định lượng
ΔG=>AD thay đổi ΔAD. thay đổi ΔY=> Tương tự :
=> sản lượng cân bằng thay ΔT=-ΔAD/Cm ΔAD= Cm.ΔTr
đổi ΔY
=> ΔG=ΔAD

123

41
17-Feb-22

Chính sách tài khoá trong thực tiễn:


↑G → Y↑????

124

842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG

MỤC TIÊU:
1.Tăng sản lượng quốc gia.
2.Cải thiện cán cân thương mại.
3.Tạo thêm công ăn việc làm trong
nước.
4.Giảm tình trạng nhập siêu.
CÔNG CỤ:
125 M và X.
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

Nhắc lại: Y=C+G+I+X-M


-Xuất khẩu ròng (Cán cân thương mại,cán cân ngoại thương), Ký hiệu :
NX=X-M.
-Khi X=M : cán cân thương mại cân bằng ; X>M:Thặng dư ; X<M : Thâm
hụt

X,M M = Mo+MmY
X M M = Mo+MmY
X=X0
X=M X<M

X>M
X0 X=X0

Y Y y
NX cán cân thương mại
X là một biến ngoại sinh M theo sản lượng quốc gia Y
126
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

42
17-Feb-22

CHÍNH SÁCH GIA TĂNG XUẤT KHẨU

-Khi gia tăng xuất khẩu một lượng ΔX thì sản lượng quốc gia
sẽ thay đổi một lượng ΔY.
•ΔY=k. ΔX.

-Khi gia tăng nhập khẩu một lượng ΔM thì sản lượng quốc
gia sẽ thay đổi một lượng ΔY.
•ΔM=Mm. ΔY=Mm(k. ΔX)=(Mm.k).ΔX

=> Nếu X<M : CCTM thâm hụt, thì Mm.k<1 =>ΔX>ΔM


=>127Cán cân thương mại được cải thiện.
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

Biện pháp :
+ Miễn, giảm thuế xuất khẩu
+Trợ giá hàng hóa xuất khẩu (thận trọng cam
kết WTO).
+ Phá giá trị tiền tệ trong nước.

128
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

CHÍNH SÁCH HẠN CHẾ NHẬP KHẨU

-Khi gia tăng nhập khẩu một lượng ΔM thì sản lượng quốc
gia sẽ thay đổi một lượng ΔY.
•ΔY=k. (-ΔM)

Biện pháp :
+ Gián tiếp: Tăng thuế nhập khẩu.
+Trực tiếp: sử dụng hạn ngạch nhập khẩu (hạn chế
nhập khẩu - có thể bị trả đủa tương tự ở các quốc gia có
giao thương),tăng cường kiểm tra ở cửa khẩu, biên giới…

129
842105/832106 - Tổng cầu và chính sách tài khóa

43
17-Feb-22

Chương 4 – 6T
TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ 130


2/2/17

4.1. Chức năng của tiền


4.1.1. Khái niệm
● Tiền là bất kỳ phương tiện trao đổi được mọi người chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

● VD:

● Tiền giấy 50.000 VND; 100.000 VND; ...


● Tiền xu 1.000 VND; 2.000 VND; 5.000 VND ...
● Tờ séc (tiền gửi không kỳ hạn)…
● Vàng
● Đồng hồ sinh viên dùng CẮM QUÁN
131 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ 2/2/17

4.1. Chức năng của tiền

132
842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

44
17-Feb-22

Tiền dạng séc

133 2/2/17

4.1. Chức năng của tiền


4.1.2. Chức năng cơ bản của tiền tệ
●Phương tiện trao đổi, thanh toán
● Tiền là phương tiện thanh toán đơn giản, hiêu quả, đáp ứng đươc các
đòi hỏi về khả năng giao nhận ngay.
●Phương tiện cất trữ giá trị
● Tiền là phương tiện cất giữa giá trị tốt vì không hư hỏng khi cất giữ. Tuy
nhiên, khi giá cả tăng, đồng tiền bj mất giá.

134 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.1. Chức năng của tiền


4.1.2. Chức năng cơ bản của tiền tệ
●Đơn vị hạch toán đo lường
● Với vai trò thước đo giá trị, giá cả trong nền kinh tế được thể hiện bằng
đơn vị tiền tệ.

● Cho biết quy mô hoạt động của công ty, giá trị của một lô hàng…

135 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

45
17-Feb-22

4.1. Chức năng của tiền


4.1.3. Các loại tiền
● Tiền giao dịch M1:
● Tiền mặt ngoài ngân hàng (CM - curency)
● Tiền gửi không kỳ hạn có thể viết séc (DM - Deposit)
● M1 = CM + DM
● =>Tính thanh khoản cao.
● Tiền rộng M2:
● Tất cả các công cụ tài chính trong M1
● Những khoản tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
● M2 = M1 + tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
● M3 = M2 + Tiền gửi theo các định chế tài chính khác
136

4.2. Mức cung tiền và vai trò kiểm soát tiền tệ của
NHTW
4.2.1. Tiền cơ sở (MB)
Cơ sở của tiền (lượng tiền mạnh – Money Base (MB) – High
powered Money (H))

MB = H = CM+RM
lượng tiền trong lưu thông Tiền dự trữ
(Currency) (Reserves)
137

842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.2. Mức cung tiền và vai trò kiểm soát tiền tệ của NHTW
4.2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM)

TRƯỜNG HỢP 1: KHÔNG CÓ NGÂN HÀNG

Tiền gửi ngân hàng D= 0


Tiền trong lưu thông CM = $1000
→ Cung tiền MS = CM + D = $1000
→ Cung tiền vẫn bằng với lượng tiền cơ sở ban đầu Nhà
nước phát hành.

138 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

46
17-Feb-22

4.2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại


Trường hợp 2: Ngân hàng dự trữ 100%
• Ban đầu CM = $1000, DM = $0, MS =$1000.
• Hộ gia đình quyết định gởi $1000 vào Ngân hàng 1

Sau khi gửi:


CM = $0,
NGÂN HÀNG 1
DM = $1000,
balance sheet
Assets (Có) Liabilities (nợ) Ngân hàng để dự trữ 100%, R
(reserve) = 1000 $
Dự trữ R: $1000 Tiền gửi D: $1000
M s = $1000.

→ không tác động đến cung tiền


139 2/2/17

4.2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại

Trường hợp 3: NGÂN HÀNG DỰ TRỮ MỘT PHẦN (<100%)

✓Cơ chế tạo ra tiền bằng việc cho vay


Các giả định:
▪ Dự trữ bắt buộc là 10% trên các khoản gửi
▪ Các NHTM đều cho vay hết 90%.
▪ Mọi khoản vay sau chi tiêu đều được gửi lại về hệ thống NHTM.
Không có tình trạng sử dụng tiền mặt trong lưu thông.
→Khảo sát một khoản tiền 1.000 gửi vào hệ thống NHTM.

140 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại


TRƯỜNG HỢP 3: NGÂN HÀNG DỰ TRỮ MỘT PHẦN (tt)

• Giả sử ngân hàng để lại dự trữ 10%, và cho vay hết phần còn lại
• Ngân hàng 1 sẽ cho vay $900 = L

NGÂN HÀNG 1 MS = $1900=C+D


balance sheet + Tiền gởi trong ngân
Assets (Có) Liabilities (nợ) hàng $1000
Dự trữ $100
reserves $1000 Tiền gởi $1000 + và người đi vay đang giữ
Cho vay $900 tiền mặt $900

141 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

47
17-Feb-22

4.2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại


TRƯỜNG HỢP 3: NGÂN HÀNG DỰ TRỮ MỘT PHẦN (tt)
Ngân hàng 1
Có Nợ
Ngân hàng 2 R: 100 DM: 1000
L: 900
Có Nợ
Ngân hàng 3
Có Nợ R: 90 DM: 900
L: 810
R: 81 DM: 810
L: 729
Ngân hàng 4
Có Nợ
R: 72,9 DM: 729
142

842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

L: 656,1

4.2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại


TRƯỜNG HỢP 3: NGÂN HÀNG DỰ TRỮ MỘT PHẦN (tt)
Thay đổi cung tiền trong nền kinh tế
DM S = 1000 + 900 + 810 + 729 + 656,1 + … + 0
= 1000 + 1000(90%) + 1000(90%)(90%) +1000(90%)(90%)(90%)
+1000(90%)(90%)(90%)(90%)+…+0
DM S = 1000[1 + (90%) + (90%)2+ (90%)3+ (90%)4+…+0].

143

842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.2.2. Hoạt động của NHTM


Quan hệ giữa MS và MB – số nhân tiền tệ

Ms = CM+DM →Ms=DM. (CM/DM+1)


MB = H = CM+RM →MB=DM. (CM/DM+RM/DM)
(CM/DM+1) (c+1)
MS = MB X = MB X
(CM/DM+RM/DM) (c+d)
(c+1)
m
M
= k
M = Là số nhân tiền tệ
(c+d) → phản ánh số lượng tiền cung ứng
(MS) được sinh ra từ 1 đơn vị tiền tệ
phát hành
144

842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

48
17-Feb-22

4.2.2. Hoạt động của NHTM

Quan hệ giữa MS và MB – số nhân tiền tệ

(CM/DM+1) (c+1)
MS = MB X (CM/DM+RM/DM) = MB X
(c+d)
(c+1)
m
M
= k
M = MS = MB.kM
(c+d)
Trong đó: c = CM/DM Là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng
d = RM/DM là tỷ lệ dự trữ chung (thực tế) = db + dty
145

Các nhân tố ảnh hưởng tới kM

146 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.2.2. Hoạt động của NHTM

Các nhân tố ảnh hưởng tới kM

147 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

49
17-Feb-22

4.2. Mức cung tiền và vai trò kiểm soát tiền tệ


của NHTW
• 4.2.3. Xác định cung tiền MS (money supply)
• Cung tiền danh nghĩa:

M1 = CM +DM
Số lượng tiền gửi trong ngân hàng
(Demand Deposits)
Khối tiền tệ
Lượng tiền trong lưu thông
148
(Currency)

4.2. Mức cung tiền và vai trò kiểm soát tiền tệ


của NHTW
• 4.2.3. Xác định cung tiền MS (money supply)

• Cung tiền thực tế (real money supply – (M/P)S:

r
(M/P)S

149
M/P
842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.2. Mức cung tiền và vai trò kiểm soát tiền tệ


của NHTW

• 4.2.3. Xác định cung tiền MS (money supply)

M2 = M1 + SD

Tiền tiết kiệm (tiền gửi có kỳ hạn)


Tiền rộng (chuẩn Saving deposits (Time deposits)
tiền)
150
842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

50
17-Feb-22

4.2. Mức cung tiền và vai trò kiểm soát tiền tệ


của NHTW
4.2.3. NHTW và vai trò kiểm soát tiền tệ
•Do: MS = MBkM , nên:
NHTW tác động đến cung tiền thông qua các công cụ của NHTW,
gồm:
✓ Tỉ lệ dữ trữ bắt buộc
✓ Lãi suất chiết khấu
✓ Điều hành hoạt động thị trường mở (Open market operation)

151 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.2.3. NHTW VÀ VAI TRÒ KIỂM SOÁT TIỀN


TỆ
● Do: MS = MBkM, nên:
1. Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
● NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các NHTM phải thực hiện)
→ tỷ lệ dự trữ tại các NHTM tăng lên → số nhân tiền m m giảm → cung tiền giảm.

● NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc → tỷ lệ dự trữ tại các NHTM giảm xuống → số nhân
tiền m m tăng → cung tiền tăng.

Bản chất: Khi db tăng -> thiếu hụt dự trữ trong các NHTM -> các NH phải giảm tổng số cho
vay ->( M/P)S giảm.
152

842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.2.3. NHTW VÀ VAI TRÒ KIỂM SOÁT TIỀN TỆ


2. Thay đổi lãi suất chiết khấu
Cho vay
NH trung ương NH thương mại
Lãi suất chiết khấu

●NHTW tăng lãi suất chiết khấu → NHTM không muốn vay → NHTM có xu hướng tăng dự
trữ để đảm bảo không bị cạn kiệt dự trữ (giảm cho vay)→ số nhân tiền giảm → cung tiền
giảm và ngược lại.

153 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

51
17-Feb-22

LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA VIỆT NAM

154 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.2.3. NHTW VÀ VAI TRÒ KIỂM SOÁT TIỀN TỆ


3. Nghiệp vụ thị trường mở (open market operation)
OMOP (mua) (M/P)S

NHTW OMO (trái phieáu)


OMOS (bán) (M/P)S

155 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.2.3. NHTW VÀ VAI TRÒ KIỂM SOÁT TIỀN TỆ


3. Nghiệp vụ thị trường mở (open market operation)
Do: MS = MBkM, nên:
● NHTW bán 1 tỷ trái phiếu cho công chúng → NHTW thu 1 tỷ tiền mặt về → lượng tiền
cơ sở MB giảm 1 tỷ → cung tiền giảm {kM  1 tỷ}
● NHTW mua 1 tỷ trái phiếu mà công chúng đang nắm giữ → NHTW trả 1 tỷ tiền mặt ra
dân chúng → lượng tiền cơ sở MB tăng 1 tỷ → cung tiền tăng thêm {k M  1 tỷ}

156
842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

52
17-Feb-22

4.2.3. NHTW VÀ VAI TRÒ KIỂM SOÁT TIỀN TỆ


● Ưu, nhược điểm:
● Nghiệp vụ thị trường mở
● Ưu điểm: thị trường chủ động, không gây xáo trộn hoạt động NHTM
● Nhược điểm: không phát huy tác dụng nếu thị trường mua bán trái phiếu chính phủ
không phát triển
● Thay đổi dự trữ bắt buộc
● Ưu điểm: dễ phát huy tác dụng tức thì tới cung tiền
● Nhược điểm: gây xáo trộn hoạt động của NHTM

157

4.3. MỨC CẦU TIỀN TỆ - MONEY DEMAND

4.3.1. Các loại tài sản tài chính


Tiền, vàng

Trái phiếu, cổ phiếu

Bất động sản….

158 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.3. MỨC CẦU TIỀN TỆ


4.3.2. Mức cầu tiền

●Mọi người muốn nắm giữ tiền (loại tài sản không sinh lãi hoặc sinh lãi rất thấp)
vì:

● Động cơ giao dịch ( L1 - transaction): mua bán hàng ngày

● Động cơ dự phòng (L1 - precautionary): đáp ứng các khoản chi tiêu bất thường

● Động cơ đầu cơ (L2 - speculative): một loại tài sản cất trữ giá trị

159 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

53
17-Feb-22

4.3. Mức cầu tiền tệ - Money demand


4.3.2. Mức cầu tiền

●Cầu tiền danh nghĩa phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố sau:

1. Thu nhập thực tế Y


Cầu tiền danh nghĩa
Md = L(P, r, Y)
2. Lãi suất danh nghĩa r

3. Mức giá chung P

160 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.3. MỨC CẦU TIỀN TỆ

(M/P)d = L (Y,r)

161 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.3. Mức cầu tiền tệ


4.3.2. Mức cầu tiền

DM

(M/P)D

162 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

54
17-Feb-22

4.4. Tiền tệ, lãi suất và tổng cầu


4.4.1 Cân bằng thị trường tiền tệ
r (M/P)S

DM = SM Hay
(M/P)S = (M/P)D Caân baèng
rCB

(M/P)d

163

842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ


M/P

4.4.1 Cân bằng thị trường tiền tệ


• Nếu lãi suất danh nghĩa là r1 thì cầu tiền thực tế
sẽ là DM1 nhỏ hơn cung tiền thực tế {MSo/P}
(M/P)S
→ dư cung tiền → mọi người sẽ chuyển tiền sang
DM1
Lãi suất danh nghĩa

các loại tài sản sinh lãi → lãi suất giảm dần
xuống ro → lượng cầu tiền tăng lên DM0 r1
DM0
ro
→ thị trường tiền tệ cân bằng

(M/P)d

842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ


Lượng tiền thực tế
164

4.4.1 Cân bằng thị trường tiền tệ


• Nếu lãi suất danh nghĩa là r2 thì cầu
tiền thực tế sẽ là DM2 lớn hơn cung
tiền thực tế {MSo/P} (M/P)S
→ dư cầu tiền → mọi người sẽ chuyển
các loại tài sản sinh lãi sang tiền → lãi
Lãi suất danh nghĩa

suất tăng dần lên ro → lượng cầu tiền DM0


giảm xuống DM0 ro DM2
→ thị trường tiền tệ cân bằng r2

(M/P)d

165
842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ Lượng tiền thực tế

55
17-Feb-22

4.4. Tiền tệ, lãi suất và tổng cầu

4.4.2. Lãi suất và đầu tư


•I = I0 +Im .r +Im.Y
•Ví dụ: I = 1000 – 250r
•Lãi suất tăng 1% thì đầu tư trong nền kinh tế giảm
250 ĐVTT.

166 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.5. Chính sách tiền tệ

• Khái niệm:

Chính sách tiền tệ là chính sách thay


đổi cung tiền → thay đổi lãi suất →
thay đổi chi tiêu đầu tư → thay đổi
GDP thực tế.

167 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.5. Chính sách tiền tệ

Ổn định nền kinh tế


Mục tiêu: và ổn định giá trị
tiền tệ

168 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

56
17-Feb-22

4.5. Chính sách tiền tệ


● Công cụ:
● CSTT tác động đến 2 biến số: cung tiền và lãi suất =>NHTW sử dụng 3 công cụ:

- Điều hành hoạt động trên thị trường mở

- Tỉ lệ dự trữ bắt buộc

- Lãi suất chiết khấu


169

842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

4.5. Chính sách tiền tệ

Phân loại:
●CS tiền tệ mở rộng (expasion monetary policy): (M/P) S và làm tăng GDP thực tế

●CS tiền tệ thu hẹp (thắt chặt - Contraction monetary Policy): (M/P)S làm giảm GDP thực tế

Cơ chế tác động


+ - + + +
Δ(M/P)s →Δr →ΔI →ΔAD →ΔY→…
- + - - -
( P không đổi)
170 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ mở rộng

(M/P)s → r →I → AD →Y→…
( P không đổi)
r r
(M/P)S1 (M/P)S2 AD 450
AD2

r1
AD1

r2

(M/P)d
I
M/P I1 I2 Y1 Y2 Y
171 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

57
17-Feb-22

Chính sách tiền tệ thu hẹp


(M/P)s  →r →I →AD →Y → …( P không đổi)
r r
(M/P)S2 (M/P)S1 AD 450
AD1

r2
AD2

r1

(M/P)d
172 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ I
M/P I2 I1 Y2 Y1 Y

Nền kinh tế trong tình trạng như thế nào thì NHTW nên thực thi chính sách tiền
tệ mở rộng?

Nền kinh tế trong tình trạng như thế nào thì NHTW nên thực thi chính sách tiền
tệ thắt chặt?

173 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

Chính sách tài khóa mở rộng


G →AD →Y (→(M/P)d →r →I →AD → Y)
r r 450
(M/P)S1 AD
AD2

AD3
r2
AD1

r1

(M/P)d1 (M/P)d2
I Y
M I2 I1 Y1 Y3 Y2
174 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

58
17-Feb-22

Chính sách tài khóa thu hẹp


G →AD →Y (→(M/P)d →r →I →AD →Y)

r r 450
(M/P)S1 AE
AD1

AD3

r1
AD2

r2

(M/P)d2 (M/P)d1
175 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ 2/2/17
I Y
M I1 I2 Y2 Y3 Y1

2 TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH THU NHẬP.

Xác định được sản lượng thực (GDP hay Yt).

CHÍNH SÁCH Xác định sản lượng cần


THU NHẬP bằng YE.

Công cụ của chính sách thu nhập :


w,p.
176 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ

MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH THU NHẬP

+Ổn định nền kinh tế và kiềm chế lạm


phát.
+ Điều chỉnh Yt về Yp

177 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ 2/2/17

59
17-Feb-22

+ Chính sách thu nhập là chính sách của chính phủ tác động trực
tiếp đến tiền công, giá cả với mục đích chính là để kiềm chế lạm
phát.
+ Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có
tính chất cứng rắn như giá, lương, những chỉ dẫn chung để ấn
định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự
thay đổi giá cả và tiên lương.
+ Đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn khuyến
khích bằng thuế thu nhập.

178 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ 2/2/17

LẠM PHÁT NHÓM GIÁ

Năm Lạm phát Nhóm Hàng


1 Nhập khẩu
1986 774%
Hàng nông
1987 323,1% 2
sản, thực phẫm
1988 393%
3 Vàng
1989 34.7%
4… Dịch vụ lao động
+ W tăng => Yd tăng =>Y tăng (Yd=Y-
T).
+ Nhà nước điều chỉnh mức giá của nhóm
mặt hàng quan trọng
179 842105/832106 - Tiền tệ và chính sách tiền tệ 2/2/17

CHƯƠNG 5
(6T)

SỰ PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA – TIỀN TỆ

180

60
17-Feb-22

NÔI DUNG

5.1 Mô hình IS – LM
5.1.1. Đường IS
5.1.2. Đường LM
5.2. Chính sách tài khoá-chính sách tiền tệ trong mô hình IS-LM

181

5.1 MÔ HÌNH IS – LM
(IS: Investment equals savings – LM: Liquidity Preference and
Money Supply)
5.1.1. Đường IS
*IS: → tập hợp các điểm (r, Y) sao cho thị trường hàng hóa cân bằng
Thị trường hàng hoá cân bằng:
Y = AD
→ ĐƯỜNG (IS): Y = f(r)

182

Ví dụ

C = 100 + 0,75YD T = 40 + 0,2Y


G = 300 I = 100 + 0,05Y – 50r
X= 150 M = 70 + 0,15Y
Phương trình đường (IS)?

183

153

61
17-Feb-22

HÌNH THÀNH ĐƯỜNG IS:- 450 AD1


AD +
r↓ AD0

+ - -
…→ Δr→ Δ I→ ΔAD → ΔY
- + +
→…
Y0 Y1 Y
r

r0

r1
IS
184

Y0 Y1 Y

* Dịch chuyển đường IS:

• Các yếu tố khác với lãi suất làm tăng tổng cầu sẽ làm đường IS
dịch chuyển sang phải.
• Các yếu tố khác với lãi suất làm giảm tổng cầu sẽ làm đường
IS dịch chuyển sang trái.

185

* Dịch chuyển đường IS:


AD
AD AD1(G1) AD0(T0)
G↑ T↑
AD1 AD0
AD0(G0)
AD1(T1)
AD0 AD1

Y0 Y1 Y Y1 Y0 Y
r r

r0 r0
G↑ T↑
186
IS0 IS1 IS1 IS0
Y0 Y1 Y Y1 Y0 Y

62
17-Feb-22

5.1.2. ĐƯỜNG LM

*LM: tập hợp các điểm (Y, r) sao cho thị trường tiền tệ cân
bằng
→ (M/P)d = f(Y,r)
→ Thị trường tiền tệ cân bằng:
(M/P)S = (M/P)d
→ (LM): r= f(Y)

187

Ví dụ

Hàm cầu tiền thực: (M/P)d = 800 – 100r + 0,25Y


Hàm cung tiền thực: (M/P)S = 1000

Xây dựng phương trình đường (LM)?

188

HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LM


+ + +
…→ Δ Y →ΔMd →Δr→…
- - -
(M/P)S LM
r r

r1 r1

r0
r0

(M/P)d (Y0) Y↑

189 M/P Y0 Y1 Y

63
17-Feb-22

* DỊCH CHUYỂN ĐƯỜNG LM


-Cung tiền tăng làm đường LM dịch chuyển sang phải
-Cung tiền giảm làm đường LM dịch chuyển sang trái

(M/P)S0 (M/P)S1 LM0


r r
MS↑
LM1

r0
r0
r1
r1

(M/P)d
190

160
M/P Y0 Y

Cân bằng đồng thời cả 2 TT


r LM

rcb

IS
191 Ycb Y
161

G T MS IS →phải IS →trái LM → LM →phải


trái

CS tài khoá MR ↑ ↓ •
CS tài khoá TH ↓ ↑ •
CS tiền tệ MR ↑ •
CS tiền tệ TH ↓ •

192

64
17-Feb-22

5.2. CS TÀI KHOÁ VÀ CS TIỀN TỆ TRONG MÔ HÌNH IS – LM


CS tài khoá mở rộng
LM0
r
G↑→ AD↑→Y↑
A’ (Y↑→ Md↑→ r↑ → I↓→AD↓→Y↓)
r1 KQ: r ↑, Y↑
r0 A

G↑ IS1
IS0
193 Y0 Y1

CS TÀI KHOÁ THU HẸP

LM0
r
→r↓, Y↓
A
r0
r1 A’

G↓ IS0
IS1
194 Y’ Y1 Y0

CS TIỀN TỆ MỞ RỘNG
(M/P)S↑→r↓→I↑→AD↑→Y↑→…
r LM0 LM1

Ms↑

A
r0

r1
A’ →r↓, Y↑

IS0
195

Y0 Y1 Y

65
17-Feb-22

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THU HẸP

r LM1 LM0

Ms ↓

A’
r1

r0
→r ↑, Y ↓
A

IS0
196

Y1 Y0 Y

KẾT HỢP CS TÀI KHOÁ VÀ CS TIỀN TỆ


♦ Giảm thâm hụt ngân sách nhưng không làm giảm sản lượng
→ CS tài khoá thu hẹp và CS tiền tệ mở rộng (G↓ và MS ↑)

r LM0 MS↑ LM1

A
r0

r1 A’

G↓ IS0
197
IS1
Y
Y0

♦ Tăng sản lượng và tăng lãi suất


→ CS tài khoá mở rộng và CS tiền tệ thu hẹp
r LM1
MS↓
LM0
A’
r1

r0 A

IS0 G↑ IS1
198

Y0 Y1 Y

66
17-Feb-22

CHƯƠNG 6 – 6T

LẠM PHÁT &


THẤT NGHIỆP

199
832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp

6.1. LẠM PHÁT


• 6.1.1. Khái niệm
• - Lạm phát là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
tăng lên.
• - Tỷ lệ lạm phát: là tỷ lệ tăng mức giá chung của HH&DVTD.

200 832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp

Chỉ số giá

Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh mức giá trung bình ở một thời điểm
nào đó bằng bao nhiêu phần trăm so với thời điểm trước hay so với
thời điểm gốc
◦Chỉ số giá tiêu dùng (CPI-Consumer Price Index)
◦CPI = (Giá của giỏ hàng năm hiện tại/Giá của giỏ hàng năm
gốc)*100
◦Chỉ số giá sản xuất (PPI-Producer Price Index)
◦Chỉ số giá toàn bộ (overall price index)
VD: Chỉ số giá năm 2000 so với năm trước bằng 99,4% có nghĩa là
giá trung bình của các loại hàng hoá và dịch vụ ở năm 2000 bằng
99,4% so với năm 1999.
201

10 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

67
17-Feb-22

CPI (consumer Price Index)


Cách 1:

vôùi
Cách 2:

202 832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp

TÍNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG THỜI KỲ 2006 - 2010

Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số (%)

C Tổng chi dùng 100,00


01 Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 42.85
Trong đó: Lương thực 9.86
Thực phẩm 25.20
02 Đồ uống và thuốc lḠ4.56
03 May mặc, mũ nón, giầy dép 7.21
04 Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD 9.99
05 Thiết bị và đồ dùng gia đình 8.62
06 Thuốc và dịch vụ y tế 5.42
07 Giao thông, bưu chính viễn thông 9.04
08 Giáo dục 5.41
09 Văn hoá,
832106/842105 giải
- Lạm phá trínghiệp
t & Thất và du lịch
203
3.59
10 Hàng hoḠvà dịch vụ khác 3.31

TD: Tính LP10, biết CPI09=1,75; năm gốc là 2005 và các số liệu sau:

Năm gốc Năm hành hiện 2010


STT Tên hàng Khối lượng 2005

Đơn giá Chỉ tiêu Đơn giá chỉ tiêu

1 Gạo
400Kg 8 3.200 10 4.000
2 Thịt
200Kg 50 10.000 100 20.000
3 Rau 1.200 8
300Kg 4 2.400
4 Dịch vụ
40.000 80.000
204

Σ 54.400 106.400

68
17-Feb-22

>0 : LP
= 11,42% <0 : GP
LPt<LP(t-1) : GLP
205
LP2000: -0,6%
LPT<LPdk (do AD↓,Y↓) : TP

6.1.2.Các loại lạm phát


a/ Căn cứ vào tác hại:
• + LP dự đoán:
• + LP ngoài dự đoán
•TD: Bạn là người cho vay muốn có lãi suất: 5%/năm, dự đoán LP 10%/năm. Bạn tính lãi suất?

Laõi suaát: 15% , LPT: 20%  ir = in - %LPT = -5%


206 832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp

b/ Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát:

+ LP vừa phải (1 con số): 0<%LP<10%/năm

+ LP phi mã (2 hoặc 3 con số): 10%≤%LP<1000%

+ siêu LP (4 con con số):≥1000%/năm


Cải cách à Cải cách kinh tế
chính trị
207 832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp
à Cải cách tiền tệ

69
17-Feb-22

6.1.3. Nguyên nhân lạm phat


• Do sức ỳ của nền kinh tế

• Do cầu kéo

• Do chi phí đẩy


208 832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp

Do sức ỳ của nền kinh tế

• P↑ đều với tỷ lệ không đổi trong thời gian dài,


• cung, cầu không thay đổi đáng kể.
• => Dân chúng sẽ có dự đoán tỷ lệ LP tương tự cho năm tiếp theo
• => Dân chúng sẽ cộng thêm trượt giá vào các chỉ tiêu tiền tệ có liên quan
• => LP diễn ra gần đúng dự đoán: LP ỳ (LP dự đoán)

209 832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp

Do cầu kéo

• Nếu Yt>Yp, AD tiếp tụctăng (dotăng M hoặctăng G) sẽ dẫn đến LP do cầu kéo
(demand pull inflation)
•  Y, Ptăng: đây là loại lạm phát ngoài dự đoán

832106/842105 - Lạm
210
phát & Thất nghiệp

70
17-Feb-22

Do cầu kéo AS 2

P AS1

P3 ③
P2

AD2
P1 ①
AD1
832106/842105 - Lạm

Y
211
Y2
phát & Thất nghiệp

Yp

Do chi phí đẩy :

Khi CPSXtăng (giá nguyên, nhiên, vật liệu, tiền lương…)

→  AS dịch chuyển sang trái


→Y↓, P↑: LP do chi phí đẩy (Cost push inflation

832106/842105 - Lạm
212
phát & Thất nghiệp

AS2 AS1
P

P3 ③

P2 ②
P1 ① AD2
AD1
213

Yp Y
832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp
Y2

71
17-Feb-22

6.2. THẤT NGHIỆP


• 6.2.1.Khái niệm
• TN là những người:
• - Trong hạn tuổi lao động
• - Có sức khỏe để tham gia lao động
• - Có mong muốn tìm việc
• - Không tìm được việc
LLLĐ + ngoài LLLĐ = Dân số
Có việc TN

214 832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp

6.2.2. Các dạng thất nghiệp

• Thất nghiệp tạm thời

• Thất nghiệp do cơ cấu

• Thất nghiệp do chu kỳ (thiếu cầu về lao động)


• - Được dùng đánh giá tình trạng KT và TTLĐ
• - Trong dài hạn, TNCK sẽ tự mất đi do sự điều chỉnh của tiền lương
832106/842105 - Lạm
215
phát & Thất nghiệp

Mức thất nghiệp – Mức nhân dụng – Lực lượng lao động

2013 2014

Mức nhân dụng 53 triệu người 45 triệu người

Trong đó:
Khu vực nông nghiệp 46,8% 46,6%

Khu vực công nghiệp 21,2% 21,4%

Khu vực dịch vụ 32% 32%

Nguồn: Tổng cục thống kê

13 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ 216

72
17-Feb-22

Mức thất nghiệp – Mức nhân dụng – Lực lượng lao động

2013 2014

Tỷ lệ thất nghiệp (15-24 tuổi) 6.17% 6.3%

trong đó:

Khu vực thành thị 11,12% 11,49%

Khu vực nông thôn 4,63% 4,63%

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ 2.08%


tuổi

Nguồn: Tổng cục thống kê


12 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ 217

Tổng qũy lương: 100ñ TQL: 90ñ


10ñ/ngöôøi LLLÑ:10 ngöôøi
LLLÑ: 10 ngöôøi

1/ ↓ngöôøi: 1 TN Cung lñ: 10 ngöôøi


(TL10ñ/ngöôøi) Caàu lñ: 9 ngöôøi

2/ ↓w: 9ñ/ngöôøi Cung lñ: 10 ngöôøi


Caàu lñ: 10 ngöôøi

832106/842105 - Lạm
218
phát & Thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp (rate of unemployment)

Tỷ lệ thất nghiệp (rate of unemployment) phản


ánh tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực lượng
lao động.
U: Unemployment: số người thất nghiệp
E: Employment: số lượng lao động có nghề nghiệp
L: Labor force: toàn bộ lực lượng lao động
L= U + E
u: tỉ lệ thất nghiệp
U
→ u=
219
L
14 GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

73
17-Feb-22

6.2.3.Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên(Un):


là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng
LS
Wr LF
LD (Labour Demand)
Caàu LÑ ngòch bieán w
LF (Labour Force)
LLLÑ ñoàng bieán w E F
W0 ①
LS (Labour Supply)
Cung LÑ ñoàng bieán w
(nhöõng ngöôøi chaáp nhaän coâng
vieäc) ②
LS→LF: Nhöõng ngöôøi khoâng
chaáp nhaän coâng vieäc LD
832106/842105 - Lạm
220 N0 phát & Thất nghiệp

Tính chất Un

• Un > 0 khi thị trường lao động cân bằng vẫn có những người thất nghiệp.

• Mức thất nghiệp ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát ổn định

832106/842105 - Lạm
221
phát & Thất nghiệp

6.2.3 Định luật Okun mở rộng

“Nếu tỷ lệ tăng của sản lượng thực tế lớn hơn tỷ lệ tăng của sản lượng
tiềm năng là 2,5% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế sẽ giảm bớt 1%”.
Ký hiệu:
y là tỷ lệ tăng của sản lượng thực tế ở năm i so với năm (i-1).
p là tỷ lệ tăng của sản lượng tiềm năng ở năm i so với năm (i-1).
u là tỷ lệ tăng của thất nghiệp ở năm i so với năm (i-1)

222
GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

74
17-Feb-22

6.2.3 Định luật Okun mở rộng

Yti – Yt(i-1)
Ta có : y = ---------------x100%
Yt(i-1)

Ypi – Yp(i-1)
p = ---------------x 100% Yp(i-
1)

Với: Ypi là sản lượng tiềm năng ở năm i; Yp(i-1) là sản lượng tiềm năng ở
năm (i-1)

u = uti – ut(i-1)
223
GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

6.2.3 Định luật Okun mở rộng

Với:
uti là tỷ lệ thất nghiệp ở năm i; ut(i-1) là tỷ lệ thất nghiệp ở năm (i-1).
Tổng quát:
Nếu tỷ lệ tăng của sản lượng thực tế lớn hơn tỷ lệ tăng của sản lượng tiềm
năng là (y – p)% thì thất nghiệp sẽ thay đổi một lượng là: u = 0,4(p – y)

Vậy ta có : uti = ut(i-1) + 0,4(p – y)

224
GV: ThS Hồ Ngọc Thuỷ

6.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT


NGHIỆP
• Ngắn hạn

• Dài hạn

832106/842105 - Lạm
225
phát & Thất nghiệp

75
17-Feb-22

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP


Tyû leä laïm phaùt vaø tyû leä thaát
Hình 1 : Laïm phaùt vaø thaát nghieäp Hoa Kyø 1948-1969
nghieäp Hoa Kyø, 1948-1969 Tyû leä laïm phaùt(%) 10.
7.5

Trong suoát nhöõng naêm 1948-1960


5.
2.5
taïi Hoa Kyø, moät tyû leä thaát nghieäp 0.

cao töông öùng vôùi tyû leä laïm phaùt -2.5 0. 1.8 3.5 5.3 7. 8.8

thaáp, vôùi moät tyû leä thaát nghieäp Tyû leä thaát nghieäp(%)
thaáp töông öùng vôùi tyû leä laïm phaùt
cao.
Ñöôøng Phillips xaây döïng treân nhöõng soá lieäu
treân theå hieän moái quan heä tyû leä nghòch giöõa
tyû leä laïm phaùt vaø tyû leä thaát nghieäp.

226 832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

Hình 2 : Laïm phaùt vaø thaát nghieäp Singapore 1973-2004


28.1
ty le lam phat(%)

18.8

9.4

0.
0. 1.8 3.5 5.3 7.
-9.4
ty le that nghiep(%)
832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp 227

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP


Hình 6: Söï thay ñoåi laïm phaùt so
vôùi thaát nghieäp ôû Hoa Kyø, 1970-
2000
Moái quan heä tyû leä nghòch giöõa
tyû leä thaát nghieäp vaø söï thay
ñoåi tyû leä laïm phaùt ôû Hoa Kyø.

Ñöôøng thaúng khôùp nhaát caùc ñieåm phaân taùn bieåu dieãn cho giai ñoaïn 1970 – 2000
laø : 228 832106/842105 - Lạm phát & Thất nghiệp

76
17-Feb-22

Ngắn hạn
• Giữa LP và TN trong ngắn hạn có mối quan hệ nghịch biến được thể
hiện trên đồ thị Phillips.

832106/842105 - Lạm
229
phát & Thất nghiệp

%LP

%TN
832106/842105 - Lạm
230
ĐỒ THỊ PHILLIPS TRONG NGẮN HẠN
phát & Thất nghiệp

Ý nghĩa:
Trong ngắn hạn, có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp

- ↓LP → CSTK+TTTH → AD↓ →Y↓ → TN↑

- ↓TN → CSTK+TTMR → AD↑ → LP↑

832106/842105 - Lạm
231
phát & Thất nghiệp

77
17-Feb-22

Dài hạn
Không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp
sẽ trở về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho dù lạm phát là bao nhiêu

832106/842105 - Lạm
232
phát & Thất nghiệp

%LP ↓LP → CSTK,TTTH →AD,Y↓


P1
→ TN↑ → w↓ àcầu lđ↑
→ TTLĐ CB: Un
P2

Un %TN
832106/842105 - Lạm

ĐỒ THỊ PHILLIPS TRONG DÀI HẠN


233
phát & Thất nghiệp

Chương 7 – 6T

CHÍNH SÁCH VĨ MÔ
TRONG KINH TẾ MỞ

234

78
17-Feb-22

7.1. Các học thuyết về lợi thế so sánh


7.1.1 Lợi thế so sánh tuyệt đối (Adam Smith).
•* Khái niệm:
•TMQT → ĐKSX¡ → NSLĐ¡ → CPSX≠
•Nước nào có CPSX tuyệt đối thấp hơn → Nước đó có LTSS tuyệt đối khi tham
gia vào TMQT

Brazil USA
Cafe 5đ 9đ
Sắt 10 đ 6đ
* Ý nghĩa: Nếu các quốc gia đầu tư phần lớn nguồn lực vào mặt
hàng có lợi thế tuyệt đối và tham gia vào TMQT→ của cải các
quốc gia sẽ tăng lên
235

1T cafe nội địa


1T cafe
Brazil: 15 đ 3T cafe
1T sắt 2T bán: 10/6=1,67T sắt

Phương án 1 Phương án 2

236

7.1.2 Lợi thế so sánh tương đối


• VN USA
• Gạo 5đ 4đ
• Ô tô 30đ 20đ
• * KN: Một quốc gia có lợi thế so sánh tương đối khi CPSX tương đối thấp hơn so
với các nước khác
• CPSX tương đối: Là CPSX của mặt hàng nào đó, so với CPSX của mặt hàng
khác.
• VN: Gạo/Ôtô = 1/6
• USA: Gạo/Ôtô = 1/5
• Gạo VN rẻ tương đối so với USA
• * Ý nghĩa: Nếu các quốc gia đầu tư phần lớn nguồn lực vào mặt hàng có lợi thế
tương237
đối (khi không có LTTĐ) và tham gia vào TMQT→ của cải các quốc gia
sẽ tăng lên

79
17-Feb-22

2T gạo nội địa


1T gạo
VN: 35 đ 7T gạo
1 xe 5T bán: 20/20=1 xe

Phương án 1 Phương án 2

Câu hỏi: Các quốc gia đều có lợi khi tham gia vào
thương mại quốc tế?

238

7.2. Chính sách ngoại thuong


7.2.1. Chính sách gia tăng xuất khẩu
ΔX→ΔAD = ΔX →ΔY = K.ΔAD = K.ΔX
→ΔM = Mm.ΔY = Mm.K.ΔX

Mm.K>1 → ΔM > ΔX → CCTM xấu hơn


Mm.K=1 → ΔM = ΔX → CCTM cân bằng
Mm.K<1 → ΔM<ΔX → CCTM tốt hơn
239

Ví dụ :
C = 0,9Yd; I = 300 + 0,3Y; G = 200;
• X = 50; M = 0,4 Y; T = 0,2Y.

• 1/ Tìm giá trị xuất khẩu ròng tại sản


lượng cân bằng ban đầu Y1?
• 2/ Nếu CP tăng xuất khẩu thêm 30 tỷ, CCTM thay đổi
như thế nào?
240

• 3/ CP phải làm gì để cải thiện CCTM?

80
17-Feb-22

1/ C = 0,9(Y-0,2Y)
C= 0,72Y
I = 300 + 0,3 Y
G = 200
X = 50
-M = - 0,4 Y
AD = 550 + 0,62Y
X1 = 50
M1 = 0,4x1.447≈579
NX1= X1-M1 = -529
=> NX2 = 80-610,5 = -530,5
△NX = NX2-NX1= -1,5
241

2/ △NX = △X - △M

= △X – Mm.K. △X
= △X (1 – Mm.K)

>1

<0

242

3/ Muốn cải thiện CCTM: ↓Mm.K


a/ ↓Mm : ↓TD hàng ngoại
(↓CL và ↑P hàng nội để cạnh tranh
với hàng ngoại ngay trên thị trường
nội địa)

b/ ↓k

→↓ADm Cm↓
Im↓
243
Tm↑

81
17-Feb-22

7.2.2 Chính sách hạn chế nhập khẩu


• Chính sách hạn chế nhập khẩu rộng rãi có thể
làm cho nền kinh tế gặp phải 2 thiệt hại sau:
• - Các nước sẽ trả đũa lại bằng chính sách
tương tự.
• - Không tận dụng lợi thế so sánh.

244

7.3. Tỷ giá hối đoái


• 7.3.1 Khái niệm
• TGHĐ là mức giá của một đồng tiền được biểu hiện qua đồng tiền khác.
• - Lấy nội tệ làm chuẩn:
• 1 đơn vị nội tệ ≡ x đơn vị ngoại tệ
• => TGHĐ là giá của nội tệ
• - Lấy ngoại tệ làm chuẩn:
• 1 đơn vị ngoại tệ ≡ y đơn vị nội tệ
• => TGHĐ là giá của ngoại tệ

245

Tên đơn vị tiền tệ của quốc gia:

X X X
Tên quốc gia Tên đơn vị
tiền tệ của
quốc gia
VÍ DỤ: USD, VND, CAD, CNY, TWD, SGD, THB, JPY…

246

82
17-Feb-22

7.3.2 Thị trường ngoại hối


• - Cung ngoại hối chủ yếu phát sinh từ giá trị
hàng hóa và tài sản trong nước mà người nước
ngoài muốn mua.
• - Cầu ngoại hối chủ yếu phát sinh từ giá trị hàng
hóa và tài sản nước ngoài mà người trong
nước muốn mua.
• e•→ Cung•: đồng biến
• → Cầu•: nghịch biến
247

e S

e0

D
248 N0 Löôïng ngoaïi hoái

7.3.3. Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và xuất nhập


khẩu
• - e↑ (nếu các yếu tố khác không đổi)
• => Hàng hóa và tài sản trong nước sẽ trở nên
rẻ hơn đối với người nước ngoài
• => Xuất khẩu ↑
VÍ DỤ: DNXKHH A
P= 21.000 VND e= 21.000 VND/USD
P*= 1USD
e = 22.000 VND/USD
249 P*= 0, 95 USD

83
17-Feb-22

- e↑ (nếu các yếu tố khác không đổi) →Hàng hóa


và tài sản nước ngoài sẽ trở nên mắc hơn đối với
người trong nước → Nhập khẩu ↓
DNNKHH B
VÍ DỤ:

P* = 1USD e = 21.000VND/USD P = 21.000 VND


e = 22.000VND/USD
P = 22.000 VND

250

7.3.4. Tỷ giá hối đoái thực (er) và sức cạnh tranh


• Khái niệm: er là mức giá tương đối của những hàng hóa được tính theo
giá nước ngoài so với giá trong nước khi quy về một loại tiền chung.


251

TD1: P=21.000VND, e=21.000VND/USD, P*=1USD


Sức cạnh tranh
của hàng trong
nước ngang bằng
các nước khác

TD2: P=21.000VND, e=22.000VND/USD, P*= 1USD


Sức cạnh tranh
của hàng trong
nước cao hơn
nước khác

TD3: P=30.000VND, e=22.000VND/USD, P*= 1USD


Sức cạnh tranh
của hàng trong
252 nước thấp hơn
nước khác

84
17-Feb-22

Nhận xét
• + Nếu er↑→ Sức cạnh tranh ↑
+ Dùng er đánh giá sức cạnh tranh của quốc gia
trên thị trường thế giới bằng cách điều chỉnh theo
lạm phát

253

• Một quốc gia có mức LP cao hơn các nước khác, NHTW lại cố
định tỷ giá. Hãy đề ra các biện pháp làm tăng sức cạnh tranh
của quốc gia này trên thị trường thế giới?

254

↑e :↓ giá nội tệ → P↑: LP ↑


er↑

↓CPI : ↑ sản xuất trong nước,


↑ NSLĐ để ↓P

255

85
17-Feb-22

7.3.5. Các loại tỷ giá hối đoái

• - Tỷ giá cố định.

• - Tỷ giá thả nổi.

• - Tỷ giá thả nổi có quản lý.


256

7.4. Cán cân thanh toán


(Balance of Payment: B.O.P)

• 7.4.1. Khái niệm


• BOP là một bảng liệt kê ghi lại các dòng giao
dịch bằng tiền của một quốc gia với các nước
khác.
• - Dòng tiền vào: +
• 257
- Dòng tiền ra: -

BOP
• a.Cán cân vãng lai (Current Account: CA) <0
• Xuất khẩu ròng (NX) = X – M <0
• Thu nhập ròng (NIA) =TNYTSXXK–TNYTSXNK <0
• Chuyển nhượng ròng (viện trợ, kiều hối, quà biếu ...) >0
• b. Cán cân vốn (Capital Account: KA) >0
• Đầu tư ròng (tài sản hữu hình, tài sản tài chính) >0
• Giao dịch tài chính ròng (tiền gửi NH, vay mượn..)
>0
• c. Hạn mục cân đối (Balancing Item: BI) ≈0
• Khoản điều chỉnh những sai, sót trong TK chính thức.
• BOP = CA + KA +BI
• d. Tài trợ chính thức (Change in Reserver: CR).
• Phần NHTW
258
dùng dự trữ ngoại tệ để cân bằng BOP
• CA + KA +BI + CR = 0

86
17-Feb-22

7.5. Chính sách vĩ mô trong kinh tế mở


• 1. CSTK v TT trong nền kinh tế TGCĐ, vốn di chuyển tự do
i LM1
• a. CSTK LM2
• CSTKMR: IS dịch phải
i2
• → i>i* →Vốn vào
i1= i*
• →Cung ngoại tệtăng
• →NHTW mua ngoại tệ,
• bán nội tệ IS2
IS1
• → LM dịch phải Y1 Y2 Y
i= i* →Y↑
259

* Kết luận :
Trong cơ chế TGCĐ, vốn di chuyển tự do
• - Ngắn hạn: CSTK có hiệu quả.
• - Dài hạn: CSTK giảm hiệu quả
• Vì dài hạn dùng CSTK mở rộng i
LM
P↑→ SCT của hàng trong nước ↓
→XK↓, AD↓
→ IS dịch trái về vị trí cũ.
• Y không ↑, chỉ THCCNS ↑
IS2
260 IS1
Y

b. CSTT
• CSTTMR → LM dịch phải (xuống dưới)
LM1
• → i < i* →Vốn ra
• →Cung ngoại tệ• LM2

• →NHTW bán ngoại tệ i1= i*

• mua nội tệ i2

• → LM dịch trái về vị trí cũ


i= i* →Y2= Y1 IS1
Y1 Y2

• Kết luận:
261
Trong cơ chế TGCĐ, vốn di chuyển tự do CSTT kém hiệu quả

87
17-Feb-22

c . CS phá giá đồng tiền


• NHTW•TG→ X•, M•
i LM1
• →AD•→ IS dịch phải LM2
• → i>i* →Vốn vào
i2
• →Cung ngoại tệtăng
i1= i*
• →NHTW mua ngoại tệ,
• bán nội tệ
• → LM dịch phải IS2
IS1
i= i* →Y↑ Y1 Y2 Y
• Kết luận: Trong cơ chế TGCĐ, vốn tự do, CS phá giá có hiệu quả trong ngắn hạn
262

2. CSTK v TT trong nền kinh tế TG linh hoạt, vốn di chuyển tự do


a. CSTK
i LM1
• CSTKMR: IS dịch phải
• → i>i* →Vốn vào
i2
• →Cung ngoại tệ•
i1= i*
• →TG•→X• M •
• → IS dịch trái về vị trí cũ
IS2
• i= i* =>Y1= Y2 IS1
• Sản lượng không tăng, CCTM xấu đi Y1 Y2 Y

• Kết263luận: Trong cơ chế TG linh hoạt , vốn di chuyển tự do, CSTK không có
hiệu quả

b. CSTT
• CSTTMR → LM dịch phải (xuống dưới)
LM1
• → i < i* →Vốn ra
• →Cung ngoại tệ• LM2

• →TG•→ X• M• i1= i*

• → IS dịch phải i2

i= i* →Y2 IS2

IS1
Y1 Y2

• Kết luận:
264 Trong cơ chế TG linh hoạt , vốn di chuyển tự do, CSTT có hiệu quả

88
17-Feb-22

KẾT THÚC HỌC PHẦN


Kinh tế vĩ mô - 842105/832106
265

89

You might also like