You are on page 1of 27

HỌC PHẦN

TÀI CHÍNH CÔNG


GIỚI THIỆU GIẢNG VIÊN
Tên: Nguyễn Thế Khang. Học vị: Tiến sĩ – Giảng viên chính
Đơn vị công tác: Bộ môn Tài chính công, Khoa Thuế - Hải Quan, UFM.
Số điện thoại/Zalo/Facebook: 0977 605 609.
Email: nguyenthekhang@ufm.edu.vn.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN
Mã học phần: 010840. Số tín chỉ: 03 (45 tiết). Học phần nằm trong
khối kiến thức ngành, trang bị cho người học những nền tảng lý thuyết về
tài chính công.
Phân bổ giờ tín chỉ: (1) Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 26 tiết; (2)
Làm bài tập, thảo luận trên lớp: 19 tiết; (3) Tự học: 90 tiết. Các điều kiện
tham gia học phần: Đã nghiên cứu các học phần Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ
mô, Lý thuyết Tài chính tiền tệ.
Mục tiêu: Nhận biết được các khái niệm và vấn đề liên quan tới lĩnh
vực tài chính công; Nắm vững và tái hiện lại theo ngôn ngữ riêng các quy
luật vận động của tài chính công; Hệ thống lại kiến thức của môn học trong
tổng thể chung của khối kiến thức liên quan tới khu vực công; Có thể đánh
giá về tình trạng vận hành của nền tài chính công trong thực tiễn.
2. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
3. HỌC LIỆU
3.1 Tài liệu chính: GS. TS. Nguyễn Thị Cành, 2011, Tài chính công,
NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
3.2 Tài liệu tham khảo:
(1). PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu, TS. Trần Thị Vân Anh, 2020,
Giáo trình Tài Chính Công, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội;
(2) GS. TS. Dương Thị Bình Minh, 2005, Tài chính công, NXB
Tài chính.
4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
4.1. Đánh giá quá trình (30%)
Đáp ứng
STT Nội dung đánh giá Phương pháp đánh giá Tỷ lệ chuẩn đầu
ra học phần
1 Điểm chuyên cần Điểm danh 10% As1, As2
Phát biểu, đưa ý kiến thảo
2 Đóng góp xây dựng bài luận, làm bài tập tình huống 10% As1, As2
trên lớp
3 Thi giữa kỳ Làm bài trên giấy 10% Ss1, Ss2, Ss3
Cộng 30%

4.2. Đánh giá kết thúc học phần (70%)


Đáp ứng chuẩn
STT Nội dung đánh giá Phương pháp đánh giá Tỷ lệ
đầu ra học phần
1 Kiến thức Câu hỏi giáo khoa 40% Ks1, Ks2, Ks3, Ks4
2 Kỹ năng Câu hỏi vận dụng 20% Ss1, Ss2, Ss3
Mức tự chủ và chịu trách
3 Câu hỏi ý kiến cá nhân 10% As1, As2
nhiệm
Cộng 70%
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

Mục tiêu học chương:

❖ Thảo luận về tài chính công với các hệ tư tưởng khác nhau

❖ Hiểu rõ được khái niệm về tài chính công, chính phủ và họat động tài chính của CP

❖ Nắm bắt sơ bộ hệ thống tài chính công của Viêt Nam và đối tượng môn học

❖ Làm rõ các thuật ngữ “Tài chính công” và “Tài chính nhà nước”

❖ Thảo luận nắm bắt từng vấn đề đã học theo các bài tập tình huống.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.1. Tài chính công và hệ tư tưởng

Từ khi nhà nước ra đời nền kinh tế xã hội được chia thành hai khu vực:

- Khu vực công là KV phản ánh hoạt động KTCTXH do Nhà nước quyết định.

- Khu vực tư là khu vực phản ánh các hoạt động do tư nhân quyết định.

Nhà nước là được hình thành trên các hệ tư tưởng chính trị khác nhau vì thế sẽ có
ảnh hưởng đến đặc điểm hình thành chính sách công, cụ thể:

- Nhà nước chủ nô là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô.

- Nhà nước phong kiến là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến.

- Kiểu nhà nước tư sản.

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.2. Sơ lược về Chính phủ

Chính phủ chung của một quốc gia theo GFS (Hệ thống Thống kê Tài chính Chính
phủ của IMF) bao gồm: Các cơ quan công quyền và các đơn vị trực thuộc, đó là những tổ
chức thực hiện quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp trong một vùng lãnh thổ. Khu vực
Chính phủ chung thường bao gồm: Chính quyền TW, chính quyền bang (nếu có) và chính
quyền địa phương.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) xây dựng, nền kinh tế của một quốc gia được chia
thành hai khu vực: Khu vực công và khu vực tư nhân. Khu vực công bao gồm: Khu vực
Chính phủ chung và các đối tượng do Chính phủ kiểm soát, thường là các doanh nghiệp
công.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.2. Sơ lược về Chính phủ


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.2. Sơ lược về Chính phủ

1.2.1. Quan điểm của chính phủ về tổ chức

Xã hội được nhận thức như là một tổ chức tự nhiên. Mỗi cá nhân là một thành phần của
tổ chức này và chính phủ có thể được xem như là trái tim của nó. Các mục tiêu của xã hội
do Nhà nước đặt ra và Nhà nước đã hướng xã hội thực hiện các mục tiêu đó của họ.

1.2.2. Quan điểm của chính phủ về cơ chế

Quan điểm này cho rằng chính phủ không là một bộ phận tổ chức của xã hội. Mọi người
đều thừa nhận rằng chính phủ tồn tại là vì lợi ích của mọi người.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.2. Sơ lược về Chính phủ

1.2.3. Chính phủ và sự can thiệp vào nền kinh tế.

1.2.3.1 Thất bại của thị trường

✓ Độc quyền

✓ Ngoại ứng

✓ Hàng hóa công cộng

✓ Thông tin bất cân xứng

✓ Sự bất ổn vĩ mô kinh tế
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.2. Sơ lược về Chính phủ

1.2.3. Chính phủ và sự can thiệp vào nền kinh tế.

1.2.3.2. Bất công của xã hội, hàng hóa khuyến dụng và phi khuyến dụng

✓ Bất công bằng xã hội:

✓ Hàng hóa khuyến dụng và không khuyến dụng


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.2. Sơ lược về Chính phủ

1.2.4. Chức năng của chính phủ trong nền kinh tế hiện đại

✓ Phân bổ lại nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế

✓ Phân phối lại thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội

✓ Ổn định kinh tế vĩ mô

✓ Đại diện và giải quyết các mối quan hệ kinh tế quốc tế


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.2. Sơ lược về Chính phủ

1.2.5. Nguyên tắc can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế

✓ Tôn trọng thị trường, bù đắp khuyến khuyết của thị trường nhằm tạo
ra sự phát triển, ổn định, hiệu quả.

✓ Lựa chọn hình thức can thiệp tối ưu: Nhà nước cần lựa chọn sử
dụng các biện pháp thích hợp để can thiệp vào nền kinh tế sao cho thị
trường ít bị méo mó nhất.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.2. Sơ lược về Chính phủ

1.2.6. Những hạn chế của chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế.

✓ Thiếu thông tin tin cậy

✓ Thiếu khả năng kiểm soát và nhận biết các phản ứng của đối tượng cần điều chỉnh.

✓ Thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính.

✓ Mặt trái của cơ chế đại diện trong quá trình ra quyết định
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.3. Tài chính công và đối tượng của môn học

Tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức
giá trị, thông qua đó tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy và tiêu
dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.

Như vậy, tiền và tài chính là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bản chất của tiền là
hàng hóa đặc biệt. Bản chất tài chính là sự vận động của tiền, của các mối quan hệ giữa
những tổ chức khác nhau thông qua tiền. Quỹ tiền tệ gắn với những chủ thể khác nhau sẽ có
tài chính khác nhau.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.3. Tài chính công và đối tượng của môn học

✓ Quỹ tiền tệ gắn với cá nhân thì hình thành tài chính hộ gia đình,

✓ Quỹ tiền tệ gắn với doanh nghiệp, hình thành tài chính doanh nghiệp,

✓ Quỹ tiền tệ gắn với yếu tố nước ngoài thì hình thành tài chính quốc tế.

✓ Trên cơ sở đó, quỹ tiền tệ gắn với khu vực công hình thành tài chính công.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.3. Tài chính công và đối tượng của môn học

Định nghĩa tài chính công của học thuyết cổ điển

Theo quan niệm cổ điển, tài chính công là khoa học nghiên cứu những phương tiện
mà một quốc gia sử dụng để tìm kiếm và sử dụng các nguồn lực (tài nguyên) cần thiết nhằm
tài trợ cho các chi tiêu công bằng cách phân bổ cho mọi công dân những gánh nặng do chi
tiêu công gây ra. Với định nghĩa này tài chính công có thể hiểu là:

Thứ nhất, tài chính công là một khoa học nghiên cứu sự tài trợ cho chi tiêu công.

Thứ hai, tài chính công là khoa học nghiên cứu sự phân bổ các gánh nặng của
quốc gia.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.3. Tài chính công và đối tượng của môn học

Định nghĩa tài chính công theo các quan niệm hiện đại

Theo quan niệm mới, tài chính công gắn với vai trò của chính phủ trong sử dụng các
nguồn lực (tài nguyên) để can thiệp và tác động có hiệu quả vào nền kinh tế. Với định nghĩa
này tài chính công có chức năng rộng hơn.

Thứ nhất, việc sử dụng chính sách thuế là để phát triển kinh tế, đảm bảo tính công
bằng xã hội chứ không chỉ là để cung cấp tài nguyên phục vụ chi tiêu công của chính phủ.

Thứ hai, việc thiết lập ngân sách phải đảm bảo thu và chi của Nhà nước phù hợp với
nền kinh tế.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.3. Tài chính công và đối tượng của môn học

Tài chính công có các đặc điểm sau:

✓ Gắn liền với sở hữu nhà nước và quyền lực chính trị của nhà nước.

✓ Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng.

✓ Hiệu quả không lượng hóa được.

✓ Phạm vi hoạt động rộng.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.3. Tài chính công và đối tượng của môn học

Hệ thống quản lý tài chính công

Có nhiều quỹ tiền tệ tồn tại và hoạt động trong khu vực công. Căn cứ vào chủ thể
quản lý và phạm vi chức năng, gồm: Tài chính công tổng hợp và tài chính công bộ phận

➢ Tài chính tổng hợp: Là nguồn tài chính gắn liền với mục tiêu công cộng nhằm
phục vụ chức năng nhà nước từ trung ương đến địa phương, gồm các nguồn:

✓ Ngân sách nhà nước;

✓ Tín dụng nhà nước;

✓ Các quỹ tài chính công ngoài ngân sách.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.3. Tài chính công và đối tượng của môn học

Hệ thống quản lý tài chính công

➢ Tài chính công bộ phận: Tài chính các cơ quan hành chính nhà nước, là quỹ tài
chính bộ phận của các cơ quan thuộc hệ thống quyền lực nhà nước gồm cơ quan
hành pháp, lập pháp và tư pháp từ trung ương đến địa phương.

Như vậy, hệ thống tài chính công không bao gồm các doanh nghiệp công hay còn gọi
là các doanh nghiệp nhà nước.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.3. Tài chính công và đối tượng của môn học

Chức năng của tài chính công

✓ Thứ nhất, đảm bảo nguồn tài chính cho nhà nước.

✓ Thứ hai, tái phân bổ nguồn lực, cải thiện hiệu quả kinh tế, đảm bảo công bằng
xã hội, thực hiện thông qua hai kênh: Kênh thứ nhất, thể hiện qua các khoản
thu mang tính bắt buộc; Kênh thứ hai, phản ánh các khoản chi tiêu công vào
các mục tiêu.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

1.3. Tài chính công và đối tượng của môn học

Chức năng của tài chính công

✓ Thứ ba, điều tiết nền kinh tế vĩ mô, khắc phục hạn chế của kinh tế thị trường
như: Tăng nhanh tốc độ tăng GDP kỳ vọng; Tăng việc làm, giảm thất nghiệp;
Ổn định giá cả; Thực hiện chính sách điều tiết tỷ giá…

✓ Thứ tư, kiểm tra, giám sát: Kiểm tra quá trình lập kế hoạch thu; Chấp hành luật
pháp trong quá trình sử dụng nguồn tài chính công; Thu thập và phân tích dữ
liệu để có thông tin tài chính của quốc gia.
Thank you!
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu 1. Phân biệt tài chính công và tài chính tư nhân.

Câu 2. Phân biệt tài chính công và tài chính nhà nước.

Câu 3. Bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình là biểu tượng cho khu vực nào trong nền kinh
tế. Theo bạn bàn tay nào mạnh hơn.?

Câu 4. Cân bằng của thị trường tự do làm tối đa hóa hiệu quả xã hội, tại sao chính phủ
bao giờ cũng can thiệp vào nền kinh tế?
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu 5. Trong mỗi lĩnh vực sau đây, hãy đưa ra một số ví dụ nếu có thể về sự tham gia của
Chính phủ với tư cách là người sản xuất, người điều tiết, người mua hàng hóa và dịch vụ
để phân phối trực tiếp đến các cá nhân hoặc sử dụng cho chính phủ: 1- Giáo dục; 2- Giao
thông vận tải; 3- Thị trường tín dụng; 4- Nhà ở

Câu 6. Nêu những biểu hiện thất bại của nền kinh tế thị trường trong thời gian qua ở Việt
Nam và việc thực hiện chức năng của tài chính công trong việc giải quyết những thất bại
đó của chính phủ.?

You might also like