You are on page 1of 96

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI


KHOA: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
BỘ MÔN: KINH TẾ

KINH
BÀITẾ VI MÔ 1
GIẢNG

TÊN HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MÔ 1


MÃ HỌC PHẦN: 15101
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH: KINH TẾ

HẢI PHÒNG- 2008

1
YÊU CẦU NỘI DUNG CHI TIẾT
● Tên học phần: kinh tế vi mô 1 Loại học phần: 3
● Bộ môn phụ trách giảng dạy: Kinh tế Khoa phụ trách: KTVTB
● Mã học phần: 15101 Tổng số tín chỉ: 3
thực Đồ án môn
TS tiết Lý thuyết Tự học Bài tập lớn
hành/Xemina học
45 45 0 15 X 0
● Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học và thi đạt học phần Toán cao cấp
● Mục tiêu của học phần:
- Hiểu về nguyên lý các vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế cũng như của các thành
phần trong nền kinh tế .
- Thực hành về mặt lượng khi phân tích hành vi kinh tế của các thành phần trong nền
kinh tế
● Nội dung chủ yếu:
- Những khái niệm cơ bản về khoa học kinh tế
- Lý thuyết cung cầu
- Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng và hành vi của người sản xuất.
- Các cấu trúc của thị trường.
- Thị trường các yếu tố sản xuất
- Cân bằng tổng thể và vai trò điều tiết thị trường của nhà nước.
● Nội dung chi tiết:
Phân phối số tiết
Tên mục
TS LT Xemina BT KT
Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vi mô 8 8
1.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2 2
KTH vi mô
1.2. Các vấn đề kinh tế cơ bản. 1 1
1.3. Lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu. 2 2
1.4. Ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm 2 2
dần, chi phí cơ hội ngày càng tăng và hiệu quả đến việc
lựa chọn kinh tế tối ưu
1.5. Các mô hình kinh tế. 1 1
Chương 2: Cung-cầu 8 5 2 1
2.1. Cầu 2 2
2.2. Cung 2 2
2.3. Cân bằng cung cầu 4 1 2 1
Chương 3: Lý thuyết người tiêu dùng 8 6 2
3.1. Lý thuyết về lợi ích 2 2
3.2. Sự co dãn của cầu 3 2 1
3.3. Lựa chọn sản phẩm và tiêu dùng tối ưu 3 2 1
Chương 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp 11 6 4 1
4.1. Lý thuyết về sản xuất 3 2 1
4.2. Lý thuyết về chi phí sản xuất 4 2 2
4.3. Lý thuyết về lợi nhuận và quyết định cung cấp 4 2 2

2
Chương 5: Các cấu trúc thị trường 10 7 3
5.1. Các loại thị trường 1 1
5.2. Cạnh tranh hoàn hảo 4 3 1
5.3. Độc quyền (bán) 3 2 1 1
5.4. Cạnh tranh không hoàn hảo 2 1 1
Chương 6: Thị trường các yếu tố sản xuất 8
6.1. Thị trường lao động 3
6.2. Thị trường vốn 3 Tự học
6.3. Thị trường đất đai 2
Chương 7: Vai trò của Chính Phủ trong nền kinh tế thị 7
trường
7.1. Những thất bại của thị trường 4 Tự học
7.2. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường 3
● Nhiệm vụ của sinh viên:
- Lên lớp đầy đủ và chấp hành mọi qui định của nhà trường;ư
- Làm bài tập lớn đúng hạn.
● Tài liệu tham khảo:
1. GS. TS Ngô Đình Giao, Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản giáo dục, 2008.
2. Ts. Vũ Kim Dũng, Hướng dẫn thực hành kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Thống
kê, 2008.
3. Robert Pindiyck DanielL Rubinfeld, Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội 2000.
● Hình thức và tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Thi viết dọc phách hoặc trắc nghiệm, thời
gian làm bài 60 phút.
● Thang điểm: thang điểm chữ A,B,C,D,F.
● Điểm đánh giá học phần: Z= 0,3X+ 0,7Y
Bài giảng này là tài liệu chính thức và thống nhất của bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế vận tải biển
và được dùng để giảng dạy cho sinh viên.

Ngày phê duyệt: 01/04/2011.


Trưởng Bộ môn

TH.S. Nguyễn Thị Lan Hương

MỤC LỤC

3
LỜI NÓI ĐẦU 5
Chương 1: Tổng quan về kinh tế học vi mô 6
1.1.Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô 6
1.2. Các vấn đề kinh tế cơ bản. 8
1.3. Lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu. 8
1.4. Ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần, chi phí cơ hội ngày càng tăng và
hiệu quả đến việc lựa chọn kinh tế tối ưu 10
1.5. Các mô hình kinh tế. 11
Chương 2: Cung-cầu 14
2.1. Cầu 14
2.2. Cung 17
2.3. Cân bằng cung cầu 19
Chương 3: Lý thuyết người tiêu dùng 25
3.1. Lý thuyết về lợi ích 25
3.2. Sự co dãn của cầu 27
3.3. Lựa chọn sản phẩm và tiêu dùng tối ưu 31
Chương 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp 36
4.1. Lý thuyết về sản xuất 36
4.2. Lý thuyết về chi phí sản xuất 40
4.3. Lý thuyết về lợi nhuận và quyết định cung cấp 47
Chương 5: Cạnh tranh và độc quyền 53
5.1. Các loại thị trường 53
5.2. Cạnh tranh hoàn hảo 54
5.3. Độc quyền (bán) 60
5.4. Cạnh tranh không hoàn hảo 63
Chương 6. Thị trường yếu tố sản xuất 69
6.1. Những vấn đề chung 69
6.2. Thị trường lao động 71
6.3. Thị trường vốn 74
6.4. Thị trường đất đai 76
Chương 7: Những thất bại của nền kinh tế thị trường và vai trò của chính phủ 79
7.1. Những thất bại của thị trường 79
7.2. Các biện pháp khắc phục những thất bại của thị trường. 82
Một số mẫu đề thi và hướng dẫn giải………………………………………………………….87

LỜI NÓI ĐẦU


Nhiều nước trên thế giới đang cải cách hoặc đổi mới nền kinh tế của mình theo mô hình
nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhưng cũng còn có sự khác nhau ở mức độ
điều tiết. Sự khác nhau đó do chế độ chính trị, kinh tế xã hội và đặc điểm của mỗi nước quyết
định.

4
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướng vừa coi trọng vai trò khách quan của
các hoạt động kinh tế vi mô trên thị trường, vừa phát huy vai trò quan trọng của Chính phủ. Nói
một cách khác, nền kinh tế Việt Nam được xây dựng theo mô hình kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một mô hình kinh tế tối ưu ở
Việt Nam hiện nay phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những nhược điểm của nền
kinh tế thị trường. Mặt khác mô hình này đảm bảo cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh, sự bền vững của môi trường sinh thái và an ninh quốc gia.
Để góp phần vào việc thực hiện yêu cầu tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, kinh doanh và
đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao, để đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, nhằm đổi mới nội dung và chương trình đào tạo theo hình thức đào tạo tín chỉ,
giúp cho sinh viên ngành kinh tế có điều kiện tự học và nghiên cứu, chúng tôi biên soạn bài
giảng: “Kinh tế học vi mô 1”. Nội dung của bài giảng này phù hợp với mục tiêu đào tạo, chương
trình mẫu của Bộ giáo dục và đào tạo đã qui định. Chúng tôi hy vọng rằng bài giảng này giúp các
em sinh viên dễ dàng học tập, nghiên cứu môn học này. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc
chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý
kiến của người đọc để bài giảng ngày càng hoàn thiện.

Hải Phòng, tháng 4 năm 2011.


Nhóm giáo viên bộ
môn kinh tế

5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ

1.1. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô
1.1.1. Khái niệm - Phân loại kinh tế học:
a) Khái niệm và các tác nhân tham gia kinh tế học:
* Khái niệm:
Kinh tế học là môn khoa học, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực khan
hiếm để sản xuất ra các hàng hoá cần thiết và phân phối chúng cho các thành viên trong xã hội.
* Các tác nhân tham gia kinh tế học:
Nền kinh tế có 3 tác nhân cơ bản là hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Các tác nhân này
tham gia vào hoạt động của nền kinh tế như sau:
- Hộ gia đình: Là người cung cấp dịch vụ các yếu tố sản xuất cho các doanh nghiệp và
dùng thu nhập từ việc cho thuê các yếu tố sản xuất để mua hàng hoá và và dịch vụ từ
các doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp: Là người mua các yếu tố sản xuất của các hộ gia đình và cung cấp các
hàng hoá và dịch vụ.
- Chính phủ: Tham gia vào thị trường với tư cách là người cung cấp hàng hoá và dịch vụ;
ngoài ra Chính phủ còn thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập trong nền kinh tế.
b) Phân loại:
* Theo phạm vi nghiên cứu: Chia thành 2 loại:
- Kinh tế học vi mô
+ Là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề
kinh tế cụ thể của các tế bào trong một nền kinh tế.
+ Kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề tiêu dùng cá nhân, cung, cầu, sản xuất, chi phí,
giá cả thị trường, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế.
+ Kinh tế học vi mô tập trung nghiên cứu hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng doanh
nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định 3 vấn đề kinh tế cơ bản cho mình là sản xuất cái gì,
sản xuất như thế nào và phân phối thu nhập ra sao để có thể đứng vững và phát triển trong
cạnh tranh trên thị trường.
- Kinh tế vĩ mô: nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một
đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mối quan hệ giữa Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô
Tuy khác nhau nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia
cắt nhau mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức của kinh tế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước. Kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô, kinh tế quốc dân
phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, của tế bào kinh tế, của tế bào sống chịu ảnh
hưởng của kinh tế vĩ mô, của nền kinh tế, của cơ thể sống. Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi
trường, tạo điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển.
* Theo cách tiếp cận:
- Kinh tế học thực chứng: Mô tả và phân tích các sự kiện, những mối quan hệ trong nền
kinh tế. Hay nó giải thích sự họat động của nền kinh tế một cách khách quan và khoa học .
Mục đích của kinh tế học thực chứng là muốn biết lý do vì sao nền kinh tế lại hoạt động như
vậy.Trên cơ sở đó dự đoán phản ứng của nó khi có sự thay đổi của hoàn cảnh, đồng thời chúng
ta có thể sử dụng các công cụ điều chỉnh để hạn chế tác động tiêu cực và khuyến khích mặt tích
cực nhằm đạt được kết quả mong muốn.
- Kinh tế học chuẩn tắc: Đề cập đến mặt đạo lý được giải quyết bằng sự lựa chọn, có
nghĩa là nó đưa ra quan điểm đánh giá hoặc lựa chọn cách thức giải quyết các vấn đề kinh tế .

6
Có rất nhiều vấn đề được đặt ra và câu trả lời phụ thuộc vào quan điểm của cá nhân và cũng có
nhiều phương pháp giải quyết khác nhau về một hiện tượng kinh tế tùy theo cách đánh giá của
mỗi người. Những vấn đề này thường được tranh luận và quyết định chính trị, nó không bao
giờ được giải quyết bằng khoa học hay bằng các phân tích kinh tế. Nó trả lời cho câu hỏi “Nên
làm cái gì”.
Nghiên cứu kinh tế thường được tiến hành từ kinh tế học thực chứng rồi chuyển sang
kinh tế học chuẩn tắc. Vấn đề thực chứng đòi hỏi phải giải thích và dự đoán, còn vấn đề chuẩn
tắc đưa ra các lời khuyên và quyết định.
1.1.2. Đối tượng và nội dung cơ bản của Kinh tế học vi mô
- Đối tượng: Kinh tế học vi mô là môn khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tế vi mô
trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó là sự lựa chọn để giải quyết 3 vấn đề cơ
bản là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai ? Vì vậy, kinh tế học vi mô nghiên
cứu tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô, những khuyết tật
của kinh tế thị trường và vai trò của sự điều tiết.
- Nội dung: Kinh tế vi mô nghiên cứu một số nội dung quan trọng nhất như:
+ Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô, những vấn đề cơ bản,
lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần, quy luật chi phí
tương đối ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế.
+ Cung và cầu:
Nghiên cứu nội dung của cung và cầu, sự thay đổi cung và cầu, quan hệ cung và cầu quyết
định đến giá thị trường và sự thay đổi giá trên thị trường làm thay đổi quan hệ cung, cầu và lợi
nhuận.
+ Lý thuyết người tiêu dùng
Nghiên cứu các vấn đề về nội dung của nhu cầu và người tiêu dùng (các yếu tố ảnh hưởng
đến đường cầu, hàm cầu và hàm tiêu dùng, tối đa hoá lợi ích và tiêu dùng tối ưu, lợi ích cận biên,
và sự co dãn của cầu...
+ Thị trường yếu tố sản xuất: Nghiên cứu cung cầu về lao động, vốn và đất đai.
+ Sản xuất, chi phí và lợi nhuận
Nghiên cứu các vấn đề về nội dung sản xuất và chi phí, các yếu tố sản xuất, hàm sản xuất
và năng suất, chi phí cận biên, chi phí bình quân, tổng chi phí, lợi nhuận doanh nghiệp, quy luật
lợi suất giảm dần, tối đa hoá lợi nhuận, quyết định sản xuất và đầu tư, quyết định đóng cửa của
doanh nghiệp.
+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền
Nghiên cứu về thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền,
quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền, quan hệ sản lượng, giá cả, lợi nhuận.
+ Vai trò của Chính phủ
Nghiên cứu khuyết tật của kinh tế vi mô, vai trò và sự can thiệp của Chính phủ đối với
hoạt động kinh tế vi mô, vai trò của doanh nghiệp Nhà nước.
1.1.3. Phương pháp nghiên cứu Kinh tế học vi mô
1. Nghiên cứu để nắm vững những vấn đề lý luận, phương pháp luận và phương pháp lựa chọn
kinh tế tối ưu trong các hoạt động kinh tế vi mô.
2. Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực hành trong quá trình học tập vì
thực hành là một phương pháp rất quan trọng để củng cố, nâng cao những nhận thức về lý
luận, tập vận dụng lý luận, phương pháp luận để giải quyết các vấn đề cụ thể, các tình huống cụ
thể trong hoạt động kinh tế vi mô.

7
3. Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực tiễn sinh động phong phú, phức
tạp của các hoạt động kinh tế vi mô của các doanh nghiệp ở Việt Nam và các nước.
4. Cần coi trọng việc nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn về các hoạt động kinh
tế vi mô trong các doanh nghiệp tiên tiến của Việt Nam và các nước trên thế giới để làm phong
phú thêm, sâu sắc thêm những nhận thức lý luận về môn khoa học kinh tế vi mô.
5. Ngoài ra việc nghiên cứu kinh tế vi mô cần được áp dụng các phương pháp riêng như:
- Phải đơn giản hoá việc nghiên cứu trong các mối quan hệ phức tạp.
- Áp dụng phương pháp cân bằng nội bộ, bộ phận, xem xét từng đơn vị vi mô, không xét
sự tác động đến vấn đề khác, xem xét một yếu tố thay đổi, tác động trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi.
- Trong nghiên cứu Kinh tế vi mô cần sử dụng mô hình hoá như công cụ toán học và
phương trình vi phân để lượng hoá các quan hệ kinh tế.
1.2. Các vấn đề kinh tế cơ bản
1.2.1. Quyết định sản xuất cái gì: đòi hỏi phải làm rõ nên sản xuất hàng hoá, dịch vụ gì với số
lượng bao nhiêu, bao giờ thì sản xuất.
Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ rất phong phú, đa dạng và ngày một tăng
cả về số lượng và chất lượng. Nhưng trên thực tế nhu cầu có khả năng thanh toán lại thấp hơn,
cho nên muốn thoả mãn nhu cầu lớn trong khi khả năng thanh toán có hạn, xã hội và con người
phải lựa chọn từng loại nhu cầu có lợi nhất cho xã hội, cho người tiêu dùng. Tổng số các nhu
cầu có khả năng thanh toán của xã hội, của người tiêu dùng cho ta biết được nhu cầu có khả
năng thanh toán của thị trường. Nhu cầu này là căn cứ, là xuất phát điểm để định hướng cho
Chính phủ và các nhà kinh doanh quyết định việc sản xuất và cung ứng của mình.
1.2.2. Quyết định sản xuất như thế nào: Nghĩa là quyết định sản xuất cho ai và bằng những tài
nguyên nào, với hình thức công nghệ nào, phương pháp sản xuất nào để đạt được lợi nhuận cao
nhất, thu nhập bình quân lớn nhất.
Sau khi đã lựa chọn được cần sản xuất cái gì, Chính phủ, các nhà kinh doanh phải xem xét
và lựa chọn việc sản xuất những hàng hoá và dịch vụ đó như thế nào để sản xuất nhanh và
nhiều hàng hoá theo nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, cạnh tranh thắng lợi trên thị
trường để có lợi nhuận cao nhất tức là phải lựa chọn và quyết định giao cho ai, sản xuất hàng
hoá dịch vụ này bằng nguyên vật liệu gì, thiết bị dụng cụ nào, công nghệ sản xuất ra sao để đạt
tới lợi nhuận cao nhất, thu nhập quốc dân lớn nhất.
1.2.3. Quyết định sản xuất cho ai: Đòi hỏi phải xác định rõ ai sẽ được hưởng và được lợi từ
những hàng hoá và dịch vụ của đất nước.
Thị trường quyết định giá cả của các yếu tố sản xuất, do đó cũng quyết định thu nhập về
hàng hoá dịch vụ. Thu nhập của xã hội, của tập thể hay của cá nhân phụ thuộc vào quyền sở
hữu và giá trị của các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào lượng hàng hoá và giá cả của các hàng hoá
dịch vụ. Vấn đề chủ yếu ở đây cần giải quyết là những hàng hoá và dịch vụ sản xuất phân phối
cho ai để vừa có thể kích thích mạnh mẽ sự phát triển kinh tế có hiệu quả cao, vừa đảm bảo
công bằng xã hội. Về nguyên tắc thì cần đảm bảo cho mọi người lao động được hưởng và được
lợi từ những hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp đã tiêu thụ căn cứ vào những cống hiến của
họ (cả lao động sống và lao động vật hoá) đối với quá trình sản xuất ra những hàng hoá và dịch
vụ ấy đồng thời chú ý thoả đáng đến những vấn đề xã hội đối với con người.
1.3. Lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu
1.3.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn
1.3.1.1. Khái niệm lý thuyết lựa chọn: Là tìm cách lý giải cách thức mà những nhân vật khác
nhau này sử dụng để đưa ra những quyết định của mình. Nó cố gắng giải thích tại sao họ lựa
chọn và cách thức lựa chọn của họ.

8
- Cơ sở của lý thuyết lựa chọn là chi phí cơ hội: “Chi phí cơ hội của một quyết định là giá
trị hàng hoá hoặc dịch vụ bị bỏ qua khi chúng ta lựa chọn quyết định đó và bỏ qua các quyết
định khác trong điều kiện khan hiếm các yếu tố thực hiện quyết định”.
- Tại sao phải thực hiện sự lựa chọn? Vì nhu cầu của con người, của xã hội, của thị trường
là vô hạn song nguồn lực là có giới hạn.
- Vì sao sự lựa chọn lại có thể thực hiện được? Vì một nguồn lực khan hiếm có thể sử
dụng vào mục đích khác.
*Chú ý: Song đôi khi có một nhân tố sản xuất khan hiếm nhất. Khi lựa chọn người ta phải
tập trung vào nguồn lực khan hiếm đó - nó là giới hạn ràng buộc, hạn chế khả năng lựa chọn.
Ví dụ: + Đối với một nhà triệu phú, tiền có thể không phải là một giới hạn ràng buộc khi
tiến hành lựa chọn các mặt hàng tiêu dùng - thời gian có lẽ là quan trọng.
+ Đối với một người nghèo thất nghiệp, thời gian có thể là thứ rất sẵn, nhưng tiền
lại rất khan hiếm.
1.3.1.2. Mục tiêu của sự lựa chọn
- Sự lựa chọn được thực hiện trên cơ sở những mục tiêu của những tác nhân kinh tế.
- Nếu tác nhân là hộ gia đình thì những mục tiêu này có thể được xác định bởi hạn chế về
ngân sách gia đình và giá cả hàng hoá. Chi phí cho tiêu dùng tập hợp hàng hoá là cơ hội bị bỏ
qua của sự tiêu dùng một tập hợp hàng hoá khác hấp dẫn nhất đối với anh ta sau tập hợp hàng
hoá đã chọn.
- Tác nhân là nhà kinh doanh thì nhà kinh doanh cũng có một hàm mục tiêu và để đơn
giản hoá vấn đề người ta thường coi mục tiêu đó là lợi nhuận và khi theo đuổi mục tiêu lợi
nhuận của mình, doanh nghiệp phải thường xuyên chạy theo những cơ hội khác nhau mà nó có
được. Chi phí cơ hội của việc theo đuổi một cơ hội sẽ là sự bỏ qua cơ hội có lợi nhất sau cơ hội
đã chọn và khi một quyết định đã được thực hiện, những cơ hội trong tương lai cũng thay đổi.
1.3.2. Bản chất và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu
1.3.2.1. Bản chất của sự lựa chọn kinh tế tối ưu
Bản chất của sự lựa chọn kinh tế là căn cứ vào nhu cầu vô hạn của con người, của xã hội,
của thị trường đề ra các quyết định tối ưu về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất
cho ai trong giới hạn cho phép của nguồn lực hiện có.
1.3.2.2. Phương pháp tiến hành lựa chọn kinh tế
Việc chúng ta có thể sản xuất cái gì và bao nhiêu trong một khoảng thời gian nào đó luôn
luôn có một giới hạn nhất định của nguồn lực cho phép, do đó việc lựa chọn kinh tế để có được
những quyết định tối ưu của chúng ta được tiến hành và được minh họa trên đường giới hạn
năng lực sản xuất. Trên đường đó cho phép chúng ta chọn điểm tối ưu nhất cho mong muốn
của chúng ta. Vậy đường giới hạn khả năng sản xuất là gì?
- Khái niệm: Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) mô tả mức sản xuất tối đa mà một
nền kinh tế có thể đạt được với số lượng đầu vào và công nghệ sẵn có. Nó cho biết các khả
năng sản xuất khác nhau mà một xã hội có thể lựa chọn.
- Đặc điểm của đường PPF:
+ Phản ánh trình độ sản xuất và công nghệ hiện có.
+ Phản ánh phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.
+ Phản ánh chi phí cơ hội của một hàng hóa này nhờ vào việc đo lường trong giới hạn của
hàng hóa khác.
+ Phản ánh tăng trưởng và phát triển khi nó dịch ra phía ngoài.
Ví dụ: Những khả năng sản xuất có thể thay thế nhau.

9
Giới hạn khả năng sản xuất thực
phẩm, quần áo
Thực phẩm Quần áo
Khả năng
(T) (103 bộ)
A 0 7,5
B 1 7
C 2 6
D 3 4,5
E 4 2,5
F 5 0

Quần áo

Nhận xét: Qua đường này ta thấy những điểm nằm ngoài đường năng lực sản xuất (N) thì
skhông thể đạt được, những điểm nằm dưới đường đó lại không mong muốn (M), chỉ có những
điểm nằm trên đường cong năng lực sản xuất đều cho ta hiệu quả vì nó tận dụng hết năng lực
. A
.
sản xuất. (VíB dụ A, B, C, D, E, F).
7,
5
6
.
=> Kết luận: .
C Như vậy hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một
loại hàng hoá mà không cắtNgiảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu
quả,
D.
4,5 một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn
.
năng lực sản xuất
2,5
M của nó. E
.
1.4. Ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần, chi phí cơ hội ngày càng tăng và
Thực phẩm
.
hiệu quả đến việc lựa chọn kinhFtế tối ưu
1.4.1. Quy luật khan hiếm
1 2 3 4 5
- Nội dung quy luật: Mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động kinh tế đều sử
dụng Hình 1.1. Đường
các nguồn lực. Cácgiới hạnlực
nguồn khảđều
năng sản
khan hiếm, có giới hạn, đặc biệt là các nguồn lực tự
xuất
nhiên khó hoặc không thể tái sinh.
- Tác động của quy luật: Do tài nguyên khan hiếm so với nhu cầu của xã hội nên các tác
nhân trong nền kinh tế phải lựa chọn những vấn đề kinh tế cơ bản của mình trong giới hạn cho
phép của khả năng sản xuất hiện có mà xã hội đã phân phối cho. Khi quyết định sản xuất cái gì
và như thế nào, doanh nghiệp phải thực sự dựa vào giới hạn của năng lực sản xuất hiện có để
quyết định xem những nguồn lực đó phải được phân bổ như thế nào giữa nhiều loại hàng hoá để
vừa có thị trường tiêu thụ và doanh nghiệp có khả năng sản xuất, đồng thời doanh nghiệp phân
bổ như thế nào giữa các khâu công việc để làm sao thoả mãn được tối đa nhu cầu của thị trường
và đạt lợi nhuận cao nhất. Đó là sự lựa chọn của doanh nghiệp trong điều kiện giới hạn của
nguồn lực cho phép.
1.4.2. Tác động của quy luật lợi suất giảm dần
- Nội dung quy luật:
Quy luật lợi suất giảm dần đề cập đến một khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm đi
khi ta liên tiếp bỏ ra những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi (như lao động) vào một
số lượng cố định của một đầu vào khác (như đất đai).
- Tác động của quy luật: Nghiên cứu quy luật này giúp các doanh nghiệp tính toán lựa
chọn kết hợp các đầu vào của quá trình sản xuất một cách tối ưu nhất.
Ví dụ:
Số lao SL ngô (tạ) SL biên (tạ)
10
động
100 2.000 -
101 2.020 20
102 2.030 10
103 2.035 5
- Phân biệt quy luật lợi suất giảm dần với lợi suất theo quy mô không đổi
Trường hợp này được dùng để chỉ sự tăng thêm cân đối về quy mô sản xuất khi mọi đầu
vào đều tăng theo cùng một tỉ lệ cùng một lúc thì đầu ra cũng sẽ tăng theo tỉ lệ đó. Nhưng thực
tế của sản xuất kinh doanh lại không đơn giản như vậy, mà lại xảy ra như sau: Có thể thời gian
đầu, ta tăng các đầu vào đồng bộ sẽ cho ta tăng tỷ lệ đầu ra tương ứng như trên đã nói, nếu
tiếp tục tăng đầu vào nữa đến mức sẽ làm cho năng suất giảm xuống và lúc đó tỷ lệ tăng đầu ra
không tương xứng với đầu vào.
1.4.3. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng
- Nội dung quy luật: Để có thêm một số lượng bằng nhau về một mặt hàng, xã hội phải hy
sinh ngày càng nhiều số lượng một mặt hàng khác
- Tác động của quy luật: quy luật này giúp chúng ta tính toán và lựa chọn sản xuất cái gì,
như thế nào là có lợi nhất.
1.4.4. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là trạng thái mà tại đó người ta không thể tăng số lượng của mặt hàng
này mà không cắt giảm số lượng của mặt hàng khác.
Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả khi nó không thể sản xuất một mặt hàng với số
lượng nhiều hơn mà không sản xuất một mặt hàng khác với số lượng ít hơn khi nó nằm trên
đường năng lực sản xuất. Như vậy hiệu quả kinh tế theo quan điểm của kinh tế học vi mô là:
- Tất cả những quyết định sản xuất cái gì trên đường giới hạn năng lực sản xuất là có hiệu
quả vì nó tận dụng hết nguồn lực.
- Số lượng hàng hoá đạt được trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn càng có
hiệu quả.
- Sự thoả mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hoá theo nhu cầu thị trường
trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ
thì hiệu quả kinh tế càng cao.
- Sự đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất cho ta khả năng
tăng trưởng kinh tế nhanh và tích luỹ lớn.
1.5. Các mô hình kinh tế
1.5.1. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung (kinh tế chỉ huy)
Trong một nền kinh tế được kế hoạch hoá tập trung tất cả việc lựa chọn 3 vấn đề kinh tế
cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai, đều do nhà nước thực hiện.
Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh và cấp vốn, vật tư cho các ngành, các địa phương và cơ sở sản
xuất kinh doanh, sau khi hoàn thành nhiệm vụ họ phải giao nộp sản phẩm và tích luỹ cho nhà
nước theo chỉ tiêu pháp lệnh. Nhà nước sử dụng chế độ phân phối bằng hiện vật cho các cơ
quan nhà nước, phân phối bằng chế độ tem phiếu cho người tiêu dùng. Như vậy người tiêu
dùng không được quyền lựa chọn, phải tiêu dùng cái mà nhà nước có chứ không phải cái mà
người tiêu dùng cần. Thực hiện cơ chế giá bao cấp do Nhà nước quy định để tiến hành phân
phối cho sản xuất và tiêu dùng làm xuất hiện nhu cầu giả tạo, thừa và thiếu hàng hoá, dịch vụ,
lợi dụng ăn chênh lệch giá...
11
* Ưu:
Quản lý được tập trung thống nhất và giải quyết được những nhu cầu công cộng của xã
hội, giải quyết được những vấn đề xã hội và an ninh, hạn chế được sự phân hoá giàu- nghèo và
bất công xã hội, tập trung được nguồn lực để giải quyết được những cân đối lớn của nền kinh
tế quốc dân.
* Nhược:
Quản lý được tập trung quan liêu, bao cấp, không thúc đẩy và kích thích sản xuất phát
triển, phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường, chủ quan, bộ máy nặng nề,
cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực, phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, các doanh
nghiệp thường chờ đợi, ỷ lại, thiếu năng động sáng tạo.
→ Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung là nền kinh tế quan liêu, bao cấp.
1.5.2. Mô hình kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết 3 vấn đề cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất
như thế nào, sản xuất cho ai đều thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu trên thị trường,
quan hệ cạnh tranh, giá cả thị trường. Trong kinh tê thị trường, giá cả thị trường có vai trò
quyết định trong quá trình lựa chọn và ra quyết định, giá cả thị trường do quan hệ cung cầu
quyết định và phản ánh quan hệ cung cầu và cạnh tranh trên thị trường. Các doanh nghiệp
được lợi nhuận dẫn dắt đề ra các quyết định tối ưu về các vấn đề kinh tế cơ bản.
* Ưu điểm
- Do có động cơ về lợi nhuận cho nên nó thúc đẩy việc đổi mới và phát triển, đảm bảo cho
các nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng tự do lựa chọn và quyết định việc sản xuất
kinh doanh và tiêu dùng của mình.
- Thông qua các hoạt động cạnh tranh trên thị trường mà thúc đẩy các nhà sản xuất kinh
doanh tìm mọi biện pháp để phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước, của
ngành, của địa phương và của từng cơ sở kinh doanh, đào tạo và bồi dưỡng được những cán bộ
quản lý biết làm ăn năng động, sáng tạo vì lợi nhuận tối đa.
* Nhược điểm
- Do vì động cơ lợi nhuận là mục tiêu tối đa và duy nhất cho nên sẽ dẫn đến ô nhiễm môi
trường, phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể dẫn đến những vấn
đề xã hội.
- Số nhu cầu công cộng rất cần cho xã hội và mọi người, nhưng lợi nhuận thấp hoặc không
có đã không được thực hiện, những yêu cầu về an ninh quốc phòng và xã hội không được giải
quyết thoả đáng.
→ Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế năng động và khách quan.
1.5.3. Mô hình kinh tế hỗn hợp
Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế phải phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn
trọng vai trò của giá cả thị trường, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và động cơ phấn đấu, đồng thời
phải tăng cường vai trò và sự can thiệp của Nhà nước để khắc phục những khuyết tật của nền
kinh tế thị trường.
→ Nền kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế vừa phát huy được nhân tố khách quan với
những ưu điểm của nền kinh tế thị trường, vừa coi trọng các nhân tố chủ quan với vai trò quản
lý vĩ mô của nhà nước.
Câu hỏi ôn tập chương 1

Câu 1: Trình bày khái niệm và phân loại kinh tế học?

12
Câu 2: Nội dung những vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp?
Câu 3: Nội dung lý thuyết lựa chọn kinh tế? Trình bày mục tiêu của sự lựa chọn. Cho ví dụ minh
hoạ?
Câu 4: Thế nào là đường giới hạn khả năng sản xuất? Khi nào đường giới hạn khả năng sản xuất
dịch chuyển? Trình bày mối quan hệ giữa đường giới hạn khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế?
Câu 5: Nội dung Quy luật lợi suất giảm dần. Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 6: Phân tích các mô hình kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đang theo đuổi mô hình kinh tế nào?
Giải thích?
Bài tập chương 1
Bài 1: Thực tiễn nhu cầu của con người không được thỏa mãn đầy đủ với nguồn lực hiện có
được gọi là vấn đề:
a. Chi phí cơ hội.
b. Khan hiếm.
c. Kinh tế chuẩn tắc.
d. Sản xuất cái gì.
Bài 2: Sự khan hiếm bị loại trừ bởi:
a. Sự hợp tác.
b. Cơ chế thị trường.
c. Cơ chế mệnh lệnh.
d. Không điều nào ở trên.
Bài 3: Tất cả các điều sau đây đều là yếu tố sản xuất trừ:
a. Các tài nguyên thiên nhiên.
b. Các công cụ sản xuất.
c. Tài năng kinh doanh.
d. Chính phủ.
Bài 4: Một mô hình kinh tế tốt bao gồm:
a. Số lượng ít nhất các thông tin cần thiết để trả lời các câu hỏi đề cập trong mô hình.
b. Càng nhiều thông tin càng tốt.
c. Càng ít thông tin các tốt.
d. Trả lời tất cả các vấn đề kinh tế.
Bài 5: Vào ngày lễ Valentine, Tùng và Lan trao đổi quà cho nhau. Tùng tặng Lan bông hồng và
Lan tặng Tùng một hộp Sô cô la. Cả hai đều chi hết 15 nghìn đồng. Đồng thời họ cũng chi hết 50.
000 đồng cho bữa tối và chia đều chi phí đó. Tùng và Lan có phải chịu khoản chi phí cơ hội nào
không? Nếu có hãy xác định chi phí cơ hội đó?

13
Chương 2: CUNG - CẦU

2.1. Cầu
2.1.1. Khái niệm
- Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở
các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác không
thay đổi.
* Phân biệt cầu và nhu cầu: Nhu cầu là những mong muốn và nguyện vọng vô hạn
của con người. Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thoả mãn.
Ví dụ: Bạn muốn mua một chiếc xe máy, đó là nhu cầu của bạn song bạn không có
tiền (khả năng mua và cầu của bạn với chiếc xe máy bằng 0) hoặc tương tự, bạn có sẵn tiền
(có khả năng mua) song bạn không có ý muốn mua một chiếc xe ô tô, do đó cầu của bạn
với loại xe đó bằng 0.
- Lượng cầu: Là lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng
mua ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác không
thay đổi. P
2.1.2. Cầu cá nhân 50
0
.
Ví dụ: Giả sử Sinh viên A có một biểu cầu như sau:
40 .
Giá đánh máy 1
.
0
Lượng cầu Qd
trang P 30
(số trang)
(đồng/trang) 0
20
.
500 2 0 D
400 7 10 .
0
300 12
7 12 16 20 Q
200 16 2
PL
100 21
Hình 2.1. Đường cầu

- Biểu cầu: là bảng chỉ số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng
và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
- Đường cầu: Đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá gọi là đường cầu.
2.1.3. Luật cầu
Số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi
giá của hàng hoá hoặc dịch vụ giảm xuống, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
* Cầu thị trường
Cầu thị trường là tổng số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà mọi người sẵn sàng và có
khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian đã cho, với điều kiện các
yếu tố khác không thay đổi. Cầu thị trường là tổng hợp của các cầu cá nhân lại với nhau
tương ứng với từng mức giá.
Ví dụ 1: Giả sử có 4 sinh viên A, B, C, D tham gia vào thị trường đánh máy và họ có
biểu cầu như sau:

Giá đánh máy Lượng cầu (số trang) Tổng

14
cầu
1 trang (đồng)
SV A SV B SV C SV D
500 1 4 0 0 5
450 2 6 0 0 8
400 3 8 0 0 11
350 5 11 0 0 16
300 7 14 1 0 22
250 9 18 3 0 30
200 12 22 5 0 39
150 15 26 6 0 47
100 20 30 7 0 57
Ví dụ 2: Xét một thị trường gồm 2 cá nhân A và B, biết đường cầu của 2 cá nhân A và
B là DA và DB. Xác định đường cầu của thị trường bằng phương pháp cộng đồ thị.

P Ý nghĩa: Đường cầu P thị trường cho biết lượng cầuP thị trường đối với dịch vụ đánh
máy ở mỗi mức giá nhất định.
P P1
P1 Các yếu tố xác định cầu1 và hàm số của cầu
2.1.4.
Ngoài giá của hàng hoá ra, lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng
muốn và có khả năng mua còn phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
2.1.4.1.
P2 Thu nhập của người tiêu dùng (Yt)
P2 P2
- Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cầu nhiều hàng hoá hơn và ngược lại. Nhà thống
kê người ĐứcDA Ernst Engel (1821-1896) đã nghiên cứu sự chi tiêu của nhiềuDhộ gia đình và
DB
công bố luật về mối quan hệ thuận giữa thu nhập và cầu đối với hàng hoá.
Q0nhập
- Khi thu Q1 tăng dẫnQđến sự tăng cầu Q Q hết các
2 với hầu
đối Q0 hàng hoáQnhưng
1+ Q2
không Q phải
đối với mọi loại hàng hoá. Những hàng hoá có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên được gọi
Hình 2.2. Đường cầu thị trường
là hàng hoá thông thường, còn các hàng hoá mà cầu giảm đi khi thu nhập tăng lên gọi là
hàng thứ cấp (sắn, ngô...) vì khi thu nhập cao lên, người tiêu dùng sẽ mua nhiều thịt cá,
bánh mỳ và mua ít ngô, khoai, sắn đi.
2.1.4.2. Giá cả của các loại hàng hoá có liên quan (Pr,t)
- Hàng hoá thay thế: là hàng có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác. Khi giá hàng hoá thay
thế tăng, cầu đối với hàng hoá đang xét tăng.
Ví dụ: Chè và cà phê là 2 loại hàng hoá thay thế, khi giá của 1 loại hàng thay đổi thì cầu đối
với loại hàng hoá kia cũng thay đổi, như khi giá cà phê tăng lên thì cầu đối với chè sẽ tăng
lên.
- Hàng hoá bổ sung: là hàng hoá được sử dụng đồng thời với hàng hoá khác
Ví dụ: ở các nước Châu Âu người ta thường uống chè với đường → chè và đường là hàng
hoá bổ sung. Đối với hàng hoá bổ sung khi giá của một hàng hoá tăng lên thì cầu đối với
hàng hoá bổ sung kia sẽ giảm đi.
2.1.4.3. Dân số (N)
Nếu các yếu tố khác cố định, dân số càng lớn thì lượng cầu sẽ tăng lên càng lớn
2.1.4.4. Thị hiếu (T)

15
Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hoá hoặc dịch vụ,
thị hiếu có ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng.
2.1.4.5. Các kỳ vọng (sự mong đợi của người tiêu dùng) (E)
Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả của hàng hoá nào đó giảm xuống trong
tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hoá của họ sẽ giảm xuống và ngược lại...
Các kỳ vọng cũng có thể về thu nhập, về thị hiếu, về số lượng người tiêu dùng... đều
tác động đến cầu đối với hàng hoá.
* Tóm lại: Các yếu tố xác định cầu có thể tóm tắt ngắn gọn dưới dạng toán học như
sau:
D
Q x, t =f (P x ,t ;Y t ; Pr , t ;N ;T ; E )
Trong đó:
D
Q x,t : lượng cầu đối với hàng hoá x trong thời gian t.
Px ,t : giá hàng hoá x trong thời gian t.
Y t : thu nhập của người tiêu dùng trong thời gian t.
Pr ,t : giá của hàng hoá có liên quan trong thời gian t.
N: dân số.
T: thị hiếu.
E: kỳ vọng.
2.1.5. Sự vận động dọc theo đường cầu và sự dịch chuyển của đường cầu
- Sự thay đổi của cầu: là sự dịch chuyển của toàn bộ đường cầu sang bên trái hoặc bên
phải do bất cứ yếu tố nào khác ngoài giá thay đổi: thu nhập, dân số…

16
P

E Tăng
cầu

Giảm
D’
cầu

D”
D Q

Hình 2.3. Sự dịch chuyển của đường


- Sự thay đổi của lượng cầu: là sự vận động dọc theo đường cầu khi giá cả thay đổi mà các
cầu
yếu tố khác không thay đổi.

2.2. Cung
2.2.1. Khái niệm
- Cung: là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng
bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác
không thay đổi.
Ví dụ: người sản xuất có hàng bán nhưng không muốn bán vì giá rẻ thì không có cung
và cầu không được thoả mãn. Ngoài ra khi nói đến cung đối với bất kỳ hàng hoá và dịch vụ
nào ta cũng phải lưu ý đến bối cảnh không gian và thời gian cụ thể vì các nhân tố đó ảnh
hưởng trực tiếp đến cung.
- Lượng cung:
Là lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở mức giá
đã cho trong một thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
2.2.2. Biểu cung và đường cung
- Biểu cung: là một bảng miêu tả số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán sẵn
sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định,
với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
- Cung thị trường: là tổng hợp các mức cung của từng cá nhân lại với nhau
Ví dụ: Biểu cung về dịch vụ đánh máy cho SV
Giá đánh máy 1 Lượng cung Qs
trang P (đ/trang) (số trang)
500 70
400 55
300 40
200 22
100 10
P
50 .
0 S
40
0
.
30
0

20
0 17
10
0
.
.
.

Hình 2.5. Đường cung

2.2.3. Luật cung


Số lượng hàng hoá được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó
tăng lên (mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa lượng cung và giá) vì lợi nhuận cao hơn đối với nhà
sản xuất, họ sẽ sản xuất nhiều hơn và lôi kéo thêm nhiều hãng vào sản xuất.
2.2.4. Các yếu tố xác định cung và hàm số của cung
2.2.4.1. Công nghệ: (CN)
Là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí lao động trong quá
trình chế tạo sản phẩm. Sự cải tiến công nghệ làm đường cung (S) dịch chuyển về phía
phải, tức là làm tăng khả năng cung lên (S’).
2.2.4.2. Giá của các yếu tố sản xuất (đầu vào) (Pi)
Nếu giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội
kiếm lợi nhuận cao nên các nhà sản xuất sẽ sản xuất nhiều hơn. Pi giảm → S tăng.
2.2.4.3. Chính sách thuế (T)
Thuế cao không làm cho thu nhập còn lại của người sản xuất ít đi và họ không có ý
muốn cung hàng hoá nữa và ngược lại mức thuế thấp sẽ khuyến khích các hãng mở rộng sản
xuất của mình. T tăng → S giảm ( từ S đến S’’).
2.2.4.4. Số lượng người sản xuất (NS)
Số lượng người càng nhiều thì lượng cung càng lớn.
2.2.4.5. Các kỳ vọng (E)
Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hoá, giá của các yếu tố sản xuất, chính sách
thuế... đều có ảnh hưởng đến cung hàng hoá và dịch vụ. Nếu sự mong đợi dự đoán có
thuận lợi cho sản xuất thì cung sẽ được mở rộng và ngược lại
→ Tóm lại ta có hàm số cung như sau:
S
Q x ,t =f (P x ,t , Pi ,T ,CN , N S ,E )
S
Q x,t : lượng cung đối với hàng hoá x trong thời gian t.
Px ,t : Giá của hàng hoá x trong thời gian t.
Pi : Giá của các yếu tố đầu vào.
T : Thuế.
CN : Công nghệ.
NS : Số người sản xuất.
E : Các kỳ vọng.

18
2.2.5. Sự vận động dọc theo đường cung và sự dịch chuyển của đường cung
- Sự thay đổi của cung: là sự dịch chuyển của toàn bộ đường cung sang trái hoặc sang phải
do bất kỳ yếu tố nào khác ngoài giá thay đổi như công nghệ, số lượng người sản xuất,…

P
S’
S S’’

Tăng
Giảm Tăng
cung
cung
cung

Q
Hình 2.6. Sự dịch chuyển của đường
cung
- Sự thay đổi của lượng cung: là sự vận động dọc theo đường cung khi giá thay đổi mà các
nhân tố khác không đổi.
P
2.3. Cân bằng cung cầu
2.3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu
Trạng thái cân bằng cung cầu đối với một S
hàng hoá nào đó là trạng thái khi việc cung
hàng hoá đó đủ thoả mãn cầu đối với nó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái này ta có
PB
giá cân bằng và sản lượng cân bằng PE và QE. B
Tăng lượng
cung
PA Giảm lượng A
cung
PC
C

QC QA QB Q

Hình 2.7. Sự di chuyển của đường cung

19
P
S

P
E E
D

Q
Hình 2.8. Trạng QE thái cân bằng cung
cầu
2.3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt của thị trường
- Thiếu hụt của thị trường: Là kết quả của việc cầu lớn hơn cung ở một mức giá nào
đó. Nói cách khác đó là sự thặng dư của cầu.
Xét giá PCD < PE ta thấy Qd > Qs=> thiếu hụt là (Qd- Qs).

PE
E
PCD
thiếu hụt
D

Q
Qs Qd
Hình 2.9. Sự thiếu hụt của thị trường
- Sự dư thừa của thị trường: là kết quả của việc cung lớn hơn cầu ở một mức giá nào
đó. Nói một cách khác đó là thặng dư của cung.
Xét giá PAB > PE ta thấy Qs > Qd=> dư thừa là Qs- Qd.

Dư S
PAB thừa

PE E
D
Qd Qs
Q
Hình 2.10. Sự dư thừa trên thị trường

→ Kết luận: bất cứ lúc nào P thị trường cao hoặc thấp hơn giá cân bằng thì sẽ xuất
hiện sự dư thừa hoặc thiếu hụt trên thị trường và để khắc phục hiện tượng này, cả người
bán và người mua phải thay đổi hành vi của họ để đạt tới mức giá cân bằng.

20
2.3.3. Sự thay đổi của trạng thái cân bằng
Khi đường S hoặc đường D dịch chuyển sẽ làm thay đổi trạng thái cân bằng của thị
trường. Vậy những nhân tố dẫn đến sự dịch chuyển của hai đường này là những nhân tố
làm thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường.
P
P
E’
S S
P’E
PE
PE E E
P’E
D’ D
E’
D
D’
Q
Q
QE Q’
Hình 2.11a. E dịch chuyển
Sự Q’E Sự
Hình 2.11b. QEdịch chuyển
sang phải của đường cầu sang trái của đường cầu
P P S’
S E’ S
E S’ P’E
PE
E
E’ P
P’E E

D D
Q Q
QE Q’E Q’E QE
Hình 2.11c. Sự dịch chuyển Hình 2.11d. Sự dịch chuyển
sang phải của đường cung sang trái của đường cung

2.3.4. Kiểm soát giá


Chính phủ thường cố gắng kiểm soát và điều tiết giá thị trường, song thường xuyên
việc định giá đó không phù hợp với điều kiện khách quan và làm giảm tính hiệu quả của thị
trường.
* Khái niệm: Kiểm soát giá là qui định của Chính phủ về giá đối với một số hàng hoá
hoặc dịch vụ nào đó nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ.
* Có hai hình thức kiểm soát giá:
- Giá trần :
Khái niệm: Giá trần là mức giá cho phép tối đa của một hàng hoá hay dịch vụ.
Ví dụ 1: khi đặt giá trần (tiền thuê nhà tối đa), Chính phủ muốn đảm bảo lợi ích
cho các hộ gia đình có thu nhập thấp (sinh viên, người cô đơn). Song thường mức giá đó lại
thấp hơn mức giá thị trường và gây ra hiện tượng thiếu hụt.
Ban đầu cân bằng E. Với mức giá kiểm soát P*, lượng cầu Qd > Qs → gây ra thiếu hụt
và điều tai hại hơn là do tiền thuê nhà thấp không khuyến khích các chủ nhà cho thuê và
chất lượng nhà sẽ bị giảm sút do kinh phí hạn hẹp.

P
S

P
E
P* D
21
Q
Qs
Hình 2.12. Ảnh hưởng của giá
trần
- Giá sàn :
Khái niệm: Giá sàn là mức giá cho phép tối thiểu của một hàng hoá hay dịch vụ.
Ví dụ 2: Khi Chính phủ định giá sàn (mức tiền công tối thiểu) để duy trì một mức
sống nhất định, song khi tiền công tối thiểu cao hơn mức tiền công thị trường sẽ gây ra dư
thừa lao động và đây là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.
. W
SL
W*
WE E
DL

L
L1 LE L2
Khi mức giá sàn, quy định W*,2.13.
ta thấy (L2) ngườicủa
muốn
Hình Ảnh hưởng giácung ứng lao động tăng,
song các chủ hãng chỉ muốn thuê một lượng lao động ít đi (L1). Nên dư thừa lao động là
sàn
(L2-L1) đó là nguyên nhân của thất nghiệp, nếu Chính phủ không can thiệp vào định giá thì
LE người có việc làm và hưởng mức tiền công là WE.
Hậu quả: Việc can thiệp của Chính phủ vào thị trường dưới hình thức kiểm soát giá
sẽ dẫn đến sự dư thừa hay thiếu hụt ở các mức giá quy định, chứ không phải là một giải
pháp cho vấn đề phân phối tài nguyên.
2.3.5. Ảnh hưởng của thuế:
Chúng ta đã biết là thuế đánh vào hàng hoá làm dịch chuyển đường cung lên trên
dẫn tới giá cân bằng cao hơn và sản lượng cân bằng thấp hơn. Tuy nhiên sự thay đổi của
giá là điều đặc biệt quan trọng vì nó phản ánh ảnh hưởng của thuế. Các nhà hoạch định
chính sách rất quan tâm điều này.
Như chúng ta thấy, sau khi đánh thuế một lượng là t đối với một đơn vị hàng hoá
bán ra, giá thị trường tăng lên từ P 1 đến P2. Sự chênh lệch (P2 - P1) người tiêu dùng phải
chịu, còn nhà sản xuất phải chiụ một phần bằn [t – (P 2 - P1)]. Như vậy, sự thay đổi của giá
thị trường phụ thuộc vào độ dốc của đường cầu. Nói một cách khác nó phụ thuộc vào độ
co giãn của cầu.

22
P S’
S
t
E2
P2
P1 E1
D

Q2 Q
Q1 hưởng của thuế
Hình 2.14. Ảnh

Câu hỏi ôn tập chương 2


Câu 1: Cầu là gì? Phát biểu quy luật cầu? Xác định hàm số cầu. Phân biệt sự di chuyển và
dịch chuyển của đường cầu?
Câu 2: Cung là gì? Phát biểu quy luật cung? Xác định hàm số cung. Phân biệt sự di chuyển
và dịch chuyển của đường cung?
Câu 3: Trình bày trạng thái cân bằng cung cầu. Sự dư thừa và thiếu hụt trên thị trường là
gì?
Câu 4: Trình bày các hình thái dịch chuyển cung cầu. Lấy ví dụ để minh hoạ?
Câu 5: Trình bày khái niệm, hình thức, hậu quả của kiểm soát giá?
Câu 6: Trình bày các tác động của thuế đối với người sản xuất và người tiêu dùng?
Bài tập chương 2
Bài 1: Nhân tố nào sau đây gây ra sự vận động dọc theo đường cầu?
a. Thu nhập.
b. Giá cả hàng hóa liên quan.
c. Giá cả bản thân hàng hóa.
d. Thị hiếu.
Bài 2: Lượng hàng hóa tiêu dùng mua phụ thuộc vào:
a. Giá cả của hàng hóa đó.
b. Thị hiếu của người tiêu dùng.
c. Thu nhập của người tiêu dùng.
d. Tất cả các điều trên.
Bài 3: Đối với hàng hóa cấp thấp khi thu nhập tăng:
a. Đường cầu dịch chuyển sang trái.
b. Đường cầu dịch chuyển sang phải.
c. Lượng cầu tăng.
d. Lượng cung tăng.
Bài 4: Nếu giá cam tăng lên bạn sẽ nghĩ gì về giá quýt trên cùng một thị trường:
a. Giá quýt sẽ giảm.
23
b. Giá quýt sẽ không đổi.
c. Giá quýt sẽ tăng.
d. Tấc cả các điều trên đều đúng.
Bài 5: Cho bảng số liệu cung cầu về bếp điện:

P (103/ chiếc) 100 120 140 160 180 200


QS( chiếc) 4 5 6 7 8 9
QD( chiếc) 10 9 8 7 6 5

a. Vẽ đường cung, đường cầu. Xác định giá và sản lượng cân bằng?
b. Xác định lượng dư cung hoặc dư cầu khi giá bằng 120.000 đồng và giá bằng 200.000
đồng?
c. Xác định đường cầu về bếp điện khi giá gas tăng?

24
Chương 3: LÝ THUYẾT NGƯỜI TIÊU DÙNG

3.1. Lý thuyết về lợi ích


3.1.1. Khái niệm về lợi ích và lợi ích cận biên
- Khái niệm lợi ích: Thuật ngữ lợi ích được hiểu là sự như ý, sự hài lòng do tiêu dùng hàng
hoá và dịch vụ mang lại.
- Lợi ích toàn bộ (hay tổng lợi ích): TU - Total Utility
Là tổng thể sự hài lòng do toàn bộ sự tiêu dùng hàng hoá hoặc dịch vụ mang lại
- Lợi ích cận biên (MU: Marginal Utility): phản ánh mức độ hài lòng do người tiêu dùng
một đơn vị sản phẩm cuối cùng mang lại (Hay phản ánh lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm 1
đơn vị hàng hoá dịch vụ nào đó).
ΔTU
MU = sự thay đổi về tổng lợi ích/sự thay đổi về lượng hàng hoá tiêu dùng = ΔQ .
3.1.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
- Nội dung quy luật: Lợi ích cận biên của một hàng hoá nào đó có xu hướng giảm đi khi
lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn ở trong một thời kỳ nhất định.
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào
đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên với tốc độ tăng càng chậm vì MU giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng
hoá đó với điều kiện tiêu dùng hàng hoá khác không đổi.
- Đồ thị minh hoạ
Chiều cao của mỗi bước gia tăng của đường tổng lợi ích trong hình (1) đại diện cho lợi ích
cận biên, phần gia tăng tổng lợi ích giảm dần. Tổng lợi ích sẽ còn tăng khi nào MU>0 và đường
lợi ích đi xuống khi MU<0.
* Chú ý: Quy luật MU giảm dần thích hợp với thời gian ngắn, tuy nhiên trong thực tế không
phải việc tiêu dùng mọi TUhàng hoá đều dẫn đến MU TUâm.

Số lượng hàng hoá


tiêu dùng

1 2 3 4 5
MU

Số lượng hàng
hoá tiêu dùng

3.1.3. Lợi ích cận biên1và 2đường


3 cầu
4 5
Hình 3.1. Đồ thị đường tổng lợi ích và lợi ích
Xét mối quan hệ giữa MU và giá cả P ta thấy:
biên
- MU của việc tiêu dùng hàng hoá càng lớn thì người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn
cho nó và khi MU giảm đi thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi → ta có thể dùng giá để đo lợi ích
cận biên của việc tiêu dùng một hàng hoá.
25
- Nếu so sánh ta thấy có sự tương tự về dạng của đường cầu và dạng của đường MU, hay
do quy luật MU giảm dần, đường cầu nghiêng xuống → do đó ta có MU = D (như đồ thị). Nếu
các đơn vị tiêu dùng là rời rạc, ta có đường cầu gấp khúc từng đoạn, nếu các đơn vị tiêu dùng là
liên tục, đường cầu là đường liền. Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các
đường cầu cá nhân.
P P

MU = D
MU = D

Q Q

Hình 3.2. Mối liên hệ giữa đường cầu và đường lợi ích biên
3.1.4. Thặng dư tiêu dùng (CS)
- Khái niệm: là sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi tiêu dùng một đơn vị hàng
hoá dịch vụ nào đó (MU) với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó (MC). Hay nói một cách khác,
đây là sự khác nhau giữa giá mà người tiêu dùng sẽ trả cho một hàng hoá và giá thực tế đã trả
khi mua hàng hoá đó.
Ví dụ: Một người tiêu dùng giải khát bằng cách uống nước chanh. Giá thị trường = 1.000đ
thể hiện bằng đường PE phản ánh chi phí cận biên của người tiêu dùng. Trong trạng thái rất
khát nước, người tiêu dùng sẵn sàng trả cho cốc nước chanh thứ nhất giá 7000đ, 7000đ này
phản ánh lợi ích cận biên của người tiêu dùng khi tiêu dùng cốc nước chanh thứ nhất và được
thể hiện bằng hình chữ nhật ứng với cốc nước chanh thứ nhất. Trên thực tế, người tiêu dùng
chỉ phải trả 1000đ/1cốc theo giá thị trường , thể hiện bằng hình chữ nhật để trống ứng với cốc
nước chanh thứ nhất. Do vậy, người tiêu dùng sẽ có được một khoản thặng dư 6000đ, thặng
dư xuất hiện do người tiêu dùng được hưởng nhiều hơn mức họ phải trả. Người tiêu dùng là
người tối đa hoá lợi ích nên anh ta sẽ mua nước cho đến khi lợi ích cận biên của cốc nước cuối
cùng bằng với chi phí cận biên của nó (giá thị trường ). Anh ta sẽ mua tới cốc nước thứ 6 và
không mua cốc nước thứ 7 vì đối với anh ta nó chỉ đáng giá 500đ. Như vậy giá của cốc nước
bằng lợi ích cận biên của cốc nước cuối cùng anh ta mua. Người tiêu dùng sẽ được hưởng thặng
dư tiêu dùng ở các cốc nước trước đó theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần. Tổng thặng dư
tiêu dùng (CS) được thể hiện ở phần gạch chéo.
P, MU

7.000
6.000
5.000
4.000
D = MU
3.000
- Trường hợp 2.000
trên chỉ có một người tiêu dùng nước chanh, song đường cầu thị trường là tổng
Giá thị trường Số lượng
cộng của các đường
1.000 cầu cá nhân nên ta có thể áp dụng khái niệm thặng dư tiêu dùng cho toàn
cốc nước
bộ thị trường.
1 2 3 4 5 6 7
Hình 3.3a. Đường cầu và thặng dư của người tiêu
P, dùng
MU

26
D = MU
CS
P Giá thị trường
E Số lượng
QE cốc nước
Hình 3.3b. Đường cầu và thặng dư tiêu dùng của thị trường

- Tổng hợp CS của từng cá nhân là CS chung của thị trường.


3.2. Sự co dãn của cầu
3.2.1.Khái niệm:
Sự co dãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho sự thay đổi phần trăm
của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu (giá cả hàng hoá đó, thu nhập hoặc giá cả hàng hoá
khác) với điều kiện là các nhân tố khác không đổi.
* Một số lưu ý khi tính hệ số co giãn:
- Mục đích tính toán là so sánh quan hệ thay đổi lượng cầu so với thay đổi của giá, tính toán
phải cho phép so sánh phản ứng của cầu đối với giá cả giữa các hàng hoá khác nhau có đơn vị
vật lý khác nhau. Do đó, ta phải so sánh tỉ lệ thay đổi % khi không so sánh sự thay đổi về mặt
tuyệt đối.
- Độ co giãn tính toán được phải đúng cho cả khi vận động trên đường cầu từ A đến B cũng như
từ B đến A. Do đó, ta phải tính co dãn của cầu ở trung điểm.
3.2.2.Phân loại và cách tính:
Có 2 loại co giãn của cầu là co giãn đoạn và co giãn điểm:
- Co giãn đoạn: là co giãn trên một đoạn hữu hạn nào đó trên đường cầu.
- Co giãn điểm: là co giãn trên một điểm trên đường cầu.
3.2.2.1. Độ co giãn của cầu theo giá:
P
* Khái niệm: Độ co giãn của cầu theo giá là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối với
A
sự thay đổi giá của bản thân hàng hoá.
* Công thức tính: DP
- Co giãn đoạn: được dùng khi sự thay đổi của giá là lớn B
%ΔQ D ΔQ P P1
E DP = ⇒ E DP = ×
%ΔP ΔP Q P2
Trong đó: P = (P1 + P2)/2 ; Q = (Q1 + Q2)/2
P: giá cả hàng hoá x. D
QD : lượng cầu hàng hoá x.
Q1 Q2
ΔQ D : mức thay đổi tuyệt đối của lượng cầu.
Hình 3.4a. Ví dụ về co giãn khoảng
%ΔQ D : mức thay đổi phần trăm của lượng cầu.

Ví dụ: Tính hệ số co giãn của cầu đối với giá của Radio, biết rằng Radio có giá trị ban đầu
là 40,1 đôla/cái thì bán được 9.950 cái. Khi hạ giá 0,2 đôla/cái thì bán thêm được 10.050 cái.
100 40
E DP = × =−2
Ta có: −0,2 10 . 000

27
40 , 10+39 , 90 9950+10050
ΔQ=100 ; ΔP=0,2 ;P= =40 ;Q= =10. 000
2 2
|EDP| = 2 nghĩa là khi giá giảm đi 1% thì lượng Radio bán tăng được 2%
- Co giãn điểm: được dùng khi sự thay đổi của giá là rất nhỏ. Trên hình 3.4b giả sử xác
định độ co giãn của cầu tại điểm A theo công thức sau:
dQ P P
E DP = × ⇒ E DP=( Q )'P×
dP Q Q
(P,Q là 2 trị số đã xác định tại điểm A, P = PA; Q = QA)
P
Ví dụ: Thị trường sản phẩm A có phương trình đường cầu P D = 10 - Q và đường cung PS
= Q – 4. Mức giá và sản lượng cân bằng sẽ là P e = 3 và Qe = 7. Tại mức giá cân bằng đó hệ số co
giãn sẽ là: EDP = -3/ 7 = - 0,4286, tức là ở điểm cân bằng nếu giá thay đổi 10% thì lượng cầu thay
đổi gần 4,3% ( Theo qui luật cầu). A
* Phân loại: PA
Chúng ta thấy rằng vì giá và lượng cầu có mối quan hệ ngược chiều nên hệ số co giãn
của cầu theo giá có giá trị âm. Tuy nhiên, để thuậnD tiện cho việc sử dụng, người ta thường bỏ
qua dấu âm hoặc sử dụng dấu giá trị tuyệt đối của nó.
- │E│= 0 : Cầu hoàn toàn không QA co giãn. Q
- │E│= 1 : Cầu coHình giãn 3.4b.
đơn vị.Ví dụ về co giãn điểm
- │E│> 1 : Cầu tương đối co giãn.
- │E│< 1 : Cầu ít co giãn.
- │E│= ∞ : Cầu hoàn toàn co giãn.
* Mối quan hệ giữa hệ số co giãn của cầu theo giá, sự thay đổi của giá và tổng doanh thu:
E :hệ số co giãn của cầu theo giá.
P :sự thay đổi của giá.
TR:tổng doanh thu.
Co giãn P tăng P giảm
│E│> 1 TR giảm TR tăng
│E│< 1 TR tăng TR giảm
│E│= 1 TR không đổi TR không đổi
3.2.2.2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập
* Khái niệm: Độ co giãn của cầu theo thu nhập là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu
đối với sự thay đổi của thu nhập.
Như ta đã biết, mối quan hệ giữa cầu và thu nhập lần đầu tiên được nhà thống kê học
người Đức – Engel Ernst phát biểu thành qui luật. Qui luật này biểu hiện ở những vấn đề sau:
- Đối với hàng hoá bình thường (thiết yếu) khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với các loại
hàng hoá đó tăng lên.
- Đối với các hàng hoá cấp thấp, khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với hàng hoá đó giảm
xuống.
Trong thực tế các loại hàng hoá như lương thực, nhà ở,… thuộc loại hàng hoá thiết yếu;
các hàng hoá, dịch vụ như phim ảnh, du lịch, bảo hiểm y tế, giáo dục tư nhân… thường được coi
là hàng hoá xa xỉ.

28
* Công thức tính:
- Co giãn đoạn:
%ΔQ ΔQ I
E DI = ⇒ E DP = ×
%ΔI ΔI Q
Trong đó:
EDI: Hệ số co giãn của cầu theo thu nhập.
ΔQ : Mức thay đổi tuyệt đối của lượng cầu.
ΔI: Là sự thay đổi của thu nhập.
Q :Lượng cầu : Q = (Q1 + Q2)/2
I: Là thu nhập I = (I1 + I2)/2
%ΔQ D : Mức thay đổi phần trăm của lượng cầu.
Ví dụ: Có số liệu điều tra về thu nhập bình quân một tháng của hộ dân cư ở một vùng
qua hai thời kỳ và lượng cầu về ti vi như sau:
Thời kỳ điều tra Mức thu nhập bình quân Lượng cầu ti vi
thu nhập một tháng của một hộ (1000 cái)
I 320 29
II 340 31
Ta có:
2 330
E DI = × =1,1
20 30
29+31 320+340
ΔQ=2 ; ΔI=20 ;Q= =30 ; I= =330
2 2
EDI = 1,1 >0 chứng tỏ ti vi là hàng hoá xa xỉ và khi thu nhập tăng lên 10% sẽ làm cho
lượng cầu ti vi tăng 11%.
- Co giãn điểm:
dQ I
E DI = ×
dI Q
* Phân loại:
Chúng ta thấy rằng vì thu nhập có thể có tác dụng khác nhau đến cầu đối với hàng hoá và
dịch vụ, phụ thuộc vào bản chất của hàng hoá nên hệ số co giãn của cầu theo thu nhập có thể
có giá trị dương hoặc âm.
- Nếu là hàng hoá thiết yếu thì 0 < EDI < 1.
- Nếu là hàng hoá xa xỉ thì EDI > 1.
- Nếu là hàng hoá cấp thấp thì EDI < 0.
3.2.2.3. Độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hoá khác:
* Khái niệm: Độ co giãn của cầu theo giá cả hàng hoá khác là thước đo sự nhạy cảm của
lượng cầu hàng hoá này trước sự thay đổi của giá cả hàng hoá khác .
Hệ số co giãn của cầu theo giá cả hàng hoá khác cho ta biết sự liên quan giữa 2 hàng hoá
khác nhau. Sự liên quan đó là thay thế, bổ sung hay độc lập với nhau tuỳ thuộc vào giá trị của
hệ số co giãn này.

29
* Công thức tính:
- Co giãn đoạn:
ΔQx Py
E DxPy= ×
ΔPy Qx

Trong đó:
X, Y : là 2 hàng hoá.
Qx : là lượng cầu hàng hoá X.
Py : là giá hàng hoá Y.
Ví dụ: Có biểu cầu về giá thịt lợn (Py) và lượng cầu về cá (Qx) ở 1 thị trường như sau:
Py (đồng/kg) Qx (tấn/ ngày)
23.000 20
24.000 22
Ta có:
2 23 . 500
E DxPy= × =2, 24
1. 000 21
EDxPy = 2,24 >0 chứng tỏ đây là hai hàng hoá thay thế và khi giá thịt lợn tăng 1% sẽ làm
cho lượng cầu về cá tăng 2,24%.
- Co giãn điểm:
dQ x P y
E DxPy= ×
dP y Qx
* Phân loại:
- Nếu 2 hàng hoá là thay thế nhau thì EDxPy > 0.
- Nếu 2 hàng hoá là bổ sung nhau thì EDxPy < 0.
- Nếu 2 hàng hoá là độc lập thì EDxPy = 0.
3.3. Lựa chọn sản phẩm và tiêu dùng tối ưu
3.3.1. Tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng
Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thoả mãn tối đa bằng nguồn thu nhập hạn
chế. Việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội, vì việc mua hàng hoá nào đồng
thời cũng làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hoá khác. Vì vậy cần phải quyết định như thế nào để
đạt được sự thoả mãn tối đa.
Ta biết rằng sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi 2 nhân tố:
+ Nhân tố chủ quan: là sở thích của họ.
+ Nhân tố khách quan: là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và giá cả sản phẩm.
→ do đó cơ sở để giải thích sự lựa chọn tiêu dùng là lý thuyết về lợi ích và quy luật cầu.
Theo lý thuyết này, người tiêu dùng sẽ dành ưu tiên cho sự lựa chọn sản phẩm có lợi ích lớn
hơn. Theo quy luật cầu, việc lựa chọn còn phải xét đến giá cả thị trường của hàng hoá mà ta
cần.
→ Quy tắc tổng quát của việc tối đa hoá lợi ích là: mua thứ hàng có lợi ích cận biên lớn
nhất tính trên một đồng. Lợi ích cận biên tính trên một đồng bằng MU chia cho đơn giá của nó
(MU/P).

30
* Điều kiện để tối đa hoá lợi ích là:
Lợi ích cận biên tính trên 1 đồng của hàng hoá này phải bằng lợi ích cận biên tính trên 1
đồng của hàng hoá khác và bằng lợi ích cận biên tính trên1 đồng của bất kỳ một hàng hoá nào
khác.
MU x MU y MU z
= = =.. .
Px Py Pz
Trong đó: x,y,z ... là các hàng hoá khác nhau.
Px, Py, Pz ... là giá cả của hàng hoá x, y, z ...
tức là để tối đa hoá lơi ích ta phải so sánh lợi ích cận biên và giá cả. Nếu 1 đồng để mua
sản phẩm x và mang lại lợi ích cận biên lớn hơn 1 đồng để mua sản phẩm y thì ta sẽ chọn sản
MU x MU y
=
phẩm x vì sự lựa chọn này cho phép ta tăng tổng lợi ích, còn khi Px Py thì tức là
không thể làm tăng lợi ích được nữa (tổng lợi ích đã đạt mức tối đa bằng cách chọn hàng hoá
này mà không chọn hàng hoá khác).
3.3.2. Giải thích bằng đường ngân sách và đường bàng quan
3.3.2.1. Đường ngân sách (đường giới hạn khả năng tiêu dùng)
- Khái niệm: Là đường diễn tả các tập hợp hàng hoá tiêu dùng tối đa mà người tiêu dùng
có thể mua được ứng với giá cả và thu nhập cho trước.
y
Phương trình đường ngân sách có dạng
NS/P
NS = Px*x+Py*y y

NS P x
y= − ∗x
→ Py P y
x
Trong đó: x, y là lượng tiêu dùng hàng hoá x, y NS/P
x
Px, Py là giá cả hàng hoá x, y Hình 3.5a. đường ngân
NS: là ngân sách tiêu dùng sách
- Độ dốc đường ngân sách = -Px/Py. Dấu âm ở đây là có một sự đánh đổi, người tiêu dùng
phải từ bỏ một mặt hàng để có thêm một mặt hàng khác.
3.3.2.2. Đường bàng quan (đường biểu diễn sở thích của người tiêu dùng)
* Khái niệm: là đường biểu diễn những kết hợp trong việc lựa chọn các loại hàng hoá tiêu dùng
và tất cả những sự kết hợp đó mang lại mức thoả mãn như nhau cho một người tiêu dùng (là
đường biểu diễn tất cả các tập hợp hàng hoá tiêu dùng có độ ưa thích như nhau hoặc tương tự
nhau, hoặc giống nhau).
y
* Đặc điểm:
- Các đường bàng quan dốc xuống từ trái qua phải.
- Các đường bàng quan cao được ưa thích hơn những
U1
đường bàng quan thấp. Nghĩa là đường bàng quan
càng xa gốc tọa độ thì lợi ích càng lớn. U2
x
- Các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau.
- Các đường bàng quan đều lồi về phía gốc 0.
Hình 3.5b. Đường bàng
* Tỉ lệ thay thế cận biên trong tiêu dùng MRS (Marginal Rate of Substitution)
quan

31
- Là tỉ lệ giữa lượng hàng hoá này có thể thay thế cho lượng hàng hoá kia sao cho đạt được độ
thoả mãn không đổi (Hay là tỷ lệ mà tại đó người tiêu dùng sẵn sàng đánh đổi hàng hoá này lấy
hàng hoá khác).
→ Ta có công thức tỉ lệ thay thế cận biên hàng hoá y lấy hàng hoá x:
Δy MU x
MRS x / y =− =
Δx MU y
Δy
MRS x / y =−
- Độ dốc của đường bàng quan = Δx
3.3.2.3. Sự lựa chọn của người tiêu dùng
Đường ngân sách mô tả những tập hợp hàng hoá có thể mua trong bối cảnh thị trường và
người tiêu dùng. Các đường bàng quan cho thấy sở thích của người tiêu dùng. Với đường ngân
sách có hạn, người tiêu dùng sẽ có sự cân nhắc lựa chọn để đạt được tiêu dùng tối ưu, sự lựa
chọn này phải thoả mãn 2 điều kiện:
- Điểm kết hợp phải vừa nằm trên đường ngân sách, vừa nằm trên đường bàng quan.
- Người tiêu dùng bao giờ cũng thích độ thoả mãn là tối đa.
→ Người tiêu dùng sẽ lựa chọn điểm A. Điểm A là tiếp điểm giữa đường ngân sách và
đường bàng quan. Điểm A là tối ưu vì nó thể hiện sự kết hợp mà đường ngân sách chạm tới
đường bàng quan cao nhất có thể đạt được, tức là với ràng buộc về ngân sách và giá cả đạt
được lợi ích lớn nhất.
y
Tại A ta thấy đường ngân sách cũng trùng với đường tiếp tuyến của đường bàng quan →
Vậy điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là: độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của
B Px Δy
− =−
đường bàng quan ( Py Δx U3
A ).
PU MU x MU x MU y
C x 1= → =
U
P 2 MU P
x Py
→ y y x

Kết luận này giống với kết luận đã thu được ở mục trước (3.3.1).
Hình 3.5c. Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu
Tương tự ta có thể mở rộng điều kiện tối ưu của người tiêu dùng cho trường hợp tổng
quát
MU x MU y MU z
= = =.. .
Px Py Pz

32
Câu hỏi ôn tập chương 3

Câu 1: Định nghĩa lợi ích, tổng lợi ích, lợi ích cận biên. Trình bày quy luật lợi ích cận biên giảm
dần. Sử dụng quy luật này để giải thích một hiện tượng kinh tế (liên quan đến tiêu dùng)?
Câu 2: Khái niệm, phân loại, công thức và nêu ý nghĩa các loại co giãn (Theo giá hàng hoá đó,
theo giá hàng hoá có liên quan, thu nhập)?
Câu 3: Trình bày, vẽ hình và chứng minh mối quan hệ giữa co giãn, giá cả và tổng doanh thu của
doanh nghiệp?
Câu 4: Trình bày nguyên tắc tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng. Giải thích bằng đường ngân
sách và đường bàng quan?

Bài tập chương 3


Bài 1: Tổng lợi ích luôn:
a. Nhỏ hơn lợi ích cận biên.
b. Giảm khi lợi ích cận biên giảm.
c. Giảm khi lợi ích cận biên tăng.
d. Tăng khi lợi ích cận biên dương.
Bài 2: Khi số lượng hàng hóa được tiêu dùng tăng lên:
a. Lợi ích cận biên tăng lên.
b. Lợi ích cận biên giảm xuống.
c. Lơi ích cận biên không đổi.
d. Tổng lợi ích giảm.
P
Bài 3: Sự lựa chọn của người tiêu dùng dựa vào:
a. Giá của hàng hóa dịch vụ.
b. Thu nhập. Giảm
c. Sở thích. lượn
PB B
d. Cả 3 yếu tố trên. gcầu
Bài 4: Đường ngân sách biểu diễn dưới dạng toán học được gọi là:
a. Phương trình thu nhập. PA A Tăng
b. Phương trình ngân sách. lượng cầu
D
PC C
c. Đường giới hạn khả năng sản xuất.
d. Đồng ngân sách.
QB QA
Bài 5: Giả sử một ngươì tiêu dùng sử dụng hết thu nhập của mình là M=90.000 đồng để mua
QC
Hình
hai hàng hóa X1 và X2 với giá tương ứng là P 1=10.000 đồng; P2=20.000 đồng. Tổng2.4.
lợiSự
ích di
củachuyển dọ
việc tiêu dùng mỗi hàng hóa được cho bởi bảng sau:

33
X1 TU1 X2 TU2
1 15 1 40
2 25 2 70
3 35 3 90
4 40 4 105
5 43 5 109

a. Tính lượng hàng hóa X1, X2 mà người tiêu dùng đó sẽ mua để thu được tổng lợi ích tối đa?
b. Nếu thu nhập của người tiêu dùng đó tăng lên M’=120.000( giả thiết các yếu tố khác không
thay đổi) thì quyết định lựa chọn tiêu dùng tối ưu thay đổi như thế nào?
c. Nếu giá cả của hàng hóa tăng gấp đôi và thu nhập của người tiêu dùng là 180.000 đồng thì
quyết định lựa chọn tiêu dùng tối ưu sẽ thay đổi như thế nào?

34
Chương 4: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

4.1. Lý thuyết về sản xuất


4.1.1. Hàm sản xuất
Sản xuất là hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm cả lĩnh vực lưu thông và dịch vụ ...
Các doanh nghiệp chuyển hoá những đầu vào (các yếu tố sản xuất ) thành những yếu tố đầu ra
(sản phẩm).
- Các yếu tố sản xuất: gồm lao động (L-Labour), nguyên liệu, vật liệu, máy móc thiết bị,
nhà xưởng, kho tàng ... (kí hiệu K-Capital). Các yếu tố này kết hợp với nhau trong quá trình sản
xuất và tạo ra những sản phẩm (kí hiệu Q).
- Hàm sản xuất: chỉ rõ mối quan hệ giữa sản lượng tối đa Q có thể thu được từ các tập
hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn ...) với một trình độ công nghệ nhất định.
Hàm sản xuất sử dụng nhiều đầu vào có dạng:
Q= f(x1, x2, ... , xn).
Trong đó: Q là sản lượng đầu ra .
x1, x2, ... , xn: là các yếu tố đầu vào.
Nếu một đơn vị chỉ sử dụng K đơn vị vốn và L đơn vị lao động (các đầu vào khác cố định)
thì hàm sản xuất có dạng:
Q= f(K, L) = A*Kα*Lβ (hàm sản xuất Cobb Douglass)(tên nhà KT học P.H Douglass và nhà
thống kê học C.V Cobb).
Q: sản lượng đầu ra.
K: vốn.
L: lao động.
A: hằng số tuỳ thuộc vào những đơn vị đo lường các đầu vào và đầu ra.
α,β: những hằng số cho biết tầm quan trọng tương đối của K và L.
4.1.2. Sản xuất với một đầu vào biến đổi (lao động)
4.1.2.1. Năng suất bình quân và năng suất cận biên
Ví dụ: Xét trường hợp vốn cố định, còn lao động là biến đổi, biểu sau cho thấy tổng số đầu
ra có thể được sản xuất với những số lao động khác nhau và với một số vốn cố định là 10 đơn
vị. Khi số lượng lao động là 0, số đầu ra cũng là 0. Khi số lượng lao động là 8, số đầu ra tăng vì
số lao động đã được gia tăng, vượt quá điểm ấy, tổng số đầu ra giảm sút, trong khi lúc đầu mỗi
đơn vị lao động có thể lợi dụng được lợi thế lớn hơn của máy móc thiểt bị hiện có thì sau một
điểm nào đó, số lượng lao động tăng thêm không còn có ích nữa và có thể phản tác dụng.

Tổng lao động Tổng số đầu ra NS bình quân NS cận biên


Tổng số vốn (K)
(L) (Q) (Q/L) (ΔQ/ΔL)
0 10 0
1 10 10 10 10
2 10 30 15 20
3 10 60 20 30
4 10 80 20 20
5 10 95 19 15
6 10 108 18 13
7 10 112 16 4
8 10 112 14 0
9 10 108 12 -4
10 10 100 10 -8

35
- Năng suất bình quân của lao động (AP L): là số đầu ra tính theo 1 đơn vị đầu vào là lao
động (Average Product).
Năng suất bình quân của lao động được tính bằng công thức:
APL = số đầu ra /số lao động đầu vào = Q/L.
- Năng suất cận biên của lao động (MP L - Marginal Product): Là số đầu ra được sản xuất
thêm khi số lao động đầu vào tăng một đơn vị.
Năng suất cận biên của lao động được tính bằng công thức:
MPL = số thay đổi đầu ra / số thay đổi của lao động = ΔQ/ΔL.
Nhận xét đồ thị:
- Đồ thị I: thấy số đầu ra tăng cho đến khi nó đạt mức là 112 (tương ứng với số đầu vào là
8) rồi sau đó giảm.
- Đồ thị II:
+ Mô tả NS bình quân AP L và MPL luôn là dương khi số đầu ra tăng dần và âm khi số đầu ra
giảm dần.
+ Khi MPL > APL thì APL tăng dần, MPL < APL thì APL giảm dần, MPL = APL thì APL đạt tới điểm
tối đa.

Đầu ra theo thời kỳ


4.1.2.2. Quy luật năng suất cận biên giảm dần
Nội dung: Năng suất cận biên của bất cứ yếu tố D
sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống
112
tại 1 điểm nào đó khi mà ngày càng có Cnhiều yếu tố đó được sử dụng trong quá trình sản xuất đã
có. B Q= f (K, L)

Lao động theo thời


kỳ
Đầu ra theo lao
động
Q
4.1.3. Sản xuất với hai đầu vào biến đổi
30
4.1.3.1. Đường đồng lượng (Isoquant)
20 biểu thị tất cả những sự kết hợp các đầu vào khác nhau để sản xuất ra 1
* Khái niệm: Là đường
Qm
lượng đầu ra nhất định. TPL
10cứu công nghệ sản xuất của một doanh nghiệp
VD: ta nghiên APL với 2 đầu vào đều biến đổi
(là lao động và vốn).
Lao động
L theo thời
1 2 3 4 5 6 7 8
kỳ
LĐ 9
1 2 3 MP L
4 5
Vốn MPL, Hình
APL 4.1. Mối quan hệ giữa đầu ra năng suất bình quân và
năng suất cận biên của lao động
1 20 40 55 65 75
2 40 60 75 85 90
3 55 75
APL max 90 100 105
4 65 85 100
APL 110 115
5 75 90 105 L115 120
MPL
Hình 4.2. Đồ thị minh họa qui luật năng suất cận biên giảm 36
dần
Mỗi số ghi trong biểu 3 là số đầu ra tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất được với một
cách kết hợp các đầu vào lao động (L) và vốn (K), ví dụ 1 đơn vị lao động và 2 đơn vị vốn tạo ra
đầu ra là 40 đơn vị sản phẩm. Mỗi dãy số theo hàng ngang là số đầu ra tăng khi các đầu vào của
lao động tăng (với đầu vào vốn cố định). Cũng tương tự như vậy, mỗi dãy số theo cột dọc là số
đầu ra tăng khi các đầu vào của vốn tăng (với đầu vào lao động cố định).

37
* Đồ thị:
- Đường đồng lượng Q1 đo lường mọi sự kết hợp các đầu vào để sản xuất được 55 đơn
vị đầu ra . VD: Điểm A (1 lđ, 3 vốn), Điểm B (3 lđ, 2 vốn).
- Đường đồng lượng Q2 đo lường mọi sự kết hợp các đầu vào để sản xuất được 75 đơn
vị đầu ra.
- Đường đồng lượng Q2 nằm phía trên và bên phải của Q1 vì nó dùng nhiều lao động
hoặc nhiều vốn hoặc cả lao động và vốn hơn để đạt được đầu ra cao hơn.

→ Ý nghĩa: Đường đồng lượngK cho thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi ra các
5
quyết định sản xuất → các doanh nghiệp phải nắm được bản chất của sự linh hoạt ấy trong việc
lựa chọn các yếu tố đầu vào4để tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời phải chú
ý đến quy luật năng suất cận biên giảm dần.
3
4.1.3.2. Sự thay thế các đầu vào A -tỷ suất kỹ thuật thay thế cận biên (MRTS – Marginal rate
of technical substitution) 2
Q
- Khái niệm: MRTS của 1 các yếu tố đầu vào là tỷ lệ 2mà một số lượng đầu vào có thể thay
B
thế cho đầu vào kia để giữ nguyên mức sản lượng. Q1 L
MRTS: độ nghiêng của mỗi 1đường 2 đồng3 lượng
4 5cho thấy có thể dùng một số lượng đầu vào
này thay thế cho 1 số lượng đầu4.3.
Hình vào Đường
khác trong khilượng
đồng đầu ra không thay đổi và ta gọi độ nghiêng
Hình 5.3b. Trường hợp doanh nghiệp
đó là MRTS tức là muốn giảm đi 1 đơn vị lao động (L) thì cần có bao nhiêu đơn vị vốn với điều
CTHH
kiện là Q (đầu ra ) không đổi và ngược lại muốn giảm đi một đơn vị vốn (K) thì cần có bao nhiêu
đơn vị lao động (L) với điều kiện Qhoà vốnđổi.
không trong ngắn hạn
- Mối quan hệ giữa MRTS với NS cận. biên của vốn và lao động (MP và MPK)
MRTS luôn được đo lường như một số dương nên số đầu ra có thêm do tăng cường sử
dụng lao động bằng số đầu ra giảm do sử dụng vốn.
tức là: MPL*ΔL=MPK*ΔK
Vì đầu ra không đổi bằng cách di chuyển dọc theo 1 đường đồng lượng do đó sự thay đổi
trong tổng sản lượng phải bằng 0 do đó:
MPL*ΔL+MPK*ΔK=0
ΔK MP L
MRTS=− =
ΔL MP K
4.1.3.3. Hai trường hợp đặc biệt của các hàm sản xuất
- Trường hợp 1: các đầu vào có thể hoàn toàn thay thế cho nhau, MRTS là không thay đổi ở
mọi điểm trên một đường đồng lượng là đường thẳng, nghĩa là cùng một đầu ra có thể chỉ
được sản xuất bằng lao động hay chỉ bằng vốn, hoặc bằng sự kết hợp lao động và vốn.
VD:
K
- Trường hợp 2: Các đầu vào không thể thay thế cho nhau khi các đường đồng lượng hình chữ
L. Mỗi mức đầu ra đòi hỏi 1 sự kết hợp riêng của của lao động và vốn. Những điểm A, B, C là
những kết hợp có hiệu quả cao của các đầu vào.
VD: K2

K1 K Q1 Q2 Q3
Các nhánh dọc và ngang của đường đồng lượng cóLdạng chữ L, MP L=0 và MPK=0, chỉ có
thể có 1 đầu ra cao hơn khi tăng thêmL1 cả lao động lẫn vốn (như khi chuyển A tới B và C).
4.2. Lý thuyết về chi phí sảnHình
xuất 4.3a. Đường
C đồng lượng trong trường
Q3
hợp các B
K2 đầu vào hoàn toàn
Q2 thay thế cho 38
nhau
K1
A Q1
L
Hình 4.3b. Đường đồng lượng trong trường hợp
các
đầu vào không thể thay thế cho nhau.

4.2.1. Khái niệm và phân loại


Trong nền sản xuất hàng hoá có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp luôn luôn phải đối mặt
với cạnh tranh, muốn thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần giảm chi phí sản xuất vì giảm 1
đồng chi phí tức là tăng 1 đồng lợi nhuận. Hơn nữa, các doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản
xuất và tiêu thụ một hàng hoá nào đó tùy theo chi phí và giá bán hàng hoá đó.
4.2.1.1.Khái niệm:
Chi phí là những phí tổn mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.
4.2.1.2. Phân loại:
* Căn cứ theo nội dung và tính chất các khoản chi:
- Chi phí kế toán
VD: 1 SV sau khi tốt nghiệp đai học không xin vào làm việc trong cơ quan nhà nước mà
mở một hiệu may quần áo. Để may được 15 bộ quần áo/ngày phải chi trả 245000đ gồm:
- Tiền thuê địa điểm: 100.103đ
- Khấu hao máy móc: 10.103đ gọi là chi phí tính toán (hay gọi là chi phí mang tính
3
- Trả lương lao động : 20.10 đ chất minh nhiên)
3
- Tiền mua vải :115.10 đ
∑ = 245.103đ
- Chi phí kinh tế: chi phí tính toán + chi phí cơ hội (chi phí tiềm ẩn) thể hiện phần thu
nhập bị hy sinh.
VD: giả sử SV đó không mở hiệu may mà làm cán bộ cho nhà nước, tiền lương mỗi ngày là
70.000đ → chi phí kinh tế cho 15 bộ quần áo phải là 245.000 + 70.000 = 315.000đ
*Căn cứ theo sự thay đổi của đầu vào:
- Chi phí ngắn hạn: Là những chi phí phát sinh trong ngắn hạn, giai đoạn mà các doanh
nghiệp không đủ điều kiện để thay đổi toàn bộ các đầu vào (VD: quy mô nhà máy, diện tích sản
xuất không thay đổi).
- Chi phí dài hạn: Là những chi phí phát sinh trong dài hạn, giai đoạn mà các doanh
nghiệp có đủ điều kiện để thay đổi toàn bộ các đầu vào (VD: quy mô nhà máy, diện tích sản xuất
thay đổi).
4.2.2. Chi phí ngắn hạn
4.2.2.1. Tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi
- Tổng chi phí (TC-total cost): của việc sản xuất ra một sản phẩm bao gồm giá trị thị
trường của toàn bộ các tài nguyên sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó.
- Chi phí cố định FC (fixed cost)
Là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi, tức là những chi phí mà doanh
nghiệp phải thanh toán dù không sản xuất 1 sản phẩm nào như tiền thuê nhà, chi phí giữ gìn,
bảo dưỡng thiết bị, tiền lương của bộ máy quản lý ...
- Chi phí biến đổi VC (variable cost)
Là những chi phí tăng giảm cùng với mức tăng giảm của sản lượng như: tiền mua nguyên,
nhiên, vật liệu, tiền lương công nhân.
Như vậy ta có: TC = FC+ VC
→ Như vậy tổng chi phí tăng, giảm chỉ phụ thuộc vào chi phí biến đổi.
4.2.2.2. Chi phí bình quân và chi phí biên
a) Chi phí bình quân (ATC)

39
- Khái niệm: Là chi phí sản xuất tính cho 1 đơn vị sản phẩm (average total cost). ATC có
hình chữ U.
TC
ATC=
Q TC: tổng chi phí
Q: sản lượng
b) Chi phí cố định bình quân (AFC: average fix cost)
- Khái niệm: Là chi phí cố định tính trên 1 đơn vị sản phẩm.

FC
AFC =
Q
Khi sản lượng tăng → AFC giảm.
c) Chi phí thay đổi bình quân (AVC: average variable cost)
- Khái niệm: Là chi phí thay đổi tính trên 1 đơn vị sản phẩm.
VC
AVC=
Q . Ta có ATC =AFC+AVC
Do qui luật năng suất cận biên giảm dần nên AVC có xu hướng giảm đi khi hãng tăng sản
lượng nhưng sau đó có xu hướng tăng lên.
d) Chi phí cận biên MC (Marginal cost)
- Khái niệm: là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm
ΔTC
MC= Q

ΔQ hoặc MC=( TC )
- Nói chung MC có hình dáng chữ U.
e) MQH giữa chi phí bình quân ATC và chi phí cận biên MC
- Nếu MC < ATC thì nó kéo ATC xuống (AC giảm)→ doanh nghiệp tiếp tục sản xuất có
hiệu quả.
- Nếu MC = ATC thì ATC không tăng, không giảm và ở điểm tối thiểu, doanh nghiệp sản
xuất có hiệu quả nhất.
- Nếu MC>ATC thì đẩy ATC tăng, doanh nghiệp nên ngưng sản xuất.
- Đường chi phí cận biên luôn đi qua điểm cực tiểu của đường ATC và AVC.
Mối quan hệ này được minh họa bằng hình vẽ đồ thị:

MC, ATC, AVC


MC AT
4.2.3. Chi phí dài hạn C
AVC
4.2.3.1.Các chi phí dài hạn
Trong trường hợp dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất như xây
dựng, thuê mướn ATCthêm
min
mặt bằng, trang bị thêm máy móc... Đường tổng chi phí trung bình dài
hạn được ký hiệu là LAC (long-run average costs cirve) biểu diễn các chi phí nhỏ nhất ở các mức
AVCmincác yếu tố sản xuất thay đổi tối ưu để chi phí cực tiểu, nó là bao hình của
sả lượng, cho phép
các đường chi phí bình quân ngắn hạn SATC1, SATC2, SATC3...
Đồ thị: Q
0 Qngừng Qhoà
vốn
LAC
Hình 4.4. Mối quan hệ giữa ATC, AVC và MC 40

ATC
2
ATC3… LAC

Các chi phí dài hạn bao gồm:


Q
- Tổng chi phí dài hạn LTC.
- Chi phí bình quân dài hạn: LAC = LTC /Q.
- Chi phí cận biên dài hạn: Là sự thay đổi tổng chi phí dài hạn khi thay đổi 1 đơn vị được
sản xuất ra trong dài hạn.
LMC = Δ LTC /ΔQ = (LTC)’ Q
4.2.3.2.Hiệu suất của quy mô
- Khái niệm: Hiệu suất của quy mô là mối quan hệ giữa đầu ra (sản lượng) và lượng của các
yếu tố đầu vào, ta có thể khái quát vấn đề hiệu suất của quy mô bằng quy tắc sau:
+ Nếu tăng các yếu tố đầu vào lên 1% mà sản lượng tăng trên 1% thì ta có thể nói: hiệu suất
của quy mô tăng dần (trong trường hợp này ATC giảm cùng với đầu ra vì mức tăng lên 1% của
chi phí gắn liền với mức tối thiểu 1% ban đầu).
+ Nếu tăng các yếu tố đầu vào lên 1% mà sản lượng tăng dưới 1% thì ta có thể nói: hiệu suất
của quy mô giảm dần.
+ Nếu tăng các yếu tố đầu vào lên 1% mà sản lượng tăng vừa đúng 1% thì ta nói: hiệu suất
của quy mô cố định.
gyLAC LAC LAC
α β
- Đối với hàm sản xuất: Q=AK L
Nếu α+β>1→ thì hiệu suất tăng theo quy mô.
Nếu α+β<1→ thì hiệu suất giảm theo quy mô. LAC
LAC
Nếu α+β=1→ thì hiệu suất không đổi theo quy mô.
* Chú ý: LAC
- Nguyên nhân dẫn đến hiệu suất tăng theo quy mô:
+ Làm giảm tương đối Q các chi phí cố định. Q Q
+ Tăng cường độ trình độ chuyên môn hoá trong sản xuất.
Hình 4.6a.
+ TậnHiệu
dụngsuất
lợi thế của Hình 4.6b.thiết
máy móc, Hiệubị.suất Hình 4.6b. Hiệu suất
tăng giảm
- Nguyên nhân dẫn đến hiệu suất giảm theo quy mô:
theo quy mô theo quy mô quy mô không
+ Mở rộng sản xuất dẫn đến phân cấp quản lý làm tăng đổi
chi phí bình quân.
+ Do yếu tố địa lý: mở rộng sản xuất phải xây dựng nhà máy ở những vị trí không
thuận lợi làm tăng chi phí bình quân.
4.2.4. Đường đồng phí
- Khái niệm: Là đường bao gồm tất cả những tập hợp có thể có của lao động và vốn mà người
ta có thể mua với một tổng chi phí nhất định.
- Hình dạng của đường đồng phí
Ta biết tổng chi phí TC để sản xuất ra một đầu ra nhất định là:
TC=wL+rK
Trong đó: wL: chi phí về lao động.
rK: chi phí về vốn.
w: mức tiền công, r: chi phí thuê vốn.
Viết lại phương trình cho một đường thẳng:
TC w
K=
r
− ( )
r
L

41
- Đồ thị: K=0→ L=TC/w
L=0→K=TC/r

w
K −
- Độ nghiêng của đường đồng phí: r .
* Ý nghĩa:TC/r
nó cho ta biết rằng nếu doanh nghiệp bớt 1 đơn vị lao động (và thu hồi w đô la về chi
phí) để mua (w/r) đơn vị vốn ở mức chi phí r đô la cho một đơn vị vốn, tổng chi phí của doanh
nghiệp vẫn giữ được như cũ.
4.2.5. Kết hợp đường đồng lượng và đường đồng phí
4.2.5.1. Lựa chọn các đầu vào:

Giả sử, chúng ta muốnVốn sản xuất một mức đầu raLlà Q1 với một chi phí tối thiểu và doanh nghiệp
phải chi dùng C0 cho các K đầu vào.TC/w
Doanh nghiệp không thể một tập hợp các đầu vào với các mức
chi phí C0 để cóHình 4.7.hiện
thể thực Đường đồng
đầu ra Q1. Tuy nhiên, có thể thực hiện đầu ra Q1 với mức chi phí
phí
C1, hoặc bằng cách dùngK2K2 đơn vị vốn và L2 đơn vị lao động, hoặc bằng cách dùng K3 đơn vị
vốn và L3 đơn vị lao động. Nhưng C2 không phải là chi phí tối thiểu. Cùng một đầu ra Q 1 ấy có
thể sản xuất rẻ hơn thế, với chi phí là C 1, bằng cách sử dụng K1 đơn vị vốn là L1 đơn vị lao động.
Trên thực tế, đường đồng K1phí C1 là đường đồng phí thấp nhất cho phép sản xuất được đầu ra Q 1.
Điểm tiếp tuyến của đồng lượng Q1 và đường đồng phí C1 cho chúng ta biết đó là điểm lựa chọn
các đầu vào sẽ tối thiểuK3hóa được chi phí L 1 và K1. Ở điểm này,Qcác 1 độ dốc của đường đồng
lượng và đường đồng phí là bằng nhau.
Khi chi tiêu cho tất cả các đầu vào
C0 tăng lên,Cđộ dốcCcủa đường đồng phí không thay đổi
1 2
0
(vì giá các đầu vào đã không thay đổi) nhưng phần bị chặn tăng lên. Tuy nhiên, giả sử giá một
L2 L1 L3 Lao động
trong các đầu vào ( của lao động chẳng hạn) phải tăng cao, thì trường hợp này, độ dốc của
(L)thiểu hoá chi
đường đồng phí Hình (-w/r)4.8.
phảiLựa
tăngchọn các yếu
và đường tố phí
đồng đầutrở
vàonên
đểdốc
tối hơn. Hình 4.9 cho thấy điều
phí
đó. Thoạt đầu, đường đồng phí là C 1 và doanh nghiệp tối thiểu được các chi phí của mình để
sản xuất đầu ra Q1, ở mức A bằng cách dùng L 1 đơn vị lao động và K1 đơn vị vốn. Khi giá của lao
động tăng, đường đồng phí trở nên dốc hơn. Đường đồng phí C 2 phản ánh giá cao hơn của lao
động. Đứng trước giá của lao động cao hơn ấy, doanh nghiệp tối thiểu hóa các chi phí của mình
để sản xuất đầu ra Q1 bằng cách sản xuất ở mức B, dùng L2 đơn vị lao động và K2 đơn vị vốn.
Doanh nghiệp đã ứng phó với giá cao hơn của lao động, bằng cách lấy vốn thay thế cho lao
động trong quá trình sản xuất.

Vốncủa đường đồng lượng:


Ta có độ dốc
K MRTS = -ΔK/ΔL = MPL/MPK
Đường đồng phí có độ dốc là:
ΔK/ΔL = -w/r
Từ đó rút ra, khi mộtBdoanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí để sản xuất một đầu ra, thì điều
kiện dưới đây phảiKđược
2 đáp ứng:
A
K1 MPL/MPK = w/r
Suy ra: Q1
MPL/w = MPK/r
4.2.5.2. Tối thiểu hóa chi phí với các mức đầu ra thay đổi
C2 C1
0 Vốn
- Có thể thực hiện L tối L1 hóa chi phí với mọi đầuLao
2 thiểu động
ra mà doanh nghiệp đang xem xét.
(L)
Hình 4.10 cho thấy kết quả điển hình của việc phân tích này. Mỗi điểm A, B, C, D và E biểu thị
một tiếp điểm Hình 4.9. Tối
giữa đường thiểu
đồng phíhoá chi đường
và một phí để đồng
Đường sản triển
phát xuất
lượng đầu
củaradoanh
(Q1) nghiệp. Đường cong,

42

E
D Q5
B 3

A Q2
Q1
Lao động

Hình 4.10. Tối thiểu hoá các chi phí với mọi đầu ra

di chuyển từ gốc lên phía trên và sang phía trái, đươc dựng qua các tiếp điểm ấy, là đường phát
triển của doanh nghiệp.
- Đường phát triển mô tả những tập hợp lao động và vốn mà hãng sẽ lựa chọn để tối
thiểu hóa chi phí cho mọi mức đầu ra. Khi nào mà sức sử dụng tất cả những đầu vào còn tăng
khi đầu ra đã tăng lên, đường sẽ có hình dạng như mô tả trong hình 4.10.
- Đường phát triển của doanh nghiệp cung cấp những thông tin về các tổng chi phí cho
tất cả những đầu vào biến đổi khi đầu ra của doanh nghiệp thay đổi. Nó cho chúng ta biết tổng
chi phí thấp nhất trong dài hạn để sản xuất từng mức đầu ra.
4.2.5.3. Tính không linh hoạt của sản xuất trong ngắn hạn
- Trong dài hạn tất cả các đầu vào của doanh nghiệp đều biến đổi. Tính linh hoạt này cho
phép các doanh nghiệp sản xuất với một chi phí trung bình thấp hơn trong ngắn hạn. Để thấy
được tại sao chúng ta phải so sánh trường hợp trong đó cả vốn lẫn lao động đều biến đổi với
trường hợp trong đó vốn là cố định trong ngắn hạn.
- Tính không linh hoạt xuất hiện khi doanh nghiệp quyết định tăng đầu ra của nó lên Q 2. Nếu số
vốn không bị cố định, doanh nghiệp có thể sản xuất đầu ra ấy với số vốn K 2 và số lao động L2.
Chi phí sản xuất của nó sẽ được phản ánh bởi đường đồng phí CD. Tuy nhiên, với số vốn cố định
buộc doanh nghiệp phải nâng cao số đầu ra của mình bằng cách dùng số vốn K1 là số lao động L3
ở P. Điểm P nằm trên đường đồng phí EF, là đường biểu thị một chi phí cao hơn đường đồng phí
CD. Chi phí sản xuất cao hơn khi số vốn là cố định, bởi lẽ doanh nghiệp không thể thay thế số
lao động tương đối đắt hơn bằng số vốn tương đối không đắt, khi doanh nghiệp phát triển sản
xuất của mình.
Vốn
4.3. Lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận
4.3.1. Doanh thu, doanhE thu bình quân, doanhĐường thu cậnphátbiên:
triển
* Doanh thu: (TR) 2
C
- Khái niệm: 2Là số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc tiêu thụ hàng hoá hoặc dịch
vụ.
A
- Công thức xác
K2 định: TR = P.Q
* Doanh thu bình P
K1 quân: (AR)
- Khái niệm: Là doanh thu tính trên một đơn vị hàng hoá Q2 bán ra hay cũng chính là giá
cả một đơn vị hàng hoá.
- Công thức xác0định: AR = TR /Q = PQ /Q = P Q1
Lao động
* Doanh thu cận biên: (MR) L1 L2 B L3 D F
- KháiHình 4.11.
niệm: Chi thay
Là mức phí sản xuất2doanh
đổi tổng cao hơn
thu2 khi số vốn
do tiêu là cốmột
thụ thêm địnhđơn vị sản phẩm hàng
hoá hay dịch vụ.
- Công thức xác định: MR = ΔTR /ΔQ = (TR)’Q
4.3.2. Tối đa hoá doanh thu:
TRmax khi TR’ = 0 hoặc MR = 0
4.3.3. Lợi nhuận:
* Khái niệm: Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt
động sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp.
*Công thức tính lợi nhuận: π = TR - TC
hoặc: π = (P - ATC)*Q
Trong đó: π : tổng lợi nhuận.
TR : tổng doanh thu.
ATC : chi phí đơn vị sản phẩm.
P : giá bán.
43
P - ATC: lợi nhuận đơn vị sản phẩm.
Q : khối lượng sản phẩm bán ra.
* Các loại lợi nhuận
- Lợi nhuận tính toán = Doanh thu - chi phí tính toán.
- Lợi nhuận kinh tế là lợi nhuận tính toán còn lại sau khi đã trừ đi chi phí cơ hội (ví dụ
trên).
4.3.4. Tối đa hoá lợi nhuận
Quy tắc chung nhất của tối đa hoá lợi nhuận: tăng sản lượng chừng nào doanh thu cận
biên còn vượt qua chi phí cận biên (MR > MC) cho đến khi có MR = MC thì dừng lại. Đây chính
là mức sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.
4.3.4.1. Tối đa hoá lợi nhuận theo phương pháp cận biên
Độ dốc của đường tổng chi phí là MC còn độ dốc của đường tổng doanh thu là MR, vì
vậy để xác định mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận cần so sánh giữa MR và MC (lợi nhuận cận
biên). Nói cách khác, thông qua quan hệ giữa MR và MC có thể thấy được tối đa hoá lợi nhuận
của hãng (bằng cách so sánh MR và MC) theo nguyên tắc sau:
- Nếu MR > MC: Khi hãng tăng Q sẽ làm tăng lợi nhuận.
- Nếu MR < MC: Việc giảm Q sẽ làm tăng lợi nhuận cho hãng.
→ Do đó khi MR = MC là mức sản lượng tối ưu (Q*) để hãng tối đa hoá lợi nhuận ( πmax) trong
ngắn hạn.
Xét trong dài hạn, thì điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận là sản xuất ở mức sản lượng sao
cho thoả mãn điều kiện doanh thu biên bằng chi phí biên dài hạn (MR = LMC).
4.3.4.2.Tối đa hoá lợi nhuận theo phương pháp tổng doanh thu và tổng chi phí
4.3.4.2.1 Tối đa hoá lợi nhuận trong sản xuất ngắn hạn
Mục tiêu: tối đa hoá lợi nhuận π(q) → max với π(q) = TR(q) – TC(q)
Trong đó: π(q) : lợi nhuận.
TR(q) : Tổng doanh thu.
TC(q): Tổng chi phí.
q : Sản lượng bán ra.
Để tối đa hoá lợi nhuận, cần thoả mãn các điều kiện sau đây:
dπ/dq = dTR/dq – dTC/dq = 0
Hay: dTR/dq = dTC/dq
Đó chính là nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận quen thuộc theo phương pháp phân tích cận
biên: Hãng sản xuất tại một mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên và độ
dốc của đường chi phí cận biên lớn hơn độ dốc của đường doanh thu biên tức là đường MC cắt
đường MR từ phía dưới ứng với MC đang tăng lên.
Xét trong dài hạn, doanh nghiệp quyết định sản xuất tại mức sản lượng MR = LMC. Đây chính là
mức sản lượng tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.
TC TRmax
TR, TC
4.3.4.2.2 Tối đa hoá lợi nhuận trong sản xuất dài hạn F
Trong sản xuất dài hạn không còn chi phí cố định, doanh nghiệp có thể quyết định nên
xây dựng một năng lực sản xuất đếnCmức nào D là tối ưu, tức là xác định lượng chi phí cố định tối
ưu. TR
Để tối ưu hoá lợi nhuận, chúng ta có thể sử dụng phương pháp trình bày ở trên, nhưng
loại trừ chi phí cốH định, có nghĩa là Jmọi chi phí biến đổi như phương pháp ngắn hạn, doanh
nghiệp coi giá thị trường làBcho trước và doanh thu cận biên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
sẽ tăng sản lượng khi nào doanh thu cận biên còn lớn hơn chi phí cận biên.

A
44
Q* Q
MR, MC MC

Doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng khi chi phí cận biên vượt qua doanh thu cận biên.
C*
Doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa bằng việc cân bằng doanh thu cận biên và chi phí cận
biên dài hạn. B*
Hình 4.13 minh hoạ việc tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn.
LAC và LMC là chi phí bình quân và chi phí cận biên E dài hạn. Đường cầu D chỉ ra mức giá
thị trường bằng với doanh thu cận biên MR. Khi giá còn lớn hơn chi phí bình quân dài hạn thì
Q
doanh nghiệp còn thu được lợi nhuận.
MR
Giá và
Lợi nhuận tối đa xuất hiện tại điểm S, nơi giao điểm của LMC
đường chi phí cận biên dài hạn
π chi phí LAC
(LMC) gặp đường doanh thu cận biên MR. Tại điểm này sản lượng của doanh nghiệp là Q m. Tổng
πmax S
doanh thu được biểu diễn bằng
P0 hình chữ nhật 0P 0SQ m , tổng chi phí bằng hình chữ nhật 0C 0RQm,
D = MR
tổng lợi nhuận là hình chữ nhật (được gạch chéo) C0P0SR.
Tại sao doanh nghiệp không quyết định D sản lượng tương ứng với điểm M, mặc dù tại
điểm M chi phí bình quân dàiC0 hạn (L AC) thấp hơn điểm R khá nhiều. Lý do là trong sản xuất kinh
B tâm đến
Q* tổng lợi nhuận R Qlợi nhuận của đơn vị sản
doanh, các doanh nghiệp quan π M nhiều hơn là
phẩm. G π=0
π=0
H
Câu hỏi ôn tập chương 4
Câu 1: Trình bày hàm sản Hình
xuất.4.12.
Nêu ýTối đa và
nghĩa hóa doanh
cho ví dụ thu
minhvàhoạ?
lợi
nhuận
Câu 2: Trình bày các khái niệm,0 công thức Q năng
0
suất bình quânQmvà năngQ1 suất cậnSản lượng
biên. Phát biểu
quy luật năng suất cận biên4.13.
Hình giảm Doanh
dần và cho VD minh
nghiệp tối đahoạ
hoáquy
lợiluật?
nhuận trong dài
Câu 3: Khái niệm, vẽ đồ thị minh hoạ, ý nghĩa độ hạndốc của đường đồng lượng, trình bày 2 trường
hợp đặc biệt của đường đồng lượng?
Câu 4: Chi phí là gì ? Lấy VD để phân biệt chi phí tính toán và chi phí kinh tế?
Câu 5: Nêu định nghĩa, công thức của các loại chi phí trong ngắn hạn và trong dài hạn?
Câu 6: Tại sao ATC và AVC lại cắt MC tại điểm cực tiểu của ATC và AVC ? Vẽ đồ thị minh hoạ?
Câu 7: Thế nào là hiệu suất tăng, giảm, không đỏi của quy mô ? Phân tích các nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng đó?
Câu 8: Đường đồng phí là gì? Vẽ đồ thị minh hoạ và cho biết ý nghĩa độ dốc của đường đồng
phí ? Khi nào các đường đồng phí không phải là đường thẳng?
Bài tập chương 4
Bài 1: Chi phí biến đổi trung bình đạt cực tiểu ở mức sản lượng tại đó:
a. Sản phẩm trung bình đạt cực đại.
b. Sản phẩm cận biên đạt cực đại.
c. Sản phẩm trung bình đạt cực tiểu.
d. Sản phẩm cận biên đạt cực tiểu.
Bài 2: Phần chi phí biến đổi trung bình đang giảm dần chính là phần tại đó:
a. Chi phí cận biên đang tăng.
b. Chi phí cố định trung bình đang giảm.
c. Sản phẩm cận biên đang giảm.
d. Sản phẩm trung bình đang tăng.
Bài 3: Nếu ATC đang giảm, khi đó MC phải:
a. Đang giảm.
b. Bằng ATC.
c. Phía trên ATC.
45
d. Phía dưới ATC.
Bài 4: Nếu đường MC nằm phía dưới đường AVC thì khi sản lượng tăng lên điều nào dưới đây là
đúng:
a. ATC không đổi.
b. AFC không đổi.
c. AVC giảm xuống.
d. AVC tăng lên.
Bài 5: Cho hàm số tổng chi phí:
TC = 60+7Q+3Q2+2Q3
a. Viết phương trình các đường ATC, AVC, AFC, MC?
b. Ở mức sản lượng là bao nhiêu thì chi phí bình quân tính trên một đơn vị là nhỏ nhất?
c. Giả sử hãng là cạnh tranh hoàn hảo, giá trên thị trường của sản phẩm là 10,8.10 3VNĐ/ 1
chiếc. Hãy xác định mức sản lượng để doanh nghiệp đạt lợi nhuận cực đại?

46
Chương 5: CÁC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

5.1. Các loại thị trường


5.1.1. Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau về thị trường, ta có thể gặp một số khái niệm phổ biến
sau:
a) Thị trường là sự biểu thị ngắn gọn quá trình mà nhờ đó các quyết định của các hộ gia đình về
việc tiêu dùng các hàng hoá khác nhau, các quyết định của các doanh nghiệp về việc sản xuất
cái gì và như thế nào, các quyết định của cá nhân về làm việc bao lâu và cho ai được điều hoà
bởi sự điều chỉnh giá cả.
b) Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó, người bán và người mua tiếp xúc
với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
c) Thị trường là 1 khuôn khổ vô hình, trong đó người này tiếp xúc với người kia để trao đổi 1
thứ gì đó khan hiếm và trong đó họ cũng xác định giá và số lượng trao đổi.
Qua nhiều khái niệm trên ta thấy trong một số trường hợp người mua và người bán có
thể tiếp xúc trực tiếp tại các địa điểm cố định như các thị trường hàng tiêu dùng: quần áo, rau
quả, trong nhiều trường hợp các công việc giao dịch diễn ra qua điện thoại, vô tuyến hoặc các
phương tiện từ xa khác như trong thị trường chứng khoán, song điều chung nhất đối với các
thành viên tham gia thị trường là họ đều tìm cách tối đa hoá lợi ích của mình, tức là người bán
(người sản xuất ) muốn tối đa hoá lợi nhuận, còn người mua (người tiêu dùng) muốn tối đa hoá
sự thoả mãn (lợi ích) thu được từ sản phẩm họ mua.
Như vậy ta thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường, nhưng điểm chung của
các định nghĩa đó là: Thị trường là một thuật ngữ chỉ sự giao dịch, mua bán không gắn với
không gian và thời gian.
5.1.2. Phân loại thị trường
5.1.2.1.Xét về mặt sản phẩm: Có hai loại
- Thị trường sản phẩm.
- Thị trường các yếu tố sản xuất.

Tiền bán Tiền mua


hàng hàng
Thị trường sản phẩm
5.1.2.2. Xét về tính chất cạnh tranh
Số người Sựdùng
Tiêu tham gia của
Loại thị trường Sản phẩm Loại
đầu sản phẩm Ví dụ
bán doanh nghiệp mới
ra
Hãng kinh doanh Hộ gia đình Sản phẩm nông
Cạnh tranh hoàn
rất nhiều Đồng nhất Tự do nghiệp, chứng khoán,
hảo Đầu vào Yếu tố sx …
Bán cạnh tranh Thị trường các yếu tố sản
(cạnh tranh độc Chi rất nhiều Phânxuất
biệt Tự do Quần áo, bánh kẹo,…
Thu nhập
quyền) phí

Bán độc quyền


Đồng nhất hoặc
(Độc quyền tập Một sốHình 5.1. Phân loại thị trường
Hạn chế Thép, xe hơi
Phân biệt
đoàn)
Độc quyền Một người Đặc biệt Phong toả Điện lực, xăng dầu,…
47
5.2. Cạnh tranh hoàn hảo (CTHH)
5.2.1.Khái niệm:
- Doanh nghiệp CTHH: Một doanh nghiệp được gọi là cạnh tranh hoàn hảo khi sản
phẩm của nó bán theo giá đã có trên thị trường và không tuỳ thuộc vào số lượng sản phẩm mà
doanh nghiệp bán, doanh nghiệp này còn được gọi là doanh nghiệp chấp nhận giá.
- Thị trường CTHH: Là thị trường mà ở đó không ai (kể cả người bán và người mua) có
tác động và ảnh hưởng đến giá cả cũng như sản lượng của thị trường.
5.2.2. Đặc trưng
* Thị trường CTHH:
- Có nhiều người mua và nhiều người bán nhưng mỗi người bán ảnh hưởng rất ít đến thị
trường.
- Sản phẩm đồng nhất (các đơn vị hàng hoá trao đổi được coi là giống nhau).
- Thông tin hoàn hảo. Mọi người mua và người bán đều có hiểu biết đầy đủ về các thông
tin liên quan đến việc trao đổi (như biết mọi các đặc trưng của các mặt hàng trao đổi, biết mọi
giá người bán đòi và giá người mua trả, mọi người có liên hệ mật thiết với nhau và sự thông tin
giữa họ là liên tục).
- Các người bán hành động độc lập với nhau.
- Việc gia nhập và rút khỏi thị trường là tự do.
* Doanh nghiệp CTHH
- Doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường, cho nên:
+ Đường cầu doanh nghiệp co giãn hoàn toàn (Lượng bán của doanh nghiệp không
ảnh hưởng đến giá cả thị trường).
+ Đường cầu nằm ngang.
- Sản lượng của doanh nghiệp là rất nhỏ so với sản lượng của thị trường cho nên các
quyết định sản lượng của doanh nghiệp không có ảnh hưởng đến sản lượng của thị trường.

48
P P

Đường cầu của Đường cầu


doanh nghiệp của Thị
D trường
D
Q Q
Hình 5.2a. Đường cầu Hình 5.2b. Đường cầu của
của thị trường CTHH
5.2.3. Sản lượng của doanh nghiệp
doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo( CTHH)
CTHH
5.2.3.1. Trong ngắn hạn:
Vì doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo gặp đường cầu nằm ngang nên đường cầu này
chính là đường doanh thu bình quân AR và doanh thu cận biên MR và bằng giá P( AR=MR=P).
→ Quy tắc tối đa hoá lợi nhuận đối với doanh nghiệp CTHH: Là lựa chọn đầu ra sao cho
thoả mãn điều kiện P = MC.
P
* Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn: Có 4 trường hợp
P
- Trường hợp1: MC MC
P1 > ATC ATC
Doanh nghiệp Lãi
thu P* được lợi P = AR = MR AVC
nhuận tại điểm A D
P1 A
và lợi nhuận là
diện tích hình
chữ nhật gạch B Q
chéo 0( >0) Q*
Tiếp tục sản
xuất. Hình 5.3. Sản lượng tối ưu của doanh nghiệp
CTHH 0
- Trường hợp2: P Q*
Q
P2 = ATCmin Hình 5.3a. Trường MC
hợp doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoà ATC
vốn tại A. CTHH có lãi trong ngắn
hạn AVC
( =0)
Vẫn tiếp tục sản xuất P A
2 D

Q2
0 Q
P
- Trường hợp 3: MC ATC
AVCmin< P3 <ATCmin
Doanh nghiệp lỗ vốn AVC
tại A. Lỗ
( < 0) C B
Vẫn tiếp tục sản P3 49
A D
xuất vì khoản chênh F
lệch giữa giá bán P3 E
đắp 1 phần chi phí
cố định. 0
Số lượng lỗ vốn là Q3 Q
diện tích hình chữ Hình 5.3c. Trường hợp doanh nghiệp CTHH
nhật gạch chéo. lỗ vốn nhưng vẫn sản xuất trong ngắn hạn
.

MC
P ATC
- Trường hợp 4: Lỗ
P4 < AVCmin AVC
Doanh nghiệp lỗ vốn
tại B là diện tích hình
chữ nhật gạch chéo.
P4 D
( < 0) B
Ngừng sản xuất (Vì
doanh thu không đủ
bù đắp chi phí biến
đổi).
0
Q4
Q
Hình 5.3d. Trường hợp doanh nghiệp
5.2.3.2. Trong dài hạn: CTHH
* Lựa chọn sản lượng trong dài hạn đóng cửa sản xuất trong
ngắn hạn
Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào, bao gồm cả quy mô nhà
máy. Doanh nghiệp có thể bắt đầu sản xuất (nghĩa là gia nhập ngành) hoặc đóng cửa sản xuất
(nghĩa là rút khỏi ngành). Doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất mức sản lượng Q*, ở đó: MR =
LMC, sản lượng Q* là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận (thu được lợi nhuận là diện tích ABCD).
Như vậy khi giá thị trường cao hơn thì lợi nhuận doanh nghiệp thu được cũng cao hơn, khi giá
thị trường giảm từ P1 xuống P2 thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống bằng 0, Q 1 là điểm
hoà vốn của doanh nghiệp.
P

LMC
A LAC P1= MR
D
C B P2

Q1 Q*
Hìnhdài
* Cân bằng cạnh tranh 5.4.hạn
LựaQ chọn sản lượng trong dài
hạn *

P P S1 50
S2
LMC
*
Hình 5.5. Cân bằng cạnh tranh dài
hạn
Hình (b) Giá cân bằng dài hạn ban đầu của sản phẩm là P1=S1×D thì tại hình (a) ta thấy các
doanh nghiệp thu được lợi nhuận dương vì LACmin = P2 (ở sản lượng q2), do đó sẽ khuyến
khích các hãng mới gia nhập ngành làm cho đường cung dịch chuyển từ S1 sang S2. Cân
bằng dài hạn ở P2 (P2 xác định ở S2×D). Vì doanh nghiệp thu được lợi nhuận bằng 0, không
có động cơ khiến các doanh nghiệp gia nhập hoặc rút khỏi ngành.
5.2.4. Đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
5.2.4.1. Trong ngắn hạn
Đường cung của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp sẽ sản xuất sản lượng nào ở mỗi
mức giá. Như ta đã thấy các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ tăng sản lượng đến điểm mà
ở đó P = MC, và sẽ đóng cửa nếu P<AVC.
Vì thế với những mức sản lượng dương (q>0), đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo là 1 phần của đường MC nằm ở phía trên điểm tối thiểu của AVC.

P
MCS

AVC

Pngừng sx = AVCmin

Q
Qngừng sx ngắn hạn
Hình 5.6a. Đường cung của doanh nghiệp CTHH
5.2.4.2. Trong dài hạn
trong ngắn hạn
Hãng cạnh tranh hoàn hảo thu được lợi nhuận dương sẽ mở rộng quy mô sản xuất trong
dài hạn để làm tăng lợi nhuận. Đường cung dài hạn của doanh nghiệp là phần đường chi phí
cận biên nằm phía trên đường chi phí bình quân dài hạn.

51
LMC S
P

LAC

P = LACmin

Q
5.2.5. Đường cung của thị trường Q hòa vốn dài hạn
Hình 5.6a. Đường cung của doanh nghiệp CTHH trong dài
* Đường cung ngắn hạn và dài hạn của thị trường
hạn
Đường cung ngắn hạn của thị trường cho thấy tổng số lượng sản phẩm mà ngành sẽ sản
xuất trong ngắn hạn ở mỗi mức giá. Sản lượng của ngành là tổng lượng cung của mọi doanh
nghiệp, do đó đường cung thị trường là tổng chiều ngang của các đường cung của các doanh
nghiệp.

52
P
MCcung ngắn hạn của thị trường
Đường
P
AVC
D
P*
Phoà vốn dài hạn Đường cung dài hạn của thị trường

Pngừng sx ngắn hạn

Q*
Q Q

Đường cung
Hình ngắn
5.7. hạn của
Đường thị ngắn
cung trườnghạn
dốcvà
hơndài
trong
hạndài
củahạn
thịvì:
trường
+ Trong dài hạn, ở mỗi mức giá, sản lượng của thị trường lớn hơn vì có các doanh nghiệp tiềm
năng nhập ngành.
+ Mỗi doanh nghiệp được tăng sản lượng do trong dài hạn doanh nghiệp có thể điều chỉnh tất cả
đầu vào sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất nên sản lượng tăng ở mỗi mức giá.
* Thặng dư sản xuất (PS):
- Khái niệm: “Thặng dư sản xuất của 1 hãng là tổng số chênh lệch giữa giá sản phẩm trên thị
trường và MC của các sản phẩm đó”. Do đó có thể xác định thặng dư sản xuất của hãng là số
chênh lệch giữa thu nhập của hãng và tổng số các chi phí khả biến của nó tức là phần diện tích
nằm trên đường cung và nằm dưới đường giá.
Chú ý: Các MC phản ánh các lượng gia tăng chi phí gắn liền với sản phẩm đầu ra. Vì các FC
không thay đổi cùng với đầu ra nên tổng các MC phải bằng tổng các chi phí khả biến của hãng.
Thặng dư sản xuất bằng diện tích gạch chéo phía dưới đường giá thị trường và ở phía trên đường
MC, giữa các đầu ra là 0 và Q* (sản lượng tối đa hoá lợi nhuận). Nó bằng hình chữ nhật ABCD
vì tổng các MC để đạt Q* bằng các chi phí khả biến để sản xuất ra Q*.

P, MC, AVC
MC
MC
P
Thặng dư AVC
sản xuất AVC
của DN D
P* P
A B

C
D
Q*
Q
Q*
0 Q

Hình 5.8a. Thặng dư sản xuất của doanh nghiệp

53
P
Thặng dư S =MC
sản xuất
của thị
trường

P*

Q
Q*
Hình 5.8b. Thặng dư sản xuất của thị
trường
* Phân biệt giữa thặng dư sản xuất (PS) và lợi nhuận (π):
- Lợi nhuận: Là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (π = TR – TC).
- Thặng dư sản xuất: PS = TR – VC = π + FC.
5.3. Độc quyền (bán)
5.3.1. Khái niệm:
Độc quyền bán trường hợp tới hạn của cạnh tranh không hoàn hảo trong đó chỉ có 1
người bán một loại sản phẩm đặc biệt trên thị trường.
5.3.2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán
Một doanh nghiệp có thể chiếm được vị trí độc quyền bán nhờ một số nguyên nhân cơ bản
sau:
- Đạt được tính kinh tế của quy mô, yếu tố quan trọng quyết định cấu trúc của thị trường
là đạt sản lượng ở mức quy mô tối thiểu có hiệu quả so với cầu của thị trường , tức là sản lượng
tại đó đường chi phí bình quân dài hạn của doanh nghiệp LAC ngừng đi xuống.
- Bằng phát minh, sáng chế (bản quyền). Luật về bằng phát minh sáng chế (bản quyền)
cho phép các nhà sản xuất có được vị trí độc quyền bán về 1 sản phẩm hoặc 1 quy trình công
nghệ mới trong một khoảng thời gian nhất định.
- Kiểm soát các yếu tố (đầu vào) sản xuất. Một doanh nghiệp có thể chiếm được vị trí độc
quyền bán nhờ quyền sở hữu 1 loại đầu vào (nguyên liệu) để sản xuất ra một loại sản phẩm nào
đó.
- Quy định của Chính phủ. Một doanh nghiệp có thể trở thành độc quyền hợp pháp nếu
nó là người duy nhất được cấp giấy phép sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm dịch vụ nào đó.
VD: đường sắt Việt Nam, bưu điện Việt Nam...
5.3.3. Đường cầu và doanh thu cận biên trong độc quyền bán
- Là người sản xuất duy nhất đối với 1 loại sản phẩm, nhà độc quyền bán có vị trí độc
nhất trên thị trường, có sự kiểm soát toàn diện đối với số lượng sản phẩm đưa ra bán, song không
có nghĩa là nó muốn đặt giá bao nhiêu cũng được vì mục đích của nó là tối đa hóa lợi nhuận. Đặt
giá cao hơn sẽ có ít người mua do đó lợi nhuận thu được ít. Do đó nhà độc quyền bán đứng trước
đường cầu thị trường dốc xuống dưới về phía phải.
- Đường cầu thị trường chính là đường doanh thu bình quân của doanh nghiệp (AR).
Khi đường cầu dốc xuống thì giá và doanh thu bình quân luôn lớn hơn MR vì mọi đơn vị đều
bán ở cùng một giá. Tăng lượng bán thêm 1 đơn vị thì giá phải giảm xuống, như vậy mọi đơn vị
bán ra đều phải giảm giá chứ không phải chỉ một đơn vị bán thêm. Đường doanh thu cận biên vì
thế luôn nằm dưới đường cầu trừ điểm đầu tiên.

54
* Chú ý: MR = mức thay đổi trong tổng doanh thu do tiêu thụ thêm 1 đơn vị sản
phẩm =doanh thu tăng thêm do tiêu thụ riêng đơn vị cuối đó - doanh thu bị mất đi do việc bán
sản phẩm hiện có với giá thấp hơn.
P

P1

P2
D

MR
Q
Q1 Q2
5.3.4. Quyết định
Hìnhsản
5.9.lượng
Đườngcủacầu
nhà và
độcđường
quyền doanh
bán thu biên trong độc quyền
Doanhbán
nghiệp tối đa hoá lợi nhuận phải sản xuất mức sản lượng ở Q m sao cho MR = MC,
xác định giá là Pm, và sản lượng Qm là sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.

LN bị giảm
P
nếu sản xuất ở
Q1 ATC
MC
P1 LN bị giảm
Pm nếu sản xuất ở
PE Q2

MC m

MR D

Q1 Qm Q2 Q
Chứng minh
Hình 5.10. Quyết định sản lượng của nhà độc quyền bán
- Giả sử ở Q1 < Qm, lúc đó giá tương ứng là P 1, MR>MC, nếu nhà độc quyền bán sản
lượng >Q1 một ít thì sẽ thu được lợi nhuận bổ sung (MR-MC) và do đó tổng lợi nhuận tăng cho
đến Qm, ở Qm lợi nhuận bổ sung từ việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm bằng 0. Như vậy
nếu doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q 1 nhỏ hơn Qm, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị
giảm nên Q1 không phải là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận.
→ Nếu sản xuất ở Q1, tổng lợi nhuận của nhà độc quyền bán sẽ nhỏ hơn mức cực đại một
khoản bằng phần gạch chéo dưới đường MR và trên MC giữa Q1 và Qm.
- Giả sử ở sản lượng Q2 > Q m cũng không phải là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận vì ở Q 2
có MC > MR, do đó nếu sản xuất ở sản lượng <Q 2 một ít thì lợi nhuận thu được sẽ tăng thêm
(tức MC-MR), do đó nhà độc quyền có thể làm tăng lợi nhuận bằng việc giảm bớt sản lượng
phía sau Qm, phần lợi nhuận tăng thêm do sản xuất ở Qm là phần diện tích gạch chéo nằm dưới
đường MC và trên MR giữa Qm và Q2.

55
=> Điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận của nhà độc quyền bán là sản xuất ở sản lượng Qm có
MR=MC
* Trong độc quyền bán không có đường cung
Quyết định sản lượng của nhà độc quyền không chỉ phụ thuộc vào MC mà còn phụ
thuộc hình dáng đường cầu, do đó sự dịch chuyển của đường cầu không kéo theo một loạt các
mức giá và các mức sản lượng như với đường cung trong cạnh tranh hoàn hảo. Trong độc
quyền bán, sự dịch chuyển của cầu có thể dẫn đến giá tăng mà sản lượng không đổi hoặc sản
lượng tăng mà giá không đổi hoặc giá và sản lượng đều thay đổi

P P MC
MC

P1= P2
P1 A2
A2 A1
D2 D2
A1
P2 D1 D1
MR2 MR2
MR1 MR1
Q
Q
Q1 = Q2 Q Q
Hình 5.11b. Giá không
1 2đổi, lượng cung thay đổi

P không
Hình 5.11a. Giá thay đổi, lượng cung MC
đổi A2
P2

P1 A1
D2
MR2

D1
MR1
Q
Hình 5.11c. Q Giá
1 thay đổi, lượng cung thay đổi
Q2
* Sức mạnh độc quyền
Sự khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền
bán là doanh nghiệp độc quyền bán có sức mạnh thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
phải đặt P=MC còn doanh nghiệp độc quyền bán đặt P>MC. Vì thế sức mạnh độc quyền bán
được đo bằng chỉ số Lerner, gọi là mức độ của sức mạnh độc quyền của Lerner (do Abba Lerner
đưa ra vào năm 1934).
P−MC
L=
P với 0≤ L ≤ 1
* Mất không từ sức mạnh độc quyền
- Vì sức mạnh độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng sản xuất ra thấp hơn so với
cạnh tranh hoàn hảo nên người tiêu dùng bị thiệt hại còn người sản xuất thì được lợi. Nếu coi
phúc lợi của người tiêu dùng và của người sản xuất như nhau thì cả người tiêu dùng và người
sản xuất tính thành một tổng thể (NSB = CS+PS) sẽ không được lợi bằng trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo.
- Đồ thị minh hoạ:

56
P MC

Pm

Pc

Q
Qm Qc

Hình 5.12. Mất không từ sức mạnh độc


+ Nếu thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì giá và sản lượng là Pc và Qc.
quyền
+ Nếu thị trường là độc quyền bán thì giá và sản lượng là Pm và Qm.
→ Như vậy so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì thị trường độc quyền bán tạo ra phúc lợi
ít hơn một phần thặng dư tiêu dùng (diện tích A) và phần thặng dư sản xuất (diện tích B) bị mất
do chỉ sản xuất ở mức sản lượng Qm. Phần phúc lợi bị mất gọi là mất không (= diện tích A + B).
5.4. Cạnh tranh không hoàn hảo
5.4.1. Cạnh tranh độc quyền
Có nhiều ngành trong đó các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm khác nhau. Vì lý do
này hoặc lý do khác, người tiêu dùng coi mặt hàng của mỗi doanh nghiệp khác với của các doanh
nghiệp khác. Sự khác nhau của sản phẩm là do sự phân biệt sản phẩm. Do đó một số người tiêu
dùng, chứ không phải tất cả sẽ trả giá cao hơn cho sản phẩm mà mình thích.
5.4.1.1. Đặc trưng của thị trường cạnh tranh độc quyền
- Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán sản phẩm phân biệt (đã được làm
cho khác sản phẩm của doanh nghiệp khác). Các sản phẩm này có thể thay thế cho nhau ở mức
độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo, nói cách khác độ co dãn của cầu theo giá là cao
nhưng không phải là vô cùng.
- Cạnh tranh bằng quảng cáo và nhãn mác.
- Giá và sản lượng tương đối ổn định.
- Có sự tự do ra nhập và rút khỏi thị trường. Doanh nghiệp mới ra nhập thị trường với các
sản phẩm riêng của mình tương đối dễ dàng và các doanh nghiệp ở trong ngành rời bỏ cũng
tương đối dễ nếu các sản phẩm của họ trở nên không có lãi.
- Hoạt động với công suất thừa.
5.4.1.2. Cân bằng trong ngắn hạn và trong dài hạn
a) Đặc điểm
- Giống như trong độc quyền bán, doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền đứng trước những đường
cầu nghiêng xuống và do đó có sức mạnh độc quyền.
- Cạnh tranh độc quyền tương tự như cạnh tranh hoàn hảo ở chỗ có sự tự do gia nhập, vì vậy khả
năng thu được lợi nhuận sẽ cuốn hút các doanh nghiệp mới với các mặt hàng cạnh tranh tham gia
vào thị trường làm cho lợi nhuận giảm xuống bằng 0.
b) Đồ thị minh hoạ
* Hãng cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn:
Vì sản phẩm của doanh nghiệp khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nên đường
cầu của doanh nghiệp dốc xuống dưới (đường cầu thị trường dốc hơn rất nhiều). Sản lượng tối đa
hoá lợi nhuận QSR xác định ở MR giao MC tương ứng với P sr cao hơn chi phí bình quân nên
doanh nghiệp thu được lợi nhuận biểu thị bằng hình chữ nhật gạch chéo.

57
P
ATC
A MC
Psr

MR
Q
Qsr
* Hãng cạnh tranh độc quyền trong dài hạn
Hình 5.13a. Quyết định sản lượng trong ngắn hạn của doanh nghiệp
Trong dài hạn lợi nhuận này sẽ kích thích các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường làm
CTĐQ
giảm bớt tỷ phần thị trường của mỗi hãng trong ngành, dịch chuyển đường cầu của chúng sang
trái (DD’). Việc nhập ngành sẽ ngừng lại khi đường cầu đối với mỗi hãng đã sang phía trái tới
mức giá cả P = chi phí bình quân LAC và các hãng chỉ hoà vốn, tức hãng sản xuất Q LR với giá
PLR để đạt điểm cân bằng tiếp xúc tại A.
→ Kết luận: Trong cạnh tranh độc quyền điểm cân bằng tiếp xúc dài hạn xuất hiện khi đường cầu
của mỗi hãng là tiếp tuyến của đường cong LAC của nó ở mức sản lượng mà tại đó MR=LMC.
Mỗi hãng đều tối đa hoá lợi nhuận nhưng chỉ hoà vốn. Sẽ không có thêm sự gia nhập ngành hay
xuất ngành nào nữa.

58
P
LMC

A
Plr
LAC

DLR
MR
Q
Qlr

Hìnhý:5.13b.
Chú Một sốQuyết
doanh định
nghiệpsản lượng
CTĐQ vẫntrong dài hạn
thu được của doanh
lợi nhuận nghiệp
trong dài hạn ví có cách phân
biệt sảnCTĐQ
phẩm tốt hơn các doanh nghiệp khác.
5.4.2. Độc quyền tập đoàn
5.4.2.1. Khái niệm:
Thị trường độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó có một số người bán cạnh
tranh với nhau.
5.4.2.2. Đặc điểm
- Trong thị trường độc quyền tập đoàn sản phẩm có thể giống nhau hoặc khác nhau và
chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hay hầu hết tổng sản lượng.
- Một số hay mọi doanh nghiệp trong thị trường độc quyền tập đoàn đều thu được lợi
nhuận đáng kể trong dài hạn vì có các hàng rào gia nhập làm cho các doanh nghiệp mới không
thể hoặc khó mà gia nhập được vào thị trường.
- Giá và sản lượng tương đối ổn định.
5.4.2.3. Cân bằng trong thị trường độc quyền tập đoàn
* Cân bằng Nash: mỗi doanh nghiệp đang làm điều tốt nhất mình có thể đã cho cái mà đối thủ
đang làm.
*Đặc điểm của cân bằng Nash: Cân bằng Nash là một cân bằng không hợp tác, mỗi doanh
nghiệp ra quyết định sao cho thu được lợi nhuận cao nhất, đã cho hành động của các doanh
nghiệp đối thủ. Khi không hợp tác hành động, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp thu được cao
hơn lợi nhuận lẽ ra thu được trong cạnh tranh hoàn hảo nhưng lại thấp hơn lợi nhuận thu được
nếu các doanh nghiệp câu kết với nhau.
VD: Biểu sau mô tả tóm tắt các kết quả của những khả năng đặt giá khác nhau. Trong việc ra
quyết định đặt giá, 2 doanh nghiệp đều chơi trò chơi không hợp tác, tức là mỗi doanh nghiệp,
một cách độc lập, đang làm điều tốt nhất mà mình có thể, có tính đến đối thủ cạnh tranh của
mình. Biểu này gọi là Matrice lợi nhuận của trò chơi này vì nó cho thấy lợi nhuận của mỗi doanh
nghiệp, quyết định của doanh nghiệp và của đối thủ của doanh nghiệp.
Hãng 2
Đặt giá thấp (P1) Đặt giá cao (P2)
Đặt giá thấp (P1) 1 1 3 0
Hãng 1
Đặt giá cao (P2) 0 3 2 2
Góc trên bên trái của Matrice cho thấy nếu cả 2 doanh nghiệp cùng đặt giá thấp P 1 thì
mỗi doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận là 1.

59
Góc trên bên phải cho thấy nếu doanh nghiệp 1 đặt giá thấp P1 và doanh nghiệp 2 đặt
giá cao P2 thì doanh nghiệp 1 sẽ thu được lợi nhuận bằng 3 và doanh nghiệp 2 sẽ thu được lợi
nhuận bằng 0.
Góc dưới bên phải cho thấy nếu 2 doanh nghiệp cùng hợp tác (cùng đặt giá cao P 2) thì cả
2 thu được lợi nhuận bằng 2 thay vì bằng 1.
→ Matrice này cho thấy tại sao các doanh nghiệp không ứng xử theo cách hợp tác để thu được
lợi nhuận cao cho dù 2 doanh nghiệp không thể câu kết. Điểm then chốt là mỗi doanh nghiệp
luôn luôn thu được lợi nhuận cao bằng việc đặt giá thấp cho dù đối thủ đặt giá nào đi nữa; do
đó điều tốt nhất mà doanh nghiệp 1 có thể làm là đặt giá P 1 nếu doanh nghiệp 2 đạt giá P 1. Nếu
doanh nghiệp 2 đặt giá P2 thì doanh nghiệp 1 đặt giá P 1 vẫn là điều tốt nhất, với doanh nghiệp 2
cũng tương tự.
5.4.2.4. Mô hình đường cầu trong độc quyền tập đoàn
- Trong độc quyền tập đoàn, đặc trưng nổi bật là sự cứng nhắc của giá. Khi chi phí sản xuất giảm
hoặc cầu thị trường giảm, các doanh nghiệp không muốn giảm giá vì điều đó phát tín hiệu sai
cho các doanh nghiệp đối thủ và sẽ khơi ngòi cho cuộc chiến tranh giá cả. Còn khi chi phí sản
xuất tăng hoặc cầu thị trường tăng, các doanh nghiệp cũng không muốn tăng giá vì sợ các đối
thủ không tăng giá.
- Mô hình đường cầu gẫy là sự mô tả giá cứng nhắc của độc quyền tập đoàn, theo mô hình này
mỗi doanh nghiệp gặp một đường cầu gẫy ở mức giá đang thịnh hành P*. Ở các mức giá cao
hơn P* đường cầu rất co dãn vì doanh nghiệp tin rằng nếu doanh nghiệp nâng Giá P2>P* thì các
doanh nghiệp khác sẽ không nâng giá, do đó doanh thu của doanh nghiệp sẽ giảm và phần thị
trường của doanh nghiệp sẽ giảm. Ở các mức giá thấp hơn P* đường cầu không co dãn vì
doanh nghiệp tin rằng nếu doanh nghiệp hạ giá xuống P1<P* thì các doanh nghiệpcũng sẽ hạ
giá của mình vì họ không muốn mất phần thị trường.
- Vì đường cầu gãy nên MR của nó bị gián đoạn do đó chi phí của các doanh nghiệp có thể thay
đổi mà không gây ra sự thay đổi giá (đồ thị: MC tăng nhưng vẫn bằng MR ở mức sản lượng Q*
vì thế giá vẫn bằng P*).

MC’
P*
MC

D
MR
Q
Q*
Hình 5.14. Mô hình đường cầu gẫy khúc
Câu hỏi ôn tập chương 5
Câu 1: Khái niệm, phân loại lợi nhuận? Trình bày nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá
doanh thu?
Câu 2: Phân biệt các loại thị trường : Cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền
tập đoàn và độc quyền bán ?
Câu 3: Trình bày các đặc trưng của thị trường và DN cạnh tranh hoàn hảo ? Vẽ và giải thích
đường cầu của thị trường và DN cạnh tranh hoàn hảo ?

60
Câu 4: Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận là gì ? Trình bày
quyết định sản lượng của DN trong ngắn hạn và trong dài hạn ?
Câu 5: Đường cung của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là gì ? Được xây dựng như thế nào ?
Trình bày trạng thái cân bằng dài hạn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo ?
Câu 6: Độc quyền bán là gì ? Trình bày các nguyên nhân hình thành độc quyền bán và cho ví dụ
minh hoạ ?
Câu 7: Tại sao không có đường cung trong độc quyền bán ? DN độc quyền bán gây tổn thất cho
xã hội như thế nào ? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số Lerner ?
Câu 8: Trình bày các đặc trưng của cạnh tranh độc quyền. Phân tích trạng thái cân bằng ngắn
hạn và dài hạn của cạnh tranh độc quyền ?
Câu 9: Trình bày các đặc trưng của thị trường độc quyền tập đoàn và giải thích vì sao giá của
doanh nghiệp độc quyền tập đoàn ít khi thay đổi ? Phân tích cân bằng Nash ?

Bài tập chương 5


Bài 1: Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
a. Đường cầu thị trường dốc xuống.
b. Đường cầu hoàn toàn co giãn đối với mỗi hang.
c. Sản phẩm khác nhau.
d. Rất nhiều hãng, mỗi hãng bán một phần rất nhỏ.
Bài 2: Một hãng chấp nhận giá là hãng:
a. Phải giảm giá nếu muốn bán nhiều hơn.
b. Phải chấp nhận giá đưa ra bởi một nhà độc quyền.
c. Không thể tác động đến giá sản phẩm của hang.
d. Có thể tăng giá nếu giảm sản lượng.
Bài 3: Trong điều kiện nào dưới đây, một hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể kiếm được lợi nhuận
kinh tế?
a. MR>AVC.
b. MR>ATC.
c. ATC>MC.
d. ATC>AR.
Bài 4: Trong cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu cận biên của hãng bằng:
a. Giá.
b. Tổng doanh thu.
c. Doanh thu trung bình.
d. a và c.
Bài 5: Một hãng cạnh tranh hoàn hảo có hàm chi phí biến đổi bình quân là: AVC=2q+4
a. Viết phương trình biểu diễn hàm chi phí cận biên của hãng và xác định mức giá mà
hãng phải đóng cửa sản xuất?
b. Khi giá bán của sản phẩm là 24$ thì hãng bị lỗ vốn 250$. Tìm mức giá và sản lượng
hòa vốn của hãng?
c. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận nếu giá bán trên thị
trường là 84$. Tính lợi nhuận cực đại đó?
d. Minh họa các kết quả trên bằng đồ thị?
61
Bài 6: Một doanh nghiệp có:
Hàm số cầu: P = 12 - 0,4Q
Hàm chi phí: TC = 0,6 Q2 + 4Q + 5
a. Xác định sản lượng tối đa (Q), giá cả (P), tổng lợi nhuận(LN) và tổng doanh thu trong 3
trường hợp sau:
- Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận?
- Khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa doanh thu?
- Khi hãng theo đuổi mục tiêu đạt doanh thu lớn nhất với điều kiện ràng buộc lợi nhuận
bằng 10?
b. Từ hàm TC hãy suy ra phương trình AVC, AFC, ATC?
Bài 7: Một hãng đứng trước đường cầu:
P = 50 - 2Q
Chi phí cận biên của hãng là MC = Q + 5.
a. Để tối đa hóa lợi nhuận hãng phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm và đặt giá nào? Khi đó
tổng doanh thu của hãng bằng bao nhiêu?
b. Giả sử hãng phải chịu thuế cố định đóng 1 lần là $60 thì lợi nhuận của hãng thay đổi như
thế nào? Giải thích?
c. Nếu phải đóng thuế $10 trên1 đơn vị sản phẩm thì hãng phải sản xuất sản lượng là bao
nhiêu và đặt giá nào để tối đa hóa lợi nhuận?
d. Tính khoản mất không (thiệt hại của xã hội) do sức mạnh thị trường ở câu a gây ra?
Bài 8: Một hãng đã xây dựng nhà máy và mua máy móc thiết bị để sản xuất băng nhạc và có thể
bán một số lượng không hạn chế ở mức giá 21.000 đồng/ băng. Các số liệu về chi phí sản xuất
của hãng:

Số lượng/ ngày(băng) 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng chi phí/ ngày(103$) 50 55 62 75 96 125 162 203 248

a. Xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng.
b. Hãng có nên sản xuất không? Tại sao?
c. Tính thặng dư sản xuất của hãng ở mức giá hiện thời?

62
Chương 6. THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT

6.1. Những vấn đề chung


Các yếu tố sản xuất được chia thành ba nhóm cơ bản là lao động, đất đai và vốn. Các
doanh nghiệp mua những yếu tố sản xuất cần thiết trên thị trường yếu tố để tiến hành tổ chức
sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho xã hội. Như vậy, khác với thị trường hàng hóa chúng
ta đã nghiên cứu, trên thị trường yếu tố sản xuất các doanh nghiệp đóng vai trò người mua
(cầu) còn các hộ gia đình đóng vai trò người cung cấp các nguồn lực (cung). Các doanh nghiệp
trả tiền cho các hộ gia đình để sử dụng các yếu tố sản xuất cần thiết. Giá của lao động gọi là tiền
công, giá của đất đai gọi là giá thuê (rent) và giá của vốn gọi là lãi suất.
6.1.1. Giá và thu nhập của các yếu tố sản xuất
Giá của các yếu tố sản xuất được hình thành trên thị trường yếu tố, chúng ta có thể hiểu
các mức giá đó thông qua mô hình cung cầu. Lượng cầu đối với một yếu tố sản xuất phụ thuộc
vào giá của yếu tố sản xuất đó. Như là, lượng lao động được cầu phụ thuộc vào mức tiền công,
lượng vốn được cầu phụ thuộc vào lãi suất và lượng đất đai được cầu phụ thuộc vào tiền thuê
(tô). Quy luật cầu được áp dụng đối với các yếu tố cũng giống như đối với các hàng hóa khác.
Đường cầu của các yếu tố sản xuất là đường D trên đồ thị 6.1.
Lượng cung của các yếu tố sản xuất cũng phụ thuộc vào giá của các yếu tố sản xuất đó.
Khi giá của các yếu tố sản xuất tăng lên thì lượng cung của các yếu tố sản xuất đó cũng tăng lên
(trừ một vài ngoại lệ sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo). Đường cung của các yếu tố sản
xuất được biểu diễn là đường S trên đồ thị.
Giá cân bằng của các yếu tố được xác định tại giao điểm của 2 đường cung và cầu. Trên
đồ thị P* là giá cân bằng và Q* lượng cân bằng của một yếu tố sản xuất.
Thu nhập của một yếu tố sản xuất là tích số của giá và lượng trao đổi của yếu tố sản xuất
đó.
Theo đồ thị 6.1, giá của yếu tố sản xuất được đo bằng đoạn OP * (P*), lượng trao đổi của
yếu tố đó là Q* và thu nhập của yếu tố đó được biểu diễn bằng diện tích hình chữ nhật OP*EQ*.

P tắc thuê các yếu tố sản xuất


6.1.2. Nguyên S
Cầu đối với bất kỳ yếu tố sản xuất nào cũng là cầu thứ phát ( Derived Demand). Các
doanh nghiệp xác định cầu đối với các yếu tố sản xuất căn cứ vào các điều kiện cụ thể về các
giới hạn công nghệ và thị trường. Đặc biệt cầu đối với các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào mục
P* E
tiêu của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là tối đa hóa
D
lợi nhuận. Dựa vào cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ trên thị trường hàng hóa
các doanh nghiệp tính toán mức cầu đối với các yếu tố sản xuất để đạt được mục tiêu lợi nhuận
tối đa. Đó chính
0 là nguyên nhânQtại * sao cầu đối với các yếu tố sản xuất lại là cầu thứ phát hay
Q
dẫn xuất. Chúng ta trở lại với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận để hiểu rõ hơn xem các doanh
nghiệp xác địnhHình 6.1.
cầu đối vớiCân
các bằng
yếu tốtrên thị trường
sản xuất như thếyếu tố
nào.
Để tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp phải lựa chọn mức sản lượng mà tại đó doanh
thu cận biên bằng chi phí cận biên. Áp dụng nguyên tắc này đối với các yếu tố sản xuất chúng ta
cũng dễ dàng thấy được nguyên tắc lựa chọn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng so sánh
chi phí cận biên của một yếu tố với doanh thu cận biên mà yếu tố đó tạo ra. Chúng ta sẽ xem
xét cụ thể dưới đây.
Sản phẩm doanh thu cận biên và giá của yếu tố.
Sự thay đổi của tổng doanh thu do sử dụng thêm một đơn vị của bất cứ yếu tố sản xuất
nào gọi là sản phẩm doanh thu cận biên của yếu tố sản xuất đó (Marginal Revenue Product).

63
Đây là một khái niệm gần gũi nhưng khác khái niệm doanh thu cận biên. Sản phẩm doanh thu
cận biên là phần doanh thu bổ sung do sử dụng thêm một đơn vị đầu vào (lao động, đất đai
hoặc vốn) còn doanh thu cận biên là doanh thu bổ sung do bán thêm một đơn vị sản phẩm. Có
thể khái quát công thứ tính toán như sau:
MR = TRn – TR(n-1)
MRPf = MPPf. MR
MPPf = TPi – TP(i-1)
Trong đó:
MR : Doanh thu cận biên.
TRn : Tổng doanh thu khi bán n đơn vị sản phẩm.
TR(n-1): Tổng doanh thu khi bán (n – 1) đơn vị sản phẩm.
MPPf : Sản phẩm hiện vật cận biên của một yếu tố đầu vào.
MRPf: Sản phẩm doanh thu cận biên của một yếu tố đầu vào.
TPi : Tổng sản phẩm khi sử dụng i đơn vị một yếu tố đầu vào.
TP(i-1): Tổng sản phẩm khi sử dụng (i – 1) đơn vị một yếu tố đầu vào.
Khi quyết định sử dụng các yếu tố sản xuất các doanh nghiệp phải cân nhắc và so sánh
xem yếu tố sản xuất đó mang lại bao nhiêu và chi phí bỏ ra để có được yếu tố sản xuất đó là
bao nhiêu. Để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp cũng sẽ lựa chọn lượng yếu tố sản xuất sao
cho sản phẩm doanh thu cận biên của yếu tố sản xuất đó bằng chính chi phí cận biên của chính
yếu tố sản xuất đó. Điều gì xác định sản phẩm doanh thu cận biên và chi phí cận biên của một
yếu tố sản xuất? Quy luật năng suất cận biên giảm dần và tính chất của thị trường các yếu tố
sản suất giúp chúng ta trả lời các vấn đề đó. Quy luật năng suất cận biên giảm dần cho thấy
rằng khi chúng ta sử dụng thêm một yếu tố sản xuất và vẫn giữ nguyên các yếu tố khác (Ceteris
paribus) thì sự đóng góp của mỗi đơn vị yếu tố bổ sung vào tổng sản lượng sẽ có xu hướng
giảm xuống (MPPf giảm). Vì MR có xu hướng giảm do đó sản phẩm doanh thu cận biên (MRP f)
của yếu tố sản xuất cũng có xu hướng giảm xuống.
Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các yếu tố đầu vào sao
cho sản phẩm doanh thu cận biên của các yếu tố đó bằng chi phí cận biên của chúng (MRP f =
MCf). Chi phí cận biên của yếu tố sản xuất MC f hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường yếu tố sản
xuất.
Đối với thị trường lao động, doanh nghiệp chỉ thuê lao động nếu lao động được bổ sung
thêm có MRPL bằng đơn giá tiền lương. Vậy điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường
lao động là sản phẩm doanh thu biên của lao động(MRPL) bằng chi phí biên của lao động(MCL).
Tức là MRPL = MCL = w.
Đối với thị trường vốn, doanh nghiệp chỉ sử dụng thêm 1 đơn vị vốn nếu đơn vị vốn bổ
sung có sản phẩm giá trị biên của vốn MVPK bằng chi phí của việc thuê thêm 1 đơn vị vốn. Vậy
điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường vốn là có sản phẩm giá trị biên của vốn MVP K
bằng chi phí biên của chúng(MCK). Tức là MVPK = MCK.
6.2. Thị trường lao động
6.2.1. Cầu về lao động
* Khái niệm: Là số lượng lao động mà người thuê có khả năng và sẵn sàng thuê ở các mức tiền
công khác nhau trong một thời kì nhất định (với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi).
* Đặc điểm:
- Cầu đối với lao động là cầu thứ phát.
- Cầu đối với lao động phụ thuộc vào giá cả lao động (mức tiền công).
64
- Cầu đối với lao động phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Đường cầu đối với lao động cũng tuân theo quy luật cầu:

w
* Nhân tố ảnh hưởng đến sự di chuyển đường cầu về lao động: Mức tiền lương
*Các nhân tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển đường cầu về lao động:
- Năng suất lao động: Khi năng
A suất lao động tăng thì cầu về lao động tăng.
w1
- Các yếu tố kết hợp với cầu lao động trong sản xuất: Khi số lượng vốn trong sản xuất tăng thì
cầu lao động tăng. B
w2 Cầu đối với LĐ
6.2.2. Cung lao động
6.2.2.1. Khái niệm
L L2 L
* Khái niệm: Là lượng lao1động sẽ được cung ứng ở mỗi mức LĐ
Lượng tiền công khác nhau trong một
Hình 6.2: Đường cầu về lao
khoảng thời gian nhất định (với điều kiện các yếu tố khác(h/tháng)
không đổi).
động
* Các yếu tố tác động đến cung lao động:
- Các áp lực về mặt tâm lý xã hội.
- Áp lực về mặt kinh tế.
- Phạm vi thời gian.
- Lợi ích cận biên của người lao động.
- Tiền công.
* Đặc điểm:
- Cung lao động phụ thuộc vào mức tiền lương khi lương tăng thì cung lao động tăng ( hiệu ứng
thay thế).
- Khi lương tăng đến một mức độ nào đó, người lao động đã khá giả cho nên muốn nghỉ ngơi
nhiều hơn cho nên lương tăng làm cung lao động giảm trong một khoảng thời gian nhất định
nào đó( hiệu ứng thu nhập).
6.2.2.2. Cung lao động cá nhân

w động của thị trường


6.2.2.3 Cung lao
Đơn giá
Cộng chiều ngangScác
L’ đường cung
SL lao động của các cá nhân ta được đường cung lao
tiền
động của thịlương
trường. Đường cung lao động thị trường cũng có thể có dạng như đường cung lao
động của cá(đ/giờ)
nhân; nó cũng có thể là một đường dốc lên. Thực tế đường cung lao động của thị
trường thường là một đường dốc lên vì không phải tất cả các cá nhân đều có đường cung vòng
về phía sau, và với những người có đường cung vòng về phía sau thì các điểm vòng đó cũng sẽ
xuất hiện ở những mức đơn giá tiền lương khác nhau.
6.2.2.4. Cân bằng trong thị trường lao động
Số giờ làm việc/ ngày
Hình 6.4 cho thấy sự cân bằng trên thị trường lao động đối với một ngành nhất định.
Đường cầu về lao động của nó D LDL dốc xuống và cắt đường cung về lao động dốc lên S LSL ở
điểm cân bằng E. Tại đây, lượng nhân công được thuê là L 0 và mức tiền công là w0, giả sử có sự
Hình 6.3. Đường cung lao động cong về phía sau
suy thoái trong một ngành nào đó làm dịch chuyển đường cầu sang trái từ D LDL chuyển xuống
D'LD'L. Ở điểm cân bằng mới E1 trên thị trường lao động tiền công w 1 và số lượng nhân công L1
được thuê bị giảm xuống trong ngành đó.
Tiếp đến giả sử rằng, có một cố gắng về đầu tư máy móc mới trong các ngành khác và
lao động trở nên năng suất hơn. Trong các ngành này, bây giờ trả mức tiền công cao hơn và nó
thu hút công nhân từ ngành bị suy thoái sang các ngành này. Điều này làm dịch chuyển đường
cung về sức lao động đối với ngành bị suy thoái sang bên trái đến S' LS'L. Với mỗi mức tiền công

65
bây giờ thu hút ít nhân công hơn, mức cân bằng mới về lao động E2. Việc thuê nhân công đã thu
hẹp lại từ L0 đến L1. Vì những nhân công còn lại có thêm vốn để làm việc nên họ có sản phẩm
biên cao hơn. Đồng thời việc thu hẹp sản phẩm của ngành cùng với lượng lao động tương ứng
ít đi sẽ làm dịch chuyển đường cung về lao động sang bên trái và đẩy giá sản phẩm lên. Những
tác động này lại đưa ngành đó trở lại đường cầu DLDL và cho phép nó trả tiền công cao hơn cho
những công nhân còn lại, với số lượng công nhân là L2, mức tiền công w2.
Việc tăng tiền công trong một ngành sẽ lan sang các ngành khác. Đó là công nhân bị lôi
kéo do việc tăng tiền công ở các nơi khác. Làm cho đường cung về lao động của ngành dịch
chuyển sang trái khi tiền công tăng trong những ngành khác. Quá trình dịch chuyển đường
cung, đường cầu về lao động sẽ tạo ra điểm cân bằng mới. Đó chính là sự điều chỉnh cân bằng
trên thị trường lao động.

Tiền công S’
6.2.2.5. Tiền công tối thiểu DL và những quy địnhL về tiền công tối thiểu
Tiền công tối D'thiểu là tiền trả tối thiểu để Slôi
L cuốn yếu tố này làm công việc đó.
w
L E2
Nhìn vào2 hình vẽ chúng ta thấy mối quan hệ cung cầu lao động tạo ra điểm cân bằng
E
giữa lao độngwcần0 thuê L0 và mức tiền công w0. Tiền lương tối thiểu là quy định của nhà nước.
w1 DL
- Nếu quy định mức E tiền lương tối thiểu (w 1) thấp hơn mức tiền công cân bằng (w 0) thì
S' 1
điều đó là không hợp lý. SL Tại mức tiền lươngD'tối thiểu w 1 thì cung về lao động là L 1 còn cầu về lao
L
L
động là L2. Lượng lao động thiếu hụt so với nhu cầu là (L2 - L1).
L1 L2 L0 Lượng lao
w D động L
Hình 6.4: Mức
Trạng thái cân bằngL và sự điều chỉnhStrên
lương thị trường
(đ/h) lao động
- Nếu đặt mức tiền công tối thiểu là w 2 cao hơn so với mức tiền lương cân bằng w 0 thì
lượng cung ứng lao động sẽ tăng lên L 4, nhưng lượng cầu về lao động lại giảm xuống L 3, kết quả
lao động dư thừa là (L4 – L3). Mức lương cân
W0 bằng
Mức lương Cầu lao Cung lao động Mức lương tối
W động thiểu
(đ/h) 1
Ở một số nước quy định mức tiền lương
Thiếu hụttối thiểu trên cả nước hoặc một số ngành nhất
định. Nói chung, việc quy định mức tiền lương tối thiểuMức phải lương
dựa trêntối cơ sở sản phẩm giá trị
Dư thừa
biên của lao động WMVP
2 L cho các doanh L1 nghiệp
L0 có sức cạnhL2thiểu Lượng
tranh trên lao động Mức tiền công
thị trường.
tối thiểu cao hơn hoặc thấp hơn mức tiền công cân bằng đều(h/năm) gây ra sự thiếu hụt hoặc dư thừa
lao động và cuối Hìnhcùng 6.5a: Quy
là tạo định
ra sự tiền
thất lươngHiệu
nghiệp. tối thiểu Mức
gâytếlương
quả kinh racủa
thiếucân
từnghụt lao nghiệp và toàn
doanh
W bằng
bộ xã hội chínhđộng 0
là làm sao để sử dụng nguồn lao động có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và tăng
trưởng kinh tế. Muốn nâng cao lợi nhuận, các doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả vốn hiện vật
và đất đai.
L3 L0 L4 Lượng lao động
6.3. Thị trường về vốn. (h/năm)
Hìnhlãi6.5b:
6.3.1. Tiền thuê, suất Quy
và giáđịnh tiềntài
cả của lương
sản. tối thiểu gây ra dư thừa lao
động
* Tiền thuê:
- Tiền thuê (đối với doanh nghiệp cho thuê): là giá trị khoản thu nhập bằng tiền hàng năm
trên vốn đầu tư.
- Tiền thuê (đối với doanh nghiệp đi thuê): là chi phí bỏ ra để giành quyền sử dụng tài sản
vốn trong một khoảng thời gian nhất định, thương là một năm.
* Lãi suất:
- Lãi suất danh nghĩa: là tỷ lệ giữa khoản lãi thu được trên giá trị của các tài sản tài chính.
- Lãi suất thực tế: Là mức lợi tức thực tế của vốn.

66
* Giá của tài sản: là giá để mua đứt tài sản.
6.3.2. Cầu về vốn:
* Khái niệm: là lượng vốn mà doanh nghiệp sãn sàng và có khả năng thuê ở các mức lãi
suất khác nhau trong một khoảng thòi gian nhất định với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch chuyển đường cầu về vốn:
- Giá của sản phẩm đầu ra.
- Mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào kết hợp với vốn.
- Tiến bộ kĩ thuật.
* Nhân tố ảnh hưởng đến di chuyển đường cầu về vốn: Tiền thuê, lãi suất, giá của tài sản.

P thuê 1
6.3.3.
đơnCung
vị về vốn:
sp giá
Khi trị
xem xét cung về vốn, chúng ta phân biệt hai trường hợp: cung về vốn trong ngắn hạn
biên của
và trong dài hạn.
vốn
- Trong ngắn hạn cung về vốn không thay đổi vì không thể tạo ra ngay tài sản cố định mới
được nênPđường cung thẳng A đứng. Tuy nhiên, phải trừ ngoại tệ khi mà tài sản sử dụng được
0
trong nhiều ngành thì giá thuê cao hơn hẳn.
- Trong dài hạn lượng cung về vốn phụ thuộc vào mức giá thuê tài sản cố định trong
tương lai mà chủ sở hữu sẵnMVPsàngK trả. Khi giá thuê càng cao thì lượng cung các dịch vụ tư liệu và
dự trữ vốn thường xuyên càng nhiều hơn. Đường cung về dịch vụ vốn trong dài hạn đối với nền
kinh tế quốc dân cũng như đối với mỗi ngành đều dốc lên. K thuê
Giádịch
tài sản càng cao thì ngành sản
0 K
xuất hàng tư liệu đó càng0 cung ứng khối lượng lớn hơn.vụQuan vốn (sát
theo
đồgiờ)
thị dưới đây cho thấy:
đường đối với cácHình
dịch vụ vốn
6.5: dốc lêncầu
Đường SS ởvềcác
vốnmức
củalãidoanh
suất nhất định. Khi lãi suất thực tế tăng
nghiệp
lên, giá cho thuê tài sản cũng tăng lên làm dịch chuyển đường cung dài hạn đối với dịch vụ vốn
lên SS'.
P
Giá SS chỉnh
6.3.4. Sự cân bằng và quá trình điều ngắn hạntrên thị trường vốn
thuê 1
đơnĐường
vị cung về dịch vụ vốn dốc lên, mọi ngành khi trả được giá thuê hiện hành đều nhận
được S'S' hơn
vốnsố vốn theo ý muốn, nếu muốn cung nhiềudài hạn phải trả giá thuê cao hơn.

Để đơn giản, chúng ta phân tích trường hợpSS một ngành nhỏ có đường cung về dịch vụ
dài hạn

vốn dài hạn nằm ngay tại giá thuê hiện hành của một đơn vị vốn. Đồ thị cân bằng trên thị
trường dịch vụ vốn đối với một ngành mà đường cung nằm ngang S cắt đường cầu D suy ra từ
đường sản phẩm giá trị biên của vốn do tổng hợp từ các doanh nghiệp. Xét trong dài hạn toàn
bộ các yếu tố sản xuất và khả năng kỹ thuật mà sự thay thế giữa vốn và lao động các thể diễn ra
tạoPra
2 sự cân bằng mới. Cả trong dài hạn và ngắn hạn các doanh nghiệp và ngành đều điều

chỉnh vốn theo sự tăng tiền công. Đồ thị dưới đây mô tả quá trình đó. Với sự tác động của tăng
tiềnPcông
1 thì trong ngắn hạn D dịch chuyển xuống dưới D' nên E dịch chuyển sang E' còn trong
dài hạn 0
E dịch chuyển thành E''. K
Hình 6.6: Cung về vốn S cốtrong ngắn hạn và dài
Giá cho P hạn
6.4. Thị trường đất đai.
định

thuê 1 ngắn hạn


6.4.1. Cung
đơn vị cầu về đất đai:
Đặc điểm rất quan trọng là trong từng quốc gia hay một vùng tổng mức cung ứng đất đai
là cố định nên đường tổng cung đất đai thẳng đứngSsong song với trục tung biểu thị giá thuê
E" cố định
đất. P0
dài hạn

E'
P1 67
D

D'
0
Q1 Q0 QK
Hình 6.7: Cân bằng thị trường vốn

Còn cầu đất đai đối với cả doanh nghiệp và ngành lại tuân theo luật cầu nên đường cầu
dốc xuống. Giao điểm của cung và cầu xác định khối lượng cân bằng và giá cân bằng.
P S
Giá
Khác với các tài sản khác là đất đai do thiên nhiên ban cho nên giá thuê luôn là thặng dư
thuê
đối với chủ đất. Vì thế người chủ sẵn sàng cung ứng một số lượng đất nào đó kể cả với giá thấp
E'
P1 nhà kinh tế học gọi thặng dư đó là tô kinh tế. Tô kinh tế là khái niệm tương tự thu
hơn. Các
nhập thuần túy: thặng dư do các yếu tố sản xuất đem lại được gọi là tô kinh tế còn thặng dư do
hoạt động tổng hợp của doanh nghiệp đem lại được gọi là thu nhập thuần túy.
6.4.2. Tiền
P0 thuê đất: E
D'
Vì đất đai có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nên cũng có thể cho thuê
nhằm các mục đích sử dụng khác nhau. Giá cho thuê đất đai phụ thuộc vào giá trị sản phẩm tạo
D
ra. Cung cho thuê là cố định song cầu đất đai lại tuân theo luật cầu từng ngành: cầu từng ngành
thay đổi theo giá thuê nên mức phân bố đất đai giữa các ngành thay đổi theo mức giá có thể
0
thuê. Theo mục đích sửQdụng mà trong ngắn hạn, chủ đất có thể nhận được giá thuê cao hơn
Số lượng đất đai
D
bình thường nhưng trong dài hạn giá thuê của mọi ngành bằng nhau.
Hình 6.8: Cân bằng thị trường đất đai
Câu hỏi ôn tập chương 6
Câu 1: Trình bày những vấn đề chung về thị trường các yếu tố sản xuất ?
Câu 2: Cầu lao động là gì ? Nguyên tắc sử dụng lao động trong DN. Cung lao động là gì ? Các yếu
tố tác động đến cung lao động. Trình bày trạng thái cân bằng và sự điều chỉnh thị trường lao
động ?
Câu 3: Phân biệt đường cung về vốn trong ngắn hạn và dài hạn. Trình bày sự cân bằng và quá
trình điều chỉnh trên thị trường vốn ?
Câu 4: Trình bày sự cân bằng trên thị trường đất đai ?
Bài tập chương 6
Bài 1: Thị trường yếu tố sản xuất:
a. Hoạt động tuân theo quy luật cung cầu.
b. Hoạt động theo quy định của Chính phủ.
c. Không tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
d. Tất cả đều sai.
Bài 2: Cầu về yếu tố sản xuất được gọi là:
a. Cầu xác định.
b. Cầu thứ phát.
c. Cầu không thể thỏa mãn.
d. Dư cầu.
Bài 3: Giá yếu tố sản xuất thấp xảy ra đối với các yếu tố có:
a. Sản phẩm doanh thu cận biên cao và cung thấp.
b. Sản phẩm doanh thu cân biên cao và cung cao.
c. Sản phẩm doanh thu cận biên thấp và cung cao.
d. Sản phẩm doanh thu cận biên thấp và cung thấp.
Bài 4: Các nhà kinh tế giả định rằng các hãng thuê lao động để:
a. Tối thiểu hóa chiphí tiền lương bình quân.
b. Để khai thác họ.

68
c. Để tối đa hóa lợi nhuận.
d. Để tối thiểu hóa chi phí.
Bài 5: Doanh thu cận biên là sự thay đổi doanh thu:
a. Do bán thêm một đơn vị sản phẩm.
b. Cần thiết để thuê thêm một đơn vị đầu vào lao động.
c. Tạo ra bới một lao động được thuê thêm.
d. Cần thiết để trang trải chi phí sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Bài 6: Cho hàm số cầu về lao động của một ngành: L = 1200 – 10 w. Trong đó L là lượng cầu về
lao động, w: là mức lương. Hàm cung về lao động là : L= 20 w. Hãy xác định:
a- M ức lương và lượng lao động tại điểm cân bằng của thị trường này?
b- Lợi tức kinh tế mà người lao động kiếm được là bao nhiêu?
Bài 7: Cho cung và cầu về lao động trên một thị trường như sau:
L= -50 + 30 w và L= 500-25 w
a- Xác định kết hợp cân bằng của L và w trên đồ thị?
b- Xác định lượng thất nghiệp khi mức lương tối thiểu được đặt ra là 4 $/ giờ, 14 $/ giờ?
c- Điều gì xảy ra với tổng thu nhập của các công nhân khi mức lương tối thiểu là 14 $/ giờ?

69
Chương 7: NHỮNG THẤT BẠI CỦA NỀN KINH TÉ THỊ TRƯỜNG
VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ

7.1. Những khuyết tật của thị trường


Trong nền kinh tế thị trường các cá nhân được tự do lựa chọn các vấn đề sản xuất và
tiêu dùng của mình. Khi ra quyết định, các cá nhân chỉ tính đến lợi ích và chi phí của chính bản
thân mình chứ không tính đến chi phí và lợi ích của xã hội. Bởi vậy, các quyết định là tối ưu đối
với cá nhân cũng có thể là không tối ưu với xã hội. Mục tiêu của xã hội trong nhiều trường hợp
là đạt được
P sự phân bổ tài nguyên hiệu quả P (kinh tế), trong một
MSC số trường hợp khác là sự
1
không công bằng. Vì lí doMSC
này hoặc lí do khác thị trường không thể đem lạiS=MCđiều mà
1 xã hội mong
MC
muốn. Trong trường hợp đó thị trường bị thất bại. Sự thất bại của thị trường là sự không hoàn
hảo của cơ chế thị trường cản trở nền kinh tế đạt được kết hợp sản lượng (hoặc sự phân bổ tài
nguyên) mong muốn. Thị trường có thể bị thất bại do những nguyên nhân sau:
7.1.1. Ảnh hưởng hướng ngoại P*
P1
Ảnh hưởng hướng ngoại hay hướng P1 ra bên ngoài (externalities)
D có thể xảy ra giữa
MEC1
những người sản xuất với ngườiMEC sản xuất, giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng và giữa
người sản xuất với người tiêu dùng. Ảnh hưởng hướng ra bên ngoài có thể là tiêu cực – khi một
hành động (hoặc một bên) gây ra chi phí hoặc thiệt hại cho một bên khác - hoặc là tích cực – khi
q *
q sản
một hành động hoặc một bên làm lợi cho một bên khác.
1 Q *
Q1 sản lượng
a) lượng b) của ngành
của
Ảnh hưởng hướng ngoạiHìnhtiêu
7.1:cực.
hãng ẢnhVìhưởng của hướng
ảnh hưởng ngoạitiêu cực không được phản
hướng ngoại
ánh trong giá thị trường nên chúng có thể là nguồn gốc của tính không hiệu quả kinh tế. Ví dụ
một nhà máy sản xuất hoá chất thải chất thải xuống sông. Hình 7.1a biểu thị quyết định sản
xuất của nhà máy này trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hình 7.1b biểu thị đường cung
và đường cầu thị trường, giả định tất cả các nhà máy hoá chất đều gây ảnh hưởng hướng ngoại
như nhau. Giả sử rằng hãng có hàm sản xuất với tỷ lệ cố định các đầu vào, do đó chỉ có thể
giảm bớt ô nhiễm bằng việc giảm sản lượng.
Trong hình 7.1a đường MC là chi phí cận biên của một hãng đại diện. Hãng tối đa hoá lợi
nhuận ở mức sản lượng q1, ở đó chi phí cận biên bằng giá. Khi sản lượng của hãng thay đổi thì
điều đó cũng làm cho chi phí gây ra đối với những người đánh cá ở hạ lưu dòng sông thay đổi.
Chi phí hướng ngoại này được cho bởi đường chi phí hướng ngoại cận biên MEC ( marginal
external cost). Đường này dốc lên vì khi hãng sản xuất thêm sản lượng thì sẽ thải xuống sông và
thiệt hại đối với những người đánh cá tăng lên.
Trên quan điểm của xã hội, hãng sản xuất quá nhiều sản phẩm. Sản lượng hiệu quả là ở
mức mà tại đó giá bằng đúng chi phí xã hội cận biên MSC ( marginal social cost) – chi phí cận
biên của việc sản xuất cộng với chi phí hướng ngoại cận biên của việc sản thải chất thải xuống
sông. Ở hình 7.1a chi phí cận biên xã hội bằng chi phí cận biên cộng với chi phí hướng ngoại cận
biên ở mỗi mức sản lượng (nghĩa là MSC = MC + MEC). Đường chi phí xã hội cận biên MSC cắt
đường giá ở mức sản lượng q*. Vì chỉ 1 hãng gây ô nhiễm nên giá thị trường của sản phẩm
không đổi. Nhưng hãng sản xuất quá nhiều (q1 chứ không phải q*) và gây ra quá nhiều ô nhiễm.
Ở hình 7.1b, đường MC1 là đường cung của ngành. Đường chi phí hướng ngoại cận biên
MEC1 là tổng cộng các chi phí cận biên của những người bị thiệt hại ở mỗi mức sản lượng.
Đường MSC1 biểu thị tổng của chi phí cận biên của sản xuất và chi phí hướng ngoại cận biên của
tất cả các hãng sản xuất hoá chất. Do đó MSC1 = MC + MEC.
Mức sản lượng hiệu quả của ngành là mức sản lượng ở đó chi phí xã hội cận biên bằng
lợi ích cận biên của một đơn vị sản phẩm bổ sung. Vì đường cầu biểu thị lợi ích cận biên của
người tiêu dùng nên mức sản lượng hiệu quả là Q *, ở điểm cắt của đường chi phí xã hội cận
70
biên và đường cầu. Nhưng sản lượng của ngành lại là Q 1, ở điểm cắt của đường cầu và đường
cung. Rõ ràng là sản lượng của ngành là quá cao. Như vậy tính không hiệu quả ở đây là sản xuất
quá nhiều gây ra ô nhiễm. Nguồn gốc của tính không hiệu quả là việc định giá sản phẩm không
chính xác. Giá sản phẩm là P1 nó phản ánh chi phí tư nhân cận biên của hãng chứ không phải chi
phí xã hội cận biên. Mức sản lượng hiệu quả đối với xã hội là mức sản lượng Q *. Thiệt hại đối
với xã hội là phần diện tích nằm dưới đường chi phí xã hội cận biên và trên đường cầu, giữa
mức sản lượng Q* và Q1.
Ảnh hưởng hướng ngoại tích cực dẫn đến mức sản lượng quá thấp chẳng hạn như việc
sửa chữa và trang trí nhà ở. Hình 7.2 biểu thị điều này. Trục hoành biểu thị mức đầu tư của chủ
ngôi nhà vào việc sửa chữa và trang trí. Chi phí cận biên của việc sửa chữa nhà ở là một đường
nằm ngang vì chi phí này không bị ảnh hưởng bởi số lượng sửa chữa. Đường cầu biểu thị lợi ích
cận biên tư nhân của việc sửa chữa nhà ở đối với chủ ngôi nhà. Người này chọn mức sửa chữa
là q1, ở điểm cắt của đường chi phí cận biên và đường lợi ích tư nhân cận biên. Nhưng việc sửa
chữa nhà ở tạo ra lợi ích cận biên cho những người hàng xóm, biểu thị bằng đường lợi ích cận
biên hướng ngoại MEB (Marginal External Benefit). Đường này dốc xuống vì lượng sửa chữa
nhỏ đem lại lợi ích cân biên lớn còn lượng sửa chữa lớn đem lại lợi ích cận biên nhỏ hơn.
Lợi ích xã hội cận biên là tổng lợi ích tư nhân cận biên và lợi ích hướng ngoại cận biên ở
mỗi mức sản lượng. Nghĩa là MSB = D + MEB. Mức sửa chữa hiệu quả là q *, ở đó chi phí cận
biên bằng lợi ích xã hội cận biên. Trong trường hợp này không có tính hiệu quả vì chủ ngôi nhà
không thu được tất cả lợi ích của việc đầu tư vào sửa chữa và trang trí ngôi nhà của mình. Do
đó, giá P1 là quá cao không khuyến khích người này đầu tư đến mức xã hội mong muốn. Để có
mức sửa chữa hiệu quả q* cần phải có mức giá P* thấp hơn.

-+-
7.1.2. Hàng hóa công cộng
Hàng hóa công cộng là hàng hóa có 2 tính chất: Chúng là những hàng hóa không mang
tính loại trừ và không cạnh tranh. Một hàng hóa không mang tính cạnh tranh là với một mức
sản lượng đã cho, chi phí cận biên của việc cung sản phẩm đó cho một người tiêu dùng bổ sung
bằng không. Đối với hầu hết các hàng hóa được cung cấp cho tư nhân thì chi phí cận biên của
việc sản xuất thêm hàng hóa là số dương. Nhưng đối với 1 số hàng hóa, những người tiêu dùng
bổ sung không làm tăng chi phí. Chẳng hạn việc sử dụng đường cao tốc vào lúc lưu lượng giao
thông thấp, chi phí cận biên của việc sử dụng con đường đó bằng không. Hoặc việc một con tàu
sử dụng ngọn hải đăng: một khi ngọn hải đăng đã được xây dựng và hoạt động thì thêm một
con tàu sử dụng nó cũng không làm cho chi phí hoạt động của ngọn hải đăng đó tăng thêm.
Trường hợp nữa là vô tuyến công cộng. Rõ ràng là chi phí của một người xem bổ sung bằng
không.
Một hàng hóa mang tính không loại trừ nếu không thể loại trừ mọi người khỏi việc tiêu
dùng nó. Như vậy rất khó hoặc không thể thu tiền của những người sử dụng hàng hóa mang
tính không loại trừ - có thể tiêu dùng được hàng hóa đó mà không cần phải thanh toán trực
tiếp. Ví dụ một khi một dân tộc đã được đảm bảo về mặt quốc phòng thì tất cả công dân của
dân tộc đó đều được hưởng kợi ích của quốc phòng. Tuy nhiên, các hàng hóa không loại trừ
không nhất thiết phải mang tính quốc gia.
Một số hàng hóa mang tính không loại trừ nhưng lại không mang tính không cạnh tranh.
Ví dụ vào những thời gian lưu lượng đi lại thấp thì việc đi trên một cái cầu mang lại tính không
cạnh tranh vì có thêm một ô tô nữa đi trên câu cũng không ảnh hưởng gì đến tốc độ của những

71
ô tô khác. Nhưng cái cầu mang tính loại trừ vì các nhà chức trách có thể không cho mọi người
sử dụng cái cầu đó.
Một số hàng hóa mang tính không loại trừ nhưng mang tính cạnh tranh. Không khí mang
tính không loại trừ nhưng mang tính cạnh tranh khi chất thải do một hãng thải ra ảnh hưởng
xấu đến chất lượng không khí và khả năng hưởng thụ không khí của những người khác.
P
Hình 7.3 minh họa mức sản lượng của MC hàng hóa công cộng. Đường D 1 là đường cầu của
cá nhân thứ nhất về hàng hóa công cộng. Đường D 2 là đường cầu của cá nhân thứ 2 về hàng
hóaP=P
công1+P2
cộng. Chúng biểu thị lợi ích cận biên mà mỗi người tiêu dùng có được từ việc tiêu
dùng hàng hóa công cộng này. Đường D là đường cầu tổng cộng về hàng hóa công cộng, có thể
xác định được bằng cách cộng lợi ích cận biên của các cá nhân ở mỗi mức sản lượng. Mức sản
lượng hiệu quả của hàng hóa công cộng là Q*, ở đó chi phí cận biên bằng lợi ích xã hội cận biên.
P D
Ví dụ2 một chương trình chống sét trong một cộng đồng. Để hòa vốn chương trình này
phải thu được của mỗi nhóm hộ D gia1 đình 5 nghìn đồng. Nhưng không thể buộc họ đóng tiền mà
P1 D2
phải thiết kế được một hệ thống như thế nào đó để hộ nào đánh giá chương trình này cao nhất
sẽ trả nhiều nhất. Vì chương trình này mang tính không Lượng hàng
loại trừ nênhoá công
không có cách nào để cung
Q 1 Q* cộng
dịch vụ này mà lại không làm lợi cho tất cả mọi người. Vì thế các hộ gia đình không có động cơ
trả đúng giá trị mà chương trình này thực sự đem lại cho họ. Mọi người có thể tham hành động
Hình -7.3.
như những kẻ ăn không Cầu
đánh giáthị trường
thấp giá trịvà cáchương
của nhân về hàng
trình để hóa
đượccông
hưởng lợi mà không
cộng
phải trả tiền.
Với hàng hóa công cộng, sự xuất hiện vấn đề kẻ ăn không làm cho thị trường khó hoặc
không thể cung hàng hóa đó một cách hiệu quả.
7.1.3. Sức mạnh thị trường
Khác với ảnh hưởng hướng ra bên ngoài và hàng hóa công cộng - tín hiệu giá không
chính xác - trong trường hợp có sức mạnh thị trường tín hiệu giá là chính xác nhưng mức sản
lượng thị trường tạo ra là không hiệu quả. Nguồn gốc của tính không hiệu quả này là người có
sức mạnh thị trường có thể hạn chế mức sản lượng để bán với giá cao hơn chi phí cận biện và
thu được lợi nhuận cực đại. Hệ quả của sức mạnh độc quyền là mức sản lượng không hiệu quả,
như đã trình bày ở chương 5.
7.1.4. Thông tin không đối xứng
Thông tin không đối xứng là một đặc tính của nhiều tình huống kinh doanh, thường thì
người bán sản phẩm biết về chất lượng của nó nhiều hơn người mua. Công nhân thường biết
khả năng của mình hơn là những người sử dụng họ. Các nhà quản lý công ty biết nhiều hơn về
chi phí của hãng, về vị trí cạnh tranh và cơ hội đầu tư so với những người chủ sở hữu hãng.
Vì thông tin không hoàn hảo nên thị trường bị thất bại. Giá không phát được tín hiệu
chính xác do đó mức sản lượng được tạo ra là không hiệu quả.
7.2. Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
7.2.1. Các chức năng kinh tế chủ yếu của Chính phủ:
7.2.1.1. Xây dựng pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết
Nhà nước đề ra hệ thống pháp luật, trên cơ sở đó đặt ra những điều luật cơ bản về
quyền sở hữu tài sản và hoạt động của thị trường. Chính phủ, cũng như chính quyền các cấp
còn lập nên một hệ thống quy định chi tiết, các quy chế điều tiết… nhằm tạo nên một môi
trường thuận lợi và hành lang an toàn cho sự phát triển có hiệu quả của các hoạt động kinh tế,
xã hội.
7.2.1.2. Ổn định và cải thiện các hoạt động của nền kinh tế

72
Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như: kiểm soát thuế khoá, kiểm soát
số lượng tiền trong nền kinh tế và cố gắng làm dịu những dao động lên xuống trong chu kỳ kinh
doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát, phá vỡ sự trì trệ.
7.2.1.3. Tác động đến việc phân bổ các nguồn lực
Chính phủ có thể tác động đến sự phân bổ nguồn lực bằng cách trực tiếp tác động đến
sản xuất “cái gì”, qua sự lựa chọn của Chính phủ, qua hệ thống luật pháp; tác động đến khâu
phân phối “cho ai” qua thuế và các khoản chuyển nhượng. Chính phủ cũng có thể tác động đến
sự phân bổ nguồn lực một cách gián tiếp thông qua thuế, trợ cấp đối với giá và mức sản lượng
sản xuất.
7.2.1.4. Quy hoạch và tổ chức thu hút các nguồn đầu tư và kết cấu hạ tầng
Các kết cầu hạ tầng kinh tế, xã hội là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Tầm quan trọng và quy mô của nó đòi hỏi Nhà nước phải là người đứng ra chăm
lo từ

73
74
75
76
khâu quy hoạch, đến tổ chức phối hợp đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng.
Xây dựng các chính sách, các chương trình tác động đến khâu phân phối lại thu nhập,
nhằm đảm bảo công bằng xã hội; thông thường đó là các chương trình kinh tế - xã hội, chính
sách thuế, trợ cấp, đầu tư cho các công trình phúc lợi.
7.2.2. Các công cụ chủ yếu của Chính phủ tác động vào nền kinh tế
- Các công cụ chủ yếu là: hệ thống pháp luật và bộ máy thực thi pháp luật;
- Các công cụ tài chính tiền tệ, hệ thống kinh tế Nhà nước;
Trong phần này chúng ta quan tâm đến các công cụ tài chính tiền tệ và việc tổ chức hệ
thống kinh tế Nhà nước.
7.2.2.1. Chi tiêu của Chính phủ
- Chi tiêu của Chính phủ là rất lớn và có vai trò tích cực trong nền kinh tế thị trường.
- Các khoản chi tiêu về hàng hoá, dịch vụ mà lớn nhất là dành cho y tế, giáo dục, quốc
phòng, an ninh, sử dụng trực tiếp các yếu tố sản xuất tham gia vào việc phân chia các nguồn lực
khan hiếm của xã hội. Các khoản chi tiêu của Chính phủ về thanh toán chuyển nhượng như trợ
cấp xã hội, lương hưu. Nhà nước chuyển sức mua từ nhóm người tiêu dùng này (nhóm những
người đóng thuế) sang một nhóm người tiêu dùng khác (nhóm những người nhận thanh toán
chuyển nhượng hay trợ cấp). Chi tiêu của Nhà nước kích thích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, phá vỡ sự trì trệ. Chi tiêu của Chính phủ bảo đảm và tăng cường khả năng gia tăng lượng
cung.
7.2.2.2 Kiểm soát lượng tiền lưu thông
Ngân hàng Nhà nước là nơi kiểm soát lượng tiền, có thể tăng nhanh số lượng tiền hơn
nữa trong cơn suy thoái, để thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn suy thoái. Khi lạm phát
cao, ngân hàng Nhà nước có thể hạn chế phát hành và giảm bớt lượng tiền lưu thông để giảm tỉ
lệ lạm phát.
Ngân hàng thông qua việc điều chỉnh các tỷ lệ lãi suất tiền gửi, tiền cho vay đầu tư mà
tác động vào tổng cung, tổng cầu và cân bằng cung cầu của nền kinh tế quốc dân.
7.2.2.3. Thuế
Thuế là một công cụ tài chính rất quan trọng. Có thể phân loại các loại thuế theo nhiều
tiêu thức. Theo đối tượng đánh thuế, có thể chia ra làm ba loại thuế: thuế trực tiếp, thuế gián
tiếp và thuế tài sản.
Thuế trực tiếp là loại thuế mà từng cá nhân nộp thuế thu nhập về khoản tiền kiếm được
do sức lao động, tiền cho thuê, cổ tức và lãi suất.

77
Thuế gián tiếp là những loại thuế đánh vào việc tiêu thụ hàng hoá hoặc dịch vụ. Nguồn
thu từ thuế gián tiếp quan trọng nhất là thuế giá trị gia tăng (VAT); trên thực tế đó là thuế đánh
vào hàng bán lẻ (khác với thuế tiêu thụ được thu vào thời điểm bán hàng cuối cùng đối với
người tiêu dùng, thì VAT được thu ở những giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất).
Thuế tài sản là loại thuế đánh vào bản thân tài sản, chứ không phải từ thu nhập sinh ra
chính tài sản đó. Có thể có thuế đánh vào giá trị tài sản và thuế chuyển nhượng tài sản.
Ở nước ta có thuế nông nghiệp, thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế sát sinh, thuế trước bạ, thuế môn
bài. Hình thành một hệ thống các loại thuế là một công việc cực kỳ phức tạp có nhiều khía cạnh
cần phải được quan tâm. Trong đó, cần chú trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa thuế khoá và sự
công bằng thuế khoá với sự phân bổ hợp lý các nguồn lực; và xác định rõ thực chất ai là người
nộp thuế.
7.2.2.4. Tổ chức và sử dụng hệ thống kinh tế Nhà nước
Sự can thiệp của Nhà nước có thể tồn tại dưới nhiều hình thức. Trong đó, có việc kiểm
soát trực tiếp một số ngành thông qua sở hữu Nhà nước.
Hệ thống kinh tế Nhà nước là một công cụ đắc lực để định hướng phát triển nền kinh tế;
khắc phục các khuyết tật, trục trặc của nền kinh tế thị trường, đồng thời góp phần giải quyết
việc làm và tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước.
Sự hình thành và tồn tại của hệ thống kinh tế Nhà nước là một tất yếu khách quan. Tuy
nhiên, vấn đề cần đặt ra là quy mô cần thiết và cơ cấu ngành nghề của hệ thống doanh nghiệp
Nhà nước. Hay nói cách khác, ranh giới của quy mô khu vực nhà nước và khu vực kinh tế tư
nhân cần được vạch ra một cách hợp lý.
Chính phủ có thể đảm nhận sản xuất các mặt hàng và dịch vụ công cộng như quốc
phòng, y tế, giáo dục và một số ngành tạo ra hàng hoá, dịch vụ cá nhân. Tuy nhiên, cần phải giải
quyết một cách dứt khoát với hiện tượng độc quyền để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Các hoạt động kinh tế của Nhà nước phải đảm bảo chi phí biên xã hội bằng với phúc lợi
cận biên xã hội, nhằm tối đa hoá phúc lợi cho xã hội.
7.2.3. Các biện pháp khắc phục những thất bại của thị trường.
Như đã phân tích trên đây, vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác, thị trường không
tạo ra được mức sản lượng hiệu quả. Trong những trường hợp thị trường thất bại, Chính phủ
cần phải can thiệp để tạo ra được kết quả xã hội mong muốn.
7.2.3.1. Khắc phục ảnh hưởng hướng ngoại
Đối với ảnh hưởng hướng ngoại, có rất nhiều cách để Chính phủ khắc phục. Trong
trường hợp có ảnh hưởng hướng ngoại tích cực Chính phủ có thể tài trợ hoàn toàn, như
chương trình tiêm chủng mở rộng chẳng hạn, hoặc trợ cấp cho các cá nhân thực hiện hoạt động
đó. Trong trường hợp được trợ cấp lợi ích tư nhân cận biên của người thực hiện hành động đó
tăng lên, mức sản lượng do thị trường tạo ra trong trường hợp này sẽ tăng lên gần đến mức
sản lượng hiệu quả.
Đối với ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực Chính phủ có thể đưa ra rất nhiều biện pháp
khác nhau để tạo ra được mức sản lượng hiệu quả. Chẳng hạn trong trường hợp ô nhiễm,
Chính phủ có thể đặt ra chuẩn ô nhiễm, nếu như công nghệ không thể thay đổi được thì các
hãng gây ô nhiễm phải thu hẹp sản lượng và như vậy mức sản lượng sẽ giảm xuống gần mức
sản lượng hiệu quả. Chính phủ cũng có thể thu phí gây ô nhiễm. Với mỗi đơn vị chất thải hãng
phải trả một khoản phí nhất định. Khoản phí này được hãng tính đến trong việc ra quyết định,
nó giống như là việc nội hóa ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực, làm cho chi phí tư nhân cận biên
tăng lên, sản lượng giảm xuống gần đến mức sản lượng hiệu quả. Một cách khác để Chính phủ
khắc phục vấn đề ô nhiễm là cấp giấy phép xả chất thải có thể chuyển nhượng được. Chính phủ
78
xác định mức chất thải tối ưu - mức ô nhiễm mà tại đó chi phí cận biên của nó đem lại - rồi
phân bổ cho các hãng. Những giấy phép này có thể mua bán được vì thế nó tạo động cơ cho các
hãng giảm ô nhiễm để bán giấy phép.
7.2.3.2. Sản xuất hàng hóa công cộng
Vấn đề hàng hóa công cộng có thể khắc phục bằng giải pháp dùng sự lựa chọn công
cộng. Nghĩa là các công chức của Chính phủ do dân bầu ra có thể dùng phương pháp bỏ phiếu
để quyết định mức chi tiêu vào hàng hóa công cộng, sau đó phân bổ chi tiêu cho các cá nhân
đóng góp. Tuy nhiên, các công chức Chính phủ cũng là những con người cụ thể, họ cũng theo
đuổi những lợi ích riêng, vì thế vấn đề hàng hóa công cộng cũng rất khó có thể giải quyết được
một cách triệt để.
7.2.3.3. Khắc phục những thất bại do sức mạnh thị trường gây ra
Đối với nguyên nhân thất bại của thị trường là sức mạnh thị trường thì Chính phủ có thể
dùng luật chống cấu kết hoặc luật cạnh tranh, trong đó quy định việc cấu kết là bất hợp pháp,
như vậy có thể loại bỏ được sức mạnh thị trường. Tuy nhiên với trường hợp đặc biệt là độc
quyền tự nhiên - độc quyền đạt được do đạt được tính kinh tế của quy mô - thì Chính phủ có
thể dùng các biện pháp điều tiết.
Đặc điểm nổi bật của độc quyền tự nhiên là đường chi phí trung bình dốc xuống dưới về
phía phải, đường chi phí cận biên nằm dưới đường chi phí trung bình, như biểu thị ở hình 7.4.
Nếu độc quyền tự nhiên không bị điều tiết thì nó sẽ sản xuất mức sản lượng thấp, Q A, và bán
với giá cao, PA, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Mức sản lượng thực tế thị trường tạo ra là
mức sản lượng không hiệu quả.

P
Khi điều tiết Chính phủ có thể lựa chọn một trong ba mục tiêu sau: hiệu quả giá; sự công
bằng và hiệu quả sản xuất. Hiệu quả giá (hay hiệu quả phân bổ) xảy ra khi giá được đặt bằng chi
phí cận biên, phúc lợi xã hội sẽ lớn nhất. Sự công bằng đạt được khi giá được đặt bằng chi phí
trung bình, đảm bảo các hãng đều thu được lợi nhuận bình thường. Hiệu quả sản xuất đạt được
khi chi phí trung bình đạt mức tối thiểu.
PANếu mục tiêu điều tiết là hiệu quả giá thì Chính phủ có thể đặt ra trần giá P C lúc đó sản
lượng QC sẽ được tạo ra. Nhưng ở mức sản lượng này, chi phí trung bình là Q CC', cao hơn giá
PD cho nhà độc quyền bị lỗ. Muốn cho nhà độc quyền sản xuất thì Chính phủ phải bù lỗ
bán làm
cho họ. B
PB C'
Nếu mục tiêu điều A tiết là sự công bằng thì ATC
Chính phủ có thể đặt trần giá P B. Lúc này mức
P C
sản lượng QB sẽ được tạo ra. Ở mức sản lượng nàyMC
C nhà độc quyền hòa vốn.
Nếu mục tiêu điều tiết là hiệu quả sản xuất thì dễ thấy rằng trên hình 7.4 sau mức sản
QAsảnQlượng
D QB nàoQCmà giá của nó có Q thể bù đắp được chi phí sản xuất trung
lượng QB không có mức
bình, trong đó bao gồm cả mức sản lượng có chi phí trung bình tối thiểu. Như vậy, muốn nhà
độc quyền sản xuất để đạt được MR hiệu quả sản xuất thì Chính phủ cũng phải bù lỗ cho họ.
Trong thực tế các Chính phủ thường áp dụng biện pháp điều tiết sản lượng. Thông qua
đàm phán với nhà độcHình quyền,7.4: Điềuphủ
Chính tiếtxác
độcđịnh
quyền
mộttự
mức sản lượng tối thiểu, Q D chẳng hạn,
nhiên
buộc nhà độc quyền phải sản xuất rồi để cho cầu của thị trường xác định giá cho mức sản lượng
đó, PD.
7.2.3.4. Xử lý vấn đề thông tin không hoàn hảo
Về vấn đề thông tin không hoàn hảo thì có rất nhiều giải pháp. Trong xã hội của chúng ta
có nhiều thỏa ước pháp lý để xử vấn đề thông tin không hoàn hảo. Chẳng hạn như các hãng ô
tô bán ô tô có bảo hành; các hãng và công nhân ký các hợp đồng bao gồm cả những điều khoản
khuyến khích và thưởng; và cổ đông của các công ty cần giám sát hành vi của những người
quản lý.
79
Câu hỏi ôn tập chương 7
Câu 1: Ảnh hưởng hướng ngoại là gì? Vẽ đồ thị minh họa?
Câu 2: Thế nào là hàng hóa công cộng? Cho ví dụ minh họa?
Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của sức mạnh thị trường và thông tin không đối xứng?
Câu 4: Các biện pháp khắc phục những thất bại của nền kinh tế thị trường (Ảnh hưởng hướng
ngoại, hàng hóa công cộng, sức mạnh thị trường, thông tin không hoàn hảo)?
Bài tập chương 7
Bài 1: Điều nào sau đây được các nhà kinh tế gọi là thất bại của thị trường:
a. Chất lượng hàng hóa thấp.
b. Sự gia tăng của chiphí sinh hoạt.
c. Thất nghiệp.
d. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng.
Bài 2: Việc sản xuất quá nhiều hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực là ví dụ về:
a. Tái phân phối thu nhập.
b. Quyền tối cao của người tiêu dùng.
c. Quyền tối cao của người sản xuất.
d. Thất bại của thị trường.
Bài 3: Thị trường có xu hướng tạo ra một lượng hàng hóa công cộng:
a. Ít hơn mức tối ưu với xã hội.
b. Bằng mức tối ưu với xã hội.
c. Nhiều hơn mức tối ưu của xã hội.
d. Bằng mức làm tối đa tổng lợi ích xã hội.
Bài 4: Lượng hàng hóa công cộng do thị trường không bị điều tiết sản xuất ra có xu hướng:
a. Ít hơn mức sản lượng hiệu quả.
b. Bằng mức sản lượng có hiệu quả.
c. Lơn hơn mức sản lượng có hiệu quả.
d. Là mức sản lượng tối đa hóa tổng lợi ích công cộng.
Bài 5: Quy mô tối ưu của hàng hóa công cộng xuất hiện khi:
a. Lợi ích ròng là lớn nhất.
b. Lợi ích cận biên bằng chi phí cận biên.
c. Chi phí cận biên lớn nhất.
d. a và b.
Bài 6: Nhà máy pin Văn Điển có hàm cầu về sản phẩm của mình như sau: P = 40 – 0,08Q, chi phí
cận biên để sản xuất ra mỗi đơn vị sản phẩm là MC = 16 + 0,04Q và chi phí ngoại ứng cận biên
là MEC = 8 + 0,04Q.
a. Xác định mức giá và sản lượng đạt hiệu quả cá nhân.
b. Xác định mức giá và sản lượng đạt hiệu quả xã hội.
ĐỀ MẪU VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
ĐỀ 1
Lựa chọn câu trả lời đúng:

80
1. Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức:
a. Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi.
b. Lẫn tránh vấn đề kham hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau và cạnh tranh nhau.
c. Tạo ra vận may cho cá nhân trên thị trường chứng khoán.
d. Phân bổ nguồn lực khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau.
2. Câu nào sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô:
a. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao.
b. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1991-1997 ở Việt Nam khoảng 8,5%.
c. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam dưới 15% mỗi năm trong giai đoạn 1993-1997.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
3. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu:
a. Hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
b. Các loại hoạt động diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế.
c. Cách ứng xử của người tiêu dùng để tối đa hóa thỏa mãn.
d. Mức giá chung của một quốc gia.
4. Kinh tế học thực chứng nhằm:
a. Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan có cở sở khoa
học.
b. Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của cá nhân.
c. Giải thích những hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
d. Không có câu nào đúng.
5. Câu nào sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô:
a. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao.
b. Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành sản
xuất.
c. Chính sách tài chính, tiền tệ là công cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế.
d. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1996 không quá mức 2 con số.
6. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế chuẩn tắc:
a. Mức tăng GDP ở Việt Nam năm 2003 là 7,24%.
b. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2003 là 3%.
c. Giá dầu thế giới tăng hơn 3 lần giữa năm 1973 và 1974.
d. Phải có hiệu thuốc miễn phí phục vụ người già và trẻ em.

81
7. Công cụ phân tích nào nêu lên các kết hợp khác nhau giữa hai hang hóa có thể sản xuất ra
khi các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả:
a. Đường giới hạn năng lực sản xuất.
b. Đường cầu.
c. Đường đẳng lượng.
d. Tổng sản phẩm quốc dân (GDP).
8. Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải được bằng đường giới hạn năng lực sản
xuất;
a. Khái niệm chi phí cơ hội.
b. Khái niệm cung cầu.
c. Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
d. Ý tưởng về sự khan hiếm.
9. Một nền kinh tế tổ chức sản xuất có hiệu quả với nguồn tài nguyên khan hiếm khi:
a. Gia tăng sản lượng của mặt hang này buộc phải giảm sản lượng của hành hóa kia.
b. Không thể gia tăng sản lượng của mặt hàng này mà không cắt giảm sản lượng của mặt
hàng khác.
c. Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
d. Các câu trên đều đúng.
10. Trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế được
giải quyết:
a. Thông qua các kế hoạch của chính phủ.
b. Thông qua thị trường.
c. Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ.
d. Các câu trên đều đúng.
11. Giá sản phẩm X tăng lên dẫn đến phần chi tiêu cho sản phẩm X tăng lên, thì hệ số co dãn
cầu theo giá sản phẩm là:

a. E D >1 c. E D =0

b. E D <1 d. E D =1
12. Khi thu nhập tăng lên 10%, khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên 5%, với các điều kiện
khác không đổi, thì ta có thể kết luận sản phẩm X là:
a. Sản phẩm cấp thấp. c. sản phẩm thiết yếu.
b. Xa xỉ phẩm. d. Sản phẩm độc lập.

82
13. Nếu 2 sản phẩm X và Y là 2 sản phẩm thay thế thì:

a. E XY >0 c. E XY =0

a. E XY <0 d. E XY =0
14. Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển do:
a. Giá sản phẩm X thay đổi.
b. Thu nhập tiêu dùng thay đổi.
c. Thuế thay đổi.
d. Giá sản phẩm thay thế giảm.
15. Đường cầu sản phẩm X dịch chuyển khi:
a. Giá sản phẩm X thay đổi.
b. Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi.
c. Thu nhập của người tiêu thụ thay đổi.
d. Các câu trên đều đúng.
16. Hàng hóa A là hàng hóa thứ cấp. Nếu giá của A giảm đột ngột còn phân nửa. Tác động thay
thế sẽ là cầu hàng A:
a. Tăng lên gấp đôi. c. Giảm còn một nửa.
b. Tăng ít hơn gấp đôi. d. Các câu trên đều sai.
Dùng thông tin để trả lời các câu 31, 32, 33.
Hàm số cung và cầu sản phẩm X có dạng:
P = Qs +5 P = -1/2QD + 12
17.Giá cân bằng và sản lượng cân bằng là:
a. Q = 5 và P =10 c. Q = 8 và P = 16
b. Q =10 và P = 15 d. Q = 20 và P = 10
18. Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 18 và mua hết lượng sản phẩm thừa thì chính phủ cần
chi bao nhiêu tiền?
c. 108 c. 180
b.162 d. Tất cả đều sai
19. Muốn giá cân bằng P = 18, thì hàm cung mới có dạng:
a. P = Qs + 14 c. P = Qs +13
b. P = Qs – 14 d. Tất cả đều sai

20. Nếu hệ số co dãn chéo của đường cầu là số dương,chúng ta nói hai hàng hóa đó là:
a. Hàng thay thế.
b. Hàng độc lập.

83
c. Hàng thứ cấp.
d. Hàng bổ sung.

21. Quy luật cầu chỉ ra rằng: nếu các yếu tố khác không đổi thì:
a. Giữa lượng cầu hang hoá này và giá hàng hoá thay thế có mối liên hệ với nhau.
b. Giữa lượng cầu và thu nhập có mối quan hệ đồng biến.
c. Giữa số lượng hàng hoá bà sở thích có mối quan hệ đồng biến.
d. Giữa số lượng hàng hoá với giá cả của nó có mối quan hệ nghịch biến.

22. Hệ số co giãn của cầu theo giá được xác định bằng cách nào:
a. Lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của thu nhập.
b. Lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá.
c. Lấy phần trăn thay đổi của giá chia cho phần trăn thay đổi của số cầu
d. Lấy số thay đổi của cầu chia cho số thay đổi của giá.

23. Hệ số co dãn của cầu theo giá của mặt hàng máy lạnh là -2, có nghĩa là:
a. giá tăng 10%, lượng cầu tăng 20%
b. giá giảm 20%, lượng cầu tăng 10%
c. giá giảm 10%, lượng cầu giảm 20%
d. giá tăng 10%, lượng cầu giảm 20%

Câu 24: Điểm phối hợp tối ưu (đạt TU max) giữa 2 sản phẩm X và Y là
a.Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách.
b.Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường đẳng phí.
c.Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí.
d.Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường ngân sách.

Câu 25: Đường ngân sách có dạng Y=100 x 2X


Nếu PY=10 và:
a. PX=5, Y=100
b. PX=10, Y=2000
c. PX=20, Y=2000
d. PX=20, Y=1000

Câu 26: nếu TX=5 và TY=20 và Y=1000 thì đường ngân sách có dạng:
a. Y=200- ¼ x X
b. Y=100 + 4X
c. Y=50 + ¼ X
d. Y=50 - 1/4X

Sử dụng thông tìn này để trả lời các câu 101, 102, 103: một người tiêu thụ có thu nhập Y=1200
đồng dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với PX=100 đồng/sản phẩm, PY=300 đồng/sản
phẩm. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số TUx = -1/3 X2 + 10X,
TUy = -1/2Y2 + 20Y
Câu 27: Hữu dụng biên của 2 sản phẩm là
a. MUx = -1/3X + 10, MUy = -1/2Y + 20
b. MUx = 2/3X +10, MUy = -Y + 20
c. MUx = -2/3X +10, MUy = -Y + 20
d. Tất cả đều sai

84
Câu 28: Phương án tiêu dùng tối ưu là
a. X = 3,Y = 3
b. X=6, Y=2
c. X=9, Y=1
d. Tất cả đều sai

Câu 29: tổng hữu dụng tối đa đạt được:


a. TU max = 86
b. TU max = 82
c. TU max = 76
d. TU max = 96

Câu 30: đường ngân sách là:


a. Tập hợp các hối hợp có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu
nhập không đổi
b. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu
nhập thay đổi
c. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi giá
sản phẩm thay đổi
d. Tập hợp các phối hợp có thể mua giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua với giá
sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi

31. Nếu MUA=1/QA;MUB=1/QB, giá của A là 50, giá của B là 400 và thu nhập của người tiêu dùng
là 12.000. Để tối đa hóa thỏa mãn, người tiêu dùng sẽ mua mỗi loại hàng hóa bao nhiêu?
a. A = 120 B = 15 c. A = 48 B = 24
b. A = 24 B = 27 d. Không câu nào đúng.

32. Các đường bàng quan (đường đẳng ích) của A đối với 2 loại hàng hóa X và Y được biểu hiện
bằng đồ thị sau :

Dựa trên đồ thị này chúng ta có thể kết luận :


a. A coi hàng hóa Y là tốt.
b. A coi hàng hóa X là tốt.
c. A coi 2 hàng hóa X và Y có thể thay thế hoàn toàn cho nhau.

85
d. A coi 2 hàng hóa X và Y hoàn toàn bổ sung cho nhau.

33. Một người dành thu nhập 210 đvt để mua 2 hàng hóa X và Y với Px = 30đvt/SP; Py =
10đvt/SP. Hữu dụng biên của người này như sau:
Số lượng 1 2 3 4 5 6 7
MUx 20 18 16 14 12 10 8
MUy 9 8 7 6 5 4 2
Tổng hữu dụng lớn nhất người này đạt được là:
a. 119 c. 170
b. 150 d. 185

34. Tìm câu sai trong những câu dưới đây:


a. Đường đẳng ích thể hiện tất cả các phối hợp về 2 loại hàng hóa cho người tiêu dùng có
cùng một mức độ thỏa mãn.
b. Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa 2 loại hàng hóa sao cho tổng mức thỏa mãn
không đổi.
c. Các đường đẳng ích không cắt nhau.
d. Đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỉ số giá cả của 2 loại hàng hóa.

35. Trên đồ thị : trục tung biểu thị số lượng của sản phẩm Y; trục hoành biểu thị số lượng của
sản phẩm X. Độ dốc của đường ngân sách (đường giới hạn tiêu dùng) bằng -3, có nghĩa là :
a. MUx = 3MUy c. Px = 1/3Py
b. MUy = 3MUx d. Px = 3Py

36. Giả định người tiêu dùng luôn chi tiêu hết thu nhập và chỉ mua 2 sản phẩm X và Y. Khi giá X
tăng lên (các yếu tố khác không thay đổi) thì người này mau sản phẩm Y nhiều hơn, chúng
ta có thể kết luận về tính chất co dãn của cầu theo giá đối với sản phẩm X của người này là
:
a. Co dãn đơn vị. c. Không thể xác định
b. Co dãn ít. d. Co dãn nhiều.

37. Chi phí biên MC là :


a. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị YTSX.
b. Chi phí tăng thêm khi sử dụng 1 sản phẩm.
c. Chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.
d. Là độ dốc của đường tổng doanh thu.

38. Đường chi phí trung bình dài hạn LAC là :


a. Tập hợp những điểm cực tiểu của các đường chi phí trung bình ngắn hạn SAC.
b. Tập hợp các phần rất bé của đường SAC.
c. Đường có chi phí trung bình thấp nhất có thể có ở mỗi xuất lượng khi xí nghiệp thay đổi
quy mô sản xuất theo ý muốn.
d. Tất cả đều đúng.

39. Khi giá cả các yếu tố sản xuất (YTSX) đồng loạt tăng lên, sẽ làm :
a. Dịch chuyển đường chi phí trung bình lên trên.
b. Dịch chuyển các đường AC xuống dưới.
c. Các đường AC vẫn giữ nguyên vị trí cũ.
d. Các đường AVC dịch chuyển sang phải.

86
Dùng thông tin sau để trả lời câu 40, 41, 42
Một người sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết người này đã chi ra
một khoản tiền là TC = 15.000 để mua 2 yếu tố này với giá tương ứng P k = 600; PL= 300.
Hàm sản xuất được cho Q = 2K(L-2)

40. Hàm năng suất biên của các yếu tố K vầ L là :


a. MPK =2K MPL = L – 2
b. MPK = 2L - 4 MPL = 2K
c. MPK = L - 2 MPL = 2K
d. Tất cả đều sai.

41. Phương án sản xuất tối ưu là :


a. K = 10; L = 30 c. K = 12; L = 26
b. K = 5; L = 40 d. Tất cả đều sai

42. Sản lượng tối đa đạt được :


a. Q = 560 c. Q = 576
b. Q = 380 d. Q = 580

43. Khi ta cố định sản lượng của một hàm sản xuất cho số lượng vốn và lao động thay đổi thì
đường cong biểu diễn sẽ được gọi là :
a. Đường chi phí biên.
b. Đường tổng sản phẩm.
c. Đường sản phẩm trung bình.
d. Đường đẳng lượng.

Dùng thông tin sau để trả lời các câu 44, 45, 46
Hàm tổng chi phí ngắn hạn của một công ty được cho bởi phương trình :
TC = 190 + 53Q (đơn vị tính : 10.000)
44. Nếu sản xuất 100.000 đơn vị sản phẩm, chi phí khả biến trung bình là :
a. 72 c. 70
b. 53 d. Tất cả đều sai.

45. Chi phí cố định trung bình là :


a. 190 c. 53
b. 19 d. Tất cả đều sai.

46. Chi phí biên mỗi đơn vị sản phẩm là :


a. 19 c. 53
b. 72 d. Tất cả đều sai.

47. Trong ngắn hạn khi sản lương tăng mà chi phí biên (MC) tăng dần và chi phí biến đổi trung
bình (AVC) giảm dần là do :
a. MC<AVC c. MC<AFC
b. MC>AVC d. MC<AC

48. Chi phí trung bình để sản xuất 100 sản phẩm X là 15 đvt, chi phí biên không đổi ở cá mức
sản lượng là 10 đvt. Tại mức sản lượng 100 sản phẩm, chi phí trung bình đang :

87
a. Không xác định được. c. Giảm dần.
b. Tăng dần. d. Không đổi.

49. Thông thường, gánh nặng của một khoản thuế người sản xuất và người tiêu dùng đều phải
chịu nhiều hay ít phụ thuộc vào độ co dãn tương đối giữa cung và cầu. Trong điều kiện nào thì
người tiêu dùng phải chịu phần lớn số thuế:
a. Cung co dãn ít hơn so với cầu
b. Cầu co dãn ít hơn so với cung.
c. Cầu hoàn toàn co dãn.
d. Cung hoàn toàn co dãn.
50. Hàm tổng chi phí biến đổi có dạng : TVC = Q + 4Q2. Do vậy đường chi phí biên có dạng :
a. Nằm ngang song song trục hoành.
b. Đường thẳng dốc đứng.
c. Chữ U
d. Đường thằng dốc lên.

Đáp án
1. d 11.b 21.d 31.a 41.c
2. d 12.c 22.b 32.c 42.c
3. a 13.a 23.d 33.a 43.d
4. a 14.c 24.a 34.d 44.b
5.b 15.c 25.d 35.d 45.b
6.d 16.d 26.d 36.d 46.c
7.a 17.b 27.c 37.c 47.a
8.b 18.b 28.b 38.b 48.a
9.d 19.a 29.a 39.a 49.b
10.b 20.a 30.d 40.b 50.d

ĐỀ 2

Chọn câu trả lời đúng:


1. Quy luật cầu chỉ ra rằng: nếu các yếu tố khác không đổi thì:
a. Giữa lượng cầu hang hoá này và giá hàng hoá thay thế có mối liên hệ với nhau.
b. Giữa lượng cầu và thu nhập có mối quan hệ đồng biến.
c. Giữa số lượng hàng hoá bà sở thích có mối quan hệ đồng biến.
d. Giữa số lượng hàng hoá với giá cả của nó có mối quan hệ nghịch biến.

2. Hệ số co giãn của cầu theo giá được xác định bằng cách nào:
a. Lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của thu nhập.
b. Lấy phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của giá.
c. Lấy phần trăn thay đổi của giá chia cho phần trăn thay đổi của số cầu
d. Lấy số thay đổi của cầu chia cho số thay đổi của giá.

3. Hệ số co dãn của cầu theo giá của mặt hàng máy lạnh là -2, có nghĩa là:

88
a. giá tăng 10%, lượng cầu tăng 20%
b. giá giảm 20%, lượng cầu tăng 10%
c. giá giảm 10%, lượng cầu giảm 20%
d. giá tăng 10%, lượng cầu giảm 20%

4: Điểm phối hợp tối ưu (đạt TU max) giữa 2 sản phẩm X và Y là


a.Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách.
b.Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường đẳng phí.
c.Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường đẳng phí.
d.Tiếp điểm giữa đường đẳng lượng và đường ngân sách.

5: Đường ngân sách có dạng Y=100 x 2X


Nếu PY=10 và:
a. PX=5, Y=100
b. PX=10, Y=2000
c. PX=20, Y=2000
d. PX=20, Y=1000

6: nếu TX=5 và TY=20 và Y=1000 thì đường ngân sách có dạng:


a. Y=200- ¼ x X
b. Y=100 + 4X
c. Y=50 + ¼ X
d. Y=50 - 1/4X

Sử dụng thông tìn này để trả lời các câu 101, 102, 103: một người tiêu thụ có thu nhập Y=1200
đồng dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với PX=100 đồng/sản phẩm, PY=300 đồng/sản
phẩm. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số TUx = -1/3 X2 + 10X,
TUy = -1/2Y2 + 20Y
7: Hữu dụng biên của 2 sản phẩm là
a. MUx = -1/3X + 10, MUy = -1/2Y + 20
b. MUx = 2/3X +10, MUy = -Y + 20
c. MUx = -2/3X +10, MUy = -Y + 20
d. Tất cả đều sai

8: Phương án tiêu dùng tối ưu là


a. X = 3,Y = 3
b. X=6, Y=2
c. X=9, Y=1
d. Tất cả đều sai

9: tổng hữu dụng tối đa đạt được:


a. TU max = 86
b. TU max = 82
c. TU max = 76
d. TU max = 96

10: đường ngân sách là:


a. Tập hợp các hối hợp có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu
nhập không đổi

89
b. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu
nhập thay đổi
c. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi giá
sản phẩm thay đổi
d. Tập hợp các phối hợp có thể mua giữa hai sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua với giá
sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi

11. Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức:
e. Quản lý doanh nghiệp sao cho có lãi.
f. Lẫn tránh vấn đề kham hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau và cạnh tranh nhau.
g. Tạo ra vận may cho cá nhân trên thị trường chứng khoán.
h. Phân bổ nguồn lực khan hiếm cho nhiều khả năng sử dụng khác nhau.
12. Câu nào sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô:
d. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhiều nước rất cao.
e. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1991-1997 ở Việt Nam khoảng 8,5%.
f. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam dưới 15% mỗi năm trong giai đoạn 1993-1997.
g. Cả 3 câu trên đều đúng.
13. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu:
a.Hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
b.Các loại hoạt động diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế.
c.Cách ứng xử của người tiêu dùng để tối đa hóa thỏa mãn.
d.Mức giá chung của một quốc gia.
14. Kinh tế học thực chứng nhằm:
a.Mô tả và giải thích các sự kiện, các vấn đề kinh tế một cách khách quan có cở sở khoa học.
b.Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của cá nhân.
c.Giải thích những hành vi ứng xử của các tế bào kinh tế trong các loại thị trường.
d.Không có câu nào đúng.
15. Câu nào sau đây thuộc về kinh tế vĩ mô:
a.Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay ở mức cao.
b.Lợi nhuận kinh tế là động lực thu hút các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành sản xuất.
c.Chính sách tài chính, tiền tệ là công cụ điều tiết của chính phủ trong nền kinh tế.
d.Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 1996 không quá mức 2 con số.
16. Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế chuẩn tắc:
a.Mức tăng GDP ở Việt Nam năm 2003 là 7,24%.
b.Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2003 là 3%.

90
c.Giá dầu thế giới tăng hơn 3 lần giữa năm 1973 và 1974.
d.Phải có hiệu thuốc miễn phí phục vụ người già và trẻ em.
17. Công cụ phân tích nào nêu lên các kết hợp khác nhau giữa hai hang hóa có thể sản xuất ra
khi các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả:
a.Đường giới hạn năng lực sản xuất.
b.Đường cầu.
c.Đường đẳng lượng.
d.Tổng sản phẩm quốc dân (GDP).
18. Khái niệm kinh tế nào sau đây không thể lý giải được bằng đường giới hạn năng lực sản
xuất;
a.Khái niệm chi phí cơ hội.
b.Khái niệm cung cầu.
c.Quy luật chi phí cơ hội tăng dần.
d.Ý tưởng về sự khan hiếm.
19. Một nền kinh tế tổ chức sản xuất có hiệu quả với nguồn tài nguyên khan hiếm khi:
a.Gia tăng sản lượng của mặt hang này buộc phải giảm sản lượng của hành hóa kia.
b.Không thể gia tăng sản lượng của mặt hàng này mà không cắt giảm sản lượng của mặt
hàng khác.
c.Nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
d.Các câu trên đều đúng.
20. Trong mô hình nền kinh tế thị trường tự do, các vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế được
giải quyết:
a. Thông qua các kế hoạch của chính phủ.
b.Thông qua thị trường.
c.Thông qua thị trường và các kế hoạch của chính phủ.
d.Các câu trên đều đúng.
21. Nếu MUA=1/QA;MUB=1/QB, giá của A là 50, giá của B là 400 và thu nhập của người tiêu dùng
là 12.000. Để tối đa hóa thỏa mãn, người tiêu dùng sẽ mua mỗi loại hàng hóa bao nhiêu?
a. A = 120 B = 15 c. A = 48 B = 24
b. A = 24 B = 27 d. Không câu nào đúng.

22. Các đường bàng quan (đường đẳng ích) của A đối với 2 loại hàng hóa X và Y được biểu hiện
bằng đồ thị sau :

91
X

Dựa trên đồ thị này chúng ta có thể kết luận :


e. A coi hàng hóa Y là tốt.
f. A coi hàng hóa X là tốt.
g. A coi 2 hàng hóa X và Y có thể thay thế hoàn toàn cho nhau.
h. A coi 2 hàng hóa X và Y hoàn toàn bổ sung cho nhau.

23. Một người dành thu nhập 210 đvt để mua 2 hàng hóa X và Y với Px = 30đvt/SP; Py =
10đvt/SP. Hữu dụng biên của người này như sau:
Số lượng 1 2 3 4 5 6 7
MUx 20 18 16 14 12 10 8
MUy 9 8 7 6 5 4 2
Tổng hữu dụng lớn nhất người này đạt được là:
a. 119 c. 170
b. 150 d. 185

24. Tìm câu sai trong những câu dưới đây:


a. Đường đẳng ích thể hiện tất cả các phối hợp về 2 loại hàng hóa cho người tiêu dùng có
cùng một mức độ thỏa mãn.
b. Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa 2 loại hàng hóa sao cho tổng mức thỏa mãn
không đổi.
c. Các đường đẳng ích không cắt nhau.
d. Đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỉ số giá cả của 2 loại hàng hóa.

25. Trên đồ thị : trục tung biểu thị số lượng của sản phẩm Y; trục hoành biểu thị số lượng của
sản phẩm X. Độ dốc của đường ngân sách (đường giới hạn tiêu dùng) bằng -3, có nghĩa là :
a. MUx = 3MUy c. Px = 1/3Py
b. Muy = 3MUx d. Px = 3Py

26. Giả định người tiêu dùng luôn chi tiêu hết thu nhập và chỉ mua 2 sản phẩm X và Y. Khi giá X
tăng lên (các yếu tố khác không thay đổi) thì người này mau sản phẩm Y nhiều hơn, chúng
ta có thể kết luận về tính chất co dãn của cầu theo giá đối với sản phẩm X của người này là
:
a. Co dãn đơn vị. c. Không thể xác định
b. Co dãn ít. d. Co dãn nhiều.

27. Chi phí biên MC là :


a. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị YTSX.

92
b. Chi phí tăng thêm khi sử dụng 1 sản phẩm.
c. Chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.
d. Là độ dốc của đường tổng doanh thu.

28. Đường chi phí trung bình dài hạn LAC là :


a. Tập hợp những điểm cực tiểu của các đường chi phí trung bình ngắn hạn SAC.
b. Tập hợp các phần rất bé của đường SAC.
c. Đường có chi phí trung bình thấp nhất có thể có ở mỗi xuất lượng khi xí nghiệp thay đổi
quy mô sản xuất theo ý muốn.
d. Tất cả đều đúng.

29. Khi giá cả các yếu tố sản xuất (YTSX) đồng loạt tăng lên, sẽ làm :
a. Dịch chuyển đường chi phí trung bình lên trên.
b. Dịch chuyển các đường AC xuống dưới.
c. Các đường AC vẫn giữ nguyên vị trí cũ.
d. Các đường AVC dịch chuyển sang phải.

Dùng thông tin sau để trả lời câu 40, 41, 42


Một người sản xuất cần 2 yếu tố K và L để sản xuất sản phẩm X. Biết người này đã chi ra
một khoản tiền là TC = 15.000 để mua 2 yếu tố này với giá tương ứng P k = 600; PL= 300.
Hàm sản xuất được cho Q = 2K(L-2)

30. Hàm năng suất biên của các yếu tố K vầ L là :


a. MPK =2K MPL = L – 2
b. MPK = 2L - 4 MPL = 2K
c. MPK = L - 2 MPL = 2K
d. Tất cả đều sai.

31. Giá sản phẩm X tăng lên dẫn đến phần chi tiêu cho sản phẩm X tăng lên, thì hệ số co dãn
cầu theo giá sản phẩm là:

a. E D >1 c. E D =0

b. E D <1 d. E D =1
32. Khi thu nhập tăng lên 10%, khối lượng tiêu thụ sản phẩm X tăng lên 5%, với các điều kiện
khác không đổi, thì ta có thể kết luận sản phẩm X là:
a.Sản phẩm cấp thấp. c. sản phẩm thiết yếu.
b.Xa xỉ phẩm. d. Sản phẩm độc lập.

33. Nếu 2 sản phẩm X và Y là 2 sản phẩm thay thế thì:

a. E XY >0 c. E XY =0

b. E XY <0 d. E XY =0
34. Đường cung của sản phẩm X dịch chuyển do:

93
a.Giá sản phẩm X thay đổi.
b.Thu nhập tiêu dùng thay đổi.
c.Thuế thay đổi.
d.Giá sản phẩm thay thế giảm.
35. Đường cầu sản phẩm X dịch chuyển khi:
a.Giá sản phẩm X thay đổi.
b.Chi phí sản xuất sản phẩm X thay đổi.
c.Thu nhập của người tiêu thụ thay đổi.
d.Các câu trên đều đúng.
36. Hàng hóa A là hàng hóa thứ cấp. Nếu giá của A giảm đột ngột còn phân nửa. Tác động thay
thế sẽ là cầu hàng A:
a.Tăng lên gấp đôi. c. Giảm còn một nửa.
b.Tăng ít hơn gấp đôi. d. Các câu trên đều sai.
Dùng thông tin để trả lời các câu 31, 32, 33.
Hàm số cung và cầu sản phẩm X có dạng:
P = Qs +5 P = -1/2QD + 12
37. Giá cân bằng và sản lượng cân bằng là:
c. Q = 5 và P =10 c. Q = 8 và P = 16
d. Q =10 và P = 15 d. Q = 20 và P = 10
38. Nếu chính phủ ấn định mức giá P = 18 và mua hết lượng sản phẩm thừa thì chính phủ cần
chi bao nhiêu tiền?
a.108 c. 180
b.162 d. Tất cả đều sai
39. Muốn giá cân bằng P = 18, thì hàm cung mới có dạng:
b. P = Qs + 14 c. P = Qs +13
b. P = Qs – 14 d. Tất cả đều sai

40. Nếu hệ số co dãn chéo của đường cầu là số dương,chúng ta nói hai hàng hóa đó là:
a. Hàng thay thế.
b. Hàng độc lập.
c. Hàng thứ cấp.
d. Hàng bổ sung.

41. Phương án sản xuất tối ưu là :


a. K = 10; L = 30 c. K = 12; L = 26
b. K = 5; L = 40 d. Tất cả đều sai

94
42. Sản lượng tối đa đạt được :
a. Q = 560 c. Q = 576
b. Q = 380 d. Q = 580

43. Khi ta cố định sản lượng của một hàm sản xuất cho số lượng vốn và lao động thay đổi thì
đường cong biểu diễn sẽ được gọi là :
a. Đường chi phí biên.
b. Đường tổng sản phẩm.
c. Đường sản phẩm trung bình.
d. Đường đẳng lượng.

Dùng thông tin sau để trả lời các câu 44, 45, 46
Hàm tổng chi phí ngắn hạn của một công ty được cho bởi phương trình :
TC = 190 + 53Q (đơn vị tính : 10.000)
44. Nếu sản xuất 100.000 đơn vị sản phẩm, chi phí khả biến trung bình là :
a. 72 c. 70
b. 53 d. Tất cả đều sai.

45. Chi phí cố định trung bình là :


a. 190 c. 53
b. 19 d. Tất cả đều sai.

46. Chi phí biên mỗi đơn vị sản phẩm là :


a. 19 c. 53
b. 72 d. Tất cả đều sai.

47. Trong ngắn hạn khi sản lương tăng mà chi phí biên (MC) tăng dần và chi phí biến đổi trung
bình (AVC) giảm dần là do :
a. MC<AVC c. MC<AFC
b. MC>AVC d. MC<AC

48. Chi phí trung bình để sản xuất 100 sản phẩm X là 15 đvt, chi phí biên không đổi ở cá mức
sản lượng là 10 đvt. Tại mức sản lượng 100 sản phẩm, chi phí trung bình đang :
a. Không xác định được. c. Giảm dần.
b. Tăng dần. d. Không đổi.

49. Thông thường, gánh nặng của một khoản thuế người sản xuất và người tiêu dùng đều phải
chịu nhiều hay ít phụ thuộc vào độ co dãn tương đối giữa cung và cầu. Trong điều kiện nào thì
người tiêu dùng phải chịu phần lớn số thuế:
a. Cung co dãn ít hơn so với cầu
b. Cầu co dãn ít hơn so với cung.
c. Cầu hoàn toàn co dãn.
d. Cung hoàn toàn co dãn.
50. Hàm tổng chi phí biến đổi có dạng : TVC = Q + 4Q2. Do vậy đường chi phí biên có dạng :
a. Nằm ngang song song trục hoành.
b. Đường thẳng dốc đứng.

95
c. Chữ U
d. Đường thằng dốc lên.

Đáp án

1.d 11. d 21.a 31.b 41.c


2.b 12. d 22.c 32.c 42.c
3.d 13. a 23.a 33.a 43.d
4.a 14. a 24.d 34.c 44.b
5.d 15.b 25.d 35.c 45.b
6.d 16.d 26.d 36.d 46.c
7.c 17.a 27.c 37.b 47.a
8.b 18.b 28.b 38.b 48.a
9.a 19.d 29.a 39.a 49.b
10.d 20.b 30.b 40.a 50.d

96

You might also like