You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

……..***……..

TIỂU LUẬN
Môn: Tư duy logic và phương pháp nghiên cứu
Đề tài: Phân tích thực trạng mô hình kinh tế chia sẻ trong các doanh
nghiệp du lịch ở Việt Nam

Nhóm:
Lớp:

Hà Nội, ngày tháng năm

0
LỜI GIỚI THIỆU

Đề tài nghiên cứu "Phân tích thực trạng mô hình kinh tế chia sẻ trong các doanh nghiệp
du lịch ở Việt Nam" tập trung vào việc khám phá, phân tích sự phát triển và ảnh hưởng
của mô hình kinh tế chia sẻ đến nền kinh tế nói chung và sự ứng dụng của mô hình này
trong các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam nói riêng. Kinh tế chia sẻ, với các nền tảng
nổi tiếng như Uber, Airbnb và Grab, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách chúng ta
sử dụng và chia sẻ tài nguyên. Điều này đã mở ra cơ hội mới cho việc tạo ra thu nhập, tối
ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và thúc đẩy sự hợp tác và cộng đồng. Tuy nhiên, kinh tế
chia sẻ cũng đặt ra nhiều thách thức, từ việc quản lý chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn
cho người tiêu dùng, đến việc tuân thủ các quy định pháp luật. Đề tài nghiên cứu này
phân tích kinh tế chia sẻ nói chung, từ đó phân tích thực trạng mô hình kinh tế chia sẻ
trong các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam.
Đây là một đề tài nghiên cứu hết sức thú vị và có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh hiện
nay, khi mô hình kinh tế chia sẻ đang ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng. Đề tài
này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế chia sẻ trong du

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 3
1. Lý do lựa chọn đề tài..................................................................................................... 3
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.... 7
1. Cơ sở lý thuyết và khái niệm.........................................................................................7
1.1. Cơ sở lý thuyết....................................................................................................... 7
1.2. Khái niệm............................................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm về kinh tế chia sẻ........................................................................... 7
1.2.2. Khái niệm về doanh nghiệp du lịch................................................................ 9
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................10
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................................................ 10
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.........................................................................12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở VIỆT NAM.........................................................13
1. Thực trạng mô hình kinh tế chia sẻ trong các doanh nghiệp du lịch ở Việt
Nam……………………………………………………………………….…… 13
2. Vai trò của mô hình kinh tế chia sẻ đối với du lịch Việt Nam.................................... 14
3. Khó khăn, hạn chế trong việc áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong các doanh nghiệp du
lịch ở Việt Nam............................................................................................................... 14
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU…..….15
1. Đối với các doanh nghiệp du lịch.................................................................................15
2. Đối với Chính phủ Việt Nam....................................................................................... 16

2
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài.


Tầm quan trọng của mô hình kinh tế chia sẻ: Mô hình kinh tế chia sẻ đang phát triển
nhanh chóng cùng với sự phổ biến của điện thoại thông minh tại một số đô thị trong
những năm gần đây. Dự đoán trong thời gian sắp tới loại hình kinh tế này sẽ tác động tới
huy động nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế; thúc đẩy kinh doanh, mở rộng và phát
triển thị trường; thúc đẩy cạnh tranh và tăng tính minh bạch cho thị trường; tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; công tác đảm bảo độc lập, tự chủ và an ninh của nền
kinh tế; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; thể chế quản lý nền kinh tế. Nhận thức
được tầm quan trọng của mô hình kinh tế chia sẻ trong nền kinh tế quốc dân, tháng
8/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 999/QĐ_TTg về việc phê duyệt
Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, với mục tiêu tạo ra môi trường kinh doanh bình
đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh tế chia sẻ và kinh tế truyền thống, đồng thời
khuyến khích đổi mới sáng tạo, sử dụng công nghệ số…

Thuật ngữ “Kinh tế chia sẻ - Sharing Economy” đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Nó
được manh nha vào năm 1995 tại Mỹ với mô hình ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang
hàng” nhưng chưa được rõ rệt. Mô hình kinh tế này thực sự phát triển mạnh mẽ khi nền
kinh tế Mỹ rơi vào bối cảnh khủng hoảng năm 2008, khiến người dân buộc phải thay đổi
cách tiêu dùng để thích ứng với bối cảnh khó khăn. Mô hình Sharing Economy khởi đầu
bằng dịch vụ website thông tin cho thuê quảng cáo, người tìm việc, việc tìm người,.. và
nó đã giúp cho nhiều người có thể kiếm được việc làm, kiếm được tiền quảng cáo. Thuật
ngữ “Kinh tế chia sẻ” còn được gọi theo nhiều kiểu tên khác nhau như: Kinh tế cộng tác,
kinh tế theo cầu,.. tuy nhiên nhìn chung, tất cả các tên gọi này của mô hình Sharing
Economy đều có bản chất là kết nối những người tiêu dùng có thể tận dụng nguồn lực dư
thừa của nhau - được đánh giá là mô hình đem lại giá trị kinh tế cao, tác động không nhỏ
đến người tiêu dùng, cũng như những doanh nghiệp kinh doanh kiểu truyền thống.

Sự phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ: Việt Nam là một trong những nước đầu tiên
trong khu vực Đông Nam Á cho phép thí điểm mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du
lịch. Dù mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng mô hình kinh tế này đã đóng vai trò quan trọng,

3
bước đầu mang lại những lợi ích tích cực như: tăng khả năng kết nối cung - cầu, mở rộng
thị trường; tăng sức cạnh tranh, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch
vụ du lịch; góp phần hình thành chuỗi cung ứng du lịch và gia tăng chuỗi giá trị du lịch;
giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động… qua đó, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng ngành Du lịch. Tiếp nối thành công đó, với mô hình kinh doanh ứng dụng công
nghệ kết nối vận tải cho Uber và Grab, bắt đầu từ năm 2014, nhiều dịch vụ ứng dụng
công nghệ số như dịch vụ chia sẻ phòng (Airbnb); dịch vụ du lịch (Triip.me); dịch vụ sửa
chữa điện tử, điện lạnh, xây dựng,...; dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ cho vay
ngang hàng,... về quy mô hoạt động, mô hình kinh tế chia sẻ đã phát triển nhanh chóng
trong những năm gần đây.

Thách thức và cơ hội: Bên cạnh những thành tựu đạt được, mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt
Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn, một số nội dung tiêu chí như ngành kinh tế mũi
nhọn chưa đạt hoặc đạt chưa bền vững, cụ thể: Chiến lược phát triển thị trường khách
chưa rõ ràng, thiếu tính khoa học và không nhạy bén với sự biến động của kinh tế và
chính trị nên khi có diễn biến xảy ra đã không chủ động và không lường được trước hết
tất cả các tác động đến thị trường khác; chiến lược kinh doanh của các công ty du lịch
thiếu tính bền vững và lâu dài về thị trường khách du lịch quốc tế, đang còn bị động phụ
thuộc vào một vài thị trường khách lớn; kích cầu du lịch nội địa không hiệu quả, năng lực
cạnh tranh còn thấp….

Thiếu hụt nghiên cứu: Mô hình kinh tế chia sẻ mới xuất hiện mấy năm gần đầy, đặc biệt
kể từ sau khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bùng nổ. Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về kinh tế chia nói chung và mô hình kinh tế chia sẻ ở một số lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở khoa
học của mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực du lịch. Đề án nghiên cứu này tập trung
luận giải một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ trong du lịch,
tạo nền tảng lý luận cho các nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu ứng dụng sau này.

Và đó là lý do nhóm nghiên cứu chọn đề tài này. Sự phát triển nhanh chóng của mô hình
kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội mới, nhưng đồng thời
cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức. Việc nghiên cứu và phân tích mô hình này sẽ
giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của nó, hiểu được những lợi ích mà
nó đem lại, cũng như các vấn đề, khó khăn cần phải giải quyết. Điều này không chỉ có ý

4
nghĩa lý thuyết, mà còn có giá trị thực tiễn trong việc định hình chính sách phát triển du
lịch của Việt Nam trong tương lai.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Tìm hiểu về tác động, thực trạng, mô hình, xu hướng phát triển của kinh tế chia sẻ và tìm
câu trả lời phù hợp cho những vấn đề liên quan đến sự phát triển của mô hình kinh tế chia
sẻ và có những định hướng, khắc phục để nâng cao hiệu suất hoạt động của mô hình kinh
tế chia sẻ - một mô hình kinh tế có tiềm năng phát triển tại Việt Nam.
Hơn nữa đề tài nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Mô hình kinh tế chia sẻ có tác động như thế nào đến nền kinh tế quốc dân nói chung
và các doanh nghiệp du lịch với các quy mô khác nhau?
- Thực trạng hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ trong các doanh nghiệp du lịch ở
Việt Nam đang diễn ra như thế nào?
- Sự hiệu quả của mô hình kinh tế chia sẻ trong các lĩnh vực kinh tế nói chung và lĩnh
vực du lịch nói riêng được thể hiện ở những khía cạnh nào?
- Kinh tế chia sẻ sẽ phát triển như thế nào trong tương lai đặc biệt trong lĩnh vực du
lịch?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là mô hình kinh tế chia sẻ trong các doanh nghiệp du
lịch ở Việt Nam. Và trong đề tài nghiên cứu này, các đối tượng nghiên cứu sẽ bao gồm:
- Các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam: Đây là những doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực du lịch và sử dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong hoạt động kinh doanh của
mình.
- Mô hình kinh tế chia sẻ: Đây là mô hình kinh doanh mà trong đó các cá nhân chia sẻ
tài nguyên hoặc dịch vụ với nhau, thường thông qua một nền tảng trực tuyến.
- Người tiêu dùng và người cung cấp dịch vụ trong mô hình kinh tế chia sẻ: Những
người này tạo cơ sở cho mô hình kinh tế chia sẻ.
- Chính sách và quy định pháp luật liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ và du lịch:
Những chính sách và quy định này có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các
doanh nghiệp du lịch sử dụng mô hình kinh tế chia sẻ.

5
- Tác động của mô hình kinh tế chia sẻ đối với ngành du lịch và kinh tế Việt Nam: Đây
là một khía cạnh quan trọng cần được nghiên cứu để hiểu rõ hơn về vai trò và tầm
quan trọng của mô hình kinh tế chia sẻ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu “Phân tích mô hình kinh tế chia sẻ của các
doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam” bao gồm các khía cạnh sau:
- Phạm vi nội dung: Mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch ở Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài dự kiến sẽ tập trung thu thập số liệu thứ cấp liên quan
đến mô hình kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch ở Việt Nam trong khoảng 10 năm
trở lại đây (2013 - 2023)
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu mô hình kinh tế chia
sẻ của các doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc Việt Nam, với một số trường hợp
điển hình được lựa chọn từ các địa phương khác nhau.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện, đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: là một phương pháp nghiên cứu khám phá
trong đó dữ liệu được thu thập chủ yếu ở dạng định tính. Đề tài nghiên cứu này sử
dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như sau:
Thảo luận nhóm: Được xem là một trong những phương pháp nghiên cứu khoa
học nói chung và trong nghiên cứu định tính nói chung. Đây là một phương pháp
thu thập thông tin hiệu quả nhất trong việc lấy ý kiến của các cá nhân hiện nay bởi
phương pháp này cho phép người tham gia nghiên cứu đề tài có thể nêu bật ra ý
kiến của họ và thảo luận một cách tích cực để đưa ra các ý kiến thống nhất với vấn
đề được đặt ra.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: là một quá trình khoa học để thu thập và
phân tích dữ liệu số để đưa ra kết luận về một vấn đề nghiên cứu. Có nhiều
phương pháp nghiên cứu định lượng khác nhau, tuy nhiên trong đề tài nghiên cứu
này, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng như sau:
+ Xây dựng mô hình, lý thuyết và giả thuyết liên quan đến hiện tượng nghiên cứu.
+ Phát triển các công cụ và phương pháp đo lường để thu thập dữ liệu số.

6
+ Thực hiện thu thập số liệu bằng các phương pháp:
- Phân tích số liệu (Second Data Analysis): là phương pháp sử dụng các dữ liệu đã
được thu thập trước đó từ các nguồn khác nhau để phân tích và đưa ra các kết luận
về vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Kiểm định các giả thuyết và đánh giá độ tin cậy, hợp lệ và khả năng khái quát
của kết quả nghiên cứu.
- So sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó hoặc các lý
thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Rút ra kết luận, hàm ý và kiến nghị cho thực tiễn hoặc nghiên cứu tiếp theo

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1. Cơ sở lý thuyết và khái niệm.
1.1. Cơ sở lý thuyết.
Mô hình kinh tế chia sẻ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành du lịch Việt Nam. Các
doanh nghiệp du lịch đã tận dụng lợi thế của công nghệ để kết nối người tiêu dùng và nhà
cung cấp, tạo ra một hệ thống hiệu quả và linh hoạt.
Trên cơ sở lý luận, mô hình kinh tế chia sẻ dựa theo nguyên tắc tối ưu hoá việc sử dụng
tài nguyên. Thay vì mỗi người tiêu dùng sở hữu một tài sản, họ có thể chia sẻ tài sản đó
với người khác, giảm bớt lãng phí và tăng hiệu quả năng suất tiêu dùng sản phẩm.
Trên thực tế, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam như Grab, Go-Viet và Be đã áp dụng mô
hình này thành công. Họ đã tạo ra một nền tảng cho phép người dùng chia sẻ dịch vụ như
chỗ ở, phương tiện di chuyển, và trải nghiệm du lịch. Điều này không chỉ giúp tăng
cường hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra nhiều cơ hội cho người lao động.
Tuy nhiên, mô hình kinh tế chia sẻ cũng đặt ra nhiều thách thức về quản lý và điều chỉnh.
Cần có những quy định pháp lý rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và nhà
cung cấp, đồng thời đảm bảo sự công bằng và bền vững trong ngành du lịch.
1.2. Khái niệm.
1.2.1. Khái niệm về kinh tế chia sẻ.
Kinh tế chia sẻ là một mô hình thị trường lai (ở giữa sở hữu và tặng quà) trong đó đề cập
đến mạng ngang hàng dựa trên chia sẻ quyền truy cập vào hàng hoá và dịch vụ (phối hợp
thông qua các dịch vụ trực tuyến dựa vào cộng đồng). Khái niệm này không phải là mới.
Việc chia sẻ các nguồn tài nguyên là một ví dụ nổi tiếng trong doanh nghiệp với doanh

7
nghiệp (B2B) như máy móc thiết bị trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp cũng như
trong kinh doanh với người tiêu dùng (B2C) như giặt là tự phục vụ.

Kể từ khi cuốn sách về sự gia tăng của tiêu dùng cộng tác được công bố bởi Botsman và
Roger, kinh tế chia sẻ đã trở thành một từ được sử dụng phổ biến trên các phương tiện
truyền thông xã hội. Các thuật ngữ “Kinh tế chia sẻ", “tiêu dùng cộng tác" và “kinh tế
ngang hàng” là những thuật ngữ thường xuyên được sử dụng để mô tả các hiện tượng
như chia sẻ ngang hàng những sự tiếp cận vào hàng hoá và dịch vụ không được tận dụng
một cách triệt để, ưu tiên việc sử dụng và khả năng tiếp cận sản phẩm dịch vụ hơn là việc
sở hữu nó. Tuy nhiên, kinh tế chia sẻ thay đổi cách chúng ta hiểu về những gì đang xảy ra
bằng cách xem lại thiết kế mô hình kinh doanh và việc đưa ra quyết định hằng ngày. Điều
này vừa là cơ hội, vừa là thử thách. Những công ty mới gia nhập vào nền kinh tế chia sẻ,
chẳng hạn như Airbnb là một ví dụ điển hình chỉ với một vài năm phát triển, nó đã đứng
đầu chuỗi khách sạn quốc tế truyền thông hàng đầu và đang mở rộng ra toàn thế giới.

Kinh tế chia sẻ bắt nguồn từ thời kì cổ đại trong việc chia sẻ giữa các thành viên trong gia
đình và bạn bè thân thiết. Đầu năm 2000, để đáp ứng tình trạng hạn chế tài nguyên ngày
càng tăng cao, xã hội bắt đầu sử dụng Internet để tăng cường hiệu quả chia sẻ bằng cách
liên kết thế giới trực tuyến và ngoại tuyến, từ đó kinh tế chia sẻ ra đời như một giải pháp
cho vấn đề này. Các hoạt động của kinh tế chia sẻ bắt đầu với mục đích phi lợi nhuận,
chẳng hạn như Couchsurfing và Freecycle và dần dần phát triển thành một mô hình kinh
doanh lớn bằng cách lấy một phần phí chia sẻ, như Uber và Airbnb. Giữa năm 2011 và
2012, thuật ngữ “Kinh tế chia sẻ” được đưa ra bàn luận trên nhiều diễn đàn, với một số
mô hình kinh doanh thành công dựa trên nền tảng ứng dụng số ở Thung lũng Silicon là
Airbnb và Uber. Theo Alex Stephany, “kinh tế chia sẻ” được vận hành bởi các giá trị
trong việc tận dụng các tài sản chưa khai thác sử dụng hết và khiến chúng có thể được
tiếp cận bởi cộng đồng, dẫn đến nhu cầu quyền sở hữu giảm. Trong khi đó Russell Beck
coi rằng kinh tế chia sẻ vận hành trong đó mình đối xử với người dùng với tư cách là
cộng tác viên bằng cách nhấn mạnh rằng kinh tế chia sẻ là người dùng điều phối việc mua
lại và phân phối tài nguyên với một khoản phí hoặc khoản bồi thường khác. Một cuộc
kiểm tra chi tiết về các thuật ngữ trong các chuyên ngành khác nhau được trình bày trong
công trình của Dredge và Gyimóthy. Mặc dù không có định nghĩa chính xác về những gì
cấu thành nền kinh tế chia sẻ, các nhà hoạch định chính sách, học giả và học viên tin rằng
nó đã bắt đầu biến đổi nhiều khía cạnh của hệ thống kinh tế xã hội hiện tai của chúng ta

8
bằng cách cho phép các cá nhân, cộng đồng, tổ chức và các nhà hoạch định chính sách
nhìn nhận lại về cách chúng ta sống, phát triển, kết nối và duy trì.
1.2.2. Khái niệm về doanh nghiệp du lịch.
- Du lịch là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, “tonos” có nghĩa là đi một
vòng. Thuật ngữ này được đưa ra và hệ ngữ Latinh thành “Tunur” và sau đó thành
“Tour” trong tiếng Pháp với nghĩa là đủ vòng quanh, cuộc dạo chơi. Theo Robert
Langquar (1980), từ “Tourism” lần đầu tiên được sử dụng trong Tiếng Anh vào
năm 1800 và được quốc tế hóa. Trong tiếng Việt, thuật ngữ “du lịch” là một từ gốc
Hán - Việt, tạm hiểu là đã chơi, trải nghiệm
- Theo Liên đoàn Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Organization - IUOTO), du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích
không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền
sinh sống.
- Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động
của người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành
nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên tục nhưng không qua một năm,
ở bên ngoài môi trường sống định cư loại trừ các du hành có mục đích chính là
kiếm tiền.
- Đặc điểm của hoạt động du lịch của các doanh nghiệp du lịch:
+ Thứ nhất, nói đến du lịch là nói đến sự di chuyển của con người từ địa điểm này
sang địa điểm khác với những mục đích khác nhau, đa dạng và bằng các phương
tiện khác nhau.
+ Thứ hai, có nhiều chủ thể liên quan đến hoạt động du lịch. Đó là khách du lịch và
các chủ thể tiến hành các dịch vụ liên quan đến du lịch. Khách du lịch xét về bản
chất họ là những người di chuyển từ nơi ở thường xuyên của mình đến những địa
điểm khác nhau với mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian
nhất định. Còn các chủ thể tiến hành dịch vụ liên quan đến du lịch là các tổ chức,
cá nhân tiến hành các công việc nhằm tạo điều kiện cho hoạt động du lịch diễn ra
được quy mô, có tổ chức, một cách chuyên nghiệp hoặc đơn giản là trợ giúp, đáp
ứng cho nhu cầu của khách du lịch nhằm mục đích thu lại lợi nhuận.

9
+ Thứ ba, hoạt động du lịch thường diễn ra tại các khu, điểm du lịch là nơi có tài
nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên
du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, hệ sinh thái, cảnh
quan thiên nhiên… có thể được sử dụng nhằm phục vụ mục đích du lịch. Tài
nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, kiến trúc,... có thể được sử dụng phục vụ
mục đích du lịch.
- Các sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch có thể bao gồm:
+ Sản phẩm trung gian do các doanh nghiệp du lịch cung cấp: trong hoạt động này
các đại lý không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà hoạt động như một đại diện
bán sản phẩm du lịch của các nhà sản xuất khác.
+ Chương trình du lịch trọn gói: Mang tính chất đặc trưng cho hoạt động du lịch.
Các doanh nghiệp du lịch liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ
thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá góp.
+ Sản phẩm tổng hợp: Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp du lịch có thể
mở rộng phạm vi hoạt động của mình để trở thành những người sản xuất trực tiếp
ra sản phẩm du lịch.
Như vậy từ những phân tích trên, doanh nghiệp du lịch được hiểu là: các tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy
định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh cho các sản phẩm như tổ chức, xây dựng,
bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách hoặc thực hiện các hoạt
động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu
tiên đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ nhằm mục đích sinh lời, lợi
nhuận.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Đề tài nghiên cứu đã, đang được tiến hành bởi rất nhiều nhà khoa học, kinh tế học trên
thế giới, đồng thời thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Và dưới
đây là thông tin tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài:
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
- Mody, M. và Cheng, M. và Hanks, L. (2021) trong “Sharing economy research in
hospitality and tourism: a critical review using bibliometric analysis, content analysis
and a quantitative systematic literature review” đã tập trung vào việc nghiên cứu về
nền kinh tế chia sẻ, nhằm xác định các nền tảng trí tuệ chính và cách chúng phát triển.

10
Bài viết cũng đưa ra các khuyến nghị cho các chủ đề và phương pháp nghiên cứu
trong tương lai nhằm thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này bằng cách sử dụng ba
phương pháp phân tích khác nhau: phân tích tài liệu tham khảo, phân tích nội dung
chuyên đề và tổng quan hệ thống các tài liệu nghiên cứu.
Các kết quả sau đó được tổng hợp so sánh, nhằm đưa ra nhận xét về trạng thái và
hướng đi của nghiên cứu về nền kinh tế chia sẻ trong ngành du lịch và khách sạn
nhằm không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về nền kinh tế chia sẻ, mà còn đóng góp
vào việc xác định hướng đi cho các nghiên cứu tương lai.
- “Tourism and the sharing economy” của Maria Juul (2017) nghiên cứu về nền kinh tế
chia sẻ trong ngành du lịch, đưa ra một cái nhìn tổng quan về cách mà nền kinh tế
chia sẻ đã và đang thay đổi ngành du lịch.
Trong bài viết, các dịch vụ du lịch truyền thống như khách sạn, taxi, hoặc các công ty
lữ hành được so sánh với các mô hình mới của nền kinh tế chia sẻ, trong đó các cá
nhân chia sẻ tài sản hoặc dịch vụ của họ với du khách. Sự phát triển của internet và
các nền tảng trực tuyến đã làm cho việc chia sẻ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, và đã
tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành du lịch.
Tuy nhiên, nền kinh tế chia sẻ cũng mang lại những thách thức. Mặc dù nó cung cấp
quyền truy cập dễ dàng vào một loạt dịch vụ thường có chất lượng cao hơn và giá cả
phải chăng hơn so với các doanh nghiệp truyền thống, nhưng nó cũng tạo ra sự cạnh
tranh không công bằng, làm giảm sự an toàn trong công việc, trốn thuế và đe dọa các
tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe và tuân thủ quy định.
Bài viết cũng đề cập đến việc phản ứng của các cơ quan công quyền trước nền kinh tế
chia sẻ. Một số hoạt động hoặc khía cạnh của nền kinh tế chia sẻ đã được điều chỉnh ở
cấp quốc gia, vùng hoặc địa phương. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu đã công bố một
thông cáo về chương trình châu Âu cho nền kinh tế hợp tác, nhằm cung cấp một số sự
làm rõ về các quy định của EU và cung cấp hướng dẫn chính sách cho các cơ quan
công quyền.
- Trong “Sharing and Platform Economy in Tourism: An Ecosystem Review”,
Marianna Sigala (2021) viết về việc nghiên cứu kinh tế chia sẻ từ một góc độ kinh
doanh và kinh tế trong ngành du lịch. Mục tiêu của bài viết là xác định những gì
chúng ta biết và những gì chúng ta nên tìm hiểu thêm về hai vấn đề chính: tính đa
chiều của hiện tượng kinh tế chia sẻ và tác động của nó đối với ngành du lịch và các
bên liên quan.
Bài viết bắt đầu bằng việc làm rõ khái niệm về nền kinh tế chia sẻ và sự chồng chéo
của nó với các khái niệm liên quan khác như kinh tế GIG, nền tảng, hợp tác và ngang

11
hàng. Phần này kết thúc bằng việc phát triển một hình ảnh minh họa cho bốn nhân tố
chính của nền kinh tế chia sẻ, bao gồm nền tảng: nhà cung cấp (tức là doanh nghiệp
nhỏ, công ty, người lao động du lịch GIG) bao gồm các nền kinh tế phụ của các doanh
nghiệp nhỏ; người tìm kiếm (ví dụ: du khách, người tìm kiếm tài nguyên) và môi
trường/điểm đến.
Bài viết tiếp tục với các phần riêng lẻ, mỗi phần thảo luận về chủ đề nghiên cứu và
khoảng trống liên quan đến mỗi nhân tố chia sẻ và kết thúc bằng ý tưởng cho nghiên
cứu trong tương lai.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
- Bài viết “Thực trạng phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ngành Du lịch Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Tiến Hưng (2022) trình bày về thực trạng phát triển kinh tế chia sẻ
ngành Du lịch Việt Nam nói chung, những cơ hội cũng như thách thức mà ngành Du
lịch cần đối mặt trong tương lai.
Bài viết bắt đầu bằng việc giới thiệu về sự phát triển của ngành du lịch tại Việt Nam,
với sự tăng trưởng không ngừng và đóng góp lớn vào GDP của quốc gia. Một số địa
điểm du lịch nổi bật như Quy Nhơn, Phú Yên, Đà Nẵng, Sapa, Hạ Long,... là những
nơi có ngành du lịch phát triển nhất nước ta. Sau đó là phần trình bày về thực trạng
phát triển kinh tế chia sẻ ngành Du lịch Việt Nam nói chung, những cơ hội cũng như
thách thức mà ngành Du lịch cần đối mặt trong tương lai. Bài viết cũng đưa ra một số
giải pháp nhằm phát triển du lịch nước nhà theo hướng bền vững.
Cuối cùng, bài viết cũng đề cập đến việc Việt Nam đã tham gia hàng loạt văn kiên
pháp lý và dự án hợp tác quốc tế về du lịch, và du khách từ 25 quốc gia đã được miễn
visa khi đến Việt Nam.
- Bài viết “Cơ sở khoa học về mô hình kinh tế chia sẻ trong du lịch”, được đăng trên
trang Web của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR), tập trung trong luận giải
một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ trong du lịch, tạo nền
tảng lý luận cho các nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu ứng dụng sau này.
Bắt đầu với việc giới thiệu về sự xuất hiện của mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
trong vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
(CMCN 4.0) bùng nổ. Tiếp đó là tập trung nghiên cứu về việc luận giải một số vấn đề
lý thuyết có liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ trong du lịch, nhằm tạo nền tảng lý
luận cho các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
Bài viết đồng thời nhắc đến một số khái niệm khác nhau liên quan đến mô hình kinh
tế chia sẻ, như "kinh tế ngang hàng (peer-to-peer)", "kinh tế nền tảng (platform
economy)", "kinh tế truy cập (access economy)", "kinh tế cho thuê (renting

12
economy)", "kinh tế theo cầu (on-demand economy)",... Cuối cùng, tác giả cũng đề
cập đến mô hình kinh tế chia sẻ là một hệ thống kinh tế mà ở đó tài sản hoặc dịch vụ
được chia sẻ dùng chung giữa các cá nhân, hoặc không phải trả tiền hoặc phải trả một
khoản phí với tính chất điển hình là thông qua các công cụ internet.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ


TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng mô hình kinh tế chia sẻ trong các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam
+ Airbnb: Mô hình thuê chung căn hộ: là mô hình hoạt động dựa trên việc chia sẻ không
gian trong nhà/căn hộ. Người chủ nhà/căn hộ tận dụng sự dư thừa rảnh rỗi của các tài sản
này và cho khách du lịch hoặc những người có nhu cầu ở nhưng không sở hữu bất động
sản tại địa phương thuê lại. Có thể nói, mô hình thuê chung căn hộ đang phát triển khá
rộng rãi tại Việt Nam. Một trong những doanh nghiệp điển hình hoạt động dựa trên mô
hình này là Airbnb. Du nhập vào Việt Nam từ năm 2014, dữ liệu từ AirDNA (website
theo dõi hiệu quả hoạt động của Airbnb) Hiện nay, Airbnb khá phổ biến - tập trung chủ
yếu ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố du lịch lớn như Đà Lạt, Sapa,
Hội An, Đà Nẵng
+ Travelmob: Được thành lập từ năm 2012 tại Singapore, Travelmob hiện nay đã có mặt
ở hầu hết các điểm đến nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Travelmob,
công ty chuyên cung cấp chỗ ở cùng dân bản xứ dành cho du khách và tạo điều kiện cho
chủ nhà đăng ký chỗ ở trống của họ cho du lịch ngắn hạn, chính thức ra mắt trang web tại
thị trường Việt Nam. Travelmob là nơi uy tín, an toàn để các chủ nhà trong khu vực châu
Á- Thái Bình Dương đưa các phòng trống hay toàn bộ căn hộ, biệt thự vào danh sách cho
thuê ngắn hạn. Trang web sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch và chủ nhà liên lạc với nhau
và giải quyết các giao dịch tài chính giữa hai bên nhằm đảm bảo an toàn và việc thanh
toán kịp thời. Chủ nhà có thể liệt kê bao nhiêu chỗ ở tuỳ ý , miễn phí trên Travelmob và
chỉ phải trả khoản phí dịch vụ khi nào phòng đã được đặt. Tương tự, Travelmob cung cấp
cho khách hàng một hệ thống thanh toán an toàn và nắm giữ các khoản thanh toán cho 24
giờ sau khi khách đã nhận chỗ, nhằm đảm bảo một trải nghiệm suôn sẻ và đáp ứng được
yêu cầu khách hàng.
+ Triipme: Triipme - startup giúp biến những người địa phương thành những hướng dẫn
viên du lịch nghiệp dư, mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách du lịch. Hay
Klook - một startup cung cấp dịch vụ đặt trước các hoạt động du lịch với giá cả hợp lý.
Đặc điểm chung của những startup trong ngành này là tận dụng tốt những tiềm năng của

13
cơ sở hạ tầng và những trải nghiệm du lịch địa phương phong phú của khu vực Đông
Nam Á.
2. Vai trò
Nền kinh tế chia sẻ đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại.
- Tối ưu hóa nguồn lực: Kinh tế chia sẻ giúp tối ưu việc sử dụng nguồn lực bằng cách cho
phép các cá nhân và doanh nghiệp có thể hợp tác và sử dụng chung các tài sản. Điều này
không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu sự lãng phí không đáng có.
- Thúc đẩy sự hợp tác và cộng đồng: Kinh tế chia sẻ tạo ra một môi trường trong đó mọi
người có thể hợp tác và chia sẻ tài nguyên. Điều này không chỉ giúp tăng cường mối quan
hệ cồng động mà còn tạo ra cơ hội mới cho sự hợp tác và sáng tạo.
- Bảo vệ môi trường: Kinh tế chia sẻ giúp giảm thiểu sự tác động đến môi trường bằng
cách giảm bớt nhu cầu sở hữu và sử dụng các tài sản cá nhân, từ đó giảm thiểu lượng khí
thải và rác thải.
3. Khó khăn
Kinh tế chia sẻ nói chung và dịch vụ du lịch chia sẻ nói riêng đã và đang trở thành một xu
hướng kinh doanh hấp dẫn. Song, bên cạnh những thay đổi và cơ hội tích cực, nó cũng đe
dọa sự tồn tại của các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh truyền thống. Số lượng
listings cũng như những công ty chuyên nghiệp lấy home-sharing làm sản phẩm để kinh
doanh kiếm lời dần trở nên phổ biến trên thị trường dịch vụ lưu trú. Sự tăng lên nhanh
chóng của nguồn cung ứng thời gian ngắn dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường,
cụ thể là những cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ: mạo danh khách hàng, trộm cắp tài
sản, đặt phòng dài hạn với đối thủ cạnh tranh và hủy phòng vào phút cuối đều làm tăng
cơ hội thu hút khách hàng.
Và với các mô hình kinh tế chia sẻ đang phát triển nhanh, khung pháp lý đang bị tụt hậu.
Cụ thể, có một số vấn đề cần giải quyết khi áp dụng mô hình kinh doanh mới của nền
kinh tế chia sẻ, chủ yếu liên quan đến: gia nhập thị trường và điều kiện kinh doanh, thu
thuế, lợi ích của người dùng, quyền của người lao động và bảo mật thông tin. Ngoài ra,
nhiều nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng lợi nhuận khổng lồ của thị trường này và tích cực
đầu tư vốn vào việc đấu thầu lại bất động sản cho thuê nhưng họ thiếu chuyên môn quản
lý và xây dựng chiến lược cạnh tranh làm lãng phí tiền thuê nhà, dẫn đến thua lỗ vốn và
buộc phải giải thể.
Việc gia tăng chỗ ở chung có thể làm tăng nhu cầu cải tạo và xây dựng nhà ở, dẫn đến
mức độ chất thải rắn xây dựng và ô nhiễm không khí cao hơn. Lượng rác thải sinh hoạt

14
ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Trên thực tế, việc thu gom, xử lý,
tái chế các loại rác thải chưa được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.
Mô hình này cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý chính sách ở Việt Nam,
trong đó phải đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi kết hợp với những lợi thế của mô
hình kinh doanh dịch vụ truyền thống, kiểm soát tính minh bạch thông tin. Ngoài việc
ngăn ngừa thất thu thuế, chúng ta còn ngăn chặn vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội
và nhiều vấn đề xã hội khác thông qua quản lý giao dịch điện tử trong giao dịch thẻ,
thanh toán quốc tế, quản lý và chất lượng dịch vụ, sản phẩm.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Đối với các doanh nghiệp du lịch


- Nắm vững kiến thức cơ bản: Để nghiên cứu một mô hình kinh tế mới như kinh tế chia
sẻ, điều quan trọng nhất là phải nắm vững được kiến thức cơ bản về lĩnh vực này để có
thể cân nhắc được phương hướng, lối đi của các kế hoạch phát triển mô hình, đồng thời
giảm thiểu được những rủi ro không đáng có. Các kiến thức cơ bản ở đây có thể bao gồm:
các khái niệm cơ bản "kinh tế chia sẻ", "ngành du lịch", "mô hình kinh tế",... thông qua
các sách giáo trình, bài giảng trực tiếp, hoặc thậm chí là các khóa học chuyên sâu.
- Cập nhật kiến thức kịp thời: Xu hướng phát triển của ngành du lịch và mô hình kinh tế
chia sẻ luôn thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, việc luôn luôn phải cập nhật dữ liệu
liên quan đến các lĩnh vực này kịp thời là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Việc
cập nhật kịp thời các thông tin về xu hướng, công nghệ và pháp luật liên quan là một một
công việc cần làm bởi điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có các hành động phù hợp với
thực tiễn của xã hội, cộng đồng.
- Tổ chức tốt quá trình thực hiện đề tài: Việc phối hợp tốt giữa các thành viên trong
nhóm nghiên cứu sẽ giúp cho công việc diễn ra được suôn sẻ và thành công hơn. Xác
định được rõ vai trò và trách nhiệm của từng thành viên sẽ giúp đảm bảo mọi người đều
hiểu được mục tiêu của đề tài nghiên cứu đồng thời thành quả nghiên cứu của đề tài đạt
kết quả như mong đợi.
- Chuyển giao công nghệ và hệ thống hóa kiến thức: Sau khi nghiên cứu, chia sẻ kiến
thức đã tiếp thu được qua quá trình làm việc cho mọi người. Điều này không chỉ giúp
người khác hiểu hơn về mô hình kinh tế chia sẻ mà còn giúp bạn củng cố và mở rộng
kiến thức của mình

15
2. Đối với Chính phủ Việt Nam
Nhìn chung, Chính phủ Việt Nam nên tập trung vào việc tạo ra một môi trường bình
đẳng, khuyến khích đổi mới và cạnh tranh, và hoàn thiện các quy định về giao dịch, hợp
đồng, quyền sở hữu, quyền tài sản và cơ chế giải quyết tranh chấp.
Việt Nam đã nỗ lực tạo khuôn khổ pháp lý định hướng, thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Tuy nhiên, mặc dù chính phủ có tầm nhìn về việc đưa các doanh nghiệp mới vào nền kinh
tế chia sẻ, nhưng vẫn thiếu các hướng dẫn thực hiện rõ ràng. Một giải pháp có thể là
thành lập các nhóm làm việc bao gồm các nhà lãnh đạo của các bộ khác nhau, để điều
phối và thực hiện các chính sách sandbox. Ngoài ra, cách tư duy và cách tiếp cận của các
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền - cần linh hoạt hơn khi làm việc song song với
khởi nghiệp sáng tạo.

Tài liệu tham khảo


1.Jjunecobb, 2013, Sharing Economy <https://en.wikipedia.org/wiki/Sharing_economy.>
[Thời điểm truy cập 11/11/2023].
2. Hữu Tuấn (2018), Hệ quả xấu khi mô hình kinh tế chia sẻ bị biến tướng. Báo đầu tư.
3. ThS. Nguyễn Phan Anh (2016), Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ và gợi ý cho Việt
Nam, Tạp chí Tài chính.
4. Nguyễn Duy Khang (2016), Nền kinh tế chia sẻ và khả năng phát triển ở Việt Nam.
5. Tô Hà (2018), Cơ hội và thách thức của mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam, Báo Nhân
Dân.
6. ThS. Đỗ Thị Nhung (2018), Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam và một số
đề xuất, Tạp chí Tài chính.
7. Phan Thị Linh Chi và Hà Ly, 2022, Kinh tế chia sẻ là gì? Cơ chế hoạt động của mô
hình kinh tế chia sẻ. <https://thebank.vn/blog/22132-kinh-te-chia-se.html> [Thời điểm
truy cập 8/11/2023].
8. The Investopedia Team, 2020, Sharing Economy: Model Defined, Criticisms, and
How It's Evolving. <https://www.investopedia.com/terms/s/sharing-economy.asp> [Truy
cập ngày 11/11/2023].

16

You might also like