You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HTTTKT & TMĐT

BÀI TẬP THẢO LUẬN


ĐỀ TÀI: Phân tích thực trạng chính sách sản phẩm của công ty cổ phần
dịch vụ di chuyển xanh và thông minh GSM & đề xuất một số giải pháp
nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp

Lớp học phần: 231_BMKT0111-05


Giảng viên hướng dẫn: Ths Lê Nhữ Diệu Hương
Nhóm thực hiện: 5

HÀ NỘI - THÁNG 11/2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM & NHIỆM VỤ

STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ

41 Nguyễn Diệu Linh 22D140113 Thư ký

42 Nguyễn Mai Linh 22D140114

43 Phạm Hoài Linh 22D140120

44 Đinh Viết Long 22D140124

45 Trần Ngọc Long 22D140125

46 Nguyễn Xuân Mai 22D140132 Nhóm trưởng, Thuyết trình

47 Nguyễn Hoài Minh 22D140136

48 Nguyễn Đỗ Trang Ngân 19D190004

49 Đỗ Hà Ngọc 22D140147

50 Cao Thị Xuân Nhi 22D170169

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


I. Lý do chọn đề tài
II. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
III. Phương pháp nghiên cứu
IV. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Các khái niệm cơ bản
1. Khái niệm Marketing
2. Khái niệm môi trường Marketing
3. Khái niệm sản phẩm
II. Chính sách sản phẩm
1. Chính sách chủng loại, cơ cấu và chất lượng sản phẩm
1.1. Chính sách chủng loại, cơ cấu sản phẩm
1.2. Chính sách về chất lượng sản phẩm
2. Chính sách nhãn hiệu và bao gói
2.1. Chính sách nhãn hiệu
2.2. Chính sách bao gói
3. Chính sách sản phẩm mới
4. Chính sách dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
III. Chính sách sản phẩm trong ngành dịch vụ
1.1. Chính sách chủng loại cơ cấu trong ngành dịch vụ
1.2. Chính sách chất lượng sản phẩm trong ngành dịch vụ
CHƯƠNG 3: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DI CHUYỂN XANH VÀ THÔNG
MINH GSM
I. Tổng quan về doanh nghiệp
1. Sự hình thành và phát triển
1.1. Sự hình thành
1.2. Sự phát triển
2. Sơ đồ tổ chức
3. Lĩnh vực hoạt động
4. Vai trò của bộ phận marketing trong doanh nghiệp
II. Môi trường công ty GSM
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Môi trường công nghệ

2
1.2. Môi trường kinh tế
1.3. Môi trường văn hóa xã hội
1.4. Môi trường vĩ mô của Xanh SM qua chính phủ, luật pháp, chính trị
1.5. Điều kiện tự nhiên
1.6. Môi trường khẩu học
2. Môi trường vi mô
2.1. Các nhà sản xuất
2.2. Trung gian tiếp thị
2.3. Khách hàng
2.4. Đối thủ cạnh tranh
III. Mô hình SWOT
IV. Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách sản phẩm của GSM
1. Thực trạng Chính sách sản phẩm của GSM
1.1. Cơ cấu, chủng loại
1.2. Chất lượng
1.3. Tính năng
1.4. Thiết kế
1.5. Thương hiệu
1.6. Sản phẩm mới
2. Đánh giá
2.1. Điểm mạnh
2.2. Điểm yếu
V. Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của GSM trên
thị trường
1. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh với đối tượng là khách hàng
1.1. Nâng cao độ nhận diện với sản phẩm
1.2. Mở rộng chiều dài và rộng của sản phẩm, đa dạng các loại dịch vụ
1.3. Phân bổ hợp lý số lượng xe trên các tỉnh thành
1.4. Nhấn mạnh vào thế mạnh độc đáo của dịch vụ hãng cung cấp “ Xe điện -
bảo vệ môi trường”
1.5. Đa dạng hóa dịch vụ theo hướng chuẩn mực
2. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh với đối tượng là tài xế

3
LỜI MỞ ĐẦU
Sau nhiều năm đổi mới nền kinh tế, nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ, vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Một nền kinh tế mở như hiện nay
cho phép các doanh nghiệp tự chủ hoạt động kinh doanh của mình. Đó là cơ hội tốt
cho các doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Để quản lý tốt quá trình kinh doanh trong điều kiện nền sản xuất xã hội
ngày càng phát triển, đòi hỏi con người cần nhận biết đầy đủ thông tin về hoạt động
kinh tế, hiện tượng xã hội, quá trình kĩ thuật, hoạt động tài chính, nắm bắt đầy đủ và
kịp thời hơn thông tin về nhu cầu ngày càng tăng, để từ đó ra các quyết định đúng đắn
thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển.

Cùng với xu hướng đó, vai trò của hoạt động marketing ngày càng được khẳng định
trên thị trường. Nó giúp cho các đơn vị kinh doanh định hướng hoạt động kinh doanh
của mình. Từ việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trường đến việc thúc đẩy tiêu thụ
doanh số bán và tăng sự thỏa mãn khách hàng. Marketing được coi là một trong những
bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp và là công cụ cạnh tranh có hiệu quả.

Trong quá trình học tập học phần “Marketing căn bản”, với mong muốn được tìm
hiểu và học hỏi kĩ hơn về chính sách sản phẩm, nhóm 5 đã lựa chọn đề tài “Phân tích
thực trạng chính sách sản phẩm của công ty cổ phần dịch vụ di chuyển xanh và thông
minh GSM & đề xuất một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm của
doanh nghiệp”.

4
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

I. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin, các
nền tảng xe công nghệ ngày một phát triển và trở thành một xu hướng phổ biến trong
đời sống. Theo một nghiên cứu của Black Box Research, cơ quan nghiên cứu xã hội
hàng đầu của Singapore cho biết, dịch vụ gọi xe, đặt taxi, ô tô hoặc xe máy, đã trở
thành một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày ở Đông Nam Á. Hơn một nửa số
người được hỏi có (53%) đã sử dụng các ứng dụng gọi xe trong thời gian khảo sát.
Việt Nam (69%) và Singapore (64%) ghi nhận tỷ lệ người dùng cao nhất. Các thị
trường có tỷ lệ người dùng thấp nhất (khoảng hai phần năm người dùng) là Malaysia
(41%) và Thái Lan (38%). Theo Bộ Công thương, với doanh thu khoảng 2,4 tỷ USD
trong năm 2021 và tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 30-35% mỗi năm trong
giai đoạn từ 2015 đến nay, thị trường gọi xe trực tuyến (ride-hailing) hay “gọi xe công
nghệ” tại Việt Nam có tiềm năng lớn, được ví như một “chiếc bánh hấp dẫn”, khiến
các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đứng ngồi không yên.
Không nằm ngoài cuộc đua đó, là một trong những doanh nhân có tầm nhìn và
luôn đi đầu xu thế, doanh nhân Phạm Nhật Vượng đã thành lập công ty cổ phần dịch
vụ di chuyển xanh và thông minh GSM vào đầu năm 2023. Chỉ trong vòng một thời
gian ngắn sau khi xuất hiện, Xanh SM đã trở thành một đối thủ tiềm năng của nhiều
“ông lớn” trong lĩnh vực xe công nghệ.
Chính vì sự phát triển ấy, nhóm 5 đã lựa chọn công ty cổ phần dịch vụ di chuyển
xanh và thông minh GSM để nghiên cứu, cụ thể ở đây là chính sách sản phẩm trong
chiến lược Marketing của công ty này.
II. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chính sách sản phẩm của công ty cổ phần dịch vụ di
chuyển xanh và thông minh GSM
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích & nghiên cứu chính sách sản phẩm của công ty
cổ phần dịch vụ di chuyển xanh và thông minh GSM
III. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô tả

5
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thu thập thông tin,
- Phương pháp thống kê, so sánh,
- Phương pháp phân tích
IV. Kết cấu đề tài

Phần nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:


- Chương 1: Tổng quan về đề tài
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- Chương 3: Công ty cổ phần dịch vụ di chuyển xanh và thông minh GSM

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. Các khái niệm cơ bản


1. Khái niệm Marketing
Theo Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm
thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.” Marketing
là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm
người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra,
cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác.
2. Khái niệm môi trường Marketing

Theo Philip Kotler: “Môi trường marketing của công ty bao gồm các tác nhân và
lực lượng bên ngoài hoạt động tiếp thị ảnh hưởng đến khả năng quản lý tiếp thị để xây
dựng và duy trì mối quan hệ thành công với khách hàng mục tiêu”.

Môi trường Marketing vĩ mô là những yếu tố và lực lượng mang tính chất xã hội
rộng lớn có tác động đến thị trường và hoạt động marketing của doanh nghiệp trong
toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó nó ảnh hưởng đến cả
các lực lượng thuộc môi trường marketing vi mô.Các yếu tố và lực lượng bao gồm:
các xu hướng về tổng sản phẩm quốc nội.

Môi trường Marketing vi mô là những lực lượng, yếu tố có quan hệ trực tiếp với
từng công ty và tác động trực tiếp đến công ty. Những lực lượng này gồm có: các lực

6
lượng bên trong công ty (ngoài bộ phận marketing), các lực lượng bên ngoài công ty
(các nhà cung ứng, các nhà môi giới marketing, các đối thủ cạnh tranh, công chúng
trực tiếp và khách hàng).
3. Khái niệm sản phẩm

Sản phẩm là bất kỳ thứ gì được cung ứng chào hàng cho một thị trường để tạo ra
sự chú ý, đạt tới việc mua và tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hoặc mong muốn
nào đó. Sản phẩm được phân làm hai loại chính là sản phẩm hỗn hợp và sản phẩm
mới:
- Sản phẩm hỗn hợp là bất kỳ thứ gì được cung ứng chào hàng cho một thị trường
để tạo ra sự chú ý, đạt tới việc mua và tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu
hoặc mong muốn nào đó.
- Sản phẩm mới là sản phẩm đạt được sự tiến bộ về kỹ thuật về kinh tế và được
người tiêu dùng cho là mới và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị
trường.
Một số khái niệm liên quan đến sản phẩm:
- Đơn vị sản phẩm: là một đơn vị hạch toán độc lập làm cơ sở tạo nên chủng loại
sản phẩm.
- Tuyến sản phẩm: là nhóm sản phẩm có quan hệ chặt chẽ, đặc điểm chung nhất
định.
- Danh mục sản phẩm: tập hợp tất cả các tuyến sản phẩm và các đơn vị sản phẩm
mà tổ chức hay một người bán có thể tung ra thị trường để phục vụ khách hàng.
- Nhãn hiệu sản phẩm: nhằm xác định sản phẩm/ dịch vụ của một người hay một
nhóm người bán và để phân biệt với sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
- Chính sách sản phẩm: bao gồm tổ hợp những định hướng, nguyên tắc, chỉ dẫn
cho việc đưa ra quyết định quản lý sản phẩm cho doanh nghiệp
II. Chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm là chính sách nhằm đảm bảo nâng cao khả năng bán,
tạo lập điều kiện sinh lời và đảm bảo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và kéo dài

7
chu kì sống của sản phẩm. Chính sách sản phẩm đóng vai trò là nền tảng, là xương
sống của chiến lược Marketing.
1. Chính sách chủng loại, cơ cấu và chất lượng sản phẩm

1.1. Chính sách chủng loại, cơ cấu sản phẩm


Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do
giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông
qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá.
Chính sách cơ cấu và chủng loại sản phẩm bao gồm:
- Chiều dài: Tổng số mặt hàng có trong các chủng loại.
- Chiều rộng: Đây là tổng số lượng mặt hàng hoặc loại sản phẩm khác nhau trong
danh mục của doanh nghiệp. Chiều sâu thể hiện sự đa dạng của sản phẩm hoặc
dịch vụ. Việc quản lý chiều rộng đòi hỏi doanh nghiệp xác định mức độ đa dạng
phù hợp với mục tiêu kinh doanh và nhu cầu của khách hàng.
- Chiều sâu: Là tổng số các danh mục cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng
riêng của một chủng loại. Chiều sâu liên quan đến sự phát triển và chi tiết của
mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ trong danh mục. Điều này bao gồm việc xác định
các tính năng, biến thể, và phiên bản của sản phẩm. Chiều sâu có thể là cách để
bạn tạo ra sự đa dạng trong từng mặt hàng.
- Mức độ hài hòa: Mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm phản ánh mức độ gần
gũi của danh mục sản phẩm thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc
độ mục đích sử dụng cuối cùng, hoặc những yêu cầu về tổ chức sản xuất, các
kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó.
- Mặt hàng chủ đạo: Đây là những sản phẩm hoặc dịch vụ quan trọng nhất trong
danh mục của bạn, thường đóng góp lớn vào doanh thu hoặc lợi nhuận. Quản lý
mặt hàng chủ đạo đòi hỏi tập trung vào phát triển, tiếp thị, và quản lý chúng
một cách hiệu quả.
- Mặt hàng bổ sung (Pareto: 80/20): Nguyên tắc Pareto, hay còn gọi là quy tắc
80/20, áp dụng để xác định những mặt hàng hoặc dịch vụ quan trọng nhất trong
danh mục. Theo quy tắc này, 20% sản phẩm thường tạo ra 80% doanh thu hoặc

8
lợi nhuận. Quản lý mặt hàng bổ sung đòi hỏi bạn tập trung vào những sản phẩm
hoặc dịch vụ này để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.
1.2. Chính sách về chất lượng sản phẩm
Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm được
phản ánh trên các thông số khác nhau. Tư tưởng chung của Marketing là chất lượng
phải tuân theo quan niệm của khách hàng. Từ đó, có quan niệm phổ biến của
Marketing là: Khả năng mà một sản phẩm liên quan đến việc thực hiện các công năng
của mình thông qua độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, mức độ dễ sử dụng, vận hành,
sửa chữa và các đặc tính khác tùy thuộc vào sản phẩm, khách hàng.
Chất lượng của sản phẩm được đo lường bằng: cấp chất lượng và tính đồng đều,
nhất quán của đặc tính sản phẩm.
- Về cấp chất lượng, cấp chất lượng là yếu tố định vị. Các quyết định về cấp chất
lượng khi đưa ra phải được căn cứ vào nhu cầu của khách hàng trên thị trường
mục tiêu và cấp chất lượng của sản phẩm cạnh tranh.
- Về tính đồng đều, nhất quán của đặc tính sản phẩm, sản phẩm đáp ứng được
tính này tức là sản phẩm không bị khuyết tật nào liên quan đến các đặc tính. Để
đảm bảo tính đồng đều của chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã áp
dụng hệ thống quản lý tổng chất lượng (TQM - Total Quality Management).
Tóm lại, chính sách về chất lượng sản phẩm là chiến lược mang tầm quan trọng
to lớn của doanh nghiệp để chiếm lợi thế cạnh tranh.
Chính sách về chất lượng sản phẩm bao gồm:
- Biến đổi chất lượng sản phẩm: Thay đổi, cải thiện hoặc tối ưu hóa các yếu tố
liên quan đến chất lượng của sản phẩm. Việc này có thể bao gồm cải thiện tính
năng kỹ thuật, tăng cường tính năng hoặc hiệu suất, và cải thiện tính ổn định.
- Tạo ra ưu thế đặc trưng: Để tạo ra ưu thế đặc trưng, doanh nghiệp thêm vào
sản phẩm những tính năng hoặc khả năng độc đáo mà không có ở sản phẩm của
đối thủ. Điều này làm cho sản phẩm trở nên nổi bật và thu hút khách hàng mục
tiêu.

9
- Tạo danh tiếng dựa trên chất lượng truyền thống: Sử dụng vật liệu và quy
trình sản xuất tốt, kiểm tra chất lượng thường xuyên và đảm bảo tuân thủ các
tiêu chuẩn ngành.
- Mở rộng dải chất lượng sản phẩm: Cung cấp nhiều phiên bản hoặc biến thể
của sản phẩm dựa trên nhu cầu của thị trường và đối tượng khách hàng, bao
gồm việc cung cấp các phiên bản cơ bản và phiên bản cao cấp của sản phẩm, để
phù hợp với nhu cầu và ngân sách của khách hàng.
Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm:
- Nâng cao thông số
- Thay đổi vật liệu chế tạo
- Tăng cường tính thích dụng sản phẩm
- Hạn chế, loại bỏ chi tiết ít phù hợp với người tiêu dùng
2. Chính sách nhãn hiệu và bao gói

Chính sách nhãn hiệu và bao gói bao gồm: Chính sách nhãn hiệu và chính sách
bao gói

2.1. Chính sách nhãn hiệu


- Đặt tên nhãn hiệu: Đặt tên nhã hiệu là quá trình chọn tên đại diện cho sản
phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Tên nhãn hiệu nên dễ nhớ, phù hợp với ngữ cảnh
và thị trường, và phản ánh giá trị cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Quản lý nhãn hiệu: Quản lý nhãn hiệu đòi hỏi việc bảo vệ và xây dựng danh
tiếng của nhãn hiệu. Điều này bao gồm việc đăng ký bảo vệ sở hữu trí tuệ, theo
dõi việc sử dụng không được phép của nhãn hiệu, và đảm bảo rằng nhãn hiệu
luôn phản ánh các giá trị và thông điệp mong muốn.

2.2. Chính sách bao gói


Bao gói đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm, thu hút sự chú ý của
khách hàng và truyền đạt thông tin về sản phẩm. Quyết định liên quan đến bao gói bao
gồm:

10
- Xây dựng quan niệm về bao gói: Bao gói nên tuân theo nguyên tắc bảo vệ sản
phẩm, thuận tiện sử dụng và thu hút mắt. Nó có thể tạo ra ấn tượng đầu tiên
quan trọng đối với người tiêu dùng về sản phẩm.
- Quyết định về các khía cạnh bao gói: Kích thước, hình dáng, chất liệu, màu
sắc, và thiết kế bao gói nên phản ánh mục tiêu của sản phẩm và thu hút đối
tượng khách hàng.
- Quyết định về thử nghiệm bao gói: Trước khi tung sản phẩm ra thị trường, thử
nghiệm bao gói để đảm bảo rằng nó đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ và
sự chấp nhận của người tiêu dùng.
- Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích người tiêu dùng và lợi ích của
doanh nghiệp: Bao gói có thể thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với bảo
vệ môi trường, thúc đẩy bền vững và cung cấp thông tin hữu ích về sản phẩm
cho người tiêu dùng.
- Quyết định về thông tin trên bao gói: Thông tin trên bao gói nên cung cấp
thông tin về sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, thành phần, nguồn gốc, hạn sử
dụng, và thông điệp quảng cáo.
3. Chính sách sản phẩm mới

Chính sách về sản phẩm mới của doanh nghiệp hướng vào việc phát triển sản
phẩm với cho thị trường hiện tại hoặc sản phẩm mới cho khu vực mới của khách hàng.
Kết quả của chính sách sản phẩm mới bao gồm:
- Củng cố thị trường hiện tại: Khi doanh nghiệp tập trung vào việc phát triển
sản phẩm để củng cố thị trường hiện tại, mục tiêu chính là duy trì và củng cố vị
trí hiện tại trên thị trường. Điều này có thể bao gồm việc cải thiện hoặc mở rộng
dòng sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại.
- Tấn công đoạn mới của thị trường hiện tại: Đôi khi, doanh nghiệp muốn mở
rộng thị trường bằng cách tấn công các đoạn thị trường mới trong khu vực hiện
tại. Điều này có thể bao gồm việc phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới để đáp
ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng mới hoặc mục tiêu mới.

11
- Vươn ra các thị trường mới: Một phần quan trọng của chính sách sản phẩm
mới có thể là việc mở rộng ra các thị trường mới. Điều này đòi hỏi doanh
nghiệp phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của các thị
trường hoàn toàn mới. Việc này có thể liên quan đến mở rộng quốc tế hoặc mở
rộng sang các khu vực mới trong quốc gia.
- Các kết quả khác: Bên cạnh ba kết quả chính nêu trên, việc phát triển sản phẩm
mới cũng có thể dẫn đến các kết quả khác như tăng cường khả năng cạnh tranh,
thúc đẩy sự đổi mới trong doanh nghiệp, và củng cố danh tiếng của thương
hiệu.
Các giai đoạn phát triển sản phẩm mới
- Bước 1: Hình thành ý tưởng sản phẩm mới. Giai đoạn này liên quan đến việc
tạo ra ý tưởng cho sản phẩm mới. Điều này có thể bắt nguồn từ nhu cầu thị
trường, ý tưởng sáng tạo, hoặc phát triển dựa trên nghiên cứu và phân tích thị
trường.
- Bước 2: Lựa chọn ý tưởng: Sau khi có nhiều ý tưởng, bạn cần lựa chọn ý tưởng
sản phẩm cụ thể để phát triển dựa trên tiêu chí như khả năng thị trường, khả
năng sản xuất và phù hợp với chiến lược tổng thể.
- Bước 3: Soạn thảo dự án và thẩm định. Tạo dự án chi tiết cho sản phẩm mới,
bao gồm lịch trình, nguồn lực cần thiết, và nguồn kinh phí. Đánh giá rủi ro và
tiềm năng của sản phẩm.
- Bước 4: Soạn thảo chiến lược marketing. Xác định chiến lược tiếp thị cho sản
phẩm mới, bao gồm việc xác định đối tượng khách hàng, kế hoạch quảng cáo
và phân phối.
- Bước 5: Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ. Đảm bảo rằng bạn có khả
năng sản xuất sản phẩm mới và kiểm soát chất lượng. Đánh giá khả năng tiêu
thụ dựa trên nhu cầu thị trường và dự đoán.
- Bước 6: Thiết kế sản phẩm. Bước này liên quan đến việc thiết kế sản phẩm dựa
trên ý tưởng ban đầu. Đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và
thẩm mỹ.

12
- Bước 7: Thử nghiệm MKT trong điều kiện thị trường. Thử nghiệm sản phẩm
trên thị trường hoặc với một nhóm thử nghiệm để thu thập phản hồi và điều
chỉnh sản phẩm nếu cần.
- Bước 8: Thương mại hóa sản phẩm mới. Cuối cùng, thương mại hóa sản phẩm
mới bằng cách đưa nó vào thị trường và triển khai chiến lược tiếp thị.
4. Chính sách dịch vụ hỗ trợ sản phẩm

Chính sách dịch vụ hỗ trợ sản phẩm bao gồm:


- Xác định các yếu tố dịch vụ mà khách hàng yêu cầu và khả năng đáp ứng
của doanh nghiệp: Để xác định các yếu tố dịch vụ mà khách hàng yêu cầu,
doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu thị trường và thu thập phản hồi từ khách
hàng. Điều này có thể bao gồm việc xác định nhu cầu, mong muốn, và kỳ vọng
của khách hàng đối với dịch vụ hỗ trợ sản phẩm. Dựa trên thông tin này, doanh
nghiệp cần xác định khả năng của mình để đáp ứng các yêu cầu dịch vụ này.
- Mức chất lượng của dịch vụ: Mức chất lượng của dịch vụ là một yếu tố quan
trọng trong hỗ trợ sản phẩm. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng dịch vụ hỗ trợ sản
phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. Điều
này có thể bao gồm việc cung cấp dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả, và chất lượng
cao. Cần phải đánh giá mức chất lượng của dịch vụ so với các đối thủ cạnh
tranh.
- Các quyết định mức chi phí khách hàng phải trả: Mức chi phí của dịch vụ hỗ
trợ sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong quyết định của khách hàng. Doanh
nghiệp cần xác định mức giá phải trả cho dịch vụ và xem xét cách nó so với giá
trị và chất lượng của dịch vụ. Điều này có thể bao gồm việc xác định chi phí
trực tiếp hoặc các mô hình giá cả linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Hình thức cung cấp dịch vụ: Hình thức cung cấp dịch vụ là cách doanh nghiệp
cung cấp hỗ trợ sản phẩm cho khách hàng. Điều này có thể bao gồm dịch vụ
trực tiếp từ nhân viên của doanh nghiệp, dịch vụ trực tuyến qua trang web hoặc
ứng dụng di động, hoặc dịch vụ thông qua các kênh trực tiếp hoặc gián tiếp.

13
Quyết định về hình thức cung cấp dịch vụ cần dựa trên nhu cầu và mong muốn
của khách hàng, cũng như khả năng và tài nguyên của doanh nghiệp.
III. Chính sách sản phẩm trong ngành dịch vụ

1. Chính sách chủng loại cơ cấu và chất lượng trong ngành dịch vụ
1.1. Chính sách chủng loại cơ cấu trong ngành dịch vụ
Xác định cơ cấu chủng loại trong lĩnh vực dịch vụ:
- Chiều rộng: Chiều rộng trong lĩnh vực dịch vụ có thể đề cập đến sự đa dạng
của các loại dịch vụ bạn cung cấp. Ví dụ, một công ty dịch vụ hội tụ có thể cung
cấp các dịch vụ hội tụ về cơ sở hạ tầng IT, bảo mật, và quản lý dự án.
- Chiều sâu: Chiều sâu trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến sự phát triển chi tiết
và đa dạng của từng dịch vụ. Điều này có thể bao gồm việc xác định các khía
cạnh cụ thể của dịch vụ, như gói dịch vụ, tùy chỉnh, hoặc phiên bản dịch vụ đặc
biệt cho từng loại khách hàng.
- Mảng dịch vụ chủ đạo: Mảng dịch vụ chủ đạo là những loại dịch vụ quan trọng
nhất trong ngành của bạn. Đây có thể là những dịch vụ bạn chuyên môn và tạo
ra lợi nhuận lớn. Quản lý mảng dịch vụ chủ đạo đòi hỏi tập trung vào phát triển,
cải tiến, và tiếp thị chúng.
- Mảng dịch vụ bổ sung (Pareto: 80/20): Quy tắc Pareto có thể áp dụng trong
dịch vụ bằng cách xác định những dịch vụ tạo ra 80% doanh thu hoặc lợi nhuận
chủ yếu. Tập trung vào tối ưu hóa hiệu suất của những dịch vụ này có thể cải
thiện kết quả kinh doanh.
Hạn chế chủng loại trong lĩnh vực dịch vụ:
- Loại bỏ dịch vụ không hiệu quả: Như trong lĩnh vực sản phẩm, trong dịch vụ
cũng cần xem xét các dịch vụ không hiệu quả hoặc không đáp ứng nhu cầu của
khách hàng để loại bỏ chúng khỏi danh mục dịch vụ. Điều này giúp tập trung tài
nguyên và chuyên môn hóa.
Biến thể chủng loại trong lĩnh vực dịch vụ:
- Thay đổi thể thức thỏa mãn nhu cầu: Dịch vụ có thể điều chỉnh để đáp ứng
nhu cầu khách hàng. Điều này có thể bao gồm thay đổi cách cung cấp dịch vụ,

14
tùy chỉnh dịch vụ cho từng nhóm khách hàng, hoặc cải thiện dịch vụ dựa trên
phản hồi khách hàng.
- Phát triển dịch vụ mới: Để duy trì sự phát triển và cạnh tranh trong lĩnh vực
dịch vụ, bạn có thể phát triển dịch vụ mới dựa trên xu hướng thị trường và nhu
cầu khách hàng
1.2. Chính sách chất lượng sản phẩm trong ngành dịch vụ

Thực chất, chính sách chất lượng sản phẩm trong ngành dịch vụ bao gồm:
- Biến đổi chất lượng dịch vụ: Trong ngành dịch vụ, việc biến đổi chất lượng
dịch vụ liên quan đến cải thiện chất lượng trong việc cung cấp dịch vụ cho
khách hàng. Điều này có thể bao gồm việc nâng cao chất lượng phục vụ, thời
gian phản hồi, hoặc sự hài lòng của khách hàng.
- Tạo ra ưu thế đặc trưng dịch vụ: Để tạo ra ưu thế đặc trưng, bạn có thể cung
cấp những dịch vụ độc đáo hoặc tính năng riêng biệt mà không có ở đối thủ. Ví
dụ, một dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể tạo ra ưu thế bằng cách cung cấp dịch
vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến cho khách hàng.
- Truyền thống chất lượng dịch vụ: Trong ngành dịch vụ, việc xây dựng danh
tiếng truyền thống chất lượng đòi hỏi sự cam kết đối với việc cung cấp dịch vụ
chất lượng cao và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Điều này có thể bao gồm
việc đào tạo nhân viên một cách chuyên nghiệp, cải thiện quy trình cung cấp
dịch vụ và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
- Mở rộng dải chất lượng dịch vụ: Mở rộng dải chất lượng dịch vụ đòi hỏi bạn
phải cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau dựa trên nhu cầu và sở thích của
khách hàng. Ví dụ, một công ty du lịch có thể mở rộng dải chất lượng bằng
cách cung cấp các gói du lịch từ tiết kiệm đến cao cấp để phù hợp với đối tượng
khách hàng khác nhau.

Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong ngành dịch vụ:
- Nâng cao thông số dịch vụ: Trong ngành dịch vụ, việc nâng cao thông số dịch
vụ tương đương với việc cải thiện cách bạn cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Điều này có thể bao gồm việc tối ưu hóa quy trình cung cấp dịch vụ để giảm

15
thời gian chờ đợi của khách hàng, tăng cường sự hài lòng của họ và cải thiện
trải nghiệm tổng thể.
- Thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ: Sáng tạo trong cách bạn cung cấp dịch
vụ có thể giúp tạo ra ưu thế đặc trưng dịch vụ. Chẳng hạn, sử dụng công nghệ
mới để cung cấp dịch vụ trực tuyến, tạo ra ứng dụng di động dễ sử dụng, hoặc
cải thiện tính tương tác giữa nhân viên và khách hàng có thể làm cho dịch vụ
của bạn nổi bật.
- Truyền thống chất lượng dịch vụ: Xây dựng danh tiếng truyền thống chất
lượng dịch vụ trong ngành dịch vụ yêu cầu sự cam kết đối với việc cung cấp
dịch vụ chất lượng cao. Điều này bao gồm đào tạo và phát triển nhân viên để
đảm bảo họ cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, duyệt qua việc kiểm tra chất
lượng định kỳ và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của ngành.
- Mở rộng dải chất lượng dịch vụ: Mở rộng dải chất lượng dịch vụ có thể bao
gồm việc cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau để phù hợp với đa dạng nhu
cầu của khách hàng. Ví dụ, một công ty tư vấn có thể mở rộng dải chất lượng
dịch vụ bằng cách cung cấp tư vấn chiến lược, tư vấn quản lý dự án, và tư vấn
về phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng đa dạng.
2. Chính sách nhãn hiệu và bao gói trong ngành dịch vụ
2.1. Chính sách nhãn hiệu
- Đặt tên nhãn hiệu: Trong ngành dịch vụ, việc đặt tên nhãn hiệu quan trọng để
tạo dấu ấn và nhận diện cho dịch vụ của doanh nghiệp. Tên nhãn hiệu nên dễ
nhớ, phản ánh giá trị và tính chất độc đáo của dịch vụ. Chẳng hạn, một công ty
dịch vụ tài chính có thể chọn một cái tên chuyên nghiệp và đáng tin cậy để tạo
sự tin tưởng.
- Quản lý nhãn hiệu trong ngành dịch vụ: Quản lý nhãn hiệu trong ngành dịch
vụ đòi hỏi việc xây dựng và bảo vệ danh tiếng của nhãn hiệu. Điều này bao
gồm việc đảm bảo rằng dịch vụ của doanh nghiệp đó luôn đáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng và thông điệp nhãn hiệu được truyền đạt đúng cách.
2.2. Chính sách bao gói trong ngành dịch vụ
Chính sách về bao gói trong ngành dịch vụ bao gồm những quyết định sau:

16
- Xây dựng quan niệm về bao gói: Bao gói dịch vụ nên phù hợp với ngữ cảnh và
mục tiêu của dịch vụ. Nó có thể tạo ra sự thân thiện và chuyên nghiệp hoặc thể
hiện sự sang trọng và đẳng cấp tùy theo ngành.
- Quyết định về các khía cạnh bao gói: Kích thước, hình dáng, chất liệu, màu
sắc và thiết kế bao gói nên phản ánh tính chất và giá trị của dịch vụ. Ví dụ, một
nhà hàng có thể thiết kế thực đơn với hình ảnh thực phẩm hấp dẫn và dễ đọc.
- Quyết định về thông tin trên bao gói: Thông tin trên bao gói dịch vụ nên cung
cấp mô tả dịch vụ, giá cả, các tính năng độc đáo và thông tin liên hệ để giúp
khách hàng hiểu rõ về dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Chính sách sản phẩm mới trong ngành dịch vụ
Chính sách sản phẩm mới trong ngành dịch vụ hướng vào việc phát triển sản
phẩm mới trong ngành dịch vụ, bao gồm
- Tạo dịch vụ mới dựa trên cơ sở hiện có: Trong ngành dịch vụ, thường có cơ
hội phát triển dịch vụ mới dựa trên nền tảng dịch vụ hiện có. Điều này có thể
bao gồm việc mở rộng dịch vụ hoặc cải thiện dịch vụ hiện tại để đáp ứng nhu
cầu khách hàng.
- Tích hợp công nghệ và dịch vụ: Sự phát triển của công nghệ có thể tạo ra cơ
hội phát triển dịch vụ mới. Ví dụ, ứng dụng di động và nền tảng trực tuyến đã
mở ra cửa cho nhiều dịch vụ mới như giao hàng thực phẩm, dịch vụ tài xế
riêng, hoặc dịch vụ tư vấn trực tuyến.
- Phát triển dịch vụ tùy chỉnh: Ngành dịch vụ thường có thể tận dụng việc phát
triển dịch vụ tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách hàng. Điều này
có thể bao gồm việc tạo ra các gói dịch vụ cá nhân hoặc tùy chỉnh dịch vụ theo
yêu cầu của khách hàng.
Kết quả của chính sách sản phẩm mới trong ngành dịch vụ:
- Nâng cao sự cạnh tranh: Phát triển dịch vụ mới có thể giúp doanh nghiệp cạnh
tranh hiệu quả hơn trong thị trường. Bằng việc cung cấp các dịch vụ mới và cải
thiện, bạn có thể thu hút khách hàng và duy trì họ.
- Mở rộng thị trường: Chính sách sản phẩm mới có thể giúp doanh nghiệp mở
rộng thị trường bằng cách hướng đến các đoạn thị trường mới hoặc mục tiêu
khách hàng mới. Điều này có thể giúp tạo ra nguồn cung cấp khách hàng tiềm
năng lớn hơn.

17
- Tạo giá trị cho khách hàng: Phát triển dịch vụ mới có thể giúp bạn tạo ra giá
trị cho khách hàng. Bằng cách đáp ứng nhu cầu của họ và cung cấp các giải
pháp tốt hơn, bạn có thể tạo ra lòng trung thành từ khách hàng.
- Xây dựng danh tiếng và thương hiệu: Phát triển dịch vụ mới có thể giúp xây
dựng danh tiếng và thương hiệu mạnh mẽ cho doanh nghiệp. Nếu bạn cung cấp
các dịch vụ chất lượng và độc đáo, khách hàng có thể đánh giá cao và tin tưởng
bạn.
Các bước hình thành dịch vụ mới
- Bước 1: Hình thành ý tưởng dịch vụ mới: Điều này liên quan đến việc tạo ra ý
tưởng cho dịch vụ mới. Ý tưởng có thể xuất phát từ nhu cầu thị trường, phát
triển dựa trên xu hướng mới, hoặc dựa trên ý tưởng sáng tạo về cách cung cấp
dịch vụ.
- Bước 2: Lựa chọn ý tưởng dịch vụ: Sau khi có nhiều ý tưởng, bạn cần lựa chọn
ý tưởng dịch vụ cụ thể để phát triển dựa trên tiêu chí như khả năng thị trường,
khả năng cung cấp dịch vụ, và phù hợp với chiến lược tổng thể của doanh
nghiệp.
- Bước 3: Soạn thảo dự án và thẩm định: Tạo dự án chi tiết cho dịch vụ mới, bao
gồm lịch trình, nguồn lực cần thiết, và nguồn kinh phí. Đánh giá rủi ro và tiềm
năng của dịch vụ.
- Bước 4: Soạn thảo chiến lược marketing dịch vụ: Xác định chiến lược tiếp thị
cho dịch vụ mới, bao gồm việc xác định đối tượng khách hàng, kế hoạch quảng
cáo và phân phối.
- Bước 5: Phân tích khả năng cung cấp và tiêu thụ dịch vụ: Đảm bảo rằng bạn có
khả năng cung cấp dịch vụ mới và kiểm soát chất lượng. Đánh giá khả năng tiêu
thụ dựa trên nhu cầu thị trường và dự đoán.
- Bước 6: Thiết kế dịch vụ: Bước này liên quan đến việc thiết kế dịch vụ dựa trên
ý tưởng ban đầu. Đảm bảo rằng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và
thẩm mỹ.

18
- Bước 7: Thử nghiệm MKT dịch vụ trong điều kiện thị trường: Thử nghiệm dịch
vụ trên thị trường hoặc với một nhóm thử nghiệm để thu thập phản hồi và điều
chỉnh dịch vụ nếu cần.
- Bước 8: Thương mại hóa dịch vụ mới: Cuối cùng, thương mại hóa dịch vụ mới
bằng cách đưa nó vào thị trường và triển khai chiến lược tiếp thị.
4. Dịch vụ hỗ trợ ngành dịch vụ
Xác định các yếu tố dịch vụ mà khách hàng yêu cầu và khả năng đáp ứng của
doanh nghiệp: Trong ngành dịch vụ, yếu tố dịch vụ quan trọng bao gồm tất cả những
gì khách hàng mong đợi khi sử dụng dịch vụ. Điều này có thể bao gồm sự phục vụ
thân thiện, thời gian phản hồi, tính linh hoạt trong cung cấp dịch vụ, khả năng tư vấn
và hỗ trợ khách hàng, và các yếu tố khác mà khách hàng đánh giá cao. Doanh nghiệp
cần đảm bảo rằng họ hiểu rõ yêu cầu của khách hàng và có khả năng đáp ứng chúng.
Mức chất lượng của dịch vụ: Mức chất lượng của dịch vụ đánh giá độ chất lượng
của trải nghiệm khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Điều này bao gồm tính chuyên
nghiệp của nhân viên, khả năng giải quyết vấn đề, thời gian phản hồi, và khả năng
cung cấp giải pháp hiệu quả cho khách hàng. Để đánh giá mức chất lượng, doanh
nghiệp cần theo dõi phản hồi của khách hàng, đánh giá đánh giá của khách hàng, và
xác định các điểm yếu và mạnh của dịch vụ.
Quyết định mức chi phí khách hàng phải trả: Mức chi phí của dịch vụ đòi hỏi cân
nhắc kỷ luật về cách định giá dịch vụ. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng mức giá phù
hợp với giá trị và chất lượng của dịch vụ. Nếu giá quá cao, khách hàng có thể không
sẵn sàng trả tiền, trong khi giá quá thấp có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận. Doanh nghiệp
cần xem xét cách định giá, cung cấp các gói dịch vụ, và quản lý chi phí để đảm bảo lợi
ích cả cho họ và khách hàng.
Hình thức cung cấp dịch vụ: Hình thức cung cấp dịch vụ quyết định cách doanh
nghiệp tương tác với khách hàng và cung cấp dịch vụ. Điều này có thể bao gồm gặp gỡ
trực tiếp, dịch vụ trực tuyến, trung gian hoặc hình thức khác. Quyết định về hình thức
cung cấp dịch vụ cần phản ánh nhu cầu và sở thích của khách hàng, cũng như khả
năng và tài nguyên của doanh nghiệp.

19
CHƯƠNG 3: CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DI CHUYỂN XANH
VÀ THÔNG MINH GSM
I. Tổng quan về doanh nghiệp
1. Sự hình thành và phát triển

1.1. Sự hình thành


Ngày 6 tháng 3 năm 2023, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng đã
công bố thành lập Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (Green and Smart
Mobility – GSM), là đơn vị cho thuê phương tiện giao thông xanh và đặt xe điện đa
nền tảng đầu tiên trên thế giới.
1.2. Sự phát triển
Ở lĩnh vực taxi đa nền tảng, ngày 14/4/2023 ghi dấu bước chân đầu tiên của
GSM trên hành trình "phủ xanh" đường phố Thủ đô Hà Nội chỉ trong 38 ngày sau khi
thành lập. Trong ngày đầu tiên ra mắt, ứng dụng Taxi Xanh SM đã đạt 100.000 lượt tải
trên App Store. Tốc độ phủ sóng của Xanh SM được ví như "bước chân Tây Sơn thần
tốc" khi trung bình mỗi tháng lại có thêm 2 - 4 địa phương ghi tên vào hành trình xanh.
Chỉ trong 5 tháng, những chiếc xe VinFast đã hiện diện tại 17 tỉnh/thành phố trên đất
nước Việt Nam. Kế tiếp thành công của dịch vụ Xanh taxi, GSM chính thức nhập cuộc
trong mảng dịch vụ gọi xe máy điện. Ngày 14/8, dịch vụ Xanh SM Bike ra mắt tại Hà
Nội, sau đó là TP.HCM và lập tức trở thành thương hiệu "xe ôm điện" được người
dùng yêu thích và lựa chọn.

Ở mảng cho thuê xe điện, GSM đã cung cấp dịch vụ cho một số hãng taxi nội địa
tiên phong trong tiến trình xanh hóa đội xe. Cụ thể, Lado Taxi thuê 300 chiếc ô tô điện
VinFast từ GSM để bổ sung vào đội xe điện hiện hành; công ty Én Vàng thuê 125 xe
để ra mắt dịch vụ taxi điện tiên phong tại Hải Phòng; còn tại Đắk Lắk HTX Vận tải
Thanh Hà thuê 250 xe cũng để phát triển dịch vụ taxi. Tuy vậy, "phủ xanh" tại thị
trường trong nước không phải là mục tiêu cuối cùng của GSM mà còn ấp ủ khát vọng
tiến ra thị trường nước ngoài. Mới đây nhất, ngày 14/10, 150 chiếc xe xanh VinFast

20
đầu tiên đã đến với thủ đô Viêng Chăn - Lào để chuẩn bị cho dịch vụ taxi Xanh SM tại
đây với quy mô có thể lên tới 1.000 xe trong năm nay.

Kế hoạch tiến quân ra Đông Nam Á là bước đi thần tốc và đúng đắn của GSM
khi xu hướng chuyển dịch sang xe điện đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực này, rất cần
những "kỳ lân" tiên phong trong lĩnh vực gọi xe công nghệ.
2. Sơ đồ tổ chức
Tổ chức của Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM (Taxi Xanh
SM) bao gồm các vị trí chính sau đây:

- Ban Giám đốc: Bao gồm Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Thành và các thành viên
khác của ban lãnh đạo.
- Phòng Kinh doanh: Quản lý việc kinh doanh, tiếp thị và tuyển dụng lái xe. Đây
là bộ phận quan trọng để đảm bảo đủ số lượng lái xe phục vụ nhu cầu của khách
hàng.
- Phòng Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm cho công việc bảo trì và sửa chữa các loại xe
điện của công ty. Đội ngũ kỹ thuật đảm bảo rằng các xe luôn hoạt động tốt và
đảm bảo an toàn cho khách hàng.
- Phòng Tài chính: Quản lý tài chính chính và các hoạt động liên quan đến tài
chính chính của công ty. Bộ phận này đảm bảo rằng công ty có đủ nguồn lực để
hoạt động và phát triển.
3. Lĩnh vực hoạt động
Cụ thể, GSM sẽ cho các hãng dịch vụ vận chuyển như taxi, xe ôm công nghệ và
nhân viên của họ thuê ô tô điện – xe máy điện để chở khách. Đồng thời, GSM cũng tự
vận hành dịch vụ taxi bằng ô tô điện. Theo kế hoạch, hãng taxi thuần điện đầu tiên tại
Việt Nam do GSM thành lập sẽ đi vào hoạt động ngay trong tháng 4 tới tại Hà Nội và
mở rộng ra phạm vi cả nước trong năm 2023.

21
Ngành nghề kinh doanh của GSM
GSM đặt ra mục tiêu là phổ cập thói quen sử dụng xe điện tới từng người dân,
qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về sự tiện lợi, thông minh và bền vững của các
dòng xe xanh. Thông qua các hình thức khác nhau như trải nghiệm lái trực tiếp (với
khách lái thử xe); thụ hưởng các tính năng công nghệ thông minh và sự tiện dụng trên
xe (khách sử dụng xe, taxi điện…), GSM sẽ góp phần đưa xe điện VinFast tiếp cận
một cách sâu rộng và linh hoạt nhất tới mọi tầng lớp khách hàng, từng bước kiến tạo
thói quen sử dụng phương tiện xanh, thông minh và thân thiện với môi trường trong
đời sống hàng ngày.
4. Vai trò của bộ phận marketing trong doanh nghiệp
Bộ phận tiếp thị của GSM đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá các
dịch vụ của công ty và đạt được các mục tiêu kinh doanh của công ty. Họ tiến hành
nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu và sở thích của khách hàng, sau đó tạo các
chiến dịch tiếp thị có mục tiêu để tiếp cận đối tượng mong muốn. Nhóm tiếp thị cũng
cộng tác với các bộ phận khác để đảm bảo thương hiệu và thông điệp nhất quán trên
tất cả các kênh. Những nỗ lực của họ góp phần vào sự phát triển và thành công của
công ty trong ngành di chuyển xanh và thông minh.
Đội ngũ marketing nghiên cứu với xe điện, người dùng chắc chắn sẽ có trải
nghiệm khác biệt và tốt hơn. Taxi điện hay xe cho thuê chạy điện sẽ là thế hệ ô tô
không mùi, không tiếng động cơ, tốt cho sức khỏe chính hành khách và môi trường.
Chất lượng dịch vụ cũng sẽ là một điểm khác biệt. GSM sẽ lấy dịch vụ tận tâm làm
kim chỉ nam trong mọi hoạt động, từ đó mang tới dịch vụ 5 sao cho người dùng.

22
Đội ngũ marketing hoàn toàn tự tin vào chất lượng của xe điện VinFast. Và đây
cũng chính là một câu chuyện rất thực tế, rất thật để mọi người đích thân trải nghiệm,
sử dụng chứ không phải “nghe nói” nữa.
Đội ngũ marketing tin rằng đại đa số khách hàng là những người luôn mong
muốn đóng góp thiện chí để VinFast hay bất cứ sản phẩm thương hiệu Việt nào khác
ngày càng tốt lên. Một sản phẩm còn mới mẻ, thậm chí với cả các sản phẩm đẳng cấp
thế giới, sẽ không tránh được việc phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng. Vì thế, như
Chủ tịch VinFast chia sẻ mới đây, hãng luôn tiếp nhận mọi phản hồi để xử lí nhanh và
triệt để. Thực tế các bản cập nhật phần mềm đã xử lí hầu hết các lỗi hiện tại mà người
dùng phản ánh và nhìn chung khách hàng đều hài lòng.
II. Môi trường công ty GSM
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Môi trường công nghệ

Xanh SM sử dụng xe điện VinFast, là thế hệ phương tiện không mùi xăng dầu,
không tiếng ồn động cơ, tốt cho sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường.
Xanh SM cũng có các dịch vụ di chuyển bằng xe máy điện Xanh SM Bike và cho thuê
ô tô - xe máy điện. Điều này cho thấy công ty đang có những bước tiến về phương tiện
giao thông xanh và bền vững.

1.2. Môi trường kinh tế

Ngành công nghiệp gọi xe là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất
trong ngành vận tải. Theo báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường taxi toàn cầu dự
kiến sẽ đạt 388,79 tỷ USD vào năm 2028, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 8,95% từ
năm 2023 đến năm 2028. Tuy nhiên, ngành công nghiệp đã phải đối mặt với một số
thách thức như giá vé không ổn định, dịch vụ chất lượng thấp và cạnh tranh khốc liệt
từ các đối thủ.

1.3. Môi trường văn hóa xã hội

Thời đại 4.0 len lỏi vào mỗi người và nhu cầu đi lại cũng tăng cao hơn, người
người nhà nhà dùng điện thoại di động vậy nên lượng người sử dụng ứng dụng gọi xe

23
trực tuyến tăng cao mỗi ngày, khoảng 60% các bạn sinh viên học sinh đi học,làm bằng
xe ôm công nghệ, đây vẫn là miếng bánh béo bở trong ngành xe công nghệ hiện nay

1.4. Môi trường vĩ mô của Xanh SM qua chính phủ, luật pháp, chính trị

Nghị định 10/NĐ-CP ngày 17-1-2020 của Chính phủ Việt Nam về kinh doanh và
điều kiện kinh doanh vận tải bằng công nghệ. Nghị định này nêu rõ trách nhiệm của
các đơn vị liên quan trong dịch vụ vận tải bằng công nghệ. Bên cạnh đó, Chính phủ
Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách khác nhằm hỗ trợ cho phát triển các
công nghệ mới, trong đó có xe ô tô điện. Một số chính sách này bao gồm trợ giá cho
doanh nghiệp sản xuất và trợ giá bằng tiền mặt cho người mua xe

1.5. Điều kiện tự nhiên

Đường xã đi lại cho ô tô rộng rãi, ở Hà nội chủ yếu có rất nhiều địa điểm cần đi
ôtô để đến cũng như phục vụ cho khách du lịch mỗi ngày

1.6. Môi trường khẩu học

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.910.526 người tính đến ngày 17 tháng 10
năm 2023, theo ước tính mới nhất của Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam chiếm 1,24%
dân số thế giới. Đất nước này đứng thứ 15 trên thế giới về dân số giữa các quốc gia và
vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là khoảng 322 người trên mỗi km vuông
với tổng diện tích đất là 310.070 km vuông. Dân số tăng nhanh có lợi cho việc mở
rộng ngành xe công nghệ sang thị trường rộng lớn hơn, tạo cơ hội tiêu dùng và nâng
cao thu nhập.

Mức sống của người dân ngày một nâng cao tạo cơ hội cho các công ty sản xuất.
Năm 2019, tỷ trọng lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên là 39,1%, tăng
13,5 điểm phần trăm so với năm 2009; lao động có trình độ, chứng chỉ (sơ cấp) chiếm
23,1%. Tỷ lệ dân số 15-60 tuổi biết chữ của cả nước là 97,85%. Cả nước vẫn còn hơn
1,49 triệu người đang bị mù chữ.

24
2. Môi trường vi mô
2.1. Các nhà sản xuất
Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh sử dụng cho các sản phẩm từ
tập đoàn VinFast. Toàn bộ xe của GSM được cung cấp từ VinFast với quy mô 10.000
xe ô tô và 100.000 xe máy. Trong thời kỳ đầu hoạt động ở Hà Nội, taxi Xanh SM sẽ
đưa vào hoạt động 500 xe VF e34 và 100 xe VF 8.
Tuy nhiên, GSM tập trung vào việc phát triển và cung cấp các giải pháp di chuyển
xanh và thông minh, bao gồm các sản phẩm và dịch vụ như xe điện, hệ thống quản lý
giao thông thông minh, ứng dụng di chuyển thông minh, và nhiều hơn nữa. Đối với
các sản phẩm của mình, GSM có thể hợp tác với các nhà sản xuất phụ trợ để đảm bảo
chất lượng và hiệu suất tốt nhất cho khách hàng như: Kết với các ngân hàng như từ
ngày 15/8/2023, Xanh SM hợp tác với VNPAY mang đến trải nghiệm gọi taxi điện
tiện lợi trên Ví VNPAY và nhiều ứng dụng ngân hàng.

2.2. Trung gian tiếp thị


Hiện nay hình thức đặt xe thông qua ứng dụng Taxi Xanh SM trên App Store và
Google Play Store là được ưa chuộng nhất nên doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển
kênh phân phối trên App. Với mục tiêu xa hơn là có mặt khắp toàn quốc, doanh nghiệp
sẽ áp dụng chiến lược phân phối này ở những tỉnh/thành khác của Việt Nam.
GSM đã kết hợp với Be Group - đơn vị cung cấp dịch vụ gọi xe trực tuyến Be.
GSM đầu tư trực tiếp vào Be Group để hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng tiêu
dùng đa dịch vụ, cũng như cung cấp dịch vụ vận chuyển công nghệ số một Việt Nam.
Hơn nữa trong giai đoạn đầu, Be Group và GSM sẽ phối hợp với Ngân hàng TMCP
Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cung cấp các chính sách ưu đãi độc quyền cho tài
xế Be Group để thuê hoặc mua ôtô, xe máy điện VinFast thông qua GSM với chi phí
hợp lý. Tương tự, Be Group cũng sẽ hợp tác chia sẻ nền tảng gọi xe với đối tác GSM.
Theo đó, khách hàng gọi xe trên nền tảng của Be Group có thêm lựa chọn là
BeVinFast, bên cạnh các dịch vụ beCar và beTaxi hiện có. Be đã có cho mình lượng
khách hàng và chỗ đứng nhất định trên thị trường nên việc hợp tác sẽ giúp một hãng

25
taxi mới ra mắt như GSM dễ dàng tiếp cận với công chúng và tăng độ nhận diện
thương hiệu.

2.3. Khách hàng


Khách hàng của Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) có
hướng tới là những người quan tâm đến việc di chuyển xanh và thông minh. Đây là
những khách hàng có ý thức về môi trường, muốn đóng góp vào việc giảm thiểu ô
nhiễm khí thải và tạo ra một hành trình di chuyển bền vững.
GSM hướng tới các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân
có thể là những người muốn sử dụng dịch vụ cho chính họ hoặc gia đình, bao gồm
thuê xe ô tô điện, thuê xe máy điện và sử dụng dịch vụ taxi điện. Khách hàng doanh
nghiệp có thể là các công ty, tổ chức hoặc tổ chức sự kiện đang tìm kiếm các giải pháp
di chuyển xanh và thông minh để đáp ứng nhu cầu của họ và xây dựng hình ảnh bền
vững cho doanh nghiệp của mình.
GSM cũng có thể hướng tới khách hàng tại các tỉnh thành khác nhau trong Việt
Nam, khi mở rộng dịch vụ của mình. Điều này cho phép GSM tiếp cận với một đối
tượng khách hàng rộng hơn và tạo ra tác động tích cực lớn hơn đến việc thúc đẩy di
chuyển xanh và thông minh trên toàn quốc.

2.4. Đối thủ cạnh tranh


Trên phương diện công nghệ: GSM đã đón đầu xu hướng phát triển, ứng dụng
khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh dịch vụ taxi. Để taxi điện GSM nhanh
chóng phủ sóng toàn bộ Việt Nam trước sức ép của đối thủ lớn như Grab, công ty đã
tiến hành hợp tác với Be Group. Đây là cú bắt tay lịch sử trong lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ taxi tại Việt Nam. Tệp khách hàng sẵn có cùng đội ngũ tài xế hùng hậu mà Be
đã xây dựng trong hơn 4 năm sẽ giúp GSM nhanh chóng tiếp cận được với lượng lớn
khách hàng mục tiêu.
Trên phương diện kênh truyền thông: Đối thủ nặng ký nhất của GSM trên
phương diện truyền thông là Grab, là thương hiệu tận dụng hiệu quả các công cụ
digital marketing trong việc truyền thông sản phẩm của mình. Grab hoạt động tích cực
trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram… nơi họ có thể tiếp cận

26
nhóm khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt, tích cực tri ân
khách hàng, các chương trình chiết khấu. Để có thể cạnh tranh về truyền thông GSM
đã cho ra mắt ứng dụng đặt xe trên hai nền tảng IOS và Android mang tên “Taxi Xanh
SM: Đặt xe taxi điện”. Chỉ trong vòng 1 giờ sau khi ra mắt ứng dụng, GSM ghi nhận
hơn 1 triệu lượt tải về và đứng top 1 các ứng dụng được tải nhiều nhất hiện nay trên
nền tảng Android.
Trên phương diện tiềm lực tài chính: Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm
2021 ghi nhận doanh thu hơn 2,4 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng
30 -35% mỗi năm, thị trường taxi công nghệ tại Việt Nam được đánh giá có tiềm năng
phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. Khảo sát của Statista năm 2022 cho
thấy tổng thị phần của các doanh nghiệp taxi công nghệ chiếm hơn 60%, còn taxi
truyền thống khoảng gần 40%, trong đó Grab chiếm áp đảo 66%, Be chiếm 22%. Đây
là 1 thách thức lớn đối với GSM.
III. Mô hình SWOT

STRENGTH WEAKNESSES OPPORTUNITIES THREATS

Xanh SM được đánh Một số bài báo cho


Xanh SM, một công Xanh SM sẽ đối mặt
giá cao về chất lượng rằng, xanh SM đang
ty taxi của Việt với nhiều thách thức
xe, cung cách phục gặp phải những vấn
Nam, đã đón khách từ các đối thủ để có
vụ và sự tiện ích đề như: khó khăn
hàng thứ 6 triệu chỉ chỗ đứng trong thị
trong khâu thanh trong việc tìm kiếm
sau 5 tháng ra mắt trường xe công
toán cước. Xanh SM tài xế, giá cước
thị trường, minh nghệ. Từ lâu, câu
sở hữu đội ngũ tài xế không ổn định, chất
chứng rõ rệt về tiềm chuyện cạnh tranh
được đào tạo bài lượng dịch vụ không
năng phát triển cũng thị phần và thu hút
bản, chỉn chu từ đảm bảo, sự cạnh
như vị thế vượt trội người dùng trong
trang phục đến cung tranh khốc liệt từ các
của Xanh SM trong lĩnh vực này luôn
cách phục vụ. Chất đối thủ. Ngoài
lĩnh vực vận tải gắn liền với khả
lượng xe của Xanh ra,cũng phải đối mặt
hành khách tại Việt năng “đốt tiền”.
SM cũng được đánh với những thách

27
Nam. Ngoài ra, các chủ
giá cao với thiết kế thức pháp lý và
thể tham gia đầu tư
hiện đại, không gian chính sách của các
xanh sẽ đối mặt với
xe rộng và thoải mái, quốc gia.
những thách thức
thân thiện với môi
không nhỏ, như:
trường 2. Điểm đặc
thiếu sự rõ ràng về
biệt ở Xanh SM đó
định nghĩa yếu tố
là sử dụng mô hình
“xanh”, sự hiểu biết
kinh doanh hiện đại
còn hạn chế về tác
tương tự như các
động tài chính của
hãng xe công nghệ,
rủi ro môi trường
đồng thời cũng khai
của các tổ chức tài
thác triệt để những
chính, những khó
thế mạnh của taxi
khăn trong tiếp cận
truyền thống
vốn tài chính xanh,
các chính sách và
quy định về đầu tư
xanh còn nhiều bất
cập

IV. Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách sản phẩm của GSM

1. Thực trạng Chính sách sản phẩm của GSM

1.1. Cơ cấu, chủng loại


Hiện gồm có 5 dịch vụ:
- Xanh SM Taxi: ở mức tiêu chuẩn sử dụng 2 dòng xe chính là VF e34 và VF5
- Xanh SM Luxury: bản cao cấp được sử dụng dòng xe VinFast VF8 - đây là mẫu
xe thuộc phân khúc D-SUV cao cấp của VinFast.

28
- Xanh SM2School: được triển khai với dịch vụ taxi, trọn gói theo thời gian 1
tháng, 4 tháng hoặc 9 tháng. Tùy theo nhu cầu và điều kiện thực tế, khách hàng
có thể lựa chọn các gói dịch vụ gồm Cơ bản, Premium 1 và Premium 2. Trong
đó gói Xanh SM2School Cơ bản được Xanh SM cung cấp thông qua nhà trường
(Mỗi xe sẽ phục vụ tối đa 4 học sinh theo khung giờ và tuyến đường bởi các tài
xế luôn phiên nhau). Với 2 gói cao cấp hơn thì các phụ huynh và gia đình có
nhu cầu gọi trực tiếp qua tổng đài để đăng ký.
- Xanh SM Bike: vận chuyển khách hàng bằng xe máy điện VinFast Feliz S.
Trong giai đoạn tiếp theo, dự kiến sẽ bổ sung thêm mẫu xe máy điện VinFast
Evo200.
- Xanh SM Rental: GSM sẽ cho các hãng dịch vụ vận chuyển như taxi, xe ôm
công nghệ thuê ô tô - xe máy điện để chở khách
Sắp tới GSM cho ra mắt dịch vụ ô tô sân bay. Quy mô đầu tư: 10.000 ô tô và
100.000 xe máy.

1.2. Chất lượng


Chất lượng chế tạo của xe điện VinFast được đánh giá cao, với sự chăm chút vào
việc sử dụng vật liệu chất lượng và quy trình sản xuất tiên tiến. Nếu là một người
hướng tới dịch vụ chất lượng cao, trải nghiệm Taxi Xanh SM chắc chắn sẽ làm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng. Là hãng taxi thuần điện đầu tiên tại Việt Nam, Taxi
Xanh SM đem tới cho khách hàng một trải nghiệm dịch vụ hoàn toàn mới, không mùi,
không tiếng ồn. Không chỉ thỏa mãn về nhu cầu di chuyển mà khách hàng còn được
trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp.
Ngoài chất lượng về công nghệ sản xuất xe hiện đại thì GSM cũng nhận được sự
yêu thích của đông đảo khách hàng trong quá trình di chuyển về chất lượng dịch vụ.
Dịch vụ taxi Xanh SM đã nhận được nhiều đánh giá tích cực về chất lượng sử dụng.
Để kiểm soát chất lượng đem đến cho khách hàng, từ đội ngũ nhân viên chăm sóc
khách hàng tới tài xế đều được Taxi Xanh SM lựa chọn kỹ càng, và trải qua quá trình
đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để đảm bảo mang lại những trải nghiệm “đáng tiền”
nhất cho khách hàng. Khách hàng thường cho biết rằng dịch vụ này có các lái xe

29
chuyên nghiệp, thân thiện và nhiệt tình, đạt những tiêu chuẩn gắt gao về trang phục,
chiều cao, khả năng giao tiếp và thái độ phục vụ. Bởi đây chính là yếu tố tiên quyết để
đảm bảo chất lượng dịch vụ tới khách hàng:
- Trước khi khởi hành, tài xế niềm nở chào khách hàng, chủ động giới thiệu tên.
Đồng thời, tài xế nhắc nhở khách hàng lưu ý cài dây an toàn trước và sau khi
chuyến đi bắt đầu.
- Đội ngũ tài xế Xanh SM cởi mở và nhiệt tình trong việc giải đáp những thắc
mắc hay hỗ trợ khách hàng. Tài xế chủ động mở cửa xe và giúp đỡ vận chuyển
túi xách, vali khi cần thiết…
Chất lượng dịch vụ 5 sao:
- GSM sử dụng 100% ô tô điện, mang tới trải nghiệm “3 không”: không mùi khí
đốt, không tiếng ồn động cơ và không khí thải ô nhiễm. Với ưu điểm không
khói bụi, xe điện chính là một giải pháp thân thiện với môi trường trong tình
trạng ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay.
- Cá nhân hóa trải nghiệm tiêu dùng của khách hàng: Cung cấp 2 loại hình dịch
vụ là tiêu chuẩn và cao cấp. Với 2 loại dịch vụ này, mọi nhu cầu từ cơ bản đến
cao cấp hơn của khách hàng đều được đáp ứng tối đa.
- Hỗ trợ đa dạng hình thức đặt xe: đón xe trực tiếp dọc đường, gọi qua tổng đài
và thông qua ứng dụng “Taxi Xanh SM”, từ đó có thể đáp ứng nhu cầu di
chuyển nhanh chóng và kịp thời của mọi khách hàng.
- Xanh SM tiện lợi với đa dạng hình thức thanh toán cho khách hàng lựa chọn:
thẻ tín dụng, thẻ trả trước, ví điện tử, thanh toán trực tiếp qua máy POS hoặc
tiền mặt.Theo đó, khách hàng có thể tùy chọn hình thức thanh toán phù hợp,
nhanh chóng nhất.
- Xe luôn được bảo đảm sạch sẽ và được bảo dưỡng định kỳ, mang lại cảm giác
an toàn và thoải mái cho hành khách. Đặc biệt, nhiều người đánh giá cao về sự
đáng tin cậy của dịch vụ, với thời gian đón và trả khách chính xác.
Chất lượng về giá cả: GSM luôn mang đến cho người dùng sự trải nghiệm tuyệt
vời hơn so với dịch vụ taxi truyền thống về mặt trải nghiệm của toàn bộ chuyến đi

30
cũng như về mặt giá cả. Nếu so sánh bảng giá, ta có thể thấy được dịch vụ Green Car
của Taxi Xanh SM tương đương với GrabCar Plus.

1.3. Tính năng


GSM sử dụng xe 100% chạy bằng điện nên lại cảm giác êm ái, lướt nhanh và nhẹ
nhàng, tạo nên chuyến đi thoải mái và thư giãn. Cốp xe có kích thước rộng, có thể để
các hành lý có kích thước to cho chuyến đi xa hoặc nhu cầu mang nhiều đồ.
Xe điện VinFast được sử dụng cho Taxi Xanh SM cùng những tích hợp công
nghệ hiện đại như: hệ thống camera 360 độ, hệ thống túi khí, cảnh cáo điểm mù, cảnh
báo va chạm, cảnh báo chệch làn, cảnh báo phương tiện cắt ngang khi mở cửa… đem
lại cảm giác an toàn cho khách hàng khi tham gia giao thông. Đặc biệt khả năng kháng
nước của xe điện còn cho phép GSM hoạt động ngay cả trong những khu vực trũng,
ngập… mà những dịch vụ taxi xe xăng không thể làm được.
Trong không gian xe được trang bị nhiều cổng cắm sạc ở nhiều vị trí khác nhau
như cổng USB – C với công suất điện lên đến 90W. Điều này hỗ trợ hách hàng có thể
vừa sạc cho thiết bị điện tử và làm việc dễ dàng xuyên suốt chuyến đi.
Khi đặt xe trên ứng dụng thông minh, khách hàng sẽ được gửi chi tiết các thông
tin về tài xế, biển số xe và lộ trình di chuyển trước khi đi để đảm bảo an toàn. Khách
hàng có thể dễ dàng kiểm tra các thông tin cần thiết và theo dõi hành trình di chuyển
của mình.
Động cơ điện cũng mang lại độ êm ái nhất định cho xe, giảm tiếng ồn, không
mang lại cảm giác khó chịu như khi di chuyển bằng các loại xe chạy bằng xăng, dầu.

1.4. Thiết kế
Về dòng xe máy điện được sử dụng loại xe VinFast Feliz S, các dòng ô tô taxi
tiêu chuẩn với tông màu xanh Cyan. Đây là sự kết hợp của 2 màu sắc xanh lá (đại diện
cho môi trường, năng lượng xanh) và màu xanh nước biển (biểu tượng của trí thông
minh và công nghệ). Với hai yếu tố “xanh” và “thông minh” thì màu xanh Cyan trên
những những chiếc xe điện Xanh SM tạo ấn tượng về sự trẻ trung, sáng tạo, năng
động, dẫn đầu xu hướng…

31
Về dòng xe taxi cao cấp Luxury Car - Xe VinFast VF 8 sẽ được giữ lại màu sắc
nguyên bản sang trọng với nội thất rộng rãi, trang bị nhiều thiết bị công nghệ hỗ trợ lái
và tương tác thông minh, nổi bật nhất là trợ lý ảo VinFast. Đây là lựa chọn phù hợp
với khách hàng đề cao tính riêng tư và mong muốn nhận được dịch vụ trọn vẹn nhất.
Thông thường các hãng taxi truyền thống sẽ mua những mẫu xe đặt riêng từ nhà sản
xuất, chỉ giữ lại các tính năng cơ bản nằm tiết kiệm chi phí đầu tư và tiết kiệm chi phí
bảo dưỡng, bảo trì. Bên cạnh đó GSM lại đi ngược lại với số đông đó là toàn bộ các
loại taxi vẫn sở hữu option giống với bản thương mại. Nhờ đó vẫn giữ được các tiện
ích sẵn có trên xe. Ở phần ngoại thất, taxi điện Vinfast vẫn giữ trang bị hệ thống chiếu
sáng đèn LED hiện đại với tính năng tự động bật/tắt, mâm 18 inch 5 chấu kép mày
phây xước thể thao, đèn LED tạo hình chữ “V” mang đậm dấu ấn thương hiệu. Bên
trong nội thất, có trang bị màn hình giải trí cảm ứng kích thước 10 inch đặt dọc với độ
phân giải sắc nét. Màn hình còn cho phép kết nối Apple CarPlay, Android Auto và tích
hợp trợ lý ảo VinFast hỗ trợ tiếng việt.
Taxi điện VinFast VF e34 cũng được trang bị một motor điện cho công suất 147
mã lực và 242 Nm mô men xoắn. Xe sử dụng hệ dẫn động cầu trước kèm 3 chế độ lái
(Eco, Comfort và Sport). Taxi điện VinFast VF e34 có trục cơ sở dài 2.611 mm nhưng
có hàng ghế sau rất rộng rãi so với các mẫu xe có thông số tương tự nhờ cách bố trí
khoa học. Hàng ghế sau còn được trang bị cửa gió điều hoà riêng và cổng sạc USB
tiện lợi, qua đó ghi điểm cộng lớn với khách hàng sử dụng dịch vụ taxi.
Thiết kế xe bao gồm xe 5 chỗ ngồi và xe 7 chỗ ngồi phù hợp với nhu cầu sử dụng
của khách hàng.

1.5. Thương hiệu


- Có tên đầy đủ là : Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM).
- Ý nghĩa GSM: viết tắt của Green–Smart–Mobility.
- Logo:

32
1.6. Sản phẩm mới
Bên cạnh đó, Taxi Xanh SM liên tục bổ sung lĩnh vực kinh doanh mới cũng như
đưa ra các sản phẩm mới như dịch vụ đặt taxi điện kèm theo những tiện ích như nước
uống, chăn mỏng và gối ngủ, giá treo vest chuyên dụng, wifi miễn phí, tài xế hỗ trợ
trông giữ đồ suốt quá trình hành khách đặt xe,...
2. Đánh giá

VinFast sử dụng xe điện do mình sản xuất làm dịch vụ Taxi là một chiến lược
kinh doanh sáng tạo và là giải pháp không thể tốt hơn tại thời điểm này. Ngày nay,
chúng ta đang hướng tới cuộc sống xanh, không ô nhiễm,… thì các dịch vụ của GSM
lại có rất nhiều tiềm năng để phát triển ở hiện tại lẫn tương lai. Qua những đóng góp
phản hồi tích cực từ nhiều khách hàng, chúng ta có thể thấy rằng GSM đang thành
công trên lĩnh vực này. GSM có những chính sách về sản phẩm đặc biệt hơn các dịch
vụ truyền thống ở mọi mặt, chính vì vậy mới tạo nên một điểm nhấn đặc biệt, thu hút
sự chú ý từ khách hàng.

2.1. Điểm mạnh


GSM luôn hướng tới một tương lai không khói bụi, một tương lai xanh. Chính vì
vậy sản phẩm các dòng xe của GSM có động cơ xanh, chạy bằng điện, nhiên liệu sạch.
Đây chính là điểm mạnh vô cùng lớn giúp cho GSM có thể cạnh tranh với các đối thủ
lớn như Be hay Grab,... Điều này giúp giảm một lượng khí thải ô nhiễm ra môi trường
và giảm tác động đến sự biến đổi khí hậu. Xanh SM sử dụng các công nghệ tiên tiến

33
để tối ưu hóa mức sử dụng nhiên liệu. Điều này góp phần giảm được mức độ tiêu hao
nhiên liệu và chi phí vận hành đồng thời giảm khí thải carbon.
GSM xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tuân thủ các quy định về
an toàn giao thông, đòi hỏi người có trình độ, kinh nghiệm được đào tạo bài bản đảm
bảo sự an toàn và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Các tài xế của Xanh SM
luôn được nhận được sự tin cậy từ phía khách hàng: lịch sự, văn hóa dịch vụ, thái độ
phục vụ tốt,...
Cung cấp các ứng dụng di động để đặt xe, trang web, theo dõi quãng đường và
thanh toán trực tuyến. GSM luôn mong muốn tạo những điều kiện thuận lợi nhất đến
cho khách hàng của mình - nâng cao hiệu suất vận hành, giảm thời gian chờ đợi, cung
cấp dịch vụ nhanh chóng. Điều này càng giúp GSM trở nên mạnh mẽ về mọi mặt từ
công nghệ thông minh cho tới chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chính vì vậy
mà chất lượng dịch vụ của GSM đạt tiêu chuẩn 5 sao, họ đề cao ở đây chính là chất
lượng và cam kết đáp ứng được đúng như cầu của khách hàng. Họ cung cấp các mẫu
xe taxi mới, sạch sẽ và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo được sự thoải mái và an toàn
cho hành khách.
GSM có chính sách bảo mật và quyền riêng tư, họ cam kết bảo vệ thông tin cá
nhân và quyền riêng tư của khách hàng. GSM tuân thủ các quy định liên quan đến bảo
vệ dữ liệu và không chia sẻ thông tin cá nhân của khách hàng với bất kỳ bên thứ ba
nào mà không có sự đồng ý của khách hàng.
Xanh SM đảm bảo giá cả cạnh tranh và công bằng cho khách hàng. Họ cung cấp
các gói giá trọn gói hoặc tính giá dựa trên quãng đường và thời gian sử dụng, giúp
khách hàng dễ dàng tính toán và kiểm soát chi phí.

2.2. Điểm yếu


Bên cạnh những điểm mạnh vượt trội thì GSM cũng có một số mặt hạn chế.
Về hạ tầng thì hạ tầng sạc xe điện cho taxi vẫn còn hạn chế, đôi khi phải tranh
chấp nơi sạc với người sử dụng xe vinfast bình thường. Điều này gây khó khăn trong
việc khai thác và quản lý hệ thống xe taxi.

34
Hiện nay sự phân bố taxi chưa đồng đều, họ tập trung đông ở những vùng trung
tâm thành phố lớn, chưa đồng đều ở các khu vực ngoại ô xa trung tâm thành phố. Vì
vậy GSM cần phân bố đồng đều hơn để có được sự cạnh tranh hợp lý với các đối thủ
taxi truyền thống.
Chi phí đầu tư ban đầu để tạo ra và duy trì đội xe taxi xanh và hệ thống hỗ trợ
cần một số kinh phí. Hầu hết các taxi Xanh SM luôn sử dụng xe mới và công nghệ tiên
tiến, điều này có thể yêu cầu một số khoản đầu tư lớn.
Xanh SM có thể đối mặt với thách thức với việc duy trì và phát triển các ứng
dụng di động đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Họ cần đảm bảo rằng công nghệ và hệ
thống mạng của họ hoạt động một cách liên tục và ổn định để không gây bất tiện cho
khách hàng.
GSM cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh với đối thủ của mình. Các dịch vụ xe
taxi công nghệ Bee, Grab hay có những chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút khách
hàng của mình. Điều đó gây khó khăn với GSM về việc phải giảm giá xuống để có thể
cạnh tranh với các đối thủ đó. Vì phần đông đối tượng khách hàng họ cần dịch vụ giá
rẻ, đủ an toàn, nhanh chóng.
V. Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của
GSM trên thị trường
1. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh với đối tượng là khách hàng

1.1. Nâng cao độ nhận diện với sản phẩm


Hiện tại GSM đã có một độ nhận diện thương hiệu khá cao so với các hãng xe
công nghệ cũng như là các hãng xe truyền thống khác. Ngay từ ngày đầu ra mắt,
những chiếc xe Xanh SM đã thu hút được nhiều sự thích thú và tò mò của người đi
đường với màu xanh Cyan nổi bật cũng như là những chiếc xe điện đến từ thương hiệu
Việt - Vinfast.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố nhận diện về thị giác thì hãng nên có một số
giải pháp nâng cao hơn nữa về độ nhận diện về thương hiệu.
Gắn thêm những khẩu hiệu trên xe, trên app Xanh SM cũng như là trên các bài
đăng. Việc này giúp tăng sự nhận diện và khác biệt trong nhận thức của khách hàng

35
trong vô vàn các hãng xe công nghệ khác như Be với khẩu hiệu là: “Bên nhau trọn
đường” hay như Grab với slogan: “Whatever you need, just Grab it!”.
Đẩy mạnh quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Ngoài quảng cáo trên các
kênh tik tok, facebook thì GSM có thể đẩy mạnh quảng cáo sang các nền tảng khác
như youtube short, hay hợp tác với người nổi tiếng, các chiến dịch cộng đồng,...

1.2. Mở rộng chiều dài và rộng của sản phẩm, đa dạng các loại dịch vụ
GSM nên cân nhắc phương án cung cấp nhiều loại hình dịch vụ hơn so với việc
chỉ là một hãng xe công nghệ đơn thuần. Như đối tác Be hay là các đối thủ khác hiện
đã có các dịch vụ như là ship đồ ăn, giao hàng hóa,...
Việc đa dạng hóa các dịch vụ này sẽ tăng quy mô hoặc tệp khách hàng trong
tương lai của hãng cũng như là tăng khả năng cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ.

1.3. Phân bổ hợp lý số lượng xe trên các tỉnh thành


Tuy đã có những thành công nhất định trong việc quảng bá về dịch vụ cũng như
được đông đảo khách hàng đón nhận, nhưng vẫn có nhiều ý kiến phản hồi về Xanh SM
vẫn chưa cung cấp đủ số lượng xe cũng như là việc phân phối dịch vụ còn chưa rộng
rãi.
Ví dụ như tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng xe mới chỉ đạt 500 xe Green Car
- Taxi tiêu chuẩn ( VF e34) và 100 xe Luxury Car ( VF 8). Con số này thực sự còn ít
so với thành phố đông dân nhất cả nước này. Hoặc những thành phố du lịch như Nha
Trang, Đà Nẵng, Hội An,... nơi có một lượng lớn khách du lịch có những nhu cầu đi
lại, di chuyển để có thể thăm quan và nghỉ dưỡng thì hãng cần phải đẩy mạnh số lượng
xe cũng như đa dạng hơn các dịch vụ để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản
phẩm của mình trên thị trường.

1.4. Nhấn mạnh vào thế mạnh độc đáo của dịch vụ hãng cung cấp “ Xe điện - bảo
vệ môi trường”
Elon Musk đã từng chia sẻ rằng: “Năng lượng bền vững sẽ phải diễn ra, vì nếu thứ
chúng ta đang có không phải là năng lượng bền vững thì đó là thứ năng lượng không
bền vững – thứ mà cuối cùng sẽ cạn kiệt, và quy luật kinh tế sẽ thúc đẩy nền văn minh
tiến tới năng lượng bền vững, đây là điều không thể tránh được. Giá trị của một công

36
ty như Tesla đó chính là thúc đẩy sự xuất hiện của năng lượng bền vững nhanh hơn tốc
độ tự nhiên của chúng”. Đối với câu chuyện hướng tới năng lượng xanh trên toàn thế
giới thì khác với Tesla một hãng xe tiên phong đi đầu về mảng xe điện thì Vinfast lại
thành công vang dội ở sân chơi nước nhà với danh hiệu “ Xe điện do người Việt sản
xuất”. Và tất nhiên từ đó mà khi ra mắt dịch xe Taxi Xanh SM thì hãng đã được đón
nhận một cách tích cực bởi người dân Việt Nam.
Các hoạt động đóng góp vào các quỹ phát triển xanh, bảo vệ môi trường của hãng
hiện chỉ được hiển thị khi đặt xe trên app nhưng với kích cỡ chữ nhỏ và kém nổi bật
không được nhiều người chú ý. Hãng nên để các chiến dịch đó trên các banner, các
quảng cáo riêng của hãng để có thể có nhiều người biết đến thông tin này hơn. Ngày
nay có khoảng 86% khách hàng sẵn sàng trả một chi phí cao hơn nếu sản phẩm họ
mua có tác động tốt đến môi trường mà họ đang sống, nếu có thể đưa được thông tin
về các chiến dịch này nhiều hơn thì GSM có thể thu hút được nhiều lượt khách hàng
cũng như là tỉ lệ khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm cũng sẽ tăng cao.

1.5. Đa dạng hóa dịch vụ theo hướng chuẩn mực


Ngoài dịch vụ chính là Taxi, xe công nghệ thì Xanh SM có thể bổ sung một số dịch
vụ như là tour thăm quan, các dịch vụ bổ trợ như chăn, gối, đồ chơi trẻ em,... để có thể
cung cấp một hành trình khách hàng trọn vẹn khi đặt xe điều này giúp khách hàng cảm
thấy được tôn trọng, được thỏa mãn, được hài lòng khi sử dụng dịch vụ của GSM.
Hành trình khách hàng càng tốt thì tỉ lệ quay lại mua hàng và sử dụng dịch vụ của
họ sẽ càng cao. Điều này giúp nâng cao khả năng cạnh tranh với các hãng xe như Be,
Gojek, Grab,...

2. Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh với đối tượng là tài xế

Một trong những mục tiêu lớn của Vinfast là bán xe, hiện nay trên thị trường xe dịch
vụ tài xế đang phải chia sẻ doanh thu cho ứng dụng hoặc cho hãng taxi rất nhiều (30-
32%). Nếu tài xế tự mua xe Vinfast để gia nhập GSM thì sẽ miễn phí nền tảng hoặc
thu phí nền tảng cực thấp (5-10%) thì đây sẽ là chiêu bán hàng chí mạng nhắm vào
giới tài xế dịch vụ. Khi đó, hãng sẽ không cần đầu tư toàn bộ lượng xe mà vẫn phủ

37
rộng liên tục. Tất nhiên, lúc này tài xế phải tuân thủ các tiêu chuẩn và chính sách GSM
đề ra và cũng phải chấp nhận bị loại khỏi cuộc chơi nếu vi phạm, bài toán quản trị rủi
ro cần GSM thực hiện thật tốt.

Khi chính sách trên được đề ra GSM có thể mở rộng toàn đông nam á và các nước
phù hợp bên cạnh Grab & Goject, chỉ khác một điều mục tiêu của GSM là bán xe và
marketing cho Vinfast còn mục tiêu của đối thủ là những cuốc xe.

38
KẾT LUẬN

39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Marketing căn bản & Slide bài giảng

2.https://genk.vn/nong-cuoc-dua-cua-cac-ung-dung-goi-xe-cong-nghe-
20221012083613445.chn

3.https://www.xanhsm.com/so-sanh-taxi-dien-xanh-sm-khac-gi-taxi-truyen-thong-va-
taxi-cong-nghe/

4. https://www.xanhsm.com/trai-nghiem-taxi-xanh-sm/

40
41

You might also like