You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ


ĐẠO ĐỨC VÀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
ẤY VÀO GIÁO DỤC HẠN CHẾ SỰ VÔ
CẢM TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY.

MÃ MÔN HỌC: LLCT120314_21_1_10CLC

THỰC HIỆN: Nhóm 09. Thứ 5 tiết 5,6

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THS.TRƯƠNG THỊ MỸ CHÂU

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021


DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2021-2022

Nhóm số 09 (Lớp thứ 5, tiết 5,6)


Tên đề tài: Quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức và vận dụng quan điểm
ấy vào giáo dục hạn chế sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay.
STT Họ và Tên MSSV Tỉ lệ hoàn thành Ghi chú
1 Bùi Thị Thúy Diễm 20116168 100% Lớp 10CLC
2 Nguyễn Thanh Trúc 20116251 100% Lớp 10CLC
3 Hàn Thị Bích Hằng 20116175 100% Lớp 10CLC
4 Vương Thị Như Quỳnh 20116224 100% Lớp 10CLC
5 Nguyễn Trần Thanh 20116261 100% Lớp 10CLC
Tuyền
6 Phạm Thị Ngọc Tuyết 20125137 100% Lớp 10CLC
7 Võ Hoài Thương 20116241 100% Lớp 10CLC
8 Nguyễn Trần Thảo 20110042 100% Lớp 12CLC
Quyên

Ghi chú:

Tỷ lệ % = 100%

 Trưởng nhóm: Bùi Thị Thúy Diễm

Nhận xét của giáo viên:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Ngày … tháng 11 năm 2021

Giáo viên chấm điểm


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1


1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC ................ 3
1. Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức ...................... 3
2. Nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức ........................................ 5
2.1.Vị trí, vai trò và chức năng của đạo đức theo quan điểm của Hồ Chí Minh.. 5
2.1.1. Vị trí, vai trò của đạo đức theo quan điểm Hồ Chí Minh ....................... 5
2.1.2. Những phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng. ................................. 7
3. Ý nghĩa quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức ........................................ 11
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM VÀO GIÁO DỤC HẠN CHẾ SỰ VÔ CẢM
TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY. ............................................................................... 14
1. Khái niệm vô cảm ............................................................................................ 14
2. Thực trạng về sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay .............................................. 14
2.1. Trong thời kì dịch bệnh ......................................................................................... 14
2.2. Trong các vấ n đề xã hô ̣i khác: ............................................................................. 15
3. Nguyên nhân sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay ............................................... 16
4. Biện pháp nhằm hạn chế sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay .............................. 18
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 22
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Theo dòng thời gian, xã hội loài người ngày càng phát triển hơn. Sau các cuộc
cách mạng công nghiệp, đời sống vật chất của con người ngày càng được cải thiện và
đi lên. Những điều đó đã mang lại cho nhân loại rất nhiều sự thay đổi trong các vấn đề
trong sinh hoạt, đời sống, văn hóa, đạo đức. Đặc biệt vấn đề đáng quan tâm nhất chính
là vấn đề về đạo đức con người. Đạo đức là một phần không thể thiếu đối với mỗi con
người ta, nó gắn liền với ta kể từ khi ta có được nhận thức với thế giới xung quanh ta.
Là bài học đầu tiên ta được dạy dỗ bởi gia đình ta sau đó là đến trường lớp và gắn liền
với ta cả một cuộc đời. Theo Phật giáo, đạo đức là một phần không thể thiếu giúp con
người đến gần hơn giá trị “chân, thiện, mỹ”. Quan trọng nhất, chủ tịch Hồ Chí Minh là
một con người vĩ đại với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, là niềm tự hào của cả dân
tộc. Vì thế trong thời bình, con người Việt Nam ta luôn nỗ lực và cố gắng “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để làm rạng danh đất nước mà Bác và ông
cha ta đã hi sinh bằng đau khổ và xương máu để giành lại từ tay kẻ thù.

Thế nhưng kể từ khi nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới con người đã nhận
được rất nhiều sự huận lợi với sự trợ giúp từ công nghệ điện tử, robot, AI và Internet.
Đặc biệt là giới trẻ, họ có nhiều điều kiện để có thể học hỏi, trau dồi và tiếp cận được
nhiều kiến thức hơn thông qua những phương tiện hiện đại. Nhưng đồng thời nó cũng
mang lại một hậu quả mà không ai có thể ngờ đến đó là giá trị đạo đức bị xói mòn bởi
chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá nhân và kết quả tạo nên một
căn bệnh mới gọi là “bệnh vô cảm”. Bệnh này thể hiện rõ con người hầu như trở nên
vô tình với cuộc sống của những người xung quanh. Lo lắng nhất là căn bệnh này lại
chiếm phần nhiều ở giới trẻ ngày nay. Đất nước ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp
được đồng bào ta giữ gìn và phát huy nhưng bên cạnh những người biết đồng cảm,
chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác còn có những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, chỉ nghĩ
đến bản thân. “Bệnh vô cảm” là hồi chuông cảnh báo không chỉ trong mỗi gia đình mà
nó còn ảnh hưởng rất lớn đến cả xã hội con người trong thời bình ngày nay.

1
Để có thể làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Vị
trí, vai trò và chức năng của đạo đức theo quan điểm Hồ Chí Minh và vận dụng
quan điểm ấy vào giáo dục hạn chế sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu và phân tích để làm sáng tỏ bước đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong việc phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu và Internet, tổng hợp và chọn lọc lại thông tin, phân tích, nghiên
cứu và từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá.

Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích
và tổng hợp, các phương pháp liên

2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN
ĐỀ ĐẠO ĐỨC

1. Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức

Nói đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, phải chú ý tới con đường và phương
pháp hình thành đạo đức mới. Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh cho thấy rõ một số nguyên tắc xây dựng đạo đức mới cơ bản sau đây:

+ Tu dưỡng đạo đức bền bỉ suốt đời thông qua thực tiễn cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do
đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng
mài càng sáng, vàng càng luyện cành trong.

Có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người. Vì vậy, Hồ
Chí Minh đòi hỏi phải “gian nan rèn luyện mới thành công”. “Hiền dữ đâu phải là tính
sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”. “Kiên trì và nhẫn nại... Không nao núng tinh
thần”.

Tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào
lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng. Người cách mạng phải ý thức
được đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng con người và là đạo đức của những con
người được giải phóng. Đã hoạt động cách mạng thì khó tránh khỏi sai lầm và khuyết
điểm. Vấn đề là phải cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Tu dưỡng đạo đức mới
phải gắn với thực tiễn, bền bỉ mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Như vậy mới phân biệt
được việc tu dưỡng đạo đức của người cộng sản với cách tu dưỡng của các nhà nho.
Người viết: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải
chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu
bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì

3
cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ”. Vì vậy, gột rửa chủ nghĩa cá nhân “ví như
rửa mặt thì phải rửa hàng ngày”.

+ Nêu gương đạo đức, lời nói đi đôi với việc làm

Đây không chỉ là một nguyên tắc rèn luyện đạo đức, mà còn là ranh giới phân
biệt giữa đạo đức cách mạng và không phải đạo đức cách mạng.

Nói nhưng không làm là đặc trưng đạo đức của giai cấp bóc lột. Lời nói phải đi
đôi với việc làm và thực hành đạo làm gương là đạo đức của người cách mạng nói
chung, nằm trong vốn văn hoá phương Đông nói riêng. Hồ Chí Minh viết: “Nói chung
thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống
còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Người nhấn mạnh: “Trước mặt
quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.

Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn
nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước... Hô hào dân tiết kiệm,
mình phải tiết kiệm trước đã”. Người dạy “đảng viên đi trước”, để cho “làng nước theo
sau”.

Đạo làm gương phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi lĩnh vực:
từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể đến nhà trường, gia đình, xã hội...

Đạo làm gương, lời nói đi đôi với việc làm của Hồ Chí Minh thực sự có một
sức thu hút mãnh liệt, khiến cho cả dân tộc, nhiều thế hệ, các giai tầng xã hội đều tin
tưởng đi theo tiếng gọi của Người.

+ Xây dựng đạo đức mới, đấu tranh với những hiện tượng phi đạo đức

Trong Đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, không phải “người
người đều tốt, việc việc đều hay”. Vả lại, để tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh
phải lâu dài và gian khổ. Cần có người cách mạng là vì còn có kẻ chống lại cách mạng.

4
Có nhiều kẻ địch, nhưng Hồ Chí Minh nhấn mạnh ba loại: chủ nghĩa tư bản và
bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm. Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ
địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá
nhân.

Từ đó Người kết luận: “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào,
cũng phải quyết tâm đấu tranh, chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến
đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu”. Đối với từng người, Hồ Chí
Minh yêu cầu “trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình”. Với việc, với
người thì nhất thiết phải phê phán, đấu tranh, loại bỏ những hiện tượng phi đạo đức,
tàn dư đạo đức cũ. Hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra thì phải tiêu diệt, vì
đó là cản trở lớn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng phải thấy rằng,
chống là nhằm xây, đi liền với xây và lấy xây làm chính. Lấy gương người tốt để hàng
ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng
các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.

Ngày nay, tình hình mọi mặt so với thời Hồ Chí Minh còn sống đã có nhiều
thay đổi. Nhưng nhiều cái xấu, cái ác, cái sai, cái vô đạo đức mà Người đã nêu lên từ
những năm 1925-1927, trong Đường cách mệnh, đặc biệt từ năm 1945 trở đi, đến nay
dưới nhiều biểu hiện khác nhau, vẫn tiếp tục tồn tại. Do đó, quan điểm Hồ Chí Minh
về xây dựng đạo đức mới đấu tranh với những hiện tượng phi đạo đức vẫn có ý nghĩa
thời sự.

2. Nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức


2.1.Vị trí, vai trò và chức năng của đạo đức theo quan điểm của Hồ Chí Minh
2.1.1. Vị trí, vai trò của đạo đức theo quan điểm Hồ Chí Minh
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng:

Người coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của
cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo
đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Người từng nói “Cũng
như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù

5
tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc,
giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức,
không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”.

Đạo đức là sức mạnh của con người. Làm cách mạng là một việc lớn nên càng
phải có sức mạnh. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới
là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu
tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được
nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Theo Hồ Chí Minh, có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại,
cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Khi cần, thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình
cũng không tiếc. Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững
tinh thần gian khổ, chất phác khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, lo hoàn
thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không
quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Hồ Chí Minh chỉ rõ "tuy năng lực và công
việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ
được đạo đức đều là người cao thượng".

Trên cơ sở xác định vai trò to lớn của đạo đức cách mạng, Người yêu cầu mỗi
cán bộ đảng viên phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức. Theo
Người, yêu cầu đạo đức người cán bộ cần có là trung với nước, hiếu với dân; cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; thương yêu con người, sống có tình nghĩa; tinh thần
quốc tế trong sáng. Người đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi
đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là
người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Đảng cần phải chăm
lo giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những
người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Đạo đức là một đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa, là sức mạnh trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên quan đến sự thành bại của cách mạng. Xác

6
định được vai trò to lớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương
đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm
cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc những nội dung cơ
bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho tư
tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc
của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.

2.1.2. Những phẩm chất cơ bản của đạo đức cách mạng.

Trung với nước, hiếu với dân.

Trung, hiếu là đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, được Chủ tịch Hồ
Chí Minh thừa kế và phát triển trong điều kiện mới. Trung với nước là trung thành vô
hạn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước, làm cho đất nước “sánh
vai với các cường quốc năm châu”. Nước là của dân, dân làm chủ đất nước, trung với
nước là trung với dân, vì lợi ích của nhân dân, “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”;
“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”…Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng, cán bộ nhà nước
vừa là người lãnh đạo, vừa là “đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng.
Người dạy, mỗi cán bộ đảng viên phải “Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân
dân”, phải “Tận trung với nước, tận hieus với dân”. Trung với nước, hiếu với dân là
phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình,
hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ
nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện quan điểm của
Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước.

Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình.

7
Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền
thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa
nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao
đẹp nhất. Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong
quan hệ xã hội.

Thương yêu con người phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm
khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với
những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm. Yêu thương con người là
giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Vì vậy, phải thực hiện tự phê bình
và phê bình, chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không
ngừng tiến bộ. Yêu thương con người phải biết và dám dấn thân để đấu tranh giải
phóng con người.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nền tảng của đời sống mới, là phẩm
chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, là
mối quan hệ “với tự mình”. Theo Hồ Chí Minh, Cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính
của con người, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Chí công vô tư là đặt lợi ích
của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải trọng lợi ích của cách mạng
hơn tính mệnh của mình. Phải hy sinh lợi ích của mình cho Đảng; việc của cá nhân và
lợi ích của cá nhân để lại sau. Theo Bác, chí công vô tư là đạo đức cao nhất.

Muốn chí công vô tư thì phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân. Bởi vậy, Hồ
Chí Minh coi đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người “Giữ cán cân công lý”.
Không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật.

Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư. Cần,
kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì
nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.

Tinh thần quôc tế trong sáng

8
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng những quan
niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi toàn nhân loại, vì Người là
“Người Việt Nam nhất”, đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam mang tầm vóc
nhân loại, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc
tế.

Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh thể
hiện trong các điểm sau: Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung
đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột. Đoàn kết quốc tế giữa những
người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung, “Bốn phương vô sản đều là anh
em”. Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Đoàn kết
quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến
chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa xô vanh, vị kỷ,
hẹp hòi, kỳ thị dân tộc…

Nguyên tắc xây dựng đạo đức.

Hồ Chí Minh nêu lên ba nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới trong xã hội và
chính Người đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình làm tấm gương để giáo dục, động
viên cán bộ, đảng viên, nhân dân cùng thực hiện.

Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm. Nói đi đôi với làm trước hết
là sự nêu gương tốt. Sự làm gương của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, của lãnh đạo
với nhân viên…là rất quan trọng. Người yêu cầu, cha mẹ làm gương cho các con, anh
chị làm gương cho em, ông bà làm gương cho con cháu, lãnh đạo làm gương cho cán
bộ, nhân viên…Đảng viên phải làm gương trước quần chúng. Người nói: “Trước mặt
quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.
Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân
dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.

Xây đi đôi với chống.

9
Cùng với việc xây dựng đạo đức mới, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất
thiết phải chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái, xấu xa, trái với những yêu cầu
của đạo đức mới, chống “chủ nghĩa cá nhân”. Xây đi đôi với chống là muốn xây phải
chống, chống nhằm mục đích xây. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải chống
chủ nghĩa cá nhân.

Xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng giáo dục, từ gia đình
đến nhà trường, tập thể và toàn xã hội. Những phẩm chất chung nhất phải được cụ thể
hóa. Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa các phẩm chất đạo đức cơ bản đối với từng giai cấp,
tầng lớp, lứa tuổi và nhóm xã hội. Trong giáo dục, vấn đề quan trọng là phải khơi dậy
ý thức đạo đức lành mạnh của mọi người, để mọi người nhận thức được và tự giác
thực hiện. Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu trước hết phải chống chủ
nghĩa cá nhân, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn.

Để xây và chống cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, tạo ra phong trào quần
chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu. Người đã phát động Cuộc thi đua
“Ba xây, ba chống”, viết sách, “Người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục về đạo
đức, lối sống.

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ mới thành. “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn
luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong”. Người dạy: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người,
ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn
được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào
chủ nghĩa cá nhân”.

Tu dưỡng đạo đức, tự rèn luyện hằng ngày có vai trò rất quan trọng. Người
khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có
thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa
dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái

10
xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động
thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của
mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất.
Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách vô
cùng quý giá; là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam vượt qua muôn
vàn khó khăn, thử thách trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho vị thế, uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế được nâng cao.

Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu
cầu, trách nhiệm, nhưng đồng thới cũng là tình cảm, là nguyện vọng tha thiết của mỗi
cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam yêu nước, để xây dựng một đất nước Việt
Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập.

3. Ý nghĩa quan điểm Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức


Có thể nói, trong suốt cuộc đời, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức
có một ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
Mỗi xã hội hình thành và phát triển đều dựa trên một nền tảng nhất định. Sự phát triển
của xã hội Việt Nam cũng vậy, nó đòi hỏi phải có một nền tảng cho sự phát triển lâu
dài, bền vững, trong đó không thể thiếu lĩnh vực đạo đức. Đạo đức, một hình thái ý
thức xã hội, được hình thành thông qua vai trò chủ động, tự giác của con người. Do đó,
việc hình thành một nền đạo đức - nền tảng tinh thần cho sự phát triển bề n vững của xã
hội Việt Nam trong hiện tại và tương lai phải có định hướng và phù hợp với thực tiễn
phát triển của dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức chính là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
việc xây dựng nền đạo đức Việt Nam hiện nay và mai sau. Đó là sự kết tinh của những
giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa giá trị đạo đức của nhân
loại, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của Việt Nam, hướng tới
những giá trị mang tầm thời đại.

11
Cơ sở để đội ngũ cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyê ̣n đạo đức. Xã hội ngày
nay đang tồn tại một bộ phận dân cư xem nhẹ các giá trị đạo đức, chạy theo tiền tài,
địa vị, bất chấp đạo lý, coi thường pháp luật và tình nghĩa con người. Một nguyên
nhân quan trọng của vấn đề này là trong một thời gian dài, đứng trước những khó khăn
về kinh tế - xã hội, chúng ta đã tập trung nhiều cho phát triển kinh tế, trong khi đó
nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Một xã hội
Việt Nam muốn phát triển trong tương lai chắc chắn không thể để tình trạng đó tiếp
tục diễn ra. Với ý nghĩa là nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng nền đạo đức mới, học
tập và thực hành theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thực sự là giải pháp quan
trọng nhất, giúp xác lập lại vị trí, vai trò của đạo đức - yếu tố gốc rễ, nền tảng tinh thầ n
của mỗi con người.
Cơ sở những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam hiện tại và
tương lai. Mỗi một mô hình xã hội mới đòi hỏi phải có những con người mới cụ thể
với những phẩm chất năng lực cụ thể để xây dựng và phát triển xã hội đó. Sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện tại và tương lai chắc chắn phải trải qua
một quá trình khó khăn, gian khổ. Chủ tich
̣ Hồ Chí Minh xác định rõ, muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Đó là những
con người vừa có tài, vừa có đức. Riêng về khía cạnh đạo đức, trước hết phải là những
người có tinh thần yêu nước, thương dân, đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên
hết; là những người luôn luôn gắn bó với nhân dân, yêu thương, kính trọng nhân dân
và do đó được nhân dân yêu mến, quý trọng, được dân tin, dân phục, dân yêu; là
những con người có ý thức trách nhiệm với công việc, có tinh thần lao động siêng
năng, cần cù, lao động với năng suất và chất lượng cao, tạo ra nhiều của cải cho xã hội.
Cơ sở để xây dựng những nguyên tắc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con
người Việt Nam hiện đaị . Trên thực tế, trong xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng suy
thoái, xuống cấp về đạo đức xã hội trong một bộ phận dân cư không chỉ do thiếu sự
nhận thức đúng đắn và thống nhất về vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội,
về các chuẩn mực đạo đức xã hội, mà còn có một phần nguyên nhân do chưa có sự tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức đúng đắn và thống nhất trên cả phương diện lý thuyết và
thực hành. Để hình thành được các chuẩn mực đạo đức không phải là điều một sớm,
một chiều, dễ dàng có được, mà phải trải qua một quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo

12
đức. Đó chính là quá trình trên cơ sở đã nhận thức thấu đáo vị trí, vai trò của đạo đức,
sự cần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; từ đó, mỗi người trở thành chủ thể của
quá trình tự giáo dục đạo đức, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo những chuẩn mực
chung của xã hội; nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức và tu dưỡng đạo đức
suốt đời.
Ngoài ra, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức phần đã góp phần khẳng định cuộc
đời, sự nghiệp cách mạng cao cả và những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
đối với cách mạng Việt Nam cũng như với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Đó là biểu tượng sáng ngời về đạo đức và ý chí cách mạng kiên cường, bất khuất; về
tinh thần độc lập tự chủ và bản lĩnh sáng tạo; về lòng yêu nước, thương dân tha thiết;
về đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và phong cách giản dị, khiêm tốn.
Và cuối cùng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đã phần nào nêu bật chân dung Chủ
tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người
chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực, người bạn thân thiết của các dân tộc đã và đang
đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Khắc họa đậm nét tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nhà văn hóa kiệt
xuất, “một nhà chiến lược thiên tài, một mẫu mực tuyệt vời về nhân cách, đạo đức và
lối sống”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đã trở thành một di sản tinh thần vô cùng to
lớn và quý giá đối với Đảng và dân tộc ta; ngày càng giữ vị trí nổi bật trong công cuộc
xây dựng đời sống tinh thần của xã hội, góp phần quan trọng để điều chỉnh hành vi và
xây dựng đạo đức mới, con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

13
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM VÀO GIÁO
DỤC HẠN CHẾ SỰ VÔ CẢM TRONG GIỚI TRẺ
HIỆN NAY.

1. Khái niệm vô cảm


Vô cảm chính là sự trơ lì cảm xúc, dửng dưng, thờ ơ, “máu lạnh” với những
hiện tượng đời sống diễn ra xung quanh, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân.

2. Thực trạng về sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay


Vấn đề vô cảm trong xã hội hiện nay đang là mô ̣t bài toán vô cùng thách đố cho
gia đình, nhà trường và xã hô ̣i. Đă ̣c biê ̣t nó đang ngày càng phát triể n và lan rộng trong
giới trẻ. Giới trẻ là thế hê ̣ có nhiều cơ hội học hỏi, trau dồi kiến thức, đươc̣ tiế p câ ̣n với
nề n giáo du ̣c ngày càng tố t hơn nhằ m đào tạo những con người có tri thức, có đạo đức,
để phục vụ cho xã hội, dẫn đưa đất nước đến một nền văn minh tiên tiến, theo kịp đà
tiến bộ của các nước trên thế giới. Nhưng đáng buồ n thay khi những hình ảnh vô cảm
và thiếu đạo đức của giới trẻ được lan truyề n trên các phương tiện truyền thông, đưa
lên mặt báo hay chúng ta đã tận mắt chứng kiến những cảnh tươṇ g vô cùng đau lòng.
Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào để tìm hiể u rõ hơn về thực tra ̣ng sự vô cảm trong giới
trẻ hiê ̣n nay.

2.1. Trong thời kì dịch bệnh

̣ bê ̣nh đang hoành hành cầ n lắ m sự đồ ng lòng, sẻ chia, giúp
Trong bố i cảnh dich
đỡ lẫn nhau để đấ t nước ta vươṭ qua dich ̣ Ấy vâ ̣y mà đâu phải ai cũng để tâm
̣ bênh.
nên mới có nhiề u chuyện gây phẫn nô ̣ cho bao người và đè thêm gánh nă ̣ng cho hê ̣
thố ng y tế , cho những bác si ̃ chố ng dich
̣ đang từng giây từng phút giành giâ ̣t la ̣i sự
số ng của bê ̣nh nhân với tử thầ n. Đứng trước những hoàn cảnh có thể làm “buốt tim”
người này, nhưng lại là sự thờ ơ, dửng dưng “xơ cứng cảm xúc” của kẻ khác. Bởi thế
mới có bao nhiêu chuyện chướng tai, gai mắt xảy ra. Chẳng hạn, ngay trong đại dịch
COVID-19, trong khi cả hệ thống từ y tế, quân đội, công an, chính quyền các cấp, rồi
bao nhiêu lực lượng tình nguyện khác… đã ngày đêm thần tốc truy vết, lấy mẫu xét
nghiệm bất chấp thời gian, bất kể đói khát, sẵn sàng xả thân… đến sức cùng, lực
kiệt… đem lại cuộc sống bình yên cho bao người… thì nhiều người lại “lạnh lùng”, vô
cảm… Đã thế còn có nhiều hành vi cản trở, gây khó, thậm chí còn chống đối không

14
hợp tác với những người hy sinh… vì mình. Khi yêu cầu “ở yên trong nhà” thì lại lén
lút tụ năm, tụ bảy, tổ chức nhậu nhẹt, karaoke ngay trong khu cách ly. Khi yêu cầu
khai báo y tế thì vòng vo, tìm cách qua mặt, trốn tránh lực lượng làm nhiệm vụ - chắc
họ nghĩ, qua mặt được lực lượng là “qua mặt” được cả virus. Còn khi đươc̣ yêu cầ u
cách ly ta ̣i nhà thì la ̣i ngang nhiên đi rong ruổ i nhiề u nơi, tu ̣ tâ ̣p đông người để nhâ ̣u
nhe ̣t, ca hát như chẳ ng có chuyê ̣n xảy ra. Ngay cả khi ở trong khu cách ly cũng tì m
mo ̣i cách để trố n ra. Trong bố i cảnh dich
̣ bê ̣nh này tự do, thoải mái quan tro ̣ng hơn sức
khỏe, tính ma ̣ng sao? Những hành vi vô cảm thiế u ý thức này đâu chỉ ảnh hưởng đế n
mô ̣t cá nhân mà nó ảnh hưởng đế n sức khỏe và tính ma ̣ng của gia đình, ba ̣n bè và xã
hô ̣i. Có thể xem tất cả những hành vi này là sự buông thả với bản thân, thiếu ý thức
trách nhiệm với bản thân, với cuộc sống bắt nguồn từ lối sống vô cảm. Cao hơn nữa là
sự vô tâm, vô đạo đức

2.2. Trong các vấ n đề xã hô ̣i khác:

Nhưng không chỉ có trong mùa dịch, mà hầu như lúc nào, bất cứ đâu, trong mọi
ngõ ngách của đời sống đều có sự hiện diện ít nhiều của bệnh vô cảm. Có thể nói, nó
đã trở thành căn bệnh của xã hội. Thiết nghĩ, không chỉ bây giờ mà căn bệnh vô cảm
đã có từ lâu, chỉ có điều có khi “lộ mặt” mà ta chưa nhận ra. Và căn bệnh ấy có chiều
hướng lây lan - xã hội hiện đại thì sự lây lan rộng hơn, nhanh hơn. Theo thời gian, nó
tác động đến tâm lý xã hội, dần dần hình thành lối sống thực dụng trong một bộ phận
giới trẻ (có cả người lớn) - Thực dụng trong vô cảm. Chẳng hạn việc học sinh đánh
nhau, đánh hội đồng một bạn nào đó. Nhưng đáng buồ n ở đây không chỉ là vấ n na ̣n
ba ̣o lực ho ̣c đường mà còn là số khác thờ ơ đứng nhìn và còn cổ vũ, kích động…, số
khác nữa thì không ủng hộ mà cũng không can ngăn, lại còn thản nhiên lấy điện thoại
livestream, chụp hình rồi tung lên mạng. Hay thấy kẻ móc túi trên xe ngay trước mắt
mình vẫn coi như không thấy, làm ngơ, mặc kệ “việc ai nấy làm”. Ngay khi gặp người
bị tai nạn thì xăng xái xúm lại xem một cách hiếu kỳ, nhưng rồi lẳng lặng bỏ mặc
người bị nạn, bởi đó không phải là việc của mình. Sự viê ̣c đau lòng gầ n đây nhấ t do sự
vô cảm gây ra có thể kể đế n là vu ̣ viê ̣c mô ̣t nam thanh niên người Viê ̣t bi ̣ sát ha ̣i ta ̣i
Nhâ ̣t Bản. Sự viê ̣c này không chỉ làm ta thấ y sơ ̣ haĩ trước sự tàn nhẫn, vô nhân tính
của hung thủ mà còn làm cho ta “buố t tim” trước sự thờ ơ đế n la ̣nh người của những

15
người chứng kiế n vu ̣ viê ̣c. Điề u đáng nói hơn cả có những người chứng kiế n là người
Viê ̣t Nam vâ ̣y mà thay vì go ̣i cảnh sát thì go ̣i cảnh sát thì ho ̣ đứng đó cười đùa phấ n
khích, thâ ̣m chí còn cổ cũ, rồ i thản nhiên lấ y điê ̣n thoa ̣i quay trước cảnh đồ ng bào
mình bi ̣ hành ha ̣ mô ̣t cách dã man để rồ i dẫn đế n mô ̣t cái kế t đầ y đau thương như vâ ̣y.
Dân tô ̣c ta từ xưa đế n nay luôn lan tỏa tinh thầ n tương thân tương ái, “Thương người
như thể thương thân”, “Mô ̣t con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, nhưng ta ̣i sao những kẻ đó la ̣i
dửng dưng “xơ cứng cảm xúc” như vâ ̣y? “Chỉ có con vật mới quay lưng với nỗi đau
của đồng loại” - đây là câu nói của Các Mác. Không biết cái thời của ông đã có “căn
bệnh vô cảm” hay chưa mà ông phẫn nộ đến vậy. Hay ông nói câu này là để dự đoán
cho tương lai.

3. Nguyên nhân sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay

Trong thời đại mới con người đã nhận được rất nhiều sự tiện ích từ các công
nghệ máy móc tiên tiến nhưng đồng thời nó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô
cảm và tha hoá đạo đức của giới trẻ, nhưng tựu chung, cái gốc chính là cách sống của
giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và
ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.

Đầu tiên phải kể tới đó chính là nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân con
người. Do bản thân họ thiếu tình yêu thương, thiếu lòng quảng đại; họ sống bằng thứ
lý trí sắt đá, tình cảm khô cằn của mình. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động: khi
một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với
bản thân, thì họ sẽ trở nên hận đời và vô cảm trước cuộc đời. Họ không còn lòng tin
vào điều tốt, thế nên họ vô cảm trước những điều tốt đẹp trên cuộc đời này.

Trên đường đi, gặp người bị nạn, họ bỏ đi, chẳng thèm quan tâm sống chết ra
sao, hoặc có ghé lại thì cũng chỉ để thỏa mãn tính hiếu kỳ, giương đôi mắt ếch nhìn
chung quanh, không hề giúp đỡ nạn nhân vì họ sợ phải gánh trách nhiệm. Gặp kẻ bất
hạnh, tàn tật nằm bên vệ đường, họ chẳng những không thương xót mà còn khinh bỉ, rẻ
rúng những con người kém may mắn đó. Quả thật, đó là những hành động đáng lên án.
Sự vô cảm bắt nguồn từ lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ là nguyên nhân khiến

16
người ta cảm thấy cuộc sống nhàm chán, đơn điệu, vô nghĩa. Hậu quả là, những xúc
cảm đạo đức bị hạn chế, thậm chí bị triệt tiêu.

Nguyên nhân thứ hai cần phải quan tâm đến là do xuất phát từ môi trường sống,
đặc biệt nhất là gia đình. “Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì
xã hội mới tốt đẹp được” – đây chính là bài học giáo dục công dân của học sinh cấp II.
Gia đình ảnh hưởng rất nhiều trong sự hình thành và phát triển của mỗi người. Trong
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ông cha ta đã khuyên: “Dạy con từ thuở còn thơ”,
cũng tựa như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Thế mà ngày nay, trong nhiều
gia đình, cha mẹ rất ít dạy con có sự đồng cảm với người khác, với những người chung
quanh. Bởi lẽ, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm
dạy bảo con cái. Hiện nay, có bao nhiêu bậc cha mẹ chịu bỏ thời gian dạy con cái về
những giá trị đạo đức, lối sống tốt?

Hơn nữa, nhiều phụ huynh vì cưng chiều con nên đáp ứng tất cả những yêu cầu
vô lối của con một cách vô điều kiện. Thế nhưng, họ lại không dạy con phải biết chia
sẻ, quan tâm và có trách nhiệm với người thân, với bạn bè. Một đứa trẻ chỉ biết "nhận"
chứ không biết "cho" sẽ nghèo nàn về cảm xúc, vô tâm trước đòi hỏi của tình người,
và bàng quan trước nỗi đau của kẻ khác.

Đáng buồn nhất nguyên nhân thứ ba có khi là do môi trường từ trường lớp. Nhà
trường là nơi đào tạo ra những con người có tài đức, biết quan tâm đến mọi người và
tích cực phục vụ cho nhân quần xã hội. Thế mà ngày nay, trong một số trường học,
người ta chỉ chú tâm đến việc nhồi nhét tri thức, còn vấn đề đạo đức dường như đang
bị bỏ ngỏ, thậm chí có những trường dạy môn giáo dục công dân qua loa lấy lệ.

Thầy cô được xem như người cha, người mẹ thứ hai của học sinh. Bên cạnh
một số thầy cô mẫu mực, nhiệt huyết với việc giáo dục, vẫn còn đó những thầy cô
chưa thực sự mẫu mực. Những hành động không tốt của giáo viên ít nhiều xâm nhập
vào thế giới quan của giới trẻ, dần dà hình thành lối hành xử thô bạo, thiếu tình
thương. Nếu họ vô cảm thì sẽ thiếu tình thương dành cho những đứa con của mình,
thiếu nhiệt tình và trách nhiệm trong việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Vì “vô cảm” họ cũng sẽ “đào tạo” ra những học trò vô cảm như họ. Như thế, ta phải

17
nói sao về những chủ nhân tương lai của đất nước? Đây chính là một mối họa lớn cho
xã hội.

Và nguyên nhân cuối cùng là ảnh hưởng bởi xã hội. Một phần do ảnh hưởng
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, thế hệ trẻ hiện nay đã thay đổi cách thức
làm việc, giao tiếp và tư duy, dẫn đến giới trẻ sống vô cảm không quan tâm đến những
việc xung quanh. Theo GS. Mark Bauerlein (Mỹ), khi càng sử dụng Internet thì người
ta càng lơ là với những gì diễn ra xung quanh. Khi mạng xã hội xuất hiện, giới trẻ
được tự do thể hiện mình trong thế giới ảo nhưng đồng thời dẫn đến một bộ phận giới
trẻ sẽ có lối sống bất thường và dẫn tới trầm cảm hay vô cảm, …

Không chỉ vậy, nền kinh tế thị trường có tác động không nhỏ đến đạo đức
truyền thống: một mặt, nó làm cho những giá trị truyền thống được phát huy, những
giá trị đạo đức mới được hình thành; mặt khác, nó làm nảy sinh tư tưởng ích kỷ, lãng
quên trách nhiệm cộng đồng, đề cao cái tôi cá nhân lên trên cái ta cộng đồng, lấy giá
trị vật chất làm thước đo cho tất cả. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh cho rằng:
“Dường như đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện đại dẫn đến các
bạn trẻ sống vô cảm".

Hơn nữa, căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống thực dụng ngày càng ăn
sâu vào văn hóa của xã hội ngày nay. Khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần,
lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, sự hy sinh... đang dần bị thế chỗ cho
chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa duy lợi và chủ nghĩa cá nhân, thì con người không còn
cảm giác trước nỗi đau của đồng loại. Đây là một vấn đề rất lớn không chỉ đối với một
cá nhân mà còn là một thử thách lớn của đất nước.

4. Biện pháp nhằm hạn chế sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay

Có thể thấy căn bệnh vô cảm chỉ là một lối sống, lối ứng xử thiếu vắng tình
người. Nó không phải là tội ác nhưng lại là một trong những nguyên nhân gây ra tội
ác. Nhìn theo gốc độ tâm lí học, vô cảm là một hội chứng thần kinh sảy ra khi con
người bất mãn với xã hội. Nhìn về mặt xã hội, vô cảm là sự suy giảm của các chuẩn
mực đạo đức và cách ứng xử của con người. Dù nhìn ở bất kì gốc độ nào thì vô cảm

18
đều có thể gây ra cho con người và đời sống xã hội những hậu quả nặng nề. Bởi thế,
cần phải có những giải pháp cụ thể và hiệu quả để khắc phục hiện tượng vô cảm ở con
người. Từ đó tiến tới khắc phục hiện trạng này trong đời sống xã hội ngày nay.
Đối với bản thân
+ Mỗi người phải biết sống vì mọi người. Biết yêu thương, chia sẻ, đoàn kết và
tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Biết cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau thương,
mất mát của người khác.Tuổi trẻ phải biết quý trọng những thành quả do cha ông để
lại. Biết tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Biết yêu nước và quyết
tâm xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại mới.
+ Biết học tập noi gương những con người giàu lòng nhân ái, biết sống vì mọi
người.
+ Nên tránh xa những tệ nạn xã hội, cảnh giác với lối sống vô cảm. Tuổi trẻ
phải biết tôn trọng và làm theo các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp trong xã hội. Biết tôn
trọng và bảo vệ pháp luật. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trước xã hội và tích cực xây
dựng lối sống trong sạch, vững mạnh.Chỉ có một lối sống vững mạnh, nền tảng đạo
đức chắc chắn mới giúp con người vượt qua cám dỗ, trở thành người tốt đẹp.
+ Có nhận thức đúng đắn có niềm tin vào con người vào lòng tốt, biết sửa đổi
bản thân mình khi có lỗi lầm trong lối sống dẫn đên tình trạng vô cảm. Tuổi trẻ nên
tham gia học tập, nâng cao tri thức và kĩ năng sống tốt đẹp của bản thân. Tích cực
tham gia các chương trình thiện nguyện của xã hội. Bồi dưỡng tình cảm và tình yêu
thương con người. Hãy lấy gia đình, dân tộc và đất nước làm điểm tựa để vươn mình
ra với thế giới. Hãy sống vì cộng đồng. Bởi vì chính cộng đồng là nguồn sống, nguồn
sinh dưỡng giúp ta lớn lên, trưởng thành và thành công.
Đối với gia đình:
Con cái luôn là một phần hết sức quan trọng. Vì vậy, gia đình phải chú trọng
giáo dục con cái về nhân cách, nhân phẩm. Định hướng hành vi, ứng xử của con cái
theo những chuẩn mực tốt đẹp của dân tộc.
+ Các thế hệ trong gia đình phải biết quan tâm lẫn nhau,giáo dục, xây dựng lối
sống yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Cha mẹ phải nêu gương sáng để con cái
noi theo. Hãy lấy những tấm gương sáng về đạo đức và sự thành công trong xã hội làm
bài học giáo dục để con. Lấy cái tốt, cái mẫu mực hình thành và phát triển những đức

19
tính tốt cho con cái. Hạn chế cho con cái tiếp xúc với cái xấu, cái ác, cái phản văn hóa.
Đề cao cái tốt đẹp, cái hữu ích trong cuộc sống. Cha mẹ hãy lắng nghe và đáp ứng
những nguyện vọng chính đáng của con cái. Đôi khi, sự cấm đoán của cha mẹ chính là
nguyên nhân gây nên sự vô cảm của con người. Hãy cho các em cơ hội để thể hiện
mình và định hướng các hành động theo hướng đúng đắn, tích cực.
+ Cha mẹ trong gia đình khi dạy bảo con cái cũng cần phải lắng nghe, thấu hiểu
cảm xúc của con cái, không chỉ dạy con nhận biết cảm xúc của người khác mà còn
hướng dẫn trẻ hiểu biết nguồn gốc của cảm xúc đó. Giáo dục dạy bảo con cháu lối
sống đẹp, biết nhận và cũng biết cho, đó vừa là trách nhiệm vừa là tình cảm. Mỗi sự
trừng phạt phải có lí do. Hãy dạy cho các em lòng biết ơn, biết kính trọng và quý trọng
tình cảm của người khác dành cho mình. Hãy khuyến khích hoặc cùng con cái tham
gia các hoạt động cộng đồng để gắn kết tình thân. Hoạt động xã hội giúp các em phát
triển khả năng giao tiếp và tình cảm cộng đồng. Hãy giáo dục con cái biết phân biệt
điều phải trái, sống công bằng.
Quyết liệt chóng lại cái bất công trong xã hội nếu có thể. Văn hóa gia đình
chính là cội rễ của nhân cách. Nó là nguồn sống quyết định nhân cách và hành vi của
con người sau này.
Đối với nhà trường:
+ Nhà trường không chỉ dạy chữ mà từ dạy chữ để dạy cách làm người có nhân
cách, có đạo đức, có xúc cảm và sự sẻ chia bằng nhiều hình thức dạy lồng ghép qua bộ
môn Công dân, qua môn Văn và những sinh hoạt tập thể. Nhà trường đóng vai trò chủ
chốt trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm và hành vi ứng xử của con
người. Để làm được điều này, trước hết nhà trường phải xây dựng chiến lược giáo dục
và hình thành nhân cách con người trong thời đại mới. Từ đó, làm cơ sở để tiến hành
các hoạt động giáo dục có định hướng cụ thể.Trong dạy học, nhà trường phải lấy
nhiệm vụ giáo dục đạo đức làm nền tảng. Đồng thời, giáo dục con người toàn diện,
đáp ứng các yêu cầu của xã hội làm mục đích cần hướng tới. Hãy đề cao đạo đức, đề
cao các tấm gương sáng.
+ Mỗi thầy, cô luôn quan tâm đến đồng nghiệp, chia sẻ với đồng nghiệp những
vui buồn và quan tâm thương yêu học sinh bằng tình cảm chân thành nhất.
+ Nhà trường cần giáo dục học sinh lòng tin vào cái tốt, cái thiện, biết tránh xa

20
và phát hiện cái xấu để cảnh giác và đấu tranh với nó. Trong chương trình giáo dục,
phải hạn chế nói nhiều về các hiện tượng tiêu cực để tránh tâm lí bắt chước của học
sinh. Hãy đề cao đạo đức, đề cao các tấm gương sáng.
+ Có kế hoạch và tích cực giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng sinh
hoạt tập thể bằng mọi hình thức có sức hấp dẫn lôi cuốn các em tạo ra mối liên hệ mật
thiết để các em có điều kiện tiếp xúc cảm thông với nhau.
+ Tổ chức tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa, làm việc từ thiện … học tập noi
theo các gương sống tốt, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh để học
sinh học tập tu dưỡng và rèn luyện ...
Đối với xã hội:
+ Các cấp có thẩm quyền có kế hoạch xây dựng một lối sống đẹp văn minh thân
thiện trong toàn xã hội để tạo dựng niềm tin cho thế hệ trẻ.
+ Xây dựng hệ thống pháp luật, các chế tài đủ mạnh để trừng phạt những kẻ
phạm tội, những kẻ xấu đi ngược lại lối sống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc.
+ Tạo điều kiện cho lớp trẻ sống rèn luyện theo chuẩn mực của xã hội, luôn
luôn quan tâm giúp đỡ họ để họ sống tốt hơn, thân ái trong xã hội mới.
+ Tích cực tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng
nhiều hình thức và những gương người tốt việc tốt.
 Những hoạt động tình nguyện
 Khi có dịch bệnh
- Tổ chức cứu trợ của các bạn trẻ

- Quân nhân tham gia chống dịch

- Đặc biệt là đội ngũ y bác

21
KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh, một nhà tư tưởng vĩ đại. Trong lĩnh vực đạo đức, Người đã phát
triển, hoàn thiện tư tưởng, đạo đức học mácxít về vai trò, sức mạnh của đạo đức; về
chuẩn mực đạo đức cơ bản và nguyên tắc xây dựng một nền đạo đức mới phù hợp với
Việt Nam. Từ đó tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam. Trong
cách mạng, Người luôn coi trọng xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc,
cái nền tảng của người cách mạng. Ngày nay, yêu cầu đạo đức đối với nhân dân phải
tăng cường rèn luyện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Có đạo đức cách mạng thì
gặp khó khăn, gian khổ sẽ không rụt rè, lùi bước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là
một di sản tinh thần quý báu, góp phần vào công cuộc xây dựng đạo đức mới ở Việt
Nam. Nghiên cứu, học tập, noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là trách nhiệm
của cả dân tộc vì vậy cần nghiêm túc học tập nhằm nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện
bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng để xây dựng Việt Nam thành một quốc
gia văn minh, phát triển.

22
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG VIẾT TIỂU LUẬN

Sinh viên Mức độ


Nội dung hoàn thành
hoàn thành hoàn thành
PHẦN 1 – PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung 1: Lý do chọn đề tài, mục tiêu và
Vương Thị Như Quỳnh Tốt
phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2 – KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nội dung 2: Tìm hiểu cơ sở hình thành quan
điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức Võ Hoài Thương Tốt
Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung quan điểm
Hồ Chí Minh về vấn đề đạo đức Phạm Thị Ngọc Tuyết Tốt
Nội dung 4: Tìm hiểu ý nghĩa quan điểm Hồ Nguyễn Trần Thanh
Chí Minh về vấn đề đạo đức Tốt
Tuyền
Nội dung 5: Chỉnh sửa, góp ý. Bùi Thị Thúy Diễm Tốt
PHẦN 3 – KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Nội dung 6: Tìm hiểu khái niệm vô cảm Tốt
Bùi Thị Thúy Diễm

Nội dung 7: Tìm hiểu thực trạng về sự vô Hàn Thị Bích Hằng Tốt
cảm trong giới trẻ hiện nay

Nội dung 8: Tìm hiểu nguyên nhân sự vô Vương Thị Như


cảm tronng giới trẻ hiện nay Quỳnh Tốt

Nội dung 9: Tìm hiểu biện pháp nhằm hạn Nguyễn Thanh Trúc
chế sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay Tốt

PHẦN 4 – KẾT LUẬN


Nội dung 8: Biên tập lời kết luận Nguyễn Trần Thanh
Tốt
Tuyền
Bùi Thị Thúy Diễm
Làm Powerpoint thuyết trình Nguyễn Trần Thảo Tốt
Quyên
Tổng hợp nội dung bài tiểu luận, rút gọn Bùi Thị Thúy Diễm Tốt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – sự thuật, trang 293, 448, 263, 552, 287, truy cập ngày
18/09/2021.
[2]. Tu Sĩ Lôrensô: Vũ Văn Trình MF, https://giaophanvinhlong.net/gioi-tre-truoc-can-
benh-vo-cam.htm, truy cập ngày 20/09/2021.
[3]. Luận Văn Việt, https://drive. google.com/drive/folders /1nFRRtaXqB SLWGS
gCol53zP48Jt-DRC, truy cập ngày 20/09/2021.
[4]. Yen Bai Portal, https://yenbai.gov.vn/hoc-tap-lam-theo-loi-bac /noidung /tin tuc/
Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?ItemID=5&l=TUTUONGDAODUCHOCHIM,truy cập
ngày 23/09/2021.
[5]. PGS.TS. Nguyễn Cúc, Học viện Chính trị khu vực I
https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/07/09/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-dao-duc-
cach-mang., truy cập ngày 21/09/2021.
[6]. Phùng Thị Khánh Lệ, Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang, https://tu yen quang
.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.a spx?It emID= 9760&l=TinTuc, ,
truy cập ngày 21/09/2021.
[7]. TS Nguyễn Trọng Hậu; Nhà văn Đỗ Thị Thu Hiên, https:/ /dangco ngsan.vn /hu
ong-toi-ky-niem-90-nam-ngay-truyen-thong-nganh-tuyen-giao/thong-tin-tu-lieu
/tu-tuong-dao-duc-phong-cach-ho-chi-minh-da-tro-thanh-di-san-tinh-than-vo-
cung-quy-gia-doi-voi-dang-va-dan-toc-ta-555002.ht, truy cập ngày 23/09/2021.
[8]. Báo Bạc Liêu online, Vô cảm là có tội với cuộc sống, https:// www.baobaclieu.vn/
cung-ban-luan/vo-cam-la-co-toi-voi-cuoc-song 72226 .html?f bclidIwAR2o6Q0iR
3mqTfxecED2aZmfM9T6Z 7H9uRb PDf tTP1EG6Muj7Pq9ls, truy cập ngày
25/09/2021,
[9]. Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình MF, Giới trẻ trước căn bê ̣nh vô cảm, https: //tgp sai
gon.net/bai-viet/gioi-tre-truoc-can-benh-vo-cam-36760, truy cập ngày 24/09/2021.
[10]. Hồng Nhung, Vị trí và vai trò của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nguồn
khcncaobang.gov.vn, truy cập ngày 28/09/2021.
[11]. Phùng Thị Khánh Lê, Trường Chính trị Tỉnh Tuyên Quang, Vai trò của đạo đức
cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nguồn tuyenquang.gov.vn, truy cập ngày
30/09/2021.
[12]. Văn phòng Đảng Ủy Công ty Cổ phần Sông Đà, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức, Nguồn songda9.com, truy cập ngày 28/09/2021.

You might also like