You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN ĐỀ
NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC CỦA GIÁO VIÊN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Huỳnh Cát Dung


Họ và tên : Võ Phùng Nguyễn Khải
Lớp : 14G

TP HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN ĐỀ
NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC CỦA GIÁO VIÊN HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Huỳnh Cát Dung


Họ và tên : Võ Phùng Nguyễn Khải
Lớp : 14G

TP HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2021


MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................................1
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ................................................................................................2
I. Khái niệm về suy thoái đạo đức :.............................................................................2
1. Khái niệm đạo đức................................................................................................2
2. Suy thoái đạo đức.................................................................................................2
II. Biểu hiện suy thoái đạo đức của giáo viên hiện nay :...............................................2
1. Biểu hiện :................................................................................................................ 2
2. Nguyên nhân :.......................................................................................................3
III. Biện pháp đề ra đối với sự suy thoái đạo đức của giáo viên hiện nay :.................5
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................8
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bất cứ xã hội nào, người thầy luôn là một chuẩn mực đạo đức để xã hội noi theo, là
"người gieo trồng" tạo ra thế hệ tương lai của dân tộc. Một người công nhân tồi có thể
làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình
nhưng một nhà giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ, đó là hậu quả khôn lường mà cả
xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai sau. Sinh thời, Bác Hồ đã nhận định: "Có thầy giỏi
thì rồi sẽ có phương pháp hay, do đó, sẽ có trò giỏi, còn thầy đã kém thì khó lấy gì bù đắp
nổi". Chính vì vậy, trong thời gian qua, những tiêu cực liên quan đến chất lượng giáo dục
và đặc biệt là đạo đức người giáo viên đang đặt ra những vấn đề cần suy nghĩ. Thời gian
gần đây, qua báo chí và mạng xã hội cho thấy: bên cạnh những nhà giáo ngày đêm âm
thầm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”, hun đúc nên sự vẻ vang của nền giáo dục
nước nhà, thì xã hội cũng băn khoăn, lo lắng trước một bộ phận thầy, cô giáo tha hóa về
đạo đức, nhân cách và mang trong mình căn bệnh thành tích. Theo đó, một bộ phận thầy,
cô giáo chạy theo lối sống kiếm tiền, tự đánh mất mình, mất lòng tin của xã hội, làm hình
ảnh của mình xấu dần trong mắt học trò. Đau lòng hơn, còn có những thầy, cô lợi dụng
uy tín của nhà giáo để thương mại hóa các hoạt động giáo dục, thậm chí vô tâm, có
những hành động bạo lực, nhục hình xúc phạm nhân cách, danh dự học sinh. Trong
trường cấp 3 hay ở đại học, dù là học sinh hay là nghiên cứu sinh, việc trung thực trong
học tập, làm bài, làm báo cáo là một trách nhiệm đầu tiên của bất kỳ người học nào. Còn
ở nước ta, coi nặng thành tích, nâng điểm để giành suất đi học cho con lãnh đạo. Dẫu chỉ
là một vài trường hợp cá biệt, nhưng đó cũng là biểu hiện của những cái u nhọt trong một
cơ thể, nếu không điều trị chấm dứt, chắc chắn mầm bệnh sẽ lây lan. Việc tuyển dụng đối
với nền giáo dục hiện nay dựa vào cái “ Cân “ của đồng tiền và quyền lực , việc này xảy
ra ở rất nhiều môi trường khác nói chung và môi trường giáo dục nói riêng. Điều đó làm
chất lượng của nền giáo dục “ tụt dốc không phanh “ ảnh hưởng không nhỏ đến mầm non
tương lai của đất nước. Em chọn đề tài nhằm nói lên sự suy thoái về phương pháp giáo
dục của người được xem như là “ người lái đò “ của thế hệ tương lai đồng thời đưa ra các
quan điểm của bản thân về việc cải thiện chất lượng nền giáo dục của nước nhà.

1
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I. Khái niệm về suy thoái đạo đức:


1. Khái niệm đạo đức:
Đạo đức là ánh phản về một trật tự xã hội hay ít nhất cũng thể hiện một quan
niệm về trật tự xã hội cụ thể với các lợi ích và nhu cầu xã hội xác định. Cho
nên nó là một hệ thống ý thức xã hội, thực tiễn xã hội quy định thế nào là đạo
đức cũng như lợi ích và nhu cầu sẽ quy định ý thức đạo đức của cá nhân hay
nhóm xã hội
2. Suy thoái đạo đức:
- Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, chỉ lo thu vén cá
nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh,
không muốn người khác hơn mình.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết
xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức,
tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo điều hành.
Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
- Mắc bệnh thành tích, háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi
phồng thành tích, đánh bóng tên tuổi. Quan liêu, xa rời quần chúng, không
sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, thờ ơ vô cảm, thiếu trách nhiệm
trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân,...
II. Biểu hiện suy thoái đạo đức của giáo viên hiện nay:
1. Biểu hiện:
 Những “tấm gương mờ” này không chỉ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của
thầy, cô giáo, mà còn tác động xấu tới nhận thức của học sinh, niềm tin
của xã hội đối với ngành giáo dục nói chung. Hơn nữa, những “tấm
gương mờ” này cũng xuất hiện trong một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ các cấp của Đảng dưới những biểu hiện khác nhau. Hàng ngày,
tuy vẫn đứng trên bục giảng truyền đạt chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương, quy định của Đảng và Nhà nước, nhưng một
số giảng viên còn thiếu phẩm chất, tư cách và năng lực làm thầy, để lại
những tai tiếng không tốt, gây bức xúc trong học viên, nhà trường và dư
luận xã hội.
 Và đây là một số minh chứng cho thấy được sự thoái đạo đức giáo viên
hiện nay :

2
- Vụ gian lận thi cử xôn xao dư luận ở Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang
cho thấy chất lượng giáo dục ở một số địa phương đang ở mức thấp. Họ
nâng điểm cho con cán bộ, tiếp tay cho những học sinh dốt (tôi dùng từ dốt
bởi có những học sinh khi chấm lại cả ba môn chưa được 1 điểm) nghiễm
nhiên trở thành thủ khoa Đại học. Sự thách thức pháp luật, sự cố ý vi phạm
pháp luật, sự vô đạo đức có đủ ở những người mệnh danh nhà giáo trong
trường hợp này.
- Hai cô giáo ở trường Mầm non Hoa Anh Đào (phường Tân Bình, TP Hải
Dương) bị sa thải sau khi dùng dép đánh vào đầu học sinh, bị phụ huynh
phát hiện qua camera.Sáng 10/6/2020, qua hệ thống camera lắp trong lớp
học, một phụ huynh phát hiện hai cô giáo lớp 18-24 tháng, có hành vi dùng
dép đánh vào đầu con mình.
- Tại trường Mầm non Rồng Vàng (quận 9, TP.HCM), cô H., giáo viên lớp
Lá 1, cô giáo có những hành vi bạo hành trẻ. Đầu tiên, có một đứa bé đang
khóc, cô kéo vào chỗ ngồi nhưng bé không chịu. Kế tiếp, cô đá vào chân
một bé trai ngồi gần. Sau đó, cô đánh liên tiếp vào tay, đặc biệt cô còn đưa
tay của bé lên cắn. Chưa dừng lại, cô còn đạp vào chân bé.
- Sự việc xảy ra tại tại Trường Mầm non Happy Kids (Vạn Phúc, Hà Đông,
Hà Nội) vào chiều 21/12. Khi xem camera của lớp, chị L.Q thấy con trai
đang ngủ thì bị cô giáo Y. lột chăn, bế xốc nách rồi bắt đứng ra ngoài cửa
lớp dù trời rét. Với lý do con chị Q. thức dậy do bị các bạn bên cạnh trêu,
sau đó cô có hỏi con có đau ở đâu không thì bé không nói gì. Từ lúc đó bé
không ngủ nữa và "lè nhè ỉ ôi" nên cô có hơi nóng tính cho bé ra ngoài.
2. Nguyên nhân:
 Nguyên nhân khách quan:
- Công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong ngành giáo dục và
đào tạo chưa được coi trọng. Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo
dục và Ban Giám hiệu nhiều trường còn yếu kém, thiếu kiểm tra, giám sát,
thiếu bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với giáo viên; chưa chủ
động nắm bắt thông tin để ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những
vụ việc tiêu cực xảy ra tại các cơ sở giáo dục mà báo chí, dư luận phản ánh.
Kỷ luật, kỷ cương, dân chủ của nhiều cơ sở giáo dục có biểu hiện nể nang,
né tránh, ngại va chạm, tìm cách che đậy, bưng bít khuyết điểm, sai phạm
của nhau. Vì vậy, một số giáo viên được đà “công thần”, ứng xử thiếu văn
hóa, chuẩn mực với nhau, với học trò nhưng không được xử lý.

3
- Việc tuyển chọn và đào tạo giáo viên bộc lộ nhiều bất cập. Một thời gian
dài trước đây đã tồn tại quan niệm “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa,
ngó qua sư phạm”. Vì thế, đầu vào các trường sư phạm phần lớn là những
em có điểm trung bình thấp, nên không chọn được những người yêu nghề
và không đủ năng lực làm thầy. Đây là nguyên nhân gốc rễ khiến cho chất
lượng người thầy không đáp ứng chuẩn nghề nghiệp như hiện nay.
- Hơn nữa, công tác đào tạo giáo viên lâu nay chưa coi trọng phát triển phẩm
chất đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo của người học; chưa đưa vào
chương trình đào tạo và cập nhật các tình huống ứng xử trong môi trường
sư phạm cho những thầy cô giáo trong tương lai. Ngoài ra, ngành giáo dục
một số địa phương chưa chú trọng công tác đào tạo lại, bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ, nên nhiều thầy cô giáo bị “tụt
hậu” so với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dẫn
đến lúng túng trước những tình huống “khó xử”!
- Do tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, nhất là sự phân cực
về mức sống không chỉ giữa các giai tầng trong xã hội mà ngay cả trong đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, đã tác động tới nhận thức của
giáo viên. Trong bối cảnh đó, một bộ phận giáo viên có mức thu nhập thấp,
cuộc sống khó khăn, buộc họ phải tự bươn chải kiếm sống, thậm chí không
thể cưỡng lại được trước sức cám dỗ của vật chất, chạy theo lối sống kiếm
tiền bằng những cách không trung thực, vị phạm pháp luật, vi phạm đạo
đức nhà giáo, tự đánh mất mình và mất lòng tin của xã hội, làm hình ảnh
của nhà giáo xấu dần trong mắt học trò.
 Nguyên nhân chủ quan:
- Không ít sinh viên chọn chưa đúng nghề khi học sư phạm. Đây là nguyên
nhân sâu xa. Vì chọn chưa đúng nghề, nên không thể hạnh phúc và tâm
huyết với nghề, không có ý chí phấn đấu để đạt chuẩn giá trị của đạo đức
nghề nghiệp nhà giáo, không thường xuyên tu dưỡng, hoàn thiện bản thân,
vượt qua mọi thách thức, giữ vững bản lĩnh nghề nghiệp. Do đó, chỉ cần lơ
là, chểnh mảng sẽ dẫn đến vi phạm đạo đức.
- Một số thầy cô giáo lầm tưởng rằng nghề giáo là nghề “nhàn hạ”, nhưng
thực tế lại quá nhiều áp lực (từ nghề nghiệp, từ phụ huynh, học sinh, từ
ngành giáo dục, từ truyền thông mạng, từ các phong trào do địa phương
đưa ra,…), trong khi quỹ thời gian ít, lương thấp và đời sống khó khăn, chế
độ đãi ngộ với nhà giáo còn kém hấp dẫn,… làm cho nhà giáo lo lắng và
không an tâm với nghề nghiệp, thậm chí “đứng núi này, trông núi nọ”, ít
chịu khó tìm hiểu các quy định của ngành về quyền hạn, trách nhiệm và
4
những việc giáo viên không được làm, dẫn đến không kiểm soát chính
mình, rồi sa sút đạo đức, có những hành vi không đúng chuẩn mực.
- Một bộ phận nhà giáo thiếu phương pháp sư phạm, thiếu tình thương yêu
học sinh, thiếu sự kiên nhẫn và kinh nghiệm ứng xử trước áp lực công việc
hàng ngày đã dẫn tới hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo. Thậm chí, thầy cô
nói không đi đôi với làm nên học trò coi thường.
III. Biện pháp đề ra đối với sự suy thoái đạo đức của giáo viên hiện nay:
 Đối với ngành ngành Giáo dục và Ban Giám hiệu các trường :
- Cần tăng cường và trú trọng vào công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống cho đội ngũ nhà giáo để khơi dậy trách nhiệm, nhiệt huyết và
lương tâm nghề nghiệp trong mỗi nhà giáo, để họ có khát vọng cống hiến
cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cũng như sự phát triển của đất nước.
- Tại các địa phương Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và Ban Giám hiệu các trường
phải cụ thể hóa những quy định hình thành sự chuẩn mực của đạo đức.phù
hợp với thực tế, để nhà giáo cố gắng phấn đấu để trở thành tiêu chuẩn để
đánh giá trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện của nhà giáo. Kịp thời chỉnh
đốn, uốn nắn, xử lý nghiêm những sai phạm của một số giáo viên vi phạm
tư cách và đạo đức nhà giáo.
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả hai cuộc vận động: "Mỗi thầy, cô
giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"; "Dân chủ - Kỷ cương -
Tình thương - Trách nhiệm"; đồng thời, triển khai bộ quy tắc ứng xử trong
trường học theo Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai
đoạn 2018-2025” đã được Chính phủ phê duyệt. Quan tâm chăm lo đời
sống của nhà giáo, tạo điều kiện thuận lợi nhất (cả vật chất và tinh thần
trong điều kiện có thể) để nhà giáo làm việc và cống hiến. Kêu gọi sự quan
tâm của toàn xã hội, nhất là các doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục và
đào tạo, sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của
nhân dân.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, tôn vinh và biểu
dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình về xây dựng môi
trường sư phạm; những tấm gương nhà giáo tận tụy, mẫu mực, có thành
tích trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập và sáng tạo để lan tỏa toàn ngành,
tác động tích cực tới cộng đồng xã hội
- Thắt chặt việc tuyển dụng giáo viên các cấp nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy cũng như là văn hóa ứng xử của của người giáo viên đối với
người học giúp môi trường giáo dục phát triển theo chiều hướng tốt nhất .

5
 Đối với bản thân mỗi nhà giáo:
- Phải thường xuyên tự trau dồi kiến thức và cập nhật liên tục để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo
trên cơ sở tự giác thực hiện nghiêm túc việc “Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động, các phong
trào thi đua của ngành giáo dục, đặc biệt là cuộc vận động “Mỗi thầy cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm các
quy định về chuẩn mực đạo đức nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định cũng như các quy định của pháp luật cán bộ, công chức, viên chức.
“Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Mỗi nhà giáo phải luôn làm mới chính mình bằng những kiến thức mới,
những thông tin mới, bài giảng mới. Cần thuyết phục người học bằng chính
sự uyên bác về kiến thức, trình độ chuyên môn và trí tuệ của bản thân. Các
thầy, cô giáo cần phải có thái độ kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những
nhận thức, hành vi không đúng cũng như những biểu hiện tiêu cực làm ảnh
hưởng đến uy tín, phẩm giá, tư cách của nhà giáo. Hơn nữa, trước những
ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nhiều giá trị bị chi phối bởi
đồng tiền, do đó người thầy phải biết giữ mình, tránh xa mọi cám dỗ tầm
thường, giữ cho tâm hồn trong sáng, mọi hành vi phải nâng lên thành văn
hóa trong đối nhân xử thế, từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất.
- Hơn hết là phải có cái “tâm” với nghề như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Đã là nhà giáo thì phải thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề. Chỉ có lòng
yêu nghề, tâm huyết, tận tụy với nghề mới giúp cho nhà giáo hoàn thành sứ
mệnh vẻ vang của mình, được nhân dân yêu mến, xã hội tôn vinh. Đây là
cơ sở để các thầy, cô yên tâm công tác, say mê, toàn tâm, toàn ý với chuyên
môn; biết vươn lên để nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng giảng dạy, tinh
thần trách nhiệm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành thầy cô giáo tốt
như Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tặng: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo
xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng
trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt
là những anh hùng vô danh”.

6
KẾT LUẬN

Qua chuyên đề trên bản thân em rút ra được nếu nghề giáo là nghề ta chọn, hãy làm hết
mình bởi đó là nghề đầy hấp dẫn, sáng tạo dù cho nhiều thách thức. Tất cả đều bắt đầu
bằng nhận thức đúng, làm việc đúng, thái độ đúng đối với người khác.Ngoài ra, nếu bạn
hết lòng với nghề, hãy tin rằng nghề sẽ mang đến cho bạn những niềm vui. Giáo dục con
người là hoạt động cần có thời gian, bối cảnh... vì thế cần bình tâm và tự tin, hết lòng.
Theo PSG-TS Nguyễn Đức Sơn ( Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm
Hà Nội ) cho biết : Định hướng giá trị nghề nghiệp là cơ sở để hình thành đạo đức nhà
giáo. Kết quả cho thấy những giáo viên lựa chọn nghề vì yêu thích có tỷ lệ “hài lòng” và
“rất hài lòng” vượt trội so với giáo viên lựa chọn vì hoàn cảnh (74% so với 57,8%). Kết
quả phân tích nhân tố cho thấy giá trị nghề giải thích đến 38,5% sự biến thiên của sự hài
lòng với công việc. Yếu tố lương chỉ giải thích được 2,7% sự hài lòng với công việc. Đây
là điểm đặc biệt của lao động sư phạm so với các ngành nghề khác. Như vậy, học sinh
khi lựa chọn nghề sư phạm không có định hướng giá trị nghề nghiệp đúng hoặc giáo viên
khi làm việc không có giá trị nghề đúng đắn sẽ dẫn tới sự chán nản và thiếu nhiệt huyết
đối với công việc. Và theo bản thân em yếu tố không thể thiếu đối với một người giáo
viên chính là “ Đạo Đức “ . Theo ông Phùng Xuân Nhạ ( Bộ Trưởng Giáo Dục và Đào
Tạo ) sẽ nhấn mạnh đến đạo đức trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên với trách nhiệm của
cơ quan quản lý, Bộ sẽ đặc biệt quan tâm để làm sao một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho
các thầy cô yên tâm công tác nhưng mặt khác phải thường xuyên nhắc nhở, có biện pháp,
chế tài để nâng cao trách nhiệm của thầy, cô giáo trong việc tu dưỡng đạo đức, lối sống
hành vi ứng xử. Việc bồi dưỡng giáo tới đây sẽ nhấn mạnh đạo đức lối sống, thực hiện
dân chủ trong nhà trường.Chuẩn giáo viên mà Bộ mới ban hành rất nhấn mạnh đến phẩm
chất nhà giáo. Giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy người.Những động thái suy thoái
được nêu ở trên sẽ dần biến mất khi trú trọng nhiều hơn vào việc thắt chặt chất lượng đầu
vào cũng như đầu ra của ngành sư phạm, thường xuyên công tác kiểm tra về phẩm chất
từng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như phẩm chất đáng có ở một
người giáo viên .Nếu có thể làm được những điều đã nêu ra sẽ sự suy thoái về đạo đức
của giáo viên sẽ mất dần và sẽ hình thành một môi trường tốt cho mầm non của đất nước
sau này. Bản thân em hiện tại đang là sinh viên năm 3 của ngành sư phạm , em vẫn luôn
cố gắng trau dồi kiến thức cho bản thân cũng như là rèn luyện đạo đức của mình để có
thể xứng đáng là một người giáo viên tốt , có thể giảng dạy kiến thức trường học cũng
như là trường đời để các học sinh có thể phát triển một cách toàn diện theo hướng tích
cực nhất , vì học sinh bây giờ chính là trụ cột của thế hệ tương lai của nước nhà, điều đó
càng làm em muốn mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể trở thành một người thầy
giáo mà mọi người muốn hướng tới.
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo Thanh Niên : Nguy cơ đạo đức nhà giáo xuống cấp ( https://thanhnien.vn/nguy-co-
dao-duc-nha-giao-xuong-cap-post813268.html)
2.Đạo đức người giáo viên xuống cấp: Những con sâu làm rầu nồi canh
( bvhttdl.gov.vn/bai-1-dao-duc-nguoi-giao-vien-xuong-cap-nhung-con-sau-lam-rau-noi-
canh-20190423200051896.htm )
3.Sự xuống cấp đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo hiện nay – nguyên nhân và
giải pháp (https://soctrang.dcs.vn/Default.aspx?
sname=tinhuy&sid=4&pageid=469&catid=54320&id=284091&catname=bao-ve-nen-
tang-tu-tuong&title=su-xuong-cap-dao-duc-nghe-nghiep-cua-mot-bo-phan-nha-giao-
hien-nay-nguyen-nhan-va-giai-phap )

You might also like