You are on page 1of 6

CHƯƠNG 2

SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH

1.Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên hiện nay:
Thanh niên sinh viên – đối tượng sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới với
những biến đổi vô cùng nhanh chóng, cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần
xã hội, đang là đối tượng được quan tâm nhiều nhất trước những biến chuyển của
kinh tế - xã hội. Sinh viên hiện nay, nổi bật lên khả năng tự ý thức cá nhân và ít
chịu ảnh hưởng bởi dư luận như trước, tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo cá nhân,
chủ động và nhanh chóng tiếp cận với những cái mới trong khoa học, kỹ thuật và
công nghệ, chịu khó học hỏi kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp và công việc. Làm
được điều đó một cách triệt để nhất, rõ ràng nhất, không ai khác ngoài sinh viên –
đối tượng trẻ có tri thức, lớn lên trong môi trường mới, đi đầu tiếp thu cái mới,
chấp nhận những giá trị mới trong một môi trường năng động và thay đổi liên tục.
Học sinh, sinh viên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri
thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. ”. Hành trang vào
đời, các bạn không thể chỉ mang theo vốn kiến thức được học mà để thành danh các
bạn phải là người có đạo đức tốt nếu không muốn nói là chuẩn mực để xứng đáng
với cương vị là một sinh viên, hay nói đúng hơn “trước khi thành tài thì phải thành
nhân” Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng nói: “có tài mà không có đức thì là
người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó”. Qua đó cũng đủ hiểu
người coi trọng như thế nào về đạo đức lối sống của mỗi người. Yếu tố đó không
những quyết định kết quả học tập mà quyết định cả tương lai và cuộc đời mỗi bạn.
“Giới trẻ là tương lai của Giáo hội và nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người
đã biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu
nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực t ế hiện nay thì nhân loại sẽ
đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ
quên những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng
những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương
tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này.
Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành hung cả thầy cô
giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng.
Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực t ế
còn nhiều hơn nữa. Cách đây không lâu người ta choáng váng vì một đoạn video
clip nữ sinh đánh bạn đăng tải trên Internet. Trong clip này, một cô bé đang bị một
nữ sinh tóc ngắn vừa đánh tới tấp vào mặt vừa chửi tục với kiểu "dạy dỗ" rất “anh
chị”. Trong khi đó, nhiều học sinh khác ngồi chễm chệ ở ghế đá và thản nhiên nhìn
1
vụ đánh hội đồng này. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Sau đó, dư luận lại
đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của nữ sinh Việt
Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông .
Học sinh, sinh viên đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực từ
môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ
trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để học sinh, sinh viên
phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể,
nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong
phú, đa dạng để thu hút, rèn luyện học sinh, sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức
cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn
những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của
thanh niên. Sinh viên là những tri thức trẻ tương lai, không ai hết mà chính họ sẽ là
những người đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Thế kỉ XXI là thế kỉ của văn minh trí tuệ, của sự phát triển khoa học kĩ
thuật, nên rất cần những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có
khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời
với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến
mới.
2. Liên hệ sinh viên :
Học sinh, sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với
cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của học sinh, sinh viên trong tự học tập, tự tu
dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ,
trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân.
Trước hết phải hình thành cho học sinh, sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn
luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ,
vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh
viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá
kết quả, định hướng phấn đấu cho học sinh, sinh viên. Quan tâm đáp ứng những
nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ
phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt
để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ
trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao
vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm
chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa
cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người.Học sinh, sinh viên là lớp người trẻ,
khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò
của học sinh, sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp
quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết
định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho học sinh,
2
sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý
thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi
điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho học
sinh, sinh viên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh, sinh
viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc
điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để thanh niên rèn luy ện đạo đức, lối
sống. Mỗi học sinh, sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân
dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản
thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và
tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình
hại người. . Để nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
trong giai đoạn hiện nay, thanh niên cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề chủ
yếu sau đây:
2.1. Liên hệ sinh viên trong học tập
Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo
lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan
trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người
chủ tương lai của nước nhà"; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách
mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh
niên tương lai". Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện
đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói
chuyện với sinh viên, Người khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà
không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két
thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội
nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng
không lợi gì cho loài người".Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng
trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng
cao giá trị chính họ mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử
thách. Người viết: "có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại
cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước... khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ
vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ";
lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công
thuần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa".
2.2.Liên hệ sinh viên trong rèn luyện:

3
Thanh niên cần xác định rõ những nội dung tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong tình
hình hiện nay. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, nội hàm đạo đức để thanh niên Việt
Nam tu dưỡng và rèn luyện đều có những yêu cầu cụ thể khác nhau. Theo tư tưởng
Hồ Chí Minh, nội hàm đạo đức căn bản của thanh niên trong xã hội mới - xã hội
chủ nghĩa chính là đạo đức cách mạng. Người chỉ rõ: “Làm cách mạng để cải tạo
xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một
nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có
mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Người
nhấn mạnh: “Nói chung thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn
thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết phải rèn luyện và thấm
nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gột rửa cá nhân chủ nghĩa”. Thanh niên phải luôn
đề phòng, để tránh không rơi vào “chủ nghĩa cá nhân”; “chủ nghĩa cá nhân” sẽ đẻ
ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan,
tham ô, lãng phí, tham danh, trục lợi, thích địa vị, quyền hành, coi thường tập thể,
tự cao tự đại, độc đoán chuyên quyền. Đó “là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó
khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc”. Tựu chung lại, theo tư tưởng của Người, đạo
đức cách mạng của thanh niên được thể hiện ở các chuẩn mực khái quát sau:
“Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; Cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Tinh thần quốc tế trong sáng”. Các chuẩn mực
đạo đức trên có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau trong suốt quá trình rèn
luyện của mỗi thanh niên. Yêu cầu khách quan đòi hỏi mọi thanh niên phải tu
dưỡng, rèn luyện toàn diện các chuẩn mực đạo đức cách mạng, không được coi nhẹ
chuẩn mực nào.
3. Tổng kết:
Mỗi đoàn viên, thanh niên gắn việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức với thực tiễn hoạt
động học tập, lao động, là một nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên. Qua đó
để giáo dục, rèn luyện bản thân, xứng đáng là con cháu của Bác. Việc tự tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức đòi hỏi thanh niên phải biết rèn luyện mình trong thực tiễn xã
hội. Thanh niên thời đại Hồ Chí Minh cần phải đắm mình trong thực tiễn, chủ động
tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do tổ chức Đoàn, Hội các cấp tổ chức;
quan tâm thường xuyên đến công việc của các cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương, cơ quan, đơn vị; là nơi con người được thử thách, được rèn luyện nhiều
mặt. Chỉ có qua thực tiễn thanh niên mới có thể từng bước bồi đắp được nhận thức
của mình về các vấn đề chính trị, đạo đức mà mình đã được học, qua đó củng cố,
nâng cao nhận thức.

4
Nhận biết được điều đó bản thân tôi luôn tự rèn luyện, trau dồi về phẩm chất đạo
đức. Từ đó thực hiện các hành động cụ thể trong trách nhiệm của mình như sau:

+ Biết kính trên nhường dưới, cư xử đúng mực, hòa nhã với đồng nghiệp, người
thân, bà con lối xóm;

+ Đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt;

+ Không kiêu căng, tự cao, tự đại trong mọi trường hợp.

+ Đặc biệt không tham gia vào các tệ nạn xã hội, là tấm gương cho con cái noi
theo.

Đó không chỉ là trách nhiệm của cá nhân tôi, cá nhân chúng ta, mà còn vì vận mệnh
của đất nước Việt Nam. Là trách nhiệm của mỗi một công dân trong công việc,
sinh hoạt cũng như các điều kiện của mình. Sống giản dị như Bác còn là để trả ơn
cuộc đời, trả ơn những máu và nước mắt của các thế hệ cha anh đã ngã xuống cho
tự do, độc lập hôm nay.
KẾT LUẬN của liên hệ
Vì vậy, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách mạng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh
chính là nhiệm vụ cấp bách, trước mắt, cũng như lâu dài trong tương lai của đội
ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, như Văn kiện Đại hội XII của
Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống... Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng...”Bài tiểu luận
nhằm nói lên vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Nêu ra được thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên hiện nay và đưa ra các
phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cần được thanh niên thực hiện với
nhiều hình thức, phương thức khác nhau, trong đó việc chủ động tham gia các
phong trào hành động cách mạng của các cấp bộ đoàn, hội đang triển khai theo
từng nhóm đối tượng có vai trò hết sức quan trọng, vừa giúp cho thanh niên hoàn
thiện được những phẩm chất đạo đức chung của thanh niên Việt Nam, vừa xây
dựng được những đặc trưng đạo đức riêng có của mình.
Các link tham khảo
1. https://tailieu.vn/doc/de-tai-thuc-trang-dao-duc-hoc-sinh-sinh-vien-hien-nay-
1321314.html
5
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng (hocluat.vn)
3. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
(loigiaihay.com)
4. Liên hệ bản thân học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh
(luatduonggia.vn)

You might also like